Nghị định 56/2009/NĐ-CP về trợ giúp phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa
Số hiệu: | 56/2009/NĐ-CP | Loại văn bản: | Nghị định |
Nơi ban hành: | Chính phủ | Người ký: | Nguyễn Tấn Dũng |
Ngày ban hành: | 30/06/2009 | Ngày hiệu lực: | 20/08/2009 |
Ngày công báo: | 14/07/2009 | Số công báo: | Từ số 341 đến số 342 |
Lĩnh vực: | Doanh nghiệp | Tình trạng: |
Hết hiệu lực
11/03/2018 |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
CHÍNH PHỦ |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 56/2009/NĐ-CP |
Hà Nội, ngày 30 tháng 06 năm 2009 |
VỀ TRỢ GIÚP PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA
CHÍNH PHỦ
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;
Căn cứ Luật Doanh nghiệp và Luật Đầu tư ngày 29 tháng 11 năm 2005
Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư,
NGHỊ ĐỊNH:
Nghị định này quy định các chính sách trợ giúp và quản lý nhà nước về trợ giúp phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa.
Nghị định này áp dụng đối với các doanh nghiệp nhỏ và vừa, các tổ chức trợ giúp phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa và cơ quan quản lý nhà nước về trợ giúp phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa.
1. Doanh nghiệp nhỏ và vừa là cơ sở kinh doanh đã đăng ký kinh doanh theo quy định pháp luật, được chia thành ba cấp: siêu nhỏ, nhỏ, vừa theo quy mô tổng nguồn vốn (tổng nguồn vốn tương đương tổng tài sản được xác định trong bảng cân đối kế toán của doanh nghiệp) hoặc số lao động bình quân năm (tổng nguồn vốn là tiêu chí ưu tiên), cụ thể như sau:
Quy mô
Khu vực |
Doanh nghiệp siêu nhỏ |
Doanh nghiệp nhỏ |
Doanh nghiệp vừa |
||
Số lao động |
Tổng nguồn vốn |
Số lao động |
Tổng nguồn vốn |
Số lao động |
|
I. Nông, lâm nghiệp và thủy sản |
10 người trở xuống |
20 tỷ đồng trở xuống |
từ trên 10 người đến 200 người |
từ trên 20 tỷ đồng đến 100 tỷ đồng |
từ trên 200 người đến 300 người |
II. Công nghiệp và xây dựng |
10 người trở xuống |
20 tỷ đồng trở xuống |
từ trên 10 người đến 200 người |
từ trên 20 tỷ đồng đến 100 tỷ đồng |
từ trên 200 người đến 300 người |
III. Thương mại và dịch vụ |
10 người trở xuống |
10 tỷ đồng trở xuống |
từ trên 10 người đến 50 người |
từ trên 10 tỷ đồng đến 50 tỷ đồng |
từ trên 50 người đến 100 người |
2. Tùy theo tính chất, mục tiêu của từng chính sách, chương trình trợ giúp mà cơ quan chủ trì có thể cụ thể hóa các tiêu chí nêu trên cho phù hợp.
3. Bộ Kế hoạch và Đầu tư (Tổng cục Thống kê) chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành và các cơ quan liên quan điều tra, tổng hợp và công bố số liệu thống kê về doanh nghiệp nhỏ và vừa hàng năm theo định nghĩa về doanh nghiệp nhỏ và vừa quy định tại Nghị định này.
Kế hoạch trợ giúp phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa, bao gồm cả các giải pháp và kinh phí thực hiện, phải được đưa vào kế hoạch hàng năm và 5 năm của các Bộ, ngành, địa phương và nền kinh tế quốc dân.
1. Chương trình trợ giúp doanh nghiệp nhỏ và vừa của Nhà nước (gọi tắt là chương trình trợ giúp) là chương trình mục tiêu dành cho doanh nghiệp nhỏ và vừa được xây dựng trên cơ sở định hướng phát triển kinh tế - xã hội, phát triển ngành, địa bàn và được bố trí trong kế hoạch hàng năm và 5 năm. Ưu tiên chương trình trợ giúp các doanh nghiệp nhỏ và vừa do phụ nữ làm chủ và doanh nghiệp nhỏ và vừa sử dụng nhiều lao động nữ.
2. Các chương trình trợ giúp doanh nghiệp nhỏ và vừa trước khi trình cấp có thẩm quyền phê duyệt phải lấy ý kiến của cơ quan quản lý nhà nước ở Trung ương về trợ giúp phát triển doanh nghiệp nhỏ và gừa được quy định tại Điều 15 của Nghị định này nhằm bảo đảm tính thống nhất và kết hợp lồng ghép với các chương trình trợ giúp doanh nghiệp nhỏ và vừa khác của Nhà nước.
3. Các Bộ, ngành, địa phương xây dựng và tổ chức thực hiện các chương trình trợ giúp trong lĩnh vực, địa bàn quản lý. Bộ Kế hoạch và Đầu tư là cơ quan đầu mối tổng hợp báo cáo tình hình thực hiện các chương trình trợ giúp và các vấn đề cần giải quyết trình Thủ tướng Chính phủ.
4. Căn cứ theo tính chất và phạm vi của từng chương trình trợ giúp, các tổ chức sự nghiệp nhà nước, các nhà cung cấp dịch vụ có đủ năng lực tham gia thực hiện chương trình thông qua phương thức đấu thầu theo quy định pháp luật.
Cơ quan chủ trì soạn thảo văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến doanh nghiệp nhỏ và vừa có trách nhiệm phối hợp với các cơ quan quản lý nhà nước ở Trung ương về trợ giúp phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa quy định tại Điều 15 của Nghị định này để bảo đảm các văn bản pháp luật này tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của khu vực doanh nghiệp nhỏ và vừa.
1. Nhà nước khuyến khích thành lập quỹ bảo lãnh tín dụng doanh nghiệp nhỏ và vừa. Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan xây dựng cơ chế thành lập và hoạt động của các quỹ bảo lãnh tín dụng trình Thủ tướng Chính phủ quyết định và hướng dẫn thực hiện nghiệp vụ bảo lãnh tín dụng cho doanh nghiệp nhỏ và vừa.
2. Ngân hàng Nhà nước chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan trình Thủ tướng Chính phủ ban hành cơ chế khuyến khích và dành một số dự án hỗ trợ kỹ thuật để tăng cường năng lực cho các tổ chức tài chính phù hợp mở rộng tín dụng cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa; đa dạng hóa các sản phẩm, dịch vụ phù hợp với doanh nghiệp nhỏ và vừa, cung cấp các dịch vụ hỗ trợ về tư vấn tài chính, quản lý đầu tư và các dịch vụ hỗ trợ khác cho khách hàng là đối tượng doanh nghiệp nhỏ và vừa.
3. Thông qua các chương trình trợ giúp đào tạo, Nhà nước hỗ trợ các doanh nghiệp nhỏ và vừa nâng cao năng lực lập dự án, phương án kinh doanh nhằm đáp ứng yêu cầu của tổ chức tín dụng khi thẩm định hồ sơ vay vốn của doanh nghiệp nhỏ và vừa.
4. Thành lập Quỹ phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa
a) Mục đích hoạt động: tài trợ các chương trình giúp nâng cao nâng lực cạnh tranh cho doanh nghiệp nhỏ và vừa, chú trọng hỗ trợ hoạt động đổi mới phát triển sản phẩm có tính cạnh tranh cao và thân thiện với môi trường; đầu tư, đổi mới trang thiết bị kỹ thuật, công nghệ tiên tiến; phát triển công nghiệp hỗ trợ; nâng cao năng lực quản trị doanh nghiệp.
b) Nguồn vốn của Quỹ Phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa (gọi tắt là Quỹ): vốn cấp từ ngân sách nhà nước; vốn đóng góp của các tổ chức trong nước; các khoản viện trợ, tài trợ của các tổ chức nước ngoài, các tổ chức quốc tế; lợi nhuận từ các hoạt động của Quỹ và các nguồn vốn hợp pháp khác.
c) Các hoạt động chính:
- Tiếp nhận, quản lý và sử dụng các nguồn tài chính trong và ngoài nước để thực hiện các hoạt động hỗ trợ phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa theo quy định của pháp luật.
- Tài trợ kinh phí cho các chương trình, các dự án trợ giúp nâng cao năng lực cạnh tranh, năng lực kỹ thuật, công nghệ, năng lực quản trị doanh nghiệp cho doanh nghiệp nhỏ và vừa do các Bộ, ngành, địa phương, hiệp hội doanh nghiệp triển khai thực hiện sau khi được cấp thẩm quyền phê duyệt.
- Ủy thác cho các tổ chức tín dụng cho vay ưu đãi các doanh nghiệp nhỏ và vừa có dự án đầu tư khả thi thuộc lĩnh vực ưu tiên, khuyến khích của Nhà nước và phù hợp với mục đích hoạt động của Quỹ.
d) Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính, Ngân hàng Nhà nước và các cơ quan liên quan xây dựng đề án thành lập Quỹ trình Thủ tướng Chính phủ xem xét phê duyệt; chịu trách nhiệm bảo đảm Quỹ hoạt động đúng mục đích.
đ) Bộ Tài chính ban hành Quy chế quản lý tài chính của Quỹ, kiểm tra, giám sát hoạt động tài chính của Quỹ.
Trên cơ sở công khai quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội và quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất trên địa bàn tỉnh, thành phố đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương dành quỹ đất và thực hiện các biện pháp khuyến khích xây dựng các khu, cụm công nghiệp cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa thuê làm mặt bằng sản xuất, kinh doanh hoặc di dời ra khỏi nội thành, nội thị để bảo đảm cảnh quan môi trường.
1. Thông qua các chương trình trợ giúp, Chính phủ thực hiện chính sách trợ giúp phù hợp với chiến lược và lĩnh vực ưu tiên phát triển của nền kinh tế trong từng giai đoạn như sau:
a) Khuyến khích đầu tư đổi mới công nghệ, đổi mới thiết bị kỹ thuật theo chiến lược phát triển và mở rộng sản xuất của các doanh nghiệp nhỏ và vừa đối với các sản phẩm xuất khẩu, sản phẩm công nghiệp hỗ trợ.
b) Nâng cao năng lực công nghệ của các doanh nghiệp nhỏ và vừa thông qua chương trình hỗ trợ nghiên cứu, phát triển công nghệ sản xuất các sản phẩm mới, chuyển giao công nghệ, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất.
c) Giới thiệu, cung cấp thông tin về công nghệ, thiết bị cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa, hỗ trợ đánh giá, lựa chọn công nghệ.
2. Quỹ phát triển Khoa học công nghệ quốc gia hàng năm dành một phần kinh phí hỗ trợ các doanh nghiệp nhỏ và vừa đổi mới, nâng cao năng lực công nghệ.
3. Bộ Khoa học và Công nghệ, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương xây dựng kế hoạch và bố trí kinh phí hỗ trợ các doanh nghiệp nhỏ và vừa thực hiện đăng ký và bảo hộ, chuyển giao quyền sở hữu trí tuệ đối với các sản phẩm và dịch vụ, áp dụng các hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO và các tiêu chuẩn quốc tế khác.
1. Hàng năm, các Bộ, ngành và địa phương xây dựng kế hoạch và bố trí kinh phí thực hiện các hoạt động xúc tiến mở rộng thị trường cho doanh nghiệp nhỏ và vừa.
2. Cơ quan quản lý nhà nước về xúc tiến thương mại quốc gia hàng năm dành một phần ngân sách xúc tiến thương mại quốc gia cho doanh nghiệp nhỏ và vừa và thông báo kết quả thực hiện cho cơ quan quản lý nhà nước về trợ giúp phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa quy định tại Điều 15 Nghị định này.
1. Chính phủ và Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương dành tỉ lệ nhất định cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa thực hiện các hợp đồng hoặc đơn đặt hàng để cung cấp một số hàng hóa,dịch vụ công.
2. Thủ tướng Chính phủ ban hành cơ chế khuyến khích doanh nghiệp nhỏ và vừa tham gia cung ứng sản phẩm, dịch vụ công theo đề nghị của Bộ Tài chính.
1. Chính phủ, các Bộ, ngành và Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thông qua cổng thông tin điện tử cung cấp thông tin về các văn bản pháp luật điều chỉnh hoạt động của doanh nghiệp, các chính sách, chương trình trợ giúp phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa và các thông tin khác hỗ trợ hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
2. Chậm nhất 30 ngày làm việc trước khi triển khai thực hiện các chính sách, chương trình trợ giúp phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa, cơ quan chủ trì có trách nhiệm gửi thông tin về chính sách và chương trình đó tới Cổng thông tin doanh nghiệp của cơ quan quản lý nhà nước về trợ giúp phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa quy định tại Điều 15 của Nghị định này để công bố ra công chúng.
3. Bộ Kế hoạch và Đầu tư huy động nguồn lực trong và ngoài nước để nâng cấp Cổng thông tin doanh nghiệp nhằm cung cấp và kết nối thông tin về trợ giúp phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa.
4. Chính phủ khuyến khích các tổ chức trong và ngoài nước cung cấp dịch vụ tư vấn cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa.
1. Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan hướng dẫn xây dựng kế hoạch trợ giúp đào tạo nguồn nhân lực cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa, chủ yếu tập trung vào quản trị doanh nghiệp.
2. Kế hoạch trợ giúp đào tạo nguồn nhân lực cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa của các Bộ, ngành và địa phương được lồng ghép vào kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội hàng năm, 5 năm của các Bộ, ngành và địa phương.
3. Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, tổng hợp nhu cầu trợ giúp đào tạo cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa làm cơ sở để Bộ Tài chính cân đối, bố trí nguồn kinh phí hỗ trợ trong kế hoạch ngân sách hàng năm của các Bộ, ngành, địa phương.
1. Nhà nước khuyến khích thành lập vườn ươm doanh nghiệp để thực hiện hỗ trợ có thời hạn doanh nghiệp trong giai đoạn khởi sự theo quy trình và có hệ thống thông qua việc cung cấp cho các doanh nghiệp được ươm tạo không gian, các dịch vụ hỗ trợ kinh doanh các nguồn lực cần thiết nhằm giúp các doanh nghiệp hiện thực hóa, thương mại hóa các ý tưởng kinh doanh và công nghệ.
2. Bộ Khoa học và Công nghệ chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan xây dựng chính sách ưu tiên các doanh nghiệp nhỏ và vừa tham gia các “cơ sở ươm tạo công nghệ” và “cơ sở ươm tạo doanh nghiệp công nghệ”.
1. Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về xúc tiến phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa. Bộ Kế hoạch và Đầu tư là cơ quan giúp Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về trợ giúp phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa.
2. Cục Phát triển doanh nghiệp thuộc Bộ Kế hoạch và Đầu tư giúp Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư thực hiện chức năng quản lý nhà nước về phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa theo quy định các nội dung sau:
a) Xây dựng hoặc tham gia xây dựng các chính sách, các văn bản quy phạm pháp luật về phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa trình cấp có thẩm quyền ban hành; tổng hợp kế hoạch, chương trình trợ giúp, định hướng mục tiêu trợ giúp, xác định tiêu chí, lĩnh vực giúp doanh nghiệp nhỏ và vừa.
b) Tổ chức tập huấn nhằm nâng cao năng lực cho cán bộ làm công tác trợ giúp doanh nghiệp nhỏ và vừa, bồi dưỡng kỹ năng trợ giúp phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa, hướng dẫn xây dựng và nâng cao năng lực cho hệ thống trợ giúp phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa.
c) Làm đầu mối hợp tác quốc tế về phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa, kêu gọi nguồn lực từ bên ngoài để trợ giúp doanh nghiệp nhỏ và vừa.
d) Phối hợp với các cơ quan, tổ chức liên quan để cung cấp thông tin cần thiết cho doanh nghiệp nhỏ và vừa. Xây dựng báo cáo thường niên về doanh nghiệp nhỏ và vừa. Tổng hợp báo cáo về tình hình phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa và các vấn đề cần giải quyết để Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, xử lý. Tổ chức thực hiện thí điểm một số mô hình, chương trình, dự án trợ giúp phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa.
đ) Làm nhiệm vụ thư ký thường trực của Hội đồng Khuyến khích phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa.
1. Hội đồng Khuyến khích phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa (gọi tắt là Hội đồng) làm nhiệm vụ tư vấn cho Thủ tướng Chính phủ về cơ chế, chính sách khuyến khích phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa. Các thành viên của Hội đồng kiêm nhiệm. Thủ tướng Chính phủ quyết định nhiệm vụ Hội đồng theo đề nghị của Chủ tịch Hội đồng.
2. Thành phần của Hội đồng Khuyến khích phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa bao gồm:
- Chủ tịch Hội đồng là Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư;
- Thư ký thường trực của Hội đồng là Cục trưởng Cục Phát triển doanh nghiệp.
- Đại diện lãnh đạo các Bộ: Kế hoạch và Đầu tư, Công Thương, Tài chính, Tư pháp, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Xây dựng, Giao thông vận tải, Khoa học và Công nghệ , Tài nguyên và Môi trường, Giáo dục và Đào tạo, Lao động – Thương binh và Xã hội; Ban Chỉ đạo Đổi mới và Phát triển doanh nghiệp.
- Đại diện lãnh đạo Ủy ban nhân dân các thành phố: Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Đà Nẵng và Cần Thơ.
- Đại diện lãnh đạo Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, Liên minh Hợp tác xã Việt Nam, Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam và một số hiệp hội doanh nghiệp khác.
- Một số chuyên gia thuộc các lĩnh vực kinh tế, khoa học công nghệ và trên cơ sở đề nghị của các cơ quan chủ quản.
3. Danh sách thành viên của Hội đồng do Chủ tịch Hội đồng quyết định trên cơ sở đề nghị của các cơ quan chủ quản.
4. Theo yêu cầu thực tế của công tác trợ giúp phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa và đề xuất của các thành viên, Chủ tịch Hội đồng có thể thành lập một số tiểu ban chuyên trách trực thuộc Hội đồng có nhiệm vụ tham mưu về những lĩnh vực cần trợ giúp cho doanh nghiệp nhỏ và vừa. Cơ cấu thành viên và quy chế làm việc các tiểu ban do Chủ tịch Hội đồng quyết định.
5. Quy chế làm việc của Hội đồng do Chủ tịch Hội đồng quyết định.
6. Kinh phí hoạt động của Hội đồng được tổng hợp trong kinh phí của Cục Phát triển doanh nghiệp.
Bộ Kế hoạch và Đầu tư thành lập Trung tâm xúc tiến phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa (thuộc Cục Phát triển doanh nghiệp) để triển khai thực hiện một số chính sách, chương trình trợ giúp, là đầu mối tư vấn và thực hiện thí điểm mô hình trợ giúp kỹ thuật cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa.
1. Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có nhiệm vụ trợ giúp phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn, cụ thể như sau:
a) Định hướng công tác phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa; xây dựng hoặc tham gia xây dựng các văn bản hướng dẫn thực hiện các quy định của Nhà nước về trợ giúp phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa ở địa phương. Tổng hợp xây dựng các chương trình trợ giúp doanh nghiệp nhỏ và vừa; điều phối, hướng dẫn và kiểm tra thực hiện các chương trình trợ giúp sau khi được duyệt.
b) Tổ chức đối thoại giữa chính quyền địa phương và doanh nghiệp nhằm trao đổi thông tin, tháo gỡ vướng mắc, khó khăn trong hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp nhỏ và vừa; tuyên dương, khen thưởng các nghệ nhân, doanh nhân, doanh nghiệp nhỏ và vừa có thành tích xuất sắc trong kinh doanh, có sáng tạo trong thiết kế mẫu mã và truyền dạy nghề.
c) Hàng năm, báo cáo Bộ Kế hoạch và Đầu tư về tình hình trợ giúp phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa và các vấn đề cần giải quyết để tổng hợp hợp xây dựng báo cáo thường niên về doanh nghiệp nhỏ và vừa.
d) Phối hợp với các Bộ, ngành và các tổ chức liên quan thực hiện trợ giúp phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa ở địa phương theo quy định hiện hành.
2. Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương giao Sở Kế hoạch và Đầu tư làm đầu mối, phối hợp với các Sở, ngành, xây dựng chương trình, kế hoạch phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn để trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt, ban hành và chỉ đạo tổ chức triển khai thực hiện. Đối với các địa phương có tổng số doanh nghiệp nhỏ và vừa trên 3000 (không bao gồm hợp tác xã và hộ kinh doanh) có thể thành lập một đơn vị trực thuộc Sở Kế hoạch và Đầu tư thực hiện chức năng, nhiệm vụ về trợ giúp phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa ở địa phương.
Chính phủ khuyến khích các tổ chức hiệp hội, tổ chức kinh tế, tổ chức chính trị xã hội nghề nghiệp, tổ chức xã hội thành lập và củng cố các tổ chức trợ giúp phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa, tham gia xây dựng và triển khai thực hiện các chương trình trợ giúp cho doanh nghiệp nhỏ và vừa; phát triển dịch vụ phát triển kinh doanh (BDS).
1. Nghị định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 20 tháng 8 năm 2009 và thay thế Nghị định số 90/2001/NĐ-CP ngày 23 tháng 11 năm 2001 của Chính phủ về trợ giúp phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa.
2. Bãi bỏ các quy định trước đây trái với Nghị định này.
1. Bộ Kế hoạch và Đầu tư có trách nhiệm phối hợp với các Bộ, ngành, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trong triển khai Nghị định, báo cáo Thủ tướng Chính phủ tình hình thực hiện và những vấn đề mới nảy sinh cần xử lý.
2. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này./.
Nơi nhận: |
TM. CHÍNH PHỦ |
THE GOVERNMENT |
SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM Independence - Freedom – Happiness |
No. 56/2009/ND-CP |
Hanoi, June 30, 2009 |
ON ASSISTANCE TO THE DEVELOPMENT OF SMALL- AND MEDIUM-SIZED ENTERPRISES
THE GOVERNMENT
Pursuant to the December 25, 2001 Law on Organization of the Government;
Pursuant to the Enterprise Law and the Investment Law of November 29, 2005;
At the proposal of the Minister of Planning and Investment;
DECREES:
This Decree provides for policies on, and the state management of. assistance to the development of small- and medium-sized enterprises.
Article 2. Subjects of application
This Decree applies to small- and medium-sized enterprises, organizations providing assistance to the development of small- and medium-sized enterprises and agencies performing the state management of assistance to the development of small- and medium-sized enterprises.
Article 3. Definition of small- and medium-sized enterprises
1. Small- and medium-sized enterprises are business establishments that have registered their business according to law and are divided into three levels: very small, small and medium according to the sizes of their total capital (equivalent to the total assets identified in an enterprise's accounting balance sheet) or the average annual number of laborers (total capital is the priority criterion), concretely as follows:
Size
Sector |
Very small enterprises |
Small-sized enterprises |
Medium-si zed enterprises |
||
Number of laborers |
Total capital |
Number of laborers |
Total capital |
Number of laborers |
|
I. Agriculture, forestry and fishery |
10 persons or fewer |
VND 20 billion or less |
Between over 10 persons and 200 persons |
Between over VND 20 billion and VND 100 billion |
Between over 200 persons and 300 persons |
II. Industry and construction |
10 persons or fewer |
VND 20 billion or less |
Between over 10 persons and 200 persons |
Between over VND 20 billion and VND 100 billion |
Between over 200 persons and 300 persons |
III. Trade and service |
10 persons or fewer |
VND 10 billion or less |
Between over 10 persons and 50 persons |
Between over VND 10 billion and VND 50 billion |
Between over 50 persons and 100 persons |
2. Depending on the nature and objectives of each assistance policy or program, the sponsoring agencies may concretize the above criteria as appropriate.
3. The Ministry of Planning and Investment (the General Statistics Office) shall assume the prime responsibility for. and coordinate with ministries, branches and concerned agencies in. investigating, summing up and publicizing annual statistical data on small- and medium-sized enterprises according to the definitions in this Decree.
Article 4. Plans on assistance to the development of small- and medium-sized enterprises, which cover the solutions and funds for implementation, must be incorporated into annual and five-year plans of ministries, branches, localities and the national economy.
Article 5. Assistance programs
1. The State's programs on assistance to small- and medium-sized enterprises (called assistance programs for short) means the target programs reserved for small- and medium-sized enterprises, which are formulated on the basis of orientations for socio-economic development, branch and local development and are included in annual and five-year plans. Priority will be given to programs on assistance to small- and medium-sized enterprises owned by women and small- and medium-sized enterprises employing a larger number of female laborers.
2 Before being submitted to competent authorities for approval, programs on assistance to small- and medium-sized enterprises must be commented by the central state management agency for assistance to the development of small- and medium-sized enterprises, defined in Article 15 of this Decree, with a view to ensuring consistency and integration with other state programs on assistance to small- and medium-sized enterprises.
3. Ministries, branches and localities formulate, and organize the implementation of, assistance programs in the domains or localities under their respective management. The Ministry of Planning and Investment shall act as the key body summing up reports on the implementation of assistance programs and on matters to be settled, for submission to the Prime Minister.
4. Depending on the nature and scope of each assistance program, state-run non-business organizations and capable service providers may participate in the implementation of programs via bidding as prescribed by law.
Article 6. Promulgation of regulations related to small- and medium-sized enterprises
Agencies taking charge of drafting legal documents related to small- and medium-sized enterprises shall coordinate with the central state management agency for assistance to the development of small- and medium-sized enterprises, defined in Article 15 of this Decree, in order to ensure that those legal documents will facilitate the development of small- and medium-sized enterprises.
Article 7. Financial assistance
1. The State encourages the establishment of credit-guarantee funds for small- and medium-sized enterprises. The Ministry of Finance shall assume the prime responsibility for. and coordinate with concerned agencies in, formulating a mechanism for establishment and operation of credit guarantee funds and submit it to the Prime Minister for decision, and shall guide the operations of credit guarantee for small- and medium-sized enterprises.
2. The State Bank shall assume the prime responsibility for. and coordinate with concerned agencies in. proposing the Prime Minister to promulgate incentive mechanisms and reserve a number of technical-assistance projects to enhance the capacity of appropriate financial organizations to expand credits to small- and medium-sized enterprises; to diversify products and services suitable to small- and medium-sized enterprises and provide financial consultancy and investment management assistance services and other assistance services to small- and medium-sized enterprises.
3. Via training assistance programs, the State shall assist small- and medium-sized enterprises in raising their capacity to formulate business projects and schemes to meet the requirements of credit institutions when appraising capital-borrowing dossiers of these enterprises.
4. Establishment of the Fund for development of small- and medium-sized enterprises
a/ Operation purposes: To finance assistance programs to raise the competitiveness of small-and medium-sized enterprises, attaching importance to supporting activities of renewing and developing products which are highly competitive and environment-friendly; to invest in the renewal of technical equipment and in advanced technologies; to develop support industries; and to raise business administration capability.
b/ Capital sources of the Fund for development of small- and medium-sized enterprises (called the Fund for short): State budget allocations; capital contributed by domestic organizations; aid and funds provided by foreign organizations, international organizations; profits from the Fund's operations and other lawful sources.
c/ Main activities:
- To receive, manage and use domestic and foreign financings for carrying out activities to assist the development of small- and medium-sized enterprises in accordance with law.
- To provide funds for assistance programs and projects on raising the competitiveness, technical and technological capability and business administration capability for small- and medium-sized enterprises, to be implemented by ministries, branches, localities or business associations after they are approved by competent authorities.
- To entrust credit institutions to provide preferential loans to small- and medium-sized enterprises with feasible investment projects in domains prioritized and encouraged by the State, which are conformable to the purposes of the Fund's operations.
d/ The Ministry of Planning and Investment shall assume the prime responsibility for, and coordinate with the Ministry of Finance, the State Bank and concerned bodies in. formulating a scheme on establishment of the Fund and submit it to the Prime Minister for consideration and approval; and shall ensure that the Fund operates for right purposes.
e/ The Ministry of Finance shall promulgate the Regulation on financial management, inspection and supervision of financial activities of the Fund.
Based on their respective publicized socioeconomic development master plans and land use planning and plans already approved by the Prime Minister, the People's Committees of provinces and centrally run cities shall reserve land funds and apply measures to encourage the construction of industrial parks and complexes for lease to small- and medium-sized enterprises as business and production grounds or the relocation thereof from inner-city areas to ensure urban beauty and environment.
Article 9. Renewal and raising of technological capability and technical level
1. Through various assistance programs, the Government shall apply assistance policies suitable to the strategies and domains prioritized for economic development in each period as follows:
a/ To encourage investment in the renewal of technologies and technical equipment according to the development strategies and to expand production of small- and medium-sized enterprises with regard to exports and support-industrial products.
b/ To raise the technological capabilities of small- and medium-sized enterprises via assistance programs on technological research and development for production of new products, technological transfer and scientific-technical application to production.
c/ To introduce, or supply information on, technologies, equipment to small- and medium-sized enterprises, assisting them in appraising and selecting technologies.
2. The National Fund for Scientific and Technological Development shall annually set aside an amount to support small- and medium-sized enterprises in technological renewal, raising their technological capability.
3. The Ministry of Science and Technology and provincial-level People's Committees shall formulate plans and allocate funds to assist small-and medium-sized enterprises in intellectual property registration, protection and transfer with regard to their products and services, applying the quality management systems under ISO standards and other international standards.
Article 10. Market expansion promotion
1. Annually, ministries, branches and localities shall formulate plans and allocate funds for market expansion-promoting activities for small- and medium-sized enterprises.
2. The state management agency for national trade promotion shall annually reserve a part of the national fund for trade promotion for small-and medium-sized enterprises and notify implementation results to the state management agency for assistance to the development of small- and medium-sized enterprises, defined in Article 15 of this Decree.
Article 11. Participation in plans on procurement and provision of public services
1. The Government and provincial-level People's Committees shall set aside certain funding proportions for small- and medium-sized enterprises to perform contracts or orders for a number of commodities or public services.
2. The Prime Minister shall promulgate mechanisms to encourage small- and medium-sized enterprises to participate in the supply of products and public services at the proposal of the Ministry of Finance.
Article 12. Information and consultancy
1. The Government, ministries, branches and provincial-level People's Committees shall supply via their portals information on legal documents governing activities of small- and medium-sized enterprises; policies and programs on assistance to their development and other information in support of their business activities.
2. Within 30 working days before materializing policies and programs on assistance to the development of small- and medium-sized enterprises, the sponsoring agencies shall post up information on such policies and programs on the enterprise information portal of the state management agency for assistance to the development of small- and medium-sized enterprises defined in Article 15 of this Decree for public information.
3. The Ministry of Planning and Investment shall mobilize domestic and foreign resources for upgrading the enterprise information portal, aiming to supply and connect information on assistance to the development of small- and medium-sized enterprises.
4. The Government encourages domestic and foreign organizations to provide counseling services to small- and medium-sized enterprises.
Article 13. Assistance in human resource development
1. The Ministry of Planning and investment shall assume the prime responsibility for, and coordinate with concerned bodies in. guiding the formulation of plans on assistance in human resource development for small- and medium-sized enterprises, focusing mainly on business administration.
2. Plans on assistance in human resource training for small- and medium-sized enterprises of ministries, branches and localities will be incorporated into their annual and five-year socio-economic development plans.
3. The Ministry of Planning and Investment shall assume the prime responsibility for summing up the demands for training assistance to small- and medium-sized enterprises, serving as a basis for the Ministry of Finance to balance and arrange support funds in the annual budget plans of ministries, branches and localities.
Article 14. Enterprise nursery
1. The State encourages the establishment of enterprise nurseries to provide definite supports for enterprises in their initial period according to a prescribed process and in a systematic way through providing nursed enterprises with space, business support services and necessary human resources in order to help them materialize and commercialize their business and technological ideas.
2. The Ministry of Science and Technology shall assume the prime responsibility for, and coordinate with concerned agencies in. formulating incentive policies for small- and medium-sized enterprises to participate in "technological nurseries" and "technological enterprise nurseries."
STATE MANAGEMENT OF ASSISTANCE TO DEVELOPMENT OF SMALL- AND MEDIUM-SIZED ENTERPRISES
Article 15. The central state management agency for assistance to the development of small- and medium-sized enterprises
1. The Government shall perform the unified state management of the small- and medium-sized enterprise development promotion. The Ministry of Planning and Investment shall act as the body assisting the Government in performing the unified state management of assistance to the development of small- and medium-sized enterprises.
2 The Enterprise Development Department of the Ministry of Planning and Investment shall assist the Minister of Planning and Investment in performing the state management of development of small- and medium-sized enterprises in the following aspects:
a/ Formulating, or participating in the formulation of, policies, legal documents on development of small- and medium-sized enterprises for submission to competent authorities for promulgation; synthesizing assistance plans and programs, orientating the assistance objectives and defining criteria and domains of assistance to small- and medium-sized enterprises.
b/ Organizing training courses to raise the capabilities of officials in charge of assisting small- and medium-sized enterprises, to foster the skills of assistance to the development of small- and medium-sized enterprises and to guide the establishment and raise the capability of the small- and medium-sized enterprise development-assisting system.
c/ Acting as a coordinator for international cooperation on development of small- and medium-sized enterprises, calling for resources from the outside to assist small- and medium-sized enterprises.
d/ Coordinating with concerned agencies and organizations in supplying necessary information for small- and medium-sized enterprises; making annual reports on small- and medium-sized enterprises; summing up reports on the development of small- and medium-sized enterprises and matters to be tackled for the Minister of Planning and Investment to submit them to the Prime Minister for consideration and handling; organizing pilot models, programs and projects on assistance to the development of small- and medium-sized enterprises.
e/ Acting as the permanent secretary of the Council for Encouragement of Development of Small- and Medium-Sized Enterprises.
Article 16. Council for Encouragement of Development of Small- and Medium-Sized Enterprises
1. The Council for Encouragement of Development of Small- and Medium-Sized Enterprises (referred to as the Council) shall perform the tasks of advising the Prime Minister on incentive mechanisms and policies on development of small- and medium-sized enterprises. Its members work as part-timers. The Prime Minister shall decide on its tasks at the proposal of its president.
2. The Council shall be composed of:
- The president being the Minister of Planning and Investment.
- The permanent secretary being the Director of the Enterprise Development Department.
- Representatives of leaderships of the Ministries of Planning and Investment; Industry and Trade; Finance; Justice; Agriculture and Rural Development; Construction; Transport; Science and Technology; Natural Resources and Environment; Education and Training; and Labor. War Invalids and Social Affairs, and the Steering Committee for Enterprise Renewal and Development.
- Representatives of the leaderships of provincial-level People's Committees of Hanoi. Ho Chi Minh City. Hai Phong. Da Nang and Can Tho.
- Representatives of the leaderships of Vietnam Chamber of Commerce and Industry. Vietnam Union of Cooperatives, Vietnam Association of Small- and Medium-Sized Enterprises and other enterprise associations.
3. The list of the Council's members will be decided by the Council President at the proposal of managing agencies.
4. According to practical requirements of the assistance to the development of small- and medium-sized enterprises and proposals of members, the Council President may set up a number of full-time sub-committees attached to the Council to provide advice on are as of assistance to small- and medium-sized enterprises. The composition and working regulations of such sub-committees will be decided by the Council President.
5. The working regulations of the Council will be decided by its President.
6. The operation fund of the Council will be included in the fund of the Enterprise Development Department.
Article 17. Center for promotion of small-and medium-sized enterprise development
The Ministry of Planning and Investment shall set up the Center for Promotion of Small-and Medium-Sized Enterprise Development (under the Enterprise Development Department) to materialize assistance policies and programs, which shall act as the focal point to provide consultancy and to experiment technical assistance models for small- and medium-sized enterprises.
Article 18. Local state management agencies for assistance to the development of small- and medium-sized enterprises
1. Provincial-level Peoples Committees shall assist the development of small- and medium-sized enterprises in their respective localities, concretely as follows:
a/ To orientate the development of small- and medium-sized enterprises; to formulate or participate in formulating documents guiding the implementation of state regulations on assistance to the development of local small- and medium-sized enterprises; to sum up the formulated programs on assistance to small- and medium-sized enterprises; to coordinate, guide and inspect the implementation of assistance programs after they are approved.
b/ To organize dialogues between local administrations and enterprises, aiming to exchange information, remove obstacles and difficulties in business activities of small- and medium-sized enterprises; to praise and commend artisans, entrepreneurs and small- and medium-sized enterprises that have recorded outstanding achievements in business activities and have been creative in product designing or job teaching.
c/ To annually report to the Ministry of Planning and Investment on the assistance to the development of small- and medium-sized enterprises and matters to be settled for sum- up and formulation of annual reports on small- and medium-sized enterprises.
d/ To coordinate with concerned ministries, branches and organizations in assisting the development of local small- and medium-sized enterprises according to current regulations.
2. Provincial-level People's Committees shall assign their Planning and Investment Departments to act as focal point and coordinate with other Departments and branches in formulating programs and plans on development of local small- and medium-sized enterprises and submit them to the provincial-level People's Committees for approval, promulgation and implementation direction. Localities with more than 3.000 small- and medium-sized enterprises (excluding cooperatives and business households) may each set up a unit attached to their Planning and Investment Department to perform the functions and tasks of assisting the development of small- and medium-sized enterprises in localities.
Article 19. Small- and medium-sized enterprise- assisting organizations
The Government encourages associations, economic organizations, socio-political and professional organizations and social organizations to set up and consolidate organizations assisting the development of small-and medium-sized enterprises; to participate in the formulation and materialization of programs on assistance to small- and medium-sized enterprises; and to develop business development services (BDS).
1. This Decree takes effect on August 20, 2009. and replaces the Government's Decree NO.90/2001/ND-CP of November 23, 2001, on assistance to the development of small- and medium-sized enterprises.
2. To annul previous regulations which are contrary to this Decree.
Article 21. Implementation responsibilities
1. The Ministry of Planning and Investment shall coordinate other ministries, branches and provincial-level People's Committees in implementing this Decree, and report to the Prime Minister on the implementation situation and arising matters which need to be dealt with.
2. Ministers, heads of ministerial-level agencies, heads of government-attached agencies and chairmen of provincial-level People's Committees shall implement this Decree.-
|
ON BEHALF OF THE GOVERNMENT |
Tình trạng hiệu lực: Hết hiệu lực