Chương I Nghị định 19/2015/NĐ-CP: Quy định chung
Số hiệu: | 19/2015/NĐ-CP | Loại văn bản: | Nghị định |
Nơi ban hành: | Chính phủ | Người ký: | Nguyễn Tấn Dũng |
Ngày ban hành: | 14/02/2015 | Ngày hiệu lực: | 01/04/2015 |
Ngày công báo: | 09/03/2015 | Số công báo: | Từ số 299 đến số 300 |
Lĩnh vực: | Tài nguyên - Môi trường | Tình trạng: |
Hết hiệu lực
10/01/2022 |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Hướng dẫn Luật Bảo vệ môi trường 2014
Ngày 14/02/2015, Chính phủ ban hành Nghị định 19/2015/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật bảo vệ môi trường.
Theo đó, Nghị định hướng dẫn các nội dung liên quan đến:
- Cải tạo, phục hồi môi trường và ký quỹ cải tạo, phục hồi môi trường đối với hoạt động khai thác khoáng sản.
- Kiểm soát ô nhiễm môi trường đất.
- Bảo vệ môi trường làng nghề.
- Bảo vệ môi trường đối với hoạt động nhập khẩu, phá dỡ tàu biển đã qua sử dụng.
- Xác nhận hệ thống quản lý môi trường; Bảo hiểm trách nhiệm bồi thường thiệt hại về môi trường; Xử lý cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng.
- Ưu đãi hỗ trợ hoạt động bảo vệ môi trường.
- Cộng đồng dân cư tham gia bảo vệ môi trường.
Nghị định 19 có hiệu lực kể từ ngày 01/4/2015.
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
Nghị định này quy định chi tiết: Điểm đ Khoản 1 Điều 38; Khoản 5 Điều 61; Khoản 3 Điều 68; Khoản 7 Điều 70; Khoản 3 Điều 75; Khoản 5 Điều 104; Khoản 3 Điều 146; Khoản 2 Điều 151; Khoản 3 Điều 167 của Luật Bảo vệ môi trường, bao gồm:
1. Cải tạo, phục hồi môi trường và ký quỹ cải tạo, phục hồi môi trường đối với hoạt động khai thác khoáng sản.
2. Kiểm soát ô nhiễm môi trường đất.
3. Bảo vệ môi trường làng nghề.
4. Bảo vệ môi trường đối với hoạt động nhập khẩu, phá dỡ tàu biển đã qua sử dụng.
5. Xác nhận hệ thống quản lý môi trường; bảo hiểm trách nhiệm bồi thường thiệt hại về môi trường; xử lý cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng.
6. Ưu đãi, hỗ trợ hoạt động bảo vệ môi trường.
7. Cộng đồng dân cư tham gia bảo vệ môi trường.
Nghị định này áp dụng đối với cơ quan, tổ chức, hộ gia đình và cá nhân có hoạt động trên lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, bao gồm đất liền, hải đảo, vùng biển và vùng trời.
Trong Nghị định này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Cải tạo, phục hồi môi trường là hoạt động đưa môi trường, hệ sinh thái tại khu vực môi trường bị tác động về gần với trạng thái môi trường ban đầu hoặc đạt được các tiêu chuẩn, quy chuẩn về an toàn, môi trường, phục vụ các mục đích có lợi cho con người.
2. Ký quỹ cải tạo, phục hồi môi trường là việc tổ chức, cá nhân gửi một khoản tiền vào Quỹ bảo vệ môi trường Việt Nam hoặc quỹ bảo vệ môi trường địa phương (gọi tắt là quỹ bảo vệ môi trường) để bảo đảm trách nhiệm cải tạo, phục hồi môi trường của tổ chức, cá nhân đối với hoạt động khai thác khoáng sản.
3. Phương án cải tạo, phục hồi môi trường là các giải pháp nhằm cải tạo, phục hồi môi trường trong hoạt động khai thác khoáng sản được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.
4. Xử lý chất thải là quá trình sử dụng các giải pháp công nghệ, kỹ thuật (khác với sơ chế) làm giảm, loại bỏ, cô lập, cách ly, thiêu đốt, tiêu hủy, chôn lấp chất thải và các yếu tố có hại trong chất thải.
5. Cơ sở xử lý chất thải bao gồm: Cơ sở xử lý chất thải nguy hại, cơ sở xử lý chất thải rắn sinh hoạt và cơ sở xử lý chất thải thông thường.
6. Hạ tầng kỹ thuật bảo vệ môi trường làng nghề được khuyến khích phát triển bao gồm hệ thống thoát nước, thu gom và xử lý nước thải tập trung; hệ thống các điểm và phương tiện thu gom, tập kết, vận chuyển chất thải rắn thông thường, chất thải nguy hại; cây xanh tại các khu vực công cộng.
7. Công nghệ thân thiện với môi trường là công nghệ mà trong quá trình hoạt động, sử dụng gây hại ít hơn cho môi trường so với công nghệ tương tự.
8. Cơ sở thân thiện với môi trường là cơ sở đáp ứng các tiêu chí về sử dụng hiệu quả năng lượng, tiết kiệm nước, giảm thiểu, tái sử dụng và tái chế chất thải.
9. Sản phẩm thân thiện với môi trường là sản phẩm đáp ứng các tiêu chí nhãn sinh thái và được chứng nhận nhãn sinh thái.
10. Cộng đồng dân cư là cộng đồng người sinh sống trên cùng địa bàn thôn, làng, ấp, bản, buôn, phum, sóc, tổ dân phố và điểm dân cư.
Article 1. Scope of adjustment
This Decree stipulates in detail: Point dd, Clause 1, Article 38; Clause 5, Article 61; Clause 3, Article 68; Clause 7, Article 70; Clause 3, Article 75; Clause 5, Article 104; Clause 3, Article 146; Clause 2, Article 151; Clause 3, Article 167 of the Law on environmental protection, including:
1. Environmental renovation, restoration and deposit making for environmental renovation, restoration of mineral extraction activities.
2. Control of land environment pollution.
3. Protection of handicraft village environment.
4. Environmental protection for importing activities and used ship breaking.
5. Certifyation of environmental management system; liability insurance for damages to the environment and handling of facilities which cause serious environmental pollution.
6. Incentives and support for environmental protection activities
7. Participation of residential community in environmental protection.
Article 2. Subjects of application
This Decree applies to organizations, agencies, households and individuals operating in the territory of the Socialist Republic of Vietnam, including the mainland, islands, waters and airspace.
Article 3. Interpretation of terms
In this Decree, the following terms are construed as follows:
1. Environmental renovation and restoration are activities to bring the environment and ecosystem in the effected environmental area closer to the original state of the environment or achievement of standards and regulations on safety, environment in service of purposes useful to human being.
2. Deposit making for environmental renovation and restoration is that the organizations or individuals deposit an amount of money in the Vietnam Environment Protection Fund or the local environmental protection fund (referred to as environmental protection fund) to ensure the responsibility for the environmental renovation and restoration of organizations and individuals for mineral extraction activities.
3. Plan for environmental renovation and restoration is the solutions to environmental renovation and restoration in mineral extraction activities approved by the competent state authorities.
4. Waste treatment is the process of using technological and technical solutions (different from pre-processing) in order to reduce, eliminate, isolate, burn, destroy or bury waste and hazardous elements in such waste.
5. Waste treatment facilities includes the hazardous waste treatment facility, the domestic solid waste treatment facility and normal waste treatment facility
6. Technical infrastructure for protection of handicraft village receiving the encouraged development includes the centralized water drainage, collection and treatment of wastewater system, point system and means of collection, gathering and transport of normal solid waste and hazardous waste and trees in public areas.
7. Environmentally friendly technologies are the ones causing less harm to the environment compared with similar ones during operation.
8. Environmentally friendly facilities are the one meeting criteria of effectively using energy, water saving, reduction, re-use and re-cycling of waste.
9. Environmentally friendly products are the ones meeting criteria of eco-label criteria and eco-label certification.
10. Residential community is the community of people living in the same hamlet, village, mountain village, highland village, residential group and residential point.
Văn bản liên quan
Cập nhật
Điều 3. Vị trí, chức năng của Dân quân tự vệ
Điều 15. Hệ thống thông tin thống kê cấp tỉnh
Điều 16. Hệ thống thông tin thống kê cấp huyện
Điều 18. Điều chỉnh, bổ sung Danh mục chỉ tiêu thống kê quốc gia
Điều 19. Hệ thống chỉ tiêu thống kê bộ, ngành
Điều 20. Thẩm định hệ thống chỉ tiêu thống kê bộ, ngành
Điều 6. Thời điểm lập, trình thẩm định, nội dung phương án và phương án bổ sung
Điều 7. Tổ chức thẩm định, phê duyệt phương án, phương án bổ sung
Điều 8. Ký quỹ cải tạo, phục hồi môi trường đối với hoạt động khai thác khoáng sản
Điều 9. Xác nhận hoàn thành phương án, phương án bổ sung
Điều 10. Trách nhiệm các cơ quan quản lý và các đơn vị
Điều 11. Xác định, thống kê, đánh giá và kiểm soát các yếu tố có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường đất
Điều 12. Kiểm soát ô nhiễm môi trường đất tại các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ
Điều 14. Trách nhiệm kiểm soát ô nhiễm môi trường đất của các cơ quan
Điều 22. Yêu cầu bảo vệ môi trường đối với cơ sở phá dỡ tàu biển đã qua sử dụng
Mục 1. XÁC NHẬN HỆ THỐNG QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG
Điều 25. Đối tượng phải thực hiện xác nhận hệ thống quản lý môi trường
Điều 26. Thời điểm thực hiện việc xác nhận hệ thống quản lý môi trường
Điều 27. Nội dung hệ thống quản lý môi trường
Điều 28. Xác nhận hệ thống quản lý môi trường
Điều 29. Thẩm quyền xác nhận hệ thống quản lý môi trường
Điều 30. Thay đổi, xác nhận lại hệ thống quản lý môi trường
Mục 2. BẢO HIỂM TRÁCH NHIỆM BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI VỀ MÔI TRƯỜNG
Điều 31. Tổ chức, cá nhân mua bảo hiểm trách nhiệm bồi thường thiệt hại về môi trường
Mục 3. XỬ LÝ CƠ SỞ GÂY Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG NGHIÊM TRỌNG
Điều 33. Nguyên tắc và căn cứ xác định cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng
Điều 34. Danh mục cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng và biện pháp xử lý ô nhiễm môi trường
Điều 35. Trình tự, thủ tục quyết định danh mục cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng
Điều 42. Ưu đãi về huy động vốn đầu tư
Điều 43. Ưu đãi về thuế thu nhập doanh nghiệp
Điều 44. Ưu đãi về thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu
Điều 14. Trách nhiệm kiểm soát ô nhiễm môi trường đất của các cơ quan
Điều 16. Trách nhiệm bảo vệ môi trường của cơ sở sản xuất tại làng nghề
Điều 25. Đối tượng phải thực hiện xác nhận hệ thống quản lý môi trường
Điều 30. Thay đổi, xác nhận lại hệ thống quản lý môi trường
Điều 35. Trình tự, thủ tục quyết định danh mục cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng
Điều 52. Tham vấn và giám sát của cộng đồng dân cư về môi trường