Nghị định 99/2007/NĐ-CP về việc quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình
Số hiệu: | 99/2007/NĐ-CP | Loại văn bản: | Nghị định |
Nơi ban hành: | Chính phủ | Người ký: | Nguyễn Tấn Dũng |
Ngày ban hành: | 13/06/2007 | Ngày hiệu lực: | 21/07/2007 |
Ngày công báo: | 06/07/2007 | Số công báo: | Từ số 438 đến số 439 |
Lĩnh vực: | Xây dựng - Đô thị | Tình trạng: | Không còn phù hợp |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
CHÍNH PHỦ |
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 99/2007/NĐ-CP |
Hà Nội, ngày 13 tháng 6 năm 2007 |
VỀ QUẢN LÝ CHI PHÍ ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH
CHÍNH PHỦ
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;
Căn cứ Luật Xây dựng ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Xây dựng,
NGHỊ ĐỊNH:
Nghị định này áp dụng đối với các tổ chức, cá nhân liên quan đến việc quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình sử dụng vốn nhà nước.
Khuyến khích các tổ chức, cá nhân liên quan đến việc quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình sử dụng vốn khác áp dụng các quy định của Nghị định này.
Nghị định này quy định về quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình bao gồm: tổng mức đầu tư; dự toán xây dựng công trình; định mức và giá xây dựng; hợp đồng trong hoạt động xây dựng; thanh toán, quyết toán vốn đầu tư xây dựng công trình sử dụng vốn nhà nước( bao gồm vốn ngân sách nhà nước kể cả vốn hỗ trợ phát triển chính thức, vốn tín dụng do Nhà nước bảo lãnh, vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước và vốn đầu tư khác của Nhà nước).
Đối với các công trình sử dụng nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức (gọi tắt là ODA), nếu Điều ước quốc tế mà cơ quan, tổ chức có thẩm quyền của Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam ký kết có những quy định về quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình khác với quy định của Nghị định này thì thực hiện theo các quy định tại Điều ước quốc tế đó.
1. Quản lý chi phí dự án đầu tư xây dựng công trình phải bảo đảm mục tiêu, hiệu quả dự án đầu tư xây dựng công trình và các yêu cầu khách quan của kinh tế thị trường.
2. Quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình theo từng công trình, phù hợp với các giai đoạn đầu tư xây dựng công trình, các bước thiết kế, loại nguồn vốn và các quy định của nhà nước.
3. Tổng mức đầu tư, dự toán xây dựng công trình phải được tính đúng, tính đủ và phù hợp độ dài thời gian xây dựng công trình. Tổng mức đầu tư là chi phí tối đa mà chủ đầu tư được phép sử dụng để đầu tư xây dựng công trình.
4. Nhà nước thực hiện chức năng quản lý về chi phí đầu tư xây dựng công trình thông qua việc ban hành, hướng dẫn và kiểm tra việc thực hiện các quy định về quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình.
5. Chủ đầu tư xây dựng công trình chịu trách nhiệm toàn diện về việc quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình từ giai đoạn chuẩn bị đầu tư đến khi kết thúc xây dựng đưa công trình vào khai thác, sử dụng.
1. Tổng mức đầu tư xây dựng công trình (sau đây gọi là tổng mức đầu tư) là chi phí dự tính của dự án được xác định theo quy định tại khoản 1 Điều 5 Nghị định này. Tổng mức đầu tư là cơ sở để chủ đầu tư lập kế hoạch và quản lý vốn khi thực hiện đầu tư xây dựng công trình.
2. Tổng mức đầu tư bao gồm : chi phí xây dựng, chi phí thiết bị, chi phí đền bù giải phóng mặt bằng, tái định cư, chi phí quản lý dự án, chi phí tư vấn đầu tư xây dựng, chi phí khác và chi phí dự phòng.
3. Các chi phí của tổng mức đầu tư được quy định cụ thể như sau:
a) Chi phí xây dựng bao gồm : chi phí xây dựng các công trình, hạng mục công trình, chi phí phá và tháo dỡ các vật kiến trúc cũ, chi phí san lấp mặt bằng xây dựng, chi phí xây dựng công trình tạm, công trình phụ trợ phục vụ thi công, nhà tạm tại hiện trường để ở và điều hành thi công;
b) Chi phí thiết bị bao gồm : chi phí mua sắm thiết bị công nghệ, chi phí đào tạo và chuyển giao công nghệ (nếu có), chi phí lắp đặt, thí nghiệm, hiệu chỉnh, chi phí vận chuyển, bảo hiểm, thuế và các loại phí liên quan khác;
c) Chi phí bồi thường giải phóng mặt bằng, tái định cư bao gồm : chi phí đền bù nhà cửa, vật kiến trúc, cây trồng trên đất và các chi phí khác, chi phí thực hiện tái định cư, chi phí tổ chức đền bù giải phóng mặt bằng, chi phí sử dụng đất trong thời gian xây dựng, nếu có, chi phí đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật,,nếu có;
d) Chi phí quản lý dự án bao gồm các chi phí để tổ chức thực hiện công việc quản lý dự án từ khi lập dự án đến đến khi hoàn thành nghiệm thu bàn giao đưa công trình vao khai thác sử dụng;
đ) Chi phí tư vấn đầu tư xây dựng bao gồm : chi phí tư vấn khảo sát, thiết kế, giám sát xây dựng, tư vấn thẩm tra và các chi phí tư vấn đầu tư xây dựng khác.
e) Chi phí khác bao gồm : vốn lưu động trong thời gian sản xuất thử và sản xuất không ổn định đối với các dự án đầu tư xây dựng nhằm mục đích kinh doanh, lãi vay trong thời gian xây dựng và các chi phí cần thiết khác;
g) Chi phí dự phòng bao gồm : chi phí dự phòng cho khối lượng công việc phát sinh và chi phí dự phòng cho yếu tố trượt giá trong thời gian xây dựng công trình.
1. Tổng mức đầu tư được xác định theo một trong các phương pháp sau đây :
a) Tính theo thiết kế cơ sở của dự án. Trong đó, chi phí xây dựng được tính theo khối lượng chủ yếu từ thiết kế cơ sở, các khối lượng khác dự tính và giá xây dựng phù hợp với thị trường; chi phí thiết bị được tính theo số lượng, chủng loại thiết bị phù hợp với thiết kế công nghệ, giá thiết bị trên thị trường và các yếu tố khác, nếu có; chi phí bồi thường giải phóng mặt bằng, tái định cư được tính theo khối lượng phải đền bù, tái định cư của dự án và các chế độ của nhà nước có liên quan; chi phí khác được xác định bằng cách lập dự toán hoặc tạm tính theo tỷ lệ phần trăm (%) trên tổng chi phí xây dựng và chi phí thiết bị; chi phí dự phòng được xác định theo quy định tại khoản 3 Điều này.
b) Tính theo diện tích hoặc công suất sử dụng của công trình và giá xây dựng tổng hợp theo bộ phận kết cấu, theo diện tích, công năng sử dụng (sau đây gọi là giá xây dựng tổng hợp), suất vốn đầu tư xây dựng công trình tương ứng tại thời điểm lập dự án có điều chỉnh, bổ sung những chi phí chưa tính trong gía xây dựng tổng hợp và suất vốn đầu tư để xác định tổng mức đầu tư;
c) Tính trên cơ sở số liệu của các dự án có chỉ tiêu kinh tế-kỹ thuật tương tự đã thực hiện. Khi áp dụng phương pháp này phải tính quy đổi các số liệu của dự án tương tự về thời điểm lập dự án và điều chỉnh các khoản mục chi phí chưa xác định trong tổng mức đầu tư;
d) Kết hợp các phương pháp quy định tại điểm a, điểm b và điểm c, khoản 1 Điều này.
2. Sơ bộ tổng mức đầu tư của các công trình phải lập báo cáo đầu tư và các công trình áp dụng hình thức hợp đồng chìa khoá trao tay được ước tính trên cơ sở suất vốn đầu tư hoặc chi phí các công trình tương tự đã thực hiện và các yếu tố chi phí ảnh hưởng tới tổng mức đầu tư theo độ dài thời gian xây dựng công trình.
3. Dự phòng cho khối lượng công việc phát sinh được tính bằng tỷ lệ phần trăm(%) trên tổng các chi phí quy định tại điểm a), điểm b), điểm c) ,điểm d), điểm đ) và điểm e) khoản 3 Điều 4 Nghị định này. Chi phí dự phòng cho yếu tố trượt giá được tính trên cơ sở độ dài thời gian xây dựng công trình và chỉ số giá xây dựng hàng năm phù hợp với loại công trình xây dựng có tính đến các khả năng biến động giá trong nước và quốc tế.
1. Thẩm định tổng mức đầu tư là một nội dung của thẩm định dự án đầu tư xây dựng công trình. Nội dung thẩm định tổng mức đầu tư bao gồm :
a) Sự phù hợp của phương pháp xác định tổng mức đầu tư với đặc điểm, tính chất kỹ thuật và yêu cầu công nghệ của dự án đầu tư xây dựng công trình;
b) Tính đầy đủ, hợp lý và phù hợp với yêu cầu thực tế thị trường của các khoản mục chi phí trong tổng mức đầu tư;
c) Các tính toán về hiệu quả đầu tư xây dựng công trình, các yếu tố rủi ro, phương án tài chính, phương án hoàn trả vốn, nếu có;
d) Xác định giá trị tổng mức đầu tư bảo đảm hiệu quả đầu tư xây dựng công trình.
2. Người quyết định đầu tư quyết định việc tổ chức thẩm định tổng mức đầu tư hoặc có thể thuê các tổ chức, cá nhân có đủ điều kiện năng lực, kinh nghiệm để thẩm tra. Lệ phí thẩm định hoặc chi phí thẩm tra được tính vào chi phí khác trong tổng mức đầu tư. Các tổ chức, cá nhân thực hiện việc thẩm định tổng mức đầu tư phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính hợp lý, chính xác của kết quả thẩm định, thẩm tra .
3. Tổng mức đầu tư được ghi trong quyết định đầu tư do người quyết định đầu tư phê duyệt.
1. Tổng mức đầu tư đã được phê duyệt chỉ được điều chỉnh trong các trường hợp sau đây :
a) Xuất hiện các yếu tố bất khả kháng : động đất, bão, lũ, lụt, lốc, sóng thần, lở đất; chiến tranh hoặc có nguy cơ xảy ra chiến tranh và có tác động trực tiếp đến công trình xây dựng;
b) Khi quy hoạch đã phê duyệt được điều chỉnh có ảnh hưởng trực tiếp tới tổng mức đầu tư xây dựng công trình;
c) Do người quyết định đầu tư thay đổi, điều chỉnh quy mô công trình khi thấy xuất hiện các yếu tố mới đem lại hiệu quả kinh tế -xã hội cao hơn .
