Chương VI Thông tư 38/2015/TT-BTC: Thủ tục thành lập, di chuyển, mở rộng, thu hẹp, chấm dứt hoạt động của địa điểm làm thủ tục hải quan; địa điểm kiểm tra hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu ở nội địa; kho hàng không kéo dài
Số hiệu: | 38/2015/TT-BTC | Loại văn bản: | Thông tư |
Nơi ban hành: | Bộ Tài chính | Người ký: | Đỗ Hoàng Anh Tuấn |
Ngày ban hành: | 25/03/2015 | Ngày hiệu lực: | 01/04/2015 |
Ngày công báo: | 21/04/2015 | Số công báo: | Từ số 509 đến số 510 |
Lĩnh vực: | Xuất nhập khẩu, Thuế - Phí - Lệ Phí | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Bãi bỏ hàng loạt Thông tư về Thuế và Hải quan
Ngày 25/03/2015, Bộ Tài chính ban hành Thông tư 38/2015/TT-BTC Quy định về thủ tục hải quan; kiểm tra, giám sát hải quan; thuế xuất - nhập khẩu và quản lý thuế đối với hàng hoá xuất - nhập khẩu.
Theo đó bãi bỏ:
- Thông tư 94/2014/TT-BTC , 22/2014/TT-BTC , 128/2013/TT-BTC , 196/2012/TT-BTC , 186/2012/TT-BTC , 183/2012/TT-BTC , 15/2012/TT-BTC , 190/2011/TT-BTC , 45/2011/TT-BTC , 45/2007/TT-BTC , 13/2014/TT-BTC , 175/2013/TT-BTC , 237/2009/TT-BTC .
- Các nội dung hướng dẫn về thủ tục hải quan; kiểm tra, giám sát hải quan; thuế xuất - nhập khẩu và quản lý thuế đối với hàng hóa xuất - nhập khẩu do Bộ Tài chính ban hành trước ngày Thông tư này có hiệu lực không phù hợp với hướng dẫn tại Thông tư này.
Thông tư 38 có hiệu lực từ ngày 01/04/2015.
Riêng điểm đ.2 khoản 1, điểm đ khoản 4 Điều 42; khoản 4, khoản 7, khoản 8 Điều 133; Điều 135 có hiệu lực từ ngày 01/01/2015.
Cách xác định tiền chậm nộp đối với các tờ khai hải quan đăng ký trước ngày 01/01/2015 nhưng người nộp thuế chậm nộp thuế và thực hiện nộp thuế từ ngày 01/01/2015 thì thực hiện theo hướng dẫn tại Điều 133 Thông tư này.
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
1. Điều kiện thành lập:
a) Đã được quy hoạch trong hệ thống cảng nội địa do Thủ tướng Chính phủ công bố;
b) Phải có diện tích từ 10 ha trở lên;
c) Đảm bảo điều kiện làm việc cho cơ quan hải quan như trụ sở làm việc, nơi kiểm tra hàng hoá, nơi lắp đặt trang thiết bị phục vụ việc kiểm tra, giám sát hải quan, kho chứa tang vật vi phạm;
d) Kho, bãi phải có hàng rào cứng kiên cố đảm bảo ngăn cách với khu vực xung quanh, được trang bị hệ thống camera, cân điện tử, các thiết bị khác để phục vụ thông quan hàng hoá. Hàng hoá ra vào kho, bãi phải được quản lý bằng Hệ thống máy tính và được kết nối với cơ quan hải quan.
2. Hồ sơ thành lập:
a) Đơn đề nghị thành lập (theo mẫu số 03 Phụ lục IX ban hành kèm Thông tư này): 01 bản chính;
b) Văn bản chấp thuận thành lập cảng nội địa của Bộ Giao thông vận tải (trừ trường hợp cảng nội địa đã được Bộ Giao thông vận tải công bố trong quy hoạch): 01 bản chính;
c) Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh có ngành nghề kinh doanh kho bãi: 01 bản chụp.
3. Trình tự thành lập:
a) Doanh nghiệp gửi hồ sơ đề nghị thành lập đến Cục Hải quan nơi đặt địa điểm làm thủ tục hải quan;
b) Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Cục Hải quan thực hiện:
b.1) Kiểm tra hồ sơ;
b.2) Khảo sát thực tế kho, bãi;
b.3) Đánh giá việc đáp ứng các điều kiện quy định tại khoản 1 Điều này; đề xuất ý kiến, báo cáo kèm hồ sơ gửi Tổng cục Hải quan.
c) Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận được báo cáo kèm hồ sơ, Tổng cục Hải quan hoàn thành việc thẩm định, báo cáo kết quả và trình Bộ trưởng Bộ Tài chính quyết định thành lập địa điểm làm thủ tục hải quan; trường hợp không đủ điều kiện thành lập thì Tổng cục Hải quan có văn bản trả lời Cục Hải quan và doanh nghiệp.
4. Chấm dứt hoạt động địa điểm làm thủ tục hải quan tại cảng xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa được thành lập trong nội địa.
a) Các trường hợp chấm dứt hoạt động:
a.1) Cục Hải quan có văn bản đề nghị chấm dứt hoạt động do không đáp ứng các điều kiện về kiểm tra, giám sát hải quan và các điều kiện thành lập theo quy định tại khoản 1 Điều này;
a.2) Doanh nghiệp có văn bản đề nghị chấm dứt hoạt động;
a.3) Quá thời hạn 06 tháng kể từ khi có quyết định thành lập nhưng doanh nghiệp không đưa vào hoạt động mà không có lý do chính đáng;
a.4) Trong 01 năm doanh nghiệp 03 lần vi phạm hành chính về hải quan có liên quan đến việc quản lý, giám sát hàng hóa tại địa điểm làm thủ tục hải quan tại cảng xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa được thành lập trong nội địa, bị xử lý vi phạm hành chính bằng hình thức phạt tiền với mức phạt cho mỗi lần vượt thẩm quyền xử phạt của Chi cục trưởng Chi cục Hải quan.
b) Tổng cục Hải quan kiểm tra, trình Bộ Tài chính quyết định chấm dứt hoạt động đối với địa điểm làm thủ tục hải quan tại cảng xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa được thành lập trong nội địa trên cơ sở báo cáo, đề xuất của Cục Hải quan hoặc văn bản đề nghị của doanh nghiệp.
5. Trường hợp doanh nghiệp có nhu cầu thu hẹp, mở rộng diện tích hoặc di chuyển từ địa điểm làm thủ tục hải quan tại cảng xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa được thành lập trong nội địa, nếu đáp ứng điều kiện theo quy định tại khoản 1 Điều này thì lập hồ sơ gửi Cục Hải quan, hồ sơ gồm:
a) Công văn đề nghị di chuyển, mở rộng, thu hẹp: 01 bản chính;
b) Sơ đồ kho, bãi khu vực di chuyển, mở rộng, thu hẹp: 01 bản chụp;
c) Chứng từ hợp pháp về quyền sử dụng kho, bãi di chuyển, mở rộng: 01 bản chụp.
Trình tự, thủ tục di chuyển, mở rộng, thu hẹp thực hiện như thủ tục thành lập địa điểm làm thủ tục hải quan tại cảng xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa được thành lập trong nội địa quy định tại khoản 3 Điều này. Riêng việc mở rộng, thu hẹp diện tích của địa điểm do Tổng cục Hải quan quyết định.
6. Trường hợp thay đổi tên chủ sở hữu của địa điểm làm thủ tục hải quan tại cảng xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa được thành lập trong nội địa do thay đổi tên ghi trên Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh đã được Bộ Tài chính quyết định thành lập, doanh nghiệp có văn bản thông báo cho Chi cục Hải quan quản lý địa điểm để theo dõi.
7. Trường hợp chuyển quyền sở hữu địa điểm làm thủ tục hải quan tại cảng xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa được thành lập trong nội địa thì thực hiện chấm dứt hoạt động của địa điểm cũ và thành lập mới địa điểm làm thủ tục hải quan tại cảng xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa được thành lập trong nội địa theo quy định tại Điều này.
1. Điều kiện thành lập
a) Nằm trong quy hoạch của Bộ Tài chính về hệ thống các địa điểm làm thủ tục hải quan ngoài cửa khẩu;
b) Có diện tích từ 01 (một) ha trở lên;
c) Đảm bảo điều kiện làm việc cho cơ quan hải quan như trụ sở làm việc, nơi kiểm tra hàng hoá, nơi lắp đặt trang thiết bị (cân điện tử, máy soi…), kho chứa tang vật vi phạm;
d) Kho, bãi phải có hàng rào cứng kiên cố đảm bảo ngăn cách với khu vực xung quanh, được trang bị hệ thống camera, cân điện tử, các thiết bị khác để thông quan hàng hoá nhanh chóng. Hàng hoá ra vào kho, bãi phải được quản lý bằng hệ thống máy tính và được kết nối với Hệ thống giám sát của cơ quan hải quan.
2. Hồ sơ thành lập:
a) Đơn đề nghị thành lập (theo mẫu số theo mẫu số 03 Phụ lục IX ban hành kèm Thông tư này): 01 bản chính;
b) Văn bản chấp thuận của Uỷ ban nhân dân tỉnh/thành phố nơi đặt địa điểm làm thủ tục hải quan: 01 bản chính;
c) Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh có ngành nghề kinh doanh kho bãi: 01 bản chụp.
3. Việc thành lập, chấm dứt, di chuyển, mở rộng, thu hẹp, chuyển quyền sở hữu hoặc đổi tên chủ sở hữu địa điểm địa điểm làm thủ tục hải quan ngoài cửa khẩu thực hiện tương tự như đối với địa điểm làm thủ tục hải quan tại cảng xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa được thành lập trong nội địa quy định tại khoản 3, 4, 5, 6, 7 Điều 97 Thông tư này.
1. Điều kiện thành lập:
a) Kho hàng không kéo dài được thành lập tại địa bàn nơi có các khu vực sau đây:
a.1) Khu vực lân cận cảng hàng không dân dụng quốc tế;
a.2) Khu công nghiệp, khu công nghệ cao, khu chế xuất.
Các khu vực trên cách cảng hàng không dân dụng quốc tế không quá 50km.
b) Có diện tích tối thiểu 2.000 m2 (bao gồm nhà kho, bãi và các công trình phụ trợ);
c) Chủ kho là doanh nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật, có hệ thống kho, bãi lưu giữ hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu trong khu vực cảng hàng không quốc tế cách khu vực thành lập kho hàng không kéo dài không quá 50km;
d) Đảm bảo điều kiện làm việc cho cơ quan hải quan như trụ sở làm việc, nơi kiểm tra hàng hoá, nơi lắp đặt trang thiết bị (máy soi, cân điện tử…), kho chứa tang vật vi phạm;
đ) Kho, bãi được ngăn cách với khu vực xung quanh bằng hệ thống tường rào cứng kiên cố; có khu vực chứa hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu riêng biệt;
e) Chủ kho phải có hệ thống sổ sách kế toán, ứng dụng công nghệ thông tin để quản lý hàng hoá nhập, xuất, lưu giữ, tồn trong kho. Kho phải được lắp đặt hệ thống camera giám sát đáp ứng tiêu chuẩn giám sát hàng hoá nhập, xuất, tồn kho của cơ quan hải quan.
2. Hồ sơ thành lập:
a) Đơn đề nghị thành lập (theo mẫu số 03 Phụ lục IX ban hành kèm Thông tư này): 01 bản chính;
b) Văn bản chấp thuận thành lập kho hàng không kéo dài của Bộ Giao thông vận tải: 01 bản chính;
c) Văn bản chấp thuận về địa điểm xây dựng kho hàng không kéo dài của UBND tỉnh, thành phố: 01 bản chính;
d) Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh có ngành nghề kinh doanh kho bãi: 01 bản chụp;
đ) Chứng từ chứng minh quyền sử dụng đất hợp pháp: 01 bản chụp.
3. Việc thành lập, chấm dứt, di chuyển, mở rộng, thu hẹp, chuyển quyền sở hữu hoặc đổi tên chủ sở hữu kho hàng không kéo dài thực hiện tương tự như đối với địa điểm làm thủ tục hải quan tại cảng xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa được thành lập trong nội địa quy định tại khoản 3, 4, 5, 6, 7 Điều 97 Thông tư này.
1. Điều kiện thành lập:
Địa điểm kiểm tra tập trung do cơ quan hải quan đầu tư xây dựng hoặc do doanh nghiệp kinh doanh kho bãi đầu tư xây dựng phải đáp ứng các điều kiện sau:
a) Vị trí: gắn liền với trụ sở Chi cục Hải quan (nếu là địa điểm kiểm tra của 01 Chi cục Hải quan); cách trụ sở Chi cục Hải quan quản lý không quá 20 km (nếu là địa điểm dùng chung cho nhiều Chi cục Hải quan);
b) Về diện tích: Địa điểm kiểm tra của một Chi cục Hải quan phải có diện tích tối thiểu là 5.000 m2; địa điểm kiểm tra dùng chung cho nhiều Chi cục Hải quan phải có diện tích tối thiểu là 10.000 m2;
c) Về cơ sở vật chất, trang thiết bị:
c.1) Đảm bảo điều kiện làm việc cho cơ quan hải quan như trụ sở làm việc, nơi kiểm tra hàng hoá, nơi lắp đặt trang thiết bị (cân điện tử, máy soi…), kho chứa tang vật vi phạm;
c.2) Kho, bãi phải có hàng rào cứng kiên cố đảm bảo ngăn cách với khu vực xung quanh, được trang bị camera giám sát;
c.3) Hàng hoá ra vào kho, bãi phải được quản lý bằng hệ thống máy tính và được kết nối với cơ quan hải quan.
2. Hồ sơ thành lập:
a) Trường hợp địa điểm kiểm tra tập trung do cơ quan hải quan làm chủ đầu tư:
a.1) Đơn đề nghị thành lập (theo mẫu số 03 Phụ lục IX ban hành kèm Thông tư này): 01 bản chính;
a.2) Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất: 01 bản chụp.
b) Trường hợp địa điểm kiểm tra tập trung do doanh nghiệp kinh doanh làm chủ đầu tư:
b.1) Đơn đề nghị thành lập (theo mẫu số 03 Phụ lục IX ban hành kèm Thông tư này): 01 bản chính;
b.2) Chứng từ chứng minh quyền sử dụng đất: 01 bản chụp;
b.3) Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh có ngành nghề kinh doanh kho bãi: 01 bản chụp;
3. Trình tự thành lập:
a) Doanh nghiệp gửi hồ sơ đề nghị thành lập đến Cục Hải quan nơi đặt địa điểm kiểm tra tập trung;
b) Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Cục Hải quan thực hiện:
b.1) Kiểm tra hồ sơ;
b.2) Khảo sát thực tế kho, bãi;
b.3) Đánh giá việc đáp ứng các điều kiện quy định tại khoản 1 Điều này; đề xuất ý kiến, báo cáo kèm hồ sơ gửi Tổng cục Hải quan.
c) Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được báo cáo kèm hồ sơ, Tổng cục Hải quan kiểm tra, ban hành quyết định thành lập địa điểm kiểm tra tập trung; trường hợp không đủ điều kiện thành lập thì có văn bản trả lời Cục Hải quan và doanh nghiệp.
4. Chấm dứt hoạt động địa điểm kiểm tra tập trung.
a) Các trường hợp chấm dứt hoạt động:
a.1) Cục Hải quan có văn bản đề nghị chấm dứt hoạt động do không đáp ứng các điều kiện về kiểm tra, giám sát hải quan và các điều kiện thành lập theo quy định tại khoản 1 Điều này;
a.2) Doanh nghiệp có văn bản đề nghị chấm dứt hoạt động;
a.3) Quá thời hạn 06 tháng kể từ khi có quyết định thành lập nhưng doanh nghiệp không đưa vào hoạt động mà không có lý do chính đáng;
a.4) Trong 01 năm doanh nghiệp 03 lần vi phạm hành chính về hải quan có liên quan đến việc quản lý, giám sát hàng hóa tại địa điểm kiểm tra tập trung, bị xử lý vi phạm hành chính bằng hình thức phạt tiền với mức phạt cho mỗi lần vượt thẩm quyền xử phạt của Chi cục trưởng Chi cục Hải quan.
b) Tổng cục Hải quan quyết định chấm dứt hoạt động đối với địa điểm kiểm tra tập trung trên cơ sở báo cáo, đề xuất của Cục Hải quan hoặc văn bản đề nghị của doanh nghiệp.
5. Trường hợp doanh nghiệp có nhu cầu thu hẹp, mở rộng diện tích, chuyển quyền sở hữu hoặc di chuyển từ địa điểm kiểm tra tập trung, nếu đáp ứng điều kiện theo quy định tại khoản 1 Điều này thì lập hồ sơ gửi Cục Hải quan, hồ sơ gồm:
a) Công văn đề nghị di chuyển, mở rộng, thu hẹp: 01 bản chính;
b) Sơ đồ kho, bãi khu vực di chuyển, mở rộng, thu hẹp: 01 bản chụp;
c) Chứng từ hợp pháp về quyền sử dụng kho, bãi di chuyển, mở rộng: 01 bản chụp.
Trình tự, thủ tục di chuyển, mở rộng, thu hẹp thực hiện như thủ tục thành lập địa điểm kiểm tra tập trung quy định tại khoản 3 Điều này. Riêng việc mở rộng, thu hẹp diện tích của địa điểm do Cục Hải quan quyết định.
6. Trường hợp thay đổi tên chủ sở hữu của địa điểm kiểm tra tập trung đã được Tổng cục Hải quan quyết định thành lập do thay đổi tên ghi trên Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, doanh nghiệp có văn bản thông báo cho Chi cục Hải quan quản lý địa điểm để theo dõi.
7. Trường hợp chuyển quyền sở hữu địa điểm kiểm tra tập trung thì thực hiện chấm dứt hoạt động của địa điểm cũ và thành lập địa điểm mới theo quy định tại Điều này.
1. Điều kiện thành lập:
a) Nằm trong khu kinh tế cửa khẩu hoặc khu vực cửa khẩu thuộc địa bàn kiểm soát của cơ quan hải quan;
b) Về diện tích: Phải có diện tích tối thiểu 5.000m2;
c) Đảm bảo điều kiện làm việc cho cơ quan hải quan như trụ sở làm việc, nơi kiểm tra hàng hoá, nơi lắp đặt trang thiết bị (cân điện tử, máy soi…), kho chứa tang vật vi phạm;
d) Kho, bãi phải có hàng rào cứng kiên cố đảm bảo ngăn cách với khu vực xung quanh, được trang bị hệ thống camera giám sát;
đ) Hàng hoá ra vào kho, bãi phải được quản lý bằng hệ thống máy tính và được kết nối với cơ quan hải quan.
2. Hồ sơ thành lập:
a) Đơn đề nghị thành lập (theo mẫu số 03 Phụ lục IX ban hành kèm Thông tư này): 01 bản chính;
b) Chứng từ chứng minh quyền sử dụng đất: 01 bản chụp;
c) Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh có ngành nghề kinh doanh kho bãi: 01 bản chụp.
3. Việc thành lập, chấm dứt, di chuyển, mở rộng, thu hẹp, chuyển quyền sở hữu hoặc đổi tên chủ sở hữu địa điểm tập kết, kiểm tra hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu ở biên giới thực hiện tương tự như đối với địa điểm kiểm tra tập trung quy định tại khoản 3, 4, 5, 6, 7 Điều 100 Thông tư này.
1. Địa điểm kiểm tra là nơi tập kết máy móc, thiết bị, nguyên liệu, linh kiện, vật tư nhập khẩu để xây dựng nhà máy, công trình, thực hiện dự án đầu tư, phục vụ sản xuất hàng hóa hoặc hàng hóa xuất khẩu.
2. Trình tự thành lập:
a) Doanh nghiệp có văn bản đề nghị công nhận địa điểm kiểm tra hàng hoá tại chân công trình, cơ sở sản xuất, nhà máy, kèm sơ đồ thiết kế khu vực kiểm tra hàng hóa gửi Cục Hải quan nơi có công trình, cơ sở sản xuất, nhà máy;
b) Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ của doanh nghiệp, Cục Hải quan thực hiện: kiểm tra hồ sơ, khảo sát thực tế kho, bãi và ra quyết định công nhận; Quyết định công nhận có giá trị hiệu lực trong thời hạn 02 năm kể từ ngày ban hành; hết thời hạn này, nếu doanh nghiệp có văn bản đề nghị gia hạn thì Cục Hải quan kiểm tra, xem xét gia hạn thời hạn hiệu lực của quyết định, thời gian gia hạn không quá 02 năm kể từ ngày ban hành quyết định gia hạn.
Trường hợp địa điểm đề nghị công nhận không đáp ứng yêu cầu kiểm tra hải quan thì có văn bản trả lời doanh nghiệp.
3. Doanh nghiệp chịu trách nhiệm bố trí mặt bằng, phương tiện phục vụ việc kiểm tra tại chân công trình, nơi sản xuất và chỉ được đưa hàng hóa vào sản xuất, thi công, lắp đặt sau khi đã được cơ quan hải quan quyết định thông quan.
4. Sau khi hoàn thành việc thi công, lắp đặt hoặc cơ sở sản xuất, nhà máy không còn nhu cầu đề nghị cơ quan hải quan thực hiện việc kiểm tra thực tế hàng hóa xuất khẩu, khẩu nhập tại các địa điểm này, doanh nghiệp phải có văn bản đề nghị Cục Hải quan chấm dứt hoạt động của các địa điểm này.
Chapter VI
PROCEDURES FOR ESTABLISHMENT, RELOCATION, EXPANSION, CONTRACTION, SHUTDOWN OF CUSTOMS PLACES, INLAND GOODS INSPECTION PLACES; OFF-AIRPORT CARGO TERMINAL
Article 97. Customs place at an ICD
1. Conditions for establishment:
a) The customs place is on the master plan for ICD system announced by the Prime Minister;
b) The area is 10 hectares or over;
c) The working conditions of the customs are satisfactory, such as the office building, goods inspection site, equipment serving customs supervision and inspection, exhibit storage;
d) The depot area must be separated from surrounding areas by sturdy fences, have a camera system, electronic scales, and other equipment serving customs clearance of goods. Goods entering, leaving the depot area must be monitored by a computer system connected with the customs.
2. Application for establishment:
a) A written application form No. 03 in Appendix IX enclosed herewith: 01 original copy;
b) A written approval for establishment of the ICD granted by the Ministry of Transport (unless the ICD has been included in the master plan by the Ministry of Transport): 01 original copy;
c) A Certificate of Business Registration that covers storage services: 01 photocopy.
3. Establishment procedures:
a) The application shall be sent to the Customs Department of the province in which the customs place is located;
b) Within 01 working days from the day on which valid and sufficient documents are received, the Customs Department shall:
b.1) Examine the documents:
b.2) Carry out a site inspection of the depot area;
b.3) Assess fulfillment of the conditions prescribed in Clause 1 of this Article; send a proposal and report together with the application to the General Department of Customs.
c) Within 10 working days from the day on which the report and application are received, the General Department of Customs must complete appraising, reporting, and requesting the Minister of Finance to issue a decision on establishment of the customs place. If any of the condition is not fulfilled, the General Department of Customs shall notify the Customs Department and the applicant in writing.
4. Shutdown of a customs place at an ICD.
a) Cases of shutdown:
a.1) The shutdown is requested by the Customs Department of the province because the conditions for customs supervision and inspection and other conditions for establishment in Clause 1 of this Article are not satisfied;
a.2) The shutdown is requested in writing by the enterprise;
a.3) The customs place is not put into operation within 06 months from the issuance of the decision on establishment without satisfactory explanation;
a.4) The enterprise commits 03 customs offenses related to management, supervision of goods at the customs place within 01 year which result in fines that are beyond the competence to impose of the Director of the Sub-department of Customs.
b) The customs declaration shall request the Ministry of Finance to issue a decision to shut down the customs place based on the report and proposal of the Customs Department or the written request of the enterprise.
5. Any enterprise that wishes to contract, expand, or relocate the customs place at the ICD shall submit an application to Customs Department of the province if the conditions prescribed in Clause 1 of this Article are satisfied. The application consists of:
a) A written request for approval for relocation, expansion, or contraction: 01 original copy;
b) The diagram of the depot area after relocation, expansion, or contraction: 01 photocopy;
c) Documents proving the right to use the expanded depot area or the new depot area (in case of relocation).
Procedures for relocation, expansion, contraction are similar to procedures for establishment of a customs place at the ICD prescribed in Clause 3 of this Article. The expansion, contract of area of the customs place shall be decided by the General Department of Customs.
6. If the name of the owner of the customs place is changed according to the Certificate of Business Registration, the enterprise shall send a written notification to the supervisory Sub-department of Customs of the customs place.
7. If the ownership of the customs place is transfer, the old customs place shall be shutdown and the new customs place shall be established in accordance with this Article.
Article 98. Customs place outside checkpoint area
1. Conditions for establishment:
a) The customs place is in the master plan of the Ministry of Finance for the network of customs places outside checkpoint area;
b) The area is 01 hectares or over;
c) The working conditions of the customs such as the office building, goods inspection site, equipment (electronic scales, scanners, etc.), exhibit storage are satisfactory;
d) The depot area must be separated from surrounding areas by sturdy fences, have a camera system, electronic scales, and other equipment serving quick customs clearance of goods. Goods entering, leaving the depot area must be monitored by a computer system connected with the customs.
2. Application for establishment:
a) A written application form No. 03 in Appendix IX enclosed herewith: 01 original copy;
a) A written approval issued by the People’s Committee of the province in which the customs place is located: 01 original copy;
c) A Certificate of Business Registration that covers storage services: 01 photocopy.
3. The establishment, shutdown, relocation, expansion, contraction, transfer, or change of name of owner of a customs place outside checkpoint area are similar to those of the customs place at an ICD prescribed in Clauses 3, 4, 5, 6, 7, Article 97 of this Circular.
Article 99. off-airport cargo terminal
1. Conditions for establishment:
a) off-airport cargo terminals shall be established in:
a.1) Areas adjacent to civil international airports;
a.2) Industrial parks, hi-tech zones, export-processing zones.
The distance from the said areas to an civil international airport shall not exceed 50 km.
b) The minimum area is 2,000 m2 (including depot area and auxiliary works);
c) The off-airport cargo terminal owner is a enterprise established under the law which has a system of storage for exports or imports in a civil international airport that is not longer than 50 km from the off-airport cargo terminal;
d) The working conditions of the customs such as the office building, goods inspection site, equipment (electronic scales, scanners, etc.), exhibit storage are satisfactory;
dd) The depot area is separated from surrounding areas by study fences; exports and imports are stored in separate places;
e) The owner has a system of accounting records and IT applications to manage the inventory. The warehouse must have a surveillance camera system that meet standards for supervision of goods inventory of the customs.
2. Application for establishment:
a) A written application form No. 03 in Appendix IX enclosed herewith: 01 original copy;
b) A written approval for establishment of the off-airport cargo terminal granted by the Ministry of Transport: 01 original copy;
c) A written approval for location where the off-airport cargo terminal is built granted by the People’s Committee of the province: 01 original copy;
d) A Certificate of Business Registration that covers storage services: 01 photocopy;
dd) Documents proving the legal land use right: 01 photocopy.
3. The establishment, shutdown, relocation, expansion, contraction, transfer, or change of name of owner of an off-airport cargo terminal are similar to those of the customs place at an ICD prescribed in Clauses 3, 4, 5, 6, 7, Article 97 of this Circular.
Article 100. Concentrated goods inspection sites
1. Conditions for establishment:
Every concentrated goods inspection site invested by a customs authority or depot operator must satisfy the conditions below:
a) The inspection site that belongs to a particular Sub-department of Customs must be adjacent to the Sub-department of Customs (hereinafter referred to as “separate inspection site”); The good inspection site shared by multiple Sub-departments of Customs must not be longer than 20 km away from any Sub-department of Customs;
b) The minimum area of a separate inspection site is 5,000 m2, shared inspection site 10,000 m2;
c) Facilities and equipment:
c.1) The working conditions of the customs such as the office building, goods inspection site, equipment (electronic scales, scanners, etc.), exhibit storage are satisfactory;
c.2) The depot area must be separated from surrounding areas by sturdy fences and have surveillance cameras;
c.3) Goods entering, leaving the depot area must be monitored by a computer system connected with the customs.
2. Application for establishment:
a) If the concentrated inspection site is invested by the customs authority:
a.1) A written application form No. 03 in Appendix IX enclosed herewith: 01 original copy;
a.2) A certificate of land use right (LUR): 01 photocopy.
b) If the concentrated inspection site is invested by an enterprise:
b.1) A written application form No. 03 in Appendix IX enclosed herewith: 01 original copy;
b.2) Documents proving the LUR: 01 photocopy;
b.3) A Certificate of Business Registration that covers storage services: 01 photocopy;
3. Establishment procedures:
a) The application shall be sent to the Customs Department of the province in which the concentrated inspection site is located;
b) Within 01 working days from the day on which valid and sufficient documents are received, the Customs Department shall:
b.1) Examine the documents:
b.2) Carry out a site inspection of the depot area;
b.3) Assess fulfillment of the conditions prescribed in Clause 1 of this Article; send a proposal and report together with the application to the General Department of Customs.
c) Within 05 working days from the day on which the report and application are received, the General Department of Customs shall consider issuing a decision on establishment of the concentrated inspection site. If any of the condition is not fulfilled, the General Department of Customs shall notify the Customs Department and the applicant in writing.
4. Shutdown of a concentrated inspection site
a) Cases of shutdown:
a.1) The shutdown is requested by the Customs Department of the province because the conditions for customs supervision and inspection and other conditions for establishment in Clause 1 of this Article are not satisfied;
a.2) The shutdown is requested in writing by the enterprise;
a.3) The inspection site is not put into operation within 06 months from the issuance of the decision on establishment without satisfactory explanation;
a.4) The enterprise commits 03 customs offenses related to management, supervision of goods at the concentrated inspection site within 01 year which result in fines that are beyond the competence to impose of the Director of the Sub-department of Customs.
b) The General Department of Customs shall decide shutdown of the concentrated inspection site based on the report and proposal of the Customs Department or the written request of the enterprise.
5. Any enterprise that wishes to contract, expand, relocate, or transfer the ownership of the concentrated inspection site, shall submit an application to Customs Department of the province if the conditions prescribed in Clause 1 of this Article are satisfied. The application consists of:
a) A written request for approval for relocation, expansion, or contraction: 01 original copy;
b) The diagram of the depot area after relocation, expansion, or contraction: 01 photocopy;
c) Documents proving the right to use the expanded depot area or the new depot area (in case of relocation).
Procedures for relocation, expansion, contraction are similar to procedures for establishment of a concentrated inspection site prescribed in Clause 3 of this Article. The expansion, contract of area of the inspection site shall be decided by the Customs Department of the province.
6. If the name of the owner of the concentrated inspection site which was permitted to be established by the General Department of Customs is changed according to the Certificate of Business Registration, the enterprise shall send a written notification to the supervisory Sub-department of Customs of the inspection site.
7. In case a concentrated inspection site is relocated, the old site shall be shut down and the new site shall be established as prescribed in this Article.
Article 101. Places for gathering, inspecting exports or imports at the border (hereinafter referred to as “border gathering site”)
1. Conditions for establishment:
a) The place is located within a border economic zones or checkpoint area under the management of the customs;
b) The minimum area is 5.000 m2;
c) The working conditions of the customs such as the office building, goods inspection site, equipment (electronic scales, scanners, etc.), exhibit storage are satisfactory;
d) The depot area must be separated from surrounding areas by sturdy fences and have surveillance cameras;
dd) Goods entering, leaving the depot area must be monitored by a computer system connected with the customs.
2. Application for establishment:
a) A written application form No. 03 in Appendix IX enclosed herewith: 01 original copy;
b) Documents proving the LUR: 01 photocopy;
c) A Certificate of Business Registration that covers storage services: 01 photocopy.
3. The establishment, shutdown, relocation, expansion, contraction, transfer or change of name of owner of an gathering site are similar to those of the inspection sites prescribed in Clauses 3, 4, 5, 6, 7, Article 100 of this Circular.
Article 102. On-site goods inspection area
1. The on-site inspection shall be carried out where machinery, equipment, materials, components, supplies imported for construction of the factory, building, for execution of a project, serving manufacturing of goods or exports are gathered.
2. Establishment procedures:
a) The enterprise shall send the Customs Department of the province in which the construction or factory is located an application for recognition of an on-site inspection area which is enclosed with the diagram of area;
b) Within 05 working days from the day on which sufficient documents are received, the Customs Department shall examine the documents, carry out a site inspection, and issue a decision on recognition which is effective for 02 years from its issuance date. If the enterprise wishes to extend this period upon expiration, Customs Department shall consider extending it for not more than 02 years.
If the proposed location does not satisfy customs inspection requirements, the enterprise must be notified in writing.
3. The enterprise shall prepare the site and inspection equipment at the construction site/factory, and only use goods for manufacturing or construction after they are granted customs clearance by the customs.
4. After the construction, installation is completed or the factory no longer needs the customs authority to carry out physical inspection of goods at such area, the enterprise must send the Customs Department of the province a written request for shutdown of the inspection area.
Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực