Chương VIII Luật Bảo hiểm xã hội 2014: Khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm về bảo hiểm xã hội
Số hiệu: | 62/2015/NĐ-CP | Loại văn bản: | Nghị định |
Nơi ban hành: | Chính phủ | Người ký: | Nguyễn Tấn Dũng |
Ngày ban hành: | 18/07/2015 | Ngày hiệu lực: | 01/09/2015 |
Ngày công báo: | 08/08/2015 | Số công báo: | Từ số 915 đến số 916 |
Lĩnh vực: | Thủ tục Tố tụng | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Ngày 18/07/2015, Chính phủ ban hành Nghị định 62/2015/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thi hành án dân sự. Trong đó, có một số điểm nổi bật như sau:
Trong trường hợp giá tài sản tại thời điểm thi hành án tăng hoặc giảm 20% trở lên so với giá trị tài sản khi bản án, quyết định có hiệu lực và có ít nhất một trong các đương sự yêu cầu, chấp hành viên sẽ tổ chức định giá tài sản.
Tài liệu chứng minh có thay đổi giá tài sản có thể là khung giá do nhà nước quy định, giá thị trường phổ biến của tài sản giống hệt, tương tự hoặc giá chuyển nhượng thực tế ở địa phương của tài sản cùng loại.
Nếu sau 30 ngày kể từ ngày nhận được văn bản yêu cầu nộp tiền thi hành án, nếu người nhận không tự nguyện nộp tiền thì chấp hành viên ra quyết định bán đấu giá tài sản để thi hành án.
Người đang giữ tài sản không tự nguyện giao tài sản cho người mua được tài sản bán đấu giá thì bị cưỡng chế thi hành án và phải chịu chi phí theo quy định.
Nghị định 62/2015/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 01/09/2015 và thay thế Nghị định 74/2009/NĐ-CP , 58/2009/NĐ-CP , 125/2013/NĐ-CP .
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
1. Người lao động, người đang hưởng lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội hằng tháng, người đang bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm xã hội và những người khác có quyền đề nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền xem xét lại quyết định, hành vi của cơ quan, tổ chức, cá nhân khi có căn cứ cho rằng quyết định, hành vi đó vi phạm pháp luật về bảo hiểm xã hội, xâm phạm đến quyền và lợi ích hợp pháp của mình.
2. Người sử dụng lao động có quyền đề nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền xem xét lại quyết định, hành vi của cơ quan, tổ chức, cá nhân khi có căn cứ cho rằng quyết định, hành vi đó vi phạm pháp luật về bảo hiểm xã hội, xâm phạm đến quyền và lợi ích hợp pháp của mình.
1. Việc giải quyết khiếu nại đối với quyết định, hành vi hành chính về bảo hiểm xã hội được thực hiện theo quy định của pháp luật về khiếu nại.
2. Việc giải quyết khiếu nại đối với quyết định, hành vi về bảo hiểm xã hội không thuộc trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này thì người khiếu nại có quyền lựa chọn một trong hai hình thức sau đây:
a) Khiếu nại lần đầu đến cơ quan, người đã ra quyết định hoặc người có hành vi vi phạm. Trường hợp cơ quan, người có quyết định, hành vi về bảo hiểm xã hội bị khiếu nại không còn tồn tại thì cơ quan quản lý nhà nước về lao động cấp huyện có trách nhiệm giải quyết;
b) Khởi kiện tại Tòa án theo quy định của pháp luật.
3. Trường hợp người khiếu nại được quy định tại điểm a khoản 2 Điều này không đồng ý với quyết định giải quyết khiếu nại lần đầu hoặc quá thời hạn quy định mà khiếu nại không được giải quyết thì có quyền khởi kiện tại Tòa án hoặc khiếu nại đến cơ quan quản lý nhà nước về lao động cấp tỉnh.
Trường hợp người khiếu nại không đồng ý với quyết định giải quyết khiếu nại của cơ quan quản lý nhà nước về lao động cấp tỉnh hoặc quá thời hạn quy định mà khiếu nại không được giải quyết thì có quyền khởi kiện tại Tòa án.
4. Thời hiệu khiếu nại, thời hạn giải quyết khiếu nại được áp dụng theo quy định của pháp luật về khiếu nại.
Việc tố cáo và giải quyết tố cáo hành vi vi phạm pháp luật về bảo hiểm xã hội được thực hiện theo quy định của pháp luật về tố cáo.
1. Thẩm quyền của cơ quan bảo hiểm xã hội bao gồm:
a) Tổng Giám đốc Bảo hiểm xã hội Việt Nam có thẩm quyền theo quy định tại khoản 4 Điều 46 của Luật xử lý vi phạm hành chính;
b) Giám đốc bảo hiểm xã hội cấp tỉnh có thẩm quyền theo quy định tại khoản 2 Điều 46 của Luật xử lý vi phạm hành chính;
c) Trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành do Tổng Giám đốc Bảo hiểm xã hội Việt Nam quyết định thành lập có thẩm quyền theo quy định tại khoản 3 Điều 46 của Luật xử lý vi phạm hành chính.
2. Người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính quy định tại khoản 1 Điều này có thể giao cho cấp phó thực hiện xử lý vi phạm hành chính.
3. Mức phạt tiền tối đa đối với lĩnh vực bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, các hình thức xử phạt, biện pháp khắc phục hậu quả, thủ tục xử phạt vi phạm hành chính và các quy định khác có liên quan về xử phạt vi phạm hành chính thực hiện theo quy định của Luật xử lý vi phạm hành chính và quy định khác của pháp luật có liên quan.
1. Cơ quan, tổ chức có hành vi vi phạm quy định của Luật này, tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử phạt vi phạm hành chính; nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.
2. Cá nhân có hành vi vi phạm quy định của Luật này, tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử phạt vi phạm hành chính, xử lý kỷ luật hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự; nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.
3. Người sử dụng lao động có hành vi vi phạm quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều 17 của Luật này từ 30 ngày trở lên thì ngoài việc phải đóng đủ số tiền chưa đóng, chậm đóng và bị xử lý theo quy định của pháp luật, còn phải nộp số tiền lãi bằng 02 lần mức lãi suất đầu tư quỹ bảo hiểm xã hội bình quân của năm trước liền kề tính trên số tiền, thời gian chậm đóng; nếu không thực hiện thì theo yêu cầu của người có thẩm quyền, ngân hàng, tổ chức tín dụng khác, kho bạc nhà nước có trách nhiệm trích từ tài khoản tiền gửi của người sử dụng lao động để nộp số tiền chưa đóng, chậm đóng và lãi của số tiền này vào tài khoản của cơ quan bảo hiểm xã hội.
COMPLAINTS AND DENUNCIATIONS ABOUT, AND HANDLING OF VIOLATIONS RELATED TO, SOCIAL INSURANCE
Article 118. Complaints about social insurance
1. Employees, persons on pension or monthly social insurance allowance, persons having their period of social insurance premium payment reserved and other persons may request competent agencies, organizations or persons to review the latter’s decisions or acts when they have grounds to believe that such decisions or acts violate the law on social insurance and infringe their lawful rights and interests.
2. Employers may request competent agencies, organizations or persons to review the latter’s decisions or acts when they have grounds to believe that such decisions or acts violate the law on social insurance and infringe their lawful rights and interests.
Article 119. Order of settlement of complaints about social insurance
1. Complaints about social insurance-related administrative decisions or acts shall be settled in accordance with the law on complaints.
2. For complaints about social insurance-related decisions or acts not specified in Clause 1 of this Article, complainants may choose either of the following:
a/ Lodging first-time complaints with the agencies or persons that have issued these decisions or committed these acts; in case these agencies or persons no longer exist, district-level state management agencies in charge of labor shall settle the complaint;
b/ Initiating lawsuits at a court in accordance with law.
3. In case complainants defined at Point a, Clause 2 of this Article disagree with the first-time complaint settlement decisions, or when the prescribed time limit expires but the complaints have not yet been settled, they may initiate lawsuits at a court or lodge complaints with provincial-level state management agencies in charge of labor.
In case complainants disagree with the complaint settlement decisions of provincial-level state management agencies in charge of labor, or when the prescribed time limit expires but the complaints have not yet been settled, the complainants may initiate lawsuits at a court.
4. The statute of limitations for lodging complaints and the time limit for settling complaints must comply with the law on complaints.
Article 120. Lodging and settlement of denunciations about social insurance
The lodging and settlement of denunciations about violations of the law on social insurance must comply with the law on denunciations.
Article 121. Competence to sanction administrative violations in the field of social insurance, health insurance and unemployment insurance, sanctioning levels and remedies
1. Competence of social insurance agencies:
a/ The General Director of Vietnam Social Security has the competence prescribed in Clause 4, Article 46 of the Law on Handling of Administrative Violations;
b/ Directors of provincial-level social insurance agencies have the competence prescribed in Clause 2, Article 46 of the Law on Handling of Administrative Violations;
c/ Heads of specialized inspection teams established under decisions of the General Director of Vietnam Social Security have the competence prescribed in Clause 3, Article 46 of the Law on Handling of Administrative Violations.
2. Persons with sanctioning competence defined in Clause 1 of this Article may authorize their deputies to handle administrative violations.
3. The maximum fine levels in the field of social insurance, health insurance and unemployment insurance, sanctioning forms, remedies, administrative sanctioning procedures and other provisions related to administrative sanctioning must comply with the Law on Handling of Administrative Violations and other relevant laws.
Article 122. Handling of violations of the law on social insurance
1. Agencies and organizations that violate this Law shall, depending on the nature and severity of their violations, be administratively sanctioned; and, if causing damage, they shall pay compensation in accordance with law.
2. Individuals who violate this Law shall, depending on the nature and severity of their violations, administratively sanctioned, disciplined or examined for penal liability; and, if causing damage, they shall pay compensation in accordance with law.
3. Employers that violate Clause 1, 2 or 3, Article 17 of this Law for 30 days or more shall not only fully pay the amount not yet paid or paid late and be handled in accordance with law but also pay an interest equaling 2 times the average interest rate of investment from the social insurance fund in the preceding year, calculated based on the late paid amount and late payment period. If they fail to do so, at the request of competent persons, related banks, credit institutions or state treasuries shall deduct money from the employers’ deposit accounts in order to pay the amount not yet paid or paid late and the interest thereon to the accounts of social insurance agencies.
Văn bản liên quan
Cập nhật
Mục 3. CHẾ ĐỘ TAI NẠN LAO ĐỘNG, BỆNH NGHỀ NGHIỆP
Điều 84. Sử dụng quỹ bảo hiểm xã hội
Điều 86. Mức đóng và phương thức đóng của người sử dụng lao động
Điều 104. Hồ sơ hưởng chế độ tai nạn lao động
Điều 105. Hồ sơ hưởng chế độ bệnh nghề nghiệp
Điều 106. Giải quyết hưởng chế độ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp
Điều 116. Giải quyết hưởng chế độ bảo hiểm xã hội chậm so với thời hạn quy định
Mục 3. THỜI GIỜ LÀM VIỆC, THỜI GIỜ NGHỈ NGƠI ĐỐI VỚI NGƯỜI LÀM CÔNG VIỆC CÓ TÍNH CHẤT ĐẶC BIỆT
Điều 74. Mức lương hưu hằng tháng
Điều 76. Thời điểm hưởng lương hưu
Điều 77. Bảo hiểm xã hội một lần
Điều 79. Mức bình quân thu nhập tháng đóng bảo hiểm xã hội
Điều 87. Mức đóng và phương thức đóng của người lao động tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện
Điều 35. Chế độ thai sản của lao động nữ mang thai hộ và người mẹ nhờ mang thai hộ
Điều 56. Mức lương hưu hằng tháng
Điều 60. Bảo hiểm xã hội một lần
Điều 62. Mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội để tính lương hưu, trợ cấp một lần
Điều 63. Điều chỉnh tiền lương đã đóng bảo hiểm xã hội
Điều 88. Tạm dừng đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc
Điều 114. Ngày nghỉ hằng năm tăng thêm theo thâm niên làm việc
Điều 25. Điều kiện hưởng chế độ ốm đau
Điều 26. Thời gian hưởng chế độ ốm đau
Điều 27. Thời gian hưởng chế độ khi con ốm đau
Điều 28. Mức hưởng chế độ ốm đau
Điều 29. Dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau khi ốm đau
Điều 31. Điều kiện hưởng chế độ thai sản
Điều 34. Thời gian hưởng chế độ khi sinh con
Điều 36. Thời gian hưởng chế độ khi nhận nuôi con nuôi
Điều 39. Mức hưởng chế độ thai sản
Điều 41. Dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau thai sản
Điều 59. Thời điểm hưởng lương hưu
Điều 64. Tạm dừng, hưởng tiếp lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội hằng tháng
Điều 67. Các trường hợp hưởng trợ cấp tuất hằng tháng