Chương III Nghị định 19/2015/NĐ-CP: Kiểm soát ô nhiễm môi trường đất
Số hiệu: | 19/2015/NĐ-CP | Loại văn bản: | Nghị định |
Nơi ban hành: | Chính phủ | Người ký: | Nguyễn Tấn Dũng |
Ngày ban hành: | 14/02/2015 | Ngày hiệu lực: | 01/04/2015 |
Ngày công báo: | 09/03/2015 | Số công báo: | Từ số 299 đến số 300 |
Lĩnh vực: | Tài nguyên - Môi trường | Tình trạng: |
Hết hiệu lực
10/01/2022 |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Hướng dẫn Luật Bảo vệ môi trường 2014
Ngày 14/02/2015, Chính phủ ban hành Nghị định 19/2015/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật bảo vệ môi trường.
Theo đó, Nghị định hướng dẫn các nội dung liên quan đến:
- Cải tạo, phục hồi môi trường và ký quỹ cải tạo, phục hồi môi trường đối với hoạt động khai thác khoáng sản.
- Kiểm soát ô nhiễm môi trường đất.
- Bảo vệ môi trường làng nghề.
- Bảo vệ môi trường đối với hoạt động nhập khẩu, phá dỡ tàu biển đã qua sử dụng.
- Xác nhận hệ thống quản lý môi trường; Bảo hiểm trách nhiệm bồi thường thiệt hại về môi trường; Xử lý cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng.
- Ưu đãi hỗ trợ hoạt động bảo vệ môi trường.
- Cộng đồng dân cư tham gia bảo vệ môi trường.
Nghị định 19 có hiệu lực kể từ ngày 01/4/2015.
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
1. Các yếu tố có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường đất phải được xác định, thống kê, đánh giá và kiểm soát là các chất gây ô nhiễm phát sinh từ:
a) Quá trình tự nhiên: Biến đổi khí hậu, lũ lụt, xâm nhập mặn, hoang mạc hóa, sự lắng đọng các chất ô nhiễm từ hoàn lưu khí quyển, thiên tai, phong hóa tự nhiên;
b) Hoạt động của con người: Hoạt động làm phát sinh hóa chất chủ định hoặc không chủ định; chất thải từ sản xuất nông nghiệp, công nghiệp, kinh doanh, dịch vụ, dân sinh; khai thác, chế biến khoáng sản; tái chế, xử lý chất thải; lưu giữ, tồn lưu hóa chất, thuốc bảo vệ thực vật, chất độc chiến tranh.
2. Việc kiểm soát các yếu tố có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường đất phải được thực hiện như sau:
a) Áp dụng các biện pháp phòng ngừa, hạn chế các tác động tới môi trường từ nguồn phát sinh;
b) Thường xuyên theo dõi, giám sát;
c) Kịp thời cô lập và xử lý khi có dấu hiệu ô nhiễm môi trường.
3. Bộ Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành, địa phương rà soát, tổng hợp, trình Thủ tướng Chính phủ ban hành Danh mục các nguồn, cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ phát sinh yếu tố gây ô nhiễm môi trường đất cần phải kiểm soát nghiêm ngặt; hướng dẫn việc thống kê, đánh giá, xác định và các biện pháp phòng ngừa, kiểm soát đối với các yếu tố có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường đất.
1. Cơ sở sản xuất, kinh doanh dịch vụ phải thực hiện các biện pháp theo dõi, giám sát chặt chẽ các công đoạn, khu vực phát sinh yếu tố có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường đất; phát hiện kịp thời, cô lập và xử lý các yếu tố có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường đất khi có dấu hiệu ô nhiễm; xây dựng và thực hiện kế hoạch phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường theo quy định của pháp luật.
2. Các cơ sở sau đây phải thực hiện quan trắc chất lượng môi trường đất định kỳ, báo cáo kết quả cho cơ quan quản lý môi trường theo quy định của Bộ Tài nguyên và Môi trường:
a) Cơ sở xử lý chất thải;
b) Cơ sở khai thác khoáng sản;
c) Cơ sở sản xuất hóa chất và các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có sử dụng hóa chất độc hại thuộc Danh mục thực hiện quan trắc chất phát thải do Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành theo quy định tại Khoản 2 Điều 121 Luật Bảo vệ môi trường.
3. Khi chuyển quyền sử dụng đất, người nhận quyền sử dụng đất có quyền yêu cầu người chuyển quyền sử dụng đất cung cấp thông tin về chất lượng môi trường đất tại khu vực thực hiện chuyển quyền sử dụng đất.
4. Các cơ sở được quy định tại Khoản 2 Điều này, khi chuyển đổi mục đích sử dụng đất sang đất ở, đất thương mại phải thực hiện việc đánh giá chất lượng môi trường đất; công bố thông tin giữa các đối tượng sử dụng đất. Chất lượng môi trường đất phải được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường hoặc cơ quan có thẩm quyền xác nhận kế hoạch bảo vệ môi trường xác nhận phù hợp với mục đích sử dụng là đất ở, đất thương mại. Trong trường hợp chất lượng đất tại khu vực được chuyển đổi mục đích sử dụng không phù hợp với mục đích sử dụng là đất ở, đất thương mại, người đang sử dụng đất và người sẽ sử dụng đất cho mục đích đất ở, đất thương mại phải có phương án xử lý môi trường đất phù hợp với mục đích sử dụng.
1. Các khu vực đất bị ô nhiễm thuộc trách nhiệm xử lý của Nhà nước bao gồm:
a) Khu vực ô nhiễm môi trường đất do hóa chất độc hại sử dụng trong chiến tranh;
b) Khu vực ô nhiễm môi trường đất do hóa chất bảo vệ thực vật tồn lưu;
c) Khu vực ô nhiễm môi trường đất nhưng không xác định được đối tượng gây ô nhiễm.
2. Việc kiểm soát ô nhiễm môi trường đất thuộc trách nhiệm xử lý của Nhà nước phải thực hiện như sau:
a) Thống kê, điều tra sơ bộ các khu vực bị ô nhiễm; đánh giá rủi ro sơ bộ;
b) Điều tra chi tiết, xác định phạm vi, mức độ ô nhiễm và đánh giá rủi ro ô nhiễm;
c) Xây dựng mô hình và các giải pháp xử lý ô nhiễm, cải tạo và phục hồi môi trường;
d) Khoanh vùng, cô lập, xử lý, cải tạo và phục hồi môi trường theo các giải pháp được phê duyệt;
đ) Quan trắc, theo dõi sau xử lý, cải tạo và phục hồi môi trường.
3. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh lập phương án xử lý, cải tạo và phục hồi môi trường đối với đối tượng được quy định tại Khoản 1 Điều này, trình Bộ Tài nguyên và Môi trường thẩm định, phê duyệt.
Trường hợp tổ chức, cá nhân có nhu cầu xử lý, cải tạo và phục hồi môi trường đất để sử dụng cho mục đích khác thì phải lập phương án xử lý, cải tạo và phục hồi môi trường trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thẩm định, phê duyệt và kiểm tra, xác nhận việc hoàn thành cải tạo, phục hồi môi trường trước khi sử dụng đất.
4. Các cơ sở thuộc Danh mục quy định tại Khoản 3 Điều 11 Nghị định này mà không thuộc đối tượng được quy định tại Khoản 1 Điều này phải chịu trách nhiệm tổ chức điều tra, đánh giá, khoanh vùng và xử lý, phục hồi khi xảy ra ô nhiễm môi trường đất.
5. Chất lượng môi trường đất tại các khu vực bị ô nhiễm hóa chất độc hại sử dụng trong chiến tranh, hóa chất bảo vệ thực vật tồn lưu và các chất độc hại khác phải được công khai cho các tổ chức, cá nhân có liên quan.
1. Bộ Tài nguyên và Môi trường:
a) Xây dựng quy định, hướng dẫn đánh giá khả năng tiếp nhận của môi trường đất theo mục đích sử dụng;
b) Ban hành hướng dẫn xác định, thống kê, đánh giá, khoanh vùng và kiểm soát các yếu tố có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường đất; cung cấp thông tin về chất lượng môi trường đất; xác nhận chất lượng đất các khu vực chuyển đổi mục đích sử dụng đất sang đất ở, đất thương mại quy định tại Khoản 4 Điều 12 Nghị định này;
c) Xây dựng, cập nhật hệ thống thông tin quốc gia về các khu vực ô nhiễm đất và kiểm soát ô nhiễm môi trường đất;
d) Tổng hợp và công bố chất lượng môi trường đất và các yếu tố có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường đất trên phạm vi toàn quốc;
đ) Hướng dẫn phương thức công bố thông tin về chất lượng môi trường đất.
2. Bộ Quốc phòng, Bộ Công an chủ trì, phối hợp với Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tổ chức điều tra, thống kê thông tin về chất lượng môi trường đất đối với đất quốc phòng, an ninh và gửi báo cáo kết quả về Bộ Tài nguyên và Môi trường để tổng hợp; tổ chức thực hiện xử lý các khu vực đất ô nhiễm được giao quản lý.
a) Tổ chức điều tra, đánh giá và công khai thông tin về các yếu tố có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường đất trên địa bàn; quan trắc chất lượng môi trường đất các khu vực công cộng;
b) Công bố thông tin về chất lượng môi trường đất (bản đồ, báo cáo đánh giá chất lượng đất, thoái hóa đất, ô nhiễm đất) theo quy định của pháp luật về đất đai; cập nhật thông tin về kiểm soát ô nhiễm môi trường đất trên địa bàn vào hệ thống thông tin quốc gia về kiểm soát ô nhiễm môi trường đất;
c) Ban hành cảnh báo đối với các khu vực có chất lượng đất không phù hợp với mục đích sử dụng; theo dõi, giám sát việc lập, tổ chức thực hiện kế hoạch xử lý, cải tạo, phục hồi môi trường đất để phù hợp với mục đích sử dụng của chủ sử dụng đất hoặc người gây ô nhiễm thuộc Danh mục quy định tại Khoản 3 Điều 11 Nghị định này;
d) Tổ chức thực hiện xử lý các khu vực đất ô nhiễm trên địa bàn.Bổ sung
CONTROL OF LAND ENVIRONMENT POLLUTION
Article 11. Identifying, listing, assessing and controlling factors prone to cause land environment pollution
1. The factors prone to cause land environment pollution to be identified, listed, assessed and controlled are the pollutants generated from:
a) Natural process: Climate change, flooding, saltwater intrusion, desertification, deposition of pollutants from the atmospheric circulation, natural disasters and natural weathering;
b) Human activities: Activities generate intentional or unintentional chemicals; wastes from agricultural, industrial production, business, services, livelihood; mineral extraction and processing; recycling and waste treatment; retention and residues of plant protection chemicals and chemical warfare agents.
2. The control of factors prone to cause land environment pollution must be done as follows:
a) Application of preventive measures and restricting effects on environment from the generating sources;
b) Regular monitoring and supervision;
c) Timely isolation and treatment upon signs of environmental pollution.
3. The Ministry of Natural Resources and Environment shall take charge and coordinate with the Ministries, sectors and localities in review and aggregation and request the Prime Minister to issue the List of sources, business and production facilities and services generating factors of land environment pollution to be strictly controlled; provide instructions on listing, assessment, identification and preventive and controlling measures over the factors prone to cause land environment pollution.
Article 12. Control of land environment pollution at services, business and production facilities
1. The services, business and production facilities must take measures to strictly monitor and supervise stages and areas generating factors prone to cause land environment pollution; promptly detect, isolate and handle factors prone to cause land environment pollution upon signs of pollution; prepare and carry out plan for prevention and response to environmental incidents under regulations of law.
2. The following facilities must observe the quality of land environment periodically and report the result to the environmental management under regulations of the Ministry of Natural Resources and Environment:
a) Waste treatment facilities;
b) Mineral extraction facilities;
c) Chemical production facilities and services, business and production facilities using hazardous chemicals of the List of waste observation issued by the Ministry of Natural Resources and Environment as stipulated in Clause 2, Article 121 of the Law on environmental pollution.
3. Upon transfer of land use right, the receiver of land use right has the right to request the transferer of land use right to provide information on the quality of land environment in the area of transfer of land use right.
4. The facilities specified in Clause 2 of this Article, upon transfer of purpose of land use to residential land or commercial land, must assess the quality of land environment and make public the information between the subjects using land. The quality of land environment must be certified by the agency having the authority to approve the report on the environmental impact or by the agency having the authority to certify the environmental protection plan in accordance with the purpose of use as residential land or commercial land. Where the quality of land in the area of transfer of purpose of use does not consist with the purpose of use as residential land or commercial land, the person who is using the land and the person who will use the land for the purpose of residential land or commercial land must have plan for land environment treatment to consist with the purpose of use.
Article 13. Control of land environment pollution in the areas polluted with chemical warfare agents, residues of plant protection chemicals and other hazardous substances
1. The polluted land areas under the treatment responsibility of the State include:
a) The area of land environment pollution due to chemical warfare agents;
b) The area of land environment pollution due to residues of plant protection chemicals
c) The area of land environment pollution without identified pollutants.
2. The control of land environment pollution under the treatment responsibility of the State and must be done as follows:
a) Listing and preliminarily surveying the polluted areas and assessing the preliminary risks;
b) Surveying in detail, determing scope, extent of pollution and assessing risks of pollution;
c) Developing models and solutions to pollution treatment and environmental renovation and restoration;
d) Zoning, isolating, treating, renovating and restoring environment as per approved solutions.
dd) Peforming survey and monitoring after the environmental treatment, renovation and restoration.
3. The provincial People’s Committee shall prepare plan for environmental treatment, renovation and restoration for the subjects specified in Clause 1 of this Article to be submitted to the Ministry of Natural Resources and Environment for assessment and approval.
Where the organizations and individuals need the environmental treatment, renovation and restoration for other purposes of use, they must prepare the plan for the environmental treatment, renovation and restoration to be submitted to the provincial People’s Committee for assessment, approval, inspection and certification of completion of environmental renovation and restoration before land use.
4. The facilities named in the list specified in Clause 3, Article 11 of this Decree not being the subjects specified in Clause 1 of this Article must organize the survey, assessment, zoning, treatment and restoration upon occurrence of land environment pollution.
5. The quality of land environment in areas polluted with chemical warfare agents, residues of plant protection chemicals and other hazardous chemicals must be publicized to the related organizations and individuals.
Article 14. Responsibilities for control of land environment pollution of agencies
1. Ministry of Natural Resources and Environment:
a) Develops regulations and instructions on assessing the receipt capacity of land environment as per the purpose of use;
b) Issues the instructions on identification, listing, assessment, zoning and control of factors prone to cause land environment pollution, provides information on quality of land environment, certifies the quality of land in areas of transfer of purpose of land use to residential land or commercial land specified in Clause 4, Article 12 of this Decree;
c) Develops and updates the national information system on areas with polluted land and control of land environment pollution;
d) Aggregates and publicizes the quality of land environment and factors prone to cause land environment pollution nationwide;
dd) Provides method for publicizing information about the quality of land environment.
2. The Ministry of Defense, Ministry of Public Security shall take charge and coordinate with the provincial People's Committee to conduct a survey and do statistics of information about the quality of land environment of land used for national defense and security and send the results to the Ministry of Natural Resources and Environment for synthesis; organizes the treatment of areas with polluted land under their management.
3. Provincial People's Committee:
a) Organizes survey, assessment and publicizes information about factors prone to cause land environment pollution in the areas; observes the quality of land environment in public areas;
b) Publicizes information about the quality of land environment (map, report on assessment of land quality, land degradation and land pollution) under regulations of law on land; updates information on the control of land environment pollution in the areas in the national information system on control of land environment pollution.
c) Issues the warning towards the areas with the land quality inconsistent with the purpose of use; monitors and supervises the preparation and implementation of plan for treatment, renovation and restoration of land environment to consist with the purpose of use of land users or polluters named in the list specified in Clause 3, Article 11 of this Decree.
d) Implements the treatment of areas with polluted land
Văn bản liên quan
Cập nhật
Điều 3. Vị trí, chức năng của Dân quân tự vệ
Điều 15. Hệ thống thông tin thống kê cấp tỉnh
Điều 16. Hệ thống thông tin thống kê cấp huyện
Điều 18. Điều chỉnh, bổ sung Danh mục chỉ tiêu thống kê quốc gia
Điều 19. Hệ thống chỉ tiêu thống kê bộ, ngành
Điều 20. Thẩm định hệ thống chỉ tiêu thống kê bộ, ngành
Điều 6. Thời điểm lập, trình thẩm định, nội dung phương án và phương án bổ sung
Điều 7. Tổ chức thẩm định, phê duyệt phương án, phương án bổ sung
Điều 8. Ký quỹ cải tạo, phục hồi môi trường đối với hoạt động khai thác khoáng sản
Điều 9. Xác nhận hoàn thành phương án, phương án bổ sung
Điều 10. Trách nhiệm các cơ quan quản lý và các đơn vị
Điều 11. Xác định, thống kê, đánh giá và kiểm soát các yếu tố có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường đất
Điều 12. Kiểm soát ô nhiễm môi trường đất tại các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ
Điều 14. Trách nhiệm kiểm soát ô nhiễm môi trường đất của các cơ quan
Điều 22. Yêu cầu bảo vệ môi trường đối với cơ sở phá dỡ tàu biển đã qua sử dụng
Mục 1. XÁC NHẬN HỆ THỐNG QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG
Điều 25. Đối tượng phải thực hiện xác nhận hệ thống quản lý môi trường
Điều 26. Thời điểm thực hiện việc xác nhận hệ thống quản lý môi trường
Điều 27. Nội dung hệ thống quản lý môi trường
Điều 28. Xác nhận hệ thống quản lý môi trường
Điều 29. Thẩm quyền xác nhận hệ thống quản lý môi trường
Điều 30. Thay đổi, xác nhận lại hệ thống quản lý môi trường
Mục 2. BẢO HIỂM TRÁCH NHIỆM BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI VỀ MÔI TRƯỜNG
Điều 31. Tổ chức, cá nhân mua bảo hiểm trách nhiệm bồi thường thiệt hại về môi trường
Mục 3. XỬ LÝ CƠ SỞ GÂY Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG NGHIÊM TRỌNG
Điều 33. Nguyên tắc và căn cứ xác định cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng
Điều 34. Danh mục cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng và biện pháp xử lý ô nhiễm môi trường
Điều 35. Trình tự, thủ tục quyết định danh mục cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng
Điều 42. Ưu đãi về huy động vốn đầu tư
Điều 43. Ưu đãi về thuế thu nhập doanh nghiệp
Điều 44. Ưu đãi về thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu
Điều 14. Trách nhiệm kiểm soát ô nhiễm môi trường đất của các cơ quan
Điều 16. Trách nhiệm bảo vệ môi trường của cơ sở sản xuất tại làng nghề
Điều 25. Đối tượng phải thực hiện xác nhận hệ thống quản lý môi trường
Điều 30. Thay đổi, xác nhận lại hệ thống quản lý môi trường
Điều 35. Trình tự, thủ tục quyết định danh mục cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng
Điều 52. Tham vấn và giám sát của cộng đồng dân cư về môi trường