Chương IV Thông tư 38/2015/TT-BTC: Thủ tục hải quan; kiểm tra, giám sát hải quan đối với một số loại hình xuất khẩu, nhập khẩu
Số hiệu: | 38/2015/TT-BTC | Loại văn bản: | Thông tư |
Nơi ban hành: | Bộ Tài chính | Người ký: | Đỗ Hoàng Anh Tuấn |
Ngày ban hành: | 25/03/2015 | Ngày hiệu lực: | 01/04/2015 |
Ngày công báo: | 21/04/2015 | Số công báo: | Từ số 509 đến số 510 |
Lĩnh vực: | Xuất nhập khẩu, Thuế - Phí - Lệ Phí | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Bãi bỏ hàng loạt Thông tư về Thuế và Hải quan
Ngày 25/03/2015, Bộ Tài chính ban hành Thông tư 38/2015/TT-BTC Quy định về thủ tục hải quan; kiểm tra, giám sát hải quan; thuế xuất - nhập khẩu và quản lý thuế đối với hàng hoá xuất - nhập khẩu.
Theo đó bãi bỏ:
- Thông tư 94/2014/TT-BTC , 22/2014/TT-BTC , 128/2013/TT-BTC , 196/2012/TT-BTC , 186/2012/TT-BTC , 183/2012/TT-BTC , 15/2012/TT-BTC , 190/2011/TT-BTC , 45/2011/TT-BTC , 45/2007/TT-BTC , 13/2014/TT-BTC , 175/2013/TT-BTC , 237/2009/TT-BTC .
- Các nội dung hướng dẫn về thủ tục hải quan; kiểm tra, giám sát hải quan; thuế xuất - nhập khẩu và quản lý thuế đối với hàng hóa xuất - nhập khẩu do Bộ Tài chính ban hành trước ngày Thông tư này có hiệu lực không phù hợp với hướng dẫn tại Thông tư này.
Thông tư 38 có hiệu lực từ ngày 01/04/2015.
Riêng điểm đ.2 khoản 1, điểm đ khoản 4 Điều 42; khoản 4, khoản 7, khoản 8 Điều 133; Điều 135 có hiệu lực từ ngày 01/01/2015.
Cách xác định tiền chậm nộp đối với các tờ khai hải quan đăng ký trước ngày 01/01/2015 nhưng người nộp thuế chậm nộp thuế và thực hiện nộp thuế từ ngày 01/01/2015 thì thực hiện theo hướng dẫn tại Điều 133 Thông tư này.
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
1. Thương nhân có nhu cầu đề nghị Bộ Công Thương cấp mã số tạm nhập, tái xuất theo quy định tại Điều 13 Thông tư số 05/2014/TT-BCT thì lập 01 bộ hồ sơ đề nghị xác nhận về hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu hoặc tạm nhập, tái xuất hàng hóa gửi trực tiếp hoặc qua đường bưu điện đến Tổng cục Hải quan. Bộ hồ sơ gồm:
a) Văn bản đề nghị xác nhận doanh nghiệp có hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu hoặc tạm nhập, tái xuất hàng hóa gửi Tổng cục Hải quan: 01 bản chính;
b) Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp: 01 bản chụp.
2. Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đề nghị của doanh nghiệp, Tổng cục Hải quan kiểm tra thông tin trên Hệ thống dữ liệu, có văn bản xác nhận hoặc trả lời doanh nghiệp trong trường hợp không đáp ứng đủ điều kiện để được xác nhận.
Thủ tục hải quan đối với hàng hoá kinh doanh tạm nhập-tái xuất thực hiện như đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu quy định tại Mục 5 Chương III Nghị định số 08/2015/NĐ-CP. Ngoài ra, một số nội dung được hướng dẫn bổ sung như sau:
1. Thủ tục hải quan tạm nhập
a) Địa điểm làm thủ tục hải quan:
Thủ tục hải quan tạm nhập hàng hoá được thực hiện tại Chi cục Hải quan cửa khẩu nơi lưu giữ hàng hóa tạm nhập;
b) Hồ sơ hải quan tạm nhập:
Thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều 16 Thông tư này, ngoài ra trong hồ sơ hải quan tạm nhập phải có:
b.1) Hợp đồng mua bán hàng hóa nhập khẩu: 01 bản chụp;
b.2) Đối với hàng hóa thuộc loại hình kinh doanh tạm nhập-tái xuất có điều kiện theo quy định của Chính phủ:
b.2.1) Giấy chứng nhận mã số kinh doanh tạm nhập tái xuất do Bộ Công Thương cấp: 01 bản chụp;
b.2.2) Giấy phép tạm nhập, tái xuất do Bộ Công Thương cấp đối với mặt hàng theo quy định phải được Bộ Công Thương cấp phép: 01 bản chính.
2. Thủ tục hải quan tái xuất
a) Địa điểm làm thủ tục tái xuất:
Thực hiện tại Chi cục Hải quan cửa khẩu tạm nhập hoặc Chi cục Hải quan cửa khẩu tái xuất. Riêng hàng hóa kinh doanh tạm nhập tái xuất thuộc loại hình kinh doanh có điều kiện theo quy định của Chính phủ thì phải làm thủ tục hải quan tái xuất tại Chi cục Hải quan cửa khẩu tạm nhập;
b) Hồ sơ hải quan tái xuất:
Thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều 16 Thông tư này.
Trường hợp tại thời điểm làm thủ tục hải quan tạm nhập, người khai hải quan thực hiện trên tờ khai hải quan giấy theo mẫu HQ/2015/NK Phụ lục V ban hành kèm Thông tư này thì khi làm thủ tục hải quan tái xuất, việc khai hải quan cũng được thực hiện trên tờ khai hải quan giấy theo mẫu HQ/2015/XK Phụ lục V ban hành kèm Thông tư này;
c) Khi làm thủ tục tái xuất, thương nhân phải khai báo thông tin về số tờ khai tạm nhập, số thứ tự của dòng hàng trên tờ khai tạm nhập tương ứng với từng dòng hàng tái xuất để Hệ thống theo dõi trừ lùi; Hệ thống tự động thực hiện trừ lùi theo số lượng trên tờ khai tạm nhập tương ứng.
Một tờ khai tạm nhập có thể được sử dụng để làm thủ tục tái xuất nhiều lần; một tờ khai tái xuất hàng hóa chỉ được khai báo theo một tờ khai tạm nhập hàng hóa tương ứng. Chi cục Hải quan nơi đăng ký tờ khai tái xuất kiểm tra thông tin về tờ khai hải quan tạm nhập trên Hệ thống để làm thủ tục tái xuất.
Trường hợp khai hải quan trên tờ khai hải quan giấy thì người khai hải quan phải khai cụ thể hàng hóa tái xuất thuộc tờ khai tạm nhập nào trên ô “Chứng từ đi kèm” của tờ khai hàng hóa xuất khẩu theo mẫu HQ/2015/XK phụ lục IV ban hành kèm Thông tư này.
3. Cửa khẩu tạm nhập, tái xuất
a) Hàng hóa kinh doanh tạm nhập tái xuất được tạm nhập, tái xuất qua các cửa khẩu, điểm thông quan theo quy định tại khoản 8 Điều 11 Nghị định số 187/2013/NĐ-CP ngày 20/11/2013 của Chính phủ và hướng dẫn của Bộ Công Thương;
b) Trường hợp thay đổi cửa khẩu tái xuất đã khai trên tờ khai hàng hóa xuất khẩu nhưng không thay đổi phương thức vận chuyển thì người khai hải quan có văn bản đề nghị gửi Chi cục Hải quan nơi đăng ký tờ khai, nếu được Chi cục trưởng Chi cục Hải quan phê duyệt thì công chức hải quan thực hiện chuyển địa điểm giám sát trên Hệ thống. Chi cục Hải quan cửa khẩu nơi đang lưu giữ hàng hóa lập biên bản bàn giao và niêm phong hàng hóa để chuyển đến Chi cục Hải quan cửa khẩu xuất.
Trường hợp thay đổi cửa khẩu tái xuất đã khai trên tờ khai hàng hóa xuất khẩu, hàng hóa chưa thông quan thì người khai hải quan thực hiện khai bổ sung theo hướng dẫn tại Điều 20 Thông tư này. Nếu thay đổi cửa khẩu tái xuất làm thay đổi phương thức vận chuyển hàng hóa thì người khai hải quan khai bổ sung cửa khẩu xuất tại ô “Phần ghi chú”, sửa đổi thông tin “Địa điểm đích cho vận chuyển bảo thuế” trên tờ khai hàng hóa xuất khẩu;
c) Trường hợp hàng hóa kinh doanh tạm nhập nhưng tái xuất vào khu phi thuế quan, kho ngoại quan hoặc khu chế xuất thì cửa khẩu xuất hàng là khu phi thuế quan, kho ngoại quan hoặc khu chế xuất.
4. Thời hạn lưu giữ
a) Thời hạn hàng hóa kinh doanh tạm nhập tái xuất được phép lưu giữ tại Việt Nam thực hiện theo quy định tại khoản 4 Điều 11 Nghị định số 187/2013/NĐ-CP ngày 20/11/2013 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật Thuơng mại về hoạt động mua bán hàng hóa quốc tế và các hoạt động đại lý mua, bán, gia công và quá cảnh hàng hóa với nước ngoài;
b) Trường hợp thương nhân cần kéo dài thời hạn lưu lại tại Việt Nam thì có văn bản đề nghị gửi Chi cục Hải quan cửa khẩu nơi làm thủ tục tạm nhập hàng hóa, Chi cục trưởng Chi cục Hải quan xem xét, chấp nhận ký, đóng dấu Chi cục trên văn bản đề nghị của thương nhân và trả lại thương nhân để làm thủ tục tái xuất hàng hóa; lưu hồ sơ hải quan 01 bản chụp. Việc gia hạn được thực hiện không quá 02 lần cho mỗi lô hàng kinh doanh tạm nhập tái xuất, mỗi lần không quá 30 ngày;
c) Đối với hàng hóa thuộc loại hình kinh doanh tạm nhập tái xuất có điều kiện theo quy định của Chính phủ hoặc hàng hóa thuộc Danh mục không khuyến khích nhập khẩu của Bộ Công Thương thì quá thời hạn được phép lưu giữ tại Việt Nam thương nhân chỉ được tái xuất qua cửa khẩu tạm nhập trong vòng 15 ngày kể từ ngày hết thời hạn được phép lưu giữ tại Việt Nam (không được phép tái xuất qua cửa khẩu khác cửa khẩu tạm nhập). Trường hợp không tái xuất được thì bị tịch thu và xử lý theo quy định; Trường hợp phải tiêu hủy thì thương nhân chịu trách nhiệm thanh toán chi phí tiêu hủy. Chi cục Hải quan cửa khẩu tạm nhập chịu trách nhiệm chủ trì và phối hợp với Chi cục Hải quan cửa khẩu tái xuất trong việc bàn giao, quản lý, giám sát và xử lý hàng hóa quá thời hạn lưu giữ tại Việt Nam.
5. Địa điểm lưu giữ
Hàng hóa kinh doanh tạm nhập tái xuất (bao gồm các trường hợp đã hoàn thành thủ tục tạm nhập hoặc đã hoàn thành thủ tục tái xuất, chờ thực xuất) được lưu giữ tại một trong các địa điểm sau:
a) Khu vực chịu sự giám sát hải quan tại cửa khẩu;
b) Cảng xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa được thành lập trong nội địa hoặc kho ngoại quan tại cửa khẩu nhập hoặc cửa khẩu xuất;
c) Kho, bãi của thương nhân thuộc địa bàn hoạt động hải quan đã được Bộ Công Thương cấp mã số kinh doanh tạm nhập tái xuất.
6. Giám sát hải quan đối với hàng hóa vận chuyển từ cửa khẩu tạm nhập đến cửa khẩu tái xuất
Hàng hóa kinh doanh tạm nhập tái xuất khi vận chuyển từ cửa khẩu tạm nhập đến cửa khẩu tái xuất, người khai hải quan/người vận chuyển phải khai báo vận chuyển qua Hệ thống trong các trường hợp sau:
a) Hàng hóa tạm nhập tại một cửa khẩu nhưng tái xuất tại cửa khẩu khác;
b) Hàng hóa tạm nhập tại một cửa khẩu nhưng đưa hàng về địa điểm lưu giữ sau đó tái xuất tại cửa khẩu khác.
Thủ tục hải quan vận chuyển hàng hóa từ nơi đi đến nơi đến thực hiện theo quy định về vận chuyển hàng hóa chịu sự giám sát hải quan tại Điều 51 Thông tư này.
7. Thủ tục hải quan chuyển tiêu thụ nội địa thực hiện theo quy định tại khoản 5 Điều 21 Thông tư này.
1. Quản lý hàng hóa kinh doanh tạm nhập tái xuất
a) Không cho phép chia nhỏ container trong suốt quá trình vận chuyển hàng hóa từ cửa khẩu tạm nhập đến khu vực giám sát của cơ quan hải quan, địa điểm tái xuất thuộc cửa khẩu, điểm thông quan theo quy định.
Trường hợp do yêu cầu vận chuyển cần phải thay đổi hoặc chia nhỏ container để tái xuất thì thương nhân có văn bản đề nghị trong đó nêu rõ lý do, thời gian thực bắt đầu và kết thúc việc thay đổi, chia nhỏ container để tái xuất; Chi cục trưởng Chi cục Hải quan nơi quản lý các địa điểm lưu giữ hàng hóa xem xét quyết định nếu hàng hóa, phương tiện đáp ứng các điều kiện sau đây:
a.1) Hàng hóa đang được lưu giữ tại các địa điểm quy định tại khoản 5 Điều 82 Thông tư này hoặc các điểm thông quan; địa điểm tập kết, kiểm tra hàng hóa xuất khẩu ở biên giới;
a.2) Container hoặc phương tiện vận tải hàng hóa phải đảm bảo điều kiện để niêm phong hải quan; Trường hợp không thể niêm phong hải quan thì Chi cục trưởng Chi cục Hải quan cửa khẩu tái xuất áp dụng phương thức giám sát hải quan phù hợp đảm bảo chặt chẽ, đúng quy định của pháp luật.
b) Hàng hóa trong thời gian chuyển sang container hoặc phương tiện vận tải khác phải chịu sự giám sát hải quan;
c) Hàng hoá tạm nhập, tái xuất đã làm thủ tục hải quan phải được tập kết đầy đủ tại các địa điểm kiểm tra hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu; kho ngoại quan tại khu vực cửa khẩu tạm nhập hoặc cửa khẩu tái xuất và tái xuất qua cửa khẩu trong thời hạn 08 giờ làm việc kể từ khi hàng đến cửa khẩu xuất; trường hợp chưa thể xuất được hoặc chưa xuất hết, nếu thương nhân có văn bản đề nghị thì Chi cục trưởng Chi cục Hải quan cửa khẩu xuất xem xét, gia hạn để xuất khẩu hết trong các ngày kế tiếp, nhưng phải trong thời hạn lưu giữ tại Việt Nam. Trong thời gian chờ tái xuất tiếp, hàng hóa phải được lưu giữ tại các địa điểm quy định tại khoản 5 Điều 82 Thông tư này;
d) Trường hợp cửa khẩu tái xuất khác cửa khẩu tạm nhập, Chi cục Hải quan cửa khẩu tạm nhập thực hiện niêm phong hàng hóa để giao cho người khai hải quan vận chuyển hàng hóa ra cửa khẩu tái xuất.
