Sách bài tập Sinh học 10 Bài 20 (Chân trời sáng tạo): Thực hành: Quan sát tiêu bản các kì phân bào nguyên phân và giảm phân

Với giải sách bài tập Sinh học 10 Bài 20: Thực hành: Quan sát tiêu bản các kì phân bào nguyên phân và giảm phân sách Chân trời sáng tạo hay nhất, chi tiết sẽ giúp học sinh dễ dàng làm bài tập trong SBT Sinh học 10 Bài 20.

1 626 lượt xem
Tải về


Giải sách bài tập Sinh học 10 Bài 20: Thực hành: Quan sát tiêu bản các kì phân bào nguyên phân và giảm phân - Chân trời sáng tạo

Giải Sách bài tập Sinh học 10 trang 60

Bài 20.1 trang 60 sách bài tập Sinh học 10: Để quan sát tiêu bản rễ hành, ta làm như sau:

(1) Quan sát toàn bộ lát cắt rễ hành dưới vật kính ×10 để sơ bộ xác định vùng có nhiều tế bào đang phân chia.

(2) Chỉnh vùng có nhiều tế bào đang phân chia vào giữa hiển vi trường và quan sát dưới vật kính ×40.

(3) Đặt tiêu bản cố định lên kính hiển vi và điều chỉnh sao cho vùng có mẫu vật vào giữa hiển vi trường.

(4) Nhận biết các kì của quá trình nguyên phân trên tiêu bản.

Thứ tự nào sau đây là đúng cho trình tự tiến hành thí nghiệm?

A. (1) → (2) → (4) → (3).

B. (3) → (1) → (2) → (4).

C. (1) → (3) → (2) → (4).

D. (2) → (1) → (3) → (4).

Lời giải:

Đáp án đúng là: B

Tiến trình các bước để quan sát các kì của quá trình nguyên phân trên tiêu bản rễ hành:

(3) Đặt tiêu bản cố định lên kính hiển vi và điều chỉnh sao cho vùng có mẫu vật vào giữa hiển vi trường.

(1) Quan sát toàn bộ lát cắt rễ hành dưới vật kính ×10 để sơ bộ xác định vùng có nhiều tế bào đang phân chia.

(2) Chỉnh vùng có nhiều tế bào đang phân chia vào giữa hiển vi trường và quan sát dưới vật kính ×40.

(4) Nhận biết các kì của quá trình nguyên phân trên tiêu bản.

Bài 20.2 trang 60 sách bài tập Sinh học 10: Để quan sát tiêu bản rễ hành, ta làm như sau:

(1) Quan sát toàn bộ lát cắt rễ hành dưới vật kính ×10 để sơ bộ xác định vùng có nhiều tế bào đang phân chia.

(2) Chỉnh vùng có nhiều tế bào đang phân chia vào giữa hiển vi trường và quan sát dưới vật kính ×40.

(3) Đặt tiêu bản cố định lên kính hiển vi và điều chỉnh sao cho vùng có mẫu vật vào giữa hiển vi trường.

(4) Nhận biết các kì của quá trình nguyên phân trên tiêu bản.

Mục tiêu của bài thực hành là gì?

A. Vẽ được hình biểu diễn bộ nhiễm sắc thể trong từng kì của nguyên phân.

B. Quan sát được hình thái nhiễm sắc thể trong phân bào nguyên phân.

C. Nhận biết được các kì nguyên phân.

D. Tất cả các mục tiêu trên.

Lời giải:

Đáp án đúng là: D

Các bước trên nhằm quan sát các kì của quá trình nguyên phân trên tiêu bản rễ hành. Bởi vậy, mục tiêu của bài thực hành là:

- Quan sát được hình thái nhiễm sắc thể trong phân bào nguyên phân.

- Nhận biết được các kì nguyên phân.

- Vẽ được hình biểu diễn bộ nhiễm sắc thể trong từng kì của nguyên phân.

Bài 20.3 trang 60 sách bài tập Sinh học 10: Khi quan sát tiêu bản, nếu thấy các nhiễm sắc thể đơn đang phân li về hai cực của tế bào thì kết luận tế bào đang ở kì nào của nguyên phân?

A. Kì đầu.

B. Kì giữa.

C. Kì sau.

D. Kì cuối.

Lời giải:

Đáp án đúng là: C

Tại kì sau của nguyên phân, hai chromatid của nhiễm sắc thể phân li đồng đều thành hai nhiễm sắc thể đơn và di chuyển về hai cực của tế bào.

Bài 20.4 trang 60 sách bài tập Sinh học 10: Quan sát tiêu bản của một rễ hành, ta có thể thấy trường hợp nào sau đây?

A. Các tế bào đang ở các kì khác nhau.

B. Một số tế bào đang ở cùng một kì.

C. Một số tế bào không nhìn rõ nhiễm sắc thể.

D. Tất cả các trường hợp trên.

Lời giải:

Đáp án đúng là: D

Trong cùng một mô, mỗi tế bào có thể đang ở các giai đoạn khác nhau của quá trình phân bào → Khi quan sát tiêu bản của một rễ hành, ta có thể thấy các trường hợp sau:

- Các tế bào đang ở các kì khác nhau.

- Một số tế bào đang ở cùng một kì.

- Một số tế bào không nhìn rõ nhiễm sắc thể.

Bài 20.5 trang 60 sách bài tập Sinh học 10: Dưới kính hiển vi, hình thái nhiễm sắc thể rõ nét, đặc trưng nhất ở kì nào?

A. Kì đầu.

B. Kì giữa.

C. Kì sau.

D. Kì cuối.

Lời giải:

Đáp án đúng là: B

Tại kì giữa, các nhiễm sắc kép đóng xoắn cực đại nên có hình dạng đặc trưng và rõ nét nhất.

Giải Sách bài tập Sinh học 10 trang 61

Bài 20.6 trang 61 sách bài tập Sinh học 10: Hình thái nhiễm sắc thể trong Hình 20.1 đang ở kì nào?

Sách bài tập Sinh học 10 Bài 20 (Chân trời sáng tạo): Thực hành: Quan sát tiêu bản các kì phân bào nguyên phân và giảm phân (ảnh 1)

A. Kì đầu.

B. Kì giữa.

C. Kì sau.

D. Kì cuối.

Lời giải:

Đáp án đúng là: C

Quan sát hình ảnh cho thấy, các nhiễm sắc thể đang phân li đồng đều và di chuyển về hai cực của tế bào → Tế bào đang ở kì sau.

Bài 20.7 trang 61 sách bài tập Sinh học 10: Hình thái nhiễm sắc thể trong Hình 20.2 đang ở kì nào?

Sách bài tập Sinh học 10 Bài 20 (Chân trời sáng tạo): Thực hành: Quan sát tiêu bản các kì phân bào nguyên phân và giảm phân (ảnh 1)

A. Kì đầu.

B. Kì giữa.

C. Kì sau.

D. Kì cuối.

Lời giải:

Đáp án đúng là: B

Quan sát hình ảnh cho thấy, các nhiễm sắc thể đang tập trung xếp thành một hàng trên mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào → Tế bào đang ở kì giữa.

Bài 20.8 trang 61 sách bài tập Sinh học 10: Vì sao khi làm tiêu bản quan sát tế bào nguyên phân, ta thường lấy mẫu ở đầu chóp rễ hành?

Lời giải:

Khi làm tiêu bản quan sát tế bào nguyên phân, người ta thường lấy mẫu ở đầu chóp của rễ hành vì:

- Đây là các tế bào mô phân sinh ngọn. Chúng là những tế bào còn non, chưa phân hóa, có khả năng phân chia liên tục nên có nhiều tế bào đang ở các kì phân bào khác nhau. 

- Các tế bào ở phần này cũng có kích thước tương đối đồng đều, nhân thường lớn, không bào nhỏ nên dễ quan sát. 

Bài 20.9 trang 61 sách bài tập Sinh học 10: Có phải tất cả các tế bào đều có khả năng nguyên phân hay không? Cơ thể điều khiển sự phân chia của tế bào như thế nào?

Lời giải:

- Không phải tất cả các tế bào đều có khả năng nguyên phân. Ví dụ, trong cơ thể người, tế bào thần kinh không phân chia. 

- Cơ thể điều khiển sự phân chia của tế bào được diễn ra theo chu kì tế bào.

Bài 20.10 trang 61 sách bài tập Sinh học 10: Quá trình phân chia tế bào chất ở động vật và thực vật có gì khác nhau?

Lời giải:

Sự khác nhau trong phân chia tế bào chất của tế bào thực vật và tế bào động vật: 

- Ở động vật: Tế bào chất phân chia bằng cách hình thành eo thắt ở phần trung tâm. 

- Ở thực vật: Do có thành cellulose bền vững nên tế bào không thể phân chia bằng cách hình thành eo thắt mà chính giữa tế bào sẽ hình thành một vách ngăn cách dần tách tế bào chất ra.

Bài 20.11 trang 61 sách bài tập Sinh học 10: Nêu kết quả và ý nghĩa của quá trình nguyên phân. Nêu ứng dụng của quá trình này vào thực tế.

Lời giải:

- Kết quả: Từ 1 tế bào mẹ ban đầu (2n) sau một lần nguyên phân tạo ra 2 tế bào con có bộ nhiễm sắc thể giống nhau và giống mẹ.

- Ý nghĩa của nguyên phân:

+ Là cơ chế đảm bảo sự ổn định bộ nhiễm sắc thể của loài qua các thế hệ tế bào.

+ Giúp cho cơ thể đa bào lớn lên; thay thế các tế bào già, bị tổn thương; tái sinh bộ phận.

+ Là cơ sở của hình thức sinh sản ở sinh vật đơn bào và sinh sản vô tính ở sinh vật đa bào.

- Ứng dụng của quá trình nguyên phân trong thực tế: 

+ Nhân nhanh các giống cây trồng bằng phương pháp nhân giống vô tính như giâm cành, chiết cành, ghép cành, nuôi cấy mô.

+ Nhân giống bảo tồn các động vật, thực vật quý hiếm có nguy cơ tuyệt chủng.

+ Trong y tế, ứng dụng nuôi cấy mô, tế bào gốc, ghép mô, ghép cơ quan,… để điều trị các loại bệnh.

Bài 20.12 trang 61 sách bài tập Sinh học 10: Tại sao cùng một kì của nguyên phân trên tiêu bản lại có thể trông rất khác nhau?

Lời giải:

Mặc dù cùng là một kì của quá trình nguyên phân nhưng trên các tiêu bản vẫn có khác biệt do: 

- Góc độ quan sát khác nhau.

- Mỗi kì đều diễn ra trong một khoảng thời gian.

Xem thêm lời giải sách bài tập Sinh học lớp 10 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:

Bài 21: Công nghệ tế bào

Ôn tập chương 4

Bài 22: Khái quát về vi sinh vật

Bài 23: Thực hành: Một số phương pháp nghiên cứu vi sinh vật

Bài 24: Quá trình tổng hợp và phân giải ở vi sinh vật

1 626 lượt xem
Tải về


Xem thêm các chương trình khác: