Nghị định 31/2011/NĐ-CP sửa đổi Nghị định số 75/2006/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Giáo dục
Số hiệu: | 31/2011/NĐ-CP | Loại văn bản: | Nghị định |
Nơi ban hành: | Chính phủ | Người ký: | Nguyễn Tấn Dũng |
Ngày ban hành: | 11/05/2011 | Ngày hiệu lực: | 01/07/2011 |
Ngày công báo: | 20/05/2011 | Số công báo: | Từ số 291 đến số 292 |
Lĩnh vực: | Giáo dục | Tình trạng: |
Hết hiệu lực
01/09/2020 |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
CHÍNH PHỦ |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 31/2011/NĐ-CP |
Hà Nội, ngày 11 tháng 05 năm 2011 |
SỬA ĐỔI, BỔ SUNG MỘT SỐ ĐIỀU CỦA NGHỊ ĐỊNH SỐ 75/2006/NĐ-CP NGÀY 02 THÁNG 8 NĂM 2006 CỦA CHÍNH PHỦ QUY ĐỊNH CHI TIẾT VÀ HƯỚNG DẪN THI HÀNH MỘT SỐ ĐIỀU CỦA LUẬT GIÁO DỤC
CHÍNH PHỦ
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;
Căn cứ Luật Giáo dục ngày 14 tháng 6 năm 2005; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục ngày 25 tháng 11 năm 2009;
Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo,
NGHỊ ĐỊNH:
Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 75/2006/NĐ-CP ngày 02 tháng 8 năm 2006 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Giáo dục như sau:
1. Sửa đổi, bổ sung khoản 1, 2 và 4 Điều 2 như sau:
a) Sửa đổi, bổ sung khoản 1, 2 Điều 2 như sau:
“1. Phổ cập giáo dục là quá trình tổ chức để mọi công dân đều được học tập và đạt tới một trình độ học vấn tối thiểu theo quy định của Nhà nước. Nhà nước thực hiện phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em năm tuổi, phổ cập giáo dục tiểu học và phổ cập giáo dục trung học cơ sở.
2. Ủy ban nhân dân các cấp có trách nhiệm:
a) Có kế hoạch và giải pháp thực hiện phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em năm tuổi;
b) Bảo đảm để mọi trẻ em sáu tuổi đều được vào học lớp một; thực hiện phổ cập giáo dục tiểu học, phổ cập trung học cơ sở; củng cố, duy trì và nâng cao chất lượng phổ cập giáo dục tiểu học, trung học cơ sở và chống mù chữ.”
b) Sửa đổi, bổ sung khoản 4 Điều 2 như sau:
“4. Hằng năm, cơ sở giáo dục và đơn vị hành chính (gọi chung là đơn vị) đã được công nhận đạt chuẩn phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em năm tuổi, phổ cập giáo dục tiểu học, phổ cập giáo dục trung học cơ sở phải tiến hành tự kiểm tra theo tiêu chuẩn quy định về phổ cập giáo dục, báo cáo bằng văn bản với cấp có thẩm quyền công nhận đạt chuẩn.”
2. Sửa đổi, bổ sung khoản 1 Điều 6 như sau:
“1. Chương trình giáo dục và thẩm quyền ban hành chương trình giáo dục được quy định các Điều 6, 24, 29, 35, 41, 45 và 100 của Luật Giáo dục; khoản 1 và khoản 4 Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục.”
3. Sửa đổi, bổ sung Điều 8 như sau:
Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định tiêu chuẩn, quy trình biên soạn, chỉnh sửa sách giáo khoa; quyết định duyệt và chọn sách giáo khoa để sử dụng chính thức, ổn định, thống nhất trong giảng dạy, học tập ở các cơ sở giáo dục phổ thông, bao gồm cả sách giáo khoa bằng chữ nổi, bằng tiếng dân tộc và sách giáo khoa cho học sinh trường chuyên biệt trên cơ sở thẩm định của Hội đồng quốc gia thẩm định chương trình giáo dục phổ thông và sách giáo khoa.”
4. Sửa đổi, bổ sung khoản 1 Điều 9 như sau:
“1. Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ trưởng Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội theo thẩm quyền quy định việc biên soạn, lựa chọn, thẩm định, duyệt và sử dụng giáo trình giáo dục nghề nghiệp, giáo trình giáo dục đại học; quy định về giáo trình sử dụng chung, tổ chức biên soạn và duyệt các giáo trình này.
Hiệu trưởng trường trung cấp, trường cao đẳng, trường đại học, giám đốc trung tâm dạy nghề tổ chức biên soạn giáo trình các môn học hoặc lựa chọn giáo trình tiên tiến, hiện đại trong nước và ngoài nước phù hợp với mục tiêu giáo dục, phù hợp với chương trình khung và nhiệm vụ đào tạo của trường; duyệt giáo trình trên cơ sở thẩm định của Hội đồng thẩm định giáo trình do Hiệu trưởng nhà trường, Giám đốc trung tâm dạy nghề thành lập, bảo đảm có đủ giáo trình giảng dạy và học tập.”
5. Sửa đổi, bổ sung khoản 2 Điều 16 như sau:
“2. Cơ sở giáo dục khác thuộc hệ thống giáo dục quốc dân gồm:
a) Nhóm trẻ, nhà trẻ; các lớp độc lập gồm: lớp mẫu giáo, lớp xóa mù chữ, lớp ngoại ngữ, lớp tin học, lớp dành cho trẻ em vì hoàn cảnh khó khăn không được đi học ở nhà trường, lớp dành cho trẻ tàn tật, khuyết tật, lớp dạy nghề và lớp trung cấp chuyên nghiệp được tổ chức tại các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ;
b) Trung tâm kỹ thuật tổng hợp - hướng nghiệp; trung tâm dạy nghề; trung tâm giáo dục thường xuyên; trung tâm học tập cộng đồng; trung tâm ngoại ngữ, tin học;
c) Viện nghiên cứu khoa học được đào tạo trình độ tiến sĩ, phối hợp với trường đại học đào tạo trình độ thạc sĩ.”
6. Sửa đổi, bổ sung khoản 2 Điều 18 như sau:
“2. Cơ sở giáo dục dân lập do cộng đồng dân cư ở thôn, bản, ấp, xã, phường, thị trấn thành lập, đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, bảo đảm kinh phí hoạt động và được chính quyền địa phương hỗ trợ.
Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện cho phép thành lập cơ sở giáo dục dân lập; Ủy ban nhân dân cấp xã trực tiếp quản lý cơ sở giáo dục dân lập. Không thành lập cơ sở giáo dục dân lập ở giáo dục phổ thông, giáo dục nghề nghiệp, giáo dục đại học.”
7. Sửa đổi, bổ sung tên Điều 20 và khoản 2, 3 Điều 20 như sau:
a) Sửa đổi, bổ sung tên Điều 20 như sau:
“Điều 20. Thành lập cơ sở giáo dục và cho phép hoạt động giáo dục”
b) Sửa đổi, bổ sung khoản 2, 3 Điều 20 như sau:
“2. Điều kiện thành lập nhà trường và điều kiện cho phép nhà trường hoạt động giáo dục được quy định tại khoản 16 Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục.
3. Điều kiện thành lập, thẩm quyền thành lập hoặc cho phép thành lập các cơ sở giáo dục khác quy định tại khoản 20 Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục được thực hiện theo Quy chế tổ chức và hoạt động của cơ sở giáo dục khác do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ trưởng Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội ban hành theo thẩm quyền.”
8. Sửa đổi, bổ sung Điều 22 như sau:
“Điều 22. Đình chỉ hoạt động giáo dục
Cơ sở giáo dục bị đình chỉ hoạt động giáo dục khi xảy ra một trong các trường hợp bị đình chỉ hoạt động giáo dục quy định tại khoản 17 Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục.
Trình tự, thủ tục đình chỉ hoạt động giáo dục hoặc cho phép cơ sở giáo dục hoạt động giáo dục trở lại được quy định trong Điều lệ nhà trường, Quy chế tổ chức và hoạt động của nhà trường hoặc cơ sở giáo dục khác.”
9. Sửa đổi, bổ sung Điều 23 như sau:
“Điều 23. Giải thể cơ sở giáo dục
Cơ sở giáo dục bị giải thể khi xảy ra một trong các trường hợp bị giải thể quy định tại khoản 17 Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục.
Trình tự, thủ tục giải thể cơ sở giáo dục được quy định trong Điều lệ nhà trường, Quy chế tổ chức và hoạt động của nhà trường, Quy chế tổ chức và hoạt động của cơ sở giáo dục khác.”
10. Sửa đổi, bổ sung khoản 2, 3 Điều 27; điểm a và điểm c khoản 4 Điều 27 như sau:
a) Sửa đổi, bổ sung khoản 2, 3 Điều 27 như sau:
“2. Quy chế tổ chức và hoạt động của nhà trường gồm các quy định cụ thể hóa Điều lệ nhà trường để áp dụng cho một loại hình nhà trường hoặc một mô hình tổ chức cụ thể của nhà trường.
3. Quy chế tổ chức và hoạt động của cơ sở giáo dục khác bao gồm: quy chế tổ chức và hoạt động của trung tâm kỹ thuật tổng hợp - hướng nghiệp; trung tâm dạy nghề; trung tâm giáo dục thường xuyên; trung tâm học tập cộng đồng; trung tâm ngoại ngữ, tin học.
Quy chế tổ chức và hoạt động của cơ sở giáo dục quy định: nhiệm vụ và quyền hạn của cơ sở giáo dục; tổ chức các hoạt động giáo dục; nhiệm vụ và quyền hạn của nhà giáo; nhiệm vụ và quyền hạn của người học; tổ chức và quản lý cơ sở giáo dục; tài chính và tài sản của cơ sở giáo dục; quan hệ giữa cơ sở giáo dục với gia đình người học và xã hội.”
b) Sửa đổi, bổ sung điểm a khoản 4 Điều 27 như sau:
“a) Thủ tướng Chính phủ ban hành Điều lệ trường đại học, Quy chế tổ chức và hoạt động của đại học, trường đại học tư thục;”
c) Sửa đổi, bổ sung điểm c khoản 4 Điều 27 như sau:
“c) Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Điều lệ trường phổ thông có nhiều cấp học, trường trung học phổ thông và trung học cơ sở; trường tiểu học, trường mẫu giáo, trường mầm non; Quy chế tổ chức và hoạt động của trường mầm non dân lập, tư thục; Quy chế tổ chức và hoạt động của trường tư thục ở các cấp học phổ thông; Quy chế tổ chức và hoạt động của trường trung cấp chuyên nghiệp tư thục; Quy chế tổ chức và hoạt động của trường cao đẳng tư thục; phối hợp với Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ có liên quan ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động của các trường chuyên biệt;”
11. Sửa đổi, bổ sung Điều 30 như sau:
“Điều 30. Nâng cao trình độ, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ của nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục
Người tốt nghiệp các trình độ đào tạo muốn trở thành nhà giáo mà chưa qua đào tạo về nghiệp vụ sư phạm thì phải được bồi dưỡng về nghiệp vụ sư phạm. Cán bộ quản lý giáo dục được đào tạo, bồi dưỡng để nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ quản lý giáo dục.
Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định về chương trình, nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức, thời gian bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm đối với người chưa qua bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm muốn trở thành nhà giáo; quy định về bồi dưỡng và nâng cao trình độ nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục; quy định về điều kiện để các cơ sở giáo dục được tổ chức bồi dưỡng và cấp chứng chỉ bồi dưỡng nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục.
Nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục được cử đi học nâng cao trình độ, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ được hưởng lương và phụ cấp trong suốt quá trình học tập.”
12. Sửa đổi, bổ sung khoản 2 Điều 32 như sau:
“2. Cơ sở giáo dục đại học được giao nhiệm vụ đào tạo trình độ tiến sĩ có quyền phong tặng danh hiệu tiến sĩ danh dự.
Bằng tiến sĩ danh dự phải ghi rõ danh hiệu “Tiến sĩ danh dự”, không ghi “học vị Tiến sĩ” và không ghi ngành đào tạo.”
13. Bổ sung điểm l vào khoản 3 Điều 33 và sửa đổi, bổ sung khoản 6 Điều 33 như sau:
a) Bổ sung điểm l vào khoản 3 Điều 33 như sau:
“l) Học sinh tốt nghiệp trung học cơ sở đi học nghề.”
b) Sửa đổi, bổ sung khoản 6 Điều 33 như sau:
“6. Thủ tướng Chính phủ quy định tiêu chuẩn, mức và thủ tục xét cấp học bổng chính sách và miễn giảm học phí. Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ trưởng Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội theo thẩm quyền quy định cụ thể về ưu tiên trong tuyển sinh; tiêu chuẩn, mức và thủ tục xét cấp học bổng khuyến khích học tập cho người học; việc trao và nhận học bổng, trợ cấp cho người học, tài trợ cho giáo dục của các tổ chức và cá nhân trong và ngoài nước.
Bộ trưởng Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội quy định về trợ cấp xã hội cho người học.”
14. Sửa đổi, bổ sung điểm a khoản 1 và khoản 2 Điều 38 như sau:
a) Sửa đổi, bổ sung điểm a khoản 1 Điều 38 như sau:
“a) Ban hành quy định về tiêu chuẩn đánh giá chất lượng giáo dục; về quy trình và chu kỳ kiểm định chất lượng giáo dục ở từng cấp học và trình độ đào tạo; về nguyên tắc hoạt động, điều kiện và tiêu chuẩn của tổ chức, cá nhân hoạt động kiểm định chất lượng giáo dục; về cấp phép hoạt động kiểm định chất lượng giáo dục; về việc cấp, thu hồi giấy chứng nhận kiểm định chất lượng giáo dục;”
b) Sửa đổi, bổ sung khoản 2 Điều 38 như sau:
“2. Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ trưởng Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội theo thẩm quyền ban hành các văn bản quản lý nhà nước về kiểm định chất lượng giáo dục; quy hoạch mạng lưới tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục; quy định chu kỳ kiểm định chất lượng giáo dục ở từng cấp học và trình độ đào tạo; chỉ đạo kiểm định chất lượng giáo dục.
Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định tiêu chuẩn, quy trình tuyển chọn kiểm định viên; chương trình đào tạo, bồi dưỡng kiểm định viên; quyền và trách nhiệm của kiểm định viên; cấp thẻ và thu hồi thẻ kiểm định viên kiểm định chất lượng giáo dục.”
15. Sửa đổi, bổ sung điểm b khoản 1 Điều 39 và bổ sung khoản 3 vào Điều 39 như sau:
a) Sửa đổi, bổ sung điểm b khoản 1 Điều 39 như sau:
“b) Tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục do Nhà nước thành lập hoặc do tổ chức, cá nhân thành lập. Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo quyết định thành lập hoặc cho phép thành lập tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục.”
b) Bổ sung khoản 3 Điều 39 như sau:
“3. Tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục được thành lập khi có đề án thành lập phù hợp với quy hoạch mạng lưới tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục; có đội ngũ kiểm định viên kiểm định chất lượng giáo dục đạt tiêu chuẩn, đủ về số lượng bảo đảm thực hiện kiểm định chất lượng giáo dục.
Để được phép hoạt động kiểm định chất lượng giáo dục, tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục phải có quyết định thành lập hoặc quyết định cho phép thành lập do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo cấp; có cơ sở vật chất, thiết bị, nhân lực và tài chính đáp ứng yêu cầu hoạt động kiểm định chất lượng giáo dục.
Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định về thành lập, hoạt động, đình chỉ, giải thể và nhiệm vụ, quyền hạn của tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục.”
1. Nghị định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 7 năm 2011.
2. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này.
Nơi nhận: |
TM. CHÍNH PHỦ |
THE GOVERNMENT |
SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM |
No. 31/2011/ND-CP |
Hanoi, May 11, 2011 |
DECREE
AMENDING AND SUPPLEMENTING A NUMBER OF ARTICLES OF THE GOVERNMENT'S DECREE NO. 75/2006/ ND-CP OF AUGUST 2, 2006, DETAILING AND GUIDING A NUMBER OF ARTICLES OF THE EDUCATION LAW
THE GOVERNMENT
Pursuant to the December 25, 2001 Law on Organization of the Government;
Pursuant to the June 14, 2005 Education Law and the November 25, 2009 Law Amending and Supplementing a Number of Articles of the Education Law;
At the proposal of the Minister of Education and Training,
DECREES:
Article 1. To amend and supplement a number of articles of the Government's Decree No. 75/2006/ND-CP of August 2, 2006, detailing and guiding a number of articles of the Education Law as follows:
1. To amend and supplement Clauses 1,2 and 4 of Article 2 as follows:
a/ To amend and supplement Clauses 1 and 2 of Article 2 as follows:
"1. Universalization of education is a process organized for every citizen to learn and reach a minimum educational level prescribed by the State. The State shall universalize preschool education for five-year-old children, primary education and lower secondary education.
2. People's Committees of all levels shall:
a/ Adopt plans on and solutions to universalization of preschool education for five-year-old children;
b/ Guarantee that all six-year-old children attend grade 1; universalize primary education and lower secondary education; consolidate, maintain and improve the quality of primary education and lower secondary education universalization and fight against illiteracy."
b/ To amend and supplement Clause 4 of Article 2 as follows:
"4. Annually, educational institutions and administrative units (below collectively referred to as units) which have been accredited as having satisfied the standards of pre-school education universalization for five-year-old children, primary education universalization and lower secondary education universalization shall conduct self-inspection according to the set standards of education universalization and report in writing self-inspection results to authorities competent to accredit the satisfaction of standards."
2. To amend and supplement Clause 1 of Article 6 as follows:
"1. Educational programs and competence to promulgate educational programs are prescribed in Articles 6, 24, 29, 35, 41, 45 and 100 of the Education Law; Clauses 1 and 4, Article 1 of the Law Amending and Supplementing a Number of Articles of the Education Law."
3. To amend and supplement Article 8 as follows:
"Article 8. Textbooks
The Minister of Education and Training shall, based on results of appraisal made by the National Council for Appraising General Education Programs and Textbooks, provide standards of and processes to compile and modify textbooks; approve and select textbooks for official, stable and uniform use in teaching and learning at general education institutions, including textbooks in Braille or ethnic minority languages and textbooks for students of specialized schools."
4. To amend and supplement Clause 1 of Article 9 as follows:
"1. The Minister of Education and Training and the Minister of Labor, War Invalids and Social Affairs shall provide according to their competence the compilation, selection, appraisal, approval and use of professional education textbooks and tertiary education textbooks, prescribe common-use textbooks and organize the compilation and approval of these textbooks.
Principals of professional secondary schools, colleges and universities and directors of vocational training centers shall organize the compilation of textbooks or select advanced and modern domestic and foreign textbooks suitable to their educational objectives, framework programs and training tasks; and approve textbooks based on results of appraisal made by textbook appraisal councils they have set up. to ensure sufficient teaching and learning materials."
5. To amend and supplement Clause 2 of Article 16 as follows:
"Other educational institutions within the national education system include:
a/ Groups of children and crèches; independent classes, including preschool classes, illiteracy-eradicating classes, foreign-language classes, computer skill classes, classes for disadvantaged children who cannot go to school, classes for handicapped children, and vocational training and professional secondary classes organized at production, business and service establishments;
b/ General technical education and vocational orientation centers; vocational training centers; continuing education centers; community-based learning centers; foreign language and computer skill-training centers;
c/ Scientific research institutes which are licensed to provide doctoral training and cooperate with universities to provide master training."
6. To amend and supplement Clause 2 of Article 18 as follows:
"2. People-founded educational institutions are established by the communities of villages, hamlets, communes, wards or townships that invest in building physical foundations and assure operation funds for these institutions with the support of local administrations.
Chairpersons of district-level People's Committees are competent to permit the establishment of people-founded educational institutions', commune-level People's Committees shall directly manage people-founded educational institutions. People-founded educational institutions shall not be established at general education, vocational education and tertiary education levels.
7. To amend and supplement the title of Article 20, and Clauses 2 and 3 of Article 20 as follows:
a/ To amend the title of Article 20 as follows:
"Article 20. Establishment of educational institutions and licensing of educational activities"
b/ To amend and supplement Clauses 2 and 3 of Article 20 as follows:
"2. Conditions for establishment of schools and conditions for licensing educational activities arc prescribed in Clause 16, Article 1 of the Law Amending and Supplementing a Number of Articles of the Education Law.
3. Conditions for establishment, competence to establish or permit the establishment of other educational institutions specified in Clause 20. Article ! of the Law Amending and Supplementing a Number of Articles of the Education Law comply with the organization and operation regulation of other educational institutions promulgated by the Minister of Education and Training and the Minister of Labor, War Invalids and Social Affairs according to their competence."
8. To amend and supplement Article 22 as follows:
"Article 22. Suspension of educational activities
Educational institutions shall be suspended from conducting educational activities when falling into any of the cases subject to suspension of educational activities specified in Clause 17, Article 1 of the Law Amending and Supplementing a Number of Articles of the Education Law.
The order of and procedures for suspension form, or licensing of the resumption of, educational activities by educational institutions shall be prescribed in the school charters or organization and operation regulations of schools or other educational institutions."
9. To amend and supplement Article 23 as follows:
"Article 23. Dissolution of educational institutions
Educational institutions shall be dissolved when falling into any of the cases subject to dissolution specified in Clause 17, Article 1 of the Law Amending and Supplementing a Number of Articles of the Education Law.
The order of and procedures for dissolution of educational institutions are prescribed in the school charters or organization and operation regulations of schools or other educational institutions."
10. To amend and supplement Clauses 2 and 3 of Article 27; Points a and c, Clause 4 of Article 27 as follows:
a/ To amend and supplement Clauses 2 and 3 of Article 27 as follows:
"2. The organization and operation regulation of a school contains provisions detailing the school charter applicable to a specific type or organizational model of the school.
3. Organization and operation regulations of other educational institutions include organization and operation regulations of general technical education and vocational orientation centers; vocational training centers, continuing education centers: community-based learning centers and foreign language and from, computer skill-training centers.
An organization and operation regulation of an educational institution provides for the tasks and powers of the institution; organization of educational activities; tasks and powers of teachers and learners; organization and management of the institution; finance and assets of the institution; and the relationship between the institution and learners' families and the society."
b/ To amend and supplement Point a, Clause 4 of Article 27 as follows:
"a/ The Prime Minister shall promulgate the charter of universities and organization and operation regulation of universities and private universities;"
c/ To amend and supplement Point c. Clause 4 of Article 27 as follows:
"c/ The Minister of Education and Training shall promulgate charters of multi-level general schools, upper secondary schools and lower secondary schools; primary schools, preschools and crèches; organization and operation regulations of people-founded and private crèches; organization and operation regulations of private schools for all general education levels; organization and operation regulations of private professional secondary schools and private colleges; and coordinate with ministers and heads of related ministerial-level agencies in promulgating the organization and operation regulation of specialized schools;'
11. To amend and supplement Article 30 as follows:
"Article 30. Improving the qualification of and providing training and refresher training for teachers and educational administrators
Persons who have obtained certain training degrees and wish to become teachers but have not yet been trained in pedagogy must attend pedagogical training courses. Educational administrators shall be provided with training and refresher training so as to improve their professional qualifications and education administration skills.
The Minister of Education and Training shall provide for programs, contents, methods, organizational forms and duration of pedagogic training for persons who have not yet been trained in pedagogy but wish to become teachers; refresher training for teachers and education administrators; and conditions for educational institutions to provide refresher training and grant certificates to teachers and education administrators.
Teachers and education administrators who are appointed to attend training and refresher training courses are entitled to full salaries and allowances during the training period."
12. To amend and supplement Clause 2 of Article 32 as follows:
"2. Tertiary education institutions assigned to provide doctoral training may award the honorary doctorate.
Honorary doctorate diplomas must be printed with the phrase "Tien si danh du' (honorary doctorate), instead of ''hoc vi tien si" (doctoral degree) and does not indicate the training major."
13. To add Point 1 to Clause 3 of Article 33 and amend and supplement Clause 6 of Article 33 as follows:
a/ To add Point 1 to Clause 3 of Article 33 as follows:
"1. Lower secondary graduates who attend vocational training courses."
b/ To amend and supplement Clause 6, Article 33 as follows:
"6. The Prime Minister shall specify criteria, levels and procedures for consideration of grant of policy scholarships and tuition exemption or reduction. The Minister of Education and Training and the Minister of Labor, War Invalids and Social Affairs shall specify according to their competence enrolment priorities, criteria, levels and procedures for grant of study promotion scholarships for learners, the grant and receipt of scholarships and allowances for learners, and financial assistance for education from domestic and foreign organizations and individuals.
The Minister of Labor. War Invalids and Social Affairs shall provide social allowances for learners."
14. To amend and supplement Point a, Clause 1 and Clause 2 of Article 38 as follows:
a/ To amend and supplement Point a. Clause 1 of Article 38 as follows:
"a/ To promulgate regulations on criteria for education quality assessment; processes and periods of education quality assessment at each educational grade and training level; operation principles of and conditions and criteria for organizations and individuals conducting education quality assessment; to license education quality assessment; and to grant and revoke education quality assessment certificates."
b/ To amend and supplement Clause 2 of Article 38 as follows:
"2. The Minister of Education and Training and the Minister of Labor, War Invalids and Social Affairs shall promulgate according to their competence documents on the state management of education quality assessment; plan a network of education quality assessment organizations; provide for periods of education quality assessment at each education grade and training level; and direct education quality assessment.
The Minister of Education and Training shall provide criteria and processes for selecting assessors; programs on training and refresher training for assessors; rights and powers of assessors; and issuance and withdrawal of education quality assessor's cards."
15. To amend and supplement Point b, Clause 1 of Article 39 and add Clause 3 to Article 39 as follows:
a/ To amend and supplement Point b, Clause 1 of Article 39 as follows:
"b/ Education quality assessment organizations established by the State or organizations or individuals. The Minister of Education and Training shall decide to establish or permit the establishment of education quality assessment organizations."
b/ To add Clause 3 to Article 39 as follows:
"3. An education quality assessment organization shall be established if having its establishment plan conformable with the education quality assessment organization network plans and sufficient education quality assessors who satisfy all set criteria for education quality assessment.
To be licensed to conduct education quality assessment, an education quality assessment organization must obtain an establishment decision or decision permitting the establishment issued by the Minister of Education and Training; and have physical foundations, equipment, personnel and finance satisfying the requirements of education quality assessment activities.
The Minister of Education and Training shall provide the establishment, operation, operation termination, dissolution, and tasks and powers of education quality assessment organizations."
Article 2. Effect
1. This Decree takes effect on July 1, 2011.
2. Ministers, heads of ministerial-level agencies, heads of government-attached agencies and chairpersons of provincial-level People's Committees shall implement this Decree.-
|
ON BEHALF OF THE GOVERNMENT |