Chương 6 Nghị định 75/2006/NĐ-CP: Chính sách đối với người học
Số hiệu: | 75/2006/NĐ-CP | Loại văn bản: | Nghị định |
Nơi ban hành: | Chính phủ | Người ký: | Nguyễn Tấn Dũng |
Ngày ban hành: | 02/08/2006 | Ngày hiệu lực: | 23/08/2006 |
Ngày công báo: | 08/08/2006 | Số công báo: | Từ số 3 đến số 4 |
Lĩnh vực: | Giáo dục | Tình trạng: |
Hết hiệu lực
01/09/2020 |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
1. Đối tượng được xét cấp học bổng khuyến khích học tập:
a) Học sinh đạt kết quả học tập xuất sắc ở trường chuyên, trường năng khiếu;
b) Người học có kết quả học tập, rèn luyện từ loại khá trở lên ở các cơ sở giáo dục nghề nghiệp, giáo dục đại học.
2. Đối tượng được cấp học bổng chính sách:
a) Sinh viên hệ cử tuyển;
b) Học sinh trường dự bị đại học, trường phổ thông dân tộc nội trú;
c) Học viên trường dạy nghề dành cho thương binh, người tàn tật, người khuyết tật.
3. Đối tượng được trợ cấp, miễn, giảm học phí và ưu tiên trong tuyển sinh:
a) Thương binh, bệnh binh, người hưởng chính sách như thương binh;
b) Anh hùng Lực lượng vũ trang, Anh hùng Lao động, người có thành tích xuất sắc trong lao động, học tập, sản xuất, chiến đấu;
c) Học sinh, sinh viên là con liệt sĩ, con thương binh, con của người hưởng chính sách như thương binh, con Bà mẹ Việt Nam Anh hùng, con Anh hùng lực lượng vũ trang, con Anh hùng lao động, con của người có công giúp đỡ cách mạng, con đẻ của người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học; con của người hoạt động cách mạng, hoạt động kháng chiến bị địch bắt tù, đày; con của người hoạt động kháng chiến giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc và làm nhiệm vụ quốc tế; con của người hoạt động cách mạng trước ngày 01 tháng 01 năm 1945 hoặc người hoạt động cách mạng từ ngày 01 tháng 01 năm 1945 đến trước Tổng khởi nghĩa 19 tháng 8 năm 1945;
d) Người dân tộc thiểu số ở những vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn;
đ) Học sinh, sinh viên có cha mẹ thường trú tại vùng cao miền núi (trừ thành phố, thị xã, thị trấn) và vùng sâu hải đảo;
e) Người mồ côi không nơi nương tựa;
g) Người tàn tật, người khuyết tật có khó khăn về kinh tế;
h) Người có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn vượt khó học tập;
i) Học sinh, sinh viên là con công nhân, viên chức mà cha hoặc mẹ bị tai nạn lao động được hưởng trợ cấp thường xuyên;
k) Học sinh, sinh viên có gia đình thuộc diện hộ nghèo theo quy định chung của nhà nước.
4. Đối tượng không phải đóng học phí:
a) Học sinh tiểu học trường công lập;
b) Học sinh, sinh viên các trường sư phạm, người theo học các khóa đào tạo nghiệp vụ sư phạm.
5. Học sinh, sinh viên các trường sư phạm, người theo học các khóa đào tạo nghiệp vụ sư phạm thuộc đối tượng quy định tại các khoản 1, 2 và 3 của Điều này được ưu tiên trong việc xét cấp học bổng và trợ cấp xã hội.
6. Thủ tướng Chính phủ quy định tiêu chuẩn, mức và thủ tục xét cấp học bổng chính sách và miễn giảm học phí. Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, theo thẩm quyền, quy định cụ thể về ưu tiên trong tuyển sinh; tiêu chuẩn, mức và thủ tục xét cấp học bổng khuyến khích học tập cho người học.
Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định về trợ cấp xã hội cho người học.
Trẻ em ở cơ sở giáo dục mầm non được nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục, bảo vệ theo quy định của Luật Giáo dục, Luật Bảo vệ, chăm sóc và Giáo dục trẻ em và các quy định khác của pháp luật.
Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành mục tiêu, kế hoạch và chương trình giáo dục mầm non phù hợp với sự phát triển tâm sinh lý của trẻ em. Ủy ban nhân dân các cấp chịu trách nhiệm chỉ đạo phát triển giáo dục mầm non trên cơ sở quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội và nhu cầu phát triển giáo dục mầm non của địa phương; mở rộng hệ thống nhà trẻ và trường lớp mẫu giáo trên mọi địa bàn dân cư; ưu tiên đầu tư phát triển giáo dục mầm non ở những xã có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn và vùng dân tộc thiểu số.
Các cấp quản lý giáo dục có trách nhiệm quản lý, theo dõi việc thực hiện các quyền của trẻ em tại cơ sở giáo dục mầm non theo quy định tại khoản 1 Điều 84 của Luật Giáo dục; phối hợp với các cơ quan y tế, các cấp hội phụ nữ, Ủy ban Dân số, Gia đình và Trẻ em, ban đại diện cha mẹ học sinh hướng dẫn việc nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ, tăng cường phổ biến kiến thức nuôi dạy trẻ, thực hiện phòng bệnh, khám sức khoẻ định kỳ cho trẻ em trong các cơ sở giáo dục mầm non, bảo đảm cho trẻ em được phát triển toàn diện trong môi trường giáo dục lành mạnh và an toàn.
1. Các cơ sở giáo dục có trách nhiệm phát hiện, bồi dưỡng người học có năng khiếu, tạo điều kiện thuận lợi cho người học có năng khiếu phát triển tài năng trên cơ sở bảo đảm giáo dục toàn diện.
2. Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Văn hoá - Thông tin, Ủy ban Thể dục Thể thao và Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có trách nhiệm ưu tiên bố trí giáo viên, cơ sở vật chất, thiết bị và ngân sách cho các trường chuyên, trường năng khiếu do nhà nước thành lập thuộc thẩm quyền quản lý.
3. Người học ở các trường năng khiếu nghệ thuật, thể dục thể thao được hưởng chế độ đãi ngộ đặc thù. Bộ trưởng Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với Bộ trưởng Bộ Văn hoá - Thông tin, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Thể dục Thể thao và Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo xây dựng chính sách đãi ngộ đối với học sinh các trường năng khiếu và chính sách ưu đãi đầu tư cho các trường năng khiếu do tổ chức, cá nhân thành lập, trình Thủ tướng Chính phủ quyết định.
1. Người học là người tàn tật, khuyết tật được học tại trường, lớp dành riêng hoặc hoà nhập, được xét cấp học bổng, trợ cấp và miễn, giảm học phí theo quy định tại khoản 3 Điều 33 Nghị định này và được xét cấp sách giáo khoa, học phẩm cần thiết.
2. Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành có liên quan xây dựng cơ chế, chính sách ưu tiên, ưu đãi đối với trường, lớp dành cho người tàn tật, khuyết tật do nhà nước thành lập hoặc do tổ chức, cá nhân thành lập nhằm giúp người tàn tật, khuyết tật phục hồi chức năng, học văn hoá, học nghề, hoà nhập với cộng đồng, trình Thủ tướng Chính phủ quyết định.
Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định việc tổ chức để người tàn tật, khuyết tật học hoà nhập trong các cơ sở giáo dục của hệ thống giáo dục quốc dân.
Học sinh, sinh viên được hưởng chế độ miễn, giảm phí khi sử dụng các dịch vụ công cộng về giao thông, giải trí, khi tham quan viện bảo tàng, di tích lịch sử, công trình văn hoá theo quy định.
Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với Bộ Giáo dục và Đào tạo và các Bộ, ngành liên quan quy định việc miễn, giảm phí cho học sinh, sinh viên khi sử dụng các dịch vụ công cộng.
Article 33.- Subjects entitled to scholarships, tuition subsidies, reduction or exemption
1. Subjects entitled to consideration for the grant of learning-promotion scholarships:
a/ Pupils with outstanding achievements at specialized schools or schools for gifted pupils;
b/ Learners with good study and training results at professional education institutions or universities.
2. Subjects to be granted policy scholarships:
a/ Students enrolled through nomination;
b/ Pupils at pre-university schools or boarding general schools for ethnic minorities;
c/ Learners of vocational training schools for war invalids, disabled or handicapped people.
3. Subjects entitled to tuition subsidies, exemption or reduction and enrolment priority:
a/ War invalids, diseased soldiers and persons enjoying policies as war invalids;
b/ People's armed forces' heroes, labor heroes, persons with outstanding achievements in labor, study, production or combat;
c/ Pupils or students being children of fallen war combatants, war invalids or those who enjoy the same policy as war invalids; children of Vietnamese hero mothers, of people's armed forces' heroes, labor heroes or of persons with meritorious services to the revolution; natural children of resistance war activists who are infected with toxic chemicals; children of revolutionary activists or resistance war activists who were arrested and imprisoned by the enemies in the wartime; children of persons who joined the resistance wars for national liberation, defense of the Fatherland or performance of international duties; children of persons who joined the revolution prior to January 1, 1945, or from January 1, 1945 up to the August 19, 1945 general uprising.
d/ Ethic minority people in the areas meeting with exceptional socio-economic difficulties;
e/ Pupils and students whose parents permanently reside in high mountain areas (except cities, provincial towns or cities) and island and deep-lying areas;
f/ Orphans without anyone to rely on;
g/ Disabled and handicapped people who meet with economic difficulties;
h/ Persons who overcome particularly difficult circumstances to study;
i/ Pupils and students who are children of workers or state officials and whose mothers or fathers have met with labor accidents and enjoy regular allowances;
j/ Pupils and students of families being poor households under the State's general regulations.
4. Subjects exempt from tuition:
a/ Pupils of public primary schools
b/ Pupils and students of pedagogical schools, attendants of pedagogical training courses.
5. Pupils and students of pedagogical schools and attendants of pedagogical training courses defined in Clauses 1, 2 and 3 of this Article shall be given priority in consideration for the grant of scholarships and social allowances.
6. The Prime Minister shall specify criteria, levels and procedures for consideration of the grant of policy scholarships and tuition reduction or exemption. The Minister of Education and Training and the Minister of Labor, War Invalids and Social Affairs shall, according to their respective competence, specify priorities in enrolment and criteria, levels and procedures for consideration of the grant of learning-promotion scholarships to learners.
The Minister of Labor, War Invalids and Social Affairs shall provide for social allowances for learners.
Article 34.- Policies towards children at preschool education institutions
Children at preschool education institutions shall be nurtured, cared, educated and protected according to the provisions of the Education Law, the Law on Child Protection, Care and Education and other provisions of law.
The Minister of Education and Training shall promulgate preschool education targets, plans and programs suitable to the psychological development of children. The People's Committees at all levels shall be responsible for directing preschool education development on the basis of socio-economic development planning and local preschool development demands; expanding the system of creches and kindergartens in all population areas; prioritizing investment in the development of preschool education in communes meeting with exceptional socio-economic difficulties and areas inhabited by ethnic minority people.
Education management agencies at all levels shall have to manage and oversee the exercise of children's rights at preschool education institutions according to the provisions of Clause 1, Article 84 of the Education Law; coordinate with medical agencies, women's unions, population, family and child committees at all levels and boards of representatives of pupils' parents in guiding the nurture, care and education of children, enhancing the popularization of knowledge about childcare, disease prevention and periodical health checks for children in preschool education institutions, ensuring that children comprehensively develop in a healthy and safe education environment.
Article 35.- Facilitation of development of learners' aptitudes
1. Educational institutions shall be responsible for detecting and fostering learners with aptitudes, creating favorable conditions for them to develop their talents on the basis of ensuring comprehensive education.
2. The Ministry of Education and Training, the Ministry of Culture and Information, the Physical Training and Sport Committee and provincial/municipal People's Committees shall give priority to the arrangement of teachers, material foundations, equipment and budget for specialized schools and schools for gifted pupils, which are established by the State and under their respective management.
3. Learners in art or physical and sport schools for gifted pupils shall enjoy special treatment regime. The Minister of Finance shall assume the prime responsibility for, and coordinate with the Minister of Culture and Information, the Minister-Chairman of the Physical Training and Sport Committee and the Minister of Education and Training in, elaborating treatment policies for learners of schools for gifted pupils and preferential investment policies for schools for gifted pupils established by organizations or individuals and submit them to the Prime Minister for decision.
Article 36.- Creation of study conditions for disabled and handicapped people
1. Disabled and handicapped learners may study at special or integrated schools or classes, be considered for the grant of scholarships, allowance, tuition reduction or exemption according to the provisions of Clause 3, Article 33 of this Decree as well as for the supply of textbooks and necessary learning materials.
2. The Minister of Labor, War Invalids and Social Affairs shall assume the prime responsibility for, and coordinate with the concerned ministries and branches in, formulating priority and preferential mechanisms and policies for schools and classes for disabled and handicapped people, established by the State, organizations or individuals so as to help them rehabilitate their functions, study and learn jobs and integrate into the community, and submit them to the Prime Minister for decision.
The Minister of Education and Training shall provide for the integration of disabled and handicapped people into educational institutions of the national education system.
Article 37.- Exemption, reduction of public-service charges for pupils and students
Pupils and students shall enjoy charge exemption or reduction when using mass transit or recreation facilities or visiting museums, historical relics or cultural works under regulations.
The Ministry of Finance shall assume the prime responsibility for, and coordinate with the Ministry of Education and Training and concerned ministries and branches in, providing for the exemption or reduction of public service charges for pupils and students.
Văn bản liên quan
Cập nhật
Điều 3. Hướng nghiệp và phân luồng trong giáo dục
Điều 13. Thẩm quyền cấp văn bằng, chứng chỉ
Điều 20. Thành lập cơ sở giáo dục
Điều 23. Giải thể cơ sở giáo dục
Điều 27. Điều lệ nhà trường, Quy chế tổ chức và hoạt động của cơ sở giáo dục
Điều 29. Tuyển dụng, quản lý, điều động nhà giáo
Điều 34. Chính sách đối với trẻ em tại cơ sở giáo dục mầm non
Điều 16. Nhà trường và cơ sở giáo dục khác
Điều 18. Các loại hình cơ sở giáo dục
Điều 20. Thành lập cơ sở giáo dục
Điều 22. Đình chỉ hoạt động của cơ sở giáo dục
Điều 23. Giải thể cơ sở giáo dục
Điều 27. Điều lệ nhà trường, Quy chế tổ chức và hoạt động của cơ sở giáo dục
Điều 30. Nâng cao trình độ, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ của nhà giáo
Điều 32. Phong tặng danh hiệu tiến sĩ danh dự
Điều 33. Đối tượng được cấp học bổng, trợ cấp và miễn giảm học phí
Điều 38. Quản lý nhà nước về công tác kiểm định chất lượng giáo dục
Điều 39. Các tổ chức quản lý và tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục