Chương 1 Nghị định 75/2006/NĐ-CP: Những quy định chung
Số hiệu: | 75/2006/NĐ-CP | Loại văn bản: | Nghị định |
Nơi ban hành: | Chính phủ | Người ký: | Nguyễn Tấn Dũng |
Ngày ban hành: | 02/08/2006 | Ngày hiệu lực: | 23/08/2006 |
Ngày công báo: | 08/08/2006 | Số công báo: | Từ số 3 đến số 4 |
Lĩnh vực: | Giáo dục | Tình trạng: |
Hết hiệu lực
01/09/2020 |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
1. Nghị định này quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Giáo dục về chương trình giáo dục, sách giáo khoa và giáo trình; thi kiểm tra và văn bằng, chứng chỉ trong hệ thống giáo dục quốc dân; mạng lưới, tổ chức, hoạt động, nhiệm vụ, quyền hạn của nhà trường và cơ sở giáo dục khác; chính sách đối với nhà giáo; chính sách đối với người học; kiểm định chất lượng giáo dục; bảo đảm các điều kiện tài chính cho giáo dục.
2. Nghị định này áp dụng cho nhà trường, cơ sở giáo dục khác trong hệ thống giáo dục quốc dân, các tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động giáo dục.
Trường của cơ quan nhà nước, của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, của lực lượng vũ trang nhân dân khi thực hiện chương trình giáo dục của hệ thống giáo dục quốc dân phải tuân theo các quy định của Nghị định này.
1. Phổ cập giáo dục là quá trình tổ chức để mọi công dân đều được học tập và đạt tới một trình độ học vấn tối thiểu theo quy định của Nhà nước. Giáo dục tiểu học và giáo dục trung học cơ sở là các cấp học phổ cập.
2. Ủy ban nhân dân các cấp có trách nhiệm:
a) Bảo đảm để mọi trẻ em 6 tuổi đều được vào học lớp một; thực hiện phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi;
b) Củng cố, duy trì kết quả phổ cập giáo dục tiểu học và chống mù chữ;
c) Có kế hoạch và giải pháp thực hiện phổ cập giáo dục trung học cơ sở.
3. Đối với các địa phương (xã, huyện, tỉnh) đã được công nhận đạt chuẩn phổ cập giáo dục trung học cơ sở, Ủy ban nhân dân các cấp có trách nhiệm củng cố, duy trì kết quả phổ cập giáo dục trung học cơ sở; căn cứ điều kiện cụ thể của địa phương để xây dựng kế hoạch thu hút phần lớn học sinh tốt nghiệp trung học cơ sở theo học trung học phổ thông, trung cấp.
4. Hằng năm, cơ sở giáo dục và đơn vị hành chính (gọi chung là đơn vị) đã được công nhận đạt chuẩn phổ cập giáo dục tiểu học, phổ cập giáo dục trung học cơ sở phải tiến hành tự kiểm tra theo tiêu chuẩn quy định về phổ cập giáo dục, báo cáo bằng văn bản với cấp có thẩm quyền công nhận đạt chuẩn.
5. Bộ Giáo dục và Đào tạo có trách nhiệm hướng dẫn thực hiện, giám sát kiểm tra, tổng hợp kết quả thực hiện phổ cập giáo dục, báo cáo Thủ tướng Chính phủ.
Đơn vị hai năm liền không duy trì được kết quả phổ cập giáo dục thì bị xoá tên khỏi danh sách các đơn vị đạt chuẩn. Việc công nhận lại, các đơn vị này phải được xem xét như đối với đơn vị được xét công nhận lần đầu.
6. Gia đình có trách nhiệm tạo điều kiện cho các thành viên của gia đình trong độ tuổi quy định được học tập để đạt trình độ giáo dục phổ cập.
1. Hướng nghiệp trong giáo dục là hệ thống các biện pháp tiến hành trong và ngoài nhà trường để giúp học sinh có kiến thức về nghề nghiệp và có khả năng lựa chọn nghề nghiệp trên cơ sở kết hợp nguyện vọng, sở trường của cá nhân với nhu cầu sử dụng lao động của xã hội.
2. Phân luồng trong giáo dục là biện pháp tổ chức hoạt động giáo dục trên cơ sở thực hiện hướng nghiệp trong giáo dục, tạo điều kiện để học sinh tốt nghiệp trung học cơ sở, trung học phổ thông tiếp tục học ở cấp học hoặc trình độ cao hơn, học trung cấp, học nghề hoặc lao động phù hợp với năng lực, điều kiện cụ thể của cá nhân và nhu cầu xã hội; góp phần điều tiết cơ cấu ngành nghề của lực lượng lao động phù hợp với nhu cầu phát triển của đất nước.
3. Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo chỉ đạo xây dựng chương trình giáo dục trung học cơ sở, trung học phổ thông theo mục tiêu quy định tại khoản 3 và khoản 4 Điều 27 của Luật Giáo dục, chú trọng đổi mới nội dung, phương pháp giáo dục, cụ thể hoá chuẩn kiến thức, kỹ năng giáo dục kỹ thuật tổng hợp - hướng nghiệp. Ở cấp trung học cơ sở, nội dung hướng nghiệp được lồng ghép vào các môn học, đặc biệt là môn công nghệ. Ở cấp trung học phổ thông, nội dung hướng nghiệp được bố trí thành môn học.
4. Bộ Kế hoạch và Đầu tư hướng dẫn các Bộ, ngành và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh dự báo xác định cơ cấu nhân lực theo trình độ và ngành nghề trong quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của cả nước, từng vùng và địa phương.
5. Ủy ban nhân dân các cấp có trách nhiệm dự báo và công bố công khai về nhu cầu sử dụng nhân lực trong kế hoạch hằng năm, năm năm của địa phương; xây dựng chính sách cụ thể nhằm gắn đào tạo với sử dụng, chỉ đạo cơ quan quản lý giáo dục ở địa phương thực hiện có chất lượng và hiệu quả phân luồng trong giáo dục.
6. Các trường đại học, cao đẳng, trung cấp hàng năm công bố công khai năng lực, ngành nghề đào tạo, có biện pháp cụ thể sử dụng kết quả hướng nghiệp ở phổ thông trong quá trình tuyển sinh và tổ chức đào tạo.
7. Cơ quan nhà nước, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội nghề nghiệp, tổ chức kinh tế có trách nhiệm tạo cơ hội cho học sinh phổ thông làm quen với môi trường hoạt động của mình.
1. Liên thông trong giáo dục là biện pháp giúp người học có thể sử dụng kết quả học tập đã có để học tiếp ở các cấp học, trình độ cao hơn cùng ngành nghề hoặc khi chuyển sang ngành đào tạo, hình thức giáo dục và trình độ đào tạo khác phù hợp với yêu cầu nội dung tương ứng.
2. Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo theo thẩm quyền, chỉ đạo xây dựng chương trình dạy nghề, trung cấp chuyên nghiệp liên thông với các chương trình giáo dục phổ thông và các chương trình trình đào tạo khác, tạo điều kiện cho người học kế thừa được các kết quả học tập ở giáo dục phổ thông.
3. Bộ Giáo dục và Đào tạo chủ trì, phối hợp với Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định về việc công nhận giá trị chuyển đổi kết quả học tập.
4. Hiệu trưởng các cơ sở giáo dục đại học, giáo dục nghề nghiệp căn cứ vào các quy định nêu ở khoản 3 Điều này và chương trình khung, đối chiếu xác định sự phù hợp về chương trình và rà soát điều kiện về cơ sở vật chất đội ngũ giảng viên quyết định công nhận giá trị chuyển đổi kết quả học tập trong từng trường hợp cụ thể.
5. Người học có quyền đăng ký học tập các chương trình liên thông theo quy định của Nhà nước và của cơ sở giáo dục.
1. Việc dạy và học ngoại ngữ trong nhà trường và cơ sở giáo dục khác phải bảo đảm các yêu cầu sau đây:
a) Đối với giáo dục phổ thông: tổ chức dạy và học ít nhất một ngoại ngữ phổ biến trong giao dịch quốc tế; học sinh được học liên tục từ lớp 3 đến lớp 12. Khuyến khích học sinh học thêm các ngoại ngữ khác;
b) Đối với giáo dục nghề nghiệp và giáo dục đại học: tổ chức học ngoại ngữ phù hợp với yêu cầu chuyên môn cho học viên, học sinh, sinh viên.
2. Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo xây dựng kế hoạch tổng thể quy định điều kiện và tổ chức thực hiện dạy ngoại ngữ trong nhà trường và cơ sở giáo dục khác, bảo đảm thực hiện các yêu cầu quy định tại khoản 1 của Điều này.
3. Việc dạy và học bằng tiếng nước ngoài theo quy định của Thủ tướng Chính phủ.
Article 1.- Governing scope and application subjects
1. This Decree details and guides the implementation of a number of articles of the Education Law regarding educational programs, textbooks and curricula; exams and tests, diplomas and certificates in the national education system; the network, organization, operation, tasks and powers of schools and other educational institutions; policies towards teachers; policies towards learners; education quality accreditation; assurance of financial conditions for education.
2. This Decree applies to schools and other educational institutions in the national education system as well as to organizations and individuals involved in educational activities.
Schools of state agencies, political organizations, socio-political organizations or people's armed force units shall also have to abide by the provisions of this Decree when carrying out educational programs of the national education system.
Article 2.- Universalization of education
1. Universalization of education is a process of organization for every citizen to study and reach a minimum educational level under the State's regulations. Primary education and lower secondary education are educational levels of universalization.
2. People's Committees at all levels shall have to:
a/ Guarantee that all children of 6 years of age be enrolled in grade 1; universalize primary education for the right age groups;
b/ Consolidate and maintain the results of universalization of primary education and fight illiteracy.
c/ Adopt plans and solutions for universalization of lower secondary education.
3. For localities (communes, districts, provinces) which have been recognized as attaining the standards of lower secondary education universalization, the People's Committees at all levels shall have to consolidate and maintain such results; base themselves on the specific conditions of their localities to elaborate plans to attract most lower secondary school graduates into upper secondary schools or professional secondary schools.
4. Annually, educational institutions and administrative units (collectively referred to as units) which have been recognized as attaining the standards of primary education or lower secondary education universalization shall have to check the situation by themselves under the set education universalization standards and send reports thereon to authorities competent to recognize the attainment of such standards.
5. The Ministry of Education and Training shall have to guide, oversee and inspect the universalization of education, sum up the results thereof and report them to the Prime Minister.
Those units which for two consecutive years fail to maintain the results of universalization of education shall have their names deleted from the list of standard-attaining units. The re-recognition of such units shall be considered as for their first-time recognition.
6. Families shall have to create conditions for their members in the defined age groups to study in order to attain the educational levels of universalization.
Article 3.- Career orientation and streaming in education
1. Career orientation in education means a system of measures applied inside and outside schools to help pupils acquire knowledge about and be able to choose careers on the basis of combining their personal aspirations and strong points with the social labor demand.
2. Streaming in education means a measure to organize educational activities on the basis of conducting career orientation, creating conditions for graduates of lower secondary schools and upper secondary schools to further study at higher levels or degrees, to enter professional or vocational secondary schools or join the workforce, in suitability with their capabilities and specific conditions as well as social demands, thus contributing to regulating branch and occupation-based structure of the workforce and meeting the development requirements of the country.
3. The Minister of Education and Training shall direct the formulation of lower secondary and upper secondary programs according to the objectives set in Clauses 3 and 4, Article 27 of the Education Law, attach importance to the renewal of educational contents and methods, concretization of knowledge and skill standards of education of general techniques and career orientation. At lower secondary education level, the contents of career orientation shall be incorporated into study subjects, especially in the technology subject. At the upper secondary education level, the contents of career orientation shall be compiled into a separate subject.
4. The Ministry of Planning and Investment shall guide ministries, branches and provincial-level People's Committees in forecasting and determining the level- and branch-based structure of human resources under the national, regional and local socio-economic development plannings and plans.
5. People's Committees at all levels shall have to forecast and publicize the demand for human resources in their local annual and five-year plans; to formulate specific policies in order to associate training with employment, and direct local education administration agencies to conduct streaming in education with quality and efficiency.
6. Universities, colleges and professional secondary schools shall annually publicize their training degrees and disciplines and apply specific measures to use the results of career orientation at the general education in their enrolment and training process.
7. State agencies, social organizations, socio-professional organizations and economic organizations shall have to create opportunities for general education school pupils to get familiar with their activity environment.
Article 4.- Transferability in education
1. Transferability in education is a measure to assist learners in using their study results to further study at higher levels or degrees in the same discipline or to pursue other suitable disciplines, forms of education or training degrees with corresponding contents.
2. The Minister of Labor, War Invalids and Social Affairs and the Minister of Education and Training shall, according to their competence, direct the formulation of vocational and professional secondary education programs, which may be transferable with general education programs and other training programs, creating conditions for learners to perpetuate the study results they have obtained from general education.
3. The Ministry of Education and Training shall assume the prime responsibility for, and coordinate with the Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs in, recognizing the validity of converted study results.
4. The principals of higher or professional education institutions shall base themselves on the provisions of Clause 3 of this Article and the framework program to compare and determine the conformity of the programs and scrutinize the material conditions and contingent of lecturers before recognizing the validity of converted study results on a case-by-case basis.
5. Learners shall have the right to enroll in transferable programs according to regulations of the State and educational institutions.
Article 5.- Teaching and learning of foreign languages; teaching and learning in foreign languages at schools and other educational institutions
1. The teaching and learning of foreign languages at schools and other educational institutions must fulfill the following requirements:
a/ For general education: To organize the teaching and learning of at least one foreign language which is common in international transactions; pupils can learn foreign languages continuously from grade 3 to grade 12. They are also encouraged to learn other foreign languages;
b/ For professional and higher education: To organize the learning of foreign languages according to professional requirements for learners, pupils and students.
2. The Minister of Education and Training shall elaborate a master plan on conditions for, and organization of, the teaching of foreign languages at schools and other educational institutions, ensuring the requirements set in Clause 1 of this Article.
3. The teaching and learning in foreign languages shall comply with the regulations of the Prime Minister.
Tình trạng hiệu lực: Hết hiệu lực