Chương XVIII Nghị định 181/2004/NĐ-CP: Phát hiện và xử lý vi phạm pháp luật về đất đai đối với người quản lý
Số hiệu: | 181/2004/NĐ-CP | Loại văn bản: | Nghị định |
Nơi ban hành: | Chính phủ | Người ký: | Phan Văn Khải |
Ngày ban hành: | 29/10/2004 | Ngày hiệu lực: | 16/11/2004 |
Ngày công báo: | 01/11/2004 | Số công báo: | Từ số 1 đến số 2 |
Lĩnh vực: | Bất động sản, Tài nguyên - Môi trường | Tình trạng: |
Hết hiệu lực
01/07/2014 |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
1. Người đứng đầu tổ chức, Thủ trưởng cơ quan có thẩm quyền quyết định về quản lý đất đai mà có hành vi vi phạm pháp luật về đất đai.
2. Cán bộ, công chức thuộc cơ quan quản lý đất đai các cấp và cán bộ địa chính, xã, phường, thị trấn có hành vi vi phạm các quy định về trình tự, thủ tục hành chính trong quản lý đất đai.
3. Người đứng đầu, cán bộ, công chức, viên chức, nhân viên của tổ chức được Nhà nước giao đất để quản lý trong các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 3 của Nghị định này mà có hành vi vi phạm pháp luật về đất đai đối với đất được giao để quản lý.
1. Mọi vi phạm phải được phát hiện, đình chỉ, xử lý kịp thời. Việc xử lý kỷ luật và trách nhiệm vật chất phải được tiến hành nhanh chóng, công minh, triệt để; mọi hậu quả do vi phạm gây ra phải được khắc phục theo quy định của Nghị định này và quy định của pháp luật có liên quan.
2. Hình thức kỷ luật được áp dụng độc lập; biện pháp xử lý trách nhiệm vật chất được áp dụng kèm theo hình thức kỷ luật đối với những hành vi vi phạm có quy định biện pháp xử lý trách nhiệm vật chất được quy định trong Nghị định này.
Hình thức, mức độ kỷ luật được xác định căn cứ vào tính chất, mức độ hậu quả của hành vi vi phạm, nhân thân của người có hành vi vi phạm.
3. Các hành vi vi phạm pháp luật về đất đai của cán bộ, công chức khi thực hiện công vụ có liên quan đến quản lý đất đai mà không thuộc các trường hợp quy định tại Mục 2 của Chương này thì bị xử lý kỷ luật và trách nhiệm vật chất theo quy định của pháp luật có liên quan.
4. Việc xử lý kỷ luật và trách nhiệm vật chất phải do người có thẩm quyền quyết định.
5. Một hành vi vi phạm chỉ áp dụng một hình thức kỷ luật.
Nhiều người cùng thực hiện một hành vi vi phạm thì từng người vi phạm đều bị xử lý.
Một người cùng một lúc thực hiện nhiều hành vi vi phạm thì bị xử lý về từng hành vi vi phạm và chịu hình thức kỷ luật cao hơn một mức so với hình thức kỷ luật tương ứứng với hành vi vi phạm nặng nhất.
6. Thời hạn xử lý kỷ luật trong lĩnh vực quản lý đất đai là ba (03) tháng kể từ ngày phát hiện hành vi vi phạm; trường hợp hành vi vi phạm có những tình tiết phức tạp cần có thời gian để thẩm tra, xác minh thì thời hạn được xem xét kéo dài nhưng không quá sáu (06) tháng, trừ trường hợp quy định tại khoản 4 Điều 9 của Nghị định số 97/1998/NĐ-CP ngày 17 tháng 11 năm 1998 của Chính phủ về xử lý kỷ luật và trách nhiệm vật chất đối với công chức.
Trong thời hạn xử lý kỷ luật mà cá nhân có hành vi vi phạm mới thuộc các hành vi quy định trong Nghị định này hoặc cố tình trốn tránh, cản trở việc xử lý kỷ luật thì thời hạn được tính lại kể từ ngày phát hiện hành vi vi phạm mới hoặc từ ngày chấm dứt hành vi cố tình trốn tránh, cản trở việc xử lý kỷ luật.
7. Trường hợp hành vi vi phạm có dấu hiệu tội phạm thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của Bộ luật Hình sự.
1. Các hình thức kỷ luật bao gồm:
a) Khiển trách;
b) Cảnh cáo;
c) Hạ bậc lương;
d) Hạ ngạch;
đ) Cách chức;
e) Buộc thôi việc.
2. Các biện pháp xử lý trách nhiệm vật chất bao gồm:
a) Buộc bồi thường cho Nhà nước, cho người bị thiệt hại do hành vi vi phạm gây ra;
b) Buộc hoàn trả cho cơ quan, tổ chức khoản tiền mà cơ quan, tổ chức đã bồi thường cho người bị thiệt hại do hành vi vi phạm gây ra.
1. Vi phạm quy định về hồ sơ và mốc địa giới hành chính bao gồm các hành vi sau:
a) Làm sai lệch sơ đồ vị trí, bảng tọa độ, biên bản bàn giao mốc địa giới hành chính;
b) Cắm mốc địa giới hành chính sai vị trí trên thực địa.
2. Hình thức xử lý kỷ luật được quy định như sau:
a) Có hành vi quy định tại điểm a khoản 1 Điều này do thiếu trách nhiệm thì bị khiển trách, tái phạm do thiếu trách nhiệm thì bị cảnh cáo; cố ý thì bị hạ bậc lương; tái phạm do cố ý thì bị hạ ngạch;
b) Có hành vi quy định tại điểm b khoản 1 Điều này do thiếu trách nhiệm thì bị cảnh cáo, tái phạm do thiếu trách nhiệm thì bị hạ bậc lương; cố ý thì bị hạ ngạch; tái phạm do cố ý thì bị cách chức hoặc buộc thôi việc.
1. Vi phạm quy định về quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất bao gồm các hành vi sau:
a) Không công bố hoặc chậm công bố quy hoạch sử dụng đất chi tiết, kế hoạch sử dụng đất chi tiết đã được xét duyệt; không công bố hoặc chậm công bố việc điều chỉnh hoặc huỷ bỏ kế hoạch sử dụng đất; làm mất, làm sai lệch bản đồ quy hoạch sử dụng đất chi tiết;
b) Cắm mốc chỉ giới quy hoạch sử dụng đất chi tiết sai vị trí trên thực địa;
c) Để xảy ra việc xây dựng, đầu tư bất động sản trái quy hoạch sử dụng đất chi tiết, kế hoạch sử dụng đất chi tiết trong khu vực đất phải thu hồi để thực hiện quy hoạch sử dụng đất chi tiết, kế hoạch sử dụng đất chi tiết đã được xét duyệt.
2. Hình thức xử lý kỷ luật được quy định như sau:
a) Có hành vi quy định tại điểm a khoản 1 Điều này do thiếu trách nhiệm thì bị khiển trách; tái phạm do thiếu trách nhiệm thì bị cảnh cáo; cố ý thì bị hạ bậc lương; tái phạm do cố ý thì bị hạ ngạch hoặc cách chức;
b) Có hành vi quy định tại điểm b và điểm c khoản 1 Điều này do thiếu trách nhiệm thì bị khiển trách hoặc cảnh cáo, tái phạm do thiếu trách nhiệm thì bị cảnh cáo hoặc hạ bậc lương; cố ý thì bị hạ ngạch hoặc cách chức, tái phạm do cố ý thì bị cách chức hoặc buộc thôi việc.
1. Vi phạm quy định về giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất bao gồm các hành vi sau:
a) Giao đất, giao lại đất, cho thuê đất không đúng vị trí và diện tích đất trên thực địa;
b) Giao đất, giao lại đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất không đúng thẩm quyền, không đúng đối tượng, không phù hợp với quy hoạch sử dụng đất chi tiết, kế hoạch sử dụng đất chi tiết hoặc quy hoạch xây dựng đô thị, quy hoạch xây dựng điểm dân cư nông thôn đã được xét duyệt.
2. Hình thức xử lý kỷ luật được quy định như sau:
a) Có hành vi quy định tại điểm a khoản 1 Điều này do thiếu trách nhiệm thì bị cảnh cáo; tái phạm do thiếu trách nhiệm thì bị hạ bậc lương; cố ý thì bị hạ ngạch hoặc cách chức, tái phạm do cố ý thì bị cách chức hoặc buộc thôi việc;
b) Có hành vi quy định tại điểm b khoản 1 Điều này do thiếu trách nhiệm thì bị cảnh cáo hoặc hạ bậc lương; tái phạm do thiếu trách nhiệm thì bị hạ ngạch hoặc cách chức; do cố ý thì bị cách chức; tái phạm do cố ý thì bị buộc thôi việc.
1. Vi phạm quy định về thu hồi đất bao gồm các hành vi sau:
a) Không thông báo trước cho người có đất bị thu hồi theo quy định tại Điều 39 của Luật Đất đai; không công khai phương án bồi thường, tái định cư;
b) Thực hiện bồi thường không đúng đối tượng, diện tích, mức bồi thường cho người có đất bị thu hồi; làm sai lệch hồ sơ thu hồi đất; xác định sai vị trí và diện tích đất bị thu hồi trên thực địa;
c) Thu hồi đất không đúng thẩm quyền; không đúng đối tượng; không đúng với quy hoạch sử dụng đất chi tiết, kế hoạch sử dụng đất chi tiết đã được xét duyệt.
2. Hình thức xử lý kỷ luật được quy định như sau:
a) Có hành vi quy định tại điểm a khoản 1 Điều này do thiếu trách nhiệm thì bị khiển trách, tái phạm do thiếu trách nhiệm thì bị cảnh cáo, cố ý thì bị hạ bậc lương; tái phạm do cố ý thì bị hạ ngạch;
b) Có hành vi quy định tại điểm b khoản 1 Điều này do thiếu trách nhiệm thì bị khiển trách hoặc cảnh cáo, tái phạm do thiếu trách nhiệm thì bị cảnh cáo hoặc hạ bậc lương; cố ý thì bị hạ ngạch hoặc cách chức, tái phạm do cố ý thì bị cách chức hoặc buộc thôi việc;
c) Có hành vi quy định tại điểm c khoản 1 Điều này do thiếu trách nhiệm thì bị cảnh cáo hoặc hạ bậc lương; tái phạm do thiếu trách nhiệm thì bị cảnh cáo hoặc hạ ngạch; cố ý thì bị hạ ngạch hoặc cách chức; tái phạm do cố ý thì bị buộc thôi việc.
1. Vi phạm quy định về trưng dụng đất bao gồm các hành vi sau:
a) Thực hiện bồi thường không đúng đối tượng, diện tích, mức bồi thường, thời hạn bồi thường cho người có đất bị trưng dụng;
b) Trưng dụng đất không đúng các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 37 của Nghị định này.
2. Hình thức xử lý kỷ luật được quy định như sau:
a) Có hành vi quy định tại điểm a khoản 1 Điều này do thiếu trách nhiệm thì bị khiển trách, tái phạm do thiếu trách nhiệm thì bị cảnh cáo; cố ý thì bị hạ bậc lương, tái phạm do cố ý thì bị hạ ngạch hoặc cách chức;
b) Có hành vi quy định tại điểm b khoản 1 Điều này do thiếu trách nhiệm thì bị cảnh cáo; tái phạm do thiếu trách nhiệm thì bị hạ bậc lương; cố ý thì bị hạ ngạch; tái phạm do cố ý thì bị cách chức hoặc buộc thôi việc.
1. Vi phạm quy định về quản lý đất do được Nhà nước giao để quản lý bao gồm các hành vi sau:
a) Để xảy ra tình trạng người được pháp luật cho phép sử dụng đất tạm thời mà sử dụng đất sai mục đích;
b) Sử dụng đất sai mục đích;
c) Để đất bị lấn, bị chiếm, bị thất thoát.
2. Hình thức xử lý kỷ luật được quy định như sau:
a) Có hành vi quy định tại điểm a khoản 1 Điều này thì bị khiển trách hoặc cảnh cáo; tái phạm thì bị hạ bậc lương;
b) Có hành vi quy định tại điểm b khoản 1 Điều này thì bị cảnh cáo; tái phạm thì bị hạ ngạch hoặc cách chức;
c) Có hành vi quy định tại điểm c khoản 1 Điều này thì bị cảnh cáo hoặc hạ bậc lương; tái phạm thì bị hạ ngạch hoặc cách chức.
1. Vi phạm quy định về thực hiện trình tự, thủ tục hành chính trong quản lý và sử dụng đất bao gồm các hành vi sau:
a) Không nhận hồ sơ đã hợp lệ, đầy đủ, không hướng dẫn cụ thể khi tiếp nhận hồ sơ, gây phiền hà đối với người nộp hồ sơ, nhận hồ sơ mà không ghi vào sổ theo dõi;
b) Tự đặt ra các thủ tục hành chính ngoài quy định chung, gây phiền hà đối với người xin làm các thủ tục hành chính;
c) Giải quyết thủ tục hành chính không đúng trình tự quy định, trì hoãn việc giao các loại giấy tờ đã được cơ quan có thẩm quyền ký cho người xin làm thủ tục hành chính;
d) Giải quyết thủ tục hành chính chậm trễ so với thời hạn quy định;
đ) Từ chối thực hiện hoặc không thực hiện thủ tục hành chính mà theo quy định của pháp luật đã đủ điều kiện để thực hiện;
e) Thực hiện thủ tục hành chính không đúng thẩm quyền;
g) Quyết định, ghi ý kiến hoặc xác nhận vào hồ sơ không đúng quy định gây thiệt hại hoặc tạo điều kiện cho người xin làm thủ tục hành chính gây thiệt hại cho Nhà nước, tổ chức và công dân;
h) Làm mất, làm hư hại, làm sai lệch nội dung hồ sơ.
2. Hình thức xử lý kỷ luật được quy định như sau:
a) Có hành vi quy định tại điểm a và điểm c khoản 1 Điều này do thiếu trách nhiệm thì bị khiển trách; tái phạm do thiếu trách nhiệm thì bị cảnh cáo; cố ý thì bị hạ bậc lương; tái phạm do cố ý thì bị hạ ngạch hoặc cách chức;
b) Có hành vi quy định tại điểm b và điểm đ khoản 1 Điều này do thiếu trách nhiệm thì bị cảnh cáo; tái phạm do thiếu trách nhiệm thì bị hạ bậc lương; cố ý thì bị hạ ngạch; tái phạm do cố ý thì bị cách chức hoặc buộc thôi việc;
c) Có hành vi quy định tại điểm d khoản 1 Điều này do thiếu trách nhiệm thì bị khiển trách; tái phạm do thiếu trách nhiệm thì bị cảnh cáo; cố ý thì bị hạ bậc lương; tái phạm do cố ý thì bị hạ ngạch hoặc cách chức;
d) Có hành vi quy định tại điểm e và điểm g khoản 1 Điều này thì bị cảnh cáo hoặc hạ ngạch; tái phạm thì bị cách chức hoặc buộc thôi việc;
đ) Có hành vi quy định tại điểm h khoản 1 Điều này do thiếu trách nhiệm thì bị khiển trách hoặc cảnh cáo; tái phạm do thiếu trách nhiệm thì bị cảnh cáo hoặc hạ bậc lương; cố ý thì bị hạ ngạch; tái phạm do cố ý thì bị cách chức hoặc buộc thôi việc.
Ngoài các hình thức kỷ luật quy định tại khoản 2 các Điều 169, 170, 171, 172, 173, 174 và 175 của Nghị định này, người có các hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 các Điều 169, 170, 171, 172, 173, 174 và 175 của Nghị định này còn bị áp dụng biện pháp xử lý trách nhiệm vật chất quy định tại Nghị định số 97/1998/NĐ-CP ngày 17 tháng 11 năm 1998 của Chính phủ về xử lý kỷ luật và trách nhiệm vật chất đối với công chức.
1. Thẩm quyền xử lý kỷ luật cán bộ, công chức có hành vi vi phạm được thực hiện theo quy định chung về phân cấp quản lý cán bộ.
2. Trình tự xử lý kỷ luật và trách nhiệm vật chất được thực hiện theo quy định tại Nghị định số 96/1998/NĐ-CP ngày 17 tháng 11 năm 1998 của Chính phủ về chế độ thôi việc đối với cán bộ, công chức và Nghị định số 97/1998/NĐ-CP ngày 17 tháng 11 năm 1998 của Chính phủ về xử lý kỷ luật và trách nhiệm vật chất đối với công chức.
3. Trường hợp đã xử lý kỷ luật nhưng xét thấy để cán bộ, công chức ởvị trí công tác đã bị vi phạm không có lợi thì cơ quan có thẩm quyền bố trí cán bộ, công chức làm công việc khác.
4. Trong quá trình xem xét xử lý kỷ luật cán bộ, công chức mà phát hiện có dấu hiệu tội phạm thì người có thẩm quyền xử lý kỷ luật đề nghị cơ quan có thẩm quyền truy cứu trách nhiệm hình sự.
1. Cán bộ, công chức bị xử lý kỷ luật có quyền khiếu nại về quyết định xử lý kỷ luật; có quyền tố cáo hành vi lợi dụng chức vụ, quyền hạn hoặc vượt quá quyền hạn của người có thẩm quyền xử lý kỷ luật quy định tại khoản 1 Điều 177 của Nghị định này.
2. Việc giải quyết khiếu nại quyết định xử lý kỷ luật, tố cáo đối với truờng hợp quy định tại khoản 1 Điều này được thực hiện theo quy định của Luật Khiếu nại, tố cáo.
1. Các hành vi vi phạm mà đã bị xử lý trước ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành thì không áp dụng quy định của Nghị định này.
2. Các hành vi vi phạm xảy ra trước ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành mà được phát hiện và chưa bị xử lý thì xử lý theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức.
1. Uỷ ban nhân dân và cơ quan quản lý đất đai các cấp có trách nhiệm công bố công khai số điện thoại riêng, hòm thư riêng, địa điểm riêng để tiếp nhận phát hiện, kiến nghị của tổ chức, công dân đối với các trường hợp vi phạm pháp luật về đất đai; đối với những cơ quan nhà nước có điều kiện thì tổ chức thêm việc tiếp nhận phát hiện, kiến nghị của tổ chức, công dân thông qua hình thức gửi ffax, thư điện tử, trang thông tin điện tử hoặc các hình thức thông tin khác.
2. Uỷ ban nhân dân và cơ quan quản lý đất đai các cấp có trách nhiệm bố trí cán bộ tiếp nhận ý kiến phát hiện, kiến nghị của tổ chức, công dân; cán bộ tiếp nhận ý kiến phát hiện, kiến nghị có trách nhiệm ghi vào sổ theo dõi giải quyết phát hiện, kiến nghị.
3. Cơ quan nhà nước nhận được các phát hiện, kiến nghị của tổ chức, công dân mà không thuộc thẩm quyền giải quyết của mình thì có trách nhiệm chuyển phát hiện, kiến nghị đó đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền giải quyết quy định tại khoản 1 Điều 144 của Luật Đất đai.
4. Tổ chức, công dân khi phát hiện các trường hợp vi phạm pháp luật về đất đai có quyền và trách nhiệm chuyển phát hiện, kiến nghị của mình đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền giải quyết quy định tại khoản 1 Điều 144 của Luật Đất đai.
5. Tổ chức, công dân có thể gửi phát hiện, kiến nghị của mình đến các cơ quan thông tấn, báo chí; các cơ quan thông tấn, báo chí xem xét việc công bố công khai phát hiện, kiến nghị trên các phương tiện thông tin đại chúng và chuyển đến các cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định tại khoản 1 Điều 144 của Luật Đất đai để giải quyết.
Cơ quan nhà nước quy định tại khoản 1 Điều 144 của Luật Đất đai có trách nhiệm giải quyết các phát hiện, kiến nghị của tổ chức, công dân đối với các trường hợp vi phạm pháp luật về đất đai theo quy định sau:
1. Xử lý kỷ luật theo thẩm quyền đối với cán bộ, công chức thực hiện công vụ có liên quan đến quản lý đất đai theo quy định tại Nghị định này hoặc xử phạt vi phạm hành chính theo thẩm quyền đối với các trường hợp khác theo quy định tại Nghị định của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai đối với trường hợp có hành vi vi phạm pháp luật về đất đai và thông báo cho người phát hiện, kiến nghị biết;
2. Khắc phục những hậu quả do việc vi phạm gây ra.
1. Cán bộ địa chính xã, phường, thị trấn có trách nhiệm thường xuyên kiểm tra tình hình sử dụng đất tại địa phương để phát hiện kịp thời những trường hợp lấn, chiếm đất đai, không sử dụng đất, sử dụng đất không đúng mục đích, chuyển mục đích sử dụng đất trái pháp luật, người sử dụng đất thực hiện các quyền và nghĩa vụ không đúng với quy định của pháp luật và các trường hợp khác có vi phạm hành chính trong quản lý và sử dụng đất đai; trong thời hạn không quá một (01) ngày kể từ khi phát hiện sai phạm phải báo cáo bằng văn bản lên Chủ tịch Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi có đất để xử lý, đồng gửi Phòng Tài nguyên và Môi trường.
2. Chủ tịch Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn có trách nhiệm chỉ đạo thường xuyên việc kiểm tra phát hiện các hành vi lấn chiếm đất đai, sử dụng đất không đúng mục đích, chuyển mục đích sử dụng đất trái pháp luật, người sử dụng đất thực hiện các quyền và nghĩa vụ không đúng với quy định của pháp luật. Trong thời hạn không quá một (01) ngày kể từ khi phát hiện vi phạm hoặc được báo cáo có vi phạm thì phải tổ chức việc kiểm tra, lập biên bản, ra quyết định đình chỉ hành vi vi phạm, xử phạt hành chính theo thẩm quyền và yêu cầu tự khôi phục lại tình trạng sử dụng đất ban đầu; nếu người có hành vi vi phạm không chấp hành quyết định đình chỉ thì ra quyết định cưỡng chế khôi phục lại tình trạng sử dụng đất ban đầu và báo cáo bằng văn bản lên Uỷ ban nhân dân cấp trên trực tiếp.
DETECTION AND HANDLING OF LAND-RELATED LAW VIOLATIONS BY MANAGERS
Section 1. PRINCIPLES FOR HANDLING OF VIOLATIONS, DISCIPLINARY FORMS AND MATERIAL LIABILITY-HANDLING MEASURES APPLICABLE TO MANAGERS
Article 166.- Subjects of violation handling
1. Heads of organizations, heads of agencies competent to decide on land management, who commit acts of violating land legislation.
2. Officials and employees of land management agencies at all levels and commune, ward or township cadastral officers, who commit acts of violating the regulations on administrative order and procedures in land management.
3. Heads, officials, employees, personnel of organizations assigned land by the State for management in the cases prescribed in Clause 1, Article 3 of this Decree, who commit acts of violating land legislation with regard to land assigned for management.
Article 167.- Violation-handling principles
1. All violations must be detected, stopped and handled in time. The disciplining and material liability handling must be conducted in a swift, fair and resolute manner; all consequences of violations must be addressed according to the provisions of this Decree and relevant law provisions.
2. Disciplinary forms shall be applied independently; the material liability-handling measures shall be applied together with disciplinary forms to violation acts for which the material liability handling measures are prescribed in this Decree.
The disciplinary forms and extents shall be determined on the basis of the nature and extents of consequences of violation acts, personal records of violators.
3. Acts of violating land legislation committed by State officials or employees while performing the official duties related to land management, which do not fall within the cases prescribed in Section 2 of this Chapter shall be handled with discipline and material liability according to relevant law provisions.
4. The disciplinary and material liability handling must be decided by competent persons.
5. A violation act shall be subject to only one disciplinary form.
If many persons commit one violation act, each violators shall be handled.
If a person commits many violation acts at a time, he/she shall be handled for every violation act and subject to the disciplinary form one level higher than the disciplinary form corresponding to the most serious violation act.
6. The disciplinary time limit in the field of land management shall be three (3) months as from the date of detection of violation act; where violation acts involve complicated circumstances requiring more time for examination and verification, the consideration time limit may be prolonged but shall not exceed six (6) months, except for cases prescribed in Clause 4, Article 9 of the Government's Decree No. 97/1998/ND-CP of November 17, 1998 on disciplinary and material liability handling of public servants.
If within the disciplinary time limit the violating individuals commit new violation acts prescribed in this Decree or deliberately shirk or obstruct the disciplinary handling, the time limit shall be recalculated from the date of detecting the new violation acts or the date of stopping acts of deliberately shirking or obstructing the disciplinary handling.
7. Where violation acts show criminal signs, they shall be examined for penal liability under the provisions of the Penal Code.
Article 168.- Disciplinary forms, material liability handling measures
1. The disciplinary forms shall include:
a) Reprimand;
b) Caution;
c) Salary -grade lowering;
d) Salary -rank lowering;
e) Dismissal from office;
f) Sacking.
2. Material liability handling measures shall include:
a) Forcible compensations to the State, sufferers from damage caused by violation acts;
b) Forcible reimbursement to agencies, organizations of money amounts paid by agencies or organizations as compensations to sufferers from damage caused by violation acts.
Section 2. VIOLATION ACTS, FORMS OF VIOLATION HANDLING APPLICABLE TO MANAGERS
Article 169.- Violations of regulations on administrative boundary dossiers and markers
1. The violations of regulations on administrative boundary dossiers and markers include the following acts:
a) Distorting the plans on positions, the table of coordinates, records on handover of administrative boundary markers;
b) Implanting administrative boundary markers at wrong places on the field.
2. Disciplinary forms are prescribed as follows:
a) Those who commit acts prescribed at Point a, Clause 1 of this Article due to lack of responsibility shall be subject to reprimand, repeat such acts due to lack of responsibility shall be subject to caution, deliberately commit them shall be subject to salary grade lowering; intentionally relapse into violations shall be subject to salary rank lowering;
b) Those who commit acts prescribed at Point b, Clause 1 of this Article due to lack of responsibility shall be subject to caution; repeat such acts due to lack of responsibility shall be subject to salary grade lowering; intentionally commit them shall be subject to salary rank lowering; intentionally relapse into violations shall be dismissed from office or sacked.
Article 170.- Violations of regulations on land use plannings, plans
1. Violations of regulations on land use plannings, plans include the following acts:
a) Failing to publicize or publicizing late detailed land use plannings, detailed land use plans, which have been already approved; failing to publicize or publicizing late the adjustment or cancellation of land use plans; losing, distorting detailed land use planning maps;
b) Implanting detailed land use planning boundary markers at wrong places on the field;
c) Letting the occurrence of construction, real estate investment in contravention of detailed land use plannings, detailed land use plans in the land areas to be recovered for execution of approved detailed land use plannings, detailed land use plans.
2. Disciplinary forms are prescribed as follows:
a) Those who commit acts prescribed at Point a, Clause 1 of this Article due to lack of responsibility shall be subject to reprimand; repeat the acts due to lack of responsibility shall be subject to caution; intentionally commit the acts shall be subject to salary grade lowering; intentionally repeat the acts shall be subject to salary rank lowering or dismissal from office;
b) Those who commit acts prescribed at Points b and c, Clause 1 of this Article due to lack of responsibility shall be subject to reprimand or caution, repeat the acts due to lack of responsibility shall be subject to caution or salary grade lowering; intentionally commit the acts shall be subject to salary rank lowering or dismissal from office; intentionally repeat the acts shall be dismissed from office or sacked.
Article 171.- Violations of regulations on land assignment, land lease, land use purpose change
1. Violations of regulations on land assignment, land lease, land use purpose changes include the following acts:
a) Assigning land, re-assigning land or leasing land not at the right positions and not with the right land acreages on the field;
b) Assigning land, re-assigning land, leasing land, permitting land use purpose changes not according to competence, not to the right subjects, not in conformity with detailed land use plannings, detailed land use plans or urban construction planning, rural population quarter construction plannings, which have already been approved.
2. Disciplinary forms are prescribed as follows:
a) Those who commit acts prescribed at Point a, Clause 1 of this Article due to lack of responsibility shall be subject to caution; repeat the acts due to lack of responsibility shall be subject to salary grade lowering; intentionally commit the acts shall be subject to salary rank lowering or dismissal from office, intentionally repeat the acts shall be dismissed from office or sacked;
b) Those who commit acts prescribed at Point b, Clause 1 of this Article due to lack of responsibility shall be subject to caution or salary grade lowering; repeat the acts due to lack of responsibility shall be subject to salary rank lowering or dismissed from office; intentionally commit the acts shall be dismissed from office; intentionally relapse violations shall be sacked.
Article 172.- Violations of regulations on land recovery
1. Violations of regulations on land recovery include the following acts:
a) Failing to notify in advance the persons having land to be recovered according to the provisions in Article 39 of the Land Law; failing to publicize plans on compensations, resettlement;
b) Making compensations not to the right subjects, the right land acreage, not at the right levels to persons having land recovered; distorting land recovery dossiers; wrongly determining positions and acreages of recovered land on the field;
c) Recovering land not according to competence; not according to the right subjects, not according to the approved detailed land use plannings, detailed land use plans.
2. Disciplinary forms are prescribed as follows:
a) Those who commit acts prescribed at Point a, Clause 1 of this Article due to lack of responsibility shall be subject to reprimand, repeat the acts due to lack of responsibility shall be subject to caution, intentionally commit them shall be subject to salary grade lowering; intentionally relapse into violations shall be subject to salary rank lowering;
b) Those who commit acts prescribed at Point b, Clause 1 of this Article due to lack of responsibility shall be subject to reprimand or caution, repeat the acts due to the lack of responsibility shall be subject to caution or salary grade lowering; intentionally commit the acts shall be subject to salary rank lowering or dismissed from office, intentionally relapse into violations shall be dismissed from office or sacked;
c) Those who commit acts prescribed at Point c, Clause 1 of this Article due to lack of responsibility shall be subject to caution or salary grade lowering; repeat the acts due to lack of responsibility shall be subject to caution of salary rank lowering; intentionally commit the acts shall be subject to salary rank lowering or dismissed from office; intentionally relapse into violations shall be sacked.
Article 173.- Violations of regulations on land requisition
1. Violations of regulations on land requisition include the following acts:
a) Making compensations not to the right subjects, the right land acreage, not at the right level, not within the prescribed time limit for persons having land requisitioned;
b) Requisitioning land at variance with the cases prescribed in Clause 1, Article 37 of this Decree.
2. Disciplinary forms are prescribed as follows:
a) Those who commit acts prescribed at Point a, Clause 1 of this Article due to lack of responsibility shall be subject to reprimand, repeat the acts due to lack of responsibility shall be subject to caution; intentionally commit the acts shall be subject to salary grade lowering; intentionally relapse into violations shall be subject to salary rank lowering or dismissal from office;
b) Those who commit acts prescribed at Point b, Clause 1 of this Article due to lack of responsibility shall be subject to caution; repeat the acts due to lack of responsibility shall be subject to salary grade lowering; intentionally commit the acts shall be subject to salary rank lowering; intentionally relapse into violations shall be dismissed from office or sacked.
Article 174.- Violations of regulations on management of land assigned by the State for management
1. Violations of regulations on management of land assigned by the State for management include the following acts:
a) Letting persons permitted by law for temporary use of land use the land for wrong purposes;
b) Using the land for wrong purposes;
c) Letting land be encroached upon, occupied, lost.
2. Disciplinary forms are prescribed as follows:
a) Those who commit acts prescribed at Point a, Clause 1 of this Article shall be subject to reprimand or caution; repeat the acts shall be subject to salary grade lowering;
b) Those who commit acts prescribed at Point b, Clause 1 of this Article shall be subject to caution; repeat the acts shall be subject to salary rank lowering or dismissed from office;
c) Those who commit acts prescribed at Point c, Clause 1 of this Article shall be subject to caution or salary grade lowering; repeat the acts shall be subject to salary rank lowering or dismissed from office.
Article 175.- Violations of regulations on observance of order and administrative procedures in land management and use
1. Violations of regulations on observance of order and administrative procedures in land management and use include the following acts:
a) Refusing to receive complete and valid dossiers, refusing to provide detailed guidance upon receipt of dossiers, causing troubles for dossier submitters, receiving dossiers without making entries into monitoring books;
b) Setting at their own will administrative procedures outside the general regulations, causing troubles for applicants in carrying out the administrative procedures;
c) Settling the administrative procedures not in the prescribed order, delaying the delivery of assorted papers already signed by competent bodies to the applicants for carrying out the administrative procedures;
d) Settling the administrative procedures later than schedule;
e) Refusing to carry out or failing to carry out the administrative procedures which, according to law provisions, must be carried out eligibly;
f) Carrying out the administrative procedures not according to competence;
g) Deciding, inscribing opinions or certifications on dossiers in contravention of regulations, thus causing damage or creating conditions for applicants for carrying out administrative procedures to cause damage to the State, organizations and citizens;
h) Losing, damaging, distorting contents of dossiers.
2. Disciplinary forms are prescribed as follows:
a) Those who commit acts prescribed at Points a and c, Clause 1 of this Article due to lack of responsibility shall be subject to reprimand; repeat the acts due to lack or responsibility shall be subject to caution; intentionally commit the acts shall be subject to salary grade lowering; intentionally relapse into violations shall be subject to salary rank lowering or dismissed from office;
b) Those who commit acts prescribed at Points b and e, Clause 1 of this Article due to lack of responsibility shall be subject to caution; repeat the acts due to lack of responsibility shall be subject to salary grade lowering; intentionally commit the acts shall be subject to salary rank lowering; intentionally relapse into violations shall be dismissed from office or sacked;
c) Those who commit acts prescribed at Point d, Clause 1 of this Article due to lack of responsibility shall be subject to reprimand; repeat the acts due to lack of responsibility shall be subject to caution; intentionally commit the acts shall be subject to salary grade lowering; intentionally relapse into violations shall be subject to salary rank lowering or dismissed from office;
d) Those who commit acts prescribed at Points f and g, Clause 1 of this Article shall be subject to caution or salary grade lowering; repeat the acts shall be dismissed from office or sacked;
e) Those who commit acts prescribed of Point h, Clause 1 of this Article due to lack of responsibility shall be subject to reprimand or caution; repeat the acts due to lack of responsibility shall be subject to caution or salary grade lowering; intentionally commit the acts shall be subject to salary rank lowering; intentionally relapse into violations shall be dismissed from office or sacked.
Article 176.- Application of material liability handling measures
Apart from the disciplinary forms prescribed in Clause 2 of Articles 169, 170, 171, 172, 173, 174 and 175 of this Decree, the persons committing the violation acts prescribed in Clause 1 of Articles 169, 170, 171, 172, 173, 174 and 175 of this Decree shall also be subject to the application of material liability handling measures prescribed in Decree No. 97/1998/ND-CP of November 17, 1998 of the Government on disciplining and material-liability handling of public servants.
Section 3. COMPETENCE, ORDER FOR DISCIPLINING MANAGERS
Article 177.- Disciplinary competence, order
1. The competence to discipline officials, employees who commit violation acts shall comply with the general provisions on personnel management decentralization.
2. The order of disciplining and material liability handling shall comply with the provisions in the Government's Decree No. 96/1998/ND-CP of November 17, 1998 on severance regime for public servants and Decree No. 97/1998/ND-CP of November 17, 1998 on disciplining and material-liability handling of public servants.
3. Where public servants were disciplined but are deemed that their continued holding of the working positions from which they had committed violations is not beneficial, the competent agencies shall arrange them to other jobs.
4. If detecting criminal signs in the course of considering the disciplining of public servants, the persons with disciplining competence shall propose the competent bodies to examine the penal liability.
Article 178.- Rights of disciplined persons
1. Disciplined public servants may complain about the disciplinary decisions; denounce acts of abusing positions and powers or acting ultra vires by persons with disciplinary competence prescribed in Clause 1, Article 177 of this Decree.
2. The settlement of complaints about disciplinary decisions and denunciations regarding cases prescribed in Clause 1 of this Article shall comply with the provisions of the Law on Complaints and Denunciations.
Article 179.- Handling of violations of land legislation committed by managers before the effective date of this Decree
1. Violation acts already handled before the effective date of this Decree shall not be subject to the application of provisions of this Decree.
2. Violation acts committed before the effective date of this Decree, which were detected and have not yet been handled, shall be handled according to the provisions of legislation on public servants.
Section 4. DETECTION AND HANDLING OF CASES OF VIOLATION OF LAND LEGISLATION
Article 180.- Organizing the reception of detections of, proposals on, cases of violation of land legislation, of organizations, citizens
1. The People's Committees and land management agencies at all levels shall have to publicize their exclusive telephone numbers, mail boxes and addresses for receiving of detections and proposals of organizations and citizens regarding cases of violating land legislation; the State agencies with conditions shall additionally organize the reception of detections and proposals of organizations and citizens by fax, electronic mails, websites or other forms of information.
2. The People's Committees and land management agencies at all levels shall have to arrange personnel to receive detections, proposals of organizations, citizens; the personnel receiving detections and proposals shall have to enter them into books monitoring the settlement of detections and proposals.
3. State agencies receiving detections and/or proposals of organizations or citizens, which do not fall under their settling competence, shall have to transfer such detections and/or proposals to the State bodies with settling competence, defined in Clause 1, Article 144 of the Land Law.
4. Organizations and citizens detecting cases of violating land legislation shall have the right and responsibility to transfer their detections and proposals to the State bodies with settling competence, defined in Clause 1, Article 144 of the Land Law.
5. Organizations and citizens may send their detections, proposals to news and press agencies; the news and press agencies shall consider the publicization of such detections and/or proposals on the mass media and transfer them to the competent State bodies defined in Clause 1, Article 144 of the Land Law for settlement.
Article 181.- Settlement of detections and proposals of organizations, citizens regarding cases of violating land legislation
The State bodies defined in Clause 1, Article 144 of the Land Law shall have to settle detections and proposals of organizations, citizens regarding cases of violating land legislation according to the following regulations:
1. Disciplining according to competence public servants performing official duties related to land management according to the provisions of this Decree or sanctioning administrative violations according to competence regarding other cases according to the provisions of the Government's Decree on sanctioning of administrative violations in the field of land regarding cases of committing acts of violating land legislation and inform the detectors and/or proposal makers thereof.
2. Addressing the consequences of the violations.
Article 182.- Responsibilities of cadastral personnel and presidents of the commune, ward or township People's Committees in detecting, stopping and handling violations of legislation on land management and use
1. The commune, ward or township cadastral personnel shall have to regularly examine the land use situation in the localities for detecting in time cases of land encroachment, occupation, non-use of land, use of land for wrong purposes, illegal land use purpose change, performance of rights and obligations by land users in contravention of law provisions and other cases involving administrative violations in land management and use; within one day after detecting violations, they must report thereon in writing to the presidents of the commune, ward, township People's Committees of the localities where exists the land for handling, and concurrently to the Natural Resources and Environment Sections.
2. The presidents of the commune, ward or township People's Committees shall have to regularly direct the examination for detection of acts of encroaching upon land, using land for wrong purposes, illegally changing land use purposes, performing rights and obligations by land users in contravention of law provisions. Within one day after detecting the violations or being reported on the violations, they must organize the examinations, make records, issue decisions to stop the violation acts, administratively sanction violations according to competence and request the restoration of the initial state of land; if violators fail to abide by the stoppage decisions, they shall issue decisions to force the restoration of the initial state of land and report thereon in writing to the immediate superior People's Committees.