Chương VI Luật bảo vệ môi trường 2020: Quản lý chất thải và kiểm soát các chất ô nhiễm khác
Số hiệu: | 38/2015/NĐ-CP | Loại văn bản: | Nghị định |
Nơi ban hành: | Chính phủ | Người ký: | Nguyễn Tấn Dũng |
Ngày ban hành: | 24/04/2015 | Ngày hiệu lực: | 15/06/2015 |
Ngày công báo: | 10/05/2015 | Số công báo: | Từ số 543 đến số 544 |
Lĩnh vực: | Tài nguyên - Môi trường | Tình trạng: |
Hết hiệu lực
10/01/2022 |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Quy định ký quỹ khi nhập khẩu phế liệu
Từ 15/06/2015, tổ chức, cá nhân nhập khẩu phế liệu phải thực hiện ký quỹ theo Nghị định 38/2015/NĐ-CP về quản lý chất thải và phế liệu.
Theo đó, tiền ký quỹ được nộp và hoàn trả bằng tiền đồng Việt Nam và được hưởng lãi suất không kỳ hạn kể từ ngày ký quỹ.
Số tiền ký quỹ được xác định dựa trên loại phế liệu và khối lượng phế liệu nhập khẩu, cụ thể như sau:
1. Sắt, thép phế liệu
- Dưới 500 tấn: 10% giá trị lô hàng
- Từ 500 đến dưới 1000 tấn: 15% giá trị lô hàng
- Từ 1000 tấn trở lên: 20% giá trị lô hàng.
2. Giấy, nhựa phế liệu
- Dưới 100 tấn: 15% giá trị lô hàng
- Từ 100 đến dưới 500 tấn: 18% giá trị lô hàng
- Từ 500 tấn trở lên: 20% giá trị lô hàng
3. Các loại phế liệu khác: 10% giá trị lô hàng
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
1. Yêu cầu chung về quản lý chất thải rắn sinh hoạt, chất thải nguy hại và chất thải rắn công nghiệp thông thường được quy định như sau:
a) Chất thải phải được quản lý trong toàn bộ quá trình phát sinh, giảm thiểu, phân loại, thu gom, lưu giữ, trung chuyển, vận chuyển, tái sử dụng, tái chế, xử lý, tiêu hủy;
b) Chủ nguồn thải chất thải nguy hại, chất thải rắn công nghiệp thông thường có trách nhiệm tái sử dụng, tái chế, xử lý và thu hồi năng lượng từ chất thải hoặc chuyển giao cho cơ sở có chức năng, giấy phép môi trường phù hợp để xử lý;
c) Chủ nguồn thải chất thải công nghiệp phải kiểm soát có trách nhiệm phân định chất thải là chất thải nguy hại hoặc chất thải rắn công nghiệp thông thường thông qua hoạt động lấy, phân tích mẫu do cơ sở có chức năng, đủ năng lực thực hiện theo quy định của pháp luật. Chất thải công nghiệp sau khi phân định phải được quản lý theo quy định của pháp luật;
d) Chất thải đáp ứng tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật của nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu theo quy định của pháp luật về chất lượng sản phẩm, hàng hóa được quản lý như sản phẩm, hàng hóa và được phép sử dụng trực tiếp làm nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu cho hoạt động sản xuất;
đ) Tổ chức, cá nhân vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt, chất thải nguy hại, chất thải rắn công nghiệp thông thường phải xử lý có trách nhiệm vận chuyển chất thải đến cơ sở có chức năng, giấy phép môi trường phù hợp hoặc chuyển giao cho tổ chức, cá nhân vận chuyển khác để vận chuyển đến cơ sở có chức năng, giấy phép môi trường phù hợp;
e) Việc quản lý chất thải phóng xạ được thực hiện theo quy định của pháp luật về năng lượng nguyên tử.
2. Yêu cầu chung về quản lý nước thải được quy định như sau:
a) Nước thải phải được thu gom và xử lý đạt quy chuẩn kỹ thuật môi trường trước khi xả ra nguồn tiếp nhận;
b) Nước thải được khuyến khích tái sử dụng khi đáp ứng yêu cầu về bảo vệ môi trường và mục đích sử dụng nước;
c) Nước thải có chứa thông số môi trường nguy hại vượt ngưỡng quy định phải được quản lý theo quy định về quản lý chất thải nguy hại;
d) Việc xả nước thải sau xử lý ra môi trường phải được quản lý theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường, phù hợp với khả năng chịu tải của môi trường tiếp nhận.
3. Khí thải phải được thu gom và xử lý đáp ứng yêu cầu về bảo vệ môi trường.
4. Tổ chức, cá nhân có phát sinh chất thải có trách nhiệm áp dụng giải pháp tiết kiệm tài nguyên, năng lượng; sử dụng nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu thân thiện môi trường, năng lượng tái tạo; áp dụng công nghệ, chương trình sản xuất sạch hơn, kiểm soát môi trường và các biện pháp khác để giảm thiểu phát sinh chất thải; cập nhật thông tin trên cơ sở dữ liệu môi trường quốc gia khi chuyển giao chất thải nguy hại, chất thải rắn công nghiệp thông thường phải xử lý cho cơ sở có giấy phép môi trường phù hợp.
5. Nhà nước có chính sách xã hội hóa công tác thu gom, vận chuyển, tái sử dụng, tái chế, xử lý và thu hồi năng lượng từ quá trình xử lý chất thải; áp dụng công nghệ xử lý chất thải tiên tiến, thân thiện môi trường, kỹ thuật hiện có tốt nhất nhằm giảm thiểu, kiểm soát chất thải thứ cấp phát sinh, hạn chế tối đa lượng chất thải rắn phải chôn lấp; khuyến khích đồng xử lý chất thải, sử dụng chất thải làm nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu thay thế.
6. Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành danh mục chất thải nguy hại, chất thải công nghiệp phải kiểm soát và chất thải rắn công nghiệp thông thường; yêu cầu kỹ thuật về bảo vệ môi trường đối với phương tiện vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt, chất thải rắn công nghiệp thông thường và chất thải nguy hại.
7. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chịu trách nhiệm quản lý chất thải trên địa bàn; ban hành quy định về quản lý chất thải và thực hiện chính sách ưu đãi, hỗ trợ cho hoạt động quản lý chất thải theo quy định của pháp luật.
8. Chính phủ quy định chi tiết về phòng ngừa, giảm thiểu, phân loại, thu gom, vận chuyển, tái sử dụng, tái chế và xử lý chất thải.
1. Tổ chức, cá nhân có trách nhiệm hạn chế sử dụng, giảm thiểu, phân loại, thải bỏ chất thải là sản phẩm nhựa sử dụng một lần và bao bì nhựa khó phân hủy sinh học theo quy định; không thải bỏ chất thải nhựa trực tiếp vào hệ thống thoát nước, ao, hồ, kênh, rạch, sông và đại dương.
2. Chất thải nhựa phát sinh từ hoạt động du lịch và dịch vụ biển, kinh tế hàng hải, khai thác dầu khí và tài nguyên khoáng sản biển, nuôi trồng và khai thác thủy sản phải được thu gom, lưu giữ và chuyển giao cho cơ sở có chức năng tái chế và xử lý.
3. Các sản phẩm thân thiện môi trường, sản phẩm thay thế sản phẩm nhựa sử dụng một lần và sản phẩm thay thế bao bì nhựa khó phân hủy sinh học được chứng nhận thì được hưởng ưu đãi, hỗ trợ theo quy định của pháp luật.
4. Chất thải nhựa phải được thu gom, phân loại để tái sử dụng, tái chế hoặc xử lý theo quy định của pháp luật. Chất thải nhựa không thể tái chế phải được chuyển giao cho cơ sở có chức năng xử lý theo quy định. Chất thải nhựa phát sinh từ hoạt động kinh tế trên biển phải được thu gom để tái sử dụng, tái chế hoặc xử lý và không được xả thải xuống biển.
5. Nhà nước khuyến khích việc tái sử dụng, tái chế chất thải nhựa phục vụ hoạt động sản xuất hàng hóa, vật liệu xây dựng, công trình giao thông; khuyến khích nghiên cứu, phát triển hệ thống thu gom và xử lý rác thải nhựa trôi nổi trên biển và đại dương; có chính sách thúc đẩy tái sử dụng, tái chế chất thải nhựa.
6. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chỉ đạo tổ chức thu gom, xử lý chất thải nhựa trên địa bàn; tuyên truyền, vận động việc hạn chế sử dụng bao bì nhựa khó phân hủy sinh học và sản phẩm nhựa sử dụng một lần; tuyên truyền về tác hại của việc thải bỏ ngư cụ trực tiếp xuống biển, rác thải nhựa đối với hệ sinh thái.
7. Chính phủ quy định lộ trình hạn chế sản xuất, nhập khẩu sản phẩm nhựa sử dụng một lần, bao bì nhựa khó phân hủy sinh học và sản phẩm, hàng hóa chứa vi nhựa.
1. Kiểm toán môi trường là việc xem xét, đánh giá có hệ thống, toàn diện hiệu quả quản lý môi trường, kiểm soát ô nhiễm của cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ.
2. Nội dung chính của kiểm toán môi trường đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ bao gồm:
a) Việc sử dụng năng lượng, hóa chất, nguyên liệu, phế liệu nhập khẩu từ nước ngoài làm nguyên liệu sản xuất;
b) Kiểm soát ô nhiễm và quản lý chất thải.
3. Khuyến khích cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tự thực hiện kiểm toán môi trường.
4. Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn kỹ thuật hoạt động tự kiểm toán môi trường của cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ.
1. Chất thải rắn sinh hoạt phát sinh từ hộ gia đình, cá nhân được phân loại theo nguyên tắc như sau:
a) Chất thải rắn có khả năng tái sử dụng, tái chế;
b) Chất thải thực phẩm;
c) Chất thải rắn sinh hoạt khác.
2. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định việc phân loại cụ thể chất thải rắn sinh hoạt quy định tại điểm c khoản 1 Điều này trên địa bàn theo hướng dẫn của Bộ Tài nguyên và Môi trường; có chính sách khuyến khích việc phân loại riêng chất thải nguy hại trong chất thải rắn sinh hoạt phát sinh từ hộ gia đình, cá nhân.
3. Hộ gia đình, cá nhân ở đô thị phải chứa, đựng chất thải rắn sinh hoạt sau khi thực hiện phân loại theo quy định tại khoản 1 Điều này vào các bao bì để chuyển giao như sau:
a) Chất thải rắn có khả năng tái sử dụng, tái chế được chuyển giao cho tổ chức, cá nhân tái sử dụng, tái chế hoặc cơ sở có chức năng thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt;
b) Chất thải thực phẩm và chất thải rắn sinh hoạt khác phải được chứa, đựng trong bao bì theo quy định và chuyển giao cho cơ sở có chức năng thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt; chất thải thực phẩm có thể được sử dụng làm phân bón hữu cơ, làm thức ăn chăn nuôi.
4. Hộ gia đình, cá nhân ở nông thôn phát sinh chất thải rắn sinh hoạt sau khi thực hiện phân loại theo quy định tại khoản 1 Điều này thực hiện quản lý như sau:
a) Khuyến khích tận dụng tối đa chất thải thực phẩm để làm phân bón hữu cơ, làm thức ăn chăn nuôi;
b) Chất thải rắn có khả năng tái sử dụng, tái chế được chuyển giao cho tổ chức, cá nhân tái sử dụng, tái chế hoặc cơ sở có chức năng thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt;
c) Chất thải thực phẩm không thực hiện theo quy định tại điểm a khoản này phải được chuyển giao cho cơ sở có chức năng thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt;
d) Chất thải rắn sinh hoạt khác phải được chứa, đựng trong bao bì theo quy định và chuyển giao cho cơ sở có chức năng thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt.
5. Khuyến khích hộ gia đình, cá nhân ở nông thôn phát sinh chất thải rắn sinh hoạt thực hiện phân loại, lưu giữ và chuyển giao chất thải rắn sinh hoạt theo quy định tại khoản 3 Điều này.
6. Việc phân loại, thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải cồng kềnh được thực hiện theo quy định của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
7. Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, tổ chức chính trị - xã hội các cấp vận động cộng đồng dân cư, hộ gia đình, cá nhân thực hiện phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn. Cộng đồng dân cư, tổ chức chính trị - xã hội ở cơ sở có trách nhiệm giám sát việc phân loại chất thải rắn sinh hoạt của hộ gia đình, cá nhân.
1. Điểm tập kết, trạm trung chuyển chất thải rắn sinh hoạt phải có các khu vực khác nhau để lưu giữ các loại chất thải rắn sinh hoạt đã được phân loại, bảo đảm không để lẫn các loại chất thải đã được phân loại với nhau.
2. Ủy ban nhân dân các cấp có trách nhiệm bố trí mặt bằng điểm tập kết, trạm trung chuyển đáp ứng yêu cầu kỹ thuật về bảo vệ môi trường theo quy định của Bộ Tài nguyên và Môi trường.
1. Ủy ban nhân dân các cấp lựa chọn cơ sở thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt thông qua hình thức đấu thầu theo quy định của pháp luật về đấu thầu; trường hợp không thể lựa chọn thông qua hình thức đấu thầu thì thực hiện theo hình thức đặt hàng hoặc giao nhiệm vụ theo quy định của pháp luật.
2. Cơ sở thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt có quyền từ chối thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt của hộ gia đình, cá nhân không phân loại, không sử dụng bao bì đúng quy định và thông báo cho cơ quan có thẩm quyền để kiểm tra, xử lý theo quy định của pháp luật, trừ trường hợp hộ gia đình, cá nhân sử dụng bao bì của chất thải rắn sinh hoạt khác theo quy định tại điểm c khoản 1 Điều 75 của Luật này.
3. Cơ sở thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt có trách nhiệm phối hợp với Ủy ban nhân dân cấp xã, cộng đồng dân cư, đại diện khu dân cư trong việc xác định thời gian, địa điểm, tần suất và tuyến thu gom chất thải rắn sinh hoạt và công bố rộng rãi.
4. Cơ sở thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt phải sử dụng thiết bị, phương tiện được thiết kế phù hợp đối với từng loại chất thải rắn sinh hoạt đã được phân loại, đáp ứng yêu cầu kỹ thuật về bảo vệ môi trường theo quy định của Bộ Tài nguyên và Môi trường; việc vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt phải thực hiện theo tuyến đường, thời gian theo quy định của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
5. Hộ gia đình, cá nhân có trách nhiệm chuyển chất thải rắn sinh hoạt đã được phân loại đến điểm tập kết theo quy định hoặc chuyển giao cho cơ sở thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt.
6. Chủ dự án đầu tư, chủ sở hữu, ban quản lý khu đô thị mới, chung cư cao tầng, tòa nhà văn phòng phải bố trí thiết bị, công trình lưu giữ chất thải rắn sinh hoạt phù hợp với các loại chất thải theo quy định tại khoản 1 Điều 75 của Luật này; tổ chức thu gom chất thải từ hộ gia đình, cá nhân và chuyển giao cho cơ sở thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt.
7. Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm sau đây:
a) Kiểm tra việc tuân thủ quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường trong việc thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt; xử lý hành vi vi phạm pháp luật về quản lý chất thải rắn sinh hoạt theo thẩm quyền; xem xét, giải quyết kiến nghị, phản ánh của tổ chức, cộng đồng dân cư, hộ gia đình, cá nhân có liên quan đến việc thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt;
b) Chủ trì, phối hợp với cơ sở thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt, cộng đồng dân cư, tổ chức chính trị - xã hội ở cơ sở để xác định thời gian, địa điểm, tần suất và tuyến thu gom chất thải rắn sinh hoạt;
c) Hướng dẫn hộ gia đình, cá nhân chuyển giao chất thải rắn sinh hoạt cho cơ sở thu gom, vận chuyển hoặc đến điểm tập kết đúng quy định; hướng dẫn cộng đồng dân cư giám sát và công khai trường hợp không tuân thủ quy định về phân loại, thu gom chất thải rắn sinh hoạt.
1. Nhà nước khuyến khích và có chính sách ưu đãi đối với tổ chức, cá nhân tham gia đầu tư và cung cấp dịch vụ xử lý chất thải rắn sinh hoạt; khuyến khích đồng xử lý chất thải rắn sinh hoạt.
2. Ủy ban nhân dân các cấp lựa chọn cơ sở xử lý chất thải rắn sinh hoạt thông qua hình thức đấu thầu theo quy định của pháp luật về đấu thầu; trường hợp không thể lựa chọn thông qua hình thức đấu thầu thì thực hiện theo hình thức đặt hàng hoặc giao nhiệm vụ theo quy định của pháp luật.
3. Cơ sở thực hiện dịch vụ xử lý chất thải rắn sinh hoạt phải đáp ứng yêu cầu về bảo vệ môi trường theo quy định của Luật này. Không khuyến khích đầu tư cơ sở thực hiện dịch vụ xử lý chất thải rắn sinh hoạt chỉ có phạm vi phục vụ trên địa bàn một đơn vị hành chính cấp xã.
4. Chất thải rắn sinh hoạt phải được xử lý bằng công nghệ phù hợp, đáp ứng quy chuẩn kỹ thuật môi trường. Chính phủ quy định lộ trình hạn chế xử lý chất thải rắn sinh hoạt bằng công nghệ chôn lấp trực tiếp.
5. Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành tiêu chí về công nghệ xử lý chất thải rắn sinh hoạt; hướng dẫn mô hình xử lý chất thải rắn sinh hoạt tại đô thị và nông thôn.
6. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm quy hoạch, bố trí quỹ đất cho khu xử lý chất thải rắn sinh hoạt, thực hiện việc giao đất kịp thời để triển khai xây dựng và vận hành khu xử lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn; bố trí kinh phí cho việc đầu tư xây dựng, vận hành hệ thống thu gom, lưu giữ, trung chuyển, vận chuyển và xử lý chất thải rắn sinh hoạt; hệ thống các công trình, biện pháp, thiết bị công cộng phục vụ quản lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn.
1. Giá dịch vụ thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn sinh hoạt từ hộ gia đình, cá nhân được tính toán theo căn cứ sau đây:
a) Phù hợp với quy định của pháp luật về giá;
b) Dựa trên khối lượng hoặc thể tích chất thải đã được phân loại;
c) Chất thải rắn có khả năng tái sử dụng, tái chế, chất thải nguy hại phát sinh từ hộ gia đình, cá nhân đã được phân loại riêng thì không phải chi trả giá dịch vụ thu gom, vận chuyển và xử lý.
2. Trường hợp hộ gia đình, cá nhân không phân loại hoặc phân loại không đúng quy định tại điểm a và điểm b khoản 1 Điều 75 của Luật này thì phải chi trả giá dịch vụ thu gom, vận chuyển và xử lý như đối với chất thải rắn sinh hoạt khác.
3. Cơ quan, tổ chức, cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung, cụm công nghiệp có phát sinh chất thải từ hoạt động sinh hoạt, văn phòng có khối lượng nhỏ theo quy định của Chính phủ được lựa chọn hình thức quản lý chất thải rắn sinh hoạt như hộ gia đình, cá nhân quy định tại Điều 75 của Luật này hoặc quản lý theo quy định tại khoản 4 Điều này.
4. Cơ quan, tổ chức, cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung, cụm công nghiệp có phát sinh chất thải từ hoạt động sinh hoạt, văn phòng có khối lượng lớn theo quy định của Chính phủ phải chuyển giao cho cơ sở tái chế, tái sử dụng, xử lý chất thải có chức năng phù hợp hoặc chuyển giao cho cơ sở thu gom, vận chuyển có phương tiện, thiết bị phù hợp để vận chuyển đến cơ sở tái chế, tái sử dụng, xử lý chất thải rắn có chức năng phù hợp.
5. Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn phương pháp định giá dịch vụ xử lý chất thải rắn sinh hoạt; quy định định mức kinh tế, kỹ thuật về thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn sinh hoạt; hướng dẫn kỹ thuật về phân loại chất thải rắn sinh hoạt; hướng dẫn việc thực hiện quy định tại khoản 1 Điều này.
6. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định chi tiết về quản lý chất thải rắn sinh hoạt của hộ gia đình, cá nhân trên địa bàn; quy định giá cụ thể đối với dịch vụ thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn sinh hoạt; quy định cụ thể hình thức và mức kinh phí hộ gia đình, cá nhân phải chi trả cho công tác thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn sinh hoạt dựa trên khối lượng hoặc thể tích chất thải đã được phân loại.
7. Quy định tại khoản 1 Điều này và khoản 1 Điều 75 của Luật này phải được thực hiện chậm nhất là ngày 31 tháng 12 năm 2024.
1. Bãi chôn lấp chất thải rắn sinh hoạt sau khi đóng bãi và bãi chôn lấp chất thải rắn sinh hoạt không hợp vệ sinh phải được xử lý ô nhiễm, cải tạo đáp ứng yêu cầu về bảo vệ môi trường.
2. Chủ dự án đầu tư hoặc cơ sở quản lý bãi chôn lấp chất thải rắn sinh hoạt có trách nhiệm sau đây:
a) Ngay sau khi đóng bãi chôn lấp chất thải rắn sinh hoạt phải tiến hành cải tạo cảnh quan khu vực đồng thời có biện pháp ngăn ngừa ô nhiễm môi trường;
b) Tổ chức quan trắc, theo dõi diễn biến môi trường tại bãi chôn lấp chất thải rắn sinh hoạt kể từ ngày kết thúc việc đóng bãi chôn lấp và báo cáo cơ quan chuyên môn về bảo vệ môi trường cấp tỉnh theo quy định;
c) Hoàn thành việc xử lý ô nhiễm, cải tạo môi trường, lập hồ sơ và bàn giao mặt bằng cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền sau khi kết thúc hoạt động.
3. Chính phủ ban hành chính sách ưu đãi và khuyến khích tổ chức, cá nhân đầu tư xử lý, cải tạo môi trường bãi chôn lấp chất thải rắn sinh hoạt.
4. Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn đóng bãi chôn lấp chất thải rắn sinh hoạt.
5. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh bố trí nguồn lực, kinh phí cho việc xử lý, cải tạo môi trường bãi chôn lấp chất thải rắn sinh hoạt do Nhà nước quản lý và bãi chôn lấp chất thải rắn sinh hoạt tự phát trên địa bàn.
1. Chất thải rắn công nghiệp thông thường được phân loại thành các nhóm sau đây:
a) Nhóm chất thải rắn công nghiệp thông thường được tái sử dụng, tái chế làm nguyên liệu sản xuất;
b) Nhóm chất thải rắn công nghiệp thông thường đáp ứng tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, hướng dẫn kỹ thuật được sử dụng trong sản xuất vật liệu xây dựng và san lấp mặt bằng;
c) Nhóm chất thải rắn công nghiệp thông thường phải xử lý.
2. Chủ cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung, cụm công nghiệp, cơ quan, tổ chức phát sinh chất thải rắn công nghiệp thông thường có trách nhiệm phân loại tại nguồn theo quy định tại khoản 1 Điều này; lưu giữ bảo đảm không gây ô nhiễm môi trường. Chất thải rắn công nghiệp thông thường không được phân loại phải được quản lý như chất thải quy định tại điểm c khoản 1 Điều này.
3. Chất thải rắn công nghiệp thông thường có lẫn chất thải nguy hại không thực hiện việc phân loại hoặc không thể phân loại được thì được quản lý theo quy định về quản lý chất thải nguy hại.
4. Chất thải rắn công nghiệp thông thường phải được lưu giữ riêng theo loại đã được phân loại; không để lẫn chất thải nguy hại với chất thải rắn công nghiệp thông thường; không làm phát tán bụi, rò rỉ nước thải ra môi trường; lưu giữ bằng các thiết bị, dụng cụ, khu vực lưu giữ phù hợp theo quy định của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường.
5. Việc vận chuyển chất thải rắn công nghiệp thông thường phải đáp ứng yêu cầu sau đây:
a) Chất thải phải được chứa, đựng trong các thiết bị, dụng cụ bảo đảm không rơi vãi, rò rỉ, phát tán ra môi trường trong quá trình vận chuyển, trừ trường hợp chất thải đặc thù có khối lượng lớn phải chứa, đựng trực tiếp bằng các thiết bị, thùng chứa của phương tiện vận chuyển;
b) Chất thải phải được vận chuyển theo loại sau khi đã được phân loại theo quy định;
c) Phương tiện vận chuyển chất thải rắn công nghiệp thông thường phải xử lý phải có thiết bị định vị đáp ứng yêu cầu kỹ thuật, hoạt động theo tuyến đường và thời gian quy định của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
1. Cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung, cụm công nghiệp, cơ quan, tổ chức có phát sinh chất thải rắn công nghiệp thông thường phải tái sử dụng, tái chế, thu hồi năng lượng và xử lý chất thải rắn công nghiệp thông thường hoặc chuyển giao cho các đối tượng sau đây:
a) Cơ sở sản xuất sử dụng trực tiếp làm nguyên liệu sản xuất, sản xuất vật liệu xây dựng hoặc san lấp mặt bằng được phép hoạt động theo quy định của pháp luật;
b) Cơ sở sản xuất có chức năng đồng xử lý chất thải phù hợp;
c) Cơ sở xử lý chất thải rắn công nghiệp thông thường có chức năng phù hợp;
d) Cơ sở vận chuyển chất thải rắn công nghiệp thông thường đã có hợp đồng chuyển giao với đối tượng quy định tại các điểm a, b hoặc c khoản này.
2. Cơ sở thực hiện dịch vụ xử lý chất thải rắn công nghiệp thông thường phải đáp ứng yêu cầu về bảo vệ môi trường theo quy định của Luật này.
3. Chủ cơ sở thực hiện dịch vụ xử lý chất thải rắn công nghiệp thông thường có trách nhiệm sau đây:
a) Bảo đảm các hệ thống, phương tiện, thiết bị, lưu giữ, xử lý chất thải rắn công nghiệp thông thường bao gồm sơ chế, tái sử dụng, tái chế, đồng xử lý, xử lý và thu hồi năng lượng chất thải rắn công nghiệp thông thường đáp ứng yêu cầu kỹ thuật, quy trình quản lý theo quy định;
b) Trường hợp có phát sinh chất thải nguy hại từ cơ sở thực hiện dịch vụ xử lý chất thải rắn công nghiệp thông thường thì phải thực hiện trách nhiệm của chủ nguồn thải chất thải nguy hại theo quy định;
c) Báo cáo định kỳ, đột xuất về tình hình phát sinh, xử lý chất thải rắn công nghiệp thông thường theo yêu cầu của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền;
d) Sử dụng biên bản bàn giao chất thải rắn công nghiệp thông thường phải xử lý đối với mỗi lần nhận chuyển giao; lập nhật ký vận hành các hệ thống, phương tiện, thiết bị xử lý bao gồm sơ chế, tái sử dụng, tái chế, đồng xử lý, thu hồi năng lượng chất thải rắn công nghiệp thông thường; sổ theo dõi số lượng các sản phẩm tái chế hoặc thu hồi từ chất thải rắn công nghiệp thông thường (nếu có).
4. Tổ chức, cá nhân phát sinh chất thải rắn công nghiệp thông thường phải xử lý được tự tái chế, xử lý, đồng xử lý, thu hồi năng lượng khi đáp ứng các yêu cầu sau đây:
a) Thực hiện bằng công nghệ, công trình bảo vệ môi trường, thiết bị sản xuất sẵn có trong khuôn viên cơ sở phát sinh chất thải rắn công nghiệp thông thường và phải bảo đảm đạt yêu cầu về bảo vệ môi trường theo quy định;
b) Phải phù hợp với quyết định phê duyệt kết quả thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường, giấy phép môi trường;
c) Không đầu tư mới lò đốt và bãi chôn lấp để xử lý chất thải rắn công nghiệp thông thường, trừ trường hợp phù hợp với nội dung quản lý chất thải rắn trong các quy hoạch có liên quan.
1. Chủ nguồn thải chất thải nguy hại có trách nhiệm sau đây:
a) Khai báo khối lượng, loại chất thải nguy hại trong hồ sơ đề nghị cấp giấy phép môi trường hoặc nội dung đăng ký môi trường;
b) Thực hiện phân định, phân loại, thu gom, lưu giữ riêng và không để lẫn với chất thải không nguy hại, bảo đảm không gây ô nhiễm môi trường;
c) Tự tái sử dụng, tái chế, xử lý, đồng xử lý, thu hồi năng lượng theo quy định của pháp luật hoặc chuyển giao chất thải nguy hại cho cơ sở có giấy phép môi trường phù hợp để xử lý.
2. Việc lưu giữ chất thải nguy hại phải đáp ứng các yêu cầu sau đây:
a) Phải được lưu giữ riêng theo loại đã được phân loại;
b) Không để lẫn chất thải nguy hại với chất thải thông thường;
c) Không làm phát tán bụi, rò rỉ chất thải lỏng ra môi trường;
d) Chỉ được lưu giữ trong một khoảng thời gian nhất định theo quy định của pháp luật.
3. Chất thải nguy hại khi vận chuyển phải được lưu chứa và vận chuyển bằng thiết bị, phương tiện chuyên dụng phù hợp đến cơ sở xử lý chất thải. Phương tiện vận chuyển chất thải nguy hại phải lắp đặt thiết bị định vị; hoạt động theo tuyến đường và thời gian theo quy định của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
4. Đối tượng được phép vận chuyển chất thải nguy hại bao gồm:
a) Chủ nguồn thải chất thải nguy hại có phương tiện, thiết bị phù hợp đáp ứng yêu cầu kỹ thuật, quy trình quản lý theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường;
b) Cơ sở được cấp giấy phép môi trường có chức năng xử lý chất thải nguy hại phù hợp với loại chất thải cần vận chuyển.
5. Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn kỹ thuật và biểu mẫu khai báo, phân loại, thu gom, lưu giữ chất thải nguy hại; hướng dẫn kỹ thuật về phương tiện, thiết bị lưu chứa, vận chuyển, phòng ngừa, ứng phó sự cố trong quá trình vận chuyển, xử lý chất thải nguy hại; hướng dẫn đăng ký, vận chuyển xuyên biên giới chất thải nguy hại theo Công ước Basel về kiểm soát vận chuyển xuyên biên giới chất thải nguy hại và việc tiêu hủy chúng.
1. Chất thải nguy hại phải được xử lý bằng công nghệ phù hợp và đáp ứng quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường.
2. Nhà nước khuyến khích và có chính sách ưu đãi cho tổ chức, cá nhân tham gia đầu tư và cung cấp dịch vụ xử lý chất thải nguy hại; khuyến khích việc đầu tư cơ sở thực hiện dịch vụ xử lý chất thải nguy hại quy mô cấp vùng; khuyến khích đồng xử lý chất thải nguy hại.
3. Cơ sở thực hiện dịch vụ xử lý chất thải nguy hại phải đáp ứng các yêu cầu sau đây:
a) Phù hợp với Quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia hoặc quy hoạch có nội dung về xử lý chất thải nguy hại, trừ trường hợp cơ sở đồng xử lý chất thải nguy hại;
b) Bảo đảm khoảng cách an toàn về môi trường theo quy định;
c) Công nghệ xử lý chất thải nguy hại phải được thẩm định, có ý kiến theo quy định của pháp luật về chuyển giao công nghệ; khuyến khích áp dụng công nghệ thân thiện môi trường, kỹ thuật hiện có tốt nhất, công nghệ xử lý kết hợp với thu hồi năng lượng;
d) Có giấy phép môi trường;
đ) Có nhân sự phụ trách về bảo vệ môi trường được đào tạo chuyên ngành môi trường hoặc lĩnh vực chuyên môn phù hợp;
e) Có quy trình vận hành an toàn công nghệ, phương tiện, thiết bị chuyên dụng phù hợp;
g) Có kế hoạch quản lý môi trường gồm nội dung kiểm soát ô nhiễm và quản lý chất thải; an toàn lao động, vệ sinh lao động; phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường; đào tạo, tập huấn định kỳ hằng năm; chương trình giám sát môi trường; đánh giá hiệu quả xử lý chất thải nguy hại; phương án xử lý ô nhiễm, cải tạo môi trường sau khi kết thúc hoạt động;
h) Ký quỹ bảo vệ môi trường theo quy định tại Điều 137 của Luật này trong trường hợp có hoạt động chôn lấp chất thải.
4. Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành tiêu chí về công nghệ xử lý chất thải nguy hại; hướng dẫn thực hiện điểm g khoản 3 Điều này.
5. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tổ chức thực hiện quy hoạch có nội dung về xử lý chất thải nguy hại; không hạn chế việc thu gom chất thải nguy hại phát sinh trên địa bàn đơn vị hành chính cấp tỉnh khác về xử lý tại cơ sở thực hiện dịch vụ xử lý chất thải nguy hại trên địa bàn.
1. Đáp ứng đầy đủ yêu cầu quy định tại khoản 3 Điều 84 của Luật này.
2. Thu gom, vận chuyển, tiếp nhận, xử lý số lượng, loại chất thải nguy hại theo đúng nội dung giấy phép môi trường được cấp.
3. Bảo đảm hệ thống, phương tiện, thiết bị lưu giữ, xử lý chất thải nguy hại đáp ứng yêu cầu kỹ thuật, quy trình quản lý theo quy định.
4. Thực hiện trách nhiệm của chủ nguồn thải chất thải nguy hại đối với chất thải nguy hại phát sinh từ quá trình hoạt động mà không có khả năng xử lý.
5. Đăng ký với cơ quan cấp phép môi trường theo thẩm quyền để được chấp thuận khi có nhu cầu liên kết vận chuyển chất thải nguy hại không có trong giấy phép môi trường của mình cho chủ cơ sở thực hiện dịch vụ xử lý chất thải nguy hại khác có chức năng phù hợp theo quy định của Chính phủ.
6. Lập, sử dụng, lưu trữ và quản lý chứng từ chất thải nguy hại, báo cáo quản lý chất thải nguy hại và hồ sơ, tài liệu, nhật ký liên quan đến công tác quản lý chất thải nguy hại theo quy định.
7. Công khai, cung cấp thông tin về loại, số lượng chất thải nguy hại thu gom, xử lý, phương pháp xử lý; thông tin về tên, địa chỉ chủ nguồn thải chất thải nguy hại được thu gom, xử lý và các thông tin về môi trường khác cần phải công khai, cung cấp thông tin theo quy định tại Điều 114 của Luật này.
1. Đô thị, khu dân cư tập trung mới; cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung, cụm công nghiệp phải có hệ thống thu gom, xử lý nước thải riêng biệt với hệ thống thoát nước mưa, trừ trường hợp đặc thù do Chính phủ quy định.
2. Quản lý nước thải đô thị, khu dân cư tập trung được quy định như sau:
a) Nước thải sinh hoạt phát sinh từ tổ chức, hộ gia đình phải được thu gom, đấu nối với hệ thống thu gom, xử lý nước thải;
b) Nước thải phát sinh từ hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ trong đô thị phải được thu gom, xử lý sơ bộ trước khi đấu nối vào hệ thống thu gom, xử lý nước thải đô thị; nước thải sau khi xử lý sơ bộ phải đáp ứng quy định của khu đô thị, khu dân cư tập trung hoặc quy định của chính quyền địa phương;
c) Nước thải phát sinh từ hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ trong đô thị chưa có công trình xử lý nước thải tập trung phải được thu gom, xử lý đáp ứng yêu cầu về bảo vệ môi trường trước khi thải vào nguồn tiếp nhận.
3. Quản lý nước thải từ hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ được quy định như sau:
a) Nước thải của cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ trong khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung, cụm công nghiệp được thu gom và xử lý sơ bộ trước khi đấu nối vào hệ thống thu gom, xử lý nước thải công nghiệp theo yêu cầu của chủ đầu tư xây dựng khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung, cụm công nghiệp bảo đảm nước thải phải được xử lý đáp ứng yêu cầu về bảo vệ môi trường;
b) Nước thải của cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ nằm ngoài khu đô thị, khu dân cư tập trung, khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung, cụm công nghiệp không kết nối được vào hệ thống thu gom, xử lý nước thải phải được thu gom và xử lý đáp ứng yêu cầu về bảo vệ môi trường trước khi thải vào nguồn tiếp nhận.
4. Nước thải sinh hoạt phát sinh từ tổ chức, hộ gia đình tại khu dân cư không tập trung phải được thu gom, xử lý tại chỗ đáp ứng yêu cầu về bảo vệ môi trường trước khi thải vào nguồn tiếp nhận.
5. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm sau đây:
a) Đầu tư, khuyến khích đầu tư xây dựng hệ thống thu gom, xử lý nước thải đô thị, khu dân cư tập trung trên địa bàn thuộc trách nhiệm đầu tư của Nhà nước theo quy định của pháp luật;
b) Ban hành lộ trình bố trí quỹ đất, đầu tư hoặc khuyến khích đầu tư xây dựng hệ thống thu gom, xử lý nước thải đô thị, khu dân cư tập trung trong trường hợp chưa có hệ thống thu gom, xử lý nước thải;
c) Ban hành lộ trình và chính sách hỗ trợ để tổ chức, hộ gia đình trong đô thị, khu dân cư tập trung xây dựng công trình, lắp đặt thiết bị xử lý nước thải tại chỗ đáp ứng yêu cầu về bảo vệ môi trường trước khi thải vào nguồn tiếp nhận trong trường hợp không bố trí được quỹ đất xây dựng hệ thống thu gom, xử lý nước thải tại khu đô thị, khu dân cư tập trung đã hình thành trước ngày Luật này có hiệu lực thi hành;
d) Ban hành lộ trình thực hiện và chính sách hỗ trợ thu gom, xử lý tại chỗ nước thải sinh hoạt phát sinh từ tổ chức, hộ gia đình tại các khu dân cư không tập trung.
6. Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn về công nghệ, kỹ thuật xử lý nước thải tại chỗ.
7. Bộ trưởng Bộ Xây dựng hướng dẫn về công trình hạ tầng kỹ thuật thu gom, thoát nước thải đô thị, khu dân cư tập trung quy định tại Điều này.
1. Hệ thống xử lý nước thải phải bảo đảm các yêu cầu sau đây:
a) Công nghệ phù hợp với loại hình, đặc tính nước thải cần xử lý;
b) Công suất hệ thống xử lý nước phải phù hợp với lượng nước thải phát sinh tối đa;
c) Xử lý nước thải đáp ứng yêu cầu về bảo vệ môi trường;
d) Vận hành công trình xử lý nước thải theo đúng quy trình kỹ thuật;
đ) Có kế hoạch phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường đối với hệ thống xử lý nước thải; điểm xả thải phải có tọa độ, biển báo, ký hiệu rõ ràng, thuận lợi cho việc kiểm tra, giám sát xả thải.
2. Bùn thải từ hệ thống xử lý nước thải phải được quản lý theo quy định của pháp luật về quản lý chất thải rắn; bùn thải có yếu tố nguy hại vượt ngưỡng quy định phải được quản lý theo quy định của pháp luật về quản lý chất thải nguy hại.
1. Tổ chức, cá nhân hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có phát tán bụi, khí thải phải kiểm soát và xử lý bụi, khí thải bảo đảm quy chuẩn kỹ thuật môi trường. Bụi có yếu tố nguy hại vượt ngưỡng quy định phải được quản lý theo quy định của pháp luật về quản lý chất thải nguy hại.
2. Phương tiện giao thông, máy móc, thiết bị, công trình xây dựng phát tán bụi, khí thải phải có bộ phận lọc, giảm thiểu khí thải, thiết bị che chắn hoặc biện pháp khác để giảm thiểu bụi bảo đảm quy chuẩn kỹ thuật môi trường.
3. Bộ, cơ quan ngang Bộ có liên quan hướng dẫn thực hiện hoạt động phòng ngừa, kiểm tra, giám sát, xử lý các nguồn bụi, khí thải gây ô nhiễm không khí.
1. Tổ chức, cá nhân gây tiếng ồn, độ rung, ánh sáng, bức xạ phải kiểm soát, xử lý bảo đảm quy chuẩn kỹ thuật môi trường và bức xạ.
2. Tổ chức, cá nhân trong khu dân cư gây tiếng ồn, độ rung, ánh sáng, bức xạ, mùi khó chịu phải thực hiện biện pháp giảm thiểu, không làm tác động xấu đến cộng đồng dân cư.
3. Tổ chức, cá nhân quản lý tuyến đường có mật độ phương tiện tham gia giao thông cao gây tiếng ồn, độ rung, ánh sáng, bức xạ phải có biện pháp giảm thiểu, đáp ứng quy chuẩn kỹ thuật môi trường.
4. Cấm sản xuất, nhập khẩu, vận chuyển, kinh doanh và sử dụng pháo nổ. Việc sản xuất, nhập khẩu, vận chuyển, kinh doanh và sử dụng pháo hoa thực hiện theo quy định của Chính phủ.
WASTE MANAGEMENT AND CONTROL OF OTHER POLLUTANTS
Section 1. GENERAL REGULATIONS ON WASTE MANAGEMENT
Article 72. Waste management requirements
1. General requirements for management of domestic solid waste, hazardous waste and normal industrial solid waste are as follows:
a) Waste must be managed during its generation, reduction, classification, collection, storage, transfer, transport, reuse, recycling, treatment and disposal;
b) Hazardous waste and normal industrial solid waste source owners shall reuse, recycle, treat and recover energy from such waste or transfer them to licensed facilities having appropriate environmental license;
c) Controlled industrial waste source owner shall identify whether waste is hazardous waste or normal industrial solid waste through the sample collection and analysis carried out by competent facilities in accordance with regulations of law. After the identification, industrial waste must be managed as prescribed by law;
d) Waste that satisfies standards and technical regulations applicable to raw materials, fuels and materials in accordance with regulations of law on quality of products and goods must be managed as the products and goods and is permitted to be used as raw materials, fuels and materials in production activities;
dd) Entities that transport domestic solid waste, hazardous waste and normal industrial solid waste subject to treatment shall transport waste to licensed facilities having appropriate environmental licenses or transfer them to other transporters to be transported to licensed facilities having an appropriate environmental license;
e) The management of radioactive waste shall comply with regulations of law atomic energy.
2. General requirements for waste management are as follows:
a) Wastewater must be collected and treated according to technical regulations on environment before being discharged into the receiving bodies;
b) It is advisable to reuse wastewater that satisfies environmental protection requirements and serves intended purposes;
c) Wastewater whose environmental parameters exceed the permissible levels must be managed in accordance with hazardous waste management;
d) The discharge of treated wastewater into the environment must be managed in accordance with regulations of law on environmental protection and relevant to the carrying capacity of receiving water bodies;
3. Exhaust gases must be collected and treated in accordance with environmental protection requirements.
4. Every entity that generates waste shall adopt resource- and energy-efficient solutions; use environmentally-friendly raw materials, fuels and materials and renewable energy; apply cleaner production technologies and programs, control environment and other measures to minimize waste generation; update information to the national environmental database upon transfer of hazardous waste and normal industrial solid waste subject to treatment to facilities having an appropriate environmental license.
5. The State shall introduce a policy to encourage private sector involvement in collection, transport, reuse, recycling and treatment of waste and recovery of energy from the treatment of waste; apply advanced and environmentally-friendly technologies for waste management and best available techniques in order to minimize and control the generation of secondary waste, minimize solid waste ending up buried; encourage the co-processing of waste and use of waste as substitute materials, fuels and materials.
6. The Minister of Natural Resources and Environment shall promulgate a list of hazardous waste, controlled industrial waste and normal industrial solid waste; technical requirements for environmental protection for vehicles transporting domestic solid waste, normal industrial solid waste and hazardous waste.
7. Provincial People’s Committees shall manage waste within their provinces; promulgate waste management regulations and implement policies to provide incentives and assistance for waste management as prescribed by law.
8. The Government shall elaborate the prevention, reduction, classification, collection, transport, reuse, recycling and treatment of waste.
Article 73. Reduction, reuse, recycling and treatment of plastic waste, prevention and control of ocean plastic waste pollution
1. Entities shall reduce, classify and dispose of waste that is single-use plastic products and non-biodegradable plastic packaging according to regulations; not discharge plastic waste directly into the systems for drainage of water to rivers, ponds, lakes, channels and oceans.
2. Plastic waste generated from marine tourism and services, maritime economy, extraction of oil and gas and marine mineral resources, aquaculture and commercial fishing must be collected, stored and transferred to facilities licensed for recycling and treatment.
3. Environmentally-friendly products, single-use plastic alternatives and non-biodegradable plastic packaging alternatives that have been certified are entitled to incentives and assistance as prescribed by law.
4. Plastic waste must be collected and classified for reuse, recycling or treatment purpose as prescribed by law. Unrecyclable plastic waste must be transferred to licensed facilities for treatment as prescribed. Plastic waste generated from economic activities at sea must be collected for reuse, recycling or treatment and must not be discharged into the sea.
5. The State shall encourage the reuse and recycling of plastic waste in service of production of goods and building materials and construction of traffic works; encourage the research and development of systems for collecting and treating plastic waste floating at sea and in the ocean; introduce policies to promote reuse and recycling of plastic waste.
6. Provincial People’s Committees shall organize the collection and treatment of plastic waste within their provinces; encourage the reduction of non-biodegradable plastic packaging and single-use plastic products; disseminate information about harmful effects of dumping of fishing gear into the sea and plastic waste on the ecosystem.
7. The Government shall introduce a roadmap for reducing production and import of single-use plastic products, non-biodegradable plastic packaging and products and goods containing microplastics.
Article 74. Environmental auditing
1. Environmental auditing means the systematic, comprehensive and effective consideration and assessment of environmental management and pollution control by businesses.
2. The environmental auditing shall focus on:
a) The use of energy, chemicals, raw materials and scrap imported from foreign countries as production materials;
b) Pollution control and waste management.
3. Businesses are encouraged to carry out environmental auditing themselves.
4. The Minister of Natural Resources and Environment shall provide technical guidance on environmental self-auditing by businesses.
Section 2. DOMESTIC SOLID WASTE MANAGEMENT
Article 75. Classification, storage and transfer of domestic solid waste
1. Domestic solid waste generated by households and individuals is classified as:
a) Reusable and recyclable solid waste;
b) Food waste;
c) Other domestic solid waste.
2. Provincial People’s Committees shall classify domestic solid waste specified in Point c Clause 1 of this Article within their provinces under the guidance of the Ministry of Natural Resources and Environment; introduce policies to encourage the classification of hazardous waste present in domestic solid waste generated by households and individuals.
3. Households and individuals in urban areas must contain the domestic solid waste already classified as prescribed in Clause 1 of this Article in packages for transfer as follows:
a) Reusable and recyclable solid waste shall be transferred to entities for reuse and recycling or facilities licensed for collection and transport of domestic solid waste;
b) Food waste and other domestic solid waste must be contained in packages as prescribed and transferred to facilities licensed for collection and transport of domestic solid waste; food waste may be used as organic fertilizers and animal feeds.
4. Households and individuals in rural areas that generate domestic solid waste and classify them as prescribed in Clause 1 of this Article shall manage them as follows:
a) Households and individuals are encouraged to make the most of waste food to be used as organic fertilizers and animal feeds;
b) Reusable and recyclable solid waste shall be transferred to entities for reuse and recycling or facilities licensed for collection and transport of domestic solid waste;
c) If not used as prescribed in Point a of this Clause, food waste shall be transferred to or facilities licensed for collection and transport of domestic solid waste;
d) Other domestic solid waste must be contained in packages as prescribed and transferred to facilities licensed for collection and transport of domestic solid waste.
5. Households and individuals in rural areas that produce domestic solid waste shall classify, contain and transfer domestic solid waste as prescribed in Clause 3 of this Article.
6. The classification, collection, transport and treatment of bulky waste shall comply with regulations imposed by provincial People’s Committees.
7. The Vietnamese Fatherland Front Committee and socio-political organizations at all levels shall encourage residential communities, households and individuals to classify domestic solid waste at source. Internal residential communities and socio-political organizations shall supervise the classification of domestic solid waste by households and individuals.
Article 76. Domestic solid waste aggregation points and transfer stations
1. There must be separate areas for different types of classified domestic solid waste at domestic solid waste aggregation points and transfer stations so as to avoid mix-ups.
2. People’s Committees at all levels shall reserve land area for aggregation points and transfer stations in accordance with environmental protection according to the regulations imposed by the Ministry of Natural Resources and Environment.
Article 77. Collection and transport of domestic solid waste
1. People’s Committees at all levels shall select facilities for collection and transport of domestic solid waste through bidding in accordance with regulations of law on bidding. In case of failure to make a selection through bidding, the method of order placement or task assignment shall be adopted as prescribed by law.
2. Facilities collecting and transporting domestic solid waste are entitled to refuse to collect and transport households and individuals’ domestic solid waste that is not classified or contained in inappropriate packages and notify competent authorities as prescribed by law, except for the case where households and individuals use packages intended for other domestic solid waste as prescribed in Point c Clause 1 Article 75 of this Law.
3. Facilities collecting and transporting domestic solid waste shall cooperate with communal People’s Committees, residential communities and representatives of residential areas in determining time, places, frequency and routes for collecting domestic solid waste, and make them publicly available.
4. Facilities collecting and transporting domestic solid waste must use equipment and vehicles appropriately designed for each type of Domestic solid waste and satisfy environmental protection requirements in accordance with the regulations imposed by the Ministry of Natural Resources and Environment; domestic solid waste must be transported in compliance with regulations on routes and time of operation adopted by prescribed by the provincial People's Committee.
5. Households and individuals shall transport classified domestic solid waste to aggregation points as prescribed or transfer them to facilities collecting and transporting domestic solid waste.
6. Investment project owners, owners, management boards of new urban areas, high-rise apartment buildings and office buildings must provide equipment and works for storage of domestic solid waste suitable for waste types specified in Clause 1 Article 75 of this Law; organize the collection of waste from households and individuals and transfer them to facilities collecting and transporting domestic solid waste.
7. Communal People’s Committees shall:
a) inspect the compliance with regulations of law on environmental protection regarding collection and transport of domestic solid waste; take actions against violations of regulations on domestic solid waste management within their power; consider and handle feedback and comments of organizations, residential communities, households and individuals involved in collection and transport of domestic solid waste;
b) preside over and cooperate with facilities collecting and transporting domestic solid waste, residential communities and socio-political organizations in determining time, places, frequency and routes for collecting domestic solid waste;
c) instruct households and individuals to transfer domestic solid waste to facilities in charge of collection and transport or aggregation points as prescribed; instruct residential communities to supervise and make publicly available cases of failure to comply with regulations on domestic solid waste classification and collection.
Article 78. Domestic solid waste treatment
1. The State shall encourage and provide incentives for entities involved in investment in and provision of domestic solid waste treatment services; encourage co-processing of domestic solid waste.
2. People’s Committees at all levels shall select domestic solid waste treatment facilities through bidding in accordance with regulations of law on bidding. In case of failure to make a selection through bidding, the method of order placement or task assignment shall be adopted as prescribed by law.
3. Domestic solid waste treatment providers must fulfill environmental protection requirements as prescribed by this Law. It is not recommended to make investment in domestic solid waste treatment providers that cover only one commune.
4. Domestic solid waste must be treated using appropriate technologies and satisfying technical regulations on environment. The Government shall provide for a roadmap for restricting treatment of domestic solid waste using direct landfill disposal technology.
5. The Minister of Natural Resources and Environment shall promulgate criteria for domestic solid waste treatment technologies; provide guidelines for domestic solid waste treatment models in urban and rural areas.
6. Provincial People’s Committees shall formulate planning and reserve land area for domestic solid waste treatment facilities, promptly transfer land to build and operate domestic solid waste treatment facilities within their provinces; provide funding for construction and operation of systems for collection, storage, transfer, transport and treatment of domestic solid waste treatment; works, measures and public equipment serving domestic solid waste management within their provinces.
Article 79. Costs of collection, transport and treatment of domestic solid waste
1. Charges for domestic solid waste collection, transport and treatment services payable by households and individuals shall be calculated as follows:
a) The charges shall be calculated in accordance with regulations of law on prices;
b) The charges vary by quantity or volume of the classified waste;
c) If solid waste is reusable and recyclable and hazardous waste is classified, households and individuals are not required to pay charges for collection, transport and treatment services.
2. Any household or individual that fails to classify or correctly classify domestic solid waste as prescribed in Points a and b Clause 1 Article 75 of this Law must pay charges for collection, transport and treatment services as other types of domestic solid waste.
3. Organizations, businesses, dedicated areas for production, business operation and service provision and industrial clusters that generate waste from their daily and office activities in small quantities prescribed by the Government are entitled to manage domestic solid waste as prescribed in Article 75 of this Law or Clause 4 of this Article.
4. Organizations, businesses, dedicated areas for production, business operation and service provision and industrial clusters that generate waste from their daily and office activities in large quantities prescribed by the Government must transfer it to a facility licensed for waste recycling, reuse and treatment or to a facility collecting and treating waste with appropriate vehicles and equipment to be transported to the facility licensed for waste recycling, reuse and treatment.
5. The Minister of Natural Resources and Environment shall provide guidance on method for determining charges for domestic solid waste treatment services; provide for economic and technical norms for collection, transport and treatment of domestic solid waste; provide technical guidance on classification of domestic solid waste; provide guidelines for implementation of Clause 1 of this Article.
6. Provincial People’s Committees shall elaborate the management of domestic solid waste of households and individuals within their provinces; impose specific charges for domestic solid waste collection, transport and treatment services; promulgate specific provisions on method of payment of charges and charges for domestic solid waste collection, transport and treatment services payable by households and individuals according to the quantity or volume of the classified waste.
7. The regulation set out in Clause 1 of this Article and Clause 1 Article 75 of this Law must be implemented by December 31, 2024.
Article 80. Environmental remediation and improvement in domestic solid waste landfills
1. Closed and unsanitary domestic solid waste landfills must be remediated and improved in accordance with environmental protection requirements.
2. Every owner of project on investment in or facility managing a domestic solid waste landfill has the responsibility to:
a) improve landscape and take measures to prevent environmental pollution after closure of a landfill;
b) organize monitoring of environmental changes in the landfill from the date on which the landfill closure is completed and notify the provincial specialized environmental protection as prescribed;
c) complete the environmental remediation and improvement, prepare a dossier and transfer the landfill to a competent authority.
3. The Government shall provide incentives and encourage entities to invest in environmental remediation and improvement in Domestic solid waste landfills.
4. The Minister of Natural Resources and Environment shall provide guidelines for closure of Domestic solid waste landfills.
5. Provincial People’s Committees shall provide resources and funding for environmental improvement and remediation in landfills managed by the State and unauthorized landfills within their provinces.
Section 3. NORMAL INDUSTRIAL SOLID WASTE MANAGEMENT
Article 81. Classification, storage and transport of normal industrial solid waste
1. Normal industrial solid waste (“NISW”) shall be classified into the following groups:
a) NISW reused and recycled as production materials;
b) NISW in compliance with standards, technical regulations and technical guidance used in production of building materials and leveling;
c) NISW subject to treatment.
2. Owners of businesses, dedicated areas for production, business operation and service provision, industrial clusters and organizations that produce NISW shall classify NISW at source as prescribed in Clause 1 of this Article; store NISW without causing environmental pollution. Unclassified NISW must be managed as the waste specified in Point c Clause 1 of this Article.
3. NISW containing hazardous waste that has not been classified or cannot be classified must be managed in accordance with hazardous waste management regulations.
4. Classified NISW must be stored separately without being mixed with hazardous waste; without release of dust and leakage of wastewater into the environment; with appropriate equipment and tools and in appropriate storage areas in accordance with regulations laid down by the Minister of Natural Resources and Environment.
5. NISW must be transported in accordance with the following requirements:
a) NISW must be contained in equipment and tools to avoid leakage during transport, except for the case where the waste in large quantity must be contained in equipment or tank of the transport vehicle;
b) Classified NISW must be transported separately prescribed;
c) The vehicle used for transporting NISW subject to treatment must have a GPS tracking device meeting technical requirements and comply with regulations on routes and time of operation adopted by the provincial People's Committee.
1. Businesses, dedicated areas for production, business operation and service provision, industrial clusters and organizations that produce NISW must reuse, recycle, recover energy from and treat NISW or transfer it to the following entities:
a) Manufacturing establishments directly using NISW as production materials and for production of building materials or leveling, which is licensed to operate as prescribed by law;
b) Manufacturing establishments licensed for waste co-processing;
c) Facilities licensed for NISW treatment;
d) Facilities transporting NISW, which have signed a transfer contract with the entity in Points a, b or c of this Clause.
2. NISW treatment service providers must comply with environmental protection requirements in accordance with regulations of this Law.
3. Every owner of NISW treatment service provider has the following responsibilities:
a) Ensure that systems, vehicles and equipment in service of storage and treatment of NISW, including preliminary processing, reuse, recycling, co-processing, treatment of and recovery of energy from NISW in accordance with technical requirements and management process as prescribed;
b) If the provider produces hazardous waste, responsibilities of the hazardous waste source owner shall be assumed;
c) Submit periodic or ad hoc reports on NISW generation and treatment at the request of the competent authority;
d) make a record on transfer of NISW subject to treatment for each transfer; prepare a logbook recording operation of systems, vehicles and equipment in service of NISW treatment including preliminary processing, reuse, recycling, co-processing and recovery of energy from NISW; a logbook recording quantity of products recycled or recovered from NISW (if any).
4. Every entity that generates NISW subject to treatment is entitled to recycle, treat, co-process or recover energy from NISW itself/himself/herself if the following requirements are met:
a) Use technologies, environmental protection works and equipment available within the facility generating NISW and satisfy environmental protection requirements as prescribed;
b) Conform to the decision on approval of EIAR appraisal result and environmental license;
c) Do not build any new incinerator or landfill to treat NISW, except for the case where contents regarding solid waste management in relevant planning are conformable with.
Section 4. HAZARDOUS WASTE MANAGEMENT
Article 83. Declaration, classification, collection, storage and transport of hazardous waste
1. Every hazardous waste source owner has the responsibility to:
a) specify quantity and type of hazardous waste in the application for issuance of the environmental license or environmental registration contents;
b) identify, classify, collect and separately store hazardous waste and not to mix it with non-hazardous waste, avoid causing environmental pollution;
c) reuse, recycle, treat, co-process and recover energy himself/herself in accordance with regulations of law or transfer hazardous waste to facilities having an appropriate environmental license.
2. Hazardous waste must be stored in accordance with the following requirements:
a) Classified hazardous waste must be stored separately;
b) Hazardous waste must not be mixed with normal waste;
c) The storage must not result in release of dust or leakage of liquid waste into the environment;
d) Hazardous waste shall be only stored for a given period of time as prescribed by law.
3. When transported, hazardous waste must be contained and transported using appropriate equipment and vehicles to waste treatment facilities. The vehicle used for transporting hazardous waste must have a GPS tracking device and comply with regulations on routes and time of operation adopted by the provincial People's Committee.
4. Entities permitted to transport hazardous waste include:
a) Hazardous waste source owner that has appropriate vehicles and equipment satisfying technical requirements and management process in accordance with regulations of law on environmental protection;
b) Environmental license holders licensed to treat hazardous waste in conformity with the type of waste to be transported.
5. The Minister of Natural Resources and Environment shall provide technical guidance on and forms used for declaration, classification, collection, and storage of hazardous waste; provide guidance on vehicles and equipment for storage, transport, prevention of and response to incidents during the transport and treatment of hazardous waste; provide guidance on registration and transboundary movements of hazardous waste under the Basel Convention on the Control of Transboundary Movements of Hazardous Wastes and their Disposal.
Article 84. Hazardous waste treatment
1. Hazardous waste must be treated using appropriate technologies and complying with regulations of law on environmental protection.
2. The State shall encourage and provide incentives to entities involved in investment in and provision of hazardous waste treatment services; encourage the investment in hazardous waste treatment service providers at regional level; encourage the co-processing of hazardous waste.
3. Every hazardous waste treatment service provider must satisfy the following requirements:
a) The national environmental protection planning or planning containing contents regarding hazardous waste treatment is conformed to, except for the case of hazardous waste co-processing;
b) Safe environmental distance is maintained as prescribed;
c) It is required to appraise and comment on the hazardous waste treatment technology in accordance with regulations of law on technology transfer; the application of environmentally-friendly technologies, best available techniques and combined waste treatment and waste-to-energy technologies is encouraged;
d) The environmental license is available;
dd) Personnel in charge of environmental protection majoring in environment or suitable field is available;
e) An appropriate process for safe operation of special-purpose technologies, vehicles and equipment is available;
g) There is an environmental management plan containing contents regarding pollution control and waste management; occupational safety and health; environmental emergency prevention and response; annual training; environmental monitoring program; assessment of efficiency in hazardous waste treatment; environmental improvement and remediation plan;
h) pay deposits on environmental protection as prescribed in Article 137 of this Law if the waste burial is carried out.
4. The Minister of Natural Resources and Environment shall promulgate criteria applied to hazardous waste treatment technologies; provide guidelines for implementing Point g Clause 3 of this Article.
5. The provincial People’s Committee shall organize implementation of the planning containing contents regarding hazardous waste treatment; shall not impose restrictions on collection of hazardous waste produced in another province for treatment by hazardous waste treatment service providers located within its province.
Article 85. Responsibilities of owners of hazardous waste treatment service providers
Every owner of hazardous waste treatment service provider has the responsibility to:
1. satisfy all requirements specified in Clause 3 Article 84 of this Law.
2. collect, transport, receive and handle quantity and types of hazardous waste in accordance with the issued environmental license.
3. ensure that systems, vehicles and equipment for storage and treatment of hazardous waste satisfy technical requirements and management process as prescribed.
4. assume responsibilities of the hazardous waste source owner if the hazardous waste is generated from the operating process but fails to be treated.
5. register with the authority issuing the environmental license within his/her power to obtain approval if wishing to transport the hazardous waste not mentioned in his/her environmental license to the another qualified owner of hazardous waste treatment service provider in accordance with the Government’s regulations.
6. prepare, use, archive and manage documents concerning hazardous waste, hazardous waste management reports, documents and logbooks related to hazardous waste management as prescribed.
7. make publicly available and provide information about types and quantity of hazardous waste collected and treated, and treatment methods; information about name and address of the owner of collected and treated hazardous waste source and other environmental information that needs to be made publicly available and provided as prescribed in Article 114 of this Law.
Section 5. WASTEWATER MANAGEMENT
Article 86. Collection and treatment of wastewater
1. Every new urban area, new high density residential area, business, dedicated area for production, business operation and service provision and industrial cluster must have a wastewater collection and treatment system separated from the rainwater drainage system, except for special cases prescribed by the Government.
2. Wastewater of an urban area or high density residential area shall be managed as follows:
a) Domestic wastewater generated from organizations and households must be collected and connected to the wastewater collection and treatment system;
b) Wastewater generated from production, business operation and service provision in an urban area must be collected and undergo preliminary treatment before being connected to the urban wastewater collection and treatment system; preliminarily treated wastewater must comply with regulations of the urban area or high density residential area or regulations of the local authority;
c) Wastewater generated from production, business operation and service provision in an urban area that fails to have a centralized wastewater treatment work must be collected and treated in accordance with environmental protection requirements before being discharged into a receiving body.
3. Wastewater generated from production, business operation and service provision shall be managed as follows:
a) Wastewater produced by a business in a dedicated area for production, business operation and service provision or industrial cluster must be collected and preliminarily treated before being connected to the industrial wastewater collection and treatment system at the request of the investor in construction of the dedicated area for production, business operation and service provision or industrial cluster to ensure that wastewater is treated in accordance with environmental protection requirements;
b) If wastewater produced by a business located outside an urban area, high density residential area, dedicated area for production, business operation and service provision or industrial cluster cannot be connected to the wastewater collection and treatment system, it must be collected and treated in accordance with environmental protection requirements before being discharged into a receiving body.
4. Wastewater generated from organizations and households in a low density residential area must be collected and treated on the spot in accordance with environmental protection requirements before being discharged into receiving bodies.
5. Provincial People’s Committees shall:
a) invest in and encourage investment in construction of wastewater collection and treatment systems in urban areas and high density residential areas within their provinces by the State in accordance with regulations of law;
b) introduce a roadmap for reserving land area, investing in or encouraging investment in construction of wastewater collection and treatment systems in urban areas and high density residential areas if a wastewater collection and treatment system is not available;
c) introduce a roadmap and assistance policy in order for organizations and households in urban areas and high density residential areas to build works and install equipment for in situ wastewater treatment in accordance with environmental protection requirements before being discharged into receiving bodies in case of failure to reserve land area for construction of wastewater collection and treatment systems in urban areas and high density residential areas established before the effective date of this Law;
d) introduce a roadmap and policy for provision of assistance in collection and in situ treatment of domestic wastewater produced by organizations, households and low density residential areas.
6. The Minister of Natural Resources and Environment shall provide guidance on technologies and techniques for in situ wastewater treatment.
7. The Minister of Construction shall provide guidance on technical infrastructural facilities serving wastewater collection and drainage in urban areas and high density residential areas specified in this Article.
Article 87. Wastewater treatment system
1. A wastewater treatment system must satisfy the following requirements:
a) Its technology conforms to type and characteristics of wastewater to be treated;
b) Its capacity is relevant to the maximum volume of wastewater generated;
c) Wastewater is treated in accordance with environmental protection requirements;
d) Wastewater treatment works are operated in accordance with technical process;
dd) An environmental emergency prevention and response plan is tailored for the wastewater treatment system; the discharge point must have coordinates and be marked with signs to facilitate inspection and supervision of discharge.
2. Sewage sludge from the wastewater treatment system must be managed in accordance with regulations of law on solid waste management; sewage sludge whose hazardous elements exceed the permissible limits must be managed in accordance with regulations of law on hazardous waste management.
Section 6. MANAGEMENT OF DUSTS, EXHAUST GASES AND OTHER POLLUTANTS
Article 88. Management and control of dusts and emissions
1. Any entity that produces dusts and exhaust gases must control and treat dusts and/or exhaust gases during its production, business operation and service provision in accordance with technical regulations on environment. Dusts whose hazardous elements exceed the permissible limits must be managed in accordance with regulations of law on hazardous waste management.
2. Vehicles, machinery, equipment, constructions that produce dust and/or exhaust gases must have filters, covers, or other parts to minimize exhaust gases and reduce dusts in accordance with technical regulations on environment.
3. Ministries and ministerial agencies concerned shall provide guidelines for prevention, inspection, supervision and treatment of sources of dusts and exhaust gases that cause air pollution.
Article 89. Management and control of noise, vibration, light, radiation and unpleasant odors
1. Any entity that creates noise, vibration, light and/or radiation must take measures to control and treat them in accordance with technical regulations on environment and radiation.
2. Entities in residential areas that create noise, vibration, light, radiation and unpleasant odors must take measures to minimize them to avoid affecting residential communities.
3. Managers of the routes with heavy traffic that produces noise, vibration, light and radiation must take measures to minimize them in accordance with technical regulations on environment.
4. It is prohibited to manufacture, import, transport, sell and use firecrackers. The Prime Minister shall decide the manufacture, import, transport, sale and use of firework.