Nghị định số 109/2018/NĐ-CP của Chính phủ: Nông nghiệp hữu cơ
Số hiệu: | 109/2018/NĐ-CP | Loại văn bản: | Nghị định |
Nơi ban hành: | Chính phủ | Người ký: | 109/2018/NĐ-CP |
Ngày ban hành: | 29/08/2018 | Ngày hiệu lực: | 15/10/2018 |
Ngày công báo: | *** | Số công báo: | Đang cập nhật |
Lĩnh vực: | Lĩnh vực khác | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Văn bản tiếng việt
CHÍNH PHỦ |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 109/2018/NĐ-CP |
Hà Nội, ngày 29 tháng 8 năm 2018 |
Căn cứ Luật tổ chức Chính phủ ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật đầu tư ngày 26 tháng 11 năm 2014;
Căn cứ Luật tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật ngày 29 tháng 6 năm 2006;
Căn cứ Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa ngày 21 tháng 11 năm 2007;
Căn cứ Luật an toàn thực phẩm ngày 17 tháng 6 năm 2010;
Căn cứ Luật dược ngày 14 tháng 6 năm 2015;
Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;
Chính phủ ban hành Nghị định nông nghiệp hữu cơ.
1. Nghị định này quy định về sản xuất, chứng nhận, ghi nhãn, lô gô, truy xuất nguồn gốc, kinh doanh, kiểm tra nhà nước sản phẩm nông nghiệp hữu cơ trong các lĩnh vực trồng trọt, chăn nuôi, lâm nghiệp và nuôi trồng thủy sản và chính sách khuyến khích phát triển sản xuất nông nghiệp hữu cơ.
2. Sản xuất, kinh doanh sản phẩm nông nghiệp hữu cơ được khuyến khích áp dụng.
Nghị định này áp dụng đối với doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ hợp tác, trang trại, hộ gia đình hoặc nhóm hộ sản xuất, kinh doanh sản phẩm nông nghiệp hữu cơ (gọi tắt là cơ sở); tổ chức, cá nhân có hoạt động liên quan đến sản xuất, kinh doanh sản phẩm nông nghiệp hữu cơ trên lãnh thổ Việt Nam.
Trong Nghị định này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Nông nghiệp hữu cơ là hệ thống sản xuất bảo vệ tài nguyên đất, hệ sinh thái và sức khỏe con người, dựa vào các chu trình sinh thái, đa dạng sinh học thích ứng với điều kiện tự nhiên, không sử dụng các yếu tố gây tác động tiêu cực đến môi trường sinh thái; là sự kết hợp kỹ thuật truyền thống và tiến bộ khoa học để làm lợi cho môi trường chung, tạo mối quan hệ công bằng và cuộc sống cân bằng cho mọi đối tượng trong hệ sinh thái.
2. Sản xuất nông nghiệp hữu cơ (gọi tắt là sản xuất hữu cơ) là hệ thống quá trình sản xuất, sơ chế, chế biến, bao gói, vận chuyển, bảo quản phù hợp với tiêu chuẩn nông nghiệp hữu cơ.
3. Sản phẩm nông nghiệp hữu cơ (gọi tắt là sản phẩm hữu cơ) là thực phẩm, dược liệu (bao gồm thuốc dược liệu, thuốc cổ truyền), mỹ phẩm và sản phẩm khác hoặc giống cây trồng, vật nuôi; thức ăn chăn nuôi, thức ăn thủy sản được sản xuất, chứng nhận và ghi nhãn phù hợp theo quy định tại Nghị định này.
4. Tiêu chuẩn nông nghiệp hữu cơ dùng để chứng nhận hợp chuẩn là tiêu chuẩn quốc gia (TCVN) về nông nghiệp hữu cơ hoặc tiêu chuẩn quốc tế, tiêu chuẩn khu vực, tiêu chuẩn nước ngoài được áp dụng trong sản xuất sản phẩm hữu cơ.
5. Chứng nhận sản phẩm hữu cơ là hoạt động đánh giá và xác nhận sản phẩm được sản xuất phù hợp với tiêu chuẩn nông nghiệp hữu cơ do tổ chức chứng nhận (bên thứ ba) thực hiện.
1. Quản lý các tài nguyên (bao gồm đất, nước, không khí) theo nguyên tắc hệ thống và sinh thái trong tầm nhìn dài hạn.
2. Không dùng các vật tư là chất hóa học tổng hợp trong tất cả các giai đoạn của chuỗi sản xuất, tránh trường hợp con người và môi trường tiếp xúc với các hóa chất độc hại, giảm thiểu ô nhiễm ở nơi sản xuất và môi trường chung quanh.
3. Không sử dụng công nghệ biến đổi gen, phóng xạ và công nghệ khác có hại cho sản xuất hữu cơ.
4. Đối xử với động vật, thực vật một cách có trách nhiệm và nâng cao sức khỏe tự nhiên của chúng.
5. Sản phẩm hữu cơ phải được bên thứ ba chứng nhận theo tiêu chuẩn quốc gia (TCVN) về nông nghiệp hữu cơ hoặc tiêu chuẩn quốc tế, tiêu chuẩn khu vực, tiêu chuẩn nước ngoài được áp dụng trong sản xuất sản phẩm hữu cơ.
1. TCVN về nông nghiệp hữu cơ được xây dựng, công bố và áp dụng theo quy định của pháp luật về tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật.
2. Tiêu chuẩn quốc tế, tiêu chuẩn khu vực, tiêu chuẩn nước ngoài:
a) Trường hợp sản xuất để xuất khẩu: cơ sở sản xuất áp dụng tiêu chuẩn theo thỏa thuận, hợp đồng với tổ chức nhập khẩu;
b) Trường hợp sản xuất hoặc nhập khẩu để tiêu thụ trong nước: cơ sở có thể áp dụng tiêu chuẩn mà Việt Nam là thành viên hoặc có thỏa thuận thừa nhận lẫn nhau hoặc tiêu chuẩn nước ngoài được chấp thuận áp dụng tại Việt Nam.
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với Bộ Y tế, Bộ Công Thương, các bộ, cơ quan liên quan đánh giá và công bố danh sách các tiêu chuẩn quốc tế, tiêu chuẩn khu vực, tiêu chuẩn nước ngoài hài hòa với tiêu chuẩn quốc gia (TCVN) được áp dụng tại Việt Nam.
3. Khuyến khích sử dụng tiêu chuẩn quốc gia, tiêu chuẩn quốc tế, tiêu chuẩn khu vực, tiêu chuẩn nước ngoài làm tiêu chuẩn cơ sở.
1. Vật tư đầu vào được sử dụng trong sản xuất hữu cơ theo quy định tại tiêu chuẩn nông nghiệp hữu cơ; không sử dụng thuốc trừ sâu bệnh, phân bón, chất bảo quản, chất phụ gia là hóa chất tổng hợp; thuốc kháng sinh, sinh vật biến đổi gen, hóc môn tăng trưởng.
2. Trường hợp sử dụng vật tư đầu vào:
a) Giống cây trồng, vật nuôi hữu cơ; thức ăn chăn nuôi, thủy sản hữu cơ phải được chứng nhận phù hợp tiêu chuẩn nông nghiệp hữu cơ và đáp ứng các quy định, quy chuẩn kỹ thuật khác có liên quan;
b) Phân bón và chất cải tạo đất, thuốc bảo vệ thực vật và chất kiểm soát sinh vật gây hại, chất hỗ trợ chế biến, chất phụ gia; chất làm sạch, khử trùng trong chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản phải được sản xuất từ các nguyên liệu và phương pháp phù hợp tiêu chuẩn nông nghiệp hữu cơ và đáp ứng các quy định, quy chuẩn kỹ thuật khác có liên quan.
1. Điều kiện đối với tổ chức chứng nhận sản phẩm phù hợp TCVN về nông nghiệp hữu cơ: Đáp ứng điều kiện kinh doanh dịch vụ chứng nhận sản phẩm, hệ thống quản lý theo quy định tại Điều 17 của Nghị định số 107/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 7 năm 2016 của Chính phủ quy định về điều kiện kinh doanh dịch vụ đánh giá sự phù hợp (gọi tắt là Nghị định 107/2016/NĐ-CP).
2. Hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động chứng nhận sản phẩm phù hợp TCVN về nông nghiệp hữu cơ (gọi tắt là Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động): theo quy định tại Điều 18 của Nghị định 107/2016/NĐ-CP.
3. Hình thức, trình tự, thời gian cấp, cấp lại, sửa đổi, bổ sung Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động theo quy định tại Điều 19, Điều 20 Nghị định 107/2016/NĐ-CP. Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động theo Mẫu số 01 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này.
4. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tiếp nhận hồ sơ để cấp, cấp lại, sửa đổi, bổ sung Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động và quản lý hoạt động của tổ chức chứng nhận đã được cấp giấy.
1. Phương thức đánh giá sản phẩm hữu cơ:
Sản phẩm hữu cơ được đánh giá phù hợp TCVN theo phương thức đánh giá, giám sát quá trình sản xuất và thử nghiệm mẫu điển hình lấy tại nơi sản xuất hoặc trên thị trường khi nghi ngờ việc sử dụng vật tư đầu vào ngoài danh mục cho phép tại TCVN về nông nghiệp hữu cơ hoặc sản phẩm nhiễm kim loại nặng, vi sinh vật gây hại vượt quy định, quy chuẩn kỹ thuật.
2. Giấy chứng nhận sản phẩm phù hợp TCVN về nông nghiệp hữu cơ do tổ chức chứng nhận cấp theo Mẫu số 02 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này và có giá trị trong 02 năm.
3. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn về đánh giá, giám sát sau khi cấp Giấy chứng nhận sản phẩm phù hợp TCVN về nông nghiệp hữu cơ.
1. Sản xuất để xuất khẩu: Sản phẩm được chứng nhận bởi tổ chức chứng nhận được tổ chức, quốc gia ban hành tiêu chuẩn quốc tế, tiêu chuẩn khu vực, tiêu chuẩn nước ngoài thừa nhận bằng văn bản.
2. Sản xuất để tiêu thụ trong nước: Sản phẩm được chứng nhận bởi tổ chức chứng nhận được thừa nhận như quy định tại Khoản 1 Điều này và có Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động theo quy định tại Điều 7 Nghị định này.
3. Tổ chức chứng nhận nước ngoài hoặc tổ chức chứng nhận Việt Nam đã được thừa nhận có trách nhiệm:
a) Định kỳ hàng năm hoặc đột xuất khi có yêu cầu, gửi qua mạng điện tử (sau đó gửi hồ sơ bản chính hoặc bản sao chứng thực) báo cáo kết quả hoạt động chứng nhận phù hợp tiêu chuẩn quốc tế, tiêu chuẩn khu vực, tiêu chuẩn nước ngoài theo Mẫu số 7 Nghị định 107/2016/NĐ-CP cho cơ quan chuyên ngành được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phân công;
b) Chấp hành kiểm tra của cơ quan chuyên ngành được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phân công và bị xử phạt khi có dấu hiệu vi phạm theo quy định pháp luật.
4. Tổ chức chứng nhận được thừa nhận và có Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động thực hiện trách nhiệm quy định tại Nghị định 107/2016/NĐ-CP.
5. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quản lý và hướng dẫn thực hiện các quy định tại Điều này.
1. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn kiểm tra hoạt động của tổ chức chứng nhận có Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động và xử lý khi vi phạm theo quy định hiện hành.
2. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn kiểm tra hoạt động của tổ chức chứng nhận được thừa nhận chứng nhận sản phẩm phù hợp tiêu chuẩn quốc tế, tiêu chuẩn khu vực, tiêu chuẩn nước ngoài khi có dấu hiệu vi phạm và xử lý vi phạm theo quy định hiện hành.
1. Công bố tiêu chuẩn áp dụng:
a) Công bố tên, số hiệu tiêu chuẩn nông nghiệp hữu cơ áp dụng và các yêu cầu khác theo quy định pháp luật;
b) Đối với mỹ phẩm hữu cơ ngoài quy định tại điểm a Khoản này phải công bố sản phẩm mỹ phẩm theo quy định của Bộ Y tế.
2. Ghi nhãn theo quy định tại Nghị định 43/2017/NĐ-CP về nhãn hàng hóa và quy định ghi nhãn thực phẩm, nhãn dược liệu, nhãn mỹ phẩm, nhãn thức ăn chăn nuôi, thức ăn thủy sản và các quy định sau đây:
a) Việc sử dụng cụm từ “100% hữu cơ”, “hữu cơ” hoặc “sản xuất từ thành phần hữu cơ” kèm theo tỷ lệ các thành phần cấu tạo trên nhãn sản phẩm hữu cơ theo quy định tại tiêu chuẩn nông nghiệp hữu cơ;
b) Sản phẩm hữu cơ sản xuất tại Việt Nam phải ghi rõ mã số giấy chứng nhận, ngày cấp, tên đầy đủ hoặc tên viết tắt, mã số của tổ chức chứng nhận;
c) Sản phẩm hữu cơ nhập khẩu có nhãn không đáp ứng đầy đủ quy định tại Nghị định này thì phải có nhãn phụ theo quy định.
3. Khuyến khích sử dụng mã số, mã vạch, gắn “Nhãn xanh Việt Nam”, nhãn sinh thái trên nhãn sản phẩm hữu cơ theo quy định pháp luật.
1. Sản phẩm “100% hữu cơ” và sản phẩm “hữu cơ” có ít nhất 95% thành phần hữu cơ được chứng nhận phù hợp TCVN về nông nghiệp hữu cơ được mang lô gô sản phẩm hữu cơ Việt Nam. Lô gô của cơ sở được sử dụng đồng thời với lô gô hữu cơ Việt Nam.
2. Sau khi được chứng nhận sản phẩm hữu cơ, thì cơ sở có quyền in mẫu lô gô theo quy định của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn gắn trên bao bì sản phẩm và chịu trách nhiệm về việc sử dụng lô gô theo quy định của pháp luật.
3. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định mẫu lô gô và quản lý sử dụng lô gô theo quy định pháp luật.
1. Cơ sở phải ghi chép, lưu giữ hồ sơ, thiết lập hệ thống truy xuất nguồn gốc sản phẩm tại từng công đoạn sản xuất, kinh doanh theo hướng dẫn tại TCVN về nông nghiệp hữu cơ.
2. Cơ sở thực hiện truy xuất nguồn gốc trong các trường hợp sau:
a) Khi cơ quan nhà nước có thẩm quyền yêu cầu;
b) Khi cơ sở phát hiện sản phẩm hữu cơ do mình sản xuất, kinh doanh không phù hợp tiêu chuẩn nông nghiệp hữu cơ hoặc quy định, quy chuẩn kỹ thuật tương ứng; ghi nhãn, lô gô không đúng quy định; quá hạn sử dụng hoặc hư hỏng (gọi chung là sản phẩm không đảm bảo chất lượng).
3. Sản phẩm hữu cơ phải thu hồi trong các trường hợp sau đây:
a) Ghi nhãn, lô gô không đúng quy định;
b) Hết thời hạn sử dụng mà vẫn bán trên thị trường;
c) Không phù hợp với tiêu chuẩn nông nghiệp hữu cơ hoặc quy định, quy chuẩn kỹ thuật tương ứng;
d) Bị hư hỏng trong quá trình bảo quản, vận chuyển, kinh doanh;
đ) Có chất cấm sử dụng hoặc xuất hiện tác nhân gây ô nhiễm vượt mức giới hạn quy định;
e) Sản phẩm nhập khẩu bị cơ quan có thẩm quyền nước xuất khẩu, nước khác hoặc tổ chức quốc tế thông báo có chứa tác nhân gây ô nhiễm gây hại đến sức khoẻ, tính mạng con người.
4. Hình thức xử lý sản phẩm hữu cơ bị thu hồi:
a) Khắc phục lỗi ghi nhãn, lỗi lô gô (do in ấn sai); trường hợp ghi nhãn, lô gô chưa đúng quy định và có các vi phạm khác thì lô sản phẩm bị xử lý theo quy định tại các điểm b, c, d Khoản này;
b) Chuyển mục đích sử dụng đối với lô sản phẩm hết hạn sử dụng hoặc không phù hợp với mục đích sử dụng ban đầu hoặc tiêu chuẩn nông nghiệp hữu cơ nhưng không gây mất an toàn đối với sức khỏe, môi trường;
c) Tiêu hủy lô sản phẩm bị hư hỏng; không rõ nguồn gốc xuất xứ hoặc có chứa chất không được phép sử dụng hoặc tác nhân gây mất an toàn đối với sức khỏe, môi trường vượt quy định, quy chuẩn kỹ thuật;
d) Tái xuất đối với lô sản phẩm hữu cơ nhập khẩu không phù hợp tiêu chuẩn hữu cơ hoặc quy định, quy chuẩn kỹ thuật của Việt Nam hoặc hết hạn sử dụng.
5. Trách nhiệm của cơ sở khi phát hiện sản phẩm hữu cơ không đảm bảo chất lượng:
a) Xác định, thông báo lô sản phẩm không đảm bảo chất lượng;
b) Yêu cầu các đại lý kinh doanh sản phẩm dừng phân phối lưu thông, báo cáo số lượng của lô sản phẩm không đảm bảo chất lượng, tồn kho thực tế và đang lưu thông trên thị trường;
c) Tổng hợp, báo cáo cơ quan nhà nước có thẩm quyền về kế hoạch thu hồi và hình thức xử lý sản phẩm bị thu hồi;
d) Thực hiện thu hồi và xử lý sản phẩm bị thu hồi trong thời hạn do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định.
6. Trách nhiệm cơ quan nhà nước có thẩm quyền:
a) Kiểm tra, giám sát việc thực hiện truy xuất nguồn gốc của cơ sở;
b) Quyết định việc thu hồi, hình thức xử lý và thời hạn hoàn thành;
c) Kiểm tra việc thu hồi, xử lý sản phẩm bị thu hồi;
d) Xử lý vi phạm pháp luật về chất lượng, an toàn thực phẩm theo quy định.
7. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Y tế, Bộ Công Thương quy định cụ thể việc thu hồi, xử lý đối với sản phẩm hữu cơ không bảo đảm chất lượng thuộc thẩm quyền quản lý theo quy định.
1. Trình tự, thủ tục kiểm tra, xử lý vi phạm về chất lượng sản phẩm hữu cơ theo quy định pháp luật về chất lượng sản phẩm, hàng hóa, an toàn thực phẩm.
2. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Y tế, Bộ Công Thương quy định chi tiết về cơ quan kiểm tra, việc áp dụng phương thức kiểm tra chất lượng sản phẩm hữu cơ đối với sản phẩm thuộc thẩm quyền quản lý theo quy định.
1. Yêu cầu đối với người lấy mẫu, quá trình lấy mẫu thực hiện theo quy định hiện hành đối với từng sản phẩm, lĩnh vực.
2. Xác định hóa chất, phụ gia hoặc chất bảo quản ngoài danh mục cho phép sử dụng tại tiêu chuẩn nông nghiệp hữu cơ trong sản phẩm “100% hữu cơ”:
a) Sử dụng phương pháp thử nhanh đối với những chất cụ thể theo quy định;
b) Sử dụng phương pháp phân tích tại phòng thử nghiệm đã đăng ký hoạt động thử nghiệm và được công nhận hoặc chỉ định theo quy định của pháp luật; kết quả phân tích mẫu dương tính với chất ngoài danh mục bị coi là vi phạm.
3. Xác định giới hạn vi sinh vật gây hại, kim loại nặng có chứa trong sản phẩm hữu cơ theo quy định, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia đối với sản phẩm an toàn.
4. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Y tế, Bộ Công Thương hướng dẫn chi tiết quy định tại Khoản 1, Khoản 2 Điều này đối với sản phẩm thuộc thẩm quyền quản lý theo quy định.
1. Ưu tiên kinh phí khoa học, khuyến nông để thực hiện đề tài nghiên cứu, dự án khuyến nông, đặc biệt về giống kháng sâu bệnh, phân bón hữu cơ, thuốc bảo vệ thực vật sinh học, thuốc thú y thảo mộc.
2. Cơ sở sản xuất, kinh doanh sản phẩm hữu cơ hoặc vật tư đầu vào phục vụ cho sản xuất hữu cơ được ưu tiên hưởng các chính sách khuyến khích đầu tư đối với nông nghiệp, nông thôn đã được ban hành:
a) Chính sách hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa; chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn;
b) Chính sách hỗ trợ hợp tác xã nông nghiệp; chính sách liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ sản phẩm, xây dựng cánh đồng lớn; chính sách đào tạo nghề cho lao động nông thôn;
c) Chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn; chính sách cho vay khuyến khích phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp sạch;
d) Chính sách đặc thù về giống, vốn và công nghệ trong nuôi trồng, khai thác dược liệu;
đ) Chính sách hỗ trợ xúc tiến thương mại, xây dựng thương hiệu;
e) Chính sách hỗ trợ gắn Nhãn xanh Việt Nam, hỗ trợ cơ sở thân thiện với môi trường;
g) Các chính sách có liên quan khác;
h) Trong cùng thời điểm và mục tiêu, cơ sở chỉ được lựa chọn 01 chính sách phù hợp nhất quy định tại các điểm a, b, c, d, đ, e, g Khoản này.
3. Nội dung, định mức hỗ trợ; điều kiện hỗ trợ; nguồn vốn và cơ chế hỗ trợ từ ngân sách nhà nước thực hiện theo các văn bản đã được ban hành đối với các chính sách hỗ trợ nêu tại Khoản 1, Khoản 2 Điều này.
1. Nội dung, định mức hỗ trợ:
a) Hỗ trợ 100% kinh phí xác định các vùng, khu vực đủ điều kiện sản xuất hữu cơ: Điều tra cơ bản, khảo sát địa hình, phân tích mẫu đất, mẫu nước, mẫu không khí do cấp có thẩm quyền phê duyệt;
b) Hỗ trợ một lần 100% chi phí cấp Giấy chứng nhận sản phẩm phù hợp TCVN về nông nghiệp hữu cơ do Tổ chức chứng nhận cấp (cấp lần đầu hoặc cấp lại);
c) Hỗ trợ đào tạo, tập huấn sản xuất hữu cơ: định mức hỗ trợ thực hiện theo quy định của Chính phủ về khuyến nông;
d) Hỗ trợ xây dựng, nhân rộng mô hình sản xuất hữu cơ theo TCVN: định mức hỗ trợ chi phí giống kháng sâu bệnh, phân bón hữu cơ, thuốc bảo vệ thực vật sinh học đối với mô hình trồng trọt; chi phí giống, thức ăn hữu cơ, thuốc thú y được phép sử dụng đối với mô hình chăn nuôi, thủy sản và chi phí nhân rộng mô hình theo quy định của Chính phủ về khuyến nông.
2. Nguồn kinh phí thực hiện:
a) Nguồn hỗ trợ từ ngân sách nhà nước theo quy định hiện hành;
b) Lồng ghép từ các Chương trình mục tiêu, Chương trình mục tiêu quốc gia và các chương trình, dự án khác đang triển khai thực hiện;
c) Nguồn tài trợ của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước;
d) Các nguồn vốn huy động hợp pháp khác theo quy định của pháp luật.
3. Nguyên tắc hỗ trợ
a) Ngân sách trung ương hỗ trợ các dự án thuộc nhiệm vụ chi của trung ương và do cơ quan có thẩm quyền cấp trung ương phê duyệt. Mức hỗ trợ cụ thể thực hiện theo quy định tại Nghị định này và các quy định hiện hành có liên quan trên cơ sở cân đối nguồn lực tài chính và chính sách phát triển trong từng thời kỳ. Ngân sách trung ương hỗ trợ một phần các địa phương khó khăn chưa tự cân đối ngân sách theo khả năng cân đối của ngân sách trung ương;
b) Ngân sách địa phương hỗ trợ các dự án thuộc nhiệm vụ chi của địa phương và do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoặc cơ quan chuyên môn được ủy quyền phê duyệt và hỗ trợ cho doanh nghiệp nhỏ, hợp tác xã, trang trại, hộ gia đình, nhóm hộ sản xuất sản phẩm hữu cơ tại địa phương theo quy định tại điểm b Khoản 1 Điều này. Trường hợp cần thiết, tùy theo điều kiện thực tế, trên cơ sở cân đối nguồn lực tài chính của ngân sách địa phương, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trình Hội đồng nhân dân xem xét, quyết định ban hành chính sách hỗ trợ bổ sung ngoài các chính sách quy định tại Nghị định này;
c) Đối với dự án có sử dụng vốn viện trợ không hoàn lại áp dụng theo nội dung, mức hỗ trợ của nhà tài trợ quy định tại thỏa thuận tài trợ hoặc áp dụng theo mức hỗ trợ do đại diện nhà tài trợ, Bộ Tài chính và cơ quan chủ quản dự án thống nhất; trường hợp đại diện nhà tài trợ và Bộ Tài chính chưa có thỏa thuận về mức hỗ trợ thì áp dụng theo mức hỗ trợ quy định tại Nghị định này.
4. Điều kiện, trình tự, thủ tục hỗ trợ:
a) Đối với nội dung hỗ trợ quy định tại điểm a, c, d Khoản 1 Điều này:
Các nội dung hỗ trợ phải có trong dự án được cấp có thẩm quyền phê duyệt;
Có cam kết bố trí vốn đối ứng để thực hiện các hạng mục trong dự án được duyệt (ngoài phần hỗ trợ của ngân sách, nhà nước);
Cơ sở đủ điều kiện được hỗ trợ đầu tư theo tiến độ của dự án.
Trình tự, thủ tục đề xuất, thẩm định, phê duyệt dự án được thực hiện theo quy định của Luật đầu tư công, Luật ngân sách nhà nước và các văn bản hướng dẫn; các quy định pháp luật có liên quan về quản lý, sử dụng kinh phí khuyến nông, kinh phí sự nghiệp khoa học công nghệ, kinh phí lồng ghép trong các chương trình mục tiêu quốc gia, chương trình mục tiêu hoặc các chương trình, dự án và kinh phí khác.
b) Đối với nội dung hỗ trợ quy định tại điểm b Khoản 1 Điều này:
Doanh nghiệp nhỏ, hợp tác xã, trang trại, hộ gia đình, nhóm hộ sản xuất sản phẩm hữu cơ gửi văn bản đề nghị hỗ trợ kinh phí cấp Giấy chứng nhận sản phẩm phù hợp TCVN về nông nghiệp hữu cơ cho cơ quan chuyên môn được ủy quyền trên địa bàn (Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hoặc Sở Y tế hoặc Sở Công Thương), kèm theo kết quả tự đánh giá nội bộ đạt yêu cầu TCVN về nông nghiệp hữu cơ và bản sao Giấy chứng nhận sản phẩm phù hợp TCVN về nông nghiệp hữu cơ được cấp lần đầu (đối với trường hợp đề nghị cấp lại).
Cơ quan chuyên môn được ủy quyền trên địa bàn căn cứ văn bản đề nghị và kết quả tự đánh giá nội bộ của doanh nghiệp nhỏ, hợp tác xã, trang trại, hộ gia đình, nhóm hộ sản xuất sản phẩm hữu cơ lựa chọn tổ chức chứng nhận theo quy định của pháp luật về đấu thầu và cấp kinh phí chứng nhận cho tổ chức chứng nhận trúng thầu.
5. Khuyến khích nông dân, tổ chức, cá nhân tham gia Hệ thống bảo đảm cùng tham gia (Participatory Guarantee System - gọi tắt là PGS, là hệ thống dựa vào sự cùng tham gia của nông dân, người bán hàng, người tiêu dùng và những đối tượng khác có cùng quan tâm). Các tổ chức, cá nhân khi tham gia PGS được hưởng các chính sách quy định tại điểm b và c Khoản 1 Điều này.
1. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thực hiện quản lý nhà nước về nông nghiệp hữu cơ có trách nhiệm:
a) Quản lý hoạt động của các tổ chức chứng nhận sản phẩm phù hợp TCVN về nông nghiệp hữu cơ; tổ chức chứng nhận được thừa nhận; cập nhật, thông báo tiêu chuẩn quốc tế, tiêu chuẩn khu vực, tiêu chuẩn nước ngoài được chấp thuận;
b) Quản lý nhà nước đối với sản xuất, kinh doanh thực phẩm hữu cơ, thức ăn chăn nuôi, thủy sản hữu cơ và sản phẩm hữu cơ khác thuộc thẩm quyền quản lý theo quy định;
c) Hợp tác quốc tế; đào tạo, tập huấn, thông tin, tuyên truyền; kiểm tra, thanh tra, xử lý vi phạm thuộc chức năng, nhiệm vụ của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;
d) Hàng năm, tổng hợp kinh phí hỗ trợ cho các dự án do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quản lý và nhu cầu hỗ trợ cho các địa phương khó khăn trong dự toán hàng năm của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, gửi Bộ Tài chính xem xét, tổng hợp trình cấp có thẩm quyền phê duyệt theo quy định của Luật ngân sách nhà nước.
2. Bộ Y tế thực hiện quản lý nhà nước đối với sản xuất, kinh doanh dược liệu hữu cơ, mỹ phẩm hữu cơ, thực phẩm hữu cơ thuộc thẩm quyền quản lý theo quy định.
3. Bộ Công Thương thực hiện quản lý nhà nước đối với sản xuất, kinh doanh thực phẩm hữu cơ và sản phẩm hữu cơ khác thuộc thẩm quyền quản lý theo quy định; thực hiện quản lý thị trường đối với sản phẩm hữu cơ theo quy định.
4. Bộ Khoa học và Công nghệ chủ trì, phối hợp Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Y tế, Bộ Công Thương xây dựng, sửa đổi, công bố các TCVN về nông nghiệp hữu cơ theo quy định.
5. Các bộ, cơ quan ngang bộ trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, có trách nhiệm chủ trì hoặc phối hợp với các bộ, ngành thực hiện quản lý nhà nước về sản phẩm hữu cơ thuộc phạm vi quản lý.
6. Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có trách nhiệm:
a) Ban hành chính sách khuyến khích; phê duyệt quy hoạch, kế hoạch, dự án sản xuất hữu cơ tại địa phương;
b) Bố trí kinh phí thực hiện các chính sách phát triển nông nghiệp hữu cơ theo quy định tại Nghị định này tại địa phương;
c) Tổ chức thực hiện; kiểm tra, thanh tra, xử lý vi phạm trên địa bàn theo quy định.
7. Các Hội, tổ chức nghề nghiệp tuyên truyền, phổ biến, nâng cao nhận thức cộng đồng; tham gia đào tạo, tập huấn, giám sát các hội viên sản xuất, kinh doanh sản phẩm hữu cơ theo quy định pháp luật.
Nghị định này có hiệu lực thi hành từ ngày 15 tháng 10 năm 2018.
1. Chậm nhất 6 tháng sau khi Nghị định này có hiệu lực, tổ chức chứng nhận được thừa nhận đang hoạt động tại Việt Nam phải gửi qua mạng điện tử (sau đó gửi hồ sơ bản chính hoặc bản sao chứng thực) văn bản thông báo cho cơ quan chuyên ngành được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phân công: tên, địa chỉ, điện thoại, fax, email, web; tên, mã số tiêu chuẩn quốc tế, tiêu chuẩn khu vực, tiêu chuẩn nước ngoài được thừa nhận chứng nhận tại Việt Nam; kết quả hoạt động chứng nhận đến ngày báo cáo.
2. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này./.
|
TM. CHÍNH PHỦ |
PHỤ LỤC
(Kèm theo Quyết định số 109/2018/NĐ-CP ngày 29 tháng 8 năm 2018 của Chính phủ)
Mẫu số 01 |
Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động chứng nhận sản phẩm phù hợp với tiêu chuẩn Việt Nam về nông nghiệp hữu cơ |
Mẫu số 02 |
Giấy chứng nhận sản phẩm phù hợp tiêu chuẩn Việt Nam về nông nghiệp hữu cơ |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
, ngày ... tháng ... năm 20...
GIẤY CHỨNG NHẬN
ĐĂNG KÝ HOẠT ĐỘNG CHỨNG NHẬN
SẢN PHẨM PHÙ HỢP TIÊU CHUẨN VIỆT NAM VỀ NÔNG NGHIỆP HỮU CƠ
Căn cứ văn bản quy định chức năng, nhiệm vụ của cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động chứng nhận sản phẩm phù hợp TCVN về nông nghiệp hữu cơ...;
Căn cứ Nghị định số 107/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 7 năm 2016 của Chính phủ quy định về điều kiện kinh doanh dịch vụ đánh giá sự phù hợp;
Căn cứ Nghị định số 109/2018/NĐ-CP ngày 29 tháng 8 năm 2018 của Chính phủ về nông nghiệp hữu cơ;
Căn cứ Thông tư số …/20--/TT-BNNPTNT ngày...tháng...năm 2-- của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn thực hiện Nghị định số /2018/NĐ-CP về nông nghiệp hữu cơ;
Xét đề nghị của Thủ trưởng cơ quan/đơn vị có thẩm quyền đánh giá hồ sơ...
Cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động chứng nhận sản phẩm phù hợp TCVN về nông nghiệp hữu cơ:
Chứng nhận (tên tổ chức chứng nhận đăng ký hoạt động)
- Địa chỉ: …………………………………………………..........................................................
- Điện thoại: …………………………………………. Fax: ………………………………………
- Email: ………………………………………………………………………………………………
Đã đăng ký hoạt động chứng nhận sản phẩm phù hợp TCVN về nông nghiệp hữu cơ đối với các sản phẩm sau:
- Thực phẩm: (ví dụ: rau, quả tươi; chè, hạt tiêu...; thịt lợn, xúc xích...)
- Dược liệu: …………………………………………………………………………………………
- Mỹ phẩm: ………………………………………………..........................................................
- Khác: ………………………………………………………………………………………………
Mã số đăng ký: …………………………………………………………………………………….
Giấy chứng nhận được cấp lần đầu/cấp lại/cấp bổ sung, sửa đổi.
Giấy chứng nhận có hiệu lực kể từ ngày ký ... đến ngày ... tháng... năm... (không quá 5 năm).
|
Thủ trưởng cơ quan có thẩm quyền cấp |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
GIẤY CHỨNG NHẬN SẢN PHẨM
PHÙ HỢP TIÊU CHUẨN VIỆT NAM
VỀ NÔNG NGHIỆP HỮU CƠ
Logo hoặc dấu hiệu của TCCN (nếu có)
TỔ CHỨC CHỨNG NHẬN (tên...)
Mã số đăng ký: ……………………………………………,cấp ngày ……. tháng…...năm…..
CHỨNG NHẬN
Cơ sở sản xuất (tên cơ sở): ………………………………………………………………………
Địa chỉ: …………………………………………………….........................................................
Điện thoại: ………………………………………..Fax: …………………………………………..
Email: ……………………………………………...Website: (nếu có)……………………………
Mã số được chứng nhận sản phẩm hữu cơ: ……………………………………………………
Địa điểm sản xuất: …………………………………………………………………………………
Tên sản phẩm: ………………………………………………………………………………………
Quy mô sản xuất (diện tích, tổng đàn...): …………………………………………………………
Khối lượng sản phẩm dự kiến/1 năm: ……………………………………………………………
Chứng nhận các sản phẩm được sản xuất phù hợp TCVN về nông nghiệp hữu cơ (mã số TCVN...).
Giấy chứng nhận có hiệu lực kể từ ngày ký ... đến hết ngày ... tháng... năm... (không quá 02 năm).
|
……. ngày, …….tháng …….năm... |
THE GOVERNMENT |
THE SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM |
No. 109/2018/ND-CP |
Hanoi, August 29, 2018 |
Pursuant to the Law on Government Organization dated June 19, 2015;
Pursuant to the Law on Investment dated November 26, 2014;
Pursuant to the Law on Technical Standards and Regulations dated June 29, 2006;
Pursuant to the Law on Product and Goods Quality dated November 21, 2007;
Pursuant to the Law on Food Safety dated June 17, 2010;
Pursuant to the Law on Pharmacy dated June 14, 2015;
At the request of the Minister of Agriculture and Rural Development;
The Government hereby promulgates a Decree on organic agriculture.
1. This Decree provides for production, certification, labeling, logo, traceability, sale and state inspection of products from organic agriculture in the fields of cultivation, husbandry, forestry and aquaculture, and policies on encouragement of organic agriculture development.
2. Production and sale of products from organic agriculture encouraged to apply.
This Decree applies to enterprises, cooperatives, cooperative groups, farms, households or groups of households producing and trading products from organic agriculture (hereinafter referred to as “facilities”); organizations and individuals related to production and sale of products from organic agriculture within the territory of Vietnam.
For the purposes of this Decree, the terms below shall be construed as follows:
1. “organic agriculture” means a production system which sustains the health of soils, ecosystems and people. It relies on ecological processes, biodiversity and cycles adapted to natural conditions, rather than the use of inputs with adverse effects. Organic agriculture combines tradition, innovation and science to benefit the shared environment and promote fair relationships and a good quality of life for all involved.
2. “organic agriculture production” (hereinafter referred to as “organic production”) means a system that involves the production, preliminary processing, processing, packaging, transport and storage of organic products in compliance with organic agriculture standards.
3. “products from organic agriculture” (hereinafter referred to as “organic products”) means products, herbal ingredients (including herbal drugs and traditional drugs), cosmetics and other products or plant varieties and animal breeds; animal feeds and aquaculture feeds that are produced, certified and labeled in accordance with regulations of this Decree.
4. “organic agriculture standard used to certify conformity” means a national standard (TCVN) for organic agriculture (hereinafter referred to as “TCVN”) or an international, regional or foreign standard applied during organic production.
5. “certification of organic products” means the procedure by which a certification organization (third party) assesses and certifies a product that is produced in accordance with organic agriculture standards.
Article 4. Principles of organic production
1. Natural resources (including soil, water and air) should be managed in a long-term, ecological and systems-based manner.
2. Synthetic inputs at all stages of the organic production chain, exposure of people and the environment to harmful chemicals, and pollution of production units and surrounding environment should be avoided/minimized.
3. Genetic modification, irradiation and other technologies that harm organic production should not be employed.
4. Animals and plants should be managed in a responsible manner and with a caution to promote their natural health.
5. Organic products should be certified by a third party in accordance with TCVN or international, regional or foreign standards applied during organic production.
Article 5. Organic agriculture standards
1. TCVN shall be prepared, published and applied in accordance with regulations of the law on technical standards and regulations.
2. Regarding international, regional and foreign standards:
a) In the case of production for export: the facility shall apply the standard under the agreement with the importer;
b) In the case of production or import for domestic sale: the facility may apply the standard to which Vietnam is a signatory or the standard under the mutual recognition agreement or the foreign standard approved to be applied in Vietnam.
The Ministry of Agriculture and Rural Development shall take charge and cooperate with the Ministry of Health, Ministry of Industry and Trade, relevant Ministries and agencies to assess and publish the list of international, regional and foreign standards harmonized with TCVN applied in Vietnam.
3. It is recommended to use national, international, regional and foreign standards as basic standards.
Article 6. Inputs for organic production
1. Inputs permitted for use in organic production are prescribed in organic agriculture standards. It is prohibited to use pesticides, fertilizers, preservatives and additives that are synthetic chemicals; antibiotics, genetically modified organisms, growth hormone.
2. In the case of use of inputs:
a) Organic plant varieties and animal breeds; organic animal and aquatic feeds must be certified conformable with organic agriculture standards and comply with other relevant technical regulations;
b) Fertilizers, soil conditioners, pesticides, substances used for harmful organism control, food processing aids, additives; cleansers and disinfectants used in husbandry and aquaculture must be produced using materials and methods in accordance with organic agriculture standards and comply with other relevant technical regulations.
CERTIFICATION OF ORGANIC PRODUCTS
Article 7. Organizations responsible for certifying products conformable with TCVN
1. Every organization responsible for certifying products conformable with TCVN (hereinafter referred to as “the certification organization”) shall satisfy conditions for provision of product and control system certification services prescribed in Article 17 of the Government’s Decree No. 107/2016/ND-CP dated July 01, 2016 (hereinafter referred to as “the Decree No. 107/2016/ND-CP”).
2. The application for issuance of the certificate of registration of certification of product/control system's conformity with TCVN standards (hereinafter referred to as “the certificate of certification registration”) shall comply with Article 18 of the Decree No. 107/2016/ND-CP.
3. Methods, procedures and time for issuance and reissuance of and amendment to the certificate of certification registration shall comply with Articles 19 and 20 of the Decree No. 107/2016/ND-CP The certificate of certification registration shall comply with the Form No. 01 in the Appendix hereof.
4. The Ministry of Agriculture and Rural Development shall receive applications for issuance, reissuance or amendment to the certificate of registration of certificate and manage operations of the organization issued with the certificate.
Article 8. Certifying products conformable with TCVN
1. Methods for assessing organic products:
An organic product shall be certified conformable with TCVN by using assessing and supervising the manufacturing process, and testing the representative sample taken at the production site or on the market if it is suspected that inputs that are not included in the list in TCVN are used or the product contains heavy metals or harmful microorganisms beyond the maximum permissible limits specified in a technical regulation.
2. The certificate of conformity with TCVN shall be issued by the certification organization according to the Form No. 02 in the Appendix hereof and remain valid for 02 years.
3. The Ministry of Agriculture and Rural Development shall provide guidelines for assessment and supervision after issuing the certificate of conformity with TCVN.
Article 9. Certifying products conformable with international, regional and foreign standards for organic agriculture
1. In the case of production for export: products shall be certified by a certification organization that is recognized in writing by the organization or country that publishes the international, regional or foreign standard.
2. In the case of production for domestic sale: products shall be certified by the certification organization that is recognized as prescribed in Clause 1 of this Article and obtains the certificate of certification registration as prescribed in Article 7 of this Decree.
3. A recognized foreign or Vietnamese certification organization shall:
a) submit electronic annual or ad hoc reports on certification of conformity with international/regional/foreign standards (then submit originals or certified copies of such reports) that are made using the Form No. 7 in the Decree No. 107/2016/ND-CP to the specialized authority assigned by the Ministry of Agriculture and Rural Development;
b) be subject to inspection by the specialized authority assigned by the Ministry of Agriculture and Rural Development and face penalties if violations against law are suspected.
4. The certification organization that has been recognized and obtained the certificate of certification registration shall assume the responsibilities prescribed in the Decree No. 107/2016/ND-CP.
5. The Ministry of Agriculture and Rural Development shall manage and provide guidelines for implementation of the regulations specified in this Article.
Article 10. Inspection of certification organizations
1. The Ministry of Agriculture and Rural Development shall inspect operations of the certification organizations that have been issued with the certificate of certification registration and take actions against violations in accordance with applicable regulations.
2. The Ministry of Agriculture and Rural Development shall inspect operations of the certification organizations that have been recognized to certify products conformable with international, regional and foreign standards if violations are suspected and take actions against violations in accordance with applicable regulations.
PUBLISHING OF APPLIED STANDARDS, LABELING, LOGO AND TRACEABILITY OF ORGANIC PRODUCTS
Article 11. Publishing of applied standards and labeling of organic products
1. Publishing of applied standards:
a) Publish name and code of applied standards for organic agriculture and other requirements prescribed by law;
b) Regarding organic cosmetics, in addition to publishing the name and code as prescribed in Point a of this Clause, publish such organic cosmetics in accordance with regulations of the Ministry of Health.
2. The labeling shall comply with regulations of the Decree No. 43/2017/ND-CP on goods labels, regulations on labeling of food, herbal ingredients, cosmetics, animal feeds and aquatic feeds, and the following regulations:
a) The terms “100% hữu cơ” (“100% organic”), “hữu cơ” (“organic”) or “sản xuất từ thành phần hữu cơ” (“made with organic ingredients”) and the ingredients written on organic product labels shall comply with organic agriculture standards;
b) Organic products made in Vietnam shall clearly specify the certificate number, date of issue, full name or abbreviated name and code number of the certification organization;
c) Imported organic products whose label fails to comply with all regulations of this Decree shall carry a supplementary label as prescribed.
3. It is recommended to use codes/barcodes, attach “Nhãn xanh Việt Nam” (“Vietnam Green Label”) and ecolabels to organic product labels as prescribed by law.
Article 12. Logo for Vietnamese organic products
1. “100% organic” and “organic” products that contain at least 95% of organic ingredients and are certified conformable with TCVN shall carry Vietnamese organic logo. Logo of a facility shall be used concurrently with the Vietnamese organic logo.
2. After its products are certified organic, the facility may print logo design in accordance with regulations of the Ministry of Agriculture and Rural Development and attach it to the container, and shall be responsible for use of logo as prescribed by law.
3. The Ministry of Agriculture and Rural Development shall decide on design logo and manage the use of logo as prescribed by law.
Article 13. Traceability, recall and disposal of unqualified organic products
1. Each facility shall keep records of products and establish a system for tracing origin of products at each stage of production and sale according to TCVN.
2. The facility shall trace origin of organic products in the following cases:
a) Its organic products have to be traced as requested by a competent authority;
b) The facility finds that its organic products are not conformable with organic agriculture standards or corresponding technical regulations; labels and logo are not compliant with regulations; products are expired or damaged (hereinafter referred to as “unqualified products”).
3. An organic product shall be recalled in the following cases:
a) Its label and logo are not compliant with regulations;
b) It is still marketed after its shelf life.
c) It is not conformable with organic agriculture standards or corresponding technical regulations;
d) It is damaged during the storage, transport or trading;
dd) It contains prohibited substances or contaminants beyond the maximum permissible limits;
e) The imported product that is reported by a competent authority of the exporting country or another country or an international organization to contain contaminants that are harmful to human health and life.
4. Methods for disposing recalled organic products:
a) Correct label or logo error (due to printing error). In case the label or logo is yet to be compliant with regulations and other violations are found, the shipment of recalled products shall be disposed as prescribed in Points b, c and d of this Clause;
b) Repurpose the shipment of products that are expired or not conformable with initial purposes or organic agriculture standards but do not threaten health and environment;
c) Destroy the shipment of products that are damaged, of unknown origin or contain prohibited substances or contaminants beyond the maximum permissible limits that threaten health and environment;
d) Re-export the shipment of exported organic products that are not conformable with organic standards or technical regulations of Vietnam or expired.
5. Responsibility of the facility when organic products are found unqualified
a) Identify and notify shipments of unqualified products;
b) Request product trading agents to cease the distribution and marketing, report number of shipments of unqualified products, products left in stock and being marketed;
c) Submit a consolidated report on recall plans and disposal methods to the competent authority;
d) Recall products and dispose of recalled products within the time limit prescribed by the competent authority.
6. Responsibility of the competent authority:
a) Inspect and supervise the traceability by the facility;
b) Decide on the recall, disposal methods and time limit for completion;
c) Inspect the recall of products and disposal of recalled products;
d) Take actions against violations of regulations on food quality and safety as prescribed.
7. The Ministry of Agriculture and Rural Development, Ministry of Health and Ministry of Industry and Trade shall provide for recall and disposal of unqualified organic products under their management.
INSPECTION AND TESTING OF ORGANIC PRODUCT QUALITY
Article 14. Inspection of organic product quality
1. Procedures for inspecting and taking actions against violations of regulations on organic product quality in accordance with regulations of law on product quality and food safety.
2. The Ministry of Agriculture and Rural Development, Ministry of Health and Ministry of Industry and Trade shall provide for inspecting authorities and application of methods for inspecting quality of organic products under their management.
Article 15. Testing of organic product sample
1. Sample collectors and sampling process are subject to applicable regulations on each product and field.
2. Chemicals, additives or preservatives contained in “100% organic” products but not included in the list in organic agriculture standards shall be determined by:
a) running a quick test on specific substance as prescribed;
b) carrying out laboratory analysis in the testing laboratory that has registered testing operation and has been recognized or appointed as prescribed by law. If the sample is tested positive for the substance that is not on the prescribed list, it will be considered a violation.
3. Maximum permissible limits of harmful organisms and heavy metals contained in organic products shall be determined in accordance with national technical regulations on safe products.
4. The Ministry of Agriculture and Rural Development, Ministry of Health and Ministry of Industry and Trade shall elaborate Clauses 1 and 2 of this Article regarding the products under their management.
POLICIES ON ENCOURAGEMENT OF ORGANIC AGRICULTURE DEVELOPMENT
Article 16. Prioritizing application of policies tailored for organic agriculture development
1. Priority shall be given to funding for science and agricultural extension to execute agricultural extension research or projects, especially on insect resistant varieties, organic fertilizers, biological pesticides and veterinary herbal drugs.
2. Producers and traders of organic products or inputs for organic production are prioritized to be eligible for the applicable investment encouragement policies tailored for agriculture and rural areas:
a) Policies on assistance for small and medium enterprises; policies on encouragement of investment in agriculture and rural areas;
b) Policies on assistance for agricultural cooperatives; policies on cooperation in production and sale of farm produce, and building large scale fields; policies on vocational training for rural laborers;
c) Credit policies for agriculture and rural development; policies for granting loans to encourage investment in hi-tech and clean agriculture development;
d) Policies on varieties, capital, and technology in cultivation and harvest of herbal ingredients;
dd) Policies on assistance for trade promotion and trademark development;
e) Policies on assistance for “Vietnam Green Label” attachment, for environmentally friendly facility;
g) Other relevant policies;
h) At the same time and for the same purpose, the facility shall only select one of the policies prescribed in Points a, b, c, d, dd, e and g of this Clause.
3. Contents of assistance policies, assistance, conditions for provision of assistance, funding sources and mechanism for provision of assistance from state budget shall comply with applicable documents concerning the assistance policies in Clauses 1 and 2 of this Article.
Article 17. Some special policies on assistance for small enterprises, cooperatives, farms, households and groups of households producing organic products
1. Contents eligible for assistance, and assistance:
a) Provide assistance to cover 100% of expenses for determining areas eligible for organic production: baseline survey, topographical survey, and soil, water and air sample analysis approved by the competent authority;
b) Provide lump sum assistance to cover 100% of expenses for applying for issuance of the certificate of conformity with TCVN (applicable to first or reissued certificate);
c) Regarding provision of assistance in training in organic production, provide assistance in accordance with the Government’s regulations on agricultural extension;
d) Regarding provision of assistance in building and multiplying organic production models according TCVN, provide assistance to cover expenses for purchasing insect resistant varieties, organic fertilizers and biological pesticides, regarding cultivation models; expenses for purchasing breeds, organic feeds and permitted veterinary drugs, regarding husbandry and aquaculture models and expenses for multiplying models in accordance with the Government’s regulations on agricultural extension.
2. Funding sources:
a) Assistance covered by state budget in accordance with applicable regulations;
b) Funding from other programs and projects that are being executed;
c) Donations from domestic and foreign organizations and individuals;
d) Other legal capital raised as prescribed by law.
3. Principle of providing assistance
a) The central government budget shall provide assistance for projects the expenditures on which are to be covered by the central government and approved by the central government authority. The assistance shall be provided in accordance with this Decree and applicable regulations on the basis of balancing financial resources and development policies in each period. The disadvantaged areas that are yet to balance budget within the central government budget's balancing capability shall be eligible for partial assistance by the central government budget;
b) The local government budget shall provide assistance for projects the expenditures on which are to be covered by the local government and approved by the People’s Committee of the province or authorized specialized authority and for local small enterprises, cooperatives, farms, households and groups of households producing organic products as prescribed in Point b Clause 1 of this Article. Where necessary, the People’s Committee of the province shall, according to current situation and local government's financial resource balancing capability, request the People's Council to consider deciding to promulgate additional assistance policies in addition to the policies specified in this Decree;
c) Regarding the projects funded by grant aid, the assistance provided by a donator under the donation agreement or assistance agreed upon by the representative of the donator, Ministry of Finance and governing body shall be provided. If the donator’s representative and the Ministry of Finance have yet to agree upon the assistance, the assistance specified in this Decree shall be provided.
4. Conditions and procedures for providing assistance:
a) Regarding the contents eligible for assistance specified in Points a, c and d Clause 1 of this Article:
The contents eligible for assistance must be included in the project approved by the competent authority;
A commitment to provision of reciprocal capital (in addition to the assistance by the budget and the state) for completion of the items included in the approved project shall be made.
The facility is eligible for assistance in investment according to the progress of the project.
Procedures for proposing, appraising and approving a project shall comply with the Law on Public Investment, Law on State Budget and their instructional documents; relevant regulations of law on management and use of funding for agricultural extension, funding for performance of science and technology tasks, funding from other programs and other funding.
a) Regarding the contents eligible for assistance specified in Point b Clause 1 of this Article:
Small enterprises, cooperatives, farms, households and groups of households producing organic products shall submit a written request for assistance in applying for issuance of the certificate of conformity with TCVN, enclosed with satisfactory result of internal self-assessment of conformity with TCVN and copy of the first certificate of conformity with TCVN (in the case of applying for reissuance) to an authorized specialized authority (the Department of Agriculture and Rural Development or Department of Health or Department of Industry and Trade).
The specialized authority shall, according to the written request and self-assessment result, select a certification organization in accordance with regulations of the law on bidding and provide certification funding for the certification organization that wins the bid.
5. Farmers, organizations and individuals are encouraged to participate in Participatory Guarantee System (PGS, which is a system based on the active participation of farmers, sellers, consumers and other entities). Organizations and individuals participating in PGS are eligible for the policies specified in Points b and c Clause 1 of this Article.
Article 18. Responsibility for state management of organic agriculture
1. The Ministry of Agriculture and Rural Development that perform state management of organic agriculture shall:
a) Manage operations of certification organizations and recognized certification organizations; update and notify approved international, regional and foreign standards;
b) Perform state management of production and sale of organic products, organic animal and aquatic feeds and other organic products under its management;
c) Promote international cooperation; provide training and disseminate information; inspect and take actions against violations within its jurisdiction;
d) Annually, aggregate the assistance provided for projects under its management and demand for assistance for disadvantaged areas with the annual estimate of the Ministry of Agriculture and Rural Development, and submit it to the Ministry of Finance, which will submit it to a competent authority for approval as prescribed by the Law on State Budget.
2. The Ministry of Health shall perform state management of production and sale of organic herbal ingredients, organic cosmetics and organic foods under its management.
3. The Ministry of Industry and Trade shall perform state management of production and sale of organic foods and organic products under its management; perform market management of organic products.
4. The Ministry of Science and Technology shall take charge and cooperate with the Ministry of Agriculture and Rural Development, Ministry of Health and Ministry of Industry and Trade in formulating, amending and publishing national standards for organic agriculture as prescribed.
5. Ministries and ministerial agencies shall, within its jurisdiction, take charge and cooperate with ministries in performing state management of organic products under their management.
6. People’s Committees of provinces and central-affiliated cities shall:
a) Promulgate encouragement policies; approve local organic production planning, plans and projects;
b) Provide funding for implementation of organic agriculture development policies in accordance with regulations of this Decree within their area;
c) Organize the inspection; inspect and take actions against violations within their area.
7. Associations and professional associations shall carry out dissemination and raise public awareness; participate in providing training and supervising their members producing and trading organic products as prescribed by law.
This Decree comes into force from October 15, 2018.
Article 20. Implementation organization
1. Within 06 months after the effective date of this Decree, every organized certification organization that is operating in Vietnam shall send an electronic notification (then send physical notification or certified copy of the notification), which specifies its name, address, telephone, fax, email and website; name and code number of international, regional or foreign standard recognized and certified in Vietnam; result of certification by the reporting date to the specialized authority assigned by the Ministry of Agriculture and Rural Development.
2. Ministers, heads of ministerial agencies, heads of Governmental agencies, Presidents of People’s Committees of provinces and central-affiliated cities and relevant organizations and individuals are responsible for the implementation of this Decree./.
|
ON BEHALF OF THE GOVERNMENT |
Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực