- Hành chính
- Thuế - Phí - Lệ Phí
- Thương mại - Đầu tư
- Bất động sản
- Bảo hiểm
- Cán bộ - công chức - viên chức
- Lao động - Tiền lương
- Dân sự
- Hình sự
- Giao thông - Vận tải
- Lĩnh vực khác
- Biểu mẫu
-
Án lệ
-
Chủ đề nổi bật
- Cư trú (229)
- Biển số xe (214)
- Căn cước công dân (155)
- Mã số thuế (146)
- Hộ chiếu (133)
- Thuế thu nhập cá nhân (115)
- Nghĩa vụ quân sự (104)
- Doanh nghiệp (98)
- Thai sản (97)
- Quyền sử dụng đất (95)
- Khai sinh (91)
- Bảo hiểm xã hội (87)
- Kết hôn (87)
- Ly hôn (80)
- Tạm trú (79)
- Tiền lương (78)
- Hợp đồng (76)
- Hưu trí (74)
- Lương hưu (60)
- Bảo hiểm thất nghiệp (59)
- Thuế (45)
- Lao động (45)
- Thuế giá trị gia tăng (44)
- Sổ đỏ (43)
- Thừa kế (42)
- Hình sự (41)
- Đất đai (41)
- Chung cư (40)
- Thuế đất (40)
- Thuế môn bài (39)
- Thuế thu nhập doanh nghiệp (38)
- Nghĩa vụ công an (37)
- Tra cứu mã số thuế (37)
- Thi bằng lái xe (37)
- Bằng lái xe (36)
- Chuyển đổi sử dụng đất (36)
- Đăng ký mã số thuế (35)
- Pháp luật (33)
- Di chúc (32)
- Hành chính (31)
- Nhà ở (30)
- Lương cơ bản (30)
- Bảo hiểm y tế (30)
- Bộ máy nhà nước (30)
- Dân sự (26)
- Trách nhiệm hình sự (26)
- Hóa đơn (24)
- Bảo hiểm (22)
- Xây dựng (21)
- Quyết toán thuế TNCN (21)
- Thương mại (19)
- Xử phạt hành chính (19)
- Đóng thuế TNCN (17)
- Hàng hóa (17)
- Nộp thuế (17)
- Xác nhận độc thân (17)
- Trợ cấp - phụ cấp (17)
- Hợp đồng lao động (17)
- Vốn (16)
- Giáo dục (16)
Triệt sản là gì? Người lao động có được hưởng bảo hiểm y tế khi thực hiện biện pháp triệt sản không?
1. Triệt sản là gì?
Triệt sản (hay còn gọi là đình sản) là một thuật ngữ về một trong các phương pháp tránh thai hiệu quả với kỹ thuật tương đối đơn giản. Triệt sản chỉ thực hiện một lần nhưng có tác dụng tránh thai vĩnh viễn. Vì vậy khi nam giới hoặc nữ giới không còn nhu cầu sinh thêm con thì các cơ sở y tế sẽ tư vấn sử dụng phương pháp triệt sản để đảm bảo kế hoạch hóa gia đình.
Hiện nay biện pháp triệt sản đang được các cơ sở y tế áp dụng là thắt hoặc cắt ống dẫn trứng đối với nữ và thắt hoặc cắt ống dẫn tinh đối với nam.
Đối với thắt hoặc cắt ống dẫn trứng ở nữ, bác sĩ sẽ thực hiện phẫu thuật để làm gián đoạn ống dẫn trứng, ngăn không cho tinh trùng gặp noãn để thực hiện việc thụ tinh. Về bản chất quá trình rụng trứng vẫn diễn ra và không ảnh hưởng đến sức khỏe, kinh nguyệt, tính cách hay sinh hoạt của người nữ.
Đối với thắt hoặc cắt ống dẫn tinh ở nam, bác sĩ sẽ rạch và cắt đôi sau đó thắt nút ống dẫn tinh. Tinh trùng vẫn được sản xuất ở tinh hoàn, bị tắc khi đi đến chỗ cắt trên ống dẫn tinh sẽ tự tiêu đi. Việc làm này không ảnh hưởng đến hormone của nam nên hoàn toàn không có tác dụng phụ, không gây ảnh hưởng đến sức khỏe, cơ thể hay cảm giác của người nam.
Sau khi tiến hành kỹ thuật triệt sản, nếu muốn sinh con tiếp thì nam giới có thể nối lại ống dẫn tinh và tiếp tục sinh con bình thường. Tuy nhiên với nữ giới thì việc nối lại ống dẫn trứng sẽ phức tạp hơn và tỷ lệ có con tự nhiên là không cao. Vì vậy, những trường hợp đã triệt sản nhưng vẫn muốn có con sẽ được tư vấn thực hiện các biện pháp hỗ trợ sinh sản như thụ tinh trong ống nghiệm IVF.
2. Những chế độ hỗ trợ đối với người triệt sản là gì?
Theo quy định của Luật Bảo hiểm xã hội 2014, người lao động tham gia bảo hiểm xã hội thực hiện biện pháp triệt sản sẽ được hưởng chế độ như sau:
2.1. Thời gian nghỉ hưởng chế độ
Tại điểm b khoản 1 điều 37 Luật Bảo hiểm xã hội quy định, người lao động (bao gồm cả lao động nam và lao động nữ) thực hiện biện pháp triệt sản được hưởng chế độ thai sản theo chỉ định của cơ sở y tế có thẩm quyền.
Thời gian nghỉ việc hưởng chế độ tối đa là 15 ngày.
Thời gian nghỉ việc hưởng chế độ theo quy định có bao gồm cả ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hàng tuần.
2.2. Mức trợ cấp khi nghỉ hưởng chế độ
Căn cứ điểm a, điểm c khoản 1 điều 39 Luật bảo hiểm xã hội, mức trợ cấp đối với người lao động (bao gồm cả lao động nam và lao động nữ) khi thực hiện biện pháp triệt sản sẽ là 100% bình quân tiền lương đóng bảo hiểm xã hội của 06 tháng liền kề trước khi nghỉ việc để triệt sản.
Nghĩa là, khi thực hiện biện pháp triệt sản, người lao động sẽ được nghỉ việc tối đa 15 ngày với mức hưởng một ngày bằng mức hưởng tháng chia cho 30 ngày. Trong đó, mức hưởng tháng bằng 100% mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của 06 tháng trước khi nghỉ việc thực hiện biện pháp triệt sản.
Ví dụ, lao động nữ thực hiện việc triệt sản và được nghỉ 9 ngày theo chỉ định của bác sĩ. Vậy mức hưởng sẽ tính như sau:
Mức hưởng 9 ngày = (Mức bình quân tiền lương đóng BHXH 06 tháng trước khi triệt sản : 30 ngày) x 9 ngày
3. Người lao động có được hưởng bảo hiểm y tế không khi thực hiện biện pháp triệt sản không?
Bên cạnh đó, tại Điều 23 Luật Bảo hiểm y tế 2008, được sửa đổi bởi khoản 16 Điều 1 Luật Bảo hiểm y tế sửa đổi 2014 quy định:
“Các trường hợp không được hưởng bảo hiểm y tế
1. Chi phí trong trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 21 Luật Bảo hiểm y tế 2008 đã được ngân sách nhà nước chi trả.
2. Điều dưỡng, an dưỡng tại cơ sở điều dưỡng, an dưỡng.
3. Khám sức khỏe.
4. Xét nghiệm, chẩn đoán thai không nhằm mục đích điều trị.
5. Sử dụng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản, dịch vụ kế hoạch hóa gia đình, nạo hút thai, phá thai, trừ trường hợp phải đình chỉ thai nghén do nguyên nhân bệnh lý của thai nhi hay của sản phụ.
6. Sử dụng dịch vụ thẩm mỹ.
7. Điều trị lác, cận thị và tật khúc xạ của mắt, trừ trường hợp trẻ em dưới 6 tuổi.
8. Sử dụng vật tư y tế thay thế bao gồm chân tay giả, mắt giả, răng giả, kính mắt, máy trợ thính, phương tiện trợ giúp vận động trong khám bệnh, chữa bệnh và phục hồi chức năng.
9. Khám bệnh, chữa bệnh, phục hồi chức năng trong trường hợp thảm họa.
11. Khám bệnh, chữa bệnh nghiện ma túy, nghiện rượu hoặc chất gây nghiện khác.
13. Giám định y khoa, giám định pháp y, giám định pháp y tâm thần.
14. Tham gia thử nghiệm lâm sàng, nghiên cứu khoa học.”
Theo đó, thực hiện biện pháp triệt sản được xem là sử dụng dịch vụ kế hoạch hóa gia đình - thuộc một trong những trường hợp không được hưởng bảo hiểm y tế.
Như vậy, người lao động thực hiện biện pháp triệt sản sẽ không được hưởng bảo hiểm y tế.
4. Quy định về hưởng chế độ triệt sản
4.1. Quy định về hồ sơ
Theo Điều 4 Quyết định 166/QĐ-BHXH về Quy trình giải quyết hưởng chế độ bảo hiểm xã hội, chi trả chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp thì hồ sơ để người lao động được hưởng chế độ triệt sản bao gồm:
Trường hợp điều trị nội trú:
+ Giấy ra viện (Bản sao)
+ Giấy chuyển tuyến hoặc Giấy chuyển viện (bản sao) trong trường hợp chuyển tuyến khám chữa bệnh
Trường hợp điều trị ngoại trú:
+ Giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội
+ Hoặc Giấy ra viện (bản sao) có chỉ định của bác sĩ điều trị cho nghỉ thêm sau thời gian điều trị nội trú
4.2. Quy định về thủ tục
Căn cứ Điều 102 Luật bảo hiểm xã hội về giải quyết hưởng chế độ ốm đau, thai sản thì quy định về thủ tục như sau
+ Đối với người lao động: nộp hồ sơ hưởng chế độ cho người sử dụng lao động trong vòng 45 ngày kể từ ngày người lao động trở lại làm việc
+ Đối với người sử dụng lao động: lập danh sách và gửi hồ sơ hưởng chế độ đến cơ quan bảo hiểm xã hội nơi đơn vị đóng bảo hiểm xã hội trong thời hạn 10 ngày kể từ khi nhận được đầy đủ hồ sơ của người lao động. Nếu người lao động nhận chế độ thông qua người sử dụng lao động thì người sử dụng lao động có trách nhiệm thanh toán cho người lao động trong thời hạn 03 ngày kể từ khi nhận được tiền từ cơ quan bảo hiểm xã hội
+ Đối với cơ quản bảo hiểm: tiếp nhận hồ sơ hưởng chế độ thai sản và giải quyết chi trả cho người lao động trong vòng 10 ngày kể từ khi nhận được đủ hồ sơ theo quy định từ người sử dụng lao động. Trường hợp không giải quyết phải nêu rõ lý do bằng văn bản trả lời.
5. Sinh mổ kết hợp triệt sản có được hưởng thêm chế độ không?
Một số lao động nữ có dự kiến sinh con bằng phương pháp mổ đẻ và không có ý định sinh tiếp thì cơ sở y tế thường tư vấn kết hợp thực hiện sinh mổ và phẫu thuật triệt sản cùng lúc.
Vậy lao động nữ đó có được hưởng chế độ nghỉ việc khi thực hiện biện pháp triệt sản sau khi đã hưởng chế độ nghỉ việc 06 tháng do sinh mổ hay không?
Trên thực tế, nếu người lao động nữ đó đủ điều kiện để hưởng chế độ thai sản theo quy định của Luật bảo hiểm xã hội thì thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản và thời gian nghỉ việc hưởng chế độ khi thực hiện biện pháp triệt sản sẽ trùng nhau.
Nhà nước hiện nay chưa có quy định về việc sau khi nghỉ hết thời gian hưởng chế độ thai sản thì được tiếp tục nghỉ việc hưởng chế độ khi thực hiện biện pháp triệt sản. Do đó, không có căn cứ để giải quyết nghỉ thêm cho trường hợp này.
6. Đối tượng nào được tham gia bảo hiểm y tế?
Đối tượng được tham gia bảo hiểm y tế căn cứ Điều 12 Luật Bảo hiểm y tế 2008, được sửa đổi bởi khoản 6 Điều 1 Luật Bảo hiểm y tế sửa đổi 2014 cụ thể:
(1) Nhóm do người lao động và người sử dụng lao động đóng, bao gồm:
a) Người lao động làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 3 tháng trở lên; người lao động là người quản lý doanh nghiệp hưởng tiền lương; cán bộ, công chức, viên chức (sau đây gọi chung là người lao động);
b) Người hoạt động không chuyên trách ở xã, phường, thị trấn theo quy định của pháp luật.
(2) Nhóm do tổ chức bảo hiểm xã hội đóng, bao gồm:
a) Người hưởng lương hưu, trợ cấp mất sức lao động hằng tháng;
b) Người đang hưởng trợ cấp bảo hiểm xã hội hằng tháng do bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hoặc mắc bệnh thuộc danh mục bệnh cần chữa trị dài ngày; người từ đủ 80 tuổi trở lên đang hưởng trợ cấp tuất hằng tháng;
c) Cán bộ xã, phường, thị trấn đã nghỉ việc đang hưởng trợ cấp bảo hiểm xã hội hằng tháng;
d) Người đang hưởng trợ cấp thất nghiệp.
(3) Nhóm do ngân sách nhà nước đóng, bao gồm:
a) Sỹ quan, quân nhân chuyên nghiệp, hạ sỹ quan, binh sỹ quân đội đang tại ngũ; sỹ quan, hạ sỹ quan nghiệp vụ và sỹ quan, hạ sỹ quan chuyên môn, kỹ thuật đang công tác trong lực lượng công an nhân dân, học viên công an nhân dân, hạ sỹ quan, chiến sỹ phục vụ có thời hạn trong công an nhân dân; người làm công tác cơ yếu hưởng lương như đối với quân nhân; học viên cơ yếu được hưởng chế độ, chính sách theo chế độ, chính sách đối với học viên ở các trường quân đội, công an;
b) Cán bộ xã, phường, thị trấn đã nghỉ việc đang hưởng trợ cấp hằng tháng từ ngân sách nhà nước;
c) Người đã thôi hưởng trợ cấp mất sức lao động đang hưởng trợ cấp hằng tháng từ ngân sách nhà nước;
d) Người có công với cách mạng, cựu chiến binh;
đ) Đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp đương nhiệm;
e) Trẻ em dưới 6 tuổi;
g) Người thuộc diện hưởng trợ cấp bảo trợ xã hội hằng tháng;
h) Người thuộc hộ gia đình nghèo; người dân tộc thiểu số đang sinh sống tại vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn; người đang sinh sống tại vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn; người đang sinh sống tại xã đảo, huyện đảo;
i) Thân nhân của người có công với cách mạng là cha đẻ, mẹ đẻ, vợ hoặc chồng, con của liệt sỹ; người có công nuôi dưỡng liệt sỹ;
k) Thân nhân của người có công với cách mạng, trừ các đối tượng quy định tại điểm i khoản này;
l) Thân nhân của các đối tượng quy định tại điểm a khoản 3 Điều này;
m) Người đã hiến bộ phận cơ thể người theo quy định của pháp luật;
n) Người nước ngoài đang học tập tại Việt Nam được cấp học bổng từ ngân sách của Nhà nước Việt Nam.
(4) Nhóm được ngân sách nhà nước hỗ trợ mức đóng, bao gồm:
a) Người thuộc hộ gia đình cận nghèo;
b) Học sinh, sinh viên.
(5) Nhóm tham gia bảo hiểm y tế theo hộ gia đình gồm những người thuộc hộ gia đình, trừ đối tượng quy định tại các khoản 1, 2, 3 và 4 Điều này.
(6) Chính phủ quy định các đối tượng khác ngoài các đối tượng quy định tại các khoản 3, 4 và 5 Điều này; quy định việc cấp thẻ bảo hiểm y tế đối với đối tượng do Bộ Quốc phòng, Bộ Công an quản lý và đối tượng quy định tại điểm 1 khoản 3 Điều này; quy định lộ trình thực hiện bảo hiểm y tế, phạm vi quyền lợi, mức hưởng bảo hiểm y tế, khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế, quản lý, sử dụng phần kinh phí dành cho khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế, giám định bảo hiểm y tế, thanh toán, quyết toán bảo hiểm y tế đối với các đối tượng quy định tại điểm a khoản 3 Điều này.
7. Nhà nước có chính sách gì về bảo hiểm y tế?
Chính sách của Nhà nước về bảo hiểm y tế tại Điều 4 Luật Bảo hiểm y tế 2008, điểm b khoản 4 Điều 2 Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp sửa đổi 2013 như sau:
- Nhà nước đóng hoặc hỗ trợ tiền đóng bảo hiểm y tế cho người có công với cách mạng và một số nhóm đối tượng xã hội.
- Nhà nước tạo điều kiện để tổ chức, cá nhân tham gia bảo hiểm y tế hoặc đóng bảo hiểm y tế cho các nhóm đối tượng.
- Nhà nước khuyến khích đầu tư phát triển công nghệ và phương tiện kỹ thuật tiên tiến trong quản lý bảo hiểm y tế.
Xem thêm các bài viết liên quan:
08 chính sách BHXH, lao động - tiền lương mới nhất
Mức đóng BHXH bắt buộc, BHTN, BHYT năm 2024
Có được hưởng bảo hiểm y tế khi đi khám sức khỏe xin việc không?