Chương V Nghị định 38/2015/NĐ-CP: Quản lý nước thải
Số hiệu: | 38/2015/NĐ-CP | Loại văn bản: | Nghị định |
Nơi ban hành: | Chính phủ | Người ký: | Nguyễn Tấn Dũng |
Ngày ban hành: | 24/04/2015 | Ngày hiệu lực: | 15/06/2015 |
Ngày công báo: | 10/05/2015 | Số công báo: | Từ số 543 đến số 544 |
Lĩnh vực: | Tài nguyên - Môi trường | Tình trạng: |
Hết hiệu lực
10/01/2022 |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Quy định ký quỹ khi nhập khẩu phế liệu
Từ 15/06/2015, tổ chức, cá nhân nhập khẩu phế liệu phải thực hiện ký quỹ theo Nghị định 38/2015/NĐ-CP về quản lý chất thải và phế liệu.
Theo đó, tiền ký quỹ được nộp và hoàn trả bằng tiền đồng Việt Nam và được hưởng lãi suất không kỳ hạn kể từ ngày ký quỹ.
Số tiền ký quỹ được xác định dựa trên loại phế liệu và khối lượng phế liệu nhập khẩu, cụ thể như sau:
1. Sắt, thép phế liệu
- Dưới 500 tấn: 10% giá trị lô hàng
- Từ 500 đến dưới 1000 tấn: 15% giá trị lô hàng
- Từ 1000 tấn trở lên: 20% giá trị lô hàng.
2. Giấy, nhựa phế liệu
- Dưới 100 tấn: 15% giá trị lô hàng
- Từ 100 đến dưới 500 tấn: 18% giá trị lô hàng
- Từ 500 tấn trở lên: 20% giá trị lô hàng
3. Các loại phế liệu khác: 10% giá trị lô hàng
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
1. Nước thải phải được quản lý thông qua các hoạt động giảm thiểu, tái sử dụng, thu gom, xử lý đạt quy chuẩn kỹ thuật môi trường.
2. Việc xả nước thải phải được quản lý kết hợp cả theo địa giới hành chính và theo lưu vực.
3. Tổ chức, cá nhân phát sinh nước thải phải nộp phí, giá dịch vụ xử lý nước thải theo quy định của pháp luật.
4. Khuyến khích các hoạt động nhằm giảm thiểu, tái sử dụng nước thải.
1. Các khu công nghiệp phải có hệ thống thu gom riêng nước mưa và hệ thống thu gom, xử lý nước thải tập trung đạt quy chuẩn kỹ thuật môi trường. Hệ thống xử lý nước thải phải bảo đảm đủ công suất xử lý toàn bộ lượng nước thải phát sinh của các cơ sở trong khu công nghiệp và phải được xây dựng, vận hành trước khi các cơ sở trong khu công nghiệp đi vào hoạt động. Các khu công nghiệp gần nhau có thể kết hợp sử dụng chung hệ thống xử lý nước thải tập trung.
2. Các khu đô thị, khu dân cư tập trung, tòa nhà cao tầng, tổ hợp công trình dịch vụ, thương mại phải có hệ thống thu gom nước mưa và thu gom, xử lý nước thải theo quy hoạch và tuân thủ quy chuẩn kỹ thuật về xây dựng các công trình hạ tầng kỹ thuật.
3. Các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ phải có hệ thống thu gom nước mưa và thu gom, xử lý nước thải theo các hình thức sau:
a) Tự xử lý tại hệ thống xử lý nước thải của cơ sở đạt quy chuẩn kỹ thuật môi trường trước khi thải ra môi trường;
b) Bảo đảm yêu cầu nước thải đầu vào trước khi đưa vào hệ thống xử lý nước thải tập trung của khu công nghiệp hoặc làng nghề theo quy định của chủ sở hữu hệ thống hạ tầng kỹ thuật khu công nghiệp hoặc làng nghề;
c) Chuyển giao cho đơn vị có chức năng xử lý bên ngoài cơ sở phát sinh theo quy định: Đối với nước thải nguy hại thì được quản lý theo quy định về quản lý chất thải nguy hại tại Chương II Nghị định này; đối với nước thải không nguy hại thì chỉ được phép chuyển giao cho đơn vị có chức năng phù hợp để xử lý.Bổ sung
1. Việc xả nước thải của các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ vào nguồn tiếp nhận phải bảo đảm thống nhất theo các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường do Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành hoặc theo các quy chuẩn kỹ thuật môi trường của địa phương.
2. Các nguồn nước thải xả vào nguồn tiếp nhận phải được điều tra, đánh giá thường xuyên.
3. Việc xả nước thải vào nguồn tiếp nhận được quản lý phù hợp với sức chịu tải của môi trường nước và hạn ngạch xả nước thải theo quy định.
1. Hoạt động xả nước thải của các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và khu công nghiệp phải được quan trắc định kỳ theo báo cáo đánh giá tác động môi trường đã được phê duyệt, kế hoạch bảo vệ môi trường đã được xác nhận hoặc các hồ sơ, giấy tờ tương đương theo quy định của pháp luật.
2. Các khu công nghiệp phải lắp đặt hệ thống quan trắc nước thải tự động liên tục, truyền số liệu trực tiếp cho Sở Tài nguyên và Môi trường địa phương.
3. Các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ nằm ngoài khu công nghiệp có quy mô xả nước thải từ 1.000 m3/ngày đêm trở lên (không bao gồm nước làm mát), phải lắp đặt hệ thống quan trắc nước thải tự động liên tục và truyền số liệu trực tiếp cho Sở Tài nguyên và Môi trường địa phương.
4. Khuyến khích các cơ sở sản xuất, kinh doanh dịch vụ nằm ngoài khu công nghiệp có quy mô xả thải dưới 1.000 m3/ngày đêm (không bao gồm nước làm mát) và có nguy cơ tác hại đến môi trường lắp đặt thiết bị quan trắc nước thải tự động liên tục.
1. Nước thải sau xử lý phải được thu gom cho mục đích tái sử dụng hoặc xả vào nguồn tiếp nhận nước thải.
2. Việc tái sử dụng nước thải sau xử lý phải tuân thủ các quy định cụ thể cho từng mục đích sử dụng.
3. Bùn thải từ hệ thống xử lý nước thải được quản lý như sau:
a) Bùn thải có yếu tố nguy hại vượt ngưỡng chất thải nguy hại phải được quản lý theo quy định về quản lý chất thải nguy hại tại Chương II Nghị định này;
b) Bùn thải không có yếu tố nguy hại vượt ngưỡng chất thải nguy hại phải được quản lý theo quy định về quản lý chất thải rắn công nghiệp thông thường tại Chương IV Nghị định này.
1. Sức chịu tải của môi trường nước phải được đánh giá theo từng thông số ô nhiễm, làm căn cứ để kiểm soát tải lượng của thông số ô nhiễm đó trong tất cả các nguồn xả nước thải trên lưu vực, dựa theo các tác động tiêu cực ở mức cao nhất.
2. Sức chịu tải được xem xét đánh giá dựa trên đặc điểm mục đích sử dụng và khả năng tự làm sạch của môi trường tiếp nhận; quy mô và tính chất của các nguồn xả nước thải hiện tại và theo quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội.
3. Hạn ngạch xả nước thải được xác định và phân bổ dựa trên sức chịu tải của môi trường nước tương ứng với giai đoạn của quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội.
4. Sức chịu tải của môi trường nước và hạn ngạch xả nước thải là một trong những căn cứ phục vụ lập hoặc điều chỉnh quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội và quy hoạch phát triển ngành, lĩnh vực; xem xét chấp thuận chủ trương đầu tư, chứng nhận đầu tư cho các dự án.
1. Nhà nước khuyến khích mọi hình thức đầu tư cho lĩnh vực quản lý nước thải theo quy định của pháp luật về đầu tư.
2. Nguồn thu từ dịch vụ xử lý nước thải sinh hoạt phải từng bước bù đắp chi phí dịch vụ xử lý nước thải sinh hoạt tập trung.
3. Các nguồn thu đối với nước thải (sinh hoạt, công nghiệp) phải được sử dụng vào mục đích phòng ngừa, hạn chế, kiểm soát và khắc phục ô nhiễm do nước thải gây ra.
1. Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm:
a) Quy định yêu cầu kỹ thuật và quy trình quản lý về: Tái sử dụng nước thải; quản lý nước làm mát; thu gom, xử lý nước mưa chảy tràn đợt đầu có khả năng bị ô nhiễm trong khuôn viên cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ; chuyển giao nước thải để xử lý bên ngoài cơ sở; các đối tượng phải có hệ thống xử lý nước thải; quan trắc nước thải tự động liên tục đối với các cơ sở có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường lớn; điều kiện vật chất, hạ tầng kỹ thuật của cơ quan tiếp nhận số liệu quan trắc nước thải tự động liên tục và chế độ thông tin báo cáo;
b) Xây dựng, ban hành hướng dẫn đánh giá sức chịu tải của các nguồn tiếp nhận, phân vùng sử dụng và xác định hạn ngạch xả nước thải vào các nguồn tiếp nhận; xây dựng, ban hành và phân bổ hạn ngạch xả nước thải đối với các lưu vực sông liên tỉnh; quản lý trao đổi hạn ngạch xả nước thải;
c) Hướng dẫn quản lý, xử lý nước thải và thống nhất ban hành các quy chuẩn kỹ thuật môi trường về xả nước thải vào nguồn tiếp nhận;
d) Quan trắc, kiểm soát chất lượng nước tại các nguồn tiếp nhận thuộc các lưu vực sông liên tỉnh, liên quốc gia;
đ) Xây dựng quy trình điều tra, đánh giá, xây dựng cơ sở dữ liệu nguồn nước thải trên các lưu vực sông; quản lý cơ sở dữ liệu nguồn nước thải tại các lưu vực sông liên tỉnh và vận hành cơ chế chia sẻ thông tin các nguồn nước thải trên lưu vực sông liên tỉnh, liên quốc gia.
2. Trách nhiệm của các Bộ trưởng liên quan về quản lý nước thải của một số nguồn thải đặc thù được thực hiện theo quy định tại Chương VII của Nghị định này.
1. Chỉ đạo, tổ chức việc thu gom, xử lý nước thải sinh hoạt trên địa bàn tỉnh.
2. Quan trắc, kiểm soát chất lượng nước tại các nguồn tiếp nhận trên địa bàn tỉnh; đầu tư cơ sở vật chất, hạ tầng kỹ thuật để tiếp nhận và quản lý kết quả quan trắc nước thải tự động liên tục.
3. Tổ chức đánh giá sức chịu tải, ban hành và phân bổ hạn ngạch xả nước thải đối với lưu vực sông nội tỉnh; công bố thông tin các nguồn tiếp nhận nước thải không còn khả năng tiếp nhận nước thải trên địa bàn quản lý.
4. Tổ chức điều tra, đánh giá, xây dựng cơ sở dữ liệu nguồn nước thải, quản lý, kiểm tra, giám sát các nguồn nước thải vào nguồn tiếp nhận nội tỉnh; phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường và các địa phương liên quan tổ chức quản lý, kiểm tra, giám sát các nguồn nước thải vào nguồn tiếp nhận có phạm vi liên tỉnh theo quy định.
5. Hàng năm báo cáo tình hình quản lý, xử lý nước thải cho Bộ Tài nguyên và Môi trường để tổng hợp, theo dõi.
Article 36. General principles of wastewater management
1. Wastewater must be managed through minimization, re-use, collection and treatment meeting environmental standards.
2. The discharge of wastewater must be managed according to both administrative boundaries and basin.
3. Organizations and individuals discharging wastewater must pay fees, service charges for wastewater treatment as prescribed by law.
4. Activities aimed at reducing and reusing wastewater are encouraged.
Article 37. Collection and treatment of wastewater
1. Industrial zones must have their own separate collection systems of rain water and concentrated wastewater collection and treatment system meeting environmental standards. Wastewater treatment systems must ensure enough capacity to treat the entire volume of the wastewater discharged of facilities in industrial zones put into operation. Industrial zones close to each other may combine general use of concentrated wastewater treatment system.
2. Urban areas, concentrated residential areas, buildings, building complexes of services and business must have rainwater collection system and collection, treatment of wastewater under the planning and comply with technical standards in the construction of technical infrastructural constructions.
3. Establishments of production, business, services must have rainwater collection system and collection and treatment of wastewater according to the following forms:
a) Self-treatment in wastewater treatment system of facilities meeting environmental standards before discharge into the environment;
b) Meeting the requirements for input wastewater before being put into concentrated wastewater treatment system of industrial zones or trade villages as stipulated by the owner of technical infrastructure system for industrial parks or trade villages;
c) Transferring to functional units for treatment outside generation facilities as prescribed: Hazardous wastewater shall be managed in accordance with regulations on hazardous waste management in Chapter II of this Decree; non-hazardous wastewater shall be transferred to appropriate functional units for treatment.
Article 38. Discharge of wastewater into receiving water
1. The discharge of wastewater of establishments of production, business and services into the receiving water must ensure uniformity in accordance with national technical standards on environment issued by the Ministry of Natural Resources and Environment issued or under environmental standards of locality.
2. The source of wastewater discharged into the receiving water must be investigated, evaluated regularly.
3. The discharge of wastewater into the receiving water must be managed in accordance with loading capacity of water environment and wastewater discharge quotas as prescribed.
Article 39. Monitoring of wastewater discharge
1. The wastewater discharge of establishments of production, business, services and industrial parks must be regularly monitored according to the approved reports on environmental impact assessment and the certified plans for environmental protection or equivalent records, document in accordance with the law.
2. Industrial zones must be installed continuous automatic wastewater monitoring system, and transmit directly data to the Service of Natural Resources and Environment.
3. Establishments of production, business, services outside industrial zones having discharge scale of 1,000 m3 / day or more (not including cooling water) must be installed the continuous automatic wastewater monitoring system and transmit data directly to the Service of Natural Resources and Environment in locality.
4. Establishments of production, business, services outside industrial zones having discharge scale of 1,000 m3 / day and night (not including cooling water) and being in danger of damage of environment are encouraged to install the continuous automatic wastewater monitoring equipment.
Article 40. Management wastewater and waste sludge after wastewater treatment
1. Wastewater after treatment must be collected for the purpose of reuse or discharge into receiving waters.
2. The re-use of treated wastewater must comply with specific provisions for each use purpose.
3. Waste sludge from wastewater treatment system shall be managed as follows:
Waste sludge with risk factors exceeding the hazardous waste level must be managed according to the provisions on hazardous waste management in Chapter II of this Decree;
b) Waste sludge without risk factors exceeding the hazardous waste level must be managed according to the provisions on ordinary industrial solid waste management in Chapter II of this Decree;
Article 41. Water environmental load capacity and wastewater discharge quotas
1. Load capacity of the water environment must be assessed by each pollution parameter, as a basis to control the load of such pollution parameter in all discharge sources of wastewater in the basin, according to the negative impact at the highest level.
2. Load capacity shall be considered based on the use purpose characteristics and self-cleaning ability of the receiving environment; the scale and nature of the current wastewater discharge sources and socio-economic development planning.
3. Wastewater discharge quota shall be determined and allocated based on water environmental load capacity corresponding to the period of socio-economic development planning.
4. Load capacity of water environmental and wastewater discharge quotas shall be bases for making or adjusting the socio-economic development planning and sector development planning; considering and approval of investment policies, investment certificate for the project.
Article 42. Resource for wastewater management
1. The State encourages all forms of investment in the field of wastewater management in accordance with legislation on investment.
2. Revenues from daily-life wastewater treatment must gradually offset the cost of concentrated daily-life wastewater treatment .
3. Revenues for wastewater (daily-life and industrial) must be used for purposes of prevention, restriction and control and remedy of pollution caused by wastewater.
Article 43. Responsibilities of Ministers in wastewater management
1. Responsibilities of the Minister of Natural Resources and Environment
a) Stipulate technical requirements and management process on : Reuse of wastewater; cooling water management; collection and treatment of runoff rainwater in first stage capable contaminated in the campus of establishment of production, business and services; transfer wastewater for treatment outside the establishments; objects must have wastewater treatment systems; continuously automatic wastewater monitoring for establishments potentially causing major environmental pollution; material conditions, technical infrastructure of agencies receiving continuously automatic wastewater monitoring data and report information regulations;
b) Formulate and promulgate guidelines for assessing the load capacity of the receiving water, zone use and determine wastewater discharge quotas into the receiving water; formulate and promulgate and allocate quotas for wastewater discharge interprovincial river basins; manage the wastewater discharge quota exchange.
c) Guide wastewater management and treatment and accord the promulgation of environmental standards on wastewater discharge into the receiving water;
d) Monitor and control water quality in the receiving water of interprovincial and international river basins;
dd) Develop the process of investigation, evaluation, formulation of database on wastewater in river basins; manage database of wastewater in the interprovincial river basin and operate the mechanism to share information on the wastewater sources in interprovincial and international river basins.
2. Responsibilities of the Ministers related to wastewater management of some specific waste sources shall be fulfilled under the provisions of Chapter VII of this Decree.
Article 44. Responsibilities of provincial People’s Committees in wastewater management
1. Direct and organize the collection and treatment of daily-life wastewater in the province.
2. Monitor and control of water quality in the receiving water in the province; invest facilities, technical infrastructure to receive and manage the results of continuously automatic wastewater monitoring.
3. Evaluate the load capacity, promulgate and allocate quotas for wastewater discharge for provincial river basins; disclose information of receiving waters that are no longer capable of receiving wastewater in the administrative division.
4. Invest, evaluate, formulate wastewater source database, manage, inspect and monitor wastewater into the receiving water in the province; cooperate with the Ministry of Natural Resources and Environment and the relevant localities to manage, inspect and monitor wastewater into receiving in interprovincial scope as prescribed.
5. Report annually on the wastewater management and treatment for the Ministry of Natural Resources and Environment for summary and monitoring.
Tình trạng hiệu lực: Hết hiệu lực