Thông tư 153/2010/TT-BTC hướng dẫn Nghị định 51/2010/NĐ-CP quy định về hóa đơn bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ do Bộ Tài chính ban hành
Số hiệu: | 153/2010/TT-BTC | Loại văn bản: | Thông tư |
Nơi ban hành: | Bộ Tài chính | Người ký: | Đỗ Hoàng Anh Tuấn |
Ngày ban hành: | 28/09/2010 | Ngày hiệu lực: | 01/01/2011 |
Ngày công báo: | 18/10/2010 | Số công báo: | Từ số 597 đến số 598 |
Lĩnh vực: | Thuế - Phí - Lệ Phí | Tình trạng: |
Hết hiệu lực
01/07/2013 |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
Thông tư này hướng dẫn về việc in, phát hành và sử dụng hóa đơn bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ (sau đây gọi chung là hóa đơn); xử phạt vi phạm hành chính về hóa đơn; nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan quản lý thuế các cấp và các cơ quan, tổ chức có liên quan đến việc in, phát hành, quản lý và sử dụng hóa đơn; quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong việc in, phát hành và sử dụng hóa đơn.
1. Người bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ, gồm:
a) Tổ chức, hộ, cá nhân Việt Nam kinh doanh bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ tại Việt Nam hoặc bán ra nước ngoài;
b) Tổ chức, cá nhân nước ngoài kinh doanh bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ tại Việt Nam hoặc sản xuất kinh doanh ở Việt Nam bán hàng ra nước ngoài;
c) Tổ chức, hộ, cá nhân Việt Nam hoặc tổ chức, cá nhân nước ngoài không kinh doanh nhưng có bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ tại Việt Nam.
2. Tổ chức nhận in hóa đơn.
3. Tổ chức, cá nhân mua hàng hóa, dịch vụ.
4. Cơ quan quản lý thuế các cấp và các tổ chức, cá nhân có liên quan đến việc in, phát hành và sử dụng hóa đơn.
1. Hóa đơn là chứng từ do người bán lập, ghi nhận thông tin bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ theo quy định của pháp luật.
a) Hóa đơn giá trị gia tăng là hóa đơn bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ trong nội địa dành cho các tổ chức, cá nhân khai, nộp thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ (mẫu số 3.1 Phụ lục 3 và mẫu số 5.1 Phụ lục 5 ban hành kèm theo Thông tư này)
b) Hóa đơn bán hàng là hóa đơn bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ trong nội địa dành cho các tổ chức, cá nhân khai, nộp thuế giá trị gia tăng theo phương pháp trực tiếp (mẫu số 3.2 Phụ lục 3 và mẫu số 5.2 Phụ lục 5 ban hành kèm theo Thông tư này).
Tổ chức, cá nhân trong khu phi thuế quan khi bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ sử dụng hóa đơn bán hàng, trên hóa đơn ghi rõ “Dành cho tổ chức, cá nhân trong khu phi thuế quan” (mẫu số 5.3. Phụ lục 5 ban hành kèm theo Thông tư này).
c) Hóa đơn xuất khẩu là hóa đơn dùng trong hoạt động kinh doanh xuất khẩu hàng hóa, cung ứng dịch vụ ra nước ngoài, xuất vào khu phi thuế quan và các trường hợp được coi như xuất khẩu, hình thức và nội dung theo thông lệ quốc tế và quy định của pháp luật về thương mại.
d) Hóa đơn khác gồm: tem; vé; thẻ; phiếu thu tiền bảo hiểm…
đ) Phiếu thu tiền cước vận chuyển hàng không; chứng từ thu cước phí vận tải quốc tế; chứng từ thu phí dịch vụ ngân hàng…, hình thức và nội dung được lập theo thông lệ quốc tế và các quy định của pháp luật có liên quan.
3. Hình thức hóa đơn.
Hóa đơn được thể hiện bằng các hình thức sau:
a) Hóa đơn tự in là hóa đơn do các tổ chức kinh doanh tự in ra trên các thiết bị tin học, máy tính tiền hoặc các loại máy khác khi bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ;
b) Hóa đơn điện tử là tập hợp các thông điệp dữ liệu điện tử về bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ, được khởi tạo, lập, gửi, nhận, lưu trữ và quản lý theo quy định tại Luật Giao dịch điện tử và các văn bản hướng dẫn thi hành;
c) Hóa đơn đặt in là hóa đơn do các tổ chức, hộ, cá nhân kinh doanh đặt in theo mẫu để sử dụng cho hoạt động bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ, hoặc do cơ quan thuế đặt in theo mẫu để cấp, bán cho các tổ chức, hộ, cá nhân.
4. Các chứng từ được in, phát hành, sử dụng và quản lý như hóa đơn gồm phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ, phiếu xuất kho hàng gửi bán đại lý (mẫu số 5.5 và 5.6 Phụ lục 5 ban hành kèm theo Thông tư này).
1. Nội dung bắt buộc trên hóa đơn đã lập phải được thể hiện trên cùng một mặt giấy.
a) Tên loại hóa đơn
Tên loại hóa đơn thể hiện trên mỗi tờ hóa đơn. Ví dụ: HÓA ĐƠN GIÁ TRỊ GIA TĂNG, HÓA ĐƠN BÁN HÀNG…
Trường hợp hóa đơn còn dùng như một chứng từ cụ thể cho công tác hạch toán kế toán hoặc bán hàng thì có thể đặt thêm tên khác kèm theo, nhưng phải ghi sau tên loại hóa đơn với cỡ chữ nhỏ hơn hoặc ghi trong ngoặc đơn. Ví dụ: HÓA ĐƠN GIÁ TRỊ GIA TĂNG - PHIẾU BẢO HÀNH, HÓA ĐƠN GIÁ TRỊ GIA TĂNG (PHIẾU BẢO HÀNH), HÓA ĐƠN GIÁ TRỊ GIA TĂNG - PHIẾU THU TIỀN, HÓA ĐƠN GIÁ TRỊ GIA TĂNG (PHIẾU THU TIỀN) …
Đối với hóa đơn xuất khẩu, thể hiện tên loại hóa đơn là HÓA ĐƠN XUẤT KHẨU hoặc tên gọi khác theo thông lệ, tập quán thương mại. Ví dụ: HÓA ĐƠN XUẤT KHẨU, INVOICE, COMMERCIAL INVOICE…
b) Ký hiệu mẫu số hóa đơn và ký hiệu hóa đơn.
Ký hiệu mẫu số hóa đơn là thông tin thể hiện ký hiệu tên loại hóa đơn, số liên, số thứ tự mẫu trong một loại hóa đơn (một loại hóa đơn có thể có nhiều mẫu).
Ký hiệu hóa đơn là dấu hiệu phân biệt hóa đơn bằng hệ thống chữ cái tiếng Việt và năm phát hành hóa đơn.
c) Tên liên hóa đơn
Liên hóa đơn là các tờ trong cùng một số hóa đơn. Mỗi số hóa đơn phải có từ 2 liên trở lên và tối đa không quá 9 liên, trong đó:
+ Liên 2: Giao cho người mua.
Các liên từ liên thứ 3 trở đi được đặt tên theo công dụng cụ thể mà người tạo hóa đơn quy định. Riêng hóa đơn do cơ quan thuế cấp lẻ phải có 3 liên, trong đó liên 3 là liên lưu tại cơ quan thuế.
d) Số thứ tự hóa đơn
Số thứ tự của hóa đơn là số thứ tự theo dãy số tự nhiên trong ký hiệu hóa đơn, gồm 7 chữ số trong một ký hiệu hóa đơn.
đ) Tên, địa chỉ, mã số thuế của người bán;
e) Tên, địa chỉ, mã số thuế của người mua;
g) Tên hàng hóa, dịch vụ; đơn vị tính, số lượng, đơn giá hàng hóa, dịch vụ; thành tiền ghi bằng số và bằng chữ.
Đối với hóa đơn giá trị gia tăng, ngoài dòng đơn giá là giá chưa có thuế giá trị gia tăng, phải có dòng thuế suất thuế giá trị gia tăng, tiền thuế giá trị gia tăng, tổng số tiền phải thanh toán ghi bằng số và bằng chữ.
h) Người mua, người bán ký và ghi rõ họ tên, dấu người bán (nếu có) và ngày, tháng, năm lập hóa đơn.
i) Tên tổ chức nhận in hóa đơn
Đối với hóa đơn đặt in, trên hóa đơn phải thể hiện tên và mã số thuế của tổ chức nhận in trên từng tờ hóa đơn, bao gồm cả trường hợp tổ chức nhận in hóa đơn quyết định in hóa đơn để tự sử dụng.
k) Hóa đơn được thể hiện bằng tiếng Việt. Trường hợp cần ghi thêm chữ nước ngoài thì chữ nước ngoài được đặt bên phải trong ngoặc đơn ( ) hoặc đặt ngay dưới dòng tiếng Việt và có cỡ nhỏ hơn chữ tiếng Việt. Chữ số ghi trên hóa đơn là các chữ số tự nhiên: 0, 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9; sau chữ số hàng nghìn, triệu, tỷ, nghìn tỷ, triệu tỷ, tỷ tỷ phải đặt dấu chấm (.); nếu có ghi chữ số sau chữ số hàng đơn vị phải đặt dấu phẩy (,) sau chữ số hàng đơn vị.
Mỗi mẫu hóa đơn sử dụng của một tổ chức, cá nhân phải có cùng kích thước.
Đối với hóa đơn xuất khẩu, nội dung đã lập trên hóa đơn xuất khẩu phải bao gồm: số thứ tự hóa đơn; tên, địa chỉ đơn vị xuất khẩu; tên, địa chỉ đơn vị nhập khẩu; tên hàng hóa, dịch vụ, đơn vị tính, số lượng, đơn giá, thành tiền, chữ ký của đơn vị xuất khẩu (mẫu số 5.4 Phụ lục 5 ban hành kèm theo Thông tư này). Trường hợp trên hóa đơn xuất khẩu chỉ sử dụng một ngôn ngữ thì sử dụng tiếng Anh. Tổ chức, cá nhân được sử dụng hóa đơn giá trị gia tăng cho hoạt động bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ vào khu phi thuế quan và các trường hợp được coi như xuất khẩu theo quy định của pháp luật về thương mại.
Ví dụ: - Doanh nghiệp A là doanh nghiệp vừa có hoạt động bán hàng trong nước vừa có hoạt động xuất khẩu ra nước ngoài. Doanh nghiệp A sử dụng hóa đơn giá trị gia tăng cho hoạt động bán hàng trong nước. Đối với hoạt động xuất khẩu ra nước ngoài, doanh nghiệp A sử dụng hóa đơn xuất khẩu với các tiêu thức theo hướng dẫn trên.
- Doanh nghiệp B là doanh nghiệp vừa có hoạt động bán hàng trong nước vừa có hoạt động bán hàng cho tổ chức, cá nhân trong khu phi thuế quan. Doanh nghiệp B được sử dụng hóa đơn giá trị gia tăng cho cả hai hoạt động trên.
2. Nội dung không bắt buộc trên hóa đơn đã lập
a) Ngoài nội dung bắt buộc theo hướng dẫn tại khoản 1 Điều này, tổ chức, cá nhân kinh doanh có thể tạo thêm các thông tin khác phục vụ cho hoạt động kinh doanh, kể cả tạo lô-gô, hình ảnh trang trí hoặc quảng cáo.
b) Cỡ chữ của các thông tin tạo thêm phải nhỏ hơn cỡ chữ nhỏ nhất của các nội dung bắt buộc.
c) Các thông tin tạo thêm phải đảm bảo phù hợp với pháp luật hiện hành, không che khuất, làm mờ các nội dung bắt buộc phải có trên hóa đơn.
3. Một số trường hợp hóa đơn không nhất thiết có đầy đủ các nội dung bắt buộc:
a) Tổ chức kinh doanh bán hàng hóa, dịch vụ có thể tạo, phát hành và sử dụng hóa đơn không nhất thiết phải có chữ ký người mua, dấu của người bán trong trường hợp sau: hóa đơn điện; hóa đơn nước; hóa đơn dịch vụ viễn thông; hóa đơn dịch vụ ngân hàng đáp ứng đủ điều kiện tự in theo hướng dẫn tại Thông tư này.
b) Các trường hợp sau không nhất thiết phải có đầy đủ các nội dung bắt buộc, trừ trường hợp nếu người mua là đơn vị kế toán yêu cầu người bán phải lập hóa đơn có đầy đủ các nội dung hướng dẫn tại khoản 1 Điều này:
- Hóa đơn tự in của tổ chức kinh doanh siêu thị, trung tâm thương mại được thành lập theo quy định của pháp luật không nhất thiết phải có tên, địa chỉ, mã số thuế, chữ ký của người mua, dấu của người bán.
- Đối với tem, vé: Trên tem, vé có mệnh giá in sẵn không nhất thiết phải có chữ ký người bán, dấu của người bán; tên, địa chỉ, mã số thuế, chữ ký người mua.
- Các trường hợp khác theo hướng dẫn của Bộ Tài chính.
1. Tạo hóa đơn là hoạt động làm ra mẫu hóa đơn để sử dụng cho mục đích bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ của tổ chức, hộ, cá nhân kinh doanh thể hiện bằng các hình thức hóa đơn hướng dẫn tại khoản 3 Điều 3 Thông tư này.
2. Tổ chức, hộ, cá nhân kinh doanh có thể đồng thời tạo nhiều hình thức hóa đơn khác nhau (hóa đơn tự in, hóa đơn đặt in, hóa đơn điện tử) theo quy định tại Nghị định số 51/2010/NĐ-CP và Thông tư này.
a) Tổ chức kinh doanh mới thành lập hoặc đang hoạt động được tạo hóa đơn tự in nếu thuộc các trường hợp hướng dẫn tại điểm a khoản 1 Điều 6 Thông tư này.
b) Tổ chức kinh doanh đang hoạt động được tạo hóa đơn tự in nếu đáp ứng điều kiện hướng dẫn tại điểm b khoản 1 Điều 6 Thông tư này.
c) Tổ chức kinh doanh thuộc đối tượng nêu tại điểm a, điểm b khoản này nhưng không tự in hóa đơn thì được tạo hóa đơn đặt in theo hướng dẫn tại Điều 8 Thông tư này.
d) Tổ chức, hộ, cá nhân kinh doanh nộp thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ thuế không thuộc đối tượng nêu tại điểm a, điểm b khoản này được tạo hóa đơn đặt in theo hướng dẫn tại Điều 8 Thông tư này.
đ) Tổ chức không phải là doanh nghiệp nhưng có hoạt động kinh doanh; hộ, cá nhân kinh doanh; doanh nghiệp siêu nhỏ; doanh nghiệp ở địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn và đặc biệt khó khăn được mua hóa đơn đặt in của cơ quan thuế theo hướng dẫn tại khoản 1 Điều 11 Thông tư này.
e) Các đơn vị sự nghiệp công lập có hoạt động sản xuất, kinh doanh theo quy định của pháp luật đáp ứng đủ điều kiện tự in hướng dẫn tại khoản 1 Điều 6 nhưng không tự in hóa đơn thì được tạo hóa đơn đặt in hoặc mua hóa đơn đặt in của cơ quan thuế.
g) Tổ chức không phải là doanh nghiệp; hộ, cá nhân không kinh doanh nhưng có phát sinh hoạt động bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ cần có hóa đơn để giao cho khách hàng được cơ quan thuế cấp hóa đơn lẻ.
3. Tổ chức, hộ, cá nhân khi tạo hóa đơn không được tạo trùng số hóa đơn trong cùng ký hiệu.
4. Chất lượng giấy và mực viết hoặc in trên hóa đơn phải đảm bảo thời gian lưu trữ theo quy định của pháp luật về kế toán.
1. Đối tượng được tạo hóa đơn tự in
a) Các doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp được tạo hóa đơn tự in kể từ khi có mã số thuế gồm:
- Doanh nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật trong khu công nghiệp, khu kinh tế, khu chế xuất, khu công nghệ cao.
- Các đơn vị sự nghiệp công lập có sản xuất, kinh doanh theo quy định của pháp luật.
- Doanh nghiệp có mức vốn điều lệ từ năm (05) tỷ đồng trở lên tính theo số vốn đã thực góp đến thời điểm thông báo phát hành hóa đơn.
b) Tổ chức kinh doanh đang hoạt động không thuộc các trường hợp nêu tại điểm a khoản này được tự in hóa đơn để sử dụng cho việc bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ nếu có đủ các điều kiện sau:
- Đã được cấp mã số thuế;
- Có doanh thu bán hàng hóa, dịch vụ;
- Có hệ thống thiết bị (máy tính, máy in, máy tính tiền) đảm bảo cho việc in và lập hóa đơn khi bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ;
- Là đơn vị kế toán theo quy định của Luật Kế toán và có phần mềm bán hàng hóa, dịch vụ gắn liền với phần mềm kế toán, đảm bảo dữ liệu của hóa đơn bán hàng hóa, dịch vụ được tự động chuyển vào phần mềm (hoặc cơ sở dữ liệu) kế toán tại thời điểm lập hóa đơn.
- Không bị xử phạt vi phạm pháp luật về thuế hoặc đã bị xử phạt và đã chấp hành xử phạt vi phạm pháp luật về thuế mà tổng số tiền phạt vi phạm pháp luật về thuế dưới hai mươi (20) triệu đồng trong vòng ba trăm sáu mươi lăm (365) ngày tính liên tục từ ngày thông báo phát hành hóa đơn tự in lần đầu trở về trước.
c) Tổ chức nêu tại điểm a, điểm b khoản này trước khi tạo hóa đơn phải ra quyết định áp dụng hóa đơn tự in gửi cho cơ quan thuế quản lý trực tiếp và chịu trách nhiệm về quyết định này (mẫu số 5.8 Phụ lục 5 ban hành kèm theo Thông tư này).
Quyết định áp dụng hóa đơn tự in gồm các nội dung chủ yếu sau:
- Tên hệ thống thiết bị (máy tính, máy in, phần mềm ứng dụng) dùng để in hóa đơn;
- Bộ phận kỹ thuật hoặc tên nhà cung ứng dịch vụ chịu trách nhiệm về mặt kỹ thuật tự in hóa đơn;
- Trách nhiệm của từng bộ phận trực thuộc liên quan việc tạo, lập, luân chuyển và lưu trữ dữ liệu hóa đơn tự in trong nội bộ tổ chức;
- Mẫu các loại hóa đơn tự in cùng với mục đích sử dụng của mỗi loại phải có các tiêu thức để khi lập đảm bảo đầy đủ các nội dung hướng dẫn tại khoản 1 Điều 4 Thông tư này.
2. Tổ chức được tạo hóa đơn tự in sử dụng chương trình tự in hóa đơn từ các thiết bị tin học, máy tính tiền hoặc các loại máy khác đảm bảo nguyên tắc:
- Việc đánh số thứ tự trên hóa đơn được thực hiện tự động. Mỗi liên của một số hóa đơn chỉ được in ra một lần, nếu in ra từ lần thứ 2 trở đi phải thể hiện là bản sao (copy).
- Phần mềm ứng dụng để in hóa đơn phải đảm bảo yêu cầu về bảo mật bằng việc phân quyền cho người sử dụng, người không được phân quyền sử dụng không được can thiệp làm thay đổi dữ liệu trên ứng dụng.
1. Hóa đơn điện tử được khởi tạo, lập, xử lý trên hệ thống máy tính của tổ chức, hộ, cá nhân kinh doanh đã được cấp mã số thuế khi bán hàng hóa, dịch vụ và được lưu trữ trên máy tính của các bên theo quy định của pháp luật về giao dịch điện tử.
2. Hóa đơn điện tử được sử dụng theo quy định của pháp luật về giao dịch điện tử.
3. Việc quản lý, sử dụng hóa đơn điện tử được thực hiện theo hướng dẫn riêng của Bộ Tài chính.
1. Đối tượng được tạo hóa đơn đặt in:
a) Tổ chức kinh doanh; hộ và cá nhân kinh doanh có mã số thuế (không bao gồm hộ, cá nhân nộp thuế giá trị gia tăng theo phương pháp trực tiếp) được tạo hóa đơn đặt in để sử dụng cho các hoạt động bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ.
b) Cục Thuế tạo hóa đơn đặt in để bán và cấp cho các đối tượng hướng dẫn tại khoản 1 Điều 11 và khoản 1 Điều 12 Thông tư này.
2. Hóa đơn đặt in được in ra dưới dạng mẫu in sẵn phải có các tiêu thức đảm bảo khi lập hóa đơn có đầy đủ nội dung bắt buộc theo hướng dẫn tại khoản 1 Điều 4 Thông tư này.
Đối tượng được tạo hóa đơn đặt in tự quyết định mẫu hóa đơn đặt in.
Tổ chức, hộ và cá nhân kinh doanh đặt in hóa đơn phải in sẵn tên, mã số thuế vào tiêu thức “tên, mã số thuế người bán” trên tờ hóa đơn.
Đối với các số hóa đơn đã đặt in nhưng chưa sử dụng hết có in sẵn địa chỉ trên tờ hóa đơn, khi có sự thay đổi địa chỉ, nếu tổ chức, hộ và cá nhân kinh doanh vẫn có nhu cầu sử dụng hóa đơn đã đặt in thì thực hiện đóng dấu địa chỉ mới vào bên cạnh tiêu thức địa chỉ đã in sẵn để tiếp tục sử dụng.
Trường hợp tổ chức, hộ và cá nhân kinh doanh đặt in hóa đơn cho các đơn vị trực thuộc thì tên tổ chức kinh doanh phải được in sẵn phía trên bên trái của tờ hóa đơn. Các đơn vị trực thuộc đóng dấu hoặc ghi tên, mã số thuế, địa chỉ vào tiêu thức “tên, mã số thuế, địa chỉ người bán hàng” để sử dụng.
Đối với hóa đơn do Cục Thuế đặt in, tên Cục Thuế được in sẵn phía trên bên trái của tờ hóa đơn.
3. In hóa đơn đặt in
a) Hóa đơn đặt in được in theo hợp đồng giữa tổ chức, hộ, cá nhân kinh doanh hoặc Cục Thuế với tổ chức nhận in hóa đơn đủ điều kiện tại điểm a khoản 4 Điều này.
b) Hợp đồng in hóa đơn được thể hiện bằng văn bản theo quy định của Luật Dân sự. Hợp đồng ghi cụ thể loại hóa đơn, ký hiệu mẫu số hóa đơn, ký hiệu hóa đơn, số lượng, số thứ tự hóa đơn đặt in (số thứ tự bắt đầu và số thứ tự kết thúc), kèm theo hóa đơn mẫu.
c) Trường hợp tổ chức nhận in hóa đơn tự in hóa đơn đặt in để sử dụng cho mục đích bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ, phải có quyết định in hóa đơn của thủ trưởng đơn vị. Quyết định in phải đảm bảo các nội dung quy định như loại hóa đơn, mẫu số hóa đơn, ký hiệu hóa đơn, số lượng, số thứ tự hóa đơn đặt in (số thứ tự bắt đầu và số thứ tự kết thúc), kèm theo hóa đơn mẫu.
4. Điều kiện và trách nhiệm của tổ chức nhận in hóa đơn
a) Điều kiện
Tổ chức nhận in hóa đơn phải là doanh nghiệp có đăng ký kinh doanh còn hiệu lực và có giấy phép hoạt động ngành in (bao gồm cả in xuất bản phẩm và không phải xuất bản phẩm).
b) Trách nhiệm
- In hóa đơn theo đúng hợp đồng in đã ký, không được giao lại toàn bộ hoặc bất kỳ khâu nào trong quá trình in hóa đơn cho tổ chức in khác thực hiện;
- Quản lý, bảo quản các bản phim, bản kẽm và các công cụ có tính năng tương tự trong việc tạo hóa đơn đặt in theo thỏa thuận với tổ chức, cá nhân đặt in hóa đơn. Trường hợp muốn sử dụng các bản phim, bản kẽm để in cho các lần sau thì phải niêm phong lưu giữ các bản phim, bản kẽm;
- Hủy hóa đơn in thử, in sai, in trùng, in thừa, in hỏng; các bản phim, bản kẽm và các công cụ có tính năng tương tự trong việc tạo hóa đơn đặt in theo thỏa thuận với tổ chức, cá nhân đặt in;
- Thanh lý hợp đồng in với tổ chức, cá nhân đặt in hóa đơn;
- Lập báo cáo về việc nhận in hóa đơn cho cơ quan thuế quản lý trực tiếp. Nội dung báo cáo thể hiện: tên, mã số thuế, địa chỉ tổ chức, cá nhân đặt in; loại, ký hiệu hóa đơn, ký hiệu mẫu số hóa đơn, số lượng hóa đơn đã in (từ số … đến số) cho từng tổ chức, cá nhân (mẫu số 3.7 Phụ lục 3 ban hành kèm theo Thông tư này).
Báo cáo về việc nhận in hóa đơn được lập và gửi cho cơ quan thuế quản lý trực tiếp một năm hai lần: lần 1 báo cáo in hóa đơn 6 tháng đầu năm chậm nhất là ngày 20 tháng 7, lần 2 báo cáo in hóa đơn 6 tháng cuối năm chậm nhất là ngày 20 tháng 1 năm sau.
Trường hợp tổ chức nhận in hóa đơn ngừng hoạt động in hóa đơn thì kỳ báo cáo in hóa đơn cuối cùng bắt đầu từ đầu kỳ báo cáo cuối đến thời điểm tổ chức nhận in ngừng hoạt động in hóa đơn, thời hạn nộp báo cáo về việc nhận in hóa đơn chậm nhất là ngày 20 tháng sau của tháng ngừng hoạt động in hóa đơn.
Trường hợp tổ chức nhận in hóa đơn mới bắt đầu hoạt động sản xuất kinh doanh hoặc có hoạt động in hóa đơn sau khi ngừng hoạt động in thì thời gian báo cáo về việc nhận in hóa đơn đầu tiên tính từ ngày bắt đầu hoạt động sản xuất kinh doanh hoặc bắt đầu lại hoạt động in đến hết tháng 6 hoặc hết tháng 12 tùy theo thời điểm bắt đầu hoạt động sản xuất kinh doanh hoặc bắt đầu hoạt động in.
Cơ quan thuế nhận báo cáo về việc nhận in hóa đơn của tổ chức nhận in hóa đơn và đưa các dữ liệu lên trang thông tin điện tử của Tổng cục Thuế.
1. Tổ chức, hộ, cá nhân kinh doanh trước khi sử dụng hóa đơn cho việc bán hàng hóa, dịch vụ, trừ hóa đơn được mua, cấp tại cơ quan thuế, phải lập Thông báo phát hành hóa đơn (mẫu số 3.5 Phụ lục 3 ban hành kèm theo Thông tư này).
2. Thông báo phát hành hóa đơn gồm: tên đơn vị phát hành hóa đơn, mã số thuế, địa chỉ, điện thoại, các loại hóa đơn phát hành (tên loại hóa đơn, ký hiệu hóa đơn, ký hiệu mẫu số hóa đơn, ngày bắt đầu sử dụng, số lượng hóa đơn thông báo phát hành (từ số... đến số...)), hóa đơn mẫu, tên và mã số thuế của doanh nghiệp in hóa đơn (đối với hóa đơn đặt in), ngày lập Thông báo phát hành, tên, chữ ký của người đại diện theo pháp luật và dấu của đơn vị.
Trường hợp có sự thay đổi địa chỉ kinh doanh, tổ chức, hộ, cá nhân kinh doanh phải gửi thông báo phát hành hóa đơn cho cơ quan thuế nơi chuyển đến, trong đó nêu rõ số hóa đơn đã phát hành chưa sử dụng, sẽ tiếp tục sử dụng.
Trường hợp tổ chức, hộ, cá nhân kinh doanh khi gửi thông báo phát hành từ lần thứ 2 trở đi, nếu không có sự thay đổi về nội dung và hình thức hóa đơn phát hành thì không cần phải gửi kèm hóa đơn mẫu.
Trường hợp có sự thay đổi về nội dung đã thông báo phát hành, tổ chức, hộ, cá nhân kinh doanh phải thực hiện thông báo phát hành mới theo hướng dẫn tại khoản này.
Riêng hóa đơn xuất khẩu, nếu có sự thay đổi mẫu hóa đơn nhưng không thay đổi các nội dung bắt buộc thì không phải thực hiện thông báo phát hành mới.
3. Hóa đơn mẫu là bản in thể hiện đúng, đủ các tiêu thức trên liên của hóa đơn giao cho người mua loại được phát hành, có số hóa đơn là một dãy các chữ số 0 và in hoặc đóng chữ “Mẫu” trên tờ hóa đơn.
4. Thông báo phát hành hóa đơn phải được gửi đến cơ quan thuế quản lý trực tiếp chậm nhất năm (05) ngày trước khi tổ chức, hộ, cá nhân kinh doanh bắt đầu sử dụng hóa đơn và trong thời hạn mười (10) ngày, kể từ ngày ký thông báo phát hành. Thông báo phát hành hóa đơn gồm cả hóa đơn mẫu phải được niêm yết rõ ràng ngay tại các cơ sở sử dụng hóa đơn để bán hàng hóa, dịch vụ trong suốt thời gian sử dụng hóa đơn.
Trường hợp tổ chức có các đơn vị trực thuộc, chi nhánh có sử dụng chung mẫu hóa đơn của tổ chức thì từng đơn vị trực thuộc, chi nhánh phải gửi Thông báo phát hành cho cơ quan thuế quản lý trực tiếp.
Tổng cục Thuế có trách nhiệm căn cứ nội dung phát hành hóa đơn của tổ chức, hộ, cá nhân phát hành, tổ chức xây dựng hệ thống dữ liệu thông tin về phát hành hóa đơn trên trang thông tin điện tử của Tổng cục Thuế để mọi tổ chức, cá nhân tra cứu được nội dung cần thiết về hóa đơn đã thông báo phát hành của tổ chức, hộ, cá nhân.
Trường hợp khi nhận được Thông báo phát hành do tổ chức, hộ, cá nhân gửi đến, cơ quan Thuế phát hiện thông báo phát hành không đảm bảo đủ nội dung theo đúng quy định thì trong thời hạn hai (02) ngày làm việc kể từ ngày nhận được Thông báo, cơ quan thuế phải có văn bản thông báo cho tổ chức, hộ, cá nhân biết. Tổ chức, hộ, cá nhân có trách nhiệm điều chỉnh để thông báo phát hành mới.
1. Hóa đơn do Cục Thuế đặt in trước khi bán, cấp lần đầu phải lập thông báo phát hành hóa đơn.
2. Nội dung thông báo phát hành hóa đơn, hóa đơn mẫu thực hiện theo hướng dẫn tại khoản 2, khoản 3 Điều 9 Thông tư này và theo mẫu số 3.6 Phụ lục 3 ban hành kèm theo Thông tư này.
3. Thông báo phát hành hóa đơn phải được gửi đến tất cả các Cục Thuế trong cả nước trong thời hạn mười (10) ngày làm việc, kể từ ngày lập thông báo phát hành và trước khi cấp, bán. Thông báo phát hành hóa đơn niêm yết ngay tại các cơ sở trực thuộc Cục Thuế trong suốt thời gian thông báo phát hành còn hiệu lực tại vị trí dễ thấy khi vào cơ quan thuế.
Trường hợp Cục Thuế đã đưa nội dung Thông báo phát hành hóa đơn lên trang thông tin điện tử của Tổng cục Thuế thì không phải gửi thông báo phát hành hóa đơn đến Cục Thuế khác.
4. Trường hợp có sự thay đổi về nội dung đã thông báo phát hành, Cục Thuế phải thực hiện thủ tục thông báo phát hành mới theo hướng dẫn tại khoản 2 và 3 Điều này.
1. Cơ quan thuế bán hóa đơn cho tổ chức không phải là doanh nghiệp nhưng có hoạt động kinh doanh; hộ, cá nhân kinh doanh; doanh nghiệp siêu nhỏ; doanh nghiệp ở tại địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn và đặc biệt khó khăn không thuộc đối tượng tạo hóa đơn tự in theo hướng dẫn tại Điều 6 Thông tư này.
Tổ chức không phải là doanh nghiệp nhưng có hoạt động kinh doanh theo hướng dẫn tại khoản này là các tổ chức có hoạt động kinh doanh nhưng không được thành lập và hoạt động theo Luật Doanh nghiệp, Luật các tổ chức tín dụng, Luật Kinh doanh bảo hiểm.
Doanh nghiệp siêu nhỏ theo hướng dẫn tại khoản này là cơ sở kinh doanh có từ mười (10) lao động trở xuống theo quy định tại khoản 1 Điều 3 Nghị định số 56/2009/NĐ-CP ngày 30/6/2009 của Chính phủ về trợ giúp phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa. Cơ sở kinh doanh xác định và chịu trách nhiệm về số lượng lao động kê khai với cơ quan thuế khi mua hóa đơn.
Địa bàn có điều kiện kinh tế-xã hội khó khăn và đặc biệt khó khăn theo hướng dẫn tại khoản này là địa bàn thuộc Danh mục địa bàn ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp ban hành kèm theo Nghị định số 124/2008/NĐ-CP ngày 11/12/2008 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp. Trường hợp doanh nghiệp có đơn vị trực thuộc kê khai thuế giá trị gia tăng riêng và không thuộc địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn hoặc đặc biệt khó khăn thì đơn vị trực thuộc không thuộc đối tượng được cơ quan thuế bán hóa đơn theo hướng dẫn tại khoản này.
Ví dụ: Doanh nghiệp A được thành lập và hoạt động tại huyện Thanh Sơn (tỉnh Phú Thọ) là địa bàn có điều kiện kinh tế-xã hội đặc biệt khó khăn và không thuộc đối tượng tạo hóa đơn tự in thì doanh nghiệp A được mua hóa đơn đặt in của cơ quan thuế.
Trường hợp doanh nghiệp A có chi nhánh B tại thành phố Việt Trì (tỉnh Phú Thọ) không phải là địa bàn có điều kiện kinh tế-xã hội khó khăn hoặc đặc biệt khó khăn, chi nhánh B thực hiện khai thuế giá trị gia tăng riêng thì chi nhánh B không thuộc đối tượng mua hóa đơn đặt in của cơ quan thuế. Chi nhánh B tạo hóa đơn tự in hoặc hóa đơn đặt in để sử dụng khi bán hàng hóa, dịch vụ.
Trường hợp doanh nghiệp A có chi nhánh C tại quận Đống Đa, thành phố Hà Nội thì chi nhánh C không thuộc đối tượng mua hóa đơn đặt in của cơ quan thuế.
2. Hóa đơn do Cục Thuế đặt in được bán theo giá bảo đảm bù đắp chi phí gồm: giá đặt in và phí phát hành. Cục trưởng Cục Thuế quyết định và niêm yết giá bán hóa đơn theo nguyên tắc trên. Cơ quan thuế các cấp không được thu thêm bất kỳ khoản thu nào ngoài giá bán đã niêm yết.
Cơ quan thuế quản lý trực tiếp thực hiện bán hóa đơn cho các đối tượng hướng dẫn tại khoản 1 Điều này.
3. Bán hóa đơn tại cơ quan thuế
a) Trách nhiệm của tổ chức, hộ, cá nhân
Tổ chức, hộ, cá nhân kinh doanh thuộc đối tượng được mua hóa đơn do cơ quan thuế phát hành khi mua hóa đơn phải có đơn đề nghị mua hóa đơn (mẫu số 3.3 Phụ lục 3 ban hành kèm theo Thông tư này).
Khi đến mua hóa đơn, người mua hóa đơn (người có tên trong đơn hoặc người được chủ hộ kinh doanh uỷ quyền bằng giấy uỷ quyền theo quy định của pháp luật) phải xuất trình giấy chứng minh nhân dân còn trong thời hạn sử dụng theo quy định của pháp luật về giấy chứng minh nhân dân.
b) Trách nhiệm của cơ quan thuế
Cơ quan thuế bán hóa đơn cho tổ chức, hộ, cá nhân kinh doanh theo tháng.
Sau khi kiểm tra tình hình sử dụng hóa đơn và đề nghị mua hóa đơn trong đơn đề nghị mua hóa đơn, cơ quan thuế giải quyết bán hóa đơn cho tổ chức, hộ, cá nhân kinh doanh trong ngày. Số lượng hóa đơn bán cho tổ chức, hộ, cá nhân kinh doanh không quá số lượng hóa đơn đã sử dụng của tháng mua trước đó.
Số lượng hóa đơn bán cho tổ chức, hộ, cá nhân kinh doanh lần đầu không quá một quyển năm mươi (50) số cho mỗi loại hóa đơn. Trường hợp chưa hết tháng đã sử dụng hết hóa đơn mua lần đầu, cơ quan thuế căn cứ vào thời gian, số lượng hóa đơn đã sử dụng để quyết định số lượng hóa đơn bán lần tiếp theo.
1. Cơ quan thuế cấp hóa đơn cho các tổ chức không phải là doanh nghiệp, hộ và cá nhân không kinh doanh nhưng có phát sinh hoạt động bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ cần có hóa đơn để giao cho khách hàng.
2. Hóa đơn do cơ quan thuế cấp theo từng số tương ứng với đề nghị của tổ chức, hộ và cá nhân không kinh doanh gọi là hóa đơn lẻ.
Tổ chức không phải là doanh nghiệp, hộ và cá nhân không kinh doanh nhưng có phát sinh hoạt động bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ cần có hóa đơn để giao cho khách hàng được cơ quan thuế cấp hóa đơn lẻ là loại hóa đơn bán hàng.
Trường hợp doanh nghiệp sau khi đã giải thể, phá sản, đã quyết toán hóa đơn, đã đóng mã số thuế phát sinh thanh lý tài sản cần có hóa đơn để giao cho người mua được cơ quan thuế cấp hóa đơn lẻ là loại hóa đơn bán hàng.
Riêng đối với tổ chức, cơ quan nhà nước không thuộc đối tượng nộp thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ có bán đấu giá tài sản, trường hợp giá trúng đấu giá là giá bán đã có thuế giá trị gia tăng được công bố rõ trong hồ sơ bán đấu giá do cơ quan có thẩm quyền phê duyệt thì được cấp hóa đơn giá trị gia tăng để giao cho người mua.
3. Cơ quan thuế cấp hóa đơn lẻ cho việc bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ được xác định như sau:
- Đối với tổ chức: Cơ quan thuế quản lý địa bàn nơi tổ chức đăng ký mã số thuế hoặc nơi tổ chức đóng trụ sở hoặc nơi được ghi trong quyết định thành lập.
- Đối với hộ và cá nhân không kinh doanh: Cơ quan thuế quản lý địa bàn nơi cấp mã số thuế hoặc nơi đăng ký hộ khẩu thường trú trên sổ hộ khẩu hoặc giấy chứng minh nhân dân (hoặc hộ chiếu) còn hiệu lực hoặc nơi cư trú do hộ, cá nhân tự kê khai (không cần có xác nhận của chính quyền nơi cư trú).
Trường hợp tổ chức, hộ và cá nhân không kinh doanh có bất động sản cho thuê thì cơ quan thuế quản lý địa bàn có bất động sản thực hiện cấp hóa đơn lẻ.
Tổ chức, hộ, cá nhân có nhu cầu sử dụng hóa đơn lẻ phải có đơn đề nghị cấp hóa đơn lẻ (mẫu số 3.4 Phụ lục 3 ban hành kèm theo Thông tư này). Căn cứ đơn đề nghị cấp hóa đơn lẻ và các chứng từ mua bán kèm theo, cơ quan thuế có trách nhiệm hướng dẫn người nộp thuế xác định số thuế phải nộp theo quy định của pháp luật về thuế. Riêng trường hợp được cấp hóa đơn giá trị gia tăng lẻ thì số thuế giá trị gia tăng phải nộp là số thuế giá trị gia tăng ghi trên hóa đơn giá trị gia tăng cấp lẻ.
Người đề nghị cấp hóa đơn lẻ lập hóa đơn đủ 3 liên tại cơ quan thuế và phải nộp thuế đầy đủ theo quy định trước khi nhận hóa đơn lẻ. Sau khi có chứng từ nộp thuế của người đề nghị cấp hóa đơn, cơ quan thuế có trách nhiệm đóng dấu cơ quan thuế vào phía trên bên trái của liên 1, liên 2 và giao cho người đề nghị cấp hóa đơn, liên 3 lưu tại cơ quan thuế.
1. Tổ chức, hộ, cá nhân khi in, phát hành hóa đơn quy ước các ký hiệu nhận dạng trên hóa đơn do mình phát hành để phục vụ việc nhận dạng hóa đơn trong quá trình in, phát hành và sử dụng hóa đơn.
Tuỳ thuộc vào quy mô, đặc điểm hoạt động kinh doanh và yêu cầu quản lý, tổ chức, hộ, cá nhân có thể chọn một hay nhiều hình thức sau để làm ký hiệu nhận dạng như: dán tem chống giả; dùng kỹ thuật in đặc biệt; dùng giấy, mực in đặc biệt; đưa các ký hiệu riêng vào trong từng đợt in hoặc đợt phát hành loại hóa đơn cụ thể, in sẵn các tiêu thức ổn định trên tờ hóa đơn (như tên, mã số thuế, địa chỉ người bán; loại hàng hóa, dịch vụ; đơn giá…), chữ ký và dấu của người bán khi lập hóa đơn...
2. Trường hợp phát hiện các dấu hiệu vi phạm có liên quan đến việc in, phát hành, quản lý, sử dụng hóa đơn, tổ chức, hộ, cá nhân phát hiện phải báo ngay cơ quan thuế. Khi cơ quan thuế và cơ quan nhà nước có thẩm quyền yêu cầu xác nhận hóa đơn đã phát hành, tổ chức, hộ, cá nhân in, phát hành hóa đơn phải có nghĩa vụ trả lời bằng văn bản trong thời hạn mười (10) ngày kể từ khi nhận được yêu cầu.
1. Nguyên tắc lập hóa đơn
a) Tổ chức, hộ, cá nhân kinh doanh chỉ được lập và giao cho người mua hàng hóa, dịch vụ các loại hóa đơn theo hướng dẫn tại Thông tư này.
b) Người bán phải lập hóa đơn khi bán hàng hóa, dịch vụ, bao gồm cả các trường hợp hàng hóa, dịch vụ dùng để khuyến mại, quảng cáo, hàng mẫu; hàng hóa, dịch vụ dùng để cho, biếu, tặng, trao đổi, trả thay lương cho người lao động và tiêu dùng nội bộ (trừ hàng hóa luân chuyển nội bộ để tiếp tục quá trình sản xuất); xuất hàng hóa dưới các hình thức cho vay, cho mượn hoặc hoàn trả hàng hóa.
Nội dung trên hóa đơn phải đúng nội dung nghiệp vụ kinh tế phát sinh; không được tẩy xóa, sửa chữa; phải dùng cùng màu mực, loại mực không phai, không sử dụng mực đỏ; chữ số và chữ viết phải liên tục, không ngắt quãng, không viết hoặc in đè lên chữ in sẵn và gạch chéo phần còn trống (nếu có).
c) Hóa đơn được lập một lần thành nhiều liên. Nội dung lập trên hóa đơn phải được thống nhất trên các liên hóa đơn có cùng một số.
d) Hóa đơn được lập theo thứ tự liên tục từ số nhỏ đến số lớn.
Trường hợp tổ chức kinh doanh có nhiều đơn vị trực thuộc trực tiếp bán hàng hoặc nhiều cơ sở nhận ủy nhiệm cùng sử dụng hình thức hóa đơn đặt in có cùng ký hiệu theo phương thức phân chia cho từng cơ sở trong toàn hệ thống thì tổ chức kinh doanh phải có sổ theo dõi phân bổ số lượng hóa đơn cho từng đơn vị trực thuộc, từng cơ sở nhận ủy nhiệm. Các đơn vị trực thuộc, cơ sở nhận ủy nhiệm phải sử dụng hóa đơn theo thứ tự từ số nhỏ đến số lớn trong phạm vi số hóa đơn được phân chia.
2. Cách lập một số tiêu thức cụ thể trên hóa đơn
a) Tiêu thức “Ngày tháng năm” lập hóa đơn
Ngày lập hóa đơn đối với bán hàng hóa là thời điểm chuyển giao quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng hàng hóa cho người mua, không phân biệt đã thu được tiền hay chưa thu được tiền.
Ngày lập hóa đơn đối với cung ứng dịch vụ là ngày hoàn thành việc cung ứng dịch vụ, không phân biệt đã thu được tiền hay chưa thu được tiền. Trường hợp tổ chức cung ứng dịch vụ thực hiện thu tiền trước hoặc trong khi cung ứng dịch vụ thì ngày lập hóa đơn là ngày thu tiền.
Ngày lập hóa đơn đối với hoạt động cung cấp điện sinh họat, nước sinh hoạt, dịch vụ viễn thông, dịch vụ truyền hình thực hiện chậm nhất không quá bảy (7) ngày kế tiếp kể từ ngày ghi chỉ số điện, nước tiêu thụ trên đồng hồ hoặc ngày kết thúc kỳ quy ước đối với việc cung cấp dịch vụ viễn thông, truyền hình. Kỳ quy ước để làm căn cứ tính lượng hàng hóa, dịch vụ cung cấp căn cứ thoả thuận giữa đơn vị cung cấp dịch vụ viễn thông, truyền hình với người mua.
Ngày lập hóa đơn đối với xây dựng, lắp đặt là thời điểm nghiệm thu, bàn giao công trình, hạng mục công trình, khối lượng xây dựng, lắp đặt hoàn thành, không phân biệt đã thu được tiền hay chưa thu được tiền.
Trường hợp giao hàng nhiều lần hoặc bàn giao từng hạng mục, công đoạn dịch vụ thì mỗi lần giao hàng hoặc bàn giao đều phải lập hóa đơn cho khối lượng, giá trị hàng hóa, dịch vụ được giao tương ứng.
Trường hợp tổ chức kinh doanh bất động sản, xây dựng cơ sở hạ tầng, xây dựng nhà để bán, chuyển nhượng có thực hiện thu tiền theo tiến độ thực hiện dự án hoặc tiến độ thu tiền ghi trong hợp đồng thì ngày lập hóa đơn là ngày thu tiền.
Ngày lập hóa đơn đối với hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu do người xuất khẩu tự xác định phù hợp với thoả thuận giữa người xuất khẩu và người nhập khẩu. Ngày xác định doanh thu xuất khẩu để tính thuế là ngày xác nhận hoàn tất thủ tục hải quan trên tờ khai hải quan.
Trường hợp bán xăng dầu tại các cửa hàng bán lẻ cho người mua thường xuyên là tổ chức, cá nhân kinh doanh; cung cấp dịch vụ ngân hàng, chứng khóan, ngày lập hóa đơn thực hiện định kỳ theo hợp đồng giữa hai bên kèm bảng kê hoặc chứng từ khác có xác nhận của hai bên, nhưng chậm nhất là ngày cuối cùng của tháng phát sinh hoạt động mua bán hàng hóa hoặc cung cấp dịch vụ.
Ngày lập hóa đơn đối với việc bán dầu thô, khí thiên nhiên, dầu khí chế biến và một số trường hợp đặc thù thực hiện theo hướng dẫn riêng của Bộ Tài chính.
b) Tiêu thức “Tên, địa chỉ, mã số thuế của người bán”, “tên, địa chỉ, mã số thuế của người mua”: ghi tên đầy đủ hoặc tên viết tắt theo giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, đăng ký thuế.
Trường hợp tổ chức bán hàng có đơn vị trực thuộc có mã số thuế trực tiếp bán hàng thì ghi tên, địa chỉ, mã số thuế của đơn vị trực thuộc. Trường hợp đơn vị trực thuộc không có mã số thuế thì ghi mã số thuế của trụ sở chính.
Trường hợp khi bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ từ 200.000 đồng trở lên mỗi lần, người mua không lấy hóa đơn hoặc không cung cấp tên, địa chỉ, mã số thuế (nếu có) thì vẫn phải lập hóa đơn và ghi rõ “người mua không lấy hóa đơn” hoặc “người mua không cung cấp tên, địa chỉ, mã số thuế”.
Riêng đối với các đơn vị bán lẻ xăng dầu, nếu người mua không yêu cầu lấy hóa đơn, cuối ngày đơn vị phải lập chung một hóa đơn cho tổng doanh thu người mua không lấy hóa đơn phát sinh trong ngày.
c) Tiêu thức “Số thứ tự, tên hàng hóa, dịch vụ, đơn vị tính, số lượng, đơn giá, thành tiền”: ghi theo thứ tự tên hàng hóa, dịch vụ bán ra; gạch chéo phần bỏ trống (nếu có).
d) Tiêu thức “người bán hàng (ký, đóng dấu, ghi rõ họ tên)”
Trường hợp thủ trưởng đơn vị không ký vào tiêu thức người bán hàng thì phải có giấy ủy quyền của thủ trưởng đơn vị cho người trực tiếp bán ký, ghi rõ họ tên trên hóa đơn và đóng dấu của tổ chức vào phía trên bên trái của tờ hóa đơn.
đ) Tiêu thức “người mua hàng (ký, ghi rõ họ tên)”
Riêng đối với việc mua hàng không trực tiếp như: Mua hàng qua điện thoại, qua mạng, FAX thì người mua hàng không nhất thiết phải ký, ghi rõ họ tên trên hóa đơn. Khi lập hóa đơn tại tiêu thức “người mua hàng (ký, ghi rõ họ tên)”, người bán hàng phải ghi rõ là bán hàng qua điện thoại, qua mạng, FAX.
Đồng tiền ghi trên hóa đơn là đồng Việt Nam.
Trường hợp người bán được bán hàng thu ngoại tệ theo quy định của pháp luật, tổng số tiền thanh toán được ghi bằng nguyên tệ, phần chữ ghi bằng tiếng Việt.
Ví dụ: 10.000 USD - Mười nghìn đô la Mỹ.
Người bán đồng thời ghi trên hóa đơn tỷ giá ngoại tệ với đồng Việt Nam theo tỷ giá giao dịch bình quân của thị trường ngoại tệ liên ngân hàng do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố tại thời điểm lập hóa đơn.
Trường hợp ngoại tệ thu về là loại không có tỷ giá với đồng Việt Nam thì ghi tỷ giá chéo với một loại ngoại tệ được Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố tỷ giá.