2. Thẩm quyền điều chỉnh tổng mức đầu tư :
a) Đối với các công trình xây dựng sử dụng vốn ngân sách nhà nước : chủ đầu tư phải báo cáo người quyết định đầu tư cho phép trước khi thực hiện điều chỉnh tổng mức đầu tư;
b) Đối với các công trình xây dựng sử dụng nguồn vốn tín dụng do nhà nước bảo lãnh, vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước và vốn đầu tư khác của Nhà nước: chủ đầu tư tự quyết định và chịu trách nhiệm về việc điều chỉnh tổng mức đầu tư;
3. Phần tổng mức đầu tư điều chỉnh thay đổi so với tổng mức đầu tư đã được phê duyệt phải được tổ chức thẩm định theo quy định tại Điều 6 của Nghị định này.
1. Dự toán xây dựng công trình (sau đây gọi là dự toán công trình) được xác định theo công trình xây dựng cụ thể và là căn cứ để chủ đầu tư quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình.
2. Dự toán công trình được lập căn cứ trên cơ sở khối lượng các công việc xác định theo thiết kế kỹ thuật hoặc thiết kế bản vẽ thi công, nhiệm vụ công việc phải thực hiện của công trình và đơn giá xây dựng công trình, định mức chi phí tính theo tỷ lệ phần trăm(%)(sau đây gọi là định mức tỷ lệ) cần thiết để thực hiện khối lượng, nhiệm vụ công việc đó.
3. Nội dung dự toán công trình bao gồm chi phí xây dựng, chi phí thiết bị, chi phí quản lý dự án, chi phí tư vấn đầu tư xây dựng, chi phí khác và chi phí dự phòng.
Dự toán công trình được lập như sau :
a) Chi phí xây dựng được lập cho công trình, hạng mục công trình chính, các công việc của công trình cụ thể và được xác định bằng cách lập dự toán. Đối với công trình phụ trợ, công trình tạm phục vụ thi công, nhà tạm tại hiện trường để ở và điều hành thi công thì chi phí xây dựng được xác định bằng cách lập dự toán hoặc bằng định mức tỷ lệ.
Chi phí xây dựng bao gồm chi phí trực tiếp, chi phí chung, thu nhập chịu thuế tính trước, thuế giá trị gia tăng, chi phí xây dựng nhà tạm tại hiện trường để ở và điều hành thi công.
b) Chi phí thiết bị trong dự toán công trình bao gồm chi phí mua sắm thiết bị kể cả chi phí đào tạo và chuyển giao công nghệ, nếu có; chi phí lắp đặt thiết bị, chi phí thí nghiệm, hiệu chỉnh và các chi phí khác liên quan, nếu có.
Chi phí mua sắm thiết bị được xác định trên cơ sở khối lượng, số lượng chủng loại thiết bị cần mua, gia công và giá mua hoặc gia công thiết bị. Chi phí đào tạo và chuyển giao công nghệ, chi phí lắp đặt thiết bị, chi phí thí nghiệm, hiệu chỉnh và các chi phí khác liên quan (nếu có) được xác định bằng dự toán;
c) Chi phí quản lý dự án bao gồm các khoản chi phí cần thiết để chủ đầu tư tổ chức thực hiện quản lý dự án. Chi phí quản lý dự án được xác định bằng định mức tỷ lệ.
d) Chi phí tư vấn đầu tư xây dựng bao gồm chi phí tư vấn lập dự án đầu tư xây dựng, khảo sát, thiết kế, giám sát xây dựng, tư vấn thẩm tra và các chi phí tư vấn đầu tư xây dựng khác. Chi phí tư vấn đầu tư xây dựng được xác định bằng định mức tỷ lệ hoặc lập dự toán.
đ) Chi phí khác bao gồm các chi phí chưa quy định tại các điểm a), điểm b), điểm c) và điểm d) khoản 1 Điều này và được xác định bằng lập dự toán hoặc định mức tỷ lệ.
e) Chi phí dự phòng cho khối lượng công việc phát sinh được tính bằng tỷ lệ phần trăm(%) trên tổng các chi phí quy định tại điểm a), điểm b), điểm c), điểm d), và điểm đ) khoản 1 Điều này. Chi phí dự phòng cho yếu tố trượt giá được tính trên cơ sở độ dài thời gian xây dựng công trình và chỉ số giá xây dựng hàng năm phù hợp với loại công trình xây dựng.
2. Đối với công trình quy mô nhỏ chỉ lập báo cáo kinh tế- kỹ thuật thì tổng mức đầu tư đồng thời là dự toán công trình.
3. Đối với dự án có nhiều công trình, chủ đầu tư có thể xác định tổng dự toán của dự án để phục vụ cho việc quản lý dự án. Tổng dự toán của dự án được xác định bằng cách cộng các dự toán của các công trình thuộc dự án.
1. Chủ đầu tư tổ chức việc thẩm tra dự toán công trình trước khi phê duyệt. Nội dung thẩm tra bao gồm :
a) Kiểm tra sự phù hợp giữa khối lượng dự toán chủ yếu với khối lượng thiết kế;
b) Kiểm tra tính đúng đắn, hợp lý của việc áp dụng, vận dụng đơn giá xây dựng công trình,định mức tỷ lệ, dự toán chi phí tư vấn và dự toán các khoản mục chi phí khác trong dự toán công trình;
c) Xác định giá trị dự toán công trình.
2. Trường hợp Chủ đầu tư không đủ điều kiện, năng lực thẩm tra thì được phép thuê tổ chức, cá nhân đủ điều kiện năng lực, kinh nghiệm để thẩm tra dự toán công trình. Tổ chức cá nhân tư vấn thẩm tra dự toán công trình chịu trách nhiệm trước pháp luật và Chủ đầu tư về kết quả thẩm tra.
3. Chủ đầu tư phê duyệt dự toán công trình sau khi đã thẩm tra và chịu trách nhiệm trước pháp luật về kết quả phê duyệt dự toán công trình. Dự toán công trình được phê duyệt là cơ sở để xác định giá gói thầu, giá thành xây dựng và là căn cứ để đàm phán ký kết hợp đồng, thanh toán với nhà thầu trong trường hợp chỉ định thầu.
4. Công trình hoặc hạng mục công trình sử dụng vốn ngân sách nhà nước khi khởi công xây dựng phải có thiết kế, dự toán được phê duyệt.
1. Dự toán công trình được điều chỉnh trong các trường hợp sau đây :
a) Các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 7 của Nghị định này.
b) Các trường hợp được phép thay đổi, bổ sung thiết kế không trái với thiết kế cơ sở hoặc thay đổi cơ cấu chi phí trong dự toán nhưng không vượt dự toán công trình đã được phê duyệt, kể cả chi phí dự phòng.
Chủ đầu tư tổ chức thẩm tra, phê duyệt dự toán công trình điều chỉnh.
1. Định mức xây dựng bao gồm định mức kinh tế-kỹ thuật và định mức tỷ lệ.
2. Định mức kinh tế-kỹ thuật là căn cứ để lập đơn giá xây dựng công trình, giá xây dựng tổng hợp.
3. Định mức tỷ lệ dùng để xác định chi phí của một số loại công việc, chi phí trong đầu tư xây dựng bao gồm : tư vấn đầu tư xây dựng, công trình phụ trợ, chuẩn bị công trường, chi phí chung, thu nhập chịu thuế tính trước và một số công việc, chi phí khác.
1. Bộ Xây dựng hướng dẫn phương pháp lập định mức xây dựng, xây dựng và công bố định mức xây dựng.
2. Căn cứ phương pháp lập định mức xây dựng theo quy định tại khoản 1 Điều này, các Bộ, Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh tổ chức xây dựng, công bố các định mức xây dựng cho các công trình, công việc đặc thù của ngành, địa phương.
3. Đối với công tác xây dựng đã có trong hệ thống định mức xây dựng được công bố nhưng chưa phù hợp với biện pháp, điều kiện thi công hoặc yêu cầu kỹ thuật của công trình thì chủ đầu tư, nhà thầu, tổ chức tư vấn điều chỉnh những định mức đó cho phù hợp để áp dụng cho công trình.
4. Đối với các công tác xây dựng mới chưa có trong hệ thống định mức xây dựng đã được công bố thì chủ đầu tư, nhà thầu, tổ chức tư vấn căn cứ theo yêu cầu kỹ thuật, điều kiện thi công và phương pháp xây dựng định mức do Bộ Xây dựng hướng dẫn để xây dựng định mức cho công tác trên hoặc áp dụng các định mức xây dựng tương tự ở các công trình khác.
5. Chủ đầu tư được thuê tổ chức tư vấn có đủ điều kiện năng lực kinh nghiệm để hướng dẫn, lập hay điều chỉnh các định mức xây dựng quy định ở khoản 3 và khoản 4 Điều này. Tổ chức tư vấn chịu trách nhiệm về tính hợp lý, chính xác của các định mức xây dựng này.
6. Các định mức xây dựng mới quy định tại khoản 4 Điều này khi sử dụng lập đơn giá để thanh toán cho các công trình sử dụng vốn ngân sách nhà nước phải được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền thoả thuận áp dụng.
1. Hệ thống giá xây dựng công trình bao gồm đơn giá xây dựng công trình và giá xây dựng tổng hợp. Đơn giá xây dựng công trình được lập cho công trình xây dựng cụ thể. Giá xây dựng tổng hợp được tổng hợp từ các đơn giá xây dựng công trình.
2. Hệ thống giá xây dựng công trình dùng để xác định chi phí xây dựng trong tổng mức đầu tư và dự toán công trình.
1. Đơn giá xây dựng công trình được lập trên cơ sở định mức kinh tế- kỹ thuật và các yếu tố chi phí sau đây:
a) Giá vật liệu xây dựng được xác định phù hợp với tiêu chuẩn, chủng loại và chất lượng vật liệu sử dụng cho công trình xây dựng cụ thể. Giá vật liệu xây dựng xác định trên cơ sở giá thị trường do tổ chức có chức năng cung cấp, báo giá của nhà sản xuất, thông tin giá của nhà cung cấp hoặc giá đã được áp dụng cho công trình khác có tiêu chuẩn, chất lượng tương tự. Giá vật liệu đến chân công trình được tính theo phương pháp lập đơn giá xây dựng công trình;
b) Giá nhân công xây dựng được xác định theo mặt bằng thị trường lao động phổ biến của từng khu vực, tỉnh theo từng ngành nghề cần sử dụng. Giá nhân công xây dựng được tính toán căn cứ theo mức tiền lương tối thiểu được cơ quan nhà nước có thẩm quyền công bố; khả năng nguồn vốn, khả năng chi trả của chủ đầu tư và các yêu cầu khác ;
c) Giá ca máy và thiết bị thi công được xác định theo phương pháp do Bộ Xây dựng hướng dẫn.
2. Đối với những công trình xây dựng sử dụng vốn ODA có yêu cầu sử dụng lao động nước ngoài, vật tư, vật liệu nhập khẩu, thiết bị thi công nhập khẩu và các yêu cầu đặc thù khác thì đơn giá xây dựng được lập bổ sung các chi phí theo điều kiện thực tế và đặc thù của công trình.
1. Chủ đầu tư căn cứ phương pháp lập đơn giá xây dựng công trình, yêu cầu kỹ thuật, biện pháp thi công cụ thể của công trình tổ chức lập đơn giá xây dựng công trình, giá xây dựng tổng hợp làm cơ sở cho việc xác định tổng mức đầu tư và dự toán xây dựng công trình để quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình.
