Chương VIII Nghị định 181/2004/NĐ-CP: Chế độ sử dụng đất phi nông nghiệp
Số hiệu: | 181/2004/NĐ-CP | Loại văn bản: | Nghị định |
Nơi ban hành: | Chính phủ | Người ký: | Phan Văn Khải |
Ngày ban hành: | 29/10/2004 | Ngày hiệu lực: | 16/11/2004 |
Ngày công báo: | 01/11/2004 | Số công báo: | Từ số 1 đến số 2 |
Lĩnh vực: | Bất động sản, Tài nguyên - Môi trường | Tình trạng: |
Hết hiệu lực
01/07/2014 |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
Thời hạn sử dụng đất phi nông nghiệp khác quy định tại điểm e khoản 5 Điều 6 của Nghị định này được quy định như sau:
1. Thời hạn là ổn định lâu dài đối với các trường hợp sau:
a) Đất có các công trình thờ tự, nhà bảo tàng, nhà bảo tồn, nhà trưng bầy tác phẩm nghệ thuật, cơ sở sáng tác văn hoá nghệ thuật và các công trình xây dựng khác của tư nhân không nhằm mục đích kinh doanh mà các công trình đó không gắn liền với đất ở ;
b) Đất quy định tại điểm b khoản 2 Điều này mà được Nhà nước giao cho các đơn vị sự nghiệp công.
2. Thời hạn theo quy định tại khoản 3 Điều 67 của Luật Đất đai đối với các trường hợp sau:
a) Đất làm nhà nghỉ, lán, trại cho người lao động tại trang trại ởnông thôn;
b) Đất để xây dựng nhà kính và các loại nhà khác phục vụ mục đích trồng trọt kể cả các hình thức trồng trọt không trực tiếp trên đất, xây dựng chuồng trại chăn nuôi gia súc, gia cầm và các loại động vật khác được pháp luật cho phép, xây dựng trạm, trại nghiên cứu thí nghiệm nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản, xây dựng cơ sở ươm tạo cây giống, con giống, xây dựng kho, nhà để chứa nông sản, thuốc bảo vệ thực vật, phân bón, máy móc, công cụ sản xuất thuộc khu vực đô thị mà không phải là đất Nhà nước giao cho các đơn vị sự nghiệp công.
Hạn mức giao đất ở cho hộ gia đình, cá nhân quy định tại khoản 2 Điều 83 và khoản 5 Điều 84 của Luật Đất đai chỉ áp dụng khi Nhà nước giao đất ở cho hộ gia đình, cá nhân kể từ ngày 01 tháng 7 năm 2004 và trường hợp được Nhà nước cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất quy định tại khoản 5 Điều 87 của Luật Đất đai.
1. Người sử dụng đất ở có vườn, ao thuộc trường hợp quy định tại khoản 5 Điều 87 của Luật Đất đai khi được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất thì phải nộp tiền sử dụng đất theo quy định tại khoản 6 Điều 50 của Luật Đất đai đối với diện tích được xác định là đất ở .
2. Đối với phần diện tích đất đã xây dựng nhà ở mà vượt diện tích được xác định là đất ở theo hạn mức quy định tại khoản 4 và khoản 5 Điều 87 của Luật Đất đai thì phần diện tích vượt hạn mức đó được xác định là đất ở và phải nộp tiền sử dụng đất, được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
3. Trường hợp người sử dụng đất ở đã được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc đất ở đã được xác định theo quy định tại Điều 87 của Luật Đất đai mà có nhu cầu mở rộng diện tích đất ở thì phải xin phép chuyển mục đích sử dụng đất và phải nộp tiền sử dụng đất, trừ trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 45 của Nghị định này.
Trường hợp mở rộng diện tích đất ở tại khu dân cư đô thị thì ngoài việc xin phép chuyển mục đích sử dụng đất, nộp tiền sử dụng đất còn phải phù hợp với quy định tại khoản 5 Điều này.
4. Sau khi đã xác định diện tích đất ở theo quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều này thì phần diện tích đất còn lại được xác định theo hiện trạng sử dụng đất.
5. Căn cứ vào quy hoạch xây dựng đô thị đã được xét duyệt, Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quy định tỷ lệ diện tích được xây dựng nhà ở trên thửa đất ở có vườn, ao phù hợp với cảnh quan đô thị.
Người sử dụng đất nông nghiệp có vườn, ao để làm nhà ở thì phải xin phép chuyển mục đích sử dụng đất và phải nộp tiền sử dụng đất.
Uỷ ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh căn cứ vào quy hoạch xây dựng đô thị hoặc quy hoạch xây dựng điểm dân cư nông thôn, tỷ lệ diện tích được xây dựng nhà ở theo quy định tại khoản này và nhu cầu thực tế của người sử dụng đất để xem xét, quyết định cho phép chuyển mục đích sử dụng đất.
6. Đất nông nghiệp có vườn, ao trong khu dân cư quy định tại khoản 4 Điều này là nguồn bổ sung cho đất ở .
1. Người mua nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất ở thuộc dự án đầu tư xây dựng nhà ở để bán do người Việt Nam định cư ởnước ngoài, tổ chức nước ngoài, cá nhân nước ngoài thực hiện thì được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ổn định lâu dài.
2. Nhà đầu tư nộp cho Nhà nước số tiền chênh lệch giữa tiền sử dụng đất và tiền thuê đất đã trả cho Nhà nước theo quy định sau:
a) Tiền sử dụng đất được tính theo giá đất do Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quy định tại thời điểm nộp tiền chênh lệch;
b) Đối với nhà biệt thự thì số tiền chênh lệch phải nộp tại thời điểm bán nhà;
c) Đối với nhà chung cư thì số tiền chênh lệch phải nộp chậm nhất là tại thời điểm kết thúc dự án.
1. Diện tích đất phải thu hồi để chỉnh trang, phát triển đô thị, khu dân cư nông thôn phải được thể hiện trong quy hoạch sử dụng đất chi tiết, kế hoạch sử dụng đất chi tiết, phải được xác định cụ thể và công bố công khai tại điểm dân cư nơi có đất bị thu hồi tại thời điểm và theo thời hạn công bố quy hoạch sử dụng đất chi tiết, kế hoạch sử dụng đất chi tiết quy định tại Điều 27 của Nghị định này.
Đối với quy hoạch mở rộng hoặc xây dựng mới các tuyến đường giao thông đô thị và khu dân cư nông thôn thì phải xác định rõ diện tích đất sử dụng để làm đường và diện tích đất hai bên đường sẽ thu hồi để khai thác quỹ đất, tạo cảnh quan và bảo vệ môi trường.
2. Diện tích đất phải thu hồi để thực hiện quy hoạch chỉnh trang, phát triển đô thị, khu dân cư nông thôn nhưng chưa có quyết định thu hồi để thực hiện quy hoạch thì người đang sử dụng đất được tiếp tục sử dụng theo đúng mục đích đã được xác định, không được chuyển mục đích sử dụng đất, không được xây dựng mới hoặc mở rộng các công trình hiện có; trường hợp có nhu cầu sửa chữa thì phải chấp hành đúng quy định của pháp luật về xây dựng đối với khu vực đất đã quy hoạch.
1. Đất sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh là các loại đất quy định tại các điểm a, b, c, d, đ, e, g, h, ii và k khoản 1 Điều 89 của Luật Đất đai và đất thuộc các khu vực mà Chính phủ giao nhiệm vụ riêng cho Bộ Quốc phòng, Bộ Công an quản lý, bảo vệ và sử dụng.
2. Đất do đơn vị vũ trang nhân dân quản lý, sử dụng nhưng không thuộc loại đất được quy định tại khoản 1 Điều này thì không thuộc đất sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh.
3. Người sử dụng đất quốc phòng, an ninh được quy định như sau:
a) Các đơn vị trực thuộc Bộ Quốc phòng, Bộ Công an là người sử dụng đất đối với đất cho các đơn vị đóng quân trừ trường hợp quy định tại điểm c khoản này; đất làm căn cứ quân sự; đất làm các công trình phòng thủ quốc gia, trận địa và các công trình đặc biệt về quốc phòng, an ninh; nhà công vụ của lực lượng vũ trang nhân dân; đất thuộc các khu vực mà Chính phủ giao nhiệm vụ riêng cho Bộ Quốc phòng, Bộ Công an quản lý, bảo vệ và sử dụng;
b) Các đơn vị trực tiếp sử dụng đất là người sử dụng đất đối với đất làm ga, cảng quân sự; đất làm các công trình công nghiệp, khoa học và công nghệ phục vụ trực tiếp cho quốc phòng, an ninh; đất làm kho tàng của lực lượng vũ trang nhân dân; đất làm trường bắn, thao trường, bãi thử vũ khí, bãi huỷ vũ khí; đất xây dựng nhà trường, bệnh viện, nhà an dưỡng của lực lượng vũ trang nhân dân; đất làm trại giam giữ, cơ sở giáo dục, trường giáo dưỡng do Bộ Quốc phòng, Bộ Công an quản lý;
c) Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; Ban Chỉ huy quân sự huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh; Công an tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; Công an huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh; Công an phường, thị trấn; đồn biên phòng là người sử dụng đất đối với đất xây dựng trụ sở.
4. Đất sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh phải được sử dụng đúng mục đích đã được xác định. Đối với diện tích đất không sử dụng hoặc sử dụng không đúng mục đích thì Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thông báo cho đơn vị sử dụng đất để đưa đất vào sử dụng đúng mục đích; sau 12 tháng kể từ ngày được thông báo, nếu đơn vị sử dụng đất không khắc phục để đưa đất vào sử dụng đúng mục đích thì Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thu hồi để giao cho người khác sử dụng.
5. Trường hợp chuyển mục đích sử dụng đất trong nội bộ đất quốc phòng, an ninh theo quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất vào mục đích quốc phòng, an ninh đã được xét duyệt thì đơn vị sử dụng đất phải xin chuyển mục đích sử dụng đất tại Sở Tài nguyên và Môi trường kèm theo ý kiến bằng văn bản của Bộ Quốc phòng, Bộ Công an.
6. Đất do các đơn vị vũ trang nhân dân đang sử dụng nhưng không thuộc quy hoạch sử dụng đất vào mục đích quốc phòng, an ninh đã được xét duyệt thì phải bàn giao cho địa phương quản lý.
Đối với diện tích đất do hộ gia đình cán bộ, chiến sỹ thuộc đơn vị vũ trang nhân dân sử dụng làm nhà ở phù hợp với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được xét duyệt thì người sử dụng đất ở được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và phải thực hiện nghĩa vụ tài chính theo quy định của pháp luật.
Đối với đất sử dụng vào mục đích sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp thì phải do các doanh nghiệp quốc phòng, an ninh sử dụng và phải chuyển sang hình thức giao đất có thu tiền sử dụng đất hoặc thuê đất theo phương án sản xuất, kinh doanh đã được Bộ Quốc phòng hoặc Bộ Công an xét duyệt; mục đích sử dụng đất và thời hạn sử dụng đất phải được xác định trong phương án sản xuất, kinh doanh; doanh nghiệp quốc phòng, an ninh được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
7. Cơ quan nhà nước có thẩm quyền giải quyết dứt điểm diện tích đất đang có tranh chấp để xác định người sử dụng đất.
1. Khu công nghiệp được thành lập trên đất mà trước đó Nhà nước đã giao, cho thuê để sản xuất, kinh doanh thì người sử dụng đất được lựa chọn hình thức sử dụng như sau:
a) Tiếp tục giữ nguyên hình thức được Nhà nước giao đất, cho thuê đất; tổ chức kinh tế, người Việt Nam định cư ởnước ngoài đã được Nhà nước cho thuê đất nếu có nhu cầu thì được chuyển sang hình thức giao đất có thu tiền sử dụng đất;
b) Thuê lại đất của doanh nghiệp đầu tư xây dựng kinh doanh kết cấu hạ tầng khu công nghiệp. Số tiền sử dụng đất, tiền thuê đất mà người sử dụng đất đã trả trước cho Nhà nước được tính vào số tiền mà doanh nghiệp đầu tư kinh doanh kết cấu hạ tầng khu công nghiệp phải nộp cho Nhà nước và khấu trừ vào tiền thuê đất, tiền thuê kết cấu hạ tầng khu công nghiệp của nhà đầu tư xây dựng kinh doanh kết cấu hạ tầng khu công nghiệp theo thoả thuận giữa hai bên.
2. Người có nhu cầu sử dụng đất trong khu công nghiệp được nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất, thuê đất, thuê lại đất trong khu công nghiệp của doanh nghiệp đầu tư xây dựng kinh doanh kết cấu hạ tầng khu công nghiệp theo quy định sau:
a) Tổ chức kinh tế, hộ gia đình, cá nhân được nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất hoặc thuê đất của doanh nghiệp đầu tư xây dựng kinh doanh kết cấu hạ tầng khu công nghiệp đã được Nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất;
b) Người Việt Nam định cư ởnước ngoài, tổ chức nước ngoài, cá nhân nước ngoài được thuê đất của doanh nghiệp đầu tư xây dựng kinh doanh kết cấu hạ tầng khu công nghiệp đã được Nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất;
c) Tổ chức kinh tế, hộ gia đình, cá nhân, người Việt Nam định cư ởnước ngoài, tổ chức nước ngoài, cá nhân nước ngoài được thuê lại đất của doanh nghiệp đầu tư xây dựng kinh doanh kết cấu hạ tầng khu công nghiệp đã được Nhà nước cho thuê đất.
3. Người có nhu cầu sử dụng đất trong khu công nghiệp được đầu tư bằng nguồn vốn có nguồn gốc từ ngân sách nhà nước thì được Nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất hoặc cho thuê đất theo quy định sau:
a) Tổ chức kinh tế, hộ gia đình, cá nhân, người Việt Nam định cư ởnước ngoài được Nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất hoặc cho thuê đất;
b) Tổ chức nước ngoài, cá nhân nước ngoài được Nhà nước cho thuê đất.
4. Người sử dụng đất trong khu công nghiệp, kể cả trường hợp thuê lại đất được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
5. Thời hạn sử dụng đất trong khu công nghiệp theo thời hạn của dự án đầu tư đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền xét duyệt.
Trường hợp thời hạn của dự án đầu tư dài hơn thời hạn sử dụng đất còn lại của khu công nghiệp thì doanh nghiệp đầu tư xây dựng kinh doanh kết cấu hạ tầng khu công nghiệp phải xin phép cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép điều chỉnh thời hạn sử dụng đất cho phù hợp nhưng tổng thời hạn sử dụng đất không quá bảy mươi (70) năm và phải nộp tiền sử dụng đất hoặc tiền thuê đất đối với phần diện tích đất được gia hạn sử dụng.
6. Khi lập quy hoạch chi tiết xây dựng khu công nghiệp, Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương căn cứ vào hiện trạng các khu dân cư tại địa phương, nhu cầu nhà ở của người lao động làm việc trong khu công nghiệp để bố trí quỹ đất cho khu chung cư, các công trình văn hoá, xã hội, dịch vụ ngoài khu công nghiệp phục vụ đời sống của người lao động làm việc trong khu công nghiệp phù hợp với quy hoạch chung của địa phương.
1. Ban Quản lý khu công nghệ cao lập quy hoạch sử dụng đất chi tiết, kế hoạch sử dụng đất chi tiết chung cho toàn khu công nghệ cao và trình Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi có đất xét duyệt.
Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương giao đất một lần cho Ban Quản lý khu công nghệ cao để tổ chức xây dựng, phát triển khu công nghệ cao theo quy hoạch đã được xét duyệt. Ban Quản lý khu công nghệ cao được giao lại đất theo hình thức giao đất không thu tiền sử dụng đất, giao đất có thu tiền sử dụng đất, cho thuê đất theo quy định tại khoản 2 Điều này.
2. Ban Quản lý khu công nghệ cao giao lại đất, cho thuê đất theo quy định sau:
a) Giao đất không thu tiền sử dụng đất đối với tổ chức, cá nhân, người Việt Nam định cư ởnước ngoài; cho thuê đất miễn nộp tiền thuê đất đối với tổ chức nước ngoài, cá nhân nước ngoài sử dụng đất trong khu công nghệ cao để xây dựng hạ tầng kỹ thuật chung của khu công nghệ cao; để xây dựng khu đào tạo, khu nghiên cứu phát triển và ứứng dụng công nghệ cao; để xây dựng khu ươm tạo doanh nghiệp công nghệ cao nhằm hỗ trợ các hoạt động nghiên cứu, sản xuất thử, hình thành doanh nghiệp sản xuất sản phẩm công nghệ cao.
Người được giao đất không thu tiền sử dụng đất, người thuê đất được miễn nộp tiền thuê đất có quyền bán, cho thuê, thế chấp, bảo lãnh, góp vốn đối với tài sản đã đầu tư trên đất; không được quyền chuyển nhượng, cho thuê hoặc cho thuê lại, thế chấp, bảo lãnh, góp vốn đối với quyền sử dụng đất;
b) Giao đất có thu tiền sử dụng đất hoặc cho thuê đất đối với tổ chức, cá nhân, người Việt Nam định cư ởnước ngoài; cho thuê đất đối với tổ chức nước ngoài, cá nhân nước ngoài để xây dựng kinh doanh các công trình hạ tầng kỹ thuật khu công nghệ cao, nhà xưởng, cơ sở dịch vụ công nghệ cao và sản xuất, kinh doanh sản phẩm công nghệ cao, dịch vụ dân sinh, xây dựng nhà ở để cho thuê.
3. Người sử dụng đất trong khu công nghệ cao được nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất, thuê đất, thuê lại đất của doanh nghiệp phát triển khu công nghệ cao, doanh nghiệp phát triển hạ tầng theo quy định sau:
a) Trường hợp doanh nghiệp phát triển khu công nghệ cao, doanh nghiệp phát triển hạ tầng được giao đất có thu tiền sử dụng đất thì tổ chức kinh tế, cá nhân, người Việt Nam định cư ởnước ngoài được nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất, thuê đất; tổ chức nước ngoài, cá nhân nước ngoài được thuê đất;
b) Trường hợp doanh nghiệp phát triển khu công nghệ cao, doanh nghiệp phát triển hạ tầng được Ban Quản lý khu công nghệ cao cho thuê đất thì người có nhu cầu sử dụng đất trong khu công nghệ cao được thuê lại đất của doanh nghiệp phát triển khu công nghệ cao, doanh nghiệp phát triển hạ tầng.
4. Người sử dụng đất trong khu công nghệ cao phải sử dụng đất đúng mục đích được ghi trong quyết định giao lại đất hoặc trong hợp đồng thuê đất.
5. Tổ chức, cá nhân được Ban Quản lý khu công nghệ cao giao lại đất, cho thuê đất để đầu tư xây dựng nhà ở chỉ được quyền cho thuê nhà ở đã xây dựng.
1. Ban Quản lý khu kinh tế lập quy hoạch sử dụng đất chi tiết, kế hoạch sử dụng đất chi tiết theo quy định tại khoản 8 Điều 15 của Nghị định này trong đó xác định rõ ranh giới sử dụng đất giữa khu phi thuế quan, khu thuế quan và trình Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi có đất xét duyệt.
Sau khi quy hoạch sử dụng đất chi tiết, kế hoạch sử dụng đất chi tiết của khu kinh tế đã được xét duyệt, Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chỉ đạo thực hiện việc thu hồi đất đối với diện tích đất được quy hoạch để xây dựng khu phi thuế quan và các khu công nghiệp thuộc khu thuế quan; thu hồi đất theo kế hoạch sử dụng đất chi tiết đã được xét duyệt đối với diện tích đất còn lại thuộc khu thuế quan.
2. Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương giao đất cho Ban Quản lý khu kinh tế để tổ chức xây dựng khu kinh tế theo quy định sau:
a) Giao đất một lần cho Ban Quản lý khu kinh tế để xây dựng khu phi thuế quan; khu công nghiệp thuộc khu thuế quan của khu kinh tế;
b) Giao đất theo kế hoạch sử dụng đất chi tiết đã được xét duyệt của khu kinh tế đối với diện tích đất còn lại phải thu hồi thuộc khu thuế quan.
3. Ban Quản lý khu kinh tế có trách nhiệm thực hiện việc bồi thường, giải phóng mặt bằng đối với diện tích đất được cơ quan nhà nước có thẩm quyền thu hồi để giao cho mình trước khi giao lại đất, cho thuê đất. Ban Quản lý khu kinh tế được giao đất có thu tiền sử dụng đất, giao đất không thu tiền sử dụng đất, cho thuê đất cho người có nhu cầu sử dụng đất theo quy định của pháp luật về đất đai.
Thời hạn sử dụng đất để sản xuất, kinh doanh trong khu kinh tế là không quá bảy mươi (70) năm.
4. Ban Quản lý khu kinh tế quyết định mức thu tiền sử dụng đất, tiền thuê đất, mức miễn, giảm tiền sử dụng đất, tiền thuê đất theo từng dự án nhằm bảo đảm khuyến khích đầu tư trên cơ sở giá đất do Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quyết định đối với trường hợp giao lại đất, cho thuê đất mà không thông qua đấu giá quyền sử dụng đất hoặc đấu thầu dự án có sử dụng đất.
5. Người sử dụng đất trong khu kinh tế được đầu tư xây dựng kinh doanh nhà ở , kết cấu hạ tầng, được sản xuất kinh doanh, hoạt động dịch vụ và có các quyền, nghĩa vụ tương ứứng với hình thức được giao đất, thuê đất theo quy định của pháp luật về đất đai.
6. Ban Quản lý khu kinh tế thực hiện nhiệm vụ lập quy hoạch sử dụng đất chi tiết, kế hoạch sử dụng đất chi tiết, giao lại đất, cho thuê đất đối với đất đã thu hồi; các nhiệm vụ khác về quản lý đất đai trong khu kinh tế do cơ quan hành chính các cấp thực hiện theo quy định của pháp luật về đất đai.
1. Nhà nước giao cho nhà đầu tư quản lý diện tích đất để thực hiện dự án xây dựng - chuyển giao (BT); nhà đầu tư không phải trả tiền sử dụng đất, tiền thuê đất trong thời gian xây dựng công trình theo dự án được xét duyệt và có trách nhiệm bảo toàn diện tích đất được giao quản lý, sử dụng theo đúng mục đích đã ghi trong dự án.
Thời hạn chuyển giao dự án phải thực hiện đúng theo thời hạn ghi trong dự án đầu tư đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền xét duyệt hoặc thời hạn đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép kéo dài thời hạn chuyển giao. Trường hợp quá thời hạn phải chuyển giao mà nhà đầu tư chưa chuyển giao thì phải thuê đất của Nhà nước, thời điểm thuê đất được tính từ thời điểm kết thúc thời gian xây dựng công trình theo dự án đã được xét duyệt.
2. Nhà nước giao đất hoặc cho thuê đất đối với nhà đầu tư để thực hiện dự án xây dựng - kinh doanh - chuyển giao (BOT); nhà đầu tư được miễn, giảm tiền sử dụng đất, tiền thuê đất theo quy định của Chính phủ.
3. Người nhận chuyển giao công trình để sử dụng và khai thác thì được Nhà nước giao đất, cho thuê đất hoặc giao để quản lý diện tích đất có công trình đó theo quy định của pháp luật về đất đai.
1. Uỷ ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh chỉ đạo việc lập và xét duyệt quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất chi tiết đồng thời với quy hoạch xây dựng điểm dân cư nông thôn, cụm công nghiệp nhỏ, làng nghề phù hợp với yêu cầu phát triển sản xuất và bảo vệ môi trường.
2. Đất nông nghiệp trong làng nghề truyền thống được ưu tiên sử dụng vào mục đích mở rộng cơ sở sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp và cơ sở xử lý chất thải; khi chuyển mục đích sử dụng đất phải được phép của Uỷ ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, người sử dụng đất được miễn, giảm tiền sử dụng đất theo quy định của Chính phủ.
3. Chế độ sử dụng đất trong cụm công nghiệp nhỏ được thực hiện như chế độ sử dụng đất trong khu công nghiệp quy định tại Điều 90 của Luật Đất đai và Điều 84 của Nghị định này.
1. Tổ chức, cá nhân được phép thăm dò, khai thác khoáng sản được Nhà nước cho thuê đất; trường hợp thăm dò khoáng sản không ảnh hưởng đến việc sử dụng đất hoặc khai thác khoáng sản mà không ảnh hưởng lớp đất mặt hoặc không ảnh hưởng đến mặt đất thì không phải thuê đất.
2. Tổ chức, cá nhân có nhu cầu sử dụng đất làm mặt bằng để chế biến khoáng sản được lựa chọn hình thức Nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất hoặc cho thuê đất; nhận chuyển quyền sử dụng đất, thuê đất của tổ chức kinh tế, hộ gia đình, cá nhân khác.
3. Uỷ ban nhân dân cấp có thẩm quyền cho thuê đất và có thẩm quyền cấp phép thăm dò, khai thác khoáng sản thì việc cấp phép được thực hiện đồng thời với việc quyết định cho thuê đất.
Trường hợp Uỷ ban nhân dân cấp có thẩm quyền cho thuê đất mà không có thẩm quyền cấp phép thăm dò, khai thác khoáng sản thì việc quyết định cho thuê đất được thực hiện sau khi người có nhu cầu sử dụng đất đã được cấp phép thăm dò, khai thác khoáng sản.
4. Người sử dụng đất cho hoạt động khoáng sản phải thực hiện các biện pháp bảo vệ môi trường, xử lý chất thải và các biện pháp khác để không gây thiệt hại cho người sử dụng đất trong khu vực và xung quanh; khi kết thúc việc thăm dò, khai thác khoáng sản, người sử dụng đất có trách nhiệm trả lại đất đúng với trạng thái được quy định trong hợp đồng thuê đất.
1. Việc sử dụng đất để khai thác nguyên liệu cho sản xuất gạch ngói, làm đồ gốm phải tận dụng các loại đất đồi, gò không canh tác, đất bãi hoang, đất lòng sông hoặc ao, hồ cần khơi sâu, đất ven sông ngòi không sản xuất nông nghiệp, đất đê bối không còn sử dụng, đất do cải tạo đồng ruộng.
2. Nghiêm cấm sử dụng những loại đất sau đây để khai thác làm nguyên liệu cho sản xuất gạch ngói, làm đồ gốm:
a) Đất có di tích lịch sử - văn hoá, danh lam thắng cảnh đã được xếp hạng hoặc được Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quyết định bảo vệ;
b) Đất nằm trong phạm vi hành lang bảo vệ an toàn công trình.
3. Căn cứ để cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định cho thuê đất sử dụng vào mục đích khai thác làm nguyên liệu cho sản xuất gạch ngói, làm đồ gốm bao gồm:
a) Giấy đăng ký kinh doanh ngành nghề sản xuất gạch ngói, làm đồ gốm hoặc giấy phép đầu tư sản xuất gạch ngói, làm đồ gốm do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp;
b) Nhu cầu sử dụng đất phù hợp với dự án đầu tư hoặc năng lực sản xuất của cơ sở sản xuất gạch ngói, làm đồ gốm;
c) Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được xét duyệt.
4. Trong quá trình sử dụng đất để khai thác nguyên liệu cho sản xuất gạch ngói, làm đồ gốm, người sử dụng đất phải áp dụng các biện pháp công nghệ thích hợp để khai thác sử dụng đất hợp lý, tiết kiệm; phải thực hiện các biện pháp cần thiết để không gây thiệt hại cho sản xuất, đời sống của những người sử dụng đất xung quanh và không ảnh hưởng xấu đến môi trường.
1. Người sử dụng đất xây dựng công trình công cộng có mục đích kinh doanh thì được Nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất hoặc cho thuê đất, được miễn, giảm tiền sử dụng đất, tiền thuê đất theo quy định của Chính phủ.
2. Người sử dụng đất xây dựng công trình công cộng không có mục đích kinh doanh thì được Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất.
3. Nhà nước giao đất để quản lý mà không cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trong các trường hợp sau:
a) Đất để xây dựng công trình đường giao thông, cầu, cống, vỉa hè, bến phà; hệ thống cấp nước, hệ thống thoát nước, hệ thống công trình thuỷ lợi, đê, đập; quảng trường, tượng đài, bia tưởng niệm;
b) Đất sử dụng vào mục đích công cộng giao cho Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn quản lý.
4. Các trường hợp sử dụng đất vào mục đích xây dựng công trình công cộng không thuộc quy định tại khoản 3 Điều này thì người sử dụng đất được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
1. Đất hành lang bảo vệ an toàn công trình công cộng đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định mà công trình không sử dụng lớp đất mặt thì chỉ phải thuê đất trong thời gian thi công xây dựng công trình.
2. Căn cứ vào quy định về phạm vi của hành lang bảo vệ công trình đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành, tổ chức trực tiếp quản lý công trình có hành lang bảo vệ an toàn có trách nhiệm chủ trì phối hợp với Uỷ ban nhân dân nơi có công trình xây dựng phương án cắm mốc giới xác định hành lang bảo vệ an toàn cụ thể và trình Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi có công trình phê duyệt; đồng thời thông báo cho Uỷ ban nhân dân các cấp nơi có công trình biết để phối hợp bảo vệ hành lang an toàn công trình.
3. Trong thời hạn không quá ba mươi (30) ngày làm việc, kể từ ngày được Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương phê duyệt phương án cắm mốc giới xác định hành lang bảo vệ an toàn, tổ chức trực tiếp quản lý công trình có hành lang bảo vệ an toàn có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với Uỷ ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi có công trình trong việc công bố công khai mốc giới hành lang bảo vệ an toàn công trình và cắm mốc giới trên thực địa, bàn giao mốc giới cho Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi có công trình để quản lý.
4. Tổ chức trực tiếp quản lý công trình có hành lang bảo vệ an toàn có trách nhiệm chủ trì phối hợp với Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn và Phòng Tài nguyên và Môi trường nơi có công trình rà soát hiện trạng sử dụng đất trong phạm vi hành lang bảo vệ an toàn công trình để kiến nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền giải quyết theo quy định sau:
a) Trường hợp sử dụng đất có ảnh hưởng đến việc bảo vệ an toàn công trình hoặc trường hợp hoạt động của công trình có ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống, sức khỏe của người sử dụng đất thì cơ quan có chức năng quản lý nhà nước đối với công trình tiến hành thẩm định mức độ ảnh hưởng, nếu phải thu hồi đất thì đề nghị Uỷ ban nhân dân cấp có thẩm quyền để quyết định thu hồi đất đó. Người có đất bị thu hồi được bồi thường, hỗ trợ đối với đất và tài sản gắn liền với đất đã có từ trước khi hành lang an toàn công trình được công bố theo quy định của pháp luật.
Trường hợp việc sử dụng đất gây ảnh hưởng đến việc bảo vệ an toàn công trình thì chủ công trình và người sử dụng đất phải có biện pháp khắc phục. Chủ công trình phải chịu trách nhiệm đối với việc khắc phục đó; nếu không khắc phục được thì Nhà nước thu hồi đất và người bị thu hồi đất được bồi thường, hỗ trợ, tái định cư theo quy định của pháp luật.
b) Trường hợp sử dụng đất không thuộc quy định tại điểm a khoản này thì người đang sử dụng đất trong hành lang bảo vệ an toàn công trình được tiếp tục sử dụng đất theo đúng mục đích đã được xác định và phải tuân theo các quy định về bảo vệ an toàn công trình.
c) Đất trong hành lang an toàn công trình được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất theo quy định tại các Điều 44, 45, 46, 47, 48, 49, 50, 51, 52, 53, 54 và 55 của Nghị định này, trừ trường hợp phải di dời hoặc thu hồi mà đã có quyết định di dời hoặc quyết định thu hồi đất.
Người được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất chỉ được sử dụng đất theo quy định tại điểm b khoản này.
5. Cơ quan, tổ chức trực tiếp quản lý công trình có hành lang bảo vệ an toàn chịu trách nhiệm chính về việc bảo vệ an toàn công trình. Trường hợp hành lang bảo vệ an toàn công trình bị lấn, bị chiếm, sử dụng trái phép thì phải kịp thời báo cáo và yêu cầu Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi có hành lang bảo vệ an toàn công trình để xử lý.
6. Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các cấp nơi có công trình có hành lang bảo vệ an toàn có trách nhiệm sau:
a) Phát hiện và xử lý kịp thời những trường hợp lấn, chiếm, sử dụng trái phép phần đất thuộc phạm vi hành lang bảo vệ an toàn công trình; ngăn chặn kịp thời các công trình xây dựng trái phép trên đất hành lang bảo vệ an toàn công trình; buộc người có hành vi vi phạm khôi phục lại tình trạng của đất trước khi vi phạm;
b) Phối hợp với cơ quan, tổ chức trực tiếp quản lý công trình trong việc tuyên truyền, phổ biến pháp luật về bảo vệ an toàn công trình; phối hợp với cơ quan, tổ chức trực tiếp quản lý công trình trong việc công bố mốc giới hành lang bảo vệ an toàn công trình;
c) Trường hợp để xảy ra hiện tượng lấn, chiếm, sử dụng trái phép phần đất thuộc phạm vi hành lang bảo vệ an toàn công trình tại địa phương thì Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các cấp phải liên đới chịu trách nhiệm theo qui định của pháp luật.
1. Đất có di tích lịch sử - văn hoá, danh lam thắng cảnh đã được xếp hạng hoặc được Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quyết định bảo vệ phải được quản lý nghiêm ngặt theo quy định sau:
a) Đối với di tích lịch sử - văn hoá, danh lam thắng cảnh do tổ chức, hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư trực tiếp quản lý thì người quản lý chịu trách nhiệm chính trong việc quản lý đất có di tích lịch sử - văn hoá, danh lam thắng cảnh theo quy định của pháp luật về di sản văn hoá.
Trường hợp đất bị lấn, bị chiếm hoặc chủ sở hữu di tích sử dụng đất không đúng mục đích, trái pháp luật thì Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi có đất có trách nhiệm phát hiện, ngăn chặn và xử lý kịp thời;
b) Đối với di tích lịch sử - văn hoá, danh lam thắng cảnh không thuộc quy định tại điểm a khoản này thì Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi có di tích lịch sử - văn hoá, danh lam thắng cảnh chịu trách nhiệm chính trong việc quản lý diện tích đất có di tích lịch sử - văn hoá, danh lam thắng cảnh.
Trường hợp đất bị lấn, bị chiếm, sử dụng không đúng mục đích, sử dụng trái pháp luật thì Chủ tịch Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi có đất có trách nhiệm phát hiện, ngăn chặn và xử lý kịp thời.
2. Đất có di tích lịch sử - văn hoá, danh lam thắng cảnh bị lấn, bị chiếm, sử dụng không đúng mục đích xảy ra trước ngày 01 tháng 7 năm 2004 thì chủ sở hữu di tích, tổ chức hoặc Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn được giao quản lý di tích có trách nhiệm báo cáo Uỷ ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh để xử lý dứt điểm.
3. Việc chuyển mục đích sử dụng đất có di tích lịch sử - văn hoá, danh lam thắng cảnh sang sử dụng vào mục đích khác phải phù hợp với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được xét duyệt và phải thực hiện theo quy định sau:
a) Đất có di tích lịch sử - văn hoá, danh lam thắng cảnh đã được Bộ Văn hoá - Thông tin xếp hạng thì trước khi Uỷ ban nhân dân cấp có thẩm quyền quyết định cho phép chuyển mục đích sử dụng đất phải có ý kiến chấp thuận bằng văn bản của Bộ trưởng Bộ Văn hoá - Thông tin;
b) Đất có di tích lịch sử - văn hoá, danh lam thắng cảnh đã được Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quyết định bảo vệ thì trước khi Uỷ ban nhân dân cấp có thẩm quyền quyết định cho phép chuyển mục đích sử dụng đất phải có ý kiến chấp thuận bằng văn bản của Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
1. Việc bố trí khu đất để xây dựng nghĩa trang, nghĩa địa mới phải phù hợp với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của địa phương.
2. ủủỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quy định tiêu chuẩn, định mức sử dụng đất mai táng bảo đảm tiết kiệm đất; tổ chức và có chính sách khuyến khích việc an táng người chết không sử dụng đất.
3. Nghiêm cấm việc lập nghĩa trang, nghĩa địa riêng trái với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được xét duyệt.
NON-AGRICULTURAL LAND USE REGIME
Article 78.- Other non-agricultural land use duration
The duration for use of other non-agricultural land defined at Point f, Clause 5, Article 6 of this Decree is stipulated as follows:
1. The long-term stable use duration for the following cases:
a) Land where exist worshiping works, museums, conservatories, art works display houses, cultural and art creation establishments and other private non-business constructions and those works are not affixed to residential land;
b) Land prescribed at Point b, Clause 2 of this Article, which is assigned by the State to public non-business units.
2. The duration prescribed at Clause 3, Article 67 of the Land Law shall apply to the following cases:
a) Land for construction of makeshifts, huts and camps for rural farm laborers;
b) Land for construction of greenhouses and houses of other types in service of cultivation including forms of cultivation not directly on land, construction of cattle, poultry and other law-permitted animal shelters and farms, construction of agricultural, forestry, fishery research stations, construction of plant nurseries and animal breeding establishments, construction of warehouses and/or depots of farm products, plant protection drugs, fertilizers, machinery, production tools in rural areas other than the land assigned to public non-business units.
Article 79.- Quotas of residential land assigned to households, individuals
The quotas of residential land assigned to households, individuals, prescribed in Clause 2, Article 83 and Clause 5, Article 84 of the Land Law shall apply only when the State assigns residential land to households and individuals as from July 1, 2004 and the cases where the State grants the land use right certificates, prescribed in Clause 5, Article 87 of the Land Law.
Article 80.- Residential land with gardens, ponds and agricultural land with gardens, ponds in population areas
1. Persons who use land where exist gardens, ponds, falling into the cases prescribed in Clause 5, Article 87 of the Land Law, when being granted the land use right certificates, must pay the land use levies as provided for in Clause 6, Article 50 of the Land Law for the land areas determined as residential land.
2. For land areas exceeding the acreages determined as residential land under the quotas prescribed in Clauses 4 and 5, Article 87 of the Land Law, on which dwelling houses have been built, the areas exceeding the prescribed quotas shall be determined as residential land and subject to land use levy payment, and issued the land use right certificates.
3. Where residential-land users have been granted the certificates of the rights to use land or residential land already determined under the provisions of Article 87 of the Land Law and wish to expand their residential land areas, they must ask for permission to change land use purposes and pay land use levies, except for the case prescribed of Clause 1, Article 45 of this Decree.
In case of expanding the residential land areas in urban population quarters, apart from the application for permission to change land use purposes and payment of land use levies, such expansion must also be compliant with the provisions of Clause 5 of this Article.
4. After the residential land areas are determined under the provisions of Clauses 1, 2 and 3 of this Article, the remaining land areas shall be determined according to the present land use situation.
5. Basing themselves on the approved urban construction plannings, the provincial/municipal People's Committees shall prescribe the land areas permitted for construction of dwelling houses on the land plots where exist gardens, ponds in compatibility with urban landscape.
Persons using agricultural land with gardens, ponds for construction of dwelling houses must apply for permission to change the land use purposes and pay the land use levies.
The People's Committees of rural districts, urban districts, provincial capitals or towns shall base on the urban construction plannings or rural population quarter construction plannings, the portions of land areas permitted for construction of dwelling houses as provided for in this Clause and the practical demands of land users to consider and permit the land use purpose changes.
6. Agricultural land with gardens, ponds in population quarters, prescribed in Clause 4 of this Article constitutes sources of supplement for residential land.
Article 81.- Land with projects on construction of dwelling houses for sale, which are executed by overseas Vietnamese, foreign organizations, foreigners
1. Purchasers of dwelling houses associated with the right to use residential land under investment projects on construction of dwelling houses for sale, which are executed by overseas Vietnamese, foreign organizations or foreigners shall be granted the long-term stable land use right certificates.
2. The investors shall pay to the State the differences between the land use levies and the land rents already paid to the State according to the following regulations:
a) The land use levies are calculated at the land prices set by the provincial/ municipal People's Committees at the time of payment of the differences;
b) For villas, the difference amounts must be paid at the time of selling the houses;
c) For condominiums, the difference amounts must be paid at the time of project completion at the latest.
Article 82.- Land used for urban renovation, development and rural population quarters
1. The land areas to be recovered for urban renovation or development and rural population quarters must be reflected in the detailed land use plannings, detailed land use plans, must be specifically determined and publicized at the population quarters where land shall be recovered at the time and within the time limit for announcement of the detailed land use plannings, prescribed in Article 27 of this Decree.
For the plannings on expansion or construction of urban traffic roads and rural population quarters, the land areas used for road construction and the land areas along road sides, which shall be recovered for land fund exploitation, landscape creation and environmental protection.
2. For the land areas to be recovered for execution of plannings on urban renovation or development, rural population quarters but the recovery decisions have not yet been issued, the current land users may continue using such land for the right set purposes, must not change the land use purposes and must not build new works or expand the existing ones; in cases where they have the demands for repairs, they must strictly abide by the law provisions on construction regarding the planned areas.
Article 83.- Land used for defense, security purposes
1. Land used for defense, security purposes is the land of categories specified at Points a, b, c, d, e, f, g, h, i and j, Clause 1, Article 89 of the Land Law and land in the areas exclusively assigned by the Government to the Ministry of Defense or the Ministry of Public Security for management, protection and use.
2. The land which is managed and/or used by people's armed force units but does not belong to the land categories prescribed in Clause 1 of this Article shall not be classified as land used for defense or security purposes.
3. The defense or security land users are defined as follows:
a) Units attached to the Ministry of Defense or the Ministry of Public Security shall be the land users with regard to land where the units are stationed, except for the case prescribed at Point c of this Clause; land used as military bases; land for construction of national defensive works, battle fields and special defense or security works; official-duty building of the people's armed forces; land in the areas exclusively assigned by the Government to the Ministry of Defense or the Ministry of Public Security for management, protection and use;
b) Direct land-using units are land users with regard to land used for construction of military stations or ports; land used for construction of industrial, scientific and technological works in direct service of defense or security; land used for construction of storehouses of the people' armed forces; land used as shooting fields, drill fields, weapon-testing grounds, weapon-destroying grounds; land used for construction of schools, hospitals, sanatoriums of the people's armed forces; land used for construction of detention camps, education camps, reformatories, which are managed by the Ministry of Defense or the Ministry of Public Security;
c) The Military Commands of the provinces or centrally run cities; the Military Commands of rural districts, urban districts, provincial capitals or towns; the Police Departments of the provinces or centrally run cities; the Police Offices of the rural districts, urban districts, provincial capitals or towns; the Police Offices of wards, townships, the border posts shall be the land users with regard to the land used for construction of their working offices.
4. Land used for defense or security purposes must be used for the right set purposes. For land areas left unused or used for wrong purposes, the provincial/municipal People's Committees shall notify the land-using units to put the land to use for the right purposes; 12 months after being notified, if the land-using units fail to address the situation in order to put the land to use for the right purposes, the provincial/municipal People's Committees shall recover the land for assignment to other persons for use.
5. In case of changing the use purposes within the defense or security land according to the approved plannings, plans on the use of land for defense or security purposes, the land-using units must file their applications for land use purpose changes at the provincial/municipal Services of Natural Resources and Environment, enclosed with the written comments of the Ministry of Defense or the Ministry of Public Security.
6. Land which is being used by people's armed force units but is not covered by the approved plannings on land use for defense or security purposes must be handed over to localities for management.
For the land areas used by families of officers or combatants of people's armed force units for construction of dwelling houses in conformity with the approved land use plannings or plans, the residential land users shall be granted the land use right certificates and must fulfill the financial obligations according to law provisions.
For the land used for the purposes of non-agricultural production and/or business, it must be used by defense or security enterprises and must be shifted to form of land assignment with the collection of land use levies according to production and/or business plans already approved by the Ministry of Defense or the Ministry of Public Security; the land use purposes and durations must be determined in the production and/or business plans; the defense or security enterprises shall be granted the land use right certificates.
7. The competent State agencies shall definitely settle the disputed land areas for determination of the land users.
Article 84.- Industrial park land
1. For industrial parks established on the land which was previously assigned or leased by the State for production and/or business, the land users may opt for the following use forms:
a) Continuing to retain the form of land assignment or land lease by the State; economic organizations, overseas Vietnamese, that have been leased land by the State, may shift to form of land assignment with the collection of land use levies if they so wish;
b) Subleasing land from enterprises, which have invested in the industrial park infrastructure construction and business. The land use levy amounts or the land rents paid in advance to the State by land users shall be calculated into the money amounts payable to the State by the enterprises investing in the industrial park infrastructure construction and business and subtracted from the land rents, rentals of industrial park infrastructures of investors in industrial park infrastructure construction and business according to their mutual agreement.
2. Persons having the need to use land in industrial parks may be transferred the land use rights, leased or subleased industrial park land of enterprises which invest in industrial park infrastructure construction and business according to the following regulations:
a) Economic organizations, households and individuals may be transferred the rights to use land or lease land of enterprises which have invested in industrial park infrastructure construction and business and been assigned land by the State with the collection of land use levies;
b) Overseas Vietnamese, foreign organizations, foreigners may lease land of enterprises which have invested in industrial park infrastructure construction and business and been assigned land by the State with the collection of land use levies;
c) Economic organizations, households, individuals, overseas Vietnamese, foreign organizations, foreigners may sublease land of enterprises which have invested in industrial park infrastructure construction and business and been leased land by the State.
3. People having the need to use land in industrial parks invested with capital from the State budget sources shall be assigned land by the State with the collection of land use levies or be leased land according to the following regulations:
a) Economic organizations, households, individuals, overseas Vietnamese shall be assigned land by the State with the collection of land use levies or be leased land;
b) Foreign organizations, foreigners shall be leased land by the State.
4. Users of industrial park land, including the case of land sublease, shall be granted the land use right certificates.
5. The industrial park land use duration shall comply with the investment project duration already approved by competent State agencies.
Where the investment project duration is longer than the remaining industrial park land use duration, the enterprises which invest in industrial park infrastructure construction and business must apply for competent State agencies' permission to adjust the land use duration properly but the total land use duration shall not exceed seventy (70) years and must pay land use levies or land rents for the land areas permitted for extension of use duration.
6. When elaborating detailed plannings on construction of industrial parks, the provincial/municipal People's Committees shall base on the present conditions of population quarters in the localities, the housing demands of laborers working in industrial parks to arrange land funds for condominiums, cultural, social or service works outside the industrial parks in service of the daily life of laborers working in the industrial parks in conformity with the local general plannings.
Article 85.- Hi-tech park land
1. The hi-tech park management boards shall formulate the general detailed land use plannings, the general detailed land use plans for the entire hi-tech parks and submit them to the provincial/municipal People's Committees of the localities where exists the land for consideration and approval.
The provincial/municipal People's Committees shall assign land once to hi-tech park management boards for hi-tech park construction and development according to the approved plannings. The hi-tech park management boards may re-assign land in form of land assignment without the collection of land use levies, land assignment with the collection of land use levies or land lease according to the provisions of Clause 2 of this Article.
2. The hi-tech park management boards shall re-assign or lease land according to the following regulations:
a) Assigning land without the collection of land use levies, for organizations, individuals, overseas Vietnamese; leasing land with the exemption of land rent payment, for foreign organizations or foreigners using hi-tech park land for construction of the common technical infrastructures of the hi-tech parks; for construction of training areas, hi-tech research and development areas; construction of hi-tech enterprise nurseries in order to provide support for activities of research, trial production, formulation of enterprises manufacturing hi-tech products.
Persons assigned land without the collection of land use levies, land lessees exempt from land rent payment are entitled to sell, lease, mortgage, provide guarantee or contribute capital with assets invested on land; must not transfer, lease or sublease, mortgage, provide guarantee or contribute capital with the land use rights;
b) Assigning land with the collection of land use levies or leasing land, for organizations, individuals, overseas Vietnamese; leasing land, for foreign organizations, foreigners for business-construction of hi-tech park infrastructures, workshops, establishments providing hi-tech services, manufacturing and trading in hi-tech products, welfare services, construction of dwelling houses for rent.
3. Hi-tech park land users may be transferred the land use rights, leased land, subleased land by hi-tech park development enterprises or infrastructure development enterprises according to the following regulations:
a) Where hi-tech park development enterprises or infrastructure development enterprises are assigned land with land use levy collection, the economic organizations, individuals, overseas Vietnamese may be transferred the land use rights, leased land; foreign organizations, foreign individuals may be leased land;
b) Where hi-tech park development enterprises or infrastructure development enterprises are leased land by hi-tech park management boards, persons having the demands to use land in hi-tech parks may sublease land of hi-tech park development enterprises or infrastructure development enterprises.
4. Hi-tech park land users must use the land for the right purposes inscribed in the land assignment decisions or land lease contracts.
5. Organizations and individuals, that are re-assigned or leased land by hi-tech park management boards for investment in the construction of dwelling houses, shall only have the right to lease the constructed dwelling houses.
Article 86.- Economic zone land
1. The economic zone management boards shall elaborate detailed land use plannings, detailed land use plans as provided for in Clause 8, Article 15 of this Decree, which must clearly determine the land use boundaries between non-tariff areas and tariff areas and submit them to the provincial/municipal People's Committees of the localities where exists the land for consideration and approval.
After the economic zones' detailed land use plannings or detailed land use plans are approved, the provincial/municipal People's Committees shall direct the recovery of land areas planned for construction of non-tariff areas and industrial parks in the tariff areas; recover land under the approved detailed land use plans with regard to the remaining land areas in the tariff areas.
2. The provincial/municipal People's Committees shall assign land to economic zone management boards for construction of economic zones according to the following regulations:
a) Assigning land once to economic zone management boards for construction of non-tariff areas; industrial parks in tariff areas of the economic zones;
b) Assigning land under the approved detailed land use plans of economic zones for the to be- recovered remaining land acreages of the tariff areas.
3. The economic zone management boards shall have effect the compensations and ground clearance for the land areas recovered by competent State bodies for assignment to them before re-assignment or lease of land. The economic zone management boards may assign land with the collection of land use levies, assign land without the collection of land use levies or lease land to persons having the demand to use land according to the provisions of land legislation.
The duration of land use for production and/or business in economic zones shall not exceed seventy (70) years.
4. The economic zone management boards shall decide on the land use levy levels, land rents, land use levy or land rent exemption or reduction levels according to each project in order to ensure investment promotion on the basis of land prices decided by provincial/municipal People's Committees, for cases of land re-assignment, land lease without going through land use right auction or biddings for projects involving land use.
5. Economic zone land users may invest in the commercial construction of dwelling houses, infrastructure, may conduct production, business, service activities and have the rights and obligations corresponding to form of land assignment or land lease under the provisions of land legislation.
6. The economic zone management boards shall perform the task of formulating detailed land use plannings, detailed land use plans, re-assign or lease the recovered land; other tasks on management of land in economic zones, performed by administrative agencies of all levels according to the provisions of land legislation.
Article 87.- Land for execution of build-transfer (BT) projects and build-operate-transfer (BOT) projects
1. The State shall assign the investors for management the land areas for execution of build-transfer (BT) projects; the investors shall not have to pay land use levies or land rents during the construction of works under the approved projects and have to preserve the land areas assigned for management and use for the right purposes inscribed in the projects.
The project transfer time limit must strictly comply with the time limits inscribed in the investment projects already considered and approved by competent State bodies or the time limit permitted by competent State agencies for extension. Where past the transfer time limit the investors still fail to transfer the projects, they must rent land of the State and the land lease time shall be counted from the time of ending the duration of construction of works under the approved projects.
2. The State shall assign land or lease land to investors for execution of build-operate-transfer (BOT) projects; the investors shall enjoy land use levy or land rent exemption or reduction according to the Government's regulations.
3. Persons being transferred the works for use and exploitation shall be assigned or leased land or assigned for management the land areas where exist such works under the provisions of land legislation.
Article 88.- Land of small industrial clusters, craft villages
1. The People's Committees of rural districts, urban districts, provincial capitals or towns shall direct the elaboration of, and consider and approve detailed land use plannings or plans together with plannings on construction of rural population quarters, small industrial clusters and/or craft villages in conformity with production development and environmental protection requirements.
2. Land in traditional craft villages shall be prioritized for use for purposes of expanding non-agricultural production and/or business establishments and waste treatment establishments; the land use purpose changes, if any, must be permitted by the People's Committees of rural districts, urban districts, provincial capitals or towns, the land users shall enjoy land use levy exemption or reduction according to the Government's regulations.
3. The regime of using land in small industrial clusters shall be the same as the regime of using land in industrial parks, provided for in Article 90 of the Land Law and Article 84 of this Decree.
Article 89.- Land used for mineral activities
1. Organizations and individuals licensed to explore and/or exploit minerals shall be leased land by the State; where the mineral exploration does not affect the land use or the mineral exploitation does not affect the surface soil layers or does not affect land surface, they shall not have to lease land.
2. Organizations and individuals wishing to use land as ground for mineral processing may opt for the form of land assignment by the State with the collection of land use levies or land lease; being transferred the land use rights or land lease by other economic organizations, households or individuals.
3. The People's Committees of the levels competent to lease land and to license the mineral exploration and/or exploitation shall grant licenses simultaneously with decisions on the land lease.
In cases where People's Committees are competent to lease land but not competent to license the mineral exploration and/or exploitation, the decisions on land lease shall be made after the persons wishing to use land have been already licensed to explore and/or exploit minerals.
4. Persons using land for mineral activities must apply measures to protect the environment, treat wastes and other measures so as not to cause damage to land users in the regions and vicinities; upon the completion of mineral exploration and/or exploitation, the land users shall have to return the land in the state prescribed in the land lease contracts.
Article 90.- Land used for exploitation of raw materials for production of bricks, tiles, pottery articles
1. Uncultivated hilly land, mounds, waste land stretches, land in the beds of rivers, ponds or lakes which need to be dredged, riparian land, land by canal banks not used for agricultural production, land of unused levees, thrown-away earth from field improvement must be made full use of for exploitation of raw materials for production of bricks, tiles, pottery articles.
2. It is strictly forbidden to exploit land of the following categories for use as raw materials for production of bricks, tiles, pottery articles:
a) Land with historical-cultural relics, scenic places, which have been classified or protected under decisions of provincial/municipal People's Committees;
b) Land lying within works safety protection corridors.
3. Grounds for competent State agencies to decide on lease of land for exploitation of raw materials for production of bricks, tiles or pottery articles shall include:
a) The business registration papers for production of bricks, tiles or pottery articles or licenses for investment in the production of bricks, tiles or pottery articles, granted by competent State agencies;
b) Land use demands compatible with investment projects or production capacity of establishments manufacturing bricks, tiles or pottery articles;
c) The approved land use plannings, plans.
4. In the course of using land for exploitation of raw materials for production of bricks, tiles or pottery articles, the land users must apply appropriate technological measures to rationally exploit and economically use land; apply necessary measures so as not to cause damage to production and life of nearby land users and not adversely affect the environment.
Article 91.- Land used for public purposes
1. Persons using land for construction of public works for business purposes shall be assigned land by the State with the collection of land use levies or leased land, be entitled to land use levy or land rent exemption or reduction according to the Government's regulations.
2. Persons using land for construction of public works for non-business purposes shall be assigned land by the State without the collection of land use levies.
3. The State shall assign land for management without granting the land use right certificates in the following cases:
a) Land for construction of traffic works, bridges, sluices, pavements, ferries; water supply systems, water drainage systems, irrigation work, dike and dam systems; public squares, monuments, memorials;
b) Land used for public purposes, assigned to commune, ward, township People's Committees for management.
4. For cases of using land for purposes of building public works not prescribed in Clause 3 of this Article, the land users shall be granted the land use right certificates.
Article 92.- Land for construction of public works with safety protection corridors
1. For land of public work safety protection corridors already decided by competent State agencies, of which the surface is not used by such works, the land shall only be rented during the construction of the works.
2. Based on the regulations on work protection corridor scope, promulgated by competent State agencies, the organizations directly managing the works with safety protection corridors shall have to assume the prime responsibility for, and coordinate with the People's Committees of the localities where exist the works in, elaborating plans on implanting boundary markers identifying the specific safety protection corridors and submit them to the provincial/municipal People's Committees of the localities where exist the works for approval; and at the same time notify the People's Committees at various levels in localities where exist the works thereof for coordination in protection of the work safety corridor.
3. Within thirty (30) working days as from the date the provincial/municipal People's Committees approve the plans on implanting boundary markers to determine the safety protection corridors, the organizations directly managing the works with safety protection corridors shall have to assume the prime responsibility for, and coordinate with the People's Committees of rural districts, urban districts, provincial capitals or towns, the People's Committees of the communes, wards or townships, where exist the works, in, publicizing the boundaries of work safety protection corridors and implanting boundary markers on the field, handing over boundary markers to the People's Committees of communes, wards or townships where exist the works for management.
4. The organizations directly managing works with safety protection corridors shall have to assume the prime responsibility for, and coordinate with the commune, ward or township People's Committees and the Natural Resources and Environment Sections of the localities where exist the works in, revising the current land use situation within the work safety protection corridors in order to propose competent State agencies to settle according to the following regulations:
a) In cases where the land use affects the works safety protection or where the works' operations directly affect the lives and health of land users, the agencies functioning to perform the State management over the works shall appraise the impact extents and if the land must be recovered, propose the competent People's Committees to decide to recover such land. Persons having land recovered shall be compensated, and supported with land and assets affixed to land, which had existed before the publicization of work safety corridors according to law provisions.
In cases where the land use affects the work safety protection, the work owners and land users must apply remedial measures. The work owners must take responsibility for such remedy; if it cannot be remedied, the State shall recover the land and the persons having their land recovered shall be compensated, supported and resettled according to law provisions;
b) Where the land use is not prescribed at Point a of this Clause, the current land users may continue using the land for the right set purposes and must comply with the regulations on work safety protection;
c) Land in the work safety corridors shall be issued the land use right certificates according to the provisions of Articles 44, 45, 46, 47, 48, 49, 50, 51, 52, 53, 54 and 55 of this Decree, except for case of relocation or recovery with the decisions thereon having been already issued.
The land use right certificate grantees may only use land according to the provisions at Point b of this Clause.
5. Agencies or organizations directly managing works with safety protection corridors shall take the prime responsibility for the work safety protection. Where the work safety protection corridors are illegally encroached upon, occupied or used, they must promptly report thereon to, and request the People's Committees of communes, wards, district townships, where exist the work safety protection corridors, to handle such cases.
6. The presidents of the People's Committees at all levels in the localities where exist works with safety protection corridors have the following responsibilities:
a) To detect and handle in time cases of illegally encroaching upon, occupying and using land areas in the work safety protection corridors; prevent in time the illegal construction of works on work safety protection corridor land; compel the violators to restore the pre-violation status of land;
b) To coordinate with agencies or organizations which directly manage the works in propagating and disseminating legislation on work safety protection; coordinate with such agencies or organizations in publicizing boundaries of work safety protection corridors;
c) In case of letting the illegal encroachment, occupation or use of land in the work safety protection corridors occur in their localities, the presidents of the People's Committees must jointly bear the responsibility therefor according to law provisions.
Article 93.- Land with historical-cultural relics, scenic places
1. Land with historical-cultural relics and/or scenic places, which have been classified or protected under decisions of provincial/municipal People's Committees, must be strictly managed according to the following regulations:
a) For historical-cultural relics, scenic places directly managed by organizations, households, individuals or population communities, the managers shall take the prime responsibility for the management of land on which exist the historical-cultural relics, scenic places according to law provisions on cultural heritages.
Where such land is encroached upon or occupied or the relics owners use the land not for the right purposes and in contravention of law, the People's Committees of the communes, wards or townships where exists the land shall have to detect, prevent and handle such in time;
b) For other historical-cultural relics and/or scenic places than those prescribed at Point a of this Clause, the People's Committees of communes, wards or townships, where exist the historical-cultural relics or scenic places, shall take the prime responsibility for the management of the areas of land on which exist the historical-cultural relics and/or scenic places.
Where the land is encroached upon, occupied or used not for the right purposes, used in contravention of law, the presidents of the People's Committees of the communes, wards or townships where exist such land shall have to detect, prevent and handle such in time.
2. For historical-cultural relic, scenic place land, which had been encroached upon, occupied or used not for the right purposes before July 1, 2004, the relic owners, the organizations or the commune, ward or township People's Committees, that have been assigned to manage the relics must report thereon to the People's Committees of rural districts, urban districts, provincial capitals or towns for definite handling.
3. The change of purposes of using historical-cultural relic or scenic place land to other purposes must conform to the approved land use plannings or plans and comply with the following regulations:
a) For land with historical-cultural relics, scenic places classified by the Ministry of Culture and Information, before the competent People's Committees decide to permit the land use purpose changes, there must be written approval of the Minister of Culture and Information:
b) For land with historical-cultural relics, scenic places protected under decisions of provincial/municipal People's Committees, before the competent People's Committees decide to permit the land use purpose changes, there must be written approval of the presidents of provincial/ municipal People's Committees.
Article 94.- Land for construction of cemeteries, graveyards
1. Land arranged for construction of cemeteries or graveyards must be in line with local land use plannings, plans.
2. The provincial/municipal People's Committees shall prescribe criteria and quotas of land used for burial, ensuring thrifty use of land; organize and adopt policies to encourage the funerals of the deceased without using land.
3. It is strictly forbidden to build separate cemeteries, graveyards in contravention of the approved land use plannings or plans.