2. Quản lý hải quan đối với hàng hóa kinh doanh tạm nhập tái xuất gửi kho ngoại quan; cảng xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa được thành lập trong nội địa (hoặc cảng nội địa)
a) Hàng hóa đã làm thủ tục tạm nhập, chưa làm thủ tục tái xuất chỉ được gửi kho ngoại quan hoặc cảng nội địa do Chi cục Hải quan cửa khẩu nhập quản lý. Việc kiểm tra thực tế khi làm thủ tục tái xuất được thực hiện tại kho ngoại quan hoặc cảng xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa được thành lập trong nội địa do Chi cục Hải quan cửa khẩu nhập quản lý; Hàng hóa đã làm thủ tục tái xuất được gửi kho ngoại quan hoặc cảng xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa được thành lập trong nội địa tại cửa khẩu xuất;
b) Quản lý hải quan đối với hàng hóa kinh doanh tạm nhập tái xuất gửi kho ngoại quan; cảng xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa được thành lập trong nội địa.
b.1) Trách nhiệm của thương nhân:
b.1.1) Sau khi đã làm thủ tục hải quan tạm nhập hoặc tái xuất, nếu hàng hóa còn trong thời hạn được lưu giữ tại Việt Nam thì thương nhân có văn bản gửi Chi cục Hải quan nơi làm thủ tục tạm nhập, tái xuất đề nghị được gửi vào kho ngoại quan hoặc cảng xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa được thành lập trong nội địa để chờ làm thủ tục tái xuất hoặc chờ thực xuất, trong đó nêu rõ số tờ khai tạm nhập hoặc tờ khai tái xuất;
b.1.2) Chịu trách nhiệm bảo quản nguyên trạng hàng hóa trong thời gian lưu giữ tại kho ngoại quan; cảng xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa được thành lập trong nội địa;
b.1.3) Nộp 01 bản chụp, xuất trình bản chính tờ khai tạm nhập hoặc tờ khai tái xuất đã hoàn thành thủ tục hải quan cho Chi cục Hải quan quản lý kho ngoại quan hoặc cảng xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa được thành lập trong nội địa đối với trường hợp khai hải quan trên tờ khai hải quan giấy;
b.1.4) Trường hợp hàng hóa đã làm thủ tục tạm nhập gửi kho ngoại quan, cảng nội địa để chờ làm thủ tục tái xuất: Khi đưa hàng hóa từ kho ngoại quan; cảng xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa được thành lập trong nội địa ra cửa khẩu xuất, thương nhân phải làm thủ tục hải quan tái xuất trước khi làm thủ tục đưa hàng ra khỏi kho ngoại quan, cảng nội địa.
b.2) Chi cục trưởng Chi cục Hải quan nơi làm thủ tục tạm nhập, tái xuất xác nhận (ký tên, đóng dấu công chức) trên công văn đề nghị và trả cho doanh nghiệp để làm thủ tục đưa vào kho ngoại quan; cảng xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa được thành lập trong nội địa, đồng thời sao chụp lưu kèm hồ sơ hải quan;
b.3) Chi cục Hải quan quản lý kho ngoại quan làm thủ tục hải quan đối với hàng hóa đã làm thủ tục tạm nhập thực hiện như đối với hàng hóa từ nội địa đưa vào kho ngoại quan theo hướng dẫn tại Điều 91 Thông tư này;
b.4) Việc giám sát hải quan đối với hàng hóa đã làm thủ tục hải quan tạm nhập vận chuyển từ cửa khẩu nhập đến kho ngoại quan; cảng xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa được thành lập trong nội địa để chờ làm thủ tục tái xuất và ngược lại thực hiện như đối với hàng hóa nhập khẩu vận chuyển đang chịu sự giám sát hải quan theo hướng dẫn tại Thông tư này;
b.5) Việc hoàn thuế, không thu thuế đối với hàng hóa kinh doanh tạm nhập tái xuất gửi kho ngoại quan chỉ được thực hiện sau khi hàng hóa đã thực xuất khẩu ra nước ngoài.
1. Hàng hóa kinh doanh tạm nhập tái xuất
a) Chi cục Hải quan nơi làm thủ tục tạm nhập theo dõi lượng hàng kinh doanh tạm nhập tái xuất trên Hệ thống.
Trường hợp việc khai hải quan tạm nhập, tái xuất thực hiện trên tờ khai hải quan giấy thì việc theo dõi lượng hàng kinh doanh tạm nhập tái xuất được thực hiện trên tờ khai hải quan giấy;
b) Sau khi tái xuất, thương nhân thực hiện thủ tục hoàn thuế, không thu thuế nhập khẩu cho tờ khai tạm nhập theo quy định tại mục 4 Chương VII Thông tư này tại Chi cục Hải quan nơi làm thủ tục tạm nhập.
2. Hàng hóa tạm nhập tái xuất, tạm xuất tái nhập quy định tại Điều 49, Điều 50, Điều 51, Điều 52, Điều 53, Điều 54, Điều 55 Nghị định số 08/2015/NĐ-CP:
a) Chi cục Hải quan nơi làm thủ tục tạm nhập, tạm xuất theo dõi, quản lý lượng hàng tạm nhập tái xuất, tạm xuất tái nhập trên Hệ thống. Quá thời hạn tạm nhập, tạm xuất đã đăng ký với cơ quan hải quan nhưng chưa làm thủ tục tái xuất, tái nhập hoặc chưa thực hiện việc gia hạn thời gian tạm nhập tái xuất, tạm xuất tái nhập thì cơ quan hải quan xử lý theo quy định của pháp luật và thực hiện ấn định thuế (nếu có).
Trường hợp việc khai hải quan tạm nhập, tạm xuất thực hiện trên tờ khai hải quan giấy (bao gồm cả trường hợp khai trên Bảng kê tạm nhập hoặc tạm xuất container/bồn mềm rỗng đối với phương tiện quay vòng tạm nhập tái xuất, tạm xuất tái nhập quy định tại điểm a, b khoản 1 Điều 49 Nghị định số 08/2015/NĐ-CP) thì thủ tục tái xuất, tái nhập và theo dõi lượng hàng tạm nhập tái xuất, tạm xuất tái nhập thực hiện trên tờ khai hải quan giấy;
b) Đối với hàng hóa tạm nhập, tạm xuất thuộc đối tượng chịu thuế nhập khẩu, thuế xuất khẩu, sau khi tái xuất, tái nhập, người khai hải quan thực hiện thủ tục hoàn thuế, không thu thuế nhập khẩu, thuế xuất khẩu cho tờ khai tạm nhập, tạm xuất theo quy định tại mục 4 Chương VII Thông tư này;
c) Đối với hàng hóa tạm nhập, tạm xuất thay đổi mục đích sử dụng, chuyển tiêu thụ nội địa thì phải làm thủ tục theo quy định tại Điều 21 Thông tư này.
3. Trường hợp thực hiện thủ tục hải quan trên tờ khai hải quan giấy, sau khi tái xuất, tái nhập hàng hóa
a) Đối với hàng hóa thuộc đối tượng miễn thuế hoặc không chịu thuế nhập khẩu, thuế xuất khẩu hoặc có thuế suất thuế nhập khẩu, thuế xuất khẩu 0%:
a.1) Người khai hải quan nộp cho Chi cục Hải quan nơi làm thủ tục tạm nhập, tạm xuất bộ hồ sơ gồm:
a.1.1) Công văn đề nghị quyết toán tờ khai tạm nhập, tạm xuất, trong đó nêu rõ số tờ khai tạm nhập, tạm xuất, tái nhập, tái xuất: 01 bản chính;
a.1.2) Tờ khai hải quan hàng hóa tái xuất, tái nhập: 01 bản chụp;
a.1.3) Chứng từ thanh toán cho hàng hóa kinh doanh tạm nhập tái xuất: nộp 01 bản chụp.
a.2) Trách nhiệm của cơ quan hải quan:
Trong thời hạn 02 ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận đầy đủ bộ hồ sơ, công chức hải quan thực hiện việc kiểm tra, đối chiếu bộ hồ sơ do người khai hải quan nộp với bộ hồ sơ lưu tại cơ quan hải quan để thực hiện việc quyết toán, xác nhận trên tờ khai hải quan tạm nhập, tạm xuất lưu tại cơ quan hải quan;
b) Đối với hàng hóa tạm nhập, tạm xuất thuộc đối tượng chịu thuế nhập khẩu, xuất khẩu, sau khi tái xuất, tái nhập, người khai hải quan thực hiện thủ tục hoàn thuế, không thu thuế nhập khẩu, thuế xuất khẩu cho tờ khai tạm nhập, tạm xuất theo quy định tại mục 4 Chương VII Thông tư này tại Chi cục Hải quan nơi làm thủ tục tạm nhập, tạm xuất.
1. Hàng hóa nhập khẩu thực hiện dự án đầu tư miễn thuế bao gồm hàng hoá nhập khẩu tạo tài sản cố định; nguyên liệu, vật tư, linh kiện, bán thành phẩm phục vụ sản xuất của dự án ưu đãi đầu tư.
2. Thủ tục hải quan
a) Địa điểm làm thủ tục hải quan:
Thủ tục hải quan nhập khẩu hàng hoá thực hiện tại Chi cục Hải quan thuận tiện thuộc Cục Hải quan nơi đăng ký danh mục hàng hóa miễn thuế hoặc Chi cục Hải quan cửa khẩu nơi quản lý địa điểm lưu giữ hàng hóa, cảng đích ghi trên vận tải đơn, hợp đồng vận chuyển hoặc Chi cục Hải quan quản lý hàng đầu tư thuộc Cục Hải quan nơi hàng hóa nhập khẩu.
Đối với trường hợp hàng hóa nhập khẩu để phục vụ hoạt động dầu khí thuộc đối tượng miễn thuế theo quy định tại khoản 11 Điều 103 Thông tư này, người khai hải quan lựa chọn Chi cục Hải quan thuận tiện để làm thủ tục hải quan;
b) Thủ tục hải quan đối với hàng hóa nhập khẩu thực hiện dự án đầu tư miễn thuế thực hiện như quy định đối với hàng hóa nhập khẩu, ngoài ra, người khai hải quan phải khai các thông tin liên quan của Danh mục hàng hóa được miễn thuế trên tờ khai hàng hóa nhập khẩu.
Hệ thống tự động trừ lùi số lượng hàng hóa nhập khẩu tương ứng với số lượng hàng hóa trong Danh mục hàng hóa miễn thuế. Trường hợp đăng ký danh mục hàng hóa miễn thuế bằng bản giấy, cơ quan hải quan lập Phiếu theo dõi và thực hiện trừ lùi theo quy định khoản 4 Điều 104 Thông tư này.
3. Thanh lý, thay đổi mục đích sử dụng hàng hoá nhập khẩu miễn thuế
a) Các hình thức thanh lý, thay đổi mục đích sử dụng hàng hoá thuộc diện thanh lý, điều kiện thanh lý, hồ sơ thanh lý hàng hoá nhập khẩu miễn thuế của dự án có vốn đầu tư nước ngoài thực hiện theo hướng dẫn tại Thông tư số 04/2007/TT-BTM ngày 04 tháng 4 năm 2007 của Bộ Thương mại (nay là Bộ Công Thương) hướng dẫn hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, gia công, thanh lý hàng nhập khẩu và tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.
Đối với hàng hóa nhập khẩu miễn thuế để thực hiện dự án có vốn đầu tư trong nước, khi chuyển đổi mục đích sử dụng thì thực hiện việc kê khai, tính thuế trên tờ khai hải quan mới theo hướng dẫn tại Điều 21 Thông tư này;
b) Thủ tục thanh lý, thay đổi mục đích sử dụng thực hiện tại cơ quan hải quan nơi đăng ký Danh mục hàng hóa nhập khẩu miễn thuế nhập khẩu hàng hoá miễn thuế hoặc nơi đăng ký tờ khai hàng hóa nhập khẩu đối với trường hợp không phải đăng ký danh mục hàng hóa nhập khẩu miễn thuế;
c) Thủ tục thanh lý, thay đổi mục đích sử dụng:
c.1) Doanh nghiệp hoặc Ban thanh lý có văn bản nêu rõ lý do thanh lý, thay đổi mục đích sử dụng tên gọi, ký mã hiệu, lượng hàng, số tiền thuế đã được miễn thuế tương ứng với hàng hóa cần thanh lý, thay đổi mục đích sử dụng thuộc tờ khai hàng hóa nhập khẩu số, ngày, tháng, năm gửi cơ quan hải quan nơi đăng ký tờ khai hàng hóa nhập khẩu hàng hóa miễn thuế;
c.2) Trường hợp xuất khẩu thì doanh nghiệp mở tờ khai hàng hóa xuất khẩu theo loại hình tương ứng;
c.3) Trường hợp nhượng bán tại thị trường Việt Nam, cho, biếu, tặng, tiêu huỷ thì phải thực hiện việc kê khai, tính thuế trên tờ khai hải quan mới theo hướng dẫn tại Điều 21 Thông tư này. Doanh nghiệp làm thủ tục hải quan theo loại hình nhập khẩu tương ứng; chính sách thuế, chính sách quản lý hàng hóa nhập khẩu áp dụng tại thời điểm đăng ký tờ khai hàng hóa nhập khẩu, trừ trường hợp tại thời điểm làm thủ tục nhập khẩu miễn thuế doanh nghiệp đã thực hiện đầy đủ chính sách quản lý nhập khẩu.
Trường hợp nhượng bán cho doanh nghiệp thuộc đối tượng miễn thuế nhập khẩu thì hàng hóa miễn thuế phải được trừ vào Phiếu theo dõi trừ lùi hàng hóa miễn thuế đã được cấp của doanh nghiệp được chuyển nhượng;
c.4) Khi tiêu huỷ, doanh nghiệp chịu trách nhiệm thực hiện theo quy định của cơ quan quản lý môi trường.
1. Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu tại chỗ gồm:
a) Sản phẩm gia công; máy móc, thiết bị thuê hoặc mượn; nguyên liệu, vật tư dư thừa; phế liệu, phế phẩm thuộc hợp đồng gia công theo quy định tại khoản 3 Điều 32 Nghị định số 187/2013/NĐ-CP;
b) Hàng hóa mua bán giữa doanh nghiệp nội địa với doanh nghiệp chế xuất, doanh nghiệp trong khu phi thuế quan;
c) Hàng hóa mua bán giữa doanh nghiệp Việt Nam với tổ chức, cá nhân nước ngoài không có hiện diện tại Việt Nam và được thương nhân nước ngoài chỉ định giao, nhận hàng hóa với doanh nghiệp khác tại Việt Nam.
2. Thủ tục hải quan xuất khẩu, nhập khẩu tại chỗ thực hiện tại Chi cục Hải quan thuận tiện do người khai hải quan lựa chọn và theo quy định của từng loại hình.
3. Hồ sơ hải quan
Hồ sơ hải quan hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu tại chỗ thực hiện theo quy định tại Điều 16 Thông tư này.
Trường hợp hàng hóa mua bán giữa doanh nghiệp nội địa và doanh nghiệp chế xuất, doanh nghiệp trong khu phi thuế quan thì người khai hải quan sử dụng hóa đơn giá trị gia tăng hoặc hóa đơn bán hàng theo quy định của Bộ Tài chính thay cho hóa đơn thương mại.
4. Thời hạn làm thủ tục hải quan
Trong thời hạn 15 ngày làm việc kể từ ngày thông quan hàng hóa xuất khẩu và sau khi hoàn thành việc giao nhận hàng hóa, người nhập khẩu tại chỗ phải làm thủ tục hải quan.
5. Thủ tục hải quan
a) Trách nhiệm của người xuất khẩu:
a.1) Khai thông tin tờ khai hàng hóa xuất khẩu và khai vận chuyển kết hợp, trong đó ghi rõ vào ô “Điểm đích cho vận chuyển bảo thuế” là mã địa điểm của Chi cục Hải quan làm thủ tục hải quan nhập khẩu và ô tiêu chí “Số quản lý nội bộ của doanh nghiệp” theo hướng dẫn tại Phụ lục II ban hành kèm Thông tư này;
a.2) Thực hiện thủ tục xuất khẩu hàng hóa theo quy định;
a.3) Giao hàng hóa cho người nhập khẩu sau khi hàng hóa xuất khẩu đã được thông quan.
b) Trách nhiệm của người nhập khẩu:
b.1) Khai thông tin tờ khai hàng hóa nhập khẩu theo đúng thời hạn quy định trong đó ghi rõ số tờ khai hàng hóa xuất khẩu tại chỗ tương ứng tại ô “Số quản lý nội bộ của doanh nghiệp” trên tờ khai hàng hóa nhập khẩu theo hướng dẫn tại Phụ lục II ban hành kèm Thông tư này hoặc ô “Ghi chép khác” trên tờ khai hải quan giấy;
b.2) Thực hiện thủ tục nhập khẩu hàng hóa theo quy định;
b.3) Chỉ được đưa hàng hóa vào sản xuất, tiêu thụ sau khi hàng hóa nhập khẩu đã được thông quan.
c) Trách nhiệm của cơ quan hải quan làm thủ tục xuất khẩu: Thực hiện thủ tục xuất khẩu theo quy định tại Chương II Thông tư này;
d) Trách nhiệm của cơ quan hải quan làm thủ tục nhập khẩu:
d.1) Theo dõi những tờ khai hàng hóa xuất khẩu tại chỗ đã hoàn thành thủ tục hải quan để thực hiện thủ tục hải quan đối với hàng hóa nhập khẩu;
d.2) Tiếp nhận, kiểm tra theo kết quả phân luồng của Hệ thống. Trường hợp phải kiểm tra thực tế hàng hoá, nếu hàng hóa đã được kiểm tra thực tế tại Chi cục Hải quan xuất khẩu thì Chi cục Hải quan nơi làm thủ tục nhập khẩu không phải kiểm tra thực tế hàng hoá;
d.3) Đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu tại chỗ theo chỉ định của thương nhân nước ngoài thì hàng tháng tổng hợp và lập danh sách các tờ khai hàng hóa nhập khẩu tại chỗ đã được thông quan theo mẫu số 20/TKXNTC/GSQL Phụ lục V ban hành kèm Thông tư này gửi cơ quan thuế quản lý trực tiếp tổ chức, cá nhân nhập khẩu tại chỗ.
6. Trường hợp người khai hải quan là doanh nghiệp ưu tiên và các đối tác mua bán hàng hóa với doanh nghiệp ưu tiên; doanh nghiệp tuân thủ pháp luật hải quan và đối tác mua bán hàng hóa cũng là doanh nghiệp tuân thủ pháp luật hải quan có hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu tại chỗ được giao nhận nhiều lần trong một thời hạn nhất định theo một hợp đồng/đơn hàng với cùng người mua hoặc người bán thì được giao nhận hàng hóa trước, khai hải quan sau. Việc khai hải quan được thực hiện trong thời hạn tối đa không quá 30 ngày kể từ ngày thực hiện việc giao nhận hàng hóa. Người khai hải quan được đăng ký tờ khai hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu tại chỗ tại 01 Chi cục Hải quan thuận tiện; chính sách thuế, chính sách quản lý hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu thực hiện tại thời điểm đăng ký tờ khai hải quan. Cơ quan hải quan chỉ kiểm tra các chứng từ liên quan đến việc giao nhận hàng hóa (không kiểm tra thực tế hàng hóa). Đối với mỗi lần giao nhận, người xuất khẩu và người nhập khẩu phải có chứng từ chứng minh việc giao nhận hàng hóa (như hóa đơn thương mại hoặc hóa đơn GTGT hoặc hoá đơn bán hàng, phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ,…), chịu trách nhiệm lưu giữ tại doanh nghiệp và xuất trình khi cơ quan hải quan thực hiện kiểm tra.
1. Hồ sơ hải quan:
Ngoài hồ sơ hải quan theo quy định tại Điều 16 Thông tư này, người khai hải quan phải nộp thêm các chứng từ sau:
a) Đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu của thương nhân nước ngoài không có hiện diện tại Việt Nam thực hiện quyền xuất khẩu, nhập khẩu:
a.1) Giấy chứng nhận đăng ký quyền xuất khẩu, nhập khẩu của thương nhân nước ngoài không có hiện diện tại Việt Nam do Bộ Công Thương cấp: 01 bản chụp;
a.2) Hợp đồng thuê đại lý làm thủ tục hải quan: 01 bản chụp.
b) Giấy chứng nhận đầu tư về hoạt động mua bán hàng hóa và các hoạt động liên quan đến mua bán hàng hóa của thương nhân có vốn đầu tư nước ngoài có đăng ký quyền xuất khẩu, quyền nhập khẩu đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài: 01 bản chụp;
c) Trường hợp thực hiện thủ tục hải quan tại cùng một Chi cục Hải quan thì người khai hải quan chỉ phải nộp các chứng từ quy định tại điểm a và điểm b khoản này lần đầu khi làm thủ tục hải quan.
2. Thủ tục hải quan:
Thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu của thương nhân nước ngoài không có hiện diện tại Việt Nam thực hiện quyền xuất khẩu, nhập khẩu, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài thực hiện theo quy định tại Chương II Thông tư này; người khai hải quan phải khai tại ô “Số giấy phép” trên tờ khai hải quan điện tử đối với các chứng từ nêu tại điểm a.1, điểm b khoản 1 Điều này.
1. Doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ trung chuyển hàng hoá lập Thông báo hàng hoá trung chuyển theo mẫu số 21/BKTrC/GSQL Phụ lục V ban hành kèm Thông tư này (02 bản chính).
2. Hàng hoá đưa vào, đưa ra cảng trung chuyển thuộc đối tượng được miễn kiểm tra. Trường hợp phát hiện có dấu hiệu vi phạm pháp luật thì cơ quan hải quan kiểm tra số lượng container; đối chiếu số, ký hiệu của container với nội dung Bản kê và tiến hành kiểm tra thực tế hàng hóa theo quy định.
3. Định kỳ hàng quý, chậm nhất không quá 15 ngày sau kỳ báo cáo doanh nghiệp làm dịch vụ trung chuyển phải báo cáo gửi cơ quan hải quan quản lý cảng trung chuyển về lượng hàng hoá đưa vào, đưa ra, hàng còn lưu tại cảng trung chuyển.
4. Việc xử lý hàng tồn đọng tại cảng trung chuyển thực hiện theo quy định tại Điều 58 Luật Hải quan và Thông tư hướng dẫn của Bộ Tài chính.
1. Hàng hoá kinh doanh chuyển khẩu được vận chuyển thẳng từ nước xuất khẩu đến nước nhập khẩu không qua cửa khẩu Việt Nam thì không phải làm thủ tục hải quan.
2. Hàng hoá kinh doanh chuyển khẩu được vận chuyển từ nước xuất khẩu đến nước nhập khẩu, có đưa vào khu vực kho bãi thuộc các cảng biển Việt Nam (không đưa vào kho ngoại quan, không đưa vào khu vực trung chuyển hàng hoá), thủ tục kiểm tra, giám sát hải quan thực hiện như sau:
a) Trách nhiệm của thương nhân:
Nộp cho Chi cục Hải quan nơi có hàng hóa nhập khẩu chuyển khẩu 01 bộ hồ sơ gồm:
a.1) Văn bản đề nghị chuyển khẩu hàng hóa theo mẫu số 22/CKHH/GSQL Phụ lục V ban hành kèm Thông tư này;
a.2) Vận tải đơn hàng nhập khẩu: 01 bản chụp.
b) Trách nhiệm của Chi cục Hải quan cửa khẩu:
b.1) Tiếp nhận, kiểm tra bộ hồ sơ lô hàng nhập khẩu chuyển khẩu;
b.2) Xác nhận nhập khẩu và ký tên, đóng dấu công chức trên công văn đề nghị của doanh nghiệp;
b.3) Giám sát và theo dõi lô hàng chuyển khẩu cho đến khi xuất ra khỏi Việt Nam;
b.4) Sau khi hàng hóa xếp lên phương tiện, công chức hải quan giám sát tại cửa khẩu xác nhận hàng đã qua khu vực giám sát trên văn bản đề nghị chuyển khẩu hàng hóa;
b.5) Trường hợp hàng hóa chuyển khẩu xuất qua cửa khẩu khác với cửa khẩu nhập nhưng cùng trong hệ thống khu vực cảng biển thuộc địa bàn giám sát của Cục Hải quan thì sau khi hàng hóa đưa vào khu vực giám sát hải quan tại cửa khẩu xuất, công chức hải quan giám sát xác nhận hàng đã qua khu vực giám sát trên văn bản đề nghị chuyển khẩu hàng hóa; việc giám sát hàng hóa đưa ra, đưa vào khu vực giám sát hải quan tại cửa khẩu thực hiện theo quy định tại Điều 52 Thông tư này;
b.6) Trong quá trình kiểm tra, giám sát nếu phát hiện lô hàng chuyển khẩu có dấu hiệu vi phạm thì Chi cục trưởng Chi cục Hải quan cửa khẩu quyết định kiểm tra thực tế và xử lý theo quy định.
c) Hàng hóa kinh doanh chuyển khẩu phải được xuất ra khỏi lãnh thổ Việt Nam trong vòng 30 ngày kể từ ngày được Chi cục Hải quan cửa khẩu hoàn thành việc tiếp nhận, kiểm tra hồ sơ hải quan hoặc kiểm tra thực tế hàng hóa.
3. Hàng hoá được vận chuyển từ nước xuất khẩu đến nước nhập khẩu có qua cửa khẩu Việt Nam và đưa vào kho ngoại quan, khu vực trung chuyển hàng hoá tại các cảng Việt Nam thì làm thủ tục hải quan theo quy định đối với hàng hoá đưa vào, đưa ra kho ngoại quan, khu vực trung chuyển hàng hóa tại các cảng Việt Nam.
4. Hàng hóa kinh doanh theo phương thức chuyển khẩu phải đưa ra khỏi lãnh thổ Việt Nam tại cửa khẩu nhập.
5. Hàng hoá kinh doanh chuyển khẩu thuộc đối tượng được miễn kiểm tra. Trường hợp phát hiện có dấu hiệu vi phạm pháp luật thì thực hiện kiểm tra thực tế hàng hóa theo quy định tại Điều 29 Thông tư này.
1. Nguyên tắc thực hiện:
Hàng hóa đưa vào, đưa ra khu phi thuế quan thuộc khu kinh tế cửa khẩu phải làm thủ tục hải quan, trừ các trường hợp sau đây:
a) Trường hợp không phải làm thủ tục hải quan:
a.1) Hàng hóa thuộc Danh mục không thực hiện thủ tục hải quan khi xuất khẩu từ các khu chức năng khác trong khu kinh tế cửa khẩu và từ nội địa Việt Nam vào khu phi thuế quan không được ngăn cách với lãnh thổ bên ngoài bằng hàng rào cứng theo quy định tại mục I Phụ lục I ban hành kèm Thông tư số 109/2014/TT-BTC ngày 15/8/2014 của Bộ Tài chính;
a.2) Hàng hóa có nguồn gốc nhập khẩu thuộc Danh mục mặt hàng chịu thuế ngay theo quy định tại mục II Phụ lục II ban hành kèm Thông tư số 109/2014/TT-BTC ngày 15/8/2014 của Bộ Tài chính khi đưa từ khu phi thuế quan thuộc khu kinh tế cửa khẩu vào nội địa;
a.3) Hàng hóa có nguồn gốc từ nội địa theo quy định tại điểm a.1 khoản này khi đưa từ khu phi thuế quan thuộc khu kinh tế cửa khẩu vào nội địa.
b) Trường hợp được lựa chọn làm hoặc không làm thủ tục hải quan:
Hàng hoá là văn phòng phẩm, lương thực, thực phẩm, hàng tiêu dùng do doanh nghiệp trong khu phi thuế quan mua từ nội địa Việt Nam để phục vụ cho điều hành bộ máy văn phòng và sinh hoạt của cán bộ, công nhân làm việc, trừ trường hợp quy định tại điểm a.1 khoản này.
2. Địa điểm làm thủ tục hải quan
a) Tổ chức, cá nhân trong khu phi thuế quan thuộc khu kinh tế cửa khẩu khi xuất khẩu, nhập khẩu phải làm thủ tục tại Chi cục Hải quan quản lý khu phi thuế quan;
b) Tổ chức, cá nhân trong nội địa có hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu với tổ chức, cá nhân trong khu phi thuế quan thuộc khu kinh tế cửa khẩu được lựa chọn làm thủ tục hải quan tại Chi cục Hải quan thuận tiện.
3. Hàng hóa đưa từ nước ngoài đưa vào khu phi thuế quan trong khu kinh tế cửa khẩu phải làm thủ tục hải quan và áp dụng chính sách thuế theo quy định về cơ chế, chính sách tài chính đối với từng khu kinh tế cửa khẩu.
Trường hợp tổ chức, cá nhân nhập khẩu hàng hóa tạo tài sản cố định của dự án đầu tư trong khu phi thuế quan thuộc khu kinh tế cửa khẩu phải phù hợp với lĩnh vực đầu tư, mục tiêu, quy mô của dự án và có trách nhiệm sử dụng hàng hóa nhập khẩu này đúng mục đích.
Trường hợp tổ chức, cá nhân nhập khẩu nguyên liệu, vật tư để sản xuất, gia công, tái chế, lắp ráp tại khu phi thuế quan thuộc khu kinh tế cửa khẩu thực hiện việc quản lý và báo cáo quyết toán nguyên liệu, vật tư theo quy định của doanh nghiệp chế xuất hướng dẫn tại Điều 60 Thông tư này.
4. Hàng hóa phải làm thủ tục hải quan quy định tại khoản 1 Điều này, khi đưa từ các khu chức năng khác hoặc từ nội địa Việt Nam vào khu phi thuế quan thuộc khu kinh tế cửa khẩu, hàng hóa mua bán giữa các khu phi thuế quan thì thực hiện thực hiện thủ tục hải quan như đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu tại chỗ theo quy định tại Điều 86 Thông tư này.
5. Hàng hóa từ khu phi thuế quan xuất khẩu ra nước ngoài
a) Hàng hóa từ khu phi thuế quan xuất khẩu ra nước ngoài làm thủ tục hải quan theo quy định đối với từng loại hình xuất khẩu;
b) Hàng hóa do tổ chức, cá nhân nhập khẩu từ nước ngoài hoặc từ nội địa sau đó xuất khẩu nguyên trạng ra nước ngoài khi làm thủ tục khai cụ thể trên tờ khai hàng hóa xuất khẩu tại ô ghi chú thông tin “xuất khẩu nguyên trạng hàng hóa nhập khẩu theo tờ khai hàng hóa nhập khẩu hoặc hóa đơn GTGT hoặc hóa đơn mua bán số ….… ngày ……….”.
6. Hàng hóa từ khu phi thuế quan thuộc khu kinh tế cửa khẩu xuất khẩu vào nội địa:
a) Hàng hóa từ khu phi thuế quan bán vào nội địa phải thực hiện thủ tục hải quan trừ hàng hóa thuộc Danh mục mặt hàng chịu thuế ngay khi nhập khẩu từ nước ngoài vào khu phi thuế quan thuộc khu kinh tế cửa khẩu theo quy định của Bộ Tài chính;
b) Thủ tục hải quan thực hiện theo quy định tại Chương II Thông tư này. Để làm cơ sở cho tổ chức, cá nhân nội địa tính toán số tiền thuế phải nộp khi làm thủ tục nhập khẩu, tổ chức, cá nhân trong khu phi thuế quan phải thực hiện như sau:
b.1) Trường hợp hàng hóa sản xuất, gia công, tái chế, lắp ráp tại khu phi thuế quan không sử dụng nguyên liệu, vật tư nhập khẩu từ nước ngoài thì phải khai cụ thể trên tờ khai hàng hóa xuất khẩu tại ô ghi chú “hàng được sản xuất từ nguyên liệu, vật tư trong nước”;
b.2) Trường hợp hàng hóa sản xuất, gia công, tái chế, lắp ráp tại khu phi thuế quan có sử dụng nguyên liệu, vật tư nhập khẩu từ nước ngoài thì tổ chức, cá nhân trong khu phi thuế quan phải lập và tự tính lượng nguyên liệu, vật tư có nguồn gốc nhập khẩu cấu thành trong hàng hóa xuất khẩu vào nội địa theo mẫu số 23/NLNK-PTQ/GSQL Phụ lục V ban hành kèm theo Thông tư này và khai cụ thể trên tờ khai hàng hóa xuất khẩu tại ô ghi chú “hàng được sản xuất từ nguyên liệu, vật tư nhập khẩu theo bản kê...”;
b.3) Hàng hóa đã làm thủ tục hải quan đưa vào đưa khu phi thuế quan quy định sau đó xuất khẩu nguyên trạng vào nội địa thì làm thủ tục hải quan như đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu tại chỗ theo quy định tại Điều 86 Thông tư này, khi làm thủ tục xuất khẩu phải khai cụ thể trên tờ khai hàng hóa xuất khẩu tại ô ghi chú thông tin “xuất khẩu nguyên trạng hàng hóa nhập khẩu theo tờ khai hải quan số ……………ngày ……”;
b.4) Tổ chức, cá nhân trong khu phi thuế quan phải cung cấp cho doanh nghiệp nội địa đầy đủ hồ sơ, số liệu để doanh nghiệp nội địa tính số tiền thuế phải nộp.
7. Gia công hàng hoá giữa tổ chức, cá nhân trong khu phi thuế quan và tổ chức, cá nhân nội địa
Thực hiện thủ tục hải quan như đối với hàng hóa gia công giữa DNCX với nội địa theo quy định tại Điều 76 Thông tư này. Tổ chức, cá nhân nội địa làm thủ tục hải quan thực hiện tại Chi cục Hải quan quản lý khu phi thuế quan.
8. Giám sát hải quan đối với hàng hóa đưa vào, đưa ra, đi qua khu phi thuế quan.
a) Khu phi thuế quan phải có hàng rào ngăn cách với bên ngoài (trừ Khu Kinh tế - Thương mại đặc biệt Lao Bảo, tỉnh Quảng Trị và Khu Kinh tế cửa khẩu quốc tế Cầu Treo, tỉnh Hà Tĩnh thực hiện theo quy định của Thủ tướng Chính phủ), có cổng kiểm soát hải quan để giám sát hàng hóa đưa ra, đưa vào khu phi thuế quan;
b) Hàng hoá đưa ra, đưa vào khu phi thuế quan, hàng hoá vận chuyển qua khu phi thuế quan để nhập khẩu vào nội địa hoặc xuất khẩu ra nước ngoài phải đi qua cổng kiểm soát hải quan, phải chịu sự giám sát của cơ quan hải quan;
c) Hàng hoá từ nước ngoài nhập khẩu vào nội địa hoặc hàng hoá từ nội địa xuất khẩu ra nước ngoài khi đi qua khu phi thuế quan phải đi đúng tuyến đường do Hải quan quản lý khu phi thuế quan phối hợp với Ban quản lý khu phi thuế quan quy định.
9. Việc bán hàng hóa miễn thuế cho khách tham quan du lịch khu phi thuế quan thuộc khu kinh tế cửa khẩu thực hiện theo hướng dẫn riêng của Bộ Tài chính.
1. Thủ tục hải quan đối với hàng hóa từ nước ngoài nhập kho ngoại quan
a) Trách nhiệm của người khai hải quan
a.1) Khai tờ khai hàng hóa nhập khẩu theo các chỉ tiêu thông tin tại Phụ lục II và khai vận chuyển kết hợp theo quy định tại điểm a khoản 2 Điều 51 Thông tư này.
Trường hợp thực hiện trên tờ khai hải quan giấy theo quy định tại khoản 2 Điều 25 Nghị định số 08/2015/NĐ-CP, người khai hải quan khai và nộp 02 bản chính tờ khai hàng hóa nhập khẩu theo mẫu HQ/2015/NK Phụ lục IV ban hành kèm Thông tư này;
a.2) Nộp 01 bản chụp vận tải đơn hoặc các chứng từ vận tải khác có giá trị tương đương theo quy định của pháp luật (trừ hàng hoá nhập khẩu qua cửa khẩu biên giới đường bộ);
a.3) Nộp 01 bản chụp giấy chứng nhận mã số tạm nhập tái xuất của Bộ Công Thương đối với hàng hóa kinh doanh tạm nhập tái xuất có điều kiện theo quy định của Bộ Công Thương khi đưa từ nước ngoài vào kho ngoại quan để xuất đi nước khác phải được cấp Giấy chứng nhận mã số tạm nhập, tái xuất;
a.4) Nộp 01 bản chính giấy thông báo miễn kiểm tra hoặc Giấy thông báo kết quả kiểm tra của cơ quan kiểm tra chuyên ngành theo quy định của pháp luật.
Trường hợp áp dụng cơ chế một cửa quốc gia, cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành gửi văn bản thông báo kết quả kiểm tra, miễn kiểm tra chuyên ngành dưới dạng điện tử thông qua Cổng thông tin một cửa quốc gia, người khai hải quan không phải nộp khi làm thủ tục hải quan;
a.5) Cập nhật thông tin hàng hóa nhập kho ngoại quan vào phần mềm quản lý hàng hóa nhập, xuất kho ngoại quan của chủ kho ngoại quan và gửi đến Chi cục Hải quan quản lý kho ngoại quan.
b) Trách nhiệm của Chi cục Hải quan quản lý kho ngoại quan
Thực hiện thủ tục hải quan theo quy định tại mục 3 Chương II Thông tư này và các công việc theo quy định tại điểm d.1.1 khoản 2 Điều 51 Thông tư này;
c) Ngày hàng hóa nhập kho ngoại quan là ngày cơ quan hải quan cập nhật thông tin đến đích của lô hàng nhập khẩu trên Hệ thống;
d) Hàng hóa gửi kho ngoại quan để xuất đi nước khác theo quy định phải có Giấy chứng nhận mã số tạm nhập tái xuất của Bộ Công Thương thì chỉ được gửi kho ngoại quan tại tỉnh, thành phố nơi cửa khẩu nhập hoặc cửa khẩu xuất;
đ) Hàng hóa từ nước ngoài đưa vào kho ngoại quan chỉ được nhập khẩu qua các cửa khẩu theo quy định của Thủ tướng Chính phủ và hướng dẫn của Bộ Công Thương.
2. Thủ tục hải quan đối với hàng hóa đưa từ khu phi thuế quan hoặc từ nội địa nhập kho ngoại quan
a) Trách nhiệm của người khai hải quan:
a.1) Thực hiện các công việc quy định tại điểm a khoản 1 Điều 52 Thông tư này khi đăng ký tờ khai xuất khẩu từ nội địa hoặc từ khu phi thuế quan;
a.2) Cập nhật thông tin hàng hóa nhập kho ngoại quan vào phần mềm quản lý hàng hóa nhập, xuất kho ngoại quan của chủ kho ngoại quan và chia sẻ các thông tin trên với Chi cục Hải quan quản lý kho ngoại quan.
b) Trách nhiệm của Chi cục Hải quan quản lý kho ngoại quan:
b.1) Tra cứu và in thông tin về tờ khai hàng hóa xuất khẩu hàng hóa đã được thông quan trên Hệ thống để giám sát, quản lý hàng hóa nhập kho ngoại quan và lưu giữ trong kho;
b.2) Thực hiện các công việc quy định tại điểm c.1.2 khoản 2 Điều 51 Thông tư này.
c) Ngày hàng hóa nhập kho ngoại quan là ngày cơ quan hải quan xác nhận hàng hóa đã qua khu vực giám sát trên Hệ thống.
3. Thủ tục hải quan đối với hàng hoá xuất kho ngoại quan để xuất ra nước ngoài:
a) Trách nhiệm của người khai hải quan:
a.1) Nộp 01 bản chụp Phiếu xuất kho do doanh nghiệp lập theo quy định về pháp luật kế toán, trong đó có ghi cụ thể hàng hóa xuất kho của từng tờ khai nhập kho;
a.2) Cập nhật thông tin hàng hóa xuất kho ngoại quan vào phần mềm quản lý hàng hóa nhập, xuất kho ngoại quan của chủ kho ngoại quan và gửi đến cơ quan hải quan để quản lý, theo dõi;
a.3) Thực hiện khai vận chuyển độc lập đối với hàng hóa vận chuyển chịu sự giám sát hải quan theo quy định tại khoản 1 Điều 51 Thông tư này.
b) Trách nhiệm của Chi cục Hải quan quản lý kho ngoại quan:
b.1) Kiểm tra đối chiếu thông tin hàng hóa xuất kho ngoại quan trên Phiếu xuất kho và phần mềm quản lý hàng hóa nhập, xuất kho ngoại quan;
b.2) Thực hiện các công việc của Chi cục Hải quan nơi hàng hóa được vận chuyển đi theo quy định tại điểm c.3 khoản 1 Điều 51 Thông tư này và theo dõi hồi báo của Chi cục Hải quan cửa khẩu xuất.
c) Hàng hóa từ kho ngoại quan đưa ra nước ngoài chỉ được xuất qua các cửa khẩu theo quy định của Thủ tướng Chính phủ và hướng dẫn của Bộ Công Thương;
d) Hàng hóa từ kho ngoại quan sau khi đưa vào khu vực giám sát hải quan tại cửa khẩu xuất, Chi cục Hải quan cửa khẩu xuất chịu trách nhiệm giám sát hàng hóa đến khi thực xuất khỏi lãnh thổ Việt Nam, trường hợp quá thời hạn 15 ngày kể từ ngày hàng hóa đến cửa khẩu xuất nhưng chưa thực xuất hoặc có thay đổi cửa khẩu xuất, Chi cục Hải quan cửa khẩu xuất phải thông báo cho Chi cục Hải quan quản lý kho ngoại quan biết để phối hợp theo dõi. Riêng đối với hàng hóa từ kho ngoại quan xuất khẩu qua cửa khẩu biên giới đường bộ, đường sông, việc xác nhận hàng hóa đã qua khu vực giám sát qua khu vực cửa khẩu xuất sang nước nhập khẩu.
4. Thủ tục hải quan đối với hàng hoá xuất kho ngoại quan để nhập khẩu vào nội địa hoặc nhập khẩu vào khu phi thuế quan:
a) Trách nhiệm của người khai hải quan:
a.1) Cập nhật thông tin hàng hóa xuất kho ngoại quan vào phần mềm quản lý hàng hóa nhập, xuất kho ngoại quan của chủ kho ngoại quan và chia sẻ các thông tin trên với cơ quan hải quan để quản lý, theo dõi;
a.2) Thực hiện các công việc theo quy định tại điểm a khoản 2 Điều 52 Thông tư này tại Chi cục Hải quan quản lý kho ngoại quan.
b) Trách nhiệm của Chi cục Hải quan quản lý kho ngoại quan:
b.1) Kiểm tra đối chiếu thông tin hàng hóa xuất kho ngoại quan trên tờ khai hàng hóa nhập khẩu vào nội địa hoặc vào khu phi thuế quan đã có trên Hệ thống với thông tin trên phần mềm quản lý hàng hóa nhập, xuất kho ngoại quan; In và lưu trữ kèm hồ sơ hàng hóa nhập kho ngoại quan;
b.2) Thực hiện các công việc theo quy định tại điểm d.1.2 khoản 2 Điều 51 Thông tư này.
c) Các loại hàng hóa sau đây không được nhập khẩu vào nội địa từ kho ngoại quan:
c.1) Hàng hóa theo quy định phải làm thủ tục nhập khẩu tại cửa khẩu;
c.2) Hàng hóa thuộc Danh mục hàng hóa nhập khẩu không được chuyển cửa khẩu theo quy định của Thủ tướng Chính phủ, trừ hàng hóa là nguyên liệu, vật tư, máy móc, thiết bị nhập khẩu để phục vụ sản xuất, gia công và hàng hóa được sản xuất, gia công tại Việt Nam.
5. Thủ tục hải quan đối với hàng hoá xuất kho ngoại quan để vận chuyển đến kho ngoại quan khác:
a) Hàng hóa đưa ra kho ngoại quan (cũ) được làm thủ tục hải quan theo quy định tại khoản 4 Điều này;
b) Hàng hóa đưa vào kho ngoại quan (mới) được làm thủ tục hải quan theo quy định tại khoản 1 Điều này;
c) Thời hạn hàng hóa lưu giữ trong kho ngoại quan được tính từ ngày hàng hóa đưa vào kho ngoại quan (cũ).
6. Hàng hóa vận chuyển từ cửa khẩu, từ kho ngoại quan này hoặc từ các địa điểm khác đến kho ngoại quan và ngược lại, nhưng các địa điểm này đều cùng chịu sự quản lý của một Chi cục Hải quan thì việc giám sát hàng hóa vận chuyển giữa các địa điểm này do Cục trưởng Cục Hải quan quy định.
7. Trường hợp có dấu hiệu vi phạm pháp luật, Chi cục trưởng Chi cục Hải quan quản lý kho ngoại quan quyết định việc kiểm tra thực tế hàng hóa trước khi đưa vào, đưa ra kho ngoại quan. Kết quả kiểm tra được ghi trên Phiếu ghi kết quả kiểm tra theo mẫu 06/PGKQKT/GSQL Phụ lục V ban hành kèm Thông tư này.
8. Việc chuyển quyền sở hữu hàng hoá gửi kho ngoại quan do chủ hàng hoá thực hiện khi có hành vi mua bán hàng hoá theo quy định tại khoản 8 Điều 3 Luật Thương mại. Chủ kho ngoại quan có văn bản thông báo cho Chi cục Hải quan quản lý kho ngoại quan về việc chuyển quyền sở hữu hàng hóa đang gửi kho ngoại quan để quản lý theo dõi, không phải làm thủ tục nhập, xuất kho ngoại quan. Thời hạn hàng hoá gửi kho ngoại quan được tính kể từ ngày hàng hoá đưa vào kho ngoại quan theo hợp đồng thuê kho ký giữa chủ kho ngoại quan và chủ hàng cũ.
9. Báo cáo hàng hóa nhập, xuất, tồn kho ngoại quan:
a) Chủ kho ngoại quan tự chịu trách nhiệm theo dõi, thanh khoản hợp đồng thuê kho ngoại quan với chủ hàng hóa. Định kỳ vào ngày 15 của tháng đầu quý sau, chủ kho ngoại quan có văn bản thông báo cho Chi cục Hải quan quản lý kho ngoại quan về hiện trạng hàng hóa và tình hình hoạt động của kho ngoại quan theo mẫu số 24/BC-KNQ/GSQL phụ lục V ban hành kèm Thông tư này; Chi cục Hải quan tổng hợp báo cáo Cục Hải quan để tổng hợp và gửi Tổng cục Hải quan vào ngày 25 của tháng đầu quý;
b) Chi cục Hải quan quản lý kho ngoại quan chịu trách nhiệm theo dõi hàng hóa nhập, xuất, tồn kho trên cơ sở thông tin tờ khai hải quan nhập kho và phần mềm quản lý hàng hóa nhập, xuất kho ngoại quan của chủ kho ngoại quan; thời hạn hàng hóa lưu giữ trong kho ngoại quan, đối chiếu với thông báo về hiện trạng hàng hóa và tình hình hoạt động của kho ngoại quan, nếu có nghi ngờ về lượng hàng hóa tồn kho, Chi cục trưởng Chi cục Hải quan quản lý kho ngoại quan quyết định kiểm tra thực tế lượng hàng tồn kho, đối chiếu với dữ liệu trên phần mềm quản lý hàng hóa nhập, xuất kho ngoại quan của chủ kho ngoại quan.
10. Định kỳ mỗi năm một lần, Cục Hải quan tiến hành kiểm tra tình hình hoạt động của kho ngoại quan và việc chấp hành pháp luật hải quan của chủ kho ngoại quan, báo cáo kết quả kiểm tra về Tổng cục Hải quan. Trường hợp phát hiện có dấu hiệu vi phạm pháp luật, Cục Hải quan tiến hành kiểm tra đột xuất kho ngoại quan.
1. Hàng hóa xuất khẩu đưa vào kho CFS
Trên cơ sở thông tin về lô hàng xuất khẩu do Chi cục Hải quan nơi đăng ký tờ khai chuyển đến, Chi cục Hải quan quản lý kho CFS tiếp nhận lô hàng, kiểm tra đối chiếu thông tin về tờ khai trên Hệ thống để giám sát hàng hóa đưa vào kho CFS.
Trường hợp theo đề nghị của Chi cục Hải quan nơi đăng ký tờ khai, công chức hải quan quản lý kho CFS thực hiện kiểm tra thực tế hàng hóa theo quy định tại khoản 11 Điều 29 Thông tư này.
2. Hàng hóa nhập khẩu đưa vào kho CFS
Căn cứ thông tin tờ khai vận chuyển hàng hóa đang chịu sự giám sát hải quan đã được Chi cục Hải quan cửa khẩu phê duyệt và vận tải đơn do doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ kho CFS xuất trình, công chức hải quan giám sát hàng hóa đưa vào kho CFS và thực hiện các công việc theo quy định tại điểm c.4 khoản 1 Điều 51 Thông tư này.
3. Giám sát các dịch vụ được thực hiện trong kho CFS
Các dịch vụ thực hiện trong kho CFS phải chịu sự giám sát của cơ quan hải quan. Trường hợp thực hiện việc đóng ghép chung container các lô hàng xuất khẩu, doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ thu gom hàng lẻ phải lập Danh mục hàng hóa đóng ghép chung container các lô hàng xuất khẩu (02 bản chính) theo mẫu số 25/DMXK-CFS/GSQL Phụ lục V ban hành kèm Thông tư này. Kết thúc việc đóng ghép, công chức hải quan giám sát xác nhận trên Danh mục trả cho doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ thu gom hàng lẻ 01 bản và 01 bản lưu tại cơ quan hải quan.
4. Quản lý hàng nhập kho CFS
a) Đối với hàng hóa nhập khẩu đưa vào CFS: Sau khi hàng hóa nhập khẩu vào nội địa hoặc xuất đi nước khác hết số hàng ghi trên vận tải đơn tổng (Master Bill), doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ thu gom hàng lẻ chịu trách nhiệm theo dõi, quản lý theo từng vận tải đơn tổng (Master Bill);
b) Đối với hàng hóa xuất khẩu đưa vào kho CFS: Trên cơ sở Danh mục hàng hóa đóng ghép chung container các lô hàng xuất khẩu, doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ thu gom hàng lẻ chịu trách nhiệm theo dõi theo các lô hàng xuất khẩu quá thời hạn gửi kho CFS theo quy định tại khoản 3 Điều 61 Luật Hải quan.
5. Báo cáo hàng hóa nhập, xuất, tồn kho CFS
Định kỳ vào ngày 05 của tháng đầu quý tiếp theo, doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ thu gom hàng lẻ chịu trách nhiệm thông báo về hiện trạng hàng hóa và tình hình hoạt động của địa điểm thu gom hàng lẻ theo mẫu số 26/NXT-CFS/GSQL Phụ lục V ban hành kèm Thông tư này cho Chi cục Hải quan quản lý kho CFS. Trường hợp doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ thu gom hàng lẻ sử dụng phần mềm quản lý hàng hóa nhập, xuất có kết nối với cơ quan hải quan thì Chi cục Hải quan quản lý kho CFS khai thác báo cáo về lượng hàng hóa tồn kho trên phần mềm để theo dõi.
1. Thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu thực hiện việc giao nhận trước, đăng ký tờ khai hải quan sau:
a) Trường hợp áp dụng:
a.1) Mặt hàng điện năng xuất khẩu, nhập khẩu;
a.2) Hàng hóa bán trong khu vực cách ly tại các sân bay quốc tế (trừ hàng bán miễn thuế);
a.3) Hàng hóa cung cấp cho hành khách trên các chuyến bay tuyến quốc tế;
a.4) Xăng dầu cung ứng cho tàu bay xuất cảnh;
a.5) Các trường hợp hàng hóa xuất nhập khẩu tại chỗ thực hiện việc giao nhận hàng hóa nhiều lần trong ngày hoặc trong tháng theo quy định tại khoản 6 Điều 86 Thông tư này.
b) Trách nhiệm của người khai hải quan
b.1) Thực hiện việc khai hải quan trên tờ khai hải quan theo các chỉ tiêu thông tin tại Phụ lục II ban hành kèm Thông tư này;
b.2) Nộp bộ hồ sơ xuất khẩu, nhập khẩu theo quy định tại Điều 16 Thông tư này, trong đó mỗi lần giao nhận, người khai hải quan phải có chứng từ chứng nhận việc giao nhận hàng hóa (hóa đơn bán hàng, hóa đơn thương mại, Phiếu xuất kho…) và phải lập Bảng tổng hợp các chứng từ chứng nhận việc giao nhận hàng hóa theo mẫu số 27/THCT-KML/GSQL Phụ lục V ban hành kèm Thông tư này nộp cho cơ quan hải quan khi làm thủ tục hải quan. Riêng đối với mặt hàng điện năng xuất khẩu, nhập khẩu, người khai hải quan nộp chứng từ chứng nhận lượng điện năng tiêu thụ trong tháng vào ngày đầu tiên của tháng liền kề; mặt hàng xăng dầu cung ứng cho tầu bay xuất cảnh phải làm thủ tục hải quan trong thời hạn 30 ngày và trong lượng tờ khai tạm nhập.
c) Trách nhiệm của cơ quan hải quan:
Sau khi người khai hải quan nộp bộ hồ sơ trong thời hạn quy định tại điểm b khoản này, cơ quan hải quan làm thủ tục hải quan theo quy định tại mục 3 Chương II Thông tư này và không thực hiện việc kiểm tra thực tế hàng hóa.
2. Thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu được đăng ký tờ khai hải quan trước, thực hiện giao nhận sau:
a) Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu đăng ký tờ khai hải quan trước, thực hiện giao nhận sau phải đáp ứng quy định tại khoản 8 Điều 25 Nghị định số 08/2015/NĐ-CP;
b) Trách nhiệm của người khai hải quan
b.1) Thực hiện việc khai hải quan và nộp bộ hồ sơ xuất khẩu, nhập khẩu theo quy định tại Điều 16 Thông tư này, ngoài ra người khai hải quan nộp 01 bản hợp đồng (bản chụp), giấy phép xuất khẩu hoặc nhập khẩu của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền (đối với hàng hoá phải có giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu theo quy định của pháp luật): nộp 01 bản chụp và xuất trình bản chính để đối chiếu và cấp phiếu theo dõi, trừ lùi hoặc thực hiện trừ lùi từng lần;
b.2) Được sử dụng tờ khai hải quan khai trước đã được thông quan để thông quan từng lần lô hàng xuất khẩu, nhập khẩu;
b.3) Tiến hành khai bổ sung (nếu có) thông tin chính xác về lô hàng sau khi hoàn thành việc giao nhận lô hàng.
c) Trách nhiệm của cơ quan hải quan
c.1) Tiếp nhận, đăng ký hồ sơ hải quan;
c.2) Lập Sổ theo dõi hàng hoá xuất khẩu hoặc nhập khẩu: 01 quyển theo mẫu số 28/STD/GSQL Phụ lục V ban hành kèm Thông tư này;
c.3) Làm thủ tục khi xuất khẩu, nhập khẩu từng lần và ghi thông tin lượng hàng xuất khẩu, nhập khẩu từng lần vào sổ theo dõi;
c.4) Đối chiếu sổ theo dõi với thông tin khai bổ sung (nếu có) của người khai khi kết thúc việc xuất khẩu, nhập khẩu lô hàng để xác nhận tổng lượng đã thực xuất, thực nhập.
3. Địa điểm làm thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu đăng ký tờ khai một lần thực hiện tại một Chi cục Hải quan.
1. Công dân có hộ khẩu thường trú tại các khu vực biên giới của Việt Nam và các nước Trung Quốc, Lào, Campuchia được mua bán, trao đổi các mặt hàng theo Danh mục hàng hóa được sản xuất từ các nước có chung biên giới xuất khẩu, nhập khẩu dưới hình thức mua, bán, trao đổi cư dân biên giới do Bộ Công Thương ban hành.
Hàng hóa mua, bán, trao đổi ngoài Danh mục nêu trên, ngoài định mức theo quy định của pháp luật có liên quan, chủ hàng hóa phải làm thủ tục hải quan như đối với hàng hóa nhập khẩu theo quy định tại Thông tư này.
2. Việc mua bán, trao đổi và cơ chế chính sách đối với hàng hóa của cư dân biên giới thực hiện theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về quản lý hoạt động thương mại biên giới với các nước có chung biên giới và các văn bản hướng dẫn thi hành. Bộ Tài chính quy định cụ thể về thủ tục hải quan riêng đối với loại hình này.
Chapter IV
CUSTOMS PROCEDURES, CUSTOMS SUPERVISION AND INSPECTION OF SOME TYPES OF EXPORT AND IMPORT
Section 1. Customs procedures, customs supervision of temporarily imports and temporarily exports
Article 81. Certification of export, import or temporary import of goods
1. Any trader that wishes to obtain a temporary import number as prescribed in Article 13 of Circular No. 05/2014/TT-BCT shall submit an application for certification of export, import, or temporary import of goods to the General Department of Customs, whether directly or by post. The application consists of:
a) A written request for certification of export, import or temporary import of goods: 01 original copy;
b) A Certificate of Business Registration or Certificate of Business registration: 01 photocopy.
2. Within 05 working days from the receipt of the application, the General Department of Customs shall check information on the e-customs system and issue a certification or respond the enterprise if conditions for certification are not fulfilled.
Article 82. Customs procedures for temporary import of goods
Customs procedures for temporary import of goods are the same as those for export, import of goods prescribed in Chapter III of Decree No. 08/2015/ND-CP. Additional instructions:
1. Customs procedures for temporary import
a) Customs procedures for temporary import of goods shall be followed at the Sub-department of Customs at the checkpoint where temporarily imports are stored;
b) Apart from the documents prescribed in Clause 2 Article 16 of this Circular, The customs dossier of temporarily imports must also contain:
b.1) A contract for sale of imports: 01 photocopy;
b.2) With regard to temporarily imports subject to conditions prescribed by the Government:
b.2.1) A certificate of temporary import number issued by the Ministry of Industry and Trade: 01 photocopy;
b.2.2) A license for temporary import of goods issued by the Ministry of Industry and Trade (if the temporary import of goods is subject to licensing by the Ministry of Industry and Trade): 01 original copy.
2. Customs procedures for re-export
a) Procedures for re-export shall be followed at the Sub-department of Customs at the checkpoint of at which goods are temporarily imported (hereinafter referred to as “checkpoint of temporary import”) or the Sub-department of Customs at the checkpoint where goods are re-exported (hereinafter referred to as “checkpoint of re-export”). With regard to temporarily imports subject to conditions prescribed by the Government, customs procedures for re-export shall be carried out at the Sub-department of Customs at the checkpoint temporary import;
b) Customs dossier or re-exports shall comply with Clause 1 Article 16 of this Circular.
If customs declaration form No. HQ/2015/NK in Appendix V hereof is used when following customs procedures for temporary import of goods, the same form shall also be used when following customs procedures for re-export;
c) While following procedures for re-export, the trader must provide information about the number of the declaration of temporarily imports, ordinal number of corresponding lines on the declaration of temporarily imports and the declaration of re-exports on the e-customs system; the e-customs system shall deduct a corresponding quantity of goods from the declaration of temporarily imports.
A declaration of temporarily imports may be used for partial shipments of re-export. A declaration of re-exports is made according to only one corresponding declaration of temporarily imports. The Sub-department of Customs where the declaration of re-exports is registered shall check information about the declaration of temporarily imports on the e-customs system to carry out procedures for re-export.
In case of physical customs declaration, the declarant shall specify the number of the declaration of re-exports on the export declaration (form No. HQ/2015/XK in Appendix IV enclosed herewith).
3. Checkpoint of temporary import and checkpoint of re-export
a) Goods temporarily imported for re-export must be temporarily imported and re-exported through the checkpoints and customs clearance points prescribed in Clause 8 Article 11 of the Government's Decree No. 187/2013/ND-CP dated November 20, 2013 and instructions of the Ministry of Industry and Trade;
b) If the checkpoint of re-export on the declaration of exports is changed but the transport modal is not changed, the declarant shall send a written request to the Sub-department of Customs where the customs declaration is registered. If approved, the customs official shall change the supervision point on the e-customs system. The Sub-department of Customs at the checkpoint where goods are stored shall make a transfer note, seal the goods, and send them to the Sub-department of Customs at the checkpoint of export.
If the checkpoint or re-export on the declaration of exports is changed and customs clearance is yet to be granted, the declarant shall make additional declaration as prescribed in Article 20 of this Circular. If the change of the checkpoint of re-export results in the change of the transport modal, the declarant shall change the checkpoint of export and destination on the declaration of exports;
c) If temporarily imports are re-exported to a free trade zone, bonded warehouse, or export-processing zone, the checkpoint of export shall be such free trade zone, bonded warehouse, or export-processing zone.
4. Retention period
a) The period of retention of goods temporarily imported for re-export in Vietnam shall comply with Clause 4 Article 11 of Decree No. 187/2013/ND-CP;
b) The trader that wishes to extend the retention period in Vietnam shall send a written request to the Sub-department of Customs at the checkpoint where procedures for temporary import were followed. The Director of the Sub-department of Customs shall consider granting the request and return it to the trader for following procedures for re-export of goods; 01 photocopy shall be kept together with the customs dossier. A shipment shall be granted not more than 02 extensions, each of which shall not exceed 30 days;
c) Temporarily imports subject to conditions of the Government or goods restricted from import prescribed by the Ministry of Industry and Trade must be re-exported through the checkpoint of temporary import within 15 days from the expiration of the retention period (goods must not be re-exported to checkpoints other than the checkpoint of temporary import). Goods that are not re-exported shall be confiscated and handled as prescribed. If goods must be destroyed, the trader shall incur the destruction cost. The Sub-department of Customs at the checkpoint of temporary import shall take charge and cooperate with the Sub-department of Customs at the checkpoint of re-export in transferring, managing, supervising, and handling goods that are retained in Vietnam after the deadline for retention expires.
5. Retention location
Goods temporarily imported for re-export (including those that have completed procedures for temporary import or re-export pending export) shall be kept at one of the following location:
a) An area under customs supervision at the checkpoint;
b) An ICD or bonded warehouse at the checkpoint of import or checkpoint of export;
c) Warehouse/depot of the traders within a customs area issued with temporary import number by the Ministry of Industry and Trade.
6. Supervision of goods transported from the checkpoint of temporary import to the checkpoint of re-export
When temporarily imports are transported from the checkpoint of temporary import to the checkpoint of re-export, the declarant/carrier must declare the transport on the e-customs system in the following cases:
a) Goods are temporarily imported at a checkpoint and re-exported at another;
b) Goods are temporarily imported at a checkpoint and transported to a storage location, then re-exported at another checkpoint.
Customs procedures for transporting goods shall comply with regulations on transport of goods under customs supervision in Article 51 of this Circular.
7. Customs procedures for selling goods domestically instead of being re-exported shall comply with Clause 5 Article 21 of this Circular.
Article 83. Management of goods temporarily imported for re-export
1. Management of goods temporarily imported for re-export
a) Container must not be divided throughout the transport of goods from the checkpoint of temporary import to the customs controlled area, the re-export location at the checkpoint, or the customs clearance post.
If the container must be changed or divided, the trader shall submit a written request specifying the reasons, time of beginning and finishing changing or dividing the container for re-export; the Director of Sub-department of Customs in charge of the storage place shall grant permission if the following conditions are satisfied:
a.1) Goods are being kept at one of the locations mentioned in Clause 5 Article 82 of this Circular or customs clearance posts; goods gathering and inspection places at the checkpoint;
a.2) The container or the means of transport is qualified for customs sealing. Otherwise, appropriate customs supervision measures shall be taken by Sub-department of Customs at the checkpoint of re-export to ensure tightness and conformity with law.
b) Goods being moved to another means of transport or container shall be put under supervision;
c) Temporarily imports that have been grated customs procedures must be gathered at goods inspection places, bonded warehouse at the checkpoint of temporary import or checkpoint of re-export, and be exported through the checkpoint within 08 working hours since goods arrives at the checkpoint of export. If goods cannot be exported or not completely exported, the Director of Sub-department of Customs at the checkpoint of export shall consider extending the deadline if the trader submits a written request, provided they are completely exported within the time limit for retention in Vietnam. While awaiting the next re-export, goods must be kept at the places prescribed in Clause 5 Article 82 of this Circular;
d) If the checkpoint of re-export is different from the checkpoint of temporary import, the Sub-department of Customs at the checkpoint of temporary import shall seal the goods and request the declarant to move them to the checkpoint of re-export.
2. Customs management of temporarily imports sent to bonded warehouses and ICDs
a) If procedures for temporary import have been completed and procedures for re-export have not, goods may only be sent to a bonded warehouse or ICD under the management of the Sub-department of Customs at the checkpoint of import. Physical inspection shall be carried out at the bonded warehouse or ICD under the management of the Sub-department of Customs at the checkpoint; If procedures for re-export have been completed, goods must be sent to a bonded warehouse or ICD at the checkpoint of export;
b) Customs management of temporarily imports sent to bonded warehouses and ICDs.
b.1) Responsibilities of the trader:
b.1.1) After customs procedures for temporary import or re-export have been completed, if the time limit for goods retention in Vietnam has not expired, the trader send the Sub-department of Customs where temporary import procedures were followed a written request for permission to send goods to a bonded warehouse or ICD pending re-export, specifying the number of the declaration of temporary import or declaration of re-export;
b.1.2) Preserve the status quo of goods while goods are stored at the bonded warehouse or ICD;
b.1.3) Submit 01 photocopy and present the original or the declaration of temporary import or re-export for which customs procedures have been completed to the supervisory Sub-department of Customs of the bonded warehouse or ICD in case of physical customs declaration;
b.1.4) If goods have been sent to a bonded warehouse or ICD pending re-export, the trader must complete procedures for re-export before goods are moved from the bonded warehouse or ICD to the checkpoint of export.
b.2) The Directors of the Sub-departments of Customs where procedures for temporary import and re-export were followed shall make a certification on the written request and give it to the enterprise for sending goods to the bonded warehouse or ICD. It shall also be photocopied and enclosed with the customs dossier;
b.3) The supervisory Sub-department of Customs of the bonded warehouse shall carry customs procedures for goods for which procedures for temporary import have been completed similarly to goods sent to the bonded warehouse from the domestic market as instructed in Article 91 of this Circular;
b.4) Supervision of goods for which procedures for temporary import have been completed that are moved from the checkpoint of import to the bonded warehouse or ICD pending re-export and vice versa is similar to imports under customs supervision prescribed in this Circular;
b.5) Refund and cancellation of taxes on goods temporarily imported for re-export shall be only be made after goods have been re-exported in reality.
Article 84. Management, monitoring of declarations of temporarily imports and temporarily exports
1. Temporarily imports
a) The Sub-department of Customs where procedures for temporary import are followed shall monitor the quantity of temporarily imports on the e-customs system.
In case of physical customs declaration, the quantity of temporarily imports shall be monitored on the paper declaration.
b) After re-export, the trader shall follow procedures for refund or cancellation of import duty on the declaration of temporarily imports as prescribed in section 4 Chapter VII of this Circular at the Sub-department of Customs where procedures for temporary import are followed.
2. Temporarily imports, temporarily exports mentioned in Article 49, Article 50, Article 51, Article 52, Article 53, Article 54, Article 55 of Decree No. 08/2015/ND-CP:
a) The Sub-department of Customs where procedures for temporary import or temporary export are followed shall monitor the quantity of temporarily imports and temporarily exports on the e-customs system. If procedures for re-export or re-import are not followed by expiration of the period of temporary import or temporary export that was registered with the customs authority, or such period is not extended, the customs authority shall take appropriate actions as prescribed by law and impose tax (if any).
In case of physical customs declaration (including declaration on the Statement of temporarily imported or temporarily exported empty containers/flex tanks of the circulating vehicles mentioned in Point a and Point b Clause 1 Article 49 of Decree No. 08/2015/ND-CP) the procedures for re-export, re-import and monitoring of quantity of temporarily imported/exports shall be carried out using the paper declaration;
b) With regard to temporarily imports, temporarily exports subject to import duty, export duty, the declarant shall follow procedures for tax refund or tax cancellation as prescribed in section 4 Chapter VII of this Circular after goods are re-exported or re-imported;
c) If temporarily imports, temporarily exports are repurposed or sold domestically instead of being re-exported, the procedures prescribed in Article 21 of this Circular shall be followed.
3. In case of physical customs declaration, after goods are re-exported or re-imported:
a) If goods are eligible for tax exemption or not subject to import duty, export duty, or subject to 0% import duty, export duty:
a.1) The declarant shall submit a set of documents to the Sub-department of Customs where procedures for temporary import/export were followed, which consists of:
a.1.1) A written request for finalization of the declaration of temporarily imported/exports, numbers of the declaration of temporarily imported/export goods and the declaration of re-import/re-export: 01 original copy;
a.1.2) The declaration of re-export/re-import: 01 photocopy;
a.1.3) Payment documents for goods temporarily imported for re-export: 01 photocopy.
a.2) Responsibilities of the customs authority:
Within 02 working days from the receipt of sufficient documents, the customs official shall examine and compare the documents submitted by the declarant and the documents at the customs authority in order to finalize and make certification on the declaration of temporarily imported/exports at the customs authority.
b) With regard to temporarily imports, temporarily exports subject to import duty, export duty, the declarant shall follow procedures for tax refund or tax cancellation as prescribed in section 4 Chapter VII of this Circular at the Sub-department of Customs where procedures for temporary import/export were followed after goods are re-exported or re-imported.
Section 2. Customs procedures, customs supervision and inspection of goods exported, imported for other purposes
Article 85. Customs procedures for import of duty-free goods serving project execution
1. Imported duty-free goods serving project execution include goods imported as fixed assets; raw materials/supplies, components, semi-finished products serving manufacturing of the preferential projects.
2. Customs procedures
a) Customs places:
Customs procedures for import shall be carried out at the most Sub-department of Customs affiliated to the Customs Departments where the list of duty-free goods or supervisory Sub-department of Customs of the checkpoint where goods are stored, the port of destination written on the bill of lading, transport contract, or the Sub-department of Customs in charge of project goods affiliated to the Customs Department where goods are imported.
With regard to imports serving petroleum activities that are eligible for tax exemption as prescribed in Clause 11 Article 103 of this Circular, the declarant shall select the most Sub-department of Customs to follow customs procedures;
b) Customs procedures for import of duty-free goods serving project execution are similar to those applied to imports. Besides, the declarant must provide information about the List of duty-free goods on the on the declaration of imports.
The e-customs system will automatically deduct the quantity of imports corresponding to the quantity of goods on the List of duty-free goods. In case of paper list of duty-free goods, the customs authority shall make a monitoring sheet and deduct goods quantity as prescribed in Clause 4 Article 104 of this Circular.
3. Liquidation, repurposing of duty-free imports
a) The methods of liquidating, purposing goods, conditions, documents for liquidating duty-free imports of foreign-invested projects shall comply with instructions in Circular No. 04/2007/TT-BTM dated April 04, 2007 of the Ministry of Commerce (now the Ministry of Industry and Trade) on export, import, processing, liquidation of imports, and sale of goods of foreign-invested companies.
If duty-free goods are imported to serve execution of a domestic project, a new declaration shall be used for declaring tax as prescribed in Article 21 of this Circular when goods are repurposed;
b) Procedures for liquidating, repurposing goods shall be followed at the customs authority where the list of duty-free imports or the declaration of imports is registered (if registration of the list of duty-free imports is not required);
c) Procedures for liquidation and repurposing:
c.1) The enterprise or Liquidation Board shall send the customs authority where the declaration of duty-free imports was registered the reasons for liquidation or repurposing, names, codes, symbols, quantity, and exempt tax of goods, the number and date of the corresponding declaration;
c.2) In case of export, the enterprise shall opens a declaration of exports that suits the purpose;
c.3) If goods sold in Vietnam, given, donated, or destructed, tax shall be calculated on a new customs declaration as prescribed in Article 21 of this Circular. The enterprise shall follow import procedures according to the import purpose, tax policies, policies on management of imports applicable at the time of registration of the import declaration, unless all import management policies were fulfilled while following import procedures.
If goods are sold to a enterprise eligible for exemption of import duty, the quantity of duty-free goods must be deducted from the monitoring sheet of duty-free goods issued to the transferee enterprise;
c.4) In case of destruction, the enterprise shall take responsibility as prescribed by the environment authority.
Article 86. Customs procedures applied to indirect export
1. Indirect exports include:
a) Processed products: hired/borrowed machinery and equipment; excess materials; waste, rejects under processing contracts prescribed in Clause 3 Article 32 of Decree No. 187/2013/ND-CP;
b) Goods traded between an inland enterprise and an EPE or an enterprise in a free trade zone;
c) Goods traded between a Vietnamese company and a foreign entity without a representative in Vietnam and are requested to be delivered to another enterprise in Vietnam by the foreign entity.
2. Customs procedures for indirect export shall be followed at the most convenient Sub-department of Customs selected by the declarant that suit the purpose.
3. Customs dossier
The customs dossier of indirect exports shall comply with Article 16 of this Circular.
If goods are traded between an inland enterprise and an EPE or an enterprise in a free trade zone, the declarant may use VAT invoices or sale invoices as prescribed by the Ministry of Finance instead of commercial invoices.
4. Time limit for completing customs procedures
Within 15 working days from the day on which exports are granted customs clearance and delivered, the local importer shall complete customs procedures.
5. Customs procedures
a) The exporter shall:
a.1) Complete the declaration of exports and multimodal transport, specifying the destination code of the Sub-department of Customs where import procedures are followed and the enterprise identification number as instructed in Appendix II of this Circular;
a.2) Follow procedures for exporting goods as prescribed;
a.3) Deliver goods to the imported after they are granted customs clearance.
b) The importer shall:
b.1) Complete the declaration of imports by the deadline, specifying the number of the declaration of indirect export as instructed in Appendix II hereof;
b.2) Follow procedures for importing goods as prescribed;
b.3) Only sell or use imports for manufacturing after they are granted customs clearance.
c) The customs authority where export procedures are followed shall carry out export procedures as prescribed in Chapter II of this Circular;
d) The customs authority where import procedures are followed shall:
d.1) Monitor declarations of indirect exports for which customs procedures have been completed in order to initiate import procedures;-CP.
d.2) Carry out inspection according to the classification result given by the e-customs system. If physical inspection of goods is required and goods have undergone physical inspection at the Sub-department of Customs of export, the Sub-department of Customs of import shall not carry out physical inspection;
d.3) Compile monthly lists of indirect exports that have been granted customs clearance (form No. 20/TKXNTC/GSQL in Appendix V enclosed herewith) and send them to the supervisory tax authority.
6. In case a prioritized enterprise and its partners, or a conformable enterprise and its partners that are also conformable enterprises who have indirect exports that are delivered many times over a certain period of time under a contract/order with the same buyer or seller, goods may be delivered before customs declaration. Customs declaration shall be made within 30 days from the delivery date. The declarant may register the declaration of indirect exports at the most convenient Sub-department of Customs; tax policies and policies on management of exports or imports shall be implemented when the customs declaration is registered. The customs authority only examines documents related to the delivery of goods instead of carrying out a physical inspection. The exporter and the importer must keep documents proving each delivery (such as commercial invoice, VAT invoice, sale invoice, goods dispatch invoice, etc.) and present them to the customs authority on request.
Article 87. Customs procedures applied to exports or imports of foreign traders who exercise the right to export or import, foreign-invested companies (except for EPEs exercising the right to export or import prescribed in Article 77 of this Circular)
1. Customs dossier:
In addition to the documents mentioned in Article 16 of this Circular, the declarant must submit the following documents:
a) With regard to exports or imports of foreign traders who exercise the right to export or import without representative entities in Vietnam:
a.1) Certificate or registration or right to export or import issued to the foreign trader by the Ministry of Industry and Trade: 01 photocopy;
a.2) A contract with a customs brokerage agent: 01 photocopy.
b) The Certificate of investment in goods trading and relevant activities of the foreign-invested trader who registers the right to export or import goods of a foreign-invested company: 01 photocopy;
c) If customs procedures are followed at the same Sub-department of Customs, the declarant shall only submit the documents mentioned in Point a and Point b when following customs procedures for the first time.
2. Customs procedures:
Customs procedures applied to exports or imports of foreign traders who exercise the right to export or import and foreign-invested companies without representative entities in Vietnam shall comply with Chapter II of this Circular; the declarant shall specify the documents mentioned in Point. A.1 and Point b Clause 1 of this Article on the electronic customs declaration (box “License number”).
Article 88. Customs procedures for goods received and dispatched from transshipment ports
1. The enterprise operating the transshipment port shall make 02 original copies of the notice of goods transshipment (form No. 21/BKTrC/GSQL in Appendix V enclosed herewith)
2. Goods received and dispatched from the transshipment port is exempt from inspection. If violations of law are suspected, the customs authority shall check the quantity of containers, compare the numbers and symbols of containers with the statement, and carry out physical inspection of goods as prescribed.
3. Quarterly within 15 days after the end of the reporting period, the transshipment enterprise must send a report to eh supervisory customs authority of the transshipment port on the quantity of goods received, dispatched from, and remain in the transshipment port.
4. Goods that remain in the transshipment port shall be handled in accordance with Article 58 of the Law on Customs and the corresponding Circular of the Ministry of Finance.
Article 89. Customs procedures applied to transited goods
1. Transited goods that are transported directly from the exporting country to the importing country without passing through any Vietnam’s checkpoint are exempt from customs procedures.
2. Customs procedures applied to transited goods that are that are taken to a depot of a Vietnam's seaport (not bonded warehouse or transshipment area) while being transported from the exporting country to the importing country:
a) The trader shall:
Submit a set of documents to the Sub-department of Customs where goods are imported which consists of:
a.1) A written request for permission for goods transit (form No. 22/CKHH/GSQL in Appendix V enclosed herewith);
a.2) A bill of lading of the imports: 01 photocopy.
b) The Sub-department of Customs at the checkpoint shall:
b.1) Receive and examine the documents;
b.2) Certify the import, append the official’s seal and signature on the enterprise’s request;
b.3) Monitor the transited shipment until it is exported from Vietnam;
b.4) Certify that goods have passed through the customs controlled area on the written request for permission for goods transit after goods are loaded onto the means of transport;
b.5) In case transited goods are exported through a checkpoint other than the checkpoint of import but still in the same seaport system under the supervision of Customs Department, the customs official shall certify that goods have passed through the customs controlled area on the request after goods are taken to the customs controlled area at the checkpoint of export; Goods received and dispatched from customs controlled areas at checkpoints shall be supervised in accordance with Article 52 of this Circular;
b.6) If the transited shipment is suspected of violations, the Director of the Sub-department of Customs at the checkpoint shall decide a physical inspection and take appropriate actions as prescribed.
c) Transited goods must be exported from Vietnam within 30 days from the day on which they are received and inspected by the Sub-department of Customs at the checkpoint.
3. Goods that pass through a Vietnam’s checkpoint and taken to a bonded warehouse or transshipment area at a Vietnam’s port while being transported from the exporting country to the importing country shall undergo customs procedures applied to goods received and dispatched from bonded warehouses and transshipment areas of Vietnam’s ports.
4. Transited goods shall be removed from Vietnam through the checkpoint of import.
5. Transited goods are exempt from inspection. Physical inspection shall be carried out as prescribed in Article 29 of this Circular if violations of law are suspected.
Article 90. Customs procedures for goods received and dispatched from free trade zones within border economic zones
1. Principles:
Goods received and dispatched from free trade zones within border economic zones must undergo customs procedures, except for the following cases:
a) Cases in which customs procedures are exempt:
a.1) Goods on the list of goods exempt from customs procedures are exported from other sectors of a border economic zone or from inland to a free trade zone which is not separated from the outside by hard fences as prescribed in Section I of Appendix I of Circular No. 109/2014/TT-BTC dated August 15, 2014 of the Ministry of Finance;
a.2) Goods that were previously imported on the List of goods dutiable according to section II of Appendix II enclosed with Circular No. 109/2014/TT-BTC of the Ministry of Finance are taken from a free trade zone within a border economic zone to inland;
a.3) Goods derived from inland products prescribed in Point a.1 of this Clause are taken from a free trade zone within a border economic zone to inland.
b) Cases in which customs procedures are optional:
Goods are stationery, food, consumables used by bought by enterprises in a free trade zone from inland to serve their operation and life of their employees, except for the case mentioned in Point a.1 of this Clause.
2. Customs places
a) The entities in the free trade zone within a border economic zone must follow customs procedures at the supervisory Sub-department of Customs of the free trade zone when exporting and importing goods;
b) Inland entities that enter into export, import contracts with entities in the free trade zone within a border economic zone may follow customs procedures at the most convenient Sub-department of Customs.
3. Goods taken to a free trade zone within a border economic zone from abroad must undergo customs procedures and apply tax and finance polices that are applied to such border economic zone.
Where an entity imports goods as fixed assets of a project of investment in a free trade zone within a border economic zone, such goods must be suitable for the field of investment, scale, and purposes of the project, and must be used for such purposes only.
In case an entity imports raw materials/supplies to serve manufacturing, processing, recycling, assembly in a free trade zone within a border economic zone, the raw materials/supplies shall be managed and accounted for in accordance with regulations applied to EPEs prescribed in Article 60 of this Circular.
4. When taking goods mentioned in Clause 1 of this Article to a free trade zone within a border economic zone from other sectors or from in land and goods traded among free trade zones, customs procedures are similar to indirect exports prescribed in Article 86 of this Circular.
5. Goods exported to abroad from a free trade zone
a) Goods exported from a free trade zone to abroad shall follow corresponding customs procedures that suit the export purpose;
b) Where goods are imported from abroad or inland and then exported at is to abroad, the number and date of the declaration of imports or VAT invoice or sale invoice must be written on the declaration of exports.
6. Goods exported to inland from a free trade zone within a border economic zone:
a) Goods exported to inland from a free trade zone must follow customs procedures, except for goods on the list of goods dutiable upon import from abroad to free trade zones within border economic zones as prescribed by the Ministry of Finance;
b) Customs procedures shall comply with Chapter II this Circular. In order for the inland entity to calculate tax payable when following import procedure, the entity in the free trade zone shall follow the instructions below:
b.1) In case of goods manufactured, processed, recycled, or assembled in a free trade zone without using raw materials/supplies imported from abroad, the declaration of exports must specify that goods are manufactured from domestic raw materials/supplies;
b.2) In case of goods manufactured, processed, recycled, or assembled in a free trade zone using raw materials/supplies imported from abroad, the entity in the free trade zone must calculate and amount of imported materials that are converted into the products being exported to inland (form 23/NLNK-PTQ/GSQL in Appendix V enclosed herewith) and specify that goods are made of imported raw materials/supplies on the declaration of exports;
b.3) If customs procedures for taking goods to the free trade zone have been completed and then goods are exported at ease to inland, customs procedures are similar to those for indirect exports prescribed in Article 86 of this Circular. The declaration of exports must specify that goods are exported at is, the number and date of the corresponding customs declaration;
b.4) The entity in the free trade zone must provide the inland enterprise with sufficient documents and data for the inland enterprise to calculate tax payable.
7. Goods processing between entities in free trade zones and inland entities
Customs procedures are similar to those applied to goods processing between EPEs and inland entities prescribed in Article 76 of this Circular. The inland entities shall follow customs procedures at the supervisory Sub-department of Customs of free trade zones.
8. Customs supervision of goods received and dispatched from free trade zones
a) The free trade zone must be separated from the outside (except for Lao Bao Special Economic Zone in Quang Tri province and Cau Treo Border Economic Zone in Ha Tinh province to which regulations of the Prime Minister apply) and have customs control gates in order to monitor goods received and dispatched from free trade zones;
b) Goods received and dispatched from free trade zones, goods transported imported to inland or exported to abroad through free trade zones must go through customs control gates and supervised by the customs;
c) When going through a free trade zone, goods imported from abroad to inland or goods exported from inland to abroad must stick to the route provided by the supervisory customs authority and management board of the free trade zone when passing.
9. Separate instructions of the Ministry of Finance shall apply to the sale of duty-free goods to tourists that visit free trade zones within border economic zones.
Article 91. Customs management of goods entering and dispatched from bonded warehouses
1. Customs procedures for sending goods to a bonded warehouse from abroad
a) The declarant shall:
a.1) Complete the declaration of imports according to Appendix II and the declaration of multimodal transport as prescribed in Point a Clause 2 Article 51 of this Circular.
In case of physical customs declaration as prescribed in Clause 2 Article 25 of Decree No. 08/2015/ND-CP, the declarant shall complete and submit 02 original copies of the declaration of imports (form HQ/2015/NK in Appendix IV enclosed herewith);
a.2) Submit 01 photocopy of the bill of lading or an equivalent transport document as prescribed by law (except for goods imported through a land checkpoint)
a.3) Submit 01 photocopy of the certificate of temporary import number issued by the Ministry of Industry and Trade for goods temporarily imported for re-export subject to conditions prescribed by the Ministry of Industry and Trade when they are sent to the bonded warehouse from abroad before exporting to another country;
a.4) Submit 01 original copy of the notice of exemption from inspection or the notice of inspection result issued by an specialized agency as prescribed by law.
Where single-window system is applied, the notice of inspection result or exemption from inspection by a specialized agency shall be sent electronically via the National Single-window Information Portal. The declarant is not required to submit it while following customs procedures;
a.5) Update information about goods sent to the bonded warehouse on the goods inventory software on the bonded warehouse owner and send it to the supervisory Sub-department of Customs of the bonded warehouse.
b) The supervisory Sub-department of Customs of the bonded warehouse shall carry out customs procedures prescribed in section 3 Chapter II of this Circular and perform the tasks mentioned in Point d.1.1 Clause 2 Article 51 of this Circular;
c) The day on which goods are delivered to the bonded warehouse is the day on which the information about arrival of imports is updated by the customs authority on the e-customs system;
d) Goods that are sent to the bonded warehouse before being exported to another country where the certificate of temporary import number issued by the Ministry of Industry and Trade is required may only be sent to the bonded warehouse in the province where the checkpoint of import or checkpoint of export is located;
dd) Goods sent to the bonded warehouse from abroad may only be imported through the checkpoints prescribed by the Prime Minister and the Ministry of Industry and Trade.
2. Customs procedures for sending goods to a bonded warehouse from a free trade zone or inland
a) The declarant shall:
a.1) Perform the tasks prescribed in Point a Clause 1 Article 52 of this Circular when registering the declaration of goods exported from inland or a free trade zone;
a.2) Update information about goods sent to the bonded warehouse on the goods inventory software on the bonded warehouse owner and send it to the supervisory Sub-department of Customs of the bonded warehouse.
b) The supervisory Sub-department of Customs shall:
b.1) Access and print information about the declaration of exports granted customs clearance on the e-customs system in order to monitor goods delivered to the bonded warehouse and kept therein;
b.2) Perform the tasks prescribed in Point c.1.2 Clause 2 Article 51 of this Circular.
c) The day on which goods are sent to the bonded warehouse is the day on which the customs authority confirms on the e-customs system that goods have passed through the customs controlled area.
3. Customs procedures for exporting goods from a bonded warehouse:
a) The declarant shall:
a.1) Submit 01 photocopy of the goods dispatch note as prescribed by regulations of law on accounting specifying the numbers of corresponding declarations of received goods;
a.2) Update information about goods removed from the bonded warehouse on the goods inventory software on the bonded warehouse owner and send it to the supervisory Sub-department of Customs of the bonded warehouse.
a.3) Make a declaration of independent transport of goods under customs supervision as prescribed in Clause 1 Article 51 of this Circular.
b) The supervisory Sub-department of Customs shall:
b.1) Compare information about goods dispatched from the bonded warehouse on the dispatch note and information in the inventory software;
b.2) Perform the tasks prescribed in Point c.3 Clause 1 Article 51 of this Circular and receive replies from the Sub-department of Customs at the checkpoint of export.
c) Goods exported to abroad from the bonded warehouse may only be exported through the checkpoints prescribed by the Prime Minister and the Ministry of Industry and Trade;
d) After goods are taken in the customs controlled area at the checkpoint of export from a bonded warehouse, the Sub-department of Customs at the checkpoint of export shall monitor goods until they are actually exported from Vietnam’s territory. If goods are not exported by 15 days from the day on which goods arrive at the checkpoint of export or the checkpoint of export is changed, the Sub-department of Customs at the checkpoint of export must notify the supervisory Sub-department of Customs of the bonded warehouse for monitoring in cooperation. Goods exported through checkpoint by road or by river shall be confirmed that they have passed through the customs controlled area at the checkpoint of export.
4. Customs procedures for importing goods to inland or a free trade zone from the bonded warehouse:
a) The declarant shall:
a.1) Update information about goods dispatched from the bonded warehouse on the goods inventory software on the bonded warehouse owner and send it to the supervisory Sub-department of Customs of the bonded warehouse;
a.2) Perform the tasks prescribed in Point a Clause 2 Article 52 of this Circular at the supervisory Sub-department of Customs of the bonded warehouse.
b) The supervisory Sub-department of Customs shall:
b.1) Compare information about goods dispatched from the bonded warehouse on the declaration of goods imported to inland or free trade zone on the e-customs system with information in the inventory software; print and keep documents together with documents about goods delivered to the bonded warehouse;
b.2) Perform the tasks prescribed in Point d.1.2 Clause 2 Article 51 of this Circular.
c) The following goods must not be imported to inland from a bonded warehouse:
c.1) Goods that are required to follow import procedures at a checkpoint;
c.2) Goods on the list of imports that must not be moved to another custom post outside the checkpoint area or vice versa prescribed by the Prime Minister, except for raw materials/supplies, machinery, and equipment imported to serve manufacturing, processing of goods, and goods manufactured or processed in Vietnam.
5. Customs procedures for sending goods from a bonded warehouse to another:
a) Goods that are removed from the old bonded warehouse shall follow customs procedures prescribed in Clause 4 of this Article;
b) Goods that are delivered to the new bonded warehouse shall follow customs procedures prescribed in Clause 1 of this Article;
c) The period of goods retention in the bonded warehouse begins from the day on which goods are delivered to the old bonded warehouse.
6. With regard to goods transported from a checkpoint, from a bonded warehouse to another, from another location to a bonded warehouse and vice versa that are under the management of the same Sub-department of Customs, the monitoring of goods being delivered between such locations shall be decided by Customs Department of the province.
7. If violations of law are suspected, the Director of the supervisory Sub-department of Customs of the bonded warehouse shall decide whether to carry out a physical inspection before goods are delivered to or dispatched from the bonded warehouse. The inspection result shall be written on the notice of inspection result (form No. 06/PGKQKT/GSQL in Appendix V enclosed herewith.
8. The transfer of ownership of goods in bonded warehouse shall be carried out by goods owner upon sale of goods as prescribed in Clause 8 Article 3 of the Law on Commerce. The owner of the bonded warehouse shall send the supervisory Sub-department of Customs a notification of the transfer of ownership of goods in the bonded warehouse. Procedures for delivering, dispatching goods are not required. The period of goods retention in the bonded warehouse begins from the day on which goods are delivered to the bonded warehouse according to the bonded warehouse lease contract between the owner of the bonded warehouse and the former goods owner.
9. Reporting bonded warehouse inventory:
a) The bonded warehouse owner shall monitor and finalize bonded warehouse lease contracts with goods owners. On every 15th of the first month of the next quarter, the bonded warehouse owner shall send the supervisory Sub-department of Customs a written notification of goods condition and operation of the bonded warehouse (form 24/BC-KNQ/GSQL in Appendix V enclosed herewith); the Sub-department of Customs shall send a summary report to Customs Department on the 25th of the first month of the quarter;
b) The supervisory Sub-department of Customs of the bonded warehouse is responsible for monitoring the warehouse inventory on the basis of customs declarations of goods sent to the bonded warehouse and the inventory software of the bonded warehouse owner; time limit for retention of goods in the bonded warehouse, compare with the notification of goods condition and operation of the bonded warehouse. If the quantity of goods in inventory is suspected, the Director of the Sub-department of Customs shall decide a site inspection, compare with information on the inventory software of the bonded warehouse owner.
10. Every year, the Customs Department of the province shall inspect the operation of bonded warehouses and the adherence to law of bonded warehouse owners, then submit the inspection result to the General Department of Customs. Customs Departments shall carry out surprise inspections if violations of law are suspected.
Article 92. Customs supervisions applied to goods delivered to, dispatched from CFS, and services therein
1. Exports sent to a CFS
According to information about the export shipment sent by the Sub-department of Customs where the customs declaration is registered, the supervisory Sub-department of Customs of the CFS shall receive the shipment, compare with information on the e-customs system in order to send goods to the CFS.
At the request of the Sub-department of Customs where the customs declaration is registered, the customs official in charge of the CFS shall carry out physical inspection of goods as prescribed in Clause 11 Article 29 of this Circular.
2. Imports sent to a CFS
According to information on the declaration of transport of goods under customs supervision approved by the Sub-department of Customs at the checkpoint and the bill of lading presented by the CFS operator, the customs official shall monitor goods being delivered to the CFS and perform the tasks prescribed in Point c.4 Clause 1 Article 51 of this Circular.
3. Supervision of services provided in the CFS
Services provided in the CFS must be supervised by the customs. When consolidating export shipments into one container, the provider of LCL consolidation services must compile of list of consolidated cargo (form No. 25/DMXK-CFS/GSQL in Appendix V enclosed herewith). When the consolidation is completed, the customs official shall make a confirmation on the list, return 01 copy of it to the provider of LCL consolidation services, and keep 01 copy at the customs authority.
4. Management of goods sent to the CFS
a) After the quantity goods on the Master Bill are completed imported to inland or completely exported to another country, the provider of LCL consolidation services shall monitor goods according to each Master Bill;
b) With regard to exports sent to the CFS, according to the list of consolidated cargo, the provider of LCL consolidation services shall monitor the list of overdue goods in the CFS as prescribed in Clause 3 Article 61 of the Law on Customs.
5. Reporting CFS inventory:
On the 5th of the first month of the next quarter, the provider of LCL consolidation services shall send the supervisory Sub-department of Customs of the CFS a written notification of goods condition and operation of the CFS (form No. 26/NXT-CFS/GSQL in Appendix V enclosed herewith). If the provider of LCL consolidation services uses inventory software which is connected with the customs, the supervisory Sub-department of Customs of the CFS shall access the inventory report on the software.
Article 93. Customs procedures applied to exports/imports on an all-inclusive declaration
1. Customs procedures for exports/imports that are delivered before the customs declaration is registered:
a) Cases of application:
a.1) Exported, importer electricity;
a.2) Goods sold in international area at international airports (except duty-free goods);
a.3) Goods provided for passengers on international flights;
a.4) Aviation fuel for outbound aircraft;
a.5) Indirect exports that are delivered many times in a day or a month as prescribed in Clause 6 Article 86 of this Circular.
b) The declarant shall:
b.1) Complete the customs declaration according to Appendix II enclosed herewith;
b.2) Submit a customs dossier as prescribed in Article 16 of this Circular which contains documents certifying every delivery of goods (sale invoice, commercial invoice, goods dispatch invoice, etc.); compile a list of documents certifying deliveries of goods (form No. 27/THCT-KML/GSQL in Appendix V enclosed herewith) and submit them to the customs authority while following customs procedures. With regard to exported/imported electricity, the declarant shall submit documents proving electricity consumption in the month on the first day of the next month; customs procedures for provision of aviation fuel for outbound aircraft shall be completed within 30 days.
c) After the declarant submits the customs dossier by the deadline advertisement prescribed in Point b of this Clause, the customs authority shall carry out customs procedures according to section 3 Chapter II of this Circular and shall not carry out physical inspection of goods.
2. Customs procedures for exports/imports that are delivered after the customs declaration is registered:
a) Goods that are delivered after the customs declaration is registered must satisfy the conditions in Clause 8 Article 25 of Decree No. 08/2015/ND-CP.
b) The declarant shall:
b.1) Make the customs declaration and submit the customs dossier prescribed in Article 16 of this Circular; submit 01 photocopy of the contract, export/import license issued by a competent authority (if such licensed is required by law) and present the original for comparison and issuance of the monitoring sheet;
b.2) The previous customs declaration that was grated customs clearance may be used to obtain customs clearance for each shipment;
b.3) Make additional declaration if accurate information about the shipment is received after the shipment is completely delivered.
c) The customs authority shall:
c.1) Receive, register the customs dossier;
c.2) Make a logbook of exported/import goods (form No. 28/STD/GSQL in Appendix V enclosed herewith);
c.3) Carry out customs procedures for each shipment of export/import of goods and write the quantity of each shipment in the logbook;
c.4) Compare the logbook with additional declaration after the shipment is completely exported/imported in order to confirm the total quantity of exports/imports.
3. Customs procedures for exported/import goods on an all-inclusive declaration shall be followed at one Sub-department of Customs.
Article 94. Customs procedures for trading, exchange of goods of border residents
1. Any citizen who has a permanent residence in the bordering area of Vietnam and China, Laos, or Cambodia may trade in and/or exchange goods on the list of goods manufactured in bordering countries that are imported/exported in the form of trading or exchanging by border residents issued by the Ministry of Industry and Trade.
If the goods traded/exchanged are not on the list of the quantity of goods or exceeds the allowance prescribed by relevant regulations of law, the owners of goods must follow customs procedures for import of goods as prescribed in this Circular.
2. The Prime Minister’s Decision on management of border trading with bordering countries and its guiding documents shall apply to the trading, exchange of goods of border residents, and policies thereon. The Ministry of Finance shall specify customs procedures for these activities.
Văn bản liên quan
Cập nhật
Điều 43. Bảo lãnh số tiền thuế phải nộp
Điều 47. Thứ tự thanh toán tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt
Điều 49. Xử lý tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt nộp thừa
Điều 129. Thủ tục nộp, tiếp nhận và xử lý hồ sơ xét hoàn thuế, không thu thuế
Điều 135. Gia hạn nộp tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt
Điều 136. Xoá nợ tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt
Điều 137. Hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế trong trường hợp xuất cảnh
Điều 4. Quy định về thực hiện thủ tục hải quan ngoài giờ làm việc, ngày nghỉ, ngày lễ
Điều 11. Áp dụng quản lý rủi ro trong kiểm tra sau thông quan
Điều 17. Xem hàng hoá, lấy mẫu hàng hóa trước khi khai hải quan
Điều 29. Kiểm tra thực tế hàng hóa
Điều 58. Địa điểm làm thủ tục hải quan
Điều 88. Thủ tục hải quan đối với hàng hoá đưa ra, đưa vào cảng trung chuyển
Điều 141. Thu thập thông tin và xác minh phục vụ kiểm tra sau thông quan
Điều 142. Kiểm tra sau thông quan tại trụ sở cơ quan hải quan
Điều 143. Kiểm tra sau thông quan tại trụ sở người khai hải quan
Điều 144. Tổ chức thực hiện kiểm tra sau thông quan
Điều 109. Thủ tục, trình tự xét miễn thuế
Điều 129. Thủ tục nộp, tiếp nhận và xử lý hồ sơ xét hoàn thuế, không thu thuế
Điều 8. Đánh giá tuân thủ pháp luật của doanh nghiệp hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu
Điều 21. Khai thay đổi mục đích sử dụng, chuyển tiêu thụ nội địa
Điều 51. Thủ tục hải quan đối với hàng hóa vận chuyển chịu sự giám sát hải quan
Điều 52. Giám sát hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu
Điều 57. Kiểm tra cơ sở gia công, sản xuất hàng hóa xuất khẩu; năng lực gia công, sản xuất
Điều 58. Địa điểm làm thủ tục hải quan
Điều 61. Thủ tục nhập khẩu nguyên liệu, vật tư, máy móc, thiết bị và xuất khẩu sản phẩm
Điều 75. Thủ tục hải quan đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu của DNCX
Điều 82. Thủ tục hải quan đối với hàng hoá kinh doanh tạm nhập-tái xuất
Điều 84. Quản lý, theo dõi tờ khai hải quan tạm nhập tái xuất, tạm xuất tái nhập
Điều 91. Quản lý hải quan đối với hàng hoá đưa vào, đưa ra kho ngoại quan
Điều 93. Thủ tục hải quan đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu đăng ký tờ khai hải quan một lần
Điều 141. Thu thập thông tin và xác minh phục vụ kiểm tra sau thông quan
Điều 144. Tổ chức thực hiện kiểm tra sau thông quan
Điều 121. Hồ sơ hoàn thuế đối với hàng hoá đã xuất khẩu nhưng phải nhập khẩu trở lại Việt Nam
Điều 3. Quy định về nộp, xác nhận và sử dụng các chứng từ thuộc hồ sơ hải quan, hồ sơ thuế
Điều 7. Hồ sơ xác định trước mã số, xuất xứ, trị giá hải quan
Điều 19. Đăng ký tờ khai hải quan
Điều 20. Khai bổ sung hồ sơ hải quan
Điều 21. Khai thay đổi mục đích sử dụng, chuyển tiêu thụ nội địa
Điều 24. Kiểm tra tên hàng, mã số hàng hóa, mức thuế
Điều 25. Kiểm tra trị giá hải quan
Điều 26. Kiểm tra, xác định xuất xứ hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu
Điều 28. Kiểm tra giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu, kết quả kiểm tra chuyên ngành
Điều 29. Kiểm tra thực tế hàng hóa
Điều 30. Xử lý kết quả kiểm tra hải quan
Điều 31. Lấy mẫu, lưu mẫu hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu
Điều 37. Căn cứ và phương pháp tính thuế đối với hàng hoá áp dụng thuế suất theo tỷ lệ phần trăm
Điều 39. Thuế tự vệ, thuế chống bán phá giá, thuế chống trợ cấp
Điều 40. Áp dụng căn cứ tính thuế đối với một số trường hợp đặc biệt
Điều 43. Bảo lãnh số tiền thuế phải nộp
Điều 44. Địa điểm, hình thức nộp thuế
Điều 45. Thu nộp lệ phí hải quan
Điều 49. Xử lý tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt nộp thừa
Điều 50. Quy định về vận chuyển hàng hóa chịu sự giám sát hải quan
Điều 51. Thủ tục hải quan đối với hàng hóa vận chuyển chịu sự giám sát hải quan
Điều 52. Giám sát hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu
Điều 53. Cơ sở để xác định hàng hoá xuất khẩu
Điều 54. Nguyên liệu, vật tư nhập khẩu
Điều 55. Định mức thực tế để gia công, sản xuất sản phẩm xuất khẩu
Điều 57. Kiểm tra cơ sở gia công, sản xuất hàng hóa xuất khẩu; năng lực gia công, sản xuất
Điều 61. Thủ tục nhập khẩu nguyên liệu, vật tư, máy móc, thiết bị và xuất khẩu sản phẩm
Điều 62. Thủ tục hải quan đối với trường hợp thuê gia công lại
Mục 3. Thủ tục hải quan đối với hàng hóa đặt gia công ở nước ngoài
Điều 70. Thủ tục hải quan nhập khẩu nguyên liệu, vật tư và xuất khẩu sản phẩm
Điều 71. Thủ tục xử lý phế liệu, phế phẩm tiêu thụ nội địa
Điều 75. Thủ tục hải quan đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu của DNCX
Điều 79. Thanh lý máy móc, thiết bị, phương tiện vận chuyển tạo tài sản cố định
Điều 82. Thủ tục hải quan đối với hàng hoá kinh doanh tạm nhập-tái xuất
Điều 83. Quản lý, giám sát hàng hóa kinh doanh tạm nhập tái xuất
Điều 86. Thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu tại chỗ
Điều 88. Thủ tục hải quan đối với hàng hoá đưa ra, đưa vào cảng trung chuyển
Điều 91. Quản lý hải quan đối với hàng hoá đưa vào, đưa ra kho ngoại quan
Điều 93. Thủ tục hải quan đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu đăng ký tờ khai hải quan một lần
Điều 94. Thủ tục hải quan đối với hàng hóa mua, bán, trao đổi của cư dân biên giới
Điều 98. Địa điểm làm thủ tục hải quan ngoài cửa khẩu
Điều 99. Kho hàng không kéo dài
Điều 100. Địa điểm kiểm tra tập trung
Điều 101. Địa điểm tập kết, kiểm tra hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu ở biên giới
Điều 141. Thu thập thông tin và xác minh phục vụ kiểm tra sau thông quan
Điều 142. Kiểm tra sau thông quan tại trụ sở cơ quan hải quan
Điều 143. Kiểm tra sau thông quan tại trụ sở người khai hải quan
Điều 107. Các trường hợp xét miễn thuế
Điều 109. Thủ tục, trình tự xét miễn thuế
Điều 110. Thẩm quyền xét miễn thuế
Điều 111. Các trường hợp xét giảm thuế
Điều 113. Trình tự, thủ tục, thẩm quyền xét giảm thuế
Điều 114. Các trường hợp hoàn thuế
Điều 121. Hồ sơ hoàn thuế đối với hàng hoá đã xuất khẩu nhưng phải nhập khẩu trở lại Việt Nam
Điều 128. Hồ sơ không thu thuế
Điều 129. Thủ tục nộp, tiếp nhận và xử lý hồ sơ xét hoàn thuế, không thu thuế
Điều 130. Kiểm tra hồ sơ hoàn thuế, không thu thuế tại trụ sở người nộp thuế
Điều 131. Cập nhật thông tin hoàn thuế, không thu thuế
Điều 134. Nộp dần tiền thuế nợ
Điều 135. Gia hạn nộp tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt
Điều 136. Xoá nợ tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt
Điều 138. Hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế trong trường hợp giải thể, phá sản, chấm dứt hoạt động