Chương II Thông tư 38/2015/TT-BTC: Thủ tục hải quan; kiểm tra, giám sát hải quan; thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu và quản lý thuế đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu
Số hiệu: | 38/2015/TT-BTC | Loại văn bản: | Thông tư |
Nơi ban hành: | Bộ Tài chính | Người ký: | Đỗ Hoàng Anh Tuấn |
Ngày ban hành: | 25/03/2015 | Ngày hiệu lực: | 01/04/2015 |
Ngày công báo: | 21/04/2015 | Số công báo: | Từ số 509 đến số 510 |
Lĩnh vực: | Xuất nhập khẩu, Thuế - Phí - Lệ Phí | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Bãi bỏ hàng loạt Thông tư về Thuế và Hải quan
Ngày 25/03/2015, Bộ Tài chính ban hành Thông tư 38/2015/TT-BTC Quy định về thủ tục hải quan; kiểm tra, giám sát hải quan; thuế xuất - nhập khẩu và quản lý thuế đối với hàng hoá xuất - nhập khẩu.
Theo đó bãi bỏ:
- Thông tư 94/2014/TT-BTC , 22/2014/TT-BTC , 128/2013/TT-BTC , 196/2012/TT-BTC , 186/2012/TT-BTC , 183/2012/TT-BTC , 15/2012/TT-BTC , 190/2011/TT-BTC , 45/2011/TT-BTC , 45/2007/TT-BTC , 13/2014/TT-BTC , 175/2013/TT-BTC , 237/2009/TT-BTC .
- Các nội dung hướng dẫn về thủ tục hải quan; kiểm tra, giám sát hải quan; thuế xuất - nhập khẩu và quản lý thuế đối với hàng hóa xuất - nhập khẩu do Bộ Tài chính ban hành trước ngày Thông tư này có hiệu lực không phù hợp với hướng dẫn tại Thông tư này.
Thông tư 38 có hiệu lực từ ngày 01/04/2015.
Riêng điểm đ.2 khoản 1, điểm đ khoản 4 Điều 42; khoản 4, khoản 7, khoản 8 Điều 133; Điều 135 có hiệu lực từ ngày 01/01/2015.
Cách xác định tiền chậm nộp đối với các tờ khai hải quan đăng ký trước ngày 01/01/2015 nhưng người nộp thuế chậm nộp thuế và thực hiện nộp thuế từ ngày 01/01/2015 thì thực hiện theo hướng dẫn tại Điều 133 Thông tư này.
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
1. Cơ quan hải quan đánh giá, phân loại tuân thủ pháp luật hải quan, pháp luật thuế của doanh nghiệp hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh, bao gồm:
a) Doanh nghiệp ưu tiên;
b) Doanh nghiệp tuân thủ;
c) Doanh nghiệp không tuân thủ.
2. Tiêu chí đánh giá tuân thủ pháp luật của doanh nghiệp được dựa trên Hệ thống các các chỉ tiêu thông tin theo khoản 1 Điều 14 Nghị định số 08/2015/NĐ-CP ngày 21 tháng 01 năm 2015 của Chính phủ.
3. Cơ quan hải quan cung cấp thông tin liên quan đến việc đánh giá tuân thủ pháp luật tại khoản 2 Điều này; hỗ trợ, hướng dẫn doanh nghiệp nâng cao năng lực tuân thủ pháp luật.
1. Việc quyết định kiểm tra thực tế hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu trong quá trình xếp, dỡ, vận chuyển, lưu giữ tại kho, bãi, cảng, khu vực cửa khẩu được dựa trên áp dụng quản lý rủi ro theo các tiêu chí sau:
a) Chủ hàng, người giao hàng, người nhận hàng và các đối tượng khác liên quan;
b) Đặc điểm, tính chất hàng hóa; tuyến đường vận chuyển, phương tiện vận chuyển và các yếu tố khác liên quan của hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu;
c) Lựa chọn ngẫu nhiên không quá 01% tổng số hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu tập kết, xếp, dỡ tại khu vực cửa khẩu.
2. Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan căn cứ tiêu chí quy định tại khoản 1 Điều này quyết định việc kiểm tra hàng hóa bằng máy soi container hoặc phương tiện kỹ thuật khác thông qua Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan. Chi cục trưởng Chi cục Hải quan quản lý kho, bãi, cảng, cửa khẩu tổ chức thực hiện việc kiểm tra.
1. Nguyên tắc chung:
a) Việc xác định hàng hóa phải kiểm tra thực tế được dựa trên quản lý rủi ro thông qua phân luồng của Hệ thống; Chi cục trưởng Chi cục Hải quan thực hiện quyết định kiểm tra theo thông báo phân luồng của Hệ thống và kiểm tra ngẫu nhiên đánh giá sự tuân thủ của người khai hải quan theo quy định, hướng dẫn của Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan; trên cơ sở đó thực hiện việc kiểm tra thực tế hàng hóa theo quy định tại Điều 29 Thông tư này.
b) Việc kiểm tra hàng hóa thuộc diện quản lý chuyên ngành được thực hiện theo quy định của pháp luật chuyên ngành; thực hiện kiểm tra thực tế toàn bộ lô hàng đối với trường hợp có dấu hiệu vi phạm pháp luật về hải quan.
2. Việc kiểm tra hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh của doanh nghiệp ưu tiên được thực hiện theo Thông tư riêng của Bộ Tài chính.
3. Việc kiểm tra hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh của doanh nghiệp tuân thủ được thực hiện như sau:
a) Kiểm tra trực tiếp hồ sơ trong các trường hợp:
a.1) Có dấu hiệu vi phạm pháp luật về hải quan;
a.2) Lựa chọn không quá 5% trên tổng tờ khai hải quan hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu trên cơ sở phân tích, đánh giá rủi ro;
a.3) Hàng hóa theo quy định của pháp luật chuyên ngành phải kiểm tra trực tiếp hồ sơ.
b) Kiểm tra thực tế hàng hóa trong các trường hợp:
b.1) Có dấu hiệu vi phạm pháp luật về hải quan;
b.2) Lựa chọn không quá 1% trên tổng tờ khai hải quan hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu trên cơ sở phân tích, đánh giá rủi ro;
b.3) Theo quy định của pháp luật chuyên ngành phải kiểm tra thực tế hàng hóa.
c) Cơ quan hải quan thực hiện kiểm tra đánh giá tuân thủ đối với doanh nghiệp tuân thủ theo khoản 2 Điều 11 Thông tư này.
4. Việc kiểm tra hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh của doanh nghiệp không tuân thủ được thực hiện như sau:
a) Kiểm tra trực tiếp hồ sơ trong các trường hợp:
a.1) Có dấu hiệu vi phạm pháp luật về hải quan;
a.2) Hàng hóa theo quy định của pháp luật chuyên ngành phải kiểm tra trực tiếp hồ sơ;
a.3) Lựa chọn kiểm tra trực tiếp hồ sơ không quá 50% trên tổng tờ khai hải quan hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu trên cơ sở kết quả phân tích, đánh giá rủi ro.
b) Kiểm tra thực tế hàng hóa trong các trường hợp:
b.1) Quy định tại điểm b.1, b.3 khoản 3 Điều này;
b.2) Lựa chọn kiểm tra thực tế hàng hóa tối thiểu 20% trên tổng tờ khai hải quan hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu trên cơ sở kết quả phân tích, đánh giá rủi ro.
1. Việc lựa chọn kiểm tra sau thông quan dựa trên quản lý rủi ro theo khoản 1, khoản 2 Điều 78 Luật Hải quan được dựa trên các tiêu chí sau đây:
a) Người khai hải quan có dấu hiệu vi phạm pháp luật hải quan, pháp luật thuế trong hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu;
b) Người khai hải quan có dấu hiệu rủi ro tuân thủ pháp luật hải quan, pháp luật thuế trong hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu;
c) Người khai hải quan xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa thuộc danh mục rủi ro nhưng chưa được kiểm tra khi thực hiện thủ tục hải quan.
2. Việc kiểm tra đánh giá tuân thủ pháp luật của người khai hải quan, theo khoản 3 Điều 78 Luật hải quan được thực hiện không quá 5% trên tổng số doanh nghiệp tuân thủ, trên cơ sở các tiêu chí sau:
a) Mức độ tuân thủ, quy mô, lĩnh vực, loại hình, thời gian hoạt động của doanh nghiệp xuất khẩu, nhập khẩu;
b) Tần suất, thời gian thực hiện kiểm tra trong khi làm thủ tục hải quan, kiểm tra sau thông quan, thanh tra hải quan đối với doanh nghiệp xuất khẩu, nhập khẩu;
c) Chính sách quản lý hàng hóa, chính sách thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu;
d) Đặc điểm, tính chất, xuất xứ của hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu;
đ) Các yếu tố khác có liên quan đến hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu.
1. Việc lựa chọn phương thức giám sát hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh được dựa trên các tiêu chí sau:
a) Chính sách quản lý hàng hóa, chính sách thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh;
b) Lĩnh vực, loại hình, thời gian hoạt động, tuyến đường, địa bàn, phương tiện vận chuyển, lưu giữ đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh;
c) Đặc điểm, tính chất, xuất xứ, tần suất, mức độ vi phạm liên quan đến hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh;
d) Các quy định khác liên quan đến quản lý hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh.
2. Việc lựa chọn đối tượng trọng điểm giám sát hải quan được dựa trên các tiêu chí tại khoản 1 Điều này và mức độ tuân thủ của chủ hàng, người vận chuyển và các đối tượng khác có liên quan.
Việc lựa chọn đối tượng trọng điểm giám sát, kiểm tra đối với hành lý của người xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh được dựa trên các tiêu chí sau:
1. Tần suất, mức độ vi phạm của người xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh.
2. Đặc điểm nhân thân, lịch sử xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh, địa điểm, thời gian, tuyến đường, phương tiện vận chuyển, vé, giấy tờ tùy thân và các yếu tố liên quan đến việc thực hiện xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh.
3. Cử chỉ, hành động, lời nói, thái độ, các biểu hiện tâm lý trong quá trình xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh.
4. Đặc điểm bao bì đóng gói, trọng lượng, trị giá, địa điểm, thời gian, tuyến đường, phương tiện vận chuyển và các yếu tố khác liên quan đến việc vận chuyển hành lý của người xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh.
1. Cơ quan hải quan không chấp nhận đăng ký tờ khai hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh của doanh nghiệp đã giải thể, phá sản, đã bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, ngừng hoạt động, tạm ngừng hoạt động, mất tích theo xác nhận của cơ quan thuế, trừ các trường hợp pháp luật có quy định khác.
Các trường hợp doanh nghiệp đã tạm ngừng hoạt động hoặc mất tích theo xác nhận của cơ quan thuế, để được chấp nhận đăng ký tờ khai làm thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh phải có xác nhận của cơ quan thuế về việc doanh nghiệp đã đăng ký hoạt động trở lại và đã thực hiện đầy đủ quy định của pháp luật thuế và kế toán.
2. Tổng cục Hải quan phối hợp với Tổng cục Thuế thu thập thông tin, xây dựng, quản lý danh sách doanh nghiệp giải thể, phá sản, bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, ngừng hoạt động, tạm ngừng hoạt động, mất tích để phục vụ quản lý rủi ro theo nội dung quy định tại Điều này.
Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan có trách nhiệm ban hành và tổ chức thực hiện thống nhất:
1. Các chỉ số theo các tiêu chí quy định tại khoản 2 Điều 8, Điều 9, Điều 10, Điều 11, khoản 1 Điều 12, Điều 13, Điều 14 Thông tư này và các quy định, hướng dẫn phân cấp khác của Bộ Tài chính, để đáp ứng yêu cầu quản lý hải quan, quản lý thuế trong từng thời kỳ.
2. Các biện pháp, kỹ thuật nghiệp vụ quản lý rủi ro trong các hoạt động nghiệp vụ hải quan.
3. Quy trình, quy định, hướng dẫn thực hiện, áp dụng quản lý rủi ro trong các hoạt động nghiệp vụ hải quan.
1. Hồ sơ hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu bao gồm:
a) Tờ khai hàng hóa xuất khẩu theo các chỉ tiêu thông tin tại Phụ lục II ban hành kèm Thông tư này.
Trường hợp thực hiện trên tờ khai hải quan giấy theo quy định tại khoản 2 Điều 25 Nghị định số 08/2015/NĐ-CP, người khai hải quan khai và nộp 02 bản chính tờ khai hàng hóa xuất khẩu theo mẫu HQ/2015/XK Phụ lục IV ban hành kèm Thông tư này;
b) Giấy phép xuất khẩu đối với hàng hóa phải có giấy phép xuất khẩu: 01 bản chính nếu xuất khẩu một lần hoặc 01 bản chụp kèm theo Phiếu theo dõi trừ lùi nếu xuất khẩu nhiều lần;
c) Giấy thông báo miễn kiểm tra hoặc giấy thông báo kết quả kiểm tra của cơ quan kiểm tra chuyên ngành theo quy định của pháp luật: 01 bản chính.
Đối với chứng từ quy định tại điểm b, điểm c khoản này, nếu áp dụng cơ chế một cửa quốc gia, cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành gửi giấy phép xuất khẩu, văn bản thông báo kết quả kiểm tra, miễn kiểm tra chuyên ngành dưới dạng điện tử thông qua Cổng thông tin một cửa quốc gia, người khai hải quan không phải nộp khi làm thủ tục hải quan.
2. Hồ sơ hải quan đối với hàng hóa nhập khẩu bao gồm:
a) Tờ khai hàng hóa nhập khẩu theo các chỉ tiêu thông tin tại Phụ lục II ban hành kèm Thông tư này.
Trường hợp thực hiện trên tờ khai hải quan giấy theo quy định tại khoản 2 Điều 25 Nghị định số 08/2015/NĐ-CP, người khai hải quan khai và nộp 02 bản chính tờ khai hàng hóa nhập khẩu theo mẫu HQ/2015/NK Phụ lục IV ban hành kèm Thông tư này;
b) Hóa đơn thương mại trong trường hợp người mua phải thanh toán cho người bán: 01 bản chụp.
Trường hợp chủ hàng mua hàng từ người bán tại Việt Nam nhưng được người bán chỉ định nhận hàng từ nước ngoài thì cơ quan hải quan chấp nhận hóa đơn do người bán tại Việt Nam phát hành cho chủ hàng.
Người khai hải quan không phải nộp hóa đơn thương mại trong các trường hợp sau:
b.1) Người khai hải quan là doanh nghiệp ưu tiên;
b.2) Hàng hóa nhập khẩu để thực hiện hợp đồng gia công cho thương nhân nước ngoài, người khai hải quan khai giá tạm tính tại ô “Trị giá hải quan” trên tờ khai hải quan;
b.3) Hàng hóa nhập khẩu không có hóa đơn và người mua không phải thanh toán cho người bán, người khai hải quan khai trị giá hải quan theo hướng dẫn của Bộ Tài chính về xác định trị giá hải quan.
c) Vận tải đơn hoặc các chứng từ vận tải khác có giá trị tương đương đối với trường hợp hàng hóa vận chuyển bằng đường biển, đường hàng không, đường sắt, vận tải đa phương thức theo quy định của pháp luật (trừ hàng hoá nhập khẩu qua cửa khẩu biên giới đường bộ, hàng hoá mua bán giữa khu phi thuế quan và nội địa, hàng hóa nhập khẩu do người nhập cảnh mang theo đường hành lý): 01 bản chụp.
Đối với hàng hóa nhập khẩu phục vụ cho hoạt động thăm dò, khai thác dầu khí được vận chuyển trên các tàu dịch vụ (không phải là tàu thương mại) thì nộp bản khai hàng hoá (cargo manifest) thay cho vận tải đơn;
d) Giấy phép nhập khẩu đối với hàng hóa phải có giấy phép nhập khẩu; Giấy phép nhập khẩu theo hạn ngạch thuế quan: 01 bản chính nếu nhập khẩu một lần hoặc 01 bản chụp kèm theo Phiếu theo dõi trừ lùi nếu nhập khẩu nhiều lần;
đ) Giấy thông báo miễn kiểm tra hoặc Giấy thông báo kết quả kiểm tra của cơ quan kiểm tra chuyên ngành theo quy định của pháp luật: 01 bản chính.
Đối với chứng từ quy định tại điểm d, điểm đ khoản này, nếu áp dụng cơ chế một cửa quốc gia, cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành gửi giấy phép nhập khẩu, văn bản thông báo kết quả kiểm tra, miễn kiểm tra chuyên ngành dưới dạng điện tử thông qua Cổng thông tin một cửa quốc gia, người khai hải quan không phải nộp khi làm thủ tục hải quan;
e) Tờ khai trị giá: Người khai hải quan khai tờ khai trị giá theo mẫu, gửi đến Hệ thống dưới dạng dữ liệu điện tử hoặc nộp cho cơ quan hải quan 02 bản chính (đối với trường hợp khai trên tờ khai hải quan giấy). Các trường hợp phải khai tờ khai trị giá và mẫu tờ khai trị giá thực hiện theo Thông tư của Bộ Tài chính quy định về việc xác định trị giá hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu;
g) Chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa (Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa hoặc Chứng từ tự chứng nhận xuất xứ): 01 bản chính hoặc chứng từ dưới dạng dữ liệu điện tử trong các trường hợp sau:
g.1) Hàng hoá có xuất xứ từ nước hoặc nhóm nước có thoả thuận về áp dụng thuế suất ưu đãi đặc biệt với Việt Nam theo quy định của pháp luật Việt Nam và theo các Điều ước quốc tế mà Việt Nam ký kết hoặc tham gia, nếu người nhập khẩu muốn được hưởng các chế độ ưu đãi đó;
g.2) Hàng hoá thuộc diện do Việt Nam hoặc các tổ chức quốc tế thông báo đang ở trong thời điểm có nguy cơ gây hại đến an toàn xã hội, sức khoẻ của cộng đồng hoặc vệ sinh môi trường cần được kiểm soát;
g.3) Hàng hoá nhập khẩu từ các nước thuộc diện Việt Nam thông báo đang ở trong thời điểm áp dụng thuế chống bán phá giá, thuế chống trợ cấp, thuế chống phân biệt đối xử, thuế tự vệ, thuế suất áp dụng theo hạn ngạch thuế quan;
g.4) Hàng hoá nhập khẩu phải tuân thủ các chế độ quản lý nhập khẩu theo quy định của pháp luật Việt Nam hoặc các Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên.
Trường hợp theo thoả thuận về áp dụng thuế suất ưu đãi đặc biệt với Việt Nam hoặc theo các Điều ước quốc tế mà Việt Nam ký kết hoặc tham gia có quy định về việc nộp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa nhập khẩu là chứng từ điện tử hoặc Chứng từ tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa của người sản xuất/người xuất khẩu/người nhập khẩu thì cơ quan hải quan chấp nhận các chứng từ này.
3. Hồ sơ hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu thuộc đối tượng miễn thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu:
a) Trường hợp hàng hoá thuộc đối tượng được miễn thuế xuất khẩu, ngoài các chứng từ nêu tại khoản 1 Điều này, người khai hải quan nộp 01 bản chụp, xuất trình bản chính Danh mục hàng hóa miễn thuế kèm theo Phiếu theo dõi trừ lùi đã được đăng ký tại cơ quan hải quan đối với các trường hợp phải đăng ký danh mục theo hướng dẫn tại khoản 1 Điều 104 Thông tư này.
Trường hợp đăng ký danh mục hàng hóa miễn thuế trên Hệ thống, người khai hải quan không phải nộp danh mục, phiếu theo dõi trừ lùi, nhưng phải khai đầy đủ các chỉ tiêu thông tin theo Phụ lục II Thông tư này;
b) Trường hợp hàng hoá thuộc đối tượng được miễn thuế nhập khẩu nêu tại Điều 103 Thông tư này thì ngoài các chứng từ quy định tại khoản 2 Điều này, người khai hải quan nộp, xuất trình thêm các chứng từ sau:
b.1) Danh mục hàng hóa miễn thuế kèm theo Phiếu theo dõi trừ lùi đã được đăng ký tại cơ quan hải quan đối với các trường hợp phải đăng ký danh mục theo hướng dẫn tại khoản 1 Điều 104 Thông tư này: nộp 01 bản chụp, xuất trình bản chính để đối chiếu và trừ lùi.
Trường hợp đăng ký danh mục hàng hóa nhập khẩu miễn thuế trên Hệ thống, người khai hải quan không phải nộp danh mục, phiếu theo dõi trừ lùi, nhưng phải khai đầy đủ các chỉ tiêu thông tin theo Phụ lục II Thông tư này;
b.2) Chứng từ chuyển nhượng hàng hoá thuộc đối tượng miễn thuế đối với trường hợp hàng hoá của đối tượng miễn thuế chuyển nhượng cho đối tượng miễn thuế khác: nộp 01 bản chụp.
4. Hồ sơ hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu thuộc đối tượng không chịu thuế:
Trường hợp hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu thuộc đối tượng không chịu thuế, ngoài các chứng từ nêu tại khoản 1, khoản 2 Điều này, người khai hải quan nộp, xuất trình thêm các chứng từ sau:
a) Tờ khai xác nhận viện trợ không hoàn lại của cơ quan tài chính theo quy định của Bộ Tài chính đối với hàng hóa viện trợ không hoàn lại thuộc đối tượng không chịu thuế nhập khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế giá trị gia tăng: nộp 01 bản chính.
Trường hợp chủ dự án ODA không hoàn lại, nhà thầu chính thực hiện dự án ODA không hoàn lại xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa thuộc đối tượng không chịu thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu, thuế giá trị gia tăng, thuế tiêu thụ đặc biệt theo quy định của pháp luật về thuế thì phải có thêm hợp đồng cung cấp hàng hoá, trong đó quy định giá trúng thầu hoặc giá cung cấp hàng hoá không bao gồm thuế nhập khẩu, thuế giá trị gia tăng, thuế tiêu thụ đặc biệt (đối với trường hợp tổ chức, cá nhân trúng thầu nhập khẩu); hợp đồng uỷ thác nhập khẩu hàng hoá, trong đó quy định giá cung cấp theo hợp đồng uỷ thác không bao gồm thuế nhập khẩu, thuế giá trị gia tăng, thuế tiêu thụ đặc biệt (đối với trường hợp uỷ thác nhập khẩu): nộp 01 bản chụp;
b) Hợp đồng bán hàng hoặc Hợp đồng cung cấp hàng hóa, trong đó, quy định giá trúng thầu hoặc giá cung cấp hàng hóa không bao gồm thuế nhập khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế giá trị gia tăng đối với hàng hóa thuộc đối tượng không chịu thuế nhập khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế giá trị gia tăng (nếu có): nộp 01 bản chụp, xuất trình bản chính trong lần nhập khẩu đầu tiên tại Chi cục Hải quan nơi làm thủ tục nhập khẩu để đối chiếu;
c) Hợp đồng bán hàng cho các doanh nghiệp chế xuất theo kết quả đấu thầu hoặc Hợp đồng cung cấp hàng hóa, trong đó, quy định giá trúng thầu hoặc giá cung cấp hàng hóa không bao gồm thuế nhập khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế giá trị gia tăng đối với hàng hóa thuộc đối tượng không chịu thuế nhập khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế giá trị gia tăng (nếu có) để phục vụ xây dựng nhà xưởng, văn phòng làm việc của doanh nghiệp chế xuất do các nhà thầu nhập khẩu;
d) Hàng hoá thuộc đối tượng không chịu thuế giá trị gia tăng là máy móc, thiết bị, vật tư thuộc loại trong nước chưa sản xuất được cần nhập khẩu để sử dụng trực tiếp cho hoạt động nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ; máy móc, thiết bị, phụ tùng thay thế, phương tiện vận tải chuyên dùng và vật tư thuộc loại trong nước chưa sản xuất được cần nhập khẩu để tiến hành hoạt động tìm kiếm, thăm dò, phát triển mỏ dầu, khí đốt; tàu bay, giàn khoan, tàu thuỷ thuộc loại trong nước chưa sản xuất được cần nhập khẩu tạo tài sản cố định của doanh nghiệp, thuê của nước ngoài sử dụng cho sản xuất, kinh doanh và để cho thuê, phải có:
d.1) Hợp đồng bán hàng cho các doanh nghiệp theo kết quả đấu thầu hoặc hợp đồng cung cấp hàng hoá hoặc hợp đồng cung cấp dịch vụ (ghi rõ giá hàng hoá phải thanh toán không bao gồm thuế giá trị gia tăng) đối với hàng hoá thuộc đối tượng không chịu thuế giá trị gia tăng do cơ sở trúng thầu hoặc được chỉ định thầu hoặc đơn vị cung cấp dịch vụ nhập khẩu: nộp 01 bản chụp, xuất trình bản chính trong lần nhập khẩu đầu tiên tại Chi cục Hải quan nơi làm thủ tục nhập khẩu để đối chiếu;
d.2) Hợp đồng uỷ thác nhập khẩu hàng hoá, trong đó ghi rõ giá cung cấp theo hợp đồng uỷ thác không bao gồm thuế giá trị gia tăng (đối với trường hợp nhập khẩu uỷ thác): nộp 01 bản chụp;
d.3) Văn bản của cơ quan có thẩm quyền giao nhiệm vụ cho các tổ chức thực hiện các chương trình, dự án, đề tài nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ hoặc hợp đồng khoa học và công nghệ giữa bên đặt hàng với bên nhận đặt hàng thực hiện hợp đồng khoa học và công nghệ: nộp 01 bản chính;
d.4) Hợp đồng thuê ký với nước ngoài đối với trường hợp thuê tàu bay, giàn khoan, tàu thuỷ; loại trong nước chưa sản xuất được của nước ngoài dùng cho sản xuất, kinh doanh và để cho thuê: nộp 01 bản chụp.
đ) Giấy xác nhận hàng hóa nhập khẩu phục vụ trực tiếp cho quốc phòng của Bộ Quốc phòng hoặc phục vụ trực tiếp cho an ninh của Bộ Công an đối với hàng hoá nhập khẩu là vũ khí, khí tài chuyên dùng phục vụ trực tiếp cho quốc phòng, an ninh thuộc đối tượng không chịu thuế giá trị giá tăng: nộp 01 bản chính.
5. Đối với thiết bị, dụng cụ chuyên dùng cho giảng dạy, nghiên cứu, thí nghiệm khoa học, để được áp dụng thuế suất thuế giá trị gia tăng 5% theo quy định của Luật Thuế giá trị gia tăng, người khai hải quan phải nộp hợp đồng bán hàng cho các trường học, các viện nghiên cứu hoặc hợp đồng cung cấp hàng hóa hoặc hợp đồng cung cấp dịch vụ: nộp 01 bản chụp, xuất trình bản chính trong lần nhập khẩu đầu tiên tại Chi cục Hải quan nơi làm thủ tục nhập khẩu để đối chiếu.Bổ sung
Việc xem hàng hoá trước khi khai hải quan quy định tại điểm c khoản 1 Điều 18 Luật Hải quan và lấy mẫu hàng hóa để phục vụ khai hải quan được thực hiện như sau:
1. Sau khi được người vận chuyển hàng hóa hoặc người lưu giữ hàng hóa (hãng tàu, hãng hàng không, đường sắt, doanh nghiệp chuyển phát nhanh, doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ bưu chính, chủ kho ngoại quan,…) chấp thuận, chủ hàng thông báo cho Chi cục Hải quan nơi lưu giữ hàng hóa để giám sát theo quy định, đồng thời thông báo cho doanh nghiệp kinh doanh cảng, kho, bãi để phối hợp.
2. Khi xem trước hàng hóa, Chi cục Hải quan nơi lưu giữ hàng hóa phải lập biên bản chứng nhận, có xác nhận của chủ hàng. Biên bản được lập thành 02 bản, mỗi bên giữ 01 bản.
3. Trường hợp người khai hải quan đề nghị lấy mẫu để phục vụ việc khai hải quan thì thực hiện theo quy định tại Điều 31 Thông tư này.
4. Sau khi xem trước hàng, lấy mẫu, công chức hải quan thực hiện niêm phong lô hàng. Trường hợp hàng hoá không thể niêm phong được thì trong biên bản chứng nhận nêu tại khoản 2 Điều này phải thể hiện được tình trạng hàng hoá và ghi rõ người đang giữ hàng hoá chịu trách nhiệm giữ nguyên trạng hàng hoá. Khi khai hải quan, chủ hàng ghi rõ kết quả xem trước, lấy mẫu hàng hóa trên tờ khai hải quan.
1. Nguyên tắc khai hải quan
a) Người khai hải quan phải khai đầy đủ các thông tin trên tờ khai hải quan theo hướng dẫn tại Phụ lục II ban hành kèm Thông tư này. Trường hợp khai trên tờ khai hải quan giấy thì thực hiện theo hướng dẫn tại Phụ lục IV ban hành kèm Thông tư này;
b) Hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu theo các loại hình khác nhau thì phải khai trên tờ khai hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu khác nhau theo từng loại hình tương ứng;
c) Một tờ khai hải quan được khai báo cho lô hàng có một hóa đơn. Trường hợp khai hải quan đối với lô hàng có nhiều hóa đơn trên một tờ khai hải quan theo quy định tại khoản 7 Điều 25 Nghị định số 08/2015/NĐ-CP, người khai hải quan lập Bảng kê hóa đơn thương mại hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu theo mẫu số 02/BKHĐ/GSQL Phụ lục V ban hành kèm Thông tư này, gửi kèm tờ khai hải quan đến Hệ thống.
Trường hợp khai tờ khai hải quan giấy, người khai hải quan phải khai đầy đủ số, ngày, tháng, năm của hóa đơn và tổng lượng hàng trên tờ khai hải quan, nếu không thể khai hết các hóa đơn trên tờ khai hải quan thì lập bản kê chi tiết kèm theo tờ khai hải quan;
d) Hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu thuộc đối tượng không chịu thuế, miễn thuế theo quy định thì khi khai hải quan phải khai các chỉ tiêu thông tin liên quan đến không chịu thuế, miễn thuế, theo hướng dẫn tại Phụ lục II ban hành kèm Thông tư này;
đ) Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu thuộc diện được giảm mức thuế so với quy định thì khi khai mức thuế trên tờ khai hải quan giấy phải khai cả mức thuế trước khi giảm, tỷ lệ phần trăm số thuế được giảm và văn bản quy định về việc này;
e) Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu là phương tiện vận tải đường biển, đường sông, đường hàng không, đường sắt thì phải khai và hoàn thành thủ tục hải quan xuất khẩu trước khi làm thủ tục xuất cảnh, trừ trường hợp bán hàng sau khi phương tiện vận tải đã xuất cảnh; khai và làm thủ tục hải quan nhập khẩu trước khi làm thủ tục nhập cảnh; trường hợp là phương tiện vận tải đường bộ hoặc phương tiện được các phương tiện khác vận chuyển qua cửa khẩu thì chỉ phải khai và làm thủ tục hải quan xuất khẩu, nhập khẩu, không phải làm thủ tục xuất cảnh, nhập cảnh;
g) Người khai hải quan được sử dụng kết quả giám định, phân tích của các tổ chức có chức năng theo quy định của pháp luật để khai các nội dung có liên quan đến tên hàng, mã số, chất lượng, chủng loại, số lượng và các thông tin khác liên quan đến lô hàng xuất khẩu, nhập khẩu.
Người khai hải quan được sử dụng kết quả phân tích, phân loại của lô hàng đã được thông quan trước đó để khai tên hàng, mã số cho các lô hàng tiếp theo có cùng tên hàng, thành phần, tính chất lý hóa, tính năng, công dụng, nhập khẩu từ cùng một nhà sản xuất trong thời hạn 03 năm kể từ ngày có kết quả phân tích, phân loại; trừ trường hợp quy định của pháp luật làm căn cứ ban hành thông báo kết quả phân tích, phân loại hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu được sửa đổi, bổ sung, thay thế;
h) Trường hợp việc khai hải quan tạm nhập, tạm xuất thực hiện trên tờ khai hải quan giấy thì việc khai hải quan đối với hàng hóa tái xuất, tái nhập thực hiện trên tờ khai hải quan giấy.
2. Một tờ khai hải quan được khai tối đa 50 dòng hàng, nếu quá 50 dòng hàng thì người khai hải quan khai trên nhiều tờ khai hải quan. Trường hợp một lô hàng có nhiều mặt hàng thuộc các loại hình xuất khẩu, nhập khẩu để sản xuất, chế xuất, sản xuất xuất khẩu, gia công hàng hóa cho thương nhân nước ngoài thì người khai hải quan được khai gộp các mặt hàng có cùng mã số hàng hóa theo hướng dẫn tại Phụ lục II Thông tư này, cùng xuất xứ, cùng thuế suất.
Khi khai gộp mã HS trên tờ khai hải quan, trị giá hóa đơn, trị giá tính thuế, số lượng của dòng hàng gộp mã HS là tổng trị giá hóa đơn, trị giá tính thuế, số lượng các dòng hàng đã gộp; không khai đơn giá hóa đơn của dòng hàng gộp mã HS.
3. Trường hợp một mặt hàng có số tiền thuế vượt số ký tự của ô số tiền thuế trên tờ khai thì người khai hải quan được tách thành nhiều dòng hàng để khai trên tờ khai hải quan; trường hợp không thể tách được thành nhiều dòng hàng thì thực hiện khai hải quan trên tờ khai hải quan giấy.
Trường hợp tổng số tiền thuế của tờ khai hải quan vượt số ký tự của ô tổng số tiền thuế trên tờ khai thì người khai hải quan được tách thành nhiều tờ khai hải quan.
4. Trường hợp một lô hàng phải khai trên nhiều tờ khai hoặc hàng hóa nhập khẩu thuộc nhiều loại hình, có chung vận tải đơn, hóa đơn, khai trên nhiều tờ khai theo từng loại hình hàng hóa nhập khẩu tại một Chi cục Hải quan thì người khai hải quan chỉ phải nộp 01 bộ hồ sơ hải quan (trong trường hợp nộp hồ sơ giấy cho cơ quan hải quan); các tờ khai sau ghi rõ “chung chứng từ với tờ khai số … ngày …” vào ô “Phần ghi chú”.
Đối với các trường hợp quy định tại khoản 2, khoản 3, khoản 4 Điều này, người khai hải quan chỉ phải nộp, xuất trình, lưu một bộ hồ sơ hải quan của các tờ khai hải quan thuộc cùng một lô hàng.
5. Trường hợp số lượng thực tế của hàng hóa có số ký tự vượt quá 02 số sau dấu thập phân; trị giá hóa đơn có số ký tự vượt quá 04 số sau dấu thập phân; đơn giá hóa đơn có số ký tự vượt quá 06 số sau dấu thập phân, người khai hải quan thực hiện làm tròn số theo quy định để thực hiện khai báo. Số lượng, trị giá hóa đơn và đơn giá hóa đơn thực tế khai báo tại tiêu chí “Mô tả hàng hóa”.
6. Khai trước thông tin hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu
a) Người khai hải quan phải khai trước các thông tin liên quan đến hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu theo các chỉ tiêu thông tin quy định tại điểm 2 Phụ lục II kèm theo Thông tư này;
b) Thông tin khai trước có giá trị sử dụng và được lưu giữ trên Hệ thống tối đa là 07 ngày kể từ thời điểm đăng ký trước hoặc thời điểm có sửa chữa cuối cùng;
c) Trường hợp chấp nhận thông tin khai trước, Hệ thống sẽ thông báo số tờ khai hải quan; trường hợp không chấp nhận, Hệ thống thông báo cụ thể lý do không chấp nhận và nội dung yêu cầu sửa đổi, bổ sung để người khai hải quan thực hiện sửa đổi, bổ sung nội dung khai;
d) Người khai hải quan được sửa đổi, bổ sung các thông tin đã khai trước trên Hệ thống.
7. Sau khi khai trước thông tin hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, người khai hải quan tiếp nhận thông tin phản hồi từ Hệ thống để thực hiện khai chính thức tờ khai hải quan.
Trường hợp Hệ thống thông báo người khai hải quan không đủ điều kiện đăng ký tờ khai hải quan, người khai hải quan liên hệ với Chi cục Hải quan nơi đăng ký tờ khai và gửi kèm chứng từ chứng minh doanh nghiệp đang hoạt động bình thường do cơ quan có thẩm quyền cấp.
Người khai hải quan tự kiểm tra nội dung thông tin phản hồi từ Hệ thống và chịu trách nhiệm trước pháp luật khi sử dụng thông tin phản hồi từ Hệ thống để làm thủ tục hải quan.
8. Thời hạn nộp tờ khai hải quan
a) Đối với hàng hóa xuất khẩu, việc nộp tờ khai hải quan được thực hiện sau khi đã tập kết hàng hóa tại địa điểm do người khai hải quan thông báo và chậm nhất 04 giờ trước khi phương tiện vận tải xuất cảnh; đối với hàng hóa xuất khẩu gửi bằng dịch vụ chuyển phát nhanh thì chậm nhất là 02 giờ trước khi phương tiện vận tải xuất cảnh;
b) Đối với hàng hóa nhập khẩu, việc nộp tờ khai hải quan được thực hiện trước ngày hàng hóa đến cửa khẩu hoặc trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày hàng hóa đến cửa khẩu.
Trường hợp phương tiện vận tải nhập cảnh khai hải quan điện tử, ngày hàng hóa đến cửa khẩu là ngày phương tiện vận tải đến cửa khẩu theo thông báo của hãng vận tải trên Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan.
Trường hợp phương tiện vận tải làm thủ tục hải quan nhập cảnh theo phương thức thủ công, ngày hàng hóa đến cửa khẩu là ngày cơ quan hải quan đóng dấu lên bản khai hàng hóa nhập khẩu tại cảng dỡ hàng trong hồ sơ phương tiện vận tải nhập cảnh (đường biển, đường hàng không, đường sắt) hoặc ngày ghi trên tờ khai phương tiện vận tải qua cửa khẩu hoặc sổ theo dõi phương tiện vận tải (đường sông, đường bộ).
1. Địa điểm đăng ký tờ khai hải quan
a) Hàng hóa xuất khẩu được đăng ký tờ khai hải quan tại Chi cục Hải quan nơi doanh nghiệp có trụ sở hoặc nơi có cơ sở sản xuất hoặc Chi cục Hải quan nơi tập kết hàng hóa xuất khẩu hoặc Chi cục Hải quan cửa khẩu xuất hàng;
b) Hàng hóa nhập khẩu được đăng ký tờ khai tại trụ sở Chi cục Hải quan cửa khẩu nơi quản lý địa điểm lưu giữ hàng hóa, cảng đích ghi trên vận tải đơn, hợp đồng vận chuyển hoặc Chi cục Hải quan ngoài cửa khẩu nơi doanh nghiệp có trụ sở hoặc nơi hàng hóa được chuyển đến;
c) Đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu theo các loại hình một số loại hình cụ thể thì địa điểm đăng ký tờ khai thực hiện theo từng loại hình tương ứng quy định tại Nghị định số 08/2015/NĐ-CP và hướng dẫn tại Thông tư này.
2. Kiểm tra điều kiện đăng ký tờ khai hải quan
Thông tin trên tờ khai hải quan được Hệ thống tự động kiểm tra để đánh giá các điều kiện được chấp nhận đăng ký tờ khai hải quan. Nội dung kiểm tra bao gồm:
a) Điều kiện để áp dụng biện pháp cưỡng chế, thời hạn nộp thuế theo quy định, trừ các trường hợp sau đây:
a.1) Hàng hóa xuất khẩu thuộc đối tượng được miễn thuế hoặc không chịu thuế hoặc thuế suất thuế xuất khẩu 0%;
a.2) Hàng hóa được Bộ Công an, Bộ Quốc phòng xác nhận hàng hóa nhập khẩu phục vụ trực tiếp cho an ninh, quốc phòng, thuộc đối tượng được xét miễn thuế nhập khẩu, không thuộc đối tượng chịu thuế giá trị gia tăng;
a.3) Hàng hóa được Bộ, cơ quan có thẩm quyền xác nhận là hàng hóa phòng chống thiên tai, dịch bệnh, cứu trợ khẩn cấp; hàng viện trợ nhân đạo, viện trợ không hoàn lại.
b) Các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 14 Thông tư này;
c) Tính đầy đủ, phù hợp của các thông tin trên tờ khai hải quan;
d) Các thông tin về chính sách quản lý, chính sách thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu trên tờ khai hải quan.
Trường hợp khai hải quan trên tờ khai hải quan giấy, công chức hải quan thực hiện kiểm tra điều kiện đăng ký tờ khai quy định tại khoản này và các chứng từ thuộc hồ sơ hải quan.
3. Căn cứ quyết định kiểm tra hải quan được Hệ thống tự động thông báo, việc xử lý được thực hiện như sau:
a) Chấp nhận thông tin khai Tờ khai hải quan và quyết định thông quan hàng hóa. Thủ tục thông quan hàng hoá theo quy định tại Điều 34 Thông tư này;
b) Kiểm tra các chứng từ liên quan thuộc hồ sơ hải quan do người khai hải quan nộp, xuất trình hoặc các chứng từ có liên quan trên cổng thông tin một cửa quốc gia để quyết định việc thông quan hàng hóa hoặc kiểm tra thực tế hàng hóa để quyết định thông quan.
Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan hướng dẫn cụ thể việc phân luồng tờ khai hải quan và sử dụng kết quả phân luồng trong kiểm tra hải quan.
4. Trường hợp khai hải quan trên tờ khai hải quan giấy, người khai hải quan nộp hoặc xuất trình hồ sơ hải quan khi đăng ký tờ khai hải quan.
1. Các trường hợp khai bổ sung:
a) Người khai hải quan được khai bổ sung hồ sơ hải quan sau khi Hệ thống phân luồng tờ khai nhưng trước thời điểm cơ quan hải quan thực hiện việc kiểm tra trực tiếp hồ sơ hải quan;
b) Người khai hải quan, người nộp thuế xác định có sai sót trong việc khai hải quan thì được khai bổ sung hồ sơ hải quan trong thời hạn 60 ngày kể từ ngày thông quan nhưng trước thời điểm cơ quan hải quan quyết định kiểm tra sau thông quan, thanh tra;
c) Người khai hải quan, người nộp thuế phát hiện sai sót trong việc khai hải quan sau thời điểm cơ quan hải quan kiểm tra hồ sơ, kiểm tra thực tế hàng hóa nhưng trước khi thông quan thì thực hiện khai bổ sung và bị xử lý theo quy định của pháp luật về thuế, pháp luật về xử lý vi phạm hành chính;
d) Quá thời hạn 60 ngày kể từ ngày thông quan hoặc sau khi cơ quan hải quan quyết định kiểm tra sau thông quan, thanh tra, người khai hải quan, người nộp thuế mới phát hiện sai sót trong việc khai hải quan thì thực hiện khai bổ sung và bị xử lý theo quy định của pháp luật về thuế, pháp luật về xử lý vi phạm hành chính;
đ) Người khai hải quan thực hiện khai bổ sung theo yêu cầu của cơ quan hải quan khi kiểm tra hồ sơ, kiểm tra thực tế hàng hóa và bị xử lý theo quy định của pháp luật về thuế, pháp luật về xử lý vi phạm hành chính.
Việc khai bổ sung theo quy định tại điểm b, điểm d khoản này chỉ được thực hiện đối với hàng hóa xuất nhập khẩu không thuộc Danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu thuộc đối tượng quản lý chuyên ngành, Danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu theo giấy phép, Danh mục hàng hóa cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu, Danh mục hàng hóa tạm ngừng xuất khẩu, tạm ngừng nhập khẩu.
2. Nội dung khai bổ sung bao gồm:
a) Khai bổ sung các chỉ tiêu thông tin của tờ khai hải quan điện tử, trừ các chỉ tiêu thông tin không được khai bổ sung quy định tại điểm 3 Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư này; đối với các chỉ tiêu trên tờ khai hải quan mà Hệ thống không hỗ trợ khai bổ sung thì việc khai bổ sung thực hiện theo hướng dẫn tại điểm 4 Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư này;
b) Trường hợp khai tờ khai hải quan giấy thì người khai hải quan được khai bổ sung thông tin trên tờ khai hải quan, trừ các chỉ tiêu thông tin không được khai bổ sung quy định tại điểm 3 Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư này.
3. Thủ tục khai bổ sung hồ sơ hải quan
a) Trách nhiệm người khai hải quan:
a.1) Trường hợp khai bổ sung tờ khai hải quan theo quy định tại điểm a, điểm đ khoản 1 Điều này thì người khai hải quan khai bổ sung trên Hệ thống và nộp các chứng từ liên quan đến việc khai bổ sung qua Hệ thống hoặc bằng giấy (01 bản chụp).
Đối với các chỉ tiêu thông tin Hệ thống không hỗ trợ khai bổ sung quy định tại điểm 4 Phụ lục II ban hành kèm Thông tư này, người khai hải quan nộp 02 bản chính văn bản đề nghị khai bổ sung theo mẫu số 03/KBS/GSQL ban hành kèm Phụ lục V ban hành kèm Thông tư này và 01 bản chụp các chứng từ liên quan đến việc khai bổ sung.
Trong quá trình kiểm tra hồ sơ, kiểm tra thực tế hàng hóa, nếu cơ quan hải quan kiểm tra phát hiện nội dung khai hải quan và hồ sơ hải quan không phù hợp, người khai hải quan phải thực hiện việc khai bổ sung trong thời hạn 05 ngày kể từ ngày nhận được yêu cầu của cơ quan hải quan và bị xử lý vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật;
a.2) Trường hợp khai bổ sung hồ sơ hải quan theo quy định tại điểm b, điểm c, điểm d khoản 1 Điều này:
a.2.1) Đối với những chỉ tiêu thông tin Hệ thống hỗ trợ khai bổ sung sau thông quan quy định tại điểm 5 Phụ lục II ban hành kèm Thông tư này, người khai hải quan khai nội dung thông tin khai bổ sung trên Hệ thống và nộp các chứng từ liên quan đến việc khai bổ sung qua Hệ thống hoặc bằng giấy (01 bản chụp);
a.2.2) Đối với những chỉ tiêu thông tin khác, người khai hải quan nộp văn bản đề nghị khai bổ sung theo mẫu số 03/KBS/GSQL Phụ lục V ban hành kèm Thông tư này và 01 bản chụp các chứng từ liên quan đến việc khai bổ sung.
a.3) Trường hợp hàng hóa chưa được thông quan nếu thay đổi cảng xếp hàng, cửa khẩu xuất, phương tiện vận chuyển thì người khai hải quan thực hiện khai bổ sung theo hướng dẫn tại Điều này. Nếu thay đổi cảng xếp hàng, cửa khẩu xuất, phương tiện vận chuyển làm thay đổi phương thức vận chuyển hàng hóa thì phải hủy tờ khai hải quan theo quy định tại Điều 22 Thông tư này;
a.4) Trường hợp tờ khai hải quan hàng hóa xuất khẩu đã được thông quan, hàng hóa đã đưa vào khu vực giám sát hải quan tại cửa khẩu, nếu thay đổi cảng xếp hàng, cửa khẩu xuất, thay đổi phương tiện vận chuyển, người khai hải quan nộp văn bản thông báo thay đổi cảng xếp hàng, cửa khẩu xuất, phương tiện vận chuyển của hãng vận chuyển (fax, thư điện tử, …) cho cơ quan hải quan tại cửa khẩu nơi tập kết hàng hóa để thực hiện việc giám sát hàng hóa xếp lên phương tiện vận tải để xuất khẩu. Trường hợp hàng hóa xuất khẩu qua các địa điểm khác do cơ quan có thẩm quyền cho phép theo quy định của pháp luật thì nộp cho cơ quan hải quan văn bản về việc thay đổi cửa khẩu xuất. Trong thời hạn 03 ngày sau khi hàng hóa đưa vào khu vực giám sát, người khai hải quan phải có văn bản đề nghị sửa đổi, bổ sung theo mẫu số 03/KBS/GSQL Phụ lục V ban hành kèm Thông tư này gửi Chi cục Hải quan nơi đăng ký tờ khai để ghi nhận việc sửa đổi trên Hệ thống.
Trường hợp tờ khai hải quan hàng hóa xuất khẩu đã được thông quan nhưng hàng hóa chưa đưa vào khu vực giám sát hải quan tại cửa khẩu, nếu thay đổi cảng xếp hàng, cửa khẩu xuất nhưng cùng địa bàn quản lý của một Cục Hải quan thì người khai hải quan nộp văn bản thông báo thay đổi cảng xếp hàng, cửa khẩu xuất cho Chi cục Hải quan cửa khẩu xuất để thực hiện việc giám sát hàng hóa. Trong thời hạn 03 ngày sau khi hàng hóa đưa vào khu vực giám sát, người khai hải quan phải có văn bản đề nghị sửa đổi gửi Chi cục Hải quan nơi đăng ký tờ khai để ghi nhận việc sửa đổi trên Hệ thống.
Trường hợp tờ khai hải quan hàng hóa xuất khẩu đã được thông quan nhưng hàng hóa chưa đưa vào khu vực giám sát hải quan tại cửa khẩu, nếu thay đổi cảng xếp hàng, cửa khẩu xuất dẫn đến thay đổi Cục Hải quan quản lý cảng xếp hàng, cửa khẩu xuất thì người khai hải quan nộp văn bản thông báo thay đổi cảng xếp hàng, cửa khẩu xuất cho Chi cục Hải quan nơi đăng ký tờ khai để thực hiện chuyển địa điểm giám sát và ghi nhận việc sửa đổi trên Hệ thống;
a.5) Trường hợp khi làm thủ tục hải quan xuất khẩu chưa có số hiệu container hoặc số hiệu container có thay đổi so với khi đăng ký tờ khai hải quan hàng hóa xuất khẩu thì người khai hải quan phải nộp Bản kê số hiệu container theo mẫu số 31/BKCT/GSQL Phụ lục V ban hành kèm theo Thông tư này cho công chức hải quan giám sát tại cửa khẩu xuất. Công chức hải quan kiểm tra và cập nhập số container vào Hệ thống để in danh sách container.
Đối với hàng nhập khẩu, khi đưa hàng qua khu vực giám sát, nếu có sự không chính xác về số hiệu container so với khai báo trên tờ khai hải quan thì người khai hải quan xuất trình chứng từ giao nhận hàng cho cơ quan hải quan tại cửa khẩu nhập. Công chức hải quan kiểm tra và cập nhập số container vào Hệ thống để in danh sách container.
Người khai hải quan có trách nhiệm khai bổ sung trong thời hạn 03 ngày kể từ ngày hàng hóa đưa vào khu vực giám sát hải quan;
a.6) Trường hợp khai tờ khai hải quan giấy, người khai hải quan có văn bản đề nghị khai bổ sung theo mẫu số 03/KBS/GSQL Phụ lục V ban hành kèm Thông tư này: 02 bản chính và nộp các chứng từ chứng minh việc khai bổ sung.
b) Trách nhiệm cơ quan hải quan:
b.1) Tiếp nhận hồ sơ khai bổ sung;
b.2) Kiểm tra tính đầy đủ, chính xác của hồ sơ khai bổ sung và thông báo kết quả kiểm tra đến người khai hải quan;
b.3) Lưu các chứng từ người khai hải quan nộp;
b.4) Ra quyết định ấn định thuế và xử phạt vi phạm hành chính về hải quan (nếu có) theo quy định của pháp luật;
b.5) Thông báo kết quả kiểm tra hồ sơ khai bổ sung trong thời hạn sau đây:
b.5.1) Trong thời hạn 02 giờ làm việc kể từ khi tiếp nhận đủ thông tin hoặc hồ sơ (nếu có) đối với trường hợp quy định tại điểm a, điểm b khoản 1 Điều này;
b.5.2) Trong thời hạn 08 giờ làm việc kể từ khi tiếp nhận đủ thông tin hoặc hồ sơ (nếu có) đối với trường hợp quy định tại điểm c, điểm d khoản 1 Điều này.
b.6) Cập nhật nội dung khai bổ sung vào Hệ thống đối với trường hợp cơ quan hải quan chấp thuận khai bổ sung các chỉ tiêu thông tin Hệ thống không hỗ trợ khai bổ sung;
b.7) Trường hợp cơ quan hải quan yêu cầu người khai hải quan khai bổ sung trong quá trình kiểm tra hồ sơ, kiểm tra thực tế hàng hóa nhưng quá thời hạn 05 ngày kể từ ngày nhận được yêu cầu của cơ quan hải quan người khai hải quan không thực hiện thì xử lý như sau:
b.7.1) Đối với nội dung yêu cầu khai bổ sung có ảnh hưởng đến số thuế phải nộp, nếu có đủ cơ sở xác định nội dung khai của người khai hải quan không phù hợp (trừ trường hợp quy định tại điểm b.7.2 khoản này) thì cơ quan hải quan ra quyết định ấn định thuế và xử lý vi phạm hành chính về hải quan theo quy định;
b.7.2) Đối với trường hợp đủ cơ sở bác bỏ trị giá khai báo quy định tại điểm a khoản 2 Điều 25 Thông tư này, cơ quan hải quan thông quan theo khai báo và thực hiện kiểm tra sau khi hàng hóa đã thông quan theo quy định;
b.7.3) Đối với trường hợp không ảnh hưởng đến số thuế phải nộp thì trả lại hồ sơ cho người khai hải quan và có văn bản thông báo nêu rõ lý do.
b.8) Trường hợp khai tờ khai hải quan giấy, ngoài việc thực hiện các công việc tại điểm b khoản này, công chức hải quan phải ghi rõ ngày, giờ tiếp nhận hồ sơ khai bổ sung; kiểm tra tính đầy đủ, chính xác của hồ sơ khai bổ sung và thông báo kết quả kiểm tra trên văn bản khai bổ sung; trả cho người khai hải quan 01 bản tờ khai bổ sung.
1. Nguyên tắc thực hiện:
a) Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu chuyển tiêu thụ nội địa hoặc thay đổi mục đích sử dụng thực hiện đúng quy định tại khoản 5 Điều 25 Nghị định số 08/2015/NĐ-CP;
b) Việc chuyển tiêu thụ nội địa hoặc thay đổi mục đích sử dụng hàng hóa đã làm thủ tục xuất khẩu, nhập khẩu chỉ được thực hiện sau khi người khai hải quan hoàn thành thủ tục hải quan đối với tờ khai hải quan mới;
c) Hàng hóa khi làm thủ tục xuất khẩu, nhập khẩu thuộc diện phải có giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu, khi chuyển tiêu thụ nội địa hoặc thay đổi mục đích sử dụng cũng phải được cơ quan cấp giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu đồng ý bằng văn bản;
d) Hàng hóa thay đổi mục đích sử dụng hoặc chuyển tiêu thụ nội địa, người nộp thuế phải kê khai, nộp đủ tiền thuế, tiền phạt (nếu có) theo quy định.
2. Trách nhiệm của người khai hải quan:
a) Nộp bộ hồ sơ làm thủ tục hải quan gồm:
a.1) Tờ khai hải quan theo quy định tại Điều 16 Thông tư này;
a.2) Giấy phép của Bộ, ngành cho phép thay đổi mục đích sử dụng hoặc xuất khẩu, nhập khẩu đối với hàng hóa theo quy định phải có giấy phép: 01 bản chính;
a.3) Văn bản thỏa thuận với phía nước ngoài về việc thay đổi mục đích sử dụng của hàng hóa hoặc hóa đơn thương mại đối với trường hợp chuyển nhượng quyền sở hữu hàng hóa đối với hàng hóa gia công, thuê mượn của tổ chức, cá nhân nước ngoài hoặc hợp đồng mua, bán hàng hóa miễn thuế, không chịu thuế, tạm nhập tái xuất, tạm xuất tái nhập: 01 bản chụp.
b) Kê khai, nộp đủ thuế theo quy định trên tờ khai hải quan mới và ghi rõ số tờ khai hải quan hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu cũ, hình thức thay đổi mục đích sử dụng hoặc chuyển tiêu thụ nội địa vào ô “Phần ghi chú” của tờ khai hải quan điện tử hoặc ô “Ghi chép khác” trên tờ khai hải quan giấy.
Trường hợp thay đổi mục đích sử dụng bằng hình thức tái xuất hoặc chuyển nhượng cho đối tượng thuộc diện không chịu thuế, miễn thuế, người nộp thuế phải kê khai theo quy định nêu trên, nhưng không phải nộp thuế.
Trường hợp người nộp thuế thay đổi mục đích sử dụng, chuyển tiêu thụ nội địa nhưng không tự giác kê khai, nộp thuế với cơ quan hải quan, nếu cơ quan hải quan hoặc cơ quan chức năng khác kiểm tra, phát hiện thì người nộp thuế bị ấn định số tiền thuế phải nộp theo tờ khai hải quan hàng hóa nhập khẩu ban đầu và bị xử phạt theo quy định hiện hành. Người nộp thuế có trách nhiệm nộp đủ số tiền thuế còn thiếu, tiền chậm nộp và tiền phạt (nếu có) theo quyết định của cơ quan hải quan.
3. Trách nhiệm của cơ quan hải quan:
Thực hiện thủ tục hải quan theo loại hình xuất khẩu, nhập khẩu tương ứng và thực hiện điều chỉnh tiền thuế của tờ khai hải quan cũ tương ứng với số hàng hóa thay đổi mục đích sử dụng, chuyển tiêu thụ nội địa đã được kê khai trên tờ khai hải quan mới như sau:
a) Trường hợp người nộp thuế chưa nộp thuế của tờ khai hải quan cũ: Sau khi số tiền thuế của tờ khai mới đã được nộp, cơ quan hải quan ban hành Quyết định điều chỉnh giảm tiền thuế của tờ khai cũ;
b) Trường hợp người nộp thuế đã nộp thuế của tờ khai hải quan cũ: Cơ quan hải quan ban hành Quyết định điều chỉnh giảm tiền thuế của tờ khai hải quan cũ, sau đó thực hiện hoàn thuế kiêm bù trừ giữa số tiền thuế của tờ khai hải quan cũ và số thuế của tờ khai hải quan mới (thực hiện xử lý tương tự như tiền thuế nộp thừa). Nếu số tiền thuế của tờ khai hải quan cũ ít hơn so với số tiền thuế phải nộp của tờ khai hải quan mới, người nộp thuế phải nộp bổ sung số tiền còn thiếu trước khi hoàn thành thủ tục chuyển tiêu thụ nội địa, nếu thừa thì cơ quan hải quan sẽ hoàn trả theo đúng quy định. Trình tự thực hiện bù trừ hoặc hoàn trả thực hiện theo Điều 132 Thông tư này.
Quyết định điều chỉnh thuế thực hiện theo mẫu số 03/QĐĐC/TXNK Phụ lục VI ban hành kèm theo Thông tư này.
Thời hạn hoàn thuế kiêm bù trừ giữa số thuế của tờ khai hải quan cũ và số thuế của tờ khai hải quan mới thực hiện theo quy định tại khoản 3 Điều 49 Thông tư này. Trong thời gian cơ quan hải quan xử lý hoàn thuế kiêm bù trừ giữa số thuế đã nộp của tờ khai hải quan cũ với số thuế của tờ khai hải quan mới người nộp thuế không bị tính chậm nộp tiền thuế.
1. Các trường hợp hủy tờ khai:
a) Quá thời hạn 15 ngày kể từ ngày đăng ký tờ khai, hàng hóa được miễn kiểm tra thực tế nhưng không có hàng nhập khẩu đến cửa khẩu nhập hoặc hàng xuất khẩu chưa đưa vào khu vực giám sát hải quan tại cửa khẩu xuất;
b) Quá thời hạn 15 ngày kể từ ngày đăng ký tờ khai mà người khai hải quan không xuất trình hồ sơ hải quan trong trường hợp phải xuất trình hồ sơ hải quan để cơ quan hải quan kiểm tra;
c) Quá thời hạn 15 ngày kể từ ngày đăng ký tờ khai mà người khai hải quan chưa xuất trình hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu phải kiểm tra thực tế để cơ quan hải quan kiểm tra;
d) Các trường hợp hủy tờ khai theo yêu cầu của người khai hải quan:
d.1) Tờ khai hải quan đã được đăng ký nhưng chưa được thông quan do Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan có sự cố;
d.2) Khai nhiều tờ khai cho cùng một lô hàng xuất khẩu, nhập khẩu (khai trùng thông tin tờ khai);
d.3) Tờ khai hàng hóa xuất khẩu đã có hàng hóa đưa vào khu vực giám sát hải quan nhưng thực tế không xuất khẩu;
d.4) Tờ khai hàng hóa nhập khẩu đã được đăng ký, nhưng thực tế hàng hóa không nhập khẩu hoặc hàng hóa chưa đưa qua khu vực giám sát;
d.5) Khai sai các chỉ tiêu thông tin không được khai bổ sung quy định tại điểm 3 Phụ lục II Thông tư này.
2. Thủ tục hủy tờ khai
a) Trách nhiệm người khai hải quan:
Khi có yêu cầu hủy tờ khai thì người khai hải quan phải có văn bản đề nghị huỷ theo mẫu số 04/HTK/GSQL Phụ lục V ban hành kèm Thông tư này gửi cho Chi cục Hải quan nơi đăng ký tờ khai và nộp chứng từ chứng minh thực tế hàng hóa không xuất khẩu, nhập khẩu đối với các trường hợp quy định tại điểm d.3, d.4 khoản 1 Điều này.
Trường hợp hàng hóa xuất khẩu đã đưa vào khu vực giám sát hải quan nhưng thực tế không xuất khẩu, nếu hủy tờ khai để đưa trở lại nội địa, người khai hải quan phải cam kết trong văn bản đề nghị về việc chưa thực hiện việc hoàn thuế, không thu thuế cho lô hàng thuộc tờ khai hàng hóa xuất khẩu tại cơ quan thuế nội địa hoặc tại cơ quan hải quan và chịu trách nhiệm về nội dung đã khai báo. Nếu cơ quan hải quan hoặc cơ quan thuế kiểm tra phát hiện người khai hải quan đã hoàn thuế thì người khai hải quan bị xử lý theo quy định của pháp luật;
b) Trách nhiệm cơ quan hải quan:
b.1) Đối với tờ khai hải quan điện tử:
b.1.1) Trong 08 (tám) giờ làm việc kể từ khi nhận văn bản đề nghị hủy của người khai hải quan, công chức hải quan kiểm tra lý do, điều kiện và thông tin tờ khai đề nghị hủy trên Hệ thống, đề xuất Chi cục trưởng phê duyệt và thực hiện việc hủy tờ khai trên Hệ thống, thanh khoản tiền thuế phải thu của tờ khai được hủy (nếu có) và cập nhật vào Hệ thống quản lý rủi ro để đánh giá tiêu chí chấp hành pháp luật đối với doanh nghiệp;
b.1.2) Chậm nhất 10 ngày kể từ ngày hết hạn tờ khai hải quan đối với tờ khai quy định tại điểm a khoản 1 Điều này mà người người khai hải quan không có văn bản đề nghị hủy tờ khai thì cơ quan hải quan tiến hành kiểm tra, xác minh, nếu không có hàng nhập khẩu đến cửa khẩu nhập hoặc hàng xuất khẩu chưa đưa vào khu vực giám sát hải quan tại cửa khẩu xuất thì thực hiện việc hủy tờ khai trên Hệ thống;
b.1.3) Trường hợp hủy tờ khai quy định tại điểm b, điểm c khoản 1 Điều này thì cơ quan hải quan thực hiện rà soát và hủy tờ khai trên Hệ thống;
b.1.4) Trường hợp hủy tờ khai hải quan tạm nhập tái xuất, tạm xuất tái nhập có ảnh hưởng đến thông tin quản lý lượng hàng tạm nhập, tạm xuất trên Hệ thống sau khi hủy tờ khai hải quan, cơ quan hải quan có trách nhiệm cập nhật thông tin về lượng hàng vào Hệ thống;
b.1.5) Thông báo cho Cục Thuế nội địa đối với hàng hóa xuất khẩu có nguồn gốc từ trong nước hoặc tại Chi cục Hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu có nguồn gốc nhập khẩu (nếu Chi cục Hải quan nơi đăng ký tờ khai hàng hóa xuất khẩu khác Chi cục Hải quan nơi đăng ký tờ khai nhập khẩu) để theo dõi, không xử lý hoàn thuế, không thu thuế đối với tờ khai xuất khẩu đã hủy.
b.2) Đối với tờ khai hải quan giấy:
b.2.1) Thực hiện việc huỷ tờ khai hải quan: gạch chéo bằng bút mực, ký tên, đóng dấu công chức lên tờ khai hải quan được huỷ;
b.2.2) Lưu tờ khai hải quan được huỷ theo thứ tự số đăng ký tờ khai.
3. Chi cục trưởng Chi cục Hải quan nơi đăng ký tờ khai xem xét quyết định việc hủy tờ khai hải quan đã được cơ quan hải quan đăng ký.
1. Căn cứ thông báo kết quả phân luồng tờ khai hải quan của Hệ thống, quyết định của Chi cục trưởng Chi cục Hải quan nơi đăng ký tờ khai hoặc Chi cục Hải quan nơi kiểm tra thực tế hàng hóa, thông tin khai hải quan, thông tin chỉ dẫn rủi ro trên Hệ thống, công chức hải quan thông báo cho người khai hải quan thông qua Hệ thống về việc nộp, xuất trình một đến toàn bộ chứng từ thuộc hồ sơ hải quan và thực hiện kiểm tra chi tiết hồ sơ hải quan, kiểm tra thực tế hàng hóa. Trường hợp kiểm tra thực tế hàng hóa, công chức phải ghi kết quả kiểm tra trên Phiếu ghi kết quả kiểm tra, cập nhật vào Hệ thống theo quy định tại Thông tư này và hướng dẫn của Tổng cục Hải quan, quyết định thông quan, giải phóng hàng hoặc đưa hàng về bảo quản.
2. Trong quá trình kiểm tra hải quan, nếu phát hiện có dấu hiệu vi phạm pháp luật hải quan, pháp luật thuế, công chức hải quan có trách nhiệm báo cáo, đề xuất Chi cục trưởng Chi cục Hải quan quyết định thay đổi hình thức, mức độ kiểm tra phù hợp.
3. Trong quá trình kiểm tra hải quan, nếu phải trưng cầu giám định phục vụ công tác kiểm tra hải quan, cơ quan hải quan chịu trách nhiệm chi trả chi phí.
1. Kiểm tra tên hàng, mã số hàng hóa, mức thuế khi kiểm tra hồ sơ hải quan.
a) Nội dung kiểm tra:
Kiểm tra nội dung khai và kiểm tra tính chính xác về tên hàng, mã số hàng hóa, mức thuế khai trên tờ khai hải quan với các thông tin ghi trên các chứng từ trong hồ sơ hải quan;
b) Xử lý kết quả kiểm tra:
b.1) Trường hợp xác định người khai hải quan khai báo tên hàng, mã số hàng hóa, mức thuế rõ ràng, đầy đủ, không có sự sai lệch về tên hàng với các thông tin ghi trên các chứng từ trong bộ hồ sơ hải quan thì cơ quan hải quan chấp nhận nội dung khai về tên hàng, mã số hàng hóa và mức thuế của người khai hải quan;
b.2) Trường hợp đủ căn cứ để xác định người khai hải quan khai không đúng tên hàng, mã số hàng hóa, mức thuế thì hướng dẫn và yêu cầu người khai hải quan khai bổ sung theo quy định tại Điều 20 Thông tư này và xử lý vi phạm theo quy định của pháp luật. Trường hợp người khai hải quan không thực hiện khai bổ sung thì cơ quan hải quan xác định lại mã số hàng hóa, mức thuế và thực hiện ấn định thuế, đồng thời, tùy theo mức độ vi phạm thì xử lý theo quy định của pháp luật và thực hiện cập nhật kết quả kiểm tra vào cơ sở dữ liệu, thông quan hàng hóa sau khi người khai hải quan nộp đủ tiền thuế, tiền phạt (nếu có) theo quy định;
b.3) Trường hợp phát hiện thông tin khai báo về tên hàng, mô tả hàng hóa chưa phù hợp với mã số hàng hóa, hoặc sai lệch giữa các thông tin trên chứng từ thuộc bộ hồ sơ hải quan và thông tin khai trên tờ khai hải quan nhưng chưa đủ căn cứ để xác định tên hàng, mã số hàng hóa, mức thuế thì yêu cầu người khai hải quan nộp bổ sung tài liệu kỹ thuật hoặc hợp đồng mua bán hàng hóa hoặc bản phân tích thành phần sản phẩm.
Qua kiểm tra các chứng từ nộp bổ sung, nếu cơ quan hải quan có đủ cơ sở xác định người khai hải quan khai không đúng tên hàng, mã số hàng hóa, mức thuế thì hướng dẫn người khai hải quan khai bổ sung như quy định tại điểm b.2 khoản này. Trường hợp người khai hải quan không nộp được chứng từ theo yêu cầu của cơ quan hải quan hoặc qua kiểm tra các chứng từ, cơ quan hải quan chưa đủ cơ sở để xác định tên hàng, mã số hàng hóa, mức thuế thì thực hiện lấy mẫu phân tích, giám định theo quy định của Bộ trưởng Bộ Tài chính về phân loại hàng hóa, phân tích để phân loại hàng hóa, phân tích để kiểm tra chất lượng, kiểm tra an toàn thực phẩm đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu hoặc báo cáo Chi cục trưởng Chi cục Hải quan quyết định kiểm tra thực tế hàng hóa theo khoản 2 Điều này.
2. Kiểm tra tên hàng, mã số hàng hóa, mức thuế khi kiểm tra thực tế
a) Nội dung kiểm tra:
Kiểm tra nội dung khai và kiểm tra tính chính xác về tên hàng, mã số hàng hóa trên tờ khai hải quan với thực tế hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu.
Khi kiểm tra thực tế hàng hóa, công chức hải quan phải xác định tên hàng, mã số hàng hóa theo các tiêu chí nêu trong Danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu Việt Nam, Biểu thuế áp dụng đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu;
b) Xử lý kết quả kiểm tra:
b.1) Trường hợp xác định không có sự sai lệch về tên hàng, mã số hàng hóa khai trên tờ khai hải quan so với hàng hóa thực tế xuất khẩu, nhập khẩu; không có sự sai lệch về mức thuế với các Biểu thuế áp dụng có hiệu lực tại thời điểm kiểm tra, cơ quan hải quan chấp nhận nội dung khai về tên hàng, mã số hàng hóa và mức thuế của người khai hải quan;
b.2) Trường hợp đủ căn cứ để xác định người khai hải quan khai không đúng tên hàng, mã số hàng hóa, mức thuế thì hướng dẫn và yêu cầu người khai hải quan khai bổ sung theo quy định tại Điều 20 Thông tư này và xử lý vi phạm theo quy định của pháp luật. Trường hợp người khai hải quan không thực hiện khai bổ sung thì cơ quan hải quan xác định lại mã số hàng hóa, mức thuế và thực hiện ấn định thuế, đồng thời, tùy theo mức độ vi phạm giữa nội dung khai hải quan và thực tế kiểm tra để thực hiện xử lý theo quy định của pháp luật và cập nhật kết quả kiểm tra vào cơ sở dữ liệu, thông quan hàng hóa sau khi người khai hải quan nộp đủ tiền thuế, tiền phạt (nếu có) theo quy định;
b.3) Trường hợp không thể xác định được chính xác tên hàng, mã số hàng hóa theo các tiêu chí trong Danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu Việt Nam, Biểu thuế áp dụng đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, công chức hải quan cùng người khai hải quan lấy mẫu để thực hiện phân tích, giám định theo quy định của Bộ trưởng Bộ Tài chính về phân loại hàng hóa, phân tích để phân loại hàng hóa, phân tích để kiểm tra chất lượng, kiểm tra an toàn thực phẩm đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu.
3. Trường hợp lô hàng xuất khẩu, nhập khẩu đã được thông quan trên cơ sở kết quả phân tích, giám định để xác định tên hàng, mã số hàng hóa thì cơ quan hải quan có thể sử dụng kết quả phân tích, giám định của lô hàng này để thực hiện thủ tục hải quan cho các lô hàng tiếp theo của chính người khai hải quan có cùng tên hàng, xuất xứ, mã số hàng hóa khai báo, nhập khẩu từ cùng một nhà sản xuất (đối với hàng hóa nhập khẩu).
1. Kiểm tra trị giá hải quan: Cơ quan hải quan thực hiện kiểm tra trị giá hải quan do người khai hải quan khai trên tờ khai hải quan (sau đây gọi là trị giá khai báo) để xác định các trường hợp có đủ cơ sở bác bỏ trị giá khai báo và các trường hợp có nghi vấn về trị giá khai báo nhưng chưa đủ cơ sở bác bỏ:
a) Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu có đủ cơ sở bác bỏ trị giá khai báo nếu thuộc một trong các trường hợp sau:
a.1) Người khai hải quan không kê khai hoặc kê khai không đúng, không đủ các chỉ tiêu liên quan đến trị giá hải quan trên tờ khai hàng hóa xuất khẩu; tờ khai hàng hóa nhập khẩu hoặc tờ khai trị giá (nếu có);
a.2) Các nội dung về trị giá, điều kiện giao hàng trên hóa đơn thương mại không phù hợp với các nội dung tương ứng (nếu có) trên vận tải đơn hoặc các chứng từ vận tải khác có giá trị tương đương theo quy định của pháp luật.
b) Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu có nghi vấn về trị giá khai báo nhưng chưa đủ cơ sở bác bỏ là trường hợp trị giá khai báo thấp hơn thông tin rủi ro về trị giá tại cơ sở dữ liệu giá theo quy định của Tổng cục Hải quan.
2. Xử lý kết quả kiểm tra:
a) Trường hợp có đủ cơ sở bác bỏ trị giá khai báo: Cơ quan hải quan thông báo cơ sở bác bỏ trị giá khai báo và xử lý như sau:
a.1) Nếu người khai hải quan đồng ý với cơ sở bác bỏ trị giá khai báo của cơ quan hải quan thì thực hiện khai bổ sung trong thời hạn tối đa 05 ngày kể từ ngày cơ quan hải quan thông báo, cơ quan hải quan thực hiện xử phạt vi phạm hành chính và thông quan hàng hóa theo quy định.
Việc khai bổ sung thực hiện theo quy định tại khoản 3 Điều 20 Thông tư này;
a.2) Nếu người khai hải quan không đồng ý với cơ sở bác bỏ trị giá khai báo hoặc quá thời hạn 05 ngày kể từ ngày cơ quan hải quan thông báo mà không khai bổ sung thì cơ quan hải quan thông quan theo trị giá khai báo và chuyển các cơ sở bác bỏ trị giá khai báo để thực hiện kiểm tra sau thông quan.
b) Trường hợp có nghi vấn về trị giá khai báo nhưng chưa đủ cơ sở bác bỏ, cơ quan hải quan thông báo nghi vấn thông qua Hệ thống hoặc theo mẫu số 02A/TBNVTG/TXNK phụ lục VI ban hành kèm theo Thông tư này đối với trường hợp khai hải quan trên tờ khai hải quan giấy, đồng thời yêu cầu người khai hải quan nộp bổ sung các chứng từ, tài liệu có liên quan phù hợp với phương pháp xác định trị giá khai báo theo quy định tại Thông tư của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định về trị giá hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu (01 bản chụp):
b.1) Trong thời hạn tối đa 05 ngày kể từ ngày cơ quan hải quan thông báo, người khai hải quan nộp bổ sung chứng từ, tài liệu theo yêu cầu và đề nghị tham vấn (nêu rõ thời gian tham vấn), cơ quan hải quan giải phóng hàng hóa theo quy định tại Điều 33 Thông tư này, tổ chức tham vấn theo quy định tại khoản 3 Điều này;
b.2) Quá thời gian 05 ngày kể từ ngày cơ quan hải quan thông báo, người khai hải quan không nộp bổ sung hồ sơ, chứng từ theo yêu cầu hoặc không đề nghị tham vấn, cơ quan hải quan thông quan theo trị giá khai báo, chuyển các nghi vấn để thực hiện kiểm tra sau thông quan theo quy định.
3. Tham vấn
a) Thẩm quyền tham vấn:
a.1) Cục trưởng Cục Hải quan tổ chức thực hiện việc tham vấn và chịu trách nhiệm toàn diện về hiệu quả công tác tham vấn tại đơn vị;
a.2) Căn cứ tình hình thực tế, đặc điểm địa bàn, Cục trưởng Cục Hải quan có thể phân cấp cho Chi cục trưởng Chi cục Hải quan thực hiện việc tham vấn đối với các mặt hàng thuộc diện phải tham vấn.
b) Tham vấn một lần:
b.1) Người khai hải quan được yêu cầu tham vấn một lần nếu đáp ứng đầy đủ các điều kiện sau:
b.1.1) Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu cùng hợp đồng mua bán, được xuất khẩu hoặc nhập khẩu theo nhiều chuyến khác nhau;
b.1.2) Thông tin, dữ liệu để kiểm tra, xác định trị giá hải quan không thay đổi;
b.1.3) Người khai hải quan có văn bản đề nghị tham vấn một lần, trong đó nêu rõ cam kết sử dụng kết quả tham vấn cho các lần xuất khẩu hoặc nhập khẩu tiếp theo.
b.2) Kết quả tham vấn một lần được sử dụng cho các lần xuất khẩu hoặc nhập khẩu tiếp theo nếu trị giá hải quan sau khi tham vấn phù hợp với thông tin, dữ liệu để kiểm tra, xác định trị giá hải quan hàng hóa đang xác định trị giá.
c) Trách nhiệm thực hiện:
c.1) Cơ quan hải quan:
c.1.1) Tổ chức tham vấn theo đề nghị của người khai hải quan, kiểm tra hồ sơ, chứng từ, tài liệu do người khai hải quan nộp để làm rõ các dấu hiệu nghi vấn trị giá khai báo;
c.1.2) Lập biên bản tham vấn, trong đó, ghi chép đầy đủ, trung thực các nội dung hỏi đáp trong quá trình tham vấn; các chứng từ, tài liệu người khai hải quan đã nộp bổ sung; làm rõ người khai hải quan có hay không đồng ý với cơ sở bác bỏ trong trường hợp cơ quan hải quan có đủ cơ sở bác bỏ trị giá khai báo; kết thúc tham vấn phải ghi rõ kết luận vào biên bản tham vấn theo một trong các trường hợp “không đủ cơ sở bác bỏ trị giá khai báo”, hoặc “đủ cơ sở bác bỏ trị giá khai báo” (nêu rõ cơ sở bác bỏ trị giá khai báo), hoặc “đủ cơ sở bác bỏ trị giá khai báo nhưng người khai hải quan không chấp nhận” (nêu rõ cơ sở bác bỏ trị giá khai báo).
c.2) Người khai hải quan: Nộp các chứng từ, tài liệu có liên quan phù hợp với phương pháp xác định trị giá khai báo theo quy định của Bộ Tài chính về trị giá hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, cử đại diện có thẩm quyền quyết định các nội dung liên quan đến việc xác định trị giá tính thuế hoặc người được ủy quyền toàn bộ tham gia tham vấn đúng thời gian đề nghị tham vấn;
c.3) Các bên tham gia tham vấn phải cùng ký vào biên bản tham vấn.
d) Hình thức tham vấn: Tham vấn trực tiếp;
đ) Thời gian hoàn thành tham vấn: Tối đa là 30 ngày kể từ ngày đăng ký tờ khai;
e) Thời gian thực hiện tham vấn: Tối đa 05 ngày làm việc;
g) Xử lý kết quả tham vấn
Căn cứ biên bản tham vấn, các chứng từ tài liệu do người khai hải quan bổ sung, cơ quan hải quan xử lý như sau:
g.1) Yêu cầu người khai hải quan khai bổ sung theo quy định tại khoản 2 Điều 20 Thông tư này trong thời hạn tối đa 05 ngày kể từ ngày kết thúc tham vấn nhưng không quá 30 ngày kể từ ngày đăng ký tờ khai trong trường hợp người khai hải quan đồng ý với cơ sở bác bỏ trị giá khai báo thuộc một trong các trường hợp sau đây:
g.1.1) Một trong các trường hợp thuộc điểm a khoản 1 Điều này;
g.1.2) Người khai hải quan áp dụng không đúng trình tự, điều kiện, nội dung phương pháp xác định trị giá hải quan.
g.2) Thông quan theo trị giá khai báo và chuyển các cơ sở bác bỏ trị giá khai báo để thực hiện kiểm tra sau thông quan theo quy định trong các trường hợp sau:
g.2.1) Quá thời hạn 05 ngày kể từ ngày kết thúc tham vấn hoặc quá 30 ngày kể từ ngày đăng ký tờ khai, người khai hải quan không khai bổ sung theo quy định tại điểm g.1 khoản này;
g.2.2) Người khai hải quan không đồng ý với cơ sở bác bỏ trị giá khai báo của cơ quan hải quan.
g.3) Thông quan theo trị giá khai báo đối với các trường hợp không có đủ cơ sở bác bỏ trị giá khai báo.Bổ sung
1. Đối với hàng hóa xuất khẩu
Xuất xứ hàng hóa xuất khẩu được xác định dựa trên nội dung khai của người khai hải quan, chứng từ thuộc hồ sơ hải quan và thực tế hàng hoá.
Khi có dấu hiệu gian lận xuất xứ hàng hóa xuất khẩu hoặc trên cơ sở thông tin cảnh báo về chuyển tải bất hợp pháp, Chi cục Hải quan nơi đăng ký tờ khai yêu cầu người khai hải quan cung cấp chứng từ chứng minh xuất xứ hàng xuất khẩu; trường hợp người khai hải quan không xuất trình thì tiến hành xác minh tại cơ sở sản xuất hàng hóa xuất khẩu. Trong khi chờ kết quả kiểm tra, xác minh xuất xứ hàng hóa, hàng hóa xuất khẩu được thông quan theo quy định.
2. Đối với hàng hóa nhập khẩu
a) Người khai hải quan nộp chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa nhập khẩu cho cơ quan hải quan theo quy định tại điểm g khoản 2 Điều 16 Thông tư này tại thời điểm nộp bộ hồ sơ hải quan hoặc trong thời hạn theo quy định tại các Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên.
Trường hợp chưa nộp được chứng từ chứng nhận xuất xứ tại thời điểm khai hải quan, người khai hải quan khai theo mức thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi tối huệ quốc (sau đây gọi tắt là thuế suất MFN) hoặc thông thường. Khi nộp bổ sung chứng từ chứng nhận xuất xứ trong thời hạn theo quy định, người khai hải quan khai bổ sung theo mức thuế suất ưu đãi đặc biệt tương ứng, được hoàn trả số tiền thuế chênh lệch đã nộp; trường hợp lô hàng thuộc diện miễn kiểm tra hồ sơ khi khai hải quan, người khai hải quan phải nộp bổ sung bộ hồ sơ hải quan theo quy định tại khoản 2 Điều 16 Thông tư này khi nộp bổ sung chứng từ chứng nhận xuất xứ;
b) Khi kiểm tra xuất xứ hàng hoá, cơ quan hải quan căn cứ vào chứng từ chứng nhận xuất xứ, hồ sơ hải quan, thực tế hàng hoá, những thông tin có liên quan đến hàng hoá và quy định tại Điều 15 Nghị định số 19/2006/NĐ-CP ngày 20/02/2006 của Chính phủ, Thông tư hướng dẫn thực hiện quy tắc xuất xứ ưu đãi và không ưu đãi của Bộ Công Thương và các văn bản hướng dẫn có liên quan;
c) Cơ quan hải quan chấp nhận chứng từ chứng nhận xuất xứ trong trường hợp có khác biệt nhỏ, không ảnh hưởng đến tính hợp lệ của chứng từ chứng nhận xuất xứ và bản chất xuất xứ của hàng hóa nhập khẩu, bao gồm:
c.1) Lỗi chính tả hoặc đánh máy;
c.2) Khác biệt trong cách đánh dấu tại các ô trên C/O: đánh dấu bằng máy hoặc bằng tay, đánh dấu bằng “x” hay “√”, nhầm lẫn trong việc đánh dấu;
c.3) Khác biệt nhỏ giữa chữ ký trên C/O và chữ ký mẫu;
c.4) Khác biệt về đơn vị đo lường trên C/O và các chứng từ khác (hóa đơn, vận tải đơn,…);
c.5) Sự khác biệt giữa khổ giấy của C/O nộp cho cơ quan hải quan với mẫu C/O theo quy định;
c.6) Sự khác biệt về màu mực (đen hoặc xanh) của các nội dung khai báo trên C/O;
c.7) Sự khác biệt nhỏ trong mô tả hàng hóa trên chứng từ chứng nhận xuất xứ và chứng từ khác;
c.8) Sự khác biệt mã số trên C/O với mã số trên tờ khai hàng hóa nhập khẩu nhưng không làm thay đổi bản chất xuất xứ hàng hóa.
d) Trường hợp người khai hải quan nộp chứng từ chứng nhận xuất xứ cấp cho cả lô hàng nhưng chỉ nhập khẩu một phần của lô hàng thì cơ quan hải quan chấp nhận chứng từ chứng nhận xuất xứ đó đối với phần hàng hoá thực nhập;
đ) Trường hợp số lượng hoặc trọng lượng thực tế hàng nhập khẩu vượt quá số lượng hoặc trọng lượng hàng ghi trên chứng từ chứng nhận xuất xứ thì lượng hàng hóa vượt quá không được hưởng ưu đãi theo các Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên;
e) Người khai hải quan không được tự ý sửa chữa các nội dung trên C/O, trừ trường hợp việc sửa chữa do chính cơ quan, tổ chức có thẩm quyền cấp thực hiện theo quy định của pháp luật;
g) Trường hợp nội dung thông tin trên chứng từ chứng nhận xuất xứ không phù hợp với bộ hồ sơ hải quan và các quy định về kiểm tra xuất xứ hàng nhập khẩu hoặc chữ ký, dấu trên chứng từ chứng nhận xuất xứ không phù hợp với mẫu chữ ký, mẫu dấu lưu tại cơ quan hải quan, trừ các trường hợp quy định tại điểm c khoản này, cơ quan hải quan yêu cầu người khai hải quan giải trình, cung cấp thêm tài liệu để chứng minh xuất xứ hàng hoá. Nếu nội dung giải trình và tài liệu cung cấp phù hợp thì chấp nhận chứng từ chứng nhận xuất xứ.
Trường hợp cơ quan hải quan đủ cơ sở để xác định chứng từ chứng nhận xuất xứ không phù hợp thì đình chỉ việc áp dụng mức thuế suất ưu đãi đặc biệt và tính thuế theo mức thuế suất MFN hoặc thuế suất thông thường.
Khi làm thủ tục hải quan, nếu có nghi vấn về tính hợp lệ của chứng từ chứng nhận xuất xứ nhưng chưa đủ cơ sở để từ chối thì cơ quan hải quan tạm tính thuế theo mức thuế suất MFN hoặc thuế suất thông thường và tiến hành xác minh theo quy định tại khoản 3 Điều này.
Trong quá trình kiểm tra sau thông quan, thanh tra, nếu có nghi vấn về tính hợp lệ của chứng từ chứng nhận xuất xứ nhưng chưa đủ cơ sở để từ chối thì cơ quan hải quan tiến hành xác minh và căn cứ vào kết quả xác minh để quyết định việc áp dụng thuế suất ưu đãi đặc biệt.
3. Xác minh xuất xứ hàng hóa nhập khẩu
a) Tổng cục Hải quan thực hiện việc xác minh xuất xứ hàng hóa nhập khẩu với cơ quan có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa; tổ chức, cá nhân tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa hoặc tại cơ sở sản xuất hàng hóa xuất khẩu;
b) Thời hạn xác minh
Việc xác minh phải được hoàn thành trong thời gian sớm nhất nhưng không quá 150 ngày kể từ thời điểm người khai hải quan nộp bộ hồ sơ hải quan hoặc kể từ thời điểm cơ quan thực hiện việc xác minh đối với các nghi vấn phát hiện trong quá trình kiểm tra sau thông quan, thanh tra, trừ trường hợp các Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên có quy định khác về thời hạn xác minh.
Trường hợp cơ quan có thẩm quyền cấp chứng từ chứng nhận xuất xứ của nước xuất khẩu trả lời kết quả xác minh quá thời hạn nêu trên, cơ quan hải quan căn cứ kết quả xác minh để xử lý theo quy định tại điểm d khoản này;
c) Thủ tục xác minh
Thủ tục xác minh được thực hiện theo quy định của Bộ trưởng Bộ Công Thương về thực hiện quy tắc xuất xứ trong các Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên:
c.1) Cơ quan hải quan có văn bản (công hàm, thư điện tử, fax,…) gửi cơ quan có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa hoặc tổ chức, cá nhân tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa;
c.2) Trường hợp cần thiết, cơ quan hải quan tiến hành kiểm tra, xác minh tại nước xuất khẩu để xác định xuất xứ hàng hóa.
d) Xử lý kết quả xác minh
d.1) Trường hợp kết quả xác minh đáp ứng yêu cầu xác minh của cơ quan hải quan và khẳng định tính hợp lệ của chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa:
d.1.1) Trong thời hạn 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận được kết quả xác minh, cơ quan hải quan có trách nhiệm thông báo cho người khai hải quan để thực hiện khai bổ sung theo mức thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt. Việc khai bổ sung thực hiện theo quy định tại Điều 20 Thông tư này và không bị xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan;
d.1.2) Cơ quan hải quan tiến hành các thủ tục hoàn trả lại cho người nhập khẩu khoản chênh lệch giữa số tiền thuế tạm thu theo mức thuế suất MFN hoặc thuế suất thông thường và số tiền thuế tính theo mức thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt.
d.2) Trường hợp kết quả xác minh không đáp ứng yêu cầu xác minh của cơ quan hải quan hoặc kết quả xác minh cho thấy chứng từ chứng nhận xuất xứ không hợp lệ, cơ quan hải quan áp dụng mức thuế MFN hoặc thông thường và thông báo cho người khai hải quan.
1. Kiểm tra điều kiện để áp dụng biện pháp cưỡng chế, thời hạn nộp thuế theo quy định.
2. Kiểm tra các căn cứ để xác định hàng hoá không thuộc đối tượng chịu thuế trong trường hợp người khai hải quan khai hàng hoá không thuộc đối tượng chịu thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu, thuế giá trị gia tăng, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế bảo vệ môi trường.
3. Kiểm tra các căn cứ để xác định hàng hoá thuộc đối tượng miễn thuế, xét miễn thuế, giảm thuế trong trường hợp người khai hải quan khai hàng hoá thuộc đối tượng miễn thuế, xét miễn thuế, giảm thuế.
4. Kiểm tra các căn cứ tính thuế để xác định số tiền thuế phải nộp, việc tính toán số tiền thuế phải nộp trong trường hợp hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu thuộc đối tượng chịu thuế trên cơ sở kết quả kiểm tra theo quy định tại mục 3 Chương II Thông tư này.
5. Kiểm tra, đối chiếu thông tin trên thông báo kết quả xác định trước với hồ sơ và thực tế lô hàng xuất khẩu, nhập khẩu đối với trường hợp hàng hóa phải kiểm tra hồ sơ hoặc kiểm tra thực tế hàng hóa; nếu hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu không đúng với thông báo kết quả xác định trước thì tiến hành kiểm tra, xác định mã số, xuất xứ, trị giá hải quan theo quy định tại Thông tư này và báo cáo Tổng cục Hải quan ra văn bản hủy bỏ giá trị thực hiện của thông báo kết quả xác định trước theo quy định tại khoản 6 Điều 24 Nghị định số 08/2015/NĐ-CP.
1. Cơ quan hải quan kiểm tra, đối chiếu thông tin về giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu; kết quả kiểm tra hoặc thông báo miễn kiểm tra chuyên ngành do cơ quan kiểm tra chuyên ngành gửi đến hoặc do người khai hải quan nộp trực tiếp cho cơ quan hải quan với thông tin khai trên tờ khai hải quan và xử lý như sau:
a) Nếu thông tin khai báo phù hợp thì chấp nhận thông tin khai báo;
b) Nếu thông tin khai báo không phù hợp thì yêu cầu người khai hải quan xuất trình hồ sơ để cơ quan hải quan kiểm tra.
Trường hợp tại thời điểm đăng ký tờ khai hải quan chưa có kết quả kiểm tra hoặc thông báo miễn kiểm tra chuyên ngành, khi nhận được kết quả kiểm tra chuyên ngành do người khai hải quan nộp hoặc cơ quan kiểm tra chuyên ngành gửi đến, trong thời hạn 02 giờ làm việc kể từ khi nhận được kết quả kiểm tra, cơ quan hải quan kiểm tra và bổ sung thông tin kết quả kiểm tra chuyên ngành vào Hệ thống hoặc ghi số văn bản thông báo kết quả kiểm tra chuyên ngành trên tờ khai hải quan giấy để quyết định việc thông quan hàng hóa.
2. Trường hợp giấy phép sử dụng cho nhiều lần xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa thì Chi cục Hải quan nơi đăng ký tờ khai hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu lần đầu lập Phiếu theo dõi trừ lùi theo mẫu số 05/TDTL/GSQL Phụ lục V ban hành kèm Thông tư này, thực hiện việc trừ lùi đối với lô hàng đã được cấp số tờ khai và giao cho người khai hải quan để làm thủ tục hải quan cho các lần xuất khẩu, nhập khẩu tiếp theo. Chi cục Hải quan nơi đăng ký tờ khai hải quan theo dõi, trừ lùi trên phiếu và xác nhận khi người khai hải quan xuất khẩu, nhập khẩu hết số hàng trên giấy phép.
1. Kiểm tra hàng hóa nhập khẩu trong quá trình xếp, dỡ từ phương tiện vận tải nhập cảnh xuống kho, bãi, cảng, khu vực cửa khẩu nhập và hàng hóa xuất khẩu sau đã thông quan được tập kết tại các địa điểm trong khu vực cửa khẩu xuất:
a) Việc kiểm tra hàng hóa được thực hiện bằng máy soi hoặc các phương tiện kỹ thuật khác. Trường hợp phải kiểm tra theo quy định tại điểm c khoản 2 Điều 34 Luật Hải quan thì Chi cục Hải quan cửa khẩu thực hiện việc kiểm tra thực tế với sự chứng kiến của đại diện cơ quan Cảng vụ tại cảng biển, cảng hàng không quốc tế hoặc Bộ đội Biên phòng;
b) Trách nhiệm của Chi cục Hải quan cửa khẩu:
b.1) Thông báo cho người vận chuyển, doanh nghiệp kinh doanh kho, bãi, cảng danh sách lô hàng phải tiến hành kiểm tra;
b.2) Tiến hành kiểm tra theo quy định tại điểm a khoản này;
b.3) Chi trả các khoản chi phí phát sinh liên quan đến việc kiểm tra hàng hóa.
c) Trách nhiệm của người vận chuyển, doanh nghiệp kinh doanh kho, bãi, cảng:
c.1) Thực hiện các thủ tục cần thiết để đưa hàng hóa đến địa điểm kiểm tra của cơ quan hải quan;
c.2) Tạo điều kiện thuận lợi trong việc vận chuyển hàng hóa đến khu vực kiểm tra theo yêu cầu cơ quan hải quan;
c.3) Doanh nghiệp kinh doanh cảng, kho, bãi bố trí khu vực lưu giữ riêng hoặc sử dụng hệ thống quản lý cảng điện tử để xác định vị trí hàng hóa cần kiểm tra thực tế trong quá trình làm thủ tục hải quan.
d) Xử lý kết quả kiểm tra đối với hàng hóa nhập khẩu trong quá trình xếp, dỡ từ phương tiện vận tải nhập cảnh xuống kho, bãi, cảng, khu vực cửa khẩu nhập:
d.1) Trường hợp kiểm tra không phát hiện dấu hiệu vi phạm thì đơn vị được giao nhiệm vụ kiểm tra hàng hóa qua máy soi cập nhật thông tin kết quả kiểm tra qua máy soi trên Hệ thống.
Chi cục Hải quan nơi đăng ký tờ khai hải quan hàng hóa nhập khẩu sử dụng kết quả kiểm tra qua máy soi trên để làm thủ tục hải quan theo quy định;
d.2) Trường hợp kiểm tra phát hiện dấu hiệu vi phạm, đơn vị được giao nhiệm vụ kiểm tra hàng hóa qua máy soi cập nhật kết quả kiểm tra trên Hệ thống; phối hợp với doanh nghiệp kinh doanh, kho, bãi, cảng bố trí địa điểm lưu giữ riêng đối với lô hàng; phối hợp với Chi cục Hải quan nơi đăng ký tờ khai để thực hiện việc kiểm tra trực tiếp hàng hóa khi người khai hải quan đến làm thủ tục hải quan.
đ) Xử lý kết quả kiểm tra đối với hàng hóa xuất khẩu đã thông quan được tập kết tại các địa điểm trong khu vực cửa khẩu xuất
đ.1) Trường hợp kiểm tra không phát hiện dấu hiệu vi phạm thì Chi cục Hải quan cửa khẩu cập nhật thông tin trên Hệ thống và giám sát hàng hóa xuất khẩu theo quy định;
đ.2) Trường hợp kiểm tra phát hiện dấu hiệu vi phạm, Chi cục Hải quan cửa khẩu phối hợp với doanh nghiệp kinh doanh, kho, bãi, cảng bố trí địa điểm lưu giữ riêng đối với lô hàng, cập nhật kết quả kiểm tra trên Hệ thống; thông báo cho người khai hải quan mở hàng hóa để kiểm tra trực tiếp và xử lý theo quy định.
Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan căn cứ quy định của pháp luật về hải quan, yêu cầu quản lý tại từng khu vực kho, bãi, cảng, cửa khẩu và điều kiện thực tế về trang bị máy soi hoặc các phương tiện kỹ thuật khác để tổ chức triển khai việc kiểm tra hàng hóa nhập khẩu trong quá trình xếp, dỡ từ phương tiện vận tải nhập cảnh xuống kho, bãi, cảng, khu vực cửa khẩu nhập và hàng hóa xuất khẩu sau đã thông quan được tập kết tại các địa điểm trong khu vực cửa khẩu xuất phù hợp với quy định của pháp luật, cơ sở hạ tầng, máy móc, trang thiết bị và điều kiện thực tế tại từng khu vực kho, bãi, cảng, cửa khẩu.
2. Kiểm tra thực tế hàng hóa đối với những lô hàng xuất khẩu, nhập khẩu khi làm thủ tục tại Chi cục Hải quan cửa khẩu:
a) Đối với những lô hàng nhập khẩu phải kiểm tra thực tế hàng hóa thuộc diện đã tiến hành kiểm tra theo quy định tại khoản 1 Điều này thì công chức hải quan được sử dụng kết quả kiểm tra qua máy soi để làm thủ tục hải quan.
Trường hợp khi kiểm tra qua máy soi phát hiện dấu hiệu vi phạm thì thực hiện việc mở kiểm tra trực tiếp hàng hóa;
b) Đối với những lô hàng xuất khẩu, nhập khẩu phải kiểm tra thực tế hàng hóa nhưng chưa kiểm tra theo quy định tại khoản 1 Điều này:
b.1) Đối với các Chi cục Hải quan được trang bị máy soi container, việc kiểm tra thực tế hàng hóa được thực hiện qua máy soi container, trừ trường hợp máy soi container gặp sự cố, hàng hóa không phù hợp với việc kiểm tra qua máy soi, hàng hóa bắt buộc phải kiểm tra trực tiếp bởi công chức hải quan theo hướng dẫn của Tổng cục Hải quan, lượng hàng hóa phải kiểm tra thực tế vượt quá công suất của máy soi container hoặc năng lực xếp dỡ của doanh nghiệp kinh doanh cảng, kho, bãi nơi lắp đặt máy soi.
Công chức hải quan căn cứ hình ảnh kiểm tra qua máy soi, thông tin trên tờ khai hải quan và các thông tin khác có được tại thời điểm kiểm tra để phân tích, đánh giá và kết luận về hình ảnh kiểm tra qua máy soi. Toàn bộ dữ liệu hình ảnh kiểm tra được lưu trữ trong Hệ thống máy soi theo quy định; hình ảnh kiểm tra qua máy soi được in từ Hệ thống và lưu kèm hồ sơ hải quan trong trường hợp người khai hải quan nộp hồ sơ hải quan giấy.
Trường hợp kết quả kiểm tra qua máy soi cho thấy có dấu hiệu không đúng nội dung khai hải quan cần phải kiểm tra trực tiếp bởi công chức hải quan, công chức hải quan thực hiện kiểm tra qua máy soi báo cáo, đề nghị kiểm tra thực tế hàng hóa bằng phương pháp thủ công trực tiếp;
b.2) Đối với Chi cục Hải quan chưa được trang bị máy soi container, việc kiểm tra thực tế hàng hóa được thực hiện bởi công chức hải quan.
3. Chi cục Hải quan cửa khẩu kiểm tra thực tế hàng hóa đối với những lô hàng xuất khẩu, nhập khẩu theo đề nghị của Chi cục Hải quan khác thực hiện theo quy định tại khoản 11 Điều này.
4. Kiểm tra thực tế hàng hóa tại Chi cục Hải quan nơi hàng hóa nhập khẩu chuyển đến:
a) Trường hợp lô hàng kiểm tra qua máy soi theo quy định tại khoản 1 Điều này không phát hiện dấu hiệu vi phạm thì được sử dụng kết quả kiểm tra này để quyết định việc thông quan hàng hóa theo quy định;
b) Trường hợp kiểm tra qua máy soi phát hiện có dấu hiệu vi phạm theo quy định tại khoản 1 Điều này thì Chi cục Hải quan cửa khẩu niêm phong hàng hóa và giao cho người khai hải quan vận chuyển về Chi cục Hải quan nơi đăng ký tờ khai hải quan để kiểm tra;
c) Trường hợp hàng hóa chưa được kiểm tra qua máy soi theo quy định tại khoản 1 Điều này thì việc kiểm tra thực hiện theo quy định tại điểm b khoản 2 Điều này.
5. Kiểm tra về lượng hàng hóa
Cơ quan hải quan căn cứ vào nội dung khai hải quan, kết quả kiểm tra thực tế hàng hóa hoặc kết quả giám định do người khai hải quan cung cấp (nếu có) để xác định khối lượng, trọng lượng hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu.
Trường hợp bằng phương pháp thủ công hoặc sử dụng máy móc, thiết bị kỹ thuật hiện có tại Chi cục Hải quan, địa điểm kiểm tra hải quan, công chức hải quan kiểm tra thực tế hàng hóa không đủ cơ sở để xác định tính chính xác đối với nội dung khai của người khai hải quan về khối lượng, trọng lượng hàng hóa thì tiến hành trưng cầu giám định tại tổ chức kinh doanh dịch vụ giám định theo quy định của pháp luật. Cơ quan hải quan căn cứ vào kết luận của tổ chức kinh doanh dịch vụ giám định để quyết định việc thông quan.
6. Kiểm tra chất lượng hàng hóa
Khi kiểm tra thực tế hàng hóa, công chức hải quan phải xác định chất lượng hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu để làm cơ sở áp dụng chính sách thuế và chính sách quản lý hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, trừ việc kiểm tra chất lượng theo quy định của pháp luật chuyên ngành.
Trường hợp bằng phương pháp thủ công hoặc sử dụng máy móc, thiết bị kỹ thuật hiện có tại Chi cục Hải quan, địa điểm kiểm tra hải quan, công chức hải quan kiểm tra thực tế hàng hóa không đủ cơ sở để xác định chất lượng hàng hóa để thực hiện quản lý xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa thì tiến hành trưng cầu giám định tại tổ chức kinh doanh dịch vụ giám định theo quy định của pháp luật. Cơ quan hải quan căn cứ vào kết luận của tổ chức kinh doanh dịch vụ giám định để quyết định việc thông quan.
7. Việc kiểm tra thực tế để xác định tên hàng, mã số hàng hóa, trị giá hải quan, xuất xứ thực hiện theo quy định tại các Điều 24, 25, 26 Thông tư này.
8. Đối với hàng hóa có yêu cầu bảo quản đặc biệt, không thể thực hiện kiểm tra thực tế tại các địa điểm kiểm tra của cơ quan hải quan thì Chi cục trưởng Chi cục Hải quan quyết định đưa hàng về các địa điểm đáp ứng yêu cầu bảo quản đặc biệt để kiểm tra thực tế hoặc căn cứ kết quả giám định để quyết định thông quan.
9. Trường hợp phương tiện vận tải đã làm thủ tục xuất cảnh, nếu chủ phương tiện vận tải ký hợp đồng bán cho đối tác nước ngoài (hợp đồng có quy định cảng giao nhận là cảng ở nước ngoài) thì đăng ký tờ khai hàng hóa xuất khẩu tại Chi cục Hải quan nơi làm thủ tục xuất cảnh cho phương tiện vận tải, gửi kèm các chứng từ chứng minh phương tiện vận tải đã làm thủ tục xuất cảnh cho Chi cục Hải quan nơi làm thủ tục xuất cảnh cho phương tiện vận tải và được miễn kiểm tra thực tế hàng hóa.
10. Đối với hàng hóa kinh doanh tạm nhập - tái xuất không thể niêm phong hải quan hoặc hàng hóa tạm nhập tái xuất, tạm xuất tái nhập có thời hạn khác, không thuộc diện niêm phong hải quan, khi kiểm tra hải quan, công chức hải quan mô tả cụ thể tên hàng, số lượng, chủng loại, ký mã hiệu, xuất xứ (nếu có) hoặc chụp ảnh nguyên trạng hàng hóa lưu cùng hồ sơ hải quan. Khi làm thủ tục tái xuất, tái nhập, nếu hàng hóa thuộc diện phải kiểm tra hồ sơ hải quan hoặc kiểm tra thực tế hàng hóa, công chức hải quan kiểm tra, đối chiếu với mô tả hàng hóa trên bộ hồ sơ hải quan tạm nhập, tạm xuất lưu tại cơ quan hải quan để xác định hàng hóa tái xuất, tái nhập đúng với hàng hóa đã tạm nhập, tạm xuất.
11. Kiểm tra thực tế hàng hóa theo đề nghị của Chi cục Hải quan nơi đăng ký tờ khai hải quan:
a) Sau khi nhận được đề nghị của Chi cục Hải quan nơi đăng ký tờ khai gửi qua Hệ thống, Chi cục Hải quan nơi kiểm tra thực tế hàng hóa thực hiện việc kiểm tra thực tế hàng hóa. Trường hợp hai Chi cục Hải quan chưa có kết nối Hệ thống thì Chi cục Hải quan nơi đăng ký tờ khai hải quan thực hiện như sau:
a.1) Lập 02 Phiếu ghi kết quả kiểm tra theo mẫu số 06/PGKQKT/GSQL Phụ lục V; 02 Phiếu đề nghị kiểm tra thực tế hàng hóa theo mẫu số 07/PĐNKT/GSQL ban hành kèm Phụ lục V Thông tư này và gửi kèm 01 tờ khai hải quan (bản chính) trong trường hợp khai hải quan trên tờ khai hải quan giấy;
a.2) Niêm phong các chứng từ quy định tại điểm a.1 khoản này và giao người khai hải quan chuyển đến Chi cục Hải quan nơi lưu giữ hàng hóa để thực hiện việc kiểm tra thực tế.
b) Người khai hải quan thực hiện đăng ký thời gian, địa điểm kiểm tra thực tế với Chi cục Hải quan nơi kiểm tra thực tế hàng hóa;
c) Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu thuộc diện miễn thuế, không chịu thuế hoặc có số tiền thuế phải nộp bằng không hoặc được ân hạn thuế 275 ngày đối với hàng hóa nhập khẩu để sản xuất hàng hóa xuất khẩu, người khai hải quan được vận chuyển hàng hóa qua khu vực giám sát hải quan trước khi Chi cục Hải quan nơi đăng ký tờ khai cập nhật kết quả kiểm tra vào Hệ thống để quyết định thông quan hoặc giải phóng hàng hoặc đưa hàng về bảo quản.
1. Kết quả kiểm tra hồ sơ, kiểm tra thực tế hàng hóa phù hợp với nội dung khai hải quan:
a) Đối với lô hàng thuộc diện được đưa hàng về bảo quản: Thực hiện theo quy định tại Điều 32 Thông tư này;
b) Đối với lô hàng thuộc diện được giải phóng hàng: thực hiện theo quy định tại Điều 33 Thông tư này;
c) Đối với lô hàng thuộc diện được thông quan: thực hiện theo quy định tại Điều 34 Thông tư này.
2. Nếu nội dung khai hải quan không phù hợp thì cơ quan hải quan đề nghị người khai hải quan thực hiện việc khai bổ sung hồ sơ hải quan theo hướng dẫn tại khoản 3 Điều 20 Thông tư này.
Trường hợp vi phạm về chính sách quản lý hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu thì người khai hải quan không được khai bổ sung và cơ quan hải quan xử lý theo quy định của pháp luật.
1. Việc lấy mẫu hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu thực hiện trong các trường hợp sau:
a) Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu lấy mẫu để phục vụ việc khai hải quan theo yêu cầu của người khai hải quan hoặc cơ quan kiểm tra chuyên ngành;
b) Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu phải lấy mẫu để phục vụ phân tích hoặc giám định theo yêu cầu của cơ quan hải quan.
2. Việc lấy mẫu do Thủ trưởng cơ quan hải quan nơi có yêu cầu quyết định.
3. Thủ tục lấy mẫu hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu
a) Trường hợp lấy mẫu theo yêu cầu của người khai hải quan hoặc cơ quan hải quan có yêu cầu lấy mẫu để trưng cầu giám định thì khi lấy mẫu phải có đại diện chủ hàng, đại diện cơ quan hải quan và phải lập Biên bản lấy mẫu hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu (mẫu số 08/BBLM/GSQL Phụ lục V ban hành kèm theo Thông tư này).
Trường hợp lấy mẫu để trưng cầu giám định theo yêu cầu của cơ quan hải quan thì mẫu phải được niêm phong và có chữ ký của đại diện chủ hàng, cơ quan hải quan. Khi bàn giao mẫu cho tổ chức giám định phải có biên bản bàn giao và ký xác nhận của các bên;
b) Trường hợp lấy mẫu để phân tích, phân loại thì thực hiện theo quy định của Bộ trưởng Bộ Tài chính về phân loại hàng hóa; phân tích để phân loại hàng hóa; phân tích để kiểm tra chất lượng, kiểm tra an toàn thực phẩm đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu;
c) Trường hợp lấy mẫu theo yêu cầu của cơ quan kiểm tra chuyên ngành thì thủ tục lấy mẫu thực hiện theo quy định của pháp luật quản lý chuyên ngành;
d) Khi cơ quan hải quan, cơ quan kiểm tra chuyên ngành lấy mẫu, người khai hải quan có trách nhiệm xuất trình hàng hóa và phối hợp trong quá trình lấy mẫu.
4. Kỹ thuật lấy mẫu đối với trường hợp lấy mẫu để phân tích, giám định thực hiện theo hướng dẫn của Tổng cục Hải quan.
Kỹ thuật lấy mẫu để phục vụ kiểm tra chuyên ngành thực hiện theo quy định của pháp luật quản lý chuyên ngành.
5. Cơ quan hải quan thực hiện việc lưu mẫu đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu lấy mẫu để trưng cầu giám định trong thời hạn 120 ngày đăng ký tờ khai hải quan.
6. Việc trả lại mẫu, hủy mẫu thực hiện theo quy định của Bộ trưởng Bộ Tài chính về phân loại hàng hóa; phân tích để phân loại hàng hóa; phân tích để kiểm tra chất lượng, kiểm tra an toàn thực phẩm đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu.
1. Hàng hóa của doanh nghiệp ưu tiên được đưa về bảo quản theo quy định tại khoản 3 Điều 9 Nghị định 08/2015/NĐ-CP và Thông tư của Bộ Tài chính về doanh nghiệp ưu tiên.
2. Hàng hóa phải kiểm dịch
Việc kiểm dịch được thực hiện tại cửa khẩu. Trường hợp cơ quan kiểm dịch cho phép đưa về các địa điểm kiểm dịch trong nội địa theo quy định của pháp luật để kiểm dịch thì thực hiện việc quản lý, giám sát hải quan như sau:
a) Cơ quan hải quan căn cứ xác nhận của cơ quan kiểm dịch tại Giấy đăng ký kiểm dịch hoặc Giấy tạm cấp kết quả kiểm dịch thực vật (đối với hàng có nguồn gốc thực vật) hoặc Giấy vận chuyển hàng hóa (đối với thủy sản, sản phẩm thủy sản) hoặc chứng từ khác của cơ quan kiểm dịch để giải quyết cho chủ hàng đưa hàng về địa điểm kiểm dịch;
b) Người khai hải quan tự chịu trách nhiệm trước pháp luật trong việc vận chuyển, bảo quản hàng hóa tại địa điểm kiểm dịch đến khi có kết luận hàng hóa đáp ứng yêu cầu nhập khẩu mới được đưa hàng hóa ra lưu thông, sử dụng;
c) Cơ quan kiểm dịch có trách nhiệm theo dõi, giám sát hàng hóa trong quá trình vận chuyển, kiểm dịch và bảo quản chờ kết quả kiểm dịch theo quy định của Bộ Y tế và Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
3. Hàng hóa phải kiểm tra chất lượng, kiểm tra an toàn thực phẩm
Việc kiểm tra được thực hiện tại cửa khẩu; trường hợp đưa hàng về địa điểm khác để kiểm tra theo đề nghị của cơ quan kiểm tra chuyên ngành hoặc người khai hải quan có yêu cầu đưa hàng về bảo quản, người khai hải quan có văn bản đề nghị theo mẫu số 09/BQHH/GSQL Phụ lục V ban hành kèm Thông tư này. Chi cục trưởng Chi cục Hải quan nơi đăng ký tờ khai xem xét quyết định cho đưa hàng về bảo quản tại cảng xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa được thành lập trong nội địa; kho ngoại quan, kho bảo thuế, địa điểm kiểm tra tập trung hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu chịu sự giám sát của cơ quan hải quan; địa điểm kiểm tra chuyên ngành hoặc kho, bãi của người khai hải quan.
Người khai hải quan tự chịu trách nhiệm trước pháp luật trong việc vận chuyển, bảo quản nguyên trạng hàng hóa đến khi có kết luận kiểm tra hàng hóa đáp ứng yêu cầu nhập khẩu và cơ quan hải quan quyết định thông quan.
4. Đối với hàng hóa nhập khẩu vừa phải kiểm dịch, vừa phải kiểm tra an toàn thực phẩm; vừa phải kiểm dịch vừa phải kiểm tra chất lượng thì thực hiện thủ tục đưa hàng về bảo quản như đối với hàng hóa nhập khẩu phải kiểm dịch quy định tại khoản 2 Điều này.
5. Xử lý kết quả kiểm tra chuyên ngành:
a) Trường hợp kết quả kiểm tra chuyên ngành kết luận hàng hóa đủ điều kiện nhập khẩu thì công chức hải quan nơi đăng ký tờ khai quyết định thông quan hàng hóa theo quy định tại Điều 34 Thông tư này;
b) Trường hợp hàng hóa không đủ điều kiện nhập khẩu:
Căn cứ kết kết luận của cơ quan quản lý chuyên ngành cho phép người khai hải quan được tái chế hàng hóa hoặc buộc tiêu hủy, buộc tái xuất, Chi cục Hải quan nơi đăng ký tờ khai xử lý theo quy định của pháp luật.
6. Xử lý chậm nộp kết quả kiểm tra và vi phạm đưa hàng về bảo quản:
a) Trường hợp cơ quan kiểm tra chuyên ngành chưa thực hiện kết nối với Cổng thông tin một cửa quốc gia, người khai hải quan có trách nhiệm nộp kết quả kiểm tra chuyên ngành cho Chi cục Hải quan nơi đăng ký tờ khai trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày đưa hàng về bảo quản trừ trường hợp việc kiểm tra kéo dài theo xác nhận của cơ quan kiểm tra chuyên ngành;
b) Quá thời hạn nêu tại điểm a khoản này cơ quan hải quan chưa nhận được kết quả kiểm tra chuyên ngành hoặc cơ quan hải quan có thông tin về việc lô hàng nhập khẩu không được bảo quản theo đúng quy định của pháp luật thì Chi cục hải quan nơi đăng ký tờ khai hải quan chủ trì việc kiểm tra hoặc phối hợp với cơ quan hải quan nơi có địa điểm bảo quản kiểm tra việc bảo quản hàng hóa của người khai hải quan và xử lý theo quy định.
Trình tự, thủ tục kiểm tra việc bảo quản hàng hóa thực hiện theo quy định tại khoản 7 Điều này;
c) Nếu vi phạm quy định đưa hàng về bảo quản, ngoài việc bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật, người khai hải quan không được mang hàng về bảo quản:
c.1) Trong thời gian 01 năm kể từ ngày bị xử phạt về hành vi tự ý phá dỡ niêm phong; tráo đổi hàng hóa, tự ý đưa hàng hóa ra lưu thông, sử dụng; bảo quản hàng hóa không đúng địa điểm đăng ký với cơ quan hải quan;
c.2) Trong thời gian 06 tháng kể từ ngày bị xử phạt về hành vi vi phạm bị lập biên bản nếu vi phạm quy định về thời hạn nộp kết quả kiểm tra chuyên ngành nêu tại điểm a khoản này.
Quy định tại điểm c.1, c.2 khoản này được áp dụng đối với các hành vi vi phạm bị xử phạt kể từ ngày Thông tư này có hiệu lực.
d) Chi cục Hải quan nơi đăng ký tờ khai có trách nhiệm lập danh sách doanh nghiệp vi phạm không được mang hàng về bảo quản gửi về Cục Hải quan để thông báo áp dụng chung trên toàn quốc.
7. Trình tự, thủ tục kiểm tra việc bảo quản hàng hóa:
a) Chi cục Hải quan nơi đăng ký tờ khai thực hiện kiểm tra việc bảo quản hàng hóa hoặc báo cáo Cục Hải quan để thực hiện việc kiểm tra.
Trường hợp địa điểm bảo quản hàng hóa không thuộc địa bàn của Cục Hải quan nơi cho phép đưa hàng về bảo quản, Cục Hải quan nơi có địa điểm bảo quản hàng hóa có trách nhiệm thực hiện việc kiểm tra theo đề nghị của Cục Hải quan nơi cho phép đưa hàng về bảo quản;
b) Người khai hải quan có trách nhiệm xuất trình hàng hóa đang bảo quản để cơ quan hải quan kiểm tra;
c) Trường hợp người khai hải quan không đảm bảo nguyên trạng hàng hóa đưa về bảo quản thì bị xử lý theo quy định của pháp luật.
Giải phóng hàng hóa được thực hiện theo quy định tại Điều 36 Luật Hải quan, khoản 1 Điều 32 Nghị định số 08/2015/NĐ-CP của Chính phủ và được hướng dẫn cụ thể như sau:
1. Trường hợp giải phóng hàng hóa chờ xác định trị giá hải quan:
a) Trường hợp hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu chưa có giá chính thức tại thời điểm đăng ký tờ khai và trường hợp người khai hải quan yêu cầu tham vấn:
a.1) Trách nhiệm của người khai hải quan:
a.1.1) Khai thông tin đề nghị giải phóng hàng trên tờ khai hải quan theo hướng dẫn khai báo tại phụ lục II kèm Thông tư này; Trường hợp khai hải quan trên tờ khai hải quan giấy thì ghi “Đề nghị giải phóng hàng” tại ô “Ghi chép khác” trên tờ khai hải quan;
a.1.2) Thực hiện nộp thuế hoặc thực hiện bảo lãnh đối với số tiền thuế tự kê khai;
a.1.3) Thực hiện các thủ tục về trị giá đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu chưa có giá chính thức tại thời điểm đăng ký tờ khai quy định tại Thông tư của Bộ Tài chính về việc xác định trị giá hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu hoặc tham vấn theo quy định tại Điều 25 Thông tư này;
a.1.4) Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày giải phóng hàng hóa, thực hiện khai báo trị giá hải quan trên tờ khai hải quan hoặc trên tờ khai bổ sung sau thông quan theo mẫu số 03/KBS/GSQL Phụ lục V ban hành kèm theo Thông tư này đối với trường hợp khai hải quan trên tờ khai hải quan giấy, xác định số thuế chính thức phải nộp và nộp đủ thuế để thông quan hàng hóa theo quy định.
a.2) Trách nhiệm của cơ quan hải quan:
a.2.1) Chi cục trưởng Chi cục Hải quan quyết định việc giải phóng hàng hóa theo quy định tại Điều 32 Nghị định số 08/2015/NĐ-CP;
a.2.2) Thực hiện các thủ tục về trị giá đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu chưa có giá chính thức tại thời điểm đăng ký tờ khai quy định tại Thông tư của Bộ trưởng Bộ Tài chính về việc xác định trị giá hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu hoặc tổ chức tham vấn theo quy định tại khoản 3 Điều 25 Thông tư này.
b) Trường hợp tại thời điểm đăng ký tờ khai hải quan, người khai hải quan chưa có đủ thông tin, tài liệu để xác định trị giá hải quan đối với hàng hóa nhập khẩu:
b.1) Trách nhiệm của người khai hải quan:
b.1.1) Khai thông tin đề nghị giải phóng hàng trên tờ khai hải quan theo hướng dẫn khai báo tại Phụ lục II ban hành kèm Thông tư này (khai rõ trường hợp giải phóng hàng);
b.1.2) Thực hiện kê khai, tính thuế theo trị giá hải quan do cơ quan hải quan xác định:
b.1.2.1) Trường hợp không chấp nhận trị giá do cơ quan hải quan xác định, ghi rõ “đề nghị giải phóng hàng” tại ô “ghi chép khác” trên tờ khai hải quan đối với trường hợp khai hải quan trên tờ khai giấy; thực hiện nộp thuế hoặc bảo lãnh đối với số tiền thuế theo trị giá do cơ quan hải quan xác định để giải phóng hàng hóa. Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày giải phóng hàng hóa, thực hiện khai báo trị giá hải quan trên tờ khai hải quan hoặc trên tờ khai bổ sung sau thông quan theo mẫu số 03/KBS/GSQL Phụ lục V ban hành kèm theo Thông tư này đối với trường hợp thực hiện thủ tục hải quan thủ công, xác định số thuế chính thức phải nộp và nộp đủ thuế để thông quan hàng hóa theo quy định;
b.1.2.2) Trường hợp chấp nhận trị giá do cơ quan hải quan xác định thì thực hiện khai báo trị giá hải quan trên tờ khai hải quan, nộp thuế hoặc bảo lãnh đối với số tiền thuế phải nộp để cơ quan hải quan quyết định thông quan theo quy định.
b.2) Trách nhiệm của cơ quan hải quan:
b.2.1) Chi cục trưởng Chi cục Hải quan căn cứ cơ sở dữ liệu trị giá, nguyên tắc và các phương pháp xác định trị giá hải quan quy định tại Thông tư của Bộ Tài chính về việc xác định trị giá hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu để xác định trị giá, thông báo cho người khai hải quan (qua Hệ thống hoặc theo mẫu số 02B/TBXĐTG/TXNK phụ lục VI ban hành kèm Thông tư này đối với trường hợp khai hải quan trên tờ khai hải quan giấy) để làm cơ sở tính thuế; quyết định việc giải phóng hàng hóa hoặc thông quan theo quy định tại Điều 32 Nghị định số 08/2015/NĐ-CP;
b.2.2) Quá thời hạn 30 ngày kể từ ngày giải phóng hàng hóa nếu người khai hải quan không thực hiện khai báo trị giá hải quan, cơ quan hải quan thông quan hàng hóa theo quy định tại Điều 34 Thông tư này trên cơ sở người khai hải quan nộp đủ số tiền thuế theo trị giá hải quan do cơ quan hải quan xác định theo quy định tại điểm b.2.1 khoản này.
2. Đối với trường hợp giải phóng hàng chờ kết quả giám định, phân loại hàng hóa:
a) Trách nhiệm của người khai hải quan
a.1) Khai thông tin đề nghị giải phóng hàng trên Tờ khai hải quan theo hướng dẫn khai báo tại phụ lục II kèm Thông tư này; Trường hợp khai hải quan trên tờ khai hải quan giấy thì ghi “Đề nghị giải phóng hàng” tại ô “Ghi chép khác” trên tờ khai hải quan;
a.2) Thực hiện nộp thuế hoặc bảo lãnh đối với số tiền thuế tự kê khai, tự tính thuế;
a.3) Thực hiện khai bổ sung theo quy định tại Điều 20 Thông tư này.
b) Trách nhiệm của cơ quan hải quan:
b.1) Cơ quan hải quan kiểm tra các điều kiện giải phóng hàng và phản hồi cho người khai hải quan;
b.2) Căn cứ kết quả giám định, phân loại, Chi cục Hải quan nơi đăng ký tờ khai thông báo cho người khai hải quan để khai bổ sung (nếu có);
b.3) Trường hợp phải khai bổ sung mà người khai hải quan không thực hiện việc khai bổ sung thì cơ quan hải quan xử lý theo quy định tại điểm b.7 khoản 3 Điều 20 Thông tư này;
b.4) Chi cục trưởng Chi cục Hải quan căn cứ đề nghị của người khai hải quan, hồ sơ hải quan để quyết định việc giải phóng hàng.
Thông quan hàng hóa được thực hiện theo quy định tại Điều 37 Luật Hải quan, khoản 2 Điều 32 Nghị định số 08/2015/NĐ-CP và được hướng dẫn cụ thể như sau:
1. Hàng hóa được thông quan trong các trường hợp sau đây:
a) Hàng hóa được thông quan sau khi đã hoàn thành thủ tục hải quan;
b) Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu được thông quan khi được xác định:
b.1) Được áp dụng thời hạn nộp thuế theo quy định tại khoản 11 Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung một số Điều của Luật Quản lý thuế và hướng dẫn tại Điều 42 Thông tư này; hoặc
b.2) Thuộc diện phải nộp thuế trước khi thông quan mà chưa nộp, hoặc nộp chưa đủ số tiền thuế phải nộp nhưng được tổ chức tín dụng bảo lãnh số tiền thuế phải nộp.
c) Thiếu một số chứng từ thuộc hồ sơ hải quan nhưng được Chi cục trưởng Chi cục Hải quan đồng ý cho gia hạn thời gian nộp bản chính theo quy định tại khoản 3 Điều 27 Nghị định số 08/2015/NĐ-CP;
d) Hàng hóa phải kiểm tra chuyên ngành được thông quan khi hoàn thành nghĩa vụ về thuế theo quy định và có một trong các chứng từ dưới đây:
d.1) Giấy thông báo miễn kiểm tra;
d.2) Kết quả kiểm tra chuyên ngành đáp ứng yêu cầu quản lý đối với hàng hóa nhập khẩu của cơ quan kiểm tra chuyên ngành;
d.3) Kết luận của cơ quan quản lý chuyên ngành hoặc quyết định xử lý của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đối với lô hàng được phép nhập khẩu.
đ) Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu chưa nộp thuế, trong thời gian chờ làm thủ tục xét miễn, miễn thuế, không thu thuế được thông quan trong trường hợp sau:
đ.1) Hàng hóa phục vụ trực tiếp an ninh, quốc phòng, nộp đủ tiền thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế bảo vệ môi trường và các loại thuế khác theo quy định của pháp luật (nếu có);
đ.2) Hàng hóa phòng chống thiên tai, dịch bệnh, cứu trợ khẩn cấp; hàng viện trợ nhân đạo, viện trợ không hoàn lại nộp đủ các loại thuế có liên quan theo quy định của pháp luật đối với trường hợp thuộc đối tượng chịu thuế;
đ.3) Hàng hóa được thanh toán bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước có xác nhận của cơ quan có thẩm quyền về số tiền thuế chưa được thanh toán từ ngân sách nhà nước.
2. Quyết định thông quan hàng hóa
a) Nếu kết quả kiểm tra phù hợp, Hệ thống tự động kiểm tra việc hoàn thành nghĩa vụ về thuế và quyết định thông quan;
b) Trường hợp Hệ thống không tự động kiểm tra việc hoàn thành nghĩa vụ về thuế, người khai hải quan nộp chứng từ chứng minh việc hoàn thành nghĩa vụ về thuế (giấy nộp tiền vào ngân sách Nhà nước, chứng từ bảo lãnh,…) để công chức hải quan kiểm tra và xác nhận hoàn thành nghĩa vụ thuế: nộp bản chụp, xuất trình bản chính để đối chiếu;
c) Đối với khai tờ khai hải quan giấy:
c.1) Công chức hải quan đăng ký tờ khai hải quan quyết định thông quan đối với hàng hóa được miễn kiểm tra thực tế hàng hóa;
c.2) Trường hợp lô hàng thuộc tờ khai hải quan phải kiểm tra thực tế:
c.2.1) Công chức hải quan kiểm tra thực tế hàng hóa quyết định thông quan đối với trường hợp hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu phải kiểm tra thực tế;
c.2.2) Trường hợp lô hàng do Chi cục Hải quan khác kiểm tra thực tế theo đề nghị của Chi cục Hải quan nơi đăng ký tờ khai, căn cứ kết quả kiểm tra thực tế do Chi cục Hải quan nơi kiểm tra thực tế hàng hóa gửi đến, Chi cục trưởng Chi cục Hải quan nơi đăng ký tờ khai quyết định thông quan hàng hóa.
1. Thời điểm tính thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu, thuế tự vệ, thuế chống bán phá giá, thuế chống trợ cấp (trong thời hạn hiệu lực của Quyết định áp dụng của Bộ trưởng Bộ Công Thương) là ngày đăng ký tờ khai hải quan. Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu được tính theo mức thuế, trị giá tính thuế và tỷ giá tính thuế tại thời điểm tính thuế.
Trường hợp người nộp thuế kê khai, tính thuế trên tờ khai hải quan giấy trước ngày đăng ký tờ khai hải quan nhưng có tỷ giá khác với tỷ giá áp dụng tại thời điểm đăng ký tờ khai hải quan thì cơ quan hải quan thực hiện tính lại số thuế phải nộp theo tỷ giá được áp dụng tại thời điểm đăng ký tờ khai.
2. Tỷ giá tính thuế thực hiện theo quy định tại Nghị định 08/2015/NĐ-CP.
a) Tổng cục Hải quan phối hợp với Ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương Việt Nam để cập nhật tỷ giá ngoại tệ mua vào theo hình thức chuyển khoản của Hội sở chính tại thời điểm cuối ngày của ngày thứ năm hoặc tỷ giá cuối ngày của ngày làm việc liền kề trước ngày thứ năm trong trường hợp ngày thứ năm là ngày lễ, ngày nghỉ; công bố tỷ giá này trên Cổng thông tin điện tử của Tổng cục Hải quan và cập nhật vào Hệ thống dữ liệu hải quan điện tử để áp dụng xác định tỷ giá tính thuế cho các tờ khai hải quan đăng ký trong tuần sau liền kề;
b) Đối với các ngoại tệ không được Hội sở chính Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam công bố, Tổng cục Hải quan cập nhật tỷ giá do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố được đưa tin mới nhất trên trang điện tử của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam để công bố trên Cổng thông tin điện tử của Tổng cục Hải quan và cập nhật vào Hệ thống dữ liệu hải quan điện tử để áp dụng xác định tỷ giá tính thuế hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu.
1. Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu đăng ký tờ khai hải quan một lần để xuất khẩu, nhập khẩu nhiều lần thì việc khai thuế, tính thuế thực hiện theo từng lần thực tế xuất khẩu, nhập khẩu tại thời điểm làm thủ tục hải quan hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu. Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu được tính theo mức thuế, trị giá tính thuế và tỷ giá tính thuế áp dụng theo ngày làm thủ tục hải quan có hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu trên cơ sở số lượng từng mặt hàng thực tế xuất khẩu, nhập khẩu.
2. Trường hợp hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu đăng ký tờ khai một lần thực hiện giao nhận trước, đăng ký tờ khai hải quan sau thực hiện theo quy định tại Điều 93 Thông tư này.
1. Căn cứ tính thuế:
a) Số lượng đơn vị từng mặt hàng thực tế xuất khẩu, nhập khẩu ghi trong tờ khai hải quan;
b) Trị giá hải quan thực hiện theo quy định tại Luật Hải quan, Luật Quản lý thuế, Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu, Nghị định số 08/2015/NĐ-CP; Thông tư của Bộ Tài chính quy định về việc xác định trị giá hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu;
c) Thuế suất
c.1) Thuế suất thuế xuất khẩu đối với hàng hoá xuất khẩu được quy định cụ thể cho một số mặt hàng tại Biểu thuế xuất khẩu do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành;
c.2) Thuế suất thuế nhập khẩu đối với hàng hoá nhập khẩu được quy định cụ thể cho từng mặt hàng, bao gồm thuế suất ưu đãi, thuế suất thông thường và thuế suất ưu đãi đặc biệt:
c.2.1) Thuế suất ưu đãi áp dụng đối với hàng hóa nhập khẩu có xuất xứ từ nước, nhóm nước hoặc vùng lãnh thổ thực hiện đối xử tối huệ quốc trong quan hệ thương mại với Việt Nam. Danh sách nước, nhóm nước hoặc vùng lãnh thổ thực hiện đối xử tối huệ quốc với Việt Nam do Bộ Công Thương công bố.
Thuế suất ưu đãi được quy định cụ thể cho từng mặt hàng tại Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành.
Người nộp thuế tự khai và tự chịu trách nhiệm trước pháp luật về xuất xứ hàng hóa để làm cơ sở xác định mức thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi;
c.2.2) Thuế suất thông thường thực hiện theo quy định tại Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu và quy định của Chính phủ về thi hành Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu;
c.2.3) Thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt được quy định cụ thể cho từng mặt hàng và đáp ứng các điều kiện áp dụng thuế suất nhập khẩu ưu đãi đặc biệt quy định tại các Thông tư của Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt để thực hiện Hiệp định thương mại tự do.
Trường hợp hàng hóa từ khu phi thuế quan (kể cả hàng gia công) nhập khẩu vào thị trường trong nước được áp dụng mức thuế suất ưu đãi đặc biệt do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành phải thỏa mãn các điều kiện:
c.2.3.1) Thuộc Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt tương ứng do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành;
c.2.3.2) Được xác nhận bằng chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hoá theo quy định của Bộ Công Thương.
c.2.4) Trường hợp mức thuế suất MFN của một mặt hàng quy định tại Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi thấp hơn so với mức thuế suất ưu đãi đặc biệt quy định tại Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt để thực hiện Hiệp định thương mại tự do thì mức thuế suất thuế nhập khẩu áp dụng cho mặt hàng này sẽ là mức thuế suất MFN.
d) Ngoài việc chịu thuế theo hướng dẫn tại điểm c.2.1, c.2.2 hoặc c.2.3 khoản này, nếu hàng hóa nhập khẩu quá mức vào Việt Nam, có sự trợ cấp, được bán phá giá hoặc có sự phân biệt đối xử đối với hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam thì bị áp dụng thuế chống trợ cấp, thuế chống bán phá giá, thuế chống phân biệt đối xử, thuế tự vệ.
2. Phương pháp tính thuế:
a) Việc xác định số tiền thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu phải nộp đối với hàng hoá áp dụng thuế suất theo tỷ lệ phần trăm được căn cứ vào số lượng đơn vị từng mặt hàng thực tế xuất khẩu, nhập khẩu ghi trong tờ khai hải quan, trị giá tính thuế, thuế suất từng mặt hàng và được thực hiện theo công thức sau:
Số tiền thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu phải nộp |
= |
Số lượng đơn vị từng mặt hàng thực tế xuất khẩu, nhập khẩu ghi trong tờ khai hải quan |
x |
Trị giá tính thuế tính trên một đơn vị hàng hóa |
x |
Thuế suất của từng mặt hàng |
Trường hợp hàng hoá là dầu thô, dầu khí thiên nhiên, việc xác định thuế xuất khẩu phải nộp được thực hiện theo hướng dẫn riêng của Bộ Tài chính về thuế đối với tổ chức, cá nhân tiến hành hoạt động tìm kiếm, thăm dò và khai thác dầu khí theo quy định của Luật Dầu khí;
b) Trường hợp số lượng hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu thực tế có chênh lệch so với hoá đơn thương mại do tính chất của hàng hoá, phù hợp với điều kiện giao hàng và điều kiện thanh toán trong hợp đồng mua bán hàng hoá thì số tiền thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu phải nộp được xác định trên cơ sở trị giá thực thanh toán cho hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu và thuế suất từng mặt hàng.
Ví dụ: Doanh nghiệp nhập khẩu sợi thuốc lá theo hợp đồng, số lượng 1000 tấn, đơn giá 100USD/tấn, thuỷ phần ± 2%. Hoá đơn thương mại ghi = 1000 tấn x 100 USD, trị giá thanh toán là 100.000 USD. Khi nhập khẩu cơ quan hải quan kiểm tra qua cân lượng là 1020 tấn hoặc 980 tấn thì trị giá thanh toán để tính thuế là 100.000 USD.
1. Căn cứ tính thuế:
a) Căn cứ tính thuế đối với hàng hoá áp dụng thuế tuyệt đối là:
a.1) Số lượng đơn vị từng mặt hàng thực tế xuất khẩu, nhập khẩu ghi trong tờ khai hải quan áp dụng thuế tuyệt đối;
a.2) Mức thuế tuyệt đối quy định trên một đơn vị hàng hoá;
a.3) Tỷ giá tính thuế.
b) Căn cứ tính thuế đối với hàng hóa áp dụng thuế hỗn hợp là:
b.1) Số lượng đơn vị từng mặt hàng thực tế xuất khẩu, nhập khẩu ghi trong tờ khai hải quan áp dụng thuế hỗn hợp;
b.2) Thuế suất theo tỷ lệ phần trăm và trị giá tính thuế của hàng hóa áp dụng thuế hỗn hợp theo quy định tại điểm b, điểm c khoản 1 Điều 37 Thông tư này;
b.3) Mức thuế tuyệt đối của hàng hóa áp dụng thuế hỗn hợp theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều này;
b.4) Tỷ giá tính thuế.
2. Phương pháp tính thuế:
a) Việc xác định số tiền thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu phải nộp theo mức thuế tuyệt đối thực hiện theo công thức sau:
Số tiền thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu phải nộp theo mức thuế tuyệt đối |
= |
Số lượng đơn vị từng mặt hàng thực tế xuất khẩu, nhập khẩu ghi trong tờ khai hải quan áp dụng thuế tuyệt đối |
x |
Mức thuế tuyệt đối quy định trên một đơn vị hàng hoá |
x |
Tỷ giá tính thuế |
b) Việc xác định số tiền thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu phải nộp đối với hàng hóa áp dụng thuế hỗn hợp thực hiện theo công thức sau:
1. Tổ chức, cá nhân nhập khẩu hàng hoá thuộc đối tượng áp dụng thuế tự vệ, thuế chống bán phá giá hoặc thuế chống trợ cấp theo Quyết định của Bộ trưởng Bộ Công Thương là người nộp thuế tự vệ, thuế chống bán phá giá, thuế chống trợ cấp.
2. Căn cứ tính thuế:
a) Số lượng đơn vị từng mặt hàng thực tế nhập khẩu ghi trong tờ khai hải quan áp dụng thuế tự vệ, thuế chống bán phá giá, thuế chống trợ cấp;
b) Trị giá tính thuế nhập khẩu của từng mặt hàng nhập khẩu áp dụng thuế tự vệ, thuế chống bán phá giá, thuế chống trợ cấp;
c) Mức thuế từng mặt hàng theo quy định tại điểm d khoản 1 Ðiều 37 Thông tư này.
3. Phương pháp tính thuế:
4. Thời điểm tính thuế, thời hạn nộp thuế:
a) Thời điểm tính thuế thực hiện theo quy định tại Điều 35 Thông tư này;
b) Thời hạn nộp thuế thực hiện theo quy định tại khoản 6 Điều 42 Thông tư này.
5. Thu nộp, hoàn trả:
a) Thu nộp:
a.1) Trường hợp thuế nhập khẩu thuộc loại chuyên thu thì thuế tự vệ, thuế chống bán phá giá, thuế chống trợ cấp được nộp cùng vào tài khoản thu ngân sách tương ứng;
a.2) Trường hợp nguyên liệu, vật tư nhập khẩu để sản xuất hàng xuất khẩu; hàng hóa tạm nhập - tái xuất, thuế nhập khẩu được nộp vào tài khoản tiền gửi của cơ quan hải quan thì thuế tự vệ, thuế chống bán phá giá, thuế chống trợ cấp được nộp vào tài khoản tiền gửi của cơ quan hải quan như thuế nhập khẩu.
b) Hoàn trả:
Số tiền thuế tự vệ, thuế chống bán phá giá, thuế chống trợ cấp đã nộp theo Quyết định áp dụng thuế tự vệ, thuế chống bán phá giá, thuế chống trợ cấp tạm thời của Bộ trưởng Bộ Công Thương lớn hơn số tiền thuế phải nộp sau khi có Quyết định áp dụng thuế tự vệ, thuế chống bán phá giá, thuế chống trợ cấp chính thức của Bộ trưởng Bộ Công Thương được hoàn trả cho đối tượng nộp thuế.
Thủ tục hoàn trả tiền thuế nộp thừa thực hiện theo quy định tại Điều 49 và Điều 132 Thông tư này.
6. Thu nộp thuế, hoàn thuế và các chính sách thuế, quản lý thuế khác thực hiện theo hướng dẫn riêng của Bộ Tài chính.
1. Ðối với hàng hoá thay đổi mục đích sử dụng so với mục đích đã được xác định thuộc đối tượng không chịu thuế, miễn thuế, xét miễn thuế hoặc đã được áp dụng thuế suất ưu đãi, ưu đãi đặc biệt, mức thuế theo hạn ngạch thuế quan thì căn cứ để tính thuế là trị giá tính thuế, thuế suất và tỷ giá tại thời điểm đăng ký tờ khai mới. Trong đó:
a) Trị giá hải quan đối với hàng hóa nhập khẩu thực hiện theo quy định tại Luật Hải quan, Nghị định số 08/2015/NĐ-CP và Thông tư của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định về trị giá hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu;
b) Thuế suất để tính thuế nhập khẩu áp dụng theo mức thuế tại thời điểm đăng ký tờ khai mới; riêng đối với ô tô, xe gắn máy là tài sản di chuyển của công dân Việt Nam định cư ở nước ngoài đã được giải quyết đăng ký thường trú tại Việt Nam và ô tô, xe gắn máy của đối tượng được hưởng quyền ưu đãi, miễn trừ tại Việt Nam thay đổi mục đích sử dụng thực hiện theo quy định riêng của Bộ Tài chính.
Trường hợp người nộp thuế thay đổi mục đích sử dụng, chuyển tiêu thụ nội địa nhưng không tự giác kê khai, nộp thuế với cơ quan hải quan, nếu cơ quan hải quan hoặc cơ quan chức năng khác kiểm tra phát hiện thì bị ấn định số tiền thuế phải nộp và bị xử phạt theo quy định tại Ðiều 21 Thông tư này.
2. Đối với hàng hoá sản xuất, gia công, tái chế, lắp ráp tại khu phi thuế quan có sử dụng nguyên liệu, linh kiện nhập khẩu từ nước ngoài nêu tại khoản 16 Điều 103 Thông tư này thì thực hiện tính thuế theo quy định của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành cơ chế, chính sách tài chính đối với khu kinh tế cửa khẩu và các văn bản hướng dẫn của Bộ Tài chính.
3. Ðối với hàng hoá nhập khẩu phải chịu thêm một trong các biện pháp về thuế nhập khẩu (thuế tự vệ, thuế chống bán phá giá, thuế chống trợ cấp, thuế chống phân biệt đối xử) thì giá tính thuế tiêu thụ đặc biệt, giá tính thuế giá trị gia tăng phải cộng thêm thuế tự vệ/chống bán phá giá/chống trợ cấp/chống phân biệt đối xử.
1. Thuế đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu được nộp bằng đồng tiền Việt Nam. Trường hợp nộp thuế bằng ngoại tệ thì người nộp thuế phải nộp bằng loại ngoại tệ tự do chuyển đổi theo quy định. Tỷ giá quy đổi ngoại tệ ra đồng Việt Nam thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều 35 Thông tư này.
2. Trường hợp phải nộp thuế bằng ngoại tệ nhưng chưa có giá chính thức tại thời điểm đăng ký tờ khai:
a) Người nộp thuế được tạm nộp thuế bằng ngoại tệ trước khi thông quan hoặc giải phóng hàng, sau khi có giá chính thức người nộp thuế nhận được tiền ngoại tệ thanh toán từ khách hàng nước ngoài thì nộp tiền thuế chênh lệch (nếu có) bằng ngoại tệ; hoặc
b) Người nộp thuế được tạm nộp thuế bằng đồng Việt Nam trước khi thông quan hoặc giải phóng hàng, sau khi có giá chính thức, người nộp thuế nhận được tiền ngoại tệ thanh toán từ khách hàng nước ngoài thì nộp tiền thuế chênh lệch (nếu có) bằng ngoại tệ. Tỷ giá quy đổi ngoại tệ ra đồng Việt Nam thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều 35 Thông tư này.
Thời hạn nộp thuế đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu thực hiện theo quy định tại khoản 3 Điều 42 Luật Quản lý thuế được sửa đổi, bổ sung tại khoản 11 Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật quản lý thuế số 21/2012/QH13 và được hướng dẫn cụ thể như sau:
1. Đối với hàng hóa nhập khẩu là nguyên liệu, vật tư để sản xuất hàng xuất khẩu:
a) Để được áp dụng thời hạn nộp thuế 275 ngày, kể từ ngày đăng ký tờ khai hải quan, người nộp thuế phải đáp ứng đủ các điều kiện:
a.1) Phải có cơ sở sản xuất hàng xuất khẩu trên lãnh thổ Việt Nam: Có quyền sử dụng hợp pháp mặt bằng sản xuất, nhà xưởng (bao gồm cả nhà xưởng gắn liền trên đất đai); có quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng hợp pháp đối với máy móc, thiết bị tại cơ sở sản xuất phù hợp với nguyên liệu, vật tư nhập khẩu để sản xuất hàng hóa xuất khẩu;
a.2) Có hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu trong thời gian ít nhất 02 năm liên tục tính đến ngày đăng ký tờ khai hải quan cho lô hàng nguyên liệu, vật tư nhập khẩu để sản xuất hàng hóa xuất khẩu và trong 02 năm đó được cơ quan hải quan xác định là:
a.2.1) Không bị xử lý về hành vi buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới;
a.2.2) Không bị xử lý về hành vi trốn thuế, gian lận thương mại;
a.3) Không nợ tiền thuế quá hạn, tiền chậm nộp, tiền phạt đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu tại thời điểm đăng ký tờ khai;
a.4) Không bị cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền xử phạt vi phạm trong lĩnh vực kế toán trong 02 năm liên tục tính từ ngày đăng ký tờ khai hải quan trở về trước;
a.5) Phải thực hiện thanh toán qua ngân hàng đối với hàng hóa nhập khẩu để sản xuất xuất khẩu. Các trường hợp thanh toán được coi như thanh toán qua ngân hàng xử lý theo quy định tại khoản 4 Phụ lục VII ban hành kèm Thông tư này.
Người nộp thuế tự kê khai và chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc kê khai đủ điều kiện được áp dụng thời hạn nộp thuế 275 ngày theo mẫu số 04/DKNT-SXXK/TXNK Phụ lục VI ban hành kèm theo Thông tư này.
b) Trường hợp ủy thác nhập khẩu: người ủy thác phải đáp ứng đầy đủ các điều kiện tại điểm a và có hợp đồng ủy thác nhập khẩu; người nhận ủy thác nhập khẩu phải đáp ứng các điều kiện quy định tại điểm a.2, a.3, a.4, a.5 khoản này;
c) Trường hợp công ty mẹ nhập khẩu cung ứng cho các công ty thành viên trực thuộc; công ty thành viên nhập khẩu cung ứng cho công ty thành viên khác; công ty thành viên nhập khẩu để cung ứng cho đơn vị trực thuộc công ty thành viên:
c.1) Công ty mẹ nhập khẩu, cung ứng cho các công ty thành viên trực thuộc, thì các công ty thành viên trực thuộc phải đáp ứng các điều kiện quy định tại điểm a.1, a.2, a.3, a.4; công ty mẹ phải đáp ứng các điều kiện quy định tại điểm a.2, a.3, a.4, a.5 khoản này;
c.2) Công ty thành viên nhập khẩu cung ứng cho công ty thành viên khác, thì công ty thành viên khác phải đáp ứng các điều kiện quy định tại điểm a.1, a.2, a.3, a.4; công ty thành viên nhập khẩu phải đáp ứng các điều kiện quy định tại điểm a.2, a.3, a.4, a.5 khoản này;
c.3) Công ty thành viên nhập khẩu để cung ứng cho đơn vị trực thuộc công ty thành viên:
c.3.1) Đơn vị trực thuộc sản xuất và xuất khẩu sản phẩm nhưng cơ sở sản xuất thuộc quyền sử dụng, máy móc thiết bị thuộc quyền sở hữu, quyền sử dụng của công ty thành viên, thì đơn vị trực thuộc phải đáp ứng các điều kiện quy định tại điểm a.2, a.3, a.4; công ty thành viên phải đáp ứng các điều kiện quy định tại điểm a khoản này;
c.3.2) Đơn vị trực thuộc sản xuất và xuất khẩu sản phẩm và cơ sở sản xuất thuộc quyền sử dụng, máy móc thiết bị thuộc quyền sở hữu, quyền sử dụng của đơn vị trực thuộc thì đơn vị trực thuộc phải đáp ứng các điều kiện quy định tại điểm a.1, a.2, a.3, a.4; công ty thành viên phải đáp ứng các điều kiện quy định tại điểm a.2, a.3, a.4, a.5 khoản này.
Công ty mẹ, công ty thành viên nhập khẩu cung ứng nguyên liệu, vật tư khi đăng ký làm thủ tục nhập khẩu nguyên liệu, vật tư phải cung cấp cho cơ quan hải quan nơi làm thủ tục danh sách đơn vị thành viên, đơn vị trực thuộc đã kê khai với cơ quan thuế để được cấp mã số thuế theo quy định tại Thông tư 80/2012/TT-BTC ngày 22/05/2012 của Bộ Tài chính.
d) Trường hợp không đáp ứng đủ các điều kiện nêu tại điểm a khoản này, nhưng được tổ chức tín dụng bảo lãnh số thuế phải nộp thì việc bảo lãnh thực hiện theo quy định tại Điều 43 Thông tư này. Thời hạn nộp thuế theo thời hạn bảo lãnh nhưng tối đa không quá 275 ngày kể từ ngày đăng ký tờ khai hải quan và không phải nộp tiền chậm nộp trong thời hạn bảo lãnh;
đ) Hàng hóa là nguyên liệu, vật tư nhập khẩu để sản xuất hàng hoá xuất khẩu đã được áp dụng thời hạn nộp thuế 275 ngày nhưng không sản xuất hàng xuất khẩu hoặc kiểm tra, phát hiện không đáp ứng đủ một trong các điều kiện quy định tại điểm a khoản này hoặc xuất khẩu sản phẩm ngoài thời hạn nộp thuế thì xử lý như sau:
đ.1) Chuyển tiêu thụ nội địa: Người nộp thuế phải nộp đủ các loại thuế phải nộp theo quy định của pháp luật trước khi hoàn thành thủ tục chuyển tiêu thụ nội địa; thủ tục khai báo chuyển tiêu thụ nội địa, đăng ký tờ khai mới và tính thuế thực hiện theo quy định tại Điều 21, Điều 40 Thông tư này;
đ.2) Xuất khẩu sản phẩm ngoài thời hạn nộp thuế 275 ngày: Người nộp thuế đáp ứng đủ các điều kiện được áp dụng thời hạn nộp thuế 275 ngày nhưng xuất khẩu sản phẩm ngoài thời hạn quy định do chu kỳ sản xuất, dự trữ dài hơn 275 ngày hoặc do phía khách hàng hủy hợp đồng hoặc kéo dài thời gian giao hàng được gia hạn thời hạn nộp thuế theo quy định tại Điều 135 Thông tư này;
đ.3) Trường hợp không đáp ứng đủ một trong các điều kiện quy định tại điểm a khoản này (và không có bảo lãnh): người nộp thuế phải nộp đủ các loại thuế và tiền chậm nộp kể từ ngày đăng ký tờ khai hàng hóa nhập khẩu đến ngày thực nộp thuế và bị xử phạt vi phạm theo quy định.
2. Đối với hàng hóa kinh doanh tạm nhập-tái xuất
a) Người nộp thuế phải nộp thuế nhập khẩu, các loại thuế khác theo quy định của pháp luật (nếu có) trước khi hoàn thành thủ tục hải quan hàng tạm nhập. Trường hợp chưa nộp thuế, nếu được tổ chức tín dụng nhận bảo lãnh số tiền thuế phải nộp thì việc bảo lãnh thực hiện theo quy định tại Điều 43 Thông tư này. Thời hạn nộp thuế theo thời hạn bảo lãnh nhưng tối đa không quá 15 ngày kể từ ngày hết thời hạn tạm nhập-tái xuất (không áp dụng cho thời gian gia hạn thời hạn tạm nhập-tái xuất) và không phải nộp tiền chậm nộp trong thời hạn bảo lãnh;
b) Trường hợp tái xuất ngoài thời hạn bảo lãnh thì phải nộp tiền chậm nộp kể từ ngày hết thời hạn bảo lãnh đến ngày tái xuất hoặc đến ngày thực nộp thuế (nếu ngày thực nộp thuế trước ngày thực tái xuất);
c) Trường hợp đã được áp dụng thời hạn nộp thuế theo thời hạn bảo lãnh nhưng chuyển tiêu thụ nội địa thì phải nộp đủ các loại thuế theo quy định của pháp luật trước khi hoàn thành thủ tục chuyển tiêu thụ nội địa. Thủ tục khai báo chuyển tiêu thụ nội địa, đăng ký tờ khai mới và tính thuế thực hiện theo quy định tại Điều 21, Điều 40 Thông tư này.
3. Đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu theo quy định tại điểm c khoản 3 Điều 42 Luật Quản lý thuế được sửa đổi, bổ sung tại khoản 11 Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật quản lý thuế số 21/2012/QH13 người nộp thuế phải nộp thuế trước khi thông quan hoặc giải phóng hàng.
Trường hợp được tổ chức tín dụng bảo lãnh số thuế phải nộp thì việc bảo lãnh thực hiện theo quy định tại Điều 43 Thông tư này. Thời hạn nộp thuế là thời hạn bảo lãnh tối đa là 30 ngày kể từ ngày đăng ký tờ khai hải quan nhưng trong thời gian bảo lãnh phải nộp tiền chậm nộp kể từ ngày thông quan hoặc giải phóng hàng đến ngày thực nộp thuế. Tiền chậm nộp thực hiện theo quy định tại Điều 106 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quản lý thuế số 21/2012/QH13 và được sửa đổi, bổ sung tại Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của các Luật về thuế số 71/2014/QH13 và hướng dẫn tại Điều 133 Thông tư này.
4. Thời hạn nộp thuế đối với một số trường hợp đặc thù, trừ trường hợp được nộp dần tiền thuế nợ quy định tại khoản 25 Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quản lý thuế số 21/2012/QH13:
a) Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu đăng ký tờ khai hải quan một lần để xuất khẩu, nhập khẩu nhiều lần quy định tại Điều 36, Điều 93 Thông tư này thì thời hạn nộp thuế thực hiện theo loại hình tương ứng quy định tại Điều này và áp dụng đối với từng lần thực tế xuất khẩu, nhập khẩu;
b) Hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu còn trong sự giám sát của cơ quan hải quan, nhưng bị cơ quan Nhà nước có thẩm quyền tạm giữ để điều tra, chờ xử lý thì thời hạn nộp thuế đối với từng trường hợp thực hiện theo quy định được tính từ ngày cơ quan nhà nước có thẩm quyền có văn bản cho phép giải toả hàng hoá đã tạm giữ;
c) Hàng hoá nhập khẩu phục vụ trực tiếp cho an ninh, quốc phòng đã được thông quan hoặc giải phóng hàng, trong thời gian chờ xét miễn thuế nếu kiểm tra, xác định hàng hóa không thuộc đối tượng được xét miễn thuế thì phải nộp đủ các loại thuế, tính lại thời hạn nộp thuế và tiền chậm nộp kể từ ngày thông quan hoặc giải phóng hàng đến ngày thực nộp thuế và bị xử phạt vi phạm theo quy định (nếu có);
d) Hàng hoá nhập khẩu phục vụ trực tiếp nghiên cứu khoa học, giáo dục, đào tạo thuộc đối tượng được xét miễn thuế, trong thời gian chờ xét miễn thuế, người nộp thuế phải thực hiện quyết định cuối cùng của cơ quan hải quan về số tiền thuế phải nộp. Trường hợp kiểm tra, xác định hàng hóa không thuộc đối tượng được xét miễn thuế thì phải nộp đủ các loại thuế, tính lại thời hạn nộp thuế và tiền chậm nộp kể từ ngày thông quan hoặc giải phóng hàng đến ngày thực nộp thuế và bị xử phạt vi phạm theo quy định (nếu có);
đ) Hàng hóa được thanh toán bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước, nhưng chưa được thanh toán, thì thời hạn nộp thuế trong vòng 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được tiền từ ngân sách nhà nước thanh toán để nộp thuế.
Quá thời hạn nêu trên, người nộp thuế chưa nộp tiền thuế vào Ngân sách nhà nước thì phải nộp tiền chậm nộp theo quy định tại Điều 133 Thông tư này.
Người nộp thuế có trách nhiệm xuất trình văn bản, chứng từ của Kho bạc Nhà nước về số tiền được thanh toán từ ngân sách nhà nước để nộp thuế với cơ quan hải quan nơi đăng ký tờ khai: 01 bản chụp;
e) Trường hợp khai báo nộp bổ sung tiền thuế thiếu thì thời hạn nộp số tiền thuế thiếu được áp dụng theo thời hạn nộp thuế của tờ khai đó.
5. Thời hạn nộp thuế đối với số tiền thuế ấn định
a) Các tờ khai hải quan đăng ký kể từ ngày 01/7/2013, cơ quan hải quan ấn định số tiền thuế phải nộp thì thời hạn nộp tiền thuế ấn định được áp dụng theo thời hạn nộp thuế của tờ khai đó;
b) Các tờ khai hải quan đăng ký trước ngày 01/7/2013, nhưng cơ quan hải quan ban hành quyết định ấn định thuế từ ngày Thông tư này có hiệu lực thì thời hạn nộp thuế đối với số tiền thuế ấn định là ngày cơ quan hải quan ban hành quyết định ấn định thuế.
6. Thời hạn nộp thuế đối với dầu thô xuất khẩu; hàng hóa áp dụng thuế tự vệ, thuế chống bán phá giá, thuế chống trợ cấp (trừ thời hạn nộp thuế tự vệ, thuế chống bán phá giá, thuế chống trợ cấp đối với hàng hóa là nguyên liệu vật tư nhập khẩu để sản xuất hàng xuất khẩu, hàng kinh doanh tạm nhập - tái xuất thực hiện như thời hạn nộp thuế quy định tại điểm a, đ khoản 1, điểm a khoản 2 Điều này) thực hiện theo quy định tại điểm c khoản 3 Điều 42 Luật quản lý thuế được sửa đổi, bổ sung tại khoản 11 Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật quản lý thuế số 21/2012/QH13. Theo đó, thời hạn nộp thuế thực hiện theo quy định tại khoản 3 Điều này.
7. Thời hạn nộp thuế đối với trường hợp chưa có giá chính thức tại thời điểm thông quan hoặc giải phóng hàng hóa, người nộp thuế phải tạm nộp thuế theo giá khai báo. Thời hạn nộp thuế thực hiện theo quy định tại khoản 3 Điều này.
Trường hợp số tiền thuế tạm nộp hoặc số tiền thuế được bảo lãnh trước khi thông quan hoặc giải phóng hàng nhỏ hơn số tiền thuế phải nộp khi có giá chính thức thì người nộp thuế phải nộp số tiền thuế chênh lệch giữa tiền thuế phải nộp khi có giá chính thức với giá tạm tính (nếu có) tại thời điểm chốt giá chính thức, không phải nộp tiền chậm nộp trên số tiền thuế chênh lệch phải nộp. Thời điểm chốt giá chính thức thực hiện theo quy định của pháp luật.
Trường hợp số tiền thuế tạm nộp hoặc số tiền thuế được bảo lãnh trước khi thông quan hoặc giải phóng hàng lớn hơn số tiền thuế phải nộp khi có giá chính thức thì việc xử lý tiền thuế nộp thừa thực hiện theo quy định tại Điều 49 và Điều 132 Thông tư này.
8. Thời hạn nộp tiền thuế của phí bản quyền, phí giấy phép và khoản tiền do người nhập khẩu phải trả từ số tiền thu được sau khi bán lại, định đoạt, sử dụng hàng nhập khẩu không xác định được tại thời điểm đăng ký tờ khai (do phụ thuộc vào doanh thu bán hàng sau nhập khẩu hay lý do khác được quy định cụ thể tại hợp đồng mua bán hàng hóa hoặc văn bản thỏa thuận riêng về việc trả phí bản quyền, phí giấy phép) là ngày đăng ký tờ khai bổ sung sau thông quan.
9. Thời hạn nộp thuế giá trị gia tăng đối với thiết bị, máy móc, phương tiện vận tải chuyên dùng nằm trong dây chuyền công nghệ và vật tư xây dựng thuộc loại trong nước chưa sản xuất được cần nhập khẩu để tạo tài sản cố định; nguyên liệu sản xuất thức ăn chăn nuôi và thuốc trừ sâu nhập khẩu thực hiện theo quy định tại điểm c khoản 3 Điều 42 Luật quản lý thuế được sửa đổi, bổ sung tại khoản 11 Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật quản lý thuế số 21/2012/QH13; khoản 1 Điều 3 Luật số 71/2014/QH13 bổ sung khoản 3a Điều 5 Luật Thuế GTGT; và hướng dẫn tại Điều 43 Thông tư này và các Thông tư hướng dẫn của Bộ trưởng Bộ Tài chính.
1. Việc bảo lãnh số tiền thuế phải nộp được thực hiện theo một trong hai hình thức: bảo lãnh riêng hoặc bảo lãnh chung.
a) Bảo lãnh riêng là việc tổ chức tín dụng hoạt động theo quy định của Luật các tổ chức tín dụng cam kết bảo lãnh thực hiện đầy đủ nghĩa vụ nộp số tiền thuế cho một tờ khai hải quan hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu. Trường hợp đã được tổ chức tín dụng nhận bảo lãnh nhưng hết thời hạn bảo lãnh mà người nộp thuế chưa nộp tiền thuế và tiền chậm nộp (nếu có) thì tổ chức nhận bảo lãnh có trách nhiệm nộp đủ tiền thuế, tiền chậm nộp thay người nộp thuế theo quy định tại khoản 11 Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quản lý thuế số 21/2012/QH13; khoản 2 Điều 114 Luật Quản lý thuế;
b) Bảo lãnh chung là việc tổ chức tín dụng hoạt động theo quy định của Luật các tổ chức tín dụng cam kết bảo lãnh thực hiện đầy đủ nghĩa vụ nộp số tiền thuế cho hai tờ khai hải quan hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu trở lên tại một hoặc nhiều Chi cục Hải quan. Bảo lãnh chung được trừ lùi, được khôi phục mức bảo lãnh tương ứng với số tiền thuế đã nộp.
Trường hợp đã được tổ chức tín dụng nhận bảo lãnh nhưng hết thời hạn bảo lãnh đối với từng tờ khai mà người nộp thuế chưa nộp thuế và tiền chậm nộp (nếu có), thì tổ chức tín dụng nhận bảo lãnh có trách nhiệm nộp đủ tiền thuế, tiền chậm nộp thay người nộp thuế theo quy định tại khoản 11 Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quản lý thuế số 21/2012/QH13; khoản 2 Điều 114 Luật Quản lý thuế.
2. Cơ quan hải quan chấp nhận áp dụng bảo lãnh nếu đáp ứng đầy đủ các điều kiện sau:
a) Điều kiện người nộp thuế được áp dụng bảo lãnh:
a.1) Người nộp thuế có hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu tối thiểu 365 ngày tính đến ngày đăng ký tờ khai hải quan cho lô hàng xuất khẩu, nhập khẩu. Trong thời gian 365 ngày trở về trước kể từ ngày đăng ký tờ khai hải quan cho lô hàng xuất khẩu, nhập khẩu được cơ quan hải quan xác định là:
a.1.1) Không có trong danh sách đã bị xử lý về hành vi buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hoá qua biên giới của cơ quan hải quan;
a.1.2) Không có trong danh sách đã bị xử lý về hành vi trốn thuế, gian lận thuế của cơ quan hải quan;
a.1.3) Không quá hai lần bị xử lý về các hành vi vi phạm khác về hải quan (bao gồm cả hành vi khai sai dẫn đến thiếu số tiền thuế phải nộp hoặc tăng số tiền thuế được miễn, giảm, hoàn, không thu) với mức phạt tiền vượt thẩm quyền của Chi cục trưởng Chi cục Hải quan theo quy định của Luật Xử lý vi phạm hành chính.
a.2) Không có trong danh sách còn nợ tiền thuế quá hạn, tiền chậm nộp, tiền phạt tại thời điểm đăng ký tờ khai hải quan.
b) Có Thư bảo lãnh của tổ chức tín dụng được thành lập và hoạt động theo Luật các tổ chức tín dụng ghi rõ số tiền thuế thực hiện bảo lãnh, thời hạn bảo lãnh, cam kết với cơ quan hải quan liên quan về việc bảo đảm khả năng thực hiện và chịu trách nhiệm nộp đủ tiền thuế và tiền chậm nộp thay cho người nộp thuế khi hết thời hạn bảo lãnh nhưng người nộp thuế chưa nộp thuế.
3. Thủ tục đối với hình thức bảo lãnh riêng
a) Khi làm thủ tục cho lô hàng xuất khẩu, nhập khẩu, nếu thực hiện bảo lãnh người nộp thuế nộp Thư bảo lãnh của tổ chức tín dụng nhận bảo lãnh cho cơ quan hải quan;
b) Nội dung Thư bảo lãnh riêng thực hiện theo mẫu số 05/TBLR/TXNK phụ lục VI ban hành kèm Thông tư này;
c) Cơ quan hải quan kiểm tra các điều kiện bảo lãnh theo hướng dẫn tại khoản 2 Điều này, nội dung thư bảo lãnh theo mẫu và xử lý việc bảo lãnh như sau:
c.1) Xác định thời hạn nộp thuế theo thời hạn bảo lãnh nhưng không được quá thời hạn quy định tại khoản 3 Điều 42 Luật Quản lý thuế được sửa đổi, bổ sung tại khoản 11 Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quản lý thuế số 21/2012/QH13;
c.2) Trường hợp số tiền thuế bảo lãnh nhỏ hơn số tiền thuế phải nộp, Chi cục trưởng Chi cục Hải quan quyết định thông quan số lượng hàng hóa tương ứng với số tiền thuế được bảo lãnh và chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc xử lý này. Trường hợp người nộp thuế muốn thông quan cho toàn bộ lô hàng, người nộp thuế phải nộp số tiền thuế chênh lệch chưa được bảo lãnh trước khi nhận hàng.
Trường hợp hàng hóa nhập khẩu được bảo lãnh là hàng rời, hàng khí hóa lỏng có số tiền bảo lãnh ít hơn số tiền thuế phải nộp, Chi cục trưởng Chi cục Hải quan quyết định thông quan số lượng hàng hóa tối đa không quá số lượng tương ứng với số tiền được bảo lãnh;
c.3) Trường hợp không đáp ứng đầy đủ các điều kiện bảo lãnh, cơ quan hải quan có văn bản thông báo từ chối áp dụng bảo lãnh cho người nộp thuế biết. Trường hợp nghi ngờ tính trung thực của Thư bảo lãnh thì có văn bản trao đổi với tổ chức tín dụng bảo lãnh để xác minh.
d) Theo dõi, xử lý việc bảo lãnh:
d.1) Hết thời hạn nộp thuế nhưng người nộp thuế chưa nộp hết số tiền thuế được bảo lãnh thì tổ chức tín dụng nhận bảo lãnh có trách nhiệm nộp đủ số tiền thuế và tiền chậm nộp (nếu có) thay cho người nộp thuế;
d.2) Cơ quan hải quan có trách nhiệm theo dõi, đôn đốc nhắc nhở người nộp thuế, tổ chức tín dụng nhận bảo lãnh thực hiện nộp đủ tiền thuế, tiền chậm nộp vào ngân sách nhà nước theo đúng quy định.
Cơ quan hải quan nơi phát hiện tổ chức tín dụng nhận bảo lãnh không thực hiện đúng cam kết có trách nhiệm thông báo bằng văn bản hoặc trên Hệ thống dữ liệu điện tử (nếu đã có Hệ thống dữ liệu điện tử) cho các đơn vị hải quan trên phạm vi toàn quốc để không chấp nhận Thư bảo lãnh của tổ chức tín dụng đó;
d.3) Trường hợp người nộp thuế và tổ chức tín dụng nhận bảo lãnh cùng đồng thời nộp thuế, tiền chậm nộp (nếu có) thì tiền thuế, tiền chậm nộp, nộp thừa được hoàn trả cho tổ chức tín dụng nhận bảo lãnh.
4. Thủ tục đối với hình thức bảo lãnh chung
a) Trước khi làm thủ tục cho hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu, người nộp thuế có văn bản gửi Chi cục Hải quan nơi đăng ký tờ khai đề nghị được bảo lãnh chung cho hàng hoá nhập khẩu theo mẫu số 06A/ĐĐNBLC/TXNK phụ lục VI ban hành kèm Thông tư này;
b) Nội dung Thư bảo lãnh chung thực hiện theo mẫu số 06/TBLC/TXNK phụ lục VI ban hành kèm Thông tư này;
c) Cơ quan hải quan nơi đăng ký tờ khai kiểm tra các điều kiện bảo lãnh hướng dẫn tại khoản 2 Điều này. Trường hợp đáp ứng đủ các điều kiện bảo lãnh thì chấp nhận bảo lãnh chung cho các tờ khai hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu của người nộp thuế đăng ký trong khoảng thời gian người nộp thuế đề nghị được bảo lãnh ghi trên Thư bảo lãnh, xác định thời hạn nộp thuế theo thời hạn bảo lãnh đối với từng lô hàng theo qui định.
Trường hợp không đáp ứng các điều kiện bảo lãnh, cơ quan hải quan có văn bản từ chối áp dụng bảo lãnh và thông báo cho người nộp thuế biết.
Trường hợp nghi ngờ tính trung thực của Thư bảo lãnh, cơ quan hải quan có văn bản trao đổi với tổ chức tín dụng bảo lãnh để xác minh, xử lý theo quy định;
d) Trường hợp số tiền bảo lãnh còn lại nhỏ hơn số tiền thuế phải nộp được xử lý tương tự như quy định tại điểm c.2 khoản 3 Điều này;
đ) Việc theo dõi, xử lý bảo lãnh thực hiện tương tự như điểm d khoản 3 Điều này và phải theo dõi trừ lùi, đảm bảo số tiền thuế mỗi lần bảo lãnh phải nhỏ hơn hoặc bằng số dư của bảo lãnh chung và được khôi phục hạn mức bảo lãnh tương ứng với số thuế đã nộp của tờ khai sử dụng bảo lãnh. Hạn mức còn lại của thư bảo lãnh được căn cứ trên hạn mức ban đầu của thư bảo lãnh trừ (-) số tiền thuế đã thực hiện bảo lãnh cộng (+) số tiền thuế đã nộp vào Ngân sách Nhà nước cho các tờ khai đã thực hiện bảo lãnh chung;
e) Trường hợp tổ chức tín dụng nhận bảo lãnh có văn bản đề nghị dừng sử dụng bảo lãnh chung (hủy ngang): Cơ quan hải quan khi nhận được văn bản đề nghị dừng bảo lãnh chung của tổ chức tín dụng nhận bảo lãnh thì thực hiện dừng ngay việc sử dụng bảo lãnh chung đó trên Hệ thống, có văn bản thông báo cho tổ chức tín dụng việc chấp thuận dừng bảo lãnh chung với điều kiện tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt (nếu có) của các tờ khai đã sử dụng bảo lãnh chung đó đã được nộp đủ vào ngân sách Nhà nước.
5. Trường hợp bảo lãnh thuế bằng phương thức điện tử của các ngân hàng thương mại đã ký kết, thỏa thuận phối hợp thu với Tổng cục Hải quan: Khi nhận được thông tin số tiền bảo lãnh thuế tại ngân hàng thương mại qua Hệ thống thanh toán điện tử trên cổng thanh toán điện tử của Tổng cục Hải quan, cơ quan hải quan cập nhật vào cơ sở dữ liệu của Tổng cục Hải quan và chấp nhận thông quan hàng hóa. Việc theo dõi, xử lý bảo lãnh thực hiện tương tự như điểm d khoản 3 và điểm đ khoản 4 Điều này.
Địa điểm, hình thức nộp thuế thực hiện theo quy định tại Thông tư số 126/2014/TT-BTC ngày 28/8/2014 của Bộ Tài chính quy định một số thủ tục về kê khai, thu nộp thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt và các khoản thu khác đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu.
1. Đối tượng, mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý, sử dụng lệ phí hải quan thực hiện theo Thông tư số 172/2010/TT-BTC ngày 02/11/2010 hướng dẫn mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng lệ phí trong lĩnh vực hải quan.
Trường hợp phải tách tờ khai do tờ khai hải quan quá 50 dòng hàng hoặc một mặt hàng có số tiền thuế vượt số ký tự của ô số tiền thuế trên tờ khai hoặc tổng số tiền thuế của tờ khai hải quan vượt số ký tự của ô tổng số tiền thuế trên tờ khai thì chỉ thu lệ phí hải quan của tờ khai hải quan đầu tiên.
2. Hình thức nộp:
Người khai hải quan nộp tiền lệ phí hải quan bằng chuyển khoản theo tháng bằng phương thức điện tử hoặc bằng tiền mặt. Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan tổ chức thực hiện việc thu lệ phí hải quan điện tử qua ngân hàng thương mại hoặc tổ chức được cơ quan hải quan ủy nhiệm thu.
3. Địa điểm nộp:
Người nộp lệ phí hải quan thực hiện chuyển tiền, nộp tiền tại Kho bạc Nhà nước, tổ chức tín dụng, tổ chức được cơ quan hải quan ủy nhiệm thu, hoặc tại cơ quan hải quan.
4. Thủ tục nộp:
a) Trường hợp nộp lệ phí theo tháng:
a.1) Chậm nhất trong thời gian 10 ngày đầu của tháng tiếp theo, người khai hải quan phải nộp đủ số tiền lệ phí hải quan phải nộp của tháng trước vào tài khoản thu lệ phí hải quan của cơ quan hải quan nơi đăng ký tờ khai. Hệ thống kế toán tập trung của cơ quan hải quan tự động trừ lùi số tiền lệ phí người khai hải quan còn nợ theo trật tự nợ lệ phí của tờ khai có thời gian đăng ký trước trừ trước, tờ khai hải quan đăng ký sau trừ sau;
a.2) Cơ quan hải quan nơi đăng ký tờ khai hải quan kiểm tra, đối chiếu danh mục các tờ khai hải quan thuộc đối tượng phải nộp lệ phí hải quan, hạch toán kế toán số tiền lệ phí hải quan phải thu, đã thu, còn nợ theo quy định hiện hành;
a.3) Trường hợp người khai hải quan nộp lệ phí hải quan qua tổ chức được cơ quan hải quan ủy nhiệm thu, định kỳ vào ngày 5 hàng tháng, cơ quan hải quan cung cấp toàn bộ danh sách các tờ khai phải nộp lệ phí hải quan của người khai hải quan cho các tổ chức được ủy nhiệm thu qua Cổng thanh toán điện tử hải quan;
a.4) Căn cứ danh sách các tờ khai phải nộp lệ phí hải quan do cơ quan hải quan thông báo, tổ chức được cơ quan hải quan ủy nhiệm thu lệ phí hải quan thực hiện thu tiền của người khai hải quan và nộp tiền vào tài khoản tiền gửi của cơ quan hải quan tại Kho bạc Nhà nước;
a.5) Định kỳ, ngày 10 hàng tháng, tổ chức được cơ quan hải quan ủy nhiệm thu có trách nhiệm kiểm tra, đối chiếu, thanh khoản số tiền lệ phí hải quan phải thu, số tiền lệ phí hải quan đã thu, số tiền lệ phí hải quan còn nợ của từng người khai hải quan với cơ quan hải quan.
b) Trường hợp người khai hải quan không nộp lệ phí theo tháng hoặc không làm thủ tục hải quan thường xuyên tại một Chi cục Hải quan thì người khai hải quan căn cứ thông báo lệ phí hải quan trên hệ thống để nộp theo từng lần phát sinh;
c) Trường hợp người khai hải quan nộp lệ phí hải quan bằng tiền mặt cho cơ quan hải quan thì công chức hải quan ghi chứng từ thu lệ phí hải quan và hạch toán thanh khoản lệ phí hải quan theo quy định.
5. Cơ quan hải quan không áp dụng biện pháp cưỡng chế trong trường hợp người khai hải quan còn thiếu lệ phí hải quan. Người khai hải quan có trách nhiệm nộp đủ lệ phí hải quan trong thời hạn quy định tại Điều này.
6. Việc quản lý, theo dõi nợ lệ phí hải quan (nếu phát sinh) được thực hiện trên Hệ thống kế toán tập trung:
a) Chi cục Hải quan nơi làm thủ tục hải quan, khi nhận được báo cáo thu nộp của tổ chức được ủy nhiệm thu lệ phí hải quan phải kiểm tra cụ thể chi tiết số tiền lệ phí hải quan đã thu, số tiền lệ phí hải quan đã nộp vào tài khoản tiền gửi của cơ quan hải quan mở tại Kho bạc Nhà nước, đối chiếu với số tiền lệ phí hải quan đã thực nộp có xác nhận của Kho bạc Nhà nước. Trường hợp có chênh lệch giữa báo cáo thu nộp số tiền lệ phí hải quan của tổ chức được ủy nhiệm thu đã nộp vào tài khoản tiền gửi của cơ quan hải quan với số tiền lệ phí hải quan có xác nhận của Kho bạc Nhà nước thì phải lập biên bản xác định rõ nguyên nhân để qui trách nhiệm cụ thể;
b) Căn cứ số tiền lệ phí hải quan tổ chức được ủy nhiệm thu đã thu và thanh toán với cơ quan hải quan, giấy nộp tiền vào ngân sách đã phát hành, và xác nhận đã nộp tiền của Kho bạc nhà nước, cơ quan hải quan thực hiện hạch toán kế toán số tiền lệ phí hải quan đã thu và số tiền lệ phí hải quan còn phải thu để có biện pháp quản lý thích hợp.
7. Thủ tục, trách nhiệm và kinh phí uỷ nhiệm thu lệ phí hải quan:
a) Việc ủy nhiệm thu lệ phí hải quan được thực hiện thông qua hợp đồng giữa Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan với thủ trưởng của tổ chức được ủy nhiệm thu lệ phí hải quan theo mẫu số 07/UNTH/TXNK Phụ lục VI ban hành kèm theo Thông tư này.
b) Trách nhiệm của tổ chức được ủy nhiệm thu:
b.1) Xây dựng cơ sở Hệ thống công nghệ thông tin kết nối với Cổng thanh toán điện tử hải quan để thực hiện hợp đồng ủy nhiệm thu đã ký.
Tổ chức được ủy nhiệm thu không được ủy nhiệm lại cho bất cứ bên thứ ba nào thực hiện hợp đồng ủy nhiệm thu đã ký với cơ quan hải quan;
b.2) Tiếp nhận thông tin về việc thu lệ phí hải quan từ cơ quan hải quan; tổ chức việc thu và nộp đầy đủ, kịp thời tiền lệ phí hải quan đã thu vào tài khoản tiền gửi của cơ quan hải quan tại Kho bạc Nhà nước. Số tiền lệ phí hải quan phải nộp vào tài khoản tiền gửi của cơ quan hải quan tại Kho bạc Nhà nước là tổng số tiền đã ghi thu trên các chứng từ thu lệ phí hải quan;
b.3) Cấp chứng từ thu lệ phí hải quan cho người nộp lệ phí hải quan khi thu lệ phí hải quan theo đúng quy định.
Lập Bảng kê chi tiết chứng từ thu chi tiết theo từng đối tượng nộp tiền và lập giấy nộp tiền vào Kho bạc Nhà nước;
b.4) Chậm nhất ngày 10 của tháng sau, tổ chức được ủy nhiệm thu lệ phí hải quan phải lập báo cáo số đã thu, đã nộp của tháng trước gửi cơ quan hải quan theo mẫu số 08/BCT/TXNK Phụ lục VI ban hành kèm theo Thông tư này. Báo cáo thu nộp phải phản ánh được số phải thu, số đã thu, số còn tồn đọng, nguyên nhân tồn đọng và kiến nghị các giải pháp đôn đốc thu nộp tiếp;
b.5) Quyết toán số tiền lệ phí hải quan đã thu được với cơ quan hải quan.
c) Trách nhiệm của Cơ quan hải quan ủy nhiệm thu
c.1) Thông báo công khai tổ chức được cơ quan hải quan ủy nhiệm thu lệ phí hải quan để người khai hải quan biết và thực hiện;
c.2) Phát hành thông báo số phải nộp lệ phí hải quan trong tháng, giao cho tổ chức được ủy nhiệm thu lệ phí trước ngày 5 của tháng sau qua Cổng thanh toán điện tử hải quan;
c.3) Hướng dẫn tổ chức được ủy nhiệm thu lệ phí hải quan thực hiện thu lệ phí hải quan theo đúng quy định;
c.4) Chi trả kinh phí ủy nhiệm thu cho tổ chức được ủy nhiệm thu lệ phí hải quan theo hợp đồng ủy nhiệm thu đã ký;
c.5) Kiểm tra tình hình thu nộp tiền lệ phí hải quan của tổ chức được ủy nhiệm thu lệ phí hải quan.
d) Trách nhiệm của Kho bạc Nhà nước:
Chuyển chứng từ cho cơ quan hải quan về số tiền tổ chức ủy nhiệm thu đã nộp để cơ quan hải quan theo dõi và quản lý;
đ) Kinh phí ủy nhiệm thu
Kinh phí ủy nhiệm thu được trích từ nguồn thu lệ phí hải quan của cơ quan hải quan. Mức phí trả cho bên ủy nhiệm thu theo thỏa thuận giữa Tổng cục Hải quan và bên được ủy nhiệm thu phù hợp với điều kiện cụ thể theo từng thời kỳ.
Việc chi trả kinh phí ủy nhiệm thu phải được thực hiện đúng đối tượng, thanh toán bằng chuyển khoản thông qua tài khoản của bên được ủy nhiệm thu tại tổ chức tín dụng, Kho bạc Nhà nước. Không thực hiện thanh toán kinh phí ủy nhiệm thu bằng tiền mặt. Cơ quan hải quan phải trả toàn bộ kinh phí cho bên được ủy nhiệm thu trên cơ sở số tiền lệ phí đã thực nộp vào tài khoản tiền gửi của cơ quan hải quan tại Kho bạc Nhà nước.
8. Xử phạt hành vi vi phạm tiền lệ phí hải quan:
Mọi hành vi của bên được ủy nhiệm thu làm chậm nộp tiền lệ phí hải quan đã thu vào tài khoản tiền gửi của cơ quan hải quan tại Kho bạc Nhà nước đều coi là hành vi chiếm dụng tiền lệ phí hải quan, bên được ủy nhiệm thu lệ phí hải quan sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật hiện hành.
Đối với hàng hóa phải phân tích, giám định để đảm bảo xác định chính xác số thuế phải nộp thì người nộp thuế thực hiện nộp thuế theo quy định tại khoản 2 Điều 33 và Điều 42 Thông tư này.
Nếu kết quả phân tích, giám định hàng hóa khác so với nội dung khai của người nộp thuế dẫn đến có thay đổi về số tiền thuế phải nộp thì sau khi có thông báo của cơ quan hải quan về kết quả phân tích, giám định, người nộp thuế thực hiện khai bổ sung thông tin trên Hệ thống, nộp thuế, không phải tính tiền chậm nộp trong thời gian chờ kết quả phân tích, giám định hoặc được hoàn trả số tiền thuế đã nộp (nếu có) theo quy định của pháp luật.
Trường hợp người nộp thuế không khai bổ sung thì cơ quan hải quan thực hiện ấn định thuế. Người nộp thuế có trách nhiệm nộp đủ số tiền thuế còn thiếu, tiền chậm nộp và tiền phạt (nếu có) theo quy định.
1. Tiền thuế chưa nộp của hàng hóa đã được thông quan hoặc giải phóng hàng là tiền thuế nợ.
2. Tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt đã đến hạn nộp phải thanh toán theo thứ tự quy định tại Điều 45 Luật Quản lý thuế được sửa đổi, bổ sung tại khoản 12 Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quản lý thuế số 21/2012/QH13, trong đó:
a) Tiền thuế nợ, tiền chậm nộp quá hạn thuộc đối tượng áp dụng các biện pháp cưỡng chế là khoản nợ quá hạn quá 90 ngày, kể từ ngày hết thời hạn nộp thuế;
b) Tiền thuế nợ, tiền chậm nộp quá hạn chưa thuộc đối tượng áp dụng các biện pháp cưỡng chế là khoản nợ quá hạn chưa quá 90 ngày, kể từ ngày hết thời hạn nộp thuế.
3. Kho bạc Nhà nước, cơ quan hải quan phối hợp trao đổi thông tin về thu tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt để xác định thứ tự và thu theo đúng thứ tự quy định, cụ thể như sau:
a) Cơ quan hải quan theo dõi tình hình nợ thuế của người nộp thuế, hướng dẫn người nộp thuế nộp theo đúng thứ tự, xây dựng Hệ thống tra cứu dữ liệu để người nộp thuế tự tra cứu và chấp hành nộp thuế theo đúng thứ tự quy định;
b) Căn cứ chứng từ nộp tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt của người nộp thuế, Kho bạc Nhà nước hạch toán thu ngân sách Nhà nước và luân chuyển chứng từ, thông tin chi tiết các khoản nộp cho cơ quan hải quan biết để theo dõi và quản lý;
c) Trường hợp người nộp thuế nộp tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt không đúng thứ tự, cơ quan hải quan lập lệnh điều chỉnh số tiền thuế đã thu, gửi Kho bạc Nhà nước để điều chỉnh, đồng thời thông báo cho người nộp thuế biết về số tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt được điều chỉnh; hoặc yêu cầu người nộp thuế nộp các khoản tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt còn nợ khác theo đúng thứ tự thanh toán. Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu của tờ khai hải quan mới phát sinh chỉ được thông quan khi người nộp thuế không còn nợ quá hạn tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt;
d) Trường hợp người nộp thuế không ghi cụ thể số tiền nộp cho từng loại tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt trên chứng từ nộp thuế, cơ quan hải quan hạch toán số tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt đã thu theo thứ tự, đồng thời thông báo cho Kho bạc Nhà nước biết để hạch toán thu ngân sách Nhà nước và thông báo cho người nộp thuế biết.
1. Ấn định thuế theo hướng dẫn tại Thông tư này là việc cơ quan hải quan thực hiện quyền hạn xác định các yếu tố, căn cứ tính thuế và tính thuế, thông báo, yêu cầu người nộp thuế phải nộp số tiền thuế do cơ quan hải quan xác định thuộc các trường hợp nêu tại khoản 2 Điều này.
2. Cơ quan hải quan thực hiện ấn định thuế trong các trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 33 Nghị định số 83/2013/NĐ-CP.
3. Việc ấn định thuế phải theo đúng các nguyên tắc quy định tại Điều 36 Luật Quản lý thuế.
4. Căn cứ để cơ quan hải quan ấn định thuế là số lượng, trị giá tính thuế, xuất xứ hàng hoá, mức thuế suất thuế xuất khẩu, nhập khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế giá trị gia tăng, thuế bảo vệ môi trường, thuế tự vệ, thuế chống bán phá giá, thuế chống trợ cấp của hàng hóa thực tế xuất khẩu, nhập khẩu; tỷ giá tính thuế; phương pháp tính thuế theo quy định và các thông tin, cơ sở dữ liệu khác quy định tại khoản 2 Điều 39 Luật Quản lý thuế, Điều 35 Nghị định 83/2013/NĐ-CP và quy định tại mục 5 Chương II Thông tư này.
5. Thẩm quyền ấn định thuế thực hiện theo quy định tại Điều 33 Nghị định số 83/2013/NĐ-CP.
6. Thủ tục, trình tự ấn định thuế
a) Ấn định thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu được thực hiện trong quá trình làm thủ tục hải quan hoặc sau khi hàng hóa đã được thông quan hoặc giải phóng hàng;
b) Khi thực hiện ấn định thuế, cơ quan hải quan phải ấn định số tiền thuế phải nộp hoặc ấn định từng yếu tố liên quan (lượng hàng, trị giá tính thuế, mã số, mức thuế, xuất xứ, tỷ giá, định mức…) làm cơ sở xác định tổng số tiền thuế phải nộp, được miễn, giảm, hoàn (không thu) của từng mặt hàng, tờ khai hải quan theo quy định tại Điều 34 Nghị định số 83/2013/NĐ-CP.
Trường hợp ấn định từng yếu tố liên quan đến việc xác định số tiền thuế phải nộp, cơ quan hải quan phải tính số tiền thuế phải nộp tương ứng với yếu tố ấn định và thông báo cho người nộp thuế biết cùng với kết quả ấn định yếu tố liên quan đến việc xác định số tiền thuế phải nộp;
c) Thủ tục, trình tự cụ thể:
c.1) Xác định hàng hoá thuộc đối tượng phải ấn định thuế theo hướng dẫn tại khoản 2 Điều này;
c.2) Xác định cách thức ấn định thuế theo quy định tại Điều 34 Nghị định số 83/2013/NĐ-CP và thực hiện tiếp như sau:
c.2.1) Trường hợp ấn định tổng số tiền thuế phải nộp:
c.2.1.1) Kiểm tra, xác định các căn cứ tính thuế (lượng hàng, trị giá, tỷ giá, xuất xứ, mã số, mức thuế) theo quy định của pháp luật về thuế và pháp luật khác có liên quan;
c.2.1.2) Tính tổng số tiền thuế phải nộp; số tiền thuế chênh lệch giữa số tiền thuế phải nộp với số tiền thuế do người khai thuế đã khai, đã tính và đã nộp (nếu đã nộp);
c.2.1.3) Ban hành quyết định ấn định thuế, ban hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính (nếu có).
c.2.2) Trường hợp ấn định từng yếu tố liên quan làm cơ sở xác định tổng số tiền thuế phải nộp:
c.2.2.1) Kiểm tra, xác định yếu tố liên quan đảm bảo chính xác, hợp pháp;
c.2.2.2) Xác định thời điểm tính thuế và/hoặc các căn cứ tính thuế (lượng hàng, trị giá, mức thuế…) trên cơ sở yếu tố liên quan được ấn định và quy định của pháp luật về thuế, pháp luật khác có liên quan. Trường hợp không xác định được thời điểm tính thuế và/hoặc các căn cứ tính thuế cho hàng hóa cùng loại chuyển đổi mục đích sử dụng thuộc nhiều tờ khai hải quan khác nhau, thì số tiền thuế ấn định là số tiền thuế trung bình tính theo quy định của các văn bản pháp luật có hiệu lực tại thời điểm đăng ký tờ khai hải quan;
c.2.2.3) Tính số tiền thuế phải nộp; số tiền thuế chênh lệch giữa số tiền thuế phải nộp với số tiền thuế do người khai thuế đã khai, đã tính và đã nộp (nếu đã nộp); xác định số tiền chậm nộp theo quy định tại Điều 133 Thông tư này;
c.2.2.4) Ban hành quyết định ấn định thuế, ban hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính (nếu có).
7. Trách nhiệm của cơ quan hải quan
a) Khi ấn định thuế cơ quan hải quan phải ban hành quyết định ấn định thuế theo mẫu số 09/QĐAĐT/TXNK phụ lục VI ban hành kèm Thông tư này, đồng thời gửi cho người nộp thuế biết trong thời hạn 08 giờ làm việc kể từ khi ký quyết định ấn định thuế;
b) Trường hợp số tiền thuế do cơ quan hải quan ấn định lớn hơn số tiền thuế thực tế phải nộp theo quy định, cơ quan hải quan phải hoàn trả lại số tiền nộp thừa;
c) Trường hợp cơ quan hải quan có cơ sở xác định quyết định ấn định không đúng thì ban hành quyết định huỷ quyết định ấn định theo mẫu số 10/HQĐAĐT/TXNK Phụ lục VI ban hành kèm Thông tư này.
8. Trách nhiệm của người nộp thuế
a) Người nộp thuế có trách nhiệm nộp đủ số tiền thuế thiếu, số tiền thuế trốn, số tiền thuế gian lận do cơ quan hải quan ấn định, theo đúng quy định tại Điều 107, 108 và 110 Luật Quản lý thuế được sửa đổi, bổ sung tại khoản 33, 34, 35 Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật quản lý thuế số 21/2012/QH13.
Người nộp thuế có hành vi vi phạm pháp luật về thuế thì bị xử phạt theo quy định. Thời hiệu xử phạt vi phạm pháp luật về thuế thực hiện theo quy định tại Điều 110 Luật quản lý thuế được sửa đổi, bổ sung tại khoản 35 Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật quản lý thuế số 21/2012/QH13 và quy định của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính và cưỡng chế thi hành quyết định hành chính trong lĩnh vực hải quan;
b) Trường hợp không đồng ý với quyết định ấn định thuế của cơ quan hải quan, người nộp thuế vẫn phải nộp số tiền thuế đó, đồng thời có quyền yêu cầu cơ quan hải quan giải thích, khiếu nại, hoặc khởi kiện về việc ấn định thuế theo quy định của pháp luật về khiếu nại, khởi kiện.
1. Tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu là nộp thừa trong các trường hợp:
a) Người nộp thuế có số tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt đã nộp lớn hơn số tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt phải nộp (bao gồm cả thuế giá trị gia tăng đã nộp đối với hàng hóa đã nhập khẩu nhưng tái xuất trả lại chủ hàng nước ngoài hoặc tái xuất sang nước thứ ba hoặc tái xuất vào khu phi thuế quan; hàng hóa đã xuất khẩu nhưng nhập khẩu trở lại Việt Nam; hàng hóa nhập khẩu để sản xuất hàng hóa xuất khẩu đã nộp thuế giá trị gia tăng theo quy định, sau đó đã thực tế xuất khẩu sản phẩm) đối với từng loại thuế trong thời hạn 10 năm kể từ ngày nộp tiền vào ngân sách nhà nước thì được bù trừ số tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt nộp thừa với số tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt còn nợ, kể cả việc bù trừ giữa các loại thuế với nhau; hoặc trừ vào số tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt phải nộp của lần nộp thuế tiếp theo; hoặc hoàn trả số tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt nộp thừa khi người nộp thuế không còn nợ tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt; trừ trường hợp không được miễn xử phạt do đã thực hiện quyết định xử phạt vi phạm pháp luật về thuế của cơ quan quản lý thuế hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định tại khoản 2 Điều 111 Luật Quản lý thuế;
b) Người nộp thuế có số tiền thuế được hoàn theo quy định của pháp luật về thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu, thuế giá trị gia tăng, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế bảo vệ môi trường, thuế tự vệ, thuế chống bán phá giá, thuế chống trợ cấp.
2. Hồ sơ, thủ tục xử lý đối với số tiền thuế được hoàn quy định tại điểm b khoản 1 Điều này thực hiện theo hướng dẫn tại mục 4 chương VI Thông tư này.
3. Việc xử lý đối với số tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt nộp thừa quy định tại điểm a khoản 1 Điều này được hướng dẫn như sau:
a) Hồ sơ bao gồm:
a.1) Công văn đề nghị xử lý tiền thuế nộp thừa, tiền chậm nộp, tiền phạt: 01 bản chính, trong đó nêu rõ:
Số tờ khai hải quan; số chứng từ nộp thuế, tiền chậm nộp; số tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt đã nộp; số tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt phải nộp; số tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt nộp thừa; lý do nộp thừa, hướng xử lý;
a.2) Các chứng từ, tài liệu chứng minh số tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt nộp thừa: 01 bản chụp (trừ trường hợp khi đăng ký tờ khai hải quan, người nộp thuế đã nộp chứng từ này trong hồ sơ hải quan);
a.3) Biên lai nộp phạt: nộp 01 bản chụp.
b) Cơ quan hải quan nơi người nộp thuế có số tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt nộp thừa có trách nhiệm tiếp nhận, kiểm tra hồ sơ do người nộp thuế nộp, đối chiếu với hồ sơ hải quan gốc lưu tại đơn vị, tính chính xác, đúng quy định của hồ sơ và xử lý như sau:
b.1) Trường hợp xác định thực tế số tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt đã nộp lớn hơn số tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt phải nộp; kê khai của người nộp thuế là chính xác thì ban hành quyết định hoàn tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt nộp thừa theo mẫu số 11/QĐHT/TXNK Phụ lục VI ban hành kèm Thông tư này;
b.2) Trường hợp xác định thực tế số tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt đã nộp lớn hơn số tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt phải nộp nhưng kê khai của người nộp thuế về số tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt nộp thừa chưa chính xác thì thông báo bằng văn bản cho người nộp thuế biết và ban hành quyết định hoàn tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt nộp thừa phù hợp với số tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt nộp thừa đúng theo quy định;
b.3) Trường hợp xác định thực tế không có số tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt đã nộp lớn hơn số tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt phải nộp; cơ quan hải quan thông báo bằng văn bản cho người nộp thuế biết, nêu rõ cơ sở xác định không có số tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt nộp thừa.
c) Thời hạn cơ quan hải quan xử lý hồ sơ nêu tại điểm b khoản này là 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đủ hồ sơ đề nghị trả lại tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt nộp thừa;
d) Trên cơ sở quyết định hoàn tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt nộp thừa; cơ quan hải quan nơi người nộp thuế có số tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt nộp thừa phải thanh khoản số tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt nộp thừa và cập nhật các thông tin số tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt nộp thừa trên Hệ thống của cơ quan hải quan.
4. Thẩm quyền quyết định hoàn tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt nộp thừa: Cơ quan hải quan nơi có phát sinh tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt nộp thừa quyết định hoàn tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt nộp thừa cho người nộp thuế theo quy định.
5. Số tiền thuế giá trị gia tăng nộp thừa được xử lý đồng thời với hoàn thuế nhập khẩu (nếu có) và thực hiện theo hướng dẫn tại Điều 132 Thông tư này.
1. Trường hợp áp dụng:
a) Hàng hóa quá cảnh đi qua lãnh thổ đất liền Việt Nam;
b) Hàng hóa chuyển cửa khẩu bao gồm:
b.1) Hàng hoá xuất khẩu đã đăng ký tờ khai hải quan tại Chi cục hải quan ngoài cửa khẩu được vận chuyển từ địa điểm làm thủ tục hải quan ngoài cửa khẩu đến cửa khẩu xuất; kho ngoại quan; địa điểm thu gom hàng lẻ; cảng xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa được thành lập trong nội địa;
b.2) Hàng hoá nhập khẩu đã đăng ký tờ khai hải quan tại Chi cục hải quan ngoài cửa khẩu được vận chuyển từ cửa khẩu nhập đến địa điểm làm thủ tục hải quan ngoài cửa khẩu, khu phi thuế quan;
b.3) Hàng hóa xuất khẩu vận chuyển từ cảng xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa được thành lập trong nội địa; kho ngoại quan; địa điểm thu gom hàng lẻ; kho hàng không kéo dài đến cửa khẩu xuất;
b.4) Hàng hóa nhập khẩu vận chuyển từ cửa khẩu nhập đến cảng đích ghi trên vận tải đơn hoặc kho hàng không kéo dài hoặc địa điểm thu gom hàng lẻ hoặc đến cửa khẩu khác;
b.5) Hàng hóa nhập khẩu vận chuyển từ cửa khẩu nhập đến kho ngoại quan;
b.6) Hàng hóa vận chuyển từ khu phi thuế quan đến cửa khẩu xuất, kho ngoại quan; địa điểm thu gom hàng lẻ; cảng xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa được thành lập trong nội địa; địa điểm làm thủ tục hải quan ngoài cửa khẩu hoặc đến các khu phi thuế quan khác;
b.7) Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu vận chuyển từ địa điểm làm thủ tục hải quan này đến địa điểm làm thủ tục hải quan khác.
2. Người khai hải quan chịu trách nhiệm bảo quản nguyên trạng hàng hóa, niêm phong hải quan, trừ trường hợp do đặc điểm hàng hóa không thể niêm phong theo quy định trong quá trình vận chuyển hàng hóa từ nơi hàng hóa khởi hành đến địa điểm đến; vận chuyển hàng hóa theo đúng tuyến đường, thời gian đã đăng ký với cơ quan hải quan.
Trường hợp bất khả kháng không thể đảm bảo nguyên trạng hàng hóa, niêm phong hải quan hoặc không vận chuyển hàng hóa theo đúng tuyến đường, lộ trình, thời gian thì sau khi áp dụng các biện pháp cần thiết để hạn chế và ngăn ngừa tổn thất xảy ra thì người khai hải quan phải thông báo ngay cho cơ quan hải quan nơi gần nhất để xử lý và thông báo cho cơ quan hải quan nơi hàng hóa được vận chuyển đến khi hàng hóa được vận chuyển đến điểm đích đã đăng ký; Trường hợp không thể thông báo ngay với cơ quan hải quan thì tùy theo địa bàn thích hợp thông báo với cơ quan công an, bộ đội biên phòng, cảnh sát biển để xác nhận.
1. Thủ tục hải quan đối với hàng hóa vận chuyển độc lập:
a) Thủ tục hải quan vận chuyển độc lập được áp dụng đối với hàng hóa quá cảnh đi qua lãnh thổ đất liền Việt Nam và hàng hóa quy định tại điểm b.3, b.4 khoản 1 Điều 50 Thông tư này và được thực hiện tại Chi cục Hải quan nơi hàng hóa được vận chuyển đi;
b) Hồ sơ hải quan:
b.1) Tờ khai vận chuyển độc lập theo các chỉ tiêu thông tin quy định tại mục 6 Phụ lục II ban hành kèm Thông tư này;
b.2) Vận tải đơn, trừ trường hợp hàng hóa vận chuyển qua biên giới đường bộ không có vận tải đơn: 01 bản chụp;
b.3) Giấy phép quá cảnh đối với trường hợp hàng quá cảnh phải có giấy phép: 01 bản chính.
Đối với chứng từ quy định tại điểm b.3 khoản này, nếu áp dụng cơ chế một cửa quốc gia, cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành gửi giấy phép quá cảnh dưới dạng điện tử thông qua Hệ thống thông tin tích hợp, người khai hải quan không phải nộp bản chính giấy phép khi làm thủ tục hải quan.
Trường hợp hàng hóa vận chuyển từ kho ngoại quan, địa điểm thu gom hàng lẻ, cảng xuất khẩu, nhập khẩu được thành lập ở nội địa đến cửa khẩu xuất để xuất đi nước ngoài thì không phải nộp các chứng từ quy định tại điểm b.2, b.3 khoản này.
c) Trình tự thực hiện:
c.1) Trách nhiệm của người khai hải quan
Khai thông tin tờ khai vận chuyển hàng hóa theo các chỉ tiêu thông tin tại mục 6 Phụ lục II ban hành kèm Thông tư này; tiếp nhận thông tin phản hồi từ Hệ thống và thực hiện:
c.1.1) Trường hợp tờ khai thuộc luồng 1 và được Hệ thống phê duyệt vận chuyển, người khai hải quan in Thông báo phê duyệt khai báo vận chuyển và xuất trình hàng hóa cho cơ quan hải quan nơi hàng hóa được vận chuyển đi để niêm phong, xác nhận hàng hóa vận chuyển đi;
c.1.2) Trường hợp tờ khai thuộc luồng 2, người khai hải quan xuất trình hồ sơ theo quy định tại điểm b khoản này cho cơ quan hải quan nơi hàng hóa được vận chuyển đi để kiểm tra; căn cứ vào thông báo của cơ quan hải quan, khai bổ sung số hiệu niêm phong hải quan, số chì hải quan và xuất trình hàng hóa để cơ quan hải quan niêm phong, xác nhận hàng hóa vận chuyển đi;
c.1.3) Xuất trình hàng hóa cho cơ quan hải quan nơi hàng hóa được vận chuyển đi để cơ quan hải quan kiểm tra thực tế theo yêu cầu của cơ quan hải quan trong trường hợp lô hàng có dấu hiệu vi phạm pháp luật;
c.1.4) Khai bổ sung tờ khai vận chuyển theo thông báo của cơ quan hải quan.
c.2) Trách nhiệm của tổ chức kinh doanh dịch vụ kho, bãi
Trường hợp tổ chức kinh doanh dịch vụ kho bãi có kết nối trao đổi dữ liệu hải quan điện tử với cơ quan hải quan thì tổ chức kinh doanh dịch vụ kho, bãi chịu trách nhiệm cập nhật vào Hệ thống thông tin khởi hành đối với hàng hóa xuất khẩu hoặc xác nhận hàng đến đối với hàng hóa nhập khẩu;
c.3) Trách nhiệm của Chi cục Hải quan nơi hàng hóa được vận chuyển đi:
c.3.1) Kiểm tra hồ sơ trong trường hợp Hệ thống yêu cầu kiểm tra hồ sơ và hướng dẫn người khai hải quan khai bổ sung thông tin về số hiệu niêm phong hải quan, số chì hải quan và các thông tin khác trên tờ khai vận chuyển hàng hóa (nếu có).
Trường hợp hàng hóa có dấu hiệu vi phạm pháp luật thì thực hiện kiểm tra thực tế hàng hóa theo quy định tại Điều 29 Thông tư này. Kết quả kiểm tra thực tế được ghi trên Phiếu ghi kết quả kiểm tra theo mẫu 06/PGKQKT/GSQL Phụ lục V ban hành kèm Thông tư này và được gửi cho Chi cục Hải quan nơi hàng hóa được vận chuyển đến để theo dõi và làm tiếp thủ tục theo quy định;
c.3.2) Phê duyệt tờ khai vận chuyển hàng hóa trên Hệ thống;
c.3.3) Căn cứ thông tin khai bổ sung của người khai hải quan về số hiệu niêm phong hải quan, số chì hải quan, cơ quan hải quan thực hiện niêm phong hàng hóa;
c.3.4) Cập nhật thông tin hàng hóa vận chuyển đi vào Hệ thống trong trường hợp tổ chức kinh doanh dịch vụ kho, bãi không kết nối trao đổi dữ liệu hải quan điện tử với cơ quan hải quan;
c.3.5) Theo dõi về thông tin lô hàng vận chuyển chịu sự giám sát hải quan;
c.3.6) Tổ chức truy tìm lô hàng trong trường hợp quá thời hạn vận chuyển nhưng chưa nhận được phản hồi của Chi cục Hải quan nơi hàng hóa được vận chuyển đến.
c.4) Trách nhiệm của Chi cục Hải quan nơi hàng hóa được vận chuyển đến:
c.4.1) Kiểm tra, đối chiếu tình trạng niêm phong hải quan (nếu có);
c.4.2) Cập nhật thông tin hàng đến vào Hệ thống trong trường hợp tổ chức kinh doanh dịch vụ kho bãi không kết nối trao đổi dữ liệu hải quan điện tử với cơ quan hải quan;
c.4.3) Trường hợp hàng hóa có dấu hiệu vi phạm pháp luật thì thực hiện kiểm tra thực tế hàng hóa theo quy định tại Điều 29 Thông tư này. Kết quả kiểm tra thực tế được ghi trên Phiếu ghi kết quả kiểm tra theo mẫu 06/PGKQKT/GSQL Phụ lục V ban hành kèm Thông tư này.
d) Khai bổ sung, hủy khai vận chuyển độc lập:
d.1) Việc khai bổ sung, hủy tờ khai vận chuyển hàng hóa được thực hiện trước thời điểm cập nhật thông tin hàng hóa vận chuyển đến đích vào Hệ thống;
d.2) Người khai hải quan được khai bổ sung và hủy các thông tin vận chuyển do người khai hải quan tự phát hiện hoặc theo thông báo hướng dẫn khai báo vận chuyển của cơ quan hải quan gửi đến qua Hệ thống;
d.3) Chi cục trưởng Chi cục Hải quan nơi hàng hóa được vận chuyển đi quyết định việc khai bổ sung, hủy tờ khai vận chuyển.
2. Thủ tục hải quan hàng hóa vận chuyển kết hợp:
a) Thủ tục hải quan vận chuyển kết hợp được áp dụng đối với hàng hóa quy định tại điểm b.1, b.2, b.5, b.6 khoản 1 Điều 50 Thông tư này;
b) Địa điểm, hồ sơ và thủ tục hải quan đối với hàng hóa vận chuyển kết hợp thực hiện đồng thời với việc làm thủ tục hải quan đối với lô hàng xuất khẩu, nhập khẩu theo loại hình tương ứng; các thông tin vận chuyển kết hợp được kê khai theo các chỉ tiêu quy định tại Phụ lục II ban hành kèm Thông tư này; Trường hợp Hệ thống không hỗ trợ khai báo thông tin vận chuyển kết hợp, người khai hải quan đề nghị hàng hóa được vận chuyển chịu sự giám sát hải quan tại tiêu chí “Phần ghi chú” trên tờ khai hàng hóa (ghi rõ thời gian, tuyến đường, địa điểm nơi hàng hóa được vận chuyển đi và địa điểm nơi hàng hóa được vận chuyển đến); Người khai hải quan có trách nhiệm xuất trình hàng hóa để cơ quan hải quan thực hiện việc niêm phong đối với các trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 52 Thông tư này để bàn giao cho Chi cục Hải quan nơi hàng hóa được vận chuyển đến để làm tiếp thủ tục;
c) Đối với hàng hóa xuất khẩu
c.1) Đối với hàng hóa xuất khẩu đã kiểm tra thực tế tại Chi cục Hải quan nơi đăng ký tờ khai, thuộc diện niêm phong hải quan
c.1.1) Trách nhiệm của Chi cục Hải quan nơi hàng hóa được vận chuyển đi:
c.1.1.1) Niêm phong hàng hóa; cập nhật thông tin bàn giao hàng hóa vận chuyển đi chịu sự giám sát trên Hệ thống.
Trường hợp nếu là hàng rời, hàng cồng kềnh, hàng siêu trường, siêu trọng không thể niêm phong được, công chức hải quan ghi rõ tên hàng, số lượng, chủng loại, ký mã hiệu, xuất xứ (nếu có) hoặc chụp ảnh nguyên trạng hàng hóa, cập nhật trên Hệ thống hoặc gửi kèm biên bản bàn giao;
c.1.1.2) Bàn giao hàng hóa cho người khai hải quan để vận chuyển ra cửa khẩu xuất;
c.1.1.3) Theo dõi về thông tin lô hàng vận chuyển chịu sự giám sát hải quan;
c.1.1.4) Quá thời hạn vận chuyển hàng hóa mà hàng hóa chưa đến cửa khẩu xuất, có trách nhiệm chủ trì tổ chức truy tìm hàng hóa.
c.1.2) Trách nhiệm của Chi cục Hải quan nơi hàng hoá vận chuyển đến:
c.1.2.1) Tiếp nhận hàng hóa do người khai hải quan xuất trình;
c.1.2.2) Kiểm tra tình trạng niêm phong hải quan và đối chiếu với thông tin hàng hóa vận chuyển đi trên Hệ thống;
c.1.2.3) Cập nhật thông tin hàng hóa vận chuyển đến trên Hệ thống;
c.1.2.4) Phối hợp với Chi cục Hải quan nơi hàng hóa vận chuyển đi thực hiện truy tìm hàng hóa trong trường hợp quá thời hạn vận chuyển mà chưa đến địa điểm đến.
c.2) Đối với hàng hóa xuất khẩu không thuộc diện phải niêm phong hải quan:
Người khai hải quan chịu trách nhiệm vận chuyển hàng hóa đến cửa khẩu xuất.
d) Đối với hàng hóa nhập khẩu:
d.1) Đối với hàng hóa nhập khẩu được đưa về kiểm tra tại địa điểm kiểm tra ngoài cửa khẩu, hàng hóa thuộc diện phải niêm phong hải quan:
d.1.1) Trách nhiệm của Chi cục Hải quan nơi đăng ký tờ khai :
d.1.1.1) Cập nhật thông tin trên hệ thống để đề nghị Chi cục Hải quan nơi lưu giữ hàng hóa niêm phong, bàn giao cho người khai hải quan vận chuyển về địa điểm kiểm tra;
d.1.1.2) Tiếp nhận hàng hóa do người khai hải quan vận chuyển đến, kiểm tra tình trạng niêm phong hàng hóa và đối chiếu với thông tin hàng hóa vận chuyển đi trên Hệ thống;
d.1.1.3) Cập nhật thông tin hàng đến trên Hệ thống;
d.1.1.4) Theo dõi thông tin hàng hóa vận chuyển, phối hợp với Chi cục Hải quan nơi lưu giữ hàng hóa để truy tìm trong trường hợp quá thời hạn vận chuyển nhưng hàng hóa chưa đến địa điểm kiểm tra.
d.1.2) Trách nhiệm của Chi cục Hải quan nơi lưu giữ hàng hóa
d.1.2.1) Căn cứ đề nghị của Chi cục Hải quan nơi đăng ký tờ khai, thực hiện niêm phong, cập nhật thông tin hàng hóa vận chuyển đi vào hệ thống; bàn giao hàng hóa cho người khai hải quan vận chuyển về địa điểm kiểm tra;
d.1.2.2) Theo dõi thông tin hàng hóa vận chuyển đi, chủ trì truy tìm trong trường hợp quá thời hạn vận chuyển nhưng hàng hóa chưa đến địa điểm kiểm tra.
d.2) Đối với hàng hóa nhập khẩu không thuộc diện phải niêm phong hải quan:
Người khai hải quan thực hiện thủ tục hải quan theo quy định và đưa hàng qua khu vực giám sát tại cửa khẩu sau khi được cơ quan hải quan cho phép.
e) Việc khai bổ sung, hủy khai vận chuyển kết hợp được thực hiện như đối với tờ khai hàng hóa xuất khẩu, tờ khai hàng hóa nhập khẩu quy định tại Thông tư này.
3. Đối với hàng hóa quy định tại khoản 1, điểm c.1, d.1 khoản 2 Điều này, trường hợp giữa Chi cục Hải quan nơi hàng hóa vận chuyển đi và Chi cục Hải quan nơi hàng hóa vận chuyển đến chưa thực hiện việc trao đổi thông tin hàng hóa vận chuyển qua hệ thống hoặc trường hợp Hệ thống gặp sự cố theo quy định tại khoản 2 Điều 25 Nghị định số 08/2015/NĐ-CP, không thể thực hiện được việc khai vận chuyển hàng hóa đang chịu sự giám sát hải quan qua Hệ thống thì Chi cục Hải quan nơi hàng hóa được vận chuyển đi sử dụng Biên bản bàn giao theo mẫu 10/BBBG/GSQL Phụ lục V ban hành kèm Thông tư này để bàn giao hàng hóa cho Chi cục Hải quan nơi hàng hóa được vận chuyển đến để làm tiếp thủ tục theo quy định. Sau khi nhận được Biên bản bàn giao và hàng hóa, Chi cục Hải quan nơi hàng hóa được vận chuyển đến xác nhận, hồi báo cho Chi cục Hải quan nơi hàng hóa được vận chuyển đi để biết và lưu kèm hồ sơ hải quan.
4. Tổng cục Hải quan hướng dẫn việc khai hàng hóa vận chuyển chịu sự giám sát hải quan đối với trường hợp quy định tại điểm b.7 khoản 1 Điều 50 Thông tư này.Bổ sung
1. Đối với hàng hoá xuất khẩu:
a) Trách nhiệm của người khai hải quan hoặc người vận chuyển:
a.1) Đối với hàng hóa xuất khẩu miễn kiểm tra thực tế đã thông quan, giải phóng hàng, hàng hóa đã được phê duyệt vận chuyển độc lập, sau khi tập kết hàng hóa trong khu vực giám sát hải quan, người khai hải quan hoặc người vận chuyển cung cấp thông tin số tờ khai, danh sách container theo mẫu số 29/DSCT/GSQL Phụ lục V (đối với hàng hóa vận chuyển bằng container) hoặc danh sách hàng hóa theo mẫu số 30/DSHH/GSQL Phụ lục V (đối với hàng hóa khác) hoặc Thông báo phê duyệt khai báo vận chuyển cho doanh nghiệp kinh doanh cảng, kho, bãi (đối với khu vực cảng biển, cảng hàng không, kho hàng không kéo dài) hoặc cơ quan hải quan tại cửa khẩu đường bộ, đường sông, đường thủy nội địa, ga đường sắt liên vận quốc tế;
Người khai hải quan thực hiện in danh sách container, danh sách hàng hóa trên Cổng thông tin điện tử hải quan (địa chỉ: http://www.customs.gov.vn) hoặc hệ thống khai của người khai hải quan. Trường hợp có sự thay đổi danh sách container, danh sách hàng hóa so với nội dung khai trên tờ khai hải quan khi hàng hóa đã vào khu vực giám sát, người khai hải quan in hoặc đề nghị công chức hải quan tại Chi cục Hải quan cửa khẩu in danh sách container, danh sách hàng hóa từ Hệ thống.
Trường hợp khai hải quan trên tờ khai hải quan giấy, người khai hải quan xuất trình tờ khai hải quan giấy được Chi cục Hải quan nơi đăng ký tờ khai xác nhận thông quan, giải phóng hàng.
a.2) Đối với hàng hóa xuất khẩu phải kiểm tra thực tế đã thông quan, giải phóng hàng tại Chi cục Hải quan ngoài cửa khẩu, người khai hải quan chịu trách nhiệm bảo quản nguyên trạng hàng hóa, niêm phong hải quan trong quá trình vận chuyển để xuất trình cho hải quan cửa khẩu xuất. Sau khi cơ quan hải quan kiểm tra xác nhận, người khai hải quan thực hiện công việc theo quy định tại điểm a.1 khoản này;
a.3) Đối với hàng hóa xuất khẩu do Chi cục Hải quan cửa khẩu thực hiện việc kiểm tra thực tế hàng hóa thì sau khi hàng hóa được thông quan, giải phóng hàng, người khai hải quan thực hiện theo điểm a.1 khoản này;
a.4) Trường hợp doanh nghiệp kinh doanh kho, bãi, cảng chưa có Hệ thống công nghệ thông tin đảm bảo tiêu chuẩn theo quy định để quản lý, giám sát hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu đưa vào lưu giữ, đưa ra khỏi khu vực cảng, kho, bãi thì người khai hải quan hoặc người vận chuyển cung cấp thông tin số tờ khai, danh sách container, danh sách hàng hóa cho cơ quan hải quan;
a.5) Trường hợp tờ khai hàng hóa xuất khẩu đã được thông quan, giải phóng hàng, hàng hóa đã đưa vào khu vực giám sát hải quan tại cửa khẩu xuất, nhưng người vận chuyển chỉ xếp được một phần lô hàng lên phương tiện vận tải xuất cảnh, phần còn lại sẽ được thực xuất lên phương tiện vận tải khác thì người vận chuyển có văn bản đề nghị gửi Chi cục Hải quan nơi lưu giữ hàng hóa để tiếp tục giám sát số hàng còn lại đến khi thực xuất hết.
b) Trách nhiệm doanh nghiệp kinh doanh cảng, kho, bãi tại khu vực cửa khẩu cảng biển, cảng hàng không quốc tế, kho hàng không kéo dài:
b.1) Trên cơ sở danh sách thông tin số tờ khai, danh sách container, danh sách hàng hóa do người khai hải quan hoặc người vận chuyển cung cấp, doanh nghiệp kinh doanh cảng, kho, bãi chịu trách nhiệm kiểm tra danh sách container, danh sách hàng hóa, đối chiếu với thông tin tờ khai hải quan trên Hệ thống để quyết định việc xếp hàng lên phương tiện vận tải đối với hàng hóa đã được thông quan;
b.2) Sau khi hàng hóa đưa vào khu vực kho, bãi, cảng để xếp lên phương tiện vận tải, doanh nghiệp kinh doanh cảng, kho, bãi xác nhận hàng qua khu vực giám sát hoặc cập nhật thông tin hàng đến trên Hệ thống của cơ quan hải quan;
b.3) Khi Hệ thống gặp sự cố, phải thông báo ngay cho cơ quan hải quan để phối hợp xử lý đảm bảo không gây ách tắc cho hoạt động xuất khẩu hàng hóa, xuất cảnh của phương tiện vận tải.
c) Trách nhiệm của cơ quan hải quan:
c.1) Thực hiện các quy định tại khoản 3 Điều 34 Nghị định số 08/2015/NĐ-CP;
c.2) Đối với hàng hóa xuất khẩu qua cửa khẩu đường bộ, đường sông, đường thủy nội địa, đường sắt liên vận quốc tế và trường hợp quy định tại điểm a.4 khoản này: Chi cục Hải quan cửa khẩu xuất có trách nhiệm kiểm tra thông tin do người khai hải quan hoặc người vận chuyển cung cấp nêu tại điểm a.1 khoản này và thông tin trên Hệ thống để giám sát hàng hóa xuất khẩu; xác nhận hàng qua khu vực giám sát hoặc cập nhật thông tin hàng đến trên Hệ thống.
Riêng đối với hàng hóa xuất khẩu qua cửa khẩu đường bộ, đường sông, đường thủy nội địa, đường sắt liên vận quốc tế việc xác nhận hàng qua khu vực giám sát hoặc cập nhật thông tin hàng đến trên Hệ thống được thực hiện sau khi hàng hóa đã được vận chuyển qua khu vực cửa khẩu xuất sang nước nhập khẩu;
Đối với trường hợp quy định tại điểm a.4 khoản này xuất khẩu qua cửa khẩu đường biển, đường hàng không, kho hàng không kéo dài, sau khi xác nhận hàng qua khu vực giám sát trên hệ thống, công chức hải quan xác nhận trên danh sách container hoặc danh sách hàng hóa và giao người khai hải quan chuyển cho doanh nghiệp kinh doanh kho, bãi, cảng xếp hàng lên phương tiện vận tải xuất khẩu. Trường hợp sử dụng tờ khai vận chuyển độc lập, trên cơ sở thông báo phê duyệt khai báo vận chuyển do người khai hải quan cung cấp, công chức hải quan xác nhận hàng qua khu vực giám sát trên hệ thống, ký tên, đóng dấu công chức trên trang đầu của thông báo phê duyệt khai báo vận chuyển và giao người khai hải quan chuyển cho doanh nghiệp kinh doanh kho, bãi, cảng xếp hàng lên phương tiện vận tải xuất khẩu;
c.3) Đối với trường hợp nêu tại điểm a.5 khoản này và hàng hóa được xuất khẩu qua cửa khẩu khác cửa khẩu lưu giữ hàng hóa thì các Chi cục Hải quan có liên quan có trách nhiệm phối hợp giám sát hàng hóa đến khi thực xuất khẩu theo quy định, không yêu cầu khai bổ sung;
c.4) Đối với hàng hóa là dầu thô xuất khẩu tại các địa điểm khai thác ngoài khơi hoặc tại các vùng chồng lấn và hàng hóa quy định tại khoản 1 Điều 93 Thông tư này, Chi cục Hải quan nơi đăng ký tờ khai thực hiện xác nhận hàng qua khu vực giám sát sau khi tờ khai hải quan hàng hóa xuất khẩu được thông quan (không thực hiện việc giám sát trực tiếp).
Riêng xăng dầu cung ứng cho tàu bay xuất cảnh, Chi cục Hải quan nơi tàu bay xuất cảnh thực hiện việc giám sát từng lần giao hàng.
2. Đối với hàng hoá nhập khẩu
a) Trách nhiệm của người khai hải quan:
a.1) Đối với hàng hóa nhập khẩu đã được thông quan hoặc giải phóng hàng hoặc đưa hàng về bảo quản hoặc đưa hàng về địa điểm kiểm tra hoặc hoặc hàng hóa đã được phê duyệt vận chuyển độc lập hoặc hàng hóa nhập khẩu được miễn thuế, không chịu thuế, có số tiền thuế phải nộp bằng không hoặc được ân hạn thuế 275 ngày do Chi cục Hải quan cửa khẩu kiểm tra thực tế (kiểm hóa hộ) theo đề nghị của Chi cục Hải quan nơi đăng ký tờ khai: Cung cấp thông tin số tờ khai hải quan, danh sách container theo mẫu số 29/DSCT/GSQL Phụ lục V (đối với hàng hóa vận chuyển bằng container) hoặc danh sách hàng hóa theo mẫu số 30/DSHH/GSQL Phụ lục V (đối với hàng hóa khác) hoặc Thông báo phê duyệt khai báo vận chuyển cho doanh nghiệp kinh doanh cảng, kho, bãi tại khu vực cửa khẩu, cảng biển, cảng hàng không quốc tế, kho hàng không kéo dài hoặc cho cơ quan hải quan tại khu vực cửa khẩu đường bộ, đường sông, đường thủy nội địa, ga đường sắt liên vận quốc tế.
Người khai hải quan thực hiện in danh sách container, danh sách hàng hóa trên Cổng thông tin điện tử hải quan (địa chỉ: http://www.customs.gov.vn) hoặc hệ thống khai của người khai hải quan. Trường hợp có sự thay đổi danh sách container, danh sách hàng hóa so với nội dung khai trên tờ khai hải quan khi người khai hải quan nhận hàng hóa tại cửa khẩu nhập, người khai hải quan in hoặc đề nghị công chức hải quan tại Chi cục Hải quan cửa khẩu in danh sách container, danh sách hàng hóa từ Hệ thống;
a.2) Đối với hàng hóa nhập khẩu đưa ra khỏi khu vực cảng, cửa khẩu thuộc diện phải niêm phong hải quan theo quy định tại khoản 3 Điều này:
a.2.1) Xuất trình hàng hóa cho cơ quan hải quan thực hiện niêm phong;
a.2.2) Bàn giao hàng hóa cho Chi cục Hải quan nơi hàng hóa được vận chuyển đến để làm tiếp thủ tục hải quan theo quy định;
a.2.3) Bảo quản nguyên trạng hàng hóa và niêm phong hải quan theo quy định hiện hành.
a.3) Trường hợp doanh nghiệp kinh doanh kho, bãi, cảng chưa có Hệ thống công nghệ thông tin đảm bảo tiêu chuẩn theo quy định để quản lý, giám sát hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu đưa vào lưu giữ, đưa ra khỏi khu vực cảng, kho, bãi thì người khai hải quan cung cấp thông tin số tờ khai, danh sách container, danh sách hàng hóa cho cơ quan hải quan.
b) Trách nhiệm doanh nghiệp kinh doanh cảng, kho, bãi:
b.1) Kiểm tra thông tin trạng thái tờ khai hải quan trên Hệ thống trên cơ sở thông tin do người khai hải quan cung cấp quy định tại điểm a.1 khoản này. Chỉ cho phép đưa hàng hóa ra khỏi khu vực giám sát khi:
b.1.1) Hàng hóa đã được cơ quan hải quan quyết định thông quan hoặc giải phóng hàng hoặc đưa về bảo quản hoặc đưa về địa điểm kiểm tra hàng hóa hoặc cơ quan hải quan cho phép đưa hàng qua khu vực giám sát đối với hàng hóa nhập khẩu được miễn thuế, không chịu thuế, có số tiền thuế phải nộp bằng không hoặc được ân hạn thuế 275 ngày do Chi cục Hải quan cửa khẩu kiểm tra thực tế (kiểm hóa hộ) theo đề nghị của Chi cục Hải quan nơi đăng ký tờ khai;
b.1.2) Số lượng container, số hiệu container hoặc lượng hàng rời, hàng lỏng đưa ra khỏi khu vực giám sát hải quan phù hợp với thông tin trên tờ khai hải quan.
b.2) Trường hợp hàng hóa không thuộc điểm b.1 khoản này thì thông báo ngay cho Chi cục Hải quan nơi quản lý cảng, kho, bãi hoặc Chi cục Hải quan nơi đăng ký tờ khai hải quan để xử lý;
b.3) Xác nhận hàng đã qua khu vực giám sát hải quan trên Hệ thống;
b.4) Phối hợp với cơ quan hải quan kiểm tra, giám sát hàng hóa tại cổng cảng và nơi hàng hóa đưa ra khỏi khu vực giám sát.
c) Trách nhiệm của cơ quan hải quan:
c.1) Thực hiện các quy định tại khoản 3 Điều 34 Nghị định số 08/2015/NĐ-CP;
c.2) Đối với hàng hóa nhập khẩu đưa ra khỏi khu vực giám sát tại cửa khẩu đường bộ, đường sông, đường thủy nội địa, đường sắt liên vận quốc tế và trường hợp quy định tại điểm a.3 khoản này: Chi cục Hải quan cửa khẩu có trách nhiệm kiểm tra thông tin do người khai hải quan hoặc người vận chuyển cung cấp nêu tại điểm a.1 khoản này và thông tin trên Hệ thống để giám sát hàng hóa nhập khẩu đưa ra khỏi khu vực giám sát hải quan; xác nhận hàng qua khu vực giám sát trên Hệ thống.
Đối với trường hợp quy định tại điểm a.3 khoản này, nhập khẩu qua cửa khẩu đường biển, đường hàng không, kho hàng không kéo dài, sau khi xác nhận hàng qua khu vực giám sát trên hệ thống, công chức hải quan xác nhận trên danh sách container hoặc danh sách hàng hóa và giao người khai hải quan chuyển cho doanh nghiệp kinh doanh kho, bãi, cảng để cho phép hàng hóa qua khu vực giám sát. Trường hợp sử dụng tờ khai vận chuyển độc lập, trên cơ sở thông báo phê duyệt khai báo vận chuyển do người khai hải quan cung cấp, công chức hải quan xác nhận hàng qua khu vực giám sát trên hệ thống, ký tên, đóng dấu công chức trên trang đầu của thông báo phê duyệt khai báo vận chuyển và giao người khai hải quan chuyển cho doanh nghiệp kinh doanh kho, bãi, cảng để cho phép hàng hóa qua khu vực giám sát;
c.3) Đối với các trường hợp phải niêm phong hải quan theo quy định tại khoản 3 Điều này:
c.3.1) Kiểm tra tình trạng bên ngoài của hàng hóa, đối chiếu số hiệu container, niêm phong của người vận chuyển với thông tin tờ khai hải quan trên Hệ thống để thực hiện niêm phong hải quan;
c.3.2) Lập biên bản bàn giao gửi Chi cục Hải quan nơi hàng hóa được vận chuyển đến để làm tiếp thủ tục hải quan theo quy định;
c.3.3) Trường hợp nếu là hàng rời, hàng cồng kềnh, hàng siêu trường, siêu trọng không thể niêm phong được, công chức hải quan ghi rõ tên hàng, số lượng, chủng loại, ký mã hiệu, xuất xứ (nếu có) trên biên bản bàn giao hoặc chụp ảnh nguyên trạng hàng hóa gửi kèm biên bản bàn giao.
d) Trường hợp hàng hóa đưa ra khu vực giám sát hải quan không đăng ký tờ khai hải quan:
d.1) Hàng hóa có quyết định sai áp của cơ quan có thẩm quyền (cơ quan Công an, Tòa án …), hàng hóa phục vụ yêu cầu khẩn cấp, hàng hóa an ninh, quốc phòng: Chi cục Hải quan cửa khẩu căn cứ chứng từ có liên quan do cơ quan có thẩm quyền ban hành để giám sát hàng hóa đưa ra khu vực giám sát hải quan;
d.2) Hàng hóa trung chuyển: công chức hải quan giám sát căn cứ Thông báo hàng hóa trung chuyển theo mẫu số 21/BKTrC/GSQL Phụ lục V ban hành kèm Thông tư này để giám sát hàng hóa đưa ra khu vực giám sát hải quan;
d.3) Hàng hóa nhập khẩu đã đưa vào khu vực giám sát hải quan phải tái xuất như hàng gửi nhầm lẫn, hàng thất lạc, hàng nhập khẩu nhưng chủ hàng có văn bản không nhận hàng, đề nghị được tái xuất:
d.3.1) Trách nhiệm của người vận tải hoặc chủ hàng: Có văn bản gửi Chi cục Hải quan cửa khẩu nơi lưu giữ hàng hóa, nêu lý do nhầm lẫn, thất lạc hoặc lý do không nhận hàng, đề nghị được tái xuất. Trong văn bản nêu rõ số vận tải đơn, dự kiến thời gian xuất, cửa khẩu xuất, phương tiện vận tải xuất…
d.3.2) Trách nhiệm của Chi cục Hải quan cửa khẩu nơi lưu giữ hàng hóa:
Trên cơ sở văn bản đề nghị của người vận tải/chủ hàng, Chi cục Hải quan cửa khẩu thực hiện:
d.3.2.1) Tiếp nhận hồ sơ lô hàng;
d.3.2.2) Trường hợp có dấu hiệu vi phạm pháp luật hải quan thì kiểm tra thực tế toàn bộ lô hàng.
Nếu kết quả kiểm tra thực tế hàng hóa phù hợp với nội dung trên vận tải đơn và không có thông tin khác thì xem xét chấp thuận đề nghị tái xuất lô hàng. Nếu kết quả kiểm tra không đúng với nội dung trên vận tải đơn, hoặc có thông tin khẳng định lô hàng có vi phạm thì xử lý theo quy định.
3. Niêm phong hải quan:
a) Các trường hợp phải niêm phong:
a.1) Hàng hóa quá cảnh qua lãnh thổ Việt Nam, trừ trường hợp quy định tại điểm b.1 khoản này;
a.2) Hàng hoá xuất khẩu phải kiểm tra thực tế được vận chuyển từ địa điểm làm thủ tục hải quan ngoài cửa khẩu, địa điểm kiểm tra hàng hóa ở nội địa hoặc kho hàng không kéo dài đến cửa khẩu xuất, kho ngoại quan, kho CFS, cảng xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa được thành lập trong nội địa;
a.3) Hàng hoá nhập khẩu được vận chuyển từ cửa khẩu nhập đến địa điểm làm thủ tục hải quan ngoài cửa khẩu, địa điểm kiểm tra hàng hóa ở nội địa để kiểm tra thực tế hàng hóa;
a.4) Hàng hóa từ nước ngoài nhập khẩu vào Việt Nam đến cửa khẩu nhập, nhưng được người vận tải tiếp tục vận chuyển đến cảng đích ghi trên vận tải đơn hoặc kho hàng không kéo dài, trừ trường hợp quy định tại điểm b.2 khoản này;
a.5) Hàng hóa từ nước ngoài được vận chuyển từ cửa khẩu nhập về kho ngoại quan, khu phi thuế quan trong khu kinh tế cửa khẩu, kho CFS, cửa hàng miễn thuế và ngược lại;
a.6) Hàng hóa kinh doanh tạm nhập tái xuất: thực hiện theo quy định tại điểm d khoản 1 Điều 83 Thông tư này.
Đối với các trường hợp phải niêm phong hải quan, người khai hải quan có trách nhiệm xuất trình hàng hóa cho cơ quan hải quan nơi quản lý địa điểm lưu giữ hàng hóa để thực hiện việc niêm phong trước khi đưa hàng qua khu vực giám sát.
b) Các trường hợp không phải niêm phong:
b.1) Hàng hóa quá cảnh qua lãnh thổ Việt Nam nhưng không thay đổi phương tiện vận chuyển đường biển, đường hàng không, đường sông từ cửa khẩu nhập đầu tiên đến cửa khẩu xuất;
b.2) Hàng hóa từ nước ngoài nhập khẩu vào Việt Nam đến cửa khẩu nhập tại cảng biển, cảng sông, cảng hàng không, nhưng được người vận tải tiếp tục vận chuyển đến cảng đích ghi trên vận tải đơn nhưng được chuyển sang phương tiện vận tải khác cùng loại hình vận chuyển để vận chuyển đến cảng đích hoặc không thay đổi phương tiện vận chuyển từ cửa khẩu nhập đến cảng đích;
b.3) Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu khai vận chuyển kết hợp và được miễn kiểm tra thực tế hàng hóa khi làm thủ tục hải quan xuất khẩu, nhập khẩu;
b.4) Hàng hóa là hàng rời, hàng hóa siêu trường, siêu trọng, hàng cồng kềnh không thể niêm phong hải quan.
4. Tạm dừng đưa hàng qua khu vực giám sát
a) Trong quá trình thực hiện hoạt động giám sát hải quan, tuần tra tại địa bàn hoạt động hải quan, nếu phát hiện hàng hóa có dấu hiệu vi phạm pháp luật hải quan thì Chi cục trưởng Chi cục Hải quan nơi đăng ký tờ khai hoặc nơi lưu giữ hàng hóa ban hành Quyết định tạm dừng đưa hàng hóa qua khu vực giám sát hải quan theo mẫu số 11/QĐTDGS/GSQL Phụ lục V ban hành kèm Thông tư này, đồng thời bố trí lượng lực kiểm tra, giám sát, kiểm soát nếu hàng hóa thuộc địa bàn do đơn vị quản lý và thông báo cho các đơn vị liên quan để phối hợp thực hiện;
b) Thực hiện kiểm tra trên cơ sở các thông tin thu thập được ghi trên Quyết định tạm dừng đưa hàng hóa qua khu vực giám sát hải quan dưới sự chứng kiến của các đơn vị liên quan;
c) Kết thúc quá trình kiểm tra phải lập biên bản ghi nhận, nếu phát hiện có hành vi vi phạm pháp luật hải quan thì xử lý theo quy định của pháp luật. Kết quả xử lý phải được thông báo cho các đơn vị liên quan.
5. Giám sát hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu thay đổi cảng xếp hàng, cửa khẩu xuất, phương tiện vận chuyển:
a) Trường hợp hàng hóa đã vào khu vực giám sát:
Trên cơ sở thông báo của người khai hải quan, Chi cục Hải quan nơi lưu giữ hàng hóa lập biên bản bàn giao để chuyển đến Chi cục Hải quan cửa khẩu xuất để giám sát hàng hóa xuất khẩu;
b) Trường hợp hàng hóa chưa vào khu vực giám sát:
Chi cục Hải quan cửa khẩu xuất thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều này;
c) Việc khai bổ sung hồ sơ hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu thay đổi cảng xếp hàng, cửa khẩu xuất, phương tiện vận chuyển thực hiện theo quy định tại khoản 3 Điều 20 Thông tư này.
6. Trường hợp hàng hóa đã đưa vào khu vực giám sát hải quan, nhưng người khai hải quan đề nghị hủy tờ khai theo quy định tại Điều 22 Thông tư này để đưa trở lại nội địa:
Trên cơ sở công văn đề nghị đưa hàng hóa ra khỏi khu vực giám sát hải quan của người khai hải quan và thông tin hủy tờ khai hàng hóa xuất khẩu trên Hệ thống hoặc văn bản xác nhận việc hủy tờ khai hải quan để đưa trở lại nội địa của Chi cục Hải quan nơi đăng ký tờ khai đối với trường hợp khai hải quan trên tờ khai hải quan giấy, Chi cục Hải quan nơi lưu giữ hàng hóa chờ xuất khẩu giám sát hàng hóa đưa ra khỏi địa điểm lưu giữ.
7. Trường hợp hàng hóa đã đưa vào khu vực giám sát hải quan, nhưng người khai hải quan đề nghị đưa trở lại nội địa để sửa chữa, tái chế hoặc dừng việc xuất khẩu và không hủy tờ khai hải quan:
a) Trách nhiệm của người khai hải quan:
a.1) Có văn bản gửi Chi cục Hải quan nơi đăng ký tờ khai hải quan (trong đó nêu rõ số tờ khai, số hiệu container, địa điểm lưu giữ hàng hóa, tờ khai đã được làm thủ tục hoàn thuế, không thu thuế hay chưa và lý do đề nghị đưa trở lại nội địa, thời gian dự kiến xuất khẩu);
a.2) Nộp lại số tiền thuế đã hoàn cho cơ quan hải quan hoặc cơ quan thuế nội địa trong trường hợp đã thực hiện việc hoàn thuế đối với hàng hóa xuất khẩu có nguồn gốc nhập khẩu hoặc hàng hóa xuất khẩu sản xuất từ trong nước.
b) Trách nhiệm của Chi cục Hải quan nơi đăng ký tờ khai:
b.1) Thông báo cho Chi cục Hải quan nơi lưu giữ hàng hóa về việc đưa hàng về nội địa để tái chế, sửa chữa hoặc dừng xuất khẩu. Trường hợp đưa trở lại nội địa để sửa chữa, tái chế, thời hạn sửa chữa, tái chế không quá 30 ngày kể từ ngày đưa hàng ra khỏi khu vực giám sát hải quan;
b.2) Tiếp nhận hàng hóa, mở niêm phong để người khai hải quan thực hiện việc sửa chữa, tái chế và cập nhật thông tin vào hệ thống.
Sau khi kết thúc việc sửa chữa, tái chế theo thông báo của người khai hải quan, Chi cục Hải quan nơi đăng ký tờ khai để kiểm tra thực tế, niêm phong hải quan, cập nhật thông tin hàng đi trên hệ thống và bàn giao cho người khai hải quan vận chuyển đến cửa khẩu xuất để thực xuất khẩu;
b.3) Trường hợp dừng xuất khẩu: Thực hiện việc hủy tờ khai theo quy định tại Điều 22 Thông tư này;
b.3) Thông báo và đề nghị Chi cục Hải quan nơi lưu giữ hàng hóa giám sát hàng hóa đưa ra khu vực giám sát.
c) Chi cục Hải quan nơi lưu giữ hàng hóa giám sát hàng hóa đưa ra khỏi khu vực giám sát, niêm phong và bàn giao hàng hóa cho Chi cục Hải quan nơi đăng ký tờ khai hải quan;
d) Trường hợp giữa Chi cục Hải quan nơi đăng ký tờ khai hải quan và Chi cục Hải quan nơi lưu giữ hàng hóa chưa thực hiện việc trao đổi thông tin hàng hóa qua hệ thống thì sử dụng Biên bản bàn giao theo mẫu 10/BBBG/GSQL Phụ lục V ban hành kèm Thông tư này để bàn giao hàng hóa. Sau khi nhận được Biên bản bàn giao và hàng hóa, Chi cục Hải quan xác nhận, hồi báo và lưu kèm hồ sơ hải quan.
8. Trường hợp hàng hóa đưa ra khu vực giám sát hải quan, cơ quan hải quan kiểm tra phát hiện số hiệu container không phù hợp với nội dung khai hải quan thì yêu cầu người khai hải quan xuất trình chứng từ giao hàng do người vận chuyển cung cấp kiểm tra đối chiếu các thông tin về tên người nhận hàng, số vận tải đơn, tên phương tiện vận chuyển, số hiệu container, số lượng kiện hàng trên chứng từ giao hàng với nội dung khai hải quan trên Hệ thống, nếu phù hợp thì công chức hải quan cập nhật lại số hiệu container vào Hệ thống và cho hàng hóa được vận chuyển qua khu vực giám sát; nếu thông tin không phù hợp hoặc lô hàng dấu hiệu vi phạm pháp luật thì báo cáo Chi cục trưởng Chi cục Hải quan nơi lưu giữ hàng hóa để phối hợp với Chi cục Hải quan nơi đăng ký tờ khai hải quan kiểm tra, xử lý theo quy định.Bổ sung
1. Đối với hàng hóa xuất khẩu qua cửa khẩu đường biển, đường hàng không, đường sắt, đường thủy nội địa, cảng chuyển tải, khu chuyển tải; hàng hóa cung ứng cho tàu biển, tàu bay xuất cảnh; hàng hóa xuất khẩu được vận chuyển cùng với người xuất cảnh qua cửa khẩu hàng không; hàng hóa xuất khẩu đưa vào kho ngoại quan; hàng hóa xuất khẩu đưa vào kho CFS là tờ khai hàng hóa xuất khẩu đã được thông quan và được xác nhận hàng đã qua khu vực giám sát trên Hệ thống.
2. Đối với hàng hóa xuất khẩu qua cửa khẩu đường bộ, đường sông là tờ khai hàng hóa xuất khẩu đã được thông quan và được công chức hải quan xác nhận hàng hóa đã qua khu vực giám sát trên Hệ thống khi hàng hóa vận chuyển qua biên giới sang nước nhập khẩu.
3. Đối với hàng hóa xuất khẩu tại chỗ, hàng hóa từ nội địa bán vào khu phi thuế quan trong khu kinh tế cửa khẩu hoặc khu chế xuất, doanh nghiệp chế xuất là tờ khai hàng hóa xuất khẩu, tờ khai hàng hóa nhập khẩu đã được thông quan.
4. Trường hợp khai trên tờ khai hải quan giấy:
a) Đối với hàng hóa quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều này là tờ khai hàng hóa xuất khẩu đã được thông quan và có xác nhận hàng đã qua khu vực giám sát (ghi ngày tháng năm, ký tên, đóng dấu công chức) của công chức hải quan cửa khẩu xuất. Riêng hàng hóa xuất khẩu qua cửa khẩu đường bộ, đường sông là tờ khai hàng hóa xuất khẩu đã được thông quan và được xác nhận hàng hóa đã thực xuất khẩu;
b) Đối với hàng hóa quy định tại khoản 3 Điều này là tờ khai hàng hóa xuất khẩu đã được thông quan.
Chapter II
CUSTOMS PROCEDURES, CUSTOMS SUPERVISION AND INSPECTION, EXPORT DUTY, IMPORT DUTY, AND TAX ADMINISTRATION APPLIED TO EXPORTS AND IMPORTS
Section 1. Risk management in customs supervision and inspection
Article 8. Assessment of conformity with law of exporters and importers
1. Customs authorities shall assess and classify enterprises engaged in export, import, and transit of goods by their conformity with regulations of law on customs and taxation. Accordingly, enterprises shall be classified as:
a) Prioritized enterprises;
b) Conformable enterprises;
c) Unconformable enterprises;
2. Criteria for assessing conformity with law of enterprises are based on the e-customs system of information criteria prescribed in Clause 1 Article 14 of the Government's Decree No. 08/2015/ND-CP dated January 21, 2015.
3. Customs authorities shall provide information about assessment of conformity with law prescribed in Clause 2 hereof; provide support and instructions for enterprises to improve their conformity with law.
Article 9. Application of various modes of goods inspection during while goods are being handled, transported, stored at warehouses, depots, ports, or checkpoint areas
1. The physical inspection of exports or imports while they are being handled, transported, stored at warehouses, depots, ports, or checkpoint areas are decided according to the following risk management criteria:
a) The goods owner, carrier, consignee, and relevant entities;
b) Characteristics of goods; transport route, means of transport, and relevant factors of exports or imports;
c) Not more than 01% of exports or imports that are gathered, loaded, unloaded at the checkpoint area are selected.
2. Pursuant to Clause 1 of this Article, the Director of the General Department of Customs shall decide inspection of goods using container scanners or other devices via the e-customs system. Directors of Sub-departments of Customs in charge of the warehouse, depot, port, or checkpoint shall carry out the inspections.
Article 10. Application of various modes of customs inspection customs procedures for exports or imports
1. General principles:
a) The determination of goods that need physical inspection depends on risk management via classification of the e-customs system: the Director of Sub-department of Customs shall decide the inspection according to the classification notification of the e-customs system and carry out random inspections to assess the conformity of declarants in accordance with regulations and instructions of the Director of the General Department of Customs, according to which physical inspection of goods prescribed in Article 29 of this Circular is carried out.
b) Inspection of goods under line management shall be carried out in accordance with corresponding regulations of laws; the whole shipment shall undergo physical inspection if violations against regulations of law on customs are suspected.
2. A separate Circular of the Ministry of Finance shall apply to customs inspection on exported, imported, transited goods of prioritized enterprises.
3. Customs inspection of exported, imported, and transited goods of conformable enterprises shall be carried out as follows:
a) Documents shall be inspected directly in the following cases:
a.1) Violations against regulations of law on customs are suspected;
a.2) Not more than 5% of goods on the customs declaration is selected on the basis of risk analysis and assessment;
a.3) Direct document inspection must be carried out as prescribed by corresponding regulations of law.
b) Physical inspection of goods shall be carried out in the following cases:
b.1) Violations against regulations of law on customs are suspected;
b.2) Not more than 1% of goods on the customs declaration is selected on the basis of risk analysis and assessment;
b.3) Physical inspection of goods must be carried out as prescribed by corresponding regulations of law.
c) Customs authority shall assess conformity of conformable enterprises as prescribed in Clause 2 Article 11 of this Circular.
4. Customs inspection of exported, imported, and transited goods of unconformable enterprises shall be carried out as follows:
a) Documents shall be inspected directly in the following cases:
a.1) Violations against regulations of law on customs are suspected;
a.2) Direct document inspection must be carried out as prescribed by corresponding regulations of law;
a.3) Not more than 50% of documents of the total quantity on the customs declaration is selected on the basis of risk analysis and assessment.
b) Physical inspection of goods shall be carried out in the following cases:
b.1) The cases mentioned in Point b.1 and Point b.3 Clause 3 of this Article;
b.2) Not more than 20% of total amount of goods on the customs declaration is selected on the basis of risk analysis and assessment.
Article 11. Application of risk management to post-clearance inspection
1. Post-clearance inspection based on risk management prescribed in Clause 1 and Clause 2 Article 78 of the Law on Customs is carried out according to the following criteria:
a) The declarant is suspected of committing violations against regulations of law on customs or taxation during exportation or importation;
b) There are signs that the declarant is at risk of conformity with regulations of law on customs or taxation during exportation or importation;
c) The declarant exports or imports goods on the list of risk goods without undergoing inspection while following customs procedures.
2. Not more than 5% of conformable enterprises shall undergo inspection of conformity with law as prescribed in Clause 3 Article 78 of the Law on Customs according to the following criteria:
a) Level of conformity, scale, business lines, type of business, and operating duration of the exporter or importer;
b) Frequency and time of inspections while during the process of customs procedures, post-clearance inspection, customs inspection of exporters and importers;
c) Policies on goods management and taxation applied to exports or imports;
d) Characteristics, origins of exports or imports;
d) Other factors related to export and import activities.
Article 12. Application of risk management to customs supervision of exported, imported, and transited goods
1. Customs supervision methods shall be selected according to the following criteria:
a) Policies on goods management and taxation applied to exported, imported, and transited goods;
b) Business lines, type of business, operating duration, routes, locality, means of transport and storage of exported, imported, and transited goods;
c) Characteristics, origins, frequency, and level of violations related to exported, imported, and transit goods;
d) Other regulations on management of exported, imported, and transit goods.
2. The pivotal subject of customs supervision shall be selected according to the criteria mentioned in Clause 1 of this Article and level of conformity of the goods owner, carrier, and relevant entities.
Article 13. Application of risk management to luggage of individuals upon their entry, exit, and transit
The subject of inspection is selected according to the following criteria:
1. Frequency and seriousness of violations committed by the individual.
2. The background, history of entry, exit, transit, locations, time, routes, means of transport, tickets, ID papers, and other factors related to the entry, export, or transit.
3. Gestures, actions, words, attitude, and psychological manifestation of the individual during the process of entry, exit, or transit.
4. Characteristics of packaging, weight, value, location, time, route, means of transport, and other factors related to the transport of the individual’s luggage upon his/her entry, exit, or transit.
Article 14. Risk management applied to enterprises that are dissolved, bankrupt, shut down, suspended, missing, or whose Certificates of Business registration are revoked
1. The customs authority shall not refuse registration of customs declarations of exported, imported, and transit goods of enterprises that have been dissolved, bankrupt, shut down, suspended, missing, or whose Certificates of Business registration is revoked as confirmed by the tax authority, unless otherwise prescribed by law.
If a enterprise has been suspended or missing as confirmed by the tax authority, it is required to have the tax authority’s confirmation that the enterprise has registered for resumption of operation and fully complied with regulations of law on taxation and accounting in order to have the registration of customs declarations accepted.
2. The General Department of Customs shall cooperate with General Department of Taxation in collecting information, making and managing lists of enterprises that are dissolved, bankrupt, shut down, suspended, missing, or whose Certificates of Business registration are revoked to serve risk management prescribed in this Article.
Article 15. Responsibilities of the Director of the General Department of Customs for application of risk management
The Director of the General Department of Customs is responsible for promulgating and organizing the uniform implementation of:
1. Indexes according to the criteria prescribed in Clause 2 Article 8, Article 9, Article 10, Article 11, Clause 1 Article 12, Article 13, and Article 14 of this Circular, and other regulations of the Ministry of Finance to satisfy requirements of customs management and tax administration.
2. Risk management measures and services in customs operation.
3. Procedures and guidelines for application of risk management to customs services.
Section 2. Customs declaration
Article 16. Customs dossier
1. A customs dossier of exports consists of:
a) A declaration of exports that contains the information mentioned in Appendix II enclosed herewith.
In case of physical customs declaration prescribed in Clause 2 Article 25 of Decree No. 08/2015/ND-CP, the declarant shall make and submit 02 original copies of the declaration of exports using form No. HQ/2015/XK in Appendix IV enclosed herewith;
b) Export license (if required): 01 original copy in case of single shipment, or 01 photocopy enclosed with a monitoring sheet in case of partial shipments;
c) A notice of exemption from inspection or inspection result issued by a specialized agency as prescribed by law: 01 original copy.
If the single-window system is applied to the documents mentioned in Point b and Point c of this Clause, the regulatory body shall send the electronic export license, the notice of inspection result or exemption from inspection by a specialized agency to the National Single-window Information Portal. The declarant is not required to submit such documents when following customs procedures.
2. A customs dossier of imports consists of:
a) A declaration of imports that contains the information mentioned in to Appendix II enclosed herewith.
In case of physical customs declaration prescribed in Clause 2 Article 25 of Decree No. 08/2015/ND-CP, the declarant shall make and submit 02 original copies of the declaration of imports using form No. HQ/2015/NK in Appendix IV enclosed herewith;
b) Commercial invoices (if the buyer has to pay the seller): 01 photocopy.
If the goods owner buys goods from a seller in Vietnam and is instructed by the seller to receive goods overseas, the customs authority shall accept the invoice issued by the seller in Vietnam to the goods owner.
The declarant is not required to submit the commercial invoice in the following cases:
b.1) The declarant is a prioritized enterprise;
b.2) Goods are imported to execute a processing contract with a foreign trader. In this case, the declarant shall declare the provisional price in box “Trị giá hải quan” ("customs value”) on the customs declaration;
b.3) Goods are imported without invoices and the buyer is not required to pay the seller. In this case, the declarant shall declare the customs value as instructed by the Ministry of Finance.
c) The bill of lading or equivalent transport documents if goods are transported by sea, air, railroad, or multi-modal transport as prescribed by law (unless goods are imported through a land checkpoint, goods traded between a free trade zone and the domestic market, imports carried in the luggage upon entry): 01 photocopy;
With regard to imports serving petroleum exploration and extraction transported on service ships (not commercial ships), the cargo manifest shall be submitted instead of the bill of lading;
d) Import license (if required); import license under tariff-rate quota: 01 original copy in case of single shipment, or 01 photocopy enclosed with the monitoring sheet in case of partial shipments;
dd) A notice of exemption from inspection or inspection result issued by a specialized agency as prescribed by law: 01 original copy.
If the single-window system is applied to the documents mentioned in Point d and Point dd of this Clause, the regulatory body shall send the electronic import license, the notice of inspection result or exemption from inspection by a specialized agency to the National Single-window Information Portal. The declarant is not required to submit such documents when following customs procedures.
e) Value declaration: the declarant shall make the value declaration using the set form and send it electronically to the e-customs system or submit 02 original copies to the customs authority (in case of physical customs declaration). The cases in which the value declaration is required and the value declaration form are provided in the Circular of the Ministry of Finance on customs valuation of exports and imports;
g) Documents certifying origins of goods (Certificate of Origin or Self-certification of origin): 01 original copy or electronic copy in the following cases:
g.1) Goods originate in a country or group of countries that enter agreements in application of preferential tariff with Vietnam under Vietnam’s law and international agreements to which Vietnam is a signatory, if the importer wishes to apply such preferential treatment;
g.2) Goods that threaten social safety, public health, or environmental safety and need controlling as announced by Vietnam or international organizations;
g.3) Goods are imported from the countries that are apply anti-dumping duties, countervailing duty, anti-discrimination tax, safeguard duty, and taxes applied within tariff-rate quota;
g.4) Imports must comply with regulations on import management of Vietnam’s law or the International Agreements to which Vietnam is a signatory.
In case an agreement on application of preferential tariff with Vietnam or an international agreement to which Vietnam is a signatory require the submission of the electronic C/O or documents certifying goods origins of the manufacturer/exporter/importer, the customs authority shall accept such documents.
3. Customs dossiers of duty-free exports or imports:
a) If goods are exempted from export duty, apart from the documents mentioned in Clause 1 of this Article, the declarant shall submit 01 photocopy and present the original of the list of duty-free goods together with the monitoring sheet registered with the customs authority (if registration is required as prescribed in Clause 1 Article 104 of this Circular).
If the list of duty-free goods must be registered on the e-customs system, the declarant is not required to submit the list and the monitoring sheet. However, the information mentioned in Appendix II of this Circular must be fully declared;
b) If goods are exempted from import duty as prescribed in Article 103 of this Circular, the declarant shall submit or present the following documents apart from the documents mentioned in Clause 2 of this Article:
b.1) The list of duty-free goods enclosed with the monitoring sheet registered with the customs authority (if registration is required as prescribed in Clause 104 Article 01 of this Circular): submit 01 photocopy and present the original for comparison.
If the list of duty-free imports is registered on the e-customs system, the declarant is not required to submit the list and the monitoring sheet. However, the information mentioned in Appendix II of this Circular must be fully declared;
b.2) Documents about transfer of goods eligible for tax exemption in case the goods of an entity eligible for tax exemption are transferred to another entity who is also eligible for tax exemption: submit 01 photocopy.
4. Customs dossiers of exports/imports that are non-dutiable:
If exports/imports are non-dutiable, the declarant shall submit or present the following documents apart from the documents mentioned in Clause 1 and Clause 2 of this Article:
a) A declaration of grant aid of a finance authority as prescribed by the Ministry of Finance (if grant aid is goods that are not subject to import duty, excise tax, and VAT): submit 01 original copy.
If the investor or main contractor of an ODA project with a grant element exports, imports goods that are not subject to export duty, import duty, VAT, excise tax as prescribed by regulations of law on taxation, it is required to have the goods supply contract which specifies the successful bids or prices for goods supply exclusive of import duty, VAT, and excise tax (if the successful bidder is an importer); or the import entrustment contract which specifies the prices for goods supply exclusive of import duty, VAT, excise tax (in case of import entrustment): submit 01 photocopy;
b) The sale contract or goods supply contract which specifies the successful bids or prices for goods supply exclusive of import duty, excise tax, VAT on goods that are not subject to import duty, excise tax, and VAT (if any): submit 01 photocopy and present the original upon the first import at the Sub-department of Customs where import procedures are followed for the purpose of comparison;
c) The contract to sell goods to export-processing enterprises (EPEs) according to the bidding result or the goods supply contract which specifies the successful bids or prices for goods supply exclusive of import duty, excise tax, VAT on goods that are not subject to import duty, excise tax, and VAT (if any) imported by contractors to serve the construction of workshops and office buildings of the EPEs;
d) With regard to goods not subject to VAT being machinery, equipment, supplies that cannot be domestically manufactured and need to be imported to serve scientific research, technological development; machinery, equipment, spare parts, specialized means of transport, and supplies that cannot be manufactured in Vietnam and need to be imported to serve petroleum exploration and development; airplanes, oil rigs, vessels that cannot be domestically manufactured and need to be imported as fixed assets of enterprises or leased from foreign parties to used for manufacturing, trading, or for lease, the following documents must be provided:
d.1) The contract to sell goods to enterprises according to the bidding result or the goods supply contract or service contract (specifying that the amount payable are exclusive of VAT) if goods not subject to VAT are imported by the successful bidder, selected contractor (through direct contracting) or service provider: submit 01 photocopy, present the original upon the first import at the Sub-department of Customs where import procedures are followed for the purpose of comparison;
d.2) The import entrustment contract which specifies that the prices under the entrustment contract are exclusive of VAT (in case of import entrustment): submit 01 photocopy;
d.3) Documents issued by competent authorities to assign various organizations to execute research and development (R&D) programs, projects or contracts: submit 01 original copy.
d.4) Contracts with foreign parties for lease of airplanes, oil rigs, vessels that cannot be domestically manufactured and are used for manufacturing, trading, or for lease: submit 01 photocopy.
dd) The certification that goods are imported to directly serve national defense by the Ministry of National Defense or security purposes by the Ministry of Public Security (if goods are weapons and equipment directly serving national defense and security and not subject to VAT): submit 01 original copy.
5. In order to apply 5% tax to equipment and instruments serving teaching, research, and scientific experiments, the declarant must submit the contract to sell goods to schools, research institutes, or the goods supply contract or service contract: submit 01 photocopy, present the original upon the first import at the Sub-department of Customs where import procedures are followed for comparison purpose.
Article 17. Checking, sampling goods prior to customs declaration
Goods shall be checked before customs declaration in accordance with Point c Clause 1 Article 18 of the Law on Customs; goods shall be sampled before customs declaration as follows:
1. After the goods carrier or keeper (shipping company, airline, railroad company, express mail company, provider of postal services, bonded warehouse owner, etc.) accepts, the goods owners shall notify the Customs Department where goods is kept and the warehousing service provider to work in cooperation.
2. Before checking goods, the Sub-department of Customs shall prepare a certification confirmed by the goods owner. The certification shall be made into 02 copies, each of which is kept by a party.
3. Where the declarant wishes to take samples to serve customs declaration, Article 31 of this Circular shall apply.
4. After checking goods and taking samples, the customs official shall seal the shipment. If goods cannot be sealed, the certification mentioned in Clause 2 of this Article must reflects the condition of goods and specify the goods keeper is responsible for preserving the status quo of goods. When making customs declaration, the goods owner must write the result of checking and sampling on the customs declaration.
Article 18. Customs declaration
1. Customs declaration principles
a) The declarant must provide sufficient information on the customs declaration as instructed in Appendix II enclosed herewith. In case of physical customs declaration, instructions in Appendix IV enclosed herewith shall be followed;
b) Goods that are exported, imported in different manner shall be enumerated on separate declarations;
c) A customs declaration shall be used for a shipment with one invoice. When declaring a shipment with multiple invoices on the same customs declaration as prescribed in Clause 7 Article 25 of Decree No. 08/2015/ND-CP, the declarant must make a list of commercial invoices for exports or imports using form 02/BKHD/GSQL in Appendix V enclosed herewith and send it together with the customs declaration to the e-customs system.
In case of physical customs declaration, the declarant must specify the numbers, dates of invoices, and total quantity of goods on the customs declaration. If all invoices cannot be declared on the customs declaration, a list shall be compiled and enclosed with the declaration.
d) When declaring exports or imports that are eligible for tax exemption or non-dutiable, information about the tax exemption must be declared as instructed in Appendix II enclosed herewith.
dd) If exports or imports are eligible for tax reduction, the tax rate before reduction, and the rate of reduction, and the document of such reduction must be specified on the paper customs declaration;
e) If exports or imports are sea, river, air, railroad vehicles, the declaration and export procedures must be completed before initiate exit procedures unless goods are sold after the vehicle has exited; declaration and import procedures must be completed before initiate entry procedures. If the imports are road vehicles or other kinds of vehicles are transported by another vehicle through the checkpoint, it is only required to make declaration and follow export/import procedures, not entry/exit procedures;
g) The declarant may use the analysis results given by competent organizations to declare information related to the names, codes, quality, categories, quantity of goods, and other information about the shipment.
The declarant may use the result of analysis and classification of a shipment granted clearance previously to declare the names, codes of next shipments that have the same names of goods, composition, physical and chemical properties, functions, and are imported from the same manufacturers within 03 years from the day on which the result of analysis and classification is given, Unless the regulations of law which is the basis for giving the analysis, classification of exports or imports is amended or replaced.
h) In case of physical customs declaration of temporary import/export of goods, re-exported/re-imports must also be declared on a paper declaration.
2. A customs declaration consists of up to 50 lines of goods. More than one customs declaration shall be used if more lines are needed. If a shipment consists of multiple types of goods serving manufacturing, inward processing, or manufacturing of domestic exports, the declarant may group the goods with the same codes (Appendix II hereof), origins, or tax rates.
When grouping HS codes on the customs declaration, the invoice value, dutiable values, quantity of lines of grouped HS codes is the total invoice value, dutiable values, and quantity of group lines; do not declare invoices of lines of grouped HS codes
3. If the amount of tax on a type of goods exceeds the number of digits on the declaration, the declarant may divide the goods into more lines on the customs declaration. If it is not possible to do so, the paper customs declaration shall be used.
If the total amount of tax on a type of goods exceeds the number of digits of on the declaration, the declarant may use more than one customs declaration.
4. If a shipment must be declared on multiple declarations or imports serve multiple purposes, have the same bill of lading and invoice, declared on multiple invoices by purpose at the same Sub-department of Customs, the declarant shall only submit 01 customs dossier (if paper documents are submitted) and write “chung chứng từ với tờ khai số … ngày …” (in the same set with declaration No. …. Dated ….. “) on the next declarations.
In the cases mentioned in Clause 2, Clause 3, and Clause 4 of this Article, the declarant shall submit, present, keep one customs dossier that contains customs declarations of the same shipment.
5. The declarant shall round up the number if the quantity of goods has more than two digits after the decimal points, the invoice value has more than 04 digits after the decimal points, or invoice unit price has more than 06 digits after the decimal points. The practical quantity, value of invoices and cost prices of invoices shall be declared at item “Mô tả hàng hóa” (“Goods description”).
6. Provision of advance information about exports/imports:
a) The declarant must provide advance information about exports or imports according to Point 2 Appendix II enclosed herewith;
b) Advance information is effective and kept on the e-customs system for up to 07 days from the time of registration or last adjustment;
c) If advance information is accepted, the e-customs system will provide the customs declaration number. If not, the e-customs system will provide explanation and necessary adjustment/addition;
d) The declarant may adjust, supplement information declared on the e-customs system.
7. After declaring advance information about exports or imports, the declarant shall use the information given by the e-customs system to make the official customs declaration.
If the e-customs system notifies that the declarant is not eligible to register the customs declaration, the declarant shall contact the Sub-department of Customs where the declaration is registered and send documents proving the normal operation of the declarant’s enterprise, which are issued by a competent authority.
The declarant shall check information given by the e-customs system and take legal responsibility for the use of such information to follow customs procedures.
8. Deadline for submitting the customs declaration
a) The customs declaration of exports or imports shall be submitted after goods have been gathered at the location informed by the declarant and at least 04 hours before the departure of the means of transport. With regard to exports sent by express mail, the declaration must be submitted at least 02 hours before the departure of the means of transport;
b) With regard to imports, the customs declaration must be submitted before goods arrive at the checkpoint or within 30 days from the day on which goods arrive at the checkpoint.
If the means of transport follow electronic customs procedures, the date of arrival of goods at the checkpoint is the date of arrival of the means of transport at the checkpoint as informed by the shipping company on the e-customs system.
In case the means of transport follow manual customs procedures for entry, the date of arrival of goods at the checkpoint is the day on which the customs authority appends the seal on the declaration of imports at the port of discharge which is enclosed with documents about the means of transport (by sea, by air, or by rail) or the date written on the declaration of means of transport crossing the checkpoint or the logbook of means of transport (by river or by road)
Article 19. Registration of customs declarations
1. Location of customs declaration registration
a) The customs declaration of exports shall be registered at the Sub-department of Customs in the same administrative division as the headquarter or manufacturing facility of the enterprise, or the Sub-department of Customs in the same administrative division with the place where exports are gathered, or the Sub-department of Customs of the checkpoint of export;
b) The declaration of imports shall be registered at the Sub-department of Customs at the checkpoint in charge of the goods storage place or port of destination written on the bill of lading, transport contract, or the Sub-department of Customs outside the checkpoint area in the same administrative division as the enterprise’s headquarter or the place to which goods is delivered;
c) Declarations of exports or imports for certain purposes shall be registered at corresponding locations specified in Decree No. 08/2015/ND-CP and this Circular.
2. Checking conditions for customs declaration registration.
Information on the customs declaration shall be automatically checked by the e-customs system to make sure conditions for customs declaration registration are satisfied. Conditions include:
a) Conditions for implementation of enforcement measures and deadline for paying tax, except for the following cases:
a.1) Exports are eligible for tax exemption or non-dutiable or eligible for 0% tax;
a.2) Goods are certified serving national defense and security by the Ministry of Public Security and the Ministry of National Defense, eligible for conditional exemption of import duty and not subject to VAT;
a.3) Goods certified serving disaster control, prevention of epidemics, emergency assistance by relevant Ministries and competent authorities; humanitarian aid, grant aid.
b) The cases mentioned in Clause 1 Article 14 of this Circular;
c) Adequacy and conformity of information on the customs declaration;
d) Information about policies on goods management and taxation applied to exports or imports on the customs declaration.
In case of physical customs declaration, the customs official shall check the conditions for registration of customs declaration prescribed in this Clause and documents enclosed with the customs dossier.
3. According to the decision on customs inspection which is automatically notified by the e-customs system, the customs official shall:
a) Accept information on the customs declaration and decision on customs clearance; follow customs clearance procedures prescribed in Article 34 of this Circular;
b) Examine relevant documents enclosed with the customs dossier submitted or presented by the declarant, or relevant documents on the National Single-window Information Portal to decide whether to grant customs clearance of goods; or carry out physical inspection of goods to decide whether to grant customs clearance.
The Director of the General Department of Customs shall provide specific instructions on classifying customs declarations and use of classification result during customs inspection.
4. In case of physical customs declaration, the declarant shall submit or present the customs dossier when registering the customs declaration.
Article 20. Additional declaration of customs dossier
1. Cases of additional declaration:
a) The declarant may make additional declaration of the customs dossier after the e-customs system classifies the declaration, as long as it is done before the customs authority directly examine the customs dossier;
b) If the declarant or taxpayer finds errors in customs declaration before the customs authority decides to carry out a post-clearance inspection, additional declaration of the customs dossier may be made within 60 days from the customs clearance date;
c) If the declarant or taxpayer finds errors in customs declaration after the customs authority examines the customs dossier or carries out physical inspection of goods but before customs clearance, such declarant or taxpayer shall make additional declaration and shall be dealt with in accordance with regulations of law on taxation and actions against administrative violations;
d) If the declarant of taxpayer finds errors in customs declaration after 60 days from the customs clearance date or after the customs authority carries out a post-clearance inspection, such declarant or tax payer shall make additional declaration and shall be dealt with in accordance with regulations of law on taxation and actions against administrative violations;
dd) The declarant shall make additional declaration at the request of the customs authority when during examination of the customs dossier or physical inspection of goods, and shall be dealt with in accordance with regulations of law on taxation and actions against administrative violations.
Additional declaration prescribed in Point b and Point d of this Clause shall only be made if exports and imports are not on the List of exports and imports under the management of a line management agency, List of exports and imports under licenses, List of goods banned from export and/or import, List of goods banned from export and/or import.
2. Contents of additional declaration:
a) Additional declaration of information on electronic customs declarations, except for the information that must not be adjusted mentioned in Point 3 of Appendix II enclosed herewith. With regard to the information of which additional declaration is not supported by the e-customs system, additional declaration shall be made in accordance with Point 4 Appendix II enclosed herewith;
b) In case of physical customs declaration, the declarant may make additional declaration of information on the customs declaration, except for the information that must not be adjusted mentioned in Point 3 of Appendix II enclosed herewith.
3. Procedures for making additional declaration of the customs dossier
a) Responsibilities of the declarant:
a.1) In case of additional declaration of the customs declaration prescribed in Point a and Point dd Clause 1 of this Article, the declarant shall declare additional information on the e-customs system and submit relevant documents via the e-customs system or directly in paper (01 photocopy).
With regard to information of which additional declaration is not supported by the e-customs system as prescribed in Point 4 of Appendix II enclosed herewith, the declarant shall submit 02 original copies of the request for additional declaration (form No. 03/KBS/GSQL in Appendix V enclosed herewith) and 01 photocopy of documents about the additional declaration.
During inspection of documents or physical inspection of goods, if the customs authority finds that contents of the customs declaration and customs dossier are not consistent, the declarant must make an additional declaration within 05 days from the day on which the customs authority’s request is received and incur administrative penalties as prescribed by law;
a.2) In the cases of additional declaration of the customs dossier mentioned in Point b. Point c, and Point d Clause 1 of this Article:
a.2.1) With regard to information of which additional declaration after customs clearance is supported by the e-customs system as prescribed in Point 5 of Appendix II enclosed herewith, the declarant shall make additional declaration on the e-customs system and submit relevant documents via the e-customs system or directly in paper (01 photocopy);
a.2.2) With regard to other information, the declarant shall submit the request for additional declaration (form No. 03/KBS/GSQL in Appendix V enclosed herewith) and 01 photocopy of documents about the additional declaration.
a.3) If goods are not granted customs clearance because of change of the port of loading, checkpoint of export, or means of transport, the declarant shall make additional declaration as instructed in this Article. If the change of the port or loading, checkpoint of export, or means of transport leads to changes of the transport modal, the customs declaration must be cancelled as prescribed in Article 22 of this Circular;
a.4) With regard to exports that are granted customs clearance and brought into the customs controlled area at the checkpoint, if the port of loading, checkpoint of export, or means of transport is changed, the declarant shall submit a written notice of such change (by fax, email, etc.) to the customs authority at the checkpoint where goods are gathered to serve supervision of goods loaded onto the means of transport. If goods are exported through other locations permitted by a competent authority as prescribed by law, a written notice of the change of the checkpoint of export shall be submitted to the customs authority. Within 03 days after goods are brought into the customs controlled area, the declarant shall make and send a written request for adjustment (form No 03/KBS/GSQL in Appendix V enclosed herewith) to the Sub-department of Customs where the declaration is registered in order to update the change on the e-customs system.
With regard to exports that are granted customs clearance but are yet to be brought into the customs controlled area at the checkpoint, if the port of loading/checkpoint of export is changed within the same province, the declarant shall submit a written notice of such change to the customs authority at the checkpoint of export serve supervision of goods. Within 03 days from the day on which goods are brought into the customs controlled area, the declarant shall make and send a written request for adjustment to the Sub-department of Customs where the declaration is registered in order to update the change on the e-customs system.
With regard to exports that are granted customs clearance but are yet to be brought into the customs controlled area at the checkpoint, if the change of the port of loading/checkpoint of export leads to the change of the Customs Department in charge of the port of loading/checkpoint of export, the declarant shall submit a written notice of the change of the port of loading/checkpoint of export to the customs authority where the declaration is registered in order to change the customs controlled area and update the change on the e-customs system;
a.5) If container numbers are not available or container numbers are changed when following customs procedures for exporting goods, the declarant shall submit a list of container numbers (form No. 31/BKCT/GSQL in Appendix V enclosed herewith) to the customs official in charge at the checkpoint of export. The customs official shall check and update the container numbers on the e-customs system in order to print the list of containers.
With regard to imports passing through customs controlled area, if the container numbers are not consistent with the numbers on the customs declaration, the declarant shall present the delivery note the customs authority at the checkpoint of import. The customs official shall check and update the container numbers on the e-customs system in order to print the list of containers.
The declarant shall make additional declaration within 03 days from the day on which goods are brought into the customs controlled area;
a.6) In case of physical customs declaration, the declarant shall make a written request for additional declaration (form No. 03/KBS/GSQL in Appendix V): submit 02 originals and documents proving the additional declaration.
b) Responsibilities of the customs authority:
b.1) Receive additional declarations;
b.2) Inspect the adequacy and accuracy of the additional declaration, notify the declarant of the inspection result;
b.3) Retain documents submitted by the declarant;
b.4) Issue decisions on imposition of tax and penalties for administrative violations (if any) as prescribed by law;
b.5) Notify result of inspection of additional declaration by the following deadline:
b.5.1) 02 working hours from the receipt of sufficient information or documents (if any) in the case mentioned in Point a and Point b Clause 1 of this Article;
b.5.2) 08 working hours from the receipt of sufficient information or documents (if any) in the case mentioned in Point c and Point d Clause 1 of this Article.
b.6) Update additionally declared information on the e-customs system if the customs authority accepts the additional declaration of the information of which additional declaration is not supported by the e-customs system;
b.7) If the declarant fails to comply with the customs authority’s request for additional declaration given during inspection of documents or physical inspection of goods within 05 days from the receipt of such request, the customs authority shall:
b.7.1) Issue a decision on imposition of tax and penalties for administrative violations against regulations on customs if the additional declaration affects the amount of tax payable and there is sufficient basis to determine that the declaration made by the declarant is not conformable (except for the case in Point b.7.2 of this Clause);
b.7.2) Grant customs clearance as declared and carry out an inspection afterwards as prescribed if there are there is sufficient basis for rejecting the declared value prescribed in Point a Clause 2 Article 25 of this Circular;
b.7.3) Return documents to the declarant and provide explanation is writing if the amount of tax payable is not affected.
b.8) In case of physical customs declaration, apart from the tasks mentioned in Point b of this Clause, the customs official must specify the time and date of receipt of the additional declaration; check the adequacy and accuracy of the additional declaration, specify the inspection result on the additional declaration, and give 01 copy of the additional declaration to the declarant.
Article 21. Declaration of repurposed goods or goods sold domestically instead of being re-exported
1. Principles:
a) Exports or imports that are sold domestically instead of being re-exported or repurposed must comply with Clause 5 Article 25 of Decree No. 08/2015/ND-CP;
b) Goods that have undergone export/import procedures may only be repurposed or sold domestically instead of being re-exported after the declarant completes customs procedures of the customs declaration;
c) If license for export/import is required during export/import procedures, the domestic sale or repurposing of goods must be approved in writing by the license issuer;
d) The taxpayer must fully declare, pay taxes and fines (if any) when goods are sold domestically or repurposed.
2. Responsibilities of the declarant:
a) Submit a customs dossier that consists of:
a.1) The customs declaration prescribed in Article 16 of this Circular;
a.2) A license to repurpose or export/import goods issued by a Ministry or regulatory body (if such license is required): 01 original copy;
a.3) A written agreement with the foreign party to repurpose goods or commercial invoices in case of transfer of ownership of processed goods, leased goods, lent goods of a foreign entity, or contract to sell duty-free goods, goods non-dutiable, goods temporarily imported or temporarily exported: 01 photocopy.
b) Fully declare and pay tax according to the new customs declaration, write the old customs declaration number, the new purpose or domestic sale of goods instead of re-export in “Notes” section of the electronic customs declaration or paper customs declaration.
If goods are re-exported or transferred to an entity that is exempt from tax or non-dutiable, the taxpayer must declare as prescribed and shall not pay tax.
If the customs authority or another competent authority finds that goods are repurposed or sold domestically repurposed but the taxpayer fails to voluntarily declare and pay tax, the taxpayer shall incur tax according to the initial customs declaration of imports and incur penalties according to applicable regulations. The taxpayer is responsible for fully paying tax arrears, late payment interest, and fines (if any) according to the customs authority’s decision.
3. Responsibilities of the customs authority:
Carry out appropriate customs procedures and adjust tax on the old customs declaration to the quantity of goods being repurposed or sold domestically instead of being re-exported according to the new customs declaration as follows:
a) If taxpayer has not paid tax on the old customs declaration: after tax on the new declaration is paid, the customs authority shall issue a Decision to reduce tax on the old declaration;
b) If taxpayer has paid tax on the old customs declaration: the customs authority shall issue a Decision to reduce tax on the old declaration, refund and offset tax on the old customs declaration and that on the new declaration is paid (as if overpaid tax). If tax on the old customs declaration is lower than that on the new customs declaration, the taxpayer shall pay the arrears before completing the procedures for selling goods domestically instead of being re-exported. If tax on the old declaration is higher than that on the new declaration, the overpaid amount shall be refunded by the customs authority as prescribed. The procedures for offsetting or refund shall comply with Article 132 of this Circular.
The Decision to adjust tax shall be made using the form No. 03/QDDC/TXNK in Appendix VI enclosed herewith.
The time limits for refunding and offsetting tax between the old customs declaration and the new customs declaration shall comply with Clause 3 Article 49 of this Circular. While the customs authority is processing tax refund and offsetting, late payment interest shall not be charged.
Article 22. Cancellation of customs declaration
1. Cases in which the customs declaration is cancelled:
a) Exports are not brought into the customs controlled area at the checkpoint of export or imports do not arrive at the checkpoint of import within 15 days from the day on which the declaration is registered and goods are exempt from physical inspection;
b) The declarant fails to present the customs dossier within 15 days from the day on which the declaration is registered (if the customs dossier is required);
c) The declarant fails to present the exports or imports to be undergo physical inspection to the customs authority within 15 days from the day on which the declaration is registered (if the customs dossier is required);
d) cases in which the customs declaration is cancelled at the request of the declarant:
d.1) The customs declaration has been registered but customs clearance is not granted because of an error of the e-customs system;
d.2) There are multiple declarations for the same shipment of exports or imports (duplicated information);
d.3) Goods on the declaration of exports have been brought into the customs controlled area but are not actually exported;
d.4) The declaration of imports has been registered but in fact, goods are not imported or goods have not passed through the customs controlled area;
d.5) Information that is not permitted to be changed is incorrectly provided as prescribed in Point 3 of Appendix II enclosed herewith.
2. Procedures for canceling a declaration
a) Responsibilities of the declarant:
The declarant that wishes to cancel the declaration shall make and send a written request for cancellation (form No.04/HTK/GSQL in Appendix V enclosed herewith) to the Sub-department of Customs where the declaration is registered and submit documents proving that goods are actually not exported or imported in the cases mentioned in Point d.3 and Point d.4 Clause 1 of this Article.
With regard to exports that have been brought into the customs controlled area but in fact are not exported, if the taxpayer wishes to cancel the declaration and bring the goods back into the domestic market, the declarant must make a commitment that tax on the declared shipment is not refunded or cancelled at any domestic tax authority or customs authority, and take responsibility for the declared information. If the customs authority or tax authority finds tax has been refunded, the declarant shall be dealt with as prescribed by law;
b) Responsibilities of the customs authority:
b.1) For electronic customs declaration:
b.1.1) Within 08 working hours from the receipt of the request for cancellation from the declarant, the customs official shall verify the reasons, conditions, and information on the request on the e-customs system, request the Director of the Sub-department of Customs to consider approving the cancellation, and cancel the declaration on the e-customs system, settle tax payable on the canceled declaration, and make an update on the risk management system to evaluate the enterprise’s conformity with law;
b.1.2) Within 10 days from the expiration date of the customs declaration mentioned in Point a Clause 1 of this Article, if the declarant does not submit a written request for cancellation of the declaration, the customs authority shall carry out an inspection. If imports do not arrive at the checkpoint of import or exports are not brought into the customs controlled area at the checkpoint of export, the declaration will be cancelled on the e-customs system.
b.1.3) In case of cancellation of the declaration mentioned in Point b or Point c Clause 1 of this Article, the customs authority shall check and cancel the declaration on the e-customs system;
b.1.4) If the cancellation of the customs declaration of temporarily imported/export goods affect information for management of quantity of goods temporarily imported/export on the e-customs system, the customs authority must update information about goods quantity on the e-customs system after the customs declaration is cancelled;
b.1.5) The cancellation shall be notified to the Provincial Department of Taxation if the exports are domestic goods, or the Sub-department of Customs if exports were imported previously (if the Sub-department of Customs where the declaration of exports is registered is different from the Sub-department of Customs where the declaration of imports is registered) to ensure that tax on the cancelled declaration is not refunded or cancelled.
b.2) In case of physical customs declaration:
b.2.1) The cancelled declaration shall be crossed out with a pen and bear the official’s signature and seal;
b.2.2) Cancelled customs declarations shall be retained and sorted by registration number.
3. The Directors of Sub-departments of Customs where the declarations are registered shall consider the cancellation of customs declarations registered by customs authorities
Section 3. Detailed inspection of customs dossier, physical inspection of goods; transport of goods to storage, release of goods, customs clearance of goods
Article 23. Inspection principles
1. According to the result of classification of customs declarations on the e-customs system, the decision of the Director of the Sub-department of Customs where the declaration is registered or the Sub-department of Customs where physical inspection of goods is carried out, information on the customs declaration, risk management information on the e-customs system, the customs official shall notify the declarant via the e-customs system of the submission or presentation of one or all documents enclosed with the customs dossier, and carry out detailed inspection of the customs dossier and physical inspection of goods. In case of physical inspection of goods, the customs official must write the inspection result on the result note, update on the e-customs system in accordance with this Circular and instructions of the General Department of Customs, decide customs clearance, release, or storage of goods.
2. During the inspection, of customs offenses or tax offenses are suspected, the customs official shall request the Director of Sub-department of Customs to change the form or level of inspection.
3. During the inspection, if analysis by a professional agency is necessary for the inspection, the analysis cost shall be incurred by the customs authority.
Article 24. Checking goods names, codes, and tax rates
1. Checking goods names, codes, and tax rates upon inspection of the customs dossier.
a) Inspection contents:
Compare the declared information and accuracy of goods names, codes, and tax rates on the customs declaration with information on documents in the customs dossier;
b) Further actions after inspection result is given:
b.1) If the goods names, codes, and tax rates are clearly and fully declared by the declarant, the goods names are consistent with other information on documents in the customs dossier, the customs authority shall accept the goods names, codes, and tax rates declared by the declarant;
b.2) If there are ample evidence that goods names, codes, and tax rates are not correctly declared, the declarant shall be instructed and requested to make additional declaration as prescribed in Article 20 of this Circular and incur penalties as prescribed by law. If the declarant fails to make additional declaration, the customs authority shall re-determine the codes of goods, tax rates, impose tax and penalties, update the inspection results on the database, and grant customs clearance after the declarant has fully paid tax and fins (if any) as prescribed;
b.3) If declared information about goods names, goods descriptions are not consistent with that on documents enclosed with the customs dossier and information on the customs declaration but the basis for determining the goods names, codes, and tax rates is not sufficient, the declarant shall be requested to submit additional technical documents of sale contract or composition analysis sheet.
By examining additional documents, if the customs authority has sufficient basis for determining that the goods names, codes, tax rates are incorrectly declared, the declarant shall be instructed to make additional declaration as prescribed in Point b.2 of this Clause. If the declarant fails to submit additional documents at the request of the customs authority of the customs authority does not have sufficient basis for determining the goods names, codes, tax rates by examining the documents, samples shall be taken and analyzed in accordance with regulations of the Minister of Finance on classification of goods, analysis serving classification of goods, quality inspection, food safety inspection of exports or imports, or request the Director of the Sub-department of Customs to decide physical inspection of goods according to Clause 2 of this Article.
2. Checking goods names, codes, and tax rates upon physical inspection of goods
a) Inspection contents:
Compare the declared information and accuracy of goods names, codes, and tax rates on the customs declaration with actual goods.
During the physical inspection of goods, the customs official must determine names and codes of goods according to the Vietnam’s List of exports or imports and corresponding tax schedules;
b) Handling inspection result:
b.1) If the names and codes of goods on the customs declaration are consistent with actual goods, the tax rates are conformable with applicable tax schedules at the time of inspection, the customs authority shall accept the goods names, codes, and tax rates declared by the declarant;
b.2) If there are ample evidence that goods names, codes, and tax rates are not correctly declared, the declarant shall be instructed and requested to make additional declaration as prescribed in Article 20 of this Circular and incur penalties as prescribed by law. If the declarant fails to make additional declaration, the customs authority shall re-determine the codes of goods, tax rates, impose tax and penalties, update the inspection results on the database, and grant customs clearance after the declarant has fully paid tax and fins (if any) as prescribed;
b.3) If names and codes of goods cannot be accurately determined according to the Vietnam’s List of exports or imports and corresponding tax schedules, the Sub-department of Customs and the declarant shall take samples for analysis in accordance with regulations of the Minister of Finance on classification of goods, analysis serving classification of goods, quality inspection, food safety inspection of exports or imports.
3. If the shipment has been granted customs clearance on the basis of the analysis result, the customs authority may use such analysis result to carry out customs procedures for next shipments of the same declarant that have goods with the same names, origins, codes, and imported from the same manufacturer (for imports).
Article 25. Inspection of customs value
1. The customs authority shall inspect the customs value declared by the declarant on the customs declaration (hereinafter referred to as “declared value”) to identify the cases in which the declared value is rejected or suspicious:
a) The declared value of exports or imports shall be rejected in one of the following cases:
a.1) The declarant fails to make declaration or declares incorrectly, insufficiently information related to customs value on the declaration of exports, imports, or the declaration of value (if any);
a.2) Information such as value, delivery terms on the commercial invoice is not consistent with that on the bill of lading (if any) or equivalent transport documents as prescribed by law.
b) The declared value of exports or imports is suspicious but there is not sufficient basis for rejecting it, which means the declared value is smaller than that according to pricing database of the General Department of Customs.
2. Handling inspection result:
a) If there is sufficient basis for rejecting the declared value, the customs authority shall notify the declarant of the basis for rejection and:
a.1) request the declarant to make additional declaration within 05 days from the notification date, impose administrative penalties, and grant customs clearance of goods as prescribed if the declarant agrees with the basis for rejecting the declared value.
Additional declaration shall be made in accordance with Clause 3 Article 20 of this Circular;
a.2) grant customs clearance according to the declared value and use the basis for rejecting the declared value for post-clearance inspection if the declarant does not agree with the basis for rejection or fails to make additional declaration within 05 days from the notification date.
b) If the declared value is suspicious but there is no sufficient basis for rejecting if, the customs authority shall notify declarant of the suspicious case via the e-customs system or use the form No. 02A/TBNVTG/TXNK in Appendix VI hereof (In case of physical customs declaration), request the declarant to provide additional documents related to the method for determination of the declared value as prescribed in the Circular of the Minister of Finance on customs values of exports or imports (01 photocopy):
b.1) Within 05 days from the notification date, the declarant shall submit additional documents and request consultation (with specific time), the customs authority shall release goods as prescribed in Article 33 of this Circular and hold the consultation as prescribed in Clause 3 of this Article;
b.5) If the declarant fails to submit additional documents or does not request a consultation within 05 days from the notification date, the customs authority shall grant customs clearance according to the declared value and use the suspicions for post-clearance inspection as prescribed.
3. Consultation
a) The power to hold the consultation:
a.1) The Director of the provincial Department of Customs shall hold the consultation and take responsibility for the effectiveness of the consultation;
a.2) The Director of the provincial Department of Customs may delegate the Director of a Sub-department of Customs to carry out the consultation if appropriate.
b) One-time consultation:
b.1) The declarant may request one consultation if the following conditions are satisfied:
b.1.1) The goods are exported under the same sale contract and divided into multiple shipments;
b.1.2) Information serving inspection and determination of customs value is not changed;
b.1.3) The declarant makes a written request for one-time consultation, committing to use the consultation result for the next export or import.
b.2) The consultation result may be used for the next export or import if the customs value is still consistent with the information serving inspection and determination of customs value after the consultation.
c) Responsibilities:
c.1) The customs authority shall:
c.1.1) Hold the consultation at the request of the declarant, check the documents submitted by the declarant to clarify the suspicions;
c.1.2) Make a consultation record which specifies the full discussion during the consultation; additional documents submitted by the declarant; whether or not the declarant agrees with the basis for rejection in case the customs authority has sufficient basis for rejecting the declared value; and the verdict of the consultation: “Basis for rejecting declared value not sufficient” “Basis for rejecting declared value sufficient” (specifying the basis) or “Basis for rejecting declared value sufficient but denied by declarant”.
c.2) The declarant shall submit relevant documents related to the method for determination of the declared value according to regulations of the Ministry of Finance on customs values of exports or imports; appoint a representative to decide the issues related to determination of taxable values or participate in the entire consultation at appropriate time.
c.3) The consultation record must be signed by all parties.
d) Method of consultation: direct consultation;
dd) Maximum duration of the consultation: 30 days from the registration date of the declaration;
e) Time limit for carrying out the consultation: 05 working days;
b) Processing consultation result:
According to the consultation record and additional documents submitted by the declarant, the customs authority shall:
g.1) Request the declarant to make additional declaration as prescribed in Article 20 of this Circular within 05 days from the end of the consultation if the declarant agrees with the basis for rejecting the declared value in one of the following cases (Nevertheless, additional declaration must be made within 03 days from the day on which the declaration is registered):
g.1.1) One of the cases mentioned in Point a Clause 1 of this Article;
g.1.2) The declarant incorrectly applies the procedures, conditions, and methods for customs valuation.
g.2) Grant customs clearance according to the declared value and use the basis for rejecting the declared value for post-clearance inspection in the following cases:
g.2.1) The declarant fails to make additional declaration as prescribed in Point g.1 of this Clause within 03 days from the end of the consultation or within 30 days from the day on which the declaration is registered;
g.2.2) The declarant does not agree with the basis for rejecting the declared value.
g.3) grant customs clearance according to the declared value if the basis for rejecting the declared value is not sufficient.
Article 26. Inspection, determination of origins of exports or imports
1. With regard to goods
Origins of exports shall be determined according to the declaration made by the declarant, documents enclosed with the customs dossier, and actual goods.
If there is a suspicion that the origins of exports are fraudulent or there is a warning of illegal transport, the Sub-department of Customs where the declaration is registered shall request the declarant to provide documents proving the origins of exports; if the declarant fails to do so, an inspection at the facility where goods are manufactured for export shall be carried out (hereinafter referred to as “on-site inspection”). Exports shall be granted customs clearance pending the inspection result.
2. With regard to imports
a) The declarant shall submit documents certifying origins of imports to the customs authority as prescribed in Point g Clause 2 Article 16 of this Circular when submitting the customs dossier or by the deadlines prescribed in international agreements to which Vietnam is a signatory.
If such documents are not submitted upon customs declaration, the declarant shall declare the preferential rates of import duty applied to Most Favored Nation (hereinafter referred to as “MFN rates”) or ordinary rates. If additional documents proving goods origins are submitted by the deadline, the declarant shall make additional declaration at corresponding preferential rates, and have the overpaid tax refunded; if the shipment is eligible for exemption of document inspection upon customs declaration, the declarant shall submit the customs dossier as prescribed in Clause 2 Article 16 when submitting additional documents proving goods origin.
b) The customs authority check goods origins according to documents proving goods origins, the customs dossier, the actual gods, information related the goods, Article 15 of the Government's Decree No. 19/2006/ND-CP dated February 20, 2006, the Circular on guidelines for preferential and non-preferential rules of origins of the Ministry of Industry and Trade, and their guiding documents;
c) The customs authority shall accept the documents certifying goods origins if there are minor differences that do not affect their legitimacy and the origins of imports, including:
c.1) Grammatical errors or typos;
c.2) Difference in the symbols on the C/O: printed or hand-written, “x” and “√”, mistaken symbols;
c.3) Minor difference between the signature on the C/O and the model signature;
c.4) Difference in measurement units on the C/O and other documents (invoice, bill of lading, etc.);
c.5) Difference in paper size of the C/O submitted and the model C/O;
c.6) Difference in ink color (black or blue) of information on the C/O;
c.7) Minor difference goods description on documents certifying goods origins and other documents;
c.8) Difference between the codes on the C/O and those on the declaration of imports which does not change the goods origin.
If the declarant submit documents certifying goods origins of the whole shipment but only part of the shipment is imported, the customs authority shall accept such documents for the practical amount of imports;
d) If the quantity or weight of imports exceeds that written on the documents certifying goods origins, the excessive amount shall not be given incentives under the International Agreements to which Vietnam is a signatory;
e) The declarant must not change the C/O contents without permission, unless the changes are made by the C/O issuer as prescribed by law;
g) If information on documents certifying goods origins is not conformable with the customs dossier and regulations on inspection of origins of imports, or the signatures, seals on documents certifying goods origins are not consistent with the specimen signature or seal at the customs authority, the customs authority shall request the declarant to provide explanation and additional documents to prove the goods origins, except for the cases mentioned in Point c of this Clause. If the explanation and documents are appropriate, the documents certifying goods origins shall be accepted.
If there is sufficient basis for the customs authority to determine that the documents certifying goods origins are not conformable, MFN rates or ordinary rates shall apply instead of preferential rates.
While customs procedures are being followed, if the legitimacy of documents certifying goods origins is suspicious but the basis for rejection is not sufficient, the customs authority shall calculate tax at MFN rates or ordinary rates and carry out verification as prescribed in Clause 3 of this Article.
During post-clearance inspection, if the legitimacy of documents certifying goods origins is suspicious but the basis for rejection is not sufficient, the customs authority shall carry out verification and decide whether to apply preferential rates according to the verification result.
3. Verification of origins of imports
a) The General Department of Customs shall verify origins of imports with the competent C/O issuer, the entities that certifies good origins themselves, or at the manufacturing facility of goods for export;
b) Time limit for verification
Verification must be done as soon as possible and within 150 days from submission of the customs dossier or from the beginning of the verification, unless otherwise prescribed by International Agreements to which Vietnam is a signatory.
If the competent C/O issuer of the exporting country responses regarding the verification result after the said deadline, the customs authority shall make a decision according to the verification result as prescribed in Point d of this Clause;
c) Verification procedures
The verification shall be carried out in accordance with regulations of the Minister of Industry and Trade on implementation of rules of origins in International Agreements to which Vietnam is a signatory:
c.1) The customs authority shall send a document (diplomatic note, email, fax, etc.) to the competent C/O issuer or the entity that certifies goods origins themselves;
c.2) If necessary, the customs authority shall carry out a verification of goods origins in the exporting country.
d) Processing verification result:
d.1) If the verification result is satisfactory and confirms the legitimacy of documents certifying goods origins:
d.1.1) within 15 working days from the day on which the verification result is received, the customs authority shall request the declarant to make additional Clause at preferential rates of import duty. The additional declaration shall be made in accordance Article 20 of this Circular. No administrative penalties shall be imposed;
d.1.2) The customs authority shall refund the difference between the amount of tax that was temporarily paid at MFN rates or ordinary rates and tax paid at preferential rates to the importer.
d.2) If the verification result is not satisfactory or proves that the documents certifying goods origins are not legitimate, the customs authority shall apply MFN rates or ordinary rates and notify the declarant.
Article 27. Inspection of implementation of tax policies, inspection of application of notification of prior determination result
1. Inspect the conditions for implementation of enforcement measures or tax payment deadline as prescribed.
2. Inspect the basis for determining goods non-dutiable if the declarant declares that goods are not subject to export duty, import duty, VAT, excise tax, or environmental protection tax.
3. Inspect the basis for determining goods eligible for conditional tax exemption or tax reduction if so declared.
4. Inspect the basis for determination of tax payable if exports or imports are dutiable according to the inspection results as prescribed in Section 3 Chapter II of this Circular.
5. Compare information on the notification of prior determination result with documents and practical shipment of exports or imports if goods must undergo document inspection, physical inspection. If the exports or imports are not consistent with the notification of prior determination result, their codes, origins, and customs values shall be verified and the General Department of Customs shall be requested to annul the notification of prior determination result as prescribed in Clause 6 Article 24 of Decree No. 08/2015/ND-CP.
Article 28. Inspection of export license, import license, result of inspection by a specialized agency
1. The customs authority shall compare information about the export license, import license; inspection result or notice of exemption from inspection sent by a specialized agency or directly submitted to the customs authority by the declarant with information on the customs declaration and:
a) accept the declared information if it is conformable;
b) request the declarant to present the dossier for the customs authority to inspect if the declared information is not conformable.
If the inspection result or notice of exemption from inspection by a specialized agency is not available when the customs declaration is registered, the customs authority shall check and add information about the inspection results to the e-customs system or write the number of the notice on the paper customs declaration within 02 working hours from the receipt of the inspection result, which is submitted by the declarant or the inspecting authority.
2. If a license is used for multiple times of export or import of goods, the Sub-department of Customs where the first declaration is registered shall make a monitoring sheet (form No. 05/TDTL/GSQL in Appendix V enclosed herewith), monitor and deduct the licensed quantity of goods after each export or import, and give it to the declarant to complete customs procedures for the next export or import. The Sub-department of Customs where the customs declaration is registered shall monitor the quantity of goods on the monitoring sheet and make a certification when the quantity of goods on the license is completed exported or imported.
Article 29. Physical inspection of goods
1. Imports shall be inspected while they are being unloaded from the means of transport to the warehouse, depot, port, or within the area of the checkpoint; exports shall be inspected after they are granted customs clearance and gathered within the area of the checkpoint of export:
a) Inspection of goods shall be carried out with scanners or other devices. If an inspection prescribed n Point c Clause 2 Article 34 of the Law on Customs must be carried out, the Sub-department of Customs at the checkpoint shall carry out the physical inspection with the presence of representatives of the regulatory body of the seaport, international airport, or the Border Guard;
b) Responsibilities of the Sub-department of Customs at the checkpoint:
b.1) Notify the carrier and the warehousing service provider of the list of shipments to be inspected;
b.2) Carry out inspections as prescribed in Point a of this Clause;
b.3) Pay the costs related to the inspection of goods.
c) Responsibilities of the carrier, warehousing service provider:
c.1) Complete necessary procedures in order to bring goods to the inspection location of the customs authority;
c.2) Facilitate the transport of goods to the inspection location as requested by the customs authority;
c.3) The warehousing service provider shall provide separate depot area or employ electronic port management system to determine the locations of goods that need to undergo physical inspection during customs procedures.
d) Handling of results of inspection of imports while they are being unloaded from the means of transport to the warehouse, depot, port, or checkpoint of import:
d.1) If no violations are found during the inspection, the unit assigned to inspect goods using scanners shall update the inspection result on the e-customs system.
The Sub-department of Customs where the customs declaration of imports is registered shall use the inspection result to complete customs procedures as prescribed;
d.2) If violations are found during the inspection, the unit assigned to inspect goods using scanners shall update the inspection result on the e-customs system; cooperate with the warehousing service provider in arranging a separate storage for the shipment; cooperate with the Sub-department of Customs where the customs declaration is registered in carrying out physical inspection of goods while the declarant is following customs procedures.
dd) Handling results of inspection of exports that are granted customs clearance and gathered within the checkpoint of export
dd.1) If no violations are found during the inspection, the Sub-department of Customs at the checkpoint shall update the inspection result on the e-customs system and monitor exports as prescribed;
dd.2) If violations are found, the Sub-department of Customs at the checkpoint shall cooperate with the warehousing service provider in arranging a separate storage for the shipment; update the inspection result on the e-customs system, request the declarant to open the shipment for physical inspection and take appropriate actions as prescribed.
Pursuant to regulations of law on customs, in consideration of requirements for management of each warehouse, depot, port, and checkpoint, availability of scanners and other devices, the Director of the General Department of Customs shall organize the inspection of imports while they are being unloaded from the means of transport to the warehouse, depot, port, and checkpoint of import, inspection of exports that are granted customs clearance and gathered within the checkpoint of export.
2. Physical inspection of exports or imports while following customs procedures at the Sub-department of Customs at the checkpoint:
a) With regard to shipments of imports required to undergo physical inspection and have undergone inspection as prescribed in Clause 1 of this Article, the customs official may use the scanning result to complete customs procedures.
If violations are found while scanning, the shipment shall be opened for physical inspection;
b) With regard to shipments of imports required to undergo physical inspection but have not undergone inspection as prescribed in Clause 1 of this Article:
b.1) If the Sub-department of Customs has a container scanner, it shall be used for physical inspection, unless the container scanner is not working, goods are not suitable for scanning, goods must be directly inspected by customs officials as instructed by the General Department of Customs, or the quantity of goods to be scanned exceeds the capacity of the scanner or the handling capacity of the port/warehouse/depot where the scanner is located.
The customs official shall check the image, information on the customs declaration, and other information obtained at the time of inspection to analyze, assess the image, and give a conclusion. All of the images shall be stored in the scanner system as prescribed; scanned images shall be printed from the e-customs system and enclosed with the customs dossier if the paper customs dossier is submitted.
If the scanning result indicates that goods are not consistent with the customs declaration, a physical inspection shall be carried out by the customs official. The customs official that operates the scanner shall make a request for physical inspection.
b.2) If the Sub-department of Customs does not have a container scanner, physical inspection of goods shall be carried out by customs officials.
3. The Sub-department of Customs at the checkpoint shall carry out physical inspection of goods of the shipments of exports and imports at the request of other Sub-departments of Customs in accordance with Clause 11 of this Article.
4. Physical inspection of goods at the Sub-department of Customs to which imports are transported (hereinafter referred to as “receiving customs authority”):
a) If no violations are found after the shipment is scanned as prescribed in Clause 1 of this Article, the result may be used for deciding customs clearance of goods as prescribed;
1) If violations are found after scanning as prescribed in Clause 1 of this Article, the Sub-department of Customs at the checkpoint shall seal the goods and request the declarant to transport them to the Sub-department of Customs where the customs declaration is registered for inspection;
c) If goods have not been scanned as prescribed in Clause 1 of this Article, the inspection shall be carried out in accordance with Point b Clause 2 of this Article.
5. Inspection of goods quantity
According to the customs declaration, result of physical inspection of goods or analysis result provided by the declarant (if any), the customs authority shall determine the weight of exports or imports.
If the customs official who carries out the physical inspection of goods is not able to verify the accuracy of the declared weight of goods, a provider of analysis services shall be requested to run analysis. The customs authority shall decide the customs clearance according to the conclusion of the provider of analysis services.
6. Inspection of goods quality
During the physical inspection of goods, the customs official must determine the quality of exports or imports, which is the basis for application of tax policies and policies on management of exports or imports, except for quality inspection prescribed by corresponding regulations of laws.
If the customs official who carries out the physical inspection of goods is not able to determine the quality of goods, the goods shall be analyzed by a provider of analysis services as prescribed by law. The customs authority shall decide the customs clearance according to the conclusion of the provider of analysis services.
7. Physical inspection to determine goods names, codes, customs value, origins shall comply with Articles 24, 25, and 26 of this Circular.
8. With regard to goods with special storage requirements that cannot undergo on-site physical inspection, the Director of Sub-department of Customs shall decide to move such goods to another location that satisfy their special storage requirements to carry out the physical inspection, or decide the customs clearance according to the analysis result.
9. With regard to a means of transport that has completed exit procedures, if its owner signs a sale contract with a foreign party (which states that the port of destination is overseas), the declaration of exports shall be registered at the Sub-department of Customs where exit procedures are completed. Documents proving that the means of transport has completed exit procedures shall be sent to the said Sub-department of Customs. In this case, physical inspection of goods is exempt.
10. With regard to temporarily imports that cannot be sealed by the customs, goods temporarily imported or temporarily exported with other time limits or not subject to customs sealing, the customs official shall describes the goods names, quantity, categories, symbols, origins (if any), or take pictures of goods and enclosed them with the customs dossier when carrying out inspection. While following procedures for re-export or re-import, if goods must undergo document inspection or physical inspection, the customs official shall compare the goods with description in the customs dossier kept by the customs authority in order to determine whether the re-exported or re-imports are the same as those temporarily imported or temporarily exported.
11. Physical inspection of goods at request of the Sub-department of Customs where the customs declaration is registered:
a) After receiving the request from the Sub-department of Customs where the customs declaration is registered through the e-customs system, the Sub-department of Customs where goods are stored shall carry out the physical inspection. If the two Sub-departments of Customs are not connected to the e-customs system, the Sub-department of Customs where the customs declaration is registered shall:
a.1) Make 02 copies of the inspection result sheet (form No. 06/PGKQKT/GSQL in Appendix V); 02 copies of the Request for physical inspection of goods (form No. 07/PDNKT/GSQL in Appendix V) and enclose 01 customs declaration (original) In case of physical customs declaration;
a.2) Seal the documents mentioned in Point a.1 of this Clause and request the declarant to submit them to the Sub-department of Customs where goods are stored.
b) The declarant shall register the time, location of inspection with the Sub-department of Customs where physical inspection of goods is carried out;
c) If exports or imports are eligible for tax exemption, non-dutiable, or incurring zero tax, or tax payment is deferred for 275 days (for goods imported for manufacturing of domestic exports), the declarant may take goods through the customs controlled area before the Sub-department of Customs where the customs declaration is registered updates the inspection result on the e-customs system to decide the customs clearance or release of goods or putting goods to storage.
Article 30. Handling customs inspection result
1. If the result of document inspection or physical inspection of goods is appropriate for the customs declaration contents:
a) If goods must be put into storage: Article 32 of this Circular shall apply;
b) If goods must be released: Article 33 of this Circular shall apply;
c) If goods must be granted clearance: Article 34 of this Circular shall apply.
2. If the customs declaration contents are not appropriate, the customs authority shall request the declarant to make additional declaration as prescribed in Clause 3 Article 20 of this Circular.
In case of violations against regulations of law on management of exports or imports, the declarant is not permitted to make additional declaration and shall be dealt with by the customs authority as prescribed by law.
Article 31. Taking, storing samples of exports or imports
1. Exports or imports shall be sampled in the following cases:
a) Samples are taken to serve customs declaration at the request of the declarant or specialized agency;
b) Samples are taken for analysis at the request of the customs authority.
2. The sampling shall be decided by the head of the customs authority.
3. Procedures for sampling exports or imports
a) If samples are taken for analysis by a professional analysis organization at the request of the declarant or customs authority, the representatives of the goods owner and the customs authority must be presence when samples are taken and a sampling record must be made (form No. 08/BBLM/GSQL in Appendix V enclosed herewith).
If samples are taken for analysis by a professional analysis organization at the request of the customs authority, the samples must be seal and bear the signatures of the representatives of the goods owner and the customs authority. A delivery note which bears signatures of all parties must be made when the samples are delivered to the analysis organization;
b) If samples are taken for analysis and classification, regulations of the Minister of Finance on classification of goods, analysis serving classification of goods; analysis serving inspection of quality, food safety of exports or imports shall apply;
c) If samples are taken at the request of a specialized agency, sampling procedures shall comply with corresponding regulations of laws.
d) When samples are taken by the customs authority or specialized agency, the declarant shall present the goods and cooperate with them during the sampling process.
4. If samples are taken for analysis, sampling techniques shall comply with instructions of the General Department of Customs.
If samples are taken to serve inspection by a specialized agency, sampling techniques shall comply with corresponding regulations of laws.
5. The customs authority shall retain the samples taken for analysis for 120 days from the day on which the customs declaration is registered.
6. Samples shall be returned and destroyed in accordance with regulations of the Minister of Finance on classification of goods, analysis serving classification of goods; analysis serving inspection of quality, food safety of exports or imports.
Article 32. Taking goods to warehouses
1. Goods of prioritized enterprises shall be put in storage as prescribed in Clause 3 Article 9 of Decree No. 08/2015/ND-CP and the Circular of the Ministry of Finance on prioritized enterprises.
2. Goods subject to quarantine
Quarantine shall be carried out at the checkpoint. In case the quarantine authority permits goods to be moved to inland quarantine locations as prescribed by law:
a) The customs authority shall consider permitting the goods owner to move goods to the quarantine location according to the confirmation of the quarantine authority on the Certificate of Quarantine Registration or the Note of Provisional Plant Quarantine Result (for plant-derived goods) or Goods Transport Note (for aquaculture products) or other documents issued by the quarantine authority;
b) The declarant is legally responsible for the transport and preservation of goods at the quarantine location and only use or sell goods after there is a conclusion that the goods satisfy import requirements;
c) The quarantine authority shall monitor transport, quarantine, and preservation of goods pending quarantine result as prescribed by the Ministry of Health and the Ministry of Agriculture and Rural Development.
3. Goods subject to quality inspection and food safety inspection
Inspections shall be carried out at the checkpoint; if goods are moved to another location for inspection as requested by the specialized agency or the declarant wishes to put their goods into storage, the declarant shall make a written request (form 09/BQHH/GSQL in Appendix V enclosed herewith). Director of Sub-department of Customs where the customs declaration is registered shall consider permitting goods to be put into storage at an inland clearance depot (ICD), bonded warehouse, tax-suspension warehouse, concentrated inspection places for exports or imports under the supervision of customs authorities; specialized inspection places, or the declarant's warehouse/depot.
The declarant is legally responsible for the transport and preservation of status quo of goods until the customs authority concludes that goods satisfy import requirements and grants customs clearance.
4. With regard to imports subject to both quarantine and food safety inspection, both quarantine and quality inspection, procedures for putting goods into storage are similar to those for imports subject to quarantine prescribed in Clause 2 of this Article.
5. Handling result of inspection by a specialized agency:
a) If the inspection result indicates that goods satisfy import requirements, the Sub-department of Customs shall decide customs clearance of goods as prescribed in Article 34 of this Circular;
b) If goods do not satisfy import requirements:
According to the conclusion given by the specialized agency, which permits the declarant whether to recycle, destroy, or re-export goods, the Sub-department of Customs where the customs declaration is registered shall take appropriate actions.
6. Actions against delayed submission of inspection results and violations against regulations on storage of goods:
a) If the specialized agency has not connected with National Single-window Information Portal, the declarant shall submit the inspection result to the Sub-department of Customs where the customs declaration is registered within 30 days from the day on which goods are put into storage, except for prolonged inspection confirmed by the specialized agency;
b) If the customs authority does not receive the inspection result by the deadline mentioned in Point a of this Clause, or the customs authority is informed that the shipment of imports is not preserved properly as prescribed by law, the Sub-department of Customs where the customs declaration is registered shall carry out an inspection or cooperate with the customs authority in charge of the place of storage in inspecting the preservation of the declarant’s goods and take appropriate actions.
Procedures for inspection of goods preservation shall comply with Clause 7 of this Article;
c) If violations against regulations on storage of goods are committed, in addition to administrative penalties, the declarant shall not be permitted to put their goods into storage:
c.1) for 01 years from the penalty imposition date if the declarant breaks the seal without permission; swap goods; sell or use goods without permission; preserve goods at a location other than that registered with the customs authority;
c.2) for 06 months from the penalty imposition date if the declarant fails to submit inspection result punctually as prescribed in Point a of this Clause.
Point c.1 and Point c.2 shall apply to the violations from the effective date of this Circular.
d) Each Sub-department of Customs where the customs declaration is registered shall compile a list of enterprises that are not permitted to put goods into storage and send it to Customs Department for applying nationwide.
7. Procedures for inspection of goods preservation:
a) The Sub-department of Customs where the customs declaration is registered shall inspect goods preservation or request Customs Department to carry out the inspection.
If the goods preservation location is not under the management of the Customs Department which permits the goods to be put into storage, the Customs Department in charge of the goods preservation location shall carry out the inspection at the request of the former;
b) The declarant shall present goods being preserved for the customs authority to inspect;
c) The declarant that fails to protect the status quo of goods shall be dealt with as prescribed by law.
Article 33. Release of goods
Goods shall be released in accordance with Article 36 of the Law on Customs, Clause 1 Article 32 of Decree No. 08/2015/ND-CP, and the following instructions:
1. Release of goods pending customs valuation:
a) If exports or imports do not have official prices when the declaration is registered and the declarant requests a consultation:
a.1) Responsibilities of the declarant:
a.1.1) Request release of goods on the customs declaration as instructed in Appendix II enclosed herewith. In case of physical customs declaration, the text “Đề nghị giải phóng hàng” (“Goods release requested”) shall be written in box “Ghi chép khác” (“Notes”) on the declaration;
a.1.2) Pay tax or get guarantee for the tax calculated by the declarant;
a.1.3) Follow procedures for customs valuation of exports or imports that do not have official prices when the declaration is registered in accordance with the Circular of the Ministry of Finance on customs valuation of exports and imports or regulations on consultation in Article 25 of this Circular;
a.1.4) Declare customs values on the customs declaration (or the post-clearance declaration using form No. 03/KBS/GSQL in Appendix V enclosed herewith in case of physical customs declaration) within 30 days from the date of goods release; determine the official tax payable and pay tax fully in order to obtain customs clearance of goods as prescribed.
a.2) Responsibilities of the customs authority:
a.2.1) The Director of the Sub-department of Customs shall decide the release of goods as prescribed in Article 32 of Decree No. 08/2015/ND-CP;
a.2.2) Follow procedures for customs valuation of exports or imports that do not have official prices when the declaration is registered in accordance with the Circular of the Ministry of Finance on customs valuation of exports and imports or hold a consultation as prescribed in Clause 3 Article 25 of this Circular.
b) In case the declarant has not had sufficient information and documents to determine customs values of exports or imports when the customs declaration is registered:
b.1) Responsibilities of the declarant:
b.1.1) Request release of goods on the customs declaration as instructed in Appendix II enclosed herewith (specify the case of goods release);
b.1.2) Declare and calculate tax according to the customs values determined by the customs authority:
b.1.2.1) Write the text “Đề nghị giải phóng hàng” (“Goods release requested”) in box “Ghi chép khác” (“Notes”) on the declaration if the values determined by the customs authority are not concurred with (in case of physical customs declaration); pay tax or get guarantee for according to the values determined by the customs authority in order to obtain goods release. Declare the customs values on the customs declaration (or the post-clearance declaration using form No. 03/KBS/GSQL in Appendix V enclosed herewith in case of manual customs procedures) within 30 days from the date of goods release; determine the official tax payable and pay tax fully in order to obtain customs clearance of goods as prescribed;
b.1.2.2) Declare the customs values determined by the customs authority on the customs declaration, pay tax or get guarantee for tax if such customs values are concurred with in order for the customs authority to decide customs clearance as prescribed.
b.2) Responsibilities of the customs authority:
b.2.1) The Director of the Sub-department of Customs shall determine customs values according to the value database, rules and methods for determination of customs value in the Circular of the Ministry of Finance on customs valuation of exports and imports, notify the declarant (via the e-customs system or using the form No. 02B/TBXDTG/TXNK in Appendix VI enclosed herewith in case of physical customs declaration) as the basis for tax calculation; decide release or customs clearance of goods as prescribed in Article 32 of Decree No. 08/2015/ND-CP;
b.2.2) If the declarant fails to declare the customs values within 30 days from the date of goods release, the customs authority shall grant customs clearance of goods as prescribed in Article 34 of this Circular if the declarant has fully paid tax at the customs values determined by the customs authority according to Point b.2.1 of this Clause.
2. Release of goods pending result of analysis and classification:
a) Responsibilities of the declarant:
a.1) Request release of goods on the customs declaration as instructed in Appendix II enclosed herewith. In case of physical customs declaration, the text “Đề nghị giải phóng hàng” (“Goods release requested”) shall be written in box “Ghi chép khác” (“Notes”) on the declaration;
a.2) Pay tax or get guarantee for the tax calculated by the declarant;
a.3) Make additional declaration as prescribed in Article 20 of this Circular.
b) Responsibilities of the customs authority:
b.1) The customs authority shall inspect fulfillment of conditions for goods release and answer the declarant;
b.2) According to the result of analysis and classification, the Sub-department of Customs where the customs declaration is registered shall request the declarant to make additional declaration (if required);
b.3) If the declarant fails to make additional declaration as requested, the customs authority shall follow instructions in Point b.7 Clause 3 Article 20 of this Circular;
b.4) The Director of the customs authority shall decide goods release according to the declarant’s request and customs dossier.
Article 34. Customs clearance of goods
Customs clearance of goods shall be granted in accordance with Article 37 of the Law on Customs, Clause 2 Article 32 of Decree No. 08/2015/ND-CP, and the following instructions:
1. Goods shall be granted customs clearance in the following cases:
a) Customs procedures are completed:
b) Exports or imports are in the following cases:
b.1) Goods are eligible for applying the time limit for paying tax prescribed in Clause 11 Article 1 of the Law on the amendments to the Law on Tax administration and Article 42 of this Circular; or
b.2) Tax must be paid before customs clearance; however tax is not paid or not fully paid but guaranteed by a credit institution.
c) One of the document of the customs dossier is missing but the Director of Sub-department of Customs extends the deadline for submission of the original copy as prescribed in Clause 3 Article 27 of Decree No. 08/2015/ND-CP;
d) Goods subject to inspection by a specialized agency shall be granted customs clearance when tax liabilities are fulfilled and one of the following documents is available:
d.1) A notice of exemption from inspection;
d.2) Inspection result which indicates fulfillment of requirements applied to imports;
d.3) A conclusion of the specialized agency or a decision issued by a competent authority with regard to the permitted shipment of imports.
dd) Tax on exports or imports is yet to be paid while pending procedures for tax exemption or tax cancellation shall be granted customs clearance in the following cases:
dd.1) Goods directly serving national defense and security on which excise tax, environmental protection tax, and other taxes (if any) have been fully paid;
dd.2) Goods serving disaster control, prevention of epidemics, emergency assistance; humanitarian aid, grant aid on which relevant taxes (if any) have been fully paid;
dd.3) Tax on goods that are paid by state budget is yet to be paid by state budget as confirmed by a competent authority.
2. Decision on customs clearance of goods
a) If the inspection result is satisfactory, the e-customs system shall automatically check the fulfillment of tax liabilities and decide whether to grant customs clearance;
b) If the e-customs system fails to perform such check, the declarant shall submit documents proving fulfillment of tax liabilities (receipt for payment to state budget, guarantee documents, etc.) for the customs official to check and confirm fulfillment of tax liabilities: submit photocopies and present original for comparison;
c) With regard to in case of physical customs declaration:
c.1) The customs official who grants registration to the customs declaration shall decide customs clearance of goods exempt from physical inspection;
c.2) In case the shipment on the customs declaration must undergo physical inspection:
c.2.1) The customs official who carries out physical inspection shall decide customs clearance of goods that must undergo physical inspection;
c.2.2) If the shipment is inspected by another Sub-department of Customs at the Sub-department of Customs where the customs declaration is registered, the latter shall decide customs clearance of goods according to the inspection result sent by the former.
Section 4. Time, exchange rate, basis, methods for calculation of export duty, import duty, safeguard duty, anti-dumping duty, and countervailing duty
Article 35. Time, exchange rate for calculating taxes on exports or imports
1. The time for calculating export duty, import duty, safeguard duty, anti-dumping duty, and countervailing duty (within the effective period of the Decision of the Minister of Industry and Trade) is the registration date of the customs declaration. Export duty, import duty shall be calculated according to the tax rates, dutiable values, and exchange rates at that time.
If the taxpayer declares, calculates tax on the paper customs declaration before the registration date with different exchange rate from the exchange rate applicable on the registration date, the customs authority shall recalculate the tax payable according to the exchange rate applicable on the registration date.
2. Exchange rates for tax calculation shall comply with Decree No. 08/2015/ND-CP.
a) The General Department of Customs shall cooperate with Vietcombank to update buying rates in the form of wire transfer announced by the headquarter at the end of Thursdays (or the day before if Thursday is a public holiday), announce the rate on the website of the General Department of Customs, and update it on the e-customs system in order to apply to customs declarations registered in the succeeding weeks;
b) With regard to the foreign currencies that are not announced by the headquarter of Vietcombank, the General Department of Customs shall update the exchange rates announced by the State bank of Vietnam posted on its website, announce it on the website of the General Department of Customs, and update it on the e-customs system in order to determine exchange rates for calculating taxes on exports or imports.
Article 36. Time for calculating taxes on exports and imports on all-inclusive customs declaration
1. In case an all-inclusive customs declaration is used for partial shipments of exports/imports, taxes shall be calculated by whenever an export or import is made at the time of following customs procedures. Export duty/import duty shall be calculated according to the exchange rates, dutiable values, and exchange rates applicable on that day according to the practical exported/imported quantity of each article.
2. If the all-inclusive declaration is registered after delivery, Article 93 of this Circular shall apply.
Article 37. Basis and method for tax calculation at certain rates
1. Basis for tax calculation:
a) Quantity of each article of export/imports written on the customs declaration;
b) Customs values as prescribed in the Law on Customs, the Law on Tax administration, the Law on Export and import duty, Decree No. 08/2015/ND-CP, the Circular of the Ministry of Finance on customs valuation of exports and imports;
c) Tax rates
c.1) Rates of export duty on exports are specified in the export duty schedule issued by the Minister of Finance;
c.2) Rates of import duty on imports vary from article to article, including preferential tax rates, ordinary tax rates, and special preferential tax rates:
c.2.1) Preferential tax rates applied on goods imported from countries, groups of countries or territories granted “most-favoured nation” status by Vietnam. The list of countries, groups of countries or territories granted “most-favoured nation” status by Vietnam shall be announced by the Ministry of Industry and Trade.
Preferential rates of tax on particular articles are specified on the preferential import tariff schedule issued by the Minister of Finance.
The taxpayer shall declare and take legal responsibility for goods origin, which is the basis for determination of preferential rates of import duty;
c.2.2) Ordinary tax rates shall comply with the Law on Export and import duty and regulations of the Government on implementation of the Law on Export and import duty;
c.2.3) Special preferential import duty rates are applied to particular articles that satisfy requirements for application of special preferential import duty rates prescribed in Circulars of the Minister of Finance on preferential import tariff schedules for implementation of Free Trade Agreements.
If goods are imported from a free trade zone (including processed goods) into the domestic market, the following conditions must be satisfied to apply special preferential tax rates imposed by the Minister of Finance:
c.2.3.1) The goods are on the list of special preferential import tariff schedule issued by the Ministry of Finance;
c.2.3.2) Goods have documents certifying goods origins as prescribed by the Ministry of Industry and Trade.
c.2.4) If MFN rate on an article on preferential import tariff schedule is lower than the special preferential tax rate in the special preferential import tariff schedule, the MFN rate shall apply.
d) Apart from the taxes mentioned in Points c.2.1, c.2.2, or c.2.3 of this Clause, if goods are imported into Vietnam beyond the limits, there are subsidies, dumping, or discrimination against goods exported by Vietnam, countervailing duty, anti-dumping tax, anti-discrimination tax, and safeguard duty shall be imposed.
2. Method for tax calculation:
a) According practical quantity of each article on the customs declaration, their dutiable values, and tax rates, the amount of export duty, import duty payable shall be calculated as follows:
Export duty, import duty payable |
= |
Quantity of each article written on the customs declaration |
x |
Dutiable value of a unit of goods |
x |
Tax rate on each article |
Import duty on crude oil or natural gases shall be calculated in accordance with instructions of the Ministry of Finance on taxes incurred by entities engaged in petroleum exploration and extraction as prescribed by the Law on Petroleum;
b) If the practical quantity of exports or imports is different from the commercial invoice because of their nature and such difference is conformable with the delivery terms and payment terms of the sale contract, the export duty, import duty payable shall be calculated according to the practical payment for the goods and tax rate on each article.
Example: An enterprise imports 1,000 tonnes of threaded tobacco under a contract at USD 100 per tonne ± 2% water. The payment on the commercial invoice is 1,000 tonnes x USD 100 = USD 100,000. Upon importation, if the weight determined by the customs authority is 1020 tonnes or 980 tonnes, the taxable value is still USD 100,000.
Article 38. Basis and method for calculating fixed tax and mixed tax
1. Basis for tax calculation:
a) Basis for calculating fixed tax:
a.1) Practical quantity of each article written on the customs declaration that applies fixed tax;
a.2) The fixed amount of tax on a unit of goods;
a.3) Exchange rates:
b) Basis for calculating mixed tax:
b.1) Practical quantity of each article written on the customs declaration that applies mixed tax;
b.2) Tax rate and dutiable values of goods that apply mixed tax according to Point b and Point c Clause 1 Article 37 of this Circular;
b.3) Fixed tax on goods that apply mixed tax prescribed in Point a Clause 1 of this Article;
b.4) Exchange rates for tax calculation:
2. Method for tax calculation:
a) Determination of export duty, import duty payable at absolute rate:
Fixed export duty, import duty payable |
= |
Practical quantity of each article written on the customs declaration that apply fixed tax |
x |
Fixed tax on a unit of goods |
x |
Exchange rate for tax calculation |
b) Determination of export duty, import duty payable that apply mixed tax:
Export duty, import duty payable on goods that apply mixed tax |
= |
Tax calculated as prescribed in Clause 2 Article 37 of this Circular |
+ |
Fixed tax payable calculated as prescribed in Point a Clause 2 of this Article |
Article 39. Safeguard duty, anti-dumping duty, countervailing duty
1. Importers of goods subject to safeguard duty, anti-dumping duty, or countervailing duty according to Decisions of the Minister of Industry and Trade are the taxpayers.
2. Basis for tax calculation:
a) Practical quantity of each article written on the customs declaration that applies safeguard duty, anti-dumping duty, or countervailing duty;
b) Dutiable values of each article that applies safeguard duty, anti-dumping duty, countervailing duty;
c) Rate of tax on each article as prescribed in Point d Clause 1 Article 37 of this Circular.
3. Method for tax calculation:
Safeguard duty, anti-dumping duty, or countervailing duty |
= |
Practical quantity of each article written on the customs declaration that applies safeguard duty, anti-dumping duty, or countervailing duty |
x |
Taxable price |
x |
Rate of safeguard duty, anti-dumping duty, or countervailing duty |
||||
Total amount of tax payable on goods that apply safeguard duty, anti-dumping duty, or countervailing duty |
= |
Tax payable calculated as prescribed in Clause 2 Article 37 or Clause 2 Article 38 of this Circular |
+ |
Amount of safeguard duty, anti-dumping duty, or countervailing duty |
||||||
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
4. Time for tax calculation, deadline for paying tax
a) The time for tax calculation shall comply with Article 35 of this Circular;
b) The deadline for tax payment shall comply with Clause 6 Article 42 of this Circular.
5. Tax collection and tax refund:
a) Tax collection:
a.1) Safeguard duty, anti-dumping duty, and countervailing duty shall be paid to the same account of state budget to which import duty is paid;
a.2) In case of materials and supplies imported for manufacturing of domestic exports; temporarily imports on which import duty is paid to a deposit account of the customs authority, safeguard duty, anti-dumping duty, and countervailing duty shall be paid to the same deposit account of the customs authority as if import duty.
b) Tax refund:
The amount of safeguard duty, anti-dumping duty, or countervailing duty paid under a provisional decision on imposition of safeguard duty, anti-dumping duty, or countervailing duty issued by the Ministry of Industry and Trade that is in excess of the amount payable under the official decision shall be refunded to the taxpayer.
The procedures for refunding overpaid tax are specified in Article 49 and Article 132 of this Circular.
6. Separate instructions of the Ministry of Finance shall apply to collection, refund, and other tax policies.
Article 40. Application of basis for tax calculation in some special cases
1. With regard to goods that have been repurposed and thus no longer eligible for conditional tax exemption, preferential tax rates, or tax rates within tariff-rate quota, the basis for tax calculation is the dutiable values, tax rates, and exchange rates at the time or registering the new declaration. Where:
a) Customs values of imports shall comply with the Law on Customs, Decree No. 08/2015/ND-CP, and the Circular of the Ministry of Finance on customs values of exports and imports;
b) The rate of import duty shall be the rate at the time of registering the new declaration. Separate regulations of the Ministry of Finance shall apply to cars and motorbikes being belongings of Vietnamese citizens residing overseas that have been granted registration of permanent residences in Vietnam, cars and motorbikes of entities provided with diplomatic immunity and privileges in Vietnam that are repurposed.
If the customs authority or another competent authority finds that goods are repurposed or sold domestically instead of being re-exported but the taxpayer fails to voluntarily declare and pay tax, the taxpayer shall pays an amount of tax imposed by the customs authority and incur penalties as prescribed in Article 21 of this Circular.
2. If goods are manufactured, processed, recycled, assembled in a free trade zone where materials and components are imported from abroad as prescribed in Clause 16 Article 103 of this Circular, tax shall be calculated according to the Prime Minister’s regulations on financial policies applied to economic zones at checkpoints and guiding documents of the Ministry of Finance.
3. With regard to imports that also incur safeguard duty/anti-dumping duty/countervailing duty/anti-discrimination tax, the amount of safeguard duty/anti-dumping duty/countervailing duty/anti-discrimination tax shall be added to the price for calculating excise tax, VAT.
Section 5. Payment of taxes and fees
Article 41. Tax payment currencies
1. Taxes on exports or imports shall be paid in VND. If taxes are paid in foreign currencies, only convertible foreign currencies are permitted. Exchange rates between foreign currencies and VND shall comply with Clause 2 Article 35 of this Circular.
2. If taxes have to be paid in foreign currencies but official prices are not available when the declaration is registered:
a) The taxpayer may pay a provisional amount of tax in a foreign currency before customs clearance or release of goods. After official prices are available and the taxpayer is paid in foreign currency by the foreign client, the difference (if any) shall be paid in foreign currency; or
b) The taxpayer may pay a provisional amount of tax in VND before customs clearance or release of goods. After official prices are available and the taxpayer is paid in foreign currency by the foreign client, the difference (if any) shall be paid in foreign currency; or Exchange rates between foreign currencies and VND shall comply with Clause 2 Article 35 of this Circular.
Article 42. Deadline for paying tax
Deadlines for paying taxes on exports or imports are prescribed in Clause 3 Article 42 of the Law on Tax administration, which is amended in Clause 5 and Clause 6 Article 1 of the Law No. 21/2012/QH13. Specific instructions are provided below:
1. With regard to materials and supplies imported for manufacturing of domestic exports:
a) In order to apply the 275-day time limit, the taxpayer must satisfy the conditions below:
a.1) The taxpayer has a establishment in Vietnam’s territory for manufacturing of domestic exports, has the lawful right to use the premises, facilities (including those associated with land); has the right to own or right to use machinery and equipment at the manufacturing establishment that Article suitable for materials and supplies imported for in Vietnam’s territory;
a.2) The taxpayer has engaged in export/import for at least 02 years prior to the registration date of the customs declaration of the shipment of materials and supplies imported for in Vietnam’s territory, and the customs authority determines that throughout that 2-year period:
a.2.1) the taxpayer is not penalized for smuggling or illegal transport of goods across the border;
a.2.2) the taxpayer is not penalized for tax evasion or trade fraud;
a.3) The taxpayer does not owe overdue taxes, late payment interest, fines on exports or imports when the declaration is registered;
a.4) The taxpayer does not incur any penalty for accounting offenses for 02 consecutive years from the registration date of the customs declaration;
a.5) The taxpayer makes payment for goods imported for manufacturing of domestic exports via a bank. The cases in which payments are considered made via a bank are specified in Clause 4 of Appendix VII enclosed herewith.
The taxpayer shall make declaration and take responsibility for the declaration of fulfillment of conditions for applying 275-day time limit using form No. 04/DKNT-SXXK/TXNK in Appendix VI enclosed herewith.
b) In case of import entrustment, the entrusting party must satisfy all conditions in Point a and have the import entrustment contract; the trustee must satisfy all conditions in Points a.2, a.3, a.4, a.5 of this Clause;
c) In case a parent company imports goods to supply its associate companies, an associate company imports goods to supply other associate companies; an associate company imports goods to supply its affiliated units:
c.1) In case goods are imported by a parent company to supply associate companies, then the associate companies must satisfy all conditions in Points a.1, a.2, a.3, a.4 and the parent company must satisfy all conditions in Points a.2, a.3, a.4, a.5 of this Clause;
c.2) In case goods are imported by an associate company to supply other associate companies, then the other associate companies must satisfy all conditions in Points a.1, a.2, a.3, a.4 and the importing company must satisfy all conditions in Points a.2, a.3, a.4, a.5 of this Clause;
c.3) In case goods are imported by an associate company to supply its affiliated unit:
c.3.1) If goods are manufactured and exported by the affiliated unit, but the associate company has the right to own the manufacturing facilities, the associate company has the right to own or use the machinery and equipment, then the affiliated unit must satisfy all conditions in Points a.2, a.3, a.4 and the associate company must satisfy all conditions in Point a of this Clause;
c.3.2) If goods are manufactured and exported by the affiliated unit, the manufacturing facilities are under the ownership of the affiliated unit, the machinery and equipment are under the ownership or enjoyment of the affiliated unit, then the affiliated unit must satisfy all conditions in Points a.1, a.2, a.3, a.4; and the associate company must satisfy all conditions in Point a.2, a.3, a.4, a.5 of this Clause.
When following procedures for importing materials and supplies, the parent company or the associate company which imports materials and supplies must provide the customs authority with the list of associate companies or affiliated units as declared with the tax authority in order to obtain the taxpayer ID number (TIN) as prescribed in Circular No. 80/2012/TT-BTC dated May 22, 2012 of the Ministry of Finance.
d) If any of the conditions mentioned in Point a of this Clause is not satisfied but the tax is guaranteed by a credit institution, the guarantee shall comply with Article 43 of this Circular. Time limit for paying tax is the same as the guarantee duration. Nevertheless, the time limit must not exceed 275 days from the customs declaration registration date. Late payment interest shall not be charged during the guarantee period.
dd) In case materials and supplies imported for manufacturing of products for export that are eligible for 275-day time limit are in fact not used for manufacturing of domestic exports or any of the conditions in Point a of this Clause is not satisfied, or products are exported after the deadline for paying tax:
dd.1) If goods are sold domestically instead of being re-exported: The taxpayer must pay all taxes payable as prescribed by law before completing procedures for domestic sale of goods instead of re-export; procedures for declaring domestic sale of goods instead of re-export, registration of the new declaration and tax calculation shall comply with Article 21 and Article 40 of this Circular;
dd.2) If products are exported after the 275-day time limit for paying tax though the taxpayer satisfies all conditions because the manufacture or reserve cycle is longer than 275 days, the client terminates the contract, the time of delivery is delayed, tax deferral shall be granted as prescribed in Article 135 of this Circular;
dd.3) If any of the conditions in Point a of this Clause is not satisfied (and no guarantee is provided): the taxpayer must pay all taxes and late payment interest incurred over the period from the registration date of the declaration of imports to the tax payment date, and also incurs penalties as prescribed.
2. With regard to temporarily imports
a) The taxpayer must pay import duty and other taxes prescribed by law (if any) before completing procedures for temporary import of goods. If taxes have not been paid and are guaranteed by a credit institution, the guarantee shall comply with Article 43 of this Circular. Time limit for paying tax is the same as the guarantee duration. Nevertheless, the time limit must not exceed 15 days from the expiration of the temporary import period (unless this period is extended). Late payment interest shall not be charged during the guarantee period;
b) If goods are re-exported after the expiration of the guarantee period, late payment interest shall be charged for the period from the expiration of the guarantee period to the practical re-export date or tax payment date (whichever comes first);
c) If permission for paying tax by the end of the guarantee period is granted but goods are sold domestically instead of being re-exported, all taxes must be paid before completing procedures for domestic sale of goods. Procedures for declaration of domestic sale of goods instead of re-exported, registration of the new declaration, and tax calculation shall comply with Article 21 and Article 40 of this Circular.
3. With regard to exports or imports prescribed in Point c Clause 3 Article 42 of the Law on Tax administration, which is amended in Clause 11 Article 1 of the Law No. 21/2012/QH13, the taxpayer must pay tax before goods are released or granted customs clearance.
If taxes are guaranteed by a credit institution, the guarantee shall comply with Article 43 of this Circular. The time limit for paying tax is the same as the guarantee duration and must not exceed 30 days from customs declaration registration date. However, late payment interest will still be charged for the period from the date of customs clearance or release of goods to the practical tax payment date. Late payment interest is specified in Article 106 of the Law No. 21/2012/QH13 on the amendments to the Law on Tax administration, amended in the law No. 71/2014/QH13, and instructed in Article 133 of this Circular.
4. Time limits for paying taxes in special cases (except for the case in which outstanding tax may be paid in instalments prescribed in Clause 25 Article 1 of the Law No. 21/2012/QH13 on amendments to the Law on Tax administration):
a) With regard to partial shipments of exports/imports on an all-inclusive customs declaration prescribed in Article 36 and Article 93 of this Circular, the time limit for paying tax varies from case to case as prescribed in this Article, and are applied to each shipment;
b) With regard to exports or imports that are still under the supervision of the customs authority but impound by a competent authority for investigation, the time limit for paying tax shall begins on the day such goods are released;
c) With regard to goods that are imported to directly serve national defense and security, granted customs clearance or released, and awaiting decision on conditional tax exemption, if it is determined that such goods are not eligible for conditional tax exemption, taxes shall be fully paid, the time limit for paying tax and late payment interest shall be recalculated according to the period from the date of customs clearance or release of goods to the practical tax payment date, and penalties shall be imposed (if any);
d) With regard to goods that are imported to directly serve scientific research, education, training, and eligible for conditional tax exemption, the taxpayer must implement the latest decision on tax payable issued by the customs authority pending a decision on conditional tax exemption. If it is determined that such goods are not eligible for conditional tax exemption, taxes shall be fully paid, the time limit for paying tax and late payment interest shall be recalculated according to the period from the date of customs clearance or release of goods to the practical tax payment date, and penalties shall be imposed (if any);
dd) If payment for goods covered by state budget yet to be made, taxes shall be paid within 05 working days from the receipt of money paid by the state budget.
Late payment interest shall be charged as prescribed in Article 133 of this Circular if the taxpayer fails to pay taxes by the said deadline.
The taxpayer must present documents issued by State Treasury about the amount paid by state budget in order to pay tax to the customs authority where the customs declaration is registered: 01 photocopy;
e) In case of additional declaration to pay tax arrears, the time limit for paying tax arrears shall be the same as the time limit for paying tax on the declaration.
5. Time limit for paying imposed tax
a) With regard to customs declarations registered from July 01, 2013, the time limit for paying tax imposed by the customs authority is the same as the time limit written on such declarations;
b) With regard to declarations registered before July 01, 2013, if the customs authority imposes tax from the effective date of this Circular, the deadline for paying tax is the issuance date of the decision on tax imposition.
6. Time limit for paying tax on exported crude oil, goods subject to safeguard duty, anti-dumping duty, countervailing duty (except for materials and supplies imported for manufacturing of domestic exports, temporarily imports, which apply the time limits for paying tax prescribed in Point a, Point dd Clause 1, Point a Clause 2 of this Article) shall comply with Point c Clause 3 Article 42 of the Law on Tax administration, which is amended in Clause 11 of the Law No. 21/2012/QH13. Accordingly, the time limit for paying tax shall comply with Clause 3 of this Article.
7. If official prices are not available when goods are released or granted customs clearance and the taxpayer must pay tax according to the declared prices, the time limit for paying tax shall comply with Clause 3 of this Article.
If the tax temporarily paid or guaranteed before goods are released or granted customs clearance is lower than tax payable when official prices are available, the taxpayer must pay the difference. Late payment interest shall not be charged on such difference. The time of fixing official prices shall be determined as prescribed by law.
If the tax temporarily paid or guaranteed before goods are released or granted customs clearance is higher than tax payable when official prices are available, the excess shall be settled in accordance with Article 49 and Article 132 of this Circular.
8. The deadline for paying taxes on copyright pay, license pay, and the amount paid by the importer from the amount collected after selling, disposing of, using imports that were not determined when the declaration is registered (because it depends on the revenue from sale of imports or because of other reasons specified in the sale contract or agreement on payment of copyright pay, license pay) is the registration date of the post-clearance additional declaration.
9. Time limits for paying VAT on machinery, equipment, vehicles that are part of a technological line, building materials that cannot be domestically manufactured and need importing to form fixed assets; materials for manufacture of animal feeds and imported pesticides shall comply with Point c Clause 3 Article 42 of the Law on Tax administration, which is amended in Clause 1 Article 1 of the Law No. 21/2012/QH13, Clause 1 Article 3 of the Law No. 71/2014/QH13, which adds Clause 3a to Article 5 of the Law on Value-added tax, instructions in Article 43 of this Circular, and other guiding Circulars promulgated by the Minister of Finance.
Article 43. Tax guarantee
1. Tax guarantee shall be provided in the form of separate guarantee or joint guarantee.
a) Separate guarantee means guarantee provided by a credit institution operating under the Law on credit institutions (hereinafter referred to as “lawful credit institution”) for fulfillment of tax liability of a particular customs declaration. If the taxpayer fails to pay tax and late payment interest (if any) by expiration of the guarantee period, the organization that provides guarantee (hereinafter referred to as “guarantor”) shall pay tax and late payment interest fully on behalf of the taxpayer as prescribed in Clause 11 Article 1 of the Law No. 21/2012/QH13 on the amendments to the Law on Tax administration; Clause 2 Article 114 of the Law on Tax administration;
b) Joint guarantee means guarantee provided by a lawful credit institution institutions for fulfillment of tax liability of more than one customs declarations at one or some Sub-departments of Customs. Joint guarantee shall be gradually deducted and restored in proportion with the amount of tax payable.
If the taxpayer fails to pay tax and late payment interest (if any) by expiration of the guarantee period, the guarantor shall pay tax and late payment interest fully on behalf of the taxpayer as prescribed in Clause 11 Article 1 of the Law No. 21/2012/QH13 on the amendments to the Law on Tax administration; Clause 2 Article 114 of the Law on Tax administration.
2. The customs authority shall accept tax guarantee if the following conditions are satisfied:
a) Conditions for taxpayer to get guarantee:
a.1) The taxpayer has engaged in export/import for at least 365 days prior to the registration date of the customs declaration, and throughout that 365-day period:
a.1.1) the taxpayer is not on any customs authority’s list of entities that incur penalties for smuggling or illegal transport of goods across the border;
a.1.2) the taxpayer is not on any customs authority’s list of entities that incur penalties for tax evasion, tax fraud;
a.1.3) the taxpayer has incurred not more than two penalties for other customs offences (including understatement of tax payable or overstatement of exempted, reduced, refunded, or cancelled tax), the fine for which exceeds the competence of the Director of the Sub-department of Customs as prescribed by the Law on Actions against administrative violations.
a.2) The taxpayer is not on the list of entities that owe overdue taxes, late payment interest, fines when the declaration is registered.
b) There is a letter of guarantee provided by a lawful credit institution which specifies the guaranteed tax, guarantee period, and commitment of ability and responsibility to fully pay tax and late payment interest on behalf of the taxpayer if the taxpayer fails to pay tax by expiration of the guarantee period.
3. Procedures for provision of separate guarantee
a) If tax guarantee is provided, the taxpayer shall submit the letter of guarantee written by the guarantor to the customs authority while following procedures for export or import of a shipment;
b) The contents of the letter of separate guarantee must comply with the form No. 05/TBLR/TXNK in Appendix VI enclosed herewith;
c) The customs authority shall inspect the fulfillment of conditions for guarantee prescribed in Clause 2 of this Article, the contents of the letter of guarantee, and:
c.1) Determine a deadline for paying tax according to the guarantee period, which is not later than the deadline prescribed in Clause 3 Article 42 of the Law on Tax administration, which is amended in Clause 11 Article 1 of the Law No. 21/2012/QH13 on the amendments to the Law on Tax administration;
c.2) If the guaranteed tax is smaller than the amount of tax payable, the Director of Sub-department of Customs shall grant customs clearance to the quantity of goods corresponding to the guaranteed tax, and take legal responsibility for this action. If the taxpayer wishes to obtain customs clearance for the whole shipment, the taxpayer must pay the unguaranteed tax before receiving goods.
If the imports are bulk cargo or liquefied gases, and the guarantee amount is smaller than the amount of tax payable, the Director of Sub-department of Customs shall grant customs clearance to a quantity of goods which does not exceed the corresponding amount of tax guaranteed;
c.3) If any of the guarantee conditions is not satisfied, the customs authority shall notify the taxpayer of the refusal of tax guarantee. The guarantor shall be requested to certify if the truthfulness of the letter of guarantee is suspicious.
d) Monitoring and settlement of guarantee:
d.1) If the taxpayer fails to pay up the guaranteed tax by expiration of the guarantee period, the guarantor shall fully pay tax and late payment interest on behalf of the taxpayer;
d.2) The customs authority shall monitor, urge the taxpayer and the guarantor to fully pay tax and late payment interest to state budget as prescribed.
Any customs authority that finds that the guarantor fails to adhere to the commitment shall make a notification in writing or on the electronic data system (if any) for other customs units nationwide to reject letters of guarantee written by such guarantor;
d.3) If eh taxpayer and the guarantor pay tax and late payment interest (if any) at the same time, the overpaid amount shall be refunded to the guarantor.
4. Procedures for provision of joint guarantee
a) Before initiating procedures for export or import, the taxpayer shall send a written request for permission for joint guarantee of imports (form No. 06A/DDNBLC/TXNK in Appendix VI enclosed herewith) to the Sub-department of Customs where the customs declaration is registered;
b) The contents of the letter of joint guarantee must comply with the form No. 06/TBLC/TXNK in Appendix VI enclosed herewith;
c) The customs authority where the customs declaration is registered shall check the fulfillment of guarantee conditions prescribed in Clause 2 of this Article. If all conditions are satisfied, the customs authority shall accept the joint guarantee for multiple declarations of imported/exports which are registered during the guarantee period written on the letter of guarantee, and determine the deadline for paying tax on each shipment according to the guarantee period.
If any of the guarantee conditions is not satisfied, the customs authority shall notify the taxpayer of the refusal of tax guarantee.
The customs authority shall send an enquiry about the truthfulness of the letter of guarantee to the guarantor if it is suspicious;
d) Point c.2 Clause 3 of this Article shall apply if the remaining guarantee amount is lower than the amount of tax payable.
dd) Guarantee shall be monitored and settled as prescribed in Point d Clause 3 of this Article to ensure that the guaranteed amount each time is never higher than the total guarantee value; the guarantee quota shall be restored according to the amount of tax paid. The remaining quota of the letter of guarantee equals (=) the initial quota minus (-) guaranteed tax plus (+) paid tax on the declarations under joint guarantee;
e) If the guarantor makes a written request for revocation of joint guarantee, the customs authority shall immediately terminate the application of joint guarantee on the e-customs system, and notify the guarantor of such termination as soon as the guarantor’s request is received, provided taxes, late payment interest, fines (if any) of the declarations under joint guarantee have been fully paid.
5. In case of electronic guarantees provided via commercial banks that have entered into agreements on tax collection with the General Department of Customs: Upon receipt of information about the guarantee amount at a commercial bank via the Electronic Payment System on the Electronic Payment Portal of the General Department of Customs, the customs authority shall update it on the database of the General Department of Customs and grant customs clearance of goods. Guarantees shall be monitored and settled in accordance with Point d Clause 3 and Point dd Clause 4 of this Article.
Article 44. Locations and methods of tax payment
Locations and methods of tax payment shall comply with Circular No. 126/2014/TT-BTC August 28, 2014 of the Ministry of Finance on some procedures for declaration, payment, collection of taxes, late payment interest, fines, and other receivables on exports or imports.
Article 45. Payment and collection of customs fees
1. Payers, rates, collection methods, management and use of customs fees shall comply with Circular No. 172/2010/TT-BTC dated November 02, 2010.
If a declaration that has more than 50 lines must be divided, or an article on which tax exceeds the number of digits on the declaration, or the total tax on a declaration exceeds the number of digits on the declaration, only customs fee for the first declaration is collected.
2. Payment method:
The declarant shall pay customs fees by monthly wire transfer or in cash. The Director of the General Department of Customs shall organize the collection of electronic customs fees via commercial banks or organizations authorized to collect by customs authorities (hereinafter referred to as “authorized collectors”).
3. Payment locations:
Payers of customs fees shall transfer or pay money at State Treasuries, credit institutions, authorized collectors, or customs authorities.
4. Procedures for payment:
a) If customs fees are paid monthly:
a.1) Within the first 10 days of the next month, the declarant shall fully pay the customs fees of the previous month to the account of the customs authority where the customs declaration is registered. The accounting system of the customs authority shall automatically deduct the paid amount from the outstanding amount in chronological order;
a.2) The customs authority where the customs declaration is registered shall compare the list of customs declarations that incur customs fees, record the receivable, paid, and outstanding customs fees according to applicable regulations;
a.3) If a declarant pays customs fees via an authorized collector, the customs authority shall provide the lists of declarations that incur customs fees of such declarant for the authorized collector via the customs electronic payment portal on the 5th of every month;
a.4) According to the list sent by the customs authority, the authorized collector shall collect customs fees and transfer it to the deposit account of the customs authority at a State Treasury;
a.5) On the 10th of every month, the authorized collector shall make and submit a statement of the amounts of receivable, paid, and outstanding customs fees of every declarant to the customs authority.
b) Any declarant that does not pay customs fees monthly or does not regularly follow customs procedures at a Sub-department of Customs shall pay customs fee every time it is incurred according to the notice of customs fees on the e-customs system;
c) If a declarant pays customs fees in cash, the collecting customs official shall write a receipt and record the collected amount as prescribed.
5. The customs authority shall not enforce payment if declarant has outstanding customs fees. The declarant has the responsibility to fully pay customs fees by the deadline prescribed in this Article.
6. Management, monitoring of customs fees (if any) on the Concentrated Accounting System:
a) When receiving the statement from the authorized collector, the Sub-department of Customs where customs procedures are followed must carefully check the amounts of customs fees collected and transferred to its deposit account at a State Treasury, compare them with the practical payment confirmed by the State Treasury. In case of any difference between the statement sent by the authorized collector and the amount confirmed by the State Treasury, a record must be made to determine the reasons and accountability;
b) According to the amount of customs fees collected and transferred to the customs authority by the authorized collector, receipts of payment to state budget, and confirmation of payment made by the State Treasury, the customs authority shall record the amount of customs fees collected and receivable in order to take appropriate actions.
7. Procedures, responsibilities, and funding for authorizing customs fee collection:
a) The authorization of customs fee collection shall be made into a contract (form No. 07/UNTH/TXNK Appendix VI enclosed herewith) between the Director of the General Department of Customs and the head of the organization authorized to collect customs fees.
b) Responsibilities of the authorized collector:
b.1) Develop an information technology system connected with the customs electronic payment portal to execute the concluded collection authorization contract.
The authorized collector must not authorize any third party to execute the collection authorization contract with the customs authority;
b.2) Receive information about collection of customs fees from customs authorities; fully, promptly collect and transfer customs fees to the deposit account of the customs authority at a State Treasury. The amount of customs fees transferred to the customs authority’s deposit account is the total collected amount on the receipts for customs fee collection:
b.3) Issue receipts for customs fee collection to the fee payer upon collection.
Make a list of receipts by payer and an order of payment to State Treasury;
b.4) Not later than the 10th of the next month, the authorized collector must make and send a report on the amount collected and transferred in the previous month (form No 08/BCT/TXNK in Appendix VI enclosed herewith) to the customs authority. The report must reflect the amount receivable, collected, outstanding amount, reasons, and proposed solutions;
b.5) Make and submit statements of collected customs fees to the customs authority.
c) Responsibilities of the authorizing customs authority:
c.1) Announce the authorized collector;
c.2) Issue notices of customs fees payable in the month requesting the authorized collector to collect the fees by the 5th of the next month via customs electronic payment portal;
c.3) Instruct the authorized collector to collect customs fees as prescribed;
c.4) Provide funding for collection of customs fees for the authorized collector under the concluded contract;
c.5) Inspect the collection and transfer of customs fees by the authorized collector.
d) Responsibilities of the State Treasury:
Send receipts for the amount collected and transferred by the authorized collector to the customs authority for monitoring;
dd) Funding for collection authorization
The funding is extracted from the amount of customs fees collected by the customs authority. The amount paid to the authorized collector must comply with the agreement between the General Department of Customs and the authorized collector and suit the practical situation.
Funding for collection authorization must be provided for the right consignees by wire transfer to the authorized collector’s account at a credit institution or State Treasury. The funding must not be provided in cash. The customs authority shall provide funding in full for the authorized collector on the basis of the customs fees transferred to the customs authority’s deposit account at a State Treasury.
8. Penalties for violations against regulations on customs fees:
Every act of the authorized collector that delays the transfer of collected customs fees to the customs authority’s deposit account at a State Treasury shall be considered appropriation of customs fees, and the authorized collector shall be dealt with according to applicable regulations of law.
Article 46. Payment of taxes of goods subject to analysis
The taxpayer must comply with Clause 2 Article 33 and Article 42 of this Circular in order to accurately determine tax on goods subject to analysis.
If the analysis result contravenes the taxpayer’s declaration and thus changes the amount of tax payable, then the taxpayer must make additional declaration on the e-customs system and pay taxes as soon as the customs authority’s notification of the analysis result is available. Late payment interest shall not be charged for the period pending analysis result, or paid tax (if any) shall be refunded.
If the taxpayer fails to make additional declaration, the customs authority shall impose tax. The taxpayer shall pay tax arrears, late payment interest, and fines (if any) as prescribed.
Article 47. Procedures for paying taxes, late payment interest, and fines
1. Outstanding taxes are unpaid taxes on goods that have been released or granted customs clearance.
2. Due taxes, late payment interest, and fines shall be paid in the order prescribed in Article 45 of the Law on Tax administration, which is amended in Clause 12 Article 1 of the Law No. 21/2012/QH13 on the amendments to the Law on Tax administration, where:
a) Outstanding taxes and late payment interest that are more than 90 days overdue shall be enforced;
b) Outstanding taxes and late payment interest that are less than 90 days overdue shall not be enforced;
3. State Treasuries and customs authority shall exchange information about collection of taxes, late payment interest, and fines to determine the order and collect them properly. To be specific:
a) The customs authority shall monitor tax debts of taxpayers, instruct taxpayers to pay tax in the correct order, development a database system for taxpayers to check and pay taxes as prescribed;
b) According to the receipts for payment of taxes, late payment interest, and fines of taxpayers, State Treasuries shall record payments to state budget, send documents and information about the payments to customs authorities;
c) In case a taxpayer fails to pay taxes, late payment interest, fines in the correct order, the customs authority shall send a request for adjustment of the amount of tax collected to the State Treasury, notify the taxpayer of such adjustment or request the taxpayer to pay other outstanding amounts in the correct order. Exports or imports on a new customs declaration shall only be granted customs clearance when the taxpayer does not owe overdue taxes, late payment interest, or fines.
d) If the taxpayer does not specify the amount of each type of tax, late payment interest, and fine on the tax payment document, the customs authority shall record the collected amount of tax, late payment interest, and fine n the correct order, notify the State Treasury and the taxpayer.
Article 48. Tax imposition
1. Tax imposition prescribed in this Circular means the customs authority’s exercising its right to determine the factors, basis for tax calculation, calculate tax, and request the taxpayer to pay the tax determined by the customs authority in the cases mentioned in Clause 2 of this Article.
2. The customs authority shall impose tax in the cases prescribed in Clause 3 Article 33 of Decree No. 83/2013/ND-CP.
3. Tax imposition must comply with principles in Article 36 of the Law on Tax administration.
4. The basis for tax imposition is the quantities, dutiable values, origins of goods, rates of export duty, import duty, excise tax, VAT, environmental protection tax, safeguard duty, anti-dumping duty, countervailing duty on practical exports or imports; exchange rates, tax calculation method, other information and database prescribed in Clause 2 Article 30 of the Law on Tax administration, Article 35 of Decree No. 83/2013/ND-CP, and Section 5 Chapter II of this Circular.
5. The power to impose tax is specified in Article 33 of Decree No. 08/2015/ND-CP.
6. Procedures for tax imposition
a) Taxes on exports or imports shall be imposed while customs procedures are being followed or after goods are released or granted customs clearance;
b) When imposing tax, the customs authority must determine the amount of tax payable or relevant factors (goods quantity, dutiable values, codes, tax rates, origins, exchange rates, quotas, etc.) which are the basis for determination of the total amount of tax payable, exempted, reduced, refunded (cancelled) of each article and customs declaration as prescribed in Article 34 of Decree No. 83/2013/ND-CP.
When imposing relevant factors, the customs authority shall calculate the corresponding amount of tax payable and notify the taxpayer of both the factors and amount of tax payable;
c) Specific procedures:
c.1) Determine goods dutiable imposition as prescribed in Clause 2 of this Article;
c.2) Determine the method of tax imposition as prescribed in Article 34 of Decree No. 83/2013/ND-CP and:
c.2.1) In case of imposition of tax payable:
c.2.1.1) Check, determine the basis for tax calculation (quantities, values, exchange rates, origins, codes, tax rates of goods) in accordance with regulations of law on taxation and relevant laws;
c.2.1.2) Calculate the total amount of tax payable, the difference between the tax payable and the amount declared, paid by the taxpayer (if any);
c.2.1.3) Issue a decision on tax imposition and a decision on penalties for administrative violations (if any).
c.2.2) In case of imposition of relevant factors:
c.2.2.1) Check, determine the relevant factors in an accurate and legitimate manner;
c.2.2.2) Determine the time of tax calculation and/or basis for tax calculation (quantities, values, tax rates, etc.) according to the relevant factors imposed, regulations of law on taxation, and relevant laws. If the time of tax calculation and/or basis for tax calculation cannot be determined and/or the basis for calculation of taxes on the same type of goods on various customs declarations that are repurposed, the imposed tax shall be the average tax according to applicable regulations of law on the registration date of the customs declaration;
c.2.2.3) Calculate the total amount of tax payable, the difference between the tax payable and the amount declared, paid by the taxpayer (if any); determine late payment interest as prescribed in Article 133 of this Circular;
c.2.2.4) Issue a decision on tax imposition and a decision on penalties for administrative violations (if any).
7. Responsibilities of the customs authority
a) The customs authority shall issue the decision on tax imposition (form No. 09/QDADT/TXNK in Appendix VI enclosed herewith) when imposing tax and send it to the taxpayer within 08 working hours since the decision in signed;
b) If the tax imposed by the customs authority is higher than the amount payable, the excess must be refunded by the customs authority;
c) If the customs authority has good reasons to determine that the decision on tax imposition is incorrect, a decision on cancellation of tax imposition shall be issued (form No. 10/HQDADT/TXNK in Appendix VI enclosed herewith).
8. Responsibilities of the taxpayer
a) The taxpayer must fully pay tax arrears to the customs authority as imposed in accordance with Article 107, Article 108, and Article 110 of the Law on Tax administration, which is amended in Clause 33, Clause 34, and Clause 35 Article 1 of the Law No. 21/2012/QH13 on the amendments to the Law on Tax administration.
The taxpayer shall incur penalties if committing violations against tax laws. The time limit for imposing penalties for violations against tax laws is specified in Article 110 of the Law on Tax administration, which is amended in Clause 35 Article 1 of the Law No. 21/2012/QH13 on the amendments to the Law on Tax administration and the Government’s regulations on penalties for administrative violations and enforcement of administrative decisions in the customs sector;
b) If the decision on tax imposition issued by the customs authority is not concurred with, the taxpayer still has to pay such tax and shall request the customs authority to provide explanation, file a complaint or lawsuit against the tax imposition in accordance with regulations of law on complaints and lawsuits.
Article 49. Settlement of overpaid tax, late payment interest, and fines
1. Tax, late payment interest, and fines are considered overpaid in the following cases:
a) If the amount of tax, late payment interest, fines paid by the taxpayer is higher than the amount payable (including VAT on imports that have been re-exported to the foreign goods owner, re-exported to a third country or to a free trade zone; goods that have been exported but then imported back into Vietnam; goods imported for manufacturing of domestic exports on which VAT has been paid and then exported) within 10 years from the day on which such amount is paid to state budget, the overpaid amount shall be offset against the outstanding amount (taxes may be offset against each other) or offset against the amount payable next time; the overpaid amount shall be refunded if the taxpayer no longer owes tax, late payment interest, or fine, unless the taxpayer is not exempt from penalties because the decision on penalties for tax offenses issued by a tax authority or a competent authority prescribed in Clause 2 Article 111 of the Law on Tax administration has been implemented;
b) The taxpayer has a refundable tax according to regulations of law on export duty, import duty, excise tax, VAT, environmental protection tax, safeguard duty, anti-dumping duty, and countervailing duty.
2. Documents and procedures for settlement of refundable tax mentioned in Point b Clause 1 of this Article shall comply with instructions in Section 4 Chapter VI of this Circular.
3. Overpaid tax, late payment interest, and fines mentioned in Point a Clause 1 of this Article shall be settled as follows:
a) Documents include:
a.1) 01 original copy of the written request for settlement of overpaid tax, late payment interest, and fines, specifying: numbers of tax payment receipts, amount of late payment interest, amount of tax, late payment interest, and fines that have been paid, the amount of tax, late payment interest, and fines payable, the overpaid amount; reasons for overpayment, and suggested solution;
a.2) 01 photocopy of any document proving the overpayment of tax, late payment interest, or fine (unless such document is enclosed with the customs dossier, which is already submitted when registering the customs declaration);
a.3) 01 photocopy of the fine payment receipt.
b) The customs authority that collects the overpaid amount shall receive, examine documents submitted by the taxpayer, compare them to the original customs dossier, inspect the accuracy and legitimacy of the documents, and take appropriate actions as follows:
b.1) If it is determined that the amount of paid tax, late payment interest, or fine is actually higher than the amount payable, and the taxpayer’s declaration is accurate, the customs authority shall issue a decision to refund the overpaid tax, late payment interest, or fine (form No. 11/QDHT/TXNK in Appendix VI enclosed herewith);
b.2) If it is determined that the amount of paid tax, late payment interest, or fine is actually higher than the amount payable, but the taxpayer’s declaration is not accurate, the customs authority shall send a written notification to the taxpayer and refund the correct overpaid amount as prescribed;
b.3) If it is determined that the amount of paid tax, late payment interest, or fine is not higher than the amount payable, the customs authority shall send a written notification, which provides specific explanation, to the taxpayer.
c) The customs authority shall process documents mentioned in Point b of this Clause within 05 working days from the day on which sufficient docs are received;
d) According to the decision on refund, the customs authority that collects the overpaid amount shall settle it and update information about the overpaid amount on the e-customs system.
4. The customs authority that collects overpaid tax, late payment interest, fine has the power to decide refund of overpaid tax, late payment interest, fine to the taxpayer.
5. Overpaid VAT shall be settled together with refund of import duty (if any) in accordance with instructions in Article 132 of this Circular.
Section 6. Customs procedures; customs supervision and inspection of goods under customs supervision and other exports or imports.
Article 50. Transport of goods under customs supervision
1. Goods are under customs supervision in the following cases:
a) Goods are transited through the territorial mainland of Vietnam;
b) Goods are moved to another custom post outside the checkpoint area or vice versa, including:
b.1) Goods on a customs declaration registered at a Sub-department of Customs outside the checkpoint area that are transported from the customs place outside the checkpoint area to the checkpoint of export, a bonded warehouse, CFS, ICD;
b.2) Goods on a customs declaration registered at a Sub-department of Customs outside the checkpoint area that are transported from the checkpoint of import to a customs place outside the checkpoint area or a free trade zone;
b.3) Exports that are transported from an ICD, a bonded warehouse, container freight station (CFS), or off-airport cargo terminals to the checkpoint of export;
b.4) Imports that are transported from the checkpoint of import to the port of destination written on the bill of lading, off-airport cargo terminal, CFS, or another checkpoint;
b.5) Imports that are transported from the checkpoint of import to a bonded warehouse;
b.6) Goods that are transported from a free trade zone to a checkpoint of export or bonded warehouse, CFS, ICD; a customs place outside checkpoint area, or another free trade zone;
b.7) Exports or imports that are transport from one customs place to another.
2. The declarant is responsible for protecting the status quo of goods and the customs seal, unless goods cannot be sealed by nature while goods are being transported to the destination; sticking to the transport route and time registered with the customs authority.
If the status quo of goods or the customs seal cannot be protected, or it is not possible to stick to the registered route or time because of a force majeure event, the declarant, after taking necessary measures for minimizing and preventing damage, must promptly notify the nearest customs authority and the customs authority to which goods is transported until goods arrive at the registered destination. If it is not possible to promptly notify the customs authority, the taxpayer may inform the local police authority, the border guard, or the coastguard for confirmation.
Article 51. Customs procedures applied to goods under customs supervision
1. Customs procedures applied to goods transported independently:
a) Procedures customs for independent transport shall be applied to goods transited through Vietnam’s territorial mainland and the goods mentioned in Point b.3 and Point b.4 Clause 1 Article 50 of this Circular, and shall be carried out at the Sub-department of Customs from which goods are transported;
b) Customs dossier:
b.1) A declaration of independent transport which contains the information mentioned in Section 6 of Appendix II enclosed herewith;
b.2) 01 photocopy of the bill of lading, unless goods are transported by road across the border without a bill of lading;
b.3) A photocopy of the license for transit if such license is required.
With regard to the documents mentioned in Point b.3 of this Clause, if the single-window system is applied, the regulatory body shall send the electronic license for transit through the integrated communication system. In this case, the declarant is not required to submit the original license when following customs procedures.
In case goods are transported from a bonded warehouse, CFS, or ICD to a checkpoint of export, the documents mentioned in Point b.2 and Point b.3 of this Clause are not required.
c) Procedures:
c.1) Responsibilities of the declarant:
Complete the declaration of goods transport in accordance with Section 6 in Appendix II enclosed herewith; receive information from the e-customs system and follow the instructions below:
c.1.1) If the declaration is sorted into channel 1 and approved by the e-customs system, the declarant shall print the notice of approval and present it to the customs authority from which goods are transported (hereinafter referred to as “dispatching customs authority”) in order to seal and certify the goods being transported;
c.1.2) If the declaration is sorted into channel 2, the declarant shall present the documents prescribed in Point b of this Clause to the dispatching customs authority for inspection, provide additional information about the customs seal number notified by the customs authority, and present goods for the customs authority to seal and certify;
c.1.3) If the shipment is suspected of violations of law, the declarant shall present the goods to the dispatching customs authority for physical inspection;
c.1.4) Additional declaration of transport shall be made at the request of the customs authority.
c.2) Responsibility of the warehousing service provider
If the warehousing service provider is connected to the customs authority for exchange of electronic customs data, the warehousing service provider shall update information about departure of exports or confirm arrival of imports on the e-customs system;
c.3) Responsibilities of the dispatching customs authority:
c.3.1) Examine the documents if required by the e-customs system and instruct the declarant to provide additional information about the customs seal number and other information on the declaration of goods transport (if any).
Physical inspection shall be carried out as prescribed in Article 29 of this Circular if violations of law is suspected. The result of physical inspection shall be written on the inspection result sheet (form No. 06/PGKQKT/GSQL in Appendix V enclosed herewith) and sent to the Sub-department of Customs to which goods are transported (hereinafter referred to as “receiving customs authority") where procedures are carried on.
c.3.2) Approve the declaration of goods transport on the e-customs system;
c.1.2) Seal the goods according to additional information provided by the declarant about the customs seal number;
c.3.4) Update information about the dispatched goods on the e-customs system if the warehousing service provider is connected to the customs authority for exchange of electronic customs data;
c.3.5) Monitor the transport of goods under customs supervision;
c.3.6) Carry out search for the shipment if no feedbacks from the receiving customs authority are received after the expected transport period.
c.4) Responsibilities of the receiving customs authority:
c.4.1) Check and compare the customs seal (if any);
c.4.2) Update information about the arrival of goods on the e-customs system if the warehousing service provider is connected to the customs authority for exchange of electronic customs data;
c.4.3) Physical inspection shall be carried out as prescribed in Article 29 of this Circular if violations of law are suspected. The result of physical inspection shall be written on the inspection result sheet (form No. 06/PGKQKT/GSQL in Appendix V enclosed herewith).
d) Additional declaration, cancellation of declaration of independent transport:
d.1) Additional declaration or cancellation of the declaration of goods transport shall be made before information about arrival of goods at the destination is update on the e-customs system;
d.2) The declarant may make additional declaration and cancel information about the transport found by the declarant or according to instructions sent by the customs authority via the e-customs system;
d.3) The Director of the receiving customs authority shall decide additional declaration or cancellation of the transport declaration.
2. Customs procedures applied to multi-modal transport:
a) Procedures customs for multi-modal transport shall be applied to goods mentioned in Points b.1, b.2, b.5, b.6 Clause 1 Article 50 of this Circular;
b) Documents and customs procedures for multi-modal transport shall be followed concurrently with customs procedures for exports or imports in a corresponding manner; information about multi-modal transport shall be provided in accordance with Appendix II enclosed herewith. If the e-customs system does not support declaration of information about multi-modal transport, the declarant shall request a transport of goods under customs supervision on the declaration (with specific time, route, source, and destination). The declarant shall present goods for the customs authority to seal them in the cases mentioned in Clause 3 Article 52 of this Circular in order for the receiving customs authority to carry on the procedures;
c) With regard to exports
c.1) With regard to exports that have undergone physical inspection at the Sub-department of Customs where the customs declaration is registered and have to be sealed by the customs
c.1.1) Responsibilities of the dispatching customs authority:
c.1.1.1) Seal the goods, update information about transfer of goods under supervision on the e-customs system.
If goods are bulk cargo, oversized/overweight goods that cannot be sealed, the customs official shall specify the names, quantities, categories, codes, origins (if any) of goods, or take pictures of goods, and update them on the e-customs system or enclosed them with the transfer note;
c.1.1.2) Give goods to the declarant for transport to the checkpoint of export;
c.1.1.3) Monitor the transport of goods under customs supervision;
c.1.1.4) Carry out search for the shipment if goods do not arrive at the checkpoint of export after the expected transport period.
c.1.2) Responsibilities of the receiving customs authority:
c.1.2.1) Receive goods presented by the declarant;
c.1.2.2) Check the customs seal and compare with information about the dispatch of goods on the e-customs system;
c.1.2.3) Update information about the arrival of goods on the e-customs system;
c.1.2.4) Cooperate with the dispatching customs authority in tracking down the goods if they do not arrive at the destination after the expected transport period.
c.2) With regard to exports exempt from customs sealing:
The declarant is responsible for transporting goods to the checkpoint of export.
d) With regard to imports:
d.1) With regard to imports being inspected outside the checkpoint area and goods that must be sealed by the customs:
d.1.1) Responsibilities of the Sub-department of Customs where the customs declaration is registered:
d.1.1.1) Update information on the e-customs system for the Sub-department of Customs where goods are stored to seal and transfer goods to the declarant for transport to the inspection place;
d.1.1.2) Receive goods transported by the declarant, check the customs seal and compare with information about dispatch of goods on the e-customs system;
d.1.1.3) Update information about the arrival of goods on the e-customs system;
d.1.1.4) Monitor information about transported goods; cooperate with the Sub-department of Customs where goods are stored in tracking down the goods if they do not arrive at the inspection place after the expected transport period.
d.1.2) Responsibilities of the Sub-department of Customs where goods are stored:
d.1.2.1) Seal the goods, update information about dispatch of goods on the e-customs system, and give goods to the declarant for transporting to the inspection place;
d.1.2.2) Monitor information about transported goods; take charge of tracking down the goods if they do not arrive at the inspection place after the expected transport period.
d.2) With regard to imports exempt from customs sealing:
The declarant shall follow customs procedures as prescribed and take goods through the customs controlled area at the checkpoint after permission is granted by the customs authority.
e) Additional declaration, cancellation of the declaration of multi-modal transport is similar to those of declaration of exports and declaration of imports prescribed in this Circular.
3. With regard to goods mentioned in Clause 1, Point c.1 and Point d.2 Clause 2 of this Article, if the dispatching customs authority and the receiving customs authority has not exchanged information about the transport of goods via the e-customs system or the e-customs system is not working as prescribed in Clause 2 Article 25 of Decree No. 08/2015/ND-CP and thus declaration of transport of goods under customs supervision cannot be made via the e-customs system, the dispatching customs authority shall use the form No. 10/BBBG/GSQL in Appendix V enclosed herewith) to transfer goods to the receiving customs authority for carrying on the procedures. After receiving the transfer note and goods, the receiving customs authority shall confirm and notify the dispatching customs authority.
4. The General Department of Customs shall provide instructions on declaration of transport of goods under customs supervision in the cases mentioned in Point b.7 Clause 1 Article 50 of this Circular.
Article 52. Customs supervision of exports or imports
1. With regard to exports:
a) Responsibilities of the declarant or carrier:
a.1) With regard to exports that are exempt from physical inspection and released or granted customs clearance, goods approved for independent transport, after goods are gathered inside the customs controlled area, the declarant or carrier shall provide information about the container list and declaration number using form No. 29/DSCT/GSQL in Appendix V (if goods are transported in containers) or list of goods using form No. 30/DSHH/GSQL in Appendix V (for other goods) or the notice of approved transport declaration for the warehousing service provider (in the seaport, airport, off-airport cargo terminal) or for the customs authority of the checkpoint by road, river, inland waterways, or international railway station;
The declarant shall print the list of containers, list of goods from www.customs.gov.vn or on the declaration system of the declarant. If the list of containers or list of goods is changed after goods have entered the customs controlled area, the declarant shall print or request a customs official at the Sub-department of Customs at the checkpoint to print the list of containers, list of goods from the e-customs system.
In case of physical customs declaration, the declarant shall present the declaration, on which customs clearance or release of goods is certified by the Sub-department of Customs where the customs declaration is registered.
a.2) With regard to exports subject to physical inspection that have been released or granted customs clearance at the Sub-department of Customs outside the checkpoint area, the declarant is responsible for protecting the status quo of goods and the customs seal throughout the transportation. After the customs authority checks and certifies, the declarant shall perform the tasks prescribed in Point a.1 of this Clause;
a.3) With regard to exports of which physical inspection is carried out by the Sub-department of Customs at the checkpoint, the declarant shall follow Point a.1 of this Clause as soon as goods are released or granted customs clearance;
a.4) If the warehousing service provider does not have an IT system that meet standards for management, supervision of exports or imports moved in or out of the port or depot area, the declarant or carrier shall provide information about the number of declaration, list of containers, and list of goods for the customs authority;
a.5) If the declaration of exports has been released or granted customs clearance, goods have been moved into customs controlled area at the checkpoint of export, but the carrier is only able to load part of the shipment onto the means of transport, and the remaining amount is loaded onto another means of transport, then the carrier shall send a written request to the Sub-department of Customs where goods are stored for continued monitoring the remaining goods until all of them Article exported.
b) Responsibilities of the warehousing service provider at seaports, international airports, off-airport cargo terminals:
b.1) According to the list of numbers of declarations, list of containers and list of goods provided by the declarant or the carrier, the warehousing service provider shall check the list of container, list of goods, and compare information about the customs declaration on the e-customs system to decide the loading of goods granted customs clearance onto the means of transport;
b.2) After goods are moved into the port or depot area for loading onto the means of transport, the warehousing service provider shall confirms goods passing through the customs controlled area or update information about arrival of goods on the e-customs system of the customs authority;
b.3) If the e-customs system is not working, the customs authority must be promptly informed to take appropriate actions in order to avoid congestion of exports and departing vehicles.
c) Responsibilities of the customs authority:
c.1) Comply with the regulations in Clause 3 ã 34 of Decree No. 08/2015/ND-CP;
c.2) With regard to goods exported through a checkpoint by road, river, inland waterway, international railway, and the case mentioned in Point a.4 of this Clause, the Sub-department of Customs at the checkpoint of export shall compare information provided by the declarant or carrier as prescribed in Point a.1 of this Clause with information on the e-customs system to supervise exports; confirm goods passing through the customs controlled area, or update information about goods on the e-customs system.
With regard to goods exported through a checkpoint by road, river, inland waterway, international railway, the confirmation of goods passing through the customs controlled area or update of information about goods on the e-customs system shall be made after goods have been transported through the checkpoint of export to the importing country;
With regard to the case mentioned in Point a.4 of this Clause in which goods are exported through a checkpoint by sea, by air, or by off-airport cargo terminal, after confirming goods passing through the customs controlled area on the e-customs system, the customs official shall make a confirmation on the list of container or list of goods, and give it to the declarant. The declarant shall give it to the warehousing service provider in order to load exports on to the means of transport. In case of declaration of independent transport, according to the notice of approved transport declaration provided by the declarant, the customs official shall confirm goods passing through the customs controlled area on the e-customs system, append his/her signature and seal on the first page of the notice, give it to the declarant. The declarant shall give it to the warehousing service provider in order to load exports onto the means of transport;
c.3) With regard to the case mentioned in Point a.5 of this Clause and goods are exported through a checkpoint other than the checkpoint where goods are stored, relevant Sub-departments of Customs shall cooperate in monitoring goods until they are actually exported as prescribed; additional declaration is not required;
c.4) With regard to goods being crude oil exported at offshore extraction sites or in overlapping areas and the goods mentioned in Clause 1 Article 93 of this Circular, the Sub-department of Customs where the customs declaration is registered shall confirm goods passing through customs controlled area after the customs declaration of exports are granted customs clearance (direct supervision is not carried out).
With regard to aviation fuel for outbound airplanes, the Sub-department of Customs where the airplane departs shall monitor every time goods are delivered.
2. With regard to imports:
a) Responsibilities of the declarant:
a.1) With regard to imports that have been released or granted customs clearance or moved to storage or an inspection place, goods approved for independent transport, imports eligible for tax exemption or non-dutiable, incurring zero tax, or eligible for 275-day time limit that undergo physical inspection by the Sub-department of Customs at the checkpoint at the request of the Sub-department of Customs where the customs declaration is registered: Information about number of customs declaration, list of containers using form No. 29/DSCT/GSQL in Appendix V (for goods transported in containers) or list of goods using form No. 30/DSHH/GSQL in Appendix V (for other goods) or notice of approved transport declaration shall be provided for the warehousing service provider at the checkpoint, seaport, international airport, off-airport cargo terminal, or the customs authority at the checkpoint (by road, river, inland waterways, or international railway).
The declarant shall print the list of container, list of goods from www.customs.gov.vn or on the declaration system of the declarant. If the list of containers or list of goods is changed when the declarant receives goods at the checkpoint of import, the declarant shall print or request a customs official at the Sub-department of Customs at the checkpoint to print the list of containers or list of goods from the e-customs system;
a.2) With regard to imports moved outside the port or checkpoint area and have to be sealed by the customs as prescribed in Clause 3 of this Article:
a.2.1) Present the goods for the customs authority to seal;
a.2.2) Transfer the goods to the Sub-department of Customs to which goods are transported to carry on customs procedures as prescribed;
a.2.3) Preserve the status quo of the goods and the customs seal according to applicable regulations.
a.3) If the warehousing service provider does not have an IT system that meet standards for management, supervision of exports or imports moved in or out of the port or depot area, the declarant shall provide information about the number of declaration, list of containers, list of goods for the customs authority.
b) Responsibilities of the warehousing service provider:
b.1) Check information about the customs declaration on the e-customs system according to information provided by the declarant prescribed in Point a.1 of this Clause. Only allow goods to be moved from the customs controlled area when:
b.1.1) The customs authority has granted customs clearance or release of goods, or permitted goods to be taken to inspection place or through the customs controlled area with regard to imports eligible for tax exemption or non-dutiable, incurring zero tax, or eligible for 275-day time limit that undergo physical inspection by the Sub-department of Customs at the checkpoint at the request of the Sub-department of Customs where the customs declaration is registered.
b.1.2) The quantity of containers, container numbers or amount of bulk cargo, liquid cargo removed from the customs controlled area that matches information on the customs declaration.
b.2) Notify the Sub-department of Customs at the port or depot or the Sub-department of Customs where the customs declaration is registered if goods are not those mentioned in b.1 of this Clause;
b.3) Certify goods passing through customs controlled area on the e-customs system;
b.4) Cooperate with a customs authority in inspecting, supervising goods at the gate of the port and where goods are located outside the customs controlled area.
c) Responsibilities of the customs authority:
c.1) Comply with the regulations in Clause 3 ã 34 of Decree No. 08/2015/ND-CP;
c.2) With regard to imports being removed from the customs controlled area at a checkpoint by road, river, inland waterway, international railway, and the case mentioned in Point a.3 of this Clause, the Sub-department of Customs at the checkpoint of export shall compare information provided by the declarant or carrier as prescribed in Point a.1 of this Clause with information on the e-customs system to supervise imports being removed from the customs controlled area; confirm goods passing through the customs controlled area on the e-customs system.
In the case mentioned in Point a.3 of this Clause in which goods are imported through a checkpoint by sea, by air, or by off-airport cargo terminal, after confirming goods passing through the customs controlled area on the e-customs system, the customs official shall make a confirmation on the list of containers or list of goods, and give it to the declarant. The declarant shall give it to the warehousing service provider in order to allow goods to pass through the customs controlled area. In case of declaration of independent transport, according to the notice of approved transport declaration provided by the declarant, the customs official shall confirm goods passing through the customs controlled area on the e-customs system, append his/her signature and seal on the first page of the notice, give it to the declarant. The declarant shall give it to the warehousing service provider in order to allow goods to pass through the customs controlled area;
c.3) In case of customs sealing prescribed in Clause 3 of this Article:
c.3.1) Check the outer condition of goods, compare numbers of containers and seals of the carrier with information about the customs declaration on the e-customs system;
c.3.2) Make and send a transfer note the Sub-department of Customs to which goods are transported for carrying on customs procedures as prescribed;
c.3.3) If goods are bulk cargo, oversized/overweight goods that cannot be sealed, the customs official shall specify the names, quantities, categories, codes, origins (if any) of goods on the transfer note, or take pictures of actual goods and send them together with the transfer note.
d) In case goods are moved out of the customs controlled area without registering the customs declaration:
d.1) If a competent authority (police authority, court, etc.) issues a decision to use goods serving urgent needs, goods serving national defense and security, the Sub-department of Customs at the checkpoint shall supervise goods being moved out of the customs controlled area according to relevant documents issued by the competent authority;
d.2) Transshipped goods: the customs official shall issue a Notice of transshipped goods (form No. 21/BKTrC/GSQL in Appendix V enclosed herewith) to supervise goods being moved out of the customs controlled area;
d.3) Imports that have been moved into the customs controlled area and must be re-exported such as wrong goods, lost goods, imported refused goods by the goods owner:
d.3.1) The deliverer of goods owners shall send a written request for re-export to the Sub-department of Customs at the checkpoint where goods are stored specifying the reasons. The request must contain the number of the bill of lading, intended export time, checkpoint of export, means of transport, etc.
d.3.2) according to the written request made by the deliverer or goods owners, the Sub-department of Customs where goods are stored shall:
d.3.2.1) Receive the shipment documents;
d.3.2.2) Carry out a physical inspection of customs offenses are suspected.
If the inspection result shows that goods are consistent with the bill of lading, the customs authority shall consider permitting the re-export of the shipment. If the inspection result reveals that goods are not consistent with the bill of lading or there is information about violations, appropriate actions shall be taken.
3. Customs sealing:
a) Cases of customs sealing:
a.1) Goods are transited through Vietnam’s territory, except for the case in Point b.1 of this Clause;
a.2) Exports subject to physical inspection are transported from a customs place outside the checkpoint area, an inland goods inspection place, or off-airport cargo terminal to the checkpoint of export, bonded warehouse, CFS, ICD;
a.3) Imports are transported from the checkpoint of import to a customs place outside the checkpoint area or an inland goods inspection place for physical inspection;
a.4) Imports that arrive at the checkpoint of import are transported by the deliverer to the port of destination written on the bill of lading or off-airport cargo terminal, except for the case in Point b.2 of this Clause;
a.5) Goods from abroad are transported from the checkpoint of import to a bonded warehouse, free trade zone in a checkpoint economic zone, CFA warehouse, duty-free shop, and vice versa;
a.6) Point d Clause 1 Article 83 of this Circular shall apply to temporary import of goods for re-export.
If customs sealing is mandatory, the declarant shall present goods to the customs authority in charge of the storage so that goods are sealed before passing through customs controlled area.
b) Cases in which customs sealing is not required:
b.1) Goods are transited through Vietnam’s territory without changing the means of transport by sea, by air, by river from the first checkpoint of import to the checkpoint of export;
b.2) Imports that arrive at the checkpoint of import at a seaport, river port, airport are transported by the deliverer to the port of destination written on the bill of lading using another means of transport of the same modal or without changing the means of transport from the checkpoint of import to the port of destination;
b.3) Various exports or imports are transported by means of multimodal transport and exempt from physical inspection when following customs procedures;
b.4) Goods are bulk cargo, oversize/overweight load that cannot be sealed.
4. Suspension of goods passing through customs controlled area
a) During the process of customs supervision and patrol, if customs offenses are suspected, the Director of Sub-department of Customs where the customs declaration is registered or where goods are stored shall issue a decision to suspend goods from passing through the customs controlled area (form No. 11/QDTDGS/GSQL in Appendix V enclosed herewith), assign personnel to inspect, supervise, and control goods locally, and inform relevant units for cooperation;
b) Inspection shall be carried out according to the information on the decision to suspend goods from passing through customs controlled area in the presence of relevant units;
c) A record shall be made when the inspection is done; any customs offenses found shall be dealt with as prescribed by law. The result must be notified to relevant units.
5. Customs supervision of exports of which the port of loading, checkpoint of export, or means of transport is changed:
a) If goods have entered the customs controlled area:
According to the declarant’s notification, the Sub-department of Customs where goods are stored shall make and send a transfer note to the Sub-department of Customs of the checkpoint of export to supervise exports;
b) If goods have not entered the customs controlled area:
The Sub-department of Customs of the checkpoint of export shall follow Clause 1 of this Article;
c) Additional declaration of exports of which the port of loading, checkpoint of export, or means of transport is changed shall comply with Clause 3 Article 20 of this Circular.
6. In case goods have been moved into the customs controlled area but the declarant requests cancellation of the declaration as prescribed in Article 22 of this Circular and bring them back to inland:
According to the declarant’s request for removing goods from the customs controlled area and information about cancellation of the declaration of exports on the e-customs system (or a written confirmation of the cancellation made by the Sub-department of Customs where the customs declaration is registered in case of physical customs declaration), the Sub-department of Customs where goods are stored pending export shall supervise goods being moved from the storage.
7. In case goods have been moved into the customs controlled area but the declarant wishes to bring them back to inland for repair, recycle, or suspend the export and does not cancel the customs declaration:
a) The declarant shall:
a.1) Send a document to the Sub-department of Customs where the customs declaration is registered specifying the (specifying the declaration number, container numbers, goods storage location, whether procedures for tax refund or tax cancellation are completed, and the reasons for bringing goods back to inland, and intended time of export);
a.2) Return the tax refund to the customs authority or the inland tax authority if tax on exports that were imported previously or exports domestically manufactured has been refunded.
b) The Sub-department of Customs where the customs declaration is registered shall:
b.1) Notify the Sub-department of Customs where goods are store of the goods being brought back to domestic market for recycling, report or suspended from export. If goods are brought back to inland for repair or recycling, the time limit for repair or recycling shall not exceed 30 days from the day on which goods are removed from the customs controlled area;
b.2) Receive goods, break the seal for the declarant to carry out repair or recycling, and update information on the e-customs system.
When the repair or recycling is completed as notified by the declarant, the Sub-department of Customs where the customs declaration is registered shall carry out a physical inspection, seal the goods, update information about the dispatch of godson the e-customs system, and transfer goods to the declarant for transport to the checkpoint of export;
b.3) In case of suspension from export: The declaration shall be cancelled in accordance with Article 22 of this Circular;
b.4) The Sub-department of Customs where goods are stored shall be requested to move goods from the customs controlled area.
c) The Sub-department of Customs where goods are stored shall supervise goods being removed from the customs controlled area, seal and transfer goods to the Sub-department of Customs where the customs declaration is registered;
d) If the Sub-department of Customs where the customs declaration is registered and the Sub-department of Customs where goods are stored have not exchanged information about goods via the e-customs system, the transfer note form No. 10/BBBG/GSQL in Appendix V enclosed herewith shall be used to transfer goods. After receiving the transfer note and the goods, the Sub-department of Customs shall confirm, respond, and enclose it with the customs dossier.
8. When goods are removed from the customs controlled area, if the customs authority finds that the container numbers do not match the declaration, the customs authority shall request the declarant to present delivery documents provided by the carrier in order to compare information about the consignee’s name, number of the bill of lading, name of the means of transport, container numbers, quantity of packages on the delivery documents with the customs declaration on the e-customs system. If information is consistent, the customs official shall update the container numbers on the e-customs system and allow goods to be removed from the customs controlled area. If information is not consistent or violations of law are suspected, the customs official shall request the Director of the Sub-department of Customs where goods are stored to cooperate with the Sub-department of Customs where the customs declaration is registered to carry out an inspection and take appropriate actions.
Article 53. Basis for determination of exports
1. If goods are exported by sea, air, railway, inland waterways, transshipment port, transshipment area; goods supplied for outbound ships or airplanes; exports transported together with the carrier through air checkpoint; exports sent to bonded warehouses; exports sent to CFS warehouse, the basis for determination of exports is the declaration of exports granted customs clearance certified that goods have passed through the customs controlled area on the e-customs system.
2. With regard to goods exported through a checkpoint by road or by river, the basis is the declaration of exports that have been granted customs clearance and certified by a customs official that goods have passed through the customs controlled area on the e-customs system when goods are transported across the border to the importing country.
3. With regard to indirect export (indirect export means a situation in which goods are manufactured by a local manufacturer in Vietnam under a contract with a foreign partner and then delivered to a local importer in Vietnam for further processing at the request of the foreign party), goods sold from the domestic market into a free trade zone, a border economic zone, a export-processing zone, or an EPE, the basis is the export or import declaration that has been granted customs clearance.
4. In case of physical customs declaration:
a) With regard to goods mentioned in Clause 1 and Clause 2 of this Article, the basis is the declaration of exports that have been granted customs clearance and certified by a customs official of the checkpoint of export that goods have passed through the customs controlled area on. The declaration must contain the date, the official’s signature and seal). With regard to goods exported through a checkpoint by road or by river, the basis is the declaration of exports that have been granted customs clearance and certified that goods have been exported in reality;
b) With regard to goods mentioned in Clause 3 of this Article, the basis is the declaration of exports that have been granted customs clearance.
Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực