Sách bài tập Sinh học 10 Bài 13 (Chân trời sáng tạo): Chuyển hóa vật chất và năng lượng trong tế bào
Với giải sách bài tập Sinh học 10 Bài 13: Chuyển hóa vật chất và năng lượng trong tế bào sách Chân trời sáng tạo hay nhất, chi tiết sẽ giúp học sinh dễ dàng làm bài tập trong SBT Sinh học 10 Bài 13.
Giải sách bài tập Sinh học 10 Bài 13: Chuyển hóa vật chất và năng lượng trong tế bào - Chân trời sáng tạo
Giải Sách bài tập Sinh học 10 trang 41
Lời giải:
1 – b: Điện năng được tạo ra khi có sự chênh lệch nồng độ các ion trái dấu ở hai phía của màng tế bào.
2 – d: Hóa năng là dạng năng lượng tiềm ẩn trong các liên kết hóa học.
3 – a: Nhiệt năng được sinh ra trong quá trình trao đổi chất.
4 – c: Cơ năng được sinh ra trong quá trình vận chuyển các chất.
Bài 13.2 trang 41 sách bài tập Sinh học 10: Enzyme làm tăng tốc độ phản ứng bằng cách nào?
A. Liên kết với cơ chất và biến đổi cơ chất thành sản phẩm.
B. Liên kết với cơ chất và làm biến đổi cấu hình không gian của cơ chất.
C. Làm tăng năng lượng hoạt hóa của các chất tham gia phản ứng.
D. Làm giảm năng lượng hoạt hóa của các chất tham gia phản ứng.
Lời giải:
Đáp án đúng là: D
Enzyme đã làm giảm năng lượng hoạt hóa cần thiết cho các phản ứng xảy ra xuống mức độ thấp, nhờ đó làm tăng tốc độ của phản ứng lên nhiều lần mà không làm tổn thương và gây chết tế bào.
Lời giải:
Đáp án đúng là: B
Ví dụ trên muốn nói đến tính đặc hiệu của enzyme: Mỗi enzyme thường có một trung tâm hoạt động, là một vùng cấu trúc không gian đặc biệt có khả năng liên kết đặc hiệu với cơ chất để xúc tác phản ứng diễn ra.
Lời giải:
Đáp án đúng là: A
Phần lớn các hoạt động sống trong tế bào đều được cung cấp năng lượng từ ATP. ATP là hợp chất mang năng lượng do có các nhóm phosphate chứa liên kết cao năng.
Giải Sách bài tập Sinh học 10 trang 42
Lời giải:
Đáp án đúng là: A
Sơ đồ cơ chế xúc tác của enzyme: S + E → ES → EP → E + P.
Enzyme (E) kết hợp với cơ chất (S) tại trung tâm hoạt động tạo thành phức hợp enzyme – cơ chất (ES). Sau đó, enzyme xúc tác cho phản ứng biến đổi cơ chất thành sản phẩm (P). Cuối cùng, sản phẩm (P) được giải phóng khỏi enzyme (E).
(2) Một phân tử ATP chỉ chứa một liên kết cao năng.
(3) Phân tử ATP có cấu tạo gồm: adenine, đường ribose và ba nhóm phosphate.
(4) Năng lượng tích trữ trong các phân tử ATP là dạng nhiệt năng.
Lời giải:
Đáp án đúng là: D
(1) Đúng. Liên kết P ~ P trong phân tử ATP là liên kết cao năng, rất dễ bị tách ra để giải phóng năng lượng.
(2) Sai. Một phân tử ATP có 3 gốc phosphate, chứa 2 liên kết cao năng.
(3) Đúng. Phân tử ATP có cấu tạo gồm: adenine, đường ribose và ba nhóm phosphate.
(4) Sai. Năng lượng tích trữ trong các phân tử ATP là dạng hóa năng dễ sử dụng.
Giải Sách bài tập Sinh học 10 trang 43
(3) Khi có enzyme, phản ứng có thể xảy ra ở điều kiện nhiệt độ thấp của tế bào.
(4) Về mặt nhiệt động học, phản ứng ở hình trên là phản ứng thu nhiệt.
Lời giải:
Đáp án đúng là: C
(1) Đúng. Năng lượng hoạt hóa là năng lượng được cung cấp cho các phân tử tham gia phản ứng trước khi phản ứng có thể xảy ra.
(2) Sai. Khi có sự tham gia của enzyme, năng lượng hoạt hóa sẽ giảm làm phản ứng xảy ra dễ dàng hơn.
(3) Đúng. Khi có enzyme, phản ứng có thể xảy ra ở điều kiện nhiệt độ thấp của tế bào.
(4) Sai. Về mặt nhiệt động học, phản ứng ở hình trên là phản ứng tỏa nhiệt do có ΔG< 0.
(5) Đúng. Ở đồ thị, chất phản ứng ở trong trạng thái không ổn định gọi là trạng thái chuyển tiếp.
(6) Sai. Năng lượng hoạt hóa là năng lượng tối thiểu của các phân tử và nguyên tử cần phải có để có thể tham gia vào phản ứng hóa học.
Lời giải:
- Sơ đồ cấu tạo ATP:
- Liên kết giữa nhóm phosphate thứ hai với thứ ba của phân tử ATP là liên kết cao năng vì ba nhóm phosphate đều tích điện âm, khi ba nhóm này đứng liền nhau sẽ có xu hướng đẩy nhau, do đó, cấu trúc vùng chứa ba nhóm phosphate của phân tử ATP không ổn định, giống như chiếc lò xo đang bị nén chặt lại và có thể bung ra bất cứ lúc nào, vì vậy năng lượng cần để duy trì cấu trúc của ATP phải khá lớn.
c) Enzyme lipase chỉ xúc tác cho phản ứng phân giải lipid thành glycerol và các acid béo.
Lời giải:
a) Enzyme có khả năng xúc tác cả hai chiều của một phản ứng thuận nghịch.
b) Enzyme có hoạt tính mạnh.
c) Enzyme có tính đặc hiệu.
d) Các enzyme có sự phối hợp với nhau trong quá trình chuyển hóa các chất.
Lời giải:
Tế bào có thể điều khiển tổng hợp các chất bằng cơ chế ức chế ngược. Sản phẩm khi được tổng hợp ra quá nhiều sẽ trở thành chất ức chế quay lại ức chế enzyme xúc tác cho phản ứng đầu tiên của quá trình chuyển hóa.
Lời giải:
Do trong bột giặt có thành phần là các enzyme như lipase, protease, amylase, cellulase,… để phân giải các chất như lipid, protein, tinh bột, cellulose nên có thể tẩy sạch các vết bẩn gây ra cho dầu mỡ, thức ăn.
Lời giải:
Vì một quần thể côn trùng có sự đa dạng về gene, trong đó, một số cá thể mang gene đột biến có khả năng tổng hợp ra enzyme phân giải thuốc trừ sâu, làm vô hiệu hóa tác động của thuốc.
Xem thêm lời giải sách bài tập Sinh học lớp 10 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:
Bài 14: Thực hành: Một số thí nghiệm về enzyme
Bài 15: Tổng hợp các chất và tích lũy năng lượng
Bài 16: Phân giải các chất và giải phóng năng lượng
Xem thêm các chương trình khác:
- Soạn văn lớp 10 (hay nhất) – Chân trời sáng tạo
- Tác giả tác phẩm Ngữ văn lớp 10 – Chân trời sáng tạo
- Soạn văn lớp 10 (ngắn nhất) – Chân trời sáng tạo
- Tóm tắt tác phẩm Ngữ văn lớp 10 – Chân trời sáng tạo
- Giải sbt Ngữ văn lớp 10 – Chân trời sáng tạo
- Bố cục tác phẩm Ngữ văn lớp 10 – Chân trời sáng tạo
- Nội dung chính tác phẩm Ngữ văn lớp 10 – Chân trời sáng tạo
- Văn mẫu lớp 10 – Chân trời sáng tạo
- Giải Chuyên đề học tập Ngữ văn 10 – Chân trời sáng tạo
- Giải sgk Toán 10 – Chân trời sáng tạo
- Giải Chuyên đề Toán 10 – Chân trời sáng tạo
- Lý thuyết Toán 10 – Chân trời sáng tạo
- Giải sbt Toán 10 – Chân trời sáng tạo
- Chuyên đề dạy thêm Toán 10 Chân trời sáng tạo (2024 có đáp án)
- Giải sgk Tiếng Anh 10 Friends Global – Chân trời sáng tạo
- Giải sbt Tiếng Anh 10 Friends Global – Chân trời sáng tạo
- Trọn bộ Từ vựng Tiếng Anh 10 Friends Global đầy đủ nhất
- Ngữ pháp Tiếng Anh 10 Friends Global
- Giải sgk Vật lí 10 – Chân trời sáng tạo
- Giải sbt Vật lí 10 – Chân trời sáng tạo
- Lý thuyết Vật lí 10 – Chân trời sáng tạo
- Giải Chuyên đề Vật lí 10 – Chân trời sáng tạo
- Giải sgk Hóa học 10 – Chân trời sáng tạo
- Lý thuyết Hóa học 10 – Chân trời sáng tạo
- Giải sbt Hóa học 10 – Chân trời sáng tạo
- Giải Chuyên đề Hóa học 10 – Chân trời sáng tạo
- Giải sgk Lịch sử 10 – Chân trời sáng tạo
- Giải sbt Lịch sử 10 – Chân trời sáng tạo
- Giải Chuyên đề Lịch sử 10 – Chân trời sáng tạo
- Lý thuyết Lịch sử 10 – Chân trời sáng tạo
- Giải sgk Địa lí 10 – Chân trời sáng tạo
- Lý thuyết Địa Lí 10 - Chân trời sáng tạo
- Giải sbt Địa lí 10 – Chân trời sáng tạo
- Giải Chuyên đề Địa lí 10 – Chân trời sáng tạo
- Giải sgk Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 10 – Chân trời sáng tạo
- Giải sbt Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 10 – Chân trời sáng tạo
- Giải Chuyên đề Kinh tế và pháp luật 10 – Chân trời sáng tạo
- Lý thuyết KTPL 10 – Chân trời sáng tạo
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 10 – Chân trời sáng tạo
- Giải sbt Hoạt động trải nghiệm 10 – Chân trời sáng tạo
- Giải sgk Giáo dục thể chất 10 – Chân trời sáng tạo