2. Chủ đầu tư xây dựng công trình được thuê tổ chức, cá nhân tư vấn có đủ điều kiện năng lực, kinh nghiệm thực hiện các công việc hoặc phần công việc liên quan tới việc lập giá xây dựng công trình. Tổ chức, cá nhân tư vấn phải chịu trách nhiệm trước chủ đầu tư và pháp luật trong việc bảo đảm tính hợp lý, chính xác của giá xây dựng công trình do mình lập .
3. Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh căn cứ yêu cầu quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình để hướng dẫn lập và quản lý giá xây dựng cho các công trình xây dựng trên địa bàn.
1. Chỉ số giá xây dựng là chỉ tiêu phản ánh mức độ biến động của giá xây dựng công trình theo thời gian và làm cơ sở cho việc xác định tổng mức đầu tư, quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình. Chỉ số giá xây dựng được xác định theo loại công trình, theo khu vực và được công bố theo từng thời điểm.
2. Bộ Xây dựng công bố chỉ số giá xây dựng và phương pháp xây dựng chỉ số giá xây dựng. Tổ chức tư vấn đầu tư xây dựng có đủ điều kiện năng lực xác định, công bố chỉ số giá xây dựng để tham khảo áp dụng.
1. Tư vấn quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình là hoạt động kinh doanh có điều kiện.
2. Tổ chức hoạt động tư vấn quản lý chi phí đầu tư xây dựng phải có ít nhất 3 người có chứng chỉ Kỹ sư định giá xây dựng. Tổ chức hoạt động tư vấn quản lý chi phí đầu tư xây dựng được phân thành 2 hạng như sau :
a) Hạng 1 có ít nhất 5 Kỹ sư định giá xây dựng hạng 1.
b) Hạng 2 có ít nhất 3 Kỹ sư định giá xây dựng hạng 2 hoặc 1 Kỹ sư định giá xây dựng hạng 1.
3. Cá nhân hoạt động độc lập về tư vấn quản lý chi phí đầu tư xây dựng phải có chứng chỉ là Kỹ sư định giá xây dựng.
4. Tổ chức, cá nhân tư vấn quản lý chi phí đầu tư xây dựng chỉ được thực hiện các công việc tư vấn trong phạm vi hoạt động quy định và chịu trách nhiệm trước chủ đầu tư và pháp luật về hoạt động tư vấn của mình.
5. Bộ Xây dựng quy định phạm vi hoạt động của cá nhân, tổ chức hoạt động tư vấn quản lý chi phí đầu tư xây dựng và hạng Kỹ sư định giá xây dựng; hướng dẫn việc đào tạo, cấp, quản lý chứng chỉ Kỹ sư định giá xây dựng.
1. Hợp đồng trong hoạt động xây dựng (sau đây gọi tắt là hợp đồng xây dựng) là sự thoả thuận bằng văn bản giữa Bên giao thầu và Bên nhận thầu về việc xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ của các bên tham gia hợp đồng để thực hiện toàn bộ hay một số công việc trong hoạt động xây dựng. Hợp đồng xây dựng là văn bản pháp lý ràng buộc quyền và nghĩa vụ các bên tham gia hợp đồng. Các tranh chấp giữa các bên tham gia hợp đồng được giải quyết trên cơ sở hợp đồng đã ký kết có hiệu lực pháp luật.
2. Hợp đồng xây dựng bao gồm các nội dung chủ yếu sau: các công việc, nhiệm vụ phải thực hiện; các loại bảo lãnh; chất lượng và các yêu cầu kỹ thuật khác của công việc; thời gian và tiến độ thực hiện; giá hợp đồng, phương thức thanh toán; điều kiện nghiệm thu và bàn giao; thời hạn bảo hành; trách nhiệm do vi phạm hợp đồng; điều chỉnh hợp đồng; các loại thoả thuận khác theo từng loại hợp đồng; ngôn ngữ sử dụng trong hợp đồng.
3. Hợp đồng xây dựng chỉ được ký kết khi bên giao thầu hoàn thành việc lựa chọn nhà thầu theo quy định và các bên tham gia đã kết thúc quá trình đàm phán hợp đồng.
4. Hợp đồng xây dựng bao gồm các loại chủ yếu sau :
a) Hợp đồng tư vấn : là hợp đồng xây dựng để thực hiện một, một số hoặc toàn bộ các công việc tư vấn trong hoạt động xây dựng;
b) Hợp đồng cung ứng vật tư, thiết bị : là hợp đồng xây dựng để thực hiện việc cung ứng vật tư, thiết bị công nghệ cho dự án đầu tư xây dựng công trình;
c) Hợp đồng thi công xây dựng : là hợp đồng xây dựng để thực hiện việc thi công, lắp đặt thiết bị cho công trình, hạng mục công trình hoặc phần việc xây dựng theo thiết kế xây dựng công trình;
d) Hợp đồng thiết kế- cung ứng vật tư, thiết bị –thi công xây dựng (hợp đồng EPC): là hợp đồng xây dựng thực hiện toàn bộ các công việc từ thiết kế, cung ứng vật tư, thiết bị đến thi công xây dựng công trình, hạng mục công trình.
đ) Hợp đồng chìa khoá trao tay: là hợp đồng xây dựng để thực hiện trọn gói toàn bộ các công việc: lập dự án; thiết kế; cung ứng vật tư, thiết bị; thi công xây dựng công trình.
1. Hồ sơ hợp đồng xây dựng bao gồm hợp đồng xây dựng và các tài liệu kèm theo hợp đồng.
2. Tài liệu kèm theo hợp đồng xây dựng là bộ phận không thể tách rời của hợp đồng. Tuỳ theo quy mô, tính chất công việc, tài liệu kèm theo hợp đồng xây dựng bao gồm toàn bộ hoặc một phần các tài liệu sau đây :
a) Thông báo trúng thầu hoặc văn bản chỉ định thầu;
b) Điều kiện hợp đồng (điều kiện riêng và điều kiện chung của hợp đồng);
c) Đề xuất của nhà thầu;
d) Các chỉ dẫn kỹ thuật; Điều kiện tham chiếu;
đ) Các bản vẽ thiết kế ;
e) Các sửa đổi, bổ sung bằng văn bản;
g) Bảo đảm thực hiện hợp đồng, bảo lãnh khoản tiền tạm ứng và các loại bảo lãnh khác, nếu có;
h) Các tài liệu khác có liên quan.
3. Các bên tham gia ký kết hợp đồng thoả thuận thứ tự ưu tiên khi áp dụng các tài liệu hợp đồng nếu giữa các tài liệu này có các quy định mâu thuẫn, khác nhau.
Giá hợp đồng xây dựng là khoản kinh phí Bên giao thầu trả cho Bên nhận thầu để thực hiện khối lượng công việc theo yêu cầu về tiến độ, chất lượng và các yêu cầu khác quy định trong hợp đồng xây dựng. Tuỳ theo đặc điểm, tính chất của công trình xây dựng các bên tham gia ký kết hợp đồng phải thoả thuận giá hợp đồng xây dựng theo một trong các hình thức sau đây :
1. Giá hợp đồng trọn gói :
a) Giá hợp đồng trọn gói là giá hợp đồng không thay đổi trong suốt quá trình thực hiện hợp đồng trừ các trường hợp được phép điều chỉnh có quy định trong hợp đồng (nếu có).
b) Giá hợp đồng trọn gói áp dụng cho các trường hợp sau :
- Công trình hoặc gói thầu đã xác định rõ về khối lượng, chất lượng, thời gian thực hiện hoặc trong một số trường hợp không thể xác định được khối lượng và Bên nhận thầu có đủ năng lực, kinh nghiệm, tài liệu để tính toán, xác định giá trọn gói và chấp nhận các rủi ro liên quan đến việc xác định giá trọn gói;
- Gói thầu hoặc phần việc tư vấn thông thường, đơn giản mà giá hợp đồng được xác định theo phần trăm giá trị công trình hoặc khối lượng công việc.
2. Giá hợp đồng theo đơn giá cố định :
a) Giá hợp đồng theo đơn giá cố định là giá hợp đồng được xác định trên cơ sở khối lượng công việc tạm tính và đơn giá từng công việc trong hợp đồng là cố định và không thay đổi trong suốt quá trình thực hiện hợp đồng, trừ các trường hợp được phép điều chỉnh quy định tại hợp đồng (nếu có).
b) Giá hợp đồng theo đơn giá cố định áp dụng cho các công trình hoặc gói thầu không đủ điều kiện xác định chính xác về khối lượng nhưng đủ điều kiện xác định về các đơn giá thực hiện công việc và Bên nhận thầu có đủ năng lực, kinh nghiệm, tài liệu để tính toán, xác định đơn giá xây dựng công trình cố định và các rủi ro liên quan đến việc xác định đơn giá;
c) Đơn giá cố định không thay đổi trong suốt quá trình thực hiện hợp đồng trừ các trường hợp được phép điều chỉnh đã ghi rõ trong hợp đồng xây dựng;
3. Giá hợp đồng theo giá điều chỉnh :
a) Giá hợp đồng theo giá điều chỉnh là giá hợp đồng mà khối lượng công việc và đơn giá cho công việc trong hợp đồng được phép điều chỉnh trong các trường hợp quy định tại hợp đồng.
b) Giá hợp đồng theo giá điều chỉnh áp dụng cho các công trình hoặc gói thầu mà ở thời điểm ký kết hợp đồng không đủ điều kiện xác định chính xác về khối lượng công việc cần thực hiện hoặc các yếu tố chi phí để xác định đơn giá thực hiện các công việc.
c) Giá điều chỉnh sẽ được điều chỉnh khi có đủ điều kiện xác định khối lượng, đơn giá thực hiện theo quy định trong hợp đồng.
4. Giá hợp đồng kết hợp là giá hợp đồng được xác định theo các hình thức quy định tại các khoản 1, khoản 2 và khoản 3 Điều này. Giá hợp đồng kết hợp áp dụng cho các công trình hoặc gói thầu có quy mô lớn, kỹ thuật phức tạp và thời gian thực hiện kéo dài. Bên giao thầu và Bên nhận thầu căn cứ vào các loại công việc trong hợp đồng để thoả thuận, xác định các loại công việc xác định theo giá hợp đồng trọn gói (khoán gọn ), giá hợp đồng theo đơn giá cố định hay giá hợp đồng theo giá điều chỉnh.
Việc điều chỉnh đơn giá trong hợp đồng xây dựng phải ghi trong hợp đồng xây dựng và được điều chỉnh trong các trường hợp sau đây:
1. Khi ký kết hợp đồng có sử dụng các đơn giá tạm tính đối với những công việc (hoặc khối lượng công việc ) mà ở thời điểm ký hợp đồng Bên giao thầu và Bên nhận thầu chưa đủ điều kiện xác định chính xác đơn giá và đồng ý điều chỉnh khi có đủ điều kiện;
2. Khi khối lượng phát sinh lớn hơn 20% khối lượng công việc tương ứng mà nhà thầu phải thực hiện theo hợp đồng thì xem xét điều chỉnh đơn giá của khối lượng phát sinh đó;
3. Các đơn giá mà chủ đầu tư và nhà thầu đồng ý xem xét, điều chỉnh lại sau khoảng thời gian nhất định kể từ khi thực hiện hợp đồng và đã được ghi rõ trong hợp đồng;
4. Trường hợp giá nhiên liệu, vật tư, thiết bị nêu trong hợp đồng có biến động lớn ảnh hưởng trực tiếp tới việc thực hiện hợp đồng hoặc khi nhà nước thay đổi các chính sách có liên quan thì phải báo cáo người có thẩm quyền xem xét, quyết định;
5. Do các trường hợp bất khả kháng được quy định trong hợp đồng.
1. Giá hợp đồng xây dựng chỉ được điều chỉnh trong các trường hợp sau đây:
a) Bổ sung các công việc ngoài phạm vi hợp đồng đã ký kết;
b) Các trường hợp quy định tại Điều 22 của Nghị định này;
c) Các khoản trượt giá đã quy định trong hợp đồng. Các căn cứ để tính trượt giá được xác định vào thời điểm 28 ngày trước ngày nhà thầu nộp hồ sơ thanh toán.
2. Trong phạm vi giá gói thầu trong kế hoạch đấu thầu được phê duyệt, việc điều chỉnh giá hợp đồng xây dựng phải được Bên giao thầu và Bên nhận thầu ghi rõ trong hợp đồng xây dựng.
3. Căn cứ quy định tại Điều 22 của Nghị định này, chủ đầu tư được quyền phê duyệt giá hợp đồng điều chỉnh và tự chịu trách nhiệm về việc phê duyệt của mình. Đối với các công trình sử dụng vốn ngân sách nhà nước, trước khi phê duyệt giá hợp đồng điều chỉnh chủ đầu tư phải báo cáo người quyết định đầu tư.
4. Trường hợp giá hợp đồng sau khi điều chỉnh vượt giá gói thầu trong kế hoạch đấu thầu được phê duyệt thì chủ đầu tư phải báo cáo người có thẩm quyền chấp thuận trước khi phê duyệt giá hợp đồng điều chỉnh.
5. Việc điều chỉnh giá hợp đồng xây dựng của dự án không được vượt tổng mức đầu tư trong dự án đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
1. Việc tạm ứng vốn đầu tư xây dựng công trình phải được quy định trong hợp đồng xây dựng và thực hiện ngay sau khi hợp đồng có hiệu lực. Mức tạm ứng vốn đầu tư xây dựng công trình được quy định như sau :
a) Đối với hợp đồng tư vấn, mức tạm ứng vốn tối thiểu là 25% giá hợp đồng;
b) Đối với hợp đồng thi công xây dựng, mức tạm ứng vốn tối thiểu là 10% giá hợp đồng đối với hợp đồng có giá trị từ 50 tỷ đồng trở lên; tối thiểu 15% đối với hợp đồng có giá trị từ 10 tỷ đồng đến 50 tỷ đồng và tối thiểu 20% đối với các hợp đồng có giá trị dưới 10 tỷ đồng;
c) Đối với hợp đồng cung ứng vật tư, thiết bị tuỳ theo giá trị hợp đồng nhưng mức tạm ứng không thấp hơn 10% giá hợp đồng;
d) Đối với hợp đồng thực hiện theo hình thức EPC, việc tạm ứng vốn để mua thiết bị được căn cứ theo tiến độ cung ứng trong hợp đồng; các công việc khác như thiết kế, xây dựng mức tạm ứng tối thiểu là 15% giá trị phần công việc đó trong hợp đồng.
2. Vốn tạm ứng cho công việc giải phóng mặt bằng được thực hiện theo kế hoạch giải phóng mặt bằng.
3. Bên giao thầu thống nhất kế hoạch tạm ứng và thu hồi vốn với Bên nhận thầu để sản xuất trước một số cấu kiện, bán thành phẩm trong xây dựng có giá trị lớn bảo đảm thi công hoặc mua một số vật tư phải dự trữ theo mùa.
1. Việc thanh toán hợp đồng phải phù hợp với loại hợp đồng, giá hợp đồng và các điều kiện trong hợp đồng mà các bên tham gia hợp đồng đã ký kết. Số lần thanh toán, giai đoạn thanh toán và điều kiện thanh toán phải được ghi rõ trong hợp đồng.
2. Đối với giá hợp đồng trọn gói : thanh toán theo tỷ lệ phần trăm (%) giá hợp đồng hoặc giá công trình, hạng mục công trình hoàn thành tương ứng với các giai đoạn thanh toán được ghi trong hợp đồng sau khi đã có hồ sơ thanh toán được kiểm tra, xác nhận của chủ đầu tư. Bên nhận thầu được thanh toán toàn bộ giá hợp đồng đã ký với Bên giao thầu và các khoản tiền được điều chỉnh giá (nếu có) sau khi hoàn thành hợp đồng và được nghiệm thu.
3. Đối với giá hợp đồng theo đơn giá cố định :thanh toán trên cơ sở khối lượng các công việc hoàn thành (kể cả khối lượng phát sinh, nếu có) được nghiệm thu trong giai đoạn thanh toán và đơn giá tương ứng với các công việc đó đã ghi trong hợp đồng hoặc phụ lục bổ sung hợp đồng;
4. Đối với giá hợp đồng theo giá điều chỉnh : thanh toán trên cơ sở khối lượng các công việc hoàn thành (kể cả khối lượng phát sinh (nếu có) được nghiệm thu trong giai đoạn thanh toán và đơn giá đã điều chỉnh theo quy định của hợp đồng. Trường hợp đến giai đoạn thanh toán vẫn chưa đủ điều kiện điều chỉnh đơn giá thì sử dụng đơn giá tạm tính khi ký hợp đồng để thực hiện thanh toán và điều chỉnh giá trị thanh toán khi có đơn giá điều chỉnh theo đúng quy định của hợp đồng.
5. Trường hợp áp dụng giá hợp đồng kết hợp như quy định tại khoản 4 Điều 21 của Nghị định này thì việc thanh toán được thực hiện tương ứng theo các quy định thanh toán tại khoản 2, khoản 3 và khoản 4 của Điều này.
6. Vốn tạm ứng được thu hồi dần vào các lần thanh toán. Việc thu hồi vốn tạm ứng được bắt đầu ngay khi thanh toán lần đầu và kết thúc khi khối lượng đã thanh toán đạt 80% giá trị hợp đồng. Đối với công việc giải phóng mặt bằng, việc thu hồi vốn tạm ứng kết thúc sau khi đã thực hiện xong công việc giải phóng mặt bằng.
7. Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhà thầu nộp hồ sơ thanh toán hợp lệ, chủ đầu tư phải thanh toán giá trị khối lượng công việc đã thực hiện cho nhà thầu. Đối với các công trình xây dựng sử dụng vốn ngân sách nhà nước, trong thời hạn 3 ngày làm việc kể từ khi nhận đủ hồ sơ đề nghị thanh toán hợp lệ của nhà thầu, chủ đầu tư phải hoàn thành các thủ tục và chuyển đề nghị thanh toán tới cơ quan cấp phát, cho vay vốn. Trong năm kết thúc xây dựng hoặc năm đưa công trình vào sử dụng, chủ đầu tư phải thanh toán cho nhà thầu giá trị công việc hoàn thành trừ khoản tiền giữ lại để bảo hành công trình theo quy định.
1. Các tài liệu, chứng nhận cần thiết trong hồ sơ thanh toán phải được ghi rõ trong hợp đồng xây dựng. Hồ sơ thanh toán do Bên nhận thầu lập bao gồm các tài liệu chủ yếu sau :
a) Biên bản nghiệm thu khối lượng thực hiện trong giai đoạn thanh toán có xác nhận của đại diện nhà thầu, Bên giao thầu và tư vấn giám sát (nếu có);
b) Bản xác nhận khối lượng điều chỉnh tăng hoặc giảm so với hợp đồng có xác nhận của đại diện nhà thầu, Bên giao thầu và tư vấn giám sát (nếu có);
c) Bảng tính giá trị đề nghị thanh toán trên cơ sở khối lượng công việc hoàn thành đã được xác nhận và đơn giá ghi trong hợp đồng;
d) Đề nghị thanh toán của Bên nhận thầu trong đó nêu rõ khối lượng đã hoàn thành và giá trị hoàn thành, giá trị tăng (giảm )so với hợp đồng, giá trị đã tạm ứng, giá trị đề nghị thanh toán trong giai đoạn.
2. Đối với trường hợp thanh toán hợp đồng theo giá hợp đồng trọn gói : biên bản xác nhận khối lượng tại điểm a) khoản 1 Điều này là xác nhận hoàn thành công trình, hạng mục công trình, công việc của công trình phù hợp với thiết kế (không cần xác nhận khối lượng hoàn thành chi tiết).
1. Khối lượng công việc phát sinh ngoài hợp đồng xây dựng bao gồm :
a) Những khối lượng công việc bổ sung ngoài phạm vi công việc quy định đối với hợp đồng áp dụng phương thức giá hợp đồng trọn gói;
b) Những khối lượng công việc không có đơn giá hoặc những khối lượng công việc có đơn giá nhưng phát sinh, bổ sung thêm khối lượng đối với hợp đồng áp dụng phương thức giá hợp đồng theo đơn giá cố định và giá điều chỉnh quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 21 của Nghị định này.
2. Đối với khối lượng công việc phát sinh nhỏ hơn 20% khối lượng công việc tương ứng ghi trong hợp đồng và đã có đơn giá trong hợp đồng thì sử dụng dụng đơn giá đã ghi trong hợp đồng để thanh toán.
3. Đối với khối lượng công việc phát sinh lớn hơn 20% khối lượng công việc tương ứng ghi trong hợp đồng hoặc khối lượng công việc phát sinh chưa có đơn giá trong hợp đồng thì Bên giao thầu và Bên nhận thầu thống nhất xác định theo các nguyên tắc quy định trong hợp đồng về đơn giá các khối lượng phát sinh .
4. Đối với công việc bổ sung ngoài phạm vi công việc quy định của hợp đồng áp dụng phương thức giá hợp đồng trọn gói thì giá trị bổ sung sẽ được lập dự toán. Bên giao thầu và Bên nhận thầu đàm phán thống nhất ký hợp đồng bổ sung giá trị phát sinh này.
5. Chủ đầu tư được quyền phê duyệt đơn giá cho khối lượng công việc phát sinh, thanh toán khối lượng phát sinh và tự chịu trách nhiệm về việc phê duyệt, thanh toán này. Đối với các công trình sử dụng vốn ngân sách nhà nước chủ đầu tư phải báo cáo người quyết định đầu tư trước khi phê duyệt đơn giá các công việc phát sinh và thanh toán khối lượng phát sinh,
1. Đối tượng bảo hiểm, mức bảo hiểm, thời gian bảo hiểm và trách nhiệm bảo hiểm của Bên giao thầu và Bên nhận thầu phải được quy định rõ trong hợp đồng xây dựng.
2. Bảo hiểm công trình xây dựng và các tài sản thuộc quyền sở hữu của Bên giao thầu sẽ do Bên giao thầu mua; trường hợp phí bảo hiểm này đã được tính vào giá trúng thầu thì Bên nhận thầu mua bảo hiểm.
3. Bên nhận thầu phải thực hiện mua các loại bảo hiểm cần thiết để bảo đảm cho hoạt động của chính Bên nhận thầu.
4. Bên giao thầu và Bên nhận thầu thống nhất và quy định trong hợp đồng về điều kiện, thời hạn bảo hành và trách nhiệm của các bên về bảo hành công trình xây dựng cũng như khoản tiền giữ lại để thực hiện nghĩa vụ bảo hành công trình. Trường hợp được Bên giao thầu chấp thuận, Bên nhận thầu có thể nộp bảo lãnh bảo hành công trình thay cho khoản tiền mà Bên giao thầu giữ lại để bảo hành công trình.
1. Việc thưởng hợp đồng, phạt vi phạm hợp đồng phải được quy định rõ trong hợp đồng xây dựng.
2. Mức thưởng không vượt quá 12% giá trị phần hợp đồng làm lợi, mức phạt không vượt quá 12% giá trị hợp đồng bị vi phạm.
3.Tranh chấp giữa các bên tham gia hợp đồng được giải quyết trên cơ sở thương lượng, hoà giải giữa các bên hoặc do trọng tài hoặc toà án giải quyết theo quy định của pháp luật .
1. Bên giao thầu và Bên nhận thầu có trách nhiệm quyết toán hợp đồng xây dựng trong vòng 30 ngày sau khi bên nhận thầu hoàn thành các nghĩa vụ theo hợp đồng (trừ nghĩa vụ bảo hành công trình theo quy định) và đề nghị quyết toán hợp đồng.
2. Bên nhận thầu có trách nhiệm lập quyết toán hợp đồng gửi bên giao thầu. Quyết toán hợp đồng phải xác định rõ giá hợp đồng đã ký kết, giá đã thanh toán, giá được thanh toán và các nghĩa vụ khác mà bên giao thầu cần phải thực hiện theo quy định hợp đồng. Bên giao thầu có trách nhiệm kiểm tra và quyết toán với bên nhận thầu và chịu trách nhiệm về giá trị hợp đồng đã quyết toán.
3. Ngay sau khi hoàn thành nghĩa vụ bảo hành công trình theo các điều khoản trong hợp đồng đã ký kết, bên giao thầu (hoặc chủ đầu tư ) có trách nhiệm thanh toán khoản tiền giữ lại để bảo hành công trình (nếu có) cho bên nhận thầu và thực hiện việc thanh lý hợp đồng chấm dứt trách nhiệm giữa các bên tham gia hợp đồng.
1. Trong thời hạn 7 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đề nghị thanh toán và hồ sơ hợp lệ, cơ quan cấp phát, cho vay vốn có trách nhiệm thanh toán vốn đầu tư theo đề nghị thanh toán của chủ đầu tư (hoặc đại diện hợp pháp của chủ đầu tư) trên cơ sở kế hoạch vốn được giao.
2. Chủ đầu tư (hoặc đại diện hợp pháp của chủ đầu tư) chịu trách nhiệm trước pháp luật về giá trị đề nghị thanh toán với tổ chức cấp phát, cho vay vốn. Trong quá trình thanh toán vốn đầu tư xây dựng nếu phát hiện những sai sót, bất hợp lý về giá trị đề nghị thanh toán của chủ đầu tư (hoặc đại diện hợp pháp của chủ đầu tư) thì các tổ chức cấp phát, cho vay vốn đầu tư phải thông báo ngay với chủ đầu tư để chủ đầu tư giải trình, bổ sung hoàn thiện hồ sơ.
3. Chủ đầu tư có quyền yêu cầu bồi thường hoặc kiện ra các toà án hành chính, kinh tế đòi bồi thường về những thiệt hại do việc chậm chễ thanh toán của các tổ chức cấp phát, cho vay vốn đầu tư gây ra cho chủ đầu tư. Nghiêm cấm các tổ chức cấp phát, cho vay vốn đầu tư và chủ đầu tư tự đặt ra các quy định trái pháp luật trong việc thanh toán vốn đầu tư xây dựng.
1. Vốn đầu tư được quyết toán là toàn bộ chi phí hợp pháp đã thực hiện cho đầu tư xây dựng công trình và đưa công trình vào khai thác sử dụng. Chi phí hợp pháp là chi phí được thực hiện trong phạm vi thiết kế, dự toán đã được phê duyệt kể cả phần điều chỉnh, bổ sung hoặc là chi phí được thực hiện đúng với hợp đồng đã ký kết, phù hợp với các quy định của pháp luật. Đối với các công trình sử dụng vốn ngân sách nhà nước thì vốn đầu tư được quyết toán phải nằm trong giới hạn tổng mức đầu tư đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
Tuỳ theo quy mô, tính chất và thời hạn xây dựng công trình, chủ đầu tư có thể thực hiện quyết toán vốn đầu tư xây dựng từng hạng mục công trình hoặc toàn bộ công trình ngay sau khi hạng mục công trình, công trình hoàn thành đưa vào khai thác sử dụng theo yêu cầu của người quyết định đầu tư.
2. Chủ đầu tư có trách nhiệm lập hồ sơ quyết toán vốn đầu tư công trình, hạng mục công trình hoàn thành để trình người quyết định đầu tư phê duyệt chậm nhất là 12 tháng đối với các dự án quan trọng quốc gia và dự án nhóm A, 9 tháng đối với dự án nhóm B và 6 tháng đối với dự án nhóm C kể từ khi công trình hoàn thành, đưa vào khai thác sử dụng. Sau sáu tháng kể từ khi có quyết định phê duyệt quyết toán vốn đầu tư dự án hoàn thành, chủ đầu tư có trách nhiệm giải quyết công nợ, tất toán tài khoản của dự án tại cơ quan thanh toán, cho vay, cấp phát vốn đầu tư.
3. Đối với các công trình xây dựng sử dụng nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức thì chủ đầu tư có trách nhiệm thực hiện việc quyết toán vốn đầu tư theo quy định của nhà nước và các quy định của Nhà tài trợ (nếu có).
Bộ Xây dựng là cơ quan chịu trách nhiệm thực hiện thống nhất quản lý nhà nước về chi phí đầu tư xây dựng công trình và có trách nhiệm :
1. Hướng dẫn việc lập và quản lý chi phí đầu tư xây dựng bao gồm tổng mức đầu tư, dự toán xây dựng công trình, định mức và giá xây dựng công trình, phương pháp đo bóc khối lượng công trình, phương pháp xác định giá ca máy và thiết bị thi công;
2. Công bố định mức xây dựng , suất vốn đầu tư, chỉ số giá xây dựng, phương pháp xác định chỉ số giá xây dựng, độ dài thời gian xây dựng; hướng dẫn hợp đồng trong hoạt động xây dựng công trình và các nội dung khác quy định tại Nghị định này;
3. Thanh tra, kiểm tra việc thực hiện các quy định về quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình.
1. Các Bộ, Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh căn cứ phương pháp lập định mức xây dựng do Bộ Xây dựng hướng dẫn, tổ chức xây dựng và công bố các định mức xây dựng cho các công trình, công việc đặc thù của Bộ, địa phương.
2. Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh hướng dẫn việc lập và quản lý giá xây dựng công trình trên địa bàn tỉnh, thành phố; kiểm tra việc thực hiện các quy định về quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình trên địa bàn.
1. Dự án đầu tư xây dựng công trình được phê duyệt trước ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành nhưng chưa triển khai thực hiện hoặc đang thực hiện thì thực hiện theo các quy định về quản lý chi phí đầu tư xây dựng tại Nghị định 16//2005/NĐ-CP ngày 07/02/2005 của Chính phủ về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình , Nghị định 112/2006/NĐ-CP ngày 29/9/2006 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 16//2005/NĐ-CP ngày 07/02/2005 của Chính phủ và các văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan.
Trường hợp cần thiết điều chỉnh tổng mức đầu tư theo quy định tại Nghị định này thì người quyết định đầu tư xem xét quyết định điều chỉnh và phải bảo đảm không làm gián đoạn các công việc thực hiện dự án đầu tư xây dựng công trình.
2. Dự án đầu tư xây dựng công trình đã lập, thẩm định nhưng chưa được phê duyệt trước khi Nghị định này có hiệu lực thi hành thì thực hiện theo các quy định tại Nghị định này .
3. Tổ chức, cá nhân đang thực hiện các công việc tư vấn quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình được tiếp tục hoạt động đến 31 tháng 12 năm 2008. Kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2009, các tổ chức, cá nhân này nếu hoạt động tư vấn quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình phải có đủ điều kiện quy định tại Nghị định này.
Nghị định này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày kể từ ngày đăng Công báo.
1. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, và các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này.
2. Nghị định này thay thế các quy định về quản chi phí dự án đầu tư xây dựng công trình, về hợp đồng trong hoạt động xây dựng tại Nghị định 16/2005/NĐ-CP ngày 07/02/2005 của Chính phủ về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình và Nghị định 112/2006/NĐ-CP ngày 29 tháng 9 năm 2006 về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 16/2005/NĐ-CP ngày 07/02/2005 và các quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật khác trái với các quy định tại Nghị định này.
3. Bộ Xây dựng chủ trì phối hợp với các Bộ, ngành liên quan chịu trách nhiệm hướng dẫn thực hiện theo Nghị định này.
|
T.M CHÍNH PHỦ |
THE GOVERNMENT ----------- |
SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM |
No. 99/2007/ND-CP |
Hanoi, June 13, 2007 |
ON MANAGEMENT OF WORK CONSTRUCTION INVESTMENT EXPENDITURES
THE GOVERNMENT
Pursuant to the December 25, 2001 Law on Organization of the Government;
Pursuant to the November 26, 2003 Law on Construction;
At the proposal of the Construction Minister,
DECIDES:
Article 1.- Subjects of application
This Decree applies to organizations and individuals involved in the management of investment expenditures on construction of works financed by state capital.
Organizations and individuals involved in the management of investment expenditures on construction of works financed by other capital sources are encouraged to apply this Decree.
This Decree provides for the management of work construction investment expenditures, including the total investment; work construction cost estimates; construction norms and prices; contracts in construction activities; payment and settlement of investment capital for construction of works financed by state capital, including state budget capital, official development assistance, development investment credit of the State, State-guaranteed credit and other investment capital of the State.
For works financed by official development assistance (referred to as ODA for short) sources, if the treaties concluded by competent agencies or organizations of the Socialist Republic of Vietnam contain provisions on work construction investment expenditure management different from those of this Decree, those treaties prevail.
Article 3.- Principles for management of work construction investment expenditures
1. The management of work construction investment expenditures must ensure the objectives and efficiency of investment projects on construction of works and objective requirements of the market economy.
2. The management of work construction investment expenditures is conducted for each construction work in accordance with stages of work construction investment, designing steps, types of capital sources and the States regulations.
3. The total investment and work construction cost estimates must be accurately and fully calculated and suit the duration of work construction. The total investment means the maximum expenditure, which an investor is allowed to use for investment in work construction.
4. The State performs the function of managing the work construction investment expenditures through the promulgation, guidance and inspection of the implementation of regulations on management of work construction investment expenditures.
5. Work construction investors bear full responsibility for the management of work construction investment expenditures from the stage of investment preparation until the construction completion and work commissioning.
TOTAL WORK CONSTRUCTION INVESTMENT
Article 4.- Contents of total work construction investment
1. The total work construction investment (hereinafter referred to as total investment) means a projects estimated expenditure determined under the provisions of Clause 1, Article 5 of this Decree. The total investment serves as a basis for investors to formulate plans and manage capital when making investment in construction of works.
2. The total investment covers the construction expenses; the equipment expenses; the expenses for ground clearance compensation and resettlement; the project management expenses; the construction investment consultancy expenses; other expenses and reserve expenses.
3. The expenses of the total investment are specified as follows:
a/ The construction expenses include the expenses for construction of works, work items; expenses for demolition and dismantlement of old architectural objects; expenses for construction ground leveling and fill-up; expenses for construction of temporary and support facilities in service of the construction; makeshifts at construction sites for dormitory and construction administration purposes;
b/ The equipment expenses include expenses for procurement of technological equipment; expenses for training and technology transfer, if any; expenses for installation, experiment and adjustment; expenses for transportation and insurance; taxes and relevant charges;
c/ The expenses for ground clearance compensation and resettlement include expenses for compensation for houses, architectural objects and cultivation plants on land and other expenses; expenses for resettlement; expenses for organization of ground clearance compensation; expenses for use of land in the construction duration, if any; expenses for investment in construction of technical infrastructure, if any;
d/ The project management expenses include expenses for organization of the project management from the time of formulating projects to the time of completing the construction of, pre-acceptance testing, handing over and putting works into exploitation and use;
e/ The construction investment consultancy expenses include expenses for consultancy on surveys, designing, construction supervision, verification and other construction investment consultancy expenses;
f/ The other expenses include working capital in the course of trial production for investment projects on construction for commercial purposes; loan interests in the construction duration and other necessary expenses;
g/ The reserve expenses include reserve expenses for arising work volumes and reserve expenses for drift of prices in the work construction duration.
Article 5.- Estimation of total investment
1. The total investment is determined by one of the following methods:
a/ Calculating it according to the projects base design, in which the construction expenses are calculated according to the volume mainly from the base design, the other volumes estimated and construction cost suitable to the market; the equipment expenses are calculated according to the equipment quantity and categories suitable to technological designs, the market prices of equipment and other elements, if any; the expenses for ground clearance compensation and resettlement are calculated according to the compensation and resettlement volume of the project and relevant state regulations; other expenses are determined by way of making estimates of provisional calculation in percentage (%) of the total construction and equipment expenses; the reserve expenses are calculated according to provisions of Clause 3 of this Article;
b/ Calculating it according to the works flooring space and use capacity and the general construction cost by structural parts, flooring space, utility (hereinafter called the general construction cost), the corresponding investment capital ration for work construction at the time of project formulation with adjustment and addition of expenses not yet included in the general construction cost and the investment capital ration for determination of the total investment;
c/ Calculating it on the basis of figures of executed projects with similar econo-technical norms. Upon the application of this method, the figures of similar projects must be calculated in conversion to the time of formulating the projects and adjusting expenses not yet determined in the total investment;
d/ Combining the methods specified at Points a, b and c, Clause 1 of this Article.
2. The initial total investment of works subject to investment reports and works to which the form of turn-key contracts is applied shall be estimated on the basis of the investment capital ration or expenses for executed similar works and expenses affecting the total investment according to the length of construction duration.
3. The reserve for arising work volume is calculated in percentage (%) of all the expenses specified at Points a, b, c, d, e and f, Clause 3, Article 4 of this Decree. The reserve for drift of prices is calculated on the basis of length of the work construction duration and the annual construction price indexes, suitable to types of construction works with possible fluctuation of domestic and world market prices taken into account.
Article 6.- Appraisal and approval of total investment
1. Appraisal of total investment constitutes a content of the appraisal of work construction investment projects. Contents of total investment appraisal include:
a/ The suitability of the method of determining the total investment with technical characteristics and nature as well as technological requirements of work construction investment projects;
b/ The completeness, reasonability and compliance with practical market requirements of the expense items in the total investment;
c/ The calculations on efficiency of work construction investment, risks, financial plans, loan capital repayment plans, if any;
d/ Determination of the total investment value, ensuring the efficiency of work construction investment.
2. Investment deciders shall decide on the organization of appraisal of the total investment or may hire organizations or individuals fully meeting the capability and experience conditions to verify. The appraisal charges or verification expenses are calculated into other expenses in the total investment. Organizations and individuals performing the appraisal or verification of the total investment shall bear responsibility before law for the reasonability and accuracy of the appraisal or verification results.
3. The total investment stated in an investment decision is approved by the investment decider.
Article 7.- Adjustment of total investment
1. The approved total investment is adjusted only in the following cases:
a/ There appear force majeure circumstances: earthquakes, storms, floods, whirlwinds, tsunami, landslides; wars or war dangers, which exert direct impacts on construction works;
b/ The approved planning is adjusted, thus directly affecting the total investment in work construction;
c/ The investment deciders change or adjust the work sizes upon emergence of new elements which bring about higher socio-economic efficiency.
2. Competence to adjust total investment:
a/ For construction works financed by state budget capital: Investors shall report to and ask for permission of investment deciders before adjusting the total investment;
b/ For construction works financed by State-guaranteed credit sources, development investment credit capital of the State and other investment capital of the State: Investors may make decisions by themselves and take responsibility for the adjustment of the total investment.
3. The difference between the adjusted total investment and the approved total investment must be appraised according to the provisions of Article 6 of this Decree.
WORK CONSTRUCTION COST ESTIMATES
Article 8.- Contents of work construction cost estimates
1. The work construction cost estimates (below referred to as work cost estimates) are determined according to specific construction works and serve as a basis for investors to manage work construction investment expenditures.
2. The work cost estimates are formulated on the basis of work volumes determined according to technical designs or construction drawing designs, the works tasks to be performed and work construction unit price, the expenditure norms calculated in percentage (%) (below referred to as percentage norms) necessary for the performance of such work volumes and tasks.
3. The work cost estimate contents include the construction expenses, equipment expenses, project management expenses, construction investment consultancy expenses, other expenses and reserve expenses.
Article 9.- Work cost estimation
1. Work cost estimates are formulated as follows:
a/ The construction expenses are estimated for the works, principal work items, tasks of specific works and determined by cost estimation. For supporting works, temporary works in service of construction, makeshifts for dormitory and construction administration, the construction expenses are determined by way of cost estimation or percentage norms;
The construction expenses include direct expenses, general expenses, pre-calculated taxable incomes and value-added tax, expenses for construction of makeshifts at construction sites for dormitory and construction administration;
b/ The equipment expenses in the work cost estimates include expenses for equipment procurement, including expenses for training and technology transfer, if any; expenses for equipment installation, expenses for experiment, adjustment and other relevant expenses, if any;
The equipment procurement expenses are determined on the basis of volumes, quantities and categories of equipment to be purchased or processed and the equipment purchase or processing prices. The expenses for training and technology transfer, expenses for equipment installation, expenses for experiment and adjustment and other relevant expenses (if any) are determined through estimation;
c/ The project management expenses include expenses necessary for investors to organize the project management. The project management expenses are determined by percentage norms;
d/ The construction investment consultancy expenses include expenses for consultancy on construction investment project formulation, designing, construction supervision, verification consultancy and other construction investment consultancy expenses. The construction investment consultancy expenses are determined by percentage norms or estimation;
e/ Other expenses include expenses not yet specified at Points a, b, c and d, Clause 1 of this Article and are determined by estimation or percentage norms;
f/ The reserve expenses for arising work volumes are calculated in percentage of all the expenses specified at Points a, b, c, d and e, Clause 1 of this Article. The reserve expenses for drift of prices are calculated on the basis of the length of the work construction duration and annual construction price indexes suitable to types of construction works.
2. For small-sized works only requiring the formulation of econo-technical reports, the total investment is the work cost estimates.
3. For projects with many works, investors may determine the total cost estimates of the projects to serve the project management. The total cost estimates of projects are determined by way of aggregating all estimates of works under the projects.
Article 10.- Verification and approval of work cost estimates
1. Investors shall organize the verification of work cost estimates before approval. The verification covers:
a/ Examination of the consistency of the key estimated volume with the designed volume;
b/ Examination of the properness and rationality of the application of work construction unit prices, percentage norms, consultancy expense estimates and other expense estimates in the work cost estimates;
c/ Determination of value of work cost estimates.
2. If investors have no conditions or capability to conduct the verification, they may hire organizations or individuals that satisfy the capability and experience conditions to verify the work cost estimates. Consultancy organizations and individuals verifying work cost estimates are answerable to law and investors for the verification results.
3. Investors approve work cost estimates after making verification and are answerable to law for the approval of work cost estimates. Approved work cost estimates serve as a basis for determining bidding package prices, construction costs and as a basis for negotiation and conclusion of contracts with, and payment to, contractors in case of appointment of contractors.
4. Works or work items financed by state budget capital must be accompanied with approved designs and cost estimates when their construction starts.
Article 11.- Adjustment of work cost estimates
1. Work cost estimates are adjusted in the following cases:
a/ The cases provided for in Clause 1, Article 7 of this Decree;
b/ Cases the alteration or supplementation of designs, which does not contravene the base design, is permitted or the structure of expenses in the cost estimate changes but does not exceed the approved work cost estimate, including reserve expenses.
2. Investors organize the verification and approval of adjusted work cost estimates.
CONSTRUCTION NORM AND WORK CONSTRUCTION PRICES
Article 12.- Construction norms
1. The construction norms include econo-technical norms and percentage norms.
2. The econo-technical norms serve as a basis for formulation of work construction unit prices, general construction prices.
3. The percentage norms are used for determination of costs of some types of job, expenses in construction investment, including construction investment consultancy, supporting works, site preparation, general expenses, pre-calculated taxable incomes and a number of other jobs and expenses.
Article 13.- Formulation and management of construction norms
1. The Construction Ministry shall guide the methods of formulating construction norms, establishes and promulgates construction norms.
2. Based on the methods of formulating the construction norms as provided for in Clause 1 of this Article, ministries and provincial-level Peoples Committees shall organize the establishment and promulgation of construction norms for particular works and jobs of their respective branches or localities.
3. For construction activities already included in the system of promulgated construction norms which are, however, not suitable to construction methods and conditions or technical requirements of the works, investors, contractors and consultancy organizations shall adjust such norms properly for application to the works.
4. For new construction activities not yet included in the system of promulgated construction norms, the investors, contractors and consultancy organizations shall base themselves on the technical requirements, construction conditions and methods of formulating the norms guided by the Construction Ministry to establish norms for the above activities or apply similar construction norms to other works.
5. Investors may hire consultancy qualified and experienced organizations to guide, formulate or adjust the construction norms defined in Clauses 3 and 4 of this Article. The consultancy organizations shall bear responsibility for the rationality and accuracy of these construction norms.
6. The application of new construction norms defined in Clause 4 of this Article to the formulation of unit prices for payment to works financed by state budget capital must be agreed upon by competent state management agencies.
Article 14.- System of work construction prices
1. The work construction price system covers work construction unit prices and general construction prices. A work construction unit price is formulated for a specific work. The general construction price is synthesized from work construction unit prices.
2. The work construction price system is used for determination of construction expenses in the total investment and work cost estimates.
Article 15.- Formulation of work construction unit prices
1. The work construction unit prices are formulated on the basis of econo-technical norms and the following expenses:
a/ The prices of construction materials determined as suitable to standards, categories and quality of materials used for specific construction works. The construction materials prices are determined on the basis of the market prices notified by supplying organizations of producers, suppliers, or the prices applicable to other works of similar standards and quality. The prices of materials transported to construction sites are calculated by the method of formulating work construction unit prices;
b/ The prices of construction labor are determined according to the popular labor market price in each region or province and according to branch or occupation. The construction labor prices are calculated on the basis of the minimum wage level promulgated by competent state agencies; capital sources and payment capability of investors and other requirements;
c/ The prices of construction machine and equipment shifts are determined by the methods guided by the Construction Ministry.
2. For construction works financed by ODA capital, employing foreign laborers and using imported supplies, materials and construction equipment, and subject to other particular requirements, the construction unit prices are formulated with addition of expenses under practical and particular conditions of the works.
Article 16.- Management of work construction prices
1. Investors base themselves on the method of formulating the work construction unit prices, technical requirements and specific construction measures of works to organize the formulation of work construction unit prices and general construction prices for use as bases for determination of the total investment and work construction cost estimates in order to manage the work construction investment expenditures.
2. Work construction investors may hire qualified and experienced consultancy organizations or individuals to perform jobs or part of jobs related to the formulation of work construction prices. The consultancy organizations and individuals shall bear responsibility before investors and law for the reasonability and accuracy of work construction prices they have formulated.
3. Provincial-level Peoples Committee shall base themselves on the requirements of work construction investment expenditure management to guide the formulation and management of construction prices for construction works in their localities.
Article 17.- Construction price indexes
1. The construction price indexes are indicators of fluctuation of work construction prices in a given period and serve as a basis for the determination of the total investment and the management of work construction investment expenditures. The construction price indexes are determined according to types of works, regions and promulgated by each time.
2. The Construction Ministry shall promulgate the construction price indexes and methods of formulating the construction price indexes. Construction investment consultancy organizations fully meeting the capability conditions shall determine and promulgate construction price indexes for application reference.
Article 18.- Consultancy on construction investment expenditure management
1. Consultancy on management of work construction investment expenditures is a conditional business activity.
2. An organization providing consultancy on construction investment expenditure management must have at least three persons possessing the certificate of construction valuation engineer. Organizations providing consultancy on management of work construction expenditures are classified into two grades as follows:
a/ Grade 1: Having at least 5 grade-1 construction valuation engineers;
b/ Grade 2: Having at least 3 grade 2- construction valuation engineers or one grade-1 construction valuation engineer.
3. Individuals independently providing consultancy on management of construction investment expenditures must possess certificates of construction valuation engineer.
4. Organizations and individuals providing consultancy on management of construction investment expenditures can only provide consultancy within their prescribed operation scopes and bear responsibility before law and investors for their consultancy activities.
5. The Construction Ministry defines the scopes of operation of individuals and organizations providing consultancy on management of construction investment expenditures and grades of construction valuation engineers, guides the training, the grant and management of certificates of construction valuation engineers.
CONTRACTS IN WORK CONSTRUCTION ACTIVITIES
Article 19.- Contracts in construction activities
1. A contracts in construction activities (below referred to as construction contract for short) means a written agreement between the principal and the contractor on the establishment, change or termination of the rights and obligations of the contracting parties for the performance of all or several jobs in construction activities. Construction contracts are legal documents binding on the contracting parties in terms of rights and obligations. Disputes between the contracting parties are settled on the basis of legally effective contracts.
2. Construction contracts cover the following principal contents: jobs and tasks to be performed; types of guarantee; quality and other technical requirements of jobs; implementation duration and progress; contractual prices and payment modes; pre-acceptance test and hand-over conditions; warranty duration; liability for contractual breaches; contractual adjustment; other agreements according to types of contract; languages used in contracts.
3. Construction contracts shall be concluded only when the principals complete the selection of contractors according to regulations and the contracting parties have concluded the process of negotiations on contracts.
4. The construction contracts include the following major types:
a/ The consultancy contract means a construction contract for the performance of one, several or all consultancy jobs in construction activities;
b/ The equipment and material supply contract means a construction contract for supply of materials, technological equipment for a work construction investment project;
c/ The construction contract means a construction contract for the execution of construction, equipment installation for work, work items or construction parts according to work construction designs;
d/ The engineering-provision-construction contract (the EPC contract) means a construction contract for the performance of all jobs from designing, supply of materials and equipment to construction of works, work items;
e/ The turn-key contract means a construction contract for the package performance of all jobs: project formulation; designing; supply of materials and equipment; work construction.
Article 20.- Construction contract dossiers
1. A construction contract dossier comprises a construction contract and its accompanying documents.
2. The documents accompanying a construction contract constitute an integral part of the contract. Depending on the scale and nature of jobs, the documents accompanying the construction contracts comprise all or some of the following documents:
a/ Notice on contract winning or contractor appointment document;
b/ Contractual conditions ( exclusive and common conditions of the contract);
c/ The contractors proposals;
d/ Technical instructions, reference conditions;
e/ Design drawings;
f/ Written amendments and supplements;
g/ Contract performance security, down-payment guarantee and other guarantees, if any;
h/ Other relevant documents.
3. The contracting parties reach agreement on priority order upon the application of contractual documents if these documents contain contradictory or different provisions.
Article 21.- Construction contract prices
A construction contract price is an amount of money paid by a principal to a contractor for the performance of a work volume under the progress, quality and other requirements provided in the construction contract. Depending on the characteristics and nature of construction works, the contracting parties shall agree on the construction contract prices in one of the following form:
1. The package contract price:
a/ The package contract price means a contract price, which remains unchanged throughout the course of contract performance, excluding cases of permitted adjustment provided for in the contract, if any;
b/ The package contract price is applied to the following cases:
Works or bidding packages with work volumes, quality or implementation duration being clearly identified or in a number of cases with work volume being unidentifiable but the contractors have full capability, experience and documents for calculation and determination of the package prices and accept risks related to the determination of the package prices.
Bidding packages or consultancy jobs are ordinary and simple, for which the contract prices are determined in percentages of the value of works or work volumes.
2. Contract prices based on fixed unit prices:
a/ The fixed unit price-based contract price is a contract price determined on the basis of temporarily calculated work volume and the unit price of each contractual job is fixed and remains unchanged throughout the course of contract performance, except cases of permitted adjustment provided for in contracts, if any;
b/ The fixed unit price- based contract price applies to works or bidding packages without conditions for accurate determination of work volumes but with full conditions for determination of unit prices of job performance and the contractors have full capability, experiences and documents for calculation and determination of fixed unit prices of work construction and risks related to the determination of unit prices;
c/ The fixed unit prices remain unchanged throughout the course of contract performance, except for cases of permitted adjustment clearly stated in the construction contracts.
3. Contract prices based on adjusted prices:
a/ The adjusted price-based contract price is a contract price, where work volume and unit price for contractual jobs are allowed for adjustment in cases provided for in the contract;
b/ The adjusted price-based contract price applies to works or bidding packages, which, at the time of concluding the contract, have no conditions for accurate determination of work volumes to be performed or expenses for determination of unit prices for performance of jobs;
c/ The adjusted prices will be adjusted when all conditions for determination of work volume and execution unit prices prescribed in the contracts are fully met.
4. The combined contract price is a contract price determined in the forms specified in Clauses 1, 2 and 3 of this Article. The combined contract price applies to large-sized works or bidding packages with complicated techniques and prolonged implementation duration. The principal and the contractor base on types of contractual jobs to reach agreement on, and determine types of jobs to which the package contract price, the fixed unit price- based contract price or the adjusted price-based contract price is applied.
Article 22.- Adjustment of unit prices in construction contracts
The adjustment of unit prices in construction contracts must be stated in such contracts and made in the following cases:
1. Upon conclusion of contracts, temporarily calculated unit prices were used for jobs or work volumes for which the principal and the contractor, at the time of contract conclusion, had not yet acquired full conditions for accurate determination of the unit prices and agreed to adjust them when conditions permit.
2. When the arising work volume exceeds 20% of the corresponding work volume, which must be performed by the contractor under the contract, the adjustment of the unit price of such arising work volume will be considered.
3. The unit prices which the investor and contractor agreed to consider and readjust after given durations as from the time the contracts are performed and which are clearly stated in the contracts.
4. When the prices of fuel, supplies and equipment stated in the contracts greatly fluctuate, directly affecting the contract performance or when the state changes relevant policies, which must be reported to competent persons for consideration and decision.
5. When there appear force majeure circumstances provided for in the contracts.
Article 23.- Adjustment of construction contract prices
1. The construction contract prices are adjusted only in the following cases:
a/ Addition of jobs not specified in the signed contracts;
b/ It is so provided for in Article 22 of this Decree;
c/ There appear price fluctuations prescribed in the contracts. The grounds for price fluctuation calculation are determined within 28 days before the contractor submits the payment dossiers.
2. Within the bidding package prices stated in the approved bidding plans, the adjustment of construction contract prices must be clearly stated in the construction contracts by the principal and the contractor.
3. Based on the provisions of Article 22 of this Decree, investors may approve the adjusted contractual prices and bear responsibility for their approval. For works financed by state budget capital, investors shall report the adjusted contractual prices to investment deciders before approving them.
4. Where the adjusted construction contract price exceeds the price of a bidding package stated in the approved bidding plan, investors shall report thereon to persons competent to consent before approving the adjusted contractual prices.
5. The adjustment of construction contract prices of a project must not exceed the total investment in the project already approved by competent authorities.
Article 24.- Advance of capital for performance of construction contracts
1. The advance of work construction investment capital must be stipulated in construction contracts and effected immediately after the contracts take effect. The advance levels of work construction investment capital are provided as follows:
a/ For consultancy contracts, the minimum capital advance level is 25% of the contractual price;
b/ For construction contracts, the minimum capital advance level is 10% of the contractual price, for contracts valued at over VND 50 billion; 15%, for contracts valued at between VND 10 billion and 50 billion, and 20%, for contracts valued at below VND 10 billion.
c/ For materials and equipment supply contract, the advance level is not lower than 10% of the contractual price, depending on the contractual values;
d/ For EPC contracts, the advance of capital for purchase of equipment is based on the supply progress stated in the contracts; other jobs such as engineering, the elaborated minimum advance level is 15% of the value of such contractual jobs.
2. The advance of capital for ground clearance is made under the ground clearance plans.
3. The principal reaches agreement with the contractor on plans for advance and recovery of capital for prior-production of a number of construction components and semi-finished products of great value to ensure the construction or for purchase of some types of materials for seasonal reserve.
Article 25.- Construction contract payment
1. The contractual payment must accord the types, prices and terms of contracts concluded by the contracting parties. The number of payments, the payment period and payment conditions must be clearly stated in the contracts.
2. For package contract prices: the payment is made in percentage (%) of the contractual price or prices of completed works, work items corresponding to the payment periods stated in the contracts after the payment dossiers are examined and certified by investors. The contractor will be fully paid with prices of the contracts signed with the principal and adjusted money amounts (if any) after the completion of the contracts and the pre-acceptance test and hand-over of works.
3. For fixed unit price-based contract prices: the payment is made on the basis of the completed work volume (including arising volume, if any) tested and accepted in the payment periods and the unit prices corresponding to such works stated in contracts or contract annexes.
4. For adjusted price-based contract prices: the payment is made on the basis of the completed work volume (including arising volume, if any) tested and accepted in the payment periods and unit prices already adjusted under the contracts. Where upon the mature of payment periods, there still lack conditions for adjustment of unit prices, the unit prices temporarily calculated when the contracts were signed will be used for making the payment and the payment value will be adjusted upon the availability of unit prices adjusted under the contractual provisions.
5. Where the combined contractual price is applied as provided for in Clause 4, Article 21 of this Decree, the payment shall correspondingly comply with the provisions of Clauses 2, 3 and 4 of this Article.
6. The advance capital is recovered gradually through payments. The recovery of advance capital starts immediately after the first payment and concludes when the paid work volume reaches 80% of the contract value. For the ground clearance, the recovery of advance capital will conclude after the completion of the ground clearance.
7. Within 10 working days after the contractor submits the valid payment dossiers, investors shall make payment for the performed work volume to the contractor. For construction works financed with state budget capital, within 3 working days after the receipt of complete and valid payment dossiers of the contractor, the investors must complete all procedures and transfer the payment requests to capital-allocating or -lending agencies. In the year of construction completion or the year of work commissioning, investors shall make payments to contractors for the completed work volume minus the money amounts retained for work warranty according to regulations.
Article 26.- Construction contract payment dossiers
1. Necessary documents and certifications in the payment dossiers must be clearly inscribed in construction contracts. The payment dossiers made by contractors comprise the following principal documents:
a/ The written record on acceptance of the work volume performed in the payment period with certifications of representatives of the contractor, the principal and the supervision consultant, if any;
b/ The written certification of the volume increase or decrease over the contract with certification of representatives of the contractor, the principal and the supervision consultant, if any;
c/ The list of proposed payments based on the completed work volume, which has been certified, and the unit price stated in the contract;
d/ The contractors payment proposal, clearly stating the completed work volume and completed value, the increase (decrease) value against the contract, the advanced value, the value proposed for payment in the period.
2. For cases of contractual payment at package contract prices: The written record certifying the volume at Point a, Clause 1 of this Article, means the certification of completion of works, work items, construction jobs suitable to designs (certification of detailed completed volume is not required).
Article 27.- Unit prices of work volume arising outside construction contracts
1. The work volumes arising outside a construction contract include:
a/ The work volume added to the prescribed work volume, for contracts to which the mode of package contract price is applied;
b/ The work volume without unit price or the work volume with unit price, which is arising, added volume, for contracts to which the mode of fixed unit price- or adjusted price-based contract price prescribed in Clauses 2 and 3, Article 21 of this Decree, is applied.
2. For arising work volume smaller than 20% of the corresponding work volume inscribed in the contract and having unit price stated in the contract, the unit price stated in the contract will be used to make payments.
3. For arising work volume larger than 20% of the corresponding work volume stated in the contract or arising work volume without contract unit price, the contractor and the principal shall agree to determine it according to the principles specified in the contract regarding the unit prices of arising work volumes.
4. For the added work volume outside the work volume prescribed by the contract to which the mode of package contract price is applied, the additional value will be included in cost estimate. The principal and the contractor shall negotiate and agree to sign a contract on addition of this arising value.
5. Investors may approve unit prices for the arising work volumes, make payments for arising volumes and take responsibility for such approval and payments. For works financed by state budget capital, investors shall report thereon to investment deciders before approving the unit prices of the arising work volumes and making payments for the arising volumes.
Article 28.- Construction work insurance and work warranty
1. The insured objects, insurance sums, insurance duration and insurance liabilities of the principal and the contractor must be clearly stated in construction contracts.
2. Insurance for construction works and assets of the principal will be purchased by the principal. Where this insurance premium has been already included in the contract-winning price, the contractor shall buy the insurance.
3. The contractor shall buy necessary insurances to secure his/her activities.
4. The principal and the contractor shall agree on and provide for in the contract the warranty conditions and duration and the parties liabilities for construction work warranty as well as the money amounts retained for performance of work warranty obligations. If agreed by the principal, the contractor may pay work warranty guarantee instead of the money amounts to be retained by the principal for work warranty.
Article 29.- Rewards, fines and settlement of contractual disputes
1. The rewards for contractual over-fulfillment and fines for contractual breaches must be clearly stated in the construction contracts.
2. The reward level must not exceed 12% of the value of the over-fulfilled contractual portion; the fine level must not exceed 12% of the value of the breached contractual portion.
3. Disputes between contracting parties must be settled through negotiation and conciliation between the parties or settled by arbitrators or courts according to provisions of law.
Article 30.- Construction contract settlement
1. The principal and the contractor shall settle their construction contract within 30 days after the contractor has fulfilled contractual obligations (except for the work warranty obligation according to regulations) and proposed the contract settlement.
2. The contractor shall make the contract settlement and send it to the principal. The contract settlement must clearly determine the value of the signed contract, the value already paid, the value to be paid and other obligations to be performed by the principal under the contractual provisions. The principal shall examine and make settlement with the contractor and take responsibility for the contractual value already settled.
3. Immediately after fulfilling the work warranty obligations under provisions of the signed contract, the principal (or investor) shall repay the money amounts retained for work warranty (if any) to the contractor and settle the contract, terminating all obligations between the contracting parties.
PAYMENT, SETTLEMENT OF WORK CONSTRUCTION INVESTMENT CAPITAL
Article 31.- Payment of work construction investment capital
1. Within 7 working days after the receipt of payment proposal and valid dossiers, the capital-allocating or -lending agencies shall pay the investment capital according to written payment proposals of investors (or their lawful representatives) on the basis of the assigned capital plans.
2. Investors (or their lawful representatives) bear responsibility before law for the value of their payment proposals made to the capital-allocating or -lending agencies. In the course of making construction investment capital payments, if detecting errors or irrationalities in the value of payment proposals of investors (or their lawful representatives), the investment capital-allocating or -lending agencies shall immediately notify the investors thereof for the latter to make explanations, supplementation and completion of the dossiers.
3. Investors may demand compensations or file lawsuits to administrative or economic tribunals to claim compensations for the damage caused to them due to the delayed payment by investment capital- allocating or - lending agencies. The investment capital- allocating or - lending organizations and investors are strictly forbidden to set illegal regulations on payment of construction investment capital.
Article 32.- Settlement of work construction investment capital
1. The settled investment capital means the total lawful expenditures invested in the construction and commissioning of works. Lawful expenditures mean expenditures made within the scope of approved design and cost estimates, including adjusted or added portions or the expenditures made in strict accordance with signed contracts and with provisions of law. For works financed by state budget capital, the settled investment capital must lie within the total investment limits already approved by competent authorities.
Depending on the size, nature and construction duration of works, investors may settle the construction investment capital for each work item or the entire work immediately after this work item or work is completed and put into exploitation and use at the request of investment deciders.
2. Investors shall compile dossiers on settlement of investment in completed works, work items for submission to investment deciders for approval, within 12 months for national important projects and group-A projects, 9 months for group-B projects and 6 months for group-C projects, as from the time the works are completed and put to use. Six months after the issuance of decisions approving the settlement of investment capital for completed projects, investors shall settle debts and settle the projects accounts at investment capital-paying,
-lending or -allocating agencies.
3. For construction works financed with ODA capital sources, investors shall unified the investment capital according to the regulations of the State and the regulations of donors, if any.
STATE MANAGEMENT OF WORK CONSTRUCTION INVESTMENT EXPENDITURES
Article 33.- The Construction Ministry
The Construction Ministry is the body responsible for performing the unified state management of work construction investment expenditures and has the responsibilities:
1. To guide the formulation and management of construction investment expenditures, including the total investment, work construction cost estimates, work construction norms and prices; the methods of measuring and separating work volumes; and the methods of determination of prices of construction machine and equipment working shifts.
2. To announce the construction norms, investment capital ration, construction price indexes, methods of determining the construction price indexes; to guide contracts on work construction and other contents defined in this Decree.
3. To inspect and examine the implementation of provisions on management of work construction investment expenditures.
Article 34.- The Finance Ministry
1. To guide the payment and settlement of work construction investment capital.
2. To guide and promulgate expenditures on consultancy insurance, construction work insurance.
3. To inspect and examine the settlement and final settlement of state budget-financed projects.
Article 35.- Ministries and provincial-level Peoples Committees
1. Ministries and provincial-level Peoples Committees base themselves on the construction norm-formulating methods guided by the Construction Ministry to organize and promulgate construction norms for particular works and jobs of their respective ministries or localities.
2. Provincial-level Peoples Committees guide the setting and management of work construction prices in their respective provinces or cities; inspect the implementation of provisions on management of work construction investment expenditures in their localities.
Article 36.- Transitional handling
1. Work construction investment projects, which have been approved before the effective date of this Decree but not yet implemented or are being implemented, comply with the provisions on management of construction investment expenditures of the Governments Decree 16/2005/ND-CP of February 7, 2005, on management of work construction investment projects, Decree 112/2006/ND-CP of September 29, 2006, amending and supplementing a number of articles of Decree 16/2005/ND-CP on work construction investment projects, and other relevant legal documents.
In case of necessity to adjust the total investment under the provisions of this Decree, investment deciders shall consider and decide on the adjustment and ensure the non-interruption of the implementation of work construction investment projects.
2. Work construction investment projects, which have been formulated and appraised but not yet approved before the effective date of this Decree, comply with the provisions of this Decree.
3. Organizations and individuals performing the jobs of consultancy on management of work construction investment expenditures may carry on their activities until December 31, 2008. As from January 1, 2009, these organizations and individuals shall fully satisfy the conditions prescribed in this Decree if they continue providing consultancy on management of work construction investment expenditures.
Article 37.- Implementation effect
This Decree takes effect 15 days after its publication in CONG BAO.
Article 38.- Organization of implementation
1. Ministers, heads of ministerial-level agencies, heads of government-attached agencies, presidents of provincial/municipal Peoples Committees, and relevant organizations and individuals shall implement this Decree.
2. This Decree replaces the provisions on management of work construction investment project expenditures, on contracts in construction activities of the Governments Decree 16/2005/ND-CP of February 7, 2005, on management of work construction investment projects, and Decree 112/2006/ND-CP of September 29, 2006, amending and supplementing a number of articles of Decree 16/2005/ND-CP of February 7, 2005, and the provisions in other legal documents, which are contrary to this Decree.
3. The Construction Ministry shall assume the prime responsibility for, and coordinate with relevant ministries and branches in, guiding the implementation of this Decree.
|
ON BEHALF OF THE GOVERNMENT |
Tình trạng hiệu lực: Không còn phù hợp