Chương 3 Nghị định 75/2006/NĐ-CP: Thi kiểm tra và văn bằng, chứng chỉ trong hệ thống giáo dục quốc dân
Số hiệu: | 75/2006/NĐ-CP | Loại văn bản: | Nghị định |
Nơi ban hành: | Chính phủ | Người ký: | Nguyễn Tấn Dũng |
Ngày ban hành: | 02/08/2006 | Ngày hiệu lực: | 23/08/2006 |
Ngày công báo: | 08/08/2006 | Số công báo: | Từ số 3 đến số 4 |
Lĩnh vực: | Giáo dục | Tình trạng: |
Hết hiệu lực
01/09/2020 |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
1. Thi kiểm tra trong hệ thống giáo dục quốc dân gồm thi, kiểm tra kết thúc môn học, thi tốt nghiệp, thi tuyển sinh, thi chọn học sinh giỏi.
2. Việc đánh giá kết quả học tập, công nhận người học hoàn thành chương trình môn học, cấp học hoặc trình độ đào tạo bằng hình thức kiểm tra, thi kết thúc môn học, thi tốt nghiệp hoặc xét tốt nghiệp; kết quả kiểm tra, thi là một căn cứ chủ yếu giúp nhà trường và các cấp quản lý giáo dục đánh giá chất lượng giáo dục.
Việc công nhận tốt nghiệp một cấp học hoặc một trình độ đào tạo được thực hiện bằng: xét tốt nghiệp đối với trung học cơ sở; thi tốt nghiệp đối với trung học phổ thông, trung cấp, cao đẳng; thi tốt nghiệp hoặc bảo vệ đồ án, khoá luận tốt nghiệp đối với trình độ đại học; bảo vệ luận văn đối với trình độ thạc sĩ; bảo vệ luận án đối v?i trình độ tiến sĩ.
Trường hợp đào tạo theo hệ thống tín chỉ thì việc công nhận hoàn thành chương trình môn học, việc công nhận tốt nghiệp đối với người học được thực hiện theo Quy chế đào tạo theo tín chỉ do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành.
3. Thi tuyển, xét tuyển trong hệ thống giáo dục quốc dân nhằm đánh giá khả năng học tập của người dự tuyển để chọn người học. Việc tuyển sinh được thực hiện bằng hình thức thi tuyển, xét tuyển hoặc kết hợp giữa thi tuyển và xét tuyển.
4. Thi chọn học sinh giỏi nhằm khuyến khích việc học tập của người học, góp phần phát hiện nhân tài. Học sinh đạt giải trong các kỳ thi chọn học sinh giỏi được cấp Giấy chứng nhận và được khen thưởng. Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định cụ thể việc thi chọn học sinh giỏi.
5. Quy chế tuyển sinh quy định về hình thức tuyển sinh, đối tượng tuyển sinh, trình tự, thủ tục tuyển sinh, thực hiện chính sách ưu tiên đối với từng loại đối tượng, khu vực, ngành nghề để bảo đảm công bằng trong giáo dục, phù hợp yêu cầu về cơ cấu đào tạo, khuyến khích học sinh có năng khiếu.
6. Quy chế tuyển sinh, Quy định về thi tốt nghiệp, xét tốt nghiệp phải bảo đảm các yêu cầu sau đây:
a) Thực hiện được mục đích thi, tuyển sinh;
b) Bảo đảm chính xác, công bằng, khách quan, phù hợp với tâm sinh lý lứa tuổi của thí sinh;
c) Nội dung các đề thi kiểm tra nằm trong chương trình giáo dục, phù hợp với chuẩn kiến thức và kỹ năng được quy định trong chương trình giáo dục, phân loại được trình độ của thí sinh, kết quả thi kiểm tra phản ánh đúng kiến thức, kỹ năng đã tích luỹ được trong quá trình học tập và rèn luyện của thí sinh;
d) Bảo đảm tổ chức thi kiểm tra nghiêm túc, ngăn chặn và xử lý kịp thời các hành vi tiêu cực trong thi cử.
7. Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Quy chế thi, tuyển sinh trung học phổ thông, trung cấp chuyên nghiệp, cao đẳng, đại học, thạc sĩ, tiến sĩ. Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành Quy chế thi, tuyển sinh dạy nghề.
Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định việc tuyển sinh vào các trường trung học phổ thông theo hình thức thi tuyển, xét tuyển hoặc kết hợp thi tuyển và xét tuyển, trên cơ sở điều kiện cụ thể của địa phương và Quy chế thi, tuyển sinh.
1. Văn bằng của hệ thống giáo dục quốc dân được cấp cho người học sau khi tốt nghiệp một cấp học hoặc một trình độ đào tạo; chứng chỉ của hệ thống giáo dục quốc dân được cấp cho người học sau khi được hoàn thành một khóa hoặc một chương trình đào tạo, bồi dưỡng nâng cao học vấn, nghề nghiệp.
Văn bằng, chứng chỉ phải phản ánh đúng yêu cầu của chương trình giáo dục và trình độ của người học.
2. Quản lý văn bằng, chứng chỉ phải đảm bảo các nguyên tắc sau:
a) Hệ thống văn bằng, chứng chỉ phải được quản lý thống nhất và thực hiện phân cấp quản lý nhà nước; bảo đảm quyền và trách nhiệm của cơ sở giáo dục, phù hợp với xu thế hội nhập quốc tế;
b) Ngăn chặn và xử lý nghiêm minh mọi hành vi gian lận trong cấp phát và sử dụng văn bằng, chứng chỉ.
3. Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội theo thẩm quyền, quy định về điều kiện, trình tự, thủ tục cấp văn bằng, chứng chỉ; quy định về mẫu văn bằng, chứng chỉ; quy định về việc in và quản lý cấp phát, thu hồi, huỷ bỏ văn bằng, chứng chỉ.
1. Thẩm quyền cấp văn bằng của hệ thống giáo dục quốc dân được quy định như sau:
a) Bằng tốt nghiệp trung học cơ sở do Trưởng Phòng Giáo dục và Đào tạo cấp huyện cấp;
b) Bằng tốt nghiệp trung học phổ thông do Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo cấp;
c) Bằng tốt nghiệp trung cấp, Bằng tốt nghiệp cao đẳng, Bằng tốt nghiệp đại học do Hiệu trưởng nhà trường, nơi tổ chức đào tạo các trình độ tương ứng cấp; cơ sở giáo dục đại học có trường đại học thành viên thì Hiệu trưởng trường đại học thành viên cấp bằng tốt nghiệp;
d) Bằng thạc sĩ do Hiệu trưởng trường đại học được phép đào tạo trình độ thạc sĩ cấp; trường hợp viện nghiên cứu khoa học được phép phối hợp với trường đại học đào tạo trình độ thạc sĩ thì Hiệu trưởng trường đại học cấp bằng thạc sĩ;
đ) Bằng tiến sĩ do Hiệu trưởng trường đại học hoặc Viện trưởng Viện nghiên cứu khoa học được phép đào tạo trình độ tiến sĩ cấp.
2. Chứng chỉ trong hệ thống giáo dục quốc dân quy định tại khoản 2 Điều 8 của Luật Giáo dục do người đứng đầu cơ sở giáo dục hoặc người đứng đầu tổ chức được phép cấp chứng chỉ cấp.
1. Văn bằng, chứng chỉ bị thu hồi trong các trường hợp sau đây:
a) Có hành vi gian lận trong học tập, trong thi cử, tuyển sinh hoặc gian lận trong việc làm hồ sơ để được cấp văn bằng, chứng chỉ;
b) Cấp cho người không đủ điều kiện;
c) Do người không có thẩm quyền cấp;
d) Bị tẩy xoá, sửa chữa;
đ) Để cho người khác sử dụng.
2. Cấp có thẩm quyền cấp văn bằng, chứng chỉ thì có trách nhiệm thu hồi và hủy bỏ văn bằng, chứng chỉ.
1. Văn bằng của người Việt Nam do cơ sở giáo dục nước ngoài cấp được công nhận trong các trường hợp sau đây:
a) Văn bằng được cấp bởi cơ sở giáo dục nước ngoài đang hoạt động hợp pháp tại Việt Nam, thực hiện hoạt động giáo dục theo quy định trong giấy phép và được tổ chức kiểm định của Việt Nam hoặc nước ngoài công nhận về chất lượng;
b) Văn bằng được cấp bởi cơ sở giáo dục nước ngoài thuộc phạm vi áp dụng của hiệp định về tương đương văn bằng hoặc công nhận lẫn nhau về văn bằng hoặc Điều ước quốc tế có liên quan đến văn bằng mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên;
c) Văn bằng được cấp bởi các cơ sở giáo dục phổ thông ở nước ngoài; cơ sở giáo dục nghề nghiệp, cơ sở giáo dục đại học ở nước ngoài mà các chương trình giáo dục đã được cơ quan kiểm định chất lượng giáo dục của nước đó công nhận.
2. Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định cụ thể về trình tự, thủ tục công nhận văn bằng của người Việt Nam do cơ sở giáo dục nước ngoài cấp.
EXAMS, TESTS, DIPLOMAS AND CERTIFICATES IN THE NATIONAL EDUCATION SYSTEM
Article 11.- Exams, tests, enrolment, recognition of graduation
1. Exams and tests in the national education system include study subject-ending exams and tests, graduation exams, enrolment exams and outstanding pupil-selection exams.
2. The assessment of study results, the recognition of learners' completion of subject study courses, educational levels or training degrees shall be conducted through study subject-ending tests or exams, graduation exams or graduation consideration; the test and exam results shall serve as a major basis for schools and educational administrators at all levels to evaluate the education quality.
The recognition of the graduation of an educational level or a training degree shall be conducted through graduation consideration for lower secondary education; graduation exams, for upper secondary, secondary and college education; graduation exams or defense of graduation projects or papers, for higher education; defense of dissertations, for master degree; and defense of theses, for doctoral degree.
For credit-based training, the recognition of learners' completion of subject study courses or graduation shall comply with the credit-based training regulation promulgated by the Ministry of Education and Training.
3. Enrolment exams and enrolment consideration in the national education system are aimed to assess the learning capabilities of enrolling persons in order to select learners. The enrolment shall be conducted through enrolment exams, enrolment consideration or the combination thereof.
4. Outstanding pupil-selection exams are aimed to encourage learners to learn more, contributing to the discovery of talents. Pupils who win prizes in outstanding pupil-selection exams shall be granted certificates and commended. The Minister of Education and Training shall specify outstanding pupil-selection exams.
5. Enrolment regulations provide forms, subjects, order of, and procedures for, enrolment; the application of priority policies to every type of subject, region or discipline in order to ensure justice in education, meet the training structure requirements and encourage gifted pupils.
6. Enrolment regulations and regulations on graduation exams and graduation consideration must ensure the following requirements:
a/ Achieving the examination and enrolment objectives;
b/ Ensuring the accuracy, justice, objectivity and suitability with the psycho-physiological characteristics of pupils of different age groups;
c/ The contents of exams and tests shall be included in educational programs, compatible with the knowledge and skill standards already set in such programs, which may help classify pupils by their qualifications, and the test and exam results must properly reflect the knowledge and skills which pupils have accumulated in their study and training process;
d/ Ensuring the stringent organization of tests and exams, preventing and promptly handling negative acts in examination.
7. The Minister of Education and Training shall promulgate Regulations on examination and enrolment of pupils and students for upper secondary schools, professional secondary schools, colleges, universities, master and doctoral degrees. The Minister of Labor, War Invalids and Social Affairs shall promulgate the Regulation on examination and enrolment for vocational training schools.
The provincial-level People's Committees shall decide on the enrolment of pupils into upper secondary schools through examination, enrolment consideration or combination of both, based on the local specific conditions and the examination and enrolment Regulations.
Article 12.- Diplomas, certificates
1. Diplomas of the national education system shall be awarded to learners after they graduate from an educational level or in a training degree; certificates of the national education level shall be issued to learners after they complete a training or re-training professional course or program.
Diplomas and certificates must properly reflect the requirements of educational programs and learners' qualifications.
2. The management of diplomas and certificates must ensure the following principles:
a/ The system of diplomas and certificates must be uniformly managed under the decentralization of state management, guaranteeing the rights and responsibilities of educational institutions and conforming with the international integration trend;
b/ To prevent and strictly handle all fraudulent acts in the grant and use of diplomas and certificates.
3. The Minister of Education and Training and the Minister of Labor, War Invalids and Social Affairs shall, according to their competence, provide conditions, order of, and procedures for, the award of diplomas and certificates; define forms of diploma and certificate; and stipulate the printing of diplomas and certificates and the management of the award, withdrawal and cancellation thereof.
Article 13.- Competence to award diplomas and certificates
1. The competence to award diplomas of the national education system is defined as follows:
a/ Lower secondary education diplomas shall be awarded by heads of district-level Education and Training Departments;
b/ Upper secondary education diplomas shall be awarded by directors of provincial/municipal Education and Training Services;
c/ Intermediate, college and university diplomas shall be awarded by the principals of schools or institutions which organize the training of corresponding degrees; for higher education institutions which have member universities, the principals of such member universities shall award diplomas;
d/ Master diplomas shall be awarded by principals of universities permitted to conduct master-degree training; where scientific research institutes are allowed to coordinate with universities in conducting master-degree training, the principals of such universities shall award master diplomas;
e/ Doctoral diplomas shall be awarded by principals of universities or directors of scientific research institutes, which are permitted to conduct doctoral training.
2. Certificates of the national education system defined in Clause 2, Article 8 of the Education Law shall be issued by heads of educational institutions or organizations permitted to award certificates.
Article 14.- Cases of withdrawal and competence to withdraw diplomas and certificates
1. Diplomas and certificates shall be withdrawn in the following cases:
a/ Acts of fraudulence are committed in study, examination, enrolment or compilation of dossiers in order to be awarded diplomas or certificates;
b/ They are awarded to unqualified persons;
c/ The diplomas or certificates are awarded not by competent persons;
d/ The diplomas or certificates are erased or modified;
e/ The diplomas or certificates are used by persons other than awardees.
2. The authorities competent to award diplomas or certificates shall also be responsible for withdrawing and canceling such diplomas or certificates.
Article 15.- Recognition of diplomas awarded to Vietnamese people by foreign educational institutions
1. Diplomas awarded to Vietnamese people by foreign educational institutions shall be recognized in the following cases:
a/ They are awarded by foreign educational institutions which are lawfully operating in Vietnam, conducting educational activities according to their permits and having quality accredited by Vietnamese or foreign accrediting organizations;
b/ They are awarded by foreign educational institutions subject to the application of agreements on diploma equivalence or mutual recognition of diplomas or treaties related to diplomas to which the Socialist Republic of Vietnam is a contracting state;
c/ They are awarded by foreign general education institutions, professional education institutions or higher education institutions whose educational programs have been accredited by educational quality-accrediting agencies of the concerned foreign countries.
2. The Minister of Education and Training shall specify the order of, and procedures for, recognition of diplomas awarded to Vietnamese people by foreign educational institutions.
Văn bản liên quan
Cập nhật
Điều 3. Hướng nghiệp và phân luồng trong giáo dục
Điều 13. Thẩm quyền cấp văn bằng, chứng chỉ
Điều 20. Thành lập cơ sở giáo dục
Điều 23. Giải thể cơ sở giáo dục
Điều 27. Điều lệ nhà trường, Quy chế tổ chức và hoạt động của cơ sở giáo dục
Điều 29. Tuyển dụng, quản lý, điều động nhà giáo
Điều 34. Chính sách đối với trẻ em tại cơ sở giáo dục mầm non
Điều 16. Nhà trường và cơ sở giáo dục khác
Điều 18. Các loại hình cơ sở giáo dục
Điều 20. Thành lập cơ sở giáo dục
Điều 22. Đình chỉ hoạt động của cơ sở giáo dục
Điều 23. Giải thể cơ sở giáo dục
Điều 27. Điều lệ nhà trường, Quy chế tổ chức và hoạt động của cơ sở giáo dục
Điều 30. Nâng cao trình độ, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ của nhà giáo
Điều 32. Phong tặng danh hiệu tiến sĩ danh dự
Điều 33. Đối tượng được cấp học bổng, trợ cấp và miễn giảm học phí
Điều 38. Quản lý nhà nước về công tác kiểm định chất lượng giáo dục
Điều 39. Các tổ chức quản lý và tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục