Chương I Luật Bảo hiểm xã hội 2014: Những quy định chung
Số hiệu: | 166/QĐ-BHXH | Loại văn bản: | Quyết định |
Nơi ban hành: | Bảo hiểm xã hội Việt Nam | Người ký: | Nguyễn Thị Minh |
Ngày ban hành: | 31/01/2019 | Ngày hiệu lực: | 01/05/2019 |
Ngày công báo: | *** | Số công báo: | |
Lĩnh vực: | Bảo hiểm | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Hồ sơ hưởng chế độ thai sản đối với lao động nam
BHXH Việt Nam ban hành Quyết định 166/QĐ-BHXH quy trình giải quyết hưởng các chế độ BHXH, chi trả các chế độ BHXH, BH thất nghiệp.
Theo đó, hồ sơ hưởng chế độ thai sản đối với lao động nam hoặc chồng của lao động nữ mang thai hộ (là người đang đóng BHXH) nghỉ việc khi vợ sinh con gồm:
(1) Danh sách 01B-HSB do người sử dụng lao động lập (ban hành kèm Quyết định này);
(2) Bản sao giấy chứng sinh (GCS) hoặc bản sao giấy khai sinh hoặc trích lục khai sinh của con.
Trường hợp sinh con phải phẫu thuật hoặc sinh con dưới 32 tuần tuổi mà GCS không thể hiện thì có thêm giấy tờ của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thể hiện việc sinh con phải phẫu thuật, sinh con dưới 32 tuần tuổi.
Trường hợp con chết sau khi sinh mà chưa được cấp GCS thì thay bằng trích sao hoặc tóm tắt hồ sơ bệnh án hoặc giấy ra viện của người mẹ hoặc lao động nữ mang thai hộ thể hiện con chết.
Quyết định 166/QĐ-BHXH sẽ có hiệu lực từ ngày 01/5/2019.
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
Luật này quy định chế độ, chính sách bảo hiểm xã hội; quyền và trách nhiệm của người lao động, người sử dụng lao động; cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến bảo hiểm xã hội, tổ chức đại diện tập thể lao động, tổ chức đại diện người sử dụng lao động; cơ quan bảo hiểm xã hội; quỹ bảo hiểm xã hội; thủ tục thực hiện bảo hiểm xã hội và quản lý nhà nước về bảo hiểm xã hội.
1. Người lao động là công dân Việt Nam thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bao gồm:
a) Người làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động xác định thời hạn, hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 03 tháng đến dưới 12 tháng, kể cả hợp đồng lao động được ký kết giữa người sử dụng lao động với người đại diện theo pháp luật của người dưới 15 tuổi theo quy định của pháp luật về lao động;
b) Người làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 01 tháng đến dưới 03 tháng;
c) Cán bộ, công chức, viên chức;
d) Công nhân quốc phòng, công nhân công an, người làm công tác khác trong tổ chức cơ yếu;
đ) Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp quân đội nhân dân; sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ, sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên môn kỹ thuật công an nhân dân; người làm công tác cơ yếu hưởng lương như đối với quân nhân;
e) Hạ sĩ quan, chiến sĩ quân đội nhân dân; hạ sĩ quan, chiến sĩ công an nhân dân phục vụ có thời hạn; học viên quân đội, công an, cơ yếu đang theo học được hưởng sinh hoạt phí;
g) Người đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng quy định tại Luật người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng;
h) Người quản lý doanh nghiệp, người quản lý điều hành hợp tác xã có hưởng tiền lương;
i) Người hoạt động không chuyên trách ở xã, phường, thị trấn.
2. Người lao động là công dân nước ngoài vào làm việc tại Việt Nam có giấy phép lao động hoặc chứng chỉ hành nghề hoặc giấy phép hành nghề do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp được tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc theo quy định của Chính phủ.
3. Người sử dụng lao động tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc bao gồm cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp, đơn vị vũ trang nhân dân; tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội khác; cơ quan, tổ chức nước ngoài, tổ chức quốc tế hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam; doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh cá thể, tổ hợp tác, tổ chức khác và cá nhân có thuê mướn, sử dụng lao động theo hợp đồng lao động.
