Chương VII Nghị định 38/2015/NĐ-CP: Quản lý một số chất thải đặc thù
Số hiệu: | 38/2015/NĐ-CP | Loại văn bản: | Nghị định |
Nơi ban hành: | Chính phủ | Người ký: | Nguyễn Tấn Dũng |
Ngày ban hành: | 24/04/2015 | Ngày hiệu lực: | 15/06/2015 |
Ngày công báo: | 10/05/2015 | Số công báo: | Từ số 543 đến số 544 |
Lĩnh vực: | Tài nguyên - Môi trường | Tình trạng: |
Hết hiệu lực
10/01/2022 |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Quy định ký quỹ khi nhập khẩu phế liệu
Từ 15/06/2015, tổ chức, cá nhân nhập khẩu phế liệu phải thực hiện ký quỹ theo Nghị định 38/2015/NĐ-CP về quản lý chất thải và phế liệu.
Theo đó, tiền ký quỹ được nộp và hoàn trả bằng tiền đồng Việt Nam và được hưởng lãi suất không kỳ hạn kể từ ngày ký quỹ.
Số tiền ký quỹ được xác định dựa trên loại phế liệu và khối lượng phế liệu nhập khẩu, cụ thể như sau:
1. Sắt, thép phế liệu
- Dưới 500 tấn: 10% giá trị lô hàng
- Từ 500 đến dưới 1000 tấn: 15% giá trị lô hàng
- Từ 1000 tấn trở lên: 20% giá trị lô hàng.
2. Giấy, nhựa phế liệu
- Dưới 100 tấn: 15% giá trị lô hàng
- Từ 100 đến dưới 500 tấn: 18% giá trị lô hàng
- Từ 500 tấn trở lên: 20% giá trị lô hàng
3. Các loại phế liệu khác: 10% giá trị lô hàng
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
1. Chất thải từ hoạt động y tế (trừ nước thải được đưa vào hệ thống xử lý nước thải của cơ sở y tế) phải được phân loại tại nguồn như sau:
a) Chất thải y tế nguy hại bao gồm: Chất thải lây nhiễm; chất thải nguy hại không lây nhiễm (phân loại riêng theo danh mục và quy định về quản lý chất thải nguy hại tại Chương II Nghị định này); chất thải phóng xạ (quản lý theo quy định về phóng xạ);
b) Chất thải y tế thông thường bao gồm: Chất thải rắn thông thường (kể cả chất thải rắn sinh hoạt); sản phẩm thải lỏng không nguy hại.
2. Chất thải lây nhiễm phải được quản lý chặt chẽ, nghiêm ngặt với cấp độ cao nhất trong các cơ sở y tế, bảo đảm không phát tán mầm bệnh gây ảnh hưởng đến môi trường và sức khỏe con người.
3. Trường hợp để lẫn chất thải lây nhiễm vào chất thải rắn sinh hoạt, chất thải thông thường thì hỗn hợp chất thải đó phải được quản lý theo quy định về chất thải nguy hại.
4. Các cơ sở y tế căn cứ vào quy hoạch, yếu tố địa lý, điều kiện kinh tế và môi trường để lựa chọn áp dụng một trong các phương án xử lý chất thải y tế nguy hại như sau:
a) Cơ sở xử lý chất thải y tế nguy hại tập trung hoặc cơ sở xử lý chất thải tập trung có hạng mục xử lý chất thải y tế;
b) Xử lý chất thải y tế nguy hại theo mô hình cụm cơ sở y tế (chất thải y tế của một cụm cơ sở y tế được thu gom và xử lý chung tại hệ thống, thiết bị xử lý của một cơ sở trong cụm);
c) Xử lý chất thải y tế nguy hại tại hệ thống, thiết bị xử lý trong khuôn viên cơ sở y tế.
5. Xử lý chất thải y tế nguy hại:
a) Ưu tiên lựa chọn các công nghệ không đốt, thân thiện với môi trường và bảo đảm việc xử lý đạt quy chuẩn kỹ thuật môi trường;
b) Chất thải lây nhiễm sau khi khử khuẩn thì được xử lý như đối với chất thải thông thường bằng phương pháp phù hợp.
6. Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định chi tiết việc vận chuyển, xử lý chất thải y tế.
7. Bộ trưởng Bộ Y tế chủ trì, phối hợp với Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định chi tiết việc phân loại, lưu giữ, quản lý chất thải y tế trong phạm vi khuôn viên các cơ sở y tế và chất thải phát sinh từ hoạt động mai táng, hỏa táng.
1. Chất thải rắn từ hoạt động xây dựng (kể cả cải tạo, phá dỡ công trình, gọi chung là chất thải rắn xây dựng) phải được phân loại và quản lý như sau:
a) Đất, bùn thải từ hoạt động đào đất, nạo vét lớp đất mặt, đào cọc móng được sử dụng để bồi đắp cho đất trồng cây hoặc các khu vực đất phù hợp;
b) Đất đá, chất thải rắn từ vật liệu xây dựng (gạch, ngói, vữa, bê tông, vật liệu kết dính quá hạn sử dụng) được tái chế làm vật liệu xây dựng hoặc tái sử dụng làm vật liệu san lấp cho các công trình xây dựng hoặc chôn lấp trong bãi chôn lấp chất thải rắn xây dựng;
c) Chất thải rắn có khả năng tái chế như thủy tinh, sắt thép, gỗ, giấy, chất dẻo được tái chế, tái sử dụng.
2. Hộ gia đình tại đô thị khi tiến hành các hoạt động cải tạo hoặc phá dỡ công trình xây dựng phải có biện pháp thu gom, vận chuyển xử lý chất thải rắn xây dựng theo quy định.
3. Hộ gia đình tại vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa chưa có hệ thống thu gom chất thải khi tiến hành các hoạt động cải tạo hoặc phá dỡ công trình xây dựng phải thực hiện quản lý chất thải xây dựng theo hướng dẫn của chính quyền địa phương, không được đổ chất thải ra đường, sông ngòi, suối, kênh rạch và các nguồn nước mặt.
4. Bộ trưởng Bộ Xây dựng chủ trì, phối hợp với Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định chi tiết về việc phân loại, thu gom, tái sử dụng, tái chế và xử lý chất thải xây dựng.
1. Các chất thải nguy hại là bao bì chứa hóa chất độc hại hoặc sản phẩm hóa chất độc hại sử dụng trong sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp phải được thu gom, lưu giữ, vận chuyển và xử lý theo quy định về quản lý chất thải nguy hại.
2. Các bao bì chứa hóa chất bảo vệ thực vật sau sử dụng đã được làm sạch các thành phần nguy hại thì được quản lý như đối với chất thải thông thường.
3. Nước thải chăn nuôi được tái sử dụng để tưới cây hoặc dùng trong các hoạt động sản xuất nông nghiệp khác theo quy định của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Bộ Tài nguyên và Môi trường.
4. Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn chi tiết về việc thu gom, lưu giữ chất thải phát sinh trong các hoạt động nông nghiệp.
5. Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định chi tiết về xử lý các bao bì, hóa chất bảo vệ thực vật, phân bón, thuốc thú y thải phát sinh trong hoạt động nông nghiệp.
1. Chất thải phát sinh trên lãnh thổ Việt Nam từ các phương tiện giao thông vận tải quốc tế được quản lý theo quy định của Nghị định này, không áp dụng quy định của pháp luật về nhập khẩu, thương mại.
2. Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải chủ trì phối hợp với Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định chi tiết yêu cầu kỹ thuật và quy trình quản lý đối với chất thải nguy hại, chất thải rắn thông thường, nước thải, khí thải phát sinh từ hoạt động giao thông vận tải đường bộ, đường hàng không, đường hàng hải, đường thủy nội địa, đường sắt, bảo đảm phù hợp với các Điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.Bổ sung
1. Bùn nạo vét (từ biển, sông, hồ, kênh, mương, hệ thống thoát nước và các vùng nước khác) phải được thu gom, vận chuyển, đổ thải, tái sử dụng, tái chế và xử lý theo quy định của pháp luật.
2. Bộ trưởng Bộ Xây dựng quy định việc quản lý bùn thải từ bể tự hoại (còn gọi là bể phốt, hầm cầu), bùn thải từ hệ thống thoát nước đô thị.
3. Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định việc quản lý bùn nạo vét từ kênh, mương và các công trình thủy lợi.
4. Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định việc quản lý bùn nạo vét từ biển, sông, hồ và các vùng nước khác.
5. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định địa điểm đổ thải, xử lý bùn nạo vét.
1. Chủ nguồn thải có trách nhiệm tổ chức việc tái sử dụng, tái chế, xử lý, đồng xử lý, thu hồi năng lượng từ sản phẩm thải lỏng không nguy hại đạt quy chuẩn kỹ thuật môi trường.
2. Trường hợp sản phẩm thải lỏng không nguy hại được xử lý tại hệ thống xử lý nước thải tại chỗ của cơ sở phát sinh hoặc khu công nghiệp thì được quản lý theo quy định về quản lý nước thải tại Chương V Nghị định này.
3. Trường hợp sản phẩm thải lỏng không nguy hại không xử lý được tại cơ sở phát sinh thì chỉ được chuyển giao cho cơ sở có chức năng để xử lý khi có văn bản chấp thuận của cơ quan phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường, đề án bảo vệ môi trường, kế hoạch bảo vệ môi trường (hoặc các hồ sơ, giấy tờ tương đương) đối với cơ sở tiếp nhận xử lý.
4. Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định yêu cầu kỹ thuật, quy trình quản lý về phân định, phân loại, lưu giữ, thu gom, vận chuyển, tái sử dụng, tái chế và xử lý sản phẩm thải lỏng không nguy hại.Bổ sung
MANAGEMENT OF SOME PARTICULAR WASTES
Article 49. Management of waste from medical activities
1. Waste from medical activities (except wastewater put into the wastewater treatment system of medical facility) must be classified at source as follows:
a) Hazardous medical wastes shall include: infectious wastes; hazardous waste not infectious (classified separately according to the list and provisions on hazardous waste management in Chapter II of this Decree); radioactive waste (managed under the provisions on radioactivity);
b) Ordinary medical waste shall include: conventional solid wastes (including daily-life solid waste); non-hazardous liquid waste.
2. Infection waste must be strictly managed with the highest level in medical facilities, ensuring no spread of pathogens affecting the environment and human health.
3. Where infectious wastes are put together with daily-life solid waste, ordinary solid waste, that waste mixture must be managed in accordance with regulations on hazardous waste.
4. Medical facilities shall base on the planning, geographic factors, economic conditions and environments to choose to apply one of the treatment plans for hazardous medical wastes as follows:
a) Concentrated medical waste treatment facilities or concentrated waste treatment facilities have items of medical waste treatment;
b) Hazardous medical wastes are treated under the model of medical facility cluster (medical waste of a cluster of medical facilities shall be collected and treated together in systems, process equipment of a facility in the cluster);
c) Hazardous medical wastes are treated in the system, processing equipment in the campus of medical facilities.
5. Treatment of hazardous medical waste shall be as follows:
a) The selection of non-combustion technologies which are environmental friendly shall be taken priority and the treatment meeting environmental standards must be ensured;
b) Infectious waste after disinfection shall be treated like ordinary waste by suitable methods.
6. The Minister of Natural Resources and Environment shall specify the transportation and treatment of medical wastes.
7. The Minister of Health shall take charge and cooperate with the Minister of Natural Resources and Environment to specify the classification, storage, medical waste management within campus of medical facilities and waste generated from burial, cremation.
Article 50. Management of solid waste from construction activities
1. Solid waste from construction activities (including renovation and demolition of works, called as construction solid waste) must be classified and managed as follows:
Soil, sludge from excavation, dredging topsoil, digging the foundation piles shall be used to cultivate the crop land or suitable land areas;
b) gravelly soil, solid waste from construction materials (brick, tile, grout, concrete, adhesives materials overdue) shall be recycled as construction materials or reused as backfill materials for the buildings or buried in construction solid waste landfill;
c) Recyclable solid waste such as glass, steel, wood, paper, plastics shall be recycled and reused.
2. Households in urban areas while carrying out renovation or demolition of buildings must take measures to collect and transport and treat construction solid waste as prescribed.
3. Households in rural and remote areas that have no waste collection system when renovating or demolishing buildings must manage construction waste under the guidance of the local authorities, must not pour wastes into roads, rivers, streams, canals and surface water sources.
4. The Minister of Construction shall take charge and cooperate with the Minister of Natural Resources and Environment to specify the classification, collection, reuse and recycling and treatment of construction waste.
Article 51. Management of waste from agricultural activities
1. Hazardous wastes being packages containing harmful chemicals or harmful chemical products used in agricultural and forestry production must be collected, stored, transported and treated in accordance with provisions on hazardous waste management.
2. Packages containing plant protection chemicals after use that have been cleaned of hazardous components shall be managed as for ordinary waste.
3. The breeding wastewater reused for watering plants or used in other agricultural production activities as prescribed by the Ministry of Agriculture and Rural Development and Ministry of Natural Resources and Environment.
4. The Minister of Agriculture and Rural development shall take charge and cooperate with the Minister of Natural Resources and Environment to provide detailed instructions on collection and storage of waste generated in agricultural activities.
5. The Minister of Natural Resources and Environment shall specify the treatment of the packaging, plant protection chemicals, fertilizers, veterinary medicines waste generated in agricultural activities.
Article 52. Management of waste from transportation activities
1. Waste generated within Vietnam’s territory from international means of transport shall be managed under the provisions of this Decree, shall not be applied the provisions of legislation on import and trade.
2. The Minister of Transport shall take charge and cooperate with the Minister of Natural Resources and Environment to specify technical requirements and management procedures for hazardous waste, ordinary solid waste, wastewater , emissions generated from transport activities in road, airway, seaway, inland waterway, railway, ensuring conformity with the international agreements to which the Socialist Republic of Vietnam is a signatory.
Article 53. Management of dredged sludge
1. Dredged sludge (from sea, rivers, lakes, canals, drainage systems and other waters) must be collected, transported, discharged, reused, recycled and treated as prescribed by law.
2. The Minister of Construction shall stipulate the management of sludge from septic tanks (also known as cesspool), sludge from urban drainage systems.
3. The Minister of Agriculture and Rural development shall stipulate the management of sludge dredged from canals and irrigation works.
4. The Minister of Natural Resources and Environment shall stipulate the management of mud dredged from the sea, rivers, lakes and other waters.
5. Provincial People’s Committees shall stipulate the dredged sludge discharge and treatment sites.
Article 54. Management of unhazardous liquid waste products
1. The generators shall be responsible for reuse, recycling, treatment, co-treatment, energy recovery from unhazardous liquid waste products meeting environmental standards.
2. Unhazardous liquid waste products treated in sewage treatment system on spot of the generating facility or industrial zones shall be managed under the provisions of wastewater management in Chapter V of this Decree.
3. Unhazardous liquid waste products are not treated at the generating facilities shall only be transferred to the functional facilities for treatment upon written approval of the approving agency of reports on environmental impact assessment, environmental protection projects, environmental protection plan (or equivalent records, papers) for treatment receiving facilities.
4. The Minister of Natural Resources and Environment shall stipulate technical requirements, management process on the delimitation, classification, storage, collection, transportation, reuse, recycling and treatment of unhazardous liquid waste products.
Văn bản liên quan
Cập nhật
Điều 126. Các biện pháp cưỡng chế
Điều 77. Thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt
Điều 78. Xử lý chất thải rắn sinh hoạt
Điều 9. Điều kiện để được cấp Giấy phép xử lý chất thải nguy hại
Điều 10. Cấp Giấy phép xử lý chất thải nguy hại
Điều 16. Trách nhiệm của tổ chức, cá nhân phát sinh chất thải rắn sinh hoạt
Điều 17. Thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt
Điều 18. Trách nhiệm của chủ thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt
Điều 19. Lựa chọn công nghệ xử lý chất thải rắn sinh hoạt
Điều 21. Yêu cầu bảo vệ môi trường đối với cơ sở xử lý chất thải rắn sinh hoạt
Điều 22. Trách nhiệm và quyền hạn của chủ xử lý chất thải rắn sinh hoạt
Điều 23. Cải tạo, phục hồi môi trường khi đóng bãi chôn lấp chất thải rắn sinh hoạt
Điều 27. Trách nhiệm của các Bộ trưởng trong quản lý chất thải rắn sinh hoạt
Điều 28. Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trong quản lý chất thải rắn sinh hoạt
Điều 29. Phân định, phân loại và lưu giữ chất thải rắn công nghiệp thông thường
Điều 30. Trách nhiệm của chủ nguồn thải chất thải rắn công nghiệp thông thường
Điều 31. Thu gom, vận chuyển chất thải rắn công nghiệp thông thường
Điều 32. Yêu cầu bảo vệ môi trường đối với cơ sở xử lý chất thải rắn công nghiệp thông thường
Điều 33. Trách nhiệm của chủ xử lý chất thải rắn công nghiệp thông thường
Điều 37. Thu gom, xử lý nước thải
Điều 38. Xả nước thải vào nguồn tiếp nhận
Điều 39. Quan trắc việc xả nước thải
Điều 41. Sức chịu tải của môi trường nước và hạn ngạch xả nước thải
Điều 43. Trách nhiệm của các Bộ trưởng trong quản lý nước thải
Điều 44. Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trong quản lý nước thải
Điều 45. Đăng ký, kiểm kê, xây dựng cơ sở dữ liệu về khí thải công nghiệp
Điều 46. Cấp phép xả thải khí thải công nghiệp
Điều 47. Quan trắc khí thải công nghiệp tự động liên tục
Điều 48. Trách nhiệm của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường trong quản lý khí thải công nghiệp
Điều 52. Quản lý chất thải từ hoạt động giao thông vận tải
Điều 54. Quản lý sản phẩm thải lỏng không nguy hại
Điều 55. Đối tượng được phép nhập khẩu phế liệu từ nước ngoài vào Việt Nam
Điều 56. Điều kiện về bảo vệ môi trường trong nhập khẩu phế liệu
Điều 57. Mục đích và phương thức ký quỹ bảo đảm phế liệu nhập khẩu
Điều 58. Khoản tiền ký quỹ bảo đảm phế liệu nhập khẩu
Điều 59. Quy trình ký quỹ bảo đảm phế liệu nhập khẩu
Điều 60. Quản lý và sử dụng số tiền ký quỹ bảo đảm phế liệu nhập khẩu
Điều 61. Trách nhiệm của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường
Điều 62. Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh
Điều 63. Trách nhiệm của tổ chức, cá nhân nhập khẩu, sử dụng phế liệu