Chương I Thông tư 38/2015/TT-BTC: Quy định chung
Số hiệu: | 38/2015/TT-BTC | Loại văn bản: | Thông tư |
Nơi ban hành: | Bộ Tài chính | Người ký: | Đỗ Hoàng Anh Tuấn |
Ngày ban hành: | 25/03/2015 | Ngày hiệu lực: | 01/04/2015 |
Ngày công báo: | 21/04/2015 | Số công báo: | Từ số 509 đến số 510 |
Lĩnh vực: | Xuất nhập khẩu, Thuế - Phí - Lệ Phí | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Bãi bỏ hàng loạt Thông tư về Thuế và Hải quan
Ngày 25/03/2015, Bộ Tài chính ban hành Thông tư 38/2015/TT-BTC Quy định về thủ tục hải quan; kiểm tra, giám sát hải quan; thuế xuất - nhập khẩu và quản lý thuế đối với hàng hoá xuất - nhập khẩu.
Theo đó bãi bỏ:
- Thông tư 94/2014/TT-BTC , 22/2014/TT-BTC , 128/2013/TT-BTC , 196/2012/TT-BTC , 186/2012/TT-BTC , 183/2012/TT-BTC , 15/2012/TT-BTC , 190/2011/TT-BTC , 45/2011/TT-BTC , 45/2007/TT-BTC , 13/2014/TT-BTC , 175/2013/TT-BTC , 237/2009/TT-BTC .
- Các nội dung hướng dẫn về thủ tục hải quan; kiểm tra, giám sát hải quan; thuế xuất - nhập khẩu và quản lý thuế đối với hàng hóa xuất - nhập khẩu do Bộ Tài chính ban hành trước ngày Thông tư này có hiệu lực không phù hợp với hướng dẫn tại Thông tư này.
Thông tư 38 có hiệu lực từ ngày 01/04/2015.
Riêng điểm đ.2 khoản 1, điểm đ khoản 4 Điều 42; khoản 4, khoản 7, khoản 8 Điều 133; Điều 135 có hiệu lực từ ngày 01/01/2015.
Cách xác định tiền chậm nộp đối với các tờ khai hải quan đăng ký trước ngày 01/01/2015 nhưng người nộp thuế chậm nộp thuế và thực hiện nộp thuế từ ngày 01/01/2015 thì thực hiện theo hướng dẫn tại Điều 133 Thông tư này.
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
1. Thông tư này quy định về thủ tục hải quan; kiểm tra, giám sát hải quan; thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu và quản lý thuế đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu.
2. Thủ tục hải quan; kiểm tra, giám sát hải quan đối với một số loại hình hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu sau đây thực hiện theo hướng dẫn riêng của Bộ Tài chính:
a) Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu bán tại cửa hàng miễn thuế;
b) Bưu gửi xuất khẩu, nhập khẩu gửi qua mạng bưu chính và hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu gửi qua dịch vụ chuyển phát nhanh;
c) Xăng, dầu; nguyên liệu xăng, dầu xuất khẩu, nhập khẩu, tạm nhập tái xuất;
d) Khí và khí dầu mỏ hóa lỏng xuất khẩu, nhập khẩu, tạm nhập tái xuất, chuyển khẩu; nguyên liệu nhập khẩu để sản xuất và pha chế khí và khí dầu mỏ hóa lỏng; nguyên liệu nhập khẩu để gia công xuất khẩu khí và khí dầu mỏ hóa lỏng.
3. Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu của doanh nghiệp được áp dụng chế độ ưu tiên trong lĩnh vực quản lý nhà nước về hải quan, khi thực hiện thủ tục hải quan; kiểm tra, giám sát hải quan và quản lý thuế theo quy định tại Thông tư này được áp dụng chế độ ưu tiên theo quy định riêng của Bộ Tài chính.
1. Ngoài các quyền và nghĩa vụ theo quy định tại Điều 18 Luật Hải quan; Điều 6, Điều 7, Điều 30 Luật Quản lý thuế số 78/2006/QH11 được sửa đổi, bổ sung tại khoản 3, khoản 4 Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật quản lý thuế số 21/2012/QH13; Điều 5 Nghị định số 83/2013/NĐ-CP, người khai hải quan, người nộp thuế có trách nhiệm trong việc khai hải quan, khai bổ sung và sử dụng hàng hóa theo mục đích kê khai như sau:
a) Tự kê khai đầy đủ, chính xác, trung thực các tiêu chí trên tờ khai hải quan và các chứng từ phải nộp, phải xuất trình theo quy định của pháp luật, các yếu tố làm căn cứ, liên quan đến tính thuế hoặc miễn thuế, xét miễn thuế, xét giảm thuế, xét hoàn thuế, không thu thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế giá trị gia tăng, thuế bảo vệ môi trường (trừ việc kê khai thuế suất, số tiền thuế phải nộp đối với hàng hóa thuộc đối tượng không chịu thuế);
b) Tự xác định, chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc kê khai số tiền thuế phải nộp; số tiền thuế được miễn thuế, xét miễn thuế, xét giảm thuế, hoàn thuế hoặc không thu thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế giá trị gia tăng, thuế bảo vệ môi trường theo đúng quy định của pháp luật; kê khai số tiền thuế phải nộp trên giấy nộp tiền theo quy định của Bộ Tài chính về thu, nộp thuế và các khoản thu khác đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu;
c) Đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu kê khai thuộc đối tượng không chịu thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế giá trị gia tăng, thuế bảo vệ môi trường hoặc miễn thuế, xét miễn thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu hoặc áp dụng thuế suất ưu đãi, ưu đãi đặc biệt, mức thuế theo hạn ngạch thuế quan và đã được xử lý theo kê khai nhưng sau đó có thay đổi về đối tượng không chịu thuế hoặc mục đích được miễn thuế, xét miễn thuế, áp dụng thuế suất ưu đãi, ưu đãi đặc biệt, mức thuế theo hạn ngạch thuế quan; hàng hóa là nguyên liệu, vật tư nhập khẩu để sản xuất hàng hoá xuất khẩu và hàng hóa tạm nhập - tái xuất chuyển tiêu thụ nội địa thì người nộp thuế phải thực hiện khai hải quan đối với hàng hóa thay đổi mục đích sử dụng, chuyển tiêu thụ nội địa theo quy định tại Điều 21 Thông tư này;
d) Cử người đại diện khi làm thủ tục hải quan và các thủ tục hành chính khác với cơ quan hải quan.
2. Việc kế thừa các quyền và hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế của doanh nghiệp hình thành sau khi tổ chức lại thực hiện theo quy định tại Điều 55 Luật Quản lý thuế, cụ thể như sau:
a) Doanh nghiệp chuyển đổi có trách nhiệm kế thừa nghĩa vụ, quyền lợi về thuế; các ưu đãi về thủ tục hải quan và thủ tục nộp thuế hàng nhập khẩu của doanh nghiệp cũ;
b) Doanh nghiệp hợp nhất, sáp nhập, bị chia, bị tách được áp dụng thời hạn nộp thuế 275 ngày đối với hàng hóa là nguyên liệu, vật tư nhập khẩu để sản xuất hàng hóa xuất khẩu theo quy định tại Điều 38 Nghị định số 83/2013/NĐ-CP và khoản 1 Điều 42 Thông tư này trong trường hợp:
b.1) Doanh nghiệp đáp ứng đủ điều kiện mà hợp nhất, sáp nhập với doanh nghiệp cũng đáp ứng đủ điều kiện;
b.2) Doanh nghiệp mới được hình thành từ doanh nghiệp bị chia, doanh nghiệp bị tách mà doanh nghiệp bị chia, bị tách đáp ứng đủ điều kiện.
c) Doanh nghiệp hợp nhất, sáp nhập, bị chia, bị tách thuộc các trường hợp khác: Cục trưởng Cục Hải quan tỉnh, liên tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi tắt là Cục Hải quan) nơi doanh nghiệp đóng trụ sở chính xem xét thực tế để quyết định việc cho áp dụng thời hạn nộp thuế 275 ngày theo quy định tại Điều 38 Nghị định số 83/2013/NĐ-CP và khoản 1 Điều 42 Thông tư này.
3. Cơ quan hải quan, công chức hải quan thực hiện trách nhiệm và quyền hạn quy định tại Điều 19 Luật Hải quan, Điều 8, Điều 9 Luật Quản lý thuế được sửa đổi, bổ sung tại khoản 5, khoản 6 Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quản lý thuế số 21/2012/QH13.
1. Người khai hải quan, người nộp thuế không phải nộp tờ khai hải quan hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu (sau đây gọi tắt là tờ khai hải quan) khi đề nghị cơ quan hải quan thực hiện các thủ tục xét miễn thuế, giảm thuế, hoàn thuế, không thu thuế, xử lý tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt nộp thừa, gia hạn nộp thuế, nộp dần tiền thuế nợ, xác nhận hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế, xoá nợ tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt, trừ trường hợp khai hải quan trên tờ khai hải quan giấy.
2. Các chứng từ thuộc hồ sơ hải quan, hồ sơ khai bổ sung, hồ sơ đăng ký Danh mục hàng hoá miễn thuế, hồ sơ báo cáo sử dụng hàng hóa miễn thuế, hồ sơ xét miễn thuế, giảm thuế, hoàn thuế, không thu thuế, hồ sơ đề nghị xử lý tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt nộp thừa, hồ sơ đề nghị gia hạn nộp thuế, hồ sơ nộp dần tiền thuế nợ, hồ sơ xác nhận hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế, hồ sơ đề nghị xoá nợ tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt nộp cho cơ quan hải quan thông qua Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan hoặc nộp bản giấy theo quy định của Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan. Trường hợp theo quy định phải nộp bản chính thì người khai hải quan phải nộp trực tiếp hoặc gửi qua đường bưu chính cho cơ quan hải quan.
Khi kiểm tra hồ sơ, cơ quan hải quan sử dụng các chứng từ thuộc hồ sơ hải quan điện tử và các thông tin trên Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan để kiểm tra, đối chiếu và lưu trữ.
3. Trường hợp khai hải quan trên tờ khai hải quan giấy, hồ sơ hải quan theo quy định là bản chụp thì người khai hải quan, người nộp thuế có thể nộp bản chính hoặc bản chụp. Trường hợp bản chụp hoặc các chứng từ do người nước ngoài phát hành bằng hình thức điện tử, fax, telex hoặc các chứng từ, tài liệu do người khai hải quan, người nộp thuế phát hành thì người khai hải quan, người nộp thuế phải xác nhận, ký tên, đóng dấu và chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính chính xác, trung thực và hợp pháp của các chứng từ đó. Trường hợp bản chụp có nhiều trang thì người khai hải quan, người nộp thuế xác nhận, ký tên, đóng dấu lên trang đầu và đóng dấu giáp lai toàn bộ văn bản.
4. Các chứng từ thuộc hồ sơ nêu tại khoản 1, khoản 2, khoản 3 Điều này nếu không phải bản tiếng Việt hoặc tiếng Anh thì người khai hải quan, người nộp thuế phải dịch ra tiếng Việt và chịu trách nhiệm về nội dung bản dịch.
5. Người khai hải quan có trách nhiệm lưu trữ hồ sơ theo quy định tại khoản 2 Điều này, sổ sách, chứng từ kế toán trong thời hạn theo quy định của pháp luật về kế toán. Ngoài ra, người khai hải quan phải lưu trữ các chứng từ khác liên quan đến hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu trong thời hạn 5 năm, bao gồm chứng từ vận tải đối với hàng hóa xuất khẩu, phiếu đóng gói, tài liệu kỹ thuật, chứng từ, tài liệu liên quan đến định mức thực tế để gia công, sản xuất sản phẩm xuất khẩu.
Người khai hải quan phải lưu trữ bản chính các chứng từ nêu trên (trừ trường hợp đã nộp bản chính cho cơ quan hải quan), trường hợp các chứng từ điện tử thì lưu giữ dưới dạng điện tử hoặc chuyển đổi ra chứng từ giấy theo quy định của pháp luật về giao dịch điện tử.
1. Cơ quan hải quan thực hiện thủ tục hải quan đối với hàng hóa vào ngày nghỉ, ngày lễ và ngoài giờ làm việc để đảm bảo kịp thời việc xếp dỡ hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, việc xuất cảnh, nhập cảnh của người, phương tiện vận tải hoặc trên cơ sở thông báo trước qua Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan hoặc bằng văn bản (chấp nhận cả bản fax) của người khai hải quan theo quy định tại khoản 4 Điều 23 Luật Hải quan. Thông báo phải được gửi đến cơ quan hải quan trong giờ làm việc theo quy định. Ngay sau khi nhận được thông báo, cơ quan hải quan có trách nhiệm phản hồi cho người khai hải quan qua Hệ thống hoặc bằng văn bản về việc bố trí làm thủ tục hải quan vào ngày nghỉ, ngày lễ và ngoài giờ làm việc.
2. Trường hợp cơ quan hải quan đang kiểm tra hồ sơ, kiểm tra thực tế hàng hóa mà hết giờ làm việc thì thực hiện kiểm tra tiếp cho đến khi hoàn thành việc kiểm tra và không yêu cầu người khai hải quan phải có văn bản đề nghị. Thời hạn kiểm tra thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều 23 Luật Hải quan.
3. Đối với các cửa khẩu biên giới đất liền, việc thực hiện thủ tục hải quan vào ngày nghỉ, ngày lễ và ngoài giờ làm việc phải phù hợp với thời gian đóng, mở cửa khẩu theo quy định của pháp luật và Điều ước quốc tế giữa Việt Nam và các nước có chung đường biên giới.
1. Chữ ký số sử dụng trong thủ tục hải quan điện tử của người khai hải quan phải thỏa mãn các điều kiện sau:
a) Là chữ ký số tương ứng với chứng thư số được tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số công cộng hoặc tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số nước ngoài được công nhận theo quy định tại Nghị định số 170/2013/NĐ-CP cung cấp;
b) Tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số nêu tại điểm a khoản 1 Điều này phải thuộc danh sách tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số đã được cơ quan hải quan xác nhận tương thích với Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan và đăng tải trên Cổng thông tin điện tử hải quan (địa chỉ: http://www.customs.gov.vn).
2. Trước khi sử dụng chữ ký số để thực hiện thủ tục hải quan điện tử, người khai hải quan phải đăng ký chữ ký số với cơ quan hải quan.
Trường hợp người khai hải quan thực hiện thủ tục hải quan điện tử thông qua đại lý làm thủ tục hải quan hoặc ủy thác xuất khẩu, nhập khẩu thì đại lý làm thủ tục hải quan hoặc người nhận ủy thác phải sử dụng tài khoản đăng nhập và chữ ký số của đại lý làm thủ tục hải quan hoặc người nhận ủy thác.
3. Người khai hải quan phải đăng ký sửa đổi, bổ sung thông tin chữ ký số với cơ quan hải quan trong các trường hợp sau: các thông tin đã đăng ký có sự thay đổi, gia hạn chứng thư số, thay đổi cặp khóa, tạm dừng chứng thư số.
4. Việc đăng ký, sửa đổi, bổ sung hoặc hủy thông tin chữ ký số đã đăng ký với cơ quan hải quan thực hiện theo hướng dẫn tại Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư này.
5. Chữ ký số đã đăng ký của người khai hải quan được sử dụng để thực hiện thủ tục hải quan điện tử trên phạm vi toàn quốc.
1. Cơ quan hải quan chịu trách nhiệm tổ chức xây dựng, quản lý, vận hành và khai thác sử dụng Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan (sau đây gọi tắt là Hệ thống).
2. Các cơ quan, tổ chức, cá nhân trong phạm vi thẩm quyền có trách nhiệm cung cấp, trao đổi thông tin liên quan đến xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa với cơ quan hải quan thông qua Hệ thống theo quy định của pháp luật hiện hành.
3. Các đối tượng được truy cập và trao đổi thông tin với Hệ thống:
a) Công chức hải quan;
b) Người khai hải quan;
c) Tổ chức cung cấp dịch vụ giá trị gia tăng đã được cơ quan hải quan công nhận;
d) Các cơ quan quản lý Nhà nước có liên quan đến cấp phép, quản lý chuyên ngành hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu; cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa;
đ) Các cơ quan theo dõi quản lý thuế, quản lý giá đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu;
e) Tổ chức tín dụng đã ký thỏa thuận thu nộp thuế, lệ phí và các khoản thu khác của ngân sách nhà nước liên quan đến hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu với Tổng cục Hải quan; các tổ chức tín dụng hoặc các tổ chức khác hoạt động theo quy định của Luật các tổ chức tín dụng thực hiện việc bảo lãnh số tiền thuế phải nộp cho người khai hải quan;
g) Các doanh nghiệp kinh doanh cảng, kho, bãi;
h) Các tổ chức, cá nhân khác theo quy định của Tổng cục Hải quan.
4. Cấp tài khoản truy cập Hệ thống:
a) Các đối tượng quy định tại khoản 3 Điều này được cấp tài khoản truy cập Hệ thống theo quy định của cơ quan hải quan;
b) Việc truy cập Hệ thống phải đảm bảo bí mật nhà nước, bí mật thông tin của đối tượng làm thủ tục hải quan theo quy định của pháp luật.
5. Tổ chức, cá nhân tham gia khai hải quan qua Hệ thống phải đáp ứng các điều kiện sau:
a) Đăng ký tham gia kết nối với Hệ thống để được cấp tài khoản truy cập và các thông tin kết nối. Khi có thay đổi, bổ sung hoặc hủy hiệu lực thông tin đăng ký, tổ chức, cá nhân phải thông báo ngay cho cơ quan hải quan. Việc đăng ký, sửa đổi, bổ sung hoặc hủy thông tin đăng ký thực hiện theo hướng dẫn tại Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư này;
b) Trang bị đầy đủ về hạ tầng kỹ thuật trong hoạt động giao dịch điện tử đảm bảo cho việc khai báo, truyền, nhận, lưu trữ thông tin khi truy cập và trao đổi thông tin với Hệ thống; sử dụng phần mềm khai hải quan điện tử do cơ quan hải quan cung cấp (nếu có) hoặc phần mềm khai hải quan điện tử đã được Tổng cục Hải quan kiểm tra và xác nhận phù hợp yêu cầu nghiệp vụ của cơ quan hải quan và tương thích với Hệ thống. Tổng cục Hải quan ban hành Quyết định công nhận phần mềm khai hải quan điện tử và công bố trên Cổng thông tin điện tử của ngành Hải quan.
1. Hồ sơ xác định trước mã số:
a) Đơn đề nghị xác định trước theo mẫu số 01/XĐTMS/TXNK Phụ lục VI ban hành kèm Thông tư này: 01 bản chính;
b) Mẫu hàng hóa dự kiến xuất khẩu, nhập khẩu.
Trường hợp không có mẫu hàng, tổ chức, cá nhân phải cung cấp tài liệu kỹ thuật (như bản phân tích thành phần, catalogue, hình ảnh hàng hóa), mô tả chi tiết thành phần, tính chất, cấu tạo, công dụng, phương thức vận hành của hàng hóa: 01 bản chính.
2. Hồ sơ xác định trước xuất xứ:
a) Đơn đề nghị xác định trước xuất xứ hàng hoá nhập khẩu theo mẫu số 01/XĐTXX/GSQL ban hành kèm Phụ lục V Thông tư này: 01 bản chính;
b) Bản kê các nguyên vật liệu dùng để sản xuất ra hàng hoá gồm các thông tin như: tên hàng, mã số hàng hóa, xuất xứ nguyên vật liệu cấu thành sản phẩm, giá CIF hoặc giá tương đương của nguyên vật liệu do nhà sản xuất hoặc nhà xuất khẩu cung cấp: 01 bản chính;
c) Bản mô tả sơ bộ quy trình sản xuất ra hàng hoá hoặc Giấy chứng nhận phân tích thành phần do nhà sản xuất cấp: 01 bản chụp;
d) Catalogue hoặc hình ảnh hàng hóa: 01 bản chụp.
3. Hồ sơ xác định trước phương pháp xác định trị giá hải quan:
a) Đơn đề nghị (theo mẫu số 02/XĐTTG/TXNK Phụ lục VI Thông tư này): 01 bản chính;
b) Hợp đồng mua bán hàng hóa do tổ chức, cá nhân trực tiếp thực hiện giao dịch (nếu có): 01 bản chụp;
c) Tài liệu kỹ thuật, hình ảnh hoặc catalogue hàng hóa: 01 bản chụp;
d) Các chứng từ, tài liệu có liên quan đến giao dịch dự kiến đề nghị xác định trước (nếu có): 01 bản chụp;
đ) Các chứng từ có liên quan trong trường hợp phải quy đổi từ trị giá hóa đơn về giá bán thực tế tại cửa khẩu xuất đối với hàng hóa xuất khẩu: 01 bản chụp.
Trường hợp chưa có giao dịch thực tế, tổ chức cá nhân chưa có các chứng từ nêu tại điểm b, d, đ khoản này thì đề nghị cơ quan hải quan hướng dẫn nguyên tắc, điều kiện áp dụng phương pháp xác định trị giá hải quan.
4. Hồ sơ xác định trước mức giá:
a) Đơn đề nghị (theo mẫu số 02/XĐTTG/TXNK Phụ lục VI Thông tư này): 01 bản chính;
b) Hợp đồng mua bán hàng hóa hoặc chứng từ có giá trị tương đương hợp đồng do tổ chức, cá nhân trực tiếp thực hiện giao dịch: 01 bản chụp;
c) Chứng từ thanh toán qua ngân hàng: 01 bản chụp;
d) Vận tải đơn hoặc các chứng từ vận tải khác có giá trị tương đương theo quy định của pháp luật (trừ hàng hóa nhập khẩu qua cửa khẩu biên giới đường bộ, hàng hóa mua bán giữa khu phi thuế quan và nội địa): 01 bản chụp;
đ) Tài liệu kỹ thuật, hình ảnh hoặc catalogue hàng hóa: 01 bản chụp;
e) Chứng từ, tài liệu có liên quan đến giao dịch đề nghị xác định mức giá (nếu có): 01 bản chụp.
Trường hợp người khai hải quan chưa có các chứng từ theo quy định tại điểm b, c, d khoản này thì đề nghị cơ quan hải quan hướng dẫn nguyên tắc, điều kiện áp dụng phương pháp xác định trị giá hải quan.
Chapter I
GENERAL PROVISIONS
Article 1. Scope
1. This Circular deals with customs procedures, customs supervision and inspection, export duty, import duty, and tax administration applied to exports and imports.
2. Separate instructions of the Ministry of Finance on customs procedures, customs supervision and inspection shall apply to the following types of exports and imports:
a) Exports and imports sold at duty-free shops;
b) Postal packages exported or imported via postal network; exports or imports sent by express mail;
c) Petrol, oil; materials of petrol, oil exported, imported, or temporarily imported for re-export;
d) Gases and liquefied petroleum gas exported, imported, temporarily imported for re-export, or transited; imported materials for production and preparation of gases and liquefied petroleum gas; imported materials for processing gases and liquefied petroleum gas to be exported.
3. Exports or imports of enterprises eligible for customs priority shall be given priority when following customs procedures, during customs supervision, inspection and tax administration under this Circular.
Article 2. Rights and obligations of declarants, taxpayers; responsibilities and entitlements of customs authorities and customs officials
1. Apart from the rights and obligations prescribed in Article 18 of the Law on Customs; Article 6, Article 7, and Article 30 of the Law on Tax administration No. 78/2006/QH11, which is amended in Clause 3 and Clause 4 of Article 1 of the Law No. 21/2012/QH13; Article 5 of the Decree No. 83/2013/ND-CP, customs declarants and taxpayers are responsible for making customs declarations, additional declarations, and use goods as declared as follows:
a) Provide full, accurate, and truthful information on the customs declaration and documents to be submitted or presented as prescribed by law, declare the basis related to tax calculation or consideration for exemption, reduction, refund, cancellation of export duty, import duty, excise tax, value-added tax (VAT), environmental protection tax (except for declaration of tax rates and tax payable on goods that are non-dutiable);
b) Declare and take responsibility for declaration of amounts of export duty, import duty, excise tax, VAT, environmental protection tax payable, exempted, reduced, refunded, or cancelled as prescribed by law; declare tax payable on the deposit slip in accordance with regulations of the Ministry of Finance on collection, payment of taxes and other amounts on exports or imports;
c) With regard to exports or imports not subject to export duty, import duty, excise tax, VAT, environmental protection tax, or eligible for exemption of export duty, import duty, or eligible for preferential tariff, tax rates within tariff-rate quota, if the declaration has been made but the quantity of goods non-dutiable or the purpose of tax exemption, application of preferential tariff, or tax rates within tariff-rate quota is changed; imported raw materials/supplies serving manufacture of goods to be re-exported, goods temporarily imported that are sold domestically instead of being re-exported, the taxpayer must make a customs declaration of the goods that are repurposed or sold domestically as prescribed in Article 21 of this Circular;
d) Appoint representatives to follow customs procedure and other administrative procedures at the customs authority.
2. Inheritance of rights and fulfillment of tax liabilities of enterprises established after restructuring prescribed in Article 55 of the Law on Tax administration:
a) The new enterprise is responsible for inheriting the rights and benefits related to taxes, preferential customs procedures and procedures for paying taxes on imports of the old enterprise;
b) The consolidated enterprise, acquired enterprise, or transferor enterprise shall apply the 275-day time limit for tax payment to materials and supplies imported for manufacturing goods to be exported as prescribed in Article 38 of the Decree No. 83/2013/ND-CP and Clause 1 Article 42 of this Circular in the following cases:
b.1) Both the consolidating companies/acquired companies and the consolidated company/acquirer satisfies conditions;
b.2) Both the new enterprise derived from the partial or total division (transferee company) and the transferor company satisfies conditions.
c) The consolidating company, acquired company, and transferee company in other cases: the Directors of Customs Departments of provinces (hereinafter referred to as “Customs Departments”) where the enterprise’s headquarter is situated shall consider applying the 275-day time limit as prescribed in Article 38 of the Decree No. 83/2013/ND-CP and Clause 1 Article 42 of this Circular.
3. Customs authorities and customs officials shall perform the duties and entitlements prescribed in Article 19 of the Law on Customs, Article 8 and Article 9 of the Law on Tax administration, which is amended in Clause 5 and Clause 6 Article 1 of the Law No. 21/2012/QH13.
Article 3. Submission, certification, and use of documents enclosed with the customs dossier, tax dossier
1. The declarant, taxpayer is not required to submit the customs declaration of exports or imports (hereinafter referred to as “customs declaration”) when requesting the customs authority to initiate procedures for conditional tax exemption, tax reduction, tax refund, tax cancellation settlement of overpaid late payment interest, overpaid fine, tax deferral, tax payment in instalments, certification of fulfillment of tax liabilities, cancellation of outstanding tax, late payment interest, or fines, except for physical customs declaration.
2. Documents enclosed with the customs dossier, additional declaration dossier, application for registration of list of duty-free goods, reports on use of duty-free goods, application for tax exemption, tax reduction, tax refund, tax cancellation, application for settlement of overpaid tax, late payment interest, or fine, application for tax deferral, application for tax payment in instalments, application for certification of fulfillment of tax liabilities, application for cancellation of outstanding tax, late payment interest, or fine that is submitted to the customs authority directly or via electronic customs data processing system (hereinafter referred to as “e-customs system”) as prescribed by the Director of the General Department of Customs. If original copies must be submitted, the declarant shall submit them to the customs authority directly or by post.
When examining the documents, the customs authority shall use documents of electronic customs dossiers and information on the e-customs system.
3. In case of physical customs declaration or customs dossier that is photocopies, the declarant or taxpayer may submit original copies or photocopies. In case of photocopies or documents issued by foreigners in the form of electronic copies, fax, telex, or documents issued by the declarant or taxpayer, the declarant or taxpayer shall make certification, append the signature, seal, and take responsibility for the accuracy, truthfulness, and legitimacy of such documents. If the photocopy consists of multiple sheets, the declarant or taxpayer shall make certification, append the signature and seal on the first page as well as other sheets.
4. If the language of the documents mentioned in Clause 1, Clause 2, and Clause 3 of this Article is not Vietnamese or English, the declarant or taxpayer must provide their Vietnamese translations and take responsibility for such translations.
5. The declarant shall retain documents prescribed in Clause 2 of this Article and accounting books for a sufficient period of time prescribed by regulations of law on accounting. Besides, the declarant must retain other documents related to exports or imports for 05 years, including transport documents of exports, packing lists, technical documents, documents related to the quotas for inward processing and manufacturing of domestic exports.
The declarant must keep original copies of the said documents (unless they have been submitted to the customs authority). Electronic documents shall be kept in the electronic form or converted into paper documents as prescribed by regulations of law on electronic transactions.
Article 4. Following customs procedures overtime, on days off and public holidays
1. The customs authority shall carry out customs procedure on days off, public holidays, and overtime to ensure timely handling of exports or imports, entry and exit of people and means of transport, or according to declarants’ prior notices made via the e-customs system or in writing (fax permitted) as prescribed in Clause 4 Article 23 of the Law on Customs. The notice must be sent to the customs authority during working hours. As soon as the notice is received, the customs authority shall notify the declarant via the e-customs system or in writing of the time for following customs procedure overtime, on days off, or public holidays.
2. If working hours are over while the customs authority is checking documents or carrying out physical inspection of goods, the tasks shall be carried on until they are done without the declarant making a written request. Time limit for inspection is specified in Clause 2 Article 23 of the Law on Customs.
3. At land border checkpoints, customs procedures carried out overtime must be suitable with the opening and closing time of the border checkpoint (hereinafter referred to as “checkpoint”) prescribed by law and international agreements between Vietnam and bordering countries.
Article 5. Use of digital signatures during electronic customs procedures
1. Digital signatures used during electronic customs procedures must satisfy the following conditions:
a) The digital signature is corresponding with the digital certificate provided by a recognized public or foreign provider of digital signature authentication services as prescribed in Decree 170/2013/ND-CP;
b) The provider of digital signature authentication services prescribed in Point a Clause 1 of this Article must be on the list of providers of digital signature authentication services that are certified to compatible with the e-customs system and posted on www.customs.gov.vn.
2. Before a digital signature is used for electronic customs procedures, the declarant must register it with the customs authority.
In case the declarant follows electronic customs procedures via a customs brokerage agent or entrusts the export/import, the customs brokerage agent or the trustee must use the account and digital signature of the customs brokerage agent or the trustee.
3. The declarant must register changes of information about the digital signature with the customs authority if the registered information is changed, the digital certificate is renewed, the key is changed, or the digital certificate is suspended.
4. The registration, change or cancellation of information about the digital signature registered with the customs authority shall follow the instructions in Appendix I enclosed herewith.
5. The registered digital signature of the declarant shall be used when following electronic customs procedures nationwide.
Article 6. Customs electronic data processing system (e-customs system)
1. Customs authorities are responsible for development, management, operation, and use of the e-customs system.
2. Other organizations and individuals, within the area of their competence, are responsible for providing, exchanging information about export and import of goods with customs authorities according to applicable regulations of law.
3. The following entities are permitted to access and exchange information with the e-customs system:
a) Customs officials;
b) Customs declarants;
c) Providers of value added services recognized by customs authorities;
d) Regulatory agencies related to licensing, line management of exports or imports; issuance of Certificates of origin (CO);
dd) The agencies that monitor tax administration and price management of exports or imports;
e) Credit institutions that have entered into agreements on collection, payment of taxes, charges, and other state budget revenues related to export and import with the General Department of Customs; credit institutions or organizations operating under the Law on credit institutions that provide guarantee for declarants’ tax payment;
g) The warehousing service provider;
h) Other organizations and individuals prescribed by the General Department of Customs.
4. Provision of accounts to assess the e-customs system:
a) The entities prescribed in Clause 3 of this Article shall be provided with accounts to access the e-customs system as prescribed by customs authorities;
b) The access to the e-customs system must ensure State secrets and confidentiality of information of the persons who follow customs procedures as prescribed by law.
5. Any entity that makes customs declarations via the e-customs system must satisfy the following conditions:
a) The entity has registered for connection with the e-customs system to be provided with an account and information for connection. Any change or cancellation of the registration information must be promptly notified to the customs authority. The registration, change or cancellation of registration information shall follow the instructions in Appendix I enclosed herewith.
b) The entity has adequate technical infrastructure for electronic transaction, ensure the transmission, receipt, storage of information when accessing and exchanging information with the e-customs system; uses electronic customs declaration software that is provided by the customs authority (if any) or inspected and certified suitable with requirements of customs authority and compatible with the e-customs system by the General Department of Customs. The General Department of Customs shall issue Decisions to recognize electronic customs declaration software and post them on the website of customs authorities.
Article 7. Application for prior determination of HS codes, origin, customs value
1. An application for prior determination of HS codes consists of:
a) The application form No. 01/XDTMS/TXNK in Appendix IV enclosed herewith: 01 original copy;
b) Samples of goods to be exported or imported.
If samples are not available, the applicant must provide technical documents (composition analysis, catalogue, goods pictures), detailed description of the composition, characteristics, structure, functions, and operation methods of goods: 01 original.
2. An application for prior determination of origin consists of:
a) An application form No. 01/XDTXX/GSQL in Appendix V enclosed herewith: 01 original copy;
b) A list of working days used for manufacture of goods such as information such as: names, codes of goods, origins of materials, CIF prices or equivalent prices of materials provided by the manufacturer or exporter: 01 original copy;
c) A description of the entire manufacturing process or Certificate of analysis provided by the manufacturer: 01 photocopy;
d) The catalogue or pictures of goods: 01 photocopy.
3. An application for prior determination of customs value consists of:
a) An application form no. 02/XDTTG/TXNK in Appendix VI enclosed herewith: 01 original copy;
b) A sale contract directly entered into by the applicant (if any): 01 photocopy;
c) Technical documents, pictures, or catalogue of goods: 01 photocopy;
d) Documents related to the transaction (if any): 01 photocopy;
dd) Relevant documents in case the invoice value of exports must be converted to practical selling prices at the checkpoint of export: 01 photocopy.
If there are no practical transactions yet, the applicant does not have the documents mentioned in Points b, d, dd of this Clause, the applicant shall request the customs authority to provide instructions on rules and conditions for applying the method of customs valuation.
4. An application for prior determination of prices consists of:
a) An application form no. 02/XDTTG/TXNK in Appendix VI enclosed herewith: 01 original copy;
b) A sale contract directly entered into by the applicant or an equivalent document: 01 photocopy;
c) Documentary evidence of bank transfer: 01 photocopy;
d) The bill of lading or equivalent transport documents as prescribed by law (unless goods are imported through a land checkpoint, goods traded between a free trade zone and the domestic market): 01 photocopy;
dd) Technical documents, pictures, or catalogue of goods: 01 photocopy;
e) Documents related to the transaction (if any): 01 photocopy.
If the applicant does not have the documents mentioned in Points b, c, d of this Clause yet, the applicant shall request the customs authority to provide instructions on rules and conditions for applying the method of customs valuation.
Văn bản liên quan
Cập nhật
Điều 43. Bảo lãnh số tiền thuế phải nộp
Điều 47. Thứ tự thanh toán tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt
Điều 49. Xử lý tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt nộp thừa
Điều 129. Thủ tục nộp, tiếp nhận và xử lý hồ sơ xét hoàn thuế, không thu thuế
Điều 135. Gia hạn nộp tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt
Điều 136. Xoá nợ tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt
Điều 137. Hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế trong trường hợp xuất cảnh
Điều 4. Quy định về thực hiện thủ tục hải quan ngoài giờ làm việc, ngày nghỉ, ngày lễ
Điều 11. Áp dụng quản lý rủi ro trong kiểm tra sau thông quan
Điều 17. Xem hàng hoá, lấy mẫu hàng hóa trước khi khai hải quan
Điều 29. Kiểm tra thực tế hàng hóa
Điều 58. Địa điểm làm thủ tục hải quan
Điều 88. Thủ tục hải quan đối với hàng hoá đưa ra, đưa vào cảng trung chuyển
Điều 141. Thu thập thông tin và xác minh phục vụ kiểm tra sau thông quan
Điều 142. Kiểm tra sau thông quan tại trụ sở cơ quan hải quan
Điều 143. Kiểm tra sau thông quan tại trụ sở người khai hải quan
Điều 144. Tổ chức thực hiện kiểm tra sau thông quan
Điều 109. Thủ tục, trình tự xét miễn thuế
Điều 129. Thủ tục nộp, tiếp nhận và xử lý hồ sơ xét hoàn thuế, không thu thuế
Điều 8. Đánh giá tuân thủ pháp luật của doanh nghiệp hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu
Điều 21. Khai thay đổi mục đích sử dụng, chuyển tiêu thụ nội địa
Điều 51. Thủ tục hải quan đối với hàng hóa vận chuyển chịu sự giám sát hải quan
Điều 52. Giám sát hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu
Điều 57. Kiểm tra cơ sở gia công, sản xuất hàng hóa xuất khẩu; năng lực gia công, sản xuất
Điều 58. Địa điểm làm thủ tục hải quan
Điều 61. Thủ tục nhập khẩu nguyên liệu, vật tư, máy móc, thiết bị và xuất khẩu sản phẩm
Điều 75. Thủ tục hải quan đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu của DNCX
Điều 82. Thủ tục hải quan đối với hàng hoá kinh doanh tạm nhập-tái xuất
Điều 84. Quản lý, theo dõi tờ khai hải quan tạm nhập tái xuất, tạm xuất tái nhập
Điều 91. Quản lý hải quan đối với hàng hoá đưa vào, đưa ra kho ngoại quan
Điều 93. Thủ tục hải quan đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu đăng ký tờ khai hải quan một lần
Điều 141. Thu thập thông tin và xác minh phục vụ kiểm tra sau thông quan
Điều 144. Tổ chức thực hiện kiểm tra sau thông quan
Điều 121. Hồ sơ hoàn thuế đối với hàng hoá đã xuất khẩu nhưng phải nhập khẩu trở lại Việt Nam
Điều 3. Quy định về nộp, xác nhận và sử dụng các chứng từ thuộc hồ sơ hải quan, hồ sơ thuế
Điều 7. Hồ sơ xác định trước mã số, xuất xứ, trị giá hải quan
Điều 19. Đăng ký tờ khai hải quan
Điều 20. Khai bổ sung hồ sơ hải quan
Điều 21. Khai thay đổi mục đích sử dụng, chuyển tiêu thụ nội địa
Điều 24. Kiểm tra tên hàng, mã số hàng hóa, mức thuế
Điều 25. Kiểm tra trị giá hải quan
Điều 26. Kiểm tra, xác định xuất xứ hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu
Điều 28. Kiểm tra giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu, kết quả kiểm tra chuyên ngành
Điều 29. Kiểm tra thực tế hàng hóa
Điều 30. Xử lý kết quả kiểm tra hải quan
Điều 31. Lấy mẫu, lưu mẫu hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu
Điều 37. Căn cứ và phương pháp tính thuế đối với hàng hoá áp dụng thuế suất theo tỷ lệ phần trăm
Điều 39. Thuế tự vệ, thuế chống bán phá giá, thuế chống trợ cấp
Điều 40. Áp dụng căn cứ tính thuế đối với một số trường hợp đặc biệt
Điều 43. Bảo lãnh số tiền thuế phải nộp
Điều 44. Địa điểm, hình thức nộp thuế
Điều 45. Thu nộp lệ phí hải quan
Điều 49. Xử lý tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt nộp thừa
Điều 50. Quy định về vận chuyển hàng hóa chịu sự giám sát hải quan
Điều 51. Thủ tục hải quan đối với hàng hóa vận chuyển chịu sự giám sát hải quan
Điều 52. Giám sát hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu
Điều 53. Cơ sở để xác định hàng hoá xuất khẩu
Điều 54. Nguyên liệu, vật tư nhập khẩu
Điều 55. Định mức thực tế để gia công, sản xuất sản phẩm xuất khẩu
Điều 57. Kiểm tra cơ sở gia công, sản xuất hàng hóa xuất khẩu; năng lực gia công, sản xuất
Điều 61. Thủ tục nhập khẩu nguyên liệu, vật tư, máy móc, thiết bị và xuất khẩu sản phẩm
Điều 62. Thủ tục hải quan đối với trường hợp thuê gia công lại
Mục 3. Thủ tục hải quan đối với hàng hóa đặt gia công ở nước ngoài
Điều 70. Thủ tục hải quan nhập khẩu nguyên liệu, vật tư và xuất khẩu sản phẩm
Điều 71. Thủ tục xử lý phế liệu, phế phẩm tiêu thụ nội địa
Điều 75. Thủ tục hải quan đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu của DNCX
Điều 79. Thanh lý máy móc, thiết bị, phương tiện vận chuyển tạo tài sản cố định
Điều 82. Thủ tục hải quan đối với hàng hoá kinh doanh tạm nhập-tái xuất
Điều 83. Quản lý, giám sát hàng hóa kinh doanh tạm nhập tái xuất
Điều 86. Thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu tại chỗ
Điều 88. Thủ tục hải quan đối với hàng hoá đưa ra, đưa vào cảng trung chuyển
Điều 91. Quản lý hải quan đối với hàng hoá đưa vào, đưa ra kho ngoại quan
Điều 93. Thủ tục hải quan đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu đăng ký tờ khai hải quan một lần
Điều 94. Thủ tục hải quan đối với hàng hóa mua, bán, trao đổi của cư dân biên giới
Điều 98. Địa điểm làm thủ tục hải quan ngoài cửa khẩu
Điều 99. Kho hàng không kéo dài
Điều 100. Địa điểm kiểm tra tập trung
Điều 101. Địa điểm tập kết, kiểm tra hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu ở biên giới
Điều 141. Thu thập thông tin và xác minh phục vụ kiểm tra sau thông quan
Điều 142. Kiểm tra sau thông quan tại trụ sở cơ quan hải quan
Điều 143. Kiểm tra sau thông quan tại trụ sở người khai hải quan
Điều 107. Các trường hợp xét miễn thuế
Điều 109. Thủ tục, trình tự xét miễn thuế
Điều 110. Thẩm quyền xét miễn thuế
Điều 111. Các trường hợp xét giảm thuế
Điều 113. Trình tự, thủ tục, thẩm quyền xét giảm thuế
Điều 114. Các trường hợp hoàn thuế
Điều 121. Hồ sơ hoàn thuế đối với hàng hoá đã xuất khẩu nhưng phải nhập khẩu trở lại Việt Nam
Điều 128. Hồ sơ không thu thuế
Điều 129. Thủ tục nộp, tiếp nhận và xử lý hồ sơ xét hoàn thuế, không thu thuế
Điều 130. Kiểm tra hồ sơ hoàn thuế, không thu thuế tại trụ sở người nộp thuế
Điều 131. Cập nhật thông tin hoàn thuế, không thu thuế
Điều 134. Nộp dần tiền thuế nợ
Điều 135. Gia hạn nộp tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt
Điều 136. Xoá nợ tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt
Điều 138. Hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế trong trường hợp giải thể, phá sản, chấm dứt hoạt động