Sách bài tập Sinh học 10 Bài 4 (Chân trời sáng tạo): Khái quát về tế bào

Với giải sách bài tập Sinh học 10 Bài 4: Khái quát về tế bào sách Chân trời sáng tạo hay nhất, chi tiết sẽ giúp học sinh dễ dàng làm bài tập trong SBT Sinh học 10 Bài 4.

1 559 lượt xem
Tải về


Giải sách bài tập Sinh học 10 Bài 4: Khái quát về tế bào - Chân trời sáng tạo

Giải Sách bài tập Sinh học 10 trang 13

Bài 4.1 trang 13 sách bài tập Sinh học 10: Nội dung nào sau đây đúng với học thuyết tế bào?

A. Tế bào được hình thành một cách ngẫu nhiên.

B. Tế bào là đơn vị chức năng của sự sống.

C. Tất cả các loài sinh vật đều được cấu tạo từ tế bào.

D. Hầu hết các loài sinh vật đều được cấu tạo từ tế bào.

Lời giải:

Đáp án đúng là: C

Học thuyết tế bào có những nội dung cơ bản như sau:

- Tất cả các sinh vật đều được cấu tạo từ tế bào.

- Các tế bào là đơn vị cơ sở của cơ thể sống.

- Tất cả các tế bào được sinh ra từ các tế bào trước đó bằng cách phân chia tế bào.

Bài 4.2 trang 13 sách bài tập Sinh học 10: Tác giả của học thuyết tế bào là

A. Schleiden và Schwann.

B. Schleiden và Leeuwenhoek.

C. Schwann và Robert Hooke.

D. Robert Hooke và Leeuwenhoek.

Lời giải:

Đáp án đúng là: A

Tác giả của học thuyết tế bào là Schleiden và Schwann. Dựa trên những cơ sở công trình nghiên cứu của mình và những kết quả nghiên cứu trước đó, Schleiden và Schwann đã đưa ra kết luận: “Mọi sinh vật sống đều được cấu tạo từ tế bào và các sản phẩm của tế bào”.

Bài 4.3 trang 13 sách bài tập Sinh học 10: Đơn vị nhỏ nhất có đầy đủ các đặc trưng cơ bản của sự sống là

A. phân tử.

B. nguyên tử.

C. tế bào.

D. bào quan.

Lời giải:

Đáp án đúng là: C

Đơn vị nhỏ nhất có đầy đủ các đặc trưng cơ bản của sự sống là tế bào. Tế bào có đầy đủ các dấu hiệu của sự sống mà cấp tổ chức sống nhỏ hơn không có được như:

- Chuyển hóa vật chất và năng lượng: Ví dụ, quá trình quang hợp xảy ra ở lục lạp của tế bào lá cây, quá trình hô hấp tế bào xảy ra ở ti thể.

- Sinh sản: Quá trình phân chia tế bào được xem như quá trình sinh sản của tế bào, mỗi lần phân chia từ 1 tế bào mẹ sẽ tạo thành 2 tế bào con.

- Sinh trưởng và phát triển: Diễn ra ở kì trung gian của phân bào, khi các tế bào tiến hành quá trình tổng hợp các chất, gia tăng kích thước tạo điều kiện thuận lợi cho sự phân chia tế bào.

- Vận động: Trong cơ thể người, những kiểu vận động rõ ràng nhất của tế bào xảy ra trong cơ thể là của tế bào cơ xương, cơ tim, cơ trơn. Ngoài ra, kiểu vận động khác như vận động kiểu amib và nhung mao xảy ra ở những tế bào khác.

- Cảm ứng – thích nghi: Tế bào trong cơ thể có khả năng nhận tín hiệu và đáp lại tín hiệu bằng một số quá trình mà cơ thể cần. Ví dụ, khi bị đứt tay, lúc này tín hiệu sẽ được truyền đến tế bào, tế bào nhận tín hiệu tiến hành thực hiện quá trình nguyên phân thúc đẩy quá trình làm lành vết thương.

Bài 4.4 trang 13 sách bài tập Sinh học 10: Hãy hoàn thành sơ đồ sau đây về các đặc tính của sự sống.

Sách bài tập Sinh học 10 Bài 4 (Chân trời sáng tạo): Khái quát về tế bào (ảnh 1)

Lời giải:

Hoàn thành sơ đồ về các đặc tính của sự sống:

(1) Trao đổi chất và năng lượng

(2) Sinh trưởng và phát triển

(3) Sinh sản

(4) Biệt hóa

(5) Truyền thông tin giữa các tế bào

Giải Sách bài tập Sinh học 10 trang 14

Bài 4.5 trang 14 sách bài tập Sinh học 10: Ghép tên các nhà khoa học cho đúng với đối tượng mà họ đã quan sát được khi nghiên cứu về tế bào.

Sách bài tập Sinh học 10 Bài 4 (Chân trời sáng tạo): Khái quát về tế bào (ảnh 1)

Lời giải:

Ghép tên các nhà khoa học cho đúng với đối tượng mà họ đã quan sát được khi nghiên cứu về tế bào:

Leeuwenhoek – Nguyên sinh vật

Robert Hooke – Vỏ bần của cây sồi

Schleiden – Tế bào thực vật

Schwann – Tế bào động vật

Bài 4.6 trang 14 sách bài tập Sinh học 10: Hãy tìm hiểu và hoàn thành sơ đồ sau đây về trình tự các sự kiện trong lịch sử phát hiện ra tế bào.

Sách bài tập Sinh học 10 Bài 4 (Chân trời sáng tạo): Khái quát về tế bào (ảnh 1)

Lời giải:

Trình tự các sự kiện trong lịch sử phát hiện ra tế bào:

- 1665: Robert Hooke đã sử dụng kính hiển vi quang học do ông tự phát minh để quan sát các lát mỏng từ vỏ bần của cây sồi, kết quả quan sát thấy vỏ bận được cấu tạo bởi các khoang rỗng nhỏ.

- 1674: Leeuwenhoek trở thành một trong những người đầu tiên mô tả các tế bào sống khi ông quan sát thấy nhiều loài nguyên sinh vật bơi trong một giọt nước ao. Ngoài ra, ông cũng là người đầu tiên quan sát thấy vi khuẩn.

- 1838: Matthias Schleiden đề xuất ý tưởng thực vật được cấu tạo từ tế bào.

- 1839: Schwann kết luận rằng tất cả các loài động vật đều được cấu tạo từ các tế bào. Ngay sau đó, ông xuất bản quyển sách đầu tiên về học thuyết tế bào, trong đó kết luận rằng tất cả các sinh vật sống được cấu tạo từ tế bào và các sản phẩm của tế bào.

- 1855: Rudolf Virchow đã báo cáo rằng tất cả các tế bào đến từ các tế bào có trước.

Bài 4.7 trang 14 sách bài tập Sinh học 10: Tại sao sự ra đời của học thuyết tế bào đã đánh dấu cột mốc lịch sử cho sự phát triển của lĩnh vực tế bào học?

Lời giải:

Sự ra đời của học thuyết tế bào đã đánh dấu một cột mốc lịch sử cho sự phát triển của lĩnh vực tế bào vì: Lĩnh vực tế bào chú trọng đến mối quan hệ giữa cấu trúc và chức năng của các tế bào trong tế bào, sự sinh trưởng và phát triển hình thái ở một tế bào. Như vậy, học thuyết tế bào ra đời giúp đặt nền móng vững chắc cho những nghiên cứu tiếp theo của lĩnh vực tế bào.

Bài 4.8 trang 14 sách bài tập Sinh học 10: Khi tìm hiểu về sự hình thành tế bào, có hai ý kiến được đưa ra như sau:

- Ý kiến 1: Mọi tế bào được sinh ra từ tế bào có trước.

- Ý kiến 2: Một số tế bào được hình thành ngẫu nhiên từ các chất vô cơ và hữu cơ. Sau đó, các tế bào này sinh ra các tế bào mới. 

Dựa vào kiến thức đã học, em hãy cho biết ý kiến nào đúng, ý kiến nào sai. Giải thích.

Lời giải:

- Ý kiến 1 là đúng.

- Giải thích: Nhờ kĩ thuật chế tạo kính hiển vi được cải thiện, các nhà khoa học quan sát thấy sự phân chia của các tế bào. Đồng thời, vào năm 1855, Rudolf Virchow đã báo cáo rằng tất cả các tế bào đến từ các tế bào có trước.

Bài 4.9 trang 14 sách bài tập Sinh học 10: Quan sát Hình 4.1 về một quá trình của tế bào.

Sách bài tập Sinh học 10 Bài 4 (Chân trời sáng tạo): Khái quát về tế bào (ảnh 1)

a) Hình đó mô tả quá trình gì của tế bào? Vì sao em biết?

b) Hãy cho biết chức năng của các tế bào trong hình. 

c) Con người có thể ứng dụng quá trình trên vào đời sống như thế nào?

Lời giải:

a) Hình 4.1 mô tả quá trình biệt hóa tế bào. Do từ tế bào gốc phôi đã hình thành nên các loại tế bào khác nhau có chức năng nhất định.

b) Chức năng của các tế bào trong hình:

Loại tế bào

Chức năng

Tế bào cơ

Tham gia vào sự vận động của cơ thể, sự co bóp của ống tiêu hóa,…

Tế bào hồng cầu

Vận chuyển O2CO2 trong cơ thể.

Tế bào thần kinh

Dẫn truyền, xử lí xung thần kinh.

Tế bào cơ tim

Tham gia vào sự co bóp của tim.

Tế bào gan

Lọc các chất trong máu.

Tế bào tuyến tiết

Tiết dịch tiêu hóa, hormone,…

c) Người ta có thể ứng dụng quá trình biệt hóa tế bào trong việc nuôi cấy tế bào gốc để tái tạo các cơ quan phục vụ cho y học.

Bài 4.10 trang 14 sách bài tập Sinh học 10: Một bạn học sinh đã phát biểu rằng: “Ở sinh vật đa bào, hoạt động sống của cơ thể là sự phối hợp của các tế bào cấu tạo nên cơ thể”. Em có đồng ý với bạn đó không? Hãy đưa ra các dẫn chứng để bảo vệ quan điểm của mình.

Lời giải:

- Ý kiến của bạn học sinh đó là đúng. 

- Dẫn chứng để bảo vệ quan điểm trên:

+ Trong cơ thể sinh vật đa bào, quá trình biệt hóa tế bào dẫn đến mỗi tế bào thực hiện một chức năng nhất định.

+ Hoạt động sống của các cơ quan dựa trên cơ sở hoạt động sống của các tế bào hình thành nên cơ quan đó. Trong cơ thể, các cơ quan phối hợp với nhau để thực hiện các hoạt động giúp cơ thể duy trì sự sống. Do đó, ở sinh vật đa bào, hoạt động sống của cơ thể là sự phối hợp của các tế bào cấu tạo nên cơ thể.

Xem thêm lời giải sách bài tập Sinh học lớp 10 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:

Bài 5: Các nguyên tố hóa học và nước

Bài 6: Các phân tử sinh học trong tế bào

Bài 7: Thực hành: Xác định một số thành phần hóa học của tế bào

Ôn tập chương 1

Bài 8: Tế bào nhân sơ

1 559 lượt xem
Tải về


Xem thêm các chương trình khác: