Chương II Nghị định 62/2015/NĐ-CP: Thủ tục thi hành án dân sự
Số hiệu: | 62/2015/NĐ-CP | Loại văn bản: | Nghị định |
Nơi ban hành: | Chính phủ | Người ký: | Nguyễn Tấn Dũng |
Ngày ban hành: | 18/07/2015 | Ngày hiệu lực: | 01/09/2015 |
Ngày công báo: | 08/08/2015 | Số công báo: | Từ số 915 đến số 916 |
Lĩnh vực: | Thủ tục Tố tụng | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Ngày 18/07/2015, Chính phủ ban hành Nghị định 62/2015/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thi hành án dân sự. Trong đó, có một số điểm nổi bật như sau:
Trong trường hợp giá tài sản tại thời điểm thi hành án tăng hoặc giảm 20% trở lên so với giá trị tài sản khi bản án, quyết định có hiệu lực và có ít nhất một trong các đương sự yêu cầu, chấp hành viên sẽ tổ chức định giá tài sản.
Tài liệu chứng minh có thay đổi giá tài sản có thể là khung giá do nhà nước quy định, giá thị trường phổ biến của tài sản giống hệt, tương tự hoặc giá chuyển nhượng thực tế ở địa phương của tài sản cùng loại.
Nếu sau 30 ngày kể từ ngày nhận được văn bản yêu cầu nộp tiền thi hành án, nếu người nhận không tự nguyện nộp tiền thì chấp hành viên ra quyết định bán đấu giá tài sản để thi hành án.
Người đang giữ tài sản không tự nguyện giao tài sản cho người mua được tài sản bán đấu giá thì bị cưỡng chế thi hành án và phải chịu chi phí theo quy định.
Nghị định 62/2015/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 01/09/2015 và thay thế Nghị định 74/2009/NĐ-CP , 58/2009/NĐ-CP , 125/2013/NĐ-CP .
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
1. Đương sự có quyền yêu cầu thi hành án trong thời hiệu yêu cầu thi hành án quy định tại Khoản 1 Điều 30 Luật Thi hành án dân sự.
2. Trường hợp do sự kiện bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan dẫn đến việc không thể yêu cầu thi hành án trong thời hiệu theo quy định tại Khoản 1 Điều 30 Luật Thi hành án dân sự thì đương sự có quyền đề nghị Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự có thẩm quyền xem xét, quyết định về việc chấp nhận hoặc không chấp nhận yêu cầu thi hành án quá hạn.
3. Sự kiện bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Sự kiện bất khả kháng là trường hợp thiên tai, hỏa hoạn, địch họa;
b) Trở ngại khách quan là trường hợp đương sự không nhận được bản án, quyết định mà không phải do lỗi của họ; đương sự đi công tác ở vùng biên giới, hải đảo mà không thể yêu cầu thi hành án đúng hạn; tai nạn, ốm nặng đến mức mất khả năng nhận thức hoặc đương sự chết mà chưa xác định được người thừa kế; tổ chức hợp nhất, sáp nhập, chia, tách, giải thể, cổ phần hóa mà chưa xác định được tổ chức, cá nhân mới có quyền yêu cầu thi hành án theo quy định của pháp luật hoặc do lỗi của cơ quan xét xử, cơ quan thi hành án hoặc cơ quan, cá nhân khác dẫn đến việc đương sự không thể yêu cầu thi hành án đúng hạn.
4. Việc yêu cầu thi hành án quá hạn được thực hiện theo quy định tại Khoản 1, 2 và 3 Điều 31 Luật Thi hành án dân sự, nêu rõ lý do, kèm theo tài liệu chứng minh lý do không thể yêu cầu thi hành án đúng hạn. Tài liệu chứng minh gồm:
a) Đối với trường hợp xảy ra sự kiện bất khả kháng hoặc do đương sự chết mà chưa xác định được người thừa kế hoặc do trở ngại khách quan xảy ra tại địa phương nên không thể yêu cầu thi hành án đúng hạn thì phải có xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người đó cư trú cuối cùng hoặc nơi cư trú khi xảy ra sự kiện bất khả kháng, trừ trường hợp quy định tại các Điểm b, c, d, đ và e Khoản này;
b) Đối với trường hợp tai nạn, ốm nặng đến mức mất khả năng nhận thức nên không thể yêu cầu thi hành án đúng hạn thì phải có tóm tắt hồ sơ bệnh án được cơ sở khám bệnh, chữa bệnh từ cấp huyện trở lên xác nhận và tài liệu kèm theo, nếu có;
c) Đối với trường hợp do yêu cầu công tác nên không thể yêu cầu thi hành án đúng hạn thì phải có xác nhận của Thủ trưởng cơ quan, đơn vị hoặc giấy cử đi công tác của cơ quan, đơn vị đó;
d) Đối với trường hợp do lỗi của cơ quan xét xử, cơ quan thi hành án nên không thể yêu cầu thi hành án đúng hạn thì phải có xác nhận của cơ quan đã ra bản án, quyết định, cơ quan thi hành án có thẩm quyền.
đ) Đối với trường hợp hợp nhất, sáp nhập, chia, tách, giải thể, cổ phần hóa đối với tổ chức phải thi hành án thì phải có xác nhận của cơ quan ra quyết định hợp nhất, sáp nhập, chia, tách, giải thể, cổ phần hóa.
e) Đối với các trường hợp bất khả kháng, trở ngại khách quan khác nên không thể yêu cầu thi hành án đúng hạn thì phải có xác nhận của cơ quan có thẩm quyền hoặc tài liệu hợp pháp khác để chứng minh.
Xác nhận của tổ chức, cá nhân có thẩm quyền phải thể hiện rõ địa điểm, nội dung và thời gian xảy ra sự kiện bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan dẫn đến việc đương sự không thể yêu cầu thi hành án đúng hạn.
5. Đối với trường hợp đã trả đơn yêu cầu thi hành án trước ngày 01 tháng 7 năm 2015 mà đương sự yêu cầu thi hành án trở lại thì cơ quan thi hành án dân sự đã ra quyết định trả đơn phải ra quyết định thi hành án và tổ chức việc thi hành án. Yêu cầu thi hành án thực hiện theo quy định tại Điều 31 Luật Thi hành án dân sự và phải kèm theo tài liệu liên quan, quyết định trả đơn yêu cầu thi hành án, nếu có.
Trường hợp không còn quyết định trả lại đơn yêu cầu thi hành án, người được thi hành án có quyền đề nghị cơ quan thi hành án dân sự đã ra quyết định trả lại đơn yêu cầu thi hành án xác nhận về việc đã trả đơn và thụ lý giải quyết việc thi hành án.
6. Trường hợp phạm nhân là người phải thi hành án, thân nhân của họ hoặc người được họ ủy quyền yêu cầu thi hành án tự nguyện nộp tiền, tài sản thi hành án khi đã hết thời hiệu yêu cầu thi hành án thì cơ quan thi hành án dân sự không ra quyết định khôi phục thời hiệu yêu cầu thi hành án. Trường hợp này, cơ quan thi hành án dân sự chỉ ra quyết định thi hành án tương ứng với khoản tiền, tài sản họ tự nguyện nộp, đồng thời lập biên bản ghi rõ lý do, số tiền, tài sản do phạm nhân là người phải thi hành án, người được ủy quyền hoặc thân nhân của họ nộp và thông báo cho người được thi hành án đến nhận.
Hết thời hạn 01 năm, kể từ ngày được thông báo hợp lệ mà người được thi hành án không đến nhận tiền, tài sản thì cơ quan thi hành án dân sự làm thủ tục sung quỹ nhà nước, sau khi khấu trừ tiền, tài sản mà họ phải thi hành theo quyết định thi hành án khác, nếu có.
1. Trường hợp đương sự thỏa thuận trước khi yêu cầu thi hành án hoặc đã yêu cầu nhưng cơ quan thi hành án dân sự chưa ra quyết định thi hành án thì thỏa thuận đó phải lập thành văn bản nêu rõ thời gian, địa điểm, nội dung thỏa thuận, có chữ ký hoặc điểm chỉ của các bên tham gia thỏa thuận. Đương sự có nghĩa vụ tự thực hiện đúng nội dung đã thỏa thuận.
Trường hợp bên có nghĩa vụ không thực hiện đúng nghĩa vụ đã thỏa thuận mà thời hiệu yêu cầu thi hành án vẫn còn thì bên có quyền được yêu cầu thi hành án đối với phần nghĩa vụ chưa được thi hành theo nội dung bản án, quyết định.
2. Trường hợp cơ quan thi hành án dân sự đã ra quyết định thi hành án, đương sự vẫn có quyền tự thỏa thuận. Thỏa thuận phải thể hiện rõ thời gian, địa điểm, nội dung thỏa thuận, thời hạn thực hiện thỏa thuận, hậu quả pháp lý đối với việc không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nội dung đã thỏa thuận, có chữ ký hoặc điểm chỉ của các bên tham gia.
Trường hợp các bên không tự nguyện thực hiện theo đúng nội dung đã thỏa thuận thì cơ quan thi hành án dân sự căn cứ nội dung quyết định thi hành án và kết quả đã thi hành theo thỏa thuận, đề nghị của đương sự để tổ chức thi hành, trừ trường hợp quy định tại Điểm c Khoản 1 Điều 50 Luật Thi hành án dân sự.
3. Trường hợp cơ quan thi hành án dân sự đang tổ chức thi hành án mà đương sự thỏa thuận về việc không yêu cầu cơ quan thi hành án dân sự thi hành một phần hoặc toàn bộ quyết định thi hành án thì Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự ra quyết định đình chỉ thi hành án đối với nội dung thỏa thuận không yêu cầu thi hành theo quy định tại Điểm c Khoản 1 Điều 50 Luật Thi hành án dân sự, trừ trường hợp thỏa thuận vi phạm điều cấm của pháp luật, trái đạo đức xã hội, không đúng với thực tế, làm ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của người thứ ba hoặc nhằm trốn tránh phí thi hành án.
Trường hợp thỏa thuận nêu trên được thực hiện sau khi tài sản đã được bán hoặc giao cho người khác nhận để thi hành án thì phải được sự đồng ý của người mua được tài sản hoặc người nhận tài sản để thi hành án.
4. Khi đương sự có yêu cầu, Chấp hành viên có trách nhiệm chứng kiến và ký tên vào văn bản thỏa thuận trong trường hợp quy định tại Khoản 2, Khoản 3 của Điều này. Trường hợp thỏa thuận vi phạm điều cấm của pháp luật, trái đạo đức xã hội, không đúng với thực tế, làm ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của người thứ ba hoặc nhằm trốn tránh phí thi hành án thì Chấp hành viên có quyền từ chối nhưng phải lập biên bản và nêu rõ lý do.
Người yêu cầu Chấp hành viên chứng kiến việc thỏa thuận ngoài trụ sở cơ quan thi hành án dân sự mà phát sinh chi phí thì phải thanh toán các chi phí hợp lý cho cơ quan thi hành án dân sự.
1. Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự ra một quyết định thi hành án chung cho các khoản thuộc diện chủ động thi hành trong một bản án, quyết định, trừ trường hợp:
a) Trong một bản án, quyết định có khoản chủ động về trả lại tiền, tài sản thì ra một quyết định thi hành án đối với mỗi người được thi hành án;
b) Trong một bản án, quyết định có nhiều người phải thi hành nhiều khoản chủ động khác nhau thì ra một quyết định thi hành án chung cho các khoản thuộc điện chủ động thi hành án đối với mỗi người phải thi hành án.
2. Trường hợp thi hành quyền, nghĩa vụ liên đới thì Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự ra một quyết định thi hành án chung cho những người có quyền, nghĩa vụ liên đới.
3. Các khoản thu khác cho Nhà nước quy định tại Điểm c Khoản 2 Điều 36 Luật Thi hành án dân sự thuộc diện chủ động ra quyết định thi hành án bao gồm khoản truy thu thuế; khoản viện trợ cho Nhà nước và các khoản bồi thường cho Nhà nước trong các vụ án xâm phạm trật tự quản lý kinh tế, tham nhũng thuộc loại tội phạm đặc biệt nghiêm trọng; các khoản thu khác nộp trực tiếp vào ngân sách nhà nước.
1. Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự ra một quyết định thi hành án cho mỗi yêu cầu thi hành án. Trường hợp trong bản án, quyết định có một người phải thi hành án cho nhiều người được thi hành án và các đương sự yêu cầu thi hành án vào cùng thời điểm thì Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự ra một quyết định thi hành án chung cho nhiều yêu cầu.
Trường hợp nhiều người được nhận một tài sản cụ thể hoặc nhận chung một khoản tiền theo bản án, quyết định, nhưng chỉ có một hoặc một số người có yêu cầu thi hành án thì Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự ra quyết định thi hành án đối với những người đã có yêu cầu, đồng thời thông báo cho những người được thi hành án khác theo bản án, quyết định đó biết để yêu cầu thi hành án trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày được thông báo hợp lệ. Hết thời hạn trên, nếu người được thông báo không yêu cầu thi hành án thì Chấp hành viên tổ chức giao tài sản, khoản tiền đó cho người đã có yêu cầu hoặc người đại diện của những người đã có yêu cầu để quản lý. Quyền và lợi ích hợp pháp của những người được thi hành án đối với tài sản đó được giải quyết theo thỏa thuận hoặc theo quy định của pháp luật.
2. Trường hợp sau khi trừ đi thời gian xảy ra sự kiện bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan mà thời hiệu yêu cầu thi hành án vẫn còn thì Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự ra quyết định thi hành án theo yêu cầu thi hành án. Trường hợp đã hết thời hiệu yêu cầu thi hành án thì cơ quan thi hành án dân sự từ chối nhận yêu cầu thi hành án theo quy định tại Điểm c Khoản 5 Điều 31 Luật Thi hành án dân sự, trừ trường hợp quy định tại Khoản 6 Điều 4 Nghị định này.
3. Việc ra quyết định thi hành án đối với quyền, nghĩa vụ liên đới thực hiện theo quy định tại Khoản 2 Điều 6 Nghị định này.
4. Cơ quan thi hành án dân sự từ chối yêu cầu thi hành án theo quy định tại Điểm a Khoản 5 Điều 31 Luật Thi hành án dân sự trong trường hợp bản án, quyết định không xác định cụ thể người phải thi hành án và nghĩa vụ phải thi hành.
1. Quyết định thi hành án là căn cứ để lập hồ sơ thi hành án. Mỗi quyết định thi hành án lập thành một hồ sơ thi hành án.
Trong thời hạn không quá 02 ngày làm việc, kể từ ngày được phân công, Chấp hành viên phải tiến hành lập hồ sơ thi hành án.
2. Hồ sơ thi hành án phải thể hiện toàn bộ quá trình tổ chức thi hành án của Chấp hành viên đối với việc thi hành án, lưu giữ tất cả các tài liệu đã, đang thực hiện và được lưu trữ theo quy định của pháp luật về lưu trữ.
1. Khi tiến hành xác minh, Chấp hành viên yêu cầu người phải thi hành án kê khai trung thực, cung cấp đầy đủ thông tin về tài sản, thu nhập, điều kiện thi hành án. Nội dung kê khai phải nêu rõ loại, số lượng tiền, tài sản hoặc quyền tài sản; tiền mặt, tiền trong tài khoản, tiền đang cho vay, mượn; giá trị ước tính và tình trạng của từng loại tài sản; mức thu nhập định kỳ, không định kỳ, nơi trả thu nhập; địa chỉ, nơi cư trú của người chưa thành niên được giao cho người khác nuôi dưỡng; khả năng và điều kiện thực hiện nghĩa vụ thi hành án.
Chấp hành viên phải nêu rõ trong biên bản xác minh điều kiện thi hành án về việc đương sự kê khai hoặc không kê khai tài sản, thu nhập, điều kiện thi hành án.
Trường hợp người phải thi hành án không kê khai hoặc phát hiện việc kê khai không trung thực thì tùy theo mức độ vi phạm, Chấp hành viên có thể xử phạt hoặc đề nghị người có thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật.
2. Trường hợp cần làm rõ thông tin về tài sản, nơi cư trú, nơi làm việc, trụ sở của người phải thi hành án hoặc các thông tin khác liên quan đến việc thi hành án thì Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự có thể ủy quyền xác minh cho cơ quan thi hành án dân sự nơi có thông tin trên.
Việc ủy quyền xác minh của cơ quan thi hành án dân sự phải thể hiện bằng văn bản, nêu rõ bên ủy quyền, bên nhận ủy quyền, nội dung ủy quyền và nội dung cần thiết khác. Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự nơi nhận ủy quyền phải trả lời bằng văn bản kết quả xác minh và những nội dung cần thiết khác cho cơ quan thi hành án dân sự đã ủy quyền xác minh.
Đối với việc xác minh tài sản là bất động sản, động sản phải đăng ký quyền sở hữu, thời hạn xác minh và gửi kết quả xác minh cho cơ quan thi hành án dân sự đã ủy quyền là 30 ngày, kể từ ngày nhận được ủy quyền. Trường hợp việc xác minh tài sản khó khăn, phức tạp thì thời hạn xác minh và gửi kết quả xác minh có thể kéo dài nhưng không quá 45 ngày, kể từ ngày nhận được ủy quyền.
Đối với việc xác minh các loại tài sản và thông tin khác, thời hạn xác minh và gửi kết quả xác minh cho cơ quan thi hành án dân sự đã ủy quyền là 15 ngày, kể từ ngày nhận được ủy quyền.
3. Trường hợp chưa xác định được địa chỉ và tài sản của người phải thi hành án hoặc chưa xác định được địa chỉ của người phải thi hành án mà theo bản án, quyết định họ phải tự mình thực hiện nghĩa vụ thì Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự ra quyết định về việc chưa có điều kiện thi hành án. Quyết định về việc chưa có điều kiện thi hành án phải ghi rõ việc thi hành án bị hoãn theo Điểm b Khoản 1 Điều 48 Luật Thi hành án dân sự.
4. Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày xác định có căn cứ quy định tại Khoản 1 Điều 44a Luật Thi hành án dân sự, Thủ trưởng cơ quan thi hành án ra quyết định về việc chưa có điều kiện thi hành án.
Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận được văn bản của đương sự hoặc cơ quan, tổ chức, cá nhân khác cung cấp thông tin mới về điều kiện thi hành án của người phải thi hành án, Chấp hành viên phải tiến hành xác minh.
Sau khi có quyết định về việc chưa có điều kiện thi hành án, nếu người phải thi hành án có điều kiện thi hành án trở lại thì cơ quan thi hành án dân sự ra quyết định tiếp tục thi hành án.
5. Cơ quan thi hành án dân sự chuyển sang sổ theo dõi riêng đối với việc chưa có điều kiện thi hành án trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ khi có đủ các điều kiện sau:
a) Đã hết thời hạn 02 năm, kể từ ngày ra quyết định về việc chưa có điều kiện thi hành án đối với trường hợp người đang chấp hành hình phạt tù mà thời gian chấp hành hình phạt tù còn lại từ 02 năm trở lên hoặc không xác định được địa chỉ, nơi cư trú mới của người phải thi hành án hoặc đã hết thời hạn 01 năm, kể từ ngày ra quyết định về việc chưa có điều kiện thi hành án;
b) Đã xác minh ít nhất hai lần theo quy định tại Khoản 2 Điều 44 Luật Thi hành án dân sự;
c) Không có thông tin mới về điều kiện thi hành án của người phải thi hành án.
6. Trường hợp quy định tại Khoản 5 Điều này, nếu người phải thi hành án có điều kiện thi hành thì cơ quan thi hành án dân sự phải tổ chức việc thi hành án.
1. Đương sự có quyền yêu cầu thay đổi Chấp hành viên trong trường hợp sau đây:
a) Thuộc trường hợp quy định tại Khoản 5 Điều 21 Luật Thi hành án dân sự;
b) Chấp hành viên đã tham gia với tư cách người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự, người làm chứng trong cùng vụ án đó;
c) Chấp hành viên chậm trễ giải quyết việc thi hành án;
d) Có căn cứ khác cho rằng Chấp hành viên không vô tư trong khi làm nhiệm vụ.
2. Yêu cầu thay đổi Chấp hành viên phải được lập thành văn bản và gửi Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự đang thụ lý vụ việc, trong đó nêu rõ lý do và căn cứ của việc yêu cầu thay đổi Chấp hành viên. Trường hợp Chấp hành viên đang thi hành vụ việc là Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự thì đương sự gửi văn bản đến Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự hoặc Thủ trưởng cơ quan quản lý thi hành án dân sự cấp trên trực tiếp.
3. Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được văn bản yêu cầu thay đổi Chấp hành viên, Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự hoặc cơ quan quản lý thi hành án dân sự cấp trên phải xem xét, quyết định thay đổi Chấp hành viên; trường hợp không có căn cứ thay đổi Chấp hành viên thì trả lời bằng văn bản cho người đã có yêu cầu thay đổi Chấp hành viên và nêu rõ lý do.
1. Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày ra quyết định về việc chưa có điều kiện thi hành án, cơ quan thi hành án dân sự đăng tải công khai thông tin về tên, địa chỉ, nghĩa vụ thi hành án của người phải thi hành án trên Trang thông tin điện tử của Cục Thi hành án dân sự và tích hợp trên Cổng thông tin điện tử của Tổng cục Thi hành án dân sự thuộc Bộ Tư pháp; gửi quyết định về việc chưa có điều kiện thi hành án cho Ủy ban nhân dân cấp xã nơi xác minh để niêm yết công khai. Thời gian niêm yết công khai quyết định về việc chưa có điều kiện thi hành án là 03 tháng, kể từ ngày niêm yết.
2. Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày xác định được thông tin về sự thay đổi tên, địa chỉ, nghĩa vụ và điều kiện thi hành án của người phải thi hành án, cơ quan thi hành án dân sự đã công khai thông tin phải bổ sung, sửa đổi thông tin và công khai nội dung thay đổi.
3. Trong thời hạn 02 ngày làm việc, kể từ ngày có quyết định đình chỉ thi hành án hoặc có văn bản xác nhận về việc người phải thi hành án đã thực hiện xong nghĩa vụ thi hành án, cơ quan thi hành án dân sự phải chấm dứt việc công khai thông tin trên Trang thông tin điện tử của Cục Thi hành án dân sự để chấm dứt tích hợp trên Cổng thông tin điện tử của Tổng cục Thi hành án dân sự.
Trong thời hạn 02 ngày làm việc, kể từ ngày Ủy ban nhân dân cấp xã nhận được quyết định đình chỉ thi hành án hoặc có văn bản xác nhận về việc người phải thi hành án đã thực hiện xong nghĩa vụ thi hành án, Ủy ban nhân dân cấp xã phải chấm dứt niêm yết công khai.
4. Ngân sách Nhà nước bảo đảm kinh phí đăng tải, cập nhật, bổ sung, sửa đổi, cung cấp thông tin của người phải thi hành án chưa có điều kiện thi hành án; duy trì, bảo dưỡng Cổng thông tin điện tử, Trang thông tin điện tử quy định tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều này.
5. Bộ Tư pháp hướng dẫn việc đăng tải, cập nhật, bổ sung, sửa đổi, quản lý, khai thác, sử dụng, cung cấp thông tin của người phải thi hành án chưa có điều kiện thi hành án trên Trang thông tin điện tử của Cục Thi hành án dân sự, Cổng thông tin điện tử của Tổng cục Thi hành án dân sự thuộc Bộ Tư pháp; xây dựng cơ sở dữ liệu điện tử quốc gia về thi hành án dân sự.
1. Việc thông báo trực tiếp cho đương sự, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan được thực hiện như sau:
a) Do Chấp hành viên, công chức làm công tác thi hành án giao văn bản cần thông báo cho người được thông báo;
b) Do bưu tá; người được cơ quan thi hành án ủy quyền; tổ trưởng tổ dân phố; trưởng thôn, làng, ấp, bản, khóm, buôn, phum, sóc; Ủy ban nhân dân, công an cấp xã; Thủ trưởng cơ quan, đơn vị; Giám thị trại giam, trại tạm giam, Thủ trưởng cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện nơi người được thông báo có địa chỉ, cư trú, công tác, chấp hành hình phạt tù giao văn bản cần thông báo cho người được thông báo.
2. Trường hợp đương sự, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan yêu cầu được nhận thông báo bằng điện tín, fax, email hoặc hình thức khác thì việc thông báo trực tiếp có thể được thực hiện theo hình thức đó nếu không gây trở ngại cho cơ quan thi hành án dân sự.
3. Đương sự, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có thay đổi về địa chỉ liên lạc thì phải kịp thời thông báo cho cơ quan thi hành án dân sự có thẩm quyền tổ chức thi hành án biết để thực hiện việc thông báo theo địa chỉ mới. Đương sự, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan không thông báo địa chỉ mới thì việc thông báo theo địa chỉ được xác định trước đó được coi là hợp lệ.
4. Trường hợp đương sự, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan từ chối không nhận thông báo thì người thực hiện thông báo trực tiếp phải lập biên bản, có chữ ký của người chứng kiến và việc thông báo được coi là hợp lệ.
5. Việc thông báo về thi hành án trên phương tiện thông tin đại chúng thực hiện theo quy định tại Điều 43 Luật Thi hành án dân sự, ngoài ra có thể được công khai trên Trang thông tin điện tử của Cục Thi hành án dân sự, Công thông tin điện tử của Tổng cục Thi hành án dân sự thuộc Bộ Tư pháp.
1. Chấp hành viên căn cứ vào nội dung bản án, quyết định; quyết định thi hành án; tính chất, mức độ, nghĩa vụ thi hành án; điều kiện của người phải thi hành án; yêu cầu bằng văn bản của đương sự và tình hình thực tế của địa phương để lựa chọn việc áp dụng biện pháp bảo đảm, biện pháp cưỡng chế thi hành án thích hợp. Chấp hành viên áp dụng biện pháp bảo đảm, biện pháp cưỡng chế thi hành án trong trường hợp thi hành quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời theo quy định tại Điều 130 Luật Thi hành án dân sự.
Việc áp dụng biện pháp bảo đảm, cưỡng chế thi hành án phải tương ứng với nghĩa vụ của người phải thi hành án và các chi phí cần thiết, trừ trường hợp quy định tại Khoản 4 Điều 24 Nghị định này. Trường hợp người phải thi hành án chỉ có một tài sản duy nhất lớn hơn nhiều lần so với nghĩa vụ phải thi hành án mà tài sản đó không thể phân chia được hoặc việc phân chia làm giảm đáng kể giá trị của tài sản thì Chấp hành viên vẫn có quyền áp dụng biện pháp bảo đảm, cưỡng chế để thi hành án.
2. Ngoài những trường hợp không tổ chức cưỡng chế thi hành án do Luật Thi hành án dân sự quy định, cơ quan thi hành án dân sự không tổ chức cưỡng chế thi hành án có huy động lực lượng trong thời gian 15 ngày trước và sau tết Nguyên đán; các ngày truyền thống đối với các đối tượng chính sách, nếu họ là người phải thi hành án; các trường hợp đặc biệt khác ảnh hưởng nghiêm trọng đến an ninh, chính trị, trật tự an toàn xã hội, phong tục, tập quán tại địa phương.
3. Trong trường hợp cần thiết, Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân cùng cấp, Thủ trưởng cơ quan thi hành án cấp quân khu báo cáo Tư lệnh quân khu và tương đương ít nhất là 05 ngày làm việc trước khi tổ chức cưỡng chế thi hành các vụ án lớn, phức tạp, có ảnh hưởng đến an ninh, chính trị, trật tự an toàn xã hội tại địa bàn theo quy định tại Khoản 1 Điều 172, Khoản 2 Điều 173 và Khoản 2 Điều 174 của Luật Thi hành án dân sự.
4. Tài sản đã được giao trên thực tế cho người được nhận tài sản và người đó đã ký nhận vào biên bản giao, nhận tài sản nhưng sau đó bị chiếm lại thì cơ quan thi hành án dân sự không có trách nhiệm giao lại tài sản cho người được nhận tài sản.
Người đã nhận tài sản có quyền đề nghị Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có tài sản yêu cầu người chiếm lại tài sản trả lại tài sản cho họ. Nếu người chiếm lại tài sản không trả lại thì người đã nhận tài sản có quyền đề nghị cơ quan có thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật.
1. Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự chỉ ra quyết định hoãn thi hành án theo quy định tại Điểm a, Điểm b Khoản 1 Điều 48 Luật Thi hành án dân sự trong trường hợp người phải thi hành án phải tự mình thực hiện nghĩa vụ theo bản án, quyết định.
2. Trường hợp đương sự có tài sản khác ngoài trường hợp quy định tại Điểm d Khoản 1 Điều 48 Luật Thi hành án dân sự thì cơ quan thi hành án dân sự xử lý tài sản đó để thi hành án.
1. Quyền, nghĩa vụ thi hành án được chuyển giao cho người khác theo quy định của pháp luật về thừa kế quy định tại Khoản 2 Điều 54 Luật Thi hành án dân sự thực hiện như sau:
a) Trường hợp thi hành nghĩa vụ về trả tài sản mà người phải thi hành án đã chết nhưng có người đang trực tiếp quản lý, sử dụng tài sản đó thì cơ quan thi hành án dân sự ấn định trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày được thông báo hợp lệ, để người quản lý, sử dụng tài sản của người phải thi hành án giao tài sản cho người được thi hành án. Hết thời hạn này mà họ không thực hiện thì cơ quan thi hành án dân sự tổ chức giao tài sản, kể cả cưỡng chế giao tài sản cho người được thi hành án theo quy định của pháp luật.
b) Trường hợp người phải thi hành nghĩa vụ về thanh toán tiền đã chết mà có để lại tài sản thì cơ quan thi hành án dân sự có văn bản thông báo, ấn định trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày được thông báo hợp lệ, để người thừa kế hoặc người quản lý di sản của người phải thi hành án thỏa thuận thực hiện nghĩa vụ thi hành án của người phải thi hành án để lại. Hết thời hạn này, nếu người thừa kế hoặc người quản lý di sản không thỏa thuận hoặc không thỏa thuận được việc thực hiện nghĩa vụ của người phải thi hành án thì cơ quan thi hành án dân sự áp dụng biện pháp bảo đảm, biện pháp cưỡng chế thi hành án đối với tài sản để lại của người phải thi hành án để đảm bảo thi hành án, đồng thời ấn định trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày được thông báo hợp lệ, để những người liên quan đến tài sản thực hiện quyền khởi kiện phân chia di sản thừa kế. Hết thời hạn thông báo về thực hiện quyền khởi kiện phân chia di sản thừa kế mà không có người khởi kiện thì cơ quan thi hành án dân sự xử lý tài sản để thi hành án.
Trường hợp chưa xác định được người thừa kế thì cơ quan thi hành án dân sự thông báo công khai trên phương tiện thông tin đại chúng và niêm yết tại nơi có tài sản, trụ sở Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có tài sản trong thời gian 03 tháng, kể từ ngày thông báo, niêm yết để người thừa kế biết, liên hệ và thực hiện nghĩa vụ thi hành án của người phải thi hành án để lại; hết thời hạn này mà không có người khai nhận thừa kế thì cơ quan thi hành án dân sự xử lý tài sản để thi hành án.
2. Việc chuyển giao quyền, nghĩa vụ thi hành án theo quy định tại Khoản 4 Điều 54 Luật Thi hành án dân sự được thực hiện theo quy định của Bộ luật Dân sự về chuyển giao quyền, nghĩa vụ; không được ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của của tổ chức, cá nhân khác và phải được lập thành văn bản có chữ ký xác nhận của người chuyển giao, người nhận chuyển giao quyền, nghĩa vụ thi hành án.
Trường hợp người được thi hành án chuyển giao một phần hoặc toàn bộ quyền được thi hành án của mình cho người thứ ba thì người thứ ba trở thành người được thi hành án tương ứng với phần quyền được chuyển giao và có các nghĩa vụ của người được thi hành án theo quy định của Luật Thi hành án dân sự. Người chuyển giao quyền về thi hành án phải thông báo bằng văn bản cho người phải thi hành án, cơ quan thi hành án dân sự đang tổ chức việc thi hành án biết về việc chuyển giao quyền về thi hành án. Việc chuyển giao quyền về thi hành án không cần có sự đồng ý của người phải thi hành án, trừ trường hợp có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định khác.
Trường hợp người phải thi hành án chuyển giao nghĩa vụ thi hành án cho người thứ ba thì phải được sự đồng ý của người được thi hành án. Người nhận chuyển giao nghĩa vụ có các nghĩa vụ của người phải thi hành án, nếu không tự nguyện thi hành thì bị áp dụng biện pháp bảo đảm, biện pháp cưỡng chế thi hành án theo quy định của Luật Thi hành án dân sự.
1. Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự phải ủy thác thi hành án cho cơ quan thi hành án dân sự nơi người phải thi hành án có tài sản là bất động sản, động sản phải đăng ký quyền sở hữu, quyền sử dụng; đối với loại tài sản khác thì có thể ủy thác cho cơ quan thi hành án dân sự nơi có tài sản tổ chức thi hành.
2. Trường hợp người phải thi hành án có nhiều tài sản ở nhiều nơi thì cơ quan thi hành án dân sự thực hiện ủy thác theo thứ tự sau đây:
a) Theo thỏa thuận của đương sự;
b) Nơi có tài sản đủ để thi hành án;
c) Trường hợp tài sản không đủ để thi hành án thì ủy thác đến nơi có tài sản giá trị lớn nhất, nơi có nhiều tài sản nhất.
3. Trường hợp bản án, quyết định tuyên tài sản bảo đảm cho khoản phải thi hành án cụ thể mà tài sản đó ở nơi khác thì có thể ủy thác khoản phải thi hành án mà tài sản đó bảo đảm cho cơ quan thi hành án dân sự nơi có tài sản bảo đảm.
4. Quyết định ủy thác thi hành án phải ghi rõ nội dung ủy thác, khoản đã thi hành xong, khoản tiếp tục thi hành và các thông tin cần thiết cho việc thực hiện ủy thác.
Khi gửi quyết định ủy thác thi hành án, cơ quan thi hành án dân sự phải gửi kèm theo bản án, quyết định; bản sao biên bản kê biên, tạm giữ tài sản và các tài liệu khác có liên quan, nếu có. Trong trường hợp phải ủy thác cho nhiều nơi thì cơ quan thi hành án dân sự sao chụp bản án, quyết định và các tài liệu khác có liên quan thành nhiều bản, có đóng dấu của cơ quan thi hành án dân sự nơi ủy thác để gửi cho cơ quan thi hành án dân sự nơi nhận ủy thác.
5. Trường hợp người phải thi hành án không có tài sản hoặc không cư trú, làm việc hoặc không có trụ sở ở địa phương thì cơ quan thi hành án dân sự nhận ủy thác thực hiện theo quy định tại Điều 44a Luật Thi hành án dân sự; trường hợp xác định người phải thi hành án có tài sản hoặc cư trú, làm việc hoặc có trụ sở ở địa phương khác thì ủy thác tiếp cho cơ quan thi hành án dân sự nơi có điều kiện thi hành.
1. Chấp hành viên tổ chức định giá tài sản để thực hiện việc thi hành án khi có thay đổi giá tài sản tại thời điểm thi hành án theo quy định tại Điều 59 Luật Thi hành án dân sự trong trường hợp có ít nhất một trong các đương sự có đơn yêu cầu định giá tài sản mà tại thời điểm thi hành án, giá tài sản thay đổi tăng hoặc giảm từ 20% trở lên so với giá trị tài sản khi bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật.
2. Người có đơn yêu cầu định giá tài sản có trách nhiệm cung cấp tài liệu chứng minh có thay đổi giá tài sản, kèm theo đơn yêu cầu định giá tài sản. Tài liệu chứng minh có thay đổi giá tài sản có thể là khung giá do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định được áp dụng tại địa phương hoặc giá thị trường phổ biến của tài sản giống hệt hoặc tương tự với tài sản cần định giá tại địa phương hoặc giá chuyển nhượng thực tế ở địa phương của tài sản cùng loại.
Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận được đơn yêu cầu định giá tài sản của đương sự và tài liệu chứng minh có thay đổi giá tài sản, Chấp hành viên phải tiến hành thủ tục định giá theo quy định tại Điều 98 của Luật Thi hành án dân sự. Chi phí định giá do người yêu cầu định giá chịu.
3. Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày có kết quả định giá, Chấp hành viên thông báo bằng văn bản yêu cầu người được nhận tài sản nộp số tiền tương ứng với tỷ lệ giá trị tài sản mà đương sự được nhận theo bản án, quyết định so với giá tài sản đã định quy định tại Khoản 2 Điều này để thanh toán cho người được nhận tiền thi hành án.
Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận được văn bản yêu cầu nộp tiền thi hành án, nếu người được nhận tài sản không tự nguyện nộp tiền thi hành án thì Chấp hành viên ra quyết định bán đấu giá tài sản để thi hành án. Số tiền thu được thanh toán theo tỷ lệ tương ứng so với số tiền, tài sản mà các đương sự được nhận theo bản án, quyết định nhưng không tính lãi chậm thi hành án.
4. Chi phí kê biên, xử lý tài sản quy định tại Khoản 3 Điều này do đương sự chịu tương ứng với tỷ lệ số tiền, tài sản mà họ thực nhận theo quy định của pháp luật về chi phí cưỡng chế thi hành án.
5. Người đang quản lý tài sản không tự nguyện giao tài sản cho người mua được tài sản bán đấu giá thì bị cưỡng chế thi hành án và phải chịu chi phí theo quy định về chi phí cưỡng chế thi hành án.
1. Trong trường hợp cần thiết, Chấp hành viên yêu cầu lực lượng công an hoặc tổ chức, cá nhân khác hỗ trợ việc tạm giữ tài sản, giấy tờ để thi hành án.
2. Biên bản tạm giữ tài sản, giấy tờ phải ghi rõ tên người bị tạm giữ tài sản, giấy tờ; loại tài sản, giấy tờ bị tạm giữ; số lượng, khối lượng, kích thước và các đặc điểm khác của tài sản, giấy tờ bị tạm giữ.
Tài sản tạm giữ là tiền mặt thì phải ghi rõ số lượng tờ, mệnh giá các loại tiền, nếu là ngoại tệ thì phải ghi là tiền nước nào và trong trường hợp cần thiết còn phải ghi cả số sê ri trên tiền.
Tài sản tạm giữ là kim khí quý, đá quý phải niêm phong trước mặt người bị tạm giữ tài sản hoặc thân nhân của họ. Trường hợp người bị tạm giữ tài sản, giấy tờ hoặc thân nhân của họ không đồng ý chứng kiến việc niêm phong thì phải có mặt của người làm chứng. Trên niêm phong phải ghi rõ loại tài sản, số lượng, khối lượng và các đặc điểm khác của tài sản đã niêm phong, có chữ ký của Chấp hành viên, người bị tạm giữ hoặc thân nhân của họ hoặc người làm chứng. Việc niêm phong phải ghi vào biên bản tạm giữ tài sản.
Tài sản, giấy tờ tạm giữ được bảo quản theo quy định tại Điều 58 Luật Thi hành án dân sự.
3. Khi trả lại tài sản, giấy tờ tạm giữ, Chấp hành viên yêu cầu người đến nhận xuất trình các giấy tờ chứng minh là người bị tạm giữ tài sản, giấy tờ hoặc là người được người đó ủy quyền.
Chấp hành viên yêu cầu người đến nhận kiểm tra về số lượng, khối lượng, kích thước và các đặc điểm khác của tài sản, giấy tờ bị tạm giữ dưới sự chứng kiến của thủ kho cơ quan thi hành án dân sự hoặc người được giao bảo quản.
Việc trả lại tài sản, giấy tờ phải lập thành biên bản.
4. Trường hợp trả lại tài sản, giấy tờ tạm giữ mà đương sự không nhận thì cơ quan thi hành án dân sự xử lý theo quy định tại Khoản 2, 3 và 4 Điều 126 Luật Thi hành án dân sự.
Kể từ thời điểm nhận được quyết định về việc tạm dừng đăng ký, chuyển quyền sở hữu, sử dụng, thay đổi hiện trạng tài sản, cơ quan đăng ký, chuyển quyền sở hữu, sử dụng và các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan không được thực hiện việc đăng ký, chuyển quyền sở hữu, sử dụng hoặc thay đổi hiện trạng tài sản cho đến khi nhận được quyết định của Chấp hành viên về chấm dứt việc tạm dừng đăng ký, chuyển quyền sở hữu, sử dụng, thay đổi hiện trạng tài sản.
1. Quyết định phong tỏa tài khoản, tài sản ở nơi gửi giữ phải xác định rõ số tiền, tài sản bị phong tỏa. Chấp hành viên giao quyết định phong tỏa tài khoản, tài sản ở nơi gửi giữ cho người đại diện theo pháp luật của Kho bạc Nhà nước, tổ chức tín dụng, cơ quan, tổ chức, cá nhân đang quản lý tài khoản, tài sản ở nơi gửi giữ hoặc người có trách nhiệm nhận văn bản của cơ quan, tổ chức đó và lập biên bản về việc giao quyết định.
Biên bản phải có chữ ký của Chấp hành viên, người nhận quyết định phong tỏa tài khoản, tài sản ở nơi gửi giữ. Trường hợp người nhận quyết định phong tỏa tài khoản, tài sản ở nơi gửi giữ không ký thì phải có chữ ký của người chứng kiến.
Quyết định phong tỏa tài khoản, tài sản ở nơi gửi giữ được ban hành sau khi Chấp hành viên lập biên bản phong tỏa theo quy định tại Khoản 2 Điều 67 Luật Thi hành án dân sự phải được gửi ngay cho cơ quan, tổ chức, cá nhân nơi có tài khoản, tài sản đã bị phong tỏa.
2. Trường hợp người đại diện theo pháp luật hoặc người có trách nhiệm nhận văn bản của cơ quan, tổ chức không nhận quyết định phong tỏa tài khoản, tài sản ở nơi gửi giữ thì Chấp hành viên lập biên bản về việc không nhận quyết định, có chữ ký của người làm chứng hoặc chứng kiến và tiến hành niêm yết quyết định phong tỏa tài khoản, tài sản ở nơi gửi giữ của người phải thi hành án tại trụ sở cơ quan, tổ chức đó.
Người đại diện theo pháp luật hoặc người có trách nhiệm nhận văn bản của cơ quan, tổ chức không nhận quyết định phải chịu trách nhiệm theo quy định của pháp luật và phải bồi thường nếu có thiệt hại xảy ra.
3. Chấp hành viên có trách nhiệm bảo mật các thông tin về tài khoản, tài sản của người phải thi hành án bị áp dụng biện pháp bảo đảm khi được Kho bạc Nhà nước, tổ chức tín dụng, cơ quan, tổ chức, cá nhân nơi có tài khoản, tài sản cung cấp.
1. Quyết định khấu trừ tiền trong tài khoản phải ghi rõ các nội dung sau:
a) Ngày, tháng, năm ban hành quyết định;
b) Căn cứ ban hành quyết định;
c) Tên tài khoản, số tài khoản của người phải thi hành án;
d) Tên, địa chỉ Kho bạc Nhà nước, tổ chức tín dụng nơi mở tài khoản;
đ) Số tiền phải khấu trừ;
e) Tên tài khoản, số tài khoản của cơ quan thi hành án dân sự nhận khoản tiền bị khấu trừ;
g) Thời hạn thực hiện việc khấu trừ.
2. Trường hợp đối tượng bị cưỡng chế có mở tài khoản tiền gửi tại nhiều Kho bạc Nhà nước, tổ chức tín dụng khác nhau thì Chấp hành viên căn cứ số dư tài khoản để quyết định áp dụng biện pháp cưỡng chế khấu trừ tiền trong tài khoản đối với một hoặc nhiều tài khoản để đảm bảo thu đủ tiền phải thi hành án và chi phí cưỡng chế thi hành án, nếu có.
3. Kho bạc Nhà nước, tổ chức tín dụng có trách nhiệm thực hiện ngay quyết định khấu trừ tiền trong tài khoản; nếu không thực hiện ngay mà đương sự tẩu tán tiền trong tài khoản dẫn đến việc không thể thi hành được cho người được thi hành án thì phải bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật.
1. Chấp hành viên thu tiền từ hoạt động kinh doanh của người phải thi hành án theo định kỳ hàng ngày, tuần, tháng, quý hoặc năm tùy theo tính chất ngành nghề kinh doanh của người phải thi hành án.
Khi xác định mức tiền thu từ hoạt động kinh doanh của người phải thi hành án, Chấp hành viên căn cứ vào kết quả kinh doanh trên cơ sở sổ sách, giấy tờ và tình hình kinh doanh thực tế của người phải thi hành án.
2. Mức tiền tối thiểu để lại cho người phải thi hành án phải đảm bảo điều kiện sinh hoạt tối thiểu cho người phải thi hành án và người mà người đó có nghĩa vụ cấp dưỡng, nuôi dưỡng. Việc xác định mức sinh hoạt tối thiểu của người phải thi hành án và người mà người đó có nghĩa vụ cấp dưỡng, nuôi dưỡng được căn cứ vào chuẩn hộ nghèo của từng địa phương nơi người đó cư trú, nếu địa phương chưa có quy định thì theo chuẩn hộ nghèo do Thủ tướng Chính phủ ban hành theo từng giai đoạn cụ thể.
Mức tiền tối thiểu để lại cho hoạt động sản xuất kinh doanh do Chấp hành viên ấn định căn cứ vào tính chất ngành, nghề kinh doanh; quy mô kinh doanh của người phải thi hành án và mức ấn định này có thể được điều chỉnh.
1. Khi có căn cứ xác định tổ chức, cá nhân đang giữ tiền, tài sản của người phải thi hành án thì Chấp hành viên lập biên bản làm việc hoặc có văn bản yêu cầu tổ chức, cá nhân đang giữ tiền, tài sản giao nộp cho cơ quan thi hành án dân sự để thi hành án.
Tổ chức, cá nhân đang giữ tiền, tài sản của người phải thi hành án không thực hiện yêu cầu của Chấp hành viên về việc giao nộp số tiền, tài sản đó thì bị áp dụng các biện pháp bảo đảm, biện pháp cưỡng chế để thi hành án.
Chi phí cưỡng chế thi hành án do người phải thi hành án chịu.
2. Trường hợp người thứ ba đang giữ tiền, tài sản của người phải thi hành án không thực hiện yêu cầu của Chấp hành viên mà giao tiền, tài sản đó cho người phải thi hành án hoặc người khác dẫn đến việc không thể thi hành được cho người được thi hành án thì người thứ ba phải bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật.
3. Trường hợp phát hiện tổ chức, cá nhân đang phải trả tiền, tài sản cho người phải thi hành án mà khoản tiền, tài sản đó đã được xác định bằng bản án, quyết định của Tòa án đang có hiệu lực pháp luật thì Chấp hành viên yêu cầu tổ chức, cá nhân đó giao nộp số tiền, tài sản cho cơ quan thi hành án dân sự để thi hành án. Nếu tổ chức, cá nhân đó không thực hiện thì Chấp hành viên áp dụng biện pháp cưỡng chế thi hành án cần thiết đối với tổ chức, cá nhân đó để thu tiền, tài sản thi hành án.
Chi phí cưỡng chế thi hành án trong trường hợp này do tổ chức, cá nhân bị cưỡng chế thi hành án chịu.
1. Kể từ thời điểm bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật, nếu người phải thi hành án chuyển đổi, tặng cho, bán, chuyển nhượng, thế chấp, cầm cố tài sản cho người khác mà không sử dụng khoản tiền thu được để thi hành án và không còn tài sản khác hoặc tài sản khác không đủ để đảm bảo nghĩa vụ thi hành án thì tài sản đó vẫn bị kê biên, xử lý để thi hành án, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác. Khi kê biên tài sản, nếu có người khác tranh chấp thì Chấp hành viên thông báo cho đương sự, người có tranh chấp thực hiện theo quy định tại Khoản 1 Điều 75 Luật Thi hành án dân sự.
Trường hợp đã bị áp dụng biện pháp ngăn chặn, biện pháp khẩn cấp tạm thời, biện pháp bảo đảm thi hành án, biện pháp cưỡng chế thi hành án mà tài sản bị chuyển đổi, tặng cho, bán, chuyển nhượng, thế chấp, cầm cố cho người khác thì tài sản đó bị kê biên, xử lý để thi hành án; Chấp hành viên có văn bản yêu cầu Tòa án tuyên bố giao dịch đối với tài sản đó vô hiệu hoặc yêu cầu cơ quan có thẩm quyền hủy giấy tờ liên quan đến giao dịch đối với tài sản đó.
2. Việc kê biên, xử lý tài sản chung của người phải thi hành với người khác được thực hiện như sau:
a) Cơ quan thi hành án dân sự chỉ kê biên, xử lý đối với tài sản chung là quyền sử dụng đất, nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất khi các tài sản khác không đủ để thi hành án hoặc khi có đề nghị của đương sự theo quy định tại Khoản 4 Điều này;
b) Trường hợp người phải thi hành án có chung tài sản với người khác mà đã xác định được phần tài sản, quyền tài sản của từng người thì Chấp hành viên kê biên phần tài sản, quyền tài sản của người phải thi hành án để thi hành án theo quy định tại Khoản 2 Điều 74 Luật Thi hành án dân sự; trường hợp chưa xác định được phần quyền của người phải thi hành án thì thực hiện theo quy định tại Khoản 1 Điều 74 Luật Thi hành án dân sự, trừ trường hợp quy định tại Điểm c Khoản này;
c) Đối với tài sản thuộc quyền sở hữu, sử dụng chung của vợ, chồng thì Chấp hành viên xác định phần sở hữu của vợ, chồng theo quy định của pháp luật về hôn nhân và gia đình và thông báo cho vợ, chồng biết.
Đối với tài sản thuộc quyền sở hữu, quyền sử dụng đất chung của hộ gia đình thì Chấp hành viên xác định phần sở hữu, sử dụng theo số lượng thành viên của hộ gia đình tại thời điểm xác lập quyền sở hữu tài sản, thời điểm được Nhà nước giao đất, cho thuê đất, công nhận quyền sử dụng đất, nhận chuyển quyền sử dụng đất. Chấp hành viên thông báo kết quả xác định phần sở hữu, sử dụng cho các thành viên trong hộ gia đình biết.
Trường hợp vợ hoặc chồng hoặc các thành viên hộ gia đình không đồng ý với việc xác định của Chấp hành viên thì có quyền yêu cầu Tòa án phân chia tài sản chung trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày được thông báo hợp lệ. Hết thời hạn này mà không có người khởi kiện thì Chấp hành viên tiến hành kê biên, xử lý tài sản và trả lại cho vợ hoặc chồng hoặc các thành viên hộ gia đình giá trị phần tài sản thuộc quyền sở hữu, sử dụng của họ.
3. Đối với tài sản đã được cầm cố, thế chấp hợp pháp mà kết quả xác minh tại thời điểm thi hành án cho thấy tài sản có giá trị bằng hoặc nhỏ hơn nghĩa vụ phải thanh toán theo hợp đồng cầm cố, thế chấp thì Chấp hành viên phải thông báo bằng văn bản cho người nhận cầm cố, thế chấp biết nghĩa vụ của người phải thi hành án và yêu cầu khi thanh toán hết nghĩa vụ theo hợp đồng hoặc khi xử lý tài sản cầm cố, thế chấp phải thông báo cho cơ quan thi hành án dân sự biết.
Cơ quan thi hành án dân sự kê biên tài sản sau khi đã được giải chấp hoặc thu phần tiền còn lại sau khi xử lý tài sản để thanh toán hợp đồng đã ký, nếu có.
Nếu người nhận cầm cố, thế chấp không thông báo hoặc chậm thông báo mà gây thiệt hại cho người được thi hành án thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.
4. Trường hợp người phải thi hành án tự nguyện đề nghị kê biên tài sản cụ thể trong số nhiều tài sản mà không gây trở ngại cho việc thi hành án và tài sản đó đủ để thi hành án, các chi phí liên quan thì Chấp hành viên lập biên bản giải thích cho họ về việc phải chịu mọi chi phí liên quan đến việc xử lý tài sản đó và tiến hành kê biên tài sản để thi hành án. Người phải thi hành án bị hạn chế quyền thực hiện giao dịch đối với các tài sản khác cho đến khi thực hiện xong nghĩa vụ thi hành án.
5. Cơ quan thi hành án dân sự chỉ kê biên tài sản khác của doanh nghiệp phải thi hành án, nếu sau khi đã khấu trừ tài khoản, xử lý vàng, bạc, đá quý, kim khí quý khác, giấy tờ có giá của doanh nghiệp đang do doanh nghiệp quản lý hoặc đang do người thứ ba giữ mà vẫn không đủ để thi hành án, trừ trường hợp bản án, quyết định có quyết định khác hoặc đương sự có thỏa thuận khác.
6. Trường hợp người phải thi hành án tự nguyện giao tài sản theo quy định tại Điểm a Khoản 1 Điều 7a Luật Thi hành án dân sự để thi hành nghĩa vụ trả tiền thì Chấp hành viên lập biên bản về việc tự nguyện giao tài sản. Biên bản này là cơ sở để Chấp hành viên giao tài sản theo thỏa thuận hoặc tổ chức việc định giá, bán tài sản. Chi phí định giá, bán tài sản và các chi phí cần thiết khác theo quy định của pháp luật do người phải thi hành án chịu.
Trường hợp đương sự tự nguyện giao nhà ở là tài sản duy nhất nhưng số tiền thu được không đủ để thanh toán các nghĩa vụ thi hành án mà người phải thi hành án không còn đủ tiền để thuê nhà ở hoặc tạo lập nơi ở mới thì Chấp hành viên thực hiện theo quy định tại Khoản 5 Điều 115 Luật Thi hành án dân sự.
1. Trường hợp đương sự có thỏa thuận về tổ chức thẩm định giá trên địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi có tài sản kê biên hoặc tổ chức thẩm định giá trên địa bàn khác thì Chấp hành viên ký hợp đồng dịch vụ với tổ chức thẩm định giá do đương sự lựa chọn.
2. Việc thỏa thuận của đương sự về lựa chọn tổ chức thẩm định giá cũng được thực hiện đối với việc định giá lại tài sản kê biên.
1. Trường hợp không ký được hợp đồng dịch vụ theo quy định tại Điểm a Khoản 3 Điều 98 Luật Thi hành án dân sự, Chấp hành viên có thể lựa chọn và ký hợp đồng với tổ chức thẩm định giá ngoài địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi có tài sản kê biên; trường hợp vẫn không thể ký được hợp đồng thì Chấp hành viên tham khảo ý kiến của cơ quan tài chính cùng cấp hoặc cơ quan chuyên môn quản lý ngành, lĩnh vực của tài sản kê biên trước khi xác định giá của tài sản kê biên. Việc tham khảo ý kiến của cơ quan tài chính, cơ quan chuyên môn có liên quan phải lập thành văn bản hoặc biên bản có chữ ký của Chấp hành viên và cơ quan tài chính, cơ quan chuyên môn đó.
Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận được đề nghị của Chấp hành viên mà cơ quan tài chính, cơ quan chuyên môn không có ý kiến bằng văn bản thì Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự có văn bản đề nghị Chủ tịch Ủy ban nhân dân cùng cấp chỉ đạo các cơ quan chuyên môn có ý kiến để Chấp hành viên xác định giá tài sản kê biên.
2. Tài sản kê biên có giá trị nhỏ quy định tại Điểm b Khoản 3 Điều 98 Luật Thi hành án dân sự là tài sản mà tại thời điểm xác định giá, tài sản giống hệt hoặc tương tự chưa qua sử dụng có giá mua bán trên thị trường không quá 10.000.000 đồng.
1. Trước khi bán tài sản lần đầu đối với tài sản thuộc sở hữu chung mà có nhiều chủ sở hữu chung đề nghị mua phần tài sản của người phải thi hành án theo giá đã định thì Chấp hành viên thông báo cho các chủ sở hữu chung đó thỏa thuận người được quyền mua. Nếu không thỏa thuận được thì Chấp hành viên tổ chức bốc thăm để chọn ra người được mua tài sản bán đấu giá.
2. Giá trị động sản được bán đấu giá theo quy định tại Điểm b Khoản 3 và Khoản 4 Điều 101 Luật Thi hành án dân sự là giá trị từng động sản; đối với vật cùng loại, vật đồng bộ là tổng giá trị các động sản đó trong một lần tổ chức bán để thi hành một việc thi hành án.
3. Người mua được tài sản bán đấu giá phải nộp tiền vào tài khoản của cơ quan thi hành án dân sự trong thời hạn không quá 15 ngày, kể từ ngày đấu giá thành.
Trong thời hạn không quá 30 ngày, trường hợp khó khăn, phức tạp thì không quá 60 ngày, kể từ ngày người mua được tài sản nộp đủ tiền, cơ quan thi hành án dân sự phải tổ chức việc giao tài sản cho người mua được tài sản, trừ trường hợp có sự kiện bất khả kháng.
Tổ chức bán đấu giá tài sản có trách nhiệm phối hợp với cơ quan thi hành án dân sự trong việc giao tài sản cho người mua được tài sản bán đấu giá. Tổ chức, cá nhân cản trở, can thiệp trái pháp luật dẫn đến việc chậm giao tài sản bán đấu giá thành mà gây thiệt hại cho người mua được tài sản bán đấu giá thì phải bồi thường.
4. Cơ quan thi hành án dân sự thực hiện việc thanh toán tiền thi hành án theo quy định tại Điều 47 Luật Thi hành án dân sự trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày giao tài sản cho người mua được tài sản bán đấu giá.
Trong thời gian chưa giao được tài sản, cơ quan thi hành án dân sự làm thủ tục đứng tên gửi số tiền đó vào ngân hàng theo hình thức gửi tiền có kỳ hạn 01 tháng cho đến khi giao được tài sản, phần lãi tiền gửi được cộng vào số tiền gửi ban đầu để thi hành án; trường hợp không giao được tài sản thì phần lãi tiền gửi thuộc về người mua được tài sản bán đấu giá, trừ trường hợp có thỏa thuận hoặc pháp luật quy định khác.
Trường hợp đến hạn theo hợp đồng bán đấu giá tài sản mà không giao được tài sản cho người mua được tài sản bán đấu giá thì người này có quyền yêu cầu hủy bỏ hợp đồng.
5. Trường hợp sau khi phiên đấu giá kết thúc mà người trúng đấu giá tài sản từ chối mua hoặc đã ký hợp đồng mua bán tài sản bán đấu giá nhưng chưa thanh toán thêm bất kỳ khoản tiền nào thì khoản tiền đặt trước thuộc về ngân sách nhà nước và được sử dụng để thanh toán lãi suất chậm thi hành án, tạm ứng chi phí bồi thường Nhà nước, bảo đảm tài chính để thi hành án và các chi phí cần thiết khác.
Trường hợp người mua được tài sản bán đấu giá không thực hiện đầy đủ hoặc không đúng hạn nghĩa vụ thanh toán theo hợp đồng thì tiền thanh toán mua tài sản đấu giá được xử lý theo thỏa thuận trong hợp đồng mua bán tài sản bán đấu giá và quy định của pháp luật về hợp đồng mua bán tài sản.
Cơ quan thi hành án dân sự tổ chức bán đấu giá tài sản theo quy định của pháp luật.
1. Trường hợp cơ quan thi hành án dân sự không thu hồi được giấy tờ có liên quan đến tài sản quy định tại Điểm e Khoản 3 Điều 106 Luật Thi hành án dân sự thì có văn bản nêu rõ lý do, gửi cơ quan có thẩm quyền cấp giấy tờ có liên quan đến tài sản để thực hiện việc hủy giấy tờ cũ, cấp giấy tờ mới theo quy định.
2. Trường hợp tài sản là quyền sử dụng đất, nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất mà không thu hồi được Giấy chứng nhận thì thực hiện như sau:
a) Cơ quan thi hành án dân sự gửi văn bản nêu rõ lý do không thu hồi được Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất đến Văn phòng đăng ký đất đai nơi cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất;
b) Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận được văn bản của cơ quan thi hành án dân sự, Văn phòng đăng ký đất đai có trách nhiệm báo cáo cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất để quyết định hủy Giấy chứng nhận đã cấp và cấp lại Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất theo quy định của pháp luật về đất đai.
3. Trường hợp tài sản là quyền sử dụng đất, nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất mà không có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất nhưng có đủ điều kiện cấp Giấy chứng nhận thì cơ quan có thẩm quyền có trách nhiệm cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất theo quy định của pháp luật về đất đai, nhà ở.
Trường hợp Chấp hành viên quyết định chuyển giao quyền sở hữu trí tuệ cho cơ quan, tổ chức, cá nhân khác khai thác, sử dụng theo quy định của Luật Sở hữu trí tuệ thì việc chuyển giao quyền nói trên phải phù hợp với các quy định về chuyển giao quyền sở hữu trí tuệ.
1. Việc định giá quyền sở hữu trí tuệ để thi hành án thực hiện theo quy định của pháp luật về giá và pháp luật về thẩm định giá quyền sở hữu trí tuệ.
2. Cơ quan, tổ chức, cá nhân có yêu cầu định giá quyền sở hữu trí tuệ phải thanh toán chi phí cho việc định giá theo quy định tại Điều 73 Luật Thi hành án dân sự.
1. Thẩm quyền bán đấu giá quyền sở hữu trí tuệ:
a) Tổ chức bán đấu giá thực hiện việc bán đấu giá quyền sở hữu trí tuệ có giá trị trên 10.000.000 đồng;
b) Chấp hành viên thực hiện việc bán đấu giá quyền sở hữu trí tuệ có giá trị đến 10.000.000 đồng hoặc trong trường hợp tại tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi tổ chức thi hành án chưa có tổ chức bán đấu giá, hoặc tuy có nhưng tổ chức đó từ chối ký hợp đồng dịch vụ bán đấu giá.
2. Việc bán đấu giá quyền sở hữu trí tuệ thực hiện theo quy định của pháp luật về bán đấu giá tài sản.
1. Cơ quan tài chính cùng cấp với cơ quan thi hành án dân sự đang tổ chức thi hành án, cơ quan tài chính cấp tỉnh nơi có trụ sở với cơ quan thi hành án cấp quân khu hoặc nơi đang lưu giữ vật chứng, tài sản có trách nhiệm tiếp nhận để xử lý vật chứng, tài sản bị tuyên tịch thu, sung quỹ nhà nước theo quy định tại Điều 124 Luật Thi hành án dân sự và pháp luật về xác lập quyền sở hữu của Nhà nước về tài sản và quản lý, xử lý tài sản được xác lập quyền sở hữu của Nhà nước.
2. Cơ quan thi hành án dân sự thông báo và ấn định cho cơ quan có trách nhiệm tiếp nhận vật chứng, tài sản trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày được thông báo để tiếp nhận.
Hết thời hạn nêu trên mà không tiếp nhận vật chứng, tài sản thì cơ quan có trách nhiệm tiếp nhận phải thanh toán các khoản chi phí cho việc bảo quản tài sản và phải chịu mọi rủi ro kể từ thời điểm chậm tiếp nhận.
Việc chuyển giao vật chứng, tài sản tạm giữ bị tuyên tịch thu, sung quỹ nhà nước được thực hiện tại kho cơ quan thi hành án dân sự hoặc tại nơi đang giữ vật chứng, tài sản tạm giữ; việc thi hành án xong tại thời điểm tiếp nhận vật chứng, tài sản.
3. Trường hợp cơ quan tài chính có thẩm quyền có văn bản ủy quyền thực hiện xử lý tài sản bị tuyên tịch thu, sung quỹ nhà nước thì cơ quan thi hành án dân sự cùng cấp đang tổ chức thi hành án xử lý và làm thủ tục sung quỹ nhà nước sau khi đã trừ các chi phí xử lý theo quy định của pháp luật xác lập quyền sở hữu của Nhà nước về tài sản và quản lý, xử lý tài sản được xác lập quyền sở hữu của Nhà nước.
1. Hội đồng tiêu hủy vật chứng, tài sản thực hiện việc tiêu hủy vật chứng, tài sản trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày được thành lập.
2. Việc tiêu hủy các loại vật chứng, tài sản được thực hiện bằng các hình thức đốt cháy, đập vỡ hoặc hình thức phù hợp khác.
Trường hợp tiêu hủy các loại hóa chất độc hại hoặc các vật chứng, tài sản khác mà cần thiết phải có các trang thiết bị chuyên dùng hoặc chuyên gia thì Chấp hành viên ký hợp đồng với chuyên gia, cơ quan bảo đảm điều kiện tiêu hủy vật chứng, tài sản để thực hiện việc tiêu hủy đảm bảo an toàn và không làm ảnh hưởng đến môi trường tại nơi tiêu hủy.
3. Kinh phí tiêu hủy vật chứng, tài sản do ngân sách nhà nước chi trả.
Trường hợp ủy thác thi hành nghĩa vụ liên đới mà người phải thi hành án cư trú hoặc có tài sản ở nhiều địa phương khác nhau mà tài sản ở địa phương nhận ủy thác không đủ để thi hành án thì cơ quan thi hành án dân sự nơi nhận ủy thác có quyền áp dụng các biện pháp bảo đảm thi hành án đối với tất cả những người, tài sản có liên quan đến việc thi hành án để tránh trường hợp tẩu tán, trốn tránh việc thi hành án.
1. Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự chỉ được ủy thác cho cơ quan thi hành án dân sự nơi người phải thi hành án cư trú hoặc có tài sản đối với các quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời sau đây khi người phải thi hành án cư trú hoặc có tài sản ở tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương khác:
a) Cấm hoặc buộc đương sự thực hiện hành vi nhất định; giao người chưa thành niên cho cá nhân hoặc tổ chức trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục; tạm đình chỉ quyết định sa thải người lao động;
b) Buộc thực hiện trước một phần nghĩa vụ cấp dưỡng; buộc thực hiện trước một phần nghĩa vụ bồi thường thiệt hại do tính mạng, sức khỏe bị xâm phạm; buộc người sử dụng lao động tạm ứng tiền lương, tiền công, tiền bồi thường, trợ cấp tai nạn lao động hoặc bệnh nghề nghiệp cho người lao động;
c) Kê biên tài sản đang tranh chấp;
d) Cho thu hoạch, cho bán hoa màu hoặc sản phẩm hàng hóa khác.
2. Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự phải ra ngay quyết định ủy thác thi hành án khi có căn cứ ủy thác. Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự nhận ủy thác phải ra quyết định thi hành án và phân công Chấp hành viên áp dụng ngay các biện pháp theo quy định tại Điều 130 Luật Thi hành án dân sự để tổ chức thi hành.
1. Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự xác nhận bằng văn bản về kết quả thực hiện quyền, nghĩa vụ thi hành án của đương sự theo quyết định thi hành án khi có yêu cầu của đương sự hoặc thân nhân của họ.
2. Nội dung của văn bản xác nhận phải thể hiện rõ khoản nghĩa vụ theo bản án, quyết định, nghĩa vụ phải thi hành theo quyết định thi hành án và kết quả thi hành án cho đến thời điểm xác nhận.
Kết quả thi hành án được xác nhận thể hiện việc đương sự đã thực hiện xong toàn bộ hoặc một phần quyền, nghĩa vụ của mình theo quyết định thi hành án hoặc thi hành xong nghĩa vụ thi hành án của từng định kỳ trong trường hợp việc thi hành án được tiến hành theo định kỳ.
1. Đối với đơn khiếu nại thuộc trường hợp không phải thụ lý để giải quyết thì cơ quan nhận được đơn không có trách nhiệm thụ lý nhưng có văn bản chỉ dẫn, trả lời người khiếu nại trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đơn. Việc chỉ dẫn, trả lời chỉ thực hiện một lần đối với một vụ việc khiếu nại; trong trường hợp người khiếu nại gửi kèm các giấy tờ, tài liệu là bản gốc liên quan đến vụ việc khiếu nại thì gửi trả lại các giấy tờ, tài liệu đó cho người khiếu nại.
Trường hợp đơn khiếu nại vừa có nội dung khiếu nại, vừa có nội dung tố cáo thì nội dung khiếu nại về thi hành án được giải quyết theo quy định về giải quyết khiếu nại về thi hành án, nội dung tố cáo được giải quyết theo quy định về giải quyết tố cáo.
2. Đối với đơn khiếu nại thuộc thẩm quyền giải quyết của cấp dưới nhưng quá thời hạn quy định mà chưa được giải quyết thì Thủ trưởng cơ quan thi hành án hoặc cơ quan quản lý thi hành án cấp trên yêu cầu cấp dưới giải quyết, đồng thời có trách nhiệm chỉ đạo, kiểm tra, đôn đốc việc giải quyết của cấp dưới và áp dụng biện pháp theo thẩm quyền để xử lý đối với người thiếu trách nhiệm hoặc cố tình trì hoãn việc giải quyết khiếu nại đó. Trong trường hợp cần áp dụng biện pháp vượt quá thẩm quyền của mình thì kiến nghị cơ quan nhà nước, người có thẩm quyền xử lý.
3. Quyết định giải quyết khiếu nại lần đầu của người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại đối với quyết định áp dụng biện pháp bảo đảm thi hành án có hiệu lực thi hành.
4. Quyết định giải quyết khiếu nại đã có hiệu lực thi hành được xem xét lại theo quy định tại Điểm b Khoản 4 và Điểm b Khoản 7 Điều 142 Luật Thi hành án dân sự trong các trường hợp sau đây:
a) Quyết định, hành vi bị khiếu nại là trái pháp luật nhưng quyết định giải quyết khiếu nại cho rằng quyết định, hành vi đó là đúng pháp luật;
b) Việc giải quyết khiếu nại đã vi phạm quy định của pháp luật về thủ tục giải quyết khiếu nại về thi hành án;
c) Có tình tiết mới làm thay đổi cơ bản kết quả giải quyết khiếu nại.
5. Trường hợp khiếu nại được giải quyết mà đương sự vẫn tiếp tục khiếu nại nhưng không đưa ra bằng chứng mới thì người giải quyết khiếu nại lưu đơn khiếu nại và thông báo để đương sự biết.
1. Cơ quan nhà nước.
2. Tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội và các cơ quan, đơn vị thuộc tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội hoạt động hoàn toàn bằng kinh phí do ngân sách nhà nước cấp.
3. Đơn vị sự nghiệp do nhà nước thành lập, được ngân sách nhà nước bảo đảm toàn bộ kinh phí hoạt động.
4. Đơn vị thuộc lực lượng vũ trang được nhà nước bảo đảm toàn bộ kinh phí hoạt động.
Cơ quan, tổ chức phải thi hành án thuộc diện được bảo đảm tài chính để thi hành án chỉ được ngân sách nhà nước bảo đảm tài chính để thi hành án sau khi đã yêu cầu người có lỗi thực hiện nghĩa vụ nhưng người đó chưa có khả năng thực hiện nghĩa vụ hoặc có nhưng số tiền đã nộp chỉ đáp ứng một phần nghĩa vụ thi hành án và cơ quan đó đã sử dụng khoản kinh phí tiết kiệm được từ nguồn kinh phí tự chủ được cấp nhưng vẫn không có khả năng thi hành án. Trường hợp nghĩa vụ thi hành án của cơ quan, tổ chức phát sinh do người thi hành công vụ gây ra thuộc điện bồi thường Nhà nước thì thực hiện theo quy định của pháp luật về trách nhiệm bồi thường của Nhà nước.
1. Kinh phí bảo đảm thi hành án đối với tổ chức phải thi hành án là đơn vị thuộc trung ương quản lý do ngân sách trung ương bảo đảm; kinh phí bảo đảm để thi hành án đối với tổ chức phải thi hành án là đơn vị thuộc địa phương quản lý do ngân sách địa phương bảo đảm; kinh phí bảo đảm thi hành án đối với các đơn vị trong lực lượng vũ trang do ngân sách nhà nước bảo đảm.
2. Thẩm quyền, mức bảo đảm tài chính từ ngân sách nhà nước được thực hiện theo quy định của pháp luật ngân sách nhà nước.
Cơ quan, tổ chức phải thi hành án thuộc diện được đảm bảo tài chính để thi hành án có trách nhiệm lập hồ sơ đề nghị bảo đảm tài chính để thi hành án.
Bộ Tư pháp và Bộ Tài chính hướng dẫn việc lập hồ sơ, thời hạn, thủ tục đề nghị, xem xét, quyết định việc bảo đảm tài chính để thi hành án, dự toán, cấp phát, quyết toán và hoàn trả kinh phí bảo đảm tài chính để thi hành án.
Kinh phí bảo đảm tài chính để thi hành án không được sử dụng vào mục đích khác.
1. Chi phí cần thiết khác quy định tại Điểm c Khoản 3 Điều 73 Luật Thi hành án dân sự bao gồm:
a) Chi phí họp bàn cưỡng chế do Chấp hành viên tổ chức họp với các cơ quan liên quan trước khi tiến hành cưỡng chế;
b) Chi phí cưỡng chế trong trường hợp không thu được tiền của người phải thi hành án do tài sản kê biên không bán được theo quy định tại Khoản 3 Điều 104 Luật Thi hành án dân sự; tài sản cưỡng chế theo Điều 90 Luật Thi hành án dân sự nhưng sau khi giảm giá theo quy định mà giá trị bằng hoặc thấp hơn chi phí và nghĩa vụ được bảo đảm; tài sản bị cưỡng chế không còn hoặc bị mất giá trị sử dụng; người phải thi hành án phải giao, trả tài sản theo bản án, quyết định mà không có khả năng thanh toán chi phí cưỡng chế; người phải thi hành án phải thực hiện công việc nhất định bỏ đi khỏi nơi cư trú hoặc chết mà không còn tài sản để thanh toán chi phí cưỡng chế;
c) Chi phí cho việc Chấp hành viên xác minh, xác định giá trị tài sản trước khi cưỡng chế để áp dụng biện pháp cưỡng chế tương ứng với nghĩa vụ phải thi hành án, chi phí cần thiết để áp dụng theo Điều 90 Luật Thi hành án dân sự;
d) Các khoản chi cho việc áp dụng biện pháp tạm giữ giấy tờ, tài liệu của người phải thi hành án mà không thu được tiền của người phải thi hành án để thanh toán chi phí;
đ) Chi phí cho việc bố trí phiên dịch, biên dịch trong trường hợp đương sự là người nước ngoài, người dân tộc thiểu số của Việt Nam không biết tiếng Việt;
e) Chi phí khi đang tiến hành tổ chức cưỡng chế nhưng phải đình chỉ theo quy định tại Điểm a, Điểm b, Điểm d, Điểm đ Khoản 1 Điều 50 Luật Thi hành án dân sự;
g) Chi phí cưỡng chế đã thực hiện nếu cơ quan có thẩm quyền hủy việc cưỡng chế.
2. Chế độ bồi dưỡng cho người trực tiếp tham gia cưỡng chế và bảo vệ cưỡng chế theo Khoản 7 Điều 73 Luật Thi hành án dân sự thực hiện như sau:
a) Đối tượng được bồi dưỡng gồm Chấp hành viên, công chức khác làm công tác thi hành án, Kiểm sát viên, công an, dân quân tự vệ; đại diện chính quyền địa phương, tổ chức xã hội, tổ dân phố; trưởng thôn, già làng, trưởng bản và các lực lượng khác được huy động tham gia các hoạt động để cưỡng chế thi hành án;
b) Chế độ bồi dưỡng được áp dụng cho các hoạt động xác minh điều kiện để bảo vệ cưỡng chế thi hành án, trực tiếp thực hiện thông báo cưỡng chế thi hành án, trực tiếp tạm giữ, thu giữ tài sản, giấy tờ, họp bàn cưỡng chế thi hành án, họp định giá và định giá lại tài sản, bán tài sản trong trường hợp không ký hợp đồng ủy quyền với tổ chức có chức năng bán đấu giá tài sản; trực tiếp tham gia cưỡng chế thi hành án trong trường hợp cần thiết;
3. Bộ Tài chính, Bộ Tư pháp quy định cụ thể mức chi phí bồi dưỡng và hướng dẫn cụ thể cơ chế quản lý tài chính về kinh phí tổ chức cưỡng chế thi hành án dân sự.
1. Đương sự là cá nhân có thể được Thủ trưởng cơ quan thi hành án có thẩm quyền tổ chức thi hành án xét miễn, giảm chi phí cưỡng chế nếu thuộc một trong các trường hợp sau:
a) Có thu nhập không đảm bảo mức sinh hoạt tối thiểu để sinh sống bình thường hoặc bị lâm vào hoàn cảnh kinh tế đặc biệt khó khăn kéo dài do thiên tai, hỏa hoạn.
Mức thu nhập tối thiểu được xác định theo chuẩn hộ nghèo quy định tại Khoản 2 Điều 22 Nghị định này.
b) Thuộc diện gia đình chính sách, có công với cách mạng.
c) Thuộc diện neo đơn, tàn tật, ốm đau kéo dài.
2. Đương sự phải làm đơn đề nghị xét miễn, giảm chi phí cưỡng chế thi hành án nêu rõ lý do đề nghị xét miễn, giảm chi phí cưỡng chế thi hành án.
Đương sự có khó khăn về kinh tế, thuộc điện neo đơn thì phải có xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú, sinh sống hoặc xác nhận của Thủ trưởng cơ quan, tổ chức nơi người đó nhận thu nhập. Đương sự là gia đình chính sách, có công với cách mạng phải có giấy tờ do cơ quan có thẩm quyền cấp để chứng minh. Đương sự bị tàn tật, ốm đau kéo dài phải có tóm tắt hồ sơ bệnh án được cơ sở khám bệnh, chữa bệnh từ cấp huyện trở lên xác nhận.
Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đơn đề nghị và tài liệu kèm theo của đương sự, cơ quan thi hành án dân sự xem xét, quyết định về việc miễn, giảm chi phí cưỡng chế thi hành án.
3. Mức miễn, giảm chi phí cưỡng chế thi hành án được xác định như sau:
a) Đương sự thuộc diện quy định tại Điểm a, c Khoản 1 Điều này được xét giảm 1/2 chi phí cưỡng chế thi hành án phải nộp;
b) Đương sự thuộc diện quy định tại Điểm b Khoản 1 Điều này đã thi hành được ít nhất 1/2 chi phí cưỡng chế thì có thể được xét miễn chi phí cưỡng chế thi hành án còn lại.
4. Người có lỗi trong việc vi phạm thủ tục về định giá tài sản, trong việc ra quyết định miễn, giảm chi phí cưỡng chế sai quy định dẫn đến việc ngân sách nhà nước phải trả chi phí cưỡng chế có trách nhiệm bồi hoàn khoản tiền đó cho ngân sách nhà nước.
Quyết định xét miễn, giảm chi phí cưỡng chế bị Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự thu hồi hoặc hủy bỏ trong trường hợp phát hiện đối tượng bị cưỡng chế có hành vi tẩu tán, cất giấu tiền, tài sản nhằm trốn tránh việc thi hành án hoặc cung cấp các căn cứ không đúng sự thật để được miễn, giảm chi phí cưỡng chế thi hành án.
1. Việc tạm ứng chi phí cưỡng chế thi hành án được thực hiện như sau:
a) Ngân sách nhà nước bố trí một khoản kinh phí trong dự toán của cơ quan thi hành án dân sự để thực hiện tạm ứng chi phí cưỡng chế thi hành án. Mức bố trí cụ thể cho từng cơ quan thi hành án dân sự do Bộ Tư pháp, Bộ Quốc phòng giao sau khi thống nhất với Bộ Tài chính trong phạm vi dự toán chi ngân sách được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
Khi chưa thu được chi phí cưỡng chế thi hành án của người phải thi hành án, người được thi hành án, cơ quan thi hành án dân sự thực hiện ứng trước kinh phí cho các Chấp hành viên để tổ chức cưỡng chế thi hành án từ nguồn dự toán kinh phí được cấp có thẩm quyền giao cho cơ quan thi hành án dân sự.
b) Trước khi tổ chức cưỡng chế thi hành án, Chấp hành viên phải lập kế hoạch cưỡng chế thi hành án hoặc dự trù chi phí cưỡng chế trong trường hợp không phải lập kế hoạch cưỡng chế, trình Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự phê duyệt. Dự toán chi phục vụ cưỡng chế được lập căn cứ vào nội dung chi, mức chi theo quy định hiện hành của Nhà nước và thông báo cho đương sự biết trước ngày tiến hành cưỡng chế theo quy định tại Điều 39, 40, 41, 42, 43 Luật Thi hành án dân sự.
Trên cơ sở dự trù chi phí cưỡng chế, kế hoạch cưỡng chế được phê duyệt, Chấp hành viên làm thủ tục tạm ứng kinh phí cho hoạt động cưỡng chế từ nguồn kinh phí được ngân sách nhà nước giao cho cơ quan thi hành án dân sự, trừ trường hợp đương sự tự nguyện nộp tạm ứng chi phí cưỡng chế.
2. Việc lập dự toán, chấp hành và quyết toán kinh phí cưỡng chế thi hành án do Bộ Tài chính, Bộ Tư pháp hướng dẫn thực hiện.
1. Người được thi hành án phải nộp phí thi hành án khi được nhận tiền, tài sản với mức phí sau đây:
a) Số tiền, giá trị tài sản thực nhận từ trên hai lần mức lương cơ sở đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang do Nhà nước quy định đến 5.000.000.000 đồng thì mức phí thi hành án là 3% số tiền, giá trị tài sản thực nhận;
b) Số tiền, giá trị tài sản thực nhận từ trên 5.000.000.000 đồng đến 7.000.000.000 đồng thì mức phí thi hành án là 150.000.000 đồng cộng với 2% của số tiền, giá trị tài sản thực nhận vượt quá 5.000.000.000 đồng;
c) Số tiền, giá trị tài sản thực nhận từ trên 7.000.000.000 đồng đến 10.000.000.000 đồng thì mức phí thi hành án là 190.000.000 đồng cộng với 1% của số tiền, giá trị tài sản thực nhận vượt quá 7.000.000.000 đồng;
d) Số tiền, giá trị tài sản thực nhận từ trên 10.000.000.000 đồng đến 15.000.000.000 đồng thì mức phí thi hành án là 220.000.000 đồng cộng với 0,5% của số tiền, giá trị tài sản thực nhận vượt quá 10.000.000.000 đồng;
đ) Số tiền, giá trị tài sản thực nhận từ trên 15.000.000.000 đồng thì mức phí thi hành án là 245.000.000 đồng cộng với 0,01% của số tiền, giá trị tài sản thực nhận vượt quá 15.000.000.000 đồng.
2. Trường hợp cơ quan thi hành án dân sự đã ra quyết định thi hành án và chứng kiến các đương sự thỏa thuận tự giao, nhận tiền, tài sản cho nhau thì phải chịu 1/3 mức phí thi hành án quy định tại Khoản 1 Điều này.
3. Trường hợp Tòa án không tuyên giá trị của tài sản hoặc có tuyên nhưng không còn phù hợp (thay đổi quá 20%) so với giá thị trường tại thời điểm thu phí thì cơ quan thu phí tổ chức định giá tài sản để xác định phí thi hành án phải nộp của người được thi hành án. Chi phí định giá do cơ quan thi hành án dân sự chi trả từ nguồn phí thi hành án được để lại.
4. Cơ quan thi hành án dân sự thực hiện việc thu phí thi hành án khi chi trả tiền hoặc giao tài sản cho người được thi hành án và cấp biên lai thu phí thi hành án.
Người được thi hành án không nộp phí thi hành án thì cơ quan thu phí có quyền áp dụng biện pháp bảo đảm, biện pháp cưỡng chế để thu phí thi hành án, kể cả việc bán đấu giá tài sản đã giao cho người được thi hành án để bảo đảm thu hồi tiền phí thi hành án. Chi phí định giá, bán đấu giá tài sản để thu phí do người được thi hành án chịu.
5. Thủ tục thu, nộp, miễn, giảm, quản lý, sử dụng phí thi hành án do Bộ Tài chính và Bộ Tư pháp quy định.
Người được thi hành án không phải chịu phí thi hành án khi được nhận các khoản tiền, tài sản thuộc các trường hợp sau đây:
1. Tiền cấp dưỡng; tiền bồi thường thiệt hại tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm; tiền lương, tiền công lao động; tiền trợ cấp mất việc làm, trợ cấp thôi việc; tiền bảo hiểm xã hội; tiền bồi thường thiệt hại vì bị sa thải, chấm dứt hợp đồng lao động.
2. Khoản kinh phí thực hiện chương trình chính sách xã hội của Nhà nước xóa đói, giảm nghèo, hỗ trợ vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn, đặc biệt khó khăn, các khoản kinh phí trực tiếp phục vụ việc chăm sóc sức khỏe, giáo dục của nhân dân không vì mục đích kinh doanh mà người được thi hành án được nhận.
3. Hiện vật được nhận chỉ có ý nghĩa tinh thần, gắn với nhân thân người nhận, không có khả năng trao đổi.
4. Số tiền hoặc giá trị tài sản theo yêu cầu thi hành án không vượt quá hai lần mức lương cơ sở đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang do Nhà nước quy định.
5. Khoản thu hồi nợ vay cho Ngân hàng Chính sách xã hội trong trường hợp Ngân hàng cho vay đối với người nghèo và các đối tượng chính sách khác.
6. Bản án, quyết định của Tòa án xác định không có giá ngạch và không thu án phí có giá ngạch khi xét xử.
7. Tiền, tài sản được trả lại cho đương sự trong trường hợp chủ động thi hành án quy định tại Điểm b Khoản 2 Điều 36 Luật Thi hành án dân sự.
1. Người được thi hành án được miễn phí thi hành án trong trường hợp sau đây:
a) Được hưởng chế độ ưu đãi người có công với cách mạng;
b) Thuộc diện neo đơn được Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người đó cư trú xác nhận; thuộc diện tàn tật, ốm đau kéo dài có tóm tắt hồ sơ bệnh án được cơ sở khám bệnh, chữa bệnh từ cấp huyện trở lên xác nhận;
c) Người được thi hành án xác minh chính xác sau khi cơ quan thi hành án dân sự đã ra quyết định về việc chưa có điều kiện thi hành án theo quy định tại Khoản 1 Điều 44a Luật Thi hành án dân sự và cơ quan thi hành án dân sự xử lý được tài sản để thi hành án.
2. Người được thi hành án được giảm phí thi hành án như sau:
a) Giảm đến 80% đối với người có khó khăn về kinh tế thuộc chuẩn hộ nghèo quy định tại Khoản 2 Điều 22 Nghị định này và được Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người đó cư trú hoặc cơ quan, tổ chức nơi người đó làm việc xác nhận;
b) Giảm 30% phí thi hành án tương ứng với số tiền thực nhận từ việc xử lý tài sản của người phải thi hành án mà người được thi hành án xác minh chính xác khi yêu cầu thi hành án và cơ quan thi hành án dân sự xử lý được tài sản để thi hành án mà không phải áp dụng biện pháp cưỡng chế cần huy động lực lượng, trừ trường hợp tài sản đã được xác định trong bản án, quyết định của Tòa án, Trọng tài thương mại;
c) Giảm 20% phí thi hành án trong trường hợp quy định tại Điểm b Khoản này nếu phải áp dụng biện pháp cưỡng chế cần huy động lực lượng, trừ trường hợp tài sản đã được xác định trong bản án, quyết định của Tòa án, Trọng tài thương mại.
1. Trường hợp thanh toán tiền thi hành án theo quy định tại Điểm b Khoản 2 Điều 47 Luật Thi hành án dân sự thì Chấp hành viên xác định số tiền được thanh toán của những người được thi hành án đã yêu cầu thi hành án tính đến thời điểm có quyết định cưỡng chế.
Trường hợp bản án, quyết định đang do cơ quan thi hành án dân sự tổ chức thi hành xác định nhiều người được thi hành án nhưng chỉ một hoặc một số người yêu cầu thi hành án mà tài sản của người phải thi hành án không đủ để thi hành nghĩa vụ tài sản theo bản án, quyết định thì cơ quan thi hành án dân sự thanh toán cho người đã yêu cầu thi hành án theo tỉ lệ mà họ được nhận, số tiền còn lại gửi vào ngân hàng theo loại tiền gửi kỳ hạn 01 tháng, đồng thời thông báo và ấn định thời hạn không quá 01 tháng cho những người được thi hành án chưa yêu cầu về quyền yêu cầu thi hành án, trừ trường hợp đã hết thời hiệu.
Hết thời hạn thông báo mà cơ quan thi hành án dân sự không nhận được yêu cầu thi hành án thì số tiền đã gửi và tiền lãi được thanh toán tiếp cho những người đã có yêu cầu thi hành án tính đến thời điểm hết thời hạn thông báo; số tiền còn lại, nếu có, được thanh toán cho những người được thi hành án theo các quyết định thi hành án khác tính đến thời điểm thanh toán hoặc trả lại cho người phải thi hành án.
2. Đối với khoản tiền chi trả cho người được nhận là cá nhân, cơ quan thi hành án dân sự thông báo bằng văn bản yêu cầu người được nhận đến nhận.
Hết thời hạn 15 ngày, kể từ ngày thông báo mà người được nhận tiền không đến nhận nếu họ ở xa trụ sở cơ quan thi hành án dân sự, đã xác định được địa chỉ rõ ràng của họ và khoản tiền có giá trị nhỏ hơn 01 tháng lương cơ sở đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang do Nhà nước quy định thì cơ quan thi hành án dân sự lập phiếu chi và gửi tiền cho họ qua đường bưu điện. Trường hợp bưu điện trả lại tiền do không có người nhận thì cơ quan thi hành án dân sự xử lý theo quy định tại Khoản 5 Điều này.
Trường hợp người được nhận tiền cung cấp tài khoản và yêu cầu chuyển khoản thì cơ quan thi hành án dân sự làm thủ tục chuyển khoản.
3. Trường hợp người được thi hành án là doanh nghiệp, cơ quan nhà nước, tổ chức xã hội, tổ chức kinh tế xã hội thì việc chi trả tiền thi hành án thực hiện bằng chuyển khoản.
Trường hợp cơ quan thi hành án dân sự thu được tiền thi hành án nhưng chưa kịp gửi vào tài khoản tạm giữ trong thời hạn quy định mà người được thi hành án cử người đại diện hợp pháp đến nhận thì cơ quan thi hành án dân sự có thể chi trả cho họ bằng tiền mặt.
4. Khi thi hành án tại cơ sở, trường hợp người phải thi hành án và người được thi hành án cùng có mặt, Chấp hành viên có thể chi trả ngay cho đương sự số tiền, tài sản thu được, sau khi đã trừ khoản phí thi hành án. Việc chi trả tiền, tài sản phải lập biên bản ghi đầy đủ thời gian, địa điểm, họ tên đương sự, lý do, nội dung giao nhận, số tiền, tài sản, chữ ký và họ tên của đương sự, Chấp hành viên và phải có xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã nơi tiến hành việc chi trả tiền, tài sản. Biên bản phải giao cho đương sự, lưu hồ sơ thi hành án và chuyển cho kế toán cơ quan thi hành án dân sự để vào sổ theo dõi.
5. Cơ quan thi hành án dân sự làm thủ tục gửi tiền vào ngân hàng, gửi tài sản bằng hình thức thuê bảo quản hoặc bảo quản tại kho cơ quan thi hành án dân sự đối với khoản tiền, tài sản theo quy định tại Khoản 2 Điều 126 Luật Thi hành án dân sự trong trường hợp sau đây:
a) Khoản tiền, tài sản chưa xác định được địa chỉ của người được nhận hoặc khoản tiền hết thời hạn 15 ngày kể từ ngày thông báo, trừ trường hợp quy định tại Khoản 3 Điều này, mà người được thi hành án đã yêu cầu thi hành án không đến nhận;
Sau khi gửi tiền, tài sản, nếu người được nhận tiền, tài sản đến nhận thì cơ quan thi hành án dân sự chi trả tiền, tài sản cho người được nhận. Phần lãi tiền gửi được cộng vào số tiền gửi ban đầu và trả cho người được nhận.
Trường hợp hết thời hạn 05 năm, kể từ ngày bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật hoặc 01 năm, kể từ ngày thông báo đối với trường hợp thu được tiền sau thời điểm 05 năm kể từ ngày bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật mà người được thi hành án không đến nhận thì cơ quan thi hành án dân sự làm thủ tục chuyển nộp số tiền, tài sản đó vào Ngân sách Nhà nước.
b) Khoản tiền, tài sản đã thu nhưng việc thi hành án bị hoãn, tạm đình chỉ để xem xét lại bản án, quyết định theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm.
6. Cước phí chuyển tiền qua bưu điện hoặc chuyển khoản tiền, thuê bảo quản tài sản quy định tại Điều này do người được nhận tiền, tài sản chịu.
1. Cơ quan thi hành án dân sự cấp tỉnh, Phòng Thi hành án cấp quân khu trong quá trình thi hành bản án, quyết định có thể yêu cầu cơ quan có thẩm quyền nước ngoài thực hiện tương trợ tư pháp.
Trường hợp việc thi hành án đang do cơ quan thi hành án dân sự cấp huyện tổ chức thi hành cần yêu cầu tương trợ tư pháp thì cơ quan thi hành án dân sự cấp huyện lập hồ sơ ủy thác tư pháp và gửi cơ quan thi hành án dân sự cấp tỉnh để thực hiện việc ủy thác tư pháp.
2. Trình tự, thủ tục yêu cầu thực hiện tương trợ tư pháp thực hiện theo quy định của điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên và pháp luật về tương trợ tư pháp.
3. Đối với việc thi hành án có yêu cầu ủy thác tư pháp thì xử lý như sau:
a) Sau khi nhận được đủ kết quả ủy thác tư pháp theo đúng nội dung yêu cầu, cơ quan thi hành án dân sự thực hiện việc thi hành án theo quy định của pháp luật về thi hành án dân sự;
b) Trường hợp kết quả ủy thác chưa đáp ứng theo nội dung đã yêu cầu hoặc sau 06 tháng, kể từ ngày Bộ Tư pháp gửi hồ sơ ủy thác tư pháp hợp lệ lần thứ nhất mà cơ quan thi hành án dân sự đã yêu cầu ủy thác tư pháp không nhận được thông báo về kết quả thực hiện ủy thác tư pháp thì cơ quan thi hành án dân sự thực hiện ủy thác tư pháp lần thứ hai;
c) Trường hợp sau 03 tháng, kể từ ngày Bộ Tư pháp gửi hồ sơ ủy thác tư pháp hợp lệ lần thứ hai mà cơ quan thi hành án dân sự không nhận được thông báo kết quả thực hiện ủy thác tư pháp thì cơ quan thi hành án dân sự căn cứ vào những tài liệu đã có để giải quyết việc thi hành án theo quy định của pháp luật về thi hành án dân sự;
Kể từ thời điểm này, nếu cần yêu cầu tương trợ tư pháp đối với cùng một đương sự trong cùng một việc thi hành án thì thời hạn quy định tại Điểm b Khoản này là 03 tháng; thời hạn quy định tại Điểm c Khoản này là 01 tháng.
d) Trường hợp ủy thác tư pháp về việc giao trả giấy tờ, tài liệu liên quan đến tài sản, nhân thân của đương sự, nếu việc thực hiện ủy thác tư pháp lần hai không có kết quả hoặc đương sự không đến nhận thì trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày hết thời hạn quy định tại Điểm c Khoản này hoặc hết thời hạn thông báo mà đương sự không đến nhận, cơ quan thi hành án làm thủ tục gửi cho người đó; trường hợp không xác định được địa chỉ người nhận thì gửi cho cơ quan, tổ chức đã ban hành giấy tờ, tài liệu hoặc cơ quan đại diện của nước có cơ quan, tổ chức đã ban hành giấy tờ, tài liệu.
4. Việc thực hiện tương trợ tư pháp của nước ngoài trong thi hành án dân sự như sau:
a) Cơ quan thi hành án dân sự cấp tỉnh, Phòng Thi hành án cấp quân khu có thẩm quyền tiếp nhận và xử lý yêu cầu tương trợ tư pháp của cơ quan có thẩm quyền nước ngoài liên quan đến thi hành án dân sự;
b) Trình tự, thủ tục thực hiện yêu cầu tương trợ tư pháp của cơ quan có thẩm quyền nước ngoài liên quan đến thi hành án dân sự được thực hiện theo quy định của điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên, pháp luật về tương trợ tư pháp và pháp luật về thi hành án dân sự.
1. Đối với cơ quan, tổ chức đang có nghĩa vụ thi hành bản án, quyết định thì quy định về tạm hoãn xuất cảnh được áp dụng đối với người đại diện theo pháp luật của cơ quan, tổ chức đó, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
2. Đối với người phải thi hành án đang có nghĩa vụ thi hành bản án, quyết định về tiền, tài sản mà thuộc một trong các trường hợp sau thì có thể không bị xem xét tạm hoãn xuất cảnh:
a) Có đủ tài sản để thực hiện nghĩa vụ và đã ủy quyền cho người khác thay mặt họ giải quyết việc thi hành án liên quan đến tài sản đó; việc ủy quyền phải có công chứng và không được hủy ngang.
b) Đã ủy quyền cho người khác mà người được ủy quyền có đủ tài sản và cam kết thi hành thay nghĩa vụ của người ủy quyền; việc ủy quyền phải có công chứng và không được hủy ngang.
c) Có sự đồng ý của người được thi hành án;
d) Hết thời hiệu yêu cầu thi hành án mà không có căn cứ chấp nhận yêu cầu thi hành án quá hạn;
đ) Là người nước ngoài phạm tội ít nghiêm trọng đang bị bệnh hiểm nghèo hoặc không có tài sản, thu nhập tại Việt Nam, có đơn cam kết thực hiện nghĩa vụ sau khi về nước.
Đơn cam kết phải có xác nhận của cơ quan đại diện ngoại giao tại Việt Nam của nước mà người đó có quốc tịch về việc đôn đốc người đó thực hiện nghĩa vụ thi hành khoản thu, nộp ngân sách nhà nước theo quy định của pháp luật Việt Nam;
e) Có văn bản của cơ quan Công an hoặc cơ quan đại diện ngoại giao đề nghị cho xuất cảnh trong trường hợp cá nhân là người phạm tội nghiêm trọng, rất nghiêm trọng, đặc biệt nghiêm trọng đang bị bệnh hiểm nghèo hoặc không có tài sản, thu nhập tại Việt Nam nhưng không được người được thi hành án cho xuất cảnh hoặc không xác định được địa chỉ của người được thi hành án hoặc người được thi hành án là người nước ngoài đã về nước và các trường hợp đặc biệt khác. Việc xuất cảnh trong trường hợp này do Bộ Tư pháp chủ trì, phối hợp với các Bộ Ngoại giao, Bộ Công an, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao xem xét, quyết định.
3. Trường hợp người phải thi hành án ủy quyền cho người thay mặt họ giải quyết việc thi hành án thì cơ quan thi hành án dân sự thông báo việc thi hành án cho người được ủy quyền.
Trường hợp người phải thi hành án xuất cảnh ra nước ngoài thì việc thông báo được thực hiện bằng hình thức điện tín, fax, email hoặc hình thức khác nếu họ có yêu cầu và không gây trở ngại cho cơ quan thi hành án dân sự.
4. Việc giải tỏa tạm hoãn xuất cảnh được thực hiện khi có quyết định giám đốc thẩm, tái thẩm hủy bản án, quyết định đang thi hành hoặc khi căn cứ tạm hoãn xuất cảnh không còn.
PROCEDURES FOR CIVIL JUDGMENT ENFORCEMENT
Article 4. Time limit for requesting civil judgment enforcement
1. A litigant is entitled to request enforcement of a judgment within the time limit specified in Clause 1 Article 30 of the Law on Civil judgment enforcement.
2. Where enforcement of a judgment cannot be requested within the time limit specified in Clause 1 Article 30 of the Law on Civil judgment enforcement because of a force majeure event or inevitable difficulty, the litigant is entitled to request the head of a competent civil judgment enforcement authority to consider accepting the late request for enforcement.
3. The following events are considered force majeure events or inevitable difficulties:
a) Natural disasters, blazes, hostilities;
b) The litigant does not receive a judgment not because of their fault; the litigant is working in a bordering area or island and unable to request the enforcement on schedule; the litigant has an accident or disease that causes him/her to be lose his/her consciousness; the litigant dies without an inheritor; an organization undergoes amalgamation, merger, division, separation, dissolution or equitization without identifying another organization or individual entitled to request enforcement as prescribed by law or the litigant fails to request the enforcement before the deadline because of fault of the adjudicating authority, civil judgment enforcement authority, another organization or individual.
4. A late request for enforcement shall be submitted according to Clause 1 through 3 Article 31 of the Law on Civil judgment enforcement together with explanation and supporting documents. To be specific:
a) In case of a force majeure event, death of the litigant without an inheritor, or an inevitable difficulty, it is required to have a confirmation of the People’s Committee of the last commune where the litigant resides upon occurrence of the force majeure event, except for the cases specified in Point b through e of this Clause;
b) In case of an accident or disease that causes the litigant to lose his/her consciousness, it is required to have a brief medical record certified by the medical facility of the district or a superior medical facility;
c) In case of late request for enforcement because of the litigant’s working requirements, it is required to have a confirmation from the litigant’s employer;
d) In case of late request for enforcement because of the court or civil judgment enforcement authority, it is required to have a confirmation from the court that passed the judgment or a competent civil judgment enforcement authority;
dd) In case of amalgamation, merger, division, separation, dissolution or equitization of an organization, it is required to have a confirmation of the issuer of the decision on amalgamation, merger, division, separation, dissolution or equitization.
e) In case of other force majeure events or inevitable difficulties, it is required to have a confirmation from a competent authority or valid supporting documents.
The confirmation shall specify the location and time of the force majeure event or inevitable difficulty.
5. Where a litigant submits another request after a request for civil judgment enforcement is rejected before July 01, 2015, the civil judgment enforcement authority that rejected the previous request shall issue a decision on civil judgment enforcement and carry on the civil judgment enforcement. The request for civil judgment enforcement shall comply with Article 31 of the Law on Civil judgment enforcement and submitted together with relevant documents and the decision on rejection (if any).
If the decision on rejection is lost, the judgment creditor shall request the civil judgment enforcement authority to issue another decision on rejection and give a confirmation.
6. Where the judgment debtor is a criminal serving a sentence and his/her relative or an authorized person voluntarily pays money or deliver property to satisfy the judgment after expiration of the time limit for requesting enforcement, the civil judgment enforcement authority shall not issue a decision on extension of the time limit for requesting civil judgment enforcement. In this case, the civil judgment enforcement authority shall issue an enforcement order which covers the amount of money paid or property voluntarily delivered, a document which specifies the reasons and amount of money or value of property, and inform the judgment creditor.
If the judgment creditor does not show up to receive the money or property within 01 year from the day on which he/she is properly informed, the civil judgment enforcement authority shall expropriate it after deducting the amount of money to be paid or property to be delivered under another enforcement order.
Article 5. Civil judgment enforcement agreement
1. Where the litigants have reached an agreement before requesting enforcement or before the civil judgment enforcement authority issues a decision, the agreement must be made in writing and specifies the time, location and bear the parties’ signatures or confirmations. Litigants shall voluntarily implement the agreement.
Where the judgment debtor fails to implement the agreement before expiration of the time limit for requesting enforcement, the judgment creditor is entitled to request enforcement of the unfulfilled obligations according to the judgment.
2. Where the civil judgment enforcement authority has issued an enforcement order, the litigants are still entitled to reach an agreement. The agreement shall specify the time, location, legal consequences for failure to implement it, and bear the parties’ signatures or confirmations.
Where the parties fail to implement the agreement, the civil judgment enforcement authority shall enforce the judgment in accordance with Point c Clause 1 Article 50 of the Law on Civil judgment enforcement.
3. Where the litigants reach an agreement to request the civil judgment enforcement authority not to implement part or all of the enforcement order, the head of the civil judgment enforcement authority shall issue a decision to suspend the implementation of part of or all of the decision in accordance with Point c Clause 1 Article 50 of the Law on Civil judgment enforcement, unless the agreement is illegal or immoral or impractical and thus affects the lawful rights and interests of a third party or is meant to avoid enforcement costs.
If such agreement is reached after property has been sold or delivered to another person to satisfy the judgment, it is required to obtain the buyer’s or recipient’s consent.
4. The enforcement officer shall witness and sign the agreement at the request of the litigants in the cases specified in Clause 2 and Clause 3 of this Article. Where the agreement is illegal or immoral or impractical and thus affects the lawful rights and interests of a third party or is meant to avoid enforcement costs, the enforcement officer is entitled to refuse to sign it and issue a record which provides explanation.
The person who requests the enforcement officer to witness the agreement outside the premises of the civil judgment enforcement authority shall reimburse the civil judgment enforcement authority for reasonable costs.
Article 6. Automatic issuance of enforcement order
1. The head of a civil judgment enforcement authority may issue a single order for automatic enforcement of certain portions of a judgment, except for the following cases:
a) If a judgment stipulates automatic return of money or property, each judgment creditor shall receive a separate enforcement order;
b) If a judgment stipulates more than one judgment debtors, each of them shall receive an order that covers the portions automatically enforced.
2. In case of enforcement of joint rights and obligations, the head of a civil judgment enforcement authority shall issue a single decision that covers people having joint rights and obligations.
3. Other state revenues specified in Point c Clause 2 Article 36 of the Law on Civil judgment enforcement that are automatically collected comprise tax arrears, assistance for the State and compensations provided for the State in extremely serious economic cases and corruption cases; other government budget revenues.
Article 7. Issuance of enforcement order on request
1. For each request for enforcement, the head of the civil judgment enforcement authority shall issue an enforcement order. Where there is one judgment debtor and more than one judgment creditors under a judgment and the litigants request enforcement at the same time, the head of the civil judgment enforcement authority shall issue a single enforcement order.
Where a piece of property or amount of money is to be received by more than one person under a judgment but only one or some of them request enforcement, the head of the civil judgment enforcement authority shall issue an enforcement order to each of the requesters and inform other judgment creditors that they have to request enforcement within 30 days from the day on which they are informed. After the aforementioned period, the enforcement officer shall transfer money or deliver possession of the property to the people who are informed but do not request enforcement or their representatives. The judgment creditors' rights to the property shall be settled as agreed or as prescribed by law.
2. Where the time limit for requesting civil judgment enforcement does not expire after the duration of a force majeure event or inevitable difficulty is deducted, the head of the civil judgment enforcement authority shall issue an enforcement order. If such time limit has expired, the civil judgment enforcement authority shall reject the request for civil judgment enforcement in accordance with Point c Clause 5 Article 31 of the Law on Civil judgment enforcement, except for the case specified in Clause 6 Article 4 of this Decree.
3. Issuance of decisions on enforcement of joint rights and obligations is specified in Clause 2 Article 6 of this Decree.
4. The civil judgment enforcement authority shall reject requests for civil judgment enforcement in accordance with Point a Clause 5 Article 31 of the Law on Civil judgment enforcement if the judgment does not specify the judgment debtor and obligations to implement it.
Article 8. Civil judgment enforcement dossier
1. The enforcement order is the basis for compiling the civil judgment enforcement dossier. Each enforcement order shall have a civil judgment enforcement dossier.
Within 02 working days, the enforcement officer shall compile the civil judgment enforcement dossier.
2. The civil judgment enforcement dossier shall demonstrate the process of enforcement by the enforcement officer and contains all documents that are and have been implementing and be retained in accordance with regulations of law on document retention.
Article 9. Verifying capacity for civil judgment enforcement
1. The enforcement officer shall request the judgment debtor to provide truthful and adequate information about his/her property, income, and capacity for civil judgment enforcement. The type and value of money or right to property; cash, money in account, loans and borrowings, value and conditions of each type of property or ownership thereof; periodic and irregular incomes, income payers, residences of minors in the custody of other people; ability to satisfy the judgment.
The enforcement officer shall specify in the verification record whether the judgment debtor provides information about his/her property, income, and capacity for civil judgment enforcement.
If the judgment debtor fails to provide information or to provide truthful information, the enforcement officer shall request imposition of administrative penalties depending on the seriousness of violations.
2. Where information about the judgment debtor’s property, residence, workplace or other information related to the civil judgment enforcement has to be verified, the head of the civil judgment enforcement authority may authorize in writing another civil judgment enforcement authority that has such information to verify.
The letter of authorization shall specify the authorizing party, authorized party and authorized tasks. The head of the authorized civil judgment enforcement authority shall send a written verification result and other information to the authorizing authority.
For verification of real property or personal property that has to be registered, the verification result shall be sent within 30 days from the authorization date. Where verification of property is difficult, the time limit may be extended but not exceeding 45 days from the authorization date.
For verification of other property and information, the verification result shall be sent within 15 days from the authorization date.
3. Where the judgment debtor’s address and/or property cannot be verified while he/she has to fulfill the obligations himself/herself, the head of the civil judgment enforcement authority shall issue a decision on suspension of civil judgment enforcement. The decision on suspension of civil judgment enforcement shall specify that the enforcement is suspended according to Point b Clause 1 Article 48 of the Law on Civil judgment enforcement.
4. Within 05 working days from the date specified in Clause 1 Article 44a of the Law on Civil judgment enforcement, the head of the civil judgment enforcement authority shall issue decision on suspension of civil judgment enforcement.
Within 10 days from the receipt of new information about the judgment debtor’s capacity for civil judgment enforcement from a litigant or another entity, the enforcement officer shall verify such information.
If the judgment debtor is capable of civil judgment enforcement after the decision on suspension of civil judgment enforcement is issued, the civil judgment enforcement authority shall issue a decision on resumption of civil judgment enforcement.
5. The civil judgment enforcement authority shall keep a separate log of the case within 03 working days from the day on which all of the following conditions are satisfied:
a) The judgment debtor still has to serve at least 02 more years of imprisonment sentence after 02 years from the issuance date of the decision on suspension of civil judgment enforcement or the judgment debtor’s new residence cannot be found or the 1-year time limit from the issuance date of the decision on suspension of civil judgment enforcement has expired;
b) At least 02 verifications are carried out in accordance with Clause 2 Article 44 of the Law on Civil judgment enforcement;
c) There is no new information about the judgment debtor’s capacity for civil judgment enforcement.
6. In the case specified in Clause 5 of this Article, if judgment debtor is capable, the civil judgment enforcement authority shall organize the civil judgment enforcement.
Article 10. Requesting enforcement officer replacement
1. A litigant is entitled to request replacement of the enforcement officer in the following cases:
a) The cases specified in Clause 5 Article 21 of the Law on Civil judgment enforcement;
b) The enforcement officer acted as the litigant’s or witness' defender in the same case;
c) The enforcement officer fails to carry out the enforcement on schedule;
d) The enforcement officer is found discriminatory in the performance of his/her duty.
2. A written request for replacement of the enforcement officer which specifies the reasons and basis for the replacement shall be sent to the head of the civil judgment enforcement authority. If the enforcement officer is also the head of the civil judgment enforcement authority, the request shall be sent to him/her or the head of its superior civil judgment enforcement authority.
3. Within 05 working days from the receipt of the request, the head of the civil judgment enforcement authority shall decide whether to replace the enforcement officer or reject the request and provide explanation.
Article 11. Disclosing information about judgment debtors
1. Within 05 working days from the issuance date of the decision on suspension of civil judgment enforcement, the civil judgment enforcement authority shall publish information about the judgment debtor’s name, address and obligations on the website of Civil Judgment Enforcement Administration and send it to the People’s Committee of the commune where information is verified. The decision shall be published for 03 months.
2. Within 03 working days from the day on which information about changes to the judgment debtor’s name, address and obligations is verified, the civil judgment enforcement authority which published the information shall rectify it.
3. Within 02 working days from the issuance date of the decision on suspension of civil judgment enforcement or written certification of the judgment debtor’s fulfillment of his/her obligations, the civil judgment enforcement authority shall remove the information from the aforementioned website.
Within 02 working days from the day on which the People’s Committee of the commune receives the decision on suspension of civil judgment enforcement or written certification of the judgment debtor’s fulfillment of his/her obligations, the People’s Committee of the commune shall stop publishing such information.
4. The State shall cover the cost of publishing, updating, providing information about the judgment debtors’ incapacity for civil judgment enforcement and maintenance of the websites mentioned in Clause 1 and Clause 2 of this Article.
5. The Ministry of Justice shall provide instructions on publishing, update, management, use, and provision of information about the judgment debtors’ incapacity for civil judgment enforcement on the websites of Civil Judgment Enforcement Administration and development of national civil judgment enforcement database.
Article 12. Civil judgment enforcement notifications
1. Notifications shall be directly sent to litigants and people having relevant interests and duties as follows:
a) Enforcement officers and officials in charge of civil judgment enforcement shall deliver notifications to recipients;
b) Postmen, people authorized by civil judgment enforcement authorities; chiefs of neighborhoods, villages, hamlets, Presidents of the People’s Committees of communes and chiefs of police authorities of communes, prison guards, heads of civil judgment enforcement authorities and police departments of districts shall deliver notifications to recipients who reside in their administrative divisions or are serving imprisonment sentences in their facilities.
2. A notification may be by fax, email or another manner at the request of the litigant or person having relevant interests and duties as long as it does not obstruct the civil judgment enforcement.
3. A litigant or person having relevant interests and duties whose address is changed shall inform the civil judgment enforcement authority. If the civil judgment enforcement authority is not informed of the new address, the previous address shall be considered valid.
4. Where a litigant or person having relevant interests and duties refuses to receive the notification, the deliverer shall issue a record which is signed by a witness and it will be considered that the notification has been validly delivered.
5. Civil judgment enforcement shall be published by means of mass media in accordance with Article 43 of the Law on Civil judgment enforcement and also on the website of the Civil Judgment Enforcement Administration.
Article 13. Application of security measures and forcible measures
1. The enforcement officer shall apply security measures and forcible measures according to the judgment, the enforcement order, the obligations to civil judgment enforcement; the judgment debtor’s capacity, the litigant’s requests and local conditions. The enforcement officer shall apply security measures and forcible measures in case of a decision of implementation of temporary emergency measures specified in Article 130 of the Law on Civil judgment enforcement.
The application of security measures and forcible measures must be suitable for the judgment debtor’s obligations and necessary costs, except for the case specified in Clause 4 Article 24 of this Decree. Where the judgment debtor only has one piece of property whose value is far higher than his/her liability and such property cannot be divided or will significantly loses its value if divided, the enforcement officer is still entitled to apply security measures and forcible measures to satisfy the judgment.
2. In the cases in which forcible measures must not be taken prescribed in the Law on Civil judgment enforcement, the civil judgment enforcement authority shall not take forcible measures for 15 days before and after lunar new year’s eve, traditional days for beneficiaries of incentive policies who are judgment debtors, and in other cases that threaten social or political order or local traditions.
3. Where necessary, the head of the civil judgment enforcement authority shall submit a report the President of the People’s Committee at the same level at least 05 days before taking forcible measures in major and/or complicated cases that affect social or political order according to Clause 1 Article 172, Clause 2 Article 173 and Clause 2 Article 174 of the Law on Civil judgment enforcement.
4. Where property that was given to the property recipient who signed the transfer note is re-appropriated, the civil judgment enforcement authority is not responsible for giving the property to such recipient again.
The judgment creditor is entitled to request the People’s Committee of the commune where the property is located to request the appropriator to return the property. If the appropriator fails to return the property, the judgment creditor is entitled to request a competent authority to impose administrative penalties or initiate criminal prosecution as prescribed by law.
Article 14. Suspension of civil judgment enforcement
1. The head of a civil judgment enforcement authority shall issue a decision on suspension of civil judgment enforcement in accordance with Point a and Point b Clause 1 Article 48 of the Law on Civil judgment enforcement if the judgment debtors have to fulfill their obligations themselves.
2. Where the judgment debtor has property other than that specified in Point b Clause 1 Article 48 of the Law on Civil judgment enforcement, the civil judgment enforcement authority shall seize it to satisfy the judgment.
Article 15. Transfer of rights and obligations to civil judgment enforcement
1. Rights and obligations to civil judgment enforcement shall be transferred to another person in accordance with Clause 2 Article 54 of the Law on Civil judgment enforcement. To be specific:
a) Where the judgment debtor dies and his/her property is managed or used by another person, the property manager or user shall deliver possession of the property to the judgment creditor within 30 days from the day on which he/she is informed by the civil judgment enforcement authority. If the judgment debtor fails to do so, the civil judgment enforcement authority shall enforce the delivery of property to the judgment creditor as prescribed by law, even if forcible measures have to be taken.
b) Where a judgment debtor dies and leaves an inheritance, the inheritor or inheritance manager shall reach an agreement on fulfillment of the judgment debtor’s obligations within 30 days from the day on which he/she is informed by the civil judgment enforcement authority. If the inheritor or inheritance manager fails to reach such agreement, the civil judgment enforcement authority shall take security measures and forcible measures against the inheritance to satisfy the judgment. Relevant persons are entitled to file a lawsuit within 30 days from the day on which they are properly informed by the civil judgment enforcement authority. The civil judgment enforcement authority shall seize the property to satisfy the judgment if no lawsuit is filed by the deadline.
Where an inheritor is not identifiable, the civil judgment enforcement authority shall make an announcement through the mass media and post a notice where the property is located and at the People’s Committee of the commune where the property is located for 03 months. If the inheritance is not claimed by the expiration of such period, the civil judgment enforcement authority shall seize the property to satisfy the judgment.
2. The transfer of rights and obligations to civil judgment enforcement specified in Clause 4 Article 54 of the Law on Civil judgment enforcement shall comply with regulations of the Civil Code on transfer of rights and obligations, must not affect the lawful rights and interests of other organizations and individuals and shall be made into a written document bearing signatures of the transferor and transferee.
Where judgment creditor transfers part or all of his/her right to civil judgment enforcement to a third person, the third person shall become judgment creditor who is entitled to the transferred right. The transferor shall send a written notification of the transfer to the judgment debtor and the civil judgment enforcement authority in charge. Rights to civil judgment enforcement may be transferred without the judgment debtor’s consent, unless otherwise agreed by the parties or prescribed by law.
A judgment debtor may not transfer his/her obligations to a third person without the judgment creditor’s consent. The transferee shall voluntarily fulfill the judgment debtor’s obligations. Otherwise, security measures and forcible measures shall be taken in accordance with the Law on Civil judgment enforcement.
Article 16. Authorizing civil judgment enforcement
1. The head of the civil judgment enforcement authority shall authorize another civil judgment enforcement authority where the judgment debtor registers his/her property or the civil judgment enforcement authority of the administrative division where the property is located.
2. Where judgment debtor’s property is located in more than one place, the civil judgment enforcement authority shall authorize in the following order:
a) under agreement of litigants;
b) where property is sufficient to satisfy the judgment;
c) where the most valuable property is located or where most property is located.
3. Where a judgment imposes a lien on a piece of property which is located in another area, the civil judgment enforcement authority in charge of such area may be authorized.
4. The authorization decision shall specify the authorized contents, fulfilled obligations, unfulfilled obligations and information necessary for authorization.
The authorization decision shall be sent together with the judgment, copies of property seizure or property impoundment record and relevant documents. Where more than one civil judgment enforcement authority is authorized, copies of the judgment and relevant documents bearing the authorizing civil judgment enforcement authority shall be sent to the authorized civil judgment enforcement authorities.
5. Where the judgment debtor’s does not have any property, residence, job or office locally, the authorized civil judgment enforcement authority shall follow instructions in Article 44a of the Law on Civil judgment enforcement. Where it is determined that the judgment debtor has a residence, property, job or office in another administrative division, the civil judgment enforcement authority in charge of such administrative division shall be authorized to carry out civil judgment enforcement.
Article 17. Civil judgment enforcement in case of change to property price
1. The enforcement officer shall organize property valuation in case of change to the property price in accordance with Article 59 of the Law on Civil judgment enforcement and at least one of the litigant requests the valuation if the property price changes by at least 20% compared to the effective judgment.
2. The person requesting property valuation shall provide documents proving the change to property rice. Such documents may be the price bracket imposed by a competent authority or market price of identical or similar property in the same area or actual price of the same kind of property in the area.
Within 30 days from the receipt of the request for property valuation and supporting documents, the enforcement officer shall follow valuation procedures specified in Article 98 of the Law on Civil judgment enforcement. The valuation cost shall be paid by the person requesting the valuation.
3. Within 05 days from the day on which the valuation result is given, the enforcement officer shall request the recipient of property to pay the difference to the recipient of the judgment sum.
If the recipient of property fails to pay the judgment sum within 30 days from the receipt of the payment request, the enforcement officer shall issue a decision to sell the property at auction to satisfy the judgment. Late payment interest shall not be charged.
4. The property seizure cost specified in Clause 3 of this Article shall be paid by the litigants which is proportional to the amount of money or value of property they receive in accordance with regulations of law on forcible enforcement cost.
5. If the property manager fails to voluntarily deliver possession of the property to the successful bidder, forcible measures shall be taken and the property manager shall pay the forcible enforcement cost.
Article 18. Impoundment of property and documents to satisfy judgments
1. Where necessary, the enforcement officer shall request the police or other entities to assist in impoundment of property or documents to satisfy the judgment.
2. The impoundment record shall specify the owner’s name, the type of property or documents; quantity, sizes and other features of the property or document.
In case of impoundment of money, it is required to specify the quantity, face values, currency and, if necessary, serial numbers.
In case of impoundment of valuable metals or gemstones, they must be sealed at the in the presence of the owner or his/her relatives. Where the owner or his/her relative refuses to witness the impoundment, another witness is required. The seal must specify the type, quantity, weight and other features of the property sealed, bear the signatures of the enforcement officer, the owner or his/her relative or the witness. The sealing shall be mentioned in the impoundment record.
Impounded property or documents shall be stored in accordance with Article 58 of the Law on Civil judgment enforcement.
3. When the impounded property or documents are returned, the enforcement officer shall request the recipient to present documents proving his/her ownership of the property or documents or a letter of authorization.
The enforcement officer shall request the recipient to check the quantity, weight, sizes and other features of the property or documents in the presence of the warehouse keeper.
The return shall be recorded in writing.
4. Civil judgment enforcement authorities shall deal with property and documents that are not received in accordance with Clause 2 through 4 Article 126 of the Law on Civil judgment enforcement.
Article 19. Suspension of registration, transfer of right to ownership, right to enjoyment or right to make changes to property
From the day on which the decision on suspension of registration, transfer of right to ownership, right to enjoyment or right to make changes to property, relevant entities shall not register, transfer right to ownership, right to enjoyment or right to make changes to the property until receiving another decision on termination of the suspension from the enforcement officer.
Article 20. Freezing accounts and property
1. The decision on freezing accounts and property shall specify the amount of money in the account or value of property frozen. The enforcement officer shall give the freeze decision to the legal representative of the State Treasury, credit institution or entity managing the account or property or the document recipient of such entity, and issue a transfer note.
The transfer note shall bear the signatures of the enforcement officer and the recipient of the freeze decision. Where the recipient of the freeze decision refuses to sign it, another witness shall sign it.
The freeze decision shall be immediately sent to the entity managing the account or property frozen.
2. Where the legal representative or document recipient of such entity refuses to receive the freeze decision, the enforcement officer shall issue a note of rejection which bears the signatures of a witness and post the freeze decision at their premises.
The legal representative or document recipient shall be legally responsible for such rejection and pay compensation for any damage caused.
3. The enforcement officer shall keep confidentiality of information about the account or property frozen, which might be provided by the account or property manager.
Article 21. Account garnishment
1. The garnishment decision shall contain:
a) Issuance date of the decision;
b) Basis for issuance of the decision;
c) The judgment debtor’s name and account number;
d) Name and address of the State Treasury or credit institution where the account is opened (hereinafter referred to as “garnishee”);
dd) Amount of money garnished;
e) Name and account number of the civil judgment enforcement authority which receives the garnished money;
g) Time limit for garnishment.
2. Where the judgment debtor opens multiple deposit accounts at more than one State Treasuries or credit institutions, the enforcement officer shall decide whether to garnish one or multiple accounts as long as the judgment is fully satisfied and forcible enforcement cost are fully covered.
3. Relevant garnishees shall garnish the account(s) as soon as the garnishment decision is received and pay compensation for any damage caused by their failure to comply with the garnishment decision.
Article 22. Collecting money from judgment debtor’s profit
1. The enforcement officer shall periodically collect money from the judgment debtor’s profit depending on his/her business.
The enforcement officer shall determine the amount according to business records and actual business performance of the judgment debtor.
2. The amount retained by the judgment debtor must be able to maintain the level of subsistence of the judgment debtor and his/her dependants. The subsistence level of the judgment debtor and his/her dependants shall be determined according to the local poverty standards or those established by the Prime Minister.
The minimum amount retained by the judgment debtor shall be determined by the enforcement officer according to the business line and scope, and may be adjusted.
Article 23. Collecting judgment debtor’s money or property held by a third party
1. Where it is suspected that a third party is holding the judgment debtor’s money or property, the enforcement officer shall request the third party in writing to give up the money or property to satisfy the judgment.
Otherwise, security measures and forcible measures shall be taken to satisfy the judgment.
The judgment debtor shall pay for the forcible enforcement cost.
2. Where the third party fails to comply with the enforcement officer’s request and give the money or property to the judgment debtor or another person instead, the third party shall pay compensation for the judgment creditor as prescribed by law.
3. Where it is discovered that an organization or individual is paying the judgment debtor an amount of money or property which is owed to the judgment creditor according to the judgment, the enforcement officer shall request such organization or individual to deliver the amount of money or possession of property to the civil judgment enforcement authority to satisfy the judgment. Otherwise, the enforcement officer shall take forcible measures against such organization or individual to satisfy the judgment.
The forcible enforcement cost shall be paid by the entity against which the forcible measures are taken.
Article 24. Seizure of property to satisfy judgments
1. From the effective date of the judgment, if the judgment debtor converts, gifts, transfers or mortgages his/her property but fails to use the proceeds therefrom satisfy the judgment and no other property or other property is not sufficient to satisfy the judgment, the aforementioned property shall still be seized to satisfy the judgment, unless otherwise prescribed by law. Where there is dispute over the property seized, the enforcement officer shall inform the litigants and parties to the dispute in accordance with Clause 1 Article 75 of the Law on Civil judgment enforcement.
Where preventive measures, temporary emergency measures, security measures and forcible measures have been taken but the property is still converted, gifted, transferred or mortgaged, it shall be seized to satisfy the judgment. The enforcement officer shall request the court to nullify such transaction or request a competent authority to invalidate every document about such transaction.
2. Seizure of property under joint ownership of the judgment debtor and other people:
a) The civil judgment enforcement authority shall only seize land use right, house and other property on land if other property is not sufficient to satisfy the judgment or at the request of litigants as prescribed in Clause 4 of this Article;
b) Where the judgment debtor and other people have joint ownership of a piece of property which has been divided among them, the enforcement officer shall seize the judgment debtor’s share to satisfy the judgment accordance with Clause 2 Article 74 of the Law on Civil judgment enforcement. If the judgment debtor’s share cannot be determined, Clause 1 Article 74 of the Law on Civil judgment enforcement shall apply, except for the case specified in Point c of this Clause;
c) For property under joint ownership of spouses, the enforcement officer shall determine the wife’s share and the husband’s share in accordance with marriage laws and inform them.
For property or land use right under joint ownership of a household, the enforcement officer shall determine each member’s share at the time such ownership is established or the time land is allocated, leased by the State or the time the land use right is certified by the State. The notify shall notify the household members of their share.
A spouse or household member does not concur with the enforcement officer’s decision is entitled to request a court to divide the shared property within 30 days from the day on which he/she is informed. If no lawsuit is filed within the said 30-day period, the enforcement officer shall seize judgment debtor’s share of property.
3. Where it is discovered that the value of lawfully mortgaged property is equal to or smaller than the judgment debtor’s liability according to the mortgage contract, the enforcement officer shall inform the mortgagee and request the mortgagee to inform the civil judgment enforcement authority when all contractual obligations are fulfilled or when the mortgaged property is liquidated.
The civil judgment enforcement authority shall seize the property after redemption or collect the remaining amount after the property is liquidated (if any) to pay for the concluded contract.
The mortgagee shall pay compensation for his/her failure to inform or to punctually inform the judgment creditor.
4. Where the judgment debtor voluntarily gives up a specific piece of property which is sufficient to satisfy the judgment and cover relevant costs, the enforcement officer shall explain that the judgment debtor has to pay relevant costs and seize the property to satisfy the judgment. The judgment debtor shall be restricted from making transactions of other property until the judgment is fully satisfied.
5. The civil judgment enforcement authority shall only seize other property of an enterprise if the judgment is not fully satisfied after garnishing the enterprise’s account(s), seizing precious metals, gemstones and debt instruments, whether they are held by the enterprise or a third party, unless otherwise prescribed by the court judgment or agreed by the litigants.
6. Where the judgment debtor voluntarily gives up his/her property as prescribed in Point a Clause 1 Article 7a of the Law on Civil judgment enforcement to fulfill his/her obligations, the enforcement officer shall issue a record, which is the basis for the enforcement officer to deliver or valuate and liquidate the property. The valuation cost, liquidation cost and other relevant costs shall be paid by the judgment debtor.
Where the judgment debtor voluntarily gives up his/her only house but it is still not sufficient to fulfill his/her obligations and he/she is not able to lease another house or find another residence, the enforcement officer shall follow instructions in Clause 5 Article 115 of the Law on Civil judgment enforcement.
Article 25. Agreement on valuating body
1. Where the litigants have an agreement on a valuating body in the province where the property is located or another province, the enforcement officer shall conclude a contract with the valuating body appointed by the litigants.
2. A valuating body verifying value of seized property shall be appointed similarly.
Article 26. Valuating seized property
1. Where a service contract cannot be concluded as prescribed in Point a Clause 3 Article 98 of the Law on Civil judgment enforcement, the enforcement officer may appoint and sign a contract with a valuating body in a province other than that where the seized property is located. If such contract cannot be concluded, the enforcement officer shall consult with a finance authority at the same level or another agency in charge of management of the same kind of property about valuation of the seized property. The consultation shall be made into a record which is signed by the enforcement officer and the finance authority of specialized agency.
If the finance authority or specialized agency does not offer any opinion in writing within 15 days from the receipt of the enforcement officer’s request, the head of the civil judgment enforcement authority shall request the President of the People’s Committee at the same level to request relevant agencies to offer opinions about valuation of the seized property.
2. A piece of property is said to be of little value mentioned in Point b Clause 3 Article 98 of the Law on Civil judgment enforcement if at the time of valuation, the market price of an identical or similar unused piece of property of the same kind does not exceed VND 10,000,000.
Article 27. Auction of seized property
1. Where more than one joint owner wish to buy the judgment debtor’s share of property at the set price, the enforcement officer shall request the joint owners to reach an agreement with the person holding the right to buy the property. If an agreement cannot be reached, the enforcement officer shall select a buyer by drawing lots.
2. The value of auctioned personal property specified in Point b Clause 3 and Clause 4 Article 101 of the Law on Civil judgment enforcement means the value of each piece of personal property; for items of the same kind and integrated items, total value of the pieces of personal property in an auction to satisfy a judgment.
3. The successful bidder shall transfer money to the account of the civil judgment enforcement authority within 15 days from the wining date.
Within 30 days (or 60 days for complicated cases) from the day on which the successful bidder fully transfers the payment, the civil judgment enforcement authority shall deliver possession of the property to the successful bidder unless there is a force majeure event.
The auctioneering body shall cooperate with the civil judgment enforcement authority in delivering possession of property to the successful bidder. Any entity that illegally intervenes or obstructs the delivery of property possession shall pay compensation for any damage to the successful bidder.
4. The civil judgment enforcement authority shall pay judgment sum the judgment creditor in accordance with Article 47 of the Law on Civil judgment enforcement within 10 days from the day on which possession of the property is delivered to the successful bidder.
Before possession of the property is delivered, the civil judgment enforcement authority shall follow procedures to transfer the money to a bank account with 1-month term. The interest generated shall be aggregated with the initial deposit to satisfy the judgment. Where possession of the property cannot be delivered, the interest shall be given to the successful bidder, unless otherwise agreed or prescribed by law.
Where possession of the property cannot be delivered to the successful bidder by the deadline specified in the sale contract, the successful bidder is entitled to terminate the contract.
5. Where the successful bidder refuses to buy the property or has not paid any other amounts after the sale contract is concluded, the deposit shall be transferred to state budget and used to cover late payment interest, advance compensation, enforcement costs and other relevant costs.
Where the successful bidder fails to fully or punctually pay for the property under the sale contract, the payment shall be dealt with in accordance with the sale contract and auction laws.
The civil judgment enforcement authority shall hold an auction as prescribed by law.
Article 28. Registration and issuance of Certificates of right of ownership of property
1. Where the civil judgment enforcement authority cannot recover documents about the property as prescribed in Point e Clause 3 Article 106 of the Law on Civil judgment enforcement, written requests for invalidation of old documents and issuance of new documents shall be sent to the document issuers.
2. Where property is land use right and property on land that is granted a certificate of land use right and ownership of property on land (hereinafter referred to as land use right certificate) which is not recoverable:
a) The civil judgment enforcement authority shall send a written explanation for failure to recover the land use right certificate to the land registry that issued the land use right certificate;
b) Within 30 days from the receipt of the explanation, the land registry shall request the issuer of the land use right certificate to invalidated the old certificate and issue a new one in accordance with land laws.
3. Where property is land use right and property on land that is not granted a certificate of land use right but eligible for one, a competent authority shall issue the land use right certificate in accordance with land and housing laws.
Article 29. Transfer of intellectual property rights
Where the enforcement officer decides to transfer the intellectual property rights to another entity in accordance with the Law on Intellectual property, such transfer must comply with regulations of law on transferring intellectual property rights.
Article 30. Valuation of intellectual property rights
1. Intellectual property rights shall be assessed in accordance with regulations of law on pricing and valuation of intellectual property rights.
2. The entity that wishes to have intellectual property rights valuated shall pay the valuation costs in accordance with Article 73 of the Law on Civil judgment enforcement.
Article 31. Auctioning intellectual property rights
1. The power to auction intellectual property rights:
a) An auctioneering body shall organize auctions of intellectual property rights assessed at over VND 10 million;
b) An enforcement officer shall organize auctions of intellectual property rights assessed at up to VND 10 million or in provinces where no auctioneering body is available or agrees to sign an auctioneer service contract.
2. Intellectual property rights shall be auctioned in accordance with regulations of law on property auction.
Article 32. Handling evidence and property expropriated
1. A finance authority at the same level with the civil judgment enforcement authority, the provincial finance authority or the authority keeping the evidence or property shall handle evidence and property that are expropriated in accordance with Article 124 of the Law on Civil judgment enforcement and regulations of law on establishment of state ownership of property and management thereof.
2. The civil judgment enforcement authority shall send a notice to and request the responsible authority to receive the evidence or property within 10 days from the day on which the notice is received.
If the evidence or property is not received by the aforementioned, the responsible authority shall pay the storage costs and incur all risks.
The transfer of expropriated evidence and property shall be carried out at the warehouse of the civil judgment enforcement authority keeping the evidence or property; the judgment enforcement is complete at the time of receipt of the evidence or property.
3. Where a competent finance authority delegates the handling of expropriated evidence or property, the civil judgment enforcement authority in charge shall follow expropriation procedures after expropriation costs are deducted and establish state ownership of the property and manage it.
Article 33. Destruction of evidence or property
1. The destruction council shall carry out destruction of evidence or property within 10 days from the day on which it is established.
2. Evidence and property may be destroyed by burning, crushing or other appropriate methods.
In case of destruction of harmful chemicals or other items that requires special equipment or expert’s participation, the enforcement officer shall sign a contract with the expert or an organization capable of destroying them in order to ensure safety and avoid environmental damage.
3. The destruction cost shall be covered by state budget.
Article 34. Application of security measures in case of entrustment of joint liability fulfillment
In case of entrustment of joint liability fulfillment, if the judgment debtor has residences or property in more than one administrative divisions and the property in one administrative division is not sufficient to satisfy the judgment, the civil judgment enforcement authority may apply security measures against relevant people and property to prevent avoidance of civil judgment enforcement.
Article 35. Implementation of temporary emergency measures
1. The head of the civil judgment enforcement authority shall authorize another civil judgment enforcement authority of the province where the judgment debtor resides or his/her property is located to take the following temporary emergency measures if the judgment debtor or his/her property moves to another province:
a) Forbid certain acts; grant custody of the minor to another organization or individual; suspend the dismissal decision;
b) Enforce provision of part of alimony; enforced provision of part of compensation for loss of life or health; enforce advance payment of salary, compensation, occupational accident or occupational disease benefits for the worker;
c) Seize the property under dispute;
d) Allow harvest and sale of farm produce or other goods.
2. The head of the civil judgment enforcement authority shall immediately issue a decision to entrust the civil judgment enforcement as soon as the basis for entrustment is available. The head of the entrusted civil judgment enforcement authority shall issue an enforcement decision and request an enforcement officer to take the measures specified in Article 130 of the Law on Civil judgment enforcement.
Article 36. Values of property reimbursement in case of cassation or reopening
The value of property for which the initial owner is reimbursed in case of partial or full adjustment or cancellation of a court judgment prescribed in Clause 3 Article 135 of the Law on Civil judgment enforcement is the market price of the property in the area at the time of reimbursement.
Article 37. Verifying result of civil judgment enforcement
1. The head of the civil judgment enforcement authority shall issue a written verification of the fulfillment of the litigants’ rights and obligations under the enforcement order at their or their relative's request.
2. The written verification shall specify the obligations and the result of civil judgment enforcement at the time of verification.
The result of civil judgment enforcement shall specify whether a litigant has partially or fully discharged his/her obligations under the enforcement order (or the obligations of each period in case of periodic obligations).
Article 38. Settlement of complaints against civil judgment enforcement
1. If a complaint is not accepted, the receiving body shall reply the complainer within 05 working days from the day on which the complaint is received. Only one reply shall be made. If the complainer encloses original documents related to the case, they shall be returned.
If the complaint also contains denunciation, they shall be processed separately according to corresponding regulations of law.
2. Where a complaint is not processed by the deadline, the head of the superior civil judgment enforcement authority shall request the inferior authority to process it, supervise it processing the complaint and take actions against irresponsibility or unreasonable delay. A case that is beyond its capacity shall be transferred to a competent authority.
3. The decision on initial settlement of complaint shall be issued by the competent person regarding an effective decision on implementation of security measures.
4. An effective decision on complaint settlement shall be reviewed in accordance with Point b Clause 4 and Point b Clause 7 Article 142 of the Law on Civil judgment enforcement in the following cases:
a) The decision or act complained against is illegal but the decision on complaint settlement says it is legal;
b) The complaint processing violates regulations of law on procedures for processing civil judgment enforcement complaints;
c) There is a new circumstance that basically changes the complaint settlement result.
5. Where a litigant keeps making filing complaints after a complaint is settled without giving new evidence, the person in charge of complaint settlement shall retain the complaints and inform the litigant.
Article 39. Entities whose liabilities are covered by state budget
1. Regulatory bodies.
2. Political organizations, socio-political organizations and their affiliates whose operations are fully covered by state budget.
3. Public service agencies established by state budget whose operations are fully covered by state budget.
4. Armed forces whose operations are fully covered by state budget.
Article 40. Conditions for state funding for satisfying judgments
A judgment debtor that is an organization may have its liability covered by state budget if the person at fault is not able to satisfy the judgment or to fully satisfy the judgment and its budget is also not sufficient to satisfy the judgment. Where the liability of an organization is caused by a law enforcement officer in the performance of his/her duty which is eligible for state compensation, regulations of law on state compensation shall apply.
Article 41. Power to decide state funding for satisfying judgments
1. Judgment debtors that are central authorities shall be funded by central government budget; Judgment debtors that are local authorities shall be funded by local government budgets; Judgment debtors that are military units shall be funded by state budget.
2. The power and levels of funding shall comply with state budget laws.
Article 42. Procedures for state funding
The judgment debtor eligible for state funding shall compile an application for state funding.
The Ministry of Justice and the Ministry of Finance shall provide instructions on documents, time limits, procedures for processing applications for state funding, cost estimation, funding provision and reimbursement.
Funding provided for satisfying judgments must not be used for other purposes.
Article 43. Forcible enforcement cost
1. Other necessary costs specified in Point c Clause 3 Article 73 of the Law on Civil judgment enforcement comprise:
a) Cost of meetings between the enforcement officer and relevant bodies before enforcement;
b) Forcible enforcement cost in case the seized property cannot be liquidated as prescribed in Clause 3 Article 104 of the Law on Civil judgment enforcement; the value of seized property specified in Article 90 of the Law on Civil judgment enforcement is equal to or smaller than the cost and liability; the seized property is no longer usable; the judgment debtor has to return or give up the property under the judgment without being able to pay the forcible enforcement cost; the judgment debtor makes a getaway or dies without leaving any property;
c) Costs of valuation and determination of property value before enforcement and necessary costs specified in Article 90 of the Law on Civil judgment enforcement;
d) Costs of impoundment of the judgment debtor’s documents without collecting money from the judgment debtor;
dd) Costs of translation and/or interpretation for foreign litigants or ethnic litigants who do not speak Vietnamese;
e) Cost of suspension of enforcement specified in Point a, b, dd, dd Clause 1 Article 50 of the Law on Civil judgment enforcement;
g) Costs that are paid before the enforcement is cancelled by a competent authority.
2. Payments for participants in the forcible enforcement specified in Clause 7 Article 73:
a) Participants are the enforcement officer and other enforcement officials, police officers, militia members, representatives of the local government, social organizations, the neighborhood or village, and other forces mobilized in the enforcement;
b) Participants shall be paid in case of protection of the forcible enforcement, declaring the forcible enforcement, impoundment of property or documents, discussion about the forcible enforcement, discussion about valuation and re-valuation of property without signing a contract with an auctioneering body; direct participation in the enforcement where necessary;
3. The Ministry of Finance and the Ministry of Justice shall specify the payments and provide a mechanism for management of forcible enforcement budget.
Article 44. Exemption and reduction of forcible enforcement cost
1. The head of the civil judgment enforcement authority in charge shall consider granting exemption of reduction of forcible enforcement cost to a litigant that is a natural person may in any of the following cases:
a) The litigant’s income is not able to maintain his/her level of subsistence or the judgment debtor is facing prolonged financial difficulties because of a natural disaster or conflagration.
The level of subsistence is determined according to Clause 2 Article 22 of this Decree.
b) The litigant is a beneficiary of preferential policies or war veteran.
c) The litigant is disabled or chronically sick.
2. The litigant shall submit an application for exemption or reduction of forcible enforcement cost which specifies the reason for exemption or reduction.
A litigant facing financial difficulties shall obtain a confirmation from the People’s Committee of the commune where he/she resides or from his/her income payer. A litigant who is a beneficiary of preferential policies or war veteran shall provide supporting documents. A litigant who is disabled or chronically sick shall provide medical records confirmed by the health facility of the district or a superior health facility.
Within 05 working days from receipt of the application and enclosed documents, the civil judgment enforcement authority shall consider granting exemption or reduction of forcible enforcement cost.
3. Exemption and reduction level:
a) The litigants mentioned in Point a and c Clause 1 of this Article shall be granted 50% reduction of the forcible enforcement cost;
b) The litigants mentioned in Point b Clause 1 of this Article who have paid 50% of the forcible enforcement cost shall have the remainder exempted.
4. The person that fails to follow procedures for valuation or issues an unconformable decision on exemption or reduction of forcible enforcement cost shall reimburse state budget for the forcible enforcement cost.
The decision on exemption or reduction of forcible enforcement cost shall be revoked by the head of the civil judgment enforcement authority if it is discovered that the judgment debtor attempts to avoid the enforcement or provide untruthful information to be granted exemption or reduction of enforcement cost.
Article 45. Advance payment, estimation and statement of forcible enforcement cost
1. Payment for forcible enforcement cost shall be advanced as follows:
a) The civil judgment enforcement authority shall advance part of its budget to pay the forcible enforcement cost. The advanced amount varies according to each civil judgment enforcement authority and approved by the Ministry of Justice, the Ministry of National Defense and the Ministry of Finance.
Before forcible enforcement cost is paid by the judgment debtor or judgment creditor, the civil judgment enforcement authority shall advance funding to the enforcement officer to carry out the forcible enforcement.
b) Before the forcible enforcement is carried out, the enforcement officer shall formulate an enforcement plan or estimate forcible enforcement cost and request the head of the civil judgment enforcement authority to approve it. The forcible enforcement cost shall be estimated according to the expenditures prescribed by law and notified to the litigants before the enforcement is carried out in accordance with Article 39 through 43 of the Law on Civil judgment enforcement.
On the basis of the estimated forcible enforcement cost or enforcement plan, the enforcement officer shall follow procedures for advancing funding, unless the litigant voluntarily advances the money.
2. The Ministry of Finance and the Ministry of Justice shall provide guidance on advance payment, estimation and statement of forcible enforcement cost.
Article 46. Enforcement fees, collection, management and use of enforcement fees
1. The judgment creditor shall pay the enforcement fee when receiving money or property as follows:
a) 3% of the money or value of property received if it is exceeding twice the base salary specified by the State but not exceeding VND 5,000,000,000;
b) VND 150,000,000 plus 2% of the money or value of property in excess to VND 5,000,000,000 if the money or value of property received is exceeding VND 5,000,000,000 but not exceeding VND 7,000,000,000;
c) VND 190,000,000 plus 1% of the money or value of property in excess to VND 7,000,000,000 if the money or value of property received is exceeding VND 7,000,000,000 but not exceeding VND 10,000,000,000;
d) VND 220,000,000 plus 0.5% of the money or value of property in excess to VND 10,000,000,000 if the money or value of property received is exceeding VND 10,000,000,000 but not exceeding VND 15,000,000,000;
dd) VND 245,000,000 plus 0.01% of the money or value of property in excess to VND 15,000,000,000 if the money or value of property received is exceeding VND 15,000,000,000.
2. Where the civil judgment enforcement authority has issued an enforcement order and witnessed the delivery of money or possession of property between the litigants, only 1/3 of the fee specified in Clause 1 of this Article shall be paid.
3. Where the court did not specify the property value or the property value specified is no longer appropriate (changed by more than 20%) when enforcement fee is collected, the collecting body shall organize property valuation in order to determine the enforcement fee payable by the judgment creditor. The valuation cost shall be paid by the civil judgment enforcement authority from the retained enforcement fees.
4. The civil judgment enforcement authority shall collect the enforcement fee when giving money or property to the judgment creditor and issue a receipt.
If the judgment creditor fails to pay the enforcement fee, the collecting body is entitled to take security measures and forcible measures, even by selling the property at auction to collect the enforcement fee. The valuation and auction costs in this case shall be paid by the judgment creditor.
5. The Ministry of Finance and the Ministry of Justice shall establish procedures for collecting, granting exemption and reduction, management and use of enforcement fees.
Article 47. Cases in which enforcement fees are exempt
The judgment creditor shall be exempt from paying the enforcement fee when the money or property received is:
1. Alimony, compensation for loss of life, health, dignity; salary; redundancy pay, severance pay; social insurance payout, compensation for illegal dismissal or termination of employment contract.
2. Funding for execution of poverty reduction programs, support for remote areas, disadvantaged areas and extremely disadvantaged areas; funding for non-profit provision of healthcare and education services received by the judgment creditor.
3. The items have only spiritual value and do not have monetary value.
4. An amount of money of property the value of which does not exceed twice the base salary specified by the State.
5. Collected loans of Vietnam Bank for Social Policies granted to poor people and other beneficiaries of incentive policies.
6. The judgment specifies that enforcement fee is exempt.
7. Money or property returned to the litigant in case of voluntary satisfaction of the judgment prescribed in Point b Clause 2 Article 36 of the Law on Civil judgment enforcement.
Article 48. Exemption and reduction of enforcement fee
1. The judgment creditor shall be exempt from paying the enforcement fee if he/she:
a) is eligible for war veteran benefits;
b) is living alone (confirmed by the People’s Committee of the commune where he/she resides); is chronically sick (confirmed by the health facility of the district or a superior health facility);
c) is verified after the civil judgment enforcement authority has issued a decision on suspension of civil judgment enforcement as prescribed in Clause 1 Article 44a of the Law on Civil judgment enforcement and the civil judgment enforcement authority has liquidated the property to satisfy the judgment.
2. The judgment creditor might have the enforcement fee reduced as follows:
a) Up to 50% reduction if the judgment creditor is facing financial difficulties as specified in Clause 2 Article 22 of this Decree and such financial difficulties are confirmed by the People’s Committee of the commune where he/she resides or by his/her employer;
b) 30% reduction of the enforcement fee proportional to the money obtained from liquidation of the judgment debtor’s property which is verified by the judgment creditor and the civil judgment enforcement authority is able to liquidate the property to satisfy the judgment without having to take forcible measures, unless the property is specified in the judgment;
c) 20% reduction of the enforcement fee in the case specified in Point b of this Clause if forcible measures have to be taken, unless the property is specified in the judgment.
Article 49. Procedures for delivery of money or possession of property to satisfy judgments
1. In case of payment of the judgment sum as prescribed in Point b Clause 2 Article 47 of the Law on Civil judgment enforcement, the enforcement officer shall determine the payment requested by the judgment creditor before the decision on forcible enforcement is issued.
Where a judgment includes more than one judgment creditors but only some of them request enforcement of the judgment and the judgment debtor’s property is not sufficient to satisfy the judgment, the civil judgment enforcement authority shall pay the judgment creditors that request enforcement within their shares, send the remainder to a bank account as 1-month deposit, inform and give the judgment creditors that have not requested enforcement 1 month to claim their shares, unless the time limit has expired.
If the civil judgment enforcement authority does not receive any request for enforcement, the deposit and interest shall be paid to the judgment creditors that have requested enforcement by the deadline; the remainder (if any) shall be paid to judgment creditors under other enforcement orders at that time or returned to the judgment debtor.
2. If the money recipient is a natural person, the civil judgment enforcement authority shall request the recipient in writing to receive the money at premises of the civil judgment enforcement authority.
If the recipient does not show up to receive the money within 15 days and the amount is smaller than 01 month’s base salary prescribed by the State, the civil judgment enforcement authority shall send money to the recipient by post. If the money is returned by the post office because it is not received, it shall be dealt with in accordance with Clause 5 of this Article.
The civil judgment enforcement authority shall transfer the money if the recipient wishes to receive it by bank account.
3. If the judgment creditor is an enterprise, regulatory body, social organization or social-economic organization, the judgment sum shall be sent by wire transfer.
If the judgment creditor sends a legal representative to receive the judgment sum at the civil judgment enforcement authority before the civil judgment enforcement authority transfers the money collected, such representative may receive cash.
4. If both the judgment debtor and judgment creditor are present at the civil judgment enforcement authority at the same time, the enforcement officer may gives the money or property obtained to the litigant after the enforcement fee is deducted. It is required to issue a delivery note which specifies the time, location, names of litigants, money or property delivered, signatures of litigants and the enforcement officer and a confirmation of the People’s Committee of the commune where the delivery takes place. The delivery note shall be given to the litigants, enclosed with the enforcement dossier and sent to accountants of the civil judgment enforcement authority.
5. The civil judgment enforcement authority shall send money to a bank account or a warehouse in accordance with Clause 2 Article 126 of the Law on Civil judgment enforcement in the following cases:
a) The recipient’s address is not determined or the money is going to expire in 15 days from the notification date, except for the case specified in Clause 3 of this Article in which the judgment creditor does not show up to receive it;
If the recipient shows up to receive the money or property after it is sent to a bank account or warehouse, the civil judgment enforcement authority shall give it to the recipient. The amount given to the recipient is inclusive of the deposit interest.
If the judgment creditor does not show up to receive the money or property within 05 years from the effective date of the judgment (or within 01 year from the notification date if money is collected after 05 years from the effective date of the judgment), the civil judgment enforcement authority shall transfer the money or property to state budget.
b) The money or property is collected but the civil judgment enforcement is suspended to review the judgment under cassation or reopening procedures.
6. The cost of wire transfer or property storage mentioned in this Article shall be paid by the recipient.
Article 50. Judicial assistance in civil judgment enforcement
1. The civil judgment enforcement authority of a province may request a foreign authority to provide Judicial assistance in the process of civil judgment enforcement.
Where the civil judgment enforcement is organized by the civil judgment enforcement authority of a district, the civil judgment enforcement authority of the district shall entrust the civil judgment enforcement authority of the province to request judicial assistance.
2. Procedures for requesting judicial assistance shall comply with international treaties to which Vietnam is a signatory and judicial assistance laws.
3. In case of judicial assistance request in the process of civil judgment enforcement:
a) After receiving satisfactory judicial assistance as requested, the civil judgment enforcement authority shall carry on civil judgment enforcement in accordance with civil judgment enforcement laws;
b) If judicial assistance is not satisfactory or no judicial assistance is provided within 06 months from the day on which the Ministry of Justice submits a valid judicial assistance request, the civil judgment enforcement authority shall submit the second judicial assistance request;
c) If no judicial assistance is provided within 03 months from the day on which the Ministry of Justice submits the second request, the civil judgment enforcement authority shall carry on civil judgment enforcement according to available documents in accordance with civil judgment enforcement laws;
From this time, if judicial assistance is needed for the same litigant in the same case, the time limit mentioned in Point b of this Clause shall be 03 months; the time limit mentioned in Point c of this Clause shall be 01 month.
d) In case of judicial assistance in return of documents about the litigant’s property or records, if the second request for judicial assistance is rejected or the litigant does not show up to receive his/her documents within 10 days from the deadline mentioned in Point c of this Clause or another deadline, the civil judgment enforcement authority shall send the documents to the litigant. If the litigant’s address is not available, the documents shall be sent to their issuers or the representative authority of home country of the document issuers.
4. Provision of judicial assistance in civil judgment enforcement for foreign authorities:
a) The civil judgment enforcement authority of a province shall receive requests for judicial assistance from foreign authorities involved in civil judgment enforcement;
b) Procedures for provision of judicial assistance for foreign authorities shall comply with international treaties to which Vietnam is a signatory and judicial assistance laws.
Article 51. Emigration of judgment debtors
1. If the judgment debtor is an organization, regulations on suspension of emigration shall apply to its legal representative, unless otherwise prescribed by law.
2. The judgment debtor might be exempt from suspension of emigration in the following cases:
a) His/her property is sufficient to cover the liability and another person is authorized to satisfy the judgment; the authorization shall be notarized and non-cancellable.
b) Another person whose property is sufficient to cover the liability is authorized and committed to discharge the judgment debtor’s liability; the authorization shall be notarized and non-cancellable.
c) The emigration is agreed by the judgment creditor;
d) The time limit for requesting enforcement has expired without any legal basis for accepting a late request;
dd) The judgment debtor is a foreigner who commits a less serious crime and has a fatal disease or does not have property or income in Vietnam and has made a written commitment to discharge his/her liability when he/she repatriates.
The commitment must be certified by a Vietnamese diplomatic mission in his/her home country;
e) A police authority or diplomatic mission has made a written request for permission for the judgment debtor’s emigration in case he/she commits a serious, very serious or extremely serious crime and has a fatal disease or does not have property or income in Vietnam while the emigration is not accepted by the judgment creditor or the judgment creditor’s address is not available or the judgment creditor is a foreigner who has repatriated, or in other special cases. The Ministry of Justice shall take charge and cooperate with the Ministry of Foreign Affairs, the Ministry of Public Security, the People’s Supreme Court and the People’s Supreme Procuracy in deciding the judgment debtor’s emigration in this case.
3. Where the judgment debtor authorizes another person to satisfy the judgment, the civil judgment enforcement authority shall inform the authorized person of the enforcement.
Where the judgment debtor emigrates, the notification shall be sent by telegraph, fax, email or other means at the request and this must not obstruct the civil judgment enforcement authority.
4. The suspension shall be lifted if the judgment is cancelled under a cassation or reopening procedures, or the basis for suspension no longer exists.
Văn bản liên quan
Cập nhật
Điều 4. Thời hiệu yêu cầu thi hành án
Điều 5. Thỏa thuận thi hành án
Điều 9. Xác minh điều kiện thi hành án
Điều 10. Yêu cầu thay đổi Chấp hành viên
Điều 12. Thông báo về thi hành án
Điều 13. Áp dụng biện pháp bảo đảm và cưỡng chế thi hành án
Điều 15. Chuyển giao quyền, nghĩa vụ thi hành án
Điều 17. Việc thi hành án khi có thay đổi giá tài sản tại thời điểm thi hành án
Điều 18. Tạm giữ tài sản, giấy tờ để thi hành án
Điều 20. Phong tỏa tiền trong tài khoản, tài sản ở nơi gửi giữ
Điều 24. Kê biên tài sản để thi hành án
Điều 26. Xác định giá đối với tài sản kê biên
Điều 27. Bán đấu giá và xử lý kết quả bán đấu giá tài sản thi hành án
Điều 30. Định giá quyền sở hữu trí tuệ
Điều 32. Xử lý vật chứng, tài sản tạm giữ bị tuyên tịch thu, sung quỹ nhà nước
Điều 35. Thi hành quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời
Điều 36. Giá trị tài sản được bồi hoàn trong trường hợp thi hành quyết định giám đốc thẩm, tái thẩm
Điều 38. Giải quyết khiếu nại về thi hành án
Điều 43. Chi phí cưỡng chế thi hành án
Điều 45. Tạm ứng, lập dự toán, chấp hành và quyết toán chi phí cưỡng chế thi hành án
Điều 47. Những trường hợp không phải chịu phí thi hành án
Điều 49. Thủ tục thanh toán tiền, trả tài sản thi hành án
Điều 53. Nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Tổng cục Thi hành án dân sự Bộ Tư pháp
Điều 57. Điều kiện tham dự thi tuyển Chấp hành viên
Điều 4. Thời hiệu yêu cầu thi hành án
Điều 5. Thỏa thuận thi hành án
Điều 6. Chủ động ra quyết định thi hành án
Điều 7. Ra quyết định thi hành án theo yêu cầu
Điều 9. Xác minh điều kiện thi hành án
Điều 12. Thông báo về thi hành án
Điều 13. Áp dụng biện pháp bảo đảm và cưỡng chế thi hành án
Điều 16. Thực hiện ủy thác thi hành án
Điều 17. Việc thi hành án khi có thay đổi giá tài sản tại thời điểm thi hành án
Điều 24. Kê biên tài sản để thi hành án
Điều 27. Bán đấu giá và xử lý kết quả bán đấu giá tài sản thi hành án
Điều 49. Thủ tục thanh toán tiền, trả tài sản thi hành án
Điều 50. Tương trợ tư pháp về dân sự trong thi hành án
Điều 51. Việc xuất cảnh của người phải thi hành án