4. Người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện là công dân Việt Nam từ đủ 15 tuổi trở lên và không thuộc đối tượng quy định tại khoản 1 Điều này.
5. Cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến bảo hiểm xã hội.
Các đối tượng quy định tại các khoản 1, 2 và 4 Điều này sau đây gọi chung là người lao động.
Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Bảo hiểm xã hội là sự bảo đảm thay thế hoặc bù đắp một phần thu nhập của người lao động khi họ bị giảm hoặc mất thu nhập do ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, hết tuổi lao động hoặc chết, trên cơ sở đóng vào quỹ bảo hiểm xã hội.
2. Bảo hiểm xã hội bắt buộc là loại hình bảo hiểm xã hội do Nhà nước tổ chức mà người lao động và người sử dụng lao động phải tham gia.
3. Bảo hiểm xã hội tự nguyện là loại hình bảo hiểm xã hội do Nhà nước tổ chức mà người tham gia được lựa chọn mức đóng, phương thức đóng phù hợp với thu nhập của mình và Nhà nước có chính sách hỗ trợ tiền đóng bảo hiểm xã hội để người tham gia hưởng chế độ hưu trí và tử tuất.
4. Quỹ bảo hiểm xã hội là quỹ tài chính độc lập với ngân sách nhà nước, được hình thành từ đóng góp của người lao động, người sử dụng lao động và có sự hỗ trợ của Nhà nước.
5. Thời gian đóng bảo hiểm xã hội là thời gian được tính từ khi người lao động bắt đầu đóng bảo hiểm xã hội cho đến khi dừng đóng. Trường hợp người lao động đóng bảo hiểm xã hội không liên tục thì thời gian đóng bảo hiểm xã hội là tổng thời gian đã đóng bảo hiểm xã hội.
6. Thân nhân là con đẻ, con nuôi, vợ hoặc chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, cha vợ hoặc cha chồng, mẹ vợ hoặc mẹ chồng của người tham gia bảo hiểm xã hội hoặc thành viên khác trong gia đình mà người tham gia bảo hiểm xã hội đang có nghĩa vụ nuôi dưỡng theo quy định của pháp luật về hôn nhân và gia đình.
7. Bảo hiểm hưu trí bổ sung là chính sách bảo hiểm xã hội mang tính chất tự nguyện nhằm mục tiêu bổ sung cho chế độ hưu trí trong bảo hiểm xã hội bắt buộc, có cơ chế tạo lập quỹ từ sự đóng góp của người lao động và người sử dụng lao động dưới hình thức tài khoản tiết kiệm cá nhân, được bảo toàn và tích lũy thông qua hoạt động đầu tư theo quy định của pháp luật.
1. Bảo hiểm xã hội bắt buộc có các chế độ sau đây:
a) Ốm đau;
b) Thai sản;
c) Tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp;
d) Hưu trí;
đ) Tử tuất.
2. Bảo hiểm xã hội tự nguyện có các chế độ sau đây:
a) Hưu trí;
b) Tử tuất.
3. Bảo hiểm hưu trí bổ sung do Chính phủ quy định.
1. Mức hưởng bảo hiểm xã hội được tính trên cơ sở mức đóng, thời gian đóng bảo hiểm xã hội và có chia sẻ giữa những người tham gia bảo hiểm xã hội.
2. Mức đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc được tính trên cơ sở tiền lương tháng của người lao động. Mức đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện được tính trên cơ sở mức thu nhập tháng do người lao động lựa chọn.
3. Người lao động vừa có thời gian đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc vừa có thời gian đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện được hưởng chế độ hưu trí và chế độ tử tuất trên cơ sở thời gian đã đóng bảo hiểm xã hội. Thời gian đóng bảo hiểm xã hội đã được tính hưởng bảo hiểm xã hội một lần thì không tính vào thời gian làm cơ sở tính hưởng các chế độ bảo hiểm xã hội.
4. Quỹ bảo hiểm xã hội được quản lý tập trung, thống nhất, công khai, minh bạch; được sử dụng đúng mục đích và được hạch toán độc lập theo các quỹ thành phần, các nhóm đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định và chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định.
5. Việc thực hiện bảo hiểm xã hội phải đơn giản, dễ dàng, thuận tiện, bảo đảm kịp thời và đầy đủ quyền lợi của người tham gia bảo hiểm xã hội.
1. Khuyến khích, tạo điều kiện để cơ quan, tổ chức, cá nhân tham gia bảo hiểm xã hội.
2. Hỗ trợ người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện.
3. Bảo hộ quỹ bảo hiểm xã hội và có biện pháp bảo toàn, tăng trưởng quỹ.
4. Khuyến khích người sử dụng lao động và người lao động tham gia bảo hiểm hưu trí bổ sung.
5. Ưu tiên đầu tư phát triển công nghệ thông tin trong quản lý bảo hiểm xã hội.
1. Ban hành, tổ chức thực hiện văn bản pháp luật, chiến lược, chính sách bảo hiểm xã hội.
2. Tuyên truyền, phổ biến chính sách, pháp luật về bảo hiểm xã hội.
3. Thực hiện công tác thống kê, thông tin về bảo hiểm xã hội.
4. Tổ chức bộ máy thực hiện bảo hiểm xã hội; đào tạo, tập huấn nguồn nhân lực làm công tác bảo hiểm xã hội.
5. Quản lý về thu, chi, bảo toàn, phát triển và cân đối quỹ bảo hiểm xã hội.
6. Thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật về bảo hiểm xã hội; giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm pháp luật về bảo hiểm xã hội.
7. Hợp tác quốc tế về bảo hiểm xã hội.
1. Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về bảo hiểm xã hội.
2. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện quản lý nhà nước về bảo hiểm xã hội.
3. Bộ, cơ quan ngang bộ trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình thực hiện quản lý nhà nước về bảo hiểm xã hội.
4. Bảo hiểm xã hội Việt Nam tham gia, phối hợp với Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Tài chính, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi chung là cấp tỉnh) thực hiện quản lý về thu, chi, bảo toàn, phát triển và cân đối quỹ bảo hiểm xã hội.
5. Ủy ban nhân dân các cấp thực hiện quản lý nhà nước về bảo hiểm xã hội trong phạm vi địa phương theo phân cấp của Chính phủ.
1. Nhà nước khuyến khích đầu tư phát triển công nghệ và phương tiện kỹ thuật tiên tiến để quản lý, thực hiện bảo hiểm xã hội.
2. Đến năm 2020, hoàn thành việc xây dựng và vận hành cơ sở dữ liệu điện tử về quản lý bảo hiểm xã hội trong phạm vi cả nước.
1. Xây dựng chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển bảo hiểm xã hội.
2. Xây dựng chính sách, pháp luật về bảo hiểm xã hội; trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành hoặc ban hành theo thẩm quyền văn bản pháp luật về bảo hiểm xã hội.
3. Xây dựng và trình Chính phủ chỉ tiêu phát triển đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội.
4. Tuyên truyền, phổ biến chính sách, pháp luật về bảo hiểm xã hội.
5. Chỉ đạo, hướng dẫn tổ chức triển khai thực hiện chính sách, pháp luật về bảo hiểm xã hội.
6. Thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm pháp luật, giải quyết khiếu nại, tố cáo về bảo hiểm xã hội, trừ quy định tại khoản 2 Điều 11 của Luật này.
7. Trình Chính phủ quyết định biện pháp xử lý trong trường hợp cần thiết để bảo vệ quyền, lợi ích chính đáng về bảo hiểm xã hội của người lao động.
8. Thực hiện công tác thống kê, thông tin về bảo hiểm xã hội.
9. Tổ chức tập huấn, đào tạo về bảo hiểm xã hội.
10. Tổ chức nghiên cứu khoa học và hợp tác quốc tế về bảo hiểm xã hội.
11. Hằng năm, báo cáo Chính phủ về tình hình thực hiện bảo hiểm xã hội.
1. Xây dựng và trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành hoặc ban hành theo thẩm quyền cơ chế quản lý tài chính về bảo hiểm xã hội; chi phí quản lý bảo hiểm xã hội.
2. Thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm pháp luật và giải quyết khiếu nại, tố cáo việc thực hiện quản lý tài chính về bảo hiểm xã hội.
3. Hằng năm, gửi báo cáo về tình hình quản lý và sử dụng các quỹ bảo hiểm xã hội cho Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội để tổng hợp và báo cáo Chính phủ.
1. Chỉ đạo, tổ chức thực hiện chính sách, pháp luật về bảo hiểm xã hội.
2. Xây dựng chỉ tiêu phát triển đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội trong kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội hằng năm trình Hội đồng nhân dân cùng cấp quyết định.
3. Tuyên truyền, phổ biến chính sách, pháp luật về bảo hiểm xã hội.
4. Thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm pháp luật và giải quyết khiếu nại, tố cáo về bảo hiểm xã hội.
5. Kiến nghị với cơ quan nhà nước có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung chính sách, pháp luật về bảo hiểm xã hội.
1. Thanh tra lao động - thương binh và xã hội thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành về việc thực hiện chính sách, pháp luật về bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật về thanh tra.
2. Thanh tra tài chính thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành về quản lý tài chính bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật về thanh tra.
3. Cơ quan bảo hiểm xã hội thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành về đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp và bảo hiểm y tế theo quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan.
4. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.
1. Tổ chức công đoàn có các quyền sau đây:
a) Bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động tham gia bảo hiểm xã hội;
b) Yêu cầu người sử dụng lao động, cơ quan bảo hiểm xã hội cung cấp thông tin về bảo hiểm xã hội của người lao động;
c) Giám sát và kiến nghị với cơ quan có thẩm quyền xử lý vi phạm pháp luật về bảo hiểm xã hội;
d) Khởi kiện ra Tòa án đối với hành vi vi phạm pháp luật về bảo hiểm xã hội gây ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động, tập thể người lao động theo quy định tại khoản 8 Điều 10 của Luật công đoàn.
2. Tổ chức công đoàn có các trách nhiệm sau đây:
a) Tuyên truyền, phổ biến chính sách, pháp luật về bảo hiểm xã hội cho người lao động;
b) Tham gia thanh tra, kiểm tra việc thi hành pháp luật về bảo hiểm xã hội;
c) Kiến nghị, tham gia xây dựng, sửa đổi, bổ sung chính sách, pháp luật về bảo hiểm xã hội.
3. Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên của Mặt trận trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ của mình có trách nhiệm tuyên truyền, vận động nhân dân, đoàn viên, hội viên thực hiện chính sách, pháp luật về bảo hiểm xã hội, chủ động tham gia các loại hình bảo hiểm xã hội phù hợp với bản thân và gia đình; tham gia bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của đoàn viên, hội viên; phản biện xã hội, tham gia với cơ quan nhà nước trong việc xây dựng chính sách, pháp luật về bảo hiểm xã hội; giám sát việc thực hiện chính sách, pháp luật về bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật.
1. Tổ chức đại diện người sử dụng lao động có các quyền sau đây:
a) Bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người sử dụng lao động tham gia bảo hiểm xã hội;
b) Kiến nghị với cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý vi phạm pháp luật về bảo hiểm xã hội.
2. Tổ chức đại diện người sử dụng lao động có các trách nhiệm sau đây:
a) Tuyên truyền, phổ biến chính sách, pháp luật về bảo hiểm xã hội cho người sử dụng lao động;
b) Tham gia kiểm tra, giám sát việc thi hành pháp luật về bảo hiểm xã hội;
c) Kiến nghị, tham gia xây dựng, sửa đổi, bổ sung chính sách, pháp luật về bảo hiểm xã hội.
1. Hằng năm, Chính phủ báo cáo Quốc hội về tình hình thực hiện chính sách, chế độ bảo hiểm xã hội, quản lý và sử dụng quỹ bảo hiểm xã hội.
2. Định kỳ ba năm, Kiểm toán nhà nước thực hiện kiểm toán quỹ bảo hiểm xã hội và báo cáo kết quả với Quốc hội. Theo yêu cầu của Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội và Chính phủ, quỹ bảo hiểm xã hội được kiểm toán đột xuất.
1. Trốn đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp.
2. Chậm đóng tiền bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp.
3. Chiếm dụng tiền đóng, hưởng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp.
4. Gian lận, giả mạo hồ sơ trong việc thực hiện bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp.
5. Sử dụng quỹ bảo hiểm xã hội, quỹ bảo hiểm thất nghiệp không đúng pháp luật.
6. Cản trở, gây khó khăn hoặc làm thiệt hại đến quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động, người sử dụng lao động.
7. Truy cập, khai thác trái pháp luật cơ sở dữ liệu về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp.
8. Báo cáo sai sự thật; cung cấp thông tin, số liệu không chính xác về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp.
GENERAL PROVISIONS
Article 1. Scope of regulation
This Law provides for social insurance benefits and policies; the rights and responsibilities of employees and employers; agencies, organizations and individuals involved in social insurance, representative organizations of employee collectives and employers’ representative organizations; social insurance agencies; social insurance funds; and procedures for social insurance implementation, and state management of social insurance.
Article 2. Subjects of application
1. Employees being Vietnamese citizens shall be covered by compulsory social insurance, including:
a/ Persons working under indefinite-term labor contracts, definite-term labor contracts, seasonal labor contracts or contracts for given jobs with a term of between full 3 months and under 12 months, including also labor contracts signed between employers and at-law representatives of persons aged under 15 years in accordance with the labor law;
b/ Persons working under labor contracts with a term of between full 1 month and under 3 months;
c/ Cadres, civil servants and public employees;
d/ Defense workers, public security workers and persons doing other jobs in cipher organizations;
dd/ Officers and professional army men of the people's army; officers and professional non-commissioned officers and officers and technical non- commissioned officers of the people's public security; and persons engaged in cipher work and enjoying salaries like army men;
e/ Non-commissioned officers and soldiers of the people’s army; non- commissioned officers and soldiers on definite-term service in the people’s public security; army, public security and cipher cadets who are entitled to cost- of-living allowance;
g/ Vietnamese guest workers defined in the Law on Vietnamese Guest Workers;
h/ Salaried managers of enterprises and cooperatives;
i/ Part-time staffs in communes, wards and townships.
2. Employees who are foreign citizens working in Vietnam with work permits or practice certificates or practice licences granted by competent Vietnamese agencies shall be covered by compulsory social insurance under the Government’s regulations.
3. Employers covered by compulsory social insurance include state agencies, non-business units and people's armed forces units; political organizations, socio-political organizations, socio-politico-professional organizations, socio-professional organizations and other social organizations; foreign agencies and organizations, and international organizations operating in the Vietnamese territory; enterprises, cooperatives, individual business households, cooperative groups, and other organizations and individuals that hire or employ employees under labor contracts.
4. Persons covered by voluntary social insurance are Vietnamese citizens aged full 15 years or older and not defined in Clause 1 of this Article.
5. Agencies, organizations and individuals involved in social insurance.
The subjects defined in Clauses 1, 2 and 4 of this Article are below collectively referred to as employees.
Article 3. Interpretation of terms
In this Law, the terms below are construed as follows:
1. Social insurance means the guarantee to fully or partially offset an employee’s income that is reduced or lost due to his/her sickness, maternity, occupational accident, occupational disease, retirement or death, on the basis of his/her contributions to the social insurance fund.
2. Compulsory social insurance means a form of social insurance organized by the State in which employees and employers are required to participate.
3. Voluntary social insurance means a form of social insurance organized by the State in which a participant may select a premium rate and a method of premium payment suitable to his/her income and the State supports his/her payment of social insurance premiums for him/her to enjoy retirement and survivorship allowance benefits.
4. Social insurance fund is a financial fund which is independent from the state budget and set up by contributions from employees and employers and with the State's support.
5. Period of social insurance premium payment means a period counted from the time an employee starts paying social insurance premiums to the time he/she stops such payment. In case an employee pays social insurance premiums in interrupted periods, his/her period of social insurance premium payment is the total of such periods.
6. Relative means an insured’s natural child, adopted child, spouse, natural father, natural mother, adoptive father, adoptive mother, father-in-law or mother- in-law, or another family member whom the insured is obliged to nurture in accordance with the law on marriage and family.
7. Supplementary retirement scheme is a voluntary social insurance policy aiming to supplement the retirement benefits under compulsory social insurance, which is formed by contributions from employees and employers in the form of personal savings accounts, and preserved and accumulated through investment activities in accordance with law.
Article 4. Social insurance benefits
1. Compulsory social insurance covers the following benefits:
a/ Sickness;
b/ Maternity;
c/ Occupational accident and occupational disease;
d/ Retirement;
dd/ Survivorship allowance.
2. Voluntary social insurance covers the following benefits:
a/ Retirement;
b/ Survivorship allowance.
3. The supplementary retirement scheme shall be stipulated by the Government.
Article 5. Social insurance principles
1. Levels of social insurance allowances shall be calculated based on the social insurance premium rate, the premium payment period and the sharing among the insured.
2. The compulsory social insurance premium rate shall be calculated based on an employee’s monthly salary. The voluntary social insurance premium rate shall be calculated based on the monthly income selected by employees.
3. Employees who pay both compulsory and voluntary social insurance premiums are entitled to the retirement benefits and survivorship allowance benefits based on their period of social insurance premium payment. The period of social insurance premium payment already calculated for enjoying a lump-sum social insurance allowance shall not be included in the period used to calculate social insurance benefits.
4. The social insurance fund shall be managed in a centralized, uniform, public and transparent manner; used for proper purposes and independently accounted by component funds and groups of the insured subject to the state- prescribed salary benefits and the employer-decided salary benefits.
5. Social insurance shall be implemented in a simple, easy and convenient manner, promptly and fully ensuring the interests of the insured.
Article 6. State policies on social insurance
1. To encourage and create conditions for agencies, organizations and individuals to participate in social insurance.
2. To provide support for voluntary social insurance participants.
3. To protect the social insurance fund and take measures to preserve and develop the fund.
4. To encourage employers and employees to participate in the supplementary retirement scheme.
5. To prioritize investment in the development of information technology for social insurance management.
Article 7. Contents of state management of social insurance
1. To promulgate, and organize the implementation of, legal documents, strategies and policies on social insurance.
2. To propagate and disseminate policies and law on social insurance.
3. To perform statistical and information work on social insurance.
4. To organize the apparatus for social insurance implementation; to train human resources for social insurance work.
5. To manage the collection, payment, preservation, development and balancing of the social insurance fund.
6. To inspect and examine the observance of the law on social insurance; to settle complaints and denunciations and handle violations of the law on social insurance.
7. To carry out international cooperation on social insurance.
Article 8. State management agencies in charge of social insurance
1. The Government shall perform the unified state management of social insurance.
2. The Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs shall take responsibility before the Government for performing the state management of social insurance.
3. Ministries and ministerial-level agencies shall, within the ambit of their tasks and powers, perform the state management of social insurance.
4. Vietnam Social Security shall participate and coordinate with the Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs, the Ministry of Finance and People’s Committees of provinces and centrally run cities (below referred to as provincial-level People’s Committees) in managing the collection, payment, preservation, development and balancing of the social insurance fund.
5. People’s Committees at all levels shall perform the state management of social insurance within their localities as decentralized by the Government.
Article 9. Modernization of social insurance management
1. The State shall encourage investment in the development of advanced technologies and technical equipment for social insurance management and implementation.
2. By 2020, the national e-database on social insurance management shall be completely built and put into operation.
Article 10. Social insurance-related responsibilities of the Minister of
Labor, Invalids, and Social Affairs
1. To formulate strategies, master plans and plans on social insurance development.
2. To formulate policies and law on social insurance; to submit to competent state agencies for promulgation or promulgate within his/her competence legal documents on social insurance.
3. To develop and submit to the Government development targets for social insurance participants.
4. To propagate and disseminate policies and law on social insurance.
5. To direct, guide, and organize the implementation of, policies and law on social insurance.
6. To inspect, examine, handle violations and settle complaints and denunciations about social insurance, except those specified in Clause 2, Article 11 of this Law.
7. To submit to the Government for decision handling measures in cases of necessity to protect employees’ legitimate rights and interests related to social insurance.
8. To perform statistical and information work on social insurance.
9. To organize training in social insurance.
10. To organize scientific research and international cooperation on social insurance.
11. To annually report on the implementation of social insurance to the Government.
Article 11. Social insurance-related responsibilities of the Minister of Finance
1. To formulate and submit to competent state agencies for promulgation or promulgate within his/her competence financial management mechanisms for social insurance and expenses for social insurance management.
2. To inspect, examine, handle violations, and settle complaints and denunciations about financial management of social insurance.
3. To send annual reports on the management and use of social insurance funds to the Minister of Labor, War Invalids and Social Affairs for summarization and reporting to the Government.
Article 12. Social insurance-related responsibilities of People’s Committees at all levels
1. To direct and organize the implementation of policies and law on social insurance.
2. To set development targets for social insurance participants for inclusion in annual socio-economic development plans and submit them to same- level People’s Councils for decision.
3. To propagate and disseminate policies and law on social insurance.
4. To inspect, examine, handle violations, and settle complaints and denunciations about social insurance.
5. To propose to competent state agencies amendments and supplements to policies and law on social insurance.
Article 13. Social insurance inspection
1. The labor, war invalid and social affairs inspectorate shall perform the function of specialized inspection of the implementation of policies and law on social insurance in accordance with the inspection law.
2. The finance inspectorate shall perform the function of specialized inspection of financial management of social insurance in accordance with the inspection law.
3. Social insurance agencies shall perform the function of specialized inspection of the payment of social insurance, unemployment insurance and health insurance premiums in accordance with this Law and other relevant laws.
4. The Government shall detail this Article.
Article 14. Rights and responsibilities of trade union organizations and the Vietnam Fatherland Front and its member organizations
1. Trade union organizations have the following rights:
a/ To protect the lawful and legitimate rights and interests of insured employees;
b/ To request employers and social insurance agencies to provide information on employees’ social insurance;
c/ To supervise the implementation, and propose competent agencies to handle violations, of the law on social insurance;
d/ To initiate lawsuits at a court against violations of the law on social insurance which affect the lawful rights and interests of employees and employee collectives under Clause 8, Article 10 of the Trade Union Law.
2. Trade union organizations have the following responsibilities:
a/ To propagate and disseminate policies and law on social insurance to employees;
b/ To participate in inspecting and examining the implementation of the law on social insurance;
c/ To propose and participate in the elaboration, revision and supplementation of policies and law on social insurance.
3. The Vietnam Fatherland Front and its member organizations shall, within the ambit of their functions and tasks, conduct public information work and mobilize their members and people to implement policies and law on social insurance and proactively participate in social insurance in forms suitable to them and their families; participate in the protection of the lawful and legitimate rights and interests of their members; provide social counter-arguments for and join state agencies in the formulation of policies and law on social insurance; and supervise the implementation of policies and law on social insurance in accordance with law.
Article 15. Rights and responsibilities of employers’ representative organizations
1. Employers’ representative organizations have the following rights:
a/ To protect the lawful rights and interests of the insured employers;
b/ To propose competent state agencies to handle violations of the law on social insurance.
2. Employers’ representative organizations have the following responsibilities:
a/ To propagate and disseminate policies and law on social insurance to employers;
b/ To participate in examining and supervising the implementation of the law on social insurance;
c/ To propose and participate in the formulation, revision and supplementation of policies and law on social insurance.
Article 16. Reporting and audit benefits
1. Annually, the Government shall report to the National Assembly on the implementation of policies and law on social insurance, and the management and use of the social insurance fund.
2. Once every three years, the State Audit Office shall audit the social insurance fund and report on audit results to the National Assembly. At the request of the National Assembly, the National Assembly Standing Committee or the Government, the social insurance fund shall be audited unexpectedly.
1. Shirking the payment of compulsory social insurance or unemployment insurance premiums.
2. Delaying the payment of social insurance or unemployment insurance premiums.
3. Appropriating social insurance or unemployment insurance premiums or allowances.
4. Falsifying or forging dossiers in the implementation of social insurance or unemployment insurance.
5. Illegally using the social insurance fund or unemployment insurance fund.
6. Causing obstacles or troubles to, or harming the lawful and legitimate rights and interests of, employees or employers.
7. Illegally accessing or exploiting the database on social insurance or unemployment insurance.
8. Making untruthful reports or providing inaccurate information or data on social insurance or unemployment insurance.
Văn bản liên quan
Cập nhật
Mục 3. CHẾ ĐỘ TAI NẠN LAO ĐỘNG, BỆNH NGHỀ NGHIỆP
Điều 84. Sử dụng quỹ bảo hiểm xã hội
Điều 86. Mức đóng và phương thức đóng của người sử dụng lao động
Điều 104. Hồ sơ hưởng chế độ tai nạn lao động
Điều 105. Hồ sơ hưởng chế độ bệnh nghề nghiệp
Điều 106. Giải quyết hưởng chế độ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp
Điều 116. Giải quyết hưởng chế độ bảo hiểm xã hội chậm so với thời hạn quy định
Mục 3. THỜI GIỜ LÀM VIỆC, THỜI GIỜ NGHỈ NGƠI ĐỐI VỚI NGƯỜI LÀM CÔNG VIỆC CÓ TÍNH CHẤT ĐẶC BIỆT
Điều 74. Mức lương hưu hằng tháng
Điều 76. Thời điểm hưởng lương hưu
Điều 77. Bảo hiểm xã hội một lần
Điều 79. Mức bình quân thu nhập tháng đóng bảo hiểm xã hội
Điều 87. Mức đóng và phương thức đóng của người lao động tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện
Điều 35. Chế độ thai sản của lao động nữ mang thai hộ và người mẹ nhờ mang thai hộ
Điều 56. Mức lương hưu hằng tháng
Điều 60. Bảo hiểm xã hội một lần
Điều 62. Mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội để tính lương hưu, trợ cấp một lần
Điều 63. Điều chỉnh tiền lương đã đóng bảo hiểm xã hội
Điều 88. Tạm dừng đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc
Điều 114. Ngày nghỉ hằng năm tăng thêm theo thâm niên làm việc
Điều 25. Điều kiện hưởng chế độ ốm đau
Điều 26. Thời gian hưởng chế độ ốm đau
Điều 27. Thời gian hưởng chế độ khi con ốm đau
Điều 28. Mức hưởng chế độ ốm đau
Điều 29. Dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau khi ốm đau
Điều 31. Điều kiện hưởng chế độ thai sản
Điều 34. Thời gian hưởng chế độ khi sinh con
Điều 36. Thời gian hưởng chế độ khi nhận nuôi con nuôi
Điều 39. Mức hưởng chế độ thai sản
Điều 41. Dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau thai sản
Điều 59. Thời điểm hưởng lương hưu
Điều 64. Tạm dừng, hưởng tiếp lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội hằng tháng
Điều 67. Các trường hợp hưởng trợ cấp tuất hằng tháng