Chương VI Nghị định 19/2015/NĐ-CP: Xác nhận hệ thống quản lý môi trường; bảo hiểm trách nhiệm bồi thường thiệt hại về môi trường; xử lý cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng
Số hiệu: | 19/2015/NĐ-CP | Loại văn bản: | Nghị định |
Nơi ban hành: | Chính phủ | Người ký: | Nguyễn Tấn Dũng |
Ngày ban hành: | 14/02/2015 | Ngày hiệu lực: | 01/04/2015 |
Ngày công báo: | 09/03/2015 | Số công báo: | Từ số 299 đến số 300 |
Lĩnh vực: | Tài nguyên - Môi trường | Tình trạng: |
Hết hiệu lực
10/01/2022 |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Hướng dẫn Luật Bảo vệ môi trường 2014
Ngày 14/02/2015, Chính phủ ban hành Nghị định 19/2015/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật bảo vệ môi trường.
Theo đó, Nghị định hướng dẫn các nội dung liên quan đến:
- Cải tạo, phục hồi môi trường và ký quỹ cải tạo, phục hồi môi trường đối với hoạt động khai thác khoáng sản.
- Kiểm soát ô nhiễm môi trường đất.
- Bảo vệ môi trường làng nghề.
- Bảo vệ môi trường đối với hoạt động nhập khẩu, phá dỡ tàu biển đã qua sử dụng.
- Xác nhận hệ thống quản lý môi trường; Bảo hiểm trách nhiệm bồi thường thiệt hại về môi trường; Xử lý cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng.
- Ưu đãi hỗ trợ hoạt động bảo vệ môi trường.
- Cộng đồng dân cư tham gia bảo vệ môi trường.
Nghị định 19 có hiệu lực kể từ ngày 01/4/2015.
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
1. Cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ đã đi vào hoạt động có phát sinh lượng chất thải lớn, nguy cơ ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường thuộc Danh mục quy định tại Phụ lục II Nghị định này phải thực hiện xác nhận hệ thống quản lý môi trường.
2. Cơ sở có giấy chứng nhận phù hợp tiêu chuẩn quốc gia TCVN ISO 14001 còn hiệu lực do tổ chức chứng nhận đã đăng ký lĩnh vực hoạt động theo quy định của pháp luật cấp không phải thực hiện xác nhận hệ thống quản lý môi trường.
Người đứng đầu cơ sở phải có văn bản gửi cơ quan có thẩm quyền xác nhận cam kết tuân thủ đầy đủ các nội dung quy định tại Điều 27 Nghị định này.
3. Theo từng thời kỳ, Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định điều chỉnh Danh mục cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ phải thực hiện xác nhận hệ thống quản lý môi trường trên cơ sở đề xuất của Bộ Tài nguyên và Môi trường.
1. Các cơ sở đang tiến hành hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ phải thực hiện việc xác nhận hệ thống quản lý môi trường lần đầu chậm nhất là 12 tháng kể từ ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành.
2. Các cơ sở không thuộc đối tượng quy định tại Khoản 1 Điều này phải thực hiện việc xác nhận hệ thống quản lý môi trường lần đầu sau khi tiến hành hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ được 12 tháng nhưng không quá 24 tháng kể từ thời điểm cơ sở tiến hành hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ.
1. Nội dung hệ thống quản lý môi trường:
a) Kế hoạch hoặc quy trình vận hành các cơ sở sản xuất phù hợp với các quy định pháp luật về bảo vệ môi trường;
b) Cam kết sử dụng các quy trình, thiết bị sản xuất hiệu quả để tiết kiệm năng lượng và nguyên liệu thô, giảm thiểu ô nhiễm môi trường;
c) Thiết lập và duy trì quy trình theo dõi liên tục các tác động môi trường của hoạt động sản xuất; mục tiêu và chỉ tiêu về môi trường đối với hoạt động bảo vệ môi trường và đánh giá hiệu quả của chúng;
d) Xác định, thực hiện và duy trì vai trò, trách nhiệm, quyền hạn của lãnh đạo và nhân viên cơ sở về bảo vệ môi trường; bố trí cán bộ phụ trách quản lý môi trường; cung cấp nguồn lực cần thiết để thực hiện công tác bảo vệ môi trường của cơ sở;
đ) Chương trình nâng cao nhận thức cho người lao động, công nhân viên về tác động của hoạt động sản xuất tại cơ sở đối với môi trường và các biện pháp để giảm thiểu các tác động đó (ít nhất một năm một lần);
e) Chính sách ưu tiên cho các nhà cung cấp và các nhà thầu được công nhận là cơ sở thân thiện với môi trường hoặc có sản phẩm được dán nhãn sinh thái;
g) Kế hoạch công bố báo cáo môi trường hằng năm; kế hoạch thông tin cho khách hàng và cộng đồng xung quanh các biện pháp cần thiết để bảo vệ môi trường.
2. Hệ thống quản lý môi trường phải được điều chỉnh kịp thời với những thay đổi trong quá trình hoạt động của cơ sở.
1. Hồ sơ đề nghị xác nhận hệ thống quản lý môi trường bao gồm:
a) Đơn đề nghị xác nhận hệ thống quản lý môi trường;
b) Báo cáo về hệ thống quản lý môi trường của cơ sở.
2. Chủ cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ gửi hồ sơ đề nghị xác nhận hệ thống quản lý môi trường đến cơ quan có thẩm quyền xác nhận. Chủ cơ sở có quyền gửi hồ sơ đề nghị xác nhận thông qua thư điện tử.
3. Sau khi nhận được hồ sơ đề nghị xác nhận hệ thống quản lý môi trường, cơ quan có thẩm quyền xác nhận tiến hành rà soát hồ sơ, trường hợp hồ sơ không đủ hoặc không hợp lệ, trong thời hạn 03 ngày phải thông báo bằng văn bản cho chủ cơ sở để hoàn thiện hồ sơ.
4. Sau khi nhận được đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan có thẩm quyền xác nhận có trách nhiệm tổ chức việc xác nhận và cấp giấy xác nhận hệ thống quản lý môi trường trong thời hạn 30 ngày.
Trường hợp không cấp giấy xác nhận hệ thống quản lý môi trường, cơ quan có thẩm quyền xác nhận có trách nhiệm thông báo bằng văn bản tới chủ cơ sở và nêu rõ lý do.
5. Giấy xác nhận hệ thống quản lý môi trường có thời hạn 05 năm kể từ ngày cấp.
6. Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định mẫu báo cáo và trình tự, thủ tục xác nhận hệ thống quản lý môi trường của cơ sở.
1. Bộ Tài nguyên và Môi trường xác nhận hệ thống quản lý môi trường đối với các cơ sở không thuộc lĩnh vực quốc phòng, an ninh.
2. Bộ Quốc phòng, Bộ Công an xác nhận hệ thống quản lý môi trường đối với các cơ sở thuộc lĩnh vực quốc phòng, an ninh.
1. Trường hợp cơ sở có những thay đổi theo hướng giảm nhẹ yêu cầu và trách nhiệm về bảo vệ môi trường đã được xác nhận trong hệ thống quản lý môi trường hoặc thay đổi quy mô, công suất, công nghệ làm tăng tác động xấu đến môi trường thì phải được sự đồng ý bằng văn bản của cơ quan xác nhận. Cơ quan xác nhận có trách nhiệm trả lời bằng văn bản trong thời hạn 20 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ.
2. Cơ sở phải nộp hồ sơ xác nhận lại hệ thống quản lý môi trường trước thời điểm giấy xác nhận hệ thống quản lý môi trường hết hiệu lực ít nhất là 90 ngày. Hồ sơ xác nhận lại bao gồm:
a) Đơn đề nghị xác nhận lại;
b) Giấy xác nhận hệ thống quản lý môi trường;
c) Báo cáo tuân thủ nội dung hệ thống quản lý môi trường đã được xác nhận.
Trường hợp có thay đổi trong nội dung hệ thống quản lý môi trường đã được xác nhận thì cơ sở phải nêu rõ việc thay đổi này.
3. Quy trình xác nhận lại hệ thống quản lý môi trường thực hiện theo quy định tại Điều 28 Nghị định này. Thời hạn xử lý hồ sơ, cấp lại giấy xác nhận hệ thống quản lý môi trường không quá 20 ngày.
1. Tổ chức, cá nhân hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ sau đây phải có trách nhiệm mua bảo hiểm trách nhiệm bồi thường thiệt hại về môi trường hoặc trích lập quỹ dự phòng rủi ro theo quy định của pháp luật:
a) Hoạt động dầu khí bao gồm hoạt động tìm kiếm, thăm dò, phát triển mỏ và khai thác dầu khí, kể cả các hoạt động phục vụ trực tiếp cho các hoạt động này;
b) Sản xuất, kinh doanh hóa chất, xăng dầu;
c) Sử dụng tàu biển chuyên dùng để vận chuyển dầu mỏ, chế phẩm từ dầu mỏ hoặc các hàng hóa nguy hiểm khác khi hoạt động trong vùng nước cảng biển và vùng biển Việt Nam;
d) Lưu giữ, vận chuyển và xử lý chất thải nguy hại; vận chuyển hàng hóa nguy hiểm.
2. Căn cứ vào loại hình, quy mô, tính chất, địa điểm hoạt động, Bộ Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính và các cơ quan có liên quan lập danh mục đối tượng phải mua bảo hiểm trách nhiệm bồi thường thiệt hại về môi trường; quy định mức trách nhiệm tối thiểu đối với từng đối tượng.
3. Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định chi tiết việc trích lập quỹ dự phòng rủi ro.
1. Đối tượng bảo hiểm của bảo hiểm trách nhiệm bồi thường thiệt hại về môi trường là trách nhiệm của tổ chức, cá nhân mua bảo hiểm đối với các chi phí phát sinh để thực hiện trách nhiệm bồi thường thiệt hại đối với môi trường trong các trường hợp sau:
a) Môi trường nước phục vụ mục đích bảo tồn, sinh hoạt, giải trí, sản xuất và mục đích khác bị ô nhiễm, ô nhiễm nghiêm trọng, ô nhiễm đặc biệt nghiêm trọng;
b) Môi trường đất phục vụ cho các mục đích bảo tồn, sản xuất và mục đích khác bị ô nhiễm, ô nhiễm nghiêm trọng, ô nhiễm đặc biệt nghiêm trọng;
c) Hệ sinh thái tự nhiên thuộc và không thuộc khu bảo tồn thiên nhiên bị suy thoái;
d) Loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ theo quy định của pháp luật bị chết, bị thương.
2. Phạm vi môi trường bị tác động được xác định tùy theo loại hình, quy mô, tính chất, địa điểm hoạt động của tổ chức, cá nhân mua bảo hiểm trách nhiệm.
1. Việc xác định cơ sở gây ô nhiễm môi trường, gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng phải được tiến hành khách quan, công bằng, đúng pháp luật; căn cứ các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường và mức độ vi phạm của các hành vi gây ô nhiễm môi trường, bao gồm:
a) Hành vi xả nước thải, khí thải, bụi vượt quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường;
b) Hành vi gây tiếng ồn, độ rung vượt quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường;
c) Hành vi chôn lấp, thải vào đất, môi trường nước các chất gây ô nhiễm ở thể lỏng, rắn, bùn không đúng quy định làm môi trường đất, nước, không khí vượt quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng môi trường xung quanh.
2. Các yếu tố xác định mức độ vi phạm của hành vi gây ô nhiễm môi trường
a) Đối với hành vi quy định tại Điểm a Khoản 1 Điều này bao gồm: Lượng nước thải, lưu lượng khí thải, bụi của cơ sở; số lần vượt quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường của các thông số môi trường đặc trưng và số các thông số môi trường đặc trưng vượt quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất thải có trong nước thải, khí thải, bụi của cơ sở;
b) Đối với hành vi quy định tại Điểm b Khoản 1 Điều này bao gồm: Số lần vượt quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về tiếng ồn, độ rung; đối tượng chịu tác động; thời điểm và địa điểm diễn ra hành vi;
c) Đối với hành vi quy định tại Điểm c Khoản 1 Điều này bao gồm: Số lần vượt quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước mặt, nước ngầm, nước biển, không khí xung quanh và môi trường đất của các thông số môi trường do các hành vi này gây ra.
3. Thông số môi trường vượt quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường được xác định trên cơ sở kết quả quan trắc thông số môi trường đó đối chiếu với quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường tương ứng được thực hiện bởi đơn vị có giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động dịch vụ quan trắc môi trường.
4. Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định tiêu chí xác định cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng.
1. Cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng sau khi bị xử phạt vi phạm hành chính phải được đưa vào danh mục kèm theo biện pháp xử lý ô nhiễm môi trường và thời hạn thực hiện, trừ các trường hợp bị tạm đình chỉ hoạt động hoặc cấm hoạt động.
2. Biện pháp xử lý ô nhiễm môi trường đối với cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng khi đưa vào danh mục bao gồm:
a) Di dời địa điểm đến vị trí phù hợp với quy hoạch và sức chịu tải của môi trường;
b) Cải tạo, nâng cấp hoặc xây dựng mới hệ thống xử lý chất thải đạt quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường;
c) Cải tạo, phục hồi môi trường tại khu vực đã gây ô nhiễm.
3. Trong thời gian thực hiện biện pháp xử lý ô nhiễm môi trường, cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng phải áp dụng các biện pháp giảm thiểu ô nhiễm phù hợp. Biện pháp giảm thiểu ô nhiễm của cơ sở phải được xác định trong danh mục cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng.
4. Bộ Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn việc kiểm tra, đánh giá kết quả và xác nhận hoàn thành các biện pháp xử lý triệt để ô nhiễm môi trường tại các cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng; chủ trì thanh tra, kiểm tra công tác xử lý triệt để cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng trên phạm vi cả nước.
1. Các cơ quan có chức năng thanh tra, kiểm tra về bảo vệ môi trường có trách nhiệm gửi Sở Tài nguyên và Môi trường kết quả thanh tra, kiểm tra và hồ sơ có liên quan sau 05 ngày kể từ ngày ban hành thông báo kết luận thanh tra, kiểm tra (trừ các cơ sở do Bộ Quốc phòng, Bộ Công an thực hiện thanh tra, kiểm tra).
2. Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận được kết quả kiểm tra, thanh tra về bảo vệ môi trường, kết quả trưng cầu giám định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền và căn cứ tiêu chí phân loại cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng, Sở Tài nguyên và Môi trường lập danh sách cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng trên địa bàn, báo cáo Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Bộ Tài nguyên và Môi trường, đồng thời gửi danh sách cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng cho Bộ, ngành có liên quan.
3. Trong thời hạn 20 ngày kể từ ngày nhận được báo cáo của Sở Tài nguyên và Môi trường, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tổng hợp danh mục cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng; đồng thời báo cáo danh sách các cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng trên địa bàn và các hồ sơ có liên quan để Bộ Tài nguyên và Môi trường rà soát, tổng hợp, báo cáo Thủ tướng Chính phủ; đối với cơ sở thuộc thẩm quyền quản lý của Bộ, ngành thì phải tham khảo ý kiến của Bộ, ngành liên quan trước khi đưa vào danh mục.
4. Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày ban hành kết luận kiểm tra, thanh tra về bảo vệ môi trường, kết quả trưng cầu giám định và căn cứ tiêu chí phân loại cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng, cơ quan chuyên môn về bảo vệ môi trường của Bộ Quốc phòng, Bộ Công an lập danh sách cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng thuộc lĩnh vực quốc phòng, an ninh, báo cáo Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Bộ trưởng Bộ Công an, đồng thời gửi Bộ Tài nguyên và Môi trường để theo dõi.
5. Trong thời hạn 20 ngày kể từ ngày nhận được báo cáo của cơ quan chuyên môn về bảo vệ môi trường, Bộ Quốc phòng, Bộ Công an gửi danh sách các cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng thuộc phạm vi quản lý và các hồ sơ có liên quan để Bộ Tài nguyên và Môi trường rà soát, tổng hợp, báo cáo Thủ tướng Chính phủ.
6. Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận được báo cáo của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, báo cáo của Bộ Quốc phòng, Bộ Công an và dựa trên kết quả thanh tra, trưng cầu giám định của Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Tài nguyên và Môi trường rà soát, tổng hợp, báo cáo Thủ tướng Chính phủ hoặc phê duyệt danh mục các cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng theo ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ.
7. Danh mục cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng phải kèm theo biện pháp xử lý được quy định tại Khoản 2 Điều 34 Nghị định này.
1. Danh mục cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng và biện pháp xử lý sau khi phê duyệt được gửi Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ quản lý ngành, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi cơ sở có hoạt động gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng sau 05 ngày kể từ ngày phê duyệt.
2. Sau khi nhận được quyết định phê duyệt của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, Bộ Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm đăng tải thông tin về cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng trên trang thông tin điện tử của Bộ Tài nguyên và Môi trường, Tổng cục Môi trường cho đến khi cơ sở được chứng nhận đã hoàn thành biện pháp xử lý ô nhiễm môi trường.
3. Sau khi nhận được quyết định phê duyệt của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm đăng tải thông tin về cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng tại địa bàn trên trang thông tin điện tử của tỉnh, trên các phương tiện thông tin đại chúng cho đến khi cơ sở được chứng nhận đã hoàn thành biện pháp xử lý ô nhiễm môi trường; đồng thời phổ biến quyết định phê duyệt danh mục cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng của cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi cơ sở có hoạt động gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng biết.
4. Sau khi nhận được quyết định phê duyệt của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, Ủy ban nhân dân cấp huyện có trách nhiệm:
a) Đăng tải thông tin về các cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng đang hoạt động trên địa bàn phải thực hiện biện pháp xử lý ô nhiễm môi trường theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền trên trang thông tin điện tử của địa phương cho đến khi cơ sở được chứng nhận đã hoàn thành biện pháp xử lý ô nhiễm môi trường; đồng thời phổ biến quyết định phê duyệt danh mục cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng của cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cơ sở có hoạt động gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng biết;
b) Thông tin thường xuyên về việc cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng trên địa bàn phải thực hiện biện pháp xử lý ô nhiễm môi trường theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền trên hệ thống truyền thanh của địa phương.
5. Sau khi nhận được quyết định phê duyệt của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm:
a) Niêm yết công khai tại trụ sở Ủy ban nhân dân cấp xã thông tin về các cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng đang hoạt động trên địa bàn phải thực hiện biện pháp xử lý ô nhiễm môi trường theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
b) Thông báo thông tin về các cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng đang hoạt động trên địa bàn phải thực hiện biện pháp xử lý ô nhiễm môi trường theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền tới các thôn, làng, bản, ấp, tổ dân phố và tương đương, các tổ chức chính trị - xã hội của xã để biết và phối hợp giám sát việc thực hiện.
CERTIFICATION OF ENVIRONMENTAL MANAGEMENT SYSTEM; INSURANCE ON ENVIRONMENTAL DAMAGE COMPENSATION LIABILITY; HANDLING OF FACILITIES CAUSING SERIOUS ENVIRONMENTAL POLLUTION
Section 1: CERTIFICATION OF ENVIRONMENTAL MANAGEMENT SYSTEM
Article 25. Subjects obliged to implement certification of environmental management system
1. The services, business and production facilities which have come into operation with large amount of waste and prone to serious impact on environment named in the list specified in Annex II of this Decree must implement the certification of environmental management system.
2. The facilities having the valid certificate of conformity with national standard TCVN ISO 14001 issued by a certification organization which has registered its operational fields under regulations of law shall not have to implement the certification of environmental management system.
The head of facilities must send a written commitment to the agency with certification authority to certify confirm the compliance with all contents specified in Article 27 of this Decree.
3. The Prime Minister shall review and decide the modification of List of services, business and production facilities which must implement the certification of environmental management system as recommended by the Ministry of Natural Resources and Environment.
Article 26. Time to implement certification of environmental management system.
1. The facilities which are carrying out their services, business and production activities must implement the certification of environmental management system for the first time within 12 months from the effective date of this Decree.
2. The facilities not being the subjects specified in Clause 1 of this Article must implement the certification of environmental management system for the first time after having carried out their services, business and production activities for 12 months but no more than 24 months from the time the facilities carried out their services, business and production activities.
Article 27. Contents of environmental management system
1. Contents of environmental management system:
a) Plan or process of operating the production facilities in accordance with the regulations of law on environmental protection;
b) Commitment to using the procedures and production equipment effectively to save energy and raw materials and reduction in environmental pollution;
c) Establishment and maintenance of procedures for continuous monitoring of environmental impact of production activities; environmental objectives and indicators for the environmental protection and assessment of their effectiveness;
d) Determination, implementation and maintenance of role, responsibility and power of facilities leadership and employees on environmental protection; arrangement of officers in charge of environmental management; provision of necessary resources to implement the environmental protection of the facilities;
dd) Programs improving the employees’ consciousness on the impact of production activities at the facilities to the environment and other measures to reduce such impacts (at least once a year);
e) Priority policies for the suppliers and contractors recognized as the environmentally friendly facilities or having products with eco-labels.
g) Plan for publication of annual environmental report; plan for provision of information to customers and surrounding community on necessary measures for environmental protection.
2. The environmental management system must be adjusted in a timely manner with the changes during the facilities’ operation.
Article 28. Certification of environmental management system
1. Dossier to request the certification of environmental management system:
a) Application for certification of environmental management system;
b) Report on environmental management system of the facilities;
2. Owner of services, business and production facilities shall send dossier to request the certification of environmental management system to the agency with certification authority. The owners of facilities have the right to send dossier for certification by e-mail.
3. After receiving the dossier, the agency with certification authority shall review it and give a written notice to the facility owner for completion of dossier within 03 days in case of invalidity or incompleteness;
4. After receiving valid dossier, the agency with certification authority shall organize the certification and issue of certificate of environmental management system within 30 days.
In case of failure to issue the certificate of environmental management system, the agency with certification authority shall give a written notice to the facility owner specifying the reasons.
5. The certificate of environmental management system is valid in 05 years from the date of issue.
6. The Ministry of Natural Resources and Environment provides for the form of report, order and procedures for certification of environmental management system of the facilities.
Article 29. Authority to certify the environmental management system
1. The Ministry of Natural Resources and Environment shall certify the environmental management system for facilities not related to the field of national defense and security.
2. The Ministry of National Defense and the Ministry of Public Security shall certify the environmental management system for the facilities related to the field of national defense and security.
Article 30. Change and re-certification of environmental management system
1. Where the facilities have changes towards reduction in requirement and responsibility for environmental protection determined in the environmental management system or changes in scale, capacity and technology that increase negative impact on the environment, such changes must be approved in writing of the certification agency. This agency shall reply in writing within 20 days from the date of receipt of valid dossier.
2. The facilities must submit dossier for re-certification of environmental management system at least 90 day in advance before the expiration of certificate of environmental management system. The dossier includes:
a) Application for re-certification;
b) Certificate of environmental management system;
c) Report on compliance with the contents of environmental management system which has been certified.
If there are changes in the contents of environmental management system which has been certified, the facilities must specify such changes.
3. The process of re-certification of environmental management system shall comply with the provisions in Article 28 of this Decree. The time limit for processing of dossier and re-issue of certificate of environmental management system is no more than 20 days.
Section 2: INSURANCE ON ENVIRONMENTAL DAMAGE COMPENSATION LIABILITY
Article 31. Organizations and individuals buying insurance on environmental damage compensation liability
1. Organizations and individuals having the following business and production activities must buy the insurance on environmental damage compensation liability or appropritate provision funds under regulations of law:
a) Oil and gas activities including the searching, exploration, mine development and extraction, including direct activities for such activities;
b) Production and business of chemicals, oil and gas;
c) Use of specialized ship for transport of oil, petroleum products or other dangerous goods when operating in the port waters and the waters of Vietnam;
d) Storage, transport and treatment of dangerous waste; transport of dangerous goods.
2. Based on the type, scale, nature and location of operation, the Ministry of Natural Resources and Environment shall take charge and coordinate with the Ministry of Finance and other relevant agencies to make a lists of subjects which must buy the insurance on environmental damage compensation liability; provide for the minimum liability for each subject.
3. The Ministry of Finance shall coordinate with the Ministry of Natural Resources and Environment to stipulate in detail the appropriation of provision funds.
Article 32. Insurance subjects
1. The insurance subjects of the insurance on environmental damage compensation liability is the liability of organizations and individuals buying insurance for generated costs to execute the environmental damage compensation liability in the following cases:
a) Water environment for the purpose of conservation, life activities, entertainment, production and other purpose is polluted, severely polluted or particularly severely polluted;
b) Land environmental for the purpose of conservation, life activities, entertainment, production and other purpose is polluted, severely polluted or particularly severely polluted;
c) Natural ecosystem which does or does not belong to the natural conservation is degraded;
d) Endangered, precious and rare species which are given the prioritized protection under regulation of law are killed or wounded.
2. The environmental scope affected is determined depending on the type, scale, nature and location of operation of the organizations and individuals buying liablity insurance.
Section 3: HANDLING FACILITIES CAUSING SEVERE ENVIRONMENTAL POLLUTION
Article 33. Principles and grounds to identify facilities causing severe environmental pollution
1. The identification of facilities which cause environmental pollution or severe environmental pollution must be done objectively, equally and in accordance with law; depending on the environmental national technical regulation and seriousness of acts of violation causing environmental pollution, including:
a) Acts of wastewater, emission and dust discharge exceeding the environmental national technical regulations;
b) Acts of causing noise and vibration exceeding the environmental national technical regulations;
c) Acts of landfill or discharge into soil or water environment of pollutants in solid, liquid or muddy form improperly that makes the soil or water environment exceed the national technical regulation on the surrounding environmental quality.
2. Determinants of seriousness of violation of acts causing environmental pollution
a) For the acts specified under Point a, Clause of this Article, including: volume of wastewater, discharge of waste gas and dust from the facilities; a number of times exceeding the environmental national technical regulation of the specific environmental parameters exceeding the national technical regulation on waste existing in wastewater, waste gas and dust from the facilities;
b) For the acts specified under Point b, Clause 1 of this Article, including: a number of times exceeding the national technical regulation on noise, vibration, subjects affected, point of time and location of acts;
c) For the acts specified under Point c, Clause 1 of this Article, including: a number of times exceeding the national technical regulation on quality of surface water, underground water, sea water, ambient air and land environment of environmental parameters caused by such acts.
3. The environmental parameters exceeding the environmental national technical regulation determined on the basis of result of observation of such environmental parameters compared with the corresponding environmental national technical regulation. The observation must be done by the unit having certificate of eligibility for operating the environmental observation services.
4. The Ministry of Natural Resources and Environment provides for the criteria to identify the facilities causing severe environmental pollution.
Article 34. List of facilities causing severe environmental pollution and measures to treat the environmental pollution
1. After receiving the sanctioning of administrative violation, the facilities causing severe environmental pollution must be included in the list with the measures to treat the environmental pollution and time of implementation, except for cases of suspension or ban from operation.
2. The measures to treat the environmental pollution for the facilities severe environmental pollution when included in the list are:
a) Relocation to a site in accordance with the planning and bearing capacity of the environment;
b) Renovation, upgrade or building of new waste treatment system up to the environmental national technical regulation;
c) Environmental renovation and restoration in the polluted area.
3. During the implementation of measures to treat the environmental pollution, the facilities causing severe environmental pollution must take appropriate measures to reduce pollution. Such measures must be determined in the list of facilities causing severe environmental pollution.
4. The Ministry of Natural Resources and Environment shall provide instructions on inspection, result assessment and certification of completion of measures of radical environmental pollution treatment at the facilities causing severe environmental pollution; take charge of inspection and examination of radical treatment towards the facilities causing severe environmental pollution nationwide.
Article 35. Order and procedures for deciding the list of facilities causing severe environmental pollution
1. The agencies having functions of inspection or examination on environmental protection must send the Department of Natural Resources and Environment the result of inspection and examination and relevant dossier within 05 days from the date of issuing the notice of conclusion of inspection and examination (except for the facilities which shall be inspected or examined by the Ministry of Defense, Ministry of Public Security).
2. Within 30 days after receipt of result of inspection or examination on environmental protection, the result of expertise solicitation from the competent state authorities and based on the criteria of classification of facilities causing severe environmental pollution, the Department of Natural Resources and Environment shall make list of facilities causing severe environmental pollution in the area for report to the provincial People’s Committee, the Ministry of Natural Resources and Environment and send such list to the related Ministries and sectors.
3. Within 20 days after receipt of report from the Department of Natural Resources and Environment, the provincial People’s Committee shall aggregate the list of facilities causing severe environmental pollution and make a report on the list of facilities causing severe environmental pollution in the area and relevant dossiers to the Ministry of of Natural Resources and Environment for review, summary and report to the Prime Minister; for the facilities under the management of the Ministries or sectors, such facilities shall be included in the list after the consultation with the Ministries or sectors;
4. Within 30 days after the issue of result of examination or inspection on environmental protection, the result of expertise solicitation and the criteria of classification of facilities causing severe environmental pollution, the specialized environmental protection agencies of the Ministry of Defense and the Ministry of Public Security shall make a list of facilities causing severe environmental pollution in the field of national defense, security for report to the Minister of Defense and the Minister of Public Security and send the list to the Ministry of Natural Resources and Environment for monitoring.
5. Within 20 days after the receipt of report from the specialized environmental protection agencies, the Ministry of Defense and the Ministry of Public Security shall send the list of facilities causing severe environmental pollution under their management and the relevant dossiers to the Ministry of Natural Resources and Environment for review, aggregation and report to the Prime Minister.
6. Within 30 days after the receipt of report from the provincial People’s Committee, from the Ministry of Defense and the Ministry of Public Security and based on the result of inspection and examination, expertise solicitation of the Ministry of Natural Resources and Environment, the Ministry of Natural Resources and Environment shall review, aggregate and report to the Prime Minister or approve the list of facilities causing severe environmental pollution under the authorization of the Prime Minister.
7. The list of facilities causing severe environmental pollution must be enclosed with the treatment measures specified in Clause 2, Article 34 of this Decree.
Article 36. Publicization of list of facilities causing severe environmental pollution and measures of environmental pollution treatment
1. After being approved, the list of facilities causing severe environmental pollution and the measures of environmental pollution treatment, they shall be sent to the Ministry of Natural Resources and Environment, sector management Ministries and the provincial People’s Committee where the facilities are operating and causing severe environmental pollution within 05 days from the date of approval.
2. After having received the approval decision from the competent state authorities, the Ministry of Natural Resources and Environment shall post the information about the facilities causing severe environmental pollution on its website and the website of the General Department of Environment until such facilities are certified to have taken measures of environmental pollution treatment.
3. After having received the approval decision from the competent state authorities, the provincial People’s Committee shall post the information about the facilities causing severe environmental pollution in its area on its website and on the mass media until such facilities are certified to have taken measures of environmental pollution treatment and notify the approval decision on the list of facilities causing severe environmental pollution of the competent state authorities to the district People’s Committee where such facilities are operating and causing severe environmental pollution for information.
4. After having received the approval decision from the competent state authorities, the district People’s Committee shall:
a) Post information about the facilities operating in the area and causing severe environmental pollution must take measures of environmental pollution treatment as per the decision of the competent state authorities on the local website until such facilities are certified to have completed measures of environmental pollution treatment and notify the approval decision on the list of facilities causing severe environmental pollution of the competent state authorities to the communal People’s Committee where such facilities are operating and causing severe environmental pollution for information.
b) Regularly post information about the facilities causing severe environmental pollution must takes measures of environmental pollution treatment according to the decision of the competent state authorities on the local radio system.
5. After receiving the approval decision from the competent state authorities, the communal People’s Committee shall:
a) Publicly post at the office of communal People’s Committee the information about the facilities causing severe environmental pollution must takes measures of environmental pollution treatment according to the decision of the competent state authorities;
b) Provide information about the facilities causing severe environmental pollution must takes measures of environmental pollution treatment according to the decision of the competent state authorities for hamlets, villages, residential groups and equivalent level and the political-social organizations of communes for information and coordinated monitoring of implementation.
Văn bản liên quan
Cập nhật
Điều 3. Vị trí, chức năng của Dân quân tự vệ
Điều 15. Hệ thống thông tin thống kê cấp tỉnh
Điều 16. Hệ thống thông tin thống kê cấp huyện
Điều 18. Điều chỉnh, bổ sung Danh mục chỉ tiêu thống kê quốc gia
Điều 19. Hệ thống chỉ tiêu thống kê bộ, ngành
Điều 20. Thẩm định hệ thống chỉ tiêu thống kê bộ, ngành
Điều 6. Thời điểm lập, trình thẩm định, nội dung phương án và phương án bổ sung
Điều 7. Tổ chức thẩm định, phê duyệt phương án, phương án bổ sung
Điều 8. Ký quỹ cải tạo, phục hồi môi trường đối với hoạt động khai thác khoáng sản
Điều 9. Xác nhận hoàn thành phương án, phương án bổ sung
Điều 10. Trách nhiệm các cơ quan quản lý và các đơn vị
Điều 11. Xác định, thống kê, đánh giá và kiểm soát các yếu tố có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường đất
Điều 12. Kiểm soát ô nhiễm môi trường đất tại các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ
Điều 14. Trách nhiệm kiểm soát ô nhiễm môi trường đất của các cơ quan
Điều 22. Yêu cầu bảo vệ môi trường đối với cơ sở phá dỡ tàu biển đã qua sử dụng
Mục 1. XÁC NHẬN HỆ THỐNG QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG
Điều 25. Đối tượng phải thực hiện xác nhận hệ thống quản lý môi trường
Điều 26. Thời điểm thực hiện việc xác nhận hệ thống quản lý môi trường
Điều 27. Nội dung hệ thống quản lý môi trường
Điều 28. Xác nhận hệ thống quản lý môi trường
Điều 29. Thẩm quyền xác nhận hệ thống quản lý môi trường
Điều 30. Thay đổi, xác nhận lại hệ thống quản lý môi trường
Mục 2. BẢO HIỂM TRÁCH NHIỆM BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI VỀ MÔI TRƯỜNG
Điều 31. Tổ chức, cá nhân mua bảo hiểm trách nhiệm bồi thường thiệt hại về môi trường
Mục 3. XỬ LÝ CƠ SỞ GÂY Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG NGHIÊM TRỌNG
Điều 33. Nguyên tắc và căn cứ xác định cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng
Điều 34. Danh mục cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng và biện pháp xử lý ô nhiễm môi trường
Điều 35. Trình tự, thủ tục quyết định danh mục cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng
Điều 42. Ưu đãi về huy động vốn đầu tư
Điều 43. Ưu đãi về thuế thu nhập doanh nghiệp
Điều 44. Ưu đãi về thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu
Điều 14. Trách nhiệm kiểm soát ô nhiễm môi trường đất của các cơ quan
Điều 16. Trách nhiệm bảo vệ môi trường của cơ sở sản xuất tại làng nghề
Điều 25. Đối tượng phải thực hiện xác nhận hệ thống quản lý môi trường
Điều 30. Thay đổi, xác nhận lại hệ thống quản lý môi trường
Điều 35. Trình tự, thủ tục quyết định danh mục cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng
Điều 52. Tham vấn và giám sát của cộng đồng dân cư về môi trường