Nghị định 75/2006/NĐ-CP Hướng dẫn Luật Giáo dục
Số hiệu: | 75/2006/NĐ-CP | Loại văn bản: | Nghị định |
Nơi ban hành: | Chính phủ | Người ký: | Nguyễn Tấn Dũng |
Ngày ban hành: | 02/08/2006 | Ngày hiệu lực: | 23/08/2006 |
Ngày công báo: | 08/08/2006 | Số công báo: | Từ số 3 đến số 4 |
Lĩnh vực: | Giáo dục | Tình trạng: |
Hết hiệu lực
01/09/2020 |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
CHÍNH PHỦ |
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số : 75/2006/NĐ-CP |
Hà Nội, ngày 02 tháng 8 năm 2006 |
QUY ĐỊNH CHI TIẾT VÀ HƯỚNG DẪN THI HÀNH MỘT SỐ ĐIỀU CỦA LUẬT GIÁO DỤC
CHÍNH PHỦ
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;
Căn cứ Luật Giáo dục ngày 14 tháng 6 năm 2005;
Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo,
NGHỊ ĐỊNH :
1. Nghị định này quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Giáo dục về chương trình giáo dục, sách giáo khoa và giáo trình; thi kiểm tra và văn bằng, chứng chỉ trong hệ thống giáo dục quốc dân; mạng lưới, tổ chức, hoạt động, nhiệm vụ, quyền hạn của nhà trường và cơ sở giáo dục khác; chính sách đối với nhà giáo; chính sách đối với người học; kiểm định chất lượng giáo dục; bảo đảm các điều kiện tài chính cho giáo dục.
2. Nghị định này áp dụng cho nhà trường, cơ sở giáo dục khác trong hệ thống giáo dục quốc dân, các tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động giáo dục.
Trường của cơ quan nhà nước, của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, của lực lượng vũ trang nhân dân khi thực hiện chương trình giáo dục của hệ thống giáo dục quốc dân phải tuân theo các quy định của Nghị định này.
1. Phổ cập giáo dục là quá trình tổ chức để mọi công dân đều được học tập và đạt tới một trình độ học vấn tối thiểu theo quy định của Nhà nước. Giáo dục tiểu học và giáo dục trung học cơ sở là các cấp học phổ cập.
2. Ủy ban nhân dân các cấp có trách nhiệm:
a) Bảo đảm để mọi trẻ em 6 tuổi đều được vào học lớp một; thực hiện phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi;
b) Củng cố, duy trì kết quả phổ cập giáo dục tiểu học và chống mù chữ;
c) Có kế hoạch và giải pháp thực hiện phổ cập giáo dục trung học cơ sở.
3. Đối với các địa phương (xã, huyện, tỉnh) đã được công nhận đạt chuẩn phổ cập giáo dục trung học cơ sở, Ủy ban nhân dân các cấp có trách nhiệm củng cố, duy trì kết quả phổ cập giáo dục trung học cơ sở; căn cứ điều kiện cụ thể của địa phương để xây dựng kế hoạch thu hút phần lớn học sinh tốt nghiệp trung học cơ sở theo học trung học phổ thông, trung cấp.
4. Hằng năm, cơ sở giáo dục và đơn vị hành chính (gọi chung là đơn vị) đã được công nhận đạt chuẩn phổ cập giáo dục tiểu học, phổ cập giáo dục trung học cơ sở phải tiến hành tự kiểm tra theo tiêu chuẩn quy định về phổ cập giáo dục, báo cáo bằng văn bản với cấp có thẩm quyền công nhận đạt chuẩn.
5. Bộ Giáo dục và Đào tạo có trách nhiệm hướng dẫn thực hiện, giám sát kiểm tra, tổng hợp kết quả thực hiện phổ cập giáo dục, báo cáo Thủ tướng Chính phủ.
Đơn vị hai năm liền không duy trì được kết quả phổ cập giáo dục thì bị xoá tên khỏi danh sách các đơn vị đạt chuẩn. Việc công nhận lại, các đơn vị này phải được xem xét như đối với đơn vị được xét công nhận lần đầu.
6. Gia đình có trách nhiệm tạo điều kiện cho các thành viên của gia đình trong độ tuổi quy định được học tập để đạt trình độ giáo dục phổ cập.
1. Hướng nghiệp trong giáo dục là hệ thống các biện pháp tiến hành trong và ngoài nhà trường để giúp học sinh có kiến thức về nghề nghiệp và có khả năng lựa chọn nghề nghiệp trên cơ sở kết hợp nguyện vọng, sở trường của cá nhân với nhu cầu sử dụng lao động của xã hội.
2. Phân luồng trong giáo dục là biện pháp tổ chức hoạt động giáo dục trên cơ sở thực hiện hướng nghiệp trong giáo dục, tạo điều kiện để học sinh tốt nghiệp trung học cơ sở, trung học phổ thông tiếp tục học ở cấp học hoặc trình độ cao hơn, học trung cấp, học nghề hoặc lao động phù hợp với năng lực, điều kiện cụ thể của cá nhân và nhu cầu xã hội; góp phần điều tiết cơ cấu ngành nghề của lực lượng lao động phù hợp với nhu cầu phát triển của đất nước.
3. Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo chỉ đạo xây dựng chương trình giáo dục trung học cơ sở, trung học phổ thông theo mục tiêu quy định tại khoản 3 và khoản 4 Điều 27 của Luật Giáo dục, chú trọng đổi mới nội dung, phương pháp giáo dục, cụ thể hoá chuẩn kiến thức, kỹ năng giáo dục kỹ thuật tổng hợp - hướng nghiệp. Ở cấp trung học cơ sở, nội dung hướng nghiệp được lồng ghép vào các môn học, đặc biệt là môn công nghệ. Ở cấp trung học phổ thông, nội dung hướng nghiệp được bố trí thành môn học.
4. Bộ Kế hoạch và Đầu tư hướng dẫn các Bộ, ngành và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh dự báo xác định cơ cấu nhân lực theo trình độ và ngành nghề trong quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của cả nước, từng vùng và địa phương.
5. Ủy ban nhân dân các cấp có trách nhiệm dự báo và công bố công khai về nhu cầu sử dụng nhân lực trong kế hoạch hằng năm, năm năm của địa phương; xây dựng chính sách cụ thể nhằm gắn đào tạo với sử dụng, chỉ đạo cơ quan quản lý giáo dục ở địa phương thực hiện có chất lượng và hiệu quả phân luồng trong giáo dục.
6. Các trường đại học, cao đẳng, trung cấp hàng năm công bố công khai năng lực, ngành nghề đào tạo, có biện pháp cụ thể sử dụng kết quả hướng nghiệp ở phổ thông trong quá trình tuyển sinh và tổ chức đào tạo.
7. Cơ quan nhà nước, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội nghề nghiệp, tổ chức kinh tế có trách nhiệm tạo cơ hội cho học sinh phổ thông làm quen với môi trường hoạt động của mình.
1. Liên thông trong giáo dục là biện pháp giúp người học có thể sử dụng kết quả học tập đã có để học tiếp ở các cấp học, trình độ cao hơn cùng ngành nghề hoặc khi chuyển sang ngành đào tạo, hình thức giáo dục và trình độ đào tạo khác phù hợp với yêu cầu nội dung tương ứng.
2. Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo theo thẩm quyền, chỉ đạo xây dựng chương trình dạy nghề, trung cấp chuyên nghiệp liên thông với các chương trình giáo dục phổ thông và các chương trình trình đào tạo khác, tạo điều kiện cho người học kế thừa được các kết quả học tập ở giáo dục phổ thông.
3. Bộ Giáo dục và Đào tạo chủ trì, phối hợp với Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định về việc công nhận giá trị chuyển đổi kết quả học tập.
4. Hiệu trưởng các cơ sở giáo dục đại học, giáo dục nghề nghiệp căn cứ vào các quy định nêu ở khoản 3 Điều này và chương trình khung, đối chiếu xác định sự phù hợp về chương trình và rà soát điều kiện về cơ sở vật chất đội ngũ giảng viên quyết định công nhận giá trị chuyển đổi kết quả học tập trong từng trường hợp cụ thể.
5. Người học có quyền đăng ký học tập các chương trình liên thông theo quy định của Nhà nước và của cơ sở giáo dục.
1. Việc dạy và học ngoại ngữ trong nhà trường và cơ sở giáo dục khác phải bảo đảm các yêu cầu sau đây:
a) Đối với giáo dục phổ thông: tổ chức dạy và học ít nhất một ngoại ngữ phổ biến trong giao dịch quốc tế; học sinh được học liên tục từ lớp 3 đến lớp 12. Khuyến khích học sinh học thêm các ngoại ngữ khác;
b) Đối với giáo dục nghề nghiệp và giáo dục đại học: tổ chức học ngoại ngữ phù hợp với yêu cầu chuyên môn cho học viên, học sinh, sinh viên.
2. Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo xây dựng kế hoạch tổng thể quy định điều kiện và tổ chức thực hiện dạy ngoại ngữ trong nhà trường và cơ sở giáo dục khác, bảo đảm thực hiện các yêu cầu quy định tại khoản 1 của Điều này.
3. Việc dạy và học bằng tiếng nước ngoài theo quy định của Thủ tướng Chính phủ.
1. Chương trình giáo dục và thẩm quyền ban hành chương trình giáo dục được quy định tại các Điều 6, 24, 29, 35, 41, 45 và 100 của Luật Giáo dục.
2. Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành chương trình giáo dục mầm non và chương trình giáo dục ở các cấp học của giáo dục phổ thông; quy định cụ thể về chương trình giáo dục thường xuyên, chương trình giáo dục cho trường, lớp dành cho người tàn tật, khuyết tật; ban hành chương trình khung các ngành đối với giáo dục đại học, cao đẳng; chủ trì, phối hợp với Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ liên quan để ban hành chương trình khung các ngành đối với trung cấp chuyên nghiệp.
3. Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội phối hợp với bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ liên quan quy định chương trình khung cho từng trình độ nghề được đào tạo.
Bộ trưởng Bộ Văn hoá - Thông tin phối hợp với Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định cụ thể về chương trình giáo dục, thời gian đào tạo của các trường, lớp năng khiếu nghệ thuật.
Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Thể dục Thể thao phối hợp với Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định cụ thể về chương trình giáo dục, thời gian đào tạo của các trường, lớp năng khiếu thể dục thể thao.
Bộ trưởng Bộ Công an phối hợp với Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định chương trình giáo dục cho trường giáo dưỡng.
4. Căn cứ vào chương trình khung đã được quy định và nhiệm vụ đào tạo của nhà trường, hiệu trưởng cơ sở giáo dục nghề nghiệp, cơ sở giáo dục đại học xây dựng và ban hành chương trình giáo dục của nhà trường.
5. Cấp có thẩm quyền ban hành chương trình giáo dục nào thì có thẩm quyền quyết định thay đổi về chương trình giáo dục đó.
1. Chuẩn kiến thức, kỹ năng trong chương trình giáo dục là mức tối thiểu về kiến thức, kỹ năng mà người học phải đạt được sau khi kết thúc một chương trình giáo dục.
Chuẩn kiến thức, kỹ năng trong chương trình giáo dục là căn cứ chủ yếu để biên soạn sách giáo khoa, giáo trình, đánh giá kết quả học tập của người học.
2. Chuẩn kiến thức, kỹ năng phải bảo đảm các yêu cầu sau đây:
a) Thể hiện mục tiêu giáo dục đối với từng môn học, lớp, cấp học, trình độ đào tạo;
b) Thể hiện kiến thức, kỹ năng mới đáp ứng yêu cầu thực tiễn và hội nhập quốc tế;
c) Được cụ thể hoá thành các tiêu chí phù hợp, làm cơ sở cho việc xây dựng, thực hiện, theo dõi, giám sát và đánh giá khách quan chương trình giáo dục.
Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định việc biên soạn sách giáo khoa; việc chọn sách để dạy thí điểm, tổ chức dạy thí điểm, lấy ý kiến đóng góp của nhà giáo, nhà khoa học, nhà quản lý giáo dục, hội nghề nghiệp, học sinh; việc thẩm định, duyệt và quyết định chọn sách để sử dụng làm sách giáo khoa, bao gồm cả sách giáo khoa bằng chữ nổi, bằng tiếng dân tộc và sách giáo khoa cho học sinh trường chuyên.
1. Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội theo thẩm quyền, quy định các môn học cần sử dụng giáo trình chung và tổ chức biên soạn, duyệt các giáo trình này.
Hiệu trưởng trường trung cấp, trường cao đẳng, trường đại học tổ chức biên soạn và duyệt giáo trình các môn học; chọn giáo trình tiên tiến, hiện đại trong và ngoài nước phù hợp với mục tiêu giáo dục, phù hợp với chương trình khung và nhiệm vụ đào tạo của trường trên cơ sở thẩm định của Hội đồng thẩm định giáo trình do Hiệu trưởng thành lập, bảo đảm có đủ giáo trình chính thức phục vụ giảng dạy và học tập.
2. Nhà giáo tại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp, cơ sở giáo dục đại học cùng với việc sử dụng giáo trình chính thức để giảng dạy được chọn tài liệu để giảng dạy và mở rộng kiến thức cho người học trên cơ sở bảo đảm yêu cầu của chương trình giáo dục.
1. Hội đồng thẩm định chương trình giáo dục, sách giáo khoa, giáo trình là tổ chức giúp người có thẩm quyền duyệt chương trình, sách giáo khoa, giáo trình.
Hội đồng thẩm định chương trình giáo dục, sách giáo khoa, giáo trình bao gồm các nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục, cán bộ khoa học, kỹ thuật có kinh nghiệm, uy tín về giáo dục và đại diện các tổ chức có liên quan. Hội đồng thẩm định chương trình giáo dục và sách giáo khoa của giáo dục phổ thông phải có ít nhất một phần ba tổng số thành viên là các nhà giáo đang giảng dạy ở cấp học tương ứng.
2. Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định nhiệm vụ, quyền hạn, phương thức hoạt động, tiêu chuẩn, số lượng và cơ cấu thành viên của Hội đồng quốc gia thẩm định chương trình giáo dục phổ thông và sách giáo khoa, Hội đồng thẩm định ngành về chương trình trung cấp chuyên nghiệp, Hội đồng thẩm định ngành về chương trình giáo dục đại học; quy định việc thẩm định chương trình giáo dục và giáo trình ở các trường trung cấp chuyên nghiệp, cao đẳng, đại học do Hiệu trưởng các trường tổ chức thẩm định.
3. Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định nhiệm vụ, quyền hạn, phương thức hoạt động, tiêu chuẩn, số lượng và cơ cấu thành viên của Hội đồng thẩm định ngành về chương trình dạy nghề; quy định việc thẩm định chương trình, giáo trình dạy nghề ở các cơ sở dạy nghề do người đứng đầu cơ sở dạy nghề tổ chức thẩm định.
4. Hội đồng thẩm định và các thành viên Hội đồng phải chịu trách nhiệm về nội dung và chất lượng thẩm định.
1. Thi kiểm tra trong hệ thống giáo dục quốc dân gồm thi, kiểm tra kết thúc môn học, thi tốt nghiệp, thi tuyển sinh, thi chọn học sinh giỏi.
2. Việc đánh giá kết quả học tập, công nhận người học hoàn thành chương trình môn học, cấp học hoặc trình độ đào tạo bằng hình thức kiểm tra, thi kết thúc môn học, thi tốt nghiệp hoặc xét tốt nghiệp; kết quả kiểm tra, thi là một căn cứ chủ yếu giúp nhà trường và các cấp quản lý giáo dục đánh giá chất lượng giáo dục.
Việc công nhận tốt nghiệp một cấp học hoặc một trình độ đào tạo được thực hiện bằng: xét tốt nghiệp đối với trung học cơ sở; thi tốt nghiệp đối với trung học phổ thông, trung cấp, cao đẳng; thi tốt nghiệp hoặc bảo vệ đồ án, khoá luận tốt nghiệp đối với trình độ đại học; bảo vệ luận văn đối với trình độ thạc sĩ; bảo vệ luận án đối v?i trình độ tiến sĩ.
Trường hợp đào tạo theo hệ thống tín chỉ thì việc công nhận hoàn thành chương trình môn học, việc công nhận tốt nghiệp đối với người học được thực hiện theo Quy chế đào tạo theo tín chỉ do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành.
3. Thi tuyển, xét tuyển trong hệ thống giáo dục quốc dân nhằm đánh giá khả năng học tập của người dự tuyển để chọn người học. Việc tuyển sinh được thực hiện bằng hình thức thi tuyển, xét tuyển hoặc kết hợp giữa thi tuyển và xét tuyển.
4. Thi chọn học sinh giỏi nhằm khuyến khích việc học tập của người học, góp phần phát hiện nhân tài. Học sinh đạt giải trong các kỳ thi chọn học sinh giỏi được cấp Giấy chứng nhận và được khen thưởng. Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định cụ thể việc thi chọn học sinh giỏi.
5. Quy chế tuyển sinh quy định về hình thức tuyển sinh, đối tượng tuyển sinh, trình tự, thủ tục tuyển sinh, thực hiện chính sách ưu tiên đối với từng loại đối tượng, khu vực, ngành nghề để bảo đảm công bằng trong giáo dục, phù hợp yêu cầu về cơ cấu đào tạo, khuyến khích học sinh có năng khiếu.
6. Quy chế tuyển sinh, Quy định về thi tốt nghiệp, xét tốt nghiệp phải bảo đảm các yêu cầu sau đây:
a) Thực hiện được mục đích thi, tuyển sinh;
b) Bảo đảm chính xác, công bằng, khách quan, phù hợp với tâm sinh lý lứa tuổi của thí sinh;
c) Nội dung các đề thi kiểm tra nằm trong chương trình giáo dục, phù hợp với chuẩn kiến thức và kỹ năng được quy định trong chương trình giáo dục, phân loại được trình độ của thí sinh, kết quả thi kiểm tra phản ánh đúng kiến thức, kỹ năng đã tích luỹ được trong quá trình học tập và rèn luyện của thí sinh;
d) Bảo đảm tổ chức thi kiểm tra nghiêm túc, ngăn chặn và xử lý kịp thời các hành vi tiêu cực trong thi cử.
7. Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Quy chế thi, tuyển sinh trung học phổ thông, trung cấp chuyên nghiệp, cao đẳng, đại học, thạc sĩ, tiến sĩ. Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành Quy chế thi, tuyển sinh dạy nghề.
Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định việc tuyển sinh vào các trường trung học phổ thông theo hình thức thi tuyển, xét tuyển hoặc kết hợp thi tuyển và xét tuyển, trên cơ sở điều kiện cụ thể của địa phương và Quy chế thi, tuyển sinh.
1. Văn bằng của hệ thống giáo dục quốc dân được cấp cho người học sau khi tốt nghiệp một cấp học hoặc một trình độ đào tạo; chứng chỉ của hệ thống giáo dục quốc dân được cấp cho người học sau khi được hoàn thành một khóa hoặc một chương trình đào tạo, bồi dưỡng nâng cao học vấn, nghề nghiệp.
Văn bằng, chứng chỉ phải phản ánh đúng yêu cầu của chương trình giáo dục và trình độ của người học.
2. Quản lý văn bằng, chứng chỉ phải đảm bảo các nguyên tắc sau:
a) Hệ thống văn bằng, chứng chỉ phải được quản lý thống nhất và thực hiện phân cấp quản lý nhà nước; bảo đảm quyền và trách nhiệm của cơ sở giáo dục, phù hợp với xu thế hội nhập quốc tế;
b) Ngăn chặn và xử lý nghiêm minh mọi hành vi gian lận trong cấp phát và sử dụng văn bằng, chứng chỉ.
3. Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội theo thẩm quyền, quy định về điều kiện, trình tự, thủ tục cấp văn bằng, chứng chỉ; quy định về mẫu văn bằng, chứng chỉ; quy định về việc in và quản lý cấp phát, thu hồi, huỷ bỏ văn bằng, chứng chỉ.
1. Thẩm quyền cấp văn bằng của hệ thống giáo dục quốc dân được quy định như sau:
a) Bằng tốt nghiệp trung học cơ sở do Trưởng Phòng Giáo dục và Đào tạo cấp huyện cấp;
b) Bằng tốt nghiệp trung học phổ thông do Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo cấp;
c) Bằng tốt nghiệp trung cấp, Bằng tốt nghiệp cao đẳng, Bằng tốt nghiệp đại học do Hiệu trưởng nhà trường, nơi tổ chức đào tạo các trình độ tương ứng cấp; cơ sở giáo dục đại học có trường đại học thành viên thì Hiệu trưởng trường đại học thành viên cấp bằng tốt nghiệp;
d) Bằng thạc sĩ do Hiệu trưởng trường đại học được phép đào tạo trình độ thạc sĩ cấp; trường hợp viện nghiên cứu khoa học được phép phối hợp với trường đại học đào tạo trình độ thạc sĩ thì Hiệu trưởng trường đại học cấp bằng thạc sĩ;
đ) Bằng tiến sĩ do Hiệu trưởng trường đại học hoặc Viện trưởng Viện nghiên cứu khoa học được phép đào tạo trình độ tiến sĩ cấp.
2. Chứng chỉ trong hệ thống giáo dục quốc dân quy định tại khoản 2 Điều 8 của Luật Giáo dục do người đứng đầu cơ sở giáo dục hoặc người đứng đầu tổ chức được phép cấp chứng chỉ cấp.
1. Văn bằng, chứng chỉ bị thu hồi trong các trường hợp sau đây:
a) Có hành vi gian lận trong học tập, trong thi cử, tuyển sinh hoặc gian lận trong việc làm hồ sơ để được cấp văn bằng, chứng chỉ;
b) Cấp cho người không đủ điều kiện;
c) Do người không có thẩm quyền cấp;
d) Bị tẩy xoá, sửa chữa;
đ) Để cho người khác sử dụng.
2. Cấp có thẩm quyền cấp văn bằng, chứng chỉ thì có trách nhiệm thu hồi và hủy bỏ văn bằng, chứng chỉ.
1. Văn bằng của người Việt Nam do cơ sở giáo dục nước ngoài cấp được công nhận trong các trường hợp sau đây:
a) Văn bằng được cấp bởi cơ sở giáo dục nước ngoài đang hoạt động hợp pháp tại Việt Nam, thực hiện hoạt động giáo dục theo quy định trong giấy phép và được tổ chức kiểm định của Việt Nam hoặc nước ngoài công nhận về chất lượng;
b) Văn bằng được cấp bởi cơ sở giáo dục nước ngoài thuộc phạm vi áp dụng của hiệp định về tương đương văn bằng hoặc công nhận lẫn nhau về văn bằng hoặc Điều ước quốc tế có liên quan đến văn bằng mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên;
c) Văn bằng được cấp bởi các cơ sở giáo dục phổ thông ở nước ngoài; cơ sở giáo dục nghề nghiệp, cơ sở giáo dục đại học ở nước ngoài mà các chương trình giáo dục đã được cơ quan kiểm định chất lượng giáo dục của nước đó công nhận.
2. Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định cụ thể về trình tự, thủ tục công nhận văn bằng của người Việt Nam do cơ sở giáo dục nước ngoài cấp.
1. Nhà trường thuộc hệ thống giáo dục quốc dân gồm: trường mẫu giáo, trường mầm non, trường tiểu học, trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông, trường phổ thông có nhiều cấp học, trường trung cấp, trường cao đẳng, trường đại học.
2. Cơ sở giáo dục khác thuộc hệ thống giáo dục quốc dân gồm các cơ sở giáo dục được quy định tại khoản 1 Điều 69 của Luật Giáo dục.
3. Nhà trường và cơ sở giáo dục khác trong hệ thống giáo dục quốc dân được gọi chung là cơ sở giáo dục.
1. Quy hoạch mạng lưới cơ sở giáo dục là phân bố, sắp xếp các cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân theo vị trí địa lý, vùng lãnh thổ, trên toàn quốc và từng địa phương, cho từng thời kỳ để cụ thể hóa chiến lược phát triển giáo dục, làm căn cứ xây dựng kế hoạch phát triển giáo dục.
2. Quy hoạch mạng lưới cơ sở giáo dục phải bảo đảm các nguyên tắc sau đây:
a) Phù hợp với chiến lược và quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, của ngành, của từng vùng, quy hoạch phát triển của từng địa phương; bảo đảm cơ cấu ngành nghề, cơ cấu trình độ và cơ cấu vùng miền; đáp ứng nhu cầu học tập của nhân dân;
b) Bảo đảm tính đa dạng, đồng bộ của hệ thống giáo dục, gắn đào tạo với nghiên cứu khoa học, với sản xuất và dịch vụ; từng bước nâng cao chất lượng đào tạo, phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước;
c) Phù hợp với năng lực đầu tư của nhà nước và khả năng huy động nguồn lực của toàn xã hội; tạo điều kiện để mọi người đều có cơ hội tham gia xây dựng cơ sở giáo dục;
d) Tập trung đầu tư cho các nhiệm vụ chủ yếu, các cơ sở giáo dục trọng điểm và các ngành trọng điểm, các vùng kinh tế trọng điểm và các vùng đặc biệt khó khăn.
3. Quy hoạch mạng lưới cơ sở giáo dục bao gồm các nội dung chủ yếu sau đây:
a) Cơ cấu hệ thống giáo dục và quy mô đào tạo theo cấp học, ngành học, trình độ đào tạo, loại hình cơ sở giáo dục;
b) Phân bố các cơ sở giáo dục theo tính chất, đặc điểm kinh tế - xã hội từng vùng, từng địa phương;
c) Đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục;
d) Cơ sở vật chất - kỹ thuật.
Cơ sở giáo dục trong hệ thống giáo dục quốc dân được tổ chức theo các loại hình: công lập, dân lập và tư thục.
1. Cơ sở giáo dục công lập do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định thành lập và nhà nước trực tiếp tổ chức quản lý. Nguồn đầu tư xây dựng cơ sở vật chất và kinh phí cho các nhiệm vụ chi thường xuyên, chủ yếu do ngân sách nhà nước bảo đảm.
2. Cơ sở giáo dục dân lập do cộng đồng dân cư ở cơ sở thành lập, đầu tư xây dựng cơ sở vật chất và bảo đảm kinh phí hoạt động không vì mục đích lợi nhuận. Cộng đồng dân cư cấp cơ sở gồm tổ chức và cá nhân tại thôn, bản, ấp, xã, phường, thị trấn.
Cơ sở giáo dục dân lập hoạt động trên cơ sở tự chủ, tự chịu trách nhiệm về tài chính, nhân lực và được chính quyền địa phương hỗ trợ. Không thành lập cơ sở giáo dục dân lập ở giáo dục phổ thông, giáo dục nghề nghiệp, giáo dục đại học.
Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định cho phép thành lập cơ sở giáo dục dân lập, Ủy ban nhân dân cấp xã trực tiếp quản lý cơ sở giáo dục dân lập.
3. Cơ sở giáo dục tư thục do tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, tổ chức kinh tế hoặc cá nhân thành lập khi được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép. Nguồn đầu tư xây dựng cơ sở vật chất và bảo đảm kinh phí hoạt động của cơ sở giáo dục tư thục là nguồn vốn ngoài ngân sách nhà nước.
1. Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo chủ trì, phối hợp với Bộ trưởng các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương xây dựng quy hoạch mạng lưới các cơ sở giáo dục đại học, cao đẳng trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
2. Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội phối hợp với Thủ trưởng các Bộ, ngành liên quan và Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xây dựng quy hoạch mạng lưới cơ sở giáo dục nghề nghiệp; phê duyệt theo thẩm quyền quy hoạch mạng lưới cơ sở giáo dục nghề nghiệp.
3. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, căn cứ quy hoạch mạng lưới cơ sở giáo dục đại học, quy hoạch chung mạng lưới cơ sở giáo dục nghề nghiệp xây dựng quy hoạch mạng lưới cơ sở giáo dục do địa phương quản lý, trình Hội đồng nhân dân cùng cấp phê duyệt.
4. Ủy ban nhân dân cấp huyện căn cứ vào quy hoạch mạng lưới cơ sở giáo dục của tỉnh, xây dựng quy hoạch mạng lưới cơ sở giáo dục trên địa bàn huyện trình Hội đồng nhân dân cùng cấp phê duyệt.
5. Đối với các vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp có trách nhiệm củng cố, phát triển các trường phổ thông dân tộc nội trú, phổ thông dân tộc bán trú, cơ sở giáo dục nghề nghiệp, các cơ sở giáo dục trên địa bàn theo quy hoạch mạng lưới, ưu tiên bố trí giáo viên, cơ sở vật chất, thiết bị và ngân sách cho trường phổ thông dân tộc nội trú, trường phổ thông dân tộc bán trú.
6. Quy hoạch mạng lưới cơ sở giáo dục do địa phương quản lý phải bảo đảm các yêu cầu cụ thể sau đây:
a) Mỗi xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là xã) có ít nhất một cơ sở giáo dục mầm non, một trường tiểu học; có trung tâm học tập cộng đồng. Mỗi xã hoặc cụm xã có ít nhất một trường trung học cơ sở, có thể có trường phổ thông có nhiều cấp học (tiểu học - trung học cơ sở);
b) Mỗi huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi chung là huyện) có ít nhất một trường trung học phổ thông; có một trung tâm giáo dục thường xuyên cấp huyện; có thể có trường phổ thông có nhiều cấp học, trung tâm dạy nghề, trung tâm kỹ thuật tổng hợp - hướng nghiệp, trường cấp huyện dành cho người khuyết tật, tàn tật. Đối với các huyện miền núi, hải đảo có thể có trường phổ thông dân tộc nội trú cấp huyện, trường phổ thông dân tộc bán trú;
c) Mỗi tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi chung là tỉnh) có ít nhất một trường trung cấp, một trung tâm giáo dục thường xuyên cấp tỉnh. Tuỳ theo điều kiện cụ thể và nhu cầu của địa phương, một tỉnh có thể có trường phổ thông dân tộc nội trú cấp tỉnh, trường năng khiếu nghệ thuật, trường năng khiếu thể dục thể thao, trường trung học phổ thông chuyên, trường dành cho người khuyết tật, tàn tật.
1. Việc thành lập cơ sở giáo dục phải bảo đảm các yêu cầu sau đây:
a) Phù hợp với quy hoạch mạng lưới cơ sở giáo dục;
b) Khả thi và hiệu quả;
c) Tạo điều kiện thuận lợi cho tổ chức, cá nhân đầu tư phát triển giáo dục;
d) Đơn giản, công khai, minh bạch về thủ tục hành chính;
đ) Có địa điểm bảo đảm môi trường giáo dục, bảo đảm an toàn cho người học, người dạy và người lao động trong nhà trường.
2. Nhà trường được thành lập khi có đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý, chương trình giáo dục, trường sở, thiết bị và tài chính theo tiêu chuẩn cụ thể, đáp ứng yêu cầu hoạt động của nhà trường.
Thủ tướng Chính phủ quy định cụ thể điều kiện thành lập trường đại học; Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, theo thẩm quyền, quy định cụ thể điều kiện thành lập trường ở các cấp học và trình độ đào tạo khác
3. Điều kiện thành lập, thẩm quyền thành lập hoặc cho phép thành lập cơ sở giáo dục khác quy định tại điểm b khoản 1 Điều 69 của Luật Giáo dục được thực hiện theo Quy chế tổ chức và hoạt động của cơ sở giáo dục khác do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành theo thẩm quyền.
4. Trình tự, thủ tục về việc thành lập cơ sở giáo dục do cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền quy định cụ thể trong Điều lệ nhà trường hoặc trong Quy chế tổ chức và hoạt động của nhà trường và cơ sở giáo dục khác.
1. Việc sáp nhập, chia, tách cơ sở giáo dục phải bảo đảm các yêu cầu sau đây:
a) Phù hợp với quy hoạch mạng lưới cơ sở giáo dục;
b) Đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội;
c) Bảo đảm quyền lợi của nhà giáo và người học;
d) Góp phần nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục.
2. Việc sáp nhập, chia, tách cơ sở giáo dục để thành lập cơ sở giáo dục mới thuộc thẩm quyền của người ra quyết định thành lập hoặc cho phép thành lập cơ sở giáo dục. Trường hợp sáp nhập giữa các cơ sở giáo dục không do cùng một cấp có thẩm quyền thành lập thì cấp có thẩm quyền cao hơn quyết định; trường hợp cấp có thẩm quyền thành lập ngang nhau thì cấp có thẩm quyền ngang nhau đó thoả thuận quyết định.
3. Trình tự, thủ tục sáp nhập, chia, tách cơ sở giáo dục được quy định cụ thể trong Điều lệ nhà trường, trong Quy chế tổ chức và hoạt động của cơ sở giáo dục khác.
1. Việc đình chỉ hoạt động của cơ sở giáo dục được thực hiện khi xảy ra một trong các trường hợp sau đây:
a) Vi phạm các quy định của pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giáo dục ở mức độ phải đình chỉ;
b) Vì lý do khách quan không bảo đảm hoạt động bình thường của cơ sở giáo dục.
2. Cấp có thẩm quyền quyết định thành lập hoặc cho phép thành lập cơ sở giáo dục thì có thẩm quyền quyết định đình chỉ hoạt động của cơ sở giáo dục. Trong quyết định đình chỉ hoạt động của cơ sở giáo dục phải xác định rõ lý do đình chỉ hoạt động, quy định rõ thời gian đình chỉ; các biện pháp bảo đảm quyền lợi của nhà giáo và người học. Quyết định đình chỉ hoạt động của cơ sở giáo dục phải được công bố công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng.
3. Sau thời gian đình chỉ, nếu các nguyên nhân dẫn đến việc đình chỉ được khắc phục thì cơ quan có thẩm quyền quyết định đình chỉ ra quyết định cho phép cơ sở giáo dục hoạt động trở lại.
4. Trình tự, thủ tục đình chỉ hoạt động hoặc cho phép hoạt động trở lại của cơ sở giáo dục được quy định trong Điều lệ nhà trường, Quy chế tổ chức và hoạt động của nhà trường hoặc cơ sở giáo dục khác.
1. Cơ sở giáo dục bị giải thể khi xảy ra một trong các trường hợp sau đây:
a) Vi phạm nghiêm trọng các quy định về quản lý, tổ chức, hoạt động của cơ sở giáo dục;
b) Hết thời gian đình chỉ mà không khắc phục được nguyên nhân dẫn đến việc đình chỉ;
c) Mục tiêu và nội dung hoạt động trong quyết định thành lập hoặc cho phép thành lập cơ sở giáo dục không còn phù hợp với yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội;
d) Theo đề nghị của tổ chức, cá nhân thành lập cơ sở giáo dục.
2. Cấp có thẩm quyền quyết định thành lập hoặc cho phép thành lập cơ sở giáo dục có thẩm quyền quyết định giải thể hoặc cho phép giải thể cơ sở giáo dục. Cơ quan quản lý trực tiếp cơ sở giáo dục xây dựng phương án giải thể cơ sở giáo dục trình cấp có thẩm quyền ra quyết định giải thể hoặc cho phép giải thể cơ sở giáo dục theo quy định tại Điều 51 của Luật Giáo dục. Trong quyết định giải thể phải xác định rõ lý do giải thể, các biện pháp bảo đảm quyền lợi của nhà giáo và người học. Quyết định giải thể cơ sở giáo dục phải được công bố công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng của các cơ quan Trung ương.
3. Trình tự, thủ tục giải thể cơ sở giáo dục được quy định trong Điều lệ nhà trường, trong Quy chế tổ chức và hoạt động của cơ sở giáo dục khác.
1. Hội đồng trường đối với trường công lập, Hội đồng quản trị đối với trường dân lập, trường tư thục được gọi chung là Hội đồng trường.
Hội đồng trường là tổ chức quản trị, đại diện chủ sở hữu của nhà trường, đối với các trường tư thục là tổ chức đại diện duy nhất quyền sở hữu của trường.
2. Nhiệm vụ của Hội đồng trường quy định tại Điều 53 của Luật Giáo dục và được quy định cụ thể trong Điều lệ hoặc Quy chế tổ chức và hoạt động nhà trường.
3. Hội đồng trường có quyền quyết định phương hướng hoạt động, huy động nguồn lực cho nhà trường; thực hiện giám sát các hoạt động của nhà trường, có quyền giới thiệu người để cơ quan có thẩm quyền bổ nhiệm hiệu trưởng (đối với trường công lập) hoặc công nhận hiệu trưởng (đối với trường tư thục); quyết định những vấn đề tổ chức, nhân sự, tài chính, tài sản và phương hướng đầu tư phát triển của nhà trường theo quy định.
4. Đối tượng tham gia Hội đồng trường: đại diện tổ chức Đảng, Ban giám hiệu, giảng viên, cán bộ quản lý giáo dục, đại diện các tổ chức, cá nhân tham gia đầu tư xây dựng nhà trường, đại diện các đơn vị sản xuất, kinh doanh có liên quan.
Đối tượng tham gia Hội đồng quản trị: những người có vốn góp xây dựng trường.
5. Những quy định chi tiết về thủ tục thành lập, cơ cấu tổ chức, nhiệm vụ và quyền hạn của Hội đồng trường, của Hội đồng quản trị được thể hiện trong Điều lệ hoặc Quy chế tổ chức và hoạt động của trường được quy định tại Điều 27 Nghị định này.
1. Mô hình tổ chức của đại học bao gồm:
a) Hội đồng trường;
b) Giám đốc và các Phó giám đốc;
c) Các trường đại học thành viên; các khoa trực thuộc đại học;
d) Các tổ chức khoa học và công nghệ trực thuộc;
đ) Các phòng, ban chức năng trực thuộc;
e) Hội đồng khoa học; các Hội đồng tư vấn khác do Giám đốc thành lập;
g) Tổ chức Đảng Cộng sản Việt Nam;
h) Các đoàn thể và tổ chức xã hội;
i) Các tổ chức phục vụ đào tạo, tổ chức sản xuất kinh doanh dịch vụ.
Trường thành viên của đại học không có Hội đồng trường.
2. Mô hình tổ chức của trường đại học, học viện bao gồm:
a) Hội đồng trường;
b) Hiệu trưởng và các Phó Hiệu trưởng đối với trường đại học; Giám đốc và các Phó Giám đốc đối với học viện;
c) Các khoa; bộ môn thuộc trường đại học, học viện;
d) Các bộ môn thuộc khoa. Một số trường đại học, học viện chuyên ngành có thể chỉ có các khoa hoặc bộ môn trực thuộc trường;
đ) Hội đồng khoa học; các Hội đồng tư vấn khác do Hiệu trưởng đại học hoặc Giám đốc học viện thành lập;
e) Các phòng, ban chức năng;
g) Các tổ chức khoa học và công nghệ; tổ chức phục vụ đào tạo, nghiên cứu khoa học và công nghệ; tổ chức sản xuất kinh doanh, dịch vụ;
h) Tổ chức Đảng Cộng sản Việt Nam;
i) Các đoàn thể và tổ chức xã hội.
3. Mô hình tổ chức của Đại học quốc gia được thực hiện theo quy định riêng.
4. Trường đại học tư thục còn có những quy định riêng được thể hiện trong Quy chế tổ chức và hoạt động của trường đại học tư thục.
1. Cơ sở giáo dục đại học được giao nhiệm vụ thực hiện chương trình giáo dục thường xuyên để cấp bằng tốt nghiệp cao đẳng, bằng tốt nghiệp đại học khi bảo đảm các điều kiện sau đây:
a) Đã xây dựng được chương trình giáo dục thường xuyên đối với ngành đào tạo ở trình độ cao đẳng, đại học đáp ứng các yêu cầu của giáo dục chính quy;
b) Có đội ngũ giảng viên đủ số lượng, đạt chuẩn và đồng bộ về cơ cấu để thực hiện đồng thời nhiệm vụ giáo dục chính quy và giáo dục thường xuyên;
c) Có cơ sở vật chất, trang thiết bị bảo đảm đáp ứng yêu cầu thực hiện đồng thời nhiệm vụ giáo dục chính quy và giáo dục thường xuyên.
2. Khi thực hiện chương trình giáo dục thường xuyên để cấp bằng tốt nghiệp cao đẳng, bằng tốt nghiệp đại học, cơ sở giáo dục đại học có trách nhiệm xây dựng chỉ tiêu tuyển sinh, tổ chức tuyển sinh, tổ chức quá trình đào tạo phù hợp với năng lực đào tạo của trường, bảo đảm hoàn thành có chất lượng nhiệm vụ đào tạo của mình.
3. Trong trường hợp liên kết đào tạo với cơ sở giáo dục khác thì cơ sở giáo dục đại học (cơ sở chủ trì đào tạo) chỉ được liên kết với cơ sở giáo dục là trường đại học, trường cao đẳng, trường trung cấp, trung tâm giáo dục thường xuyên cấp tỉnh với điều kiện cơ sở giáo dục này phải bảo đảm các yêu cầu về cơ sở vật chất, thiết bị và cán bộ quản lý phải phù hợp với yêu cầu của từng ngành được liên kết đào tạo. Việc liên kết đào tạo được thực hiện trên cơ sở hợp đồng liên kết đào tạo; cơ sở chủ trì đào tạo chịu trách nhiệm toàn diện về việc liên kết đào tạo.
4. Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo giao nhiệm vụ thực hiện chương trình giáo dục thường xuyên để cấp bằng tốt nghiệp cao đẳng, bằng tốt nghiệp đại học cho các cơ sở giáo dục đại học đủ điều kiện quy định tại khoản 1 Điều này; quy định cụ thể, hướng dẫn và kiểm tra việc thực hiện chương trình giáo dục thường xuyên để cấp bằng tốt nghiệp cao đẳng, bằng tốt nghiệp đại học của cơ sở giáo dục đại học, bảo đảm thực hiện quy định tại Điều 12 Nghị định này.
1. Điều lệ nhà trường được áp dụng chung cho mọi loại hình nhà trường ở một hoặc một số cấp học, trình độ đào tạo. Điều lệ nhà trường phải thể hiện đầy đủ những nội dung chủ yếu được quy định tại Điều 52 Luật Giáo dục, xác định cụ thể về tiêu chuẩn thiết bị, cơ sở vật chất để giảng dạy, học tập, tỷ lệ giữa nhà giáo và người học, cơ cấu đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục đối với từng cấp học, từng trình độ đào tạo.
2. Quy chế tổ chức và hoạt động của nhà trường gồm các quy định cụ thể hoá Điều lệ nhà trường để áp dụng cho một loại hình nhà trường.
3. Quy chế tổ chức và hoạt động của cơ sở giáo dục khác được áp dụng cho một hoặc một số cơ sở giáo dục quy định tại điểm b khoản 1 Điều 69 Luật Giáo dục thuộc các loại hình công lập, dân lập, tư thục. Quy chế tổ chức và hoạt động của cơ sở giáo dục quy định: nhiệm vụ và quyền hạn của cơ sở giáo dục; tổ chức các hoạt động giáo dục; nhiệm vụ và quyền hạn của nhà giáo; nhiệm vụ và quyền của người học; tổ chức và quản lý cơ sở giáo dục; tài chính và tài sản của cơ sở giáo dục; quan hệ giữa cơ sở giáo dục với gia đình người học và xã hội.
4. Thẩm quyền ban hành Điều lệ nhà trường, Quy chế tổ chức và hoạt động của nhà trường, Quy chế tổ chức và hoạt động của cơ sở giáo dục khác được quy định như sau:
a) Thủ tướng Chính phủ ban hành Điều lệ trường đại học, Quy chế tổ chức và hoạt động của trường đại học tư thục; Quy chế tổ chức và hoạt động của đại học quốc gia;
b) Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo chủ trì, phối hợp với Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành Điều lệ Trường cao đẳng, Điều lệ Trường trung cấp;
c) Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Điều lệ trường phổ thông có nhiều cấp học, trường trung học phổ thông và trung học cơ sở; trường tiểu học, trường mẫu giáo, trường mầm non; các Quy chế tổ chức và hoạt động của các đại học, các Quy chế tổ chức và hoạt động của trường tư thục thuộc trình độ cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp, các cấp học phổ thông; Quy chế tổ chức và hoạt động của trường mầm non dân lập, tư thục; Quy chế tổ chức và hoạt động của trường chuyên biệt;
d) Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành các Quy chế tổ chức và hoạt động của trường tư thục thuộc trình độ trung cấp nghề và cao đẳng nghề;
đ) Thẩm quyền ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động của cơ sở giáo dục khác quy định tại khoản 3 Điều 69 của Luật Giáo dục.
1. Việc chuyển đổi cơ sở giáo dục bán công, dân lập thành lập trước ngày 01 tháng 01 năm 2006 sang loại hình khác được quy định như sau:
a) Đối với giáo dục mầm non: ở các vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, cơ sở giáo dục bán công chuyển thành cơ sở giáo dục công lập; ở các vùng còn lại, cơ sở giáo dục bán công chuyển thành cơ sở giáo dục dân lập, tư thục; trường hợp giữ nguyên loại hình dân lập phải bảo đảm đúng quy định tại khoản 2 Điều 18 Nghị định này;
b) Đối với giáo dục phổ thông: cơ sở giáo dục bán công, dân lập chuyển thành cơ sở giáo dục tư thục. Trong trường hợp chuyển một số cơ sở giáo dục bán công sang loại hình công lập thì Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trình Hội đồng nhân dân cùng cấp xem xét, quyết định;
c) Đối với giáo dục nghề nghiệp, giáo dục đại học: cơ sở giáo dục bán công, dân lập chuyển thành cơ sở giáo dục tư thục.
2. Thủ tướng Chính phủ quy định nguyên tắc chuyển đổi loại hình của các cơ sở giáo dục đại học bán công, dân lập được thành lập trước ngày 01 tháng 01 năm 2006; Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội theo thẩm quyền, quy định trình tự, thủ tục chuyển đổi loại hình cơ sở giáo dục bán công, dân lập ở các cấp học và trình độ đào tạo sang cơ sở giáo dục công lập, dân lập, tư thục.
1. Việc tuyển dụng nhà giáo phải bảo đảm các quy định tại Điều 70, Điều 77 của Luật Giáo dục.
2. Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, theo thẩm quyền, chủ trì, phối hợp với Bộ trưởng Bộ Nội vụ hướng dẫn cơ sở giáo dục trong việc tuyển dụng, quản lý, tham gia vào quá trình điều động của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đối với nhà giáo, cán bộ, nhân viên đang làm việc tại các cơ sở giáo dục công lập; quy định chế độ làm việc của nhà giáo ở các cấp học và trình độ đào tạo.
3. Cơ sở giáo dục dân lập, tư thục thực hiện việc tuyển dụng, quản lý nhà giáo, cán bộ, nhân viên làm việc tại cơ sở mình theo quy định tại khoản 2 Điều 65 của Luật Giáo dục.
Người tốt nghiệp các trình độ đào tạo muốn trở thành nhà giáo mà chưa qua đào tạo về nghiệp vụ sư phạm thì phải được bồi dưỡng về nghiệp vụ sư phạm.
Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội theo thẩm quyền, quy định về chương trình, nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức, thời gian đào tạo nghiệp vụ sư phạm đối với người chưa qua đào tạo nghiệp vụ sư phạm; quy định về bồi dưỡng và nâng cao trình độ cho nhà giáo; quy định về điều kiện để các cơ sở giáo dục được tổ chức bồi dưỡng và cấp Chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm.
Nhà giáo được cử đi học nâng cao trình độ, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ được hưởng nguyên lương và phụ cấp trong suốt quá trình học tập.
Thỉnh giảng là việc một cơ sở giáo dục mời nhà giáo hoặc người có đủ tiêu chuẩn của nhà giáo ở nơi khác đến giảng dạy. Khuyến kh?ch các cơ sở giáo dục mời nhà giáo, nhà khoa học trong nước, nhà khoa học là người Việt Nam định cư ở nước ngoài và người nước ngoài đến giảng dạy ở các trường Việt Nam theo chế độ thỉnh giảng.
Bộ trưởng Giáo dục và Đào tạo, Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, theo thẩm quyền, quy định cụ thể về chế độ thỉnh giảng.
1. Danh hiệu tiến sĩ danh dự được phong tặng cho các nhà hoạt động chính trị, xã hội có uy tín quốc tế, nhà giáo, nhà khoa học là người Việt Nam định cư ở nước ngoài, người nước ngoài có đóng góp nhiều cho sự nghiệp giáo dục và khoa học của Việt Nam.
2. Cơ sở giáo dục đại học được giao nhiệm vụ đào tạo trình độ tiến sĩ có quyền phong tặng danh hiệu tiến sĩ danh dự.
Bằng tiến sĩ danh dự phải theo mẫu bằng tiến sĩ; trong đó thay vì "học vị Tiến sĩ" ghi là "danh hiệu Tiến sĩ danh dự" của trường.
3. Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo hướng dẫn về trình tự, thủ tục phong tặng danh hiệu tiến sĩ danh dự.
1. Đối tượng được xét cấp học bổng khuyến khích học tập:
a) Học sinh đạt kết quả học tập xuất sắc ở trường chuyên, trường năng khiếu;
b) Người học có kết quả học tập, rèn luyện từ loại khá trở lên ở các cơ sở giáo dục nghề nghiệp, giáo dục đại học.
2. Đối tượng được cấp học bổng chính sách:
a) Sinh viên hệ cử tuyển;
b) Học sinh trường dự bị đại học, trường phổ thông dân tộc nội trú;
c) Học viên trường dạy nghề dành cho thương binh, người tàn tật, người khuyết tật.
3. Đối tượng được trợ cấp, miễn, giảm học phí và ưu tiên trong tuyển sinh:
a) Thương binh, bệnh binh, người hưởng chính sách như thương binh;
b) Anh hùng Lực lượng vũ trang, Anh hùng Lao động, người có thành tích xuất sắc trong lao động, học tập, sản xuất, chiến đấu;
c) Học sinh, sinh viên là con liệt sĩ, con thương binh, con của người hưởng chính sách như thương binh, con Bà mẹ Việt Nam Anh hùng, con Anh hùng lực lượng vũ trang, con Anh hùng lao động, con của người có công giúp đỡ cách mạng, con đẻ của người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học; con của người hoạt động cách mạng, hoạt động kháng chiến bị địch bắt tù, đày; con của người hoạt động kháng chiến giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc và làm nhiệm vụ quốc tế; con của người hoạt động cách mạng trước ngày 01 tháng 01 năm 1945 hoặc người hoạt động cách mạng từ ngày 01 tháng 01 năm 1945 đến trước Tổng khởi nghĩa 19 tháng 8 năm 1945;
d) Người dân tộc thiểu số ở những vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn;
đ) Học sinh, sinh viên có cha mẹ thường trú tại vùng cao miền núi (trừ thành phố, thị xã, thị trấn) và vùng sâu hải đảo;
e) Người mồ côi không nơi nương tựa;
g) Người tàn tật, người khuyết tật có khó khăn về kinh tế;
h) Người có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn vượt khó học tập;
i) Học sinh, sinh viên là con công nhân, viên chức mà cha hoặc mẹ bị tai nạn lao động được hưởng trợ cấp thường xuyên;
k) Học sinh, sinh viên có gia đình thuộc diện hộ nghèo theo quy định chung của nhà nước.
4. Đối tượng không phải đóng học phí:
a) Học sinh tiểu học trường công lập;
b) Học sinh, sinh viên các trường sư phạm, người theo học các khóa đào tạo nghiệp vụ sư phạm.
5. Học sinh, sinh viên các trường sư phạm, người theo học các khóa đào tạo nghiệp vụ sư phạm thuộc đối tượng quy định tại các khoản 1, 2 và 3 của Điều này được ưu tiên trong việc xét cấp học bổng và trợ cấp xã hội.
6. Thủ tướng Chính phủ quy định tiêu chuẩn, mức và thủ tục xét cấp học bổng chính sách và miễn giảm học phí. Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, theo thẩm quyền, quy định cụ thể về ưu tiên trong tuyển sinh; tiêu chuẩn, mức và thủ tục xét cấp học bổng khuyến khích học tập cho người học.
Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định về trợ cấp xã hội cho người học.
Trẻ em ở cơ sở giáo dục mầm non được nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục, bảo vệ theo quy định của Luật Giáo dục, Luật Bảo vệ, chăm sóc và Giáo dục trẻ em và các quy định khác của pháp luật.
Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành mục tiêu, kế hoạch và chương trình giáo dục mầm non phù hợp với sự phát triển tâm sinh lý của trẻ em. Ủy ban nhân dân các cấp chịu trách nhiệm chỉ đạo phát triển giáo dục mầm non trên cơ sở quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội và nhu cầu phát triển giáo dục mầm non của địa phương; mở rộng hệ thống nhà trẻ và trường lớp mẫu giáo trên mọi địa bàn dân cư; ưu tiên đầu tư phát triển giáo dục mầm non ở những xã có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn và vùng dân tộc thiểu số.
Các cấp quản lý giáo dục có trách nhiệm quản lý, theo dõi việc thực hiện các quyền của trẻ em tại cơ sở giáo dục mầm non theo quy định tại khoản 1 Điều 84 của Luật Giáo dục; phối hợp với các cơ quan y tế, các cấp hội phụ nữ, Ủy ban Dân số, Gia đình và Trẻ em, ban đại diện cha mẹ học sinh hướng dẫn việc nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ, tăng cường phổ biến kiến thức nuôi dạy trẻ, thực hiện phòng bệnh, khám sức khoẻ định kỳ cho trẻ em trong các cơ sở giáo dục mầm non, bảo đảm cho trẻ em được phát triển toàn diện trong môi trường giáo dục lành mạnh và an toàn.
1. Các cơ sở giáo dục có trách nhiệm phát hiện, bồi dưỡng người học có năng khiếu, tạo điều kiện thuận lợi cho người học có năng khiếu phát triển tài năng trên cơ sở bảo đảm giáo dục toàn diện.
2. Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Văn hoá - Thông tin, Ủy ban Thể dục Thể thao và Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có trách nhiệm ưu tiên bố trí giáo viên, cơ sở vật chất, thiết bị và ngân sách cho các trường chuyên, trường năng khiếu do nhà nước thành lập thuộc thẩm quyền quản lý.
3. Người học ở các trường năng khiếu nghệ thuật, thể dục thể thao được hưởng chế độ đãi ngộ đặc thù. Bộ trưởng Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với Bộ trưởng Bộ Văn hoá - Thông tin, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Thể dục Thể thao và Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo xây dựng chính sách đãi ngộ đối với học sinh các trường năng khiếu và chính sách ưu đãi đầu tư cho các trường năng khiếu do tổ chức, cá nhân thành lập, trình Thủ tướng Chính phủ quyết định.
1. Người học là người tàn tật, khuyết tật được học tại trường, lớp dành riêng hoặc hoà nhập, được xét cấp học bổng, trợ cấp và miễn, giảm học phí theo quy định tại khoản 3 Điều 33 Nghị định này và được xét cấp sách giáo khoa, học phẩm cần thiết.
2. Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành có liên quan xây dựng cơ chế, chính sách ưu tiên, ưu đãi đối với trường, lớp dành cho người tàn tật, khuyết tật do nhà nước thành lập hoặc do tổ chức, cá nhân thành lập nhằm giúp người tàn tật, khuyết tật phục hồi chức năng, học văn hoá, học nghề, hoà nhập với cộng đồng, trình Thủ tướng Chính phủ quyết định.
Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định việc tổ chức để người tàn tật, khuyết tật học hoà nhập trong các cơ sở giáo dục của hệ thống giáo dục quốc dân.
Học sinh, sinh viên được hưởng chế độ miễn, giảm phí khi sử dụng các dịch vụ công cộng về giao thông, giải trí, khi tham quan viện bảo tàng, di tích lịch sử, công trình văn hoá theo quy định.
Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với Bộ Giáo dục và Đào tạo và các Bộ, ngành liên quan quy định việc miễn, giảm phí cho học sinh, sinh viên khi sử dụng các dịch vụ công cộng.
1. Nhiệm vụ quản lý nhà nước về công tác kiểm định chất lượng giáo dục bao gồm:
a) Ban hành các quy định về tiêu chuẩn đánh giá chất lượng giáo dục; về quy trình kiểm định chất lượng giáo dục; về nguyên tắc hoạt động, điều kiện và tiêu chuẩn của tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động kiểm định chất lượng giáo dục; về cấp phép hoạt động kiểm định chất lượng giáo dục;
b) Tổ chức quản lý việc kiểm định chương trình giáo dục và kiểm định cơ sở giáo dục;
c) Hướng dẫn các tổ chức, cá nhân và cơ sở giáo dục tham gia hoạt động kiểm định chất lượng giáo dục;
d) Kiểm tra, giám sát, đánh giá việc thực hiện các quy định về kiểm định chất lượng giáo dục.
2. Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, theo thẩm quyền, ban hành các văn bản quản lý nhà nước về kiểm định chất lượng giáo dục; quy định điều kiện thành lập, chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của các tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục; quy định chu kỳ kiểm định chất lượng giáo dục ở từng cấp học và trình độ đào tạo; chỉ đạo kiểm định chất lượng giáo dục.
1. Các tổ chức quản lý và tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục gồm:
a) Cơ quan quản lý kiểm định chất lượng giáo dục do nhà nước thành lập;
b) Tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục độc lập của Nhà nước hoặc do các tổ chức xã hội nghề nghiệp thành lập.
2. Các tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục thực hiện kiểm định chương trình giáo dục, kiểm định cơ sở giáo dục theo các nguyên tắc sau:
a) Độc lập, khách quan, đúng pháp luật;
1. Kết quả kiểm định chương trình giáo dục, kiểm định cơ sở giáo dục là căn cứ để công nhận hoặc không công nhận cơ sở giáo dục, chương trình giáo dục đạt tiêu chuẩn chất lượng. Kết quả kiểm định được công bố công khai để xã hội biết và giám sát.
2. Cơ sở giáo dục có quyền khiếu nại, tố cáo, khởi kiện với cơ quan nhà nước có thẩm quyền về quyết định, kết luận, hành vi của tổ chức và cá nhân thực hiện nhiệm vụ kiểm định chất lượng giáo dục khi có căn cứ cho là quyết định, kết luận đó không đúng, hành vi đó trái pháp luật.
Việc lập dự toán, phân bổ và quản lý ngân sách nhà nước chi cho giáo dục được thực hiện theo các nguyên tắc quy định tại Điều 102 của Luật Giáo dục. Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo phối hợp với Thủ trưởng các Bộ, ngành liên quan xây dựng tiêu chuẩn kỹ thuật ngành giáo dục làm căn cứ cho việc lập dự toán, phân bổ và quản lý ngân sách nhà nước chi cho giáo dục.
Hàng năm, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội phối hợp với Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư dự toán, xây dựng phương án phân bổ và quản lý ngân sách nhà nước chi cho giáo dục theo quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước.
1. Tín dụng giáo dục là hoạt động không vì mục đích lợi nhuận để người học thuộc gia đình có thu nhập thấp được vay tiền dùng vào việc học tập, được hưởng ưu đãi về lãi suất và thời hạn hoàn trả.
Tín dụng giáo dục do Ngân hàng Chính sách xã hội tổ chức và được thực hiện theo quy định của pháp luật về tín dụng đối với người nghèo và các đối tượng chính sách khác.
2. Quỹ khuyến học, Quỹ bảo trợ giáo dục là các quỹ do tổ chức, cá nhân thành lập theo nguyên tắc tự nguyện, hoạt động không vì mục đích lợi nhuận nhằm hỗ trợ, động viên, khen thưởng, khuyến khích người học, giúp đỡ về tài chính cho người học, góp phần phát triển giáo dục.
Nghị định này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo. Các quy định trước đây trái với Nghị định này đều bãi bỏ.
1. Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo hướng dẫn thi hành Nghị định này.
2. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và các cơ quan liên quan chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này./.
|
TM. CHÍNH PHỦ |
THE GOVERNMENT |
SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM |
No: 75/2006/ND-CP |
Hanoi, August 02, 2006 |
DETAILING AND GUIDING THE IMPLEMENTATION OF A NUMBER OF ARTICLES OF THE EDUCATION LAW
THE GOVERNMENT
Pursuant to the December 25, 2001 Law on Organization of the Government;
Pursuant to the June 14, 2005 Education Law;
At the proposal of the Minister of Education and Training,
DECREES:
Article 1.- Governing scope and application subjects
1. This Decree details and guides the implementation of a number of articles of the Education Law regarding educational programs, textbooks and curricula; exams and tests, diplomas and certificates in the national education system; the network, organization, operation, tasks and powers of schools and other educational institutions; policies towards teachers; policies towards learners; education quality accreditation; assurance of financial conditions for education.
2. This Decree applies to schools and other educational institutions in the national education system as well as to organizations and individuals involved in educational activities.
Schools of state agencies, political organizations, socio-political organizations or people's armed force units shall also have to abide by the provisions of this Decree when carrying out educational programs of the national education system.
Article 2.- Universalization of education
1. Universalization of education is a process of organization for every citizen to study and reach a minimum educational level under the State's regulations. Primary education and lower secondary education are educational levels of universalization.
2. People's Committees at all levels shall have to:
a/ Guarantee that all children of 6 years of age be enrolled in grade 1; universalize primary education for the right age groups;
b/ Consolidate and maintain the results of universalization of primary education and fight illiteracy.
c/ Adopt plans and solutions for universalization of lower secondary education.
3. For localities (communes, districts, provinces) which have been recognized as attaining the standards of lower secondary education universalization, the People's Committees at all levels shall have to consolidate and maintain such results; base themselves on the specific conditions of their localities to elaborate plans to attract most lower secondary school graduates into upper secondary schools or professional secondary schools.
4. Annually, educational institutions and administrative units (collectively referred to as units) which have been recognized as attaining the standards of primary education or lower secondary education universalization shall have to check the situation by themselves under the set education universalization standards and send reports thereon to authorities competent to recognize the attainment of such standards.
5. The Ministry of Education and Training shall have to guide, oversee and inspect the universalization of education, sum up the results thereof and report them to the Prime Minister.
Those units which for two consecutive years fail to maintain the results of universalization of education shall have their names deleted from the list of standard-attaining units. The re-recognition of such units shall be considered as for their first-time recognition.
6. Families shall have to create conditions for their members in the defined age groups to study in order to attain the educational levels of universalization.
Article 3.- Career orientation and streaming in education
1. Career orientation in education means a system of measures applied inside and outside schools to help pupils acquire knowledge about and be able to choose careers on the basis of combining their personal aspirations and strong points with the social labor demand.
2. Streaming in education means a measure to organize educational activities on the basis of conducting career orientation, creating conditions for graduates of lower secondary schools and upper secondary schools to further study at higher levels or degrees, to enter professional or vocational secondary schools or join the workforce, in suitability with their capabilities and specific conditions as well as social demands, thus contributing to regulating branch and occupation-based structure of the workforce and meeting the development requirements of the country.
3. The Minister of Education and Training shall direct the formulation of lower secondary and upper secondary programs according to the objectives set in Clauses 3 and 4, Article 27 of the Education Law, attach importance to the renewal of educational contents and methods, concretization of knowledge and skill standards of education of general techniques and career orientation. At lower secondary education level, the contents of career orientation shall be incorporated into study subjects, especially in the technology subject. At the upper secondary education level, the contents of career orientation shall be compiled into a separate subject.
4. The Ministry of Planning and Investment shall guide ministries, branches and provincial-level People's Committees in forecasting and determining the level- and branch-based structure of human resources under the national, regional and local socio-economic development plannings and plans.
5. People's Committees at all levels shall have to forecast and publicize the demand for human resources in their local annual and five-year plans; to formulate specific policies in order to associate training with employment, and direct local education administration agencies to conduct streaming in education with quality and efficiency.
6. Universities, colleges and professional secondary schools shall annually publicize their training degrees and disciplines and apply specific measures to use the results of career orientation at the general education in their enrolment and training process.
7. State agencies, social organizations, socio-professional organizations and economic organizations shall have to create opportunities for general education school pupils to get familiar with their activity environment.
Article 4.- Transferability in education
1. Transferability in education is a measure to assist learners in using their study results to further study at higher levels or degrees in the same discipline or to pursue other suitable disciplines, forms of education or training degrees with corresponding contents.
2. The Minister of Labor, War Invalids and Social Affairs and the Minister of Education and Training shall, according to their competence, direct the formulation of vocational and professional secondary education programs, which may be transferable with general education programs and other training programs, creating conditions for learners to perpetuate the study results they have obtained from general education.
3. The Ministry of Education and Training shall assume the prime responsibility for, and coordinate with the Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs in, recognizing the validity of converted study results.
4. The principals of higher or professional education institutions shall base themselves on the provisions of Clause 3 of this Article and the framework program to compare and determine the conformity of the programs and scrutinize the material conditions and contingent of lecturers before recognizing the validity of converted study results on a case-by-case basis.
5. Learners shall have the right to enroll in transferable programs according to regulations of the State and educational institutions.
Article 5.- Teaching and learning of foreign languages; teaching and learning in foreign languages at schools and other educational institutions
1. The teaching and learning of foreign languages at schools and other educational institutions must fulfill the following requirements:
a/ For general education: To organize the teaching and learning of at least one foreign language which is common in international transactions; pupils can learn foreign languages continuously from grade 3 to grade 12. They are also encouraged to learn other foreign languages;
b/ For professional and higher education: To organize the learning of foreign languages according to professional requirements for learners, pupils and students.
2. The Minister of Education and Training shall elaborate a master plan on conditions for, and organization of, the teaching of foreign languages at schools and other educational institutions, ensuring the requirements set in Clause 1 of this Article.
3. The teaching and learning in foreign languages shall comply with the regulations of the Prime Minister.
EDUCATIONAL PROGRAMS, TEXTBOOKS AND CURRICULA
Article 6.- Educational programs
1. Educational programs and competence to promulgate educational programs are stipulated in Articles 6, 24, 29, 35, 41, 45 and 100 of the Education Law.
2. The Minister of Education and Training shall promulgate the preschool education program and programs for general education of all levels; specify the continuing education program and the educational program for disabled and handicapped people; promulgate framework programs of all disciplines for tertiary education; assume the prime responsibility for, and coordinate with ministers and heads of ministerial-level agencies in, promulgating framework programs for the disciplines of professional secondary education.
3. The Minister of Labor, War Invalids and Social Affairs shall coordinate with other ministers and heads of ministerial-level agencies in defining the framework program for every job-training level.
The Minister of Culture and Information shall coordinate with the Minister of Education and Training in specifying educational programs and training durations for art schools and classes of gifted pupils.
The Minister-Chairman of the Committee for Physical Training and Sports shall coordinate with the Minister of Education and Training in specifying educational programs and training durations for physical training and sport schools and classes of gifted pupils.
The Minister of Public Security shall coordinate with the Minister of Education and Training and the Minister of Labor, War Invalids and Social Affairs in defining educational programs for re-education schools.
4. Basing themselves on the promulgated framework programs and training tasks of their schools, principals of professional and higher education institutions shall formulate and promulgate educational programs of their schools.
5. The authority which is competent to promulgate an educational program shall also be competent to decide on changes in such educational program.
Article 7.- Knowledge and skill standards
1. Knowledge and skill standards in educational programs mean the minimum knowledge and skill levels which learners must achieve after completing an educational program.
Knowledge and skill standards in educational programs shall serve as major bases for the compilation of textbooks, curricula and the assessment of learners' study results.
2. Knowledge and skill standards must satisfy the following requirements:
a/ Reflecting educational objectives for each study subject, grade, level or training degree;
b/ Reflecting new knowledge and skills which meet the practical requirements and requirements of international integration;
c/ Being concretized into appropriate criteria, serving as a basis for the formulation, implementation, overseeing, supervision and objective evaluation of educational programs.
The Minister of Education and Training shall provide for the compilation of textbooks; the selection of textbooks for experimental teaching, the organization of experimental teaching, the gathering of opinions of teachers, scientists, educational administrators, professional associations and pupils; the review, approval and selection of books for use as textbooks, including textbooks in braille or ethnic minority languages and textbooks for pupils of specialized schools.
1. The Minister of Education and Training and the Minister of Labor, War Invalids and Social Affairs shall, according to their competence, define study subjects which require common curricula and organize the compilation and approval thereof.
The principals of professional secondary schools, colleges and universities shall organize the compilation and approval of curricula of all study subjects; select advanced and modern domestic and foreign curricula suitable with their educational objectives, framework programs and training tasks, based on the review by the curriculum review councils they have set up, ensuring adequate official curricula for teaching and learning.
2. Teachers at professional and higher education institutions may, apart from using official curricula in teaching, select other teaching materials and expand knowledge for learners, ensuring the requirements of educational programs.
Article 10.- Review councils for educational programs, textbooks and curricula
1. A review council for educational programs, textbooks and curricula is an organization which assists competent persons in approving such programs, textbooks and/or curricula.
A review council for educational programs, textbooks and/or curricula comprises teachers, educational administrators, scientists and technicians, who have experience and prestige in education, and representatives of relevant organizations. A review council for general education programs and textbooks must have at least one third of its total members being teachers of the corresponding educational level.
2. The Minister of Education and Training shall define tasks, powers, mode of operation, standards, number and membership of the national review council for educational programs and textbooks, the branch review councils for professional secondary education programs, and the branch review councils for higher education programs; provide for the review of educational programs and curricula of professional secondary schools, colleges and universities, which is organized by the principals of such schools.
3. The Minister of Labor, War Invalids and Social Affairs shall define tasks, powers, mode of operation, standards, number and membership of the branch review council for vocational training programs; provide for the review of vocational training programs and curricula of vocational training institutions, which is organized by the heads of such vocational training institutions.
4. The review councils and their members shall be responsible for the review contents and quality.
EXAMS, TESTS, DIPLOMAS AND CERTIFICATES IN THE NATIONAL EDUCATION SYSTEM
Article 11.- Exams, tests, enrolment, recognition of graduation
1. Exams and tests in the national education system include study subject-ending exams and tests, graduation exams, enrolment exams and outstanding pupil-selection exams.
2. The assessment of study results, the recognition of learners' completion of subject study courses, educational levels or training degrees shall be conducted through study subject-ending tests or exams, graduation exams or graduation consideration; the test and exam results shall serve as a major basis for schools and educational administrators at all levels to evaluate the education quality.
The recognition of the graduation of an educational level or a training degree shall be conducted through graduation consideration for lower secondary education; graduation exams, for upper secondary, secondary and college education; graduation exams or defense of graduation projects or papers, for higher education; defense of dissertations, for master degree; and defense of theses, for doctoral degree.
For credit-based training, the recognition of learners' completion of subject study courses or graduation shall comply with the credit-based training regulation promulgated by the Ministry of Education and Training.
3. Enrolment exams and enrolment consideration in the national education system are aimed to assess the learning capabilities of enrolling persons in order to select learners. The enrolment shall be conducted through enrolment exams, enrolment consideration or the combination thereof.
4. Outstanding pupil-selection exams are aimed to encourage learners to learn more, contributing to the discovery of talents. Pupils who win prizes in outstanding pupil-selection exams shall be granted certificates and commended. The Minister of Education and Training shall specify outstanding pupil-selection exams.
5. Enrolment regulations provide forms, subjects, order of, and procedures for, enrolment; the application of priority policies to every type of subject, region or discipline in order to ensure justice in education, meet the training structure requirements and encourage gifted pupils.
6. Enrolment regulations and regulations on graduation exams and graduation consideration must ensure the following requirements:
a/ Achieving the examination and enrolment objectives;
b/ Ensuring the accuracy, justice, objectivity and suitability with the psycho-physiological characteristics of pupils of different age groups;
c/ The contents of exams and tests shall be included in educational programs, compatible with the knowledge and skill standards already set in such programs, which may help classify pupils by their qualifications, and the test and exam results must properly reflect the knowledge and skills which pupils have accumulated in their study and training process;
d/ Ensuring the stringent organization of tests and exams, preventing and promptly handling negative acts in examination.
7. The Minister of Education and Training shall promulgate Regulations on examination and enrolment of pupils and students for upper secondary schools, professional secondary schools, colleges, universities, master and doctoral degrees. The Minister of Labor, War Invalids and Social Affairs shall promulgate the Regulation on examination and enrolment for vocational training schools.
The provincial-level People's Committees shall decide on the enrolment of pupils into upper secondary schools through examination, enrolment consideration or combination of both, based on the local specific conditions and the examination and enrolment Regulations.
Article 12.- Diplomas, certificates
1. Diplomas of the national education system shall be awarded to learners after they graduate from an educational level or in a training degree; certificates of the national education level shall be issued to learners after they complete a training or re-training professional course or program.
Diplomas and certificates must properly reflect the requirements of educational programs and learners' qualifications.
2. The management of diplomas and certificates must ensure the following principles:
a/ The system of diplomas and certificates must be uniformly managed under the decentralization of state management, guaranteeing the rights and responsibilities of educational institutions and conforming with the international integration trend;
b/ To prevent and strictly handle all fraudulent acts in the grant and use of diplomas and certificates.
3. The Minister of Education and Training and the Minister of Labor, War Invalids and Social Affairs shall, according to their competence, provide conditions, order of, and procedures for, the award of diplomas and certificates; define forms of diploma and certificate; and stipulate the printing of diplomas and certificates and the management of the award, withdrawal and cancellation thereof.
Article 13.- Competence to award diplomas and certificates
1. The competence to award diplomas of the national education system is defined as follows:
a/ Lower secondary education diplomas shall be awarded by heads of district-level Education and Training Departments;
b/ Upper secondary education diplomas shall be awarded by directors of provincial/municipal Education and Training Services;
c/ Intermediate, college and university diplomas shall be awarded by the principals of schools or institutions which organize the training of corresponding degrees; for higher education institutions which have member universities, the principals of such member universities shall award diplomas;
d/ Master diplomas shall be awarded by principals of universities permitted to conduct master-degree training; where scientific research institutes are allowed to coordinate with universities in conducting master-degree training, the principals of such universities shall award master diplomas;
e/ Doctoral diplomas shall be awarded by principals of universities or directors of scientific research institutes, which are permitted to conduct doctoral training.
2. Certificates of the national education system defined in Clause 2, Article 8 of the Education Law shall be issued by heads of educational institutions or organizations permitted to award certificates.
Article 14.- Cases of withdrawal and competence to withdraw diplomas and certificates
1. Diplomas and certificates shall be withdrawn in the following cases:
a/ Acts of fraudulence are committed in study, examination, enrolment or compilation of dossiers in order to be awarded diplomas or certificates;
b/ They are awarded to unqualified persons;
c/ The diplomas or certificates are awarded not by competent persons;
d/ The diplomas or certificates are erased or modified;
e/ The diplomas or certificates are used by persons other than awardees.
2. The authorities competent to award diplomas or certificates shall also be responsible for withdrawing and canceling such diplomas or certificates.
Article 15.- Recognition of diplomas awarded to Vietnamese people by foreign educational institutions
1. Diplomas awarded to Vietnamese people by foreign educational institutions shall be recognized in the following cases:
a/ They are awarded by foreign educational institutions which are lawfully operating in Vietnam, conducting educational activities according to their permits and having quality accredited by Vietnamese or foreign accrediting organizations;
b/ They are awarded by foreign educational institutions subject to the application of agreements on diploma equivalence or mutual recognition of diplomas or treaties related to diplomas to which the Socialist Republic of Vietnam is a contracting state;
c/ They are awarded by foreign general education institutions, professional education institutions or higher education institutions whose educational programs have been accredited by educational quality-accrediting agencies of the concerned foreign countries.
2. The Minister of Education and Training shall specify the order of, and procedures for, recognition of diplomas awarded to Vietnamese people by foreign educational institutions.
NETWORK, ORGANIZATION, OPERATION, TASKS AND POWERS OF SCHOOLS AND OTHER EDUCATIONAL INSTITUTIONS IN THE NATIONAL EDUCATION SYSTEM
Article 16.- Schools and other educational institutions
1. Schools in the national education system include kindergartens, young sprout schools, primary schools, lower secondary schools, upper secondary schools, multi-level general education schools, professional secondary schools, colleges and universities.
2. Other educational institutions within the national education system include the educational institutions defined in Clause 1, Article 69 of the Education Law.
3. Schools and other educational institutions in the national education system are referred to collectively as educational institutions.
Article 17.- Planning of the educational institution network
1. The planning of the educational institution network means the distribution and arrangement of educational institutions within the national education system according to geographical positions or territorial region throughout the country and in each locality, for each period so as to concretize the educational development strategy, which shall serve as a basis for elaboration of educational development plans.
2. The planning of the educational institution network must ensure the following principles:
a/ Conforming with the national, branch and regional socio-economic development strategies and plannings as well as local development plannings; ensuring branch, level and regional structure, satisfying the people's learning demand;
b/ Ensuring the diversity and consistency of the education system, associating training with scientific research, production and services; step by step raising the training quality in service of national industrialization and modernization;
c/ Being compatible with the state investment capacity and capability of mobilizing social resources; creating conditions for every person to have a chance to participate in the construction of educational institutions;
d/ Concentrating investment on major tasks, key educational institutions, branches and economic zones as well as areas meeting with exceptional difficulties.
3. The planning of the educational institution network shall have the following principal contents:
a/ Structuring of the education system and training scope by each educational level, field of study, training degree and type of educational institution;
b/ Distribution of educational institutions by the nature and socio-economic characteristics of each region and each locality;
c/ The contingent of teachers and educational administrators;
d/ The material and technical bases.
Article 18.- Types of educational institution
Educational institutions in the national education system shall be organized in the form of public, people-founded or private ones.
1. Public educational institutions shall be set up under decisions of competent state agencies and managed directly by the State. Sources of investment in the construction of material foundations and funds for regular expenditures of such institutions shall be supplied mainly by the state budget.
2. People-founded educational institutions shall be set up and invested by local population communities for non-profit purposes, that shall build material bases and finance the operation thereof. Local population communities include organizations and individuals at villages, hamlets, communes, wards or townships.
People-founded educational institutions shall operate on the basis of autonomy and self-responsibility in terms of finance and human resources and be supported by local administrations. People- founded educational institutions shall not be set up at general education, professional education and higher education levels.
Presidents of district-level People's Committees shall decide on setting up people-founded educational institutions while commune-level People's Committees shall directly manage such institutions.
3. Private educational institutions shall be set up by social organizations, socio-professional organizations, economic organizations or individuals when so permitted by competent state agencies. Investment sources for construction of material foundations and funding of operation of private educational institutions shall be capital sources outside the state budget.
Article 19.- Responsibilities to formulate and competence to approve the planning of the educational institution network
1. The Minister of Education and Training shall assume the prime responsibility for, and coordinate with the other ministers, heads of ministerial-level agencies or government-attached agencies as well as presidents of provincial/municipal People's Committees in, formulating the planning of tertiary education institutions, to be submitted to the Prime Minister for approval.
2. The Minister of Education and Training and the Minister of Labor, War Invalids and Social Affairs shall coordinate with heads of concerned ministries and branches and presidents of provincial-level People's Committees in formulating the planning of the professional education institution network; and approve according to their competence the planning of the professional education institution network.
3. Provincial-level People's Committees shall, basing themselves on the planning of higher education institution network and the general planning of the professional education institution network, formulate plannings of the locally-managed educational institution network, then submit them to the People's Councils of the same level for approval.
4. District-level People's Committees shall, basing themselves on the planning of the provincial educational institution network, formulate plannings of the district educational institution network and submit them to the People's Councils of the same level for approval.
5. For areas meeting with exceptional socio-economic difficulties, presidents of People's Committees at all levels shall have to consolidate and develop boarding and semi-boarding general education schools for ethnic minorities, professional education institutions and educational institutions in their respective localities under the network planning, giving priority to the arrangement of teachers, material foundations, equipment and budget for boarding and semi-boarding general education schools for ethnic minorities.
6. The planning of a locally-managed educational institution network must satisfy the following requirements:
a/ Every commune, ward or township (hereinafter collectively referred to as communes) shall have at least one preschool institution, one primary school and a community learning center as well. Every commune or commune cluster shall have at least one lower secondary school and may have a multi-level general education school (primary-cum-lower secondary school);
b/ Every district, town or provincial city (hereinafter collectively referred to as districts) shall have at least one upper secondary school; one district-level center for continuing education; and may have a multi-level general education school, a vocational training center, a center for general techniques and career orientation and a district-level school for disabled and handicapped people. For mountainous or island districts, there may be district-level boarding general education schools for ethnic minorities and semi-boarding general education schools;
c/ Every province or centrally-run city (hereinafter collectively referred to as provinces) shall have at least one provincial-level professional secondary school and one center for continuing education. Depending on the specific conditions and local demands, one province may have provincial-level boarding general education schools for ethnic minorities, art schools or physical training and sport schools for gifted pupils, specialized upper secondary schools and schools for disabled and handicapped people.
Article 20.- Establishment of educational institutions
1. The establishment of educational institutions must ensure the following requirements:
a/ Conformity with the planning of the educational institution network;
b/ Feasibility and efficiency;
c/ Creation of favorable conditions for organizations and individuals to invest in educational development;
d/ Simplicity, publicity and transparency of administrative procedures;
e/ The school location ensures the educational environment and safety for learners, teachers and laborers.
2. Schools shall be established when there exists a contingent of teachers, administrators, educational programs, material bases, equipment and finance that meet specific criteria and operation requirements of the schools.
The Prime Minister shall specify conditions for the establishment of universities; the Minister of Education and Training and the Minister of Labor, War Invalids and Social Affairs shall, according to their competence, specify conditions for the establishment of schools at other educational levels and training degrees.
3. The conditions for establishment, the competence to establish or permit the establishment of other educational institutions provided for at Point b, Clause 1, Article 69 of the Education Law shall comply with the Regulations on organization and operation of other educational institutions, promulgated by the Minister of Education and Training and the Minister of Labor, War Invalids and Social Affairs according to their competence.
4. The order of, and procedures for, the establishment of educational institutions shall be specified by competent state management agencies in the school charters or in the regulations on organization and operation of schools and other educational institutions.
Article 21.- Merger, division or separation of educational institutions
1. The merger, division or separation of educational institutions must satisfy the following requirements:
a/ Conforming with the planning of the educational institution network;
b/ Meeting socio-economic development requirements;
c/ Ensuring the interests of teachers and learners;
d/ Contributing to raising the quality and efficiency of education.
2. The merger, division or separation of educational institutions for the establishment of new educational institutions shall fall under the competence of the persons who issue decisions to establish or permit the establishment of such educational institutions. In case of merger of educational institutions established by competent authorities of different levels, the authority of higher level shall decide on such merger; the merger of educational institutions established by authorities of the same level shall be decided under agreement of such authorities.
3. The order of, and procedures for, the merger, division or separation of educational institutions shall be specified in the school charters or regulations on organization and operation of other educational institutions.
Article 22.- Termination of operation of educational institutions
1. An educational institution shall have to terminate its operation in one of the following cases:
a/ It violates legal provisions on sanctioning of administrative violations in education to the extent of termination of operation;
b/ It fails to ensure normal operation due to objective reasons.
2. The authorities competent to decide on or permit the establishment of educational institutions shall also be competent to decide on the termination of operation of such institutions. The decisions on termination of operation of educational institutions must point out reasons for such termination and specify the termination period; as well as measures to guarantee the benefits of teachers and learners. The decisions on termination of operation of educational institutions must be publicized on the mass media.
3. After the termination period, if the causes of termination are redressed, the agencies competent to decide on such termination shall issue decisions to permit the educational institutions to resume their operation.
4. The order of, and procedures for, the termination or resumption of operation of educational institutions shall be provided for in the school charters or the regulations on organization and operation of other educational institutions.
Article 23.- Dissolution of educational institutions
1. An educational institution shall be dissolved in one of the following cases:
a/ It seriously violates the regulations on management, organization and operation of educational institutions;
b/ It fails to redress causes of termination of its operations upon the end of the termination period.
c/ The objectives and contents of its operation in the establishment decision or the permit for its establishment are no longer suitable to the socio-economic development requirements;
d/ The dissolution is requested by organizations or individuals that have established it.
2. The authorities competent to decide on the establishment or permit the establishment of educational institutions shall also be competent to decide on or permit the dissolution of educational institutions. Agencies directly managing educational institutions shall elaborate dissolution plans and submit them to authorities competent to issue dissolution decisions or permit the dissolution of educational institutions according to the provisions of Article 51 of the Education Law. The dissolution decisions must point out causes of dissolution, measures to guarantee the benefits of teachers and learners. The decisions on dissolution of educational institutions must be publicized on the central mass media.
3. The order of, and procedures for, dissolution of educational institutions shall be provided for in the school charters or regulations on organization and operation of other educational institutions.
1. The school councils, for public schools, and the managing boards, for people-founded schools and private schools, shall be collectively referred to as school councils.
A school council is an organization that administers and represents the school owner, and is the sole ownership representative, for schools.
2. Tasks of school councils are defined in Article 53 of the Education Law and specified in the charters or regulations on organization and operation of schools.
3. The school councils shall decide on operation orientations and mobilization of resources for schools; supervise activities of the schools and recommend persons for competent agencies to appoint the principals (for public schools) or recognize the principals (for private schools); and decide on organizational, personnel, financial and property issues as well as development investment orientations of the schools under regulations.
4. Members of a school council include representatives of the Party organization, the directorate, teachers, educational administrators, representatives of organizations and individuals investing in the building of the school, and representatives of relevant production and/or business units.
Members of the school's managing board are those who have contributed capital to the building of the school.
5. Specific provisions on the establishment procedures, organizational structure, tasks and powers of the school councils and the school managing boards are reflected in the school charters or Regulations on organization or operation of schools as provided for in Article 27 of this Decree.
Article 25.- Organizational models of universities
1. The organizational model of universities shall cover:
a/ The school council;
b/ The director and deputy directors;
c/ Member universities and university-attached departments;
d/ Dependent scientific and technological institutions;
e/ Dependent functional offices and divisions;
f/ The scientific council; other advisory councils set up by the director;
g/ The Communist Party of Vietnam organizations;
h/ Mass and social organizations;
i/ Training service organizations, production, business and service-providing organizations;
Member schools of a university shall not have school councils.
2. The organizational model of universities and institutes shall cover:
a/ The school council;
b/ The principal and deputy principals, for universities; the director and deputy directors, for institutes;
c/ The departments; disciplines managed directly by the university or institute;
d/ The disciplines managed by departments. Some universities and institutes may have only departments or disciplines which they manage directly;
e/ The scientific council; the other advisory councils set up by the university principal or institute director;
f/ The functional divisions and sections;
g/ Scientific and technological institutions; training service organizations, scientific and technological research institutions; production, business and service-providing organizations;
h/ The Communist Party of Vietnam organizations;
i/ Mass and social organizations.
3. The organizational model of the national universities shall comply with separate regulations.
4. Private universities may also have their own rules which shall be included in the regulations on organization and operation of private universities.
Article 26.- Higher education institutions implementing continuing education programs to award college or university diplomas
1. Higher education institutions shall be tasked to implement continuing education programs in order to award college or university diplomas when they satisfy the following conditions:
a/ Having formulated continuing education programs for college or university- level disciplines, meeting the requirements of formal education;
b/ Having an adequate contingent of lecturers up to the set standards and well structured to perform concurrently the tasks of formal education and continuing education;
c/ Having material foundations and equipment to meet the requirements of performing concurrently the tasks of formal education and continuing education.
2. When implementing the continuing education programs to award college or university diplomas, higher education institutions shall have to set enrolment targets, organize enrolment and training in compatibility with their training capacity, ensuring quality fulfillment of their training tasks.
3. In case of joint- training together with other educational institutions, a higher education institution (the principal training institution) may only join educational institutions being universities, colleges, professional secondary schools or provincial-level continuing education centers, provided that the latter meet the requirements on material foundations, equipment and administration personnel of the joint- training discipline. The joint-training shall be conducted on a contractual basis; the principal training institution shall take overall responsibility therefor.
4. The Minister of Education and Training shall assign the task of implementing the continuing education programs to award college or university diplomas to higher education institutions which meet the conditions specified in Clause 1 of this Article; specify, guide and inspect the implementation of continuing education programs for awarding college or university diplomas by higher education institutions, ensuring the implementation of the provisions of Article 12 of this Decree.
Article 27.- School charters, regulations on organization and operation of educational institutions
1. School charters shall apply commonly to all types of school at one or several educational levels and training degrees. A school charter must reflect all principal contents specified in Article 52 of the Education Law, specify criteria of equipment, material foundations for teaching and learning, the ratio between teachers and learners, the structure of the contingent of teachers and educational administrators for each educational level and training degree.
2. The Regulation on organization and operation of a school shall consist of provisions concretizing the school charter, to be applicable to a specific type of school.
3. A regulation on organization and operation of other educational institutions shall apply to one or several educational institutions defined at Point b, Clause 1, Article 69 of the Education Law, which may be public, people-founded or private ones. Such regulation shall specify tasks and powers of the educational institution; the organization of educational activities; duties and rights of teachers; duties and rights of learners; the organization and management of the educational institution; the finance and assets of the educational institution; the relationship between the educational institution and the learners' families and society.
4. The competence to promulgate school charters, regulations on organization and operation of schools and regulations on organization and operation of other educational institutions is provided for as follows:
a/ The Prime Minister shall promulgate university charters, regulations on organization and operation of private universities and regulations on organization and operation of national universities;
b/ The Minister of Education and Training shall assume the prime responsibility for, and coordinate with the Minister of Labor, War Invalids and Social Affairs in, promulgating charters of colleges and professional secondary schools;
c/ The Minister of Education and Training shall promulgate charters of multi-level general schools, upper secondary schools and lower secondary schools; primary schools, kindergartens and young sprout schools; regulations on organization and operation of universities, regulations on organization and operation of private colleges, professional secondary or general education schools; regulations on organization and operation of people-founded and private young sprout schools; and regulations on organization and operation of special schools;
d/ The Minister of Labor, War Invalids and Social Affairs shall promulgate regulations on organization and operation of private vocational secondary schools and colleges;
e/ The competence to promulgate regulations on organization and operation of other educational institutions is provided for in Clause 3, Article 69 of the Education Law.
Article 28.- Transformation of educational institutions
1. The transformation of semi-public or people-founded educational institutions established prior to January 1, 2006 into other types is provided for as follows:
a/ For preschool education: In areas meeting with exceptional socio-economic difficulties, semi-public educational institutions shall be transformed into public ones; in other areas, semi-public educational institutions shall be transformed into people-founded or private ones; where people-founded institutions are kept unchanged, they shall comply with the provisions of Clause 2, Article 18 of this Decree;
b/ For general education: Semi-public or people-founded educational institutions shall be transformed into private ones. Where some semi-public educational institutions are transformed into public ones, the provincial-level People's Committees shall submit proposals thereon to the People's Councils of the same level for consideration and decision.
c/ For vocational education and higher education: Semi-public or people-founded educational institutions shall be transformed into private ones.
2. The Prime Minister shall specify principles for transformation of semi-public or people-founded educational institutions established prior to January 1, 2006; the Minister of Education and Training and the Minister of Labor, War Invalids and Social Affairs shall, according to their respective competence, specify the order of, and procedures for, the transformation of semi-public or people-founded educational institutions at all educational levels and training degrees into public, people-founded or private ones.
Article 29.- Recruitment, management and transfer of teachers
1. The recruitment of teachers must comply with the provisions of Articles 70 and 77 of the Education Law.
2. The Minister of Education and Training and the Minister of Labor, War Invalids and Social Affairs shall, according to their respective competence, assume the prime responsibility for, and coordinate with the Minister of Home Affairs in, guiding educational institutions in the recruitment, management and participation in the transfer by competent state agencies of teachers, cadres and personnel working at public educational institutions; and provide the working regime for teachers at every educational level and training degree.
3. People-founded and private educational institutions shall recruit and manage teachers, cadres and personnel working for them according to the provisions of Clause 2, Article 65 of the Education Law.
Article 30.- Raising and fostering of professional qualifications of teachers
Persons who have completed certain training degrees and wish to become teachers but have not yet been pedagogically trained, must go through pedagogical training courses.
The Minister of Education and Training and the Minister of Labor, War Invalids and Social Affairs shall, according to their respective competence, define programs, contents, methods, organizational forms and duration of pedagogical training for persons who have not yet gone through such training; provide for the fostering and raising of professional qualifications of teachers; and specify conditions for educational institutions to organize training courses and grant pedagogical training certificates.
Teachers who are nominated to attend professional refresher courses shall enjoy full salaries and allowances throughout the refresher courses.
Guest lecturing means that an educational institution invites teachers or persons fully meeting the teachers' standards from other institutions to teach at such institution. Educational institutions are encouraged to invite domestic teachers and scientists, scientists being overseas Vietnamese or foreigners to teach at Vietnamese institutions according to the guest lecturing regime.
The Minister of Education and Training and the Minister of Labor, War Invalids and Social Affairs shall, according to their respective competence, specify the guest lecturing regime.
Article 32.- Conferment of honorary doctor title
1. The honorary doctor title shall be conferred on political or social activists of international prestige, teachers or scientists being overseas Vietnamese or foreigners who make many contributions to Vietnam's education and science.
2. Higher education institutions assigned to train doctoral degree shall be entitled to confer honorary doctor titles.
Honorary doctor diplomas shall comply with the doctor diploma form in which the phrase "danh hieu tien si danh du" (honorary doctor title) shall replace the phrase "hoc vi tien si" (doctoral degree) of the school.
3. The Minister of Education and Training shall guide the order of, and procedures for, the conferment of the honorary doctor title.
Article 33.- Subjects entitled to scholarships, tuition subsidies, reduction or exemption
1. Subjects entitled to consideration for the grant of learning-promotion scholarships:
a/ Pupils with outstanding achievements at specialized schools or schools for gifted pupils;
b/ Learners with good study and training results at professional education institutions or universities.
2. Subjects to be granted policy scholarships:
a/ Students enrolled through nomination;
b/ Pupils at pre-university schools or boarding general schools for ethnic minorities;
c/ Learners of vocational training schools for war invalids, disabled or handicapped people.
3. Subjects entitled to tuition subsidies, exemption or reduction and enrolment priority:
a/ War invalids, diseased soldiers and persons enjoying policies as war invalids;
b/ People's armed forces' heroes, labor heroes, persons with outstanding achievements in labor, study, production or combat;
c/ Pupils or students being children of fallen war combatants, war invalids or those who enjoy the same policy as war invalids; children of Vietnamese hero mothers, of people's armed forces' heroes, labor heroes or of persons with meritorious services to the revolution; natural children of resistance war activists who are infected with toxic chemicals; children of revolutionary activists or resistance war activists who were arrested and imprisoned by the enemies in the wartime; children of persons who joined the resistance wars for national liberation, defense of the Fatherland or performance of international duties; children of persons who joined the revolution prior to January 1, 1945, or from January 1, 1945 up to the August 19, 1945 general uprising.
d/ Ethic minority people in the areas meeting with exceptional socio-economic difficulties;
e/ Pupils and students whose parents permanently reside in high mountain areas (except cities, provincial towns or cities) and island and deep-lying areas;
f/ Orphans without anyone to rely on;
g/ Disabled and handicapped people who meet with economic difficulties;
h/ Persons who overcome particularly difficult circumstances to study;
i/ Pupils and students who are children of workers or state officials and whose mothers or fathers have met with labor accidents and enjoy regular allowances;
j/ Pupils and students of families being poor households under the State's general regulations.
4. Subjects exempt from tuition:
a/ Pupils of public primary schools
b/ Pupils and students of pedagogical schools, attendants of pedagogical training courses.
5. Pupils and students of pedagogical schools and attendants of pedagogical training courses defined in Clauses 1, 2 and 3 of this Article shall be given priority in consideration for the grant of scholarships and social allowances.
6. The Prime Minister shall specify criteria, levels and procedures for consideration of the grant of policy scholarships and tuition reduction or exemption. The Minister of Education and Training and the Minister of Labor, War Invalids and Social Affairs shall, according to their respective competence, specify priorities in enrolment and criteria, levels and procedures for consideration of the grant of learning-promotion scholarships to learners.
The Minister of Labor, War Invalids and Social Affairs shall provide for social allowances for learners.
Article 34.- Policies towards children at preschool education institutions
Children at preschool education institutions shall be nurtured, cared, educated and protected according to the provisions of the Education Law, the Law on Child Protection, Care and Education and other provisions of law.
The Minister of Education and Training shall promulgate preschool education targets, plans and programs suitable to the psychological development of children. The People's Committees at all levels shall be responsible for directing preschool education development on the basis of socio-economic development planning and local preschool development demands; expanding the system of creches and kindergartens in all population areas; prioritizing investment in the development of preschool education in communes meeting with exceptional socio-economic difficulties and areas inhabited by ethnic minority people.
Education management agencies at all levels shall have to manage and oversee the exercise of children's rights at preschool education institutions according to the provisions of Clause 1, Article 84 of the Education Law; coordinate with medical agencies, women's unions, population, family and child committees at all levels and boards of representatives of pupils' parents in guiding the nurture, care and education of children, enhancing the popularization of knowledge about childcare, disease prevention and periodical health checks for children in preschool education institutions, ensuring that children comprehensively develop in a healthy and safe education environment.
Article 35.- Facilitation of development of learners' aptitudes
1. Educational institutions shall be responsible for detecting and fostering learners with aptitudes, creating favorable conditions for them to develop their talents on the basis of ensuring comprehensive education.
2. The Ministry of Education and Training, the Ministry of Culture and Information, the Physical Training and Sport Committee and provincial/municipal People's Committees shall give priority to the arrangement of teachers, material foundations, equipment and budget for specialized schools and schools for gifted pupils, which are established by the State and under their respective management.
3. Learners in art or physical and sport schools for gifted pupils shall enjoy special treatment regime. The Minister of Finance shall assume the prime responsibility for, and coordinate with the Minister of Culture and Information, the Minister-Chairman of the Physical Training and Sport Committee and the Minister of Education and Training in, elaborating treatment policies for learners of schools for gifted pupils and preferential investment policies for schools for gifted pupils established by organizations or individuals and submit them to the Prime Minister for decision.
Article 36.- Creation of study conditions for disabled and handicapped people
1. Disabled and handicapped learners may study at special or integrated schools or classes, be considered for the grant of scholarships, allowance, tuition reduction or exemption according to the provisions of Clause 3, Article 33 of this Decree as well as for the supply of textbooks and necessary learning materials.
2. The Minister of Labor, War Invalids and Social Affairs shall assume the prime responsibility for, and coordinate with the concerned ministries and branches in, formulating priority and preferential mechanisms and policies for schools and classes for disabled and handicapped people, established by the State, organizations or individuals so as to help them rehabilitate their functions, study and learn jobs and integrate into the community, and submit them to the Prime Minister for decision.
The Minister of Education and Training shall provide for the integration of disabled and handicapped people into educational institutions of the national education system.
Article 37.- Exemption, reduction of public-service charges for pupils and students
Pupils and students shall enjoy charge exemption or reduction when using mass transit or recreation facilities or visiting museums, historical relics or cultural works under regulations.
The Ministry of Finance shall assume the prime responsibility for, and coordinate with the Ministry of Education and Training and concerned ministries and branches in, providing for the exemption or reduction of public service charges for pupils and students.
EDUCATION QUALITY ACCREDITATION
Article 38.- State management of education quality accreditation
1. Tasks of state management of education quality accreditation include:
a/ Promulgating regulations on criteria for assessment of education quality; education quality accreditation processes; operation principles, conditions and criteria for organizations and individuals involved in education quality accreditation activities; and licensing of education quality accreditation activities;
b/ Organizing the management of accreditation of educational programs and educational institutions;
c/ Guiding organizations, individuals and educational institutions to participate in education quality accreditation activities;
d/ Inspecting, supervising and assessing the implementation of regulations on education quality accreditation.
2. The Minister of Education and Training and the Minister of Labor, War Invalids and Social Affairs shall, according to their respective competence, promulgate legal documents on the state management of education quality accreditation; provide conditions for the establishment, functions, tasks and powers of education quality accreditation organizations at each educational level and training degree; and direct education quality accreditation.
Article 39.- Organizations in charge of management and organization of education quality accreditation
1. Organizations in charge of management and organization of education quality accreditation include:
a/ Education quality accreditation management agencies set up by the State;
b/ Independent education quality accreditation organizations run by the State or set up by socio-professional organizations.
2. Education quality accreditation organizations shall accredit educational programs and institutions on the following principles:
a/ Independence, objectivity and lawfulness;
b/ Honesty, publicity and transparency.
Article 40.- Results of accreditation of educational programs and institutions
1. Results of accreditation of educational programs or institutions shall serve as a basis for recognition or non-recognition that such educational programs or institutions attain the quality standards. Accreditation results shall be made public for social awareness and monitoring.
2. Educational institutions may lodge complaints, denunciations or initiate lawsuits with competent state agencies against decisions, conclusions or acts of organizations and individuals performing the education quality accreditation task if having grounds to believe that such decisions or conclusions are wrong or such acts are illegal.
ASSURANCE OF FINANCIAL CONDITIONS FOR EDUCATION
Article 41.- State budget expenditure for education
The estimation, allocation and management of the state budget expenditure for education shall comply with the principles defined in Article 102 of the Education Law. The Minister of Education and Training shall coordinate with heads of concerned ministries or branches in setting technical criteria for education which shall serve as a basis for the estimation, allocation and management of the state budget expenditure for education.
Annually, the Ministry of Education and Training and the Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs shall coordinate with the Ministry of Finance and the Ministry of Planning and Investment in estimating, planning the allocation of, and managing the state budget expenditure for education according to the provisions of the state budget law.
Article 42.- Education credit, learning promotion funds and education sponsoring funds
1. Education credit means non-profit activities to help learners from low-income families to borrow money for study and enjoy preferences in terms of interest rates and repayment terms.
Education credit shall be provided by the Social Policy Bank according to the provisions of law on credit for the poor and other policy beneficiaries.
2. Learning promotion funds and education sponsoring funds are those set up by organizations or individuals on the principle of voluntariness and non-profit, aimed to support, encourage, commend and promote learners as well as provide them with financial supports, thus contributing to education development.
Article 43.- Implementation effect
This Decree shall take effect 15 days after its publication in "CONG BAO." All regulations which are contrary to this Decree are hereby annulled.
Article 44.- Responsibilities for implementation of this Decree
1. The Minister of Education and Training shall guide the implementation of this Decree.
2. Ministers, heads of ministerial-level agencies, heads of government-attached agencies, presidents of provincial/municipal People's Committees, and relevant agencies shall have to guide the implementation of this Decree.
Văn bản liên quan
Cập nhật
Điều 3. Hướng nghiệp và phân luồng trong giáo dục
Điều 13. Thẩm quyền cấp văn bằng, chứng chỉ
Điều 20. Thành lập cơ sở giáo dục
Điều 23. Giải thể cơ sở giáo dục
Điều 27. Điều lệ nhà trường, Quy chế tổ chức và hoạt động của cơ sở giáo dục
Điều 29. Tuyển dụng, quản lý, điều động nhà giáo
Điều 34. Chính sách đối với trẻ em tại cơ sở giáo dục mầm non
Điều 16. Nhà trường và cơ sở giáo dục khác
Điều 18. Các loại hình cơ sở giáo dục
Điều 20. Thành lập cơ sở giáo dục
Điều 22. Đình chỉ hoạt động của cơ sở giáo dục
Điều 23. Giải thể cơ sở giáo dục
Điều 27. Điều lệ nhà trường, Quy chế tổ chức và hoạt động của cơ sở giáo dục
Điều 30. Nâng cao trình độ, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ của nhà giáo
Điều 32. Phong tặng danh hiệu tiến sĩ danh dự
Điều 33. Đối tượng được cấp học bổng, trợ cấp và miễn giảm học phí
Điều 38. Quản lý nhà nước về công tác kiểm định chất lượng giáo dục
Điều 39. Các tổ chức quản lý và tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục