Chương 5 Nghị định 75/2006/NĐ-CP: Chính sách đối với nhà giáo
Số hiệu: | 75/2006/NĐ-CP | Loại văn bản: | Nghị định |
Nơi ban hành: | Chính phủ | Người ký: | Nguyễn Tấn Dũng |
Ngày ban hành: | 02/08/2006 | Ngày hiệu lực: | 23/08/2006 |
Ngày công báo: | 08/08/2006 | Số công báo: | Từ số 3 đến số 4 |
Lĩnh vực: | Giáo dục | Tình trạng: |
Hết hiệu lực
01/09/2020 |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
1. Việc tuyển dụng nhà giáo phải bảo đảm các quy định tại Điều 70, Điều 77 của Luật Giáo dục.
2. Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, theo thẩm quyền, chủ trì, phối hợp với Bộ trưởng Bộ Nội vụ hướng dẫn cơ sở giáo dục trong việc tuyển dụng, quản lý, tham gia vào quá trình điều động của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đối với nhà giáo, cán bộ, nhân viên đang làm việc tại các cơ sở giáo dục công lập; quy định chế độ làm việc của nhà giáo ở các cấp học và trình độ đào tạo.
3. Cơ sở giáo dục dân lập, tư thục thực hiện việc tuyển dụng, quản lý nhà giáo, cán bộ, nhân viên làm việc tại cơ sở mình theo quy định tại khoản 2 Điều 65 của Luật Giáo dục.
Người tốt nghiệp các trình độ đào tạo muốn trở thành nhà giáo mà chưa qua đào tạo về nghiệp vụ sư phạm thì phải được bồi dưỡng về nghiệp vụ sư phạm.
Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội theo thẩm quyền, quy định về chương trình, nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức, thời gian đào tạo nghiệp vụ sư phạm đối với người chưa qua đào tạo nghiệp vụ sư phạm; quy định về bồi dưỡng và nâng cao trình độ cho nhà giáo; quy định về điều kiện để các cơ sở giáo dục được tổ chức bồi dưỡng và cấp Chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm.
Nhà giáo được cử đi học nâng cao trình độ, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ được hưởng nguyên lương và phụ cấp trong suốt quá trình học tập.
Thỉnh giảng là việc một cơ sở giáo dục mời nhà giáo hoặc người có đủ tiêu chuẩn của nhà giáo ở nơi khác đến giảng dạy. Khuyến kh?ch các cơ sở giáo dục mời nhà giáo, nhà khoa học trong nước, nhà khoa học là người Việt Nam định cư ở nước ngoài và người nước ngoài đến giảng dạy ở các trường Việt Nam theo chế độ thỉnh giảng.
Bộ trưởng Giáo dục và Đào tạo, Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, theo thẩm quyền, quy định cụ thể về chế độ thỉnh giảng.
1. Danh hiệu tiến sĩ danh dự được phong tặng cho các nhà hoạt động chính trị, xã hội có uy tín quốc tế, nhà giáo, nhà khoa học là người Việt Nam định cư ở nước ngoài, người nước ngoài có đóng góp nhiều cho sự nghiệp giáo dục và khoa học của Việt Nam.
2. Cơ sở giáo dục đại học được giao nhiệm vụ đào tạo trình độ tiến sĩ có quyền phong tặng danh hiệu tiến sĩ danh dự.
Bằng tiến sĩ danh dự phải theo mẫu bằng tiến sĩ; trong đó thay vì "học vị Tiến sĩ" ghi là "danh hiệu Tiến sĩ danh dự" của trường.
3. Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo hướng dẫn về trình tự, thủ tục phong tặng danh hiệu tiến sĩ danh dự.
Article 29.- Recruitment, management and transfer of teachers
1. The recruitment of teachers must comply with the provisions of Articles 70 and 77 of the Education Law.
2. The Minister of Education and Training and the Minister of Labor, War Invalids and Social Affairs shall, according to their respective competence, assume the prime responsibility for, and coordinate with the Minister of Home Affairs in, guiding educational institutions in the recruitment, management and participation in the transfer by competent state agencies of teachers, cadres and personnel working at public educational institutions; and provide the working regime for teachers at every educational level and training degree.
3. People-founded and private educational institutions shall recruit and manage teachers, cadres and personnel working for them according to the provisions of Clause 2, Article 65 of the Education Law.
Article 30.- Raising and fostering of professional qualifications of teachers
Persons who have completed certain training degrees and wish to become teachers but have not yet been pedagogically trained, must go through pedagogical training courses.
The Minister of Education and Training and the Minister of Labor, War Invalids and Social Affairs shall, according to their respective competence, define programs, contents, methods, organizational forms and duration of pedagogical training for persons who have not yet gone through such training; provide for the fostering and raising of professional qualifications of teachers; and specify conditions for educational institutions to organize training courses and grant pedagogical training certificates.
Teachers who are nominated to attend professional refresher courses shall enjoy full salaries and allowances throughout the refresher courses.
Guest lecturing means that an educational institution invites teachers or persons fully meeting the teachers' standards from other institutions to teach at such institution. Educational institutions are encouraged to invite domestic teachers and scientists, scientists being overseas Vietnamese or foreigners to teach at Vietnamese institutions according to the guest lecturing regime.
The Minister of Education and Training and the Minister of Labor, War Invalids and Social Affairs shall, according to their respective competence, specify the guest lecturing regime.
Article 32.- Conferment of honorary doctor title
1. The honorary doctor title shall be conferred on political or social activists of international prestige, teachers or scientists being overseas Vietnamese or foreigners who make many contributions to Vietnam's education and science.
2. Higher education institutions assigned to train doctoral degree shall be entitled to confer honorary doctor titles.
Honorary doctor diplomas shall comply with the doctor diploma form in which the phrase "danh hieu tien si danh du" (honorary doctor title) shall replace the phrase "hoc vi tien si" (doctoral degree) of the school.
3. The Minister of Education and Training shall guide the order of, and procedures for, the conferment of the honorary doctor title.
Tình trạng hiệu lực: Hết hiệu lực