Chương II Nghị định 24/2024/NĐ-CP: Quy trình đấu thầu rộng rãi, hạn chế không qua mạng đối với gói thầu cung cấp dịch vụ phi tư vấn, mua sắm hàng hóa, xây lắp, hỗn hợp theo phương thức một giai đoạn
Số hiệu: | 24/2024/NĐ-CP | Loại văn bản: | Nghị định |
Nơi ban hành: | Chính phủ | Người ký: | Trần Hồng Hà |
Ngày ban hành: | 27/02/2024 | Ngày hiệu lực: | 27/02/2024 |
Ngày công báo: | 17/03/2024 | Số công báo: | Từ số 413 đến số 414 |
Lĩnh vực: | Đầu tư | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Chính thức có Nghị định hướng dẫn Luật Đấu thầu về lựa chọn nhà thầu
Ngày 27/02/2024, Chính phủ ban hành Nghị định 24/2024/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Đấu thầu 2023 về lựa chọn nhà thầu.
Chính thức có Nghị định hướng dẫn Luật Đấu thầu về lựa chọn nhà thầu
Phạm vi điều chỉnh của Nghị định 24/2024/NĐ-CP như sau:
- Nghị định 24/2024/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của Luật Đấu thầu 2023 về lựa chọn nhà thầu, bao gồm:
+ Khoản 6 Điều 6 về bảo đảm cạnh tranh trong đấu thầu;
+ Khoản 6 Điều 10 về ưu đãi trong lựa chọn nhà thầu;
+ Khoản 3 Điều 15 về chi phí trong lựa chọn nhà thầu;
+ Khoản 4 Điều 19 về năng lực, kinh nghiệm của thành viên tổ chuyên gia, tổ thẩm định;
+ Khoản 2 Điều 20 về các hình thức lựa chọn nhà thầu khác;
+ Khoản 7 Điều 23 về chỉ định thầu;
+ Khoản 4 Điều 29 về lựa chọn nhà thầu trong trường hợp đặc biệt;
+ Khoản 4 Điều 36 về kế hoạch tổng thể lựa chọn nhà thầu cho dự án;
+ Khoản 2 Điều 39 về nội dung kế hoạch lựa chọn nhà thầu;
+ Khoản 8 Điều 43 về quy trình, thủ tục lựa chọn nhà thầu;
+ Khoản 1 và khoản 5 Điều 50 về lựa chọn nhà thầu qua mạng;
+ Khoản 7 Điều 53 về mua sắm tập trung;
+ Khoản 3 và khoản 4 Điều 55 về lựa chọn nhà thầu cung cấp thuốc, hóa chất, vật tư xét nghiệm, thiết bị y tế;
+ Khoản 4 Điều 67 về ký kết hợp đồng với nhà thầu được lựa chọn;
+ Khoản 6 Điều 70 về sửa đổi hợp đồng;
+ Khoản 2 Điều 84 về trách nhiệm quản lý nhà nước về đấu thầu;
+ Khoản 4 Điều 86 về thanh tra, kiểm tra, giám sát hoạt động đấu thầu;
+ Khoản 5 Điều 87 về xử lý vi phạm;
+ Khoản 4 Điều 88 về xử lý tình huống trong đấu thầu.
- Các biện pháp thi hành Luật Đấu thầu 2023 về lựa chọn nhà thầu, bao gồm:
+ Đăng ký trên Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia;
+ Thời gian tổ chức lựa chọn nhà thầu;
+ Thẩm quyền quyết định việc mua sắm đối với dự toán mua sắm;
+ Công khai thông tin trong hoạt động đấu thầu;
+ Quản lý nhà thầu.
- Việc lựa chọn nhà thầu cung cấp sản phẩm, dịch vụ công theo hình thức đặt hàng, giao nhiệm vụ thực hiện theo quy định riêng của Chính phủ.
Xem thêm Nghị định 24/2024/NĐ-CP có hiệu lực thi hành từ ngày 27/02/2024.
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
1. Chuẩn bị lựa chọn nhà thầu, bao gồm:
a) Lựa chọn danh sách ngắn (nếu cần thiết);
b) Lập hồ sơ mời thầu;
c) Thẩm định và phê duyệt hồ sơ mời thầu.
2. Tổ chức lựa chọn nhà thầu, bao gồm:
a) Mời thầu;
b) Phát hành, sửa đổi, làm rõ hồ sơ mời thầu;
c) Chuẩn bị, nộp, tiếp nhận, quản lý, sửa đổi, rút hồ sơ dự thầu;
d) Mở thầu.
3. Đánh giá hồ sơ dự thầu, bao gồm:
a) Kiểm tra, đánh giá tính hợp lệ của hồ sơ dự thầu;
b) Đánh giá chi tiết hồ sơ dự thầu;
c) Xếp hạng nhà thầu (nếu có nhiều hơn 01 nhà thầu).
4. Trình, thẩm định, phê duyệt, công khai kết quả lựa chọn nhà thầu và giải thích lý do nhà thầu không trúng thầu theo yêu cầu của nhà thầu (nếu có).
5. Hoàn thiện, ký kết và quản lý thực hiện hợp đồng.
Đối với gói thầu mua sắm hàng hóa, ngoài nhà thầu là tổ chức, nhà thầu là cá nhân, nhóm cá nhân chào thầu sản phẩm đổi mới sáng tạo của mình đáp ứng quy định tại khoản 4 Điều 5 của Nghị định này được tham dự thầu.
Căn cứ quy mô, tính chất của gói thầu, người có thẩm quyền quyết định áp dụng thủ tục lựa chọn danh sách ngắn. Việc áp dụng thủ tục lựa chọn danh sách ngắn phải được ghi trong kế hoạch lựa chọn nhà thầu.
1. Đối với đấu thầu rộng rãi:
a) Lập hồ sơ mời sơ tuyển:
Hồ sơ mời sơ tuyển bao gồm các nội dung: thông tin tóm tắt về dự án, dự toán mua sắm, gói thầu; chỉ dẫn việc chuẩn bị và nộp hồ sơ dự sơ tuyển; tiêu chuẩn đánh giá về tính hợp lệ của hồ sơ dự sơ tuyển; tiêu chuẩn về năng lực và kinh nghiệm của nhà thầu.
Tiêu chuẩn đánh giá hồ sơ dự sơ tuyển được xây dựng theo các tiêu chí đạt, không đạt, trong đó quy định mức tối thiểu để đánh giá là đạt đối với từng nội dung về năng lực và kinh nghiệm của nhà thầu;
b) Hồ sơ mời sơ tuyển được thẩm định theo quy định tại Điều 129 của Nghị định này trước khi phê duyệt. Việc phê duyệt hồ sơ mời sơ tuyển được thực hiện bằng văn bản căn cứ vào tờ trình phê duyệt, báo cáo thẩm định hồ sơ mời sơ tuyển;
c) Thông báo mời sơ tuyển thực hiện theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 8 của Luật Đấu thầu;
d) Phát hành hồ sơ mời sơ tuyển:
Hồ sơ mời sơ tuyển được phát hành miễn phí trên Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia;
đ) Tiếp nhận và quản lý hồ sơ dự sơ tuyển:
Bên mời thầu tiếp nhận và quản lý các hồ sơ dự sơ tuyển đã nộp theo chế độ quản lý hồ sơ mật cho đến khi công khai kết quả sơ tuyển;
e) Mở và đánh giá hồ sơ dự sơ tuyển:
Hồ sơ dự sơ tuyển được nộp trong thời hạn và địa điểm quy định tại hồ sơ mời sơ tuyển và được mở ngay sau thời điểm đóng thầu. Việc mở hồ sơ dự sơ tuyển phải được ghi thành biên bản, gửi cho các nhà thầu nộp hồ sơ dự sơ tuyển và được đăng tải trên Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia trong thời hạn 24 giờ kể từ thời điểm mở thầu. Hồ sơ dự sơ tuyển được gửi sau thời điểm đóng thầu là không hợp lệ, không được mở và bị loại. Việc đánh giá hồ sơ dự sơ tuyển thực hiện theo tiêu chuẩn đánh giá quy định trong hồ sơ mời sơ tuyển. Nhà thầu có hồ sơ dự sơ tuyển được đánh giá đạt đối với tất cả các nội dung về năng lực và kinh nghiệm được đưa vào danh sách ngắn.
Nhà thầu là cá nhân, nhóm cá nhân chào thầu sản phẩm đổi mới sáng tạo của mình đáp ứng quy định tại khoản 4 Điều 5 của Nghị định này thì không phải đáp ứng một số tiêu chí quy định tại khoản 3 Điều 9 của Nghị định này.
g) Trình, thẩm định và phê duyệt kết quả sơ tuyển:
Trên cơ sở báo cáo kết quả đánh giá hồ sơ dự sơ tuyển, bên mời thầu trình phê duyệt kết quả sơ tuyển, trong đó nêu rõ ý kiến của bên mời thầu về các nội dung đánh giá của tổ chuyên gia. Kết quả sơ tuyển được thẩm định theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 130 của Nghị định này và được phê duyệt bằng văn bản căn cứ vào tờ trình phê duyệt, báo cáo thẩm định kết quả sơ tuyển. Trường hợp lựa chọn được danh sách ngắn, văn bản phê duyệt kết quả sơ tuyển bao gồm tên các nhà thầu trúng sơ tuyển và các nội dung cần lưu ý (nếu có). Trường hợp không lựa chọn được danh sách ngắn, văn bản phê duyệt kết quả sơ tuyển phải nêu rõ lý do không lựa chọn được danh sách ngắn.
h) Công khai danh sách ngắn: danh sách ngắn được đăng tải theo quy định tại điểm b khoản 1 và khoản 4 Điều 8 của Luật Đấu thầu và thông báo đến các nhà thầu nộp hồ sơ dự sơ tuyển.
2. Đối với đấu thầu hạn chế:
a) Xác định, phê duyệt danh sách ngắn gồm tối thiểu 03 nhà thầu có năng lực, kinh nghiệm đáp ứng yêu cầu của gói thầu và có nhu cầu tham dự thầu. Trường hợp có ít hơn 03 nhà thầu đáp ứng yêu cầu thì xử lý tình huống theo quy định tại khoản 3 Điều 131 của Nghị định này;
b) Sau khi phê duyệt, danh sách ngắn được đăng tải theo quy định tại điểm b khoản 1 và khoản 4 Điều 8 của Luật Đấu thầu.
3. Các nhà thầu có tên trong danh sách ngắn không được liên danh với nhau để tham dự thầu; trường hợp liên danh với nhà thầu ngoài danh sách ngắn thì phải được sự chấp thuận của chủ đầu tư trước thời điểm đóng thầu.
1. Căn cứ lập hồ sơ mời thầu:
a) Kế hoạch tổng thể lựa chọn nhà thầu được duyệt (nếu có);
b) Kế hoạch lựa chọn nhà thầu được duyệt;
c) Tài liệu về thiết kế, bản vẽ, thuyết minh về gói thầu (nếu có);
d) Các yêu cầu về kỹ thuật của gói thầu gồm: đặc tính, thông số kỹ thuật, yêu cầu công nghệ, chất lượng dịch vụ, yêu cầu kiểm tra, thử nghiệm, nghiệm thu và các yêu cầu về kỹ thuật khác (nếu có);
đ) Các quy định của pháp luật về đấu thầu và các quy định của pháp luật liên quan; điều ước quốc tế, thỏa thuận vay (nếu có) đối với các dự án sử dụng vốn hỗ trợ phát triển chính thức, vốn vay ưu đãi;
e) Quy định của pháp luật về thuế, phí, ưu đãi trong lựa chọn nhà thầu;
g) Các căn cứ liên quan khác.
2. Hồ sơ mời thầu phải bao gồm đầy đủ các nội dung cần thiết để nhà thầu lập hồ sơ dự thầu và không được nêu bất cứ điều kiện nào nhằm hạn chế sự tham gia của nhà thầu hoặc nhằm tạo lợi thế cho một hoặc một số nhà thầu gây ra sự cạnh tranh không bình đẳng theo quy định tại điểm k khoản 6 Điều 16 và khoản 3 Điều 44 của Luật Đấu thầu. Bộ Kế hoạch và Đầu tư hướng dẫn về hành vi vi phạm quy định tại khoản 3 Điều 44 của Luật Đấu thầu dẫn đến nội dung của hồ sơ mời thầu bị coi là vô hiệu, không phải là căn cứ để đánh giá hồ sơ dự thầu.
3. Hồ sơ mời thầu phải quy định nội dung đánh giá tính hợp lệ của hồ sơ dự thầu, bao gồm:
a) Có bản gốc hồ sơ dự thầu;
b) Có đơn dự thầu được đại diện hợp pháp của nhà thầu ký tên, đóng dấu (nếu có) theo yêu cầu của hồ sơ mời thầu; thời gian ký đơn dự thầu phải sau thời điểm phát hành hồ sơ mời thầu; không đề xuất các giá dự thầu khác nhau hoặc có kèm theo điều kiện gây bất lợi cho chủ đầu tư. Đối với nhà thầu liên danh, đơn dự thầu phải do đại diện hợp pháp của từng thành viên liên danh ký tên, đóng dấu (nếu có) hoặc thành viên được phân công thay mặt liên danh ký đơn dự thầu theo phân công trách nhiệm trong thỏa thuận liên danh;
c) Hiệu lực của hồ sơ dự thầu đáp ứng yêu cầu theo quy định trong hồ sơ mời thầu;
d) Có bảo đảm dự thầu với giá trị, thời hạn hiệu lực và đơn vị thụ hưởng đáp ứng yêu cầu của hồ sơ mời thầu. Trường hợp quy định bảo đảm dự thầu theo hình thức nộp thư bảo lãnh hoặc giấy chứng nhận bảo hiểm bảo lãnh thì thư bảo lãnh, giấy chứng nhận bảo hiểm bảo lãnh không vi phạm một trong các trường hợp sau đây: có giá trị thấp hơn, thời gian có hiệu lực ngắn hơn so với yêu cầu của hồ sơ mời thầu, không đúng tên đơn vị thụ hưởng, không có chữ ký hợp lệ, ký trước khi phát hành hồ sơ mời thầu, có kèm theo các điều kiện gây bất lợi cho chủ đầu tư, bên mời thầu. Thư bảo lãnh hoặc giấy chứng nhận bảo hiểm bảo lãnh phải được đại diện hợp pháp của tổ chức tín dụng trong nước hoặc chi nhánh ngân hàng nước ngoài được thành lập theo pháp luật Việt Nam, doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ trong nước, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài được thành lập theo pháp luật Việt Nam ký tên, đóng dấu (nếu có). Đối với gói thầu bảo hiểm, nhà thầu tham dự thầu không được xuất trình giấy chứng nhận bảo hiểm bảo lãnh do mình phát hành;
đ) Không có tên trong hai hoặc nhiều hồ sơ dự thầu với tư cách là nhà thầu độc lập hoặc thành viên trong liên danh;
e) Có thỏa thuận liên danh (trong trường hợp liên danh) được đại diện hợp pháp của từng thành viên liên danh ký tên, đóng dấu (nếu có); thỏa thuận liên danh phải nêu rõ nội dung công việc cụ thể và ước tính giá trị tương ứng mà từng thành viên trong liên danh sẽ thực hiện. Việc phân chia công việc trong liên danh phải căn cứ các hạng mục nêu trong bảng giá dự thầu hoặc theo các công việc thuộc quá trình sản xuất hạng mục trong bảng giá dự thầu, không được phân chia các công việc không thuộc các hạng mục này hoặc không thuộc quá trình sản xuất các hạng mục này;
g) Nhà thầu bảo đảm tư cách hợp lệ theo quy định tại Điều 5 của Luật Đấu thầu;
h) Trong thời hạn 03 năm trước thời điểm đóng thầu, nhà thầu không có nhân sự (ký kết hợp đồng lao động với nhà thầu tại thời điểm nhân sự thực hiện hành vi vi phạm) bị Tòa án kết án có hành vi vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng theo quy định của pháp luật về hình sự nhằm mục đích cho nhà thầu đó trúng thầu.
4. Tiêu chuẩn đánh giá hồ sơ dự thầu đối với gói thầu mua sắm hàng hóa bao gồm:
a) Tiêu chuẩn đánh giá về năng lực và kinh nghiệm:
Sử dụng tiêu chí đạt, không đạt để xây dựng tiêu chuẩn đánh giá về năng lực và kinh nghiệm, trong đó quy định mức yêu cầu tối thiểu để đánh giá là đạt đối với từng nội dung về năng lực và kinh nghiệm của nhà thầu, gồm: kinh nghiệm thực hiện các hợp đồng cung cấp hàng hóa tương tự; năng lực sản xuất hàng hóa; năng lực tài chính gồm giá trị tài sản ròng, doanh thu; việc thực hiện nghĩa vụ kê khai thuế, nộp thuế và các chỉ tiêu cần thiết khác để đánh giá năng lực về tài chính của nhà thầu; cơ sở vật chất kỹ thuật, trình độ cán bộ chuyên môn thực hiện các dịch vụ liên quan (nếu có yêu cầu).
Việc xác định mức độ yêu cầu cụ thể đối với từng tiêu chuẩn quy định tại điểm này căn cứ theo yêu cầu của từng gói thầu cụ thể. Nhà thầu được đánh giá đạt tất cả nội dung quy định tại điểm này thì đáp ứng yêu cầu về năng lực và kinh nghiệm.
Đối với gói thầu mua sắm hàng hóa, nhà thầu là cá nhân, nhóm cá nhân chào thầu sản phẩm đổi mới sáng tạo của mình đáp ứng quy định tại khoản 4 Điều 5 của Nghị định này thì không phải đáp ứng một số tiêu chí quy định tại khoản 3 Điều 9 của Nghị định này.
Nhà thầu là hộ kinh doanh không phải nộp báo cáo tài chính, không phải đáp ứng yêu cầu về giá trị tài sản ròng.
b) Tiêu chuẩn đánh giá về kỹ thuật:
Sử dụng tiêu chí đạt, không đạt hoặc phương pháp chấm điểm để xây dựng tiêu chuẩn đánh giá về kỹ thuật.
Trường hợp sử dụng phương pháp đạt, không đạt, đối với các tiêu chí đánh giá tổng quát, chỉ sử dụng tiêu chí đạt, không đạt. Đối với các tiêu chí chi tiết cơ bản trong tiêu chí tổng quát, chỉ sử dụng tiêu chí đạt, không đạt; đối với các tiêu chí chi tiết không cơ bản trong tiêu chí tổng quát, ngoài tiêu chí đạt, không đạt, được áp dụng thêm tiêu chí chấp nhận được nhưng không được vượt quá 30% tổng số các tiêu chí chi tiết trong tiêu chí tổng quát đó. Tiêu chí tổng quát được đánh giá là đạt khi tất cả các tiêu chí chi tiết cơ bản được đánh giá là đạt và các tiêu chí chi tiết không cơ bản được đánh giá là đạt hoặc chấp nhận được.
Trường hợp sử dụng phương pháp chấm điểm thì phải quy định mức điểm tối thiểu và mức điểm tối đa đối với từng tiêu chí tổng quát. Có thể quy định mức điểm tối thiểu đối với tiêu chí chi tiết cơ bản trong tiêu chí tổng quát; không được quy định mức điểm tối thiểu đối với các tiêu chí chi tiết không cơ bản. Mức điểm yêu cầu tối thiểu về kỹ thuật quy định không thấp hơn 70% tổng số điểm tối đa về kỹ thuật. Đối với gói thầu có yêu cầu kỹ thuật cao, mức điểm yêu cầu tối thiểu về kỹ thuật từ 80% đến 90% tổng số điểm tối đa về kỹ thuật; đối với gói thầu cần xem xét trên cơ sở chú trọng tới các yếu tố kỹ thuật và giá, chủ đầu tư có thể quy định mức điểm yêu cầu tối thiểu về kỹ thuật không thấp hơn 80% tổng số điểm tối đa về kỹ thuật. Tiêu chuẩn đánh giá về kỹ thuật được xây dựng trên cơ sở các yếu tố về khả năng đáp ứng các yêu cầu về số lượng, chất lượng, thời hạn giao hàng, vận chuyển, lắp đặt, bảo hành, cung cấp các dịch vụ sau bán hàng (nếu có), thông tin về kết quả thực hiện hợp đồng của nhà thầu theo quy định tại Điều 17 và Điều 18 của Nghị định này và các yêu cầu khác nêu trong hồ sơ mời thầu. Căn cứ vào từng gói thầu cụ thể, khi lập hồ sơ mời thầu phải cụ thể hóa các tiêu chí làm cơ sở để đánh giá về kỹ thuật bao gồm: đặc tính, thông số kỹ thuật của hàng hóa, tiêu chuẩn sản xuất, tiêu chuẩn chế tạo và công nghệ; tính hợp lý và hiệu quả kinh tế của các giải pháp kỹ thuật, biện pháp tổ chức cung cấp, lắp đặt hàng hóa; mức độ đáp ứng các yêu cầu về bảo hành, bảo trì; mức độ đáp ứng các yêu cầu về cung cấp vật tư, thiết bị thay thế và các dịch vụ liên quan khác (nếu có) trong toàn bộ quá trình sử dụng của hàng hóa; khả năng thích ứng về mặt địa lý, môi trường; tác động đối với môi trường và biện pháp giải quyết; các yếu tố về điều kiện thương mại, thời gian giao hàng, đào tạo chuyển giao công nghệ, cung cấp các dịch vụ sau bán hàng; tiến độ cung cấp hàng hóa; yếu tố thân thiện môi trường; thông tin về kết quả thực hiện hợp đồng của nhà thầu theo quy định tại Điều 17 và Điều 18 của Nghị định này; chất lượng hàng hóa tương tự được công khai theo quy định tại Điều 18 của Nghị định này (nếu có); các yếu tố cần thiết khác.
c) Xác định giá thấp nhất (đối với trường hợp áp dụng phương pháp giá thấp nhất): xác định giá dự thầu; sửa lỗi; hiệu chỉnh sai lệch; trừ giá trị giảm giá (nếu có); chuyển đổi giá dự thầu sang một loại đồng tiền chung (nếu có); xác định giá trị ưu đãi (nếu có); so sánh giữa các hồ sơ dự thầu để xác định giá thấp nhất;
d) Tiêu chuẩn xác định giá đánh giá (đối với trường hợp áp dụng phương pháp giá đánh giá):
Công thức xác định giá đánh giá:
GĐG = G ± ∆G + ∆ƯĐ
Trong đó:
G = (giá dự thầu ± giá trị sửa lỗi ± giá trị hiệu chỉnh sai lệch) - giá trị giảm giá (nếu có).
∆G là giá trị các yếu tố được quy về một mặt bằng cho cả vòng đời sử dụng của hàng hóa bao gồm: thời gian giao hàng; tiến độ thanh toán; chi phí cho các hạng mục vật tư, phụ tùng thay thế trong thời gian đầu; khả năng sẵn sàng cung cấp vật tư, phụ tùng thay thế và các dịch vụ sau bán hàng cho hàng hóa được chào trong hồ sơ dự thầu tại địa điểm dự án; chi phí vòng đời sử dụng; hiệu suất và công suất của thiết bị; các yếu tố của đấu thầu bền vững (nếu có); thông tin về kết quả thực hiện hợp đồng của nhà thầu theo quy định tại Điều 17 và Điều 18 của Nghị định này; chất lượng hàng hóa đã được sử dụng được công khai theo quy định tại Điều 18 của Nghị định này, bao gồm cả việc xem xét xuất xứ; các yếu tố khác (nếu có).
∆ƯĐ là giá trị phải cộng thêm đối với đối tượng không được hưởng ưu đãi theo quy định tại các điểm b, d khoản 1, các điểm b, d khoản 2 và điểm b khoản 3 Điều 5 của Nghị định này.
5. Tiêu chuẩn đánh giá hồ sơ dự thầu đối với gói thầu xây lắp bao gồm:
a) Tiêu chuẩn đánh giá về năng lực và kinh nghiệm:
Sử dụng tiêu chí đạt, không đạt để xây dựng tiêu chuẩn đánh giá về năng lực và kinh nghiệm, trong đó quy định mức yêu cầu tối thiểu để đánh giá là đạt đối với từng nội dung về năng lực và kinh nghiệm của nhà thầu, gồm: kinh nghiệm thực hiện các gói thầu tương tự; năng lực kỹ thuật: số lượng, trình độ chuyên môn của cán bộ chủ chốt, số lượng thiết bị thi công chủ yếu có khả năng huy động để thực hiện gói thầu (nếu có yêu cầu); năng lực tài chính: giá trị tài sản ròng, doanh thu; việc thực hiện nghĩa vụ kê khai thuế, nộp thuế và các chỉ tiêu cần thiết khác để đánh giá về năng lực tài chính của nhà thầu.
Việc xác định mức độ yêu cầu cụ thể đối với từng tiêu chuẩn quy định tại điểm này căn cứ theo yêu cầu của từng gói thầu. Nhà thầu được đánh giá đạt tất cả nội dung quy định tại điểm này thì đáp ứng yêu cầu về năng lực và kinh nghiệm;
b) Tiêu chuẩn đánh giá về kỹ thuật:
Sử dụng tiêu chí đạt, không đạt hoặc phương pháp chấm điểm để xây dựng tiêu chuẩn đánh giá về kỹ thuật.
Trường hợp sử dụng phương pháp đạt, không đạt, đối với các tiêu chí đánh giá tổng quát, chỉ sử dụng tiêu chí đạt, không đạt. Đối với các tiêu chí chi tiết cơ bản trong tiêu chí tổng quát, chỉ sử dụng tiêu chí đạt, không đạt; đối với các tiêu chí chi tiết không cơ bản trong tiêu chí tổng quát, ngoài tiêu chí đạt, không đạt, được áp dụng thêm tiêu chí chấp nhận được nhưng không được vượt quá 30% tổng số các tiêu chí chi tiết trong tiêu chí tổng quát đó. Tiêu chí tổng quát được đánh giá là đạt khi tất cả các tiêu chí chi tiết cơ bản được đánh giá là đạt và các tiêu chí chi tiết không cơ bản được đánh giá là đạt hoặc chấp nhận được.
Trường hợp sử dụng phương pháp chấm điểm thì phải quy định mức điểm tối thiểu và mức điểm tối đa đối với từng tiêu chí tổng quát. Có thể quy định mức điểm tối thiểu đối với tiêu chí chi tiết cơ bản trong tiêu chí tổng quát; không được quy định mức điểm tối thiểu đối với các tiêu chí chi tiết không cơ bản.
Việc xây dựng tiêu chuẩn đánh giá về kỹ thuật dựa trên các nội dung về khả năng đáp ứng các yêu cầu về hồ sơ thiết kế, phạm vi công việc, thông tin về kết quả thực hiện hợp đồng của nhà thầu theo quy định tại Điều 17 và Điều 18 của Nghị định này và các yêu cầu khác nêu trong hồ sơ mời thầu. Căn cứ vào từng gói thầu cụ thể, khi lập hồ sơ mời thầu phải cụ thể hóa các tiêu chí làm cơ sở để đánh giá về kỹ thuật bao gồm: tính hợp lý và khả thi của các giải pháp kỹ thuật, biện pháp tổ chức thi công phù hợp với đề xuất về tiến độ thi công; tiến độ thi công; cách thức quản lý dự án bao gồm: tổ chức quản lý dự án, tổ chức quản lý hiện trường; các biện pháp bảo đảm chất lượng; bảo đảm điều kiện vệ sinh môi trường và các điều kiện khác như phòng cháy, chữa cháy, an toàn lao động; mức độ đáp ứng các yêu cầu về bảo hành, bảo trì; các yếu tố thân thiện môi trường (nếu có) gồm việc sử dụng các vật tư, vật liệu, biện pháp tổ chức thi công, dây chuyền, công nghệ thi công và các yếu tố khác (nếu có); thông tin về kết quả thực hiện hợp đồng của nhà thầu theo quy định tại Điều 17 và Điều 18 của Nghị định này; các yếu tố cần thiết khác.
Trừ trường hợp do tính chất của gói thầu mà hồ sơ mời thầu yêu cầu nhà thầu phải thực hiện theo đúng biện pháp thi công nêu trong hồ sơ mời thầu, hồ sơ mời thầu cần quy định nhà thầu được đề xuất biện pháp thi công khác với biện pháp thi công nêu trong hồ sơ mời thầu;
c) Việc xác định giá thấp nhất (đối với trường hợp áp dụng phương pháp giá thấp nhất) thực hiện theo quy định tại điểm c khoản 4 Điều này;
d) Tiêu chuẩn xác định giá đánh giá (đối với trường hợp áp dụng phương pháp giá đánh giá):
Công thức xác định giá đánh giá:
GĐG = G ± ∆G + ∆ƯĐ
Trong đó:
G = (giá dự thầu ± giá trị sửa lỗi ± giá trị hiệu chỉnh sai lệch) - giá trị giảm giá (nếu có).
∆G là giá trị các yếu tố được quy về một mặt bằng cho cả vòng đời sử dụng của công trình bao gồm: tiến độ hoàn thành công trình; chi phí vòng đời trong toàn bộ quá trình sử dụng của công trình; chi phí lãi vay (nếu có); các yếu tố của đấu thầu bền vững (nếu có); thông tin về kết quả thực hiện hợp đồng của nhà thầu theo quy định tại Điều 17 và Điều 18 của Nghị định này; các yếu tố khác (nếu có).
∆ƯĐ là giá trị phải cộng thêm đối với đối tượng không được hưởng ưu đãi theo quy định tại điểm b khoản 2 Điều 6 của Nghị định này.
6. Đối với gói thầu cung cấp dịch vụ phi tư vấn và gói thầu hỗn hợp:
Căn cứ quy mô, tính chất của gói thầu và quy định tại các khoản 2, 4 và 5 Điều này để xác định tiêu chuẩn đánh giá về năng lực và kinh nghiệm; tiêu chuẩn đánh giá về kỹ thuật; xác định giá thấp nhất (đối với trường hợp áp dụng phương pháp giá thấp nhất) hoặc tiêu chuẩn xác định giá đánh giá (đối với trường hợp áp dụng phương pháp giá đánh giá) cho phù hợp.
7. Không sử dụng phương pháp kết hợp giữa kỹ thuật và giá đối với gói thầu áp dụng phương thức lựa chọn nhà thầu một giai đoạn một túi hồ sơ. Đối với gói thầu cần xem xét trên cơ sở chú trọng tới các yếu tố kỹ thuật và giá, chủ đầu tư có thể quy định mức điểm yêu cầu tối thiểu về kỹ thuật không thấp hơn 80% tổng số điểm tối đa về kỹ thuật.
8. Đối với gói thầu chia phần, hồ sơ mời thầu phải nêu rõ điều kiện chào thầu, biện pháp và giá trị bảo đảm dự thầu cho từng phần hoặc nhiều phần và phương pháp đánh giá đối với từng phần hoặc nhiều phần để các nhà thầu tính toán phương án chào thầu theo khả năng của mình.
9. Quy định về nhãn hiệu, xuất xứ của hàng hóa:
a) Trừ trường hợp quy định tại điểm e khoản 3 Điều 10, khoản 2 Điều 44 và khoản 1 Điều 56 của Luật Đấu thầu, hồ sơ mời thầu không được nêu yêu cầu về nhãn hiệu, xuất xứ cụ thể của hàng hóa;
b) Đối với nội dung quy định tại khoản 2 Điều 44 của Luật Đấu thầu, trường hợp hồ sơ mời thầu có quy định về xuất xứ theo nhóm nước, vùng lãnh thổ mà không bao gồm xuất xứ Việt Nam thì hàng hóa xuất xứ việt Nam vẫn được xem xét, đánh giá;
c) Trường hợp không thể mô tả chi tiết hàng hóa theo đặc tính kỹ thuật, tính năng sử dụng, thiết kế công nghệ, tiêu chuẩn công nghệ thì được nêu nhãn hiệu, catalô của một sản phẩm cụ thể để tham khảo, minh họa cho yêu cầu về kỹ thuật của hàng hóa nhưng phải ghi kèm theo cụm từ “hoặc tương đương” sau nhãn hiệu, catalô đồng thời phải quy định rõ nội hàm tương đương với hàng hóa đó về đặc tính kỹ thuật, tính năng sử dụng, thiết kế công nghệ, tiêu chuẩn công nghệ và các nội dung khác (nếu có).
10. Quy định về sử dụng lao động:
Đối với đấu thầu quốc tế, hồ sơ mời thầu phải quy định sử dụng lao động trong nước đối với những vị trí công việc mà lao động trong nước đáp ứng được và có khả năng cung cấp, đặc biệt là lao động phổ thông. Chỉ được sử dụng lao động nước ngoài khi lao động trong nước không đáp ứng yêu cầu. Hồ sơ dự thầu của nhà thầu không đáp ứng yêu cầu của hồ sơ mời thầu về sử dụng lao động thì bị loại.
11. Quy định về tùy chọn mua thêm (nếu có):
Trường hợp kế hoạch lựa chọn nhà thầu có quy định về tùy chọn mua thêm thì hồ sơ mời thầu phải quy định khối lượng, số lượng hàng hóa, dịch vụ tối đa thuộc tùy chọn mua thêm phù hợp với kế hoạch lựa chọn nhà thầu được duyệt.
12. Hồ sơ mời thầu không được đưa ra yêu cầu về cung cấp giấy phép bán hàng, giấy ủy quyền bán hàng của nhà sản xuất hoặc của đại lý phân phối hoặc giấy chứng nhận quan hệ đối tác hoặc giấy cam kết hỗ trợ kỹ thuật, bảo hành của nhà sản xuất hoặc của đại lý phân phối hoặc tài liệu khác có giá trị tương đương (sau đây gọi là giấy phép bán hàng). Trường hợp hàng hóa của gói thầu là hàng hóa đặc thù, phức tạp cần gắn với trách nhiệm của nhà sản xuất trong việc cung cấp các dịch vụ sau bán hàng như bảo hành, bảo trì, sửa chữa, cung cấp phụ tùng, vật tư thay thế, dịch vụ hỗ trợ kỹ thuật và các dịch vụ liên quan khác, hồ sơ mời thầu có thể yêu cầu nhà thầu phải cung cấp giấy phép bán hàng nhưng việc yêu cầu về giấy phép bán hàng phải được người có thẩm quyền chấp thuận.
Trường hợp nhà sản xuất hoặc văn phòng đại diện hoặc đại lý của nhà sản xuất thực hiện một hoặc các hành vi sau mà không có lý do chính đáng: không cung cấp giấy phép bán hàng; cung cấp giấy phép bán hàng sau đó rút giấy phép này; chỉ cung cấp giấy phép bán hàng cho một hoặc một số nhà thầu làm hạn chế cạnh tranh; thực hiện các hành vi hạn chế cạnh tranh khác thì nhà thầu, chủ đầu tư đăng tải thông tin trên Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia, đồng thời gửi văn bản đến Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Công Thương. Trong văn bản phải nêu cụ thể hành vi của nhà sản xuất, văn phòng đại diện, đại lý của nhà sản xuất cùng với tài liệu chứng minh. Nhà sản xuất hoặc văn phòng đại diện hoặc đại lý của nhà sản xuất bị nhà thầu, chủ đầu tư phản ánh được phản hồi thông qua Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia, đồng thời gửi văn bản đến Bộ Kế hoạch và Đầu tư để tổng hợp, theo dõi.
1. Mời thầu:
a) Thông báo mời thầu được áp dụng đối với trường hợp không áp dụng thủ tục lựa chọn danh sách ngắn và được thực hiện theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 8 của Luật Đấu thầu;
b) Trường hợp gói thầu áp dụng thủ tục lựa chọn danh sách ngắn, thư mời thầu được gửi đến các nhà thầu có tên trong danh sách ngắn.
2. Phát hành, sửa đổi, làm rõ hồ sơ mời thầu:
a) Hồ sơ mời thầu được phát hành trên Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia;
b) Trường hợp sửa đổi hồ sơ mời thầu sau khi phát hành, bên mời thầu phải đăng tải quyết định sửa đổi kèm theo hồ sơ mời thầu sửa đổi và các nội dung sửa đổi hồ sơ mời thầu trên Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia. Việc sửa đổi hồ sơ mời thầu phải đảm bảo đủ thời gian theo quy định tại điểm đ khoản 1 Điều 45 của Luật Đấu thầu. Trường hợp không bảo đảm đủ thời gian thì phải gia hạn thời điểm đóng thầu;
c) Trường hợp cần làm rõ hồ sơ mời thầu, tổ chức, cá nhân gửi văn bản đề nghị trên Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia trong thời hạn tối thiểu 03 ngày làm việc (đối với đấu thầu trong nước), 05 ngày làm việc (đối với đấu thầu quốc tế) trước ngày có thời điểm đóng thầu để xem xét, xử lý. Bên mời thầu đăng tải văn bản làm rõ hồ sơ mời thầu trên Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia trong thời gian tối thiểu 02 ngày làm việc trước ngày có thời điểm đóng thầu. Trong văn bản làm rõ hồ sơ mời thầu không được nêu tên của nhà thầu có đề nghị làm rõ hồ sơ mời thầu. Trường hợp cần thiết, bên mời thầu tổ chức hội nghị tiền đấu thầu để trao đổi về nội dung hồ sơ mời thầu. Thông báo tổ chức hội nghị tiền đấu thầu được đăng tải trên Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia; tất cả các nhà thầu quan tâm được tham dự hội nghị tiền đấu thầu mà không cần phải thông báo trước cho bên mời thầu. Bên mời thầu phải lập biên bản ghi nhận các nội dung trong hội nghị tiền đấu thầu và đăng tải trên Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia. Biên bản hội nghị tiền đấu thầu được coi là văn bản làm rõ hồ sơ mời thầu.
Nội dung làm rõ hồ sơ mời thầu không được trái với nội dung của hồ sơ mời thầu đã được phê duyệt. Trường hợp sau khi làm rõ hồ sơ mời thầu dẫn đến phải sửa đổi hồ sơ mời thầu thì việc sửa đổi hồ sơ mời thầu thực hiện theo quy định tại điểm b khoản này;
d) Quyết định sửa đổi, văn bản làm rõ hồ sơ mời thầu là một phần của hồ sơ mời thầu.
3. Chuẩn bị, nộp, tiếp nhận, quản lý, sửa đổi, rút hồ sơ dự thầu:
a) Nhà thầu chuẩn bị và nộp hồ sơ dự thầu theo yêu cầu của hồ sơ mời thầu.
Bên mời thầu tiếp nhận và quản lý các hồ sơ dự thầu đã nộp theo chế độ quản lý hồ sơ mật cho đến khi công khai kết quả lựa chọn nhà thầu. Hồ sơ dự thầu hoặc bất kỳ tài liệu nào được nhà thầu gửi bên mời thầu sau thời điểm đóng thầu để sửa đổi, bổ sung hồ sơ dự thầu đã nộp đều không hợp lệ và không được xem xét, trừ tài liệu làm rõ hồ sơ dự thầu theo yêu cầu của bên mời thầu hoặc tài liệu làm rõ, bổ sung nhằm chứng minh tư cách hợp lệ, báo cáo tài chính, nghĩa vụ kê khai thuế và nộp thuế, tài liệu về nhân sự, thiết bị cụ thể đã đề xuất trong hồ sơ dự thầu, hợp đồng tương tự, năng lực sản xuất của nhà thầu;
b) Chủ đầu tư, bên mời thầu, tổ chuyên gia không được tiết lộ thông tin trong hồ sơ dự thầu của nhà thầu này cho nhà thầu khác, trừ các thông tin được công khai khi mở thầu;
c) Khi có yêu cầu sửa đổi hoặc rút hồ sơ dự thầu đã nộp, nhà thầu phải có văn bản đề nghị gửi bên mời thầu. Bên mời thầu chỉ chấp thuận việc sửa đổi hoặc rút hồ sơ dự thầu của nhà thầu nếu nhận được văn bản đề nghị trước thời điểm đóng thầu.
4. Mở thầu:
a) Việc mở thầu phải được tiến hành công khai và bắt đầu ngay trong thời hạn 02 giờ kể từ thời điểm đóng thầu. Bên mời thầu chỉ mở các hồ sơ dự thầu nhận được trước thời điểm đóng thầu theo yêu cầu của hồ sơ mời thầu trước sự chứng kiến của đại diện các nhà thầu tham dự lễ mở thầu, không phụ thuộc vào sự có mặt hay vắng mặt của các nhà thầu. Việc mở thầu được thực hiện đối với từng hồ sơ dự thầu theo thứ tự chữ cái tên của nhà thầu và theo trình tự: kiểm tra niêm phong; mở hồ sơ và đọc rõ các thông tin về tên nhà thầu; tham dự độc lập hay liên danh; số lượng bản gốc, bản chụp hồ sơ; giá dự thầu ghi trong đơn dự thầu; giá trị giảm giá (nếu có); thời gian có hiệu lực của hồ sơ dự thầu; thời gian thực hiện gói thầu; giá trị, hiệu lực của bảo đảm dự thầu; các thông tin khác liên quan;
b) Biên bản mở thầu: Các thông tin quy định tại điểm a khoản này phải được ghi vào biên bản mở thầu. Biên bản mở thầu phải được ký xác nhận bởi đại diện của bên mời thầu và các nhà thầu tham dự lễ mở thầu. Biên bản này phải được gửi cho các nhà thầu tham dự thầu; được đăng tải trên Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia trong thời hạn 24 giờ kể từ thời điểm mở thầu;
c) Đại diện của bên mời thầu phải ký xác nhận vào bản gốc đơn dự thầu, thư giảm giá (nếu có), giấy ủy quyền của người đại diện theo pháp luật của nhà thầu (nếu có); thỏa thuận liên danh (nếu có); bảo đảm dự thầu; các nội dung đề xuất về tài chính và các nội dung quan trọng khác của từng hồ sơ dự thầu.
1. Việc đánh giá hồ sơ dự thầu phải căn cứ vào tiêu chuẩn đánh giá hồ sơ dự thầu và các yêu cầu khác trong hồ sơ mời thầu, căn cứ vào hồ sơ dự thầu đã nộp, các tài liệu giải thích, làm rõ hồ sơ dự thầu của nhà thầu để bảo đảm lựa chọn được nhà thầu có đủ năng lực và kinh nghiệm, có giải pháp khả thi để thực hiện gói thầu; trường hợp hồ sơ mời thầu có các nội dung làm hạn chế cạnh tranh theo quy định tại khoản 2 Điều 24 của Nghị định này thì các nội dung này không phải căn cứ để xem xét đánh giá hồ sơ dự thầu.
2. Trường hợp nhân sự chủ chốt (trừ nhân sự chủ chốt thực hiện phần công việc tư vấn (E) trong gói thầu EPC, EP, EC, chìa khóa trao tay), thiết bị chủ yếu mà nhà thầu đề xuất trong hồ sơ dự thầu không đáp ứng yêu cầu hoặc không chứng minh được khả năng huy động nhân sự (bao gồm cả trường hợp nhân sự đã huy động cho hợp đồng khác có thời gian làm việc trùng với thời gian thực hiện gói thầu này) thì bên mời thầu cho phép nhà thầu bổ sung, thay thế. Nhà thầu chỉ được bổ sung, thay thế một lần đối với từng vị trí nhân sự chủ chốt, thiết bị chủ yếu trong một khoảng thời gian phù hợp. Trong mọi trường hợp, nếu nhà thầu kê khai nhân sự chủ chốt, thiết bị chủ yếu không trung thực thì không được thay thế nhân sự, thiết bị khác, hồ sơ dự thầu của nhà thầu bị loại và nhà thầu sẽ bị coi là gian lận theo quy định tại khoản 4 Điều 16 của Luật Đấu thầu và bị xử lý theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 125 của Nghị định này.
3. Trường hợp hợp đồng tương tự mà nhà thầu đề xuất trong hồ sơ dự thầu không đáp ứng yêu cầu, bên mời thầu yêu cầu nhà thầu bổ sung, thay thế hợp đồng tương tự khác để đánh giá trong một khoảng thời gian phù hợp.
4. Đối với gói thầu chia phần, việc đánh giá hồ sơ dự thầu và xét duyệt trúng thầu được thực hiện trên cơ sở bảo đảm tổng giá đề nghị trúng thầu của gói thầu là thấp nhất (đối với gói thầu áp dụng phương pháp giá thấp nhất); tổng giá đánh giá của gói thầu là thấp nhất (đối với gói thầu áp dụng phương pháp giá đánh giá) và giá đề nghị trúng thầu của cả gói thầu không vượt giá gói thầu được duyệt mà không so sánh với ước tính chi phí của từng phần; đối với gói thầu mua thuốc, hóa chất, vật tư xét nghiệm, thiết bị y tế, dịch vụ kỹ thuật theo hướng dẫn của Bộ Y tế (nếu có).
5. Việc đánh giá hồ sơ dự thầu được thực hiện trên bản chụp, nhà thầu phải chịu trách nhiệm về tính thống nhất giữa bản gốc và bản chụp. Trường hợp có sự sai khác giữa bản gốc và bản chụp nhưng không làm thay đổi thứ tự xếp hạng nhà thầu thì căn cứ vào bản gốc để đánh giá. Trường hợp có sự sai khác giữa bản gốc và bản chụp dẫn đến kết quả đánh giá trên bản gốc khác kết quả đánh giá trên bản chụp, làm thay đổi thứ tự xếp hạng nhà thầu thì hồ sơ dự thầu của nhà thầu bị loại, nhà thầu bị coi là có hành vi gian lận và bị xử lý theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 125 của Nghị định này.
6. Sai khác, đặt điều kiện, bỏ sót nội dung trong hồ sơ dự thầu:
a) Sai khác là các khác biệt so với yêu cầu nêu trong hồ sơ mời thầu; đặt điều kiện là việc đặt ra các điều kiện có tính hạn chế hoặc thể hiện sự không chấp nhận hoàn toàn đối với các yêu cầu nêu trong hồ sơ mời thầu; bỏ sót nội dung là việc nhà thầu không cung cấp được một phần hoặc toàn bộ thông tin hay tài liệu theo yêu cầu nêu trong hồ sơ mời thầu;
b) Với điều kiện hồ sơ dự thầu đáp ứng cơ bản yêu cầu nêu trong hồ sơ mời thầu thì bên mời thầu, tổ chuyên gia có thể chấp nhận các sai sót mà không phải là những sai khác, đặt điều kiện hay bỏ sót nội dung cơ bản trong hồ sơ dự thầu;
c) Với điều kiện hồ sơ dự thầu đáp ứng cơ bản yêu cầu nêu trong hồ sơ mời thầu, bên mời thầu, tổ chuyên gia có thể yêu cầu nhà thầu cung cấp các thông tin hoặc tài liệu cần thiết trong thời hạn hợp lý để sửa chữa những điểm chưa phù hợp hoặc sai sót không nghiêm trọng trong hồ sơ dự thầu liên quan đến các yêu cầu về tài liệu. Yêu cầu cung cấp các thông tin và các tài liệu để khắc phục các sai sót này không được liên quan đến bất kỳ yếu tố nào của giá dự thầu. Hồ sơ dự thầu của nhà thầu bị loại nếu không đáp ứng yêu cầu này của bên mời thầu;
d) Với điều kiện hồ sơ dự thầu đáp ứng cơ bản yêu cầu nêu trong hồ sơ mời thầu, bên mời thầu, tổ chuyên gia điều chỉnh các sai sót không nghiêm trọng và có thể định lượng được liên quan đến giá dự thầu; giá dự thầu sẽ được điều chỉnh để phản ánh chi phí cho các hạng mục bị thiếu hoặc chưa đáp ứng yêu cầu; việc điều chỉnh này chỉ nhằm mục đích so sánh các hồ sơ dự thầu.
7. Trường hợp nhà thầu không đáp ứng một trong các tiêu chí đánh giá về tư cách hợp lệ, năng lực, kinh nghiệm, kỹ thuật, tài chính hoặc hồ sơ dự thầu có nội dung sai khác, đặt điều kiện hay bỏ sót nội dung cơ bản dẫn đến hồ sơ dự thầu bị loại thì không phải tiếp tục đánh giá các tiêu chí khác.
8. Chủ đầu tư, bên mời thầu không được chấp thuận cho nhà thầu sử dụng nhà thầu phụ mà nhà thầu phụ này có tham gia thực hiện cung cấp dịch vụ tư vấn cho gói thầu mà nhà thầu đã trúng thầu và các công việc tư vấn này bao gồm: lập, thẩm tra thiết kế kỹ thuật, thiết kế bản vẽ thi công, dự toán, thiết kế FEED; thẩm định giá; giám sát thực hiện hợp đồng, kiểm định; lập, thẩm định hồ sơ mời sơ tuyển, hồ sơ mời thầu; đánh giá hồ sơ dự sơ tuyển, hồ sơ dự thầu; thẩm định kết quả sơ tuyển, kết quả lựa chọn nhà thầu; tư vấn quản lý dự án, quản lý hợp đồng, tư vấn khác mà các dịch vụ tư vấn này có phần công việc liên quan trực tiếp tới gói thầu.
1. Sau khi mở thầu, nhà thầu có trách nhiệm làm rõ hồ sơ dự thầu theo yêu cầu của bên mời thầu. Trường hợp hồ sơ dự thầu của nhà thầu thiếu tài liệu về tư cách hợp lệ, hợp đồng tương tự, năng lực sản xuất, báo cáo tài chính, nghĩa vụ kê khai thuế và nộp thuế, nhân sự, thiết bị thì bên mời thầu yêu cầu nhà thầu làm rõ, bổ sung tài liệu để chứng minh tư cách hợp lệ, năng lực và kinh nghiệm.
2. Trường hợp sau khi đóng thầu, nhà thầu phát hiện hồ sơ dự thầu thiếu các tài liệu chứng minh về tư cách hợp lệ, hợp đồng tương tự, năng lực sản xuất, báo cáo tài chính, nghĩa vụ kê khai thuế và nộp thuế, tài liệu về nhân sự, thiết bị cụ thể đã đề xuất trong hồ sơ dự thầu thì được gửi tài liệu đến bên mời thầu để làm rõ về tư cách hợp lệ, năng lực và kinh nghiệm của mình. Bên mời thầu có trách nhiệm tiếp nhận những tài liệu làm rõ của nhà thầu để xem xét, đánh giá; các tài liệu bổ sung, làm rõ là một phần của hồ sơ dự thầu.
3. Đối với nội dung về tư cách hợp lệ, việc làm rõ phải bảo đảm nguyên tắc không làm thay đổi bản chất của nhà thầu tham dự thầu. Đối với các nội dung về tính hợp lệ của hồ sơ dự thầu (trừ nội dung về tư cách hợp lệ), đề xuất về kỹ thuật, tài chính, việc làm rõ phải bảo đảm nguyên tắc không làm thay đổi nội dung cơ bản của hồ sơ dự thầu đã nộp, không thay đổi giá dự thầu.
4. Việc làm rõ hồ sơ dự thầu được thực hiện giữa bên mời thầu và nhà thầu có hồ sơ dự thầu cần làm rõ. Nội dung làm rõ hồ sơ dự thầu phải thể hiện bằng văn bản và được bên mời thầu bảo quản như một phần của hồ sơ dự thầu.
5. Trường hợp có nghi ngờ về tính xác thực của các tài liệu do nhà thầu cung cấp, bên mời thầu được xác minh với các tổ chức, cá nhân có liên quan đến nội dung của tài liệu.
1. Sửa lỗi là việc sửa lại những sai sót trong hồ sơ dự thầu bao gồm lỗi số học và các lỗi khác được tiến hành theo nguyên tắc sau đây:
a) Lỗi số học bao gồm nhưng lỗi do thực hiện các phép tính cộng, trừ, nhân, chia không chính xác khi tính toán giá dự thầu. Đối với hợp đồng theo đơn giá cố định, hợp đồng theo đơn giá điều chỉnh, hợp đồng theo thời gian, hợp đồng theo chi phí cộng phí, hợp đồng theo kết quả đầu ra, hợp đồng theo tỷ lệ phần trăm, trường hợp có sự không nhất quán giữa đơn giá và thành tiền thì lấy đơn giá làm cơ sở cho việc sửa lỗi; nếu phát hiện đơn giá có sự sai khác bất thường do lỗi hệ thập phân (10 lần, 100 lần, 1.000 lần) thì thành tiền là cơ sở cho việc sửa lỗi;
b) Trường hợp tổng giá trị của các hạng mục không chính xác do lỗi khi cộng trừ giá trị của các hạng mục thì giá trị của các hạng mục là cơ sở để sửa lỗi;
c) Trường hợp không nhất quán giữa giá dự thầu ghi bằng số và giá dự thầu ghi bằng chữ thì giá dự thầu ghi bằng chữ là cơ sở để sửa lỗi, trừ trường hợp giá ghi bằng chữ không có nghĩa; trường hợp giá dự thầu ghi bằng chữ có sai sót về lỗi số học thì giá ghi bằng số là cơ sở cho việc sửa lỗi sau khi được chuẩn xác (nếu có) theo điểm a và điểm b khoản này;
d) Tại cột thành tiền đã được điền đầy đủ giá trị nhưng không có đơn giá tương ứng thì đơn giá được xác định bằng cách chia thành tiền cho số lượng; khi có đơn giá nhưng cột thành tiền bỏ trống thì giá trị cột thành tiền sẽ được xác định bằng cách nhân số lượng với đơn giá; nếu một nội dung nào đó có điền đơn giá và giá trị tại cột thành tiền nhưng bỏ trống số lượng thì số lượng bỏ trống được xác định bằng cách chia giá trị tại cột thành tiền cho đơn giá của nội dung đó. Trường hợp số lượng được xác định theo nguyên tắc này khác với số lượng nêu trong hồ sơ mời thầu thì giá trị sai khác đó là sai lệch về phạm vi cung cấp và được hiệu chỉnh theo quy định tại khoản 2 Điều này, trừ gói thầu xây lắp áp dụng hợp đồng trọn gói;
đ) Lỗi nhầm đơn vị tính: Sửa lại cho phù hợp với yêu cầu của hồ sơ mời thầu.
2. Hiệu chỉnh sai lệch về phạm vi cung cấp:
a) Sai lệch về phạm vi cung cấp đối với gói thầu xây lắp:
Đối với gói thầu xây lắp không áp dụng loại hợp đồng trọn gói, nhà thầu phải ghi đơn giá dự thầu, thành tiền cho tất cả các công việc nêu trong bảng giá dự thầu. Trường hợp nhà thầu liệt kê hạng mục công việc như yêu cầu trong hồ sơ mời thầu nhưng không ghi đơn giá dự thầu và thành tiền cho một hoặc một số hạng mục công việc thì hạng mục công việc này không được coi là chào thiếu, đơn giá phần công việc này được coi là đã phân bổ vào đơn giá của các công việc khác trong bảng giá dự thầu và sẽ không được chủ đầu tư thanh toán riêng.
Hạng mục công việc nêu trong hồ sơ mời thầu không được liệt kê trong bảng giá dự thầu của nhà thầu được coi là phần chào thiếu trong hồ sơ dự thầu và được hiệu chỉnh sai lệch theo quy định tại điểm c khoản này để so sánh, xếp hạng các hồ sơ dự thầu. Hạng mục công việc nêu trong hồ sơ mời thầu được liệt kê trong bảng giá dự thầu của nhà thầu và có đơn giá dự thầu nhưng khối lượng ít hơn hoặc nhiều hơn so với yêu cầu của hồ sơ mời thầu được coi là phần chào thiếu hoặc chào thừa và được hiệu chỉnh sai lệch theo quy định tại điểm c khoản này.
Hạng mục công việc được liệt kê trong bảng giá dự thầu của nhà thầu không thuộc phạm vi công việc nêu trong hồ sơ mời thầu được coi là phần chào thừa và được hiệu chỉnh sai lệch theo quy định tại điểm c khoản này.
Đối với gói thầu xây lắp áp dụng loại hợp đồng trọn gói, giá dự thầu của nhà thầu được coi là đã bao gồm toàn bộ các chi phí cần thiết để thực hiện gói thầu theo đúng thiết kế, yêu cầu kỹ thuật nêu trong hồ sơ mời thầu và không tiến hành hiệu chỉnh trong trường hợp phạm vi công việc mà nhà thầu đề xuất trong hồ sơ dự thầu khác so với yêu cầu nêu trong hồ sơ mời thầu, trừ trường hợp công việc được đề xuất khác đó ngoài phạm vi yêu cầu trong hồ sơ mời thầu (ngoài khối lượng để hoàn thành theo thiết kế). Trong trường hợp này, phần công việc ngoài phạm vi yêu cầu trong hồ sơ mời thầu sẽ được coi là chào thừa và được hiệu chỉnh theo quy định tại điểm c khoản này;
b) Sai lệch về phạm vi cung cấp đối với gói thầu mua sắm hàng hóa, phi tư vấn:
Trường hợp nhà thầu liệt kê hạng mục công việc theo yêu cầu trong hồ sơ mời thầu nhưng không ghi đơn giá dự thầu và thành tiền cho một hoặc một số hạng mục công việc thi được coi là sai lệch thiếu và được hiệu chỉnh sai lệch theo quy định tại điểm c khoản này để so sánh, xếp hạng hồ sơ dự thầu.
Trường hợp hạng mục công việc nêu trong hồ sơ mời thầu không được liệt kê trong bảng giá dự thầu của nhà thầu thi được coi là phần chào thiếu trong hồ sơ dự thầu và được hiệu chỉnh sai lệch theo quy định tại điểm c khoản này để so sánh, xếp hạng các hồ sơ dự thầu. Hạng mục công việc nêu trong hồ sơ mời thầu được liệt kê trong bảng giá dự thầu của nhà thầu nhưng khối lượng ít hơn hoặc nhiều hơn so với yêu cầu của hồ sơ mời thầu được coi là phần chào thiếu hoặc chào thừa và được hiệu chỉnh sai lệch theo quy định tại điểm c khoản này.
Hạng mục công việc được liệt kê trong bảng giá dự thầu của nhà thầu không thuộc phạm vi công việc nêu trong hồ sơ mời thầu được coi là phần chào thừa và được hiệu chỉnh sai lệch theo quy định tại điểm c khoản này;
c) Hiệu chỉnh sai lệch thừa, thiếu về phạm vi cung cấp:
Trường hợp hồ sơ dự thầu của nhà thầu chào thiếu một hoặc một số hạng mục theo quy định tại điểm a và điểm b khoản này và không có đơn giá của các hạng mục này thì lấy mức đơn giá chào cao nhất đối với hạng mục này trong số các hồ sơ dự thầu khác vượt qua bước đánh giá về kỹ thuật để làm cơ sở hiệu chỉnh sai lệch; trường hợp trong hồ sơ dự thầu của các nhà thầu vượt qua bước đánh giá về kỹ thuật không có đơn giá thì lấy đơn giá trong dự toán gói thầu làm cơ sở hiệu chỉnh sai lệch; trường hợp không có dự toán gói thầu thì căn cứ vào đơn giá hình thành giá gói thầu để hiệu chỉnh sai lệch, làm cơ sở so sánh, xếp hạng nhà thầu. Việc hiệu chỉnh sai lệch thiếu chỉ nhằm mục đích so sánh, xếp hạng hồ sơ dự thầu.
Trường hợp hồ sơ dự thầu của nhà thầu chào thiếu khối lượng so với yêu cầu trong hồ sơ mời thầu thì giá trị của phần công việc chào thiếu được cộng thêm theo đơn giá tương ứng trong hồ sơ dự thầu.
Trường hợp hồ sơ dự thầu của nhà thầu chào thừa khối lượng so với yêu cầu trong hồ sơ mời thầu thì giá trị của phần công việc chào thừa sẽ bị trừ đi theo đơn giá tương ứng trong hồ sơ dự thầu.
3. Trường hợp nhà thầu có thư giảm giá, việc sửa lỗi và hiệu chỉnh sai lệch được thực hiện trên cơ sở giá dự thầu chưa trừ đi giá trị giảm giá. Tỷ lệ phần trăm (%) của sai lệch thiếu được xác định trên cơ sở so với giá dự thầu ghi trong đơn dự thầu.
4. Áp đơn giá đối với phần sai lệch thiếu đối với nhà thầu xếp hạng thứ nhất:
Trường hợp hồ sơ dự thầu của nhà thầu có sai lệch thiếu sau khi hiệu chỉnh sai lệch theo quy định tại điểm c khoản 2 Điều này vẫn được xếp hạng thứ nhất và hồ sơ dự thầu của nhà thầu này không có đơn giá của phần sai lệch thiếu thì đơn giá đề nghị trúng thầu của phần sai lệch thiếu sẽ lấy theo thứ tự ưu tiên: đơn giá tương ứng có giá trị thấp nhất trong các hồ sơ dự thầu vượt qua bước đánh giá về kỹ thuật, đơn giá trong dự toán gói thầu, đơn giá hình thành giá gói thầu (trong trường hợp không có dự toán gói thầu).
5. Sau khi sửa lỗi, hiệu chỉnh sai lệch và áp đơn giá đối với phần sai lệch thiếu theo quy định tại các khoản 1,2,3 và 4 Điều này, bên mời thầu phải thông báo bằng văn bản cho nhà thầu về việc sửa lỗi, hiệu chỉnh sai lệch, áp đơn giá đối với hồ sơ dự thầu của nhà thầu. Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được thông báo của bên mời thầu, nhà thầu phải có văn bản thông báo cho bên mời thầu về việc chấp thuận kết quả sửa lỗi, hiệu chỉnh sai lệch, áp đơn giá theo thông báo của bên mời thầu. Trường hợp nhà thầu không đồng ý với kết quả sửa lỗi, hiệu chỉnh sai lệch, áp đơn giá theo thông báo của bên mời thầu thì hồ sơ dự thầu của nhà thầu đó bị loại, trừ trường hợp việc sửa lỗi, hiệu chỉnh sai lệch, áp đơn giá của bên mời thầu không phù hợp, chính xác.
1. Kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ dự thầu:
a) Kiểm tra các thành phần của hồ sơ dự thầu bao gồm: đơn dự thầu; thỏa thuận liên danh (nếu có); giấy ủy quyền của người đại diện theo pháp luật của nhà thầu (nếu có); bảo đảm dự thầu; số lượng bản gốc, bản chụp hồ sơ dự thầu;
b) Kiểm tra sự thống nhất về nội dung giữa bản gốc và bản chụp để phục vụ quá trình đánh giá chi tiết hồ sơ dự thầu.
2. Đánh giá tính hợp lệ của hồ sơ dự thầu:
a) Hồ sơ dự thầu của nhà thầu được đánh giá là hợp lệ khi đáp ứng đầy đủ các quy định tại khoản 3 Điều 24 của Nghị định này;
b) Nhà thầu có hồ sơ dự thầu hợp lệ được xem xét, đánh giá về năng lực và kinh nghiệm.
3. Đánh giá về năng lực và kinh nghiệm:
a) Việc đánh giá về năng lực và kinh nghiệm thực hiện theo tiêu chuẩn đánh giá quy định trong hồ sơ mời thầu;
b) Nhà thầu có năng lực và kinh nghiệm đáp ứng yêu cầu được xem xét, đánh giá về kỹ thuật.
Đối với gói thầu mua sắm hàng hóa, nhà thầu là cá nhân, nhóm cá nhân chào thầu sản phẩm đổi mới sáng tạo của mình đáp ứng quy định tại khoản 4 Điều 5 của Nghị định này thì không phải đáp ứng một số tiêu chí quy định tại khoản 3 Điều 9 của Nghị định này.
4. Đánh giá về kỹ thuật và tài chính:
a) Việc đánh giá về kỹ thuật thực hiện theo tiêu chuẩn và phương pháp đánh giá quy định trong hồ sơ mời thầu;
b) Nhà thầu đáp ứng yêu cầu về kỹ thuật được xem xét đánh giá về tài chính theo phương pháp giá thấp nhất hoặc giá đánh giá. Nhà thầu có giá dự thầu sau sửa lỗi, hiệu chỉnh sai lệch (nếu có) trừ đi giá trị giảm giá (nếu có) thấp nhất (đối với phương pháp giá thấp nhất) hoặc có giá đánh giá thấp nhất (đối với phương pháp giá đánh giá) được xếp hạng thứ nhất. Thư giảm giá không được công khai trong biên bản mở thầu sẽ không được xem xét, đánh giá.
Trường hợp chỉ có một nhà thầu đạt yêu cầu về kỹ thuật thì không phải xác định danh sách xếp hạng nhà thầu. Chủ đầu tư không phải phê duyệt danh sách xếp hạng nhà thầu.
5. Tổ chuyên gia lập báo cáo kết quả đánh giá hồ sơ dự thầu gửi bên mời thầu xem xét, trình chủ đầu tư phê duyệt kết quả lựa chọn nhà thầu theo quy định tại Điều 31 của Nghị định này. Báo cáo kết quả đánh giá hồ sơ dự thầu phải nêu rõ các nội dung sau đây:
a) Kết quả đánh giá đối với từng hồ sơ dự thầu;
b) Danh sách nhà thầu được xem xét, xếp hạng và thứ tự xếp hạng nhà thầu;
c) Danh sách nhà thầu không đáp ứng yêu cầu và bị loại; lý do loại nhà thầu;
d) Tên nhà thầu được đề nghị trúng thầu, giá đề nghị trúng thầu, loại hợp đồng, thời gian thực hiện gói thầu và thời gian thực hiện hợp đồng;
đ) Nhận xét về tính cạnh tranh, công bằng, minh bạch và hiệu quả kinh tế trong quá trình tổ chức lựa chọn nhà thầu. Trường hợp chưa bảo đảm cạnh tranh, công bằng, minh bạch và hiệu quả kinh tế, phải nêu rõ lý do và đề xuất biện pháp xử lý;
e) Những nội dung của hồ sơ mời thầu không phù hợp với quy định của pháp luật về đấu thầu hoặc nội dung có thể dẫn đến cách hiểu không rõ hoặc khác nhau trong quá trình thực hiện hoặc có thể làm sai lệch kết quả lựa chọn nhà thầu (nếu có); đề xuất biện pháp xử lý;
g) Những nội dung cần lưu ý (nếu có).
6. Trên cơ sở báo cáo kết quả đánh giá hồ sơ dự thầu, bên mời thầu lập tờ trình đề nghị phê duyệt kết quả lựa chọn nhà thầu gửi chủ đầu tư phê duyệt theo quy định tại Điều 31 của Nghị định này. Tờ trình đề nghị phê duyệt kết quả lựa chọn nhà thầu bao gồm các nội dung quy định tại khoản 5 Điều này.
1. Trên cơ sở báo cáo kết quả đánh giá hồ sơ dự thầu, bên mời thầu trình kết quả lựa chọn nhà thầu gồm các nội dung quy định tại khoản 5 Điều 30 của Nghị định này, trong đó nêu rõ ý kiến của bên mời thầu về các nội dung đánh giá của tổ chuyên gia.
2. Kết quả lựa chọn nhà thầu được thẩm định theo quy định tại khoản 1 và khoản 4 Điều 130 của Nghị định này trước khi phê duyệt.
3. Kết quả lựa chọn nhà thầu được phê duyệt bằng văn bản và căn cứ vào tờ trình phê duyệt, báo cáo thẩm định kết quả lựa chọn nhà thầu.
4. Trường hợp lựa chọn được nhà thầu trúng thầu, văn bản phê duyệt kết quả lựa chọn nhà thầu bao gồm các nội dung sau đây:
a) Tên nhà thầu trúng thầu;
b) Giá trúng thầu;
c) Loại hợp đồng;
d) Thời gian thực hiện gói thầu theo quy định tại khoản 7 Điều 39 của Luật Đấu thầu và thời gian thực hiện hợp đồng theo quy định pháp luật về dân sự;
đ) Các nội dung cần lưu ý (nếu có).
5. Trường hợp hủy thầu theo quy định tại khoản 1 Điều 17 của Luật Đấu thầu, văn bản phê duyệt kết quả lựa chọn nhà thầu hoặc văn bản quyết định hủy thầu phải nêu rõ lý do hủy thầu và trách nhiệm của các bên liên quan khi hủy thầu. Quyết định hủy thầu phải được đăng tải trên Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày ký quyết định.
6. Sau khi có quyết định phê duyệt kết quả lựa chọn nhà thầu, chủ đầu tư đăng tải thông tin về kết quả lựa chọn nhà thầu theo quy định tại điểm a khoản 1 và khoản 4 Điều 8 của Luật Đấu thầu; gửi văn bản thông báo kết quả lựa chọn nhà thầu cho các nhà thầu tham dự thầu trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày kết quả lựa chọn nhà thầu được phê duyệt. Nội dung thông báo kết quả lựa chọn nhà thầu bao gồm:
a) Nội dung quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 4 Điều này;
b) Danh sách nhà thầu không được lựa chọn và tóm tắt về lý do không được lựa chọn của từng nhà thầu;
c) Kế hoạch hoàn thiện, ký kết hợp đồng với nhà thầu được lựa chọn:
Trường hợp có yêu cầu giải thích về lý do cụ thể nhà thầu không trúng thầu, nhà thầu gửi đề nghị tới chủ đầu tư hoặc gặp trực tiếp chủ đầu tư. Chủ đầu tư có trách nhiệm trả lời yêu cầu của nhà thầu trong thời hạn 02 ngày làm việc kể từ ngày nhận được yêu cầu của nhà thầu.
Trường hợp nhà thầu có kiến nghị đến chủ đầu tư, người có thẩm quyền về các vấn đề trước khi có thông báo kết quả lựa chọn nhà thầu hoặc về kết quả lựa chọn nhà thầu thì chủ đầu tư có trách nhiệm đăng tải văn bản giải quyết kiến nghị của chủ đầu tư, người có thẩm quyền trên Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày ban hành văn bản giải quyết kiến nghị.
1. Chủ đầu tư, bên mời thầu mời nhà thầu trúng thầu đến hoàn thiện hợp đồng. Trong quá trình hoàn thiện hợp đồng, các bên tiến hành hoàn thiện dự thảo văn bản hợp đồng; điều kiện cụ thể của hợp đồng, phụ lục hợp đồng gồm danh mục chi tiết về phạm vi công việc, biểu giá, tiến độ thực hiện (nếu có). Việc hoàn thiện hợp đồng được thực hiện trên cơ sở:
a) Mẫu hợp đồng đã điền đủ các thông tin cụ thể của gói thầu;
b) Kết quả lựa chọn nhà thầu được duyệt;
c) Các yêu cầu nêu trong hồ sơ mời thầu;
d) Các nội dung nêu trong hồ sơ dự thầu và giải thích làm rõ hồ sơ dự thầu của nhà thầu trúng thầu (nếu có);
đ) Các nội dung cần được hoàn thiện trong hợp đồng.
2. Kết quả hoàn thiện hợp đồng là cơ sở để chủ đầu tư và nhà thầu tiến hành ký kết hợp đồng. Trường hợp nhà thầu tự nguyện giảm giá thì giá hợp đồng là giá trị sau giảm giá.
3. Trường hợp nhà thầu trúng thầu không đến hoàn thiện hoặc từ chối hoàn thiện hợp đồng hoặc không ký hợp đồng thì không được hoàn trả giá trị bảo đảm dự thầu.
1. Quản lý thực hiện hợp đồng bao gồm các nội dung: tiến độ thực hiện, chất lượng, chi phí và các nội dung khác của hợp đồng. Chủ đầu tư có trách nhiệm quản lý việc thực hiện hợp đồng.
2. Chủ đầu tư phải cập nhật tiến độ thực tế thực hiện hợp đồng khi thực hiện xong các mốc hoàn thành quy định trong hợp đồng trên Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia.
3. Chủ đầu tư có trách nhiệm công khai về kết quả thực hiện hợp đồng của nhà thầu trên Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia theo quy định tại khoản 3 và khoản 4 Điều 18 của Nghị định này. Đối với gói thầu có nội dung cung cấp hàng hóa, chủ đầu tư còn phải công khai trên Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia về chất lượng hàng hóa do nhà thầu cung cấp theo quy định tại các khoản 5, 6 và 7 Điều 18 của Nghị định này.
1. Chuẩn bị lựa chọn nhà thầu, bao gồm:
a) Lựa chọn danh sách ngắn (nếu cần thiết);
b) Lập hồ sơ mời thầu;
c) Thẩm định và phê duyệt hồ sơ mời thầu.
2. Tổ chức lựa chọn nhà thầu, bao gồm:
a) Mời thầu;
b) Phát hành, sửa đổi, làm rõ hồ sơ mời thầu;
c) Chuẩn bị, nộp, tiếp nhận, quản lý, sửa đổi, rút hồ sơ dự thầu;
d) Mở hồ sơ đề xuất về kỹ thuật.
3. Đánh giá hồ sơ đề xuất về kỹ thuật, bao gồm:
a) Kiểm tra, đánh giá tính hợp lệ của hồ sơ đề xuất về kỹ thuật;
b) Đánh giá chi tiết hồ sơ đề xuất về kỹ thuật;
c) Trình, thẩm định, phê duyệt danh sách nhà thầu đáp ứng yêu cầu về kỹ thuật.
4. Mở và đánh giá hồ sơ đề xuất về tài chính, bao gồm:
a) Mở hồ sơ đề xuất về tài chính của các nhà thầu đáp ứng yêu cầu về kỹ thuật;
b) Kiểm tra, đánh giá tính hợp lệ của hồ sơ đề xuất về tài chính;
c) Đánh giá chi tiết hồ sơ đề xuất về tài chính và xếp hạng nhà thầu (nếu có nhiều hơn 01 nhà thầu).
5. Thương thảo hợp đồng (nếu có).
6. Trình, thẩm định, phê duyệt, công khai kết quả lựa chọn nhà thầu và giải thích lý do nhà thầu không trúng thầu theo yêu cầu của nhà thầu (nếu có).
7. Hoàn thiện, ký kết và quản lý thực hiện hợp đồng.
Đối với gói thầu mua sắm hàng hóa, ngoài nhà thầu là tổ chức, nhà thầu là cá nhân, nhóm cá nhân chào thầu sản phẩm đổi mới sáng tạo của mình đáp ứng quy định tại khoản 4 Điều 5 của Nghị định này được tham dự thầu.
1. Trường hợp gói thầu áp dụng lựa chọn danh sách ngắn thì thực hiện theo quy định tại Điều 23 của Nghị định này.
2. Căn cứ lập hồ sơ mời thầu theo quy định tại khoản 1 Điều 24 của Nghị định này.
3. Hồ sơ mời thầu phải bao gồm đầy đủ các nội dung cần thiết để nhà thầu lập hồ sơ dự thầu và không được nêu bất cứ điều kiện nào nhằm hạn chế sự tham gia của nhà thầu hoặc nhằm tạo lợi thế cho một hoặc một số nhà thầu gây ra sự cạnh tranh không bình đẳng theo quy định tại điểm k khoản 6 Điều 16 và khoản 3 Điều 44 của Luật Đấu thầu. Bộ Kế hoạch và Đầu tư hướng dẫn chi tiết về danh sách hành vi vi phạm quy định tại khoản 3 Điều 44 của Luật Đấu thầu dẫn đến nội dung của hồ sơ mời thầu bị coi là vô hiệu, không phải là căn cứ để đánh giá hồ sơ dự thầu.
4. Hồ sơ mời thầu phải quy định nội dung đánh giá tính hợp lệ của hồ sơ đề xuất về kỹ thuật và hồ sơ đề xuất về tài chính của nhà thầu, bao gồm:
a) Nội dung đánh giá tính hợp lệ của hồ sơ đề xuất về kỹ thuật:
Có bản gốc hồ sơ đề xuất về kỹ thuật;
Có đơn dự thầu thuộc hồ sơ đề xuất về kỹ thuật được đại diện hợp pháp của nhà thầu ký tên, đóng dấu (nếu có) theo yêu cầu của hồ sơ mời thầu; thời gian ký đơn dự thầu phải sau thời điểm phát hành hồ sơ mời thầu; không kèm điều kiện gây bất lợi cho chủ đầu tư. Đối với nhà thầu liên danh, đơn dự thầu phải do đại diện hợp pháp của từng thành viên liên danh ký tên, đóng dấu (nếu có) hoặc thành viên được phân công thay mặt liên danh ký đơn dự thầu theo phân công trách nhiệm trong thỏa thuận liên danh;
Hiệu lực của hồ sơ đề xuất về kỹ thuật đáp ứng yêu cầu theo quy định trong hồ sơ mời thầu;
Có bảo đảm dự thầu với giá trị, thời hạn hiệu lực và đơn vị thụ hưởng đáp ứng yêu cầu của hồ sơ mời thầu. Đối với trường hợp quy định bảo đảm dự thầu theo hình thức nộp thư bảo lãnh hoặc giấy chứng nhận bảo hiểm bảo lãnh thì thư bảo lãnh, giấy chứng nhận bảo hiểm bảo lãnh không vi phạm một trong các trường hợp sau đây: có giá trị thấp hơn, thời gian có hiệu lực ngắn hơn so với yêu cầu của hồ sơ mời thầu, không đúng tên đơn vị thụ hưởng, không có chữ ký hợp lệ, ký trước khi phát hành hồ sơ mời thầu, có kèm theo các điều kiện gây bất lợi cho chủ đầu tư, bên mời thầu. Thư bảo lãnh hoặc giấy chứng nhận bảo hiểm bảo lãnh phải được đại diện hợp pháp của tổ chức tín dụng trong nước, chi nhánh ngân hàng nước ngoài được thành lập theo pháp luật Việt Nam, doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ trong nước, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài được thành lập theo pháp luật Việt Nam ký tên, đóng dấu (nếu có). Đối với gói thầu bảo hiểm, nhà thầu tham dự thầu không được xuất trình giấy chứng nhận bảo hiểm bảo lãnh do mình phát hành;
Không có tên trong hai hoặc nhiều hồ sơ đề xuất về kỹ thuật với tư cách là nhà thầu độc lập hoặc thành viên trong liên danh;
Có thỏa thuận liên danh (trong trường hợp liên danh) được đại diện hợp pháp của từng thành viên liên danh ký tên, đóng dấu (nếu có); thỏa thuận liên danh phải nêu rõ nội dung công việc cụ thể và ước tính giá trị tương ứng mà từng thành viên trong liên danh sẽ thực hiện. Việc phân chia công việc trong liên danh phải căn cứ các hạng mục nêu trong bảng giá dự thầu hoặc theo các công việc thuộc quá trình sản xuất hạng mục trong bảng giá dự thầu, không được phân chia các công việc không thuộc các hạng mục này hoặc không thuộc quá trình sản xuất các hạng mục này;
Nhà thầu bảo đảm tư cách hợp lệ theo quy định tại Điều 5 của Luật Đấu thầu;
Trong thời hạn 03 năm trước thời điểm đóng thầu, nhà thầu không có nhân sự (ký kết hợp đồng lao động với nhà thầu tại thời điểm nhân sự thực hiện hành vi vi phạm) bị Tòa án kết án có hành vi vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng theo quy định pháp luật về hình sự nhằm mục đích cho nhà thầu đó trúng thầu;
b) Nội dung đánh giá tính hợp lệ của hồ sơ đề xuất về tài chính:
Có bản gốc hồ sơ đề xuất về tài chính;
Có đơn dự thầu thuộc hồ sơ đề xuất về tài chính được đại diện hợp pháp của nhà thầu ký tên, đóng dấu (nếu có) theo yêu cầu của hồ sơ mời thầu; thời gian ký đơn dự thầu phải sau thời điểm phát hành hồ sơ mời thầu; không đề xuất các giá dự thầu khác nhau hoặc có kèm theo điều kiện gây bất lợi cho chủ đầu tư. Đối với nhà thầu liên danh, đơn dự thầu phải do đại diện hợp pháp của từng thành viên liên danh ký tên, đóng dấu (nếu có) hoặc thành viên được phân công thay mặt liên danh ký đơn dự thầu theo phân công trách nhiệm trong thỏa thuận liên danh;
Hiệu lực của hồ sơ đề xuất về tài chính đáp ứng yêu cầu theo quy định trong hồ sơ mời thầu.
5. Tiêu chuẩn đánh giá hồ sơ dự thầu bao gồm:
a) Tiêu chuẩn đánh giá về năng lực và kinh nghiệm;
b) Tiêu chuẩn đánh giá về kỹ thuật;
c) Xác định giá thấp nhất (đối với trường hợp áp dụng phương pháp giá thấp nhất);
d) Tiêu chuẩn xác định giá đánh giá (đối với trường hợp áp dụng phương pháp giá đánh giá);
đ) Tiêu chuẩn đánh giá tổng hợp (đối với trường hợp áp dụng phương pháp kết hợp giữa kỹ thuật và giá).
Đối với gói thầu đã thực hiện sơ tuyển, hồ sơ mời thầu không cần quy định tiêu chuẩn đánh giá về năng lực và kinh nghiệm của nhà thầu nhưng phải yêu cầu nhà thầu cập nhật thông tin về năng lực của nhà thầu.
6. Tiêu chuẩn đánh giá về năng lực và kinh nghiệm; tiêu chuẩn đánh giá về kỹ thuật được thực hiện theo quy định tại các điểm a, b khoản 4 và các điểm a, b khoản 5 Điều 24 của Nghị định này.
7. Việc xác định giá thấp nhất (đối với trường hợp áp dụng phương pháp giá thấp nhất) được thực hiện theo quy định tại điểm c khoản 4 và điểm c khoản 5 Điều 24 của Nghị định này.
8. Tiêu chuẩn xác định giá đánh giá (đối với trường hợp áp dụng phương pháp giá đánh giá) được thực hiện theo quy định tại điểm d khoản 4 và điểm d khoản 5 Điều 24 của Nghị định này.
9. Tiêu chuẩn đánh giá tổng hợp (đối với trường hợp áp dụng phương pháp kết hợp giữa kỹ thuật và giá) được thực hiện theo quy định tại Điều 36 của Nghị định này.
10. Quy định về việc nêu nhãn hiệu, xuất xứ của hàng hóa được thực hiện theo quy định tại khoản 9 Điều 24 của Nghị định này.
11. Quy định về việc sử dụng lao động được thực hiện theo quy định tại khoản 10 Điều 24 của Nghị định này.
12. Quy định về tùy chọn mua thêm được thực hiện theo quy định tại khoản 11 Điều 24 của Nghị định này.
13. Đối với gói thầu cung cấp dịch vụ phi tư vấn và gói thầu hỗn hợp, căn cứ quy mô, tính chất của gói thầu và quy định tại Điều này để xác định tiêu chuẩn đánh giá về năng lực và kinh nghiệm; tiêu chuẩn đánh giá về kỹ thuật; xác định giá thấp nhất (đối với trường hợp áp dụng phương pháp giá thấp nhất); tiêu chuẩn xác định giá đánh giá (đối với trường hợp áp dụng phương pháp giá đánh giá); tiêu chuẩn đánh giá tổng hợp (đối với trường hợp áp dụng phương pháp kết hợp giữa kỹ thuật và giá) cho phù hợp.
14. Quy định về giấy phép bán hàng được thực hiện theo quy định tại khoản 12 Điều 24 của Nghị định này.
1. Tiêu chuẩn đánh giá tổng hợp được áp dụng đối với phương pháp kết hợp giữa kỹ thuật và giá trên cơ sở xác định điểm tổng hợp.
Điểm tổng hợp được xác định như sau:
Trong đó:
Điểm kỹ thuật đang xét: là số điểm được xác định tại bước đánh giá về kỹ thuật của hồ sơ dự thầu đang xét;
Điểm kỹ thuậtcao nhất: là số điểm kỹ thuật cao nhất trong số các hồ sơ dự thầu đáp ứng về kỹ thuật;
Gthấpnhất: là giá dự thầu sau sửa lỗi, hiệu chỉnh sai lệch trừ đi giá trị giảm giá (nếu có) thấp nhất của các hồ sơ dự thầu đáp ứng về kỹ thuật;
Gđangxét: là giá dự thầu sau sửa lỗi, hiệu chỉnh sai lệch trừ đi giá trị giảm giá (nếu có) của hồ sơ dự thầu đang xét;
K: Tỷ trọng điểm về kỹ thuật quy định trong thang điểm tổng hợp;
T: Tỷ trọng điểm về giá quy định trong thang điểm tổng hợp;
K + T = 100%. Tỷ trọng điểm về kỹ thuật (K) và về giá (T) phải được xác định cụ thể trong hồ sơ mời thầu.
2. Tiêu chuẩn đánh giá tổng hợp được xây dựng trên cơ sở kết hợp giữa kỹ thuật và giá. Tùy theo quy mô, tính chất của từng gói thầu cần xác định tỷ trọng điểm về kỹ thuật và tỷ trọng điểm về giá cho phù hợp, bảo đảm tỷ trọng điểm về kỹ thuật cộng với tỷ trọng điểm về giá bằng 100% theo nguyên tắc sau:
a) Đối với gói thầu xây lắp, mua sắm hàng hóa, phi tư vấn, hỗn hợp: Tỷ trọng điểm về kỹ thuật (K) từ 10% đến 30%, tỷ trọng điểm về giá (T) từ 70% đến 90%;
b) Đối với gói thầu mua thuốc: tỷ trọng điểm về kỹ thuật (K) từ 30% đến 40%, tỷ trọng điểm về giá (T) từ 60% đến 70%.
3. Trường hợp cần ưu tiên về yếu tố kỹ thuật so với yếu tố về giá, chủ đầu tư trình người có thẩm quyền xem xét, quyết định tỷ trọng điểm về kỹ thuật (K) và tỷ trọng điểm về giá (T) nhưng đảm bảo tỷ trọng điểm về kỹ thuật không vượt quá 50%.
1. Mời thầu:
a) Thông báo mời thầu được áp dụng đối với trường hợp không tiến hành thủ tục lựa chọn danh sách ngắn và được thực hiện theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 8 của Luật Đấu thầu;
b) Gửi thư mời thầu đến các nhà thầu có tên trong danh sách ngắn.
2. Phát hành, sửa đổi, làm rõ hồ sơ mời thầu:
Việc phát hành, sửa đổi, làm rõ hồ sơ mời thầu thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều 26 của Nghị định này.
3. Chuẩn bị, nộp, tiếp nhận, quản lý, sửa đổi, rút hồ sơ dự thầu:
Việc chuẩn bị, nộp, tiếp nhận, quản lý, sửa đổi, rút hồ sơ dự thầu thực hiện theo quy định tại khoản 3 Điều 26 của Nghị định này.
4. Mở hồ sơ đề xuất về kỹ thuật:
a) Việc mở hồ sơ đề xuất về kỹ thuật phải được tiến hành công khai và bắt đầu ngay trong thời hạn 02 giờ kể từ thời điểm đóng thầu. Bên mời thầu chi mở hồ sơ đề xuất về kỹ thuật nhận được trước thời điểm đóng thầu theo yêu cầu của hồ sơ mời thầu trước sự chứng kiến của đại diện các nhà thầu tham dự lễ mở thầu, không phụ thuộc vào sự có mặt hay vắng mặt của các nhà thầu;
b) Việc mở hồ sơ đề xuất về kỹ thuật được thực hiện đối với từng hồ sơ dự thầu theo thứ tự chữ cái tên của nhà thầu và theo trình tự sau đây: kiểm tra niêm phong; mở hồ sơ và đọc rõ các thông tin: tên nhà thầu, số lượng bản gốc, bản chụp hồ sơ đề xuất về kỹ thuật, đơn dự thầu thuộc hồ sơ đề xuất về kỹ thuật, thời gian có hiệu lực của hồ sơ đề xuất về kỹ thuật, thời gian thực hiện gói thầu, giá trị, hiệu lực của bảo đảm dự thầu, các thông tin khác liên quan;
c) Các thông tin quy định tại điểm b khoản này phải được ghi vào biên bản mở hồ sơ đề xuất về kỹ thuật. Biên bản này phải được đại diện của bên mời thầu, nhà thầu tham dự lễ mở hồ sơ đề xuất về kỹ thuật ký xác nhận và được gửi cho các nhà thầu tham dự thầu, đăng tải trên Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia trong thời hạn 24 giờ kể từ thời điểm mở thầu;
d) Đại diện của bên mời thầu phải ký xác nhận vào bản gốc đơn dự thầu, giấy ủy quyền của người đại diện theo pháp luật của nhà thầu (nếu có); thỏa thuận liên danh (nếu có); bảo đảm dự thầu; các nội dung quan trọng của từng hồ sơ đề xuất về kỹ thuật;
đ) Hồ sơ đề xuất về tài chính của tất cả các nhà thầu được bên mời thầu niêm phong trong một túi riêng biệt và được đại diện của bên mời thầu, nhà thầu tham dự lễ mở hồ sơ đề xuất về kỹ thuật ký niêm phong.
1. Việc đánh giá hồ sơ dự thầu thực hiện theo nguyên tắc quy định tại các khoản 1, 2, 3, 5, 6, 7 và 8 Điều 27 của Nghị định này.
Đối với gói thầu chia phần, việc đánh giá hồ sơ dự thầu và xét duyệt trúng thầu được thực hiện trên cơ sở bảo đảm tổng giá đề nghị trúng thầu của gói thầu là thấp nhất (đối với gói thầu áp dụng phương pháp giá thấp nhất); tổng giá đánh giá của gói thầu là thấp nhất (đối với gói thầu áp dụng phương pháp giá đánh giá); tổng điểm tổng hợp cao nhất (đối với gói thầu áp dụng phương pháp kết hợp giữa kỹ thuật và giá) và giá đề nghị trúng thầu của cả gói thầu không vượt giá gói thầu được duyệt mà không so sánh với ước tính chi phí của từng phần; đối với gói thầu mua thuốc, hóa chất, vật tư xét nghiệm, thiết bị y tế, dịch vụ kỹ thuật theo hướng dẫn của Bộ Y tế (nếu có).
2. Việc làm rõ hồ sơ dự thầu thực hiện theo quy định tại Điều 28 của Nghị định này.
3. Việc sửa lỗi và hiệu chỉnh sai lệch thực hiện theo quy định tại Điều 29 của Nghị định này.
1. Nội dung kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ đề xuất về kỹ thuật:
a) Các thành phần của hồ sơ đề xuất về kỹ thuật, bao gồm: đơn dự thầu thuộc hồ sơ đề xuất về kỹ thuật, thỏa thuận liên danh (nếu có), giấy ủy quyền của người đại diện theo pháp luật của nhà thầu (nếu có); bảo đảm dự thầu; số lượng bản gốc, bản chụp hồ sơ đề xuất về kỹ thuật;
b) Tính thống nhất về nội dung giữa bản gốc và bản chụp để phục vụ quá trình đánh giá chi tiết hồ sơ đề xuất về kỹ thuật.
2. Đánh giá tính hợp lệ của hồ sơ đề xuất về kỹ thuật:
Hồ sơ đề xuất về kỹ thuật của nhà thầu được đánh giá là hợp lệ khi đáp ứng đầy đủ các quy định tại điểm a khoản 4 Điều 35 của Nghị định này.
Nhà thầu có hồ sơ đề xuất về kỹ thuật hợp lệ được xem xét, đánh giá về năng lực và kinh nghiệm. Đối với gói thầu đã thực hiện sơ tuyển, không tiến hành đánh giá về năng lực và kinh nghiệm của nhà thầu.
3. Đánh giá về năng lực và kinh nghiệm:
a) Việc đánh giá về năng lực và kinh nghiệm thực hiện theo tiêu chuẩn đánh giá quy định trong hồ sơ mời thầu;
b) Nhà thầu có năng lực và kinh nghiệm đáp ứng yêu cầu được xem xét, đánh giá về kỹ thuật;
c) Đối với gói thầu có sơ tuyển, nhà thầu đã vượt qua bước sơ tuyển, có hồ sơ đề xuất về kỹ thuật hợp lệ, có năng lực được cập nhật đáp ứng yêu cầu của gói thầu được xem xét, đánh giá về kỹ thuật.
Đối với gói thầu mua sắm hàng hóa, nhà thầu là cá nhân, nhóm cá nhân chào thầu sản phẩm đổi mới sáng tạo của mình đáp ứng quy định tại khoản 4 Điều 5 của Nghị định này thì không phải đáp ứng một số tiêu chí quy định tại khoản 3 Điều 9 của Nghị định này.
4. Đánh giá về kỹ thuật:
a) Việc đánh giá về kỹ thuật thực hiện theo tiêu chuẩn đánh giá quy định trong hồ sơ mời thầu;
b) Nhà thầu đáp ứng yêu cầu về kỹ thuật được mở và đánh giá hồ sơ đề xuất về tài chính.
5. Danh sách nhà thầu đáp ứng yêu cầu về kỹ thuật phải được chủ đầu tư phê duyệt bằng văn bản căn cứ vào tờ trình phê duyệt, báo cáo thẩm định kết quả đánh giá về kỹ thuật. Bên mời thầu thông báo danh sách các nhà thầu đáp ứng và nhà thầu không đáp ứng yêu cầu về kỹ thuật, nêu lý do nhà thầu không đáp ứng đồng thời mời tất cả các nhà thầu tham dự thầu đến mở hồ sơ đề xuất về tài chính. Bên mời thầu phải đăng tải danh sách nhà thầu đáp ứng về kỹ thuật trên Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày phê duyệt danh sách này.
1. Bên mời thầu kiểm tra niêm phong túi đựng các hồ sơ đề xuất về tài chính.
2. Việc mở hồ sơ đề xuất về tài chính được thực hiện như sau:
a) Chỉ mở hồ sơ đề xuất về tài chính của nhà thầu có tên trong danh sách nhà thầu đáp ứng yêu cầu về kỹ thuật trước sự chứng kiến của đại diện các nhà thầu tham dự lễ mở hồ sơ đề xuất về tài chính, không phụ thuộc vào sự có mặt hay vắng mặt của các nhà thầu;
b) Việc mở hồ sơ đề xuất về tài chính được thực hiện đối với từng hồ sơ đề xuất về tài chính theo thứ tự chữ cái tên của nhà thầu có tên trong danh sách nhà thầu đáp ứng yêu cầu về kỹ thuật và theo trình tự sau đây: kiểm tra niêm phong; đọc điểm kỹ thuật của các hồ sơ dự thầu được đánh giá đáp ứng yêu cầu về kỹ thuật (trường hợp sử dụng phương pháp chấm điểm); mở hồ sơ và đọc rõ các thông tin: tên nhà thầu, số lượng bản gốc, bản chụp hồ sơ đề xuất về tài chính, đơn dự thầu thuộc hồ sơ đề xuất về tài chính, thời gian có hiệu lực của hồ sơ đề xuất về tài chính, giá dự thầu ghi trong đơn dự thầu, giá trị giảm giá (nếu có), các thông tin khác liên quan.
3. Biên bản mở hồ sơ đề xuất về tài chính:
a) Các thông tin quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này phải được ghi vào biên bản mở hồ sơ đề xuất về tài chính. Biên bản mở hồ sơ đề xuất về tài chính phải được ký xác nhận bởi đại diện của bên mời thầu và nhà thầu tham dự mở hồ sơ đề xuất về tài chính. Biên bản này phải được gửi cho các nhà thầu đáp ứng yêu cầu về kỹ thuật; được đăng tải trên Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia trong thời hạn 24 giờ kể từ thời điểm mở thầu;
b) Đại diện của bên mời thầu phải ký xác nhận vào tất cả các trang bản gốc của hồ sơ đề xuất về tài chính.
1. Nội dung kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ đề xuất về tài chính:
a) Số lượng bản gốc, bản chụp hồ sơ đề xuất về tài chính;
b) Các thành phần của hồ sơ đề xuất về tài chính, bao gồm: đơn dự thầu thuộc hồ sơ đề xuất về tài chính; bảng giá dự thầu; các thành phần khác thuộc hồ sơ đề xuất về tài chính;
c) Tính thống nhất về nội dung giữa bản gốc và bản chụp để phục vụ quá trình đánh giá chi tiết hồ sơ đề xuất về tài chính.
2. Đánh giá tính hợp lệ của hồ sơ đề xuất về tài chính:
Hồ sơ đề xuất về tài chính của nhà thầu được đánh giá là hợp lệ khi đáp ứng đầy đủ các quy định tại điểm b khoản 4 Điều 35 của Nghị định này.
Nhà thầu có hồ sơ đề xuất về tài chính hợp lệ được đánh giá chi tiết về tài chính.
3. Đánh giá chi tiết hồ sơ đề xuất về tài chính và xếp hạng nhà thầu:
a) Việc đánh giá chi tiết hồ sơ đề xuất về tài chính và xếp hạng nhà thầu thực hiện theo tiêu chuẩn đánh giá quy định trong hồ sơ mời thầu. Thư giảm giá không được công khai trong biên bản mở thầu sẽ không được xem xét, đánh giá;
b) Sau khi hình thành danh sách xếp hạng nhà thầu, tổ chuyên gia lập báo cáo gửi bên mời thầu xem xét. Báo cáo gồm các nội dung: danh sách nhà thầu được xem xét, xếp hạng và thứ tự xếp hạng; danh sách nhà thầu không đáp ứng yêu cầu và bị loại; lý do loại bỏ nhà thầu; nhận xét về tính cạnh tranh, công bằng, minh bạch và hiệu quả kinh tế trong quá trình tổ chức lựa chọn nhà thầu. Trường hợp chưa bảo đảm cạnh tranh, công bằng, minh bạch và hiệu quả kinh tế, phải nêu rõ lý do và đề xuất biện pháp xử lý; những nội dung của hồ sơ mời thầu không phù hợp với quy định của pháp luật về đấu thầu hoặc nội dung có thể dẫn đến cách hiểu không rõ hoặc khác nhau trong quá trình thực hiện hoặc có thể làm sai lệch kết quả lựa chọn nhà thầu (nếu có); đề xuất biện pháp xử lý.
Chủ đầu tư không phải phê duyệt danh sách xếp hạng nhà thầu.
1. Trường hợp gói thầu áp dụng thương thảo hợp đồng, nhà thầu xếp hạng thứ nhất được bên mời thầu mời đến thương thảo hợp đồng.
2. Căn cứ thương thảo hợp đồng:
a) Báo cáo kết quả đánh giá hồ sơ dự thầu;
b) Hồ sơ dự thầu và các tài liệu làm rõ hồ sơ dự thầu (nếu có) của nhà thầu;
c) Hồ sơ mời thầu bao gồm điều kiện chung, điều kiện cụ thể của hợp đồng và các tài liệu sửa đổi, làm rõ hồ sơ mời thầu (nếu có).
3. Nguyên tắc thương thảo hợp đồng:
a) Không thương thảo các nội dung mà nhà thầu đã chào thầu theo đúng yêu cầu của hồ sơ mời thầu;
b) Không được làm thay đổi đơn giá đã xác định tại bước đánh giá về tài chính.
4. Nội dung thương thảo hợp đồng:
a) Những nội dung chưa đủ chi tiết, chưa rõ hoặc chưa phù hợp, thống nhất giữa hồ sơ mời thầu và hồ sơ dự thầu, giữa các nội dung khác nhau trong hồ sơ dự thầu có thể dẫn đến các phát sinh, tranh chấp hoặc ảnh hưởng đến trách nhiệm của các bên trong quá trình thực hiện hợp đồng;
b) Các sai lệch do nhà thầu đã phát hiện và đề xuất trong hồ sơ dự thầu (nếu có), bao gồm cả các đề xuất thay đổi hoặc phương án kỹ thuật thay thế của nhà thầu nếu trong hồ sơ mời thầu có quy định cho phép nhà thầu chào phương án kỹ thuật thay thế;
c) Nhân sự chủ chốt:
Nhà thầu không được thay đổi nhân sự chủ chốt đã đề xuất hoặc đã được thay thế một lần theo quy định tại khoản 2 Điều 27 của Nghị định này, trừ trường hợp do thời gian đánh giá hồ sơ dự thầu kéo dài hơn so với dự kiến trong kế hoạch lựa chọn nhà thầu hoặc vì lý do bất khả kháng mà nhân sự chủ chốt do nhà thầu đã đề xuất không thể tham gia thực hiện hợp đồng. Trong trường hợp này, nhà thầu được thay đổi nhân sự khác nhưng phải bảo đảm nhân sự dự kiến thay thế có trình độ, kinh nghiệm và năng lực tương đương hoặc cao hơn so với nhân sự đã đề xuất và nhà thầu không được thay đổi giá dự thầu;
d) Các vấn đề phát sinh trong quá trình lựa chọn nhà thầu (nếu có) nhằm mục tiêu hoàn thiện các nội dung chi tiết của gói thầu;
đ) Các nội dung cần thiết khác.
5. Trong quá trình thương thảo hợp đồng, các bên tham gia thương thảo tiến hành hoàn thiện dự thảo văn bản hợp đồng; điều kiện cụ thể của hợp đồng, phụ lục hợp đồng gồm danh mục chi tiết về phạm vi công việc, biểu giá, tiến độ thực hiện (nếu có).
6. Sau khi hoàn thành thương thảo hợp đồng, bên mời thầu lập tờ trình đề nghị phê duyệt kết quả lựa chọn nhà thầu gửi chủ đầu tư phê duyệt theo quy định tại Điều 31 của Nghị định này. Tờ trình đề nghị phê duyệt kết quả lựa chọn nhà thầu bao gồm các nội dung sau đây:
a) Kết quả đánh giá đối với từng hồ sơ dự thầu;
b) Danh sách nhà thầu được xem xét, xếp hạng và thứ tự xếp hạng nhà thầu;
c) Kết quả thương thảo hợp đồng;
d) Danh sách nhà thầu không đáp ứng yêu cầu và bị loại; lý do loại bỏ nhà thầu;
đ) Tên nhà thầu được đề nghị trúng thầu, giá đề nghị trúng thầu, loại hợp đồng, thời gian thực hiện gói thầu và thời gian thực hiện hợp đồng;
e) Nhận xét về tính cạnh tranh, công bằng, minh bạch và hiệu quả kinh tế trong quá trình tổ chức lựa chọn nhà thầu. Trường hợp chưa bảo đảm cạnh tranh, công bằng, minh bạch và hiệu quả kinh tế, phải nêu rõ lý do và đề xuất biện pháp xử lý;
g) Những nội dung của hồ sơ mời thầu chưa phù hợp với quy định của pháp luật về đấu thầu dẫn đến có cách hiểu không rõ hoặc khác nhau trong quá trình thực hiện hoặc có thể dẫn đến làm sai lệch kết quả lựa chọn nhà thầu (nếu có) và đề xuất biện pháp xử lý;
h) Những nội dung cần lưu ý (nếu có).
7. Trường hợp nhà thầu tham gia thương thảo nhưng không tiến hành thương thảo theo đúng nguyên tắc và nội dung quy định tại khoản 3 và khoản 4 Điều này hoặc đã tiến hành thương thảo nhưng không ký biên bản thương thảo hợp đồng nhằm mục đích rút khỏi việc trúng thầu hoặc gây bất lợi cho chủ đầu tư thì nhà thầu bị loại và không được hoàn trả giá trị bảo đảm dự thầu.
8. Nhà thầu được quyền từ chối thương thảo và được hoàn trả giá trị bảo đảm dự thầu trong trường hợp bên mời thầu, chủ đầu tư không tiến hành thương thảo theo nguyên tắc và nội dung quy định tại khoản 3 và khoản 4 Điều này.
9. Trường hợp thương thảo không thành công, bên mời thầu báo cáo chủ đầu tư xem xét, quyết định mời nhà thầu xếp hạng tiếp theo vào thương thảo.
OFFLINE LIMITED BIDDING, COMPETITIVE BIDDING FOR NON-CONSULTING, GOODS PROCUREMENT, CONSTRUCTION, MIXED PACKAGES UNDER SINGLE-STAGE METHOD
Section 1. SINGLE-STAGE AND ONE-ENVELOPE METHOD
Article 22. Detailed procedures
1. Contractor selection preparation, including:
a) Draw up a shortlist (if necessary);
b) Prepare bidding documents;
c) Appraise and approve bidding documents.
2. Contractor selection organization, including:
a) Invitation to bid:
b) Issue, modify and clarify bidding documents;
c) Prepare, submit, receive, manage, modify, withdraw bids;
d) Open bids.
3. Evaluation of bids, including:
a) Check and evaluate the validity of bids:
c) Evaluate bids in details;
c) Rank bidders (if there is more than 1 bidder).
4. Submit, appraise, approve, and publicize the contractor selection result and explain reasons for unsuccessful bidders upon their requests (if any).
5. Finalize, sign, and manage contract performance.
In addition to organizations, individuals and groups can bid on goods procurement packages with innovative products that meet the criteria of Clause 4, Article 5 of this Decree.
Based on the scale and nature of the package, the competent person decides to apply the shortlisting procedure. The application of shortlisting procedure must be recorded in the specific contractor selection plan.
1. For competitive bidding:
a) Prepare prequalification documents:
The prequalification documents include the following contents: summary about the project, procurement estimate, package; instructions on preparing and submitting prequalification applications; evaluation criteria for the validity of prequalification applications; criteria for bidder capacity and experience.
Prequalification applications are evaluated using pass/fail criteria, which define the minimum acceptable level for each element of the bidder's capacity and experience;
b) Prequalification documents are evaluated according to Article 129 of this Decree before approval. Approval for the prequalification documents is done in writing based on the approval report and appraisal report of the prequalification documents;
c) Invitation for pre-qualification applications shall comply with Point b, Clause 1, Article 8 of the Bidding Law;
d) Issue prequalification documents:
Prequalification documents are published for free on VNEPS;
dd) Receive and manage prequalification applications:
The procuring entity confidentially receives and manages prequalification applications until the preliminary results are announced;
e) Open and evaluate prequalification applications:
Prequalification applications are submitted by the deadline and at the location specified in the prequalification documents and are opened immediately after the bid submission deadline. The record of the prequalification application opening will be sent to participating bidders and posted on VNEPS within 24 hours upon bid opening. Prequalification applications submitted after the bid submission deadline are invalid, cannot be opened and will be disqualified. The evaluation of prequalification applications is carried out according to the evaluation criteria specified in the prequalification documents. Bidders whose prequalification applications meet all capacity and experience requirements will be shortlisted.
Bidders who are individuals or groups offering innovative products that meet the requirements in Clause 4, Article 5 of this Decree may be exempt from certain criteria outlined in Clause 3, Article 9.
g) Submit, appraise, and approve prequalification results:
The procuring entity submits the prequalification results for approval, including their opinions on of the expert team's evaluation findings. The prequalification results are appraised against Clauses 1 and 2 of Article 130 of this Decree. Following this appraisal, a written approval is granted based on the prequalification approval proposal and appraisal report. If a shortlist is created, the prequalification approval will identify the successful bidders and include any relevant notes. If a shortlist is not created, the prequalification approval must clearly state the reason a shortlist was not created.
h) Publicly announce the shortlist: the shortlist will be posted as required in Point b, Clause 1 and Clause 4, Article 8 of the Bidding Law and shared with bidders who submitted prequalification applications.
2. For limited bidding:
a) Identify and approve a shortlist of at least 3 bidders who have the capacity and experience to meet the requirements of the package and wish to participate in the bidding. If less than 3 bidders meet the requirements, follow the procedures outlined in Clause 3, Article 131 of this Decree;
b) After approval, the shortlist is posted according to Point b, Clause 1 and Clause 4, Article 8 of the Bidding Law.
3. Shortlisted bidders cannot form a joint venture for this bidding process. However, they may participate as a joint venture with a non-shortlisted bidder, but only with the employer's approval before the bid deadline.
Article 24. Preparation of bidding documents
1. Grounds for preparing bidding documents:
a) Approved overall contractor selection plan (if any);
b) Approved specific contractor selection plan;
c) Documentation on design, drawings, and notes to the package (if any);
d) Technical specifications of the package including: characteristics, specifications, technology requirements, service quality, inspection, testing, taking-over inspection and other technical requirements ( if any);
dd) Legal regulations on bidding and related laws; international treaties and loan agreements (if any) for ODA-funded projects and concessional loans;
e) Legal regulations on taxes, fees, incentives in contractor selection;
g) Other related grounds.
2. Bidding documents must provide all necessary information for bidders to prepare competitive bids. They cannot contain any restrictions that limit bidder participation or give any bidder an unfair advantage, which may cause unfair competition as prescribed in Point k, Clause 6, Article 16 and Clause 3, Article 44 of the Bidding Law. The Ministry of Planning and Investment clarifies that violations of Clause 3, Article 44 of the Bidding Law can invalidate bidding documents. This means such documents cannot be used to evaluate bids.
3. The bidding documents must specify the criteria for evaluating the validity of bids, including:
a) There is the original bid;
b) There is a letter of bid signed and stamped by the bidder's legal representative (if any) according to the requirements of the bidding documents; the signing date of the letter of bid must be after the issuance date of the bidding documents; do not propose different bid prices or include conditions that are disadvantageous to the employer. For a joint venture bidder, the letter of bid must be signed and sealed by the legal representative of each joint venture party (if any) or the party assigned to by the joint venture to sign the letter of bid according to the assigned responsibilities in the joint venture agreement;
c) The validity of the bid meets the requirements as prescribed in the bidding documents;
d) There is a bid security with value and validity period and the beneficiary meets the requirements of the bidding documents. Bid security, in the form of a bank guarantee or certificate of guarantee insurance, may not violate any of the following requirements: their value or validity period must meet the minimums specified in the bidding documents, the beneficiary name must be correct, a valid signature must be present, the signature cannot be dated before the bidding documents were issued, the document cannot contain any conditions that disadvantage the employer or procuring entity. The bank guarantee or certificate of guarantee insurance must be signed and stamped by a legal representative of a domestic credit institution or foreign bank branch established under Vietnamese law, a domestic non-life insurer, branch of foreign non-life insurer established under Vietnamese law (if any). For insurance packages, participating bidders may not present their own certificate of guarantee insurance;
dd) The bidder is not named in two or more bids as an independent bidder or a joint venture party;
e) There is a joint venture agreement (in case of joint venture) signed and sealed by the legal representative of each joint venture party (if any); the joint venture agreement must clearly state the specific work each party will perform and the estimated value of each party's work. Work assignments within the joint venture will be determined by: items listed in the bid price schedule or tasks required to produce those items. Tasks unrelated to these items or the production of these items must not be assigned.
g) The bidder must meet the eligibility requirements in accordance with Article 5 of the Law on Bidding;
h) In the 3 years before the bid submission deadline, the bidder did not have employed personnel (signed a labor contract with the bidder at the time they committed the violation) who were convicted by a court of a bidding violation leading to serious criminal consequences, with the intent for that bidder to win the contract.
4. Criteria for evaluating bids for goods procurement packages include:
a) Evaluation criteria for capacity and experience:
Bidders’ capacity and experience are evaluated using pass/fail criteria, which define the minimum acceptable level for each element of the bidder's capacity and experience, including: experience in supplying similar goods, production capacity, and financial capability (net asset value, revenue); fulfillment of tax declaration and payment obligations and other necessary indicators to evaluate the bidder's financial capability; technical facilities, qualifications of professional staff to perform related services (if required).
Determining the level of specific requirements for each criterion specified in this point is based on the requirements of each specific package. Bidders that are assessed to meet all the criteria specified in this point meet the requirements for capacity and experience.
For goods procurement packages, bidders who are individuals or groups offering innovative products that meet the requirements in Clause 4, Article 5 of this Decree may be exempt from certain criteria outlined in Clause 3, Article 9.
Bidders who are household businesses are exempt from financial statements and the net asset value requirements.
b) Technical evaluation criteria:
Technical evaluation criteria are set based on pass, fail criteria or scoring methods.
In case of using pass/fail method, for general evaluation criteria, only pass/fail criteria are used. For basic detailed criteria in the general criteria, only pass and fail criteria are used; for non-basic detailed criteria in the general criteria, in addition to the pass and fail criteria, additional acceptable criteria may be applied but must not exceed 30% of the total number of detailed criteria in the general criteria. General criteria are assessed as passed when all basic detailed criteria are assessed as passed and non-basic detailed criteria are assessed as passed or acceptable.
In case a scoring method is used, the minimum score and maximum score must be specified for each general criterion. The minimum scores for basic detailed criteria can be specified in the general criteria; there is no minimum score for non-basic detailed criteria. The minimum technical score is not lower than 70% of the total maximum technical score. For a package with high technical requirements, the minimum technical score is from 80% to 90% of the total maximum technical score; for a package that need to be considered on the basis of focusing on technical and price factors, the employer can stipulate that the minimum technical score is not lower than 80% of the total maximum technical score. Technical evaluation criteria are built on the basis of factors on the ability to meet the requirements of quantity, quality, delivery time, transportation, installation, warranty, and after-sales services (if any), the bidder's contract performance results according to Articles 17 and 18 of this Decree and other requirements stated in the bidding documents. Based on each specific package, when preparing bidding documents, it is necessary to specify the criteria as a basis for technical evaluation, including: characteristics, specifications of goods, production standards, manufacturing and technology standards; the reasonableness and economic efficiency of technical solutions and measures for supplying and installing goods; level of satisfaction of warranty and maintenance requirements; the degree to which requirements for providing supplies, replacement equipment and other related services (if any) are met during the entire use process of the goods; geographical and environmental adaptability; impacts on the environment and solutions; factors of commercial conditions, delivery time, technology transfer training, and after-sales services; goods supply progress; environmentally friendly factors; the bidder's contract performance results according to Articles 17 and 18 of this Decree; the quality of similar goods published according to Article 18 of this Decree (if any); other necessary factors.
c) Determine the lowest price (in case the least-cost selection is applied): determine the bid price; correct errors and adjust deviations; deduct discounts (if any); convert the bid price to a common currency (if any); determine incentive value (if any); compare bids to determine the lowest price;
d) Criteria for determining evaluated price (in case of applying the evaluated price selection):
Formula for determining evaluated price:
GĐG = G ± ∆G + ∆ƯĐ
Where:
G = (bid price ± error correction value ± deviation adjustment value) - discounts (if any).
∆G is the value of factors converted into one level for the entire life cycle of the goods including: delivery time; payment schedule; costs of supplies and spare parts during the initial period; availability of materials, spare parts and after-sales services for the goods offered in the bid at the project location; life cycle costs; device performance and capacity; elements of sustainable bidding (if any); the bidder's contract performance results according to Articles 17 and 18 of this Decree; the quality of goods used published according to Article 18 of this Decree, including consideration of origin; other factors (if any).
∆ƯĐ is the value that must be added to non-incentive subjects according to Points b and d Clause 1, Points b and d Clause 2 and Point b Clause 3 Article 5 of this Decree.
5. Criteria for evaluating bids for construction packages include:
a) Evaluation criteria for capacity and experience:
Bids are evaluated using pass/fail criteria for capacity and experience, which define the minimum acceptable level for each element of the bidder's capacity and experience, including: experience in performing similar packages; technical capacity: quantity and professional qualifications of key staff, quantity of main construction equipment that can be mobilized to carry out the package (if required); financial capacity: net asset value, revenue; fulfillment of tax declaration and payment obligations and other necessary indicators to evaluate the financial capacity of the bidder.
The specific requirements for each criterion will be determined based on the individual package requirements. Bidders that are assessed to meet all the criteria specified in this point meet the requirements for capacity and experience;
b) Technical evaluation criteria:
Technical evaluation criteria are set based on pass, fail criteria or scoring methods.
In case of using pass/fail method, for general evaluation criteria, only pass/fail criteria are used. For basic detailed criteria in the general criteria, only pass and fail criteria are used; for non-basic detailed criteria in the general criteria, in addition to the pass and fail criteria, additional acceptable criteria may be applied but must not exceed 30% of the total number of detailed criteria in the general criteria. General criteria are assessed as passed when all basic detailed criteria are assessed as passed and non-basic detailed criteria are assessed as passed or acceptable.
In case a scoring method is used, the minimum score and maximum score must be specified for each general criterion. The minimum scores for basic detailed criteria can be specified in the general criteria; there is no minimum score for non-basic detailed criteria.
Technical evaluation criteria will assess a bidder's ability to meet the requirements outlined in the design documents, scope of work, and contract performance results, as detailed in Articles 17 and 18 of this Decree and other requirements stated in the bidding documents. Based on each specific package, when preparing bidding documents, it is necessary to specify the criteria as a basis for technical evaluation, including: reasonableness and feasibility of technical solutions, execution plans in accordance with proposed construction progress; construction progress; project management methods (project management organization, field management organization); quality assurance measures; assurance of environmental sanitation and other conditions such as fire safety and labor safety; level of satisfaction of warranty and maintenance requirements; environmentally friendly factors (if any), including: the use of supplies, materials, execution plans, lines, construction technology and other factors (if any); bidder's contract performance results according to Articles 17 and 18 of this Decree; other necessary factors.
The bidding documents must allow bidders to propose alternative construction methods, except in special cases where a specific method is required due to the package's nature. This will be clearly stated in the bidding documents;
c) Determination of the lowest price (in case of applying the least-cost selection) is carried out according to Point c, Clause 4 of this Article;
d) Criteria for determining evaluated price (in case of applying the evaluated price selection):
Formula for determining evaluated price:
GĐG = G ± ∆G + ∆ƯĐ
Where:
G = (bid price ± error correction value ± deviation adjustment value) - discounts (if any).
∆G is the value of factors converted into one level for the entire life cycle of the construction work including: construction completion progress; life cycle costs during the entire use of the construction work; loan interest expenses (if any); elements of sustainable bidding (if any); the bidder's contract performance results according to Articles 17 and 18 of this Decree; other factors (if any).
∆ƯĐ is the value that must be added to non-incentive subjects according to Point b Clause 2 Article 6 of this Decree.
6. For non-consulting and mixed packages:
Based on the scale and nature of the package and the provisions in Clauses 2, 4 and 5 of this Article, determine evaluation criteria for capacity and experience; technical evaluation criteria; determine the lowest price (in case the least-cost selection is applied) or the criteria for determining the evaluated price (in case the evaluated price selection is applied) accordingly.
7. Do not use the quality- and cost-based selection for packages that apply the single-stage and one-envelope method. For a package that needs to be considered on the basis of focusing on technical and price factors, the employer can stipulate that the minimum technical score is not lower than 80% of the total maximum technical score.
8. For a divided package, the bidding documents must clearly state the bidding conditions, the bid security measures and values for each part or multiple parts, and the evaluation method for each part or multiple parts so that the Bidders calculate bidding options according to their abilities.
9. Regulations on trademarks and origin of goods:
a) Except for the cases specified in Point e, Clause 3, Article 10, Clause 2, Article 44 and Clause 1, Article 56 of the Bidding Law, bidding documents must not state requirements on the specific trademarks or origin of the goods;
b) If bidding documents specify an origin requirement by groups of countries or territories but exclude Vietnamese origin (as allowed under Clause 2, Article 44 of the Bidding Law), Vietnamese goods can still be evaluated.
c) If the bidding documents cannot describe the goods in details according to technical characteristics, usability, technological design, or technological standards, they may state the trademark or catalog of a specific product for reference and illustration. However, these references must always be followed by the phrase "or equivalent." Additionally, the documents must clearly define what constitutes an equivalent good in terms of technical specifications, usability, and any other relevant aspects.
10. Regulations on labor use: For international bidding, bidding documents must prioritize the use of domestic workers for unskilled positions, where their qualifications are suitable and the supply is available. Foreign workers can only be employed when domestic workers are underqualified. Bids that fail to meet the labor use requirements outlined in the bidding documents will be rejected.
11. Regulations on additional purchase options (if any):
In case the specific contractor selection plan has regulations on additional purchase options, the bidding documents must stipulate the maximum volume and quantity of goods or services subject to the additional purchase option in accordance with the approved specific contractor selection plan.
12. Bidding documents must not require a sales permit, a sales authorization letter from the manufacturer or distributor, or a partnership certificate, manufacturer’s, or distributor's technical support or warranty, or other documents of equivalent value (hereinafter referred to as sales permit). For complex goods requiring the manufacturer’s after-sales support (warranty, maintenance, repairs, parts, technical support, etc.), the bidding documents may request a sales permit from the bidder. However, such a request must be pre-approved by the relevant authority.
If the manufacturer, its representative office, or agent commits one or more of the following acts without a legitimate reason: fails to provide a sales permit; revokes a previously provided sales permit; limits competition by issuing sales permits to only a few bidders; engages in other anti-competitive practices, the bidders or procuring entity will report these actions by: posting information on VNEPS and sending information to the Ministry of Planning and Investment and the Ministry of Industry and Trade. The document must specifically state the actions taken by the manufacturer, representative office, or agent along with supporting documents. The manufacturer, representative office, or agent facing a complaint from a bidder or procuring entity must respond via VNEPS. Additionally, they should submit a copy of their response to the Ministry of Planning and Investment for their records.
Article 25. Appraisal of and approval for bidding documents
1. Bidding documents must be appraised according to Article 129 of this Decree before approval.
2. Approval for bidding documents must be based on the approval report and appraisal report of bidding documents.
Article 26. Organization of contractor selection
1. Invitation for bids:
a) Invitations to bid are applied according to Point b, Clause 1, Article 8 of the Bidding Law if the shortlisting procedure is not applied;
b) In case the package applies the shortlisting procedure, invitations to bid will be sent to the bidders named on the shortlist.
2. Issue, modify and clarify bidding documents:
a) The bidding documents are published on VNEPS;
b) In case of modifications of the bidding documents after issuance, the procuring entity must post on the VNEPS the modification decision enclosed with the detailed modifications of the bidding documents and the modified bidding documents. Modifications of bidding documents must be made at least certain days before the bid submission deadline as prescribed in Point dd, Clause 1, Article 45 of the Bidding Law. In case there is not enough time, the bid submission deadline must be extended;
c) In case the bidding documents need to be clarified, the organization or individual shall send a written request for clarification to the procuring entity on VNEPS within at least 3 working days (for domestic bidding), 5 days (for international bidding) before the bid submission deadline. The procuring entity shall post the clarifications to bidding documents on the VNEPS at least 2 working days before the bid submission deadline. The clarifications to bidding documents must not mention the name of the bidder that requested clarification. If necessary, the procuring entity may organize a pre-bid meeting to discuss the content of bidding documents. The notice of organization of the pre-bid meeting is posted on VNEPS; all interested bidders are allowed to attend the pre-bid meeting without prior notification to the procuring entity. The procuring entity must record the minutes of the pre-bid meeting and post them on VNEPS. The minutes of the pre-bid meeting are considered clarifications to the bidding documents.
Clarifications to bidding documents must not contradict the approved bidding documents. In case the clarifications to the bidding documents leads to the need to modify the bidding documents, the modifications of the bidding documents shall comply with point b of this clause;
d) The decision on modifications or written clarifications to bidding documents is an integral part of the bidding documents.
3. Prepare, submit, receive, manage, modify, withdraw bids:
a) Bidders prepare and submit bids according to the requirements of the bidding documents.
The procuring entity confidentially receives and manages bids until the contractor selection results are announced. Bids or documents submitted after the deadline to modify or supplement the bid will be rejected, except for: clarifications requested by the procuring entity; clarifications regarding eligibility, financial statements, tax declaration and payment obligations, personnel and equipment documents, similar contracts, production capacity to demonstrate the bidder meets the requirements;
b) The employer, the procuring entity, or the expert team cannot disclose information from one bid to another bidder, except for information disclosed at the bid opening;
c) When there is a request to modify or withdraw the submitted bid, the bidder must send a written request to the procuring entity. The procuring entity only accepts the modifications or withdrawal of the bid when receiving a written request before the bid submission deadline.
4. Bid opening:
a) The bid opening must be conducted publicly and begin within 2 hours from the bid submission deadline. The procuring entity only opens bids received before the bid submission deadline according to the requirements of the bidding documents in the presence of representatives of bidders attending the bid opening ceremony, regardless of the presence or absence of bidders. Bids are opened in alphabetical order by bidder name and in the following order: check the seal; open the envelope and clearly read the bidder's name; identify if the bid is submitted independently or as a joint venture; check the number of originals and copies of all documents; review the bid price stated in the letter of bid and any offered discount; check validity period of the bid; verify proposed performance duration; check value and validity of bid security and other related information;
b) Minutes of bid opening: The information specified in point a of this clause must be recorded in the minutes of bid opening. The minutes of bid opening must be signed by the representative of the procuring entity and the bidders attending the bid opening ceremony. The minutes will be sent to participating bidders and posted on VNEPS within 24 hours upon bid opening;
c) The representative of the procuring entity signs the original letter of bid, letter of discount (if any), and the authorization letter of the bidder’s legal representative (if any); joint venture agreement (if any); bid security; financial proposals and important contents of each bid.
Article 27. Principles for evaluating bids
1. The evaluation of bids must be based on the bid evaluation criteria and other requirements in the bidding documents, based on the submitted bids and clarifications to bids to ensure the selection of a bidder with sufficient capacity and experience and a feasible solution to perform the package; any content within the bidding documents that restricts competition, as defined in Clause 2, Article 24 of this Decree, will be disregarded during bid evaluation.
2. The procuring entity will allow the bidder to make additions of and substitutions for key personnel (excluding engineering (E) personnel in EPC, EP, EC, or turnkey contracts) or major equipment if: the proposed personnel or equipment does not meet requirements, the bidder cannot demonstrate the ability to mobilize personnel (including cases where personnel have been mobilized for another contract whose working time overlaps with the performance duration of this package). The bidder may only add or replace each key personnel position and major equipment once within an appropriate period of time. Any bidder found to declare key personnel and major equipment untruthfully will be ineligible to propose substitutes. Their bid will be disqualified, and they will be subject to fraud allegations as per Clause 4, Article 16 of the Bidding Law. This will be addressed under Point a, Clause 1, Article 125 of this Decree.
3. If the proposed similar contract in the bid does not meet requirements, the procuring entity may request the bidder to supplement or replace another similar contract for evaluation within a reasonable timeframe.
4. For a divided package, bid evaluation and award will prioritize the bid with lowest total proposed winning price (for least-cost selection); or prioritize the bid with the lowest total evaluated price (for evaluated price selection) and the winning bid price for the entire package not exceeding the approved package price, regardless of partial package estimates; for a package for procurement of drugs, chemicals, testing supplies, medical equipment, and medical procedures, the instructions of the Ministry of Health (if any) will apply.
5. The evaluation of a bid is done on photocopies, the bidder is responsible for the consistency between the original and the photocopies. In case there is a discrepancy between the original and the photocopy but does not change the bidder ranking order, the evaluation will be based on the original. In case there are discrepancies between the original and the photocopy, leading to a different evaluation result on the original than the evaluation result on the photocopy and causing a change in the bidder's ranking order, the bid will be rejected and the bidder will be subject to fraud allegations and will be addressed according to Point a, Clause 1, Article 125 of this Decree.
6. Deviation, reservation, omission in bids:
a) “deviations” means departures from the requirements specified in the bidding documents; “reservation” is the setting of limiting conditions or withholding from complete acceptance of the requirements specified in the bidding documents; “omission” is the failure to submit part or all of the information or documentation required in the bidding documents;
b) Provided that a bid is substantially responsive to the requirements of the bidding documents, the procuring entity may accept nonconformities that are not deviations, reservations, or omissions;
c) Provided that a bid is substantially responsive to the requirements of the bidding documents, the procuring entity may require the bidder to provide necessary information or documents within a reasonable duration for correction of nonconformities or non-material deviations in the bid related to the material requirements. Requests to provide information and documents to rectify these nonconformities or deviations must not affect any factor of the bid price. Failure to comply with this request of the procuring entity may result in disqualifying the bidder;
d) Provided that a bid is substantially responsive to the requirements of the bidding documents, the procuring entity or expert team may adjust nonmaterial and quantifiable nonconformities related to the bid price; the bid price will be adjusted to account for the cost of missing or non-compliant items; this adjustment is solely for bid comparison purposes.
7. In case the bidder does not meet one of the evaluation criteria of eligibility, capacity, experience, technique, finance or the bid has any deviations, reservations, or omissions which disqualifies the bid, other criteria will not be further evaluated.
8. The employer or procuring entity may not allow the bidder to use a subcontractor that provides consulting services for the package for which the bidder has won the bid. These consulting services include: preparation, evaluation of engineering design, design of construction drawing, estimates or design of Front-End Engineering Design (FEED); valuation; supervision of contract performance and appraisal; preparation, appraisal of the prequalification document or bidding documents; evaluation of prequalification applications or bids; appraisal of the prequalification result or contractor selection result; management of project or contract; other consulting services directly to the package.
Article 28. Clarification to bids
1. After bid opening, the bidder is responsible for clarifying the bids according to the request of the procuring entity. If a bid lacks required documents on eligibility, similar contracts, production capacity, financial statements, tax declaration and payment obligations, personnel, and equipment, the procuring entity shall request clarification and additional documents to demonstrate the bidder's qualifications and experience.
2. After bid submission deadline, if a bidder finds that their bid lacks required documents on eligibility, similar contracts, production capacity, financial statements, tax declaration and payment obligations, personnel, and equipment, they will send clarification and additional documents to the procuring entity to demonstrate their qualifications and experience. The procuring entity shall receive the bidder's clarifications for review and evaluation; additional and clarifying documents are an integral part of the bid.
3. Clarifications regarding eligibility must not alter the nature of the participating bidder. Clarifications regarding validity of the bid (excluding eligibility), technical proposals, and financial proposals must ensure no changes to the basic content of the submitted bid or the bid price.
4. Clarification of a bid is only done between the procuring entity and the bidder whose bid needs to be clarified. The clarifications to bid must be made in writing and kept by the procuring entity as an integral part of the bid.
5. The procuring entity may verify the authenticity of any doubtful documents of the bidder with relevant organizations or individuals.
Article 29. Error correction and deviation adjustment
1. Error correction is the correction of errors in bids, including arithmetic errors and other errors, carried out according to the following principles:
a) Arithmetic errors include errors caused by performing addition, subtraction, multiplication, and division calculations incorrectly when calculating the bid price. For fixed unit price contracts, adjustable unit price contracts, time-based contracts, cost-plus-a-fee contracts, output-based contracts, percentage-based contracts, if there is a discrepancy between the unit price and the amount, the unit price will be used as the basis for error correction; if it is discovered that the unit price has an unusual difference due to a decimal error (10 times, 100 times, 1,000 times), the amount of money is the basis for error correction;
b) In case the total value of the items is incorrect due to an error when adding or subtracting the value of the items, the value of the items is the basis for correcting the error;
c) Discrepancies between the numerical and written bid price will be resolved as follows: if the written price has a clear meaning, it takes precedence; if the written price has no meaning or contains arithmetic errors, the numerical price is used after correction based on points (a) and (b) of this Clause (if applicable);
d) If the amount column has the full value filled in but there is no corresponding unit price, the unit price is determined by dividing the amount by the quantity; when there is a unit price but the amount column is blank, the value of the amount column will be determined by multiplying the quantity by the unit price; if a certain item has a unit price and value in the amount column but leaves the quantity blank, the quantity is determined by dividing the value in the amount column by the unit price of that item. In case the quantity determined according to this principle is different from the quantity stated in the bidding documents, that difference is a deviation in the scope of supply and is corrected according to Clause 2 of this Article, except for construction package that applies lump sum contract;
dd) Calculation unit errors: correct it to meet the requirements of the bidding documents.
2. Adjustment of deviations in scope of supply:
a) Deviations in the scope of supply for construction packages:
For a construction package that does not apply the lump sum contract, the bidder must state the bid unit price and total amount for all work items stated in the bid price schedule. If the bidder lists the work items as required in the bidding documents but omits the unit price and total amount for one or more work items, those items will not be considered underbid. The missing unit price will be assumed to be distributed proportionally among the other listed items in the bid price schedule and will not be separately payable by the employer.
Work items stated in the bidding documents that are not listed in the bidder's bid price schedule are considered missing offers, and deviations are adjusted according to Point c of this Clause for bid comparison and ranking. If a work item in the bidding documents appears in the bidder's price schedule with a unit price, but the quantity differs from the bidding document requirements (either less or more), this will be considered an underbid or excess offer. These deviations will be adjusted according to Point c of this Clause. Work items listed in the bidder's bid price schedule that are not within the scope of work stated in the bidding documents are considered excess offers, and these deviations are adjusted according to Point c of this Clause.
For construction packages applying the lump sum contract, the bidder's bid price is considered to include all necessary costs to carry out the package in accordance with the design and technical requirements stated in the bidding documents and do not make adjustments in case the scope of work proposed by the bidder in the bidding documents is different from the requirements stated in the bidding documents, unless the other proposed work is outside the scope of the requirements in the bidding documents (in addition to the volume to be completed according to the design). In this case, the portion of work outside the scope of requirements in the bidding documents will be considered an excess offer and adjusted according to Point c of this Clause;
b) Deviations in the scope of supply for goods procurement and non-consulting packages:
In case the bidder lists the work items as required in the bidding documents but omits the bid unit price and total amount for one or several work items, it is considered an insufficient deviation and the deviation is adjusted according to Point c of this Clause for bid comparison and ranking.
Work items stated in the bidding documents that are not listed in the bidder's bid price schedule are considered missing offers, and the deviations are adjusted according to Point c of this Clause for bid comparison and ranking. If a work item in the bidding documents appears in the bidder's price schedule, but the quantity differs from the bidding document requirements (either less or more), this will be considered an underbid or excess offer. This deviation will be adjusted according to Point c of this Clause.
Work items listed in the bidder's bid price schedule that are not within the scope of work stated in the bidding documents are considered excess offers, and these deviations are corrected according to Point c of this Clause;
c) Adjust excess or insufficient deviations in the scope of supply:
If a bid lacks any required items (as specified in Points a and b of this Clause) and omits unit prices, the highest unit price of the item from technically-responsive bids will be used as the basis for deviation adjustment for those missing items; if the technically-responsive bids omit unit prices, the unit prices of the package estimate will be used as the basis for deviation adjustment; if the package estimate is unavailable, the unit prices forming the package price will be used as the basis for deviation adjustment, and for bidder comparison and ranking. The adjustment of insufficient deviations is only for bid comparison and ranking purpose.
If a bid proposes a lower volume of work than required in the bidding documents, the cost of the missing work will be added using the unit price from the bid.
If a bid proposes a higher volume of work than required in the bidding documents, the cost of the excess work will be deducted using the unit price from the bid.
3. If the bidder has a letter of discount, error correction and deviation adjustment are carried out on the basis of the bid price without deducting the discount. The percentage (%) of the insufficient deviation is determined on the basis of the bid price stated in the letter of bid.
4. Apply the unit price for the insufficient deviation to the first ranked bidder:
If a bid has insufficient deviations after adjustment according to Point c, Clause 2 of this Article, but remains ranked first, and lacks a unit price for the insufficient deviation, the proposed winning unit price will be determined based on the following priorities: the lowest unit price among the technically-responsive bids, the unit price in package estimate, unit price forming the package price (if package estimate is unavailable).
5. Following error correction, deviation adjustment, and application of unit prices for insufficient deviations (as outlined in Clauses 1, 2, 3, and 4), the procuring entity will notify the bidder of these adjustments in writing. Within 3 working days of receiving such a notice from the procuring entity, the bidder must notify the procuring entity in writing if they accept those adjustments from the procuring entity. If the bidder refuses those adjustments, their bid will be disqualified, unless the error correction, deviation adjustment, and application of unit prices are inappropriate or inaccurate.
Article 30. Checking and evaluation of bids
1. Check the validity of the bid, including:
a) Check the required documents of the bid, including: letter of bid; joint venture agreement (if any); power of attorney from the bidder's legal representative (if any); bid security; number of originals and photocopies of bidding documents;
b) Cross-check the original bid with its photocopies to ensure consistency before conducting the detailed bid evaluation.
2. Evaluate the validity of the bid:
a) The bid is considered valid when it fully meets the requirements of Clause 3, Article 24 of this Decree;
b) Bidders with valid bids will be evaluated for their capacity and experience.
3. Capacity and experience evaluation:
a) The capacity and experience evaluation is carried out according to the evaluation criteria specified in the bidding documents;
b) Bidders with qualified capacity and experience may undergo technical evaluation.
For goods procurement packages, bidders who are individuals or groups offering innovative products that meet the requirements in Clause 4, Article 5 of this Decree may be exempt from certain criteria outlined in Clause 3, Article 9.
4. Technical and financial evaluation:
a) The technical evaluation is carried out according to the evaluation criteria and methods specified in the bidding documents;
b) technically-responsive bidders may undergo financial evaluation using least-cost selection or evaluated price selection. The bidder who has the lowest bid price (after error correction, deviation adjustment, and any discounts) (for the least-cost selection) or has the lowest evaluated price (for the evaluated price selection) is ranked first. Discount letters that are not published in the bid opening minutes will not be evaluated.
If only one bidder is technically responsive, there is no need to determine the bidder ranking list. The employer does not have to approve the bidder ranking list.
5. e expert team prepares a report on the bid evaluation result and sends it to the procuring entity for review and submission to the employer for approval according to Article 31 of this Decree. The report on bid evaluation result must clearly state the following contents:
a) Evaluation result for each bid;
b) List of considered and ranked bidders and order of ranking of bidders;
c) List of non-responsive and disqualified bidders; reasons for bidder disqualification;
d) Name of the bidder proposed to win the bid, proposed winning price, type of contract, package performance duration and contract performance duration;
dd) Comments on competitiveness, fairness, transparency and economic efficiency in the contractor selection process. If competitiveness, fairness, transparency, or economic efficiency cannot be assured, the procurement entity must clearly document the reasons and propose solutions;
e) The contents of the bidding documents are not in accordance with law on bidding or the contents may lead to unclear or different interpretations during the implementation process or may distort the contractor selection result (if any); propose remedial measures;
g) Key considerations (if any).
6. Based on the report on the bid evaluation result, the procuring entity shall send a request to the employer for approval according to Article 31 of this Decree. The request for approval for contractor selection result includes the contents specified in Clause 5 of this Article.
Article 31. Submission, appraisal of, approval for, and publication of contractor selection results
1. The procuring entity will submit the contractor selection result based on the bid evaluation report. This result, as specified in Clause 5, Article 30 of this Decree, will clearly outline the procuring entity's opinions on the expert team's evaluation findings.
2. The contractor selection result is evaluated according to Clauses 1 and 4, Article 130 of this Decree before approval.
3. The contractor selection result is approved in writing based on the approval request and appraisal report of the contractor selection result.
4. In case the successful bidder is selected, the approval for contractor selection result includes the following:
a) Name of successful bidder;
b) Successful bid;
c) Contract type;
d) Package performance duration as prescribed in Clause 7, Article 39 of the Bidding Law and contract performance duration according to civil law regulations;
dd) Key considerations (if any).
5. In case of bid cancellation in accordance with Clause 1, Article 17 of the Bidding Law, the approval for contractor selection results or decision on bid cancellation must clearly state the reason for the bid cancellation and the responsibilities of related parties when canceling the bid. The decision on bid cancellation must be posted on VNEPS within 5 working days from signing date.
6. After the approval for contractor selection result is issued, the employer posts information about the contractor selection result according to Point a, Clause 1 and Clause 4, Article 8 of the Bidding Law; send a written notice of contractor selection result to participating bidders within 5 working days from approval date. Contents of the notice of contractor selection result:
a) Contents specified in Points a, b, c and d, Clause 4 of this Article;
b) List of unsuccessful bidders and the reasons for disqualification of each bidder;
c) Plan for finalizing and signing contracts with the successful bidder:
Unsuccessful bidders can request a written or in-person explanation from the employer to understand why their bids were not chosen. The employer is responsible for responding to the bidder's request within 2 working days from the date of receiving the bidder's request.
If a bidder files a petition to the employer or competent person about issues before the announcement of the contractor selection result or about the contractor selection result, the employer is responsible for posting the petition resolution from employer and competent persons on VNEPS within 5 working days from the date of issuance of the petition resolution.
Article 32. Finalization and signing of contracts
1. The employer or procuring entity invites the successful bidder to finalize the contract. During the process of finalizing the contract, the parties complete the draft contract; specific conditions of the contract, contract appendices (any detailed list of scope of work, price schedule, performance schedule). Contract finalization is carried out on the basis of:
a) The contract form filled out with specific information of the package;
b) Approved contractor selection result;
c) Requirements stated in the bidding documents;
d) Contents stated in the bid and clarifications to bid of the successful bidder (if any);
dd) Contents that need to be finalized in the contract.
2. The contract finalization result is the basis for the employer and bidder to sign the contract. If the bidder voluntarily reduces the price, the contract price is the value after the discount.
3. If the successful bidder does not come to finalize or refuses to finalize the contract or sign the contract, the bid security will be forfeited.
Article 33. Contract performance management
1. Contract performance management includes the following contents: performance progress, quality, costs and other aspects of the contract. The employer is responsible for managing contract performance.
2. The employer must update the actual progress of contract performance when completing the milestones specified in the contract on VNEPS.
3. The employer is responsible for publicizing the bidder's contract performance result on VNEPS according to Clauses 3 and 4, Article 18 of this Decree. For a package with good supply involvement, the employer must also publicly disclose on VNEPS the quality of goods provided by the bidder according to Clauses 5, 6 and 7, Article 18. of this Decree.
Section 2. SINGLE-STAGE AND TWO-ENVELOPE METHOD
Article 34. Detailed procedures
1. Contractor selection preparation, including:
a) Shortlisting (if necessary);
b) Prepare bidding documents;
c) Appraise and approve bidding documents.
2. Contractor selection organization, including:
a) Invitation to bid:
b) Issue, modify and clarify bidding documents;
c) Prepare, submit, receive, manage, modify, withdraw bids;
d) Open technical proposals.
3. Evaluate technical proposals, including:
a) Check and evaluate validity of technical proposals;
b) Evaluate technical proposals in details;
c) Submit, appraise, and approve the list of technically-responsive bidders.
4. Open and evaluate financial proposals, including:
a) Open financial proposals of technically-responsive bidders;
b) Check and evaluate validity of financial proposals;
c) Evaluate financial proposals in details and rank bidders (if there is more than 1 bidder).
5. Negotiate contracts (if any).
6. Submit, appraise, approve, and publicize the contractor selection result and explain for unsuccessful bidders’ disqualification upon their requests (if any).
7. Finalize, sign, and manage contract performance.
In addition to organizations, individuals and groups can bid on goods procurement packages with innovative products that meet the criteria of Clause 4, Article 5 of this Decree.
Article 35. Preparation of bidding documents
1. If the package applies shortlisting procedure, it shall comply with Article 23 of this Decree.
2. Bidding documents are prepared based on Clause 1 Article 24 of this Decree.
3. Bidding documents must provide all necessary information for bidders to prepare competitive bids. They cannot contain any restrictions that limit bidder participation or give any bidder an unfair advantage, which may cause unfair competition as prescribed in Point k, Clause 6, Article 16 and Clause 3, Article 44 of the Bidding Law. The Ministry of Planning and Investment clarifies that violations of Clause 3, Article 44 of the Bidding Law can invalidate bidding documents. This means such documents cannot be used to evaluate bids.
4. Bidding documents must specify evaluation criteria for the validity of technical proposals and financial proposals, including:
a) Evaluation criteria for the validity of a technical proposal:
There is the original technical proposal;
There is a letter of bid in the technical proposal signed and stamped by the bidder's legal representative (if any) according to the requirements of the bidding documents; the signing date of the letter of bid must be after the issuance date of the bidding documents; do not include conditions that are disadvantageous to the employer. For a joint venture bidder, the letter of bid must be signed and sealed by the legal representative of each joint venture party (if any), or the party assigned to by the joint venture to sign the letter of bid according to the assigned responsibilities in the joint venture agreement;
The validity of the technical proposal meets the requirements as prescribed in the bidding documents;
There is a bid security with value and validity period and the beneficiary meets the requirements of the bidding documents. Bid security, in the form of a bank guarantee or certificate of guarantee insurance, may not violate any of the following requirements: their value or validity period must meet the minimums specified in the bidding documents, the beneficiary name must be correct, a valid signature must be present, the signature cannot be dated before the bidding documents were issued, the document cannot contain any conditions that disadvantage the employer or procuring entity. The bank guarantee or certificate of guarantee insurance must be signed and stamped by a legal representative of a domestic credit institution or foreign bank branch established under Vietnamese law, a domestic non-life insurer, branch of foreign non-life insurer established under Vietnamese law (if any). For insurance packages, participating bidders may not present their own certificate of guarantee insurance;
The bidder is not named in two or more technical proposals as an independent bidder or a joint venture party;
There is a joint venture agreement (in case of joint venture) signed and sealed by the legal representative of each joint venture party (if any); the joint venture agreement must clearly state the specific work each party will perform and the estimated value of each party's work. Work assignments within the joint venture will be determined by: items listed in the bid price schedule or tasks required to produce those items. Tasks unrelated to these items or the production of these items must not be assigned.
The bidder must meet the eligibility requirements in accordance with Article 5 of the Law on Bidding;
In the 3 years before the bid submission deadline, the bidder did not have employed personnel (signed a labor contract with the bidder at the time they committed the violation) who were convicted by a court of a bidding violation leading to serious criminal consequences, with the intent for that bidder to win the contract;
b) Evaluate the validity of a financial proposal:
There is the original financial proposal;
There is a letter of bid in the financial proposal signed and stamped by the bidder's legal representative (if any) according to the requirements of the bidding documents; the signing date of the letter of bid must be after the issuance date of the bidding documents; do not propose different bid prices or include conditions that are disadvantageous to the employer. For a joint venture bidder, the letter of bid must be signed and sealed by the legal representative of each joint venture party (if any), or the party assigned to by the joint venture to sign the letter of bid according to the assigned responsibilities in the joint venture agreement;
The validity of the financial proposal meets the requirements as prescribed in the bidding documents.
5. Evaluation criteria of bids, including:
a) Evaluation criteria for capacity and experience;
b) Technical evaluation criteria;
c) Determine the lowest price (in case the least-cost selection is applied);
d) Criteria for determining evaluated price (in case of applying the evaluated price selection);
dd) Combined evaluation criteria (in case of applying the quality- and cost-based selection).
For packages that have been pre-qualified, the bidding documents can omit evaluation criteria for bidder capacity and experience. However, they must require an update on the bidder's current capacity information.
6. Evaluation criteria for capacity and experience; technical evaluation criteria will be based on Points a and b, Clause 4 and Points a, b, Clause 5, Article 24 of this Decree.
7. Determination of the lowest price (in case of applying the least-cost selection) is carried out according to Point c, Clause 4 and Point c, Clause 5, Article 24 of this Decree.
8. Determination of the evaluated price (in case of applying the evaluated price selection) is carried out according to Point d, Clause 4 and Point d, Clause 5, Article 24 of this Decree.
9. Determination of combined evaluation criteria (in case of applying the quality- and cost-based selection) is carried out according to Article 36 of this Decree.
10. Regulations on stating the trademark and origin of goods are specified in Clause 9, Article 24 of this Decree.
11. Regulations on labor use are specified in Clause 10, Article 24 of this Decree.
12. Regulations on additional purchase options are specified in Clause 11, Article 24 of this Decree.
13. For non-consulting and mixed packages, based on the scale and nature of the package and the provisions in this Article, determine evaluation criteria for capacity and experience; technical evaluation criteria; determine the lowest price (in case the least-cost selection is applied), or the criteria for determining the evaluated price (in case the evaluated price selection is applied), or combined evaluation criteria (in case the quality- and cost-based selection is applied) accordingly.
14. Regulations on sales permits are specified in Clause 12, Article 24 of this Decree.
Article 36. Combined evaluation criteria
1. Combined evaluation criteria apply to the quality- and cost-based selection on the basis of determining an aggregate score.
The aggregate score is determined as follows:
Where:
Technical score under consideration: is the score determined at the technical evaluation step of the bid under consideration;
Highest technical score: is the highest technical score among technically-responsive bids;
Lowest G: is the bid price (after error correction, deviation adjustment, and any discounts) of technically-responsive bids;
G under consideration: is the bid price (after error correction, deviation adjustment, and any discounts) of the bid under consideration;
K: Technical score weight given in the aggregate score scale;
T: Financial score weight given in the aggregate score scale;
K + T = 100%. Technical score weight and financial score weight must be specifically determined in the bidding documents.
2. Combined evaluation criteria are built on the basis of a combination of technical and financial aspects. Depending on the scale and nature of each package, it is necessary to determine the technical score weight and financial score weight accordingly, ensuring that their total equals 100% according to the following principle:
a) For construction, procurement, non-consulting, and mixed packages: Technical score weight is from 10% to 30% and financial score weight is from 70% to 90%;
b) For drug procurement packages: Technical score weight is from 30% to 40% and financial score weight is from 60% to 70%.
3. If technical aspects need to be prioritized over financial aspects, the employer submits to the competent person to consider specific technical score weight and financial score weight accordingly, provided that the technical score weight does not exceed 50%.
Article 37. Appraisal of and approval for bidding documents
1. Bidding documents must be appraised according to Article 129 of this Decree before approval.
2. Approval for bidding documents must be based on the approval report and appraisal report of bidding documents.
Article 38. Organization of contractor selection
1. Invitation for bids:
a) Invitation to bid is applied according to Point b, Clause 1, Article 8 of the Bidding Law if the shortlisting procedure is not applied;
b) Send invitations to bid to bidders on the short list.
2. Issue, modify and clarify bidding documents:
The issuance, modification, and clarifications to bidding documents shall comply with Clause 2, Article 26 of this Decree.
3. Prepare, submit, receive, manage, modify, withdraw bids:
Preparation, submission, receipt, management, modification, and withdrawal of bids shall comply with Clause 3, Article 26 of this Decree.
4. Open technical proposals:
a) The opening of a technical proposal must be conducted publicly and begin within 2 hours from the bid submission deadline. The procuring entity only opens technical proposals received before the bid submission deadline according to the requirements of the bidding documents in the presence of representatives of bidders attending the bid opening ceremony, regardless of the presence or absence of bidders;
b) Technical proposals are opened in alphabetical order by bidder name and in the following order: check the seal; open the envelope and clearly read the bidder's name, check the number of originals and copies of the technical proposal and the letter of bid in the technical proposal; check validity period of the technical proposal; verify proposed performance duration; check value and validity of bid security and other related information;
c) The information specified in point b of this clause must be recorded in the minutes of technical proposal opening. The minutes will be signed by representatives of the procuring entity and bidders attending the opening ceremony of technical proposals an sent to participating bidders and posted on VNEPS within 24 hours upon bid opening;
d) The representative of the procuring entity signs the original letter of bid, and the authorization letter of the investor's legal representative (if any); joint venture agreement (if any); bid security; important contents of each technical proposal;
dd) The financial proposals of all bidders must be sealed in a separate envelope by the procuring entity and must be signed and sealed by representatives of the procuring entity and bidders attending the technical proposal opening ceremony.
Article 39. Principles for evaluation of and clarifications to bids, error correction and deviation adjustment
1. The evaluation of bids is carried out according to the principles specified in Clauses 1, 2, 3, 5, 6, 7 and 8, Article 27 of this Decree.
For a divided package, bid evaluation and award will prioritize the bid with lowest total proposed winning price (for least-cost selection); or prioritize the bid with the lowest total evaluated price (for evaluated price selection); or prioritize the bid with the highest aggregate score (for quality- and cost-based selection) and the winning bid price for the entire package not exceeding the approved package price, regardless of partial package estimates; for a package for procurement of drugs, chemicals, testing supplies, medical equipment, and medical procedures, the instructions of the Ministry of Health (if any) will apply.
2. The bid clarification shall comply with Article 28 of this Decree.
3. Error correction and deviation adjustment are carried out in accordance with Article 29 of this Decree.
Article 40. Checking and evaluation of validity of technical proposals
1. Evaluate criteria for the validity of a technical proposal:
a) Check the required documents in the technical proposal, including: letter of bid in the technical proposal; joint venture agreement (if any); power of attorney from the bidder's legal representative (if any); bid security; number of originals and photocopies of the technical proposal;
b) Cross-check the original bid with its photocopies to ensure consistency before conducting the detailed technical proposal evaluation.
2. Evaluate the validity of the technical proposal:
The technical proposal is considered valid when it fully meets the requirements of Point a, Clause 4, Article 35 of this Decree.
Bidders with valid technical proposals will be evaluated for their capacity and experience. For packages that have been pre-qualified, no evaluation of the bidder's capacity and experience is conducted.
3. Evaluation of capacity and experience:
a) The evaluation of capacity and experience is carried out according to the evaluation criteria specified in the bidding documents;
b) Bidders with qualified capacity and experience may undergo technical evaluation;
c) For packages with prequalification, the bidder who has passed the prequalification step, has a valid technical proposal, and has updated capacity to meet the requirements of the package will undergo the technical evaluation.
For goods procurement packages, bidders who are individuals or groups offering innovative products that meet the requirements in Clause 4, Article 5 of this Decree may be exempt from certain criteria outlined in Clause 3, Article 9.
4. Technical evaluation:
a) The technical evaluation is carried out according to the evaluation criteria specified in the bidding documents;
b) Open and evaluate financial proposals of technically-responsive bidders.
5. he list of technically-responsive bidders must be approved in writing by the employer based on the approval report and appraisal report of technical evaluation result. The procuring entity announces the list of technically-responsive bidders and technically-nonresponsive bidders, states the reasons for technically-nonresponsive bidders, and invites all participating bidders to open their financial proposals. The procuring entity must post a list of technically-responsive bidders on VNEPS within 5 working days from the date of approval for this list.
Article 41. Opening of financial proposals
1. The procuring entity checks the seal of the envelope containing the financial proposals.
2. The opening of financial proposals is carried out as follows:
a) Only open financial proposals of bidders whose names are on the list of technically-responsive bidders in the presence of representatives of bidders attending the financial proposal opening ceremony, regardless of the presence or absence of bidders;
b) The opening of financial proposals is carried out for each financial proposal according to the alphabetical order of the bidder's name in the list of technically-responsive bidders and according to the following order: check the seal; read the technical scores of technically-responsive bids (If the scoring method is used); open the envelope and clearly read the information: check the seal; read the technical scores of technically-responsive bids (If the scoring method is used); open the envelope and clearly read the information: name of the bidder, number of originals, copies of the financial proposal, letter of bid included in the financial proposal, validity period of the financial proposal, bid price stated in the letter of bid, discount (if any), and other related information.
3. Minutes of opening financial proposals:
a) The information specified in Clauses 1 and 2 of this Article must be recorded in the minutes of opening financial proposals. The minutes of opening financial proposals must be signed by representatives of the procuring entity and bidder participating in the opening of financial proposals. The minutes will be sent to technically-responsive bidders and posted on VNEPS within 24 hours upon bid opening;
b) The representative of the procuring entity must sign all original pages of the financial proposal.
Article 42. Checking and evaluation of financial proposals
1. Check the validity of the financial proposal, including:
a) Check the number of originals and photocopies of the financial proposal;
b) Check the required documents in the financial proposal, including: the letter of bid in the financial proposal; bid price schedule; other documents in the financial proposal;
c) Cross-check the original with its photocopies to ensure consistency before conducting the detailed financial proposal evaluation.
2. Evaluate the validity of the financial proposal:
The financial proposal is considered valid when it fully meets the requirements of Point b, Clause 4, Article 35 of this Decree.
Bidders with valid financial proposals will undergo a detailed financial evaluation.
3. Evaluate financial proposals in details and rank bidder:
a) Detailed evaluation of financial proposals and bidder ranking are carried out according to the evaluation criteria specified in the bidding documents. Any letter of discount that is not published in the bid opening minutes will not be evaluated;
b) After forming the bidder ranking list, the expert team prepares a report and sends it to the procuring entity for consideration. The report includes the following contents: list of responsive bidders and their ranks; list of nonresponsive and disqualified bidders, with explanations for disqualification; comments on competitiveness, fairness, transparency and economic efficiency in the contractor selection process. If competitiveness, fairness, transparency and economic efficiency are not guaranteed, the reasons must be clearly stated and solutions proposed; the contents of the bidding documents are not in accordance with the law on bidding or the contents may lead to unclear or different interpretations during implementation or may distort the contractor selection result (if any); propose remedial measures.
The employer does not have to approve the bidder ranking list.
Article 43. Contract negotiation
1. If the package applies contract negotiation, the first-ranked bidder is invited by the procuring entity to negotiate the contract.
2. Bases for contract negotiation:
a) Bid evaluation report;
b) The bid and clarifications to bid (if any) of the bidder;
c) Bidding documents, which contain general conditions, specific conditions of the contract and modifications of and clarifications to the bidding documents (if any).
3. Principles of contract negotiation:
a) Do not negotiate the content of a bid that complies with the bidding documents;
b) Do not change the unit price determined at the financial evaluation step.
4. Matters to be negotiated:
a) Contents that are insufficiently detailed, unclear, or inconsistent between the bidding documents and the bid, or within different sections of the bid, which can lead to issues and disputes or affect the responsibilities of the parties during contract performance;
b) Deviations identified and proposed by the bidder in their bid (if applicable). This includes proposals for changes or alternative technical solutions, if the bidding documents allowed bidders to submit such alternatives;
c) Key personnel:
Bidders cannot replace key personnel who have been proposed or have been replaced once according to Clause 2, Article 27 of this Decree. Exceptions are allowed only in two situations: the bid evaluation takes longer than originally anticipated in the specific contractor selection plan, or force majeure prevents the proposed key personnel from performing the contract. In this case, the bidder can replace other personnel but the replacements must possess qualifications, experience and capacity equivalent to or higher than the originally proposed personnel and the bidder is not allowed to change their bid price;
d) Issues that arise during the contractor selection process (if any) to finalize the detailed contents of the package;
dd) Other necessary contents.
5. During the contract negotiation process, the parties complete the draft contract; specific conditions of the contract, contract appendices (any detailed list of scope of work, price schedule, performance schedule).
6. Following the contract negotiation completion, the procuring entity shall send a request for approval for contractor selection result the employer according to Article 31 of this Decree. The request for approval for contractor selection result includes the following contents:
a) Evaluation result for each bid;
b) List of considered and ranked bidders and order of ranking of bidders;
c) Contract negotiation result;
d) List of non-responsive and disqualified bidders; reasons for bidder disqualification;
dd) Name of the bidder proposed to win the bid, proposed winning price, type of contract, package performance duration and contract performance duration;
e) Comments on competitiveness, fairness, transparency and economic efficiency in the contractor selection process. If competitiveness, fairness, transparency, or economic efficiency cannot be assured, the procurement entity must clearly document the reasons and propose solutions;
g) The contents of the bidding documents are not in accordance with law on bidding or the contents may lead to unclear or different interpretations during the implementation process or may distort the contractor selection result (if any); propose remedial measures;
h) Key considerations (if any).
7. . If the bidder participates in negotiations but fails to conduct negotiations in accordance with the principles and contents specified in Clauses 3 and 4 of this Article or has conducted negotiations but fails to sign the contract negotiation minutes, signifying their withdrawal from the bidding process; or causes disadvantages to the employer, the bidder will be disqualified and the bid security will be forfeited.
8. The bidder has the right to refuse to negotiate and has the bid security refunded if the procuring entity or employer fails to conduct negotiations according to the principles and contents specified in Clauses 3 and 4 of this Article.
9. If the negotiation is not successful, the procuring entity will report to the employer for consideration and decide whether to invite the next ranked bidder to negotiate.
Article 44. Submission, appraisal of, approval for, and publication of contractor selection result, finalization, signing, and management of contract
1. The submission, appraisal of, approval for, and publicization of contractor selection result shall comply with Article 31 of this Decree.
2. The finalization, signing, and management of contracts shall comply with Article 32 and Article 33 of this Decree.
Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực