Chương 4 Nghị định 75/2006/NĐ-CP: Mạng lưới, tổ chức, hoạt động, nhiệm vụ, quyền hạn của nhà trường và cơ sở giáo dục khác trong hệ thống giáo dục quốc dân
Số hiệu: | 75/2006/NĐ-CP | Loại văn bản: | Nghị định |
Nơi ban hành: | Chính phủ | Người ký: | Nguyễn Tấn Dũng |
Ngày ban hành: | 02/08/2006 | Ngày hiệu lực: | 23/08/2006 |
Ngày công báo: | 08/08/2006 | Số công báo: | Từ số 3 đến số 4 |
Lĩnh vực: | Giáo dục | Tình trạng: |
Hết hiệu lực
01/09/2020 |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
1. Nhà trường thuộc hệ thống giáo dục quốc dân gồm: trường mẫu giáo, trường mầm non, trường tiểu học, trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông, trường phổ thông có nhiều cấp học, trường trung cấp, trường cao đẳng, trường đại học.
2. Cơ sở giáo dục khác thuộc hệ thống giáo dục quốc dân gồm các cơ sở giáo dục được quy định tại khoản 1 Điều 69 của Luật Giáo dục.
3. Nhà trường và cơ sở giáo dục khác trong hệ thống giáo dục quốc dân được gọi chung là cơ sở giáo dục.
1. Quy hoạch mạng lưới cơ sở giáo dục là phân bố, sắp xếp các cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân theo vị trí địa lý, vùng lãnh thổ, trên toàn quốc và từng địa phương, cho từng thời kỳ để cụ thể hóa chiến lược phát triển giáo dục, làm căn cứ xây dựng kế hoạch phát triển giáo dục.
2. Quy hoạch mạng lưới cơ sở giáo dục phải bảo đảm các nguyên tắc sau đây:
a) Phù hợp với chiến lược và quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, của ngành, của từng vùng, quy hoạch phát triển của từng địa phương; bảo đảm cơ cấu ngành nghề, cơ cấu trình độ và cơ cấu vùng miền; đáp ứng nhu cầu học tập của nhân dân;
b) Bảo đảm tính đa dạng, đồng bộ của hệ thống giáo dục, gắn đào tạo với nghiên cứu khoa học, với sản xuất và dịch vụ; từng bước nâng cao chất lượng đào tạo, phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước;
c) Phù hợp với năng lực đầu tư của nhà nước và khả năng huy động nguồn lực của toàn xã hội; tạo điều kiện để mọi người đều có cơ hội tham gia xây dựng cơ sở giáo dục;
d) Tập trung đầu tư cho các nhiệm vụ chủ yếu, các cơ sở giáo dục trọng điểm và các ngành trọng điểm, các vùng kinh tế trọng điểm và các vùng đặc biệt khó khăn.
3. Quy hoạch mạng lưới cơ sở giáo dục bao gồm các nội dung chủ yếu sau đây:
a) Cơ cấu hệ thống giáo dục và quy mô đào tạo theo cấp học, ngành học, trình độ đào tạo, loại hình cơ sở giáo dục;
b) Phân bố các cơ sở giáo dục theo tính chất, đặc điểm kinh tế - xã hội từng vùng, từng địa phương;
c) Đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục;
d) Cơ sở vật chất - kỹ thuật.
Cơ sở giáo dục trong hệ thống giáo dục quốc dân được tổ chức theo các loại hình: công lập, dân lập và tư thục.
1. Cơ sở giáo dục công lập do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định thành lập và nhà nước trực tiếp tổ chức quản lý. Nguồn đầu tư xây dựng cơ sở vật chất và kinh phí cho các nhiệm vụ chi thường xuyên, chủ yếu do ngân sách nhà nước bảo đảm.
2. Cơ sở giáo dục dân lập do cộng đồng dân cư ở cơ sở thành lập, đầu tư xây dựng cơ sở vật chất và bảo đảm kinh phí hoạt động không vì mục đích lợi nhuận. Cộng đồng dân cư cấp cơ sở gồm tổ chức và cá nhân tại thôn, bản, ấp, xã, phường, thị trấn.
Cơ sở giáo dục dân lập hoạt động trên cơ sở tự chủ, tự chịu trách nhiệm về tài chính, nhân lực và được chính quyền địa phương hỗ trợ. Không thành lập cơ sở giáo dục dân lập ở giáo dục phổ thông, giáo dục nghề nghiệp, giáo dục đại học.
Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định cho phép thành lập cơ sở giáo dục dân lập, Ủy ban nhân dân cấp xã trực tiếp quản lý cơ sở giáo dục dân lập.
3. Cơ sở giáo dục tư thục do tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, tổ chức kinh tế hoặc cá nhân thành lập khi được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép. Nguồn đầu tư xây dựng cơ sở vật chất và bảo đảm kinh phí hoạt động của cơ sở giáo dục tư thục là nguồn vốn ngoài ngân sách nhà nước.
1. Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo chủ trì, phối hợp với Bộ trưởng các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương xây dựng quy hoạch mạng lưới các cơ sở giáo dục đại học, cao đẳng trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
2. Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội phối hợp với Thủ trưởng các Bộ, ngành liên quan và Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xây dựng quy hoạch mạng lưới cơ sở giáo dục nghề nghiệp; phê duyệt theo thẩm quyền quy hoạch mạng lưới cơ sở giáo dục nghề nghiệp.
3. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, căn cứ quy hoạch mạng lưới cơ sở giáo dục đại học, quy hoạch chung mạng lưới cơ sở giáo dục nghề nghiệp xây dựng quy hoạch mạng lưới cơ sở giáo dục do địa phương quản lý, trình Hội đồng nhân dân cùng cấp phê duyệt.
4. Ủy ban nhân dân cấp huyện căn cứ vào quy hoạch mạng lưới cơ sở giáo dục của tỉnh, xây dựng quy hoạch mạng lưới cơ sở giáo dục trên địa bàn huyện trình Hội đồng nhân dân cùng cấp phê duyệt.
5. Đối với các vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp có trách nhiệm củng cố, phát triển các trường phổ thông dân tộc nội trú, phổ thông dân tộc bán trú, cơ sở giáo dục nghề nghiệp, các cơ sở giáo dục trên địa bàn theo quy hoạch mạng lưới, ưu tiên bố trí giáo viên, cơ sở vật chất, thiết bị và ngân sách cho trường phổ thông dân tộc nội trú, trường phổ thông dân tộc bán trú.
6. Quy hoạch mạng lưới cơ sở giáo dục do địa phương quản lý phải bảo đảm các yêu cầu cụ thể sau đây:
a) Mỗi xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là xã) có ít nhất một cơ sở giáo dục mầm non, một trường tiểu học; có trung tâm học tập cộng đồng. Mỗi xã hoặc cụm xã có ít nhất một trường trung học cơ sở, có thể có trường phổ thông có nhiều cấp học (tiểu học - trung học cơ sở);
b) Mỗi huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi chung là huyện) có ít nhất một trường trung học phổ thông; có một trung tâm giáo dục thường xuyên cấp huyện; có thể có trường phổ thông có nhiều cấp học, trung tâm dạy nghề, trung tâm kỹ thuật tổng hợp - hướng nghiệp, trường cấp huyện dành cho người khuyết tật, tàn tật. Đối với các huyện miền núi, hải đảo có thể có trường phổ thông dân tộc nội trú cấp huyện, trường phổ thông dân tộc bán trú;
c) Mỗi tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi chung là tỉnh) có ít nhất một trường trung cấp, một trung tâm giáo dục thường xuyên cấp tỉnh. Tuỳ theo điều kiện cụ thể và nhu cầu của địa phương, một tỉnh có thể có trường phổ thông dân tộc nội trú cấp tỉnh, trường năng khiếu nghệ thuật, trường năng khiếu thể dục thể thao, trường trung học phổ thông chuyên, trường dành cho người khuyết tật, tàn tật.
1. Việc thành lập cơ sở giáo dục phải bảo đảm các yêu cầu sau đây:
a) Phù hợp với quy hoạch mạng lưới cơ sở giáo dục;
b) Khả thi và hiệu quả;
c) Tạo điều kiện thuận lợi cho tổ chức, cá nhân đầu tư phát triển giáo dục;
d) Đơn giản, công khai, minh bạch về thủ tục hành chính;
đ) Có địa điểm bảo đảm môi trường giáo dục, bảo đảm an toàn cho người học, người dạy và người lao động trong nhà trường.
2. Nhà trường được thành lập khi có đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý, chương trình giáo dục, trường sở, thiết bị và tài chính theo tiêu chuẩn cụ thể, đáp ứng yêu cầu hoạt động của nhà trường.
Thủ tướng Chính phủ quy định cụ thể điều kiện thành lập trường đại học; Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, theo thẩm quyền, quy định cụ thể điều kiện thành lập trường ở các cấp học và trình độ đào tạo khác
3. Điều kiện thành lập, thẩm quyền thành lập hoặc cho phép thành lập cơ sở giáo dục khác quy định tại điểm b khoản 1 Điều 69 của Luật Giáo dục được thực hiện theo Quy chế tổ chức và hoạt động của cơ sở giáo dục khác do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành theo thẩm quyền.
4. Trình tự, thủ tục về việc thành lập cơ sở giáo dục do cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền quy định cụ thể trong Điều lệ nhà trường hoặc trong Quy chế tổ chức và hoạt động của nhà trường và cơ sở giáo dục khác.
1. Việc sáp nhập, chia, tách cơ sở giáo dục phải bảo đảm các yêu cầu sau đây:
a) Phù hợp với quy hoạch mạng lưới cơ sở giáo dục;
b) Đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội;
c) Bảo đảm quyền lợi của nhà giáo và người học;
d) Góp phần nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục.
2. Việc sáp nhập, chia, tách cơ sở giáo dục để thành lập cơ sở giáo dục mới thuộc thẩm quyền của người ra quyết định thành lập hoặc cho phép thành lập cơ sở giáo dục. Trường hợp sáp nhập giữa các cơ sở giáo dục không do cùng một cấp có thẩm quyền thành lập thì cấp có thẩm quyền cao hơn quyết định; trường hợp cấp có thẩm quyền thành lập ngang nhau thì cấp có thẩm quyền ngang nhau đó thoả thuận quyết định.
3. Trình tự, thủ tục sáp nhập, chia, tách cơ sở giáo dục được quy định cụ thể trong Điều lệ nhà trường, trong Quy chế tổ chức và hoạt động của cơ sở giáo dục khác.
1. Việc đình chỉ hoạt động của cơ sở giáo dục được thực hiện khi xảy ra một trong các trường hợp sau đây:
a) Vi phạm các quy định của pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giáo dục ở mức độ phải đình chỉ;
b) Vì lý do khách quan không bảo đảm hoạt động bình thường của cơ sở giáo dục.
2. Cấp có thẩm quyền quyết định thành lập hoặc cho phép thành lập cơ sở giáo dục thì có thẩm quyền quyết định đình chỉ hoạt động của cơ sở giáo dục. Trong quyết định đình chỉ hoạt động của cơ sở giáo dục phải xác định rõ lý do đình chỉ hoạt động, quy định rõ thời gian đình chỉ; các biện pháp bảo đảm quyền lợi của nhà giáo và người học. Quyết định đình chỉ hoạt động của cơ sở giáo dục phải được công bố công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng.
3. Sau thời gian đình chỉ, nếu các nguyên nhân dẫn đến việc đình chỉ được khắc phục thì cơ quan có thẩm quyền quyết định đình chỉ ra quyết định cho phép cơ sở giáo dục hoạt động trở lại.
4. Trình tự, thủ tục đình chỉ hoạt động hoặc cho phép hoạt động trở lại của cơ sở giáo dục được quy định trong Điều lệ nhà trường, Quy chế tổ chức và hoạt động của nhà trường hoặc cơ sở giáo dục khác.
1. Cơ sở giáo dục bị giải thể khi xảy ra một trong các trường hợp sau đây:
a) Vi phạm nghiêm trọng các quy định về quản lý, tổ chức, hoạt động của cơ sở giáo dục;
b) Hết thời gian đình chỉ mà không khắc phục được nguyên nhân dẫn đến việc đình chỉ;
c) Mục tiêu và nội dung hoạt động trong quyết định thành lập hoặc cho phép thành lập cơ sở giáo dục không còn phù hợp với yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội;
d) Theo đề nghị của tổ chức, cá nhân thành lập cơ sở giáo dục.
2. Cấp có thẩm quyền quyết định thành lập hoặc cho phép thành lập cơ sở giáo dục có thẩm quyền quyết định giải thể hoặc cho phép giải thể cơ sở giáo dục. Cơ quan quản lý trực tiếp cơ sở giáo dục xây dựng phương án giải thể cơ sở giáo dục trình cấp có thẩm quyền ra quyết định giải thể hoặc cho phép giải thể cơ sở giáo dục theo quy định tại Điều 51 của Luật Giáo dục. Trong quyết định giải thể phải xác định rõ lý do giải thể, các biện pháp bảo đảm quyền lợi của nhà giáo và người học. Quyết định giải thể cơ sở giáo dục phải được công bố công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng của các cơ quan Trung ương.
3. Trình tự, thủ tục giải thể cơ sở giáo dục được quy định trong Điều lệ nhà trường, trong Quy chế tổ chức và hoạt động của cơ sở giáo dục khác.
1. Hội đồng trường đối với trường công lập, Hội đồng quản trị đối với trường dân lập, trường tư thục được gọi chung là Hội đồng trường.
Hội đồng trường là tổ chức quản trị, đại diện chủ sở hữu của nhà trường, đối với các trường tư thục là tổ chức đại diện duy nhất quyền sở hữu của trường.
2. Nhiệm vụ của Hội đồng trường quy định tại Điều 53 của Luật Giáo dục và được quy định cụ thể trong Điều lệ hoặc Quy chế tổ chức và hoạt động nhà trường.
3. Hội đồng trường có quyền quyết định phương hướng hoạt động, huy động nguồn lực cho nhà trường; thực hiện giám sát các hoạt động của nhà trường, có quyền giới thiệu người để cơ quan có thẩm quyền bổ nhiệm hiệu trưởng (đối với trường công lập) hoặc công nhận hiệu trưởng (đối với trường tư thục); quyết định những vấn đề tổ chức, nhân sự, tài chính, tài sản và phương hướng đầu tư phát triển của nhà trường theo quy định.
4. Đối tượng tham gia Hội đồng trường: đại diện tổ chức Đảng, Ban giám hiệu, giảng viên, cán bộ quản lý giáo dục, đại diện các tổ chức, cá nhân tham gia đầu tư xây dựng nhà trường, đại diện các đơn vị sản xuất, kinh doanh có liên quan.
Đối tượng tham gia Hội đồng quản trị: những người có vốn góp xây dựng trường.
5. Những quy định chi tiết về thủ tục thành lập, cơ cấu tổ chức, nhiệm vụ và quyền hạn của Hội đồng trường, của Hội đồng quản trị được thể hiện trong Điều lệ hoặc Quy chế tổ chức và hoạt động của trường được quy định tại Điều 27 Nghị định này.
1. Mô hình tổ chức của đại học bao gồm:
a) Hội đồng trường;
b) Giám đốc và các Phó giám đốc;
c) Các trường đại học thành viên; các khoa trực thuộc đại học;
d) Các tổ chức khoa học và công nghệ trực thuộc;
đ) Các phòng, ban chức năng trực thuộc;
e) Hội đồng khoa học; các Hội đồng tư vấn khác do Giám đốc thành lập;
g) Tổ chức Đảng Cộng sản Việt Nam;
h) Các đoàn thể và tổ chức xã hội;
i) Các tổ chức phục vụ đào tạo, tổ chức sản xuất kinh doanh dịch vụ.
Trường thành viên của đại học không có Hội đồng trường.
2. Mô hình tổ chức của trường đại học, học viện bao gồm:
a) Hội đồng trường;
b) Hiệu trưởng và các Phó Hiệu trưởng đối với trường đại học; Giám đốc và các Phó Giám đốc đối với học viện;
c) Các khoa; bộ môn thuộc trường đại học, học viện;
d) Các bộ môn thuộc khoa. Một số trường đại học, học viện chuyên ngành có thể chỉ có các khoa hoặc bộ môn trực thuộc trường;
đ) Hội đồng khoa học; các Hội đồng tư vấn khác do Hiệu trưởng đại học hoặc Giám đốc học viện thành lập;
e) Các phòng, ban chức năng;
g) Các tổ chức khoa học và công nghệ; tổ chức phục vụ đào tạo, nghiên cứu khoa học và công nghệ; tổ chức sản xuất kinh doanh, dịch vụ;
h) Tổ chức Đảng Cộng sản Việt Nam;
i) Các đoàn thể và tổ chức xã hội.
3. Mô hình tổ chức của Đại học quốc gia được thực hiện theo quy định riêng.
4. Trường đại học tư thục còn có những quy định riêng được thể hiện trong Quy chế tổ chức và hoạt động của trường đại học tư thục.
1. Cơ sở giáo dục đại học được giao nhiệm vụ thực hiện chương trình giáo dục thường xuyên để cấp bằng tốt nghiệp cao đẳng, bằng tốt nghiệp đại học khi bảo đảm các điều kiện sau đây:
a) Đã xây dựng được chương trình giáo dục thường xuyên đối với ngành đào tạo ở trình độ cao đẳng, đại học đáp ứng các yêu cầu của giáo dục chính quy;
b) Có đội ngũ giảng viên đủ số lượng, đạt chuẩn và đồng bộ về cơ cấu để thực hiện đồng thời nhiệm vụ giáo dục chính quy và giáo dục thường xuyên;
c) Có cơ sở vật chất, trang thiết bị bảo đảm đáp ứng yêu cầu thực hiện đồng thời nhiệm vụ giáo dục chính quy và giáo dục thường xuyên.
2. Khi thực hiện chương trình giáo dục thường xuyên để cấp bằng tốt nghiệp cao đẳng, bằng tốt nghiệp đại học, cơ sở giáo dục đại học có trách nhiệm xây dựng chỉ tiêu tuyển sinh, tổ chức tuyển sinh, tổ chức quá trình đào tạo phù hợp với năng lực đào tạo của trường, bảo đảm hoàn thành có chất lượng nhiệm vụ đào tạo của mình.
3. Trong trường hợp liên kết đào tạo với cơ sở giáo dục khác thì cơ sở giáo dục đại học (cơ sở chủ trì đào tạo) chỉ được liên kết với cơ sở giáo dục là trường đại học, trường cao đẳng, trường trung cấp, trung tâm giáo dục thường xuyên cấp tỉnh với điều kiện cơ sở giáo dục này phải bảo đảm các yêu cầu về cơ sở vật chất, thiết bị và cán bộ quản lý phải phù hợp với yêu cầu của từng ngành được liên kết đào tạo. Việc liên kết đào tạo được thực hiện trên cơ sở hợp đồng liên kết đào tạo; cơ sở chủ trì đào tạo chịu trách nhiệm toàn diện về việc liên kết đào tạo.
4. Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo giao nhiệm vụ thực hiện chương trình giáo dục thường xuyên để cấp bằng tốt nghiệp cao đẳng, bằng tốt nghiệp đại học cho các cơ sở giáo dục đại học đủ điều kiện quy định tại khoản 1 Điều này; quy định cụ thể, hướng dẫn và kiểm tra việc thực hiện chương trình giáo dục thường xuyên để cấp bằng tốt nghiệp cao đẳng, bằng tốt nghiệp đại học của cơ sở giáo dục đại học, bảo đảm thực hiện quy định tại Điều 12 Nghị định này.
1. Điều lệ nhà trường được áp dụng chung cho mọi loại hình nhà trường ở một hoặc một số cấp học, trình độ đào tạo. Điều lệ nhà trường phải thể hiện đầy đủ những nội dung chủ yếu được quy định tại Điều 52 Luật Giáo dục, xác định cụ thể về tiêu chuẩn thiết bị, cơ sở vật chất để giảng dạy, học tập, tỷ lệ giữa nhà giáo và người học, cơ cấu đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục đối với từng cấp học, từng trình độ đào tạo.
2. Quy chế tổ chức và hoạt động của nhà trường gồm các quy định cụ thể hoá Điều lệ nhà trường để áp dụng cho một loại hình nhà trường.
3. Quy chế tổ chức và hoạt động của cơ sở giáo dục khác được áp dụng cho một hoặc một số cơ sở giáo dục quy định tại điểm b khoản 1 Điều 69 Luật Giáo dục thuộc các loại hình công lập, dân lập, tư thục. Quy chế tổ chức và hoạt động của cơ sở giáo dục quy định: nhiệm vụ và quyền hạn của cơ sở giáo dục; tổ chức các hoạt động giáo dục; nhiệm vụ và quyền hạn của nhà giáo; nhiệm vụ và quyền của người học; tổ chức và quản lý cơ sở giáo dục; tài chính và tài sản của cơ sở giáo dục; quan hệ giữa cơ sở giáo dục với gia đình người học và xã hội.
4. Thẩm quyền ban hành Điều lệ nhà trường, Quy chế tổ chức và hoạt động của nhà trường, Quy chế tổ chức và hoạt động của cơ sở giáo dục khác được quy định như sau:
a) Thủ tướng Chính phủ ban hành Điều lệ trường đại học, Quy chế tổ chức và hoạt động của trường đại học tư thục; Quy chế tổ chức và hoạt động của đại học quốc gia;
b) Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo chủ trì, phối hợp với Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành Điều lệ Trường cao đẳng, Điều lệ Trường trung cấp;
c) Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Điều lệ trường phổ thông có nhiều cấp học, trường trung học phổ thông và trung học cơ sở; trường tiểu học, trường mẫu giáo, trường mầm non; các Quy chế tổ chức và hoạt động của các đại học, các Quy chế tổ chức và hoạt động của trường tư thục thuộc trình độ cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp, các cấp học phổ thông; Quy chế tổ chức và hoạt động của trường mầm non dân lập, tư thục; Quy chế tổ chức và hoạt động của trường chuyên biệt;
d) Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành các Quy chế tổ chức và hoạt động của trường tư thục thuộc trình độ trung cấp nghề và cao đẳng nghề;
đ) Thẩm quyền ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động của cơ sở giáo dục khác quy định tại khoản 3 Điều 69 của Luật Giáo dục.
1. Việc chuyển đổi cơ sở giáo dục bán công, dân lập thành lập trước ngày 01 tháng 01 năm 2006 sang loại hình khác được quy định như sau:
a) Đối với giáo dục mầm non: ở các vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, cơ sở giáo dục bán công chuyển thành cơ sở giáo dục công lập; ở các vùng còn lại, cơ sở giáo dục bán công chuyển thành cơ sở giáo dục dân lập, tư thục; trường hợp giữ nguyên loại hình dân lập phải bảo đảm đúng quy định tại khoản 2 Điều 18 Nghị định này;
b) Đối với giáo dục phổ thông: cơ sở giáo dục bán công, dân lập chuyển thành cơ sở giáo dục tư thục. Trong trường hợp chuyển một số cơ sở giáo dục bán công sang loại hình công lập thì Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trình Hội đồng nhân dân cùng cấp xem xét, quyết định;
c) Đối với giáo dục nghề nghiệp, giáo dục đại học: cơ sở giáo dục bán công, dân lập chuyển thành cơ sở giáo dục tư thục.
2. Thủ tướng Chính phủ quy định nguyên tắc chuyển đổi loại hình của các cơ sở giáo dục đại học bán công, dân lập được thành lập trước ngày 01 tháng 01 năm 2006; Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội theo thẩm quyền, quy định trình tự, thủ tục chuyển đổi loại hình cơ sở giáo dục bán công, dân lập ở các cấp học và trình độ đào tạo sang cơ sở giáo dục công lập, dân lập, tư thục.
NETWORK, ORGANIZATION, OPERATION, TASKS AND POWERS OF SCHOOLS AND OTHER EDUCATIONAL INSTITUTIONS IN THE NATIONAL EDUCATION SYSTEM
Article 16.- Schools and other educational institutions
1. Schools in the national education system include kindergartens, young sprout schools, primary schools, lower secondary schools, upper secondary schools, multi-level general education schools, professional secondary schools, colleges and universities.
2. Other educational institutions within the national education system include the educational institutions defined in Clause 1, Article 69 of the Education Law.
3. Schools and other educational institutions in the national education system are referred to collectively as educational institutions.
Article 17.- Planning of the educational institution network
1. The planning of the educational institution network means the distribution and arrangement of educational institutions within the national education system according to geographical positions or territorial region throughout the country and in each locality, for each period so as to concretize the educational development strategy, which shall serve as a basis for elaboration of educational development plans.
2. The planning of the educational institution network must ensure the following principles:
a/ Conforming with the national, branch and regional socio-economic development strategies and plannings as well as local development plannings; ensuring branch, level and regional structure, satisfying the people's learning demand;
b/ Ensuring the diversity and consistency of the education system, associating training with scientific research, production and services; step by step raising the training quality in service of national industrialization and modernization;
c/ Being compatible with the state investment capacity and capability of mobilizing social resources; creating conditions for every person to have a chance to participate in the construction of educational institutions;
d/ Concentrating investment on major tasks, key educational institutions, branches and economic zones as well as areas meeting with exceptional difficulties.
3. The planning of the educational institution network shall have the following principal contents:
a/ Structuring of the education system and training scope by each educational level, field of study, training degree and type of educational institution;
b/ Distribution of educational institutions by the nature and socio-economic characteristics of each region and each locality;
c/ The contingent of teachers and educational administrators;
d/ The material and technical bases.
Article 18.- Types of educational institution
Educational institutions in the national education system shall be organized in the form of public, people-founded or private ones.
1. Public educational institutions shall be set up under decisions of competent state agencies and managed directly by the State. Sources of investment in the construction of material foundations and funds for regular expenditures of such institutions shall be supplied mainly by the state budget.
2. People-founded educational institutions shall be set up and invested by local population communities for non-profit purposes, that shall build material bases and finance the operation thereof. Local population communities include organizations and individuals at villages, hamlets, communes, wards or townships.
People-founded educational institutions shall operate on the basis of autonomy and self-responsibility in terms of finance and human resources and be supported by local administrations. People- founded educational institutions shall not be set up at general education, professional education and higher education levels.
Presidents of district-level People's Committees shall decide on setting up people-founded educational institutions while commune-level People's Committees shall directly manage such institutions.
3. Private educational institutions shall be set up by social organizations, socio-professional organizations, economic organizations or individuals when so permitted by competent state agencies. Investment sources for construction of material foundations and funding of operation of private educational institutions shall be capital sources outside the state budget.
Article 19.- Responsibilities to formulate and competence to approve the planning of the educational institution network
1. The Minister of Education and Training shall assume the prime responsibility for, and coordinate with the other ministers, heads of ministerial-level agencies or government-attached agencies as well as presidents of provincial/municipal People's Committees in, formulating the planning of tertiary education institutions, to be submitted to the Prime Minister for approval.
2. The Minister of Education and Training and the Minister of Labor, War Invalids and Social Affairs shall coordinate with heads of concerned ministries and branches and presidents of provincial-level People's Committees in formulating the planning of the professional education institution network; and approve according to their competence the planning of the professional education institution network.
3. Provincial-level People's Committees shall, basing themselves on the planning of higher education institution network and the general planning of the professional education institution network, formulate plannings of the locally-managed educational institution network, then submit them to the People's Councils of the same level for approval.
4. District-level People's Committees shall, basing themselves on the planning of the provincial educational institution network, formulate plannings of the district educational institution network and submit them to the People's Councils of the same level for approval.
5. For areas meeting with exceptional socio-economic difficulties, presidents of People's Committees at all levels shall have to consolidate and develop boarding and semi-boarding general education schools for ethnic minorities, professional education institutions and educational institutions in their respective localities under the network planning, giving priority to the arrangement of teachers, material foundations, equipment and budget for boarding and semi-boarding general education schools for ethnic minorities.
6. The planning of a locally-managed educational institution network must satisfy the following requirements:
a/ Every commune, ward or township (hereinafter collectively referred to as communes) shall have at least one preschool institution, one primary school and a community learning center as well. Every commune or commune cluster shall have at least one lower secondary school and may have a multi-level general education school (primary-cum-lower secondary school);
b/ Every district, town or provincial city (hereinafter collectively referred to as districts) shall have at least one upper secondary school; one district-level center for continuing education; and may have a multi-level general education school, a vocational training center, a center for general techniques and career orientation and a district-level school for disabled and handicapped people. For mountainous or island districts, there may be district-level boarding general education schools for ethnic minorities and semi-boarding general education schools;
c/ Every province or centrally-run city (hereinafter collectively referred to as provinces) shall have at least one provincial-level professional secondary school and one center for continuing education. Depending on the specific conditions and local demands, one province may have provincial-level boarding general education schools for ethnic minorities, art schools or physical training and sport schools for gifted pupils, specialized upper secondary schools and schools for disabled and handicapped people.
Article 20.- Establishment of educational institutions
1. The establishment of educational institutions must ensure the following requirements:
a/ Conformity with the planning of the educational institution network;
b/ Feasibility and efficiency;
c/ Creation of favorable conditions for organizations and individuals to invest in educational development;
d/ Simplicity, publicity and transparency of administrative procedures;
e/ The school location ensures the educational environment and safety for learners, teachers and laborers.
2. Schools shall be established when there exists a contingent of teachers, administrators, educational programs, material bases, equipment and finance that meet specific criteria and operation requirements of the schools.
The Prime Minister shall specify conditions for the establishment of universities; the Minister of Education and Training and the Minister of Labor, War Invalids and Social Affairs shall, according to their competence, specify conditions for the establishment of schools at other educational levels and training degrees.
3. The conditions for establishment, the competence to establish or permit the establishment of other educational institutions provided for at Point b, Clause 1, Article 69 of the Education Law shall comply with the Regulations on organization and operation of other educational institutions, promulgated by the Minister of Education and Training and the Minister of Labor, War Invalids and Social Affairs according to their competence.
4. The order of, and procedures for, the establishment of educational institutions shall be specified by competent state management agencies in the school charters or in the regulations on organization and operation of schools and other educational institutions.
Article 21.- Merger, division or separation of educational institutions
1. The merger, division or separation of educational institutions must satisfy the following requirements:
a/ Conforming with the planning of the educational institution network;
b/ Meeting socio-economic development requirements;
c/ Ensuring the interests of teachers and learners;
d/ Contributing to raising the quality and efficiency of education.
2. The merger, division or separation of educational institutions for the establishment of new educational institutions shall fall under the competence of the persons who issue decisions to establish or permit the establishment of such educational institutions. In case of merger of educational institutions established by competent authorities of different levels, the authority of higher level shall decide on such merger; the merger of educational institutions established by authorities of the same level shall be decided under agreement of such authorities.
3. The order of, and procedures for, the merger, division or separation of educational institutions shall be specified in the school charters or regulations on organization and operation of other educational institutions.
Article 22.- Termination of operation of educational institutions
1. An educational institution shall have to terminate its operation in one of the following cases:
a/ It violates legal provisions on sanctioning of administrative violations in education to the extent of termination of operation;
b/ It fails to ensure normal operation due to objective reasons.
2. The authorities competent to decide on or permit the establishment of educational institutions shall also be competent to decide on the termination of operation of such institutions. The decisions on termination of operation of educational institutions must point out reasons for such termination and specify the termination period; as well as measures to guarantee the benefits of teachers and learners. The decisions on termination of operation of educational institutions must be publicized on the mass media.
3. After the termination period, if the causes of termination are redressed, the agencies competent to decide on such termination shall issue decisions to permit the educational institutions to resume their operation.
4. The order of, and procedures for, the termination or resumption of operation of educational institutions shall be provided for in the school charters or the regulations on organization and operation of other educational institutions.
Article 23.- Dissolution of educational institutions
1. An educational institution shall be dissolved in one of the following cases:
a/ It seriously violates the regulations on management, organization and operation of educational institutions;
b/ It fails to redress causes of termination of its operations upon the end of the termination period.
c/ The objectives and contents of its operation in the establishment decision or the permit for its establishment are no longer suitable to the socio-economic development requirements;
d/ The dissolution is requested by organizations or individuals that have established it.
2. The authorities competent to decide on the establishment or permit the establishment of educational institutions shall also be competent to decide on or permit the dissolution of educational institutions. Agencies directly managing educational institutions shall elaborate dissolution plans and submit them to authorities competent to issue dissolution decisions or permit the dissolution of educational institutions according to the provisions of Article 51 of the Education Law. The dissolution decisions must point out causes of dissolution, measures to guarantee the benefits of teachers and learners. The decisions on dissolution of educational institutions must be publicized on the central mass media.
3. The order of, and procedures for, dissolution of educational institutions shall be provided for in the school charters or regulations on organization and operation of other educational institutions.
1. The school councils, for public schools, and the managing boards, for people-founded schools and private schools, shall be collectively referred to as school councils.
A school council is an organization that administers and represents the school owner, and is the sole ownership representative, for schools.
2. Tasks of school councils are defined in Article 53 of the Education Law and specified in the charters or regulations on organization and operation of schools.
3. The school councils shall decide on operation orientations and mobilization of resources for schools; supervise activities of the schools and recommend persons for competent agencies to appoint the principals (for public schools) or recognize the principals (for private schools); and decide on organizational, personnel, financial and property issues as well as development investment orientations of the schools under regulations.
4. Members of a school council include representatives of the Party organization, the directorate, teachers, educational administrators, representatives of organizations and individuals investing in the building of the school, and representatives of relevant production and/or business units.
Members of the school's managing board are those who have contributed capital to the building of the school.
5. Specific provisions on the establishment procedures, organizational structure, tasks and powers of the school councils and the school managing boards are reflected in the school charters or Regulations on organization or operation of schools as provided for in Article 27 of this Decree.
Article 25.- Organizational models of universities
1. The organizational model of universities shall cover:
a/ The school council;
b/ The director and deputy directors;
c/ Member universities and university-attached departments;
d/ Dependent scientific and technological institutions;
e/ Dependent functional offices and divisions;
f/ The scientific council; other advisory councils set up by the director;
g/ The Communist Party of Vietnam organizations;
h/ Mass and social organizations;
i/ Training service organizations, production, business and service-providing organizations;
Member schools of a university shall not have school councils.
2. The organizational model of universities and institutes shall cover:
a/ The school council;
b/ The principal and deputy principals, for universities; the director and deputy directors, for institutes;
c/ The departments; disciplines managed directly by the university or institute;
d/ The disciplines managed by departments. Some universities and institutes may have only departments or disciplines which they manage directly;
e/ The scientific council; the other advisory councils set up by the university principal or institute director;
f/ The functional divisions and sections;
g/ Scientific and technological institutions; training service organizations, scientific and technological research institutions; production, business and service-providing organizations;
h/ The Communist Party of Vietnam organizations;
i/ Mass and social organizations.
3. The organizational model of the national universities shall comply with separate regulations.
4. Private universities may also have their own rules which shall be included in the regulations on organization and operation of private universities.
Article 26.- Higher education institutions implementing continuing education programs to award college or university diplomas
1. Higher education institutions shall be tasked to implement continuing education programs in order to award college or university diplomas when they satisfy the following conditions:
a/ Having formulated continuing education programs for college or university- level disciplines, meeting the requirements of formal education;
b/ Having an adequate contingent of lecturers up to the set standards and well structured to perform concurrently the tasks of formal education and continuing education;
c/ Having material foundations and equipment to meet the requirements of performing concurrently the tasks of formal education and continuing education.
2. When implementing the continuing education programs to award college or university diplomas, higher education institutions shall have to set enrolment targets, organize enrolment and training in compatibility with their training capacity, ensuring quality fulfillment of their training tasks.
3. In case of joint- training together with other educational institutions, a higher education institution (the principal training institution) may only join educational institutions being universities, colleges, professional secondary schools or provincial-level continuing education centers, provided that the latter meet the requirements on material foundations, equipment and administration personnel of the joint- training discipline. The joint-training shall be conducted on a contractual basis; the principal training institution shall take overall responsibility therefor.
4. The Minister of Education and Training shall assign the task of implementing the continuing education programs to award college or university diplomas to higher education institutions which meet the conditions specified in Clause 1 of this Article; specify, guide and inspect the implementation of continuing education programs for awarding college or university diplomas by higher education institutions, ensuring the implementation of the provisions of Article 12 of this Decree.
Article 27.- School charters, regulations on organization and operation of educational institutions
1. School charters shall apply commonly to all types of school at one or several educational levels and training degrees. A school charter must reflect all principal contents specified in Article 52 of the Education Law, specify criteria of equipment, material foundations for teaching and learning, the ratio between teachers and learners, the structure of the contingent of teachers and educational administrators for each educational level and training degree.
2. The Regulation on organization and operation of a school shall consist of provisions concretizing the school charter, to be applicable to a specific type of school.
3. A regulation on organization and operation of other educational institutions shall apply to one or several educational institutions defined at Point b, Clause 1, Article 69 of the Education Law, which may be public, people-founded or private ones. Such regulation shall specify tasks and powers of the educational institution; the organization of educational activities; duties and rights of teachers; duties and rights of learners; the organization and management of the educational institution; the finance and assets of the educational institution; the relationship between the educational institution and the learners' families and society.
4. The competence to promulgate school charters, regulations on organization and operation of schools and regulations on organization and operation of other educational institutions is provided for as follows:
a/ The Prime Minister shall promulgate university charters, regulations on organization and operation of private universities and regulations on organization and operation of national universities;
b/ The Minister of Education and Training shall assume the prime responsibility for, and coordinate with the Minister of Labor, War Invalids and Social Affairs in, promulgating charters of colleges and professional secondary schools;
c/ The Minister of Education and Training shall promulgate charters of multi-level general schools, upper secondary schools and lower secondary schools; primary schools, kindergartens and young sprout schools; regulations on organization and operation of universities, regulations on organization and operation of private colleges, professional secondary or general education schools; regulations on organization and operation of people-founded and private young sprout schools; and regulations on organization and operation of special schools;
d/ The Minister of Labor, War Invalids and Social Affairs shall promulgate regulations on organization and operation of private vocational secondary schools and colleges;
e/ The competence to promulgate regulations on organization and operation of other educational institutions is provided for in Clause 3, Article 69 of the Education Law.
Article 28.- Transformation of educational institutions
1. The transformation of semi-public or people-founded educational institutions established prior to January 1, 2006 into other types is provided for as follows:
a/ For preschool education: In areas meeting with exceptional socio-economic difficulties, semi-public educational institutions shall be transformed into public ones; in other areas, semi-public educational institutions shall be transformed into people-founded or private ones; where people-founded institutions are kept unchanged, they shall comply with the provisions of Clause 2, Article 18 of this Decree;
b/ For general education: Semi-public or people-founded educational institutions shall be transformed into private ones. Where some semi-public educational institutions are transformed into public ones, the provincial-level People's Committees shall submit proposals thereon to the People's Councils of the same level for consideration and decision.
c/ For vocational education and higher education: Semi-public or people-founded educational institutions shall be transformed into private ones.
2. The Prime Minister shall specify principles for transformation of semi-public or people-founded educational institutions established prior to January 1, 2006; the Minister of Education and Training and the Minister of Labor, War Invalids and Social Affairs shall, according to their respective competence, specify the order of, and procedures for, the transformation of semi-public or people-founded educational institutions at all educational levels and training degrees into public, people-founded or private ones.
Văn bản liên quan
Cập nhật
Điều 3. Hướng nghiệp và phân luồng trong giáo dục
Điều 13. Thẩm quyền cấp văn bằng, chứng chỉ
Điều 20. Thành lập cơ sở giáo dục
Điều 23. Giải thể cơ sở giáo dục
Điều 27. Điều lệ nhà trường, Quy chế tổ chức và hoạt động của cơ sở giáo dục
Điều 29. Tuyển dụng, quản lý, điều động nhà giáo
Điều 34. Chính sách đối với trẻ em tại cơ sở giáo dục mầm non
Điều 16. Nhà trường và cơ sở giáo dục khác
Điều 18. Các loại hình cơ sở giáo dục
Điều 20. Thành lập cơ sở giáo dục
Điều 22. Đình chỉ hoạt động của cơ sở giáo dục
Điều 23. Giải thể cơ sở giáo dục
Điều 27. Điều lệ nhà trường, Quy chế tổ chức và hoạt động của cơ sở giáo dục
Điều 30. Nâng cao trình độ, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ của nhà giáo
Điều 32. Phong tặng danh hiệu tiến sĩ danh dự
Điều 33. Đối tượng được cấp học bổng, trợ cấp và miễn giảm học phí
Điều 38. Quản lý nhà nước về công tác kiểm định chất lượng giáo dục
Điều 39. Các tổ chức quản lý và tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục