Chương VII Nghị định 181/2004/NĐ-CP: Chế độ sử dụng đất nông nghiệp
Số hiệu: | 181/2004/NĐ-CP | Loại văn bản: | Nghị định |
Nơi ban hành: | Chính phủ | Người ký: | Phan Văn Khải |
Ngày ban hành: | 29/10/2004 | Ngày hiệu lực: | 16/11/2004 |
Ngày công báo: | 01/11/2004 | Số công báo: | Từ số 1 đến số 2 |
Lĩnh vực: | Bất động sản, Tài nguyên - Môi trường | Tình trạng: |
Hết hiệu lực
01/07/2014 |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
1. Đất nông nghiệp khác quy định tại điểm đ khoản 4 Điều 6 của Nghị định này được Nhà nước cho thuê đối với hộ gia đình, cá nhân; được Nhà nước giao không thu tiền sử dụng đất đối với hộ gia đình, cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp tại xã, phường, thị trấn nơi có đất; được Nhà nước giao có thu tiền sử dụng đất hoặc cho thuê đất đối với tổ chức kinh tế sản xuất nông nghiệp.
Người sử dụng đất đối với đất trồng cây hàng năm mà không phải là đất chuyên trồng lúa nước, đất trồng cây lâu năm, đất rừng sản xuất được đăng ký chuyển mục đích sử dụng đất sang đất nông nghiệp khác kèm theo phương án sản xuất trên đất nông nghiệp khác. Trường hợp chuyển mục đích sử dụng đất từ đất chuyên trồng lúa nước sang đất nông nghiệp khác phải được phép của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
2. Thời hạn giao đất, cho thuê đất nông nghiệp khác được quy định như sau:
a) Thời hạn giao đất đối với hộ gia đình, cá nhân là năm mươi (50) năm;
b) Thời hạn cho thuê đất đối với hộ gia đình, cá nhân là không quá năm mươi (50) năm;
c) Thời hạn giao đất hoặc cho thuê đất đối với tổ chức kinh tế là thời hạn được xác định trong dự án nhưng không quá thời hạn quy định tại khoản 3 Điều 67 của Luật Đất đai.
3. Thời hạn sử dụng đất nông nghiệp khác đối với trường hợp chuyển mục đích sử dụng từ đất trồng cây hàng năm, đất trồng cây lâu năm, đất rừng sản xuất là thời hạn sử dụng đất của loại đất trước khi chuyển mục đích sử dụng.
4. Hạn mức giao đất nông nghiệp khác cho hộ gia đình, cá nhân được tính trong hạn mức giao đất quy định tại khoản 4 Điều 70 của Luật Đất đai và Điều 69 của Nghị định này.
1. Hạn mức giao đất trồng cây hàng năm, đất nuôi trồng thuỷ sản, đất làm muối của mỗi hộ gia đình, cá nhân không quá ba (03) ha cho mỗi loại đất đối với các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thuộc khu vực Đông Nam bộ và khu vực đồng bằng sông Cửu Long; không quá hai (02) ha cho mỗi loại đất đối với các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương khác.
2. Hạn mức giao đất nông nghiệp trồng cây hàng năm, trồng cây lâu năm, trồng rừng, nuôi trồng thuỷ sản, làm muối thuộc vùng đệm của rừng đặc dụng cho mỗi hộ gia đình, cá nhân được thực hiện theo quy định tại Điều 70 của Luật Đất đai và khoản 1 Điều này.
3. Đối với diện tích đất nông nghiệp của hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng ở ngoài xã, phường, thị trấn nơi đăng ký hộ khẩu thường trú thì hộ gia đình, cá nhân được tiếp tục sử dụng, nếu là đất được giao không thu tiền sử dụng đất thì được tính vào hạn mức giao đất nông nghiệp của mỗi hộ gia đình, cá nhân.
Phòng Tài nguyên và Môi trường nơi đã giao đất nông nghiệp không thu tiền sử dụng đất cho hộ gia đình, cá nhân gửi thông báo cho Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi hộ gia đình, cá nhân đó đăng ký hộ khẩu thường trú để tính hạn mức giao đất nông nghiệp.
4. Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quy định hạn mức giao đất trống, đồi núi trọc, đất có mặt nước chưa sử dụng cho hộ gia đình, cá nhân đưa vào sử dụng theo quy hoạch nhưng không quá hạn mức giao đất quy định tại khoản 5 Điều 70 của Luật Đất đai.
5. Diện tích đất nông nghiệp của hộ gia đình, cá nhân do nhận chuyển nhượng, thuê, thuê lại, nhận thừa kế, được tặng cho quyền sử dụng đất, nhận góp vốn bằng quyền sử dụng đất từ người khác, nhận khoán, được Nhà nước cho thuê đất không tính vào hạn mức giao đất nông nghiệp quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này.
1. Hộ gia đình, cá nhân đã được Nhà nước giao đất nông nghiệp trước ngày 01 tháng 7 năm 2004 thì được tiếp tục sử dụng theo thời hạn giao đất còn lại.
2. Những địa phương chưa thực hiện việc giao đất để sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản, làm muối cho hộ gia đình, cá nhân theo quy định của pháp luật về đất đai thì Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi có đất lập phương án đề nghị Uỷ ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh giao đất nông nghiệp cho nhân khẩu có nguồn sống chính bằng sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản, làm muối thường trú tại địa phương kể cả những người đang làm nghĩa vụ quân sự.
Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn xem xét, đưa vào phương án giao đất cho hộ gia đình, cá nhân có nhu cầu sử dụng đất nông nghiệp để sản xuất thuộc các đối tượng sau:
a) Những người có nguồn sống chính bằng sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản, làm muối được Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn xác nhận là cư trú lâu dài tại địa phương nhưng chưa có hộ khẩu thường trú;
b) Những hộ gia đình, cá nhân trước đây hoạt động trong các ngành nghề phi nông nghiệp và có hộ khẩu thường trú tại địa phương nay không có việc làm;
c) Cán bộ, công chức, viên chức nhà nước, công nhân và bộ đội nghỉ mất sức hoặc nghỉ việc do sắp xếp lại sản xuất, tinh giản biên chế hưởng trợ cấp một lần hoặc hưởng trợ cấp một số năm về sống thường trú tại địa phương;
d) Con của cán bộ, công chức, viên chức, công nhân sống tại địa phương đến tuổi lao động nhưng chưa có việc làm.
3. Việc giao đất để sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản, làm muối cho hộ gia đình, cá nhân được thực hiện theo nguyên tắc sau:
a) Trên cơ sở hiện trạng, thúc đẩy sản xuất phát triển, ổn định nông thôn;
b) Đúng đối tượng, bảo đảm công bằng, tránh manh mún ruộng đất.
Căn cứ vào hạn mức giao đất nông nghiệp quy định tại Điều 70 của Luật Đất đai và quy định tại Điều 69 của Nghị định này, Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn rà soát, lập danh sách các hộ gia đình, cá nhân có diện tích đất nông nghiệp được giao vượt hạn mức và báo cáo Uỷ ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh để cho thuê theo quy định sau:
1. Hộ gia đình sử dụng diện tích đất nông nghiệp được giao vượt hạn mức trước ngày 01 tháng 01 năm 1999 thì được tiếp tục sử dụng theo thời hạn bằng một phần hai thời hạn giao đất quy định tại khoản 1 Điều 67 của Luật Đất đai, sau đó chuyển sang thuê đất.
2. Hộ gia đình sử dụng diện tích đất nông nghiệp được giao vượt hạn mức từ ngày 01 tháng 01 năm 1999 đến trước ngày 01 tháng 7 năm 2004 đã chuyển sang thuê đất thì được tiếp tục thuê đất theo thời hạn còn lại của thời hạn thuê đất ghi trong hợp đồng thuê đất; trường hợp chưa chuyển sang thuê đất thì phải chuyển sang thuê đất từ ngày 01 tháng 7 năm 2004, thời hạn thuê đất là thời hạn còn lại của thời hạn giao đất đó.
3. Cá nhân sử dụng diện tích đất nông nghiệp được giao vượt hạn mức trước ngày 01 tháng 7 năm 2004 thì phải chuyển sang thuê đất kể từ ngày 01 tháng 7 năm 2004; thời hạn thuê đất là thời hạn còn lại của thời hạn giao đất đó.
1. Tổ chức quản lý rừng phòng hộ, tổ chức quản lý rừng đặc dụng được Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất để quản lý, bảo vệ, khoanh nuôi tái sinh rừng và trồng rừng theo quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền xét duyệt.
Tổ chức quản lý rừng phòng hộ, tổ chức quản lý rừng đặc dụng thực hiện việc giao khoán rừng đặc dụng, rừng phòng hộ để bảo vệ, khoanh nuôi tái sinh rừng theo quy định của Chính phủ.
2. Tổ chức quản lý rừng phòng hộ, tổ chức quản lý rừng đặc dụng có các quyền và nghĩa vụ sau:
a) Quyền và nghĩa vụ quy định tại Điều 105 và Điều 107 của Luật Đất đai;
b) Được kết hợp sử dụng đất vào mục đích khác theo quy định của pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng.
3. Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân được Nhà nước giao đất rừng phòng hộ nơi chưa có tổ chức quản lý rừng phòng hộ và đất quy hoạch trồng rừng phòng hộ để bảo vệ, phát triển rừng thì có quyền và nghĩa vụ quy định tại khoản 2 Điều này.
4. Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân được Nhà nước giao đất, cho thuê đất vùng đệm của rừng đặc dụng để sử dụng vào mục đích sản xuất, nghiên cứu, thí nghiệm về lâm nghiệp hoặc kết hợp quốc phòng, an ninh theo quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng của vùng đệm thì có quyền và nghĩa vụ quy định tại khoản 2 Điều này.
5. Cộng đồng dân cư được Nhà nước giao rừng phòng hộ theo quy định của Luật Bảo vệ và phát triển rừng thì được giao đất rừng phòng hộ để bảo vệ, phát triển rừng; có quyền và nghĩa vụ theo quy định của Luật Bảo vệ và phát triển rừng.
Việc giao khoán đất sử dụng vào mục đích sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản, làm muối được quy định như sau:
1. Bên giao khoán là doanh nghiệp nhà nước được Nhà nước giao đất, cho thuê đất nông nghiệp để sử dụng vào mục đích sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản, làm muối.
2. Bên nhận khoán là tổ chức, hộ gia đình, cá nhân được nhận khoán để sử dụng vào mục đích sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản, làm muối.
3. Quyền và nghĩa vụ của bên giao khoán, bên nhận khoán được thực hiện theo quy định của Chính phủ.
1. Quỹ đất nông nghiệp sử dụng vào mục đích công ích của xã, phường, thị trấn được sử dụng vào các mục đích sau:
a) Để xây dựng các công trình công cộng của xã, phường, thị trấn bao gồm công trình văn hóa, thể dục, thể thao, vui chơi, giải trí công cộng, y tế, giáo dục, chợ, nghĩa trang, nghĩa địa và các công trình công cộng khác theo quy định của Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;
b) Để bồi thường cho người có đất được sử dụng để xây dựng các công trình công cộng quy định tại điểm a khoản này;
c) Để xây dựng nhà tình nghĩa.
2. Đối với diện tích đất chưa sử dụng vào các mục đích quy định tại khoản 1 Điều này thì Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn cho hộ gia đình, cá nhân tại địa phương thuê để sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản theo hình thức đấu giá để nhận thầu. Thời hạn sử dụng đất đối với mỗi lần thuê không quá năm (05) năm.
1. Đất sử dụng cho kinh tế trang trại của hộ gia đình, cá nhân quy định tại Điều 82 của Luật Đất đai bao gồm:
a) Đất trồng cây hàng năm, đất trồng cây lâu năm, đất rừng sản xuất, đất nuôi trồng thuỷ sản, đất làm muối, đất xây dựng chuồng trại chăn nuôi gia súc, gia cầm và các loại động vật khác được pháp luật cho phép; đất xây dựng nhà kính và các loại nhà khác phục vụ mục đích trồng trọt kể cả hình thức trồng trọt không trực tiếp trên đất; đất ươm cây giống, nuôi con giống;
b) Đất làm đường đi, kênh mương trong nội bộ trang trại;
c) Đất xây dựng các cơ sở chế biến thức ăn chăn nuôi, chế biến sản phẩm nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp, muối; đất làm sân phơi, làm nhà kho; đất xây dựng cơ sở dịch vụ phục vụ trực tiếp cho sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản, làm muối; đất xây dựng nhà để nghỉ cho người lao động và người bảo vệ trang trại;
2. Hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất nông nghiệp cho kinh tế trang trại phải sử dụng đất đúng mục đích đã được xác định; trường hợp chuyển đổi mục đích sử dụng các loại đất thì phải lập phương án sản xuất, kinh doanh gắn với việc sử dụng đất trình Uỷ ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh xét duyệt, phải đăng ký chuyển mục đích sử dụng đất và nộp tiền sử dụng đất theo quy định của pháp luật.
1. Cộng đồng dân cư thuộc các dân tộc thiểu số đang sử dụng đất nông nghiệp phù hợp với phong tục tập quán thì được tiếp tục sử dụng.
2. Cộng đồng dân cư thuộc các dân tộc thiểu số có nhu cầu sử dụng đất nông nghiệp để bảo tồn bản sắc dân tộc thì được Uỷ ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh xem xét giao đất và không thu tiền sử dụng đất.
3. Thời hạn giao đất nông nghiệp được thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều 67 của Luật Đất đai.
4. Cộng đồng dân cư sử dụng đất nông nghiệp quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
5. Cộng đồng dân cư thuộc các dân tộc thiểu số sử dụng đất nông nghiệp có trách nhiệm bảo vệ đất được giao, được sử dụng kết hợp để sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản; không được chuyển sang sử dụng vào mục đích khác.
1. Bộ Thủy sản quyết định thành lập Ban Quản lý để quản lý, khai thác hồ, đầm thuộc địa phận nhiều tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
2. Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quyết định giao đất có mặt nước hồ, đầm thuộc địa phương cho Ban Quản lý.
3. Ban Quản lý được giao khoán cho tổ chức kinh tế, hộ gia đình, cá nhân sử dụng diện tích mặt nước để nuôi trồng, khai thác nguồn lợi thuỷ sản hoặc kết hợp với du lịch sinh thái.
4. Người sử dụng diện tích mặt nước để nuôi trồng và khai thác nguồn lợi thuỷ sản phải bảo vệ môi trường, cảnh quan.
Article 68.- Regime on use of other agricultural land
1. Other agricultural land prescribed at Point e, Clause 4, Article 6 of this Decree shall be leased by the State to households, individuals; assigned by the State without land use levy collection to households, individuals directly engaged in agricultural productions in communes, wards or district townships where exists the land; assigned by the State with land use levy collection or leased to economic organizations engaged in agricultural production.
Users of land cultivated with annual crops other than land specialized in water rice, perennial trees, production forest land may register to change the purposes of using the land into other agricultural land, enclosed with schemes for production on other agricultural land. In case of changing from water rice land to other agricultural land, the permission of a competent State body is required.
2. Duration of assignment or lease of other agricultural land is prescribed as follows:
a) The land assignment duration for households, individuals shall be fifty (50) years;
b) The land lease duration for households, individuals shall not exceed fifty (50) years;
c) The land assignment or lease duration for economic organizations shall be the duration determined in projects but shall not exceed the duration prescribed in Clause 3 of Article 67 of the Land Law.
3. The other agricultural land use duration for cases of changing the use purposes from annual-crop land, perennial tree land or production-forest land shall be the land use duration of the land categories before the land use purpose changes.
4. The quotas of other agricultural land assignment to households, individuals shall be calculated in the land assignment quotas prescribed in Clause 4, Article 70 of the Land Law and Article 69 of this Decree.
Article 69.- Agricultural land assignment quotas
1. The annual-crop land, aquaculture land, salt-making land assignment quotas for each household or individual shall not exceed three (3) hectares for each land category for the provinces and centrally run cities in the Eastern South Vietnam and the Mekong river delta region; and shall not exceed two (2) hectares for each land category for other provinces and centrally run cities.
2. The assignment quotas of annual-crop land, perennial-tree land, forest land, aquaculture land, salt-making land in buffer zones of special-use forests for each household or individual shall comply with the provisions of Article 70 of the Land Law and Clause 1 of this Article.
3. For agricultural land areas being currently used by households, individuals, which are located outside the communes, wards or district townships of their permanent residence registration, such households or individuals may continue using such land; if it is the land assigned without the collection of land use levies, it may be calculated into the agricultural land assignment quotas of each household or individual.
The district-level Sections of Natural Resources and Environment which have assigned agricultural land without the collection of land use levies to households, individuals shall send notices to the People's Committees of the communes, wards or townships where such households or individuals register their permanent residence registration
for calculation of agricultural land assignment quotas.
4. The provincial/ municipal People's Committees shall prescribe the quotas of assignment of unused land, bare hill and mountain land, unused water surface land to households, individuals for putting to use under plannings, which, however, must not exceed the land assignment quotas prescribed in Clause 5, Article 70 of the Land Law.
5. Agricultural land areas of households, individuals, which have been acquired due to transfer, lease, sublease, bequeathal, donation of land use right, reception of capital contribution with the land use rights from other persons, land contracted or leased by the State shall not be calculated into agricultural land assignment quotas prescribed in Clauses 1 and 2 of this Article.
Article 70.- Assignment of land for agricultural production, forestry, aquaculture, salt making to households, individuals
1. Households, individuals that had been assigned agricultural land before July 1, 2004 may continue using the land for the remaining land assignment duration.
2. For localities where land has not been assigned for agricultural production, forestry, aquaculture, salt making to households, individuals according to the provisions of land legislation, the People's Committees of communes, wards or townships where exists the land shall draw up schemes proposing the People's Committees of rural districts, urban districts, provincial capitals or towns to assign agricultural land to household members living mainly on agricultural production, forestry, aquaculture, salt making and permanently residing in the localities, including people who are performing the military service obligations.
The commune, ward, township People's Committees shall consider and include in the schemes on land assignment to households, individuals having demands to use agricultural land for production the following subjects:
a) Persons with main subsistence sources coming from agricultural production, forestry, aquaculture and/or salt making, who are certified by commune, ward or district township People's Committees as permanent residents in the localities but having not yet had their permanent residence registration;
b) Households and individuals, that were previously engaged in non-agricultural production and business lines and have had permanent residence registration in the localities but are now unemployed;
c) State officials and employees, workers and army men, who leave their jobs due to working capacity loss or to production reorganization, staff streamlining, enjoy lump-sum allowances or allowances for several years and return to reside in the localities;
d) Children of State officials or employees, public servants, workers living in the localities, who reach the working ages but haven't got jobs.
3. The assignment of land for agricultural production, forestry, aquaculture, salt making to households, individuals shall be carried out under the following principles:
a) Boosting production development and rural stability on the basis of the current situation;
b) Right subjects, fairness and avoidance of land field division.
Article 71.- Settlement of cases of excessive assignment of agricultural land
Basing themselves on the agricultural land assignment quotas prescribed in Article 70 of the Land Law and the provisions of Article 69 of this Decree, the commune, ward or township People's Committees shall revise and list the households and individuals with agricultural land areas assigned in excess of the prescribed quotas and report thereon to the People's Committees of rural districts, urban districts, provincial capitals or towns for land lease according to the following regulations:
1. Households using agricultural land areas assigned in excess of the prescribed quotas before January 1, 1999 shall be allowed to continue using such land for a duration being equal to half of the land assignment duration prescribed in Clause 1, Article 67 of the Land Law, then shift to lease the land.
2. Households using agricultural land areas assigned in excess of the prescribed quotas between January 1, 1999 and before July 1, 2004 and having already shifted to lease land shall be allowed to continue leasing such land for the remaining duration of the land lease terms inscribed in the land lease contracts; in cases where they have not yet shifted to lease land, they must shift to lease land as from July 1, 2004 and the land lease term shall be the remaining duration of such land assignment duration.
3. Individuals using agricultural land areas assigned in excess of the prescribed quotas before July 1, 2004 must shift to lease land as from July 1, 2004; the land lease term shall be the remaining duration of such land assignment duration.
Article 72.- Use of protective forest land, special-use forest land
1. Protective forest-managing organizations, special-use forest-managing organizations shall be assigned land by the State without the collection of land use levies for forest management, protection, zoning off for regeneration or forestation under the land use plannings or plans already approved by competent State bodies.
The protective forest-managing organizations and special-use forest-managing organizations shall contract protective-forest land or special-use forest land for forest protection, zoning off for regeneration according to the Government's regulations.
2. The protective forest-managing organizations and the special-use forest- managing organizations shall have the following rights and obligations:
a) The rights and obligations prescribed in Articles 105 and 107 of the Land Law;
b) To use land in combination with other purposes according to law provisions on forest protection and development.
3. Organizations, households and individuals, that are assigned protective forest land in areas where the protective forest-managing organizations are not yet available and land planned for protective forest planting for forest protection and development shall have the rights and obligations prescribed in Clause 2 of this Article.
4. Organizations, households and individuals, that are assigned or leased land in buffer zones of special-use forests for use for the purposes of forestry production, research, experiment or for use in combination with defense, security according to the regulations on protection and development of forests of buffer zones, shall have the rights and obligations prescribed in Clause 2 of this Article.
5. Population communities which are assigned by the State protective forests according to the provisions of the Law on Forest Protection and Development, shall be assigned protective-forest land for forest protection and development; and have the rights and obligations as provided for by the Law on Forest Protection and Development.
Article 73.- Contracting of land used for purposes of agricultural production, forestry, aquaculture, salt making in State enterprises
The contracting of land used for purposes of agricultural production, forestry, aquaculture, salt making is stipulated as follows:
1. The contracting parties shall be State enterprises assigned or leased agricultural land by the State for use for purposes of agricultural production, forestry, aquaculture and/or salt making.
2. The contracted parties shall be organizations, households and individuals, that are contracted land for the purposes of agricultural production, forestry, aquaculture and/or salt making.
3. The rights and obligations of the contracting parties and the contracted parties shall comply with the Government's regulations.
Article 74.- Agricultural land used for public-utility purposes of communes, wards or district townships
1. The agricultural land funds used for public-utility purposes of communes, wards or townships shall be used for the following purposes:
a) Construction of public facilities of communes, wards or townships, including cultural works, physical training, sport, entertainment, public recreation, medical, educational works, marketplaces, cemeteries, graveyards and other public works as provided for by the provincial/municipal People's Committees;
b) Compensation to persons who possess land used for construction of public works prescribed at Point a of this Clause;
c) Construction of gratitude houses.
2. For land areas not yet used for the purposes defined in Clause 1 of this Article, the commune, ward or township People's Committees shall lease them to households and individuals in the localities for agricultural production, aquaculture in form of auction for contracts. The land use duration for each lease shall not exceed five (5) years.
Article 75.- Land used for farm economy
1. Land used for farm economy of households, individuals, as provided for in Article 82 of the Land Law shall include:
a) Land for cultivation of annual crops, perennial trees, production forest land, aquaculture land, salt making land, land for construction of cattle, poultry and other law-permitted animal shelters and farms; land for construction of greenhouses and other types of house in service of cultivation including forms of cultivation not directly on land; plant nursery and animal breeding land;
b) Land for construction of intra-farm passages, canals and ditches;
c) Land for construction of establishments for animal feeds processing, agricultural, forestry, fishery, salt product processing; land for construction of drying yards, storehouses; land for construction of service establishments in direct service of agricultural production, forestry, aquaculture, salt making; land for construction of lodging houses for laborers and farm guards.
2. Households and individuals using land for farm economy must use land for the right set purposes; in case of changing the purposes of using assorted land, they must work out schemes on production and/or business in association with land use and submit them to the People's Committees of rural districts, urban districts, provincial capitals or towns for consideration and approval, must register the land use purpose changes and pay land use levies according to law provisions.
Article 76.- Agricultural land used by population communities
1. Ethnic minority population communities that are using agricultural land in accordance with their customs and practices shall be allowed to continue using the land.
2. Ethnic minority population communities wishing to use agricultural land for the conservation of their respective ethnic traits shall be considered for land assignment without land use levy collection by People's Committees of rural districts, urban districts, provincial capitals or towns.
3. The agricultural land assignment duration shall comply with the provisions of Clause 1, Article 67 of the Land Law.
4. The agricultural land-using population communities defined in Clauses 1 and 2 of this Article shall be granted the land use right certificates.
5. Ethnic minority population communities using agricultural land shall have to protect the assigned land, may use the land for agricultural production in combination with forestry, aquaculture; and must not use such land for other purposes.
Article 77.- Land with inland water surfaces covering areas of many provinces, centrally-run cities
1. Ministry of Fisheries shall decide to set up the Management Boards for management and exploitation of lakes, lagoons covering areas of many provinces, centrally-run cities.
2. The provincial/municipal People's Committees shall decide on assignment of land with lake, lagoon water surfaces in their respective localities to the Management Boards.
3. The Management Boards may contract the water surfaces to economic organizations, households and individuals for use for aquaculture, exploitation of aquatic resources or in combination with ecological tourism.
4. Persons using water surfaces for aquaculture and aquatic resource exploitation must protect the environment and landscapes.