Hướng dẫn lập hóa đơn bán hàng hóa, dịch vụ trong một số trường hợp thực hiện theo Phụ lục 4 ban hành kèm theo Thông tư này.
1. Người bán hàng được ủy nhiệm cho bên thứ ba lập hóa đơn cho hoạt động bán hàng hóa, dịch vụ. Hóa đơn được ủy nhiệm cho bên thứ ba lập vẫn phải ghi tên đơn vị bán là đơn vị ủy nhiệm và đóng dấu đơn vị ủy nhiệm phía trên bên trái của tờ hóa đơn (trường hợp hóa đơn tự in được in từ thiết bị của bên được uỷ nhiệm hoặc hóa đơn điện tử thì không phải đóng dấu của đơn vị ủy nhiệm). Việc ủy nhiệm phải được xác định bằng văn bản giữa bên ủy nhiệm và bên nhận ủy nhiệm.
2. Nội dung văn bản ủy nhiệm phải ghi đầy đủ các thông tin về hóa đơn ủy nhiệm (hình thức hóa đơn, loại hóa đơn, ký hiệu hóa đơn và số lượng hóa đơn (từ số... đến số...)); mục đích ủy nhiệm; thời hạn ủy nhiệm; phương thức giao nhận hoặc phương thức cài đặt hóa đơn ủy nhiệm (nếu là hóa đơn tự in hoặc hóa đơn điện tử); phương thức thanh toán hóa đơn ủy nhiệm.
3. Bên ủy nhiệm phải lập thông báo ủy nhiệm có ghi đầy đủ các thông tin về hóa đơn ủy nhiệm, mục đích ủy nhiệm, thời hạn ủy nhiệm dựa trên văn bản ủy nhiệm đã ký kết, có tên, chữ ký, dấu (nếu có) của đại diện bên ủy nhiệm cho bên nhận ủy nhiệm. Thông báo ủy nhiệm phải được gửi đến cơ quan thuế quản lý trực tiếp bên ủy nhiệm và bên nhận ủy nhiệm.
4. Bên nhận ủy nhiệm phải niêm yết thông báo ủy nhiệm tại nơi bán hàng hóa, dịch vụ được ủy nhiệm lập hóa đơn để người mua hàng hóa, dịch vụ được biết.
5. Khi hết thời hạn ủy nhiệm hoặc chấm dứt trước hạn ủy nhiệm lập hóa đơn, hai bên phải xác định bằng văn bản và bên được ủy nhiệm phải tháo gỡ ngay các thông báo đã niêm yết tại nơi bán hàng hóa, dịch vụ.
6. Bên ủy nhiệm và bên nhận ủy nhiệm phải tổng hợp báo cáo định kỳ việc sử dụng các hóa đơn ủy nhiệm trong báo cáo sử dụng hóa đơn hàng quý theo hướng dẫn tại Thông tư này.
1. Bán hàng hóa, dịch vụ có tổng giá thanh toán dưới 200.000 đồng mỗi lần thì không phải lập hóa đơn, trừ trường hợp người mua yêu cầu lập và giao hóa đơn.
2. Khi bán hàng hóa, dịch vụ không phải lập hóa đơn hướng dẫn tại khoản 1 Điều này, người bán phải lập Bảng kê bán lẻ hàng hóa, dịch vụ. Bảng kê phải có tên, mã số thuế và địa chỉ của người bán, tên hàng hóa, dịch vụ, giá trị hàng hóa, dịch vụ bán ra, ngày lập, tên và chữ ký người lập Bảng kê. Trường hợp người bán nộp thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ thì Bảng kê bán lẻ phải có tiêu thức “thuế suất giá trị gia tăng” và “tiền thuế giá trị gia tăng”. Hàng hóa, dịch vụ bán ra ghi trên Bảng kê theo thứ tự bán hàng trong ngày (mẫu số 5.7 Phụ lục 5 ban hành kèm theo Thông tư này).
3. Cuối mỗi ngày, cơ sở kinh doanh lập một hóa đơn giá trị gia tăng hoặc hóa đơn bán hàng ghi số tiền bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ trong ngày thể hiện trên dòng tổng cộng của bảng kê, ký tên và giữ liên giao cho người mua, các liên khác luân chuyển theo quy định. Tiêu thức “Tên, địa chỉ người mua” trên hóa đơn này ghi là “bán lẻ không giao hóa đơn”.
Trường hợp khi bán hàng hóa, dịch vụ nếu danh mục hàng hóa, dịch vụ nhiều hơn số dòng của một số hóa đơn, người bán hàng có thể lập thành nhiều hóa đơn hoặc lựa chọn một trong hai hình thức sau:
1. Người bán hàng ghi liên tiếp nhiều số hóa đơn. Dòng ghi hàng hóa cuối cùng của số hóa đơn trước ghi cụm từ “tiếp số sau” và dòng ghi hàng hóa đầu số hóa đơn sau ghi cụm từ “tiếp số trước”. Các hóa đơn liệt kê đủ các mặt hàng theo thứ tự liên tục từ hóa đơn này đến hóa đơn khác. Thông tin người bán, thông tin người mua được ghi đầy đủ ở số hóa đơn đầu tiên. Chữ ký và dấu người bán (nếu có), chữ ký người mua, giá thanh toán, phụ thu, phí thu thêm, chiết khấu thương mại, thuế giá trị gia tăng được ghi trong hóa đơn cuối cùng và gạch chéo phần còn trống (nếu có).
2. Người bán hàng được sử dụng bảng kê để liệt kê các loại hàng hóa, dịch vụ đã bán kèm theo hóa đơn.
a) Nội dung ghi trên hóa đơn
Hóa đơn phải ghi rõ “kèm theo bảng kê số..., ngày..., tháng.... năm...”. Mục “tên hàng” trên hóa đơn chỉ ghi tên gọi chung của mặt hàng.
Các tiêu thức khác ghi trên hóa đơn thực hiện theo hướng dẫn tại khoản 2 Điều 14 Thông tư này.
b) Nội dung trên bảng kê
Bảng kê do người bán hàng tự thiết kế phù hợp với đặc điểm, mẫu mã, chủng loại của các loại hàng hóa nhưng phải đảm bảo các nội dung chính như sau:
+ Tên người bán hàng, địa chỉ liên lạc, mã số thuế
+ Tên hàng, số lượng, đơn giá, thành tiền. Trường hợp người bán hàng nộp thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ thì bảng kê phải có tiêu thức “thuế suất giá trị gia tăng”, “tiền thuế giá trị gia tăng”. Tổng cộng tiền thanh toán (chưa có thuế giá trị gia tăng) đúng với số tiền ghi trên hóa đơn giá trị gia tăng.
Bảng kê phải ghi rõ “kèm theo hóa đơn số... Ngày... tháng.... năm” và có đầy đủ các chữ ký của người bán hàng, chữ ký của người mua hàng như trên hóa đơn.
Trường hợp bảng kê có hơn một (01) trang thì các bảng kê phải được đánh số trang liên tục và phải đóng dấu giáp lai. Trên bảng kê cuối cùng phải có đầy đủ chữ ký của người bán hàng, chữ ký của người mua hàng như trên hóa đơn.
Số bảng kê phát hành phù hợp với số liên hóa đơn. Bảng kê được lưu giữ cùng với hóa đơn để cơ quan thuế kiểm tra, đối chiếu khi cần thiết.
Người bán hàng và người mua hàng thực hiện quản lý và lưu giữ bảng kê kèm theo hóa đơn theo quy định.
1. Trường hợp lập hóa đơn chưa giao cho người mua, nếu phát hiện hóa đơn lập sai, người bán gạch chéo các liên và lưu giữ số hóa đơn lập sai.
2. Trường hợp hóa đơn đã lập và giao cho người mua nhưng chưa giao hàng hóa, cung ứng dịch vụ hoặc hóa đơn đã lập và giao cho người mua, người người bán và người mua chưa kê khai thuế nếu phát hiện sai phải hủy bỏ, người bán và người mua lập biên bản thu hồi các liên của số hóa đơn đã lập sai. Biên bản thu hồi hóa đơn phải thể hiện được lý do thu hồi hóa đơn. Người bán gạch chéo các liên, lưu giữ số hóa đơn lập sai và lập lại hóa đơn mới theo quy định.
3. Trường hợp hóa đơn đã lập và giao cho người mua, đã giao hàng hóa, cung ứng dịch vụ, người bán và người mua đã kê khai thuế, sau đó phát hiện sai sót thì người bán và người mua phải lập biên bản hoặc có thoả thuận bằng văn bản ghi rõ sai sót, đồng thời người bán lập hóa đơn điều chỉnh sai sót. Hóa đơn ghi rõ điều chỉnh (tăng, giảm) số lượng hàng hóa, giá bán, thuế suất thuế giá trị gia tăng…, tiền thuế giá trị gia tăng cho hóa đơn số…, ký hiệu… Căn cứ vào hóa đơn điều chỉnh, người bán và người mua kê khai điều chỉnh doanh số mua, bán, thuế đầu ra, đầu vào. Hóa đơn điều chỉnh không được ghi số âm (-).
4. Hướng dẫn xử lý đối với hóa đơn đã lập trong một số trường hợp cụ thể thực hiện theo Phụ lục 4 ban hành kèm theo Thông tư này.
1. Tổ chức, hộ, cá nhân thông báo với cơ quan thuế hóa đơn không tiếp tục sử dụng trong các trường hợp sau:
a) Tổ chức, hộ, cá nhân được cơ quan thuế chấp thuận ngưng sử dụng mã số thuế (còn gọi là đóng mã số thuế) phải dừng việc sử dụng các loại hóa đơn đã thông báo phát hành còn chưa sử dụng.
b) Tổ chức, hộ, cá nhân phát hành loại hóa đơn thay thế phải dừng sử dụng các số hóa đơn bị thay thế còn chưa sử dụng.
c) Tổ chức, hộ, cá nhân kinh doanh mua hóa đơn của cơ quan thuế không tiếp tục sử dụng thì tổ chức, hộ, cá nhân mua hóa đơn phải tiến hành hủy hóa đơn theo hướng dẫn tại Điều 27 Thông tư này.
d) Hóa đơn mất, cháy, hỏng theo hướng dẫn tại Điều 22 Thông tư này.
2. Cơ quan thuế quản lý trực tiếp có trách nhiệm thông báo hết giá trị sử dụng của các hóa đơn sau:
- Hóa đơn không tiếp tục sử dụng do tổ chức, hộ, cá nhân thông báo với cơ quan thuế thuộc các trường hợp nêu tại khoản 1 Điều này.
- Hóa đơn chưa lập mà tổ chức, hộ, cá nhân kinh doanh bỏ trốn khỏi địa chỉ kinh doanh mà không thông báo với cơ quan thuế;
- Hóa đơn chưa lập của tổ chức, hộ, cá nhân tự ý ngừng kinh doanh nhưng không thông báo với cơ quan thuế;
- Hóa đơn mua của cơ quan thuế mà tổ chức, hộ, cá nhân có hành vi cho, bán.
Sử dụng hóa đơn bất hợp pháp là việc sử dụng hóa đơn giả, hóa đơn chưa có giá trị sử dụng, hết giá trị sử dụng.
Hóa đơn giả là hóa đơn được in hoặc khởi tạo theo mẫu hóa đơn đã được phát hành của tổ chức, cá nhân khác hoặc in, khởi tạo trùng số của cùng một ký hiệu hóa đơn.
Hóa đơn chưa có giá trị sử dụng là hóa đơn đã được tạo theo hướng dẫn tại Thông tư này, nhưng chưa hoàn thành việc thông báo phát hành.
Hóa đơn hết giá trị sử dụng là hóa đơn đã làm đủ thủ tục phát hành nhưng tổ chức, cá nhân phát hành thông báo không tiếp tục sử dụng nữa; các loại hóa đơn bị mất sau khi đã thông báo phát hành được tổ chức, cá nhân phát hành báo mất với cơ quan thuế quản lý trực tiếp; hóa đơn của các tổ chức, cá nhân đã ngừng sử dụng mã số thuế (còn gọi là đóng mã số thuế).
1. Sử dụng bất hợp pháp hóa đơn là việc lập khống hóa đơn; cho hoặc bán hóa đơn chưa lập để tổ chức, cá nhân khác lập khi bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ (trừ các trường hợp được sử dụng hóa đơn do cơ quan thuế bán hoặc cấp và trường hợp được ủy nhiệm lập hóa đơn theo hướng dẫn tại Thông tư này); cho hoặc bán hóa đơn đã lập để tổ chức, cá nhân khác hạch toán, khai thuế hoặc thanh toán vốn ngân sách; lập hóa đơn không ghi đầy đủ các nội dung bắt buộc; lập hóa đơn sai lệch nội dung giữa các liên; dùng hóa đơn của hàng hóa, dịch vụ này để chứng minh cho hàng hóa, dịch vụ khác.
2. Một số trường hợp cụ thể được xác định là sử dụng bất hợp pháp hóa đơn:
- Hóa đơn có nội dung được ghi không có thực một phần hoặc toàn bộ.
- Sử dụng hóa đơn của tổ chức, cá nhân khác để bán ra, để hợp thức hóa hàng hóa, dịch vụ mua vào không có chứng từ hoặc hàng hóa, dịch vụ bán ra để gian lận thuế, để bán hàng hóa nhưng không kê khai nộp thuế.
- Sử dụng hóa đơn của tổ chức, cá nhân khác để bán hàng hóa, dịch vụ, nhưng không kê khai nộp thuế, gian lận thuế; để hợp thức hàng hóa, dịch vụ mua vào không có chứng từ.
- Hóa đơn có sự chênh lệch về giá trị hàng hóa, dịch vụ hoặc sai lệch các tiêu thức bắt buộc giữa các liên của hóa đơn.
- Sử dụng hóa đơn bán hàng hóa, dịch vụ mà cơ quan thuế, cơ quan công an và các cơ quan chức năng khác đã kết luận là sử dụng bất hợp pháp hóa đơn.
1. Tổ chức, hộ, cá nhân kinh doanh nếu phát hiện mất, cháy, hỏng hóa đơn đã lập hoặc chưa lập phải lập báo cáo về việc mất, cháy, hỏng và thông báo với cơ quan thuế quản lý trực tiếp (mẫu số 3.8 Phụ lục 3 ban hành kèm theo Thông tư này) chậm nhất không quá năm (05) ngày kể từ ngày xảy ra việc mất, cháy, hỏng hóa đơn.
2. Trường hợp khi bán hàng hóa, dịch vụ người bán đã lập hóa đơn theo đúng quy định nhưng sau đó người bán hoặc người mua làm mất, cháy, hỏng liên 2 hóa đơn bản gốc đã lập thì người bán và người mua lập biên bản ghi nhận sự việc, trong biên bản ghi rõ liên 1 của hóa đơn người bán hàng khai, nộp thuế trong tháng nào, ký và ghi rõ họ tên của người đại diện theo pháp luật (hoặc người được ủy quyền), đóng dấu (nếu có) trên biên bản và người bán sao chụp liên 1 của hóa đơn, ký xác nhận của người đại diện theo pháp luật và đóng dấu trên bản sao hóa đơn để giao cho người mua. Người mua được sử dụng hóa đơn bản sao kèm theo biên bản về việc mất, cháy, hỏng liên 2 hóa đơn để làm chứng từ kế toán và kê khai thuế. Người bán và người mua phải chịu trách nhiệm về tính chính xác của việc mất, cháy, hỏng hóa đơn.
1. Người mua được sử dụng hóa đơn hợp pháp theo quy định pháp luật để chứng minh quyền sử dụng, quyền sở hữu hàng hóa, dịch vụ; hưởng chế độ khuyến mãi, chế độ hậu mãi, xổ số hoặc được bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật; được dùng để hạch toán kế toán hoạt động mua hàng hóa, dịch vụ theo quy định của pháp luật về kế toán; kê khai các loại thuế; đăng ký quyền sử dụng, quyền sở hữu và để kê khai thanh toán vốn ngân sách nhà nước theo các quy định của pháp luật.
2. Hóa đơn được sử dụng trong các trường hợp tại khoản 1 phải là:
- Hóa đơn mua hàng hóa, dịch vụ bản gốc, liên 2 (liên giao khách hàng), trừ các trường hợp nêu tại Điều 22 Thông tư này.
- Hóa đơn ghi đầy đủ các chỉ tiêu, nội dung theo quy định và phải nguyên vẹn.
- Số liệu, chữ viết, đánh máy hoặc in trên hóa đơn phải rõ ràng, đầy đủ, chính xác theo đúng quy định, không bị tẩy xóa, sửa chữa.
- Hóa đơn không thuộc các trường hợp nêu tại Điều 20 và Điều 21 Thông tư này.
1. Tổ chức, hộ, cá nhân bán hàng hóa, dịch vụ có quyền:
a) Tạo hóa đơn tự in, hóa đơn đặt in để sử dụng nếu đáp ứng đủ các điều kiện theo hướng dẫn tại Thông tư này;
b) Mua hóa đơn do Cục Thuế phát hành nếu thuộc đối tượng được mua hóa đơn theo hướng dẫn tại Thông tư này;
c) Sử dụng hóa đơn hợp pháp để phục vụ cho các hoạt động kinh doanh;
d) Từ chối cung cấp các số liệu về in, phát hành, sử dụng hóa đơn cho các tổ chức, cá nhân không có thẩm quyền theo quy định của pháp luật;
đ) Khiếu kiện các tổ chức, cá nhân có hành vi xâm phạm các quyền tạo, phát hành và sử dụng hóa đơn hợp pháp.
2. Tổ chức, cá nhân bán hàng hóa, dịch vụ có nghĩa vụ:
a) Quản lý các hoạt động tạo hóa đơn theo hướng dẫn tại Thông tư này;
b) Ký hợp đồng đặt in hóa đơn với các tổ chức nhận in có đủ điều kiện hướng dẫn tại khoản 4 Điều 8 Thông tư này trong trường hợp đặt in hóa đơn;
c) Lập và gửi Thông báo phát hành hóa đơn theo quy định;
d) Lập và giao hóa đơn khi bán hàng hóa, dịch vụ cho khách hàng, trừ trường hợp không bắt buộc phải lập hóa đơn theo hướng dẫn tại Thông tư này;
đ) Thường xuyên tự kiểm tra việc sử dụng hóa đơn, kịp thời ngăn ngừa các biểu hiện vi phạm;
e) Báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn cho cơ quan thuế quản lý trực tiếp theo hướng dẫn tại Điều 25 Thông tư này.
Hàng quý, tổ chức, hộ, cá nhân bán hàng hóa, dịch vụ (trừ đối tượng được cơ quan thuế cấp hóa đơn) có trách nhiệm nộp báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn cho cơ quan thuế quản lý trực tiếp. Báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn được gửi cùng Hồ sơ khai thuế giá trị gia tăng của tháng đầu tiên của quý tiếp theo (mẫu số 3.9 Phụ lục 3 ban hành kèm theo Thông tư này).
Tổ chức, hộ, cá nhân bán hàng hóa, dịch vụ có trách nhiệm nộp báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn khi chia, tách, sáp nhập, giải thể, phá sản, chuyển đổi sở hữu; giao, bán, khóan, cho thuê doanh nghiệp nhà nước cùng với thời hạn nộp hồ sơ quyết toán thuế.
Trường hợp tổ chức, hộ, cá nhân chuyển địa điểm kinh doanh đến địa bàn khác địa bàn cơ quan thuế đang quản lý trực tiếp thì phải nộp báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn với cơ quan thuế nơi chuyển đi trước ngày gửi thông báo phát hành hóa đơn tới cơ quan thuế nơi chuyển đến (mẫu số 3.10 Phụ lục 3 ban hành kèm theo Thông tư này).
1. Hóa đơn tự in chưa lập được lưu trữ trong hệ thống máy tính theo chế độ bảo mật thông tin.
2. Hóa đơn đặt in chưa lập được lưu trữ, bảo quản trong kho theo chế độ lưu trữ bảo quản chứng từ có giá.
3. Hóa đơn đã lập trong các đơn vị kế toán được lưu trữ theo quy định lưu trữ, bảo quản chứng từ kế toán.
4. Hóa đơn đã lập trong các tổ chức, hộ, cá nhân không phải là đơn vị kế toán được lưu trữ và bảo quản như tài sản riêng của tổ chức, hộ, cá nhân đó.
1. Hóa đơn được xác định đã hủy
- Hóa đơn in thử, in sai, in trùng, in thừa, in hỏng; các bản phim, bản kẽm và các công cụ có tính năng tương tự trong việc tạo hóa đơn đặt in được xác định đã hủy xong khi không còn nguyên dạng của bất kỳ một tờ hóa đơn nào hoặc không còn chữ trên tờ hóa đơn để có thể lắp ghép, sao chụp hoặc khôi phục lại theo nguyên bản.
- Hóa đơn tự in được xác định đã hủy xong nếu phần mềm tạo hóa đơn được can thiệp để không thể tiếp tục tạo ra hóa đơn.
2. Các trường hợp hủy hóa đơn
a) Hóa đơn đặt in bị in sai, in trùng, in thừa phải được hủy trước khi thanh lý hợp đồng đặt in hóa đơn.
b) Tổ chức, hộ, cá nhân có hóa đơn không tiếp tục sử dụng phải thực hiện huỷ hóa đơn. Thời hạn huỷ hóa đơn chậm nhất là ba mươi (30) ngày, kể từ ngày thông báo với cơ quan thuế. Trường hợp tổ chức, hộ, cá nhân còn lưu giữ hóa đơn thuộc các trường hợp cơ quan thuế đã thông báo hết giá trị sử dụng, thời hạn huỷ hóa đơn chậm nhất là mười (10) ngày kể từ ngày cơ quan thuế thông báo hết giá trị sử dụng hoặc từ ngày tìm lại được hóa đơn đã mất.
c) Các loại hóa đơn đã lập của các đơn vị kế toán được hủy theo quy định của pháp luật về kế toán.
d) Các loại hóa đơn chưa lập nhưng là vật chứng của các vụ án thì không hủy mà được xử lý theo quy định của pháp luật.
3. Hủy hóa đơn của tổ chức, hộ, cá nhân kinh doanh
a) Tổ chức, hộ, cá nhân kinh doanh phải lập Bảng kiểm kê hóa đơn cần hủy.
b) Tổ chức kinh doanh phải thành lập Hội đồng hủy hóa đơn. Hội đồng huỷ hóa đơn phải có đại diện lãnh đạo, đại diện bộ phận kế toán của tổ chức.
Hộ, cá nhân kinh doanh không phải thành lập Hội đồng khi hủy hóa đơn.
c) Các thành viên Hội đồng hủy hóa đơn phải ký vào biên bản hủy hóa đơn và chịu trách nhiệm trước pháp luật nếu có sai sót.
d) Hồ sơ hủy hóa đơn gồm:
- Quyết định thành lập Hội đồng hủy hóa đơn, trừ trường hợp hộ, cá nhân kinh doanh;
- Bảng kiểm kê hóa đơn cần hủy ghi chi tiết: tên hóa đơn, ký hiệu mẫu số hóa đơn, ký hiệu hóa đơn, số lượng hóa đơn hủy (từ số... đến số... hoặc kê chi tiết từng số hóa đơn nếu số hóa đơn cần huỷ không liên tục);
- Biên bản hủy hóa đơn;
- Thông báo kết quả hủy hóa đơn phải có nội dung: loại, ký hiệu, số lượng hóa đơn hủy từ số… đến số, lý do hủy, ngày giờ hủy, phương pháp hủy (mẫu số 3.11 Phụ lục 3 ban hành kèm theo Thông tư này).
Hồ sơ hủy hóa đơn được lưu tại tổ chức, hộ, cá nhân kinh doanh sử dụng hóa đơn. Riêng Thông báo kết quả hủy hóa đơn được lập thành hai (02) bản, một bản lưu, một bản gửi đến cơ quan thuế quản lý trực tiếp chậm nhất không quá năm (05) ngày kể từ ngày thực hiện huỷ hóa đơn.
4. Hủy hóa đơn của cơ quan thuế
Cơ quan thuế thực hiện hủy hóa đơn do Cục thuế đặt in đã thông báo phát hành chưa bán hoặc chưa cấp nhưng không tiếp tục sử dụng.
Tổng cục Thuế có trách nhiệm quy định quy trình huỷ hóa đơn do Cục thuế đặt in.
1. Kiểm tra tại trụ sở cơ quan thuế
a) Cơ quan thuế thực hiện kiểm tra việc in, phát hành, quản lý, sử dụng hóa đơn trên báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn của các tổ chức, hộ, cá nhân.
b) Trường hợp cơ quan thuế qua kiểm tra phát hiện có dấu hiệu vi phạm, trong thời hạn năm (05) ngày làm việc kể từ ngày phát hiện, cơ quan thuế có văn bản yêu cầu tổ chức, hộ, cá nhân báo cáo giải trình.
2. Kiểm tra hóa đơn tại trụ sở của tổ chức, hộ, cá nhân sử dụng hóa đơn
a) Trường hợp tổ chức, hộ, cá nhân không giải trình hoặc giải trình không thoả đáng, cơ quan thuế ban hành quyết định kiểm tra hóa đơn tại trụ sở của tổ chức, cá nhân.
b) Nội dung kiểm tra hóa đơn được quy định cụ thể trong quyết định kiểm tra tại trụ sở hoặc điểm bán hàng của đơn vị gồm: căn cứ pháp lý để kiểm tra; đối tượng kiểm tra; nội dung, phạm vi kiểm tra; thời gian tiến hành kiểm tra; trưởng đoàn kiểm tra và các thành viên của đoàn kiểm tra; quyền hạn và trách nhiệm của đoàn kiểm tra và đối tượng kiểm tra.
c) Thủ trưởng cơ quan thuế quản lý trực tiếp tổ chức, hộ, cá nhân ra quyết định kiểm tra và chịu trách nhiệm về quyết định kiểm tra.
d) Chậm nhất là năm (05) ngày làm việc kể từ ngày ký quyết định, quyết định kiểm tra hóa đơn tại trụ sở của tổ chức, hộ, cá nhân phải được gửi cho tổ chức, hộ, cá nhân. Trong thời gian ba (03) ngày làm việc kể từ ngày nhận được quyết định kiểm tra hóa đơn hoặc trước thời điểm tiến hành kiểm tra hóa đơn tại trụ sở tổ chức, hộ, cá nhân, nếu tổ chức, hộ, cá nhân chứng minh được việc lập, phát hành, sử dụng hóa đơn đúng quy định thì Thủ trưởng cơ quan thuế ra quyết định bãi bỏ quyết định kiểm tra hóa đơn.
đ) Việc kiểm tra phải được tiến hành trong thời hạn mười (10) ngày làm việc kể từ ngày cơ quan thuế ban hành quyết định kiểm tra. Trường hợp khi nhận được quyết định kiểm tra hóa đơn, tổ chức, hộ, cá nhân đề nghị hoãn thời gian tiến hành kiểm tra thì phải có văn bản gửi cơ quan thuế nêu rõ lý do và thời gian hoãn để cơ quan thuế xem xét quyết định. Trong thời hạn năm (05) ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị hoãn thời gian kiểm tra, cơ quan thuế thông báo cho tổ chức, hộ, cá nhân biết về việc chấp nhận hay không chấp nhận về việc hoãn thời gian kiểm tra.
Thời gian kiểm tra hóa đơn tại trụ sở, cửa hàng của tổ chức, hộ, cá nhân không quá năm (05) ngày làm việc kể từ ngày bắt đầu kiểm tra. Trong trường hợp cần thiết Thủ trưởng cơ quan thuế có thể gia hạn thời gian kiểm tra một lần, thời gian gia hạn không quá năm (05) ngày làm việc.
Trong thời hạn năm (05) ngày làm việc kể từ ngày kết thúc kiểm tra, đoàn kiểm tra phải lập Biên bản kiểm tra.
Tổ chức, hộ, cá nhân bị kiểm tra được quyền nhận biên bản kiểm tra hóa đơn, yêu cầu giải thích nội dung Biên bản kiểm tra và bảo lưu ý kiến trong Biên bản kiểm tra (nếu có).
e) Xử lý kết quả kiểm tra
- Chậm nhất năm (05) ngày làm việc kể từ ngày ký Biên bản kiểm tra với tổ chức, cá nhân bị kiểm tra, trưởng đoàn kiểm tra phải báo cáo người ra quyết định kiểm tra về kết quả kiểm tra. Trường hợp phát sinh hành vi vi phạm phải xử phạt vi phạm hành chính thì trong thời hạn không quá mười (10) ngày làm việc kể từ ngày ký biên bản, Thủ trưởng cơ quan thuế phải ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính. Tổ chức, hộ, cá nhân bị kiểm tra có nghĩa vụ chấp hành quyết định xử lý kết quả kiểm tra .
- Trường hợp qua kiểm tra phát hiện hành vi vi phạm về quản lý, sử dụng hóa đơn dẫn đến phải xử lý về thuế thì tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm mà cơ quan thuế ban hành quyết định kiểm tra, thanh tra về thuế theo quy định của Luật Quản lý thuế, Luật Thanh tra và quy trình kiểm tra, thanh tra về thuế.
Việc thanh tra về hóa đơn được kết hợp với việc thanh tra chấp hành pháp luật thuế tại trụ sở người nộp thuế.
Khiếu nại, tố cáo và giải quyết khiếu nại, tố cáo về hóa đơn hướng dẫn tại Thông tư này thực hiện theo quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo.
1. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/01/2011 và thay thế các Thông tư số: 120/2002/TT-BTC ngày 30/12/2002 hướng dẫn thi hành Nghị định số 89/2002/NĐ-CP ngày 07/11/2002 về việc in, phát hành, sử dụng và quản lý hóa đơn, Thông tư số 99/2003/TT-BTC ngày 23/10/2003 về sửa đổi bổ sung Thông tư số 120/2002/TT-BTC, Thông tư số 16/2010/TT-BTC ngày 01/02/2010 về sửa đổi bổ sung Thông tư số 120/2002/TT-BTC. Các nội dung hướng dẫn về hóa đơn tại các văn bản trước đây trái với Thông tư này đều bãi bỏ. Các văn bản hướng dẫn khác về hóa đơn không trái với Thông tư này vẫn còn hiệu lực thi hành.
2. Tổ chức, hộ, cá nhân kinh doanh thực hiện kiểm kê để xác định hóa đơn do Bộ Tài chính phát hành đã mua hoặc hóa đơn do doanh nghiệp đã tự in theo quy định tại Thông tư số 120/2002/TT-BTC của Bộ Tài chính hướngdẫn Nghị định số 89/2002/NĐ-CP còn chưa sử dụng.
Trường hợp không có nhu cầu tiếp tục sử dụng thì thực hiện huỷ hóa đơn và tiến hành tạo hóa đơn, thông báo phát hành hóa đơn mới theo hướng dẫn tại Thông tư này.
Trường hợp tổ chức, hộ, cá nhân có nhu cầu tiếp tục sử dụng thì đăng ký hóa đơn tiếp tục sử dụng với cơ quan thuế quản lý trực tiếp (mẫu số 3.12 Phụ lục 3 ban hành kèm theo Thông tư này) để được tiếp tục sử dụng đến hết ngày 31/03/2011. Thời hạn gửi đăng ký chậm nhất là ngày 20/01/2011.
Trường hợp đến hết ngày 31/03/2011, tổ chức, hộ, cá nhân chưa sử dụng hết hóa đơn thì tổ chức, cá nhân thực hiện hủy hóa đơn theo hướng dẫn tại Điều 27 Thông tư này.
3. Cơ quan thuế chỉ thực hiện bán hóa đơn cho doanh nghiệp siêu nhỏ, doanh nghiệp ở địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn và đặc biệt khó khăn hướng dẫn tại khoản 2 Điều 5 và khoản 1 Điều 11 Thông tư này trong năm 2011. Từ năm 2012 trở đi, doanh nghiệp siêu nhỏ, doanh nghiệp ở địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn và đặc biệt khó khăn phải tự tạo hóa đơn để sử dụng theo hướng dẫn tại Thông tư này.
4. Tổ chức, hộ, cá nhân có nhu cầu sử dụng hóa đơn ngay từ 01/01/2011 được thực hiện tạo hóa đơn tự in, hóa đơn đặt in và thông báo phát hành hóa đơn ngay từ năm 2010 theo hướng dẫn tại Thông tư này.
1. Cơ quan thuế các cấp có trách nhiệm phổ biến, hướng dẫn các tổ chức, hộ, cá nhân kinh doanh, không kinh doanh và người mua hàng hóa, dịch vụ thực hiện theo nội dung Thông tư này, kiểm tra và xử lý các vi phạm của tổ chức, hộ, cá nhân sử dụng hóa đơn.
2. Tổ chức, hộ, cá nhân có hoạt động liên quan đến việc in, phát hành và sử dụng hóa đơn thực hiện đầy đủ các hướng dẫn tại Thông tư này.
Trong quá trình thực hiện nếu có vướng mắc, đề nghị các tổ chức, cá nhân phản ánh kịp thời về Bộ Tài chính để nghiên cứu giải quyết./.
Nơi nhận: |
KT. BỘ TRƯỞNG |
THE MINISTRY OF FINANCE |
SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM |
No. 153/2010/TT-BTC |
Hanoi, September 28, 2010 |
GUIDING THE GOVERNMENT'S DECREE NO. 51/20107ND-CP OF MAY 14, 2010, ON GOODS SALE AND SERVICE PROVISION INVOICES
Pursuant to November 29, 2006 Tax Administration Law No. 78/2006/QH11;
Pursuant to June 17, 2003 Accounting Law No. 03/2003/QH11;
Pursuant to June 3, 2008 Value-Added Tax Law No. 13/2008/QH11;
Pursuant to November 29, 2005 E-transaction Law No. 51/2005/QH11;
Pursuant to the July 2, 2002 Ordinance on Handling of Administrative Violations and the April 2, 2008 Ordinance Amending and Supplementing a Number of Articles of the Ordinance on Handling of Administrative Violations;
Pursuant to the Government's Decree No. 51/ 2010/ND-CP of May 14, 2010, on goods sale and service provision invoices;
Pursuant to the Government's Decree No. 118/2008/ND-CP of November 27, 2008, defining the functions, tasks, powers and organizational structure of the Ministry of Finance;
The Ministry of Finance guides goods sale and service provision invoices as follows:
Article 1. Scope of regulation
This Circular guides the printing, issuance and use of goods sale and service provision invoices (below collectively referred to as invoices): the sanctioning of administrative violations related to invoices; tasks and powers of tax administration agencies at all levels and agencies and organizations involved in the printing, issuance and use of invoices; and rights, obligations and responsibilities of agencies, organizations and individuals in the printing, issuance and use of invoices.
Article 2. Subjects of application
1. Goods sellers and service providers, including:
a/ Vietnamese organizations, households and individuals that sell goods and provide services in Vietnam or overseas;
b/ Foreign organizations and individuals that sell goods and provide services in Vietnam or conduct production and business activities in Vietnam and sell goods overseas;
c/ Vietnamese and foreign non-business organizations, households and individuals that sell goods and provide services in Vietnam.
2. Invoice-printing organizations.
3. Buyers of goods and services.
4. Tax administration agencies at all levels and organizations and individuals involved in the printing, issuance and use of invoices.
Article 3. Types and forms of invoice
1. Invoice is a document made by a seller to record information on goods sale or service provision under law.
2. Types of invoice:
a/ Value-added invoice, which is a domestic goods sale or service provision invoice for organizations and individuals that declare and pay value-added tax by the credit method (Form No. 3.1. Appendix 3. and Form No. 5.1. Appendix 5 to this Circular).
b/ Sale invoice, which is a domestic goods sale or service provision invoice for organizations and individuals that declare and pay value-added lax by the direct method (Form No. 3.2, Appendix 3. and Form No. 5.2. Appendix 5 to this Circular).
Sellers of goods or providers of services in non-tariff zones shall use sale invoices printed with the phrase "For use by organizations and individuals in non-tariff zones" (Form No. 5.3. Appendix 5 to tin's Circular).
c/ Export invoice, which is an invoice used in the export of goods or provision of services abroad or into non-tariff zones and cases regarded as export. The form and contents of an export invoice comply with international practices and the commercial law.
d/ Other types of invoice, including stamps, tickets, cards, insurance premium receipts, etc.
e/ Air freight receipts; international freight vouchers; banking service charge vouchers, etc. Their forms and contents comply with international practices and relevant laws.
3. Forms of invoice
An invoice may lake one of the following forms:
a/ Self-printed invoice, which is printed by businesses themselves from computers, cash registers or other machines upon sale of goods or provision of services;
b/ E-invoice, which is a collection of c-data messages on goods sale or service provision created, made. sent, received, stored and managed under the Law on E-Transactions and its guiding documents:
c/ Invoice printed on order, which is an invoice printed according to a set format on order of business organizations, households or individuals for goods sale and service provision activities, or on order of lax offices for distribution or sale to organizations, households and individuals.
4. Vouchers which are printed, issued, used and managed like invoices include ex- warehousing-cum-internal transportation slips and ex-warehousing slips for goods to be sent to agents for sale. (Forms No. 5.5 and No. 5.6, Appendix 5 to this Circular).
Article 4. Contents of a made-out invoice
1 .Compulsory contents of a made-out invoice must be presented on the same paper side.
a/ Name of invoice type
The name of invoice type must be shown on each invoice. For example: VALUE-ADDED INVOICE, SALE INVOICE, etc.
An invoice concurrently used as a specific document for accounting or sale may have an additional name, which must be printed below the name of invoice type with a font size smaller than that of the name of invoice type or be put in brackets. For example: VALUE-ADDED INVOICE - WARRANTY CARD. VALUE-ADDED INVOICE (WARRANTY CARD), VALUE-ADDED INVOICE – RECEIPT, VALUE-ADDED INVOICE (RECEIPT), etc.
An export invoice may be named as EXPORT INVOICE or otherwise named under commercial practices. For example, EXPORT INVOICE, INVOICE, COMMERCIAL INVOICE, etc.
b/ Symbol of invoice number pattern and symbol of invoice
Symbol of invoice number pattern shows the sign of the name of invoice type, number of copies and serial number of the format of a type of invoice (a type of invoice may have different formats).
Symbol of invoice is a sign identifying invoices by the Vietnamese alphabet and year of issuance.
c/ Names of copies of invoice
Copies of an invoice arc sheets of an invoice of the same serial number. Each invoice must have 2 copies at least and 9 copies at most, of which:
+ First copy is for file.
+ Second copy is for the buyer.
The third copy onward shall be named based on its specific use assigned by the invoice issuer. Particularly, individual invoices issued by tax offices must have 3 copies, with the third copy for file at tax offices.
d/ Serial number of invoice
The serial number of invoice is the number in a sequence of natural numerals in an invoice symbol, consisting of 7 digits.
e/ Name, address and tax identification number of the seller;
f/ Name, address and tax identification number of the buyer;
g/ Name, unit of calculation, quantity and unit price of goods or service; total amount in figures and words.
In addition to the line of unit price which is exclusive of value-added tax, a value-added invoice must contain lines of value-added lax rate, value-added tax amount, and total paid amount in figures and words.
h/ Signatures and full names of the buyer and seller, seal of the seller (if any), and date of making out the invoice.
i/ Name of the invoice printing organization
For invoices printed on order, the name and tax identification number of the invoice printing organization must be shown on each invoice, even when the invoice printing organization prints invoices for its own use.
k/ Invoices shall be made in Vietnamese. For an invoice requiring foreign language words, those words shall be put in brackets ( ) to the right of or just below the Vietnamese words with a font size smaller than that of the Vietnamese words. Figures written on an invoice are natural numerals: 0, 1, 2. 3, 4, 5, 6, 7, 8 and 9. The digit representing thousands, millions, billions. trillions, million billions and billion billions must be followed by a dot (.). The digit after the digit representing units must be preceded with a comma (,).
An organization's or individual's invoices of a given format must be of the same size.
An export invoice must contain the serial number of invoice; name and address of the exporter: name and address of the importer: name of goods or service, unit of calculation, quantity, unit price, amount and signature of the exporter (Form No. 5.4. Appendix 5 to this Circular). An export invoice which uses only one language shall be made in English. Organizations and individuals may use value-added invoices for their sale of goods or provision of services into non-tariff zones and in cases regarded as export under the commerce law.
For example: Enterprise A conducts both domestic sale and export. It shall use value-added invoices for its domestic sale and export invoices for its export activities under the above guidance.
- Enterprise B conducts both domestic sale and sale to organizations and individuals in non-tariff zones. It may use value added invoices for both activities.
2. Optional contents of a made-out invoice
a/ In addition to the compulsory contents specified in Clause 1 of this Article, business organizations and individuals may create other information useful to their business, including also logos, decorative or advertising images.
b/ The font size of those presenting additional information must be smaller than the smallest size of those presenting compulsory contents.
c/ Additional information must comply with current law and neither hide nor obscure compulsory contents of an invoice.
3. Cases in which an invoice is not required to contain all compulsory contents:
a/ Sellers of goods or services may create, issue and use invoices without signatures of buyers and seals of sellers in the following cases: invoices for electricity, water, telecommunications and banking charges which full meet the conditions on self printing under this Circular.
b/ In the following cases, all compulsory contents are not necessarily required unless the buyer is an accounting unit requiring the seller to make out invoices with full contents provided in Clause I of this Article:
- Invoices printed by lawfully established supermarket and trade center businesses are not required to contain name, address, tax identification number and signature of the buyer and seal of the seller.
- For stamps and tickets: Stamps and tickets with pie-printed par values are not required to contain signature and seal of the seller; and name, address, tax identification number and signature of the buyer.
- Other cases as guided by the Ministry of Finance.
CREATION AND ISSUANCE OF INVOICES
Article 5. Principles of creation of invoices
1. Creation of invoices means creating invoice formats in the forms specified in Clause 3. Article 3 of this Circular for use in the sale of goods or provision of services by business organizations, households or individuals.
2. Business organizations, households and individuals may concurrently create invoices of different forms (self-printed invoices, invoices printed on order, e-invoices) under Decree No. 51/2010/ND-CP and this Circular.
a/ New or operating businesses which fall into the cases specified at Point a. Clause 1. Article 6 of this Circular may themselves print invoices.
b/ Operating businesses which satisfy the conditions specified at Point b. Clause 1, Article 6 of this Circular may themselves print invoices.
c/ Businesses defined at Points a and b of this Clause which do not themselves print invoices may order the printing of invoices under Article 8 of this Circular.
d/ Business organizations, households and individuals other than those defined at Points a and b of this Clause that pay value-added tax by the credit method may order the printing of invoices under Article 8 of this Circular.
e/ Organizations other than enterprises which conduct business activities and business households and individuals; micro enterprises; enterprises located in areas with socio-economic difficulties and exceptional socio-economic difficulties may buy invoices printed on order of tax offices under Clause 1. Article 11 of this Circular.
f/ Public non-business units engaged in production and business activities under law which fully satisfy the conditions for self printing invoices under Clause 1. Article 6, but do not themselves print invoices may order the printing of invoices or buy invoices printed on order of tax offices.
g/ Organizations other than enterprises and non-business households or individuals irregularly selling goods or providing services to customers who need invoices may obtain individual invoices from tax offices.
3. When billing invoices, organizations, households and individuals may not create identical serial numbers of invoices of the same symbol.
4. The quality of invoice paper and writing or printing ink must meet requirements on preservation periods under the accounting law.
Article 6. Creation of self-printed invoices
1. Entities eligible to print invoices by themselves
a/ Enterprises and non-business units eligible to print invoices by themselves after obtaining a tax identification number include:
- Enterprises lawfully established in industrial parks, economic zones, export-processing zones and hi-tech zones.
- Public non-business units engaged in production and business under law.
- Enterprises with a charier capital of VND live (05) billion or higher actually contributed at the time of notifying the issuance of invoices.
b/ Operating businesses other than those defined at Point a of this Clause may themselves print invoices for sale of goods and provision of services when fully satisfying the following conditions:
- Having obtained a tax identification number;
- Having turnover from goods sale and service provision;
- Having equipment systems (computers, printers, cash registers) for printing and making out invoices upon sale of goods or provision of services;
- Being accounting units as defined in the Accounting Law and having a goods and service sale software linked with the accounting software to enable automatic transfer invoice data to the accounting software (or database) at the time of making out invoices.
- Not being sanctioned for tax-related violations or having been sanctioned for tax-related violations with total paid fines of less than VND twenty (20) million within three hundred and sixty five (365) consecutive days up to the date of notifying the first issuance of self-printed invoices.
c/ Before creating invoices, an organization defined at Point a or b of this Clause shall issue a decision on application of self-printed invoices, submit it to its managing tax office and take responsibility for this decision (Form No. 5.8, Appendix 5 to this Circular).
A decision on application of self-printed invoices contains the following principal contents:
- Name of the equipment system (computer, printer, application software) used for invoice printing;
- Technical section or name of the service provider in charge of technical aspects of invoice printing;
- Responsibilities of each section involved ill the creation, making out, circulation and storage of self-printed invoices within the organization;
- Formats of types of self-printed invoice together with their use purposes, which must contain items to cover all the contents specified in Clause I. Article 4 of this Circular.
2. Organizations eligible to print invoices by themselves shall use a program to print invoices from computers, cash registers or other machines on the following principles:
- Invoices are numbered automatically. Each copy of an invoice of the same number is printed only once. Second-printed copy onward must be indicated as copy.
-The application software for invoice printing meet security requirements by user authorization. Unauthorized users may not tamper with data on the software.
Article 7. Creation of e-invoices
1. E-invoices shall be created, made out and processed on computers of business organizations, households and individuals with tax identification numbers upon sale of goods or provision of services and stored on computers of the involved parties under the law on e-transactions.
2. E-invoices shall be used under the law on e-transactions.
3. E-invoices shall be managed and used under the Ministry of Finance's separate guidance.
Article 8. Ordering of invoice printing
1. Entities eligible to order the printing of invoices:
a/ Businesses and business households and individuals with tax identification numbers (excluding households and individuals paying value-added tax by the direct method) may order the printing of invoices for their sale of goods and provision of services.
b/ Provincial-level Tax Departments may order the printing of invoices for sale and distribution to the entities defined in Clause 1. Article 11, and Clause 1. Article 12 of this Circular.
2. Invoices to be printed on order shall be printed in a pre-printed format with items fully covering the compulsory contents specified in Clause 1. Article 4 of this Circular.
Entities eligible to order the printing of invoices may decide on the formats of invoices.
Business organizations, households and individuals that order the printing of invoices shall have their names and lax identification numbers pre-printed in the item "name, tax identification number of seller" on invoices.
Business organizations, households and individuals that change addresses, but still have invoices with pre-printed old address may use these invoices by stamping the new address mark next to the pie-printed address.
Business organizations, households and individuals that order the printing of invoices for their attached units shall have their names preprinted on the upper left of invoices. Attached units shall have their names, lax identification numbers and addresses stamped or written in the item "name, tax identification number of seller" for use.
An invoice printed on order of a provincial-level Tax Department must show the Tax Department's name on its upper left.
3. Printing of invoices on order
a/ Invoices printed on order shall be printed under contracts between business organizations, households or individuals or provincial-level Tax Departments and invoice-printing organizations that fully satisfy the conditions specified at Point a. Clause 4 of this Article.
b/ An invoice printing contract shall be made in writing under the Civil Code. It must specify the type, symbol of invoice number pattern, symbol, quantity, and serial numbers of invoice (starting and ending serial numbers) enclosed with a specimen invoice.
4. Conditions for and responsibilities of a printing organization
a/ Conditions
To be an enterprise with a valid business registration certificate and printing license (for both publications and non-publication products).
b/ Responsibilities
- To print invoices under signed contracts, not to assign another printing organization to conduct the whole or any stage of the invoice printing process;
- To manage and preserve film and zinc plates and tools of similar properties in the printing of invoices under agreements with the ordering parties. To seal and keep film and zinc plates which will be further used for printing:
- To destroy invoices which are printed on trial, incorrectly, identically, superfluously or mistakenly; and film and zinc plates and tools of similar properties in the printing of invoices on order under agreements with ordering parties:
- To liquidate printing contracts with the ordering parties:
- To make reports on invoice printing to its managing tax office. A report must indicate the name, tax identification number and address of the ordering party; type and symbol of invoices, symbol of invoice number pattern, quantity of printed invoices (from number... to number...) for each ordering party (Form No. 3.7. Appendix 3 to this Circular).
Reports on invoice printing shall be made and sent to managing tax offices biannually before or on July 20, for first-six-month reports, and before or on January 20 of the following year, for last-six-month reports.
For an organization which ceases its invoice printing activities, the last reporting period is counted from the beginning of this period to the time the organization ceases its invoice printing activities. The deadline for submitting such report is the 20th of the month after the month of ceasing invoice printing activities.
For an organization which has just started production and business activities or conducts invoice printing activities after ceasing printing activities, the first period for reporting on invoice printing activities is counted from the date of starling production and business activities or resuming printing activities to the end of June or December, depending on the lime of starting production and business activities or printing activities.
Tax offices shall receive reports of invoice printing organizations and post their information on the website of the General Department of Taxation.
Article 9. Issuance of invoices by business organizations, households and individuals
1. Before using invoices for goods and service sale, except invoices sold or distributed by tax offices, business organizations, households and individuals shall make invoice issuance notices (Form No. 3.5. Appendix 3 to this Circular).
2. An invoice issuance notice contains the name, lax identification number, address and telephone of the invoice issuer, types of invoices to be issued (name and symbol of invoice, symbol of invoice number pattern, date of use commencement, quantity of invoices to be issued (from number... to number...)), specimen invoice, name and lax identification number of (the invoice printing enterprise (for invoices printed on order), date of making the notice, name and signature of the representative at law and seal of the unit.
When changing the address of a business place, a business organization, household or individual shall send the invoice issuance notice to the lax office of the locality in which the new business place is based, clearly indicating the number of issued invoices which are unused and will be used.
When sending a notice of (he second or subsequent issuance of invoices, a business organization, household or individual is not required to enclose a specimen invoice if there is no change in the contents and form of invoices to be issued.
When there is a change in the contents of an invoice issuance notice, a business organization household or individual shall make a new invoice issuance notice under this Clause.
Particularly, a new invoice issuance notice is not required for export invoices with changes in their format but without changes in their compulsory contents.
3. Specimen invoice is an invoice printed with correct and full contents of an invoice copy to be handed to a buyer which has a serial number consisting of a series of zeros and printed or stamped with the "specimen" mark.
4. An invoice issuance notice shall be sent to the managing lax office at least five (05) days before a business organization, household or individual starts using invoices and within ten (10) days after the notice is signed. This notice enclosed with a specimen invoice shall be posted up at establishments using invoices for goods and service sale throughout the invoice use-duration.
Attached units and branches of an organization which use that organization's common invoice formal shall each send an issuance notice to their managing tax offices.
Based on invoice issuance notices of organizations, households and individuals, the General Department of Taxation shall develop a database on issuance of invoices on its website to enable all organizations and individuals to search for necessary contents of invoices issued by organizations, households and individuals.
Within two (02) working days after receiving an issuance notice of an organization, household or individual, which fails to fully contain the required contents, a tax office shall notify such in writing to that organization, household or individual for making a new notice with appropriate modifications.
Article 10. Issuance of invoices by provincial-level Tax Departments
1. Invoice issuance notices must be made for invoices printed on order of provincial-level Tax Departments before their first-lime sale or distribution.
2. Contents of an invoice issuance notice and Specimen invoice comply with Clauses 2 and 3. Article 9 of this Circular and Form No. 3.6, Appendix 3 to this Circular.
3. An invoice issuance notice shall be sent to all provincial-level Tax Departments nationwide within 10 (ten) working days after making such notice and before distributing and selling invoices. Such notice shall be posted up at easy-to-notice places of attached establishments of provincial-level Tax Departments throughout the validity duration of the invoice issuance notice
A provincial-level Tax Department which has posted the invoice issuance notice on the Genera! Department of Taxation's website is not required to send this notice to other Tax Departments.
4. In case of a change in the notified contents provincial-level Tax Departments shall carry out procedures to make new issuance notices under Clauses 2 and 3 of this Article.
Article 11. Sale of invoices printed on order of provincial-level Tax Departments
1. Tax offices shall sell invoices to organizations other than enterprises which conduct business activities; business households and individuals: micro enterprises; enterprises located m areas with socio-economic difficulties or exceptional socio-economic difficulties ineligible to print invoices by themselves under Article 0 of this Circular.
Organizations other than enterprises which conduct business activities mentioned in this Clause are organizations which conduct business activities but are not set up and do not operate under the Enterprise Law, the Law on Credit Institutions and the Law on Insurance Business.
Micro enterprises mentioned in this Clause are business establishments with ten (10) or less employees as defined in Clause 1. Article 3 of the Government's Decree No. 56/2009/ND-CP of June 30, 2009, on support for development of small- and medium-sized enterprises. Business establishments shall determine and take responsibility for the number of employees declared to lax offices upon purchase of invoices.
Areas with socio-economic difficulties and exceptional socio-economic difficulties mentioned in this Clause are those on the list of areas entitled to enterprise income tax incentives promulgated together with the Government's Decree No. 124/2008/ND-CP of December II. 2008. detailing and guiding a number of articles of the Enterprise Income Tax Law An enterprise's attached unit which declares value-added lax separately and does not operate in an area with socio-economic difficulties or exceptional socio-economic difficulties is not eligible for buying invoices from tax offices under this Clause.
For example: Enterprise A established and operating in Thanh Son district (Phu Tho province), an area with exceptional socio economic difficulties, which is ineligible to print invoices by itself, may buy invoices printed on order of tax offices.
Enterprise As branch B based in Viet Tri city (Phu Tho province), which is not an area with socio-economic difficulties or with exceptional socio-economic difficulties, which declares value-added lax separately, is not eligible for buying invoices printed on order of lax offices. Branch B shall itself print invoices or order the printing of invoices for sale of goods and provision of services.
Enterprise's A branch C based in Dong Da district. Hanoi, is not eligible for buying invoices printed on order of tax offices.
2. Invoices printed on order of provincial- level 'lax Departments shall be sold at prices which can offset expenses, including printing cost and distribution cost. Based on this principle, directors of provincial-level lax Departments shall decide on and post up invoice selling prices. Tax offices at all levels may not charge any amounts in addition to the posted price.
Managing tax offices shall sell invoices to those defined in Clause I of this Article.
3. Sale of invoices at tax offices
a/ Responsibilities of organizations, households and individuals
To buy invoices, business organizations, households and individuals eligible to buy invoices issued by lax offices shall make an application for purchase of invoices (Form No. 3.3., Appendix 3 to this Circular).
When buying invoices at a tax office, a buyer (the undersigned of the application or a person lawfully authorized in writing by the business household owner) shall produce his/her valid people's identity card under the law on people's identity cards.
b/ Responsibilities of tax offices
Tax offices shall sell invoices to business organizations, households and individuals monthly.
After examining the use of invoices and applications for purchase of invoices, tax offices shall sell invoices to business organizations, households and individuals within the day. The quantity of invoices sold to a business organization, household or individual must not exceed the quantity of invoices used in the previous month.
The quantity of invoices sold for the first time to a business organization, household or individual must not exceed a book of fifty (50) numbers For each type of invoices. When invoices bought for the first time are used up before a month ends, the tax office shall, based on the quantity of invoices used, decide on the quantity of invoices sold for the next lime.
Article 12. Distribution of invoices printed on order of provincial-level Tax Departments
1. Tax offices shall distribute invoices to organizations other than enterprises and non-business households and individuals irregularly selling goods or providing services to customers that require invoices.
2. Invoices distributed by tax offices in a quantity requested by an organization, a households or an individual are called individual invoices.
Organizations other than enterprises and non-business households and individuals irregularly selling goods or providing services to customers that require invoices shall be distributed by tax offices individual invoices, which are sale invoices.
An enterprise which has been dissolved or gone bankrupt and has liquidated its invoices and closed its lax identification number, but has to liquidate assets and needs invoices for handing to buyers may obtain from a tax office individual invoices, which are sale invoices.
When state organizations or agencies which do not pay value-added tax by the credit method auction assets, they may obtain value-added tax invoices for handing to buyers if the winning price staled in the auctioning dossier approved by a competent agency is inclusive of value-added tax.
3. Tax offices distributing individual invoices for sale of goods or provision of services are determined as follows:
- For organizations: Tax offices managing localities in which organizations register their lax identification numbers or are based or localities which are slated in decisions establishing those organizations.
- For non-business households and individuals. Tax offices managing localities in which their tax identification numbers are granted or in which they register permanent residence as stated in household status book or valid peoples identity cards (or passports) or localities of their residence as declared by those households or individuals (certification of administrations of places of residence is not required).
Non-business organizations, households and individuals with leased properly may obtain individual invoices from tax offices managing localities in which the property is based.
Organizations, households and individuals shall make applications for individual invoices (Form 3.4, Appendix 3 to this Circular). Based on these applications and enclosed documents, lax offices shall guide taxpayers lo determine payable lax amounts under the lax law. For individual value-added invoices, the payable value-added tax is the value-added lax amount indicated on the individual value-added invoice.
An applicant for individual invoices shall make out an invoice with 3 copies at a lax office and fully pay taxes under regulations before receiving the individual invoice. After receiving tax payment documents of an applicant for invoices, a lax office shall append its seal lo the upper left of the first and second copies of the invoice and hand them 10 the applicant while keeping the third copy.
Article 13. Signs for identification of invoices
1. Invoice printing and issuing organizations, households and individuals shall make rules on signs for identification of their issued invoices to identify invoices in the printing, issuance and use of invoices.
Depending on the size and characteristics of business activities and management requirements, organizations, households and individuals may select one or more of the following ways to make identification signs: anti-counterfeit stamps: special printing techniques: special printing paper and ink: particular signs for each drive of printing or issuing invoices, pie -printed items on invoices (such as name, lax identification number and address of the seller: types of goods or service: unit price, etc ), signature and seal of the seller when making out invoices.
2. When detecting signs o\' violations related to the printing, issuance, management and use of invoices, organizations, households and individuals shall promptly notify such to tax offices. Invoice printing and issuing organizations, households and individuals shall give a written reply within ten (10) days after receiving a request of a tax office or competent stale agency for certification of issued invoices.
Article 14. Making out of invoices
1. Principles of making out invoices
a/ Business organizations, households and individuals may make out and hand 10 goods or service buyers types of invoice under this Circular.
b/ A seller shall make out an invoice when selling goods or services, including goods or services for promotion or advertising or as samples: goods and services donated, granted, presented, exchanged or given as salary for employees and for internal consumption (except goods internally circulated for further production): and goods loaned, lent or returned.
An invoice must correctly reflect the arising economic operation. An invoice must be neither erased nor modified. It must be written in an unfadable ink of the same color, but not red ink. Figures and words must be written on the invoice continually and uninterruptedly. Pre-printed words must be neither overwritten nor overprinted. Any blank space must be crossed out.
c/ An invoice shall be made out once in multiple copies. Contents of a made-out invoice must be uniform in all copies of the same serial number.
d/ Invoices shall be made out with serial numbers in ascending order.
A business with different attached units directly selling goods or with different authorized establishments, which distributes invoices printed on order with the same symbol to each establishment in the system, must open a book to monitor the quantity of invoices distributed to each attached unit or authorized establishment. Attached units and authorized establishments shall use invoices within the distributed quantities with serial numbers in ascending order.
2. Ways of filling in some specific items on an invoice
a/ “Date, month, year" of making out in invoice
The date of making out a goods sale invoice is the point of time of transferring the ownership or use right over goods to a buyer regardless of whether payment has been made.
The date of making out a service provision invoice is the dale of completing (he service provision regardless of whether payment has been made. When the service provider collects service charges before or when providing the service, the date of making out the invoice is the date of collecting charges.
The date of making out an invoice for the supply of daily-life electricity or water or provision of telecommunications or television services must be within seven (7) days after recording readings of electricity or water meters or closing the conventional period for provision of telecommunications or television services. The conventional period as the basis for calculating the quantity of goods or services provided is based on the agreement between the telecommunications or television service provider and the buyer.
The date of making out an invoice for construction and installation activities is the time of conducting take-over test and handing over works or work items and the volume of completed construction and installation, regardless of whether payment has been made.
In case of multiple deliveries of goods or transfer of work items or service stages, an invoice must be made out for each delivery and transfer for the volume and value of delivered or transferred goods or services.
For an organization dealing in real estate or building infrastructure or houses for sale or transfer which collects money according lo project implementation schedules or payment schedules under contracts, the dale of making out an invoice is the date of collecting money.
The dale of making out an invoice for exported goods or services may be determined by the exporter in line with the agreement between the exporter and importer. The date of determining export revenues for tax calculation is the date of certifying the completion of customs procedures on customs declarations.
For the sale of petrol and oil at retail stations to regular buyers being business organizations and individuals and provision of banking and securities services, the dates of making out invoices comply with the contract signed between two sides enclosed with a statement or another document certified by two sides, but must be no later than the last day of the month in which the sale or goods or provision of services is effected.
The date of making out an invoice for the sale of crude oil. natural gas or processed oil and gas or in other particular cases complies with the Ministry of Finance's separate guidance.
b/ "Name, address and tax identification number of the seller." '"Name, address and tax identification number of the buyer'": To write the full or abbreviation name as indicated on the business registration certificate and tax registration certificate.
For an organization having an attached unit with its own tax identification number which directly sells goods: To write the name, address and tax identification number of that unit. If such unit has no tax identification number, the lax identification number of the head office shall be written.
For goods or services sold at VNI) 200.000 or more each time, if the buyer does not require an invoice or provide his/her/its name, address and tax identification number (if any), an invoice shall still be made out. clearly stating "buyer does not require invoice" or "buyer does not provide name, address and lax identification number."
Particularly for petrol and oil retailers, if buyers do not require invoices, at the end of each day, they shall make out a general invoice for the day's total sales to buyers not requiring invoices.
e/ "Number, name of goods and services, unit of calculation, quantity, unit price, amount": To write the goods or service sold one after another: to cross out any blank space.
d/ "Seller (signature, seal, full name)'
If the unit head does not sign under this item, there must be a document of the unit head authorizing the goods seller to sign and write his/ her lull name on the invoice and the seal of the unit must be appended to the upper left of the invoice.
e/ "Buyer (signature, seal, lull name)"
For indirect purchase of goods such as via-phone or -fax or online purchase of goods, buyers are not necessarily required to sign and write full names on invoices. When making out an invoice, a seller shall clearly write via-phone or -tax or online sale under the item "buyer (signature, seal, full name)"
f/ Currency written on invoices
The currency written on invoices is Vietnam dong.
For a seller who may sell goods in a foreign currency under law, the total paid amount is written in the foreign currency and the words are written in Vietnamese.
For example: USD 10.000 - ten thousand US dollars.
The seller shall also write on the invoice the exchange rate between the foreign currency; and Vietnam dong which is the average inter-bank foreign exchange rate announced by the Slate Bank of Vietnam at the time of making out the invoice.
When the exchange rate between the collected foreign currency and Vietnam dong is unavailable, the cross exchange rate with another foreign currency announced by the Slate Bank of Vietnam shall be written.
Making out of goods sale and service provision invoices in some cases is guided in Appendix 4 to this Circular.
Article 15. Authorization for making out invoices
1. A seller may authorize a third party to make out invoices for the sale of goods or provision of services. On an invoice made out by an authorized party, the name of the authorized party shall be written on the item seller and the authorized party's seal appended to the upper left of the invoice (such seal is not required for an invoice printed from the equipment of the authorized party or an e-invoice). Authorization must be made in writing between the involved parties.
2. An authorization document must contain sufficient information on invoices to be made out under authorization (form, type and symbol of invoice, quantity of invoices (from number... lo number...)); authorization purpose and duration; mode of delivery or installation of invoices (for sell-printed invoices ore-invoices): mode of payment of invoices.
3. the authorizing party shall make an authorization notice, containing sufficient information on invoices to be made out under authorization, authorization purpose and duration based on the signed authorization document, with the name, signature and seal (if any) of the representative of the authorizing party, to the authorized party. This notice shall be sent to the tax offices directly managing the authorizing party and authorized party.
4. For the buyer's knowledge, the authorized party shall post up the notice of authorization at places of sale of goods and provision of services for which invoices are made out under authorization.
5. When the authorization duration expires or terminates ahead of lime, the two panics shall acknowledge such in writing and the authorized party shall promptly remove notices posted up at places of sale of goods and provision of services.
6. The authorizing and authorized parties shall incorporate regular reports on use or invoices made out under authorization into quarterly reports on use of invoices under this Circular.
Article 16. Sale of goods and provision of services without invoices
1. Invoices are not required for goods or services with a total payment of under VNI) 200.000. unless the buyer so requests.
2. When selling goods or services without invoices under Clause 1 of this Article, a seller shall make a statement of retail of goods or services, which must indicate the name, tax identification number and address of the seller, names of sold goods or services and their values, date of making and name and signature of the maker. When the seller pays value-added tax by the credit method, this statement must include the items "value-added tax rate" and "value-added lax amount." Sold goods or services shall be written on the statement in the order of their sale during the day (Form 5.7. Appendix 5 to this Circular)
3. At the end of a day. the business establishment shall make out a value-added invoice or a sale invoice indicating the total sales of goods or services on the Total line of the statement, sign and keep the copy to be handed to the buyer and transfer other copies under regulations. In the item "Buyer's name and address" on this invoice the words "retail without invoice" shall be written.
Article 17. Making out invoices when the number of types of goods or services is more than the number of lines on an invoice
When the number of types of sold goods or services is more than the number of lines on an invoice, a seller may make out more than one invoice or select either of the following ways:
1. The seller makes out many invoices with consecutive serial numbers. On the last line for writing the name of the goods on the invoice of the preceding serial number, write the phrase "continued in the following serial number" and on the first line for writing the name of the goods on the invoice of the following serial number write the phrase "continued from the preceding serial number." All the goods shall be listed in continuous order from one invoice to another. Write information on the seller and buyer is fully on the invoice of the first serial number. Write the signature and affix the seal (if any) of tin-seller, signature of the buyer, payment price, surcharges, additional charges, commercial discount and value-added lax on the invoice of the last serial number and cross out any blank space.
2. The seller encloses an invoice with a statement of sold goods or provided services.
a/ Contents written on the invoice
Write the words "enclosed with statement No.... of date.... month.... year..." On the column "name of goods" only write the general name of goods items.
Write other items on the invoice as guided in Clause 2. Article 14 of this Circular.
b/ Contents of the statement
The statement may be presented by the seller himself/herself as suitable to the characteristics, patterns and categories of goods. but must contain the following principal contents:
+ Name, address and lax identification number of the seller
+ Name of goods, quantity, unit price and payment amount. If the seller pays value-added lax by the credit method, the statement must contain the items "value-added tax rate" and value-added tax amount." The total paid amount (exclusive of value-added tax) is the same as the amount written in the value-added invoice.
The statement must have the words "enclosed with invoice No…date...., month... year..." and the signatures of both seller and buyer like on the invoice.
A statement with more than one (01) page must be numbered consecutively and have a seal appended on every two adjoining pages. There must be signatures of the seller and buyer on i he-last page of the statement like on the invoice
The number of copies of a statement must correspond to the number of copies of the invoice. Statements shall he kept together with invoices for examination and comparison by tax offices when necessary.
Sellers and buyers shall manage and keep statements enclosed with invoices under regulations.
Article 18. Handling of made-out invoices
1. When detecting errors in a made-nut invoice which is not yet handed to the buyer, the seller shall cross out all copies and keep the number of the invoice containing errors.
2. When errors are detected in a made-out invoice which has been handed to the buyer but the goods or service has not been delivered to the buyer and the seller and buyer have not declared taxes, such invoice shall be voided. The seller and buyer shall make a record of withdrawal of all copies of the invoice containing errors, clearly stating the reason for such withdrawal. The seller shall cross out all copies of the invoice, keep the number of this invoice and make out a new invoice under regulations.
3. When errors are detected in a made-out invoice which has been handed to the buyer, goods or service has been delivered lo the buyer, and the seller and buyer have declared taxes, the seller and buyer shall make a record or written agreement specifying errors and the seller shall make out an invoice correcting those errors. This invoice must indicate the adjustment (increase or decrease) of the quantity of goods, sale price, value-added tax rate, value-added tax amount for invoice No.... symbol... Based on the correction invoice, the seller and buyer shall declare adjustments lo turnover of the purchase and sale, and output and input taxes. A correction invoice must not contain negative numbers (-).
4. Handling of made-out invoices in some specific cases is guided in Appendix 4 to this Circular.
Article 19. Disposal of invoices no longer in use
1. Organizations, households and individuals shall notify tax offices of invoices no longer in use in the following cases:
a/ Organizations, households and individuals that arc approved by tax offices to slop using their tax identification numbers shall stop using unused invoices the issuance of which has been notified.
b/ Organizations, households and individuals that issue replacement invoices shall stop using the replaced invoice numbers which are not yet used.
c/ Organizations, households and individuals that no longer use invoices bought from tax offices shall destroy those invoices under Article 27 of this Circular.
d/ Invoices are lost, burnt and damaged under Article 22 of this Circular.
2. Managing tax offices shall notify the termination of validity of the following invoices:
- Invoices no longer in use as notified by organizations, households and individuals to lax offices under Clause I of this Article;
- Invoices not yet made out of organizations, households and individuals that abscond from their business places without notifying lax offices;
- Invoices not yet made out of organizations, households and individuals that arbitrarily cease business activities without notifying tax offices;
- Invoices bought from tax offices by organizations, households and individuals that donate or sell these invoices.
Article 20. Use of unlawful invoices
Use of unlawful invoices is the use of counterfeit invoices or invoices without validity or with expired validity.
Counterfeit invoices are those printed or created according to the format of inv< 'ices issued by another organization or individual or printed or created with identical serial numbers for the same symbol.
Invoices without validity are those created under this Circular but the issuance of which has not been notified yet.
Invoices with expired validity are those for which issuance procedures have been completed but are no longer in use as announced by the issuing organization or individual; those which are lost alter then issuance is notified and the issuing organization or individual has notified the managing lax office of such loss: and those of organizations or individuals having stopped using tax identification numbers (also called closing tax identification numbers).
Article 21. Unlawful use of invoices
1. Unlawful use of invoices is the making out of invoices without real transactions: donation or sale of unused invoices to be made out by other organizations and individuals upon sale ol 'goods or provision of services (except cases eligible for use of invoices sold or distributed by tax offices and cases of authorized making out of invoices under this Circular): donation or sale of made-out invoices for accounting, lax declaration or disbursement of slate budget funds by other organizations or individuals: making out of invoices with insufficient compulsory contents: making out of invoices with copies containing different contents; and use of invoices for a goods or service as proof for another goods or service.
2. Some specific cases regarded as unlawful use of invoices:
- Invoices with some or all unreal contents.
- Use of invoices of another organization or individual for sale or legalization of goods or services bought without supporting documents or goods and services sold for lax fraud or for sale of goods without lax declaration and payment,
- Use of invoices of another organization or individual lot sale of goods or provision of services without declaring and paying taxes or for tax fraud: or for legalization of goods or services bought without supporting documents.
- Invoices with copies containing different values of goods of services or different compulsory contents.
- Us of goods sale and service provision invoices concluded by tax offices, public security offices and other functional agencies as unlawful use of invoices.
Article 22. Handling of lost, burnt and damaged invoices
1. When detecting loss, burning or damage of made-out or unused invoices, business organizations, households and individuals shall make a report and notify such lo managing lax offices (form No. 3.8. Appendix 3 lo this Circular) within five (05) days after such loss, burning or damage.
2 When a seller has made out an invoice for sale of goods or provision of services under regulations but later the seller or buyer has (he second copy of the invoice lost, burnt or damaged, the seller and buyer shall make a record of the incident, clearly stating the month in which the seller declared and paid taxes using the invoice's first copy. The record must contain the signature and lull name of the representative al law (or authorized person) and seal (if any) and the seller shall copy the first copy of the invoice, have it signed by its representative al law and append a seal lo it before handing it to the buyer. The buyer shall use the copied invoice enclosed with the record of loss, burning or damage of the invoices second copy for accounting and lax declaration. The seller and buyer shall lake responsibility for the truthfulness of the loss, burning or damage of invoices.
Article 23. Buyers' use of invoices
1. Buyers may use lawful invoices under law to evidence their use right or ownership over goods or services: enjoy sales promotion, post .sale benefits, lucky draws or damages under law. They may use such invoices for the accounting of goods and service sale under the accounting law: lax declaration: registration of use rights or ownership: and declaration and payment of state budget capital under law.
2. Invoices used in the cases defined in Clause I must be:
- Original goods sale and service provision invoices, second copy (to be handed to the buyer) except the eases specified in Article 22 of this Circular.
- Undamaged invoices with lull contents under regulations.
- Figures and letters typewritten or printed on invoices must be legible, complete and accurate under regulations without being erased or modified.
- Invoices other than those specified in Articles 20 and 21 of this Circular.
RIGHTS AND OBLIGATIONS OF ORGANIZATIONS AND INDIVIDUALS ON INVOICE MANAGEMENT AND USE
Article 24. Rights and obligations of goods and service sellers
1. Goods and service sellers may:
a/ Themselves print invoices or order the printing of invoices for use if they fully satisfy the conditions specified in this Circular;
b/ Buy invoices issued by provincial-level tax Departments if they are eligible under this Circular;
c/ Use lawful invoices for their business activities:
d/ Refuse lo provide data on invoice printing, issuance and use to unauthorized organizations and individuals under law;
e/ Initiate lawsuits against organizations or individuals that infringe upon the rights to create, issue and use lawful invoices.
2. Goods and service sellers are obliged to:
a/ Manage invoice creation activities under this Circular.
b/ For ordering the printing of invoices, sign invoice printing-ordering contracts with qualified printing establishments under Clause 4. Article S of this Circular:
c/ Make and send invoice issuance notices under regulations;
d/ Make out and hand invoices when selling goods or services lo customers, except cases not requiring invoices under this Circular:
e/ Regularly examine the use of invoices and promptly prevent violations:
f/ Report on the use of invoices to managing tax offices under Article 25 of this Circular.
Article 25. Reporting on use of invoices
Quarterly, sellers of goods and services (except those obtaining invoices from tax offices) shall submit reports on use of invoices to managing lax offices. Reports on use of invoices shall be sent together with dossiers of value-added tax declaration in the first month of the subsequent quarter dorm No. 3.9, Appendix 3 lo this Circular).
Sellers of goods and services shall submit reports on use ol invoices upon their splitting, separation, merger, dissolution, bankruptcy or ownership transfer or upon assignment, sale, contracting or lease of state enterprises, together with tax finalization dossiers.
An organization, household or individual that moves business places to another locality not managed by its/his/her current managing (ax office shall submit a report on use of invoices to this lax office before sending an invoice issuance notice to the lax office of the locality to which it/ he/she moves (Form No. 3.10. Appendix 3 to this Circular).
Article 26. Storage and preservation of invoices
1. Self-printed invoices which are not yet made out shall be stored on computers according to information confidentiality regulations.
2. Invoices printed on order which are not yet made out shall be kept and preserved in warehouses under regulations on archive and preservation of valuable papers.
3. Invoices already made out by accounting units shall be kept under regulations on archive and preservation of accounting documents.
4. Invoices already made out by organizations, households and individuals other than accounting units shall be kept and preserved like private assets of such organizations and individuals
Article 27. Destruction of invoices
1. Invoices regarded as destroyed
- Invoices printed on trial, incorrectly. superfluously or mistakenly, film and zinc plates and tools ol similar properties for printing invoices on order are regarded as completely destroyed when no invoice is in its complete form or no letter left on the invoice lo enable the joining, copying or restoration of the invoice lo its original state.
- Self-printed invoices are regarded as completely destroyed when interventions are made lo the invoice creation software, disallowing it to further create invoices.
2. Cases of destruction of invoices
a/ Invoices printed on order which are printed incorrectly, identically or superfluously shall be destroyed before liquidating the invoice printing-ordering contract.
b/ Organizations, households and individuals with unused invoices shall destroy these invoices within thirty (30) days after notifying lax offices. Organizations, households and individuals that keep invoices with expired validity as notified by tax offices shall destroy these invoices within ten (10) days after lax offices notify of their expired validity or after finding lost invoices.
c/ Invoices made out by accounting units shall be destroyed under (he accounting law.
d/ Invoices which are not made out but serve as exhibits of legal cases may not be destroyed but shall be handled under law.
3. Destruction of invoices by business organizations, households and individuals
a/ Business organizations, households and individuals shall make a list of invoices lo he destroyed.
b/ Business organizations shall form an invoice destruction council which must comprise representatives of the leaders and accounting divisions of (heir organizations.
When destroying invoices, business households and individuals arc not required to form an invoice destruction council.
c/ Invoice destruction council members shall sign the invoice destruction record and lake responsibility before law for any errors.
d/ An invoice destruction dossier comprises:
- The decision to form life invoice destruction council, except for business households and individuals;
- The list of invoices to be destroyed, specifying the name of in voice, symbol of invoice number pattern, symbol of invoice, quantity of invoices to be destroyed (from number... to number... or the specific numbers of invoices to be destroyed if those invoices have non-consecutive serial numbers):
- The invoice destruction record:
- The invoice destruction notice, specifying the type, symbol and quantity of destroyed invoices from number... to number.... reason for destruction, date and hour of destruction, destruction method (Form No. 3.11. Appendix 3 to this Circular).
Invoice destruction dossiers shall be kept at business organizations, households and individuals using those invoices. Particularly, invoice destruction notices shall be made in two (02) copies, one for file and the other to be sent to managing tax offices within five (05) days alter destroying invoices.
4. Destruction of invoices by tax offices
Tax offices shall destroy invoices printed on order of provincial-level Tax Departments of which issuance notices have been made, but which have been neither sold nor distributed and are no longer used.
The General Department of Taxation shall provide the process to destroy invoices printed on order of provincial-level Tax Departments.
SANCTIONING OF ADMINISTRATIVE VIOLATIONS RELATED TO INVOICES
Article 28. Sanctioning of administrative violations related to invoices Sanctioning of administrative violations related to invoices complies with Articles 28 thru 35, Chapter 5 of Decree No. 51/2010/ND-CP.
Article 29. Competence to sanction administrative violations related to invoices
Competence to sanction administrative violations related to invoices complies with Article 37. Chapter 5 of Decree No. 51/2010/ ND-CP.
EXAMINATION AND INSPECTION OF INVOICES, SETTLEMENT OP COMPLAINTS AND DENUNCIATIONS ABOUT INVOICES
Article 30. Examination of invoice printing, issuance, management and use
1. Examination at lax offices
a/ Tax offices shall examine the printing, issuance, management and use of invoices based on reports on invoice use of organizations, households and individuals.
b/ Within five (05) working days after detecting signs of violation, a tax office shall request in writing an organization, household or individual to give explanations.
2. Examination of invoices at offices of invoice users
a/ When an organization, household or individual fails to give explanations or gives unsatisfactory explanations, a tax office shall issue a decision to examine invoices at the head office of such organization or individual.
b/ Invoice examination contents shall be specified in the decision on examination at the head office or sale places of the unit, including legal grounds for examination: subjects of examination, contents and scope of examination: examination time; head and members of the examination team; powers and responsibilities of the examination team and examined subjects.
c/ The head of the tax office directly managing; the organization, household or individual shall issue and take responsibility for the examination decision.
d/ Within five (05) working days after the date of its signing, the decision on invoice examination at the office of an organization, household or individual shall be sent to that organization, household or individual. Within three (03) working days after receiving an invoice examination decision or before the lime of examination, if that organization, household or individual can prove the lawful making out, issuance and use of invoices, the head of the tax office shall issue a decision to cancel the invoice examination decision.
e/ Examination shall be conducted within ten (10) working days after a tax office issues an examination decision. When receiving an examination decision, an organization, household or individual that wishes to delay the examination shall make a written request to the tax office clearly staling the reason and the time for delay for the latter s consideration and decision. Within live (05) working days after receiving a written request for delay of the examination, the tax office shall notify the organization, household or individual of its approval or disapproval of such delay.
The lime for invoice examination at the head office of an organization, household or individual must not exceed five (05) working days counting from the first day of examination. When necessary, the head of the tax office may extend the examination time once, which must not exceed five (05) working days.
Within five (05) working days alter completing the examination, the examination team shall make an examination record.
The examined organization or individual may receive the invoice examination record, request explanations about this record and reserve its/ his/her opinions in the record (if any).
f/ Handling of examination results
Within live (05) working days after signing the examination record with the examined organization or individual, the head of the examination team shall report on examination results to the person issuing the examination decision. When arise administrative violations to be sanctioned, within ten (10) working days after signing the record, the head of the lax office shall issue a decision lo sanction administrative violations. The examined organization, household or individual shall comply with the decision to handle examination results.
When violations of regulations on invoice management and use are detected through examination, which lead lo tax-related handling procedures, depending on the nature and severity of violations, the tax office shall issue a decision on lax examination and inspection under the Tax administration Law. the Inspection Law and the process of tax examination and inspection.
Article 31. Inspection of invoices
Inspection of invoices shall he combined with inspection of observance of the tax law at head offices of taxpayers.
Article 32. Complaints and denunciations about invoices and their settlement
Complaints and denunciations about invoices and Their settlement under this Circular comply with the law on complaints and denunciations.
ORGANIZATION OF IMPLEM ENTATION
1. This Circular takes effect on January 1, 2011, and replaces Circulars No. 120/2002/TT-BTC of December 30, 2002, guiding Decree No. 89/2002/ND-CP of November 7, 2001, on invoice printing, issuance, use and management: No. 99/2003/TT-BTC of October 23, 2003, amending and supplementing Circular No. 120/ 2002/TT-BTC; and No. 16/2010/TT-BTC of February 1, 2010, amending and supplementing Circular No. 120/2002/TT-BTC. Previous regulations on invoices which are contrary to this Circular are all annulled. Other guiding documents on invoices which are not contrary to this Circular remain effective.
2. Business organizations, households and individuals shall conduct inventory to determine unused quantities of invoices bought from the Ministry of Finance or unused invoices printed by themselves under the Ministry of Finance's Circular No. 120/2002/TT-BTC, guiding Decree No. 89/2002/ND-CP
They shall destroy invoices which they no longer need and create new invoices and notify their issuance under this Circular.
Organizations, households and individuals wishing to use unused invoices shall register these invoices with their managing tax offices (Form No. 3.12. Appendix 3 to this Circular) for continued use through March 31, 2011. The registration deadline is January 20, 2011.
By the end of March 31, 2011, organizations households and individuals that have not used up invoices shall destroy them under Article 27 of this Circular.
3. Tax offices shall only sell invoices to micro enterprises and enterprises located in areas with socio-economic difficulties or exceptional socio-economic difficulties under Clause 2. Article 5. and Clause 1. Article 11 of this Circular, in 2011. From 2012 on ward, these enterprises shall create invoices themselves for use under this Circular.
4. Organizations, households and individuals that need to use invoices from January 1, 2011, may themselves print invoices, order the printing of invoices and notify invoice issuance right in 2010 under this Circular.
Article 34. Implementation responsibilities
1. Tax offices at all levels shall disseminate, and guide business and non-business organizations, households and individuals and buyers of goods and services in complying with, this Circular, and examine and handle violations of invoice users.
2. Organizations, households and individuals involved in the printing, issuance and use of invoices shall fully comply with this Circular.
Any problems arising in the course of implementation should he promptly reported to the Ministry of Finance for study and settlement-
|
FOR THE MINISTER OF FINANCE |