Quan sát hình 31.1 và 31.2: Mô tả vòng đời của các sinh vật trong hình

Trả lời Câu hỏi 1 trang 144 Bài 31 Khoa học tự nhiên 7 sách Cánh diều ngắn nhất mà vẫn đủ ý sẽ giúp học sinh dễ dàng làm bài tập Khoa học tự nhiên lớp 7.

1 966 05/12/2022


Khoa học tự nhiên lớp 7 Bài 31: Sinh trưởng và phát triển ở động vật

Câu hỏi 1 trang 144 KHTN lớp 7: Quan sát hình 31.1 và 31.2:

a) Mô tả vòng đời của các sinh vật trong hình.

b) Nhận xét về hình thái cơ thể của con non giống hay khác so với cơ thể mẹ sau khi sinh ra hoặc nở ra từ trứng ở mỗi loài động vật đó.

 Quan sát hình 31.1 và 31.2 Mô tả vòng đời của các sinh vật trong hình

 Quan sát hình 31.1 và 31.2 Mô tả vòng đời của các sinh vật trong hình

 Quan sát hình 31.1 và 31.2 Mô tả vòng đời của các sinh vật trong hình

Trả lời:

a) Mô tả vòng đời của một số sinh vật:

- Vòng đời của chó: Hợp tử phát triển thành phôi, các tế bào phôi phân hóa tạo thành các mô, cơ quan rồi tạo thành con non trong tử cung của con chó mẹ → Con non được sinh ra → Con non sinh trưởng, phát triển về thể chất (tăng cân nặng,…) → Con trưởng thành có khả năng sin sản → Con trưởng thành thụ thai và sinh ra con non.

- Vòng đời của gà: Hợp tử phát triển thành phôi, các tế bào phôi phân hóa tạo thành các mô, cơ quan rồi tạo thành con non trong trứng → Gà con chui ra khỏi trứng → Gà con sinh trưởng phát triển về thể chất → Gà trưởng thành có khả năng sinh sản → Gà mái thụ thai và đẻ trứng.

- Vòng đời của ếch : Hợp tử phát triển thành phôi, các tế bào phôi phân hóa tạo thành các mô, cơ quan rồi tạo thành con non trong trứng → Phát triển thành nòng nọc → Từ nòng nọc chưa chân thành nòng nọc có chân → Ếch con (có đuôi) → Ếch trưởng thành (mất đuôi) → Ếch cái thụ thai và đẻ trứng.

- Vòng đời của muỗi: Hợp tử phát triển thành phôi, các tế bào phôi phân hóa tạo thành các mô, cơ quan rồi tạo thành con non trong trứng → Ấu trùng sống trong nước → Phát triển thành hình thái mới là bọ gây sống trong nước → Phát triển thành con muỗi trưởng thành sống trên cạn → Muỗi cái đẻ trứng.

b) Nhận xét về hình thái cơ thể của con non so với cơ thể mẹ:

- Ở chó và gà thì hình thái cơ thể của con non giống với con mẹ sau khi sinh ra.

- Ở ếch và muỗi thì hình thái cơ thể của con non khác hoàn toàn với con mẹ sau khi nở ra từ trứng.

Xem thêm lời giải bài tập Khoa học tự nhiên lớp 7 Cánh diều hay, chi tiết khác:

Mở đầu trang 144 Bài 31 KHTN lớp 7: Quan sát hình 31.1, cho biết dấu hiệu nhận biết sự sinh trưởng...

Câu hỏi 2 trang 144 KHTN lớp 7: Quan sát hình 31.1 và 31.2, trình bày giai đoạn phôi và hậu phôi của các sinh vật...

Báo cáo thí nghiệm trang 145 KHTN lớp 7: Thí nghiệm Quan sát các giai đoạn sinh trưởng...

Câu hỏi 3 trang 146 KHTN lớp 7: Con người vận dụng hiểu biết về sinh trưởng, phát triển của động vật...

Vận dụng 1 trang 146 KHTN lớp 7: Vì sao cần giữ vệ sinh trong chăn nuôi và tiêm phòng cho gia súc gia cầm...

Vận dụng 2 trang 146 KHTN lớp 7: Nêu quan điểm của em về việc sử dụng chất kích thích nhằm tăng sinh trưởng và phát triển ở vật nuôi...

Luyện tập 1 trang 146 KHTN lớp 7: Muốn tiêu diệt muỗi thì nên tiêu diệt ở giai đoạn nào là hiệu quả nhất...

Luyện tập 2 trang 146 KHTN lớp 7: Nêu một số ví dụ về điều khiển yếu tố môi trường nhằm đảm bảo sự sinh trưởng và phát triển của vật nuôi...

1 966 05/12/2022


Xem thêm các chương trình khác: