Chương IV Nghị định 38/2015/NĐ-CP: Quản lý chất thải rắn công nghiệp thông thường
Số hiệu: | 38/2015/NĐ-CP | Loại văn bản: | Nghị định |
Nơi ban hành: | Chính phủ | Người ký: | Nguyễn Tấn Dũng |
Ngày ban hành: | 24/04/2015 | Ngày hiệu lực: | 15/06/2015 |
Ngày công báo: | 10/05/2015 | Số công báo: | Từ số 543 đến số 544 |
Lĩnh vực: | Tài nguyên - Môi trường | Tình trạng: |
Hết hiệu lực
10/01/2022 |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Quy định ký quỹ khi nhập khẩu phế liệu
Từ 15/06/2015, tổ chức, cá nhân nhập khẩu phế liệu phải thực hiện ký quỹ theo Nghị định 38/2015/NĐ-CP về quản lý chất thải và phế liệu.
Theo đó, tiền ký quỹ được nộp và hoàn trả bằng tiền đồng Việt Nam và được hưởng lãi suất không kỳ hạn kể từ ngày ký quỹ.
Số tiền ký quỹ được xác định dựa trên loại phế liệu và khối lượng phế liệu nhập khẩu, cụ thể như sau:
1. Sắt, thép phế liệu
- Dưới 500 tấn: 10% giá trị lô hàng
- Từ 500 đến dưới 1000 tấn: 15% giá trị lô hàng
- Từ 1000 tấn trở lên: 20% giá trị lô hàng.
2. Giấy, nhựa phế liệu
- Dưới 100 tấn: 15% giá trị lô hàng
- Từ 100 đến dưới 500 tấn: 18% giá trị lô hàng
- Từ 500 tấn trở lên: 20% giá trị lô hàng
3. Các loại phế liệu khác: 10% giá trị lô hàng
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
1. Chất thải rắn công nghiệp thông thường phải được phân định, phân loại riêng với chất thải nguy hại, trường hợp không thể phân loại được thì phải quản lý theo quy định về chất thải nguy hại.
2. Việc phân định, phân loại, lưu giữ chất thải rắn công nghiệp thông thường phải đáp ứng yêu cầu kỹ thuật và quy trình quản lý theo quy định.Bổ sung
1. Thực hiện trách nhiệm phân định, phân loại, lưu giữ chất thải rắn công nghiệp thông thường theo quy định tại Điều 29 Nghị định này.
2. Tự tái sử dụng, sơ chế, tái chế, xử lý, đồng xử lý, thu hồi năng lượng hoặc ký hợp đồng chuyển giao cho đơn vị có chức năng vận chuyển, xử lý chất thải rắn công nghiệp thông thường.
3. Định kỳ báo cáo tình hình phát sinh, quản lý chất thải rắn công nghiệp thông thường trong báo cáo giám sát môi trường định kỳ.
1. Việc thu gom, vận chuyển, trung chuyển chất thải rắn công nghiệp thông thường phải bảo đảm không được làm rơi vãi, gây phát tán bụi, mùi hoặc nước rò rỉ và đáp ứng yêu cầu kỹ thuật, quy trình quản lý theo quy định.
2. Các chủ xử lý chất thải nguy hại đã được cấp Giấy phép xử lý chất thải nguy hại được phép thu gom, vận chuyển chất thải rắn công nghiệp thông thường.
3. Tổ chức, cá nhân thu gom, vận chuyển chất thải rắn công nghiệp thông thường có trách nhiệm chuyển giao chất thải cho cơ sở xử lý chất thải rắn công nghiệp thông thường được phép hoạt động theo quy định của pháp luật.Bổ sung
1. Có báo cáo đánh giá tác động môi trường được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt đối với dự án đầu tư cơ sở xử lý chất thải.
2. Các hệ thống, thiết bị xử lý (kể cả sơ chế, tái chế, đồng xử lý, thu hồi năng lượng), bao bì, thiết bị lưu chứa, khu vực lưu giữ tạm thời hoặc trạm trung chuyển, phương tiện vận chuyển (nếu có) phải đáp ứng yêu cầu kỹ thuật và quy trình quản lý theo quy định.
3. Có các công trình bảo vệ môi trường tại cơ sở xử lý chất thải đáp ứng yêu cầu kỹ thuật và quy trình quản lý theo quy định.
4. Có chương trình quản lý và giám sát môi trường.
5. Cơ sở xử lý chất thải rắn công nghiệp thông thường phải được cơ quan có thẩm quyền xác nhận bảo đảm yêu cầu bảo vệ môi trường trước khi chính thức hoạt động xử lý chất thải rắn công nghiệp thông thường.
6. Trước khi thực hiện vận hành thử nghiệm, chủ xử lý chất thải rắn công nghiệp thông thường phải báo cáo cơ quan có thẩm quyền xác nhận bảo đảm yêu cầu bảo vệ môi trường đối với cơ sở xử lý chất thải rắn công nghiệp thông thường về kế hoạch vận hành thử nghiệm. Thời gian vận hành thử nghiệm xử lý chất thải rắn công nghiệp thông thường không quá 06 (sáu) tháng.
7. Bộ Tài nguyên và Môi trường xác nhận hoặc điều chỉnh xác nhận bảo đảm yêu cầu bảo vệ môi trường đối với:
a) Cơ sở xử lý chất thải rắn công nghiệp thông thường do Bộ Tài nguyên và Môi trường phê duyệt báo cáo đánh, giá tác động môi trường;
b) Cơ sở xử lý chất thải rắn công nghiệp thông thường tiếp nhận xử lý từ các chủ nguồn thải trên địa bàn liên tỉnh;
c) Cơ sở xử lý chất thải rắn công nghiệp thông thường kết hợp với xử lý chất thải nguy hại (thay thế bằng Giấy phép xử lý chất thải nguy hại).
8. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xác nhận hoặc điều chỉnh xác nhận bảo đảm yêu cầu bảo vệ môi trường đối với cơ sở xử lý chất thải rắn công nghiệp thông thường thuộc thẩm quyền phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường của địa phương và cơ sở chỉ tiếp nhận xử lý từ các chủ nguồn thải trên địa bàn nội tỉnh.
9. Thời điểm nộp hồ sơ đăng ký xác nhận bảo đảm yêu cầu bảo vệ môi trường xử lý chất thải rắn công nghiệp thông thường như sau:
a) Không quá 06 (sáu) tháng kể từ ngày bắt đầu vận hành thử nghiệm đối với dự án được phê duyệt báo cáo tác động môi trường;
b) Dự án có nhiều giai đoạn thì được nộp hồ sơ đăng ký xác nhận bảo đảm yêu cầu bảo vệ môi trường đối với cơ sở xử lý chất thải rắn công nghiệp thông thường cho từng giai đoạn của dự án.
10. Trường hợp cơ sở xử lý chất thải rắn công nghiệp thông thường có thay đổi về quy mô, công suất, công nghệ thì phải lập hồ sơ đề nghị điều chỉnh xác nhận bảo đảm yêu cầu bảo vệ môi trường đối với cơ sở xử lý chất thải rắn công nghiệp thông thường trình cơ quan có thẩm quyền xem xét, điều chỉnh xác nhận theo quy định.
11. Việc xác nhận bảo đảm yêu cầu bảo vệ môi trường theo quy định tại Điều này không áp dụng đối với các trường hợp sau:
a) Cơ sở xử lý chất thải rắn công nghiệp thông thường đã đưa vào hoạt động và được xác nhận hoàn thành công trình bảo vệ môi trường theo quy định trước ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành;
b) Tái sử dụng chất thải rắn công nghiệp thông thường;
c) Tự sơ chế, tái chế, đồng xử lý, xử lý và thu hồi năng lượng từ chất thải rắn công nghiệp thông thường phát sinh nội bộ trong khuôn viên cơ sở;
d) Nghiên cứu và phát triển công nghệ xử lý chất thải rắn công nghiệp thông thường trong môi trường thí nghiệm.
12. Quy định tại Khoản 1 Điều này không áp dụng đối với các trường hợp sau:
a) Cơ sở sản xuất đã đưa vào hoạt động theo đúng quy định của pháp luật có nhu cầu bổ sung hoạt động đồng xử lý chất thải rắn công nghiệp thông thường dựa trên công nghệ sản xuất sẵn có mà không thuộc đối tượng phải lập lại báo cáo đánh giá tác động môi trường;
b) Cơ sở xử lý chất thải đã đưa vào hoạt động theo đúng quy định của pháp luật có nhu cầu cải tạo, nâng cấp với công nghệ tiên tiến hơn để giảm hoặc không làm gia tăng tác động xấu đến môi trường, nâng cao hiệu quả xử lý, tiết kiệm tài nguyên, năng lượng mà không thuộc đối tượng phải lập lại báo cáo đánh giá tác động môi trường.
1. Lập hồ sơ đăng ký để được xác nhận bảo đảm yêu cầu bảo vệ môi trường đối với cơ sở xử lý chất thải rắn công nghiệp thông thường.
2. Đối với trường hợp được quy định tại Khoản 12 Điều 32 thì phải có phương án trình cơ quan có thẩm quyền theo quy định tại Khoản 7, 8 Điều 32 Nghị định này để xem xét, chấp thuận trước khi triển khai hoạt động.
3. Xử lý chất thải rắn công nghiệp thông thường phù hợp với địa bàn hoạt động, công suất, loại chất thải, các hệ thống, thiết bị xử lý chất thải đã được đầu tư xây dựng, lắp đặt và xác nhận.
4. Trường hợp có phát sinh chất thải nguy hại từ cơ sở xử lý chất thải rắn công nghiệp thông thường, phải thực hiện trách nhiệm của chủ nguồn thải chất thải nguy hại theo quy định.
5. Thực hiện đầy đủ các nội dung xác nhận bảo đảm yêu cầu bảo vệ môi trường đối với cơ sở xử lý chất thải rắn công nghiệp thông thường và hồ sơ để nghị xác nhận bảo đảm yêu cầu đối với cơ sở xử lý chất thải rắn công nghiệp thông thường kèm theo nội dung Giấy xác nhận. Hồ sơ này là căn cứ cụ thể cho hoạt động quản lý, giám sát môi trường đối với chủ xử lý chất thải rắn công nghiệp thông thường.
6. Lập, sử dụng, lưu trữ và quản lý báo cáo, hồ sơ, tài liệu, nhật ký liên quan đến công tác quản lý chất thải rắn công nghiệp thông thường theo quy định, Trường hợp chủ xử lý chất thải rắn công nghiệp thông thường đồng thời là chủ xử lý chất thải nguy hại hoặc chủ xử lý chất thải rắn sinh hoạt thì được tích hợp các báo cáo, hồ sơ, tài liệu, nhật ký cho cả việc quản lý chất thải nguy hại hoặc chất thải rắn sinh hoạt và chất thải rắn công nghiệp thông thường.
7. Áp dụng tiêu chuẩn quốc gia về hệ thống quản lý môi trường (TCVN ISO 14001) trong thời hạn 24 (hai mươi bốn) tháng kể từ khi được xác nhận bảo đảm yêu cầu bảo vệ môi trường đối với cơ sở xử lý chất thải rắn công nghiệp thông thường hoặc 24 (hai mươi bốn) tháng kể từ ngày Nghị định này có hiệu lực đối với cơ sở đang hoạt động.
8. Thực hiện kế hoạch kiểm soát ô nhiễm và phục hồi môi trường, đồng thời thông báo bằng văn bản cho cơ quan có thẩm quyền xác nhận bảo đảm yêu cầu bảo vệ môi trường đối với cơ sở xử lý chất thải rắn công nghiệp thông thường trong thời gian không quá 06 (sáu) tháng kể từ khi chấm dứt hoạt động.
1. Thống nhất thực hiện chức năng quản lý nhà nước về chất thải rắn công nghiệp thông thường và ban hành quy định về:
a) Yêu cầu kỹ thuật, quy trình quản lý trong việc phân loại, lưu giữ, trung chuyển, vận chuyển, sơ chế, tái sử dụng, tái chế, đồng xử lý, xử lý và thu hồi năng lượng từ chất thải rắn công nghiệp thông thường; yêu cầu kỹ thuật, quy trình quản lý liên quan đến các yêu cầu bảo vệ môi trường đối với cơ sở xử lý chất thải rắn công nghiệp thông thường và việc thực hiện trách nhiệm trong giai đoạn hoạt động của chủ nguồn thải, chủ xử lý chất thải rắn công nghiệp thông thường;
b) Trình tự, thủ tục xác nhận, điều chỉnh xác nhận bảo đảm yêu cầu bảo vệ môi trường đối với cơ sở xử lý chất thải rắn công nghiệp thông thường;
c) Yêu cầu kỹ thuật, quy trình quản lý đối với trường hợp không yêu cầu xác nhận bảo đảm yêu cầu bảo vệ môi trường theo quy định tại Khoản 11 Điều 32 Nghị định này và các trường hợp khác phát sinh trên thực tế.
2. Tổ chức quản lý, kiểm tra hoạt động và các hồ sơ, hợp đồng, báo cáo liên quan đến chủ xử lý chất thải rắn công nghiệp thông thường theo thẩm quyền.
3. Tổ chức xây dựng và vận hành cơ sở dữ liệu quốc gia về chất thải rắn công nghiệp thông thường; tăng cường sử dụng hệ thống thông tin hoặc thư điện tử để thông báo, hướng dẫn, trao đổi với tổ chức, cá nhân trong quá trình xác nhận bảo đảm yêu cầu bảo vệ môi trường đối với cơ sở xử lý chất thải rắn công nghiệp thông thường.
4. Tổ chức thực hiện các nội dung về quản lý chất thải rắn công nghiệp thông thường phục vụ công tác lập và triển khai quy hoạch bảo vệ môi trường theo quy định tại Điều 98 Luật Bảo vệ môi trường.
1. Tổ chức quản lý, kiểm tra hoạt động và các hồ sơ, hợp đồng, báo cáo liên quan đến các chủ xử lý chất thải rắn công nghiệp thông thường do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xác nhận bảo đảm yêu cầu bảo vệ môi trường.
2. Tổ chức cập nhật vào cơ sở dữ liệu quốc gia về chất thải rắn công nghiệp thông thường; tăng cường sử dụng hệ thống thông tin hoặc thư điện tử để thông báo, hướng dẫn, trao đổi với tổ chức, cá nhân trong quá trình xác nhận bảo đảm yêu cầu bảo vệ môi trường đối với cơ sở xử lý chất thải rắn công nghiệp thông thường.
3. Hàng năm thống kê, cập nhật về tình hình phát sinh, quản lý chất thải rắn công nghiệp thông thường tại địa phương và báo cáo Bộ Tài nguyên và Môi trường để tổng hợp, theo dõi; thời hạn của báo cáo trước ngày 31 tháng 3 của năm tiếp theo.
ORDINARY INDUSTRIAL SOLID WASTE MANAGEMENT
Article 29. Delimitation, classification and storage of ordinary industrial solid wastes
1. Ordinary industrial solid wastes must be delimited, classified separately for hazardous waste, in case of failure to classify, they must be managed under the provisions on hazardous waste.
2. The delimitation, classification and storage of ordinary industrial solid wastes must meet technical requirements and management procedures as prescribed.
Article 30. Responsibilities of ordinary industrial solid waste generators
1. Fulfill responsibility of delimitation, classification, storage of ordinary industrial solid wastes as prescribed in Article 29 of this Decree.
2. Re-use, pre-process, recycle, treat, co-treat, recover energy by themselves or conclude the transfer contracts for functional units to transport, treat ordinary industrial solid waste.
3. Report periodically on the generation, management of ordinary industrial solid waste in periodically environmental monitoring reports.
Article 31. Collection and transportation of ordinary industrial solid wastes
1. The collection, transport and transfer of ordinary industrial solid wastes must not be dropped, caused emission of dust, odor or leakage of water and must meet the technical requirements, process management according to provisions.
2. The hazardous waste treaters that have been licensed hazardous waste treatment shall be allowed to collect and transport ordinary industrial solid wastes.
3. Organizations and individuals collecting and transporting ordinary industrial solid waste shall transfer the waste to ordinary industrial solid waste treatment facilities allowed to operate as prescribed by law.
Article 32. Environmental protection requirements for ordinary industrial solid waste treatment facilities
1. There are reports on environmental impact assessment approved by competent agencies for investment project of waste treatment facility.
2. There are treatment systems and device (including pre-processing, recycling, co-treatment, recovery of energy), packaging, storage equipment, temporary storage or transit areas, transport means (if any) meeting technical requirements and management procedures as prescribed.
3. There are the environmental protection projects in waste treatment facilities meeting technical requirements and management procedures as prescribed.
4. There are programs of environmental management and monitoring.
5. Ordinary industrial solid waste treatment facilities must be certified by competent agencies meeting environmental protection requirements prior to official operation of ordinary industrial solid waste treatment.
6. Prior to test operation, the daily-life solid waste treaters must report to competent agencies for confirmation of meeting environmental protection requirements for daily-life solid waste treatment facilities on the test operation plan. Time for test operation of ordinary industrial solid waste treatment shall be within 06 (six) months.
7. The Ministry of Natural Resources and Environment shall certify or adjust the certification of meeting environmental protection requirements for:
a) Ordinary industrial solid waste treatment facilities of which reports on environmental impact assessment are approved by the Ministry of Natural Resources and Environment;
b) Ordinary industrial solid waste treatment facilities receiving the treatment from the waste generation sources in the inter-provincial areas;
c) Ordinary industrial solid waste treatment facilities associated with hazardous waste treatment (replaced by the License for hazardous waste treatment).
8. The provincial People’s Committees shall certify or adjust the certification of meeting environmental protection requirements for ordinary industrial solid waste treatment facilities under the approval competence of reports on environmental impact assessment and the facilities only receiving treatment from the generators in the provincial areas.
9. The time for submission of registration application for certification of meeting environmental protection requirements for ordinary industrial solid waste treatment shall be as follows:
a) Projects approved environmental impact reports shall be within 06 (six) months from the date of commencement of trial operation;
b) For projects that have many stages, registration application for certification of meeting environmental protection requirements shall be submitted for ordinary industrial solid waste treatment facilities for each stage of the projects .
10. In case ordinary industrial solid waste treatment facilities have changes in size, capacity, technology, they must submit an application for adjustment of the certification of meeting environmental protection requirements for ordinary industrial solid waste treatment facilities and request competent agencies for consideration and adjustment of the certification as prescribed.
11. The certification of meeting environmental protection requirements as defined in this Article shall not be applied to the following cases:
a) Ordinary industrial solid waste treatment facilities that have been put into normal operation and certified completion of environmental protection works as prescribed before this Decree takes effect;
b) Re-use of ordinary industrial solid wastes;
c) Self-preprocessing, reuse, recycling, co-treatment, treatment or recover of energy from ordinary industrial solid waste generated internally in the campus of facilities;
d) Research and development of technology for ordinary industrial solid waste treatment in laboratory environment;
12. The conditions stipulated in Paragraph 1 of this Article shall not be applied to the following cases:
a) Production establishments that have been put into operation in accordance with the law wish to add ordinary industrial solid waste co-treatment based on available production technologies without making reports on environmental impact assessment;
b) Waste treatment facilities put into operation in accordance with law wish to renovate and upgrade to more advanced technology to decrease or not to increase bad impact to environment, improve treatment efficiency, save resources and energy without making reports on environmental impact assessment.
Article 33. Responsibilities of ordinary industrial solid waste treaters
1. Make an application for certification of meeting environmental protection requirements for ordinary industrial solid waste treatment facilities.
2. Have a plan requested competent agencies as defined in Paragraph 7, 8, Article 32 of this Decree for consideration and approval before the operation for cases specified in Paragraph 12 of Article 32;
3. Treat ordinary industrial solid waste in accordance with the area of operation, capacity, type of waste, waste treatment systems and equipment constructed, installed and certified.
4. Fulfill responsibility of hazardous waste generators as prescribed in case hazardous waste is generated from ordinary industrial solid waste treatment facilities.
5. Fully implement contents of certification of meeting environmental protection requirements for ordinary industrial solid waste treatment facilities and application for certification of meeting environmental protection requirements for ordinary industrial solid waste treatment facilities enclosed with the Certification content. This application shall be specific bases for environmental management and supervision for the ordinary industrial solid waste treaters;
6. Prepare, use, store and manage reports, records, documents and diaries related to the management of ordinary industrial solid wastes as prescribed, In case ordinary industrial solid waste treaters are also hazardous waste treaters or daily-life solid waste treaters, reports, records, documents and diaries shall be integrated for the management of hazardous wastes or daily-life solid waste and ordinary industrial solid waste.
7. Apply National Standards for Environmental Management Systems (ISO 14001) within 24 (twenty four) months from the date of certification of meeting environmental protection requirements for ordinary industrial waste treatment facilities; or 24 (twenty four) months since this Decree takes effect for facilities which are operating.
8. Make plans for pollution control and environmental remediation, and notify in writing to competent agencies for certification of meeting environmental protection requirements for ordinary industrial solid waste treatment facilities within 06 (six) months after the termination of operation.
Article 34. Responsibilities of Minister of Natural Resources and Environment in ordinary industrial solid waste management.
1. Accord in state management of ordinary industrial solid waste and issue provisions on:
a) Technical requirements, management process in the classification, storage, transit, transportation, pre-processing, reuse, recycling, co-treatment, treatment and energy recovery from ordinary industrial solid waste; technical requirements, management process related to the environmental protection requirements for ordinary industrial solid waste treatment facilities and fulfilling of responsibility in the operational stage of the ordinary industrial solid waste generators and treaters;
b) Procedures for certification and adjustment of certification of meeting environmental protection requirements for ordinary industrial solid waste treatment facilities;
c) Technical requirements and management process for cases not requesting certification of meeting environmental protection requirements as defined in Paragraph 11 of Article 32 of this Decree and other cases arising in practice.
2. Manage and inspect operation and records, contracts, reports relating to ordinary industrial solid waste treaters within their competence.
3. Formulate and operate the national database of ordinary industrial solid wastes; increase the use of information systems or electronic mail to inform, guide and exchange with organizations and individuals during certification of environmental protection requirements for ordinary industrial solid waste treatment facilities.
4. Implement the contents of ordinary industrial solid waste management serving the formulation and implementation of environmental protection planning as provided for in Article 98 of the Law on Environmental Protection.
Article 35. Responsibilities of provincial People’s Committees in ordinary industrial solid waste management
1. Manage and inspect operation and records, contracts, reports relating to ordinary industrial solid waste treaters certified meeting environmental protection requirements by provincial People’s Committees.
2. Update national database of ordinary industrial solid wastes; increase the use of information systems or electronic mail to inform, guide and exchange with organizations and individuals during certification of environmental protection requirements for ordinary industrial solid waste treatment facilities.
3. Annually prepare statistics, update on the generation and management of ordinary industrial solid waste in the locality and report to the Ministry of Natural Resources and Environment for summary and monitoring; The deadline of reporting is March 31 of following year.
Văn bản liên quan
Cập nhật
Điều 126. Các biện pháp cưỡng chế
Điều 77. Thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt
Điều 78. Xử lý chất thải rắn sinh hoạt
Điều 9. Điều kiện để được cấp Giấy phép xử lý chất thải nguy hại
Điều 10. Cấp Giấy phép xử lý chất thải nguy hại
Điều 16. Trách nhiệm của tổ chức, cá nhân phát sinh chất thải rắn sinh hoạt
Điều 17. Thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt
Điều 18. Trách nhiệm của chủ thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt
Điều 19. Lựa chọn công nghệ xử lý chất thải rắn sinh hoạt
Điều 21. Yêu cầu bảo vệ môi trường đối với cơ sở xử lý chất thải rắn sinh hoạt
Điều 22. Trách nhiệm và quyền hạn của chủ xử lý chất thải rắn sinh hoạt
Điều 23. Cải tạo, phục hồi môi trường khi đóng bãi chôn lấp chất thải rắn sinh hoạt
Điều 27. Trách nhiệm của các Bộ trưởng trong quản lý chất thải rắn sinh hoạt
Điều 28. Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trong quản lý chất thải rắn sinh hoạt
Điều 29. Phân định, phân loại và lưu giữ chất thải rắn công nghiệp thông thường
Điều 30. Trách nhiệm của chủ nguồn thải chất thải rắn công nghiệp thông thường
Điều 31. Thu gom, vận chuyển chất thải rắn công nghiệp thông thường
Điều 32. Yêu cầu bảo vệ môi trường đối với cơ sở xử lý chất thải rắn công nghiệp thông thường
Điều 33. Trách nhiệm của chủ xử lý chất thải rắn công nghiệp thông thường
Điều 37. Thu gom, xử lý nước thải
Điều 38. Xả nước thải vào nguồn tiếp nhận
Điều 39. Quan trắc việc xả nước thải
Điều 41. Sức chịu tải của môi trường nước và hạn ngạch xả nước thải
Điều 43. Trách nhiệm của các Bộ trưởng trong quản lý nước thải
Điều 44. Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trong quản lý nước thải
Điều 45. Đăng ký, kiểm kê, xây dựng cơ sở dữ liệu về khí thải công nghiệp
Điều 46. Cấp phép xả thải khí thải công nghiệp
Điều 47. Quan trắc khí thải công nghiệp tự động liên tục
Điều 48. Trách nhiệm của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường trong quản lý khí thải công nghiệp
Điều 52. Quản lý chất thải từ hoạt động giao thông vận tải
Điều 54. Quản lý sản phẩm thải lỏng không nguy hại
Điều 55. Đối tượng được phép nhập khẩu phế liệu từ nước ngoài vào Việt Nam
Điều 56. Điều kiện về bảo vệ môi trường trong nhập khẩu phế liệu
Điều 57. Mục đích và phương thức ký quỹ bảo đảm phế liệu nhập khẩu
Điều 58. Khoản tiền ký quỹ bảo đảm phế liệu nhập khẩu
Điều 59. Quy trình ký quỹ bảo đảm phế liệu nhập khẩu
Điều 60. Quản lý và sử dụng số tiền ký quỹ bảo đảm phế liệu nhập khẩu
Điều 61. Trách nhiệm của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường
Điều 62. Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh
Điều 63. Trách nhiệm của tổ chức, cá nhân nhập khẩu, sử dụng phế liệu