Chương IV Nghị định 19/2015/NĐ-CP: Bảo vệ môi trường làng nghề
Số hiệu: | 19/2015/NĐ-CP | Loại văn bản: | Nghị định |
Nơi ban hành: | Chính phủ | Người ký: | Nguyễn Tấn Dũng |
Ngày ban hành: | 14/02/2015 | Ngày hiệu lực: | 01/04/2015 |
Ngày công báo: | 09/03/2015 | Số công báo: | Từ số 299 đến số 300 |
Lĩnh vực: | Tài nguyên - Môi trường | Tình trạng: |
Hết hiệu lực
10/01/2022 |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Hướng dẫn Luật Bảo vệ môi trường 2014
Ngày 14/02/2015, Chính phủ ban hành Nghị định 19/2015/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật bảo vệ môi trường.
Theo đó, Nghị định hướng dẫn các nội dung liên quan đến:
- Cải tạo, phục hồi môi trường và ký quỹ cải tạo, phục hồi môi trường đối với hoạt động khai thác khoáng sản.
- Kiểm soát ô nhiễm môi trường đất.
- Bảo vệ môi trường làng nghề.
- Bảo vệ môi trường đối với hoạt động nhập khẩu, phá dỡ tàu biển đã qua sử dụng.
- Xác nhận hệ thống quản lý môi trường; Bảo hiểm trách nhiệm bồi thường thiệt hại về môi trường; Xử lý cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng.
- Ưu đãi hỗ trợ hoạt động bảo vệ môi trường.
- Cộng đồng dân cư tham gia bảo vệ môi trường.
Nghị định 19 có hiệu lực kể từ ngày 01/4/2015.
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
1. Phương án bảo vệ môi trường làng nghề bao gồm nội dung, cách thức, trình tự tiến hành hoạt động bảo vệ môi trường của làng nghề; hiện trạng hoạt động sản xuất, sinh hoạt của làng nghề; các loại và lượng chất thải phát sinh; việc tổ chức các hoạt động bảo vệ môi trường nói chung, các biện pháp giảm thiểu, thu gom, xử lý chất thải phát sinh từ làng nghề; bố trí nguồn lực thực hiện các hoạt động bảo vệ môi trường; trách nhiệm của tổ chức, cá nhân có liên quan.
2. Hạ tầng kỹ thuật bảo vệ môi trường của các làng nghề có không ít hơn 20% số cơ sở sản xuất thuộc ngành nghề được khuyến khích phát triển (gọi tắt là làng nghề được khuyến khích phát triển) được đầu tư từ ngân sách nhà nước, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh bố trí ngân sách địa phương để đầu tư hạ tầng kỹ thuật bảo vệ môi trường cho làng nghề được khuyến khích phát triển, huy động nguồn lực đầu tư hạ tầng kỹ thuật bảo vệ môi trường các làng nghề trên địa bàn.
3. Cơ sở sản xuất thuộc ngành nghề được khuyến khích phát triển tại làng nghề là các cơ sở thuộc Danh mục quy định tại Phụ lục I Nghị định này. Theo từng thời kỳ, Bộ Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành và địa phương rà soát, trình Thủ tướng Chính phủ sửa đổi, bổ sung Phụ lục I Nghị định này phù hợp với thực tiễn.
4. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành hoặc trình cấp có thẩm quyền ban hành cơ chế, chính sách ưu đãi, hỗ trợ đối với cơ sở thuộc ngành nghề được khuyến khích phát triển, làng nghề được khuyến khích phát triển; phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định tiêu chí về bảo vệ môi trường trong việc công nhận làng nghề.
1. Thực hiện các biện pháp bảo vệ môi trường nêu trong báo cáo đánh giá tác động môi trường, bản cam kết bảo vệ môi trường, đề án bảo vệ môi trường chi tiết, đề án bảo vệ môi trường đơn giản hoặc báo cáo về các biện pháp bảo vệ môi trường.
Trường hợp các cơ sở sản xuất thuộc ngành nghề được khuyến khích phát triển tại làng nghề chưa có báo cáo đánh giá tác động môi trường, bản cam kết bảo vệ môi trường, đề án bảo vệ môi trường chi tiết, đề án bảo vệ môi trường đơn giản phải lập báo cáo về các biện pháp bảo vệ môi trường, mô tả hoạt động của cơ sở, các loại chất thải phát sinh, các biện pháp giảm thiểu, kiểm soát bụi, nhiệt, tiếng ồn, độ rung, thu gom và xử lý nước thải, khí thải tại chỗ; phân loại, lưu giữ, tự xử lý hoặc chuyển giao đối với chất thải rắn, gửi cơ quan quản lý môi trường tại địa phương để thực hiện kiểm tra, theo dõi.
2. Đóng góp đầy đủ các loại phí bảo vệ môi trường và nghĩa vụ tài chính theo quy định của pháp luật cho hoạt động bảo vệ môi trường của làng nghề.
3. Các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ trong làng nghề không thuộc đối tượng quy định Khoản 3 Điều 15 Nghị định này phải tuân thủ quy định tại Khoản 3 Điều 70 Luật Bảo vệ môi trường và các quy định về bảo vệ môi trường đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ.
1. Lập, trình Ủy ban nhân dân cấp huyện phê duyệt phương án bảo vệ môi trường làng nghề trên địa bàn để tổ chức thực hiện.
2. Đôn đốc việc xây dựng nội dung bảo vệ môi trường trong hương ước, quy ước của làng nghề.
3. Bố trí cán bộ có kiến thức về pháp luật, quản lý môi trường theo dõi việc thực hiện công tác bảo vệ môi trường làng nghề; hướng dẫn hoạt động của tổ chức tự quản về bảo vệ môi trường làng nghề.
4. Ưu tiên bố trí kinh phí sự nghiệp môi trường và các nguồn kinh phí khác cho công tác quản lý môi trường, đầu tư, sửa chữa, cải tạo các công trình hạ tầng kỹ thuật bảo vệ môi trường tại các làng nghề được khuyến khích phát triển trên địa bàn.
5. Quản lý, vận hành và duy tu, bảo dưỡng theo đúng quy định khi được bàn giao, tiếp nhận các dự án, công trình hạ tầng kỹ thuật bảo vệ môi trường làng nghề.
6. Thường xuyên hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện và xử lý vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường của các cơ sở trên địa bàn.
7. Tuyên truyền, phổ biến thông tin, nâng cao nhận thức cho người dân về trách nhiệm bảo vệ môi trường; hướng dẫn các cơ sở tận thu, tái chế, tái sử dụng và xử lý tại chỗ các loại chất thải.
8. Công bố thông tin về hiện trạng môi trường, công tác bảo vệ môi trường làng nghề trên các phương tiện thông tin của địa phương, thông qua các đoàn thể, tổ chức chính trị - xã hội tại địa phương và trong các cuộc họp Ủy ban nhân dân, Hội đồng nhân dân cấp xã.
9. Báo cáo Ủy ban nhân dân cấp huyện về công tác bảo vệ môi trường, tình hình phát sinh và xử lý chất thải của làng nghề trên địa bàn định kỳ một năm một lần trước ngày 30 tháng 10 hằng năm hoặc đột xuất theo yêu cầu.
1. Thực hiện điều tra, thống kê, lập danh sách làng nghề, làng nghề được khuyến khích phát triển, cơ sở sản xuất thuộc ngành nghề được khuyến khích phát triển tại làng nghề trên địa bàn; chỉ đạo cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện xem xét thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh đối với các cơ sở sản xuất trong làng nghề không thuộc ngành nghề được khuyến khích phát triển gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng, không bảo đảm khoảng cách đối với khu dân cư.
2. Đôn đốc, phê duyệt, hướng dẫn Ủy ban nhân dân cấp xã thực hiện và kiểm tra việc thực hiện phương án bảo vệ môi trường làng nghề.
3. Chỉ đạo xây dựng và kiểm tra, theo dõi việc thực hiện nội dung bảo vệ môi trường trong hương ước, quy ước của làng nghề.
4. Rà soát, đề xuất quy hoạch các cụm công nghiệp tập trung hoặc bố trí khu chăn nuôi, khu sản xuất tập trung bên ngoài khu dân cư đáp ứng các quy định về bảo vệ môi trường để lập kế hoạch, tổ chức thực hiện việc di dời cơ sở sản xuất không thuộc ngành nghề được khuyến khích phát triển gây ô nhiễm môi trường ra khỏi khu dân cư.
5. Ưu tiên phân bổ kinh phí sự nghiệp môi trường cho công tác quản lý môi trường, kinh phí từ các nguồn khác để đầu tư, xây dựng, nâng cấp, cải tạo các công trình hạ tầng kỹ thuật bảo vệ môi trường cho các làng nghề được khuyến khích phát triển.
6. Hướng dẫn, kiểm tra, thanh tra và xử lý vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường của các cơ sở sản xuất trên địa bàn.
7. Tuyên truyền, phổ biến các quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường; tổ chức các hoạt động khuyến khích cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ áp dụng các giải pháp sản xuất sạch hơn, công nghệ thân thiện môi trường, thu gom và tái chế chất thải.
8. Công bố thông tin về hiện trạng môi trường, công tác bảo vệ môi trường làng nghề trên các phương tiện thông tin của địa phương và trong các cuộc họp Ủy ban nhân dân, Hội đồng nhân dân cấp huyện.
9. Tổng hợp, báo cáo Ủy ban nhân dân cấp tỉnh về công tác bảo vệ môi trường, tình hình phát sinh và xử lý chất thải của làng nghề trên địa bàn định kỳ một năm một lần trước ngày 30 tháng 11 hằng năm hoặc đột xuất theo yêu cầu.
1. Tổng hợp, công bố danh sách làng nghề, làng nghề được khuyến khích phát triển, các cơ sở sản xuất thuộc ngành nghề được khuyến khích phát triển; kế hoạch phát triển làng nghề, kế hoạch chuyển đổi ngành nghề hoặc di dời ra khỏi khu dân cư đối với cơ sở sản xuất không thuộc ngành nghề được khuyến khích phát triển gây ô nhiễm môi trường trên địa bàn.
2. Phân bổ kinh phí từ ngân sách địa phương cho hoạt động bảo vệ môi trường làng nghề. Ưu tiên phân bổ kinh phí sự nghiệp môi trường và các nguồn kinh phí khác cho công tác quản lý môi trường và đầu tư xây dựng công trình bảo vệ môi trường, cải tạo, nâng cấp công trình hạ tầng kỹ thuật bảo vệ môi trường cho các làng nghề được khuyến khích phát triển.
3. Xây dựng, ban hành hoặc trình cơ quan có thẩm quyền ban hành và tổ chức thực hiện cơ chế, chính sách ưu đãi, hỗ trợ đối với các cơ sở sản xuất thuộc ngành nghề được khuyến khích phát triển; cơ chế, chính sách hỗ trợ cơ sở gây ô nhiễm môi trường phải di dời ra khỏi khu dân cư hoặc chuyển đổi ngành nghề sản xuất.
4. Bảo đảm các điều kiện về bảo vệ môi trường trong việc công nhận làng nghề.
5. Đánh giá mức độ ô nhiễm môi trường làng nghề, xây dựng kế hoạch xử lý ô nhiễm môi trường làng nghề, bao gồm:
a) Thống kê lượng nước thải, khí thải, chất thải rắn thông thường, chất thải rắn nguy hại phát sinh từ các cơ sở trong làng nghề;
b) Đánh giá mức độ ô nhiễm môi trường nước mặt, nước ngầm, đất và không khí xung quanh;
c) Lập và triển khai biện pháp khắc phục ô nhiễm môi trường làng nghề.
6. Chỉ đạo quy hoạch, phê duyệt và đầu tư kinh phí xây dựng hạ tầng kỹ thuật bảo vệ môi trường cho các làng nghề được khuyến khích phát triển; quy hoạch khu công nghiệp, cụm công nghiệp tập trung hoặc khu vực chăn nuôi, khu sản xuất tập trung bên ngoài khu dân cư đáp ứng các quy định về bảo vệ môi trường để di dời các cơ sở sản xuất gây ô nhiễm môi trường ra khỏi khu dân cư.
7. Quản lý việc thu gom, vận chuyển, tái chế và xử lý chất thải nông thôn, chất thải phát sinh từ hoạt động của các cơ sở trong làng nghề.
8. Hướng dẫn, kiểm tra, thanh tra, xử lý vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường của các cơ sở sản xuất trên địa bàn.
9. Công bố thông tin về hiện trạng môi trường, công tác bảo vệ môi trường làng nghề trên các phương tiện thông tin của địa phương và trong các cuộc họp Ủy ban nhân dân, Hội đồng nhân dân cấp tỉnh.
10. Báo cáo Bộ Tài nguyên và Môi trường về công tác bảo vệ môi trường, tình hình phát sinh và xử lý chất thải của làng nghề trên địa bàn một năm một lần trước ngày 30 tháng 12 hằng năm hoặc đột xuất theo yêu cầu.
1. Ban hành hoặc trình cơ quan có thẩm quyền ban hành quy định điều kiện về bảo vệ môi trường đối với làng nghề; Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường đối với các cơ sở sản xuất thuộc ngành nghề được khuyến khích phát triển; phối hợp với Bộ Tài chính ban hành hoặc trình cấp có thẩm quyền ban hành cơ chế, chính sách ưu đãi, hỗ trợ về bảo vệ môi trường đối với cơ sở sản xuất thuộc ngành nghề được khuyến khích phát triển, làng nghề được khuyến khích phát triển.
2. Quản lý, cập nhật thông tin, dữ liệu về bảo vệ môi trường làng nghề trên phạm vi toàn quốc; công bố danh mục làng nghề ô nhiễm môi trường và làng nghề ô nhiễm môi trường nghiêm trọng; hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện các quy định về bảo vệ môi trường làng nghề.
3. Hướng dẫn xử lý chất thải phát sinh từ hoạt động của các cơ sở sản xuất thuộc ngành nghề được khuyến khích phát triển tại làng nghề.
4. Hướng dẫn nội dung, trình tự xây dựng và phê duyệt phương án bảo vệ môi trường làng nghề; lập báo cáo về các biện pháp bảo vệ môi trường của các cơ sở thuộc ngành nghề được khuyến khích phát triển tại làng nghề.
5. Hướng dẫn và tổ chức đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn, phổ biến kinh nghiệm, cung cấp thông tin về pháp luật môi trường, các giải pháp bảo vệ môi trường, sản xuất theo hướng thân thiện với môi trường, tổ chức triển lãm, hội chợ, quảng bá sản phẩm thân thiện với môi trường, công nghệ môi trường cho các cơ sở được khuyến khích phát triển tại làng nghề.
1. Được ưu tiên phân bổ ngân sách, đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng về bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật có liên quan; giới thiệu, quảng bá sản phẩm trong các hoạt động thương mại, du lịch; đào tạo, phổ biến kiến thức về bảo vệ môi trường cho cộng đồng dân cư, tổ chức tự quản về bảo vệ môi trường và cán bộ quản lý môi trường cấp xã.
2. Được ưu tiên trong quá trình xét duyệt và cho vay vốn ưu đãi của các tổ chức tín dụng về môi trường, Quỹ bảo vệ môi trường Việt Nam, quỹ bảo vệ môi trường ngành và quỹ bảo vệ môi trường của địa phương đối với các đối tượng có dự án bảo vệ môi trường theo quy định về tổ chức hoạt động của quỹ bảo vệ môi trường.
3. Được ưu tiên trong quá trình xem xét, lựa chọn thực hiện chương trình khuyến công, khuyến nông, chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới; được ưu tiên trong việc tiếp nhận, triển khai các mô hình xử lý chất thải từ các dự án quốc tế, các nhiệm vụ, đề tài, dự án từ ngân sách nhà nước.
PROTECTION OF HANDICRAFT VILLAGE ENVIRONMENT
Article 15. General provisions on protection of handicraft village environment
1. The plan for protection of handicraft village environment includes the contents, methods, order of implementation of protection of handicraft village environment; types and volume of generated wastes; organization of protection of handicraft village environment in general, measures of reduction, collection and treatment of wastes generated from handicraft villages; arrangement of resources for implementation of environmental protection and responsibilities of related organizations
2. Infrastructure of environmental protection of handicraft villages with no less than 20% of the number of production facilities which have business categories receiving the encouraged development (referred to as handicraft village receiving the encouraged development) is invested from the state budget. The provincial People’s Committee shall allocate its local budget for technical infrastructure investment for environmental protection of handicraft village receiving the encouraged development and mobilize resources for technical infrastructure investment to protect the environment of handicraft villages in the area.
3. The production facilities which have business categories receiving the encouraged development at handicraft village are the ones named in the list specified in Annex I of this Decree. The Ministry of Natural Resources and Environment shall take charge and coordinate with the Ministries, sectors and localities in review for submission to the Prime Minister for amendment or supplementation of Annex I of this Decree in accordance with reality from time to time.
4. The Ministry of Natural Resources and Environment shall issue or request the competent level to issue incentive and supportive mechanisms and policies for facilities which have business categories receiving the encouraged development and handicraft villages receiving the encouraged development; coordinate with the Ministry of Natural Resources and Environment to provide for the criteria on environmental protection in recognition of handicraft villages.
Article 16. Responsibilities for environmental protection of production facilities in handicraft villages
1. Fully implementing measures of environmental protection mentioned in the report on environmental impact assessment, commitment of environmental protection, detailed environmental protection scheme, simple environmental protection scheme or report on measures of environmental protection.
Where the production facilities which have business categories receiving the encouraged development in the handicraft village have not the report on environmental impact assessment, commitment of environmental protection, detailed environmental protection scheme, simple environmental protection scheme, they must prepare the report on measures of environmental protection, describe activities of facilities, types of waste, measures of reduction and control of dust, temperature, noise, vibration, on-the-spot collection and treatment of wastewater, classification, storage, self-treatment or transfer of solid wastes which shall be sent to the local environmental management agency for testing and monitoring.
2. Contributing all of the environmental protection fees and financial obligations under regulations of law for the environmental protection of handicraft village.
3. The services, business and production facilities in the handicraft villages not being the subjects specified in Clause 3, Article 15 of this Decree must comply with the provisions in Clause 3, Article 70 of the Law on environmental protection and other provisions on environmental protection for services, business and production facilities.
Article 17. Responsibilities of communal People’s Committee
1. Prepares and submit the plan for protection of handicraft village environment in the areas for implementation.
2. Urges the preparation of contents of environmental protection in the village convention or regulation of handicraft villages.
3. Arranges officers qualified for law and environmental management to monitor the implementation of protection of handicraft village environment; provides instructions on activities of self-regulatory organizations for environmental protection of handicraft villages.
4. Gives priority to the allocation of environmental non-business funding and other funding for environmental protection, investment and renovation of technical infrastructure works for environmental protection in the handicraft villages which are encouraged to develop in the areas.
5. Carries out the management, operation and maintenance properly upon handover of technical infrastructure projects or works for protection of handicraft village environment.
6. Regularly provides instruction and inspect the implementation and handle violations of law on environmental protection of the facilities in the areas.
7. Propagates, disseminates information and improve conciousness for people about the responsibilities for environmental protection; gives instructions to facilities on recovery, recycling, re-use and treatment on the spot of wastes.
8. Publicizes information about the environmental reality and protection of handicraft village environment on the local mass media, via politica-social unions and organizations at localities and in the meetings of communal People’s Committee and People’s Council.
9. Reports to the district People’s Committee on the environmental protection and generation and treatment of wastes from handicraft villages in the area once a year before 30 October of each year or irregularly upon requirement.
Article 18. Responsibilities of district People’s Committee
1. Carries out the survey and listing of handicraft villages and handicraft villages receiving the encouraged development, production facilities which have business categories receiving the encouraged development inthe handicraft villages in the area; directs district business registration agency to consider and revoke the business household Certificate of the production facilities in the handicraft villages which do not have the business categories receiving the encouraged development, do cause serious environmental pollution and not ensure the required distance from residential areas.
2. Urges, approves and provides instructions to the communal People’s Committee on implementing and inspecting the implementation of plan for protection of handicraft village environment.
3. Directs the development, inspection and monitoring of implementation of environmental protection specified in the village regulation or convention of handicraft villages.
4. Reviews and suggests the planning of concentrated industrial clusters or arrangement of livestock area and concentrated production area outside residential area that meet the regulations on environmental protection to plan and implement the relocation of production facilities which do not have business categories receiving the encouraged development and cause environmental pollution out of residential areas.
5. Gives priority to the allocation of environmental non-business funding for environmental management and funding from other sources for investment, building, upgrade and renovation of technical infrastructure works for environmental protection in the handicraft villages which are encouraged to develop in the areas.
6. Provides instructions, carries out the examination, inspection and handles violation of law on environmental protection of production facilities in the area.
7. Propagates and disseminates regulations of law on environmental protection; organizes activities to encourage the services, business and production facilities to apply cleaner production solutions, environmentally friendly technologies, collection and recycling of waste materials.
8. Publicizes information about the environmental reality, protection of handicraft village environment on the local mass media and and in the meetings of district People’s Committee and People’s Council.
9. Aggregates and reports to the district People’s Committee on the environmental protection and generation and treatment of wastes from handicraft villages in the area once a year before 30 November of each year or irregularly upon requirement.
Article 19. Responsibilities of provincial People’s Committee
1. Aggregates and publicizes the list of handicraft villages and handicraft villages receiving the encouraged development, production facilities which have business categories receiving the encouraged development; the plan for handicraft village development and plan for conversion of business categories or relocation out of residential area for the production facilities which do not have business categories receiving the encouraged development and cause environmental pollution in the area.
2. Allocates funding from local budget for the protection of handicraft village environment. Gives priority to the allocation of environmental non-business funding and other sources of funding for environmental management and investment in building works for environmental protection, renovation and upgrade of technical infrastructure works for environmental protection to the handicraft villages which are encouraged to develop.
3. Develops and issues or requests the competent authorities to issue and implement the incentive and supportive mechanisms and policies to the production facilities which have business categories receiving the encouraged development; supportive mechanisms and policies to the facilities which cause environmental pollution and must be relocated out of residential area or must convert their production categories.
4. Ensure conditions for environmental protection in recognition of handicraft villages.
5. Assesses the extent of handicraft village pollution, prepares plans for treating the pollution of handicraft village environment, including:
a) Calculates volume of wastewater, waste gas, common solid waste and hazardous solid waste generated from the facilities in the handicraft villages;
b) Assesses the extent of environmental pollution of surface water, underground water, land and ambient air;
c) Prepares and takes measures to remedy the pollution of handicraft village environment.
6. Directs the planning, approval and allocation of funding of technical infrastructure for environmental protection to the handicraft villages which are encouraged to develop; carries out the planning of industrial parks, concentrated industrial cluster, livestock area or concentrated production area outside the residential areas that meets the regulations on environmental protection for relocating production facilities causing environmental pollution out of residential area.
7. Manages the collection, transport, re-cycling and treatment of rural waste or waste from operation of facilities in the handicraft village.
8. Provides instructions, examines, inspects and handles violations of law on environmental protection of the production facilities in the area.
9. Publicizing information about the environmental reality and the protection of handicraft village environment on local mass media and in the meetings of provincial People’s Committee and People’s Council.
10. Reports to the Ministry of Natural Resources and Environment on the environmental protection and generation and treatment of wastes from handicraft villages in the area once a year before 31 December of each year or irregularly upon requirement.
Article 20. Responsibilities of the Ministry of Natural Resources and Environment
1. Issues or requests the competent authorities to issue regulations and conditions on environmental protection for handicraft villages; the national technical Regulation on environment for production facilities which have business categories receiving the encouraged development; coordinates with the Ministry of Finance to issue or requests the competent level to issue the supportive and incentive mechanisms and policies on environmental protection for production facilities which have business categories and handicraft villages receiving the encouraged development.
2. Manages and updates information and data on protection of handicraft village environment nationwide; publicizes the list of handicraft villages causing environmental pollution and handicraft villages causing serious environmental pollution; instructs and inspects the implementation of regulations on protection of handicraft village environment.
3. Provides instructions on waste treatment generated from the activities of production facilities which are encouraged in the handicraft villages.
4. Provides instructions on contents and order of development and approval for the handicraft village environment protection plan; prepares reports on measures of environmental protection of production facilities which are encouraged in the handicraft villages.
5. Provides instructions and organizes the training, re-training, practice, experience dissemination, supply of information about environmental law, solutions to environmental protection, production towards environmentally friendly, exhibitions, fairs, promotion of environmentally friendly products and environmental technologies to the production facilities which are encouraged in the handicraft villages.
Article 21. Policies on encouraged development of handicraft villages and production facilities which have business categories receiving the encouraged development
1. Given priority to the allocation of budget for construction of environmental protection infrastructure under relevant laws; introduction and promotion of products in activities of commerce, tourism, training, dissemination of knowledge about environmental protection to the residential communities, self-regulatory organizations on environmental protection and communal environmental management officers.
2. Given priority in the process of review and approval and lending of incentive capital of credit institutions on environment, Vietnam Environment Protection Fund, the sectoral environmental protection fund and the local environmental protection fund for environmental protection proejcts under regulations on operational organization of the environmental protection fund.
3. Given priority in the review and selection of implementation of industrial and agricultural extension program and national target program on new rural development; given priority in receiving and implementing the models of waste treatment from international projects, duties, themes and projects from the state budget.
Văn bản liên quan
Cập nhật
Điều 3. Vị trí, chức năng của Dân quân tự vệ
Điều 15. Hệ thống thông tin thống kê cấp tỉnh
Điều 16. Hệ thống thông tin thống kê cấp huyện
Điều 18. Điều chỉnh, bổ sung Danh mục chỉ tiêu thống kê quốc gia
Điều 19. Hệ thống chỉ tiêu thống kê bộ, ngành
Điều 20. Thẩm định hệ thống chỉ tiêu thống kê bộ, ngành
Điều 6. Thời điểm lập, trình thẩm định, nội dung phương án và phương án bổ sung
Điều 7. Tổ chức thẩm định, phê duyệt phương án, phương án bổ sung
Điều 8. Ký quỹ cải tạo, phục hồi môi trường đối với hoạt động khai thác khoáng sản
Điều 9. Xác nhận hoàn thành phương án, phương án bổ sung
Điều 10. Trách nhiệm các cơ quan quản lý và các đơn vị
Điều 11. Xác định, thống kê, đánh giá và kiểm soát các yếu tố có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường đất
Điều 12. Kiểm soát ô nhiễm môi trường đất tại các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ
Điều 14. Trách nhiệm kiểm soát ô nhiễm môi trường đất của các cơ quan
Điều 22. Yêu cầu bảo vệ môi trường đối với cơ sở phá dỡ tàu biển đã qua sử dụng
Mục 1. XÁC NHẬN HỆ THỐNG QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG
Điều 25. Đối tượng phải thực hiện xác nhận hệ thống quản lý môi trường
Điều 26. Thời điểm thực hiện việc xác nhận hệ thống quản lý môi trường
Điều 27. Nội dung hệ thống quản lý môi trường
Điều 28. Xác nhận hệ thống quản lý môi trường
Điều 29. Thẩm quyền xác nhận hệ thống quản lý môi trường
Điều 30. Thay đổi, xác nhận lại hệ thống quản lý môi trường
Mục 2. BẢO HIỂM TRÁCH NHIỆM BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI VỀ MÔI TRƯỜNG
Điều 31. Tổ chức, cá nhân mua bảo hiểm trách nhiệm bồi thường thiệt hại về môi trường
Mục 3. XỬ LÝ CƠ SỞ GÂY Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG NGHIÊM TRỌNG
Điều 33. Nguyên tắc và căn cứ xác định cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng
Điều 34. Danh mục cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng và biện pháp xử lý ô nhiễm môi trường
Điều 35. Trình tự, thủ tục quyết định danh mục cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng
Điều 42. Ưu đãi về huy động vốn đầu tư
Điều 43. Ưu đãi về thuế thu nhập doanh nghiệp
Điều 44. Ưu đãi về thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu
Điều 14. Trách nhiệm kiểm soát ô nhiễm môi trường đất của các cơ quan
Điều 16. Trách nhiệm bảo vệ môi trường của cơ sở sản xuất tại làng nghề
Điều 25. Đối tượng phải thực hiện xác nhận hệ thống quản lý môi trường
Điều 30. Thay đổi, xác nhận lại hệ thống quản lý môi trường
Điều 35. Trình tự, thủ tục quyết định danh mục cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng
Điều 52. Tham vấn và giám sát của cộng đồng dân cư về môi trường