Chương 1 Nghị định 58/2008/NĐ-CP: Những quy định chung
Số hiệu: | 58/2008/NĐ-CP | Loại văn bản: | Nghị định |
Nơi ban hành: | Chính phủ | Người ký: | Nguyễn Tấn Dũng |
Ngày ban hành: | 05/05/2008 | Ngày hiệu lực: | 29/05/2008 |
Ngày công báo: | 14/05/2008 | Số công báo: | Từ số 267 đến số 268 |
Lĩnh vực: | Bất động sản, Xây dựng - Đô thị | Tình trạng: |
Hết hiệu lực
01/12/2009 |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
1. Nghị định này hướng dẫn thi hành Luật Đấu thầu số 61/2005/QH11 ngày 29 tháng 11 năm 2005 của Quốc hội và hướng dẫn thi hành việc lựa chọn nhà thầu xây dựng theo Luật Xây dựng số 16/2003/QH11 ngày 26 tháng 11 năm 2003 của Quốc hội.
2. Việc lựa chọn nhà thầu đối với các gói thầu thuộc dự án sử dụng vốn ODA thực hiện theo quy định tại khoản 3 Điều 3 của Luật Đấu thầu. Thủ tục trình, thẩm định và phê duyệt các nội dung về kế hoạch đấu thầu, kết quả lựa chọn nhà thầu đối với các dự án này thực hiện theo quy định của Nghị định này.
Trong Nghị định này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Sử dụng vốn nhà nước theo quy định tại khoản 1 Điều 1 của Luật Đấu thầu bao gồm việc chi tiêu theo các hình thức mua, thuê, thuê mua. Việc xác định tổng phần vốn nhà nước tham gia từ 30% trở lên trong tổng mức đầu tư hoặc tổng vốn đầu tư của dự án đã phê duyệt, được tính theo từng dự án cụ thể, không xác định theo tỷ lệ phần vốn nhà nước đóng góp trong tổng vốn đăng ký của doanh nghiệp;
2. Hồ sơ yêu cầu là toàn bộ tài liệu sử dụng cho hình thức chỉ định thầu, chào hàng cạnh tranh, mua sắm trực tiếp, lựa chọn nhà thầu trong trường hợp đặc biệt bao gồm các yêu cầu cho một gói thầu làm căn cứ pháp lý để nhà thầu chuẩn bị hồ sơ đề xuất và để bên mời thầu đánh giá hồ sơ đề xuất nhằm lựa chọn nhà thầu đáp ứng các yêu cầu của hồ sơ yêu cầu; là căn cứ cho việc thương thảo, hoàn thiện và ký kết hợp đồng. Chủ đầu tư chịu trách nhiệm quyết định nội dung của hồ sơ yêu cầu;
3. Hồ sơ đề xuất là toàn bộ tài liệu do nhà thầu đề xuất theo yêu cầu của hồ sơ yêu cầu và được nộp cho bên mời thầu theo quy định nêu trong hồ sơ yêu cầu;
4. Kết quả lựa chọn nhà thầu là kết quả đấu thầu khi áp dụng hình thức đấu thầu rộng rãi, đấu thầu hạn chế hoặc kết quả lựa chọn khi áp dụng các hình thức lựa chọn khác;
5. Vi phạm pháp luật về đấu thầu là hành vi không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ các quy định của pháp luật về đấu thầu;
6. Tham gia đấu thầu là việc nhà thầu tham gia các cuộc đấu thầu rộng rãi hoặc hạn chế;
7. Gói thầu lựa chọn tổng thầu xây dựng bao gồm việc lựa chọn tổng thầu để thực hiện gói thầu thiết kế (E); thi công (C); thiết kế và thi công (EC); thiết kế, cung cấp thiết bị, vật tư và xây lắp (EPC); lập dự án, thiết kế, cung cấp thiết bị, vật tư và xây dựng (chìa khóa trao tay).
Nội dung về bảo đảm cạnh tranh và lộ trình thực hiện được quy định như sau:
1. Yêu cầu về bảo đảm cạnh tranh theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 11 của Luật Đấu thầu được thực hiện như sau:
a) Nhà thầu lập báo cáo nghiên cứu khả thi (dự án đầu tư) được tham gia đấu thầu lập thiết kế kỹ thuật, thiết kế bản vẽ thi công, thiết kế công nghệ cho đến trước ngày 01 tháng 4 năm 2009. Trong trường hợp này, bên mời thầu phải cung cấp hồ sơ mời thầu với đầy đủ các thông tin, tài liệu liên quan bao gồm cả báo cáo nghiên cứu khả thi (dự án đầu tư) và phải bảo đảm đủ thời gian để các nhà thầu có điều kiện như nhau trong quá trình chuẩn bị hồ sơ dự thảo bảo đảm tính công bằng trong đấu thầu;
b) Nhà thầu đã lập thiết kế kỹ thuật, thiết kế bản vẽ thi công, thiết kế công nghệ cho gói thầu không được tham gia đấu thầu xây lắp, cung cấp hàng hóa cho gói thầu đó kể từ ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành, trừ trường hợp đối với gói thầu EPC. Nhà thầu đã lập thiết kế kỹ thuật, thiết kế bản vẽ thi công, thiết kế công nghệ cho gói thầu có thể tham gia đấu thầu cung cấp dịch vụ tư vấn lập hồ sơ mời thầu, đánh giá hồ sơ dự thầu, giám sát thực hiện hợp đồng đối với gói thầu đó.
2. Nhà thầu tham gia đấu thầu và nhà thầu tư vấn lập hồ sơ mời thầu, đánh giá hồ sơ dự thầu; nhà thầu thực hiện hợp đồng và nhà thầu tư vấn giám sát thực hiện hợp đồng được coi là độc lập với nhau về tổ chức, không cùng phụ thuộc vào một cơ quan quản lý và độc lập với nhau về tài chính theo quy định tại điểm b và c khoản 1 Điều 11 của Luật Đấu thầu khi đáp ứng đủ các điều kiện sau đây:
a) Không cùng thuộc một cơ quan nhà nước, đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân ra quyết định thành lập, trừ các nhà thầu là doanh nghiệp đã chuyển đổi và hoạt động theo Luật Doanh nghiệp năm 2005;
b) Không có cổ phần hoặc vốn góp trên 30% của nhau.
Quy định tại khoản này được thực hiện kể từ ngày 01 tháng 4 năm 2009.
3. Chủ đầu tư và nhà thầu tham gia đấu thầu gói thầu thuộc cùng một dự án được coi là độc lập với nhau về tổ chức, không cùng phụ thuộc vào một cơ quan quản lý và độc lập với nhau về tài chính theo quy định tại điểm d khoản 1 Điều 11 của Luật Đấu thầu khi đáp ứng đủ các điều kiện sau đây:
a) Không có cổ phần hoặc vốn góp trên 50% của nhau;
b) Hoạt động theo Luật Doanh nghiệp năm 2005 đối với nhà thầu là tổ chức.
Quy định tại khoản này được thực hiện kể từ ngày 01 tháng 4 năm 2009.
1. Việc ưu đãi trong đấu thầu quốc tế theo quy định tại Điều 14 của Luật Đấu thầu được thực hiện như sau:
a) Đối với gói thầu dịch vụ tư vấn: điểm tổng hợp của hồ sơ dự thầu của nhà thầu thuộc đối tượng ưu đãi được cộng thêm 7,5% số điểm tổng hợp của nhà thầu đó; trường hợp gói thầu dịch vụ tư vấn có yêu cầu kỹ thuật cao thì điểm kỹ thuật được cộng thêm 7,5% số điểm kỹ thuật của nhà thầu đó;
b) Đối với gói thầu xây lắp: giá đánh giá của hồ sơ dự thầu của nhà thầu không thuộc đối tượng ưu đãi phải cộng thêm một khoản tiền bằng 7,5% giá dự thầu sau sửa lỗi và hiệu chỉnh sai lệch của nhà thầu đó;
c) Đối với gói thầu mua sắm hàng hóa: giá đánh giá của hồ sơ dự thầu của nhà thầu không thuộc đối tượng ưu đãi phải cộng thêm một khoản tiền tương ứng với giá trị thuế nhập khẩu, phí và lệ phí liên quan đến nhập khẩu phải nộp theo quy định của pháp luật nhưng không vượt quá 15% giá hàng hóa. Không áp dụng ưu đãi đối với các loại hàng hóa phải đóng thuế nhập khẩu, phí và lệ phí liên quan đến nhập khẩu theo quy định;
d) Đối với gói thầu lựa chọn tổng thầu thiết kế, việc xác định ưu đãi căn cứ quy định tại điểm a khoản này. Đối với các gói thầu lựa chọn tổng thầu xây dựng khác thì việc xác định ưu đãi căn cứ theo quy định tại điểm b khoản này.
2. Trường hợp các hồ sơ dự thầu của nhà thầu nước ngoài được xếp hạng ngang nhau thì ưu tiên xếp hạng cao hơn cho hồ sơ dự thầu đề xuất giá trị chi phí trong nước cao hơn. Trường hợp hồ sơ dự thầu của nhà thầu trong nước và nhà thầu nước ngoài sau khi đã thực hiện việc ưu đãi theo khoản 1 Điều này được xếp hạng ngang nhau thì ưu tiên xếp hạng cao hơn cho hồ sơ dự thầu của nhà thầu trong nước.
1. Đối tượng
a) Cá nhân trực tiếp tham gia hoạt động đấu thầu phải có chứng chỉ đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ về đấu thầu, trừ các nhà thầu;
b) Cá nhân khác có nhu cầu.
2. Quản lý hoạt động đào tạo, bồi dưỡng về đấu thầu
Bộ Kế hoạch và Đầu tư có trách nhiệm tổ chức các hoạt động đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ về đấu thầu theo quy định tại khoản 5 Điều 68 của Luật Đấu thầu, cụ thể như sau:
a) Tổng hợp tình hình hoạt động đào tạo, bồi dưỡng của các cơ sở đào tạo thông qua báo cáo tình hình thực hiện công tác đấu thầu hàng năm của các Bộ, ngành và địa phương;
b) Xây dựng hệ thống dữ liệu các cơ sở đào tạo về đấu thầu trên cơ sở thông tin do các cơ sở đào tạo cung cấp.
3. Điều kiện để các cơ sở tổ chức hoạt động đào tạo, bồi dưỡng
a) Có Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc Quyết định thành lập đối với cơ sở không có Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật;
b) Có đội ngũ giảng viên về đấu thầu.
4. Điều kiện cấp chứng chỉ về đấu thầu
a) Chứng chỉ được cấp cho các học viên tham gia đầy đủ các khóa học về đấu thầu và đạt yêu cầu sau khi kiểm tra, sát hạch;
b) Khóa học về đấu thầu để cấp chứng chỉ phải được tổ chức từ 3 ngày trở lên.
5. Trách nhiệm, nghĩa vụ của các cơ sở đào tạo về đấu thầu
a) Chịu trách nhiệm về chất lượng đào tạo; cung cấp thông tin về cơ sở đào tạo của mình cho hệ thống cơ sở dữ liệu theo quy định tại điểm b khoản 2 Điều này;
b) Thực hiện hoạt động đào tạo, bồi dưỡng và cấp chứng chỉ tham gia khóa học cho học viên theo đúng quy định;
c) Định kỳ hàng năm báo cáo Bộ Kế hoạch và Đầu tư; Bộ, ngành hoặc địa phương liên quan để theo dõi, tổng hợp.
1. Mức giá bán một bộ hồ sơ mời thầu (bao gồm cả thuế) do chủ đầu tư quyết định căn cứ quy mô, tính chất của gói thầu nhưng tối đa là 1.000.000 đồng đối với đấu thầu trong nước; đối với đấu thầu quốc tế mức giá bán theo thông lệ đấu thầu quốc tế.
2. Chi phí thẩm định kết quả lựa chọn nhà thầu kể cả trường hợp không lựa chọn được nhà thầu được tính bằng 0,01% giá gói thầu nhưng tối thiểu là 500.000 đồng và tối đa là 30.000.000 đồng.
3. Chi phí cho Hội đồng tư vấn giải quyết kiến nghị của nhà thầu về kết quả lựa chọn nhà thầu là 0,01% giá dự thầu của nhà thầu có kiến nghị nhưng tối thiểu là 2.000.000 đồng và tối đa là 30.000.000 đồng.
Việc quản lý và sử dụng các khoản chi phí nêu tại khoản 1 và khoản 2 Điều này được thực hiện theo quy định của pháp luật hiện hành.
1. Việc đăng tải thông tin về đấu thầu quy định tại Điều 5 của Luật Đấu thầu được thực hiện miễn phí đối với các cơ quan, tổ chức gửi thông tin để đăng tải.
2. Cơ quan, đơn vị chịu trách nhiệm quản lý và điều hành hoạt động Báo Đấu thầu, trang thông tin điện tử về đấu thầu là đơn vị sự nghiệp có thu.
3. Báo Đấu thầu được phát hành hàng ngày.
4. Cung cấp thông tin về đấu thầu
a) Trách nhiệm cung cấp thông tin
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan khác ở Trung ương và Ủy ban nhân dân các cấp chịu trách nhiệm cung cấp thông tin nêu tại điểm g và điểm h khoản 1 Điều 5 của Luật Đấu thầu.
- Chủ đầu tư, bên mời thầu chịu trách nhiệm cung cấp các thông tin nêu từ điểm a đến điểm e và điểm h khoản 1 Điều 5 của Luật Đấu thầu.
b) Thời hạn cung cấp thông tin
Đối với thông báo mời sơ tuyển, thông báo mời thầu, thông báo mời nộp hồ sơ quan tâm, thông báo mời chào hàng, thời hạn cung cấp thông tin chậm nhất là 5 ngày trước ngày dự kiến đăng tải các thông tin này. Đối với các thông tin còn lại quy định tại khoản 1 Điều 5 của Luật Đấu thầu, thời hạn cung cấp thông tin chậm nhất là 10 ngày, kể từ ngày ký văn bản.
Việc cung cấp thông tin và lộ trình đăng tải thông tin về đấu thầu trên Báo Đấu thầu và trên trang thông tin điện tử về đấu thầu được thực hiện theo hướng dẫn của Bộ Kế hoạch và Đầu tư.
1. Các mốc thời gian trong đấu thầu thực hiện theo Điều 31 của Luật Đấu thầu và các quy định cụ thể sau đây:
a) Chủ đầu tư hoặc người được chủ đầu tư ủy quyền có trách nhiệm phê duyệt hồ sơ yêu cầu trong thời gian không quá 10 ngày, kể từ ngày nhận được tờ trình xin phê duyệt hồ sơ yêu cầu của bên mời thầu hoặc báo cáo thẩm định hồ sơ yêu cầu (nếu có).
b) Người quyết định đầu tư hoặc người được ủy quyền có trách nhiệm phê duyệt hồ sơ mời thầu trong thời hạn tối đa là 10 ngày, kể từ ngày nhận được báo cáo thẩm định của cơ quan, tổ chức thẩm định; phê duyệt hoặc có ý kiến xử lý về kết quả lựa chọn nhà thầu các gói thầu trong thời hạn không quá 15 ngày, kể từ ngày nhận được báo cáo thẩm định của cơ quan, tổ chức thẩm định (đối với gói thầu do Thủ tướng Chính phủ phê duyệt thì thực hiện theo Quy chế làm việc của Chính phủ);
c) Thời gian có hiệu lực của hồ sơ dự thầu phải được quy định cụ thể trong hồ sơ mời thầu song tối đa là 180 ngày, kể từ thời điểm đóng thầu. Trường hợp cần gia hạn thời gian hiệu lực của hồ sơ dự thầu thì có thể yêu cầu nhà thầu gia hạn một hoặc nhiều lần nhưng bảo đảm tổng thời gian của tất cả các lần yêu cầu nhà thầu gia hạn không quá 30 ngày theo quy định tại khoản 4 Điều 31 của Luật Đấu thầu.
2. Trong quá trình thực hiện, các nội dung trong đấu thầu sau đây có thể được thực hiện đồng thời: sơ tuyển nhà thầu và lập hồ sơ mời thầu; phê duyệt hồ sơ mời thầu và thông báo mời thầu; thông báo kết quả đấu thầu và thương thảo, hoàn thiện hợp đồng.
1. This Decree provides detailed guidelines for implementation of the Law on Tendering dated 29 November 2005 and on selection of construction contractors pursuant to the Law on Construction dated 26 November 2003, both passed by the National Assembly.
2. The selection of contractors for tender packages funded by Official Development Aid (ODA) shall be implemented in accordance with article 3.1 of the Law on Tendering. The procedures and authority for approval of contents of the tendering plan and results of selection of a contractor for ODA projects shall be implemented in accordance with this Decree.
Article 2. Interpretation of terms
In this Decree, the following terms shall be construed as follows:
1. Financed by the State as defined in article 1.1 of the Law on Tendering includes payment of expenses by way of purchase, lease or hire-purchase. A determination of whether or not the State finances a total of thirty (30) per cent or more of the total investment amount or total investment capital of an approved project shall be made for each project, and shall not be determined in accordance with the percentage State capital portion of the total registered capital of the enterprise.
2. Set of requirements means all of the documents used for the forms of direct appointment of contractor, competitive quotation, direct procurement, and selection of a contractor in special cases, and shall include and set out the requirements for any one tender package providing the legal basis for tenderers to prepare their sets of proposals and for the party calling for tenders to assess the sets of proposals, aimed at selection of a contractor who satisfies the requirements set out in the set of requirements; and also providing the basis for negotiation, finalization and signing of a contract. The investor shall be responsible for deciding the contents of the set of requirements.
3. Set of proposals means all of the documents prepared by a tenderer in accordance with the requirements set out in the set of requirements and submitted to the party calling for tenders in accordance with the provisions stipulated in such set of requirements.
4. Results of selection of contractor means the results of tendering when using open tendering or limited tendering or the results of selection when using other forms of selection.
5. Breach of the law on tendering means any act of non-compliance with or failure to fully comply with the law on tendering.
6. Participation in tendering means a tenderer takes part in open tendering or limited tendering.
7. Tender package for selection of a general construction contractor comprises selection of a general contractor for an engineering package (E); for a construction package (C); for a design and construction package (EC); for a design, supply of equipment and materials, and construction and installation package (EPC); and for a project preparation, design, supply of equipment and materials, and construction package (turnkey contract).
Article 3. Ensuring competitiveness in tendering
Items ensuring competitiveness and the schedule for implementing them shall be regulated as follows:
1. The requirements on competitiveness stipulated in article 11.1(a) of the Law on Tendering shall be implemented as follows:
(a) The contractor who prepared the feasibility report (for an investment project) shall be permitted to participate in tendering for preparation of technical design, design of drawings for execution of the works, and design of technology [for the same project] prior to 1 April 2009. In this case, the party calling for tenders must supply tender invitation documents containing complete relevant information and data including the feasibility study report (for the investment project) and must allow sufficient time so that all tenderers have the same conditions to prepare their tenders, ensuring fairness during the tendering.
(b) The contractor/s who prepared the technical design, design of drawings for execution of the works [and/or] design of technology for a tender package shall not be permitted to participate in tendering for construction and installation or for procurement of goods for such tender package as from the date on which this Decree takes affect, except for an EPC tender package. However any contractor/s who prepared the technical design, design of drawings for execution of the works [and/or] design of technology for a tender package shall be permitted to participate in tendering for consultancy for preparation of tender invitation documents, assessment of tenders [and/or] for contract supervision applicable to such tender package.
2. Any tenderer participating in tendering and the consultancy tenderer who prepared the tender invitation documents [and/or] assessed tenders; and the tenderer performing the contract and the consultancy tenderer for supervision of implementation of the contract shall be deemed to be organizationally independent of each other, not under the control of the same managing body, and financially independent as stipulated in sub-clauses (b) and (c) of article 11 of the Law on Tendering when they satisfy both the following conditions:
(a) They do not both belong to the same State body or unit of the people's armed forces which issued their decision on establishment, except for tenderers being enterprises which have converted to operate pursuant to the 2005 Law on Enterprises;
(b) They do not have shareholding or capital contribution in each other above 30%. This provision shall be implemented as from 1 April 2009.
3. Investors and tenderers participating in tendering for tender packages belonging to the same project shall be deemed to be independent of each other, not under the control of the same managing body, and financially independent as stipulated in clause 1(d) of article 11 of the Law on Tendering when they satisfy both the following conditions:
(a) They do not have shareholding or capital contribution in each other above 50%.
(b) A tenderer being an organization operates pursuant to the 2005 Law on Enterprises. This provision shall be implemented as from 1 April 2009.
Article 4. Preferential treatment in international tendering
1. Preferential treatment in international tendering pursuant to article 14 on the Law on Tendering shall be regulated as follows:
(a) In the case of tender packages for consultancy services, seven point five (7.5) per cent of the total points of a tenderer eligible for preference shall be added to the tender of such tenderer; and in the case of tender packages for consultancy services with high technical requirements, seven point five (7.5) per cent of the technical points of a tenderer eligible for preference shall be added to the technical points of such tenderer.
(b) In the case of tender packages for construction and installation, the assessment price of the tender of any tenderer ineligible for preference shall be increased by a sum equal to seven point five (7.5) per cent of the tender price after errors have been rectified and discrepancies have been adjusted for such tenderer.
(c) In the case of tender packages for the procurement of goods, the assessment price of the tender of any tenderer ineligible for preference shall be increased by a sum equal to the stipulated import duties and import related fees and charges but such [additional] sum shall not exceed fifteen (15) per cent of the price of the goods.
Preferential treatment shall not apply to goods for which payment of import duties and import related fees and charges is required pursuant to regulations.
(d) In the case of tender packages for the selection of a general design contractor, preferences shall be implemented as stipulated in sub-clause (a) above. In the case of tender packages for the selection of other general construction contractors, preferences shall be implemented in accordance with sub-clause (b) above.
2. Where tenders of foreign tenderers are ranked equally, preference shall be granted to the tenderer proposing the higher level of domestic costs. Where tenders of a domestic tenderer and a foreign tenderer are ranked equally after implementing preferences in accordance with clause 1 of this article, preference shall be granted to the domestic tenderer.
Article 5. Professional training on tendering
1. Applicable entities
(a) Individuals directly participating in tendering activities must possess a certificate of having attended a course on professional training on tendering, except for tenderers;
(b) Other individuals who request to attend training courses.
2. Administration of training activities
The Ministry of Planning and Investment shall be responsible to organize training activities in accordance with article 68.5 of the Law on Tendering, specifically as follows:
(a) To provide an overall report on the status of training conducted by training establishments via the annual reports on tendering activities provided by ministries, branches and localities;
(b) To establish an information database on training establishments on the basis of the information supplied by such establishments.
3. Conditions for establishments to hold training activities
(a) Having a business registration certificate, or a decision on establishment in the case of establishments without a business registration certificate;
(b) Having lecturers qualified to provide training on tendering.
4. Conditions for issuing certificates on tendering
(a) Certificates shall be issued to trainees who attended the whole of a training course on tendering and who passed the exam;
(b) Training courses on tendering must be held for a minimum of three (3) days to satisfy the condition for issuance of a certificate on tendering.
5. Responsibilities and obligations of establishments providing training on tendering
(a) To be responsible for the quality of training; and to provide information on the training establishment for the database stipulated in clause 2(b) of this article;
(b) To hold training courses and to issue certificates to attendees in accordance with the regulations;
(c) To provide annual reports to the Ministry of Planning and Investment and to ministries, branches or localities in order for the latter to monitor and summarize such reports.
1. An investor shall decide the selling price (tax inclusive) of tender invitation documents depending on the scale and nature of the tender package but the price shall not exceed one million (1,000,000) Dong for domestic tendering. The selling price in the case of international tendering shall be in accordance with international practice for international tendering.
2. The costs for evaluation of results of selection of a contractor, including a case where no tenderer is selected, shall be point zero one (0.01) per cent of the tender package price but shall be a minimum of five hundred thousand (500,000) and a maximum of thirty million (30,000,000) dong.
3. The costs of the Consulting Council for Resolution of Protests when resolving the protest of a tenderer about the results of selection of contractor shall be point zero one (0.01) per cent of the tender price of the protesting tenderer but shall be a minimum of two million (2,000,000) and a maximum of thirty million (30,000,000) dong.
Management and use of the costs stipulated in clauses 1 and 2 of this article shall be implemented in accordance with current regulations.
Article 7. Tendering Newsletter and the tendering website
1. The publication of information on tendering as stipulated in article 5 of the Law on Tendering shall be implemented free of charge for bodies and organizations supplying such information for publication.
2. Entities and bodies responsible to publish and manage the Tendering Newsletter and the tendering website shall be revenue-receiving professional entities.
3. The Tendering Newsletter shall be published daily.
4. Supply of information on tendering
(a) Responsibility to supply information
- Ministries, ministerial equivalent bodies and other central level bodies and all level people's committees shall be responsible to supply the information stipulated in subclauses (g) and (h) of clause 1 of article 5 of the Law on Tendering.
- Investors and parties calling for tenders shall be responsible to supply the information stipulated in sub-clauses (a) to (e) inclusive and in sub-clause (h) of clause 1 of article 5 of the Law on Tendering.
(b) Time-limit for supply of information
The time-limit for supply of information shall be at least five days prior to the proposed date of publishing the information, applicable to notices inviting pre- qualification applications, notices inviting tenders, notices inviting expressions of interest and notices inviting competitive quotations. With respect to the remaining information stipulated in article 5.1 of the Law on Tendering, the time-limit for supply of information shall be no later than ten (10) days from the date of signing the document.
The supply of information and the schedule for publishing it in the Tendering Newsletter and on the
tendering website shall be implemented in accordance with guidelines of the Ministry of Planning and Investment.
Article 8. Provision on the various time-limits applicable during tendering
1. The various time-limits applicable during tendering as stipulated in article 31 of the Law on Tendering shall be specifically regulated as follows:
(a) The investor, or the person delegated with authority by the investor, shall be responsible to approve the tender invitation documents within a maximum of ten (10) days from the date of receipt of the submission requesting approval from the party calling for tenders or from the date of receipt of the report evaluating the tender invitation documents (if there is any such report).
(b) The person making the investment decision, or the person delegated with authority to make the investment decision, shall be responsible to approve the tender invitation documents within a maximum of ten (10) days from the date of receipt of the evaluation report from the evaluating body or organization; and to approve, or to provide an opinion on dealing with, results of selection of contractor for tender packages within a maximum of fifteen (15) days from the date of receipt of the evaluation report from the evaluating body or organization.
Time- limits shall be as stipulated in working rules of the Government for tender packages for which the Prime Minister of the Government provides approval.
(c) The period of validity of a tender must be specifically stipulated in the tender invitation documents, and must be a maximum of one hundred and eighty (180) days as from the tender closing date. In necessary cases a tenderer may request, on one or more occasions, extension of the period of validity of his tender, but total extensions shall not exceed thirty (30) days as stipulated in article 31.4 of the Law on Tendering.
2. During the process of conducting tendering, the following items may be conducted simultaneously: pre-qualification of tenderers and preparation of the tender invitation documents; approval of the tender invitation documents and the notice calling for tenders; announcement of results of tendering, and negotiation and finalization of the contract.