Chương III Nghị định 38/2015/NĐ-CP: Quản lý chất thải rắn sinh hoạt
Số hiệu: | 38/2015/NĐ-CP | Loại văn bản: | Nghị định |
Nơi ban hành: | Chính phủ | Người ký: | Nguyễn Tấn Dũng |
Ngày ban hành: | 24/04/2015 | Ngày hiệu lực: | 15/06/2015 |
Ngày công báo: | 10/05/2015 | Số công báo: | Từ số 543 đến số 544 |
Lĩnh vực: | Tài nguyên - Môi trường | Tình trạng: |
Hết hiệu lực
10/01/2022 |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Quy định ký quỹ khi nhập khẩu phế liệu
Từ 15/06/2015, tổ chức, cá nhân nhập khẩu phế liệu phải thực hiện ký quỹ theo Nghị định 38/2015/NĐ-CP về quản lý chất thải và phế liệu.
Theo đó, tiền ký quỹ được nộp và hoàn trả bằng tiền đồng Việt Nam và được hưởng lãi suất không kỳ hạn kể từ ngày ký quỹ.
Số tiền ký quỹ được xác định dựa trên loại phế liệu và khối lượng phế liệu nhập khẩu, cụ thể như sau:
1. Sắt, thép phế liệu
- Dưới 500 tấn: 10% giá trị lô hàng
- Từ 500 đến dưới 1000 tấn: 15% giá trị lô hàng
- Từ 1000 tấn trở lên: 20% giá trị lô hàng.
2. Giấy, nhựa phế liệu
- Dưới 100 tấn: 15% giá trị lô hàng
- Từ 100 đến dưới 500 tấn: 18% giá trị lô hàng
- Từ 500 tấn trở lên: 20% giá trị lô hàng
3. Các loại phế liệu khác: 10% giá trị lô hàng
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
1. Chất thải rắn sinh hoạt được phân loại tại nguồn phù hợp với mục đích quản lý, xử lý thành các nhóm như sau:
a) Nhóm hữu cơ dễ phân hủy (nhóm thức ăn thừa, lá cây, rau, củ, quả, xác động vật);
b) Nhóm có khả năng tái sử dụng, tái chế (nhóm giấy, nhựa, kim loại, cao su, ni lông, thủy tinh);
c) Nhóm còn lại.
2. Chất thải rắn sinh hoạt sau khi được phân loại được lưu giữ trong các bao bì hoặc thiết bị lưu chứa phù hợp.
3. Việc phân loại chất thải rắn sinh hoạt phải được quản lý, giám sát, tuyên truyền và vận động tổ chức, cá nhân, hộ gia đình chấp hành theo quy định, bảo đảm yêu cầu thuận lợi cho thu gom, vận chuyển và xử lý.
4. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hướng dẫn và tổ chức thực hiện phân loại chất thải rắn sinh hoạt phù hợp với điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội cụ thể của mỗi địa phương.
1. Thực hiện việc phân loại, lưu giữ chất thải rắn sinh hoạt theo quy định tại Điều 15 Nghị định này.
2. Hộ gia đình, cá nhân phải nộp phí vệ sinh cho thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt theo quy định.
3. Chủ nguồn thải chất thải rắn sinh hoạt có trách nhiệm ký hợp đồng dịch vụ thu gom, vận chuyển và xử lý; thanh toán toàn bộ chi phí theo hợp đồng dịch vụ.Bổ sung
1. Chất thải rắn sinh hoạt phải được thu gom theo tuyến để vận chuyển tới điểm tập kết, trạm trung chuyển và cơ sở xử lý chất thải rắn theo quy hoạch được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
2. Trên các đường phố chính, các khu thương mại, các công viên, quảng trường, các điểm tập trung dân cư, các đầu mối giao thông và các khu vực công cộng khác phải bố trí các thiết bị lưu chứa phù hợp và điểm tập kết chất thải rắn sinh hoạt.
3. Các thiết bị lưu chứa chất thải rắn sinh hoạt phải có kích cỡ phù hợp với thời gian lưu giữ. Các thiết bị lưu chứa tại các khu vực công cộng phải bảo đảm tính mỹ quan,
4. Trong quá trình vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt phải bảo đảm không làm rơi vãi chất thải, gây phát tán bụi, mùi, nước rò rỉ.Bổ sung
1. Bảo đảm đủ yêu cầu về nhân lực, phương tiện và thiết bị chuyên dụng để thu gom, vận chuyển toàn bộ chất thải rắn sinh hoạt tại những địa điểm đã quy định.
2. Thông báo rộng rãi về thời gian, địa điểm, tần suất và tuyến thu gom chất thải rắn sinh hoạt tại các điểm dân cư.
3. Thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt đến điểm tập kết, trạm trung chuyển hoặc cơ sở xử lý bằng các phương tiện, thiết bị đáp ứng yêu cầu kỹ thuật và quy trình quản lý theo quy định.
4. Trường hợp phân loại được chất thải nguy hại từ chất thải rắn sinh hoạt tại các điểm tập kết, trạm trung chuyển thì phải chuyển sang quản lý theo quy định về quản lý chất thải nguy hại tại Chương II Nghị định này.
5. Chịu trách nhiệm về tình trạng rơi vãi chất thải rắn sinh hoạt, gây phát tán bụi, mùi hoặc nước rò rỉ gây ảnh hưởng xấu đến môi trường trong quá trình thu gom, vận chuyển.
6. Đào tạo nghiệp vụ, trang bị bảo hộ lao động cho công nhân thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt.
7. Tổ chức khám bệnh định kỳ, bảo đảm các chế độ cho người lao động tham gia thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt theo quy định.
8. Định kỳ hàng năm báo cáo về tình hình thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt theo quy định.Bổ sung
1. Công nghệ xử lý chất thải rắn sinh hoạt bao gồm:
a) Công nghệ chế biến phân hữu cơ;
b) Công nghệ đốt;
c) Công nghệ chôn lấp hợp vệ sinh;
d) Các công nghệ tái chế, thu hồi năng lượng, sản xuất sản phẩm từ các thành phần có ích trong chất thải rắn sinh hoạt;
đ) Các công nghệ khác thân thiện với môi trường.
2. Lựa chọn công nghệ xử lý chất thải rắn sinh hoạt theo các tiêu chí sau:
a) Về công nghệ:
- Khả năng tiếp nhận các loại chất thải rắn sinh hoạt, khả năng linh hoạt, phù hợp về quy mô, mở rộng công suất xử lý;
- Mức độ tự động hóa, nội địa hóa của dây chuyền thiết bị; tỷ lệ xử lý, tái sử dụng, tái chế, chôn lấp chất thải rắn sinh hoạt;
- Ưu tiên công nghệ đã được cơ quan có thẩm quyền đánh giá, thẩm định đạt tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật môi trường và phù hợp với điều kiện Việt Nam;
- Quản lý, vận hành, bảo dưỡng phù hợp với trình độ, năng lực của nguồn nhân lực tại địa phương.
b) Về môi trường và xã hội:
- Bảo đảm các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật môi trường;
- Tiết kiệm diện tích đất sử dụng;
- Tiết kiệm năng lượng, khả năng thu hồi năng lượng trong quá trình xử lý;
- Đào tạo, sử dụng nhân lực tại địa phương.
c) Về kinh tế:
- Chi phí xử lý phù hợp với khả năng chi trả của địa phương hoặc không vượt quá mức chi phí xử lý được cơ quan có thẩm quyền công bố;
- Khả năng tiêu thụ sản phẩm từ công nghệ xử lý, tái chế chất thải rắn sinh hoạt.
3. Căn cứ quy định tại Khoản 2 Điều này, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoặc chủ đầu tư lựa chọn công nghệ xử lý chất thải rắn sinh hoạt phù hợp với điều kiện của địa phương mình.
1. Việc lựa chọn chủ đầu tư cơ sở xử lý chất thải rắn sinh hoạt theo quy định của pháp luật về đầu tư, xây dựng và đấu thầu.
2. Việc lựa chọn chủ xử lý chất thải rắn sinh hoạt để quản lý, vận hành cơ sở xử lý chất thải rắn sinh hoạt được đầu tư bằng vốn ngân sách nhà nước tuân thủ theo quy định của pháp luật về cung ứng sản phẩm dịch vụ công ích.
3. Trường hợp cơ sở xử lý chất thải rắn sinh hoạt được đầu tư ngoài ngân sách thì chủ đầu tư trực tiếp quản lý, vận hành cơ sở xử lý chất thải rắn do mình đầu tư hoặc thuê tổ chức, cá nhân khác làm chủ xử lý chất thải rắn sinh hoạt theo các quy định của pháp luật.
1. Có báo cáo đánh giá tác động môi trường được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt đối với dự án đầu tư cơ sở xử lý chất thải.
2. Có hệ thống, thiết bị xử lý (kể cả sơ chế, tái chế, đồng xử lý, thu hồi năng lượng), khu vực lưu giữ tạm thời phải đáp ứng yêu cầu kỹ thuật và quy trình quản lý theo quy định.
3. Có các công trình bảo vệ môi trường tại cơ sở xử lý chất thải đáp ứng yêu cầu kỹ thuật và quy trình quản lý theo quy định.
4. Có chương trình quản lý và giám sát môi trường.
5. Cơ sở xử lý chất thải rắn sinh hoạt phải được cơ quan có thẩm quyền xác nhận bảo đảm yêu cầu bảo vệ môi trường trước khi chính thức hoạt động xử lý chất thải rắn sinh hoạt.
6. Trước khi thực hiện vận hành thử nghiệm, chủ xử lý chất thải rắn sinh hoạt phải báo cáo cơ quan có thẩm quyền xác nhận bảo đảm yêu cầu bảo vệ môi trường đối với cơ sở xử lý chất thải rắn sinh hoạt về kế hoạch vận hành thử nghiệm. Thời gian vận hành thử nghiệm xử lý chất thải rắn sinh hoạt không quá 06 (sáu) tháng.
7. Bộ Tài nguyên và Môi trường xác nhận hoặc điều chỉnh xác nhận bảo đảm yêu cầu bảo vệ môi trường đối với:
a) Cơ sở xử lý chất thải rắn sinh hoạt do Bộ Tài nguyên và Môi trường phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường;
b) Cơ sở xử lý chất thải rắn sinh hoạt tiếp nhận xử lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn liên tỉnh;
c) Cơ sở xử lý chất thải rắn sinh hoạt kết hợp với xử lý chất thải nguy hại (thay thế bằng Giấy phép xử lý chất thải nguy hại).
8. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xác nhận hoặc điều chỉnh xác nhận bảo đảm yêu cầu bảo vệ môi trường đối với cơ sở xử lý chất thải rắn sinh hoạt thuộc thẩm quyền phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường và cơ sở chỉ tiếp nhận xử lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn nội tỉnh.
9. Thời điểm nộp hồ sơ đăng ký xác nhận bảo đảm yêu cầu bảo vệ môi trường đối với cơ sở xử lý chất thải rắn sinh hoạt như sau:
a) Trong thời gian không quá 06 (sáu) tháng kể từ ngày bắt đầu vận hành thử nghiệm;
b) Dự án xử lý chất thải rắn sinh hoạt có nhiều giai đoạn thì được nộp hồ sơ đăng ký xác nhận bảo đảm yêu cầu bảo vệ môi trường đối với cơ sở xử lý chất thải rắn sinh hoạt cho từng giai đoạn của dự án.
10. Trường hợp cơ sở xử lý chất thải rắn sinh hoạt có thay đổi về quy mô, công suất, công nghệ thì phải nộp hồ sơ đề nghị điều chỉnh, xác nhận bảo đảm yêu cầu bảo vệ môi trường đối với cơ sở xử lý chất thải rắn sinh hoạt trình cơ quan có thẩm quyền xem xét, điều chỉnh xác nhận theo quy định.
11. Trường hợp cơ sở xử lý chất thải rắn sinh hoạt kết hợp với chất thải rắn công nghiệp thông thường thì việc xác nhận bảo đảm yêu cầu bảo vệ môi trường đối với cơ sở xử lý chất thải rắn sinh hoạt và xác nhận bảo đảm yêu cầu bảo vệ môi trường đối với cơ sở xử lý chất thải rắn công nghiệp thông thường được tích hợp với nhau.
12. Việc xác nhận bảo đảm yêu cầu bảo vệ môi trường theo quy định tại Điều này không áp dụng đối với các trường hợp sau:
a) Các cơ sở xử lý chất thải rắn sinh hoạt không thuộc đối tượng phải lập báo cáo đánh giá tác động môi trường theo quy định; cơ sở xử lý chất thải rắn sinh hoạt đã đi vào hoạt động và đã được xác nhận hoàn thành công trình bảo vệ môi trường theo quy định trước ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành;
b) Bãi chôn lấp chất thải rắn sinh hoạt hoạt động trước ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành;
c) Tự sơ chế, tái sử dụng, tái chế, xử lý, đồng xử lý, thu hồi năng lượng từ chất thải rắn sinh hoạt phát sinh nội bộ trong khuôn viên cơ sở;
d) Nghiên cứu và phát triển công nghệ xử lý chất thải rắn sinh hoạt trong môi trường thí nghiệm.
13. Quy định tại Khoản 1 Điều này không áp dụng đối với các trường hợp sau:
a) Cơ sở sản xuất đã đưa vào hoạt động theo đúng quy định của pháp luật có nhu cầu bổ sung hoạt động đồng xử lý chất thải rắn sinh hoạt dựa trên công nghệ sản xuất sẵn có mà không thuộc đối tượng phải lập lại báo cáo đánh giá tác động môi trường;
b) Cơ sở xử lý chất thải rắn sinh hoạt đã đưa vào hoạt động theo đúng quy định của pháp luật có nhu cầu cải tạo, nâng cấp với công nghệ tiên tiến hơn để giảm hoặc không làm gia tăng tác động xấu đến môi trường, nâng cao hiệu quả xử lý, tiết kiệm tài nguyên, năng lượng mà không thuộc đối tượng phải lập lại báo cáo đánh giá tác động môi trường.
1. Trách nhiệm của chủ xử lý chất thải rắn sinh hoạt:
a) Thực hiện đầy đủ các yêu cầu về bảo vệ môi trường theo quy định tại Điều 21 Nghị định này;
b) Thực hiện đầy đủ các nội dung xác nhận bảo đảm yêu cầu bảo vệ môi trường đối với cơ sở xử lý chất thải rắn sinh hoạt và hồ sơ đề nghị xác nhận bảo đảm yêu cầu bảo vệ môi trường đối với cơ sở xử lý chất thải rắn sinh hoạt kèm theo nội dung xác nhận. Hồ sơ này là căn cứ cụ thể cho hoạt động quản lý, giám sát môi trường đối với chủ xử lý chất thải rắn sinh hoạt;
c) Đối với trường hợp được quy định tại Khoản 13 Điều 21 thì phải có phương án trình cơ quan có thẩm quyền theo quy định tại Khoản 7, 8 Điều 21 Nghị định này để xem xét, chấp thuận trước khi triển khai hoạt động;
d) Có trách nhiệm thông báo bằng văn bản đến cơ quan quản lý nhà nước, các bên có liên quan trong trường hợp ngừng dịch vụ xử lý để sửa chữa, cải tạo, nâng cấp dịch vụ xử lý. Nội dung thông báo phải nêu rõ lý do, thời gian tạm ngừng dịch vụ đồng thời phải có phương án xử lý;
đ) Khi phát hiện sự cố môi trường phải có trách nhiệm thực hiện các biện pháp khẩn cấp để bảo đảm an toàn cho người và tài sản; tổ chức cứu người, tài sản và kịp thời thông báo cho chủ đầu tư, chính quyền địa phương hoặc cơ quan chuyên môn về bảo vệ môi trường nơi xảy ra ô nhiễm hoặc sự cố môi trường để phối hợp xử lý;
e) Lập, sử dụng, lưu trữ và quản lý báo cáo, hồ sơ, tài liệu, nhật ký liên quan đến công tác quản lý chất thải rắn sinh hoạt theo quy định;
g) Trường hợp phân loại được chất thải nguy hại từ chất thải rắn sinh hoạt hoặc phát sinh chất thải nguy hại tại cơ sở xử lý chất thải rắn sinh hoạt thì phải chuyển sang quản lý theo quy định về quản lý chất thải nguy hại và thực hiện trách nhiệm của chủ nguồn thải chất thải nguy hại theo quy định tại Chương II Nghị định này.
2. Chủ xử lý chất thải rắn sinh hoạt có quyền:
a) Được thanh toán đúng và đủ giá dịch vụ xử lý chất thải rắn theo hợp đồng đã ký kết;
b) Đề nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền xem xét sửa đổi, bổ sung các quy phạm, quy chuẩn kỹ thuật và các định mức kinh tế kỹ thuật có liên quan đến hoạt động xử lý chất thải rắn;
c) Các quyền khác theo quy định của pháp luật.
1. Việc phục hồi, tái sử dụng diện tích sau khi đóng bãi chôn lấp phải đáp ứng các yêu cầu sau:
a) Trước khi tái sử dụng mặt bằng phải tiến hành khảo sát, đánh giá các yếu tố môi trường liên quan;
b) Trong thời gian chờ sử dụng lại mặt bằng bãi chôn lấp chất thải rắn sinh hoạt, việc xử lý nước rỉ rác, khí gas vẫn phải tiếp tục hoạt động bình thường;
c) Theo dõi sự biến động của môi trường tại các trạm quan trắc sau khi chấm dứt hoạt động của bãi chôn lấp chất thải rắn sinh hoạt.
2. Trách nhiệm của chủ đầu tư, chủ xử lý chất thải rắn sinh hoạt:
a) Xây dựng phương án cải tạo, phục hồi môi trường khi đóng bãi chôn lấp chất thải rắn sinh hoạt trình cơ quan có thẩm quyền quy định tại Khoản 7, 8 Điều 21 của Nghị định này để phê duyệt trước khi đóng bãi chôn lấp. Đối với việc cải tạo, phục hồi môi trường bãi chôn lấp chất thải rắn sinh hoạt sử dụng nguồn kinh phí hỗ trợ từ Trung ương phải trình phương án cho Bộ Tài nguyên và Môi trường xem xét, tổng hợp;
b) Ngay sau khi đóng bãi chôn lấp chất thải rắn sinh hoạt phải tiến hành cải tạo, phục hồi môi trường và cảnh quan khu vực đồng thời có các biện pháp ngăn ngừa ô nhiễm môi trường theo kế hoạch đã được phê duyệt;
c) Tổ chức giám sát môi trường định kỳ, theo dõi diễn biến môi trường tại bãi chôn lấp chất thải rắn sinh hoạt đã đóng ít nhất 05 (năm) năm kể từ ngày đóng bãi chôn lấp. Kết quả giám sát môi trường định kỳ phải được báo cáo cho cơ quan quản lý nhà nước về môi trường của địa phương;
d) Lập bản đồ địa hình của khu vực sau khi đóng bãi chôn lấp, chấm dứt hoạt động của bãi chôn lấp chất thải rắn sinh hoạt;
đ) Đề xuất các biện pháp kiểm soát ô nhiễm trong những năm tiếp theo;
e) Lập hồ sơ bàn giao mặt bằng cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền quản lý.
3. Bộ Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp với Bộ Xây dựng hướng dẫn trình tự, thủ tục, nội dung cải tạo, phục hồi môi trường của bãi chôn lấp chất thải rắn sinh hoạt và quy trình đóng bãi chôn lấp chất thải rắn sinh hoạt sau khi kết thúc hoạt động.
1. Các loại hợp đồng:
a) Hợp đồng dịch vụ thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn sinh hoạt;
b) Hợp đồng dịch vụ thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt;
c) Hợp đồng dịch vụ xử lý chất thải rắn sinh hoạt.
2. Bộ Xây dựng hướng dẫn mẫu hợp đồng thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn sinh hoạt.
1. Chi phí thu gom, vận chuyển, lưu giữ chất thải rắn sinh hoạt phát sinh từ các cá nhân, hộ gia đình, nơi công cộng được bù đắp thông qua ngân sách địa phương.
2. Chi phí xử lý chất thải rắn sinh hoạt là cơ sở để xác định giá dịch vụ và là căn cứ để ký hợp đồng dịch vụ xử lý chất thải rắn sinh hoạt. Chi phí xử lý chất thải rắn sinh hoạt được tính đúng, tính đủ cho một đơn vị khối lượng chất thải rắn sinh hoạt để thực hiện xử lý bao gồm:
a) Chi phí vận hành, duy trì;
b) Chi phí khấu hao, máy móc, nhà xưởng, công trình được đầu tư cho xử lý chất thải rắn sinh hoạt (bao gồm nước rỉ rác và khí thải nếu có) đạt tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật theo quy định;
c) Các chi phí, thuế và phí khác theo quy định của pháp luật.
3. Nguồn thu để chi trả cho việc thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn sinh hoạt bao gồm phí vệ sinh và các nguồn thu khác theo quy định của pháp luật.
1. Nguyên tắc và phương pháp định giá:
a) Gắn với chất lượng dịch vụ, công nghệ xử lý; bảo đảm khối lượng chất thải rắn sinh hoạt được xử lý đúng quy trình kỹ thuật, đáp ứng các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật môi trường, góp phần nâng cao chất lượng môi trường, bảo vệ sức khỏe cộng đồng;
b) Việc định giá dịch vụ xử lý chất thải rắn sinh hoạt phải căn cứ theo điều kiện hạ tầng, điều kiện kinh tế - xã hội và khả năng chi trả của ngân sách địa phương.
2. Trách nhiệm lập, thẩm định, phê duyệt giá dịch vụ xử lý chất thải rắn sinh hoạt:
a) Đối với cơ sở xử lý chất thải rắn sinh hoạt được đầu tư từ ngân sách nhà nước trên địa bàn một tỉnh, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh giao các sở chuyên ngành lập phương án giá gửi Sở Tài chính chủ trì tổ chức thẩm định trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt;
b) Đối với cơ sở xử lý chất thải rắn sinh hoạt được đầu tư từ các nguồn vốn ngoài ngân sách nhà nước, chủ đầu tư lập và trình phương án giá, Sở Tài chính chủ trì phối hợp với các cơ quan liên quan thẩm định, trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt;
c) Đối với các dự án xử lý chất thải rắn sinh hoạt liên vùng, liên tỉnh, chủ đầu tư lập phương án giá gửi Bộ Tài chính chủ trì phối hợp với Bộ, ngành liên quan thẩm định. Kết quả thẩm định của Bộ Tài chính là cơ sở để Ủy ban nhân dân các tỉnh thuộc phạm vi dự án phê duyệt giá xử lý chất thải rắn sinh hoạt.
1. Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm:
a) Hướng dẫn trình tự, thủ tục, hồ sơ đề nghị xác nhận, điều chỉnh xác nhận bảo đảm yêu cầu bảo vệ môi trường đối với cơ sở xử lý chất thải rắn sinh hoạt;
b) Hướng dẫn kỹ thuật, quy trình quản lý trong việc phân loại, lưu giữ, tập kết, trung chuyển, vận chuyển, sơ chế, tái sử dụng, tái chế, đồng xử lý, xử lý và thu hồi năng lượng từ chất thải rắn sinh hoạt; yêu cầu kỹ thuật, quy trình quản lý đối với trường hợp không yêu cầu xác nhận bảo đảm yêu cầu bảo vệ môi trường theo quy định tại Khoản 12 Điều 21 Nghị định này và các trường hợp khác phát sinh trên thực tế;
c) Tổ chức thực hiện các nội dung về quản lý chất thải rắn sinh hoạt phục vụ công tác lập và triển khai quy hoạch bảo vệ môi trường theo quy định tại Điều 98 Luật Bảo vệ môi trường;
d) Tổ chức quản lý, kiểm tra các hoạt động bảo vệ môi trường về quản lý chất thải rắn sinh hoạt;
đ) Chủ trì và phối hợp với Bộ trưởng Bộ Xây dựng tổ chức xây dựng cơ sở dữ liệu về chất thải rắn sinh hoạt, quản lý, khai thác, trao đổi, cung cấp thông tin có liên quan đến quản lý chất thải rắn sinh hoạt.
2. Bộ trưởng Bộ Xây dựng có trách nhiệm:
a) Hướng dẫn quản lý đầu tư xây dựng cơ sở xử lý chất thải rắn sinh hoạt theo quy hoạch được phê duyệt; phương pháp lập, quản lý chi phí và phương pháp định giá dịch vụ xử lý chất thải rắn sinh hoạt;
b) Công bố định mức kinh tế, kỹ thuật về thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn sinh hoạt; suất vốn đầu tư xây dựng cơ sở xử lý chất thải rắn sinh hoạt;
c) Phối hợp với Bộ trưởng Bộ Tài nguyên Môi trường xây dựng cơ sở dữ liệu về chất thải rắn sinh hoạt, quản lý, khai thác, trao đổi, cung cấp thông tin có liên quan đến quản lý chất thải rắn sinh hoạt.
3. Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ chủ trì, phối hợp với Bộ trưởng Bộ Xây dựng và Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường thẩm định công nghệ xử lý chất thải rắn sinh hoạt mới được nghiên cứu và áp dụng lần đầu ở Việt Nam.
1. Tổ chức quản lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn tỉnh, phân công, phân cấp trách nhiệm cho các cơ quan chuyên môn và phân cấp quản lý cho Ủy ban nhân dân các cấp về quản lý chất thải rắn sinh hoạt theo quy định.
2. Ban hành các quy định cụ thể về quản lý chất thải rắn sinh hoạt; các cơ chế chính sách ưu đãi, hỗ trợ để khuyến khích việc thu gom, vận chuyển và đầu tư cơ sở xử lý chất thải rắn sinh hoạt phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.
3. Tổ chức chỉ đạo lập, thẩm định, phê duyệt và tổ chức triển khai thực hiện quy hoạch xử lý chất thải rắn, quy hoạch bảo vệ môi trường theo thẩm quyền; lập kế hoạch hàng năm cho công tác thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải rắn sinh hoạt và bố trí kinh phí thực hiện phù hợp với chương trình, kế hoạch phát triển kinh tế xã hội của địa phương.
4. Xây dựng mức thu phí vệ sinh cho các đối tượng hộ gia đình, cá nhân, cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, tổ chức, trình Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quyết định.
5. Định kỳ hàng năm báo cáo Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Xây dựng về tình hình quản lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn, thời điểm báo cáo trước ngày 31 tháng 3 của năm tiếp theo.
6. Tổ chức tuyên truyền, giáo dục pháp luật về quản lý chất thải rắn sinh hoạt; chỉ đạo công tác thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm pháp luật về quản lý chất thải rắn trên địa bàn.
DAILY-LIFE SOLID WASTE MANAGEMENT
Article 15. Classification, storage of daily-life solid waste
1. Daily-life solid wastes are classified at their source in accordance with the purpose of management and treatment into the following groups:
a) Biodegradable organic group (leftovers, leaves, vegetable, fruit, animal carcasses);
b) Reusable and recycled group (paper, plastic, metal, rubber, plastic, glass);
c) The other group.
2. Daily-life solid waste after being classified shall be stored in the appropriate packaging or storage device.
3. The classification of daily-life solid waste must be managed, monitored, propagated and advocated organizations, individuals, households to comply with provisions, ensuring favorable requirements for collection, transport and treatment.
4. Provincial People’s Committees shall guide and organize the classification of daily-life solid waste in consistence with specific natural and socio-economic conditions of each locality.
Article 16. Responsibilities of organizations and individuals generating daily-life solid waste
1. Daily-life solid waste must be classified and stored as defined in Article 15 of this Decree.
2. Households and individuals must pay a sanitary fee for collection and transportation of daily-life solid waste as prescribed.
3. Daily-life solid waste generators shall be responsible for contracting the service of collecting, transporting and treatment; full payment of cost under the service contract.
Article 17. Collection and transportation of daily-life solid waste
1. Daily-life solid waste must be collected according to routes to be transported to the collecting points, transfer stations and daily-life solid waste treatment facilities under the planning approved by competent authorities.
2. On main streets, shopping malls, parks, squares, residential centralized location, transportation focus points and other public areas the appropriate storage device and daily-life solid waste collecting point must be arranged.
3. The storage devices of daily-life solid waste must have sizes suitable for the storage period. Storage devices in public areas must ensure aesthetics
4. In the process of transporting daily-life solid waste, it must ensure not to drop waste, causing emission of dust, odors, water leaks.
Article 18. Responsibilities of collectors and transporters of daily-life solid waste
1. Ensure sufficient manpower, means and equipment dedicated to the collection and transportation of daily-life solid waste in specified locations.
2. Notify publicly of the time, location, frequency and route of daily-life solid waste collection in residential areas.
3. Collect and transport daily-life solid waste to collecting points, transfer stations or treatment facilities by means of equipment meeting the technical requirements and management procedures as prescribed.
4. Manage under the provisions on hazardous waste management in Chapter II of this Decree for the classification of hazardous waste from daily-life solid waste at the collecting points, transfer stations.
5. Be responsible for the spillage state of daily-life solid waste, causing emission of dust, odor or water leaks causing negative environmental impact in the process of collection and transportation.
6. Train technically and provide personal protective equipment for workers collecting and transporting daily-life solid waste.
7. Organize periodical medical examination and ensure the policies for workers collecting and transporting daily-life solid waste as prescribed.
8. Report annually on the collection and transportation of daily-life solid waste as prescribed.
Article 19. Technology selection in daily-life solid waste treatment
1. Technology of daily-life solid waste treatment shall include:
a) Organic fertilizer processing technology ;
b) Combustion technology;
c) Sanitary landfill technology;
d) Technology for recycling, energy recovery, producing products from the useful composition of daily-life solid waste;
dd) Other environmentally friendly technologies.
2. Selection of the processing technology of daily life solid waste under the following criteria:
a) For technology:
- The ability of receipt of daily-life solid waste, flexibility, consistence in size, expansion of treatment capacity;
- The degree of automation, localization of equipment line; rate of treatment, reuse, recycling, landfill of daily-life solid waste ;
- Priority of technology assessed and verified by competent agencies meeting environmentally technical regulations and standards and be in accordance with conditions of Vietnam;
- Manage, operate and maintain in accordance with degree, capacity of local human resources
b) For environment and society:
- Guarantee of environmental technical regulations and standards;
- Save of use land;
- Save of energy, recovery capability in the treatment process;
- Training and using of local manpower.
c) For economy:
- Cost of treatment consistent with the affordability of locality or not exceeding the treatment cost declared by competent agencies;
- The ability to consume products from technologies of treatment, recycling of daily-life solid waste.
3. Based on the provisions of Paragraph 2 of this Article, the provincial People’s Committees or the investors shall choose the treatment technology of daily-life solid waste in accordance with their local conditions.
Article 20. Selection of investors, daily-life solid waste treaters.
1. The selection of investors of daily-life solid waste treatment facilities shall comply with law provisions on investment, construction and bidding.
2. The selection of daily-life solid waste treaters to manage and operate the daily-life solid waste treatment facilities invested by the State budget must comply with the provisions of the law on public service product supply.
3. In case daily-life solid waste treatment facilities are not invested by the budget, the investor shall directly manage and operate the daily-life solid waste treatment facilities invested by him/her or hire other organizations and individuals to work as daily-life solid waste treaters as stipulated by law.
Article 21. Environmental protection requirements for daily-life solid waste treatment facilities
1. There are reports on environmental impact assessment approved by competent agencies for investment project of waste treatment facility.
2. There are treatment systems and device (including pre-processing, recycling, co-treatment, recovery of energy), temporary storage meeting technical requirements and management procedures as prescribed.
3. There are the environmental protection projects in waste treatment facilities meeting technical requirements and management procedures as prescribed.
4. There are programs of environmental management and supervision.
5. Daily-life solid waste treaters must be certified by competent agencies meeting environmental protection requirements prior to official operation of daily-life solid waste treatment.
6. Prior to trial operation, daily-life solid waste treaters must report to competent agencies for certification of meeting environmental protection requirements for daily-life solid waste treatment facilities on the trial operation plan. Time for trial operation of daily-life solid waste treatment shall be within 06 (six) months.
7. The Ministry of Natural Resources and Environment shall certify or adjust the certification of meeting environmental protection requirements for:
a) Daily-life solid waste treatment facilities of which reports on environmental impact assessment are approved by the Ministry of Natural Resources and Environment;
b) Daily-life solid waste treatment facilities receiving daily-life solid waste treatment in inter-provincial areas;
c) Daily-life solid waste treatment facilities associated with hazardous waste treatment (replaced by the License for hazardous waste treatment).
8. The provincial People’s Committees shall certify or adjust the certification of meeting environmental protection requirements for daily-life solid waste treatment facilities under the approval competence of reports on environmental impact assessment and the facilities only receiving daily-life solid waste treatment facilities in the provincial areas.
9. The time for submission of registration application for certification of meeting environmental protection requirements for daily-life solid waste treatment facilities shall be as follows:
a) It shall be within 06 (six) months from the date of commencement of trial operation;
b) For projects of daily-life solid waste treatment that have many stages, registration application for certification of meeting environmental protection requirements shall be submitted for daily-life solid waste treatment facilities for each stage of the projects .
10. In case daily-life solid waste treatment facilities have changes in size, capacity, technology, they must submit an application for adjustment, certification of meeting environmental protection requirements for daily-life solid waste treatment facilities and request competent agencies for consideration and adjustment of certification as prescribed.
11. In case daily-life solid waste treatment facilities associate with ordinary industrial solid waste, the certification of meeting environmental protection requirements for daily-life solid waste treatment facilities and the certification of meeting environmental protection requirements for ordinary industrial waste treatment facilities shall be typically integrated together.
12. The certification of meeting environmental protection requirements as defined in this Article shall not be applied to the following cases:
a) Daily-life solid waste treatment facilities that are not subject to reporting on environmental impact assessment as prescribed; Daily-life solid waste treatment facilities that have been put into operation and have been certified completion of environmental protection works as prescribed before this Decree takes effect;
b) The landfill of daily-life solid waste operating before this Decree takes effect;
c) Self-preprocessing, reuse, recycling, co-treatment, treatment or recover of energy from daily-life solid waste generated internally in the campus of facilities;
d) Research and development of technology for daily-life solid waste treatment in laboratory environment;
13. The conditions stipulated in Paragraph 1 of this Article shall not be applied to the following cases:
a) Production establishments that have been put into operation in accordance with the law wish to add the daily-life solid waste co-treatment based on available production technologies without making reports on environmental impact assessment;
b) Daily-life solid waste treatment facilities put into operation in accordance with law wish to renovate and upgrade to more advanced technology to decrease or not to increase bad impact to environment, improve treatment efficiency, save resources and energy without making reports on environmental impact assessment.
Article 22. Responsibilities and powers of daily-life solid waste treaters
1. Responsibilities of daily-life solid waste treaters:
a) Fully fulfill the requirements of environmental protection under the provisions of Article 21 of this Decree;
b) Fully implement contents of certification of meeting environmental protection requirements for daily-life solid waste treatment facilities and application for certification of meeting environmental protection requirements for daily-life solid waste treatment facilities enclosed with the certification content. This application shall be specific bases for environmental management and supervision for the daily-life solid waste treaters;
c) Must have a plan requested competent agencies as defined in Paragraph 7, 8, Article 21 of this Decree for consideration and approval before the operation for cases specified in Paragraph 13 of Article 21;
d) Notify in writing to State management agencies, parties involved in case of suspension of services to repair, renovate and upgrade the processing services. Contents of the notice must specify the reasons, suspension of the service and must have handing plans;
dd) Take emergency measures to ensure the safety of persons and property; rescue persons, property and promptly notify to investors, local governments or specialized agencies in environmental protection where the pollution or environmental incidents occur for cooperation in handling upon detection of environmental incidents;
e) Formulate, use, store, and manage reports, records, documents and diaries related to daily-life solid waste management as prescribed;
g) Manage under the provisions on hazardous waste management and fulfill responsibilities of hazardous waste generators as defined in Chapter II of this Decree for classification of hazardous waste generators from daily-life solid waste or generation of hazardous waste at daily-life solid waste treatment facilities.
2. Rights of daily-life solid waste treaters:
a) Be paid properly and sufficiently the service charges of solid waste treatment under the signed contracts;
b) Request competent State agencies for consideration, amendment and supplementation of regulations, technical standards and the technical and economic norms related to solid waste treatment ;
c) Exercise other rights as stipulated by law.
Article 23. Environmental renovation and remediation upon close of daily-life solid waste landfills
1. The remediation, reuse of areas after closing landfills must meet the following requirements:
a) Conduct survey and evaluation of relevant environmental factors prior to reuse the area;
b) Continue the treatment of waste water leaks, gas normally while waiting for the reuse of the area of daily-life solid waste landfill;
c) Monitor the environmental changes in monitoring stations after the termination of operation of daily-life solid waste landfills.
2. Responsibilities of investors, daily-life solid waste treaters:
a) Develop plans for environmental renovation and remediation when closing the daily-life solid waste landfills to request competent agencies provided for in Paragraphs 7, 8, Article 21 of this Decree for approval before closing the landfills. The plans for environmental renovation and remediation of the daily-life solid waste landfills using Central supportive budget must be submitted to the Ministry of Natural Resources and Environment for consideration and summary;
b) Carry out the renovation and remediation of the environment and landscape of the area and take measures to prevent environmental pollution in accordance with the approved plans immediately after the closure of daily-life solid waste landfills;
c) Supervise the environment periodically, monitor the environmental changes in daily-life solid waste landfills that have been closed at least 05 (five) years from the date of closing the landfills. Periodical environmental monitoring results must be reported to State management agencies on the local environment;
d) Establish a topography map of the area after the closure of landfills, termination of operation of the daily-life solid waste landfills;
dd) Propose measures for pollution control in the following years;
e) Compile dossiers of area transfer to competent State agencies for management.
3. The Ministry of Natural Resources and Environment shall take charge and cooperate with the Ministry of Construction to provide guidance on procedures and contents of environmental renovation and remediation of daily-life solid waste landfills and processes of closing the daily-life solid waste landfills after the termination of operation.
Article 24. Contracts of collection, transportation and treatment of daily-life solid waste
1. Types of contract:
Contracts of collection, transportation and treatment of daily-life solid waste
b) Contracts of collection and transportation of daily-life solid waste
c) Contracts of treatment of daily-life solid waste.
2. The Ministry of Construction shall provide guidance on the contract forms of collection, transportation and treatment of daily-life solid waste
Article 25. Expenses of collection, transportation and treatment of daily-life solid waste
1. The expenses of collection, transport and storage of daily-life solid wastes generated from the individuals, households and public places shall be covered through local budget.
2. The expenses of daily-life solid waste treatment shall be a basis for valuation of the services and a basis for contracting the services of daily-life solid waste treatment. The expenses of daily-life solid waste treatment shall be calculated properly and adequately for a unit volume of daily-life solid waste for treatment, including:
a) Expenses of operating and maintenance;
b) Expenses of depreciation, machinery, factories, projects invested for daily-life solid waste treatment (including leachate and emissions if any) meeting technical regulations and standards as prescribed;
c) Expenses, taxes and other fees as prescribed by law.
3. The revenues to pay for the collection, transportation and treatment of daily-life solid waste shall include cleaning fee and other revenues as prescribed by law.
Article 26. Service charge of daily-life solid waste treatment.
1. The principles and methods of valuation:
a) The valuation must be associated with service quality, treatment technology; must ensure that the volume of daily-life solid waste shall be treated in consistence with the technical process, meeting the environmental standards, contributing to improving environmental quality, public health protection;
b) The valuation of the service of daily-life solid waste treatment must be based on infrastructure conditions, socio-economic conditions and affordability of local budgets.
2. Responsibilities for the formulation, verification and approval of service charges of daily-life solid waste treatment:
a) For daily-life solid waste treatment facilities invested from the state budget in a province, the provincial People's Committee shall assign specialized departments to make price plans and submit to the Service of Finance for taking charge of verification and requesting provincial People’s Committees for approval;
b) For daily-life solid waste treatment facilities invested from capital outside the state budget capital, investors shall establish and submit the price plans, the Service of Finance shall take charge and cooperate with relevant agencies to verify and request provincial People’s Committees for approval;
c) For interregional and interprovincial projects of daily-life solid waste treatment, investors shall make price plans submitted to the Ministry of Finance for taking charge and cooperating with related Ministries and branches to verify. Verification results of the Ministry of Finance shall be a basis for the provincial People's Committees under the project scope to approve the treatment charge of daily-life solid waste.
Article 27. Responsibilities of Ministers in daily-life solid waste management
1. Responsibilities of the Minister of Natural Resources and Environment
a) Guide the procedures and application for certification and adjustment of certification of meeting environmental protection requirements for daily-life solid waste treatment facilities;
b) Guide techniques, management process in the classification, storage, gathering, transit, transportation, pre-processing, reuse, recycling, co-treatment, treatment and energy recovery from daily-life solid waste; technical requirements and management processes for cased not requesting the certification of meeting environmental protection requirements as defined in Paragraph 12 of Article 21 of this Decree and other cases arising in practice;
c) Implement the contents of daily-life solid waste management serving the formulation and implementation of environmental protection planning as provided for in Article 98 of the Law on Environmental Protection.
d) Manage and inspect environmental protection activities on daily-life solid waste management;
dd) Take charge and cooperate with the Minister of Construction to formulate the database on daily-life solid waste, management, development and exchange, providing information related to daily-life solid waste management.
2. Responsibilities of the Minister of Construction
a) Guide the management of construction investment of daily-life solid waste treatment facilities under the approved plan; method of preparation, cost management and service evaluation methods of daily-life solid waste treatment ;
b) Declare technical and economic norms on collection, transportation and treatment of daily-life solid waste; construction investment capital rate of daily-life solid waste treatment facilities;
c) Cooperate with the Minister of Construction to formulate the database on daily-life solid waste, management, development and exchange, providing information related to daily-life solid waste management.
3. Responsibilities of the Minister of Science and Technology: Take charge and cooperate with the Minister of Construction and the Minister of Natural Resources and Environment to verify daily-life solid waste treatment technologies that are newly researched and applied research for the first time in Vietnam.
Article 28. Responsibilities of provincial People’s Committees in daily-life solid waste management
1. Manage daily-life solid waste in the provincial administrative division, assign responsibilities for the professional bodies and decentralize to the People’s Committees at all levels on daily-life solid waste management under provisions.
2. Issue specific provisions on daily-life solid waste management; mechanisms of incentive and supportive policies to encourage the collection, transportation and investment of daily-life solid waste treatment facilities suitable for the conditions of socio-economic development of the locality.
3. Direct the formulation, verification, approval and organize the commencement of solid waste treatment planning, environmental protection planning within their competence; make annual plans for the collection, transportation and treatment of daily-life solid waste and arrange funding in accordance with the program, development plans of the economy and society in the locality.
4. Formulate the hygiene charge levels for household objects, individuals, establishments of production, business, services, organizations and request the provincial People’s Councils for decision.
5. Report annually to the Ministry of Natural Resources and Environment, the Ministry of Construction on the daily-life solid waste management in the administrative division, the time of the report shall be before March 31 of following year.
6. Propagate and educate legislation on daily-life solid waste management; direct the inspection and handling of violations of the law on solid waste management in the administrative division.
Văn bản liên quan
Cập nhật
Điều 126. Các biện pháp cưỡng chế
Điều 77. Thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt
Điều 78. Xử lý chất thải rắn sinh hoạt
Điều 9. Điều kiện để được cấp Giấy phép xử lý chất thải nguy hại
Điều 10. Cấp Giấy phép xử lý chất thải nguy hại
Điều 16. Trách nhiệm của tổ chức, cá nhân phát sinh chất thải rắn sinh hoạt
Điều 17. Thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt
Điều 18. Trách nhiệm của chủ thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt
Điều 19. Lựa chọn công nghệ xử lý chất thải rắn sinh hoạt
Điều 21. Yêu cầu bảo vệ môi trường đối với cơ sở xử lý chất thải rắn sinh hoạt
Điều 22. Trách nhiệm và quyền hạn của chủ xử lý chất thải rắn sinh hoạt
Điều 23. Cải tạo, phục hồi môi trường khi đóng bãi chôn lấp chất thải rắn sinh hoạt
Điều 27. Trách nhiệm của các Bộ trưởng trong quản lý chất thải rắn sinh hoạt
Điều 28. Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trong quản lý chất thải rắn sinh hoạt
Điều 29. Phân định, phân loại và lưu giữ chất thải rắn công nghiệp thông thường
Điều 30. Trách nhiệm của chủ nguồn thải chất thải rắn công nghiệp thông thường
Điều 31. Thu gom, vận chuyển chất thải rắn công nghiệp thông thường
Điều 32. Yêu cầu bảo vệ môi trường đối với cơ sở xử lý chất thải rắn công nghiệp thông thường
Điều 33. Trách nhiệm của chủ xử lý chất thải rắn công nghiệp thông thường
Điều 37. Thu gom, xử lý nước thải
Điều 38. Xả nước thải vào nguồn tiếp nhận
Điều 39. Quan trắc việc xả nước thải
Điều 41. Sức chịu tải của môi trường nước và hạn ngạch xả nước thải
Điều 43. Trách nhiệm của các Bộ trưởng trong quản lý nước thải
Điều 44. Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trong quản lý nước thải
Điều 45. Đăng ký, kiểm kê, xây dựng cơ sở dữ liệu về khí thải công nghiệp
Điều 46. Cấp phép xả thải khí thải công nghiệp
Điều 47. Quan trắc khí thải công nghiệp tự động liên tục
Điều 48. Trách nhiệm của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường trong quản lý khí thải công nghiệp
Điều 52. Quản lý chất thải từ hoạt động giao thông vận tải
Điều 54. Quản lý sản phẩm thải lỏng không nguy hại
Điều 55. Đối tượng được phép nhập khẩu phế liệu từ nước ngoài vào Việt Nam
Điều 56. Điều kiện về bảo vệ môi trường trong nhập khẩu phế liệu
Điều 57. Mục đích và phương thức ký quỹ bảo đảm phế liệu nhập khẩu
Điều 58. Khoản tiền ký quỹ bảo đảm phế liệu nhập khẩu
Điều 59. Quy trình ký quỹ bảo đảm phế liệu nhập khẩu
Điều 60. Quản lý và sử dụng số tiền ký quỹ bảo đảm phế liệu nhập khẩu
Điều 61. Trách nhiệm của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường
Điều 62. Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh
Điều 63. Trách nhiệm của tổ chức, cá nhân nhập khẩu, sử dụng phế liệu