Chương VIII Nghị định 24/2024/NĐ-CP: Hợp đồng
Số hiệu: | 24/2024/NĐ-CP | Loại văn bản: | Nghị định |
Nơi ban hành: | Chính phủ | Người ký: | Trần Hồng Hà |
Ngày ban hành: | 27/02/2024 | Ngày hiệu lực: | 27/02/2024 |
Ngày công báo: | 17/03/2024 | Số công báo: | Từ số 413 đến số 414 |
Lĩnh vực: | Đầu tư | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Chính thức có Nghị định hướng dẫn Luật Đấu thầu về lựa chọn nhà thầu
Ngày 27/02/2024, Chính phủ ban hành Nghị định 24/2024/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Đấu thầu 2023 về lựa chọn nhà thầu.
Chính thức có Nghị định hướng dẫn Luật Đấu thầu về lựa chọn nhà thầu
Phạm vi điều chỉnh của Nghị định 24/2024/NĐ-CP như sau:
- Nghị định 24/2024/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của Luật Đấu thầu 2023 về lựa chọn nhà thầu, bao gồm:
+ Khoản 6 Điều 6 về bảo đảm cạnh tranh trong đấu thầu;
+ Khoản 6 Điều 10 về ưu đãi trong lựa chọn nhà thầu;
+ Khoản 3 Điều 15 về chi phí trong lựa chọn nhà thầu;
+ Khoản 4 Điều 19 về năng lực, kinh nghiệm của thành viên tổ chuyên gia, tổ thẩm định;
+ Khoản 2 Điều 20 về các hình thức lựa chọn nhà thầu khác;
+ Khoản 7 Điều 23 về chỉ định thầu;
+ Khoản 4 Điều 29 về lựa chọn nhà thầu trong trường hợp đặc biệt;
+ Khoản 4 Điều 36 về kế hoạch tổng thể lựa chọn nhà thầu cho dự án;
+ Khoản 2 Điều 39 về nội dung kế hoạch lựa chọn nhà thầu;
+ Khoản 8 Điều 43 về quy trình, thủ tục lựa chọn nhà thầu;
+ Khoản 1 và khoản 5 Điều 50 về lựa chọn nhà thầu qua mạng;
+ Khoản 7 Điều 53 về mua sắm tập trung;
+ Khoản 3 và khoản 4 Điều 55 về lựa chọn nhà thầu cung cấp thuốc, hóa chất, vật tư xét nghiệm, thiết bị y tế;
+ Khoản 4 Điều 67 về ký kết hợp đồng với nhà thầu được lựa chọn;
+ Khoản 6 Điều 70 về sửa đổi hợp đồng;
+ Khoản 2 Điều 84 về trách nhiệm quản lý nhà nước về đấu thầu;
+ Khoản 4 Điều 86 về thanh tra, kiểm tra, giám sát hoạt động đấu thầu;
+ Khoản 5 Điều 87 về xử lý vi phạm;
+ Khoản 4 Điều 88 về xử lý tình huống trong đấu thầu.
- Các biện pháp thi hành Luật Đấu thầu 2023 về lựa chọn nhà thầu, bao gồm:
+ Đăng ký trên Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia;
+ Thời gian tổ chức lựa chọn nhà thầu;
+ Thẩm quyền quyết định việc mua sắm đối với dự toán mua sắm;
+ Công khai thông tin trong hoạt động đấu thầu;
+ Quản lý nhà thầu.
- Việc lựa chọn nhà thầu cung cấp sản phẩm, dịch vụ công theo hình thức đặt hàng, giao nhiệm vụ thực hiện theo quy định riêng của Chính phủ.
Xem thêm Nghị định 24/2024/NĐ-CP có hiệu lực thi hành từ ngày 27/02/2024.
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
1. Hợp đồng ký kết giữa chủ đầu tư (hoặc đơn vị được ủy quyền) với nhà thầu là hợp đồng dân sự và được xác lập bằng văn bản. Người đại diện theo pháp luật hoặc người được đại diện theo pháp luật ủy quyền (sau đây gọi là đại diện hợp pháp) của nhà thầu có trách nhiệm ký hợp đồng; đối với nhà thầu liên danh, đại diện hợp pháp của các thành viên liên danh chịu trách nhiệm ký hợp đồng theo quy định tại khoản 3 Điều 67 của Luật Đấu thầu. Hợp đồng đã được các bên ký kết, có hiệu lực và phù hợp với quy định của pháp luật là cơ sở pháp lý cao nhất ràng buộc trách nhiệm, nghĩa vụ của các bên trong quá trình thực hiện hợp đồng và để giải quyết tranh chấp phát sinh (nếu có).
Nội dung của hợp đồng phải được lập theo mẫu quy định trong hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu, đồng thời phù hợp với kết quả thương thảo hợp đồng (nếu có), kết quả hoàn thiện hợp đồng, kết quả lựa chọn nhà thầu trên cơ sở yêu cầu của gói thầu và hướng dẫn của cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành.
2. Khi ký kết hợp đồng, văn bản hợp đồng phải đảm bảo phù hợp với các nội dung sau:
a) Điều kiện chung của hợp đồng, điều kiện cụ thể của hợp đồng trong hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu và các nội dung hiệu chỉnh, bổ sung, làm rõ trong quá trình lựa chọn nhà thầu;
b) Các nội dung đề xuất của nhà thầu trong hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất được chủ đầu tư chấp thuận và các nội dung thống nhất giữa hai bên trong quá trình thương thảo hợp đồng (nếu có), hoàn thiện hợp đồng;
c) Quyết định phê duyệt kết quả lựa chọn nhà thầu;
d) Quy định của pháp luật.
3. Việc quản lý chất lượng hàng hóa, dịch vụ; đồng tiền và hình thức thanh toán hợp đồng; tạm ứng; thanh toán hợp đồng; nguyên tắc thanh toán, thanh lý hợp đồng thực hiện theo quy định tại các Điều 108, 109, 110, 111, 112 và 113 của Nghị định này.
1. Sửa đổi hợp đồng là việc chủ đầu tư, nhà thầu thống nhất sửa đổi, bổ sung một hoặc một số nội dung so với quy định trong hợp đồng đã ký. Việc sửa đổi hợp đồng chỉ được thực hiện trong thời gian hợp đồng còn hiệu lực; việc sửa đổi các nội dung về tiến độ, khối lượng, giá thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều 70 của Luật Đấu thầu. Việc sửa đổi hợp đồng được áp dụng đối với tất cả loại hợp đồng quy định tại Điều 64 của Luật Đấu thầu và phải được thực hiện bằng văn bản sửa đổi hợp đồng.
2. Các bên có thể thỏa thuận trong hợp đồng về quy trình, thủ tục sửa đổi hợp đồng theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 70 của Luật Đấu thầu trong các trường hợp sau đây:
a) Khi có sự thay đổi về chính sách, pháp luật làm ảnh hưởng trực tiếp đến việc thực hiện hợp đồng;
b) Sự kiện bất khả kháng;
c) Thay đổi phương thức vận chuyển, địa điểm giao hàng, dịch vụ liên quan đối với gói thầu mua sắm hàng hóa;
d) Bổ sung khối lượng, số lượng công việc thuộc tùy chọn mua thêm ngoài khối lượng, số lượng nêu trong hợp đồng. Trong trường hợp này, văn bản sửa đổi hợp đồng phải quy định rõ khối lượng, giá trị, thời gian giao hàng hoặc thời gian hoàn thành dịch vụ đối với công việc bổ sung và các nội dung cần thiết khác. Thời gian giao hàng hoặc thời gian hoàn thành dịch vụ cho khối lượng công việc bổ sung có thể ngoài thời gian thực hiện hợp đồng ban đầu nhưng phải được người có thẩm quyền cho phép. Chủ đầu tư được áp dụng tùy chọn mua thêm nhiều lần nhưng không vượt mức tối đa nêu trong kế hoạch lựa chọn nhà thầu.
Trường hợp tại thời điểm áp dụng tùy chọn mua thêm có sự thay đổi về chính sách thuế giá trị gia tăng thì đơn giá hàng hóa, dịch vụ (bao gồm thuế giá trị gia tăng) thuộc tùy chọn mua thêm không được vượt giá trị trước thuế của hàng hóa, dịch vụ trong hợp đồng đã ký cộng với thuế giá trị gia tăng tại thời điểm áp dụng tùy chọn mua thêm;
đ) Thay đổi về thiết kế được duyệt;
e) Một hoặc các bên đề xuất các sáng kiến, cải tiến thực hiện hợp đồng mang lại lợi ích cao hơn cho chủ đầu tư;
g) Thay đổi tiến độ hợp đồng theo quy định tại khoản 3 Điều 70 của Luật Đấu thầu;
h) Các trường hợp khác theo quy định của pháp luật và thỏa thuận giữa các bên, bao gồm khối lượng, giá và các nội dung khác.
3. Khi chỉ số giá và các yếu tố khác biến động theo hướng dẫn của Bộ Xây dựng, chủ đầu tư và nhà thầu có thể xem xét sửa đổi hợp đồng đối với gói thầu thuộc phạm vi điều chỉnh của Luật Xây dựng bảo đảm phù hợp với quy định về sửa đổi hợp đồng do hoàn cảnh thực hiện hợp đồng có thay đổi cơ bản quy định tại pháp luật dân sự.
4. Đối với gói thầu mua sắm hàng hóa, cung cấp dịch vụ phi tư vấn thuộc dự toán mua sắm áp dụng hợp đồng theo đơn giá cố định, hợp đồng theo đơn giá điều chỉnh, trường hợp hết thời gian thực hiện hợp đồng mà khối lượng công việc quy định tại hợp đồng ban đầu chưa được thực hiện hết thì chủ đầu tư có thể báo cáo người có thẩm quyền xem xét, quyết định việc gia hạn thời gian thực hiện hợp đồng nhưng không quá 06 tháng, trừ trường hợp quy định tại khoản 5 Điều 93 của Nghị định này.
5. Các trường hợp thay đổi giá hợp đồng, khối lượng và các nội dung khác đã được quy định trong hợp đồng mà không phải sửa đổi hợp đồng, không phải ký kết văn bản sửa đổi hợp đồng đáp ứng quy định tại khoản 5 Điều 70 của Luật Đấu thầu bao gồm:
a) Điều chỉnh giá hợp đồng do lạm phát, giảm phát đối với hợp đồng theo đơn giá điều chỉnh, hợp đồng theo thời gian, hợp đồng theo kết quả đầu ra (nếu có) theo quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 107 của Nghị định này;
b) Tăng, giảm khối lượng đối với hợp đồng theo đơn giá cố định, đơn giá điều chỉnh; đối với gói thầu mua sắm hàng hóa, phi tư vấn áp dụng hợp đồng theo đơn giá cố định, đơn giá điều chỉnh, việc bổ sung khối lượng thuộc tùy chọn mua thêm áp dụng sửa đổi hợp đồng theo quy định tại điểm d khoản 2 Điều này;
c) Tăng, giảm thời gian đối với hợp đồng theo thời gian; tăng, giảm chi phí trực tiếp thực hiện đối với hợp đồng chi phí cộng phí; tăng, giảm giá trị cơ sở để tính phần trăm chi phí đối với hợp đồng theo tỷ lệ phần trăm; tăng, giảm mức giảm trừ thanh toán, mức tăng giá trị thanh toán đối với hợp đồng theo kết quả đầu ra;
d) Các trường hợp khác theo quy định của pháp luật và thỏa thuận giữa các bên.
Trường hợp việc thay đổi các nội dung quy định tại khoản này dẫn đến không đáp ứng được một hoặc các điều kiện quy định tại khoản 5 Điều 70 của Luật Đấu thầu thì phải báo cáo người có thẩm quyền cho phép sửa đổi hợp đồng.
1. Việc điều chỉnh giá hợp đồng do lạm phát, giảm phát (sau đây gọi là điều chỉnh trượt giá hợp đồng) đối với loại hợp đồng theo đơn giá điều chỉnh được thực hiện theo quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều này. Đối với hợp đồng theo thời gian, hợp đồng theo kết quả đầu ra, trượt giá hợp đồng có thể được áp dụng đối với hợp đồng có thời gian thực hiện dài hoặc trong hoàn cảnh thị trường có biến động giá lớn.
2. Việc áp dụng điều chỉnh trượt giá phải được quy định trong hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu và được hoàn thiện nội dung trong quá trình thương thảo hợp đồng (nếu có), hoàn thiện hợp đồng. Hợp đồng phải quy định nguyên tắc, thời gian tính điều chỉnh; cơ sở dữ liệu đầu vào để tính điều chỉnh; thời điểm để tính toán chỉ số giá hoặc giá gốc để làm cơ sở xác định chênh lệch do trượt giá cho mỗi lần thanh toán hợp đồng. Nội dung giá hợp đồng phải bao gồm mục giá trị trượt giá tạm tính trên cơ sở dự kiến trượt giá và quy định pháp luật về quản lý chi phí để làm cơ sở thanh toán. Việc quản lý và thanh toán giá trị trượt giá theo quy định đã có trong hợp đồng, không yêu cầu phải ký văn bản sửa đổi hợp đồng; trường hợp do biến động về giá, việc thanh toán các đợt tiếp theo dẫn đến giá hợp đồng vượt giá gói thầu thì chủ đầu tư phải báo cáo người có thẩm quyền xem xét, chấp thuận. Trường hợp được người có thẩm quyền chấp thuận, các bên ký kết văn bản sửa đổi hợp đồng trước khi thực hiện thanh toán.
3. Trượt giá hợp đồng được xác định theo các phương pháp sau:
a) Phương pháp bù trừ trực tiếp;
b) Phương pháp điều chỉnh bằng công thức điều chỉnh trên cơ sở áp dụng chỉ số giá. Chỉ số giá để làm cơ sở tính trượt giá được xác định theo quy định trong hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu và nội dung thương thảo hợp đồng (nếu có), hoàn thiện hợp đồng. Nguồn chỉ số có thể quy định áp dụng theo chỉ số giá do Tổng cục Thống kê Việt Nam công bố hoặc chỉ số giá xây dựng do Bộ Xây dựng, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh công bố. Đối với nội dung chi phí tính điều chỉnh trượt giá có nguồn gốc từ nước ngoài, có thể quy định áp dụng chỉ số giá được cơ quan thống kê độc lập nơi phát sinh chi phí ở nước ngoài công bố. Việc xác định phương pháp, công thức tính điều chỉnh giá phải dựa trên cơ sở khoa học, phù hợp tính chất của gói thầu và quy định cụ thể về quản lý rủi ro trượt giá trong hợp đồng. Chủ đầu tư có thể vận dụng các công thức điều chỉnh đang áp dụng rộng rãi trên thị trường quốc tế bao gồm các mẫu quy định của Hiệp hội quốc tế các kỹ sư tư vấn (FIDIC), hướng dẫn của Ngân hàng Thế giới (WB), Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) và các mẫu khác;
c) Phương pháp điều chỉnh ngoài quy định tại điểm a và điểm b khoản này theo quy định của pháp luật.
1. Các yêu cầu về chất lượng hàng hóa, dịch vụ phải được quy định cụ thể thông qua chỉ tiêu, thông số, quy cách kỹ thuật sản phẩm, quy trình kiểm soát chất lượng nêu trong yêu cầu kỹ thuật, điều kiện cụ thể của hợp đồng và các nội dung khác trong hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu. Trên cơ sở đề xuất của nhà thầu trong hồ sơ dự thầu, các nội dung làm rõ, bổ sung trong quá trình đánh giá hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất và nội dung thương thảo (nếu có), hoàn thiện hợp đồng, yêu cầu về chất lượng hàng hóa, dịch vụ được bổ sung, hoàn thiện để ký kết hợp đồng làm cơ sở thực hiện.
2. Hợp đồng phải quy định quy trình và thủ tục để kiểm soát các chỉ tiêu chất lượng của hàng hóa, dịch vụ; kiểm soát nguồn gốc xuất xứ của hàng hóa.
1. Đồng tiền sử dụng để thanh toán hợp đồng phải được quy định cụ thể trong hợp đồng và phù hợp với yêu cầu của hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu và không được trái với các quy định của pháp luật.
2. Các chi phí trong nước phải được thanh toán bằng đồng Việt Nam, các chi phí bên ngoài lãnh thổ Việt Nam được thanh toán bằng đồng tiền nước ngoài, đồng Việt Nam theo quy định trong hợp đồng.
3. Hình thức thanh toán có thể bằng tiền mặt, chuyển khoản và các hình thức khác do các bên thỏa thuận theo quy định của pháp luật và phải được ghi trong hợp đồng.
1. Tạm ứng hợp đồng là khoản kinh phí được ứng trước cho nhà thầu để triển khai thực hiện các công việc theo hợp đồng.
2. Tùy theo quy mô, tính chất của gói thầu để xác định mức tạm ứng, phù hợp với quy định của pháp luật (nếu có). Hợp đồng phải quy định về mức tạm ứng, thời điểm tạm ứng, bảo lãnh tạm ứng, thu hồi tạm ứng; trách nhiệm của các bên trong việc quản lý, sử dụng kinh phí tạm ứng; thu giá trị của bảo lãnh tạm ứng trong trường hợp sử dụng kinh phí tạm ứng không đúng mục đích.
3. Nhà thầu chịu trách nhiệm quản lý việc sử dụng vốn tạm ứng đúng mục đích, đúng đối tượng, có hiệu quả. Nghiêm cấm việc tạm ứng mà không sử dụng hoặc sử dụng không đúng mục đích.
1. Giá hợp đồng và các điều khoản cụ thể về thanh toán được ghi trong hợp đồng là cơ sở để thanh toán cho nhà thầu.
2. Việc thanh toán không căn cứ theo dự toán và các quy định, hướng dẫn hiện hành của Nhà nước về định mức, đơn giá; không căn cứ vào đơn giá trong hóa đơn tài chính đối với các yếu tố đầu vào của nhà thầu, bao gồm vật tư, máy móc, thiết bị và các yếu tố đầu vào khác.
3. Trường hợp trong một hợp đồng có nhiều loại hợp đồng khác nhau thì áp dụng nguyên tắc thanh toán tương ứng với từng loại hợp đồng theo quy định tại Điều 112 của Nghị định này.
1. Đối với hợp đồng trọn gói:
Việc thanh toán được thực hiện theo tỷ lệ phần trăm giá hợp đồng hoặc giá công trình, hạng mục công trình, khối lượng công việc tương ứng với giai đoạn thanh toán được các bên thỏa thuận trong hợp đồng; khi thanh toán không yêu cầu có xác nhận khối lượng hoàn thành chi tiết.
2. Đối với hợp đồng theo đơn giá cố định:
Giá trị thanh toán được xác định trên cơ sở đơn giá cố định trong hợp đồng nhân với khối lượng, số lượng công việc thực tế mà nhà thầu đã thực hiện và đã được nghiệm thu tương ứng với các mốc hoàn thành và quy định trong hợp đồng.
3. Đối với hợp đồng theo đơn giá điều chỉnh:
Giá trị thanh toán được xác định trên cơ sở đơn giá hoặc đơn giá đã được điều chỉnh theo quy định trong hợp đồng nhân với khối lượng, số lượng công việc thực tế mà nhà thầu đã thực hiện và đã được nghiệm thu tương ứng với các mốc hoàn thành và quy định trong hợp đồng; trường hợp hợp đồng không điều chỉnh đơn giá mà điều chỉnh trượt giá thì giá trị thanh toán được xác định theo giá hợp đồng được điều chỉnh trượt giá theo quy định của hợp đồng.
4. Đối với hợp đồng theo thời gian:
a) Mức thù lao cho chuyên gia: được tính xác định trên cơ sở lương của chuyên gia và các chi phí liên quan đến lương như bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, nghỉ lễ, nghỉ tết, chi phí quản lý của nhà thầu (nếu có) và các chi phí khác được nêu trong hợp đồng hoặc được điều chỉnh theo quy định nhân với thời gian làm việc thực tế (theo tháng, tuần, ngày, giờ) tương ứng với các mốc hoàn thành và quy định trong hợp đồng;
b) Đối với các công việc ngoài quy định tại điểm a khoản này áp dụng đơn giá theo đơn vị thời gian, việc thanh toán căn cứ vào đơn giá nhân với thời gian làm việc, sử dụng thực tế tương ứng với các mốc hoàn thành và quy định trong hợp đồng;
c) Các khoản chi phí liên quan (ngoài chi phí lương của chuyên gia, chi phí công việc khác áp dụng đơn giá theo đơn vị thời gian quy định tại điểm a và điểm b khoản này) bao gồm: chi phí đi lại, khảo sát, thuê văn phòng làm việc, thông tin liên lạc và các chi phí khác thì thanh toán theo phương thức quy định trong hợp đồng. Đối với mỗi khoản chi phí này, hợp đồng cần quy định rõ phương thức thanh toán như thanh toán theo thực tế dựa vào hóa đơn, chứng từ hợp lệ do nhà thầu xuất trình hoặc thanh toán trên cơ sở đơn giá thỏa thuận trong hợp đồng.
5. Đối với hợp đồng theo tỷ lệ phần trăm:
Giá trị thanh toán được xác định trên cơ sở tỷ lệ phần trăm ghi trong hợp đồng nhân với giá trị công trình được nghiệm thu và phù hợp với thời hạn bảo hiểm công trình ghi trong hợp đồng.
6. Đối với hợp đồng theo kết quả đầu ra:
Giá trị thanh toán được xác định trên cơ sở giá trị công việc thực tế đã được nghiệm thu tương ứng với giai đoạn thanh toán được các bên thỏa thuận trong hợp đồng, cộng hoặc trừ với mức tăng giá trị thanh toán, mức giảm trừ thanh toán theo quy định trong hợp đồng căn cứ theo kết quả đầu ra.
7. Đối với hợp đồng theo chi phí cộng phí:
Việc thanh toán căn cứ vào các chi phí thực tế mà nhà thầu đã bỏ ra để thực hiện hợp đồng, cộng với mức lợi nhuận phù hợp cho nhà thầu trên cơ sở quy định tại hợp đồng.
8. Việc xử lý hồ sơ thanh toán được thực hiện trong thời hạn 14 ngày kể từ ngày nhà thầu nộp đủ chứng từ, hồ sơ thanh toán cho chủ đầu tư.
1. Hợp đồng được thanh lý trong trường hợp sau đây:
a) Các bên hoàn thành các nghĩa vụ theo hợp đồng đã ký;
b) Hợp đồng bị chấm dứt (hủy bỏ) theo quy định của pháp luật.
2. Các bên có thể thỏa thuận về việc hợp đồng tự động hết hiệu lực khi hoàn thành các nghĩa vụ theo hợp đồng đã ký hoặc ký kết biên bản thanh lý hợp đồng. Biên bản thanh lý hợp đồng có thể được lập riêng hoặc như một phần của biên bản nghiệm thu đợt cuối cùng hoặc biên bản thống nhất chấm dứt hợp đồng với nội dung phù hợp với trách nhiệm các bên đã quy định trong hợp đồng. Việc thanh lý hợp đồng phải được thực hiện trong thời hạn 45 ngày kể từ ngày các bên hoàn thành các nghĩa vụ theo hợp đồng đã ký hoặc trong thời hạn 45 ngày kể từ ngày hợp đồng bị chấm dứt (hủy bỏ) theo quy định của pháp luật và không quá 90 ngày đối với những hợp đồng có quy mô lớn, phức tạp.
Article 105. Contract with the successful bidder (contractor)
1. The contract signed between the employer (or authorized agency) and the successful bidder is a civil contract and is made in writing. The legal representative or person authorized by the legal representative (hereinafter referred to as legal representative) of the bidder is responsible for signing the contract; for a joint venture bidder, the legal representative of the joint venture parties is responsible for signing the contract according to Clause 3, Article 67 of the Bidding Law. A contract that has been signed by the parties, is valid, and in accordance with law is the highest legal basis binding the responsibilities and obligations of the parties during the contract performance process and to resolve any arising disputes (if any).
The content of the contract must be prepared according to the form specified in the bidding documents or RFPs, and be consistent with the contract negotiation results (if any), contract finalization results, and contractor selection results based on the requirements of the package and instructions from specialized regulatory agencies.
2. When signing a contract, the contract document must ensure compliance with the following:
a) General conditions of the contract, specific conditions of the contract in the bidding documents, RFPs and corrections and clarifications during the contractor selection process;
b) The bidder's detailed proposals in the bids and proposals approved by the employer and the matters agreed between the two parties during the contract negotiation process (if any), contract finalization;
c) Approval for contractor selection results;
d) Law regulations.
3. Quality management of goods or services; currency and form of contract payment; advance payment; contract payments; payment and contract liquidation principles comply with Articles 108, 109, 110, 111, 112 and 113 of this Decree.
Article 106. Modifications of contract
1. Contract modifications occur when the employer and bidder mutually agree to modify or supplement any terms and conditions outlined in the original signed contract. Contract modifications can only be made during the contract's validity period; modifications to the schedule, volume, and price are carried out in accordance with Clause 2, Article 70 of the Bidding Law. Contract modifications apply to all types of contracts specified in Article 64 of the Bidding Law and must be done in writing.
2. The parties can agree in the contract on the procedures for modifying the contract according to Point a, Clause 1, Article 70 of the Bidding Law in the following cases:
a) When there is a change in policy or law that directly affects the performance of the contract;
b) Force majeure events;
c) Changes in method of transportation, delivery location, and related services for goods procurement packages;
d) Additional volume and quantity of work under the purchase option in addition to the volume and quantity stated in the contract. In this case, the contract modification document must clearly stipulate the volume, value, delivery time or service completion time for additional work and other necessary matters. Delivery time or service completion time for additional work may extend beyond the original contract performance period, but this extension must be approved by a competent person. The employer may choose to purchase additional quantities, but the total number of items purchased cannot exceed the maximum limit specified in the respective contractor selection plan.
If the VAT law changes after the additional purchase option applies, the unit price (including VAT) of the good or service cannot exceed the sum of the pre-tax value in the contract and the new VAT amount at the time of applying the additional purchase option;
dd) Changes in approved design;
e) One or more parties propose initiatives and improvements in contract performance that bring higher benefits to the employer;
g) Changes in the contract schedule according to Clause 3, Article 70 of the Bidding Law;
h) Other cases as prescribed by law and agreement between the parties, including volume, price and other matters.
3. When the price index and other factors fluctuate according to the instructions of the Ministry of Construction, employers and bidders can consider modifying contracts for packages governed by the Construction Law. This ensures compliance with civil law regulations regarding contract modifications due to substantial changes to contract performance circumstances.
4. For packages for procurement of goods and provision of non-consulting services under the procurement estimate that apply fixed unit price contracts, adjustable unit price contracts, if the originally agreed-upon contract completion date arrives and the specified work remains incomplete, the employer can request an extension from the competent person but not exceeding 6 months, except cases specified in Clause 5, Article 93 of this Decree.
5. Situations where the contract price, volume, or other specified terms can be changed without requiring contract modifications or signing a contract modification document as outlined in Clause 5 of Article 70 in the Bidding Law:
a) Adjust contract prices due to inflation and deflation for adjustable unit price contracts, time-based contracts, output-based contracts (if any) as prescribed in Clauses 2 and 3 of Article 107 of this Decree;
b) Increase or decrease volume for fixed unit price contracts, adjustable unit price contracts; for packages of goods procurement and non-consulting services that apply fixed unit price contracts, adjustable unit price contracts, the addition of volume under the additional purchase option will apply contract modifications according to Point d, Clause 2 of this Article;
c) Increase or decrease time for time-based contracts; increase or decrease direct costs of cost-plus-a-fee contracts; increase or decrease the base value to calculate the percentage of costs for percentage-based contracts; increase or decrease the level of payment deduction and increase in payment value for output-based contracts;
d) Other cases as prescribed by law and agreement between the parties.
If the changes to the items specified in this Clause lead to failure to meet one or more of the requirements specified in Clause 5, Article 70 of the Bidding Law, the competent person must be reported to authorize the contract modifications.
Article 107. Adjustment of contract price due to inflation and deflation
1. Contract price adjustment due to inflation and deflation (hereinafter referred to as contract price slippage adjustment) for adjustable unit price contracts is carried out in accordance with Clauses 2 and 3 of this Article. For time-based contracts, output-based contracts, contract price slippage can be applied to contracts with long performance periods or in market situations with large price fluctuations.
2. The application of price slippage adjustment must be specified in the bidding documents or RFPs and be finalized during the contract negotiation process (if any) and contract finalization. The contract must stipulate the principles and time for calculating adjustments; input database to calculate adjustments; time to calculate the price index or original price as a basis for determining the difference due to price slippage for each contract instalment. The content of the contract price must include a provisional price slippage value calculated on the basis of expected price slippage and legal regulations on cost management as a basis for payment. The management and payment of price slippage according to the terms and conditions already in the contract, does not require signing a contract modification document; if price fluctuations cause subsequent instalments and total contract price to exceed the originally package price, the employer must seek approval from the competent person. If approved by the competent person, the parties sign a contract modification document before making payment.
3. Contract price slippage is determined according to the following methods:
a) Direct compensation method;
b) Adjustment method using adjustment formula based on application of price index. The price index used as a basis for calculating price slippage is determined according to the bidding documents, RFPs, detailed contract negotiation (if any) and contract finalization. The index source can be specified according to the price index announced by the General Statistics Office of Vietnam or the construction price index announced by the Ministry of Construction and the Provincial People's Committee. For foreign-sourced cost items subject to price slippage adjustments, the price index published by the independent statistical agency in the foreign country where the cost incurs may be applied. Determining the method and formula for calculating price adjustments must be based on a scientific basis, consistent with the nature of the package, and specific regulations on price slippage risk management in the contract. Employers can apply adjustment formulas that are widely applied in the international market, including regulatory templates of the Fédération Internationale des Ingénieurs Conseils (FIDIC), and guidance from the World Bank ( WB), Asian Development Bank (ADB) and other templates;
c) Other adjustment methods specified in Points a and b of this Clause as per the law.
Article 108. Quality management of goods or services
1. Quality requirements of goods or services must be specifically regulated through criteria, parameters, and product specifications, quality control procedures stated in the technical requirements, specific conditions of the contract and other matters in the bidding documents or RFPs. Based on the bidder's proposal in the bid, clarifications during the evaluation of the bid, proposal and detailed negotiations (if any), contract finalization, quality requirements of goods or services to be supplemented and completed to sign a contract.
2. The contract must stipulate procedures to control quality indicators of goods or services; control the origin of goods.
Article 109. Currency and form of contract payment
1. The currency used to pay for the contract must be specifically specified in the contract and in accordance with the requirements of the bidding documents or RFPs and must not contradict regulations of law.
2. Costs incurred within Vietnam must be paid in Vietnamese Dong, while costs incurred outside Vietnam can be paid in either foreign currency or Vietnamese Dong, as stipulated in the contract.
3. Payments can be made in cash, via bank transfer, or through other methods mutually agreed upon by the parties in accordance with applicable laws and to be clearly specified in the contract.
1. A contract advance is a sum of money paid upfront to the bidder to carry out the work under the contract.
2. Depending on the scale and nature of the package, determine the advance level in accordance with law (if any). The contract must clearly specify the following regarding the contract advance: advance amount, advance time, bank guarantee for advance, advance recovery; responsibilities of the parties in the management and use of advance funds; collecting the value of the advance guarantee if the advance funds are used for improper purposes.
3. The bidder shall ensure that the advance capital is used for proper purposes, allocated to the correct recipients, and used effectively. It is strictly forbidden to advance money without using it or using it for improper purposes.
1. The contract price and specific payment terms stated in the contract are the basis for payment to the bidder.
2. Payment will not be determined by estimates and applicable State’s regulations and instructions on norms and unit prices, or unit prices listed in the bidder's financial invoice for materials, machinery, equipment, and other inputs.
3. If there are many different types of contracts in a contract, the payment principles corresponding to each type of contract shall apply as prescribed in Article 112 of this Decree.
Article 112. Payment principles for various types of contracts
1. For lump-sum contracts:
Payment is made according to a percentage of the contract price or the price of the project, work item, and work volume corresponding to the payment period agreed upon by the parties in the contract; when making payment, confirmation of detailed completed volume is not required.
2. For fixed unit price contracts:
The payment value is determined on the basis of the fixed unit price in the contract multiplied by the volume and amount of actual work that the bidder has performed and has been accepted corresponding to the completion milestones and terms in the contract.
3. For adjustable unit price contracts:
The payment value is determined on the basis of the unit price or adjusted unit price according to the contract multiplied by the volume and amount of actual work that the bidder has performed and has been accepted corresponding to the completion milestones and terms in the contract. If the contract does not adjust the unit price but adjusts price slippage, the payment value is determined according to the contract price adjusted for price slippage according to the contract.
4. For time-based contracts:
a) Expert remuneration: is calculated by multiplying the expert's salary and salary-related costs (social insurance, health insurance, unemployment insurance, holidays, etc., bidder’s management costs (if applicable) and other costs outlined in the contract or adjusted according to regulations) by the actual working time (month, week, day, or hour) corresponding to the completion milestones and regulations specified in the contract;
b) For work outside the scope of Point a in this Clause, payment will be based on a unit price per unit of time. The total payment will be calculated by multiplying the unit price by the actual working time aligned with the completion milestones and regulations outlined in the contract;
c) Related costs (in addition to expert salary, other work costs applying the unit price per time unit specified in Points a and b of this Clause) include: travel, survey, office rental, communication and other costs are paid according to the method specified in the contract. For each of these costs, the contract needs to clearly stipulate the payment method such as actual payment based on valid invoices and documents presented by the bidder or payment based on the unit price agreed upon in the contract.
5. For percentage-based contracts:
The payment value is determined by multiplying the percentage stated in the contract by the value of the project that has passed the taking-over inspection and consistent with the project insurance period stated in the contract.
6. For output-based contracts:
The payment value is determined on the basis of the actual value of the work that has passed the taking-over inspection corresponding to the payment period agreed upon by the parties in the contract, plus or minus the payment increase/payment deduction value according to regulations in the contract based on output results.
7. For cost-plus-a-fee contracts:
Payment is based on the actual costs the bidder has spent to perform the contract, plus an appropriate profit amount for the bidder based on the provisions of the contract.
8. Processing of payment documents is carried out within 14 days from the date the bidder submits all payment documents to the employer.
Article 113. Contract liquidation
1. The contract is liquidated in the following cases:
a) The parties fulfill their obligations under the signed contract;
b) The contract is terminated (cancelled) as per the law.
2. The parties can agree that the contract will automatically expire upon fulfilling the obligations under the signed contract or signing a contract liquidation record. The contract liquidation record can be prepared separately or as a part of the taking-over certificate or contract termination record in consistence with the responsibilities of the parties specified in the contract. The liquidation of the contract must be carried out within 45 days from the date on which the parties fulfill their obligations under the signed contract or within 45 days from the date the contract is terminated (cancelled) according to regulations of law and no more than 90 days for large-scale and complex contracts.
Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực