Chương II Luật Tổ chức chính quyền địa phương 2015: Chính quyền địa phương ở nông thôn
Số hiệu: | 05/2015/NĐ-CP | Loại văn bản: | Nghị định |
Nơi ban hành: | Chính phủ | Người ký: | Nguyễn Tấn Dũng |
Ngày ban hành: | 12/01/2015 | Ngày hiệu lực: | 01/03/2015 |
Ngày công báo: | 30/01/2015 | Số công báo: | Từ số 171 đến số 172 |
Lĩnh vực: | Lao động - Tiền lương | Tình trạng: |
Hết hiệu lực
01/02/2021 |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Trả lương chậm từ 15 ngày trở lên phải trả thêm tiền lãi
Chính phủ đã ban hành Nghị định 05/2015/NĐ-CP hướng dẫn chi tiết một số nội dung của Bộ luật lao động 2012, trong đó có một số nội dung quan trọng về tiền lương, trợ cấp thôi việc, mất việc làm.
Theo đó, người sử dụng lao động trả lương chậm từ 15 ngày trở lên thì phải trả thêm một khoản tiền ít nhất bằng số tiền trả chậm nhân với lãi suất trần huy động tiền gửi có kỳ hạn 01 tháng do NHNN công bố tại thời điểm trả lương.
Bên cạnh đó, Nghị định cũng hướng dẫn về thời gian làm việc để tính trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm khi thời gian làm việc có tháng lẻ như sau:
- Thời gian làm việc từ đủ 01 tháng đến dưới 06 tháng được tính bằng 1/2 năm;
- Thời gian làm việc từ đủ 06 tháng trở lên được tính bằng 01 năm làm việc.
Nghị định 05 có hiệu lực từ ngày 01/3/2015 và thay thế Nghị định 196-CP năm 1994, 41-CP năm 1995, 93/2002/NĐ-CP, 33/2003/NĐ-CP, 11/2008/NĐ-CP.
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
Chính quyền địa phương ở tỉnh là cấp chính quyền địa phương gồm có Hội đồng nhân dân tỉnh và Ủy ban nhân dân tỉnh.
1. Tổ chức và bảo đảm việc thi hành Hiến pháp và pháp luật trên địa bàn tỉnh.
2. Quyết định những vấn đề của tỉnh trong phạm vi được phân quyền, phân cấp theo quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan.
3. Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn do cơ quan hành chính nhà nước ở trung ương ủy quyền.
4. Kiểm tra, giám sát tổ chức và hoạt động của chính quyền địa phương ở các đơn vị hành chính trên địa bàn.
5. Chịu trách nhiệm trước cơ quan nhà nước cấp trên về kết quả thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn của chính quyền địa phương ở tỉnh.
6. Phối hợp với các cơ quan nhà nước ở trung ương, các địa phương thúc đẩy liên kết kinh tế vùng, thực hiện quy hoạch vùng, bảo đảm tính thống nhất của nền kinh tế quốc dân.
7. Quyết định và tổ chức thực hiện các biện pháp nhằm phát huy quyền làm chủ của Nhân dân, huy động các nguồn lực xã hội để xây dựng và phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh trên địa bàn tỉnh.
1. Hội đồng nhân dân tỉnh gồm các đại biểu Hội đồng nhân dân do cử tri ở tỉnh bầu ra.
Việc xác định tổng số đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh được thực hiện theo nguyên tắc sau đây:
a) Tỉnh miền núi, vùng cao có từ năm trăm nghìn dân trở xuống được bầu năm mươi đại biểu; có trên năm trăm nghìn dân thì cứ thêm ba mươi nghìn dân được bầu thêm một đại biểu, nhưng tổng số không quá tám mươi lăm đại biểu;
b) Tỉnh không thuộc trường hợp quy định tại điểm a khoản này có từ một triệu dân trở xuống được bầu năm mươi đại biểu; có trên một triệu dân thì cứ thêm năm mươi nghìn dân được bầu thêm một đại biểu, nhưng tổng số không quá chín mươi lăm đại biểu.
2. Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh gồm Chủ tịch Hội đồng nhân dân, hai Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân, các Ủy viên là Trưởng ban của Hội đồng nhân dân và Chánh Văn phòng Hội đồng nhân dân tỉnh. Chủ tịch Hội đồng nhân dân tỉnh có thể là đại biểu Hội đồng nhân dân hoạt động chuyên trách; Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân tỉnh là đại biểu Hội đồng nhân dân hoạt động chuyên trách.
3. Hội đồng nhân dân tỉnh thành lập Ban pháp chế, Ban kinh tế - ngân sách, Ban văn hóa - xã hội; nơi nào có nhiều đồng bào dân tộc thiểu số thì thành lập Ban dân tộc. Ủy ban thường vụ Quốc hội quy định tiêu chuẩn, điều kiện thành lập Ban dân tộc quy định tại khoản này.
Ban của Hội đồng nhân dân tỉnh gồm có Trưởng ban, không quá hai Phó Trưởng ban và các Ủy viên. Số lượng Ủy viên của các Ban của Hội đồng nhân dân tỉnh do Hội đồng nhân dân tỉnh quyết định. Trưởng ban của Hội đồng nhân dân tỉnh có thể là đại biểu Hội đồng nhân dân hoạt động chuyên trách; Phó Trưởng ban của Hội đồng nhân dân tỉnh là đại biểu Hội đồng nhân dân hoạt động chuyên trách.
4. Các đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh được bầu ở một hoặc nhiều đơn vị bầu cử hợp thành Tổ đại biểu Hội đồng nhân dân. Số lượng Tổ đại biểu Hội đồng nhân dân, Tổ trưởng và Tổ phó của Tổ đại biểu Hội đồng nhân dân do Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh quyết định.
1. Nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng nhân dân tỉnh trong tổ chức và bảo đảm việc thi hành Hiến pháp và pháp luật:
a) Ban hành nghị quyết về những vấn đề thuộc nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng nhân dân tỉnh;
b) Quyết định biện pháp bảo đảm trật tự, an toàn xã hội, đấu tranh, phòng, chống tội phạm và các hành vi vi phạm pháp luật khác, phòng, chống quan liêu, tham nhũng trong phạm vi được phân quyền; biện pháp bảo vệ tài sản của cơ quan, tổ chức, bảo hộ tính mạng, tự do, danh dự, nhân phẩm, tài sản, các quyền và lợi ích hợp pháp khác của công dân trên địa bàn tỉnh;
c) Quyết định biện pháp để thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn do cơ quan nhà nước cấp trên phân cấp; quyết định việc phân cấp cho chính quyền địa phương cấp huyện, cấp xã, cơ quan nhà nước cấp dưới thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của chính quyền địa phương ở tỉnh;
d) Bãi bỏ một phần hoặc toàn bộ văn bản trái pháp luật của Ủy ban nhân dân, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh; bãi bỏ một phần hoặc toàn bộ văn bản trái pháp luật của Hội đồng nhân dân cấp huyện;
đ) Giải tán Hội đồng nhân dân cấp huyện trong trường hợp Hội đồng nhân dân đó làm thiệt hại nghiêm trọng đến lợi ích của Nhân dân và trình Ủy ban thường vụ Quốc hội phê chuẩn; phê chuẩn nghị quyết của Hội đồng nhân dân cấp huyện về việc giải tán Hội đồng nhân dân cấp xã.
2. Nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng nhân dân tỉnh về xây dựng chính quyền:
a) Bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm Chủ tịch Hội đồng nhân dân, Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân, Trưởng ban, Phó Trưởng ban của Hội đồng nhân dân tỉnh, Chánh Văn phòng Hội đồng nhân dân tỉnh; bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm Chủ tịch Ủy ban nhân dân, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân và các Ủy viên Ủy ban nhân dân tỉnh; bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm Hội thẩm Tòa án nhân dân tỉnh;
b) Lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm đối với người giữ chức vụ do Hội đồng nhân dân tỉnh bầu theo quy định tại Điều 88 và Điều 89 của Luật này;
c) Bãi nhiệm đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh và chấp nhận việc đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh xin thôi làm nhiệm vụ đại biểu;
d) Quyết định thành lập, bãi bỏ cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh;
đ) Quyết định biên chế công chức trong cơ quan của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, đơn vị sự nghiệp công lập của Ủy ban nhân dân các cấp trên địa bàn tỉnh theo chỉ tiêu biên chế được Chính phủ giao; quyết định số lượng và mức phụ cấp đối với người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, ở thôn, tổ dân phố và phê duyệt tổng số lượng người làm việc trong đơn vị sự nghiệp công lập thuộc phạm vi quản lý của tỉnh theo quy định của Chính phủ;
e) Quyết định thành lập, giải thể, nhập, chia thôn, tổ dân phố; đặt tên, đổi tên thôn, tổ dân phố, đường, phố, quảng trường, công trình công cộng ở địa phương theo quy định của pháp luật.
3. Nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng nhân dân tỉnh trong lĩnh vực kinh tế, tài nguyên, môi trường:
a) Quyết định kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội dài hạn, trung hạn và hằng năm của tỉnh; quy hoạch, kế hoạch phát triển các ngành, lĩnh vực trên địa bàn tỉnh trong phạm vi được phân quyền;
b) Quyết định dự toán thu ngân sách nhà nước trên địa bàn; dự toán thu, chi ngân sách địa phương và phân bổ dự toán ngân sách cấp mình; điều chỉnh dự toán ngân sách địa phương trong trường hợp cần thiết; phê chuẩn quyết toán ngân sách địa phương. Quyết định chủ trương đầu tư, chương trình dự án của tỉnh theo quy định của pháp luật;
c) Quyết định các nội dung liên quan đến phí, lệ phí theo quy định của pháp luật; các khoản đóng góp của Nhân dân; quyết định việc vay các nguồn vốn trong nước thông qua phát hành trái phiếu địa phương, trái phiếu đô thị, trái phiếu công trình và các hình thức huy động vốn khác theo quy định của pháp luật;
d) Quyết định chủ trương, biện pháp cụ thể để khuyến khích, huy động các thành phần kinh tế tham gia cung cấp các dịch vụ công trên địa bàn tỉnh theo quy định của pháp luật;
đ) Quyết định các biện pháp khác để phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh theo quy định của pháp luật;
e) Quyết định quy hoạch xây dựng, quy hoạch đô thị trong phạm vi được phân quyền theo quy định của pháp luật; việc liên kết kinh tế vùng giữa các cấp chính quyền địa phương phù hợp với tình hình, đặc điểm của địa phương và bảo đảm tính thống nhất của nền kinh tế quốc dân;
g) Quyết định quy hoạch phát triển hệ thống tổ chức khuyến công, khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư, mạng lưới thương mại, dịch vụ, du lịch, mạng lưới giao thông trên địa bàn tỉnh theo quy định của pháp luật;
h) Thông qua quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của tỉnh trước khi trình Chính phủ phê duyệt; quyết định biện pháp quản lý, sử dụng đất đai, tài nguyên nước, tài nguyên khoáng sản, nguồn lợi ở vùng biển, vùng trời, tài nguyên thiên nhiên khác, bảo vệ môi trường trong phạm vi được phân quyền.
4. Nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng nhân dân tỉnh trong lĩnh vực giáo dục, đào tạo, khoa học, công nghệ, văn hóa, thông tin, thể dục, thể thao:
a) Quyết định biện pháp phát triển mạng lưới cơ sở giáo dục và các điều kiện bảo đảm cho hoạt động giáo dục, đào tạo trong phạm vi được phân quyền; quyết định giá dịch vụ giáo dục, đào tạo đối với cơ sở giáo dục, đào tạo công lập thuộc phạm vi quản lý của tỉnh theo quy định của pháp luật;
b) Quyết định biện pháp khuyến khích phát triển nghiên cứu khoa học, phát huy sáng kiến, cải tiến kỹ thuật, ứng dụng tiến bộ khoa học, công nghệ trên địa bàn tỉnh;
c) Quyết định biện pháp phát triển sự nghiệp văn hóa, thông tin, thể dục, thể thao; biện pháp bảo vệ, phát huy giá trị di sản văn hóa ở địa phương; biện pháp bảo đảm cho hoạt động văn hóa, thông tin, quảng cáo, báo chí, xuất bản, thể dục, thể thao trên địa bàn tỉnh trong phạm vi được phân quyền.
5. Nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng nhân dân tỉnh trong lĩnh vực y tế, lao động và thực hiện chính sách xã hội:
a) Quyết định biện pháp phát triển hệ thống cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thuộc tuyến tỉnh, tuyến huyện, tuyến xã;
b) Quyết định giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh của Nhà nước thuộc phạm vi quản lý của địa phương theo quy định của pháp luật;
c) Quyết định biện pháp bảo vệ, chăm sóc sức khỏe nhân dân; bảo vệ và chăm sóc người mẹ, trẻ em, người cao tuổi, người khuyết tật, người nghèo, trẻ mồ côi không nơi nương tựa và người có hoàn cảnh khó khăn khác. Quyết định biện pháp phòng, chống dịch bệnh; biện pháp thực hiện chính sách dân số và kế hoạch hóa gia đình trên địa bàn tỉnh;
d) Quyết định biện pháp quản lý, sử dụng và phát triển nguồn nhân lực ở địa phương; biện pháp tạo việc làm, nâng cao năng suất lao động, tăng thu nhập và cải thiện điều kiện làm việc, bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động;
đ) Quyết định chính sách thu hút, khuyến khích đối với cán bộ, công chức, viên chức, người lao động làm việc tại địa phương phù hợp với điều kiện, khả năng ngân sách của địa phương và quy định của cơ quan nhà nước cấp trên;
e) Quyết định biện pháp thực hiện chính sách ưu đãi đối với người có công với cách mạng; biện pháp thực hiện chính sách an sinh xã hội và phúc lợi xã hội, biện pháp xóa đói, giảm nghèo.
6. Nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng nhân dân tỉnh về công tác dân tộc, tôn giáo:
a) Quyết định biện pháp thực hiện chính sách dân tộc, cải thiện đời sống vật chất và tinh thần, nâng cao dân trí của đồng bào dân tộc thiểu số, bảo đảm quyền bình đẳng giữa các dân tộc, tăng cường đoàn kết toàn dân và tương trợ, giúp đỡ lẫn nhau giữa các dân tộc ở địa phương;
b) Quyết định biện pháp thực hiện chính sách tôn giáo trong phạm vi được phân quyền; biện pháp bảo đảm quyền bình đẳng giữa các tôn giáo, quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo trên địa bàn tỉnh.
7. Nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng nhân dân tỉnh trong lĩnh vực quốc phòng, an ninh, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội:
a) Quyết định biện pháp bảo đảm thực hiện nhiệm vụ quốc phòng, an ninh theo quy định của pháp luật; giữ vững an ninh chính trị, đấu tranh, phòng, chống tham nhũng, tội phạm, các hành vi vi phạm pháp luật khác, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội trên địa bàn tỉnh;
b) Quyết định chủ trương, biện pháp nhằm phát huy tiềm năng của địa phương để xây dựng nền quốc phòng toàn dân và an ninh nhân dân vững mạnh, xây dựng khu vực phòng thủ vững chắc đáp ứng yêu cầu thời bình và thời chiến;
c) Quyết định chủ trương, biện pháp xây dựng lực lượng dân quân tự vệ, dự bị động viên, công an xã ở địa phương; quyết định chủ trương, biện pháp kết hợp kinh tế với quốc phòng, an ninh, chuyển hoạt động kinh tế - xã hội của địa phương từ thời bình sang thời chiến;
d) Quyết định biện pháp bảo đảm trật tự công cộng, trật tự an toàn giao thông trên địa bàn tỉnh.
8. Giám sát việc tuân theo Hiến pháp và pháp luật ở địa phương, việc thực hiện nghị quyết của Hội đồng nhân dân tỉnh; giám sát hoạt động của Thường trực Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, Tòa án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân cùng cấp, Ban của Hội đồng nhân dân cấp mình; giám sát văn bản quy phạm pháp luật của Ủy ban nhân dân cùng cấp và văn bản của Hội đồng nhân dân cấp huyện.
9. Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của pháp luật.
1. Ủy ban nhân dân tỉnh gồm Chủ tịch, Phó Chủ tịch và các Ủy viên.
Ủy ban nhân dân tỉnh loại I có không quá bốn Phó Chủ tịch; tỉnh loại II và loại III có không quá ba Phó Chủ tịch.
Ủy viên Ủy ban nhân dân tỉnh gồm các Ủy viên là người đứng đầu cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, Ủy viên phụ trách quân sự, Ủy viên phụ trách công an.
2. Cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh gồm có các sở và cơ quan tương đương sở.
1. Xây dựng, trình Hội đồng nhân dân tỉnh quyết định các nội dung quy định tại các điểm a, b và c khoản 1, các điểm d, đ và e khoản 2, các khoản 3, 4, 5, 6 và 7 Điều 19 của Luật này và tổ chức thực hiện các nghị quyết của Hội đồng nhân dân tỉnh.
2. Quy định tổ chức bộ máy và nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể của cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh.
3. Tổ chức thực hiện ngân sách tỉnh, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, phát triển công nghiệp, xây dựng, thương mại, dịch vụ, du lịch, nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản, mạng lưới giao thông, thủy lợi; thực hiện các biện pháp quản lý, sử dụng đất đai, rừng núi, sông hồ, tài nguyên nước, tài nguyên khoáng sản, nguồn lợi ở vùng biển, vùng trời, tài nguyên thiên nhiên khác; thực hiện các biện pháp phòng, chống thiên tai, bảo vệ môi trường trên địa bàn tỉnh trong phạm vi được phân quyền.
4. Xây dựng và tổ chức thực hiện các chương trình, dự án, đề án của tỉnh đối với vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn.
5. Thực hiện các biện pháp xây dựng thế trận quốc phòng toàn dân gắn với thế trận an ninh nhân dân trên địa bàn tỉnh; chỉ đạo thực hiện kế hoạch xây dựng khu vực phòng thủ vững chắc trên địa bàn tỉnh; tổ chức giáo dục quốc phòng, an ninh và công tác quân sự địa phương; xây dựng và hoạt động tác chiến của bộ đội địa phương, dân quân tự vệ; xây dựng lực lượng dự bị động viên và huy động lực lượng bảo đảm yêu cầu nhiệm vụ theo quy định của pháp luật; xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc ở địa phương.
6. Thực hiện các nhiệm vụ về tổ chức và bảo đảm việc thi hành Hiến pháp và pháp luật, xây dựng chính quyền và địa giới hành chính, giáo dục, đào tạo, khoa học, công nghệ, văn hóa, thông tin, thể dục, thể thao, y tế, lao động, chính sách xã hội, dân tộc, tôn giáo, quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội, hành chính tư pháp, bổ trợ tư pháp và các nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của pháp luật.
7. Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn do cơ quan nhà nước ở trung ương phân cấp, ủy quyền.
8. Phân cấp, ủy quyền cho Ủy ban nhân dân cấp dưới, cơ quan, tổ chức khác thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn của Ủy ban nhân dân tỉnh.
Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh là người đứng đầu Ủy ban nhân dân tỉnh và có các nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
1. Lãnh đạo, điều hành công việc của Ủy ban nhân dân, thành viên Ủy ban nhân dân tỉnh; lãnh đạo, chỉ đạo các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh;
2. Phê chuẩn kết quả bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm Chủ tịch Ủy ban nhân dân, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện; điều động, đình chỉ công tác, cách chức Chủ tịch Ủy ban nhân dân, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện; giao quyền Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện trong trường hợp khuyết Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện giữa hai kỳ họp Hội đồng nhân dân cấp huyện; yêu cầu Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện đình chỉ, cách chức Chủ tịch Ủy ban nhân dân, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp dưới khi không hoàn thành nhiệm vụ được giao hoặc vi phạm pháp luật; bổ nhiệm, miễn nhiệm, điều động, cách chức, khen thưởng, kỷ luật cán bộ, công chức, viên chức thuộc phạm vi quản lý theo quy định của pháp luật;
3. Lãnh đạo, chỉ đạo việc thực hiện các nhiệm vụ thi hành Hiến pháp, pháp luật, các văn bản của cơ quan nhà nước cấp trên, của Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân tỉnh; thực hiện các nhiệm vụ về quốc phòng, an ninh, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội, đấu tranh, phòng, chống tội phạm và các hành vi vi phạm pháp luật khác, phòng, chống quan liêu, tham nhũng; tổ chức thực hiện các biện pháp bảo vệ tài sản của cơ quan, tổ chức, bảo hộ tính mạng, tự do, danh dự, nhân phẩm, tài sản, các quyền và lợi ích hợp pháp khác của công dân; thực hiện các biện pháp quản lý dân cư trên địa bàn tỉnh theo quy định của pháp luật;
4. Lãnh đạo và chịu trách nhiệm về hoạt động của hệ thống hành chính nhà nước từ tỉnh đến cơ sở, bảo đảm tính thống nhất, thông suốt của nền hành chính; chỉ đạo công tác cải cách hành chính, cải cách công vụ, công chức trong hệ thống hành chính nhà nước ở địa phương;
5. Đình chỉ việc thi hành hoặc bãi bỏ văn bản trái pháp luật của cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh và văn bản trái pháp luật của Ủy ban nhân dân, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện. Đình chỉ việc thi hành văn bản trái pháp luật của Hội đồng nhân dân cấp huyện, báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh để đề nghị Hội đồng nhân dân tỉnh bãi bỏ;
6. Tổ chức việc phối hợp với cơ quan nhà nước cấp trên đóng tại địa bàn tỉnh để thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định của pháp luật;
7. Chỉ đạo Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện; ủy quyền cho Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh hoặc người đứng đầu cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn trong phạm vi thẩm quyền của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh;
8. Quản lý và tổ chức sử dụng có hiệu quả công sở, tài sản, các phương tiện làm việc và ngân sách nhà nước được giao trên địa bàn tỉnh theo quy định của pháp luật;
9. Chỉ đạo thực hiện các biện pháp bảo vệ môi trường, phòng, chống cháy, nổ; chỉ đạo và áp dụng các biện pháp để giải quyết các công việc đột xuất, khẩn cấp trong phòng, chống thiên tai, dịch bệnh, an ninh, trật tự, an toàn xã hội trên địa bàn tỉnh theo quy định của pháp luật;
10. Tổ chức việc thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo, xử lý vi phạm pháp luật, tiếp công dân theo quy định của pháp luật;
11. Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn do cơ quan nhà nước ở trung ương phân cấp, ủy quyền.
Chính quyền địa phương ở huyện là cấp chính quyền địa phương gồm có Hội đồng nhân dân huyện và Ủy ban nhân dân huyện.
1. Tổ chức và bảo đảm việc thi hành Hiến pháp và pháp luật trên địa bàn huyện.
2. Quyết định những vấn đề của huyện trong phạm vi được phân quyền, phân cấp theo quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan.
3. Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn do cơ quan hành chính nhà nước cấp trên ủy quyền.
4. Kiểm tra, giám sát tổ chức và hoạt động của chính quyền địa phương cấp xã.
5. Chịu trách nhiệm trước chính quyền địa phương cấp tỉnh về kết quả thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn của chính quyền địa phương ở huyện.
6. Quyết định và tổ chức thực hiện các biện pháp nhằm phát huy quyền làm chủ của Nhân dân, huy động các nguồn lực xã hội để xây dựng và phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh trên địa bàn huyện.
1. Hội đồng nhân dân huyện gồm các đại biểu Hội đồng nhân dân do cử tri ở huyện bầu ra.
Việc xác định tổng số đại biểu Hội đồng nhân dân huyện được thực hiện theo nguyên tắc sau đây:
a) Huyện miền núi, vùng cao, hải đảo có từ bốn mươi nghìn dân trở xuống được bầu ba mươi đại biểu; có trên bốn mươi nghìn dân thì cứ thêm năm nghìn dân được bầu thêm một đại biểu, nhưng tổng số không quá bốn mươi đại biểu;
b) Huyện không thuộc trường hợp quy định tại điểm a khoản này có từ tám mươi nghìn dân trở xuống được bầu ba mươi đại biểu; có trên tám mươi nghìn dân thì cứ thêm mười nghìn dân được bầu thêm một đại biểu, nhưng tổng số không quá bốn mươi đại biểu;
c) Số lượng đại biểu Hội đồng nhân dân ở huyện có từ ba mươi đơn vị hành chính cấp xã trực thuộc trở lên do Ủy ban thường vụ Quốc hội quyết định theo đề nghị của Thường trực Hội đồng nhân dân cấp tỉnh, nhưng tổng số không quá bốn mươi lăm đại biểu.
2. Thường trực Hội đồng nhân dân huyện gồm Chủ tịch Hội đồng nhân dân, hai Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân và các Ủy viên là Trưởng ban của Hội đồng nhân dân huyện. Chủ tịch Hội đồng nhân dân huyện có thể là đại biểu Hội đồng nhân dân hoạt động chuyên trách; Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân huyện là đại biểu Hội đồng nhân dân hoạt động chuyên trách.
3. Hội đồng nhân dân huyện thành lập Ban pháp chế, Ban kinh tế - xã hội; nơi nào có nhiều đồng bào dân tộc thiểu số thì thành lập Ban dân tộc. Ủy ban thường vụ Quốc hội quy định tiêu chuẩn, điều kiện thành lập Ban dân tộc quy định tại khoản này.
Ban của Hội đồng nhân dân huyện gồm có Trưởng ban, một Phó Trưởng ban và các Ủy viên. Số lượng Ủy viên của các Ban của Hội đồng nhân dân huyện do Hội đồng nhân dân huyện quyết định. Trưởng ban của Hội đồng nhân dân huyện có thể là đại biểu Hội đồng nhân dân hoạt động chuyên trách; Phó Trưởng ban của Hội đồng nhân dân huyện là đại biểu Hội đồng nhân dân hoạt động chuyên trách.
4. Các đại biểu Hội đồng nhân dân huyện được bầu ở một hoặc nhiều đơn vị bầu cử hợp thành Tổ đại biểu Hội đồng nhân dân. Số lượng Tổ đại biểu Hội đồng nhân dân, Tổ trưởng và Tổ phó của Tổ đại biểu Hội đồng nhân dân do Thường trực Hội đồng nhân dân huyện quyết định.
1. Nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng nhân dân huyện trong tổ chức và bảo đảm việc thi hành Hiến pháp, pháp luật và trong lĩnh vực quốc phòng, an ninh, xây dựng chính quyền:
a) Ban hành nghị quyết về những vấn đề thuộc nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng nhân dân huyện;
b) Quyết định biện pháp thực hiện nhiệm vụ về quốc phòng, an ninh; biện pháp bảo đảm trật tự, an toàn xã hội, đấu tranh, phòng, chống tội phạm và các hành vi vi phạm pháp luật khác, phòng, chống quan liêu, tham nhũng trong phạm vi được phân quyền; biện pháp bảo vệ tài sản của cơ quan, tổ chức, bảo hộ tính mạng, tự do, danh dự, nhân phẩm, tài sản, các quyền và lợi ích hợp pháp khác của công dân trên địa bàn huyện theo quy định của pháp luật;
c) Quyết định biện pháp để thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn do cơ quan nhà nước cấp trên phân cấp; quyết định việc phân cấp cho chính quyền địa phương, cơ quan nhà nước cấp dưới thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của chính quyền địa phương ở huyện;
d) Bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm Chủ tịch Hội đồng nhân dân, Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân, Trưởng ban, Phó Trưởng ban của Hội đồng nhân dân huyện; bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm Chủ tịch Ủy ban nhân dân, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân và các Ủy viên Ủy ban nhân dân huyện; bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm Hội thẩm Tòa án nhân dân huyện;
đ) Lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm đối với người giữ chức vụ do Hội đồng nhân dân bầu theo quy định tại Điều 88 và Điều 89 của Luật này;
e) Bãi bỏ một phần hoặc toàn bộ văn bản trái pháp luật của Ủy ban nhân dân, Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện; bãi bỏ một phần hoặc toàn bộ văn bản trái pháp luật của Hội đồng nhân dân cấp xã;
g) Quyết định thành lập, bãi bỏ cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân huyện;
h) Giải tán Hội đồng nhân dân cấp xã trong trường hợp Hội đồng nhân dân đó làm thiệt hại nghiêm trọng đến lợi ích của Nhân dân và trình Hội đồng nhân dân cấp tỉnh phê chuẩn trước khi thi hành;
i) Bãi nhiệm đại biểu Hội đồng nhân dân huyện và chấp nhận việc đại biểu Hội đồng nhân dân huyện xin thôi làm nhiệm vụ đại biểu.
2. Nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng nhân dân huyện trong lĩnh vực kinh tế, tài nguyên, môi trường:
a) Thông qua kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội trung hạn và hằng năm của huyện, quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của huyện trước khi trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt;
b) Quyết định dự toán thu ngân sách nhà nước trên địa bàn; dự toán thu, chi ngân sách địa phương và phân bổ dự toán ngân sách huyện; điều chỉnh dự toán ngân sách địa phương trong trường hợp cần thiết; phê chuẩn quyết toán ngân sách địa phương. Quyết định chủ trương đầu tư chương trình, dự án của huyện theo quy định của pháp luật;
c) Quyết định quy hoạch, kế hoạch phát triển các ngành, lĩnh vực trên địa bàn huyện trong phạm vi được phân quyền;
d) Quyết định biện pháp quản lý và sử dụng đất đai, rừng núi, sông hồ, nguồn nước, tài nguyên trong lòng đất, nguồn lợi ở vùng biển và các nguồn tài nguyên thiên nhiên khác; biện pháp bảo vệ và cải thiện môi trường, phòng, chống và khắc phục hậu quả thiên tai, bão, lụt ở địa phương theo quy định của pháp luật.
3. Quyết định biện pháp phát triển hệ thống giáo dục mầm non, tiểu học và trung học cơ sở; biện pháp phát triển sự nghiệp văn hóa, thông tin, thể dục, thể thao; biện pháp bảo vệ, chăm sóc sức khỏe nhân dân, phòng, chống dịch bệnh, thực hiện chính sách dân số, kế hoạch hóa gia đình; biện pháp phát triển việc làm, thực hiện chính sách ưu đãi đối với người có công với cách mạng, chính sách bảo trợ xã hội, xóa đói, giảm nghèo; biện pháp bảo đảm việc thực hiện chính sách dân tộc, tôn giáo trên địa bàn huyện theo quy định của pháp luật.
4. Giám sát việc tuân theo Hiến pháp và pháp luật ở địa phương, việc thực hiện nghị quyết của Hội đồng nhân dân huyện; giám sát hoạt động của Thường trực Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, Tòa án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân cùng cấp, Ban của Hội đồng nhân dân cấp mình; giám sát văn bản quy phạm pháp luật của Ủy ban nhân dân cùng cấp và văn bản của Hội đồng nhân dân cấp xã.
5. Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của pháp luật.
1. Ủy ban nhân dân huyện gồm Chủ tịch, Phó Chủ tịch và các Ủy viên.
Ủy ban nhân dân huyện loại I có không quá ba Phó Chủ tịch; huyện loại II và loại III có không quá hai Phó Chủ tịch.
Ủy viên Ủy ban nhân dân huyện gồm các Ủy viên là người đứng đầu cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân huyện, Ủy viên phụ trách quân sự, Ủy viên phụ trách công an.
2. Cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân huyện gồm có các phòng và cơ quan tương đương phòng.
1. Xây dựng, trình Hội đồng nhân dân huyện quyết định các nội dung quy định tại các điểm a, b, c và g khoản 1, khoản 2 và khoản 3 Điều 26 của Luật này và tổ chức thực hiện các nghị quyết của Hội đồng nhân dân huyện.
2. Quy định tổ chức bộ máy và nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể của cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân huyện.
3. Tổ chức thực hiện ngân sách huyện; thực hiện các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, phát triển công nghiệp, xây dựng, thương mại, dịch vụ, du lịch, nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản, mạng lưới giao thông, thủy lợi, xây dựng điểm dân cư nông thôn; quản lý và sử dụng đất đai, rừng núi, sông hồ, tài nguyên nước, tài nguyên khoáng sản, nguồn lợi ở vùng biển, tài nguyên thiên nhiên khác; bảo vệ môi trường trên địa bàn huyện theo quy định của pháp luật.
4. Thực hiện các nhiệm vụ về tổ chức và bảo đảm việc thi hành Hiến pháp và pháp luật, xây dựng chính quyền và địa giới hành chính, giáo dục, đào tạo, khoa học, công nghệ, văn hóa, thông tin, thể dục, thể thao, y tế, lao động, chính sách xã hội, dân tộc, tôn giáo, quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội, hành chính tư pháp, bổ trợ tư pháp và các nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của pháp luật.
5. Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn do cơ quan nhà nước cấp trên phân cấp, ủy quyền.
6. Phân cấp, ủy quyền cho Ủy ban nhân dân cấp xã, cơ quan, tổ chức khác thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn của Ủy ban nhân dân huyện.
Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện là người đứng đầu Ủy ban nhân dân huyện và có các nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
1. Lãnh đạo và điều hành công việc của Ủy ban nhân dân, các thành viên Ủy ban nhân dân huyện; lãnh đạo, chỉ đạo các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân huyện;
2. Phê chuẩn kết quả bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm Chủ tịch Ủy ban nhân dân, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã; điều động, đình chỉ công tác, cách chức Chủ tịch Ủy ban nhân dân, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã; giao quyền Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã trong trường hợp khuyết Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã giữa hai kỳ họp Hội đồng nhân dân cấp xã; bổ nhiệm, miễn nhiệm, điều động, cách chức, khen thưởng, kỷ luật cán bộ, công chức, viên chức thuộc phạm vi quản lý theo quy định của pháp luật;
3. Lãnh đạo, chỉ đạo việc thực hiện các nhiệm vụ thi hành Hiến pháp, pháp luật, các văn bản của cơ quan nhà nước cấp trên, của Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân huyện; bảo đảm quốc phòng, an ninh và trật tự, an toàn xã hội; bảo vệ tài sản của cơ quan, tổ chức, bảo hộ tính mạng, tự do, danh dự, nhân phẩm, tài sản, các quyền và lợi ích hợp pháp khác của công dân; thực hiện các biện pháp quản lý dân cư trên địa bàn huyện;
4. Lãnh đạo và chịu trách nhiệm về hoạt động của hệ thống hành chính nhà nước từ huyện đến cơ sở, bảo đảm tính thống nhất, thông suốt của nền hành chính; chỉ đạo công tác cải cách hành chính và cải cách công vụ, công chức trong hệ thống hành chính nhà nước ở địa phương;
5. Đình chỉ việc thi hành hoặc bãi bỏ văn bản trái pháp luật của cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân huyện và văn bản trái pháp luật của Ủy ban nhân dân, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã. Đình chỉ việc thi hành văn bản trái pháp luật của Hội đồng nhân dân cấp xã, báo cáo Ủy ban nhân dân huyện để đề nghị Hội đồng nhân dân huyện bãi bỏ;
6. Chỉ đạo Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã; ủy quyền cho Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện hoặc người đứng đầu cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân huyện thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn trong phạm vi thẩm quyền của Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện;
7. Quản lý và tổ chức sử dụng có hiệu quả công sở, tài sản, phương tiện làm việc và ngân sách nhà nước được giao trên địa bàn huyện theo quy định của pháp luật;
8. Tổ chức việc thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo, xử lý vi phạm pháp luật, tiếp công dân theo quy định của pháp luật;
9. Chỉ đạo thực hiện các biện pháp bảo vệ môi trường, phòng, chống cháy, nổ; chỉ đạo và áp dụng các biện pháp để giải quyết các công việc đột xuất, khẩn cấp trong phòng, chống thiên tai, dịch bệnh, an ninh, trật tự, an toàn xã hội trên địa bàn huyện theo quy định của pháp luật;
10. Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn do cơ quan nhà nước cấp trên phân cấp, ủy quyền.
Chính quyền địa phương ở xã là cấp chính quyền địa phương gồm có Hội đồng nhân dân xã và Ủy ban nhân dân xã.
1. Tổ chức và bảo đảm việc thi hành Hiến pháp và pháp luật trên địa bàn xã.
2. Quyết định những vấn đề của xã trong phạm vi được phân quyền, phân cấp theo quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan.
3. Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn do cơ quan hành chính nhà nước cấp trên ủy quyền.
4. Chịu trách nhiệm trước chính quyền địa phương cấp huyện về kết quả thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn của chính quyền địa phương ở xã.
5. Quyết định và tổ chức thực hiện các biện pháp nhằm phát huy quyền làm chủ của Nhân dân, huy động các nguồn lực xã hội để xây dựng và phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh trên địa bàn xã.
1. Hội đồng nhân dân xã gồm các đại biểu Hội đồng nhân dân do cử tri ở xã bầu ra.
Việc xác định tổng số đại biểu Hội đồng nhân dân xã được thực hiện theo nguyên tắc sau đây:
a) Xã miền núi, vùng cao và hải đảo có từ một nghìn dân trở xuống được bầu mười lăm đại biểu;
b) Xã miền núi, vùng cao và hải đảo có trên một nghìn dân đến hai nghìn dân được bầu hai mươi đại biểu;
c) Xã miền núi, vùng cao và hải đảo có trên hai nghìn dân đến ba nghìn dân được bầu hai mươi lăm đại biểu; có trên ba nghìn dân thì cứ thêm một nghìn dân được bầu thêm một đại biểu, nhưng tổng số không quá ba mươi lăm đại biểu;
d) Xã không thuộc quy định tại các điểm a, b và c khoản này có từ bốn nghìn dân trở xuống được bầu hai mươi lăm đại biểu; có trên bốn nghìn dân thì cứ thêm hai nghìn dân được bầu thêm một đại biểu, nhưng tổng số không quá ba mươi lăm đại biểu.
2. Thường trực Hội đồng nhân dân xã gồm Chủ tịch Hội đồng nhân dân, một Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân. Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân xã là đại biểu Hội đồng nhân dân hoạt động chuyên trách.
3. Hội đồng nhân dân xã thành lập Ban pháp chế, Ban kinh tế - xã hội. Ban của Hội đồng nhân dân xã gồm có Trưởng ban, một Phó Trưởng ban và các Ủy viên. Số lượng Ủy viên của các Ban của Hội đồng nhân dân xã do Hội đồng nhân dân xã quyết định. Trưởng ban, Phó Trưởng ban và các Ủy viên của các Ban của Hội đồng nhân dân xã hoạt động kiêm nhiệm.
1. Ban hành nghị quyết về những vấn đề thuộc nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng nhân dân xã.
2. Quyết định biện pháp bảo đảm trật tự, an toàn xã hội, đấu tranh, phòng, chống tội phạm và các hành vi vi phạm pháp luật khác, phòng, chống quan liêu, tham nhũng trong phạm vi được phân quyền; biện pháp bảo vệ tài sản của cơ quan, tổ chức, bảo hộ tính mạng, tự do, danh dự, nhân phẩm, tài sản, các quyền và lợi ích hợp pháp khác của công dân trên địa bàn xã.
3. Bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm Chủ tịch Hội đồng nhân dân, Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân, Trưởng ban, Phó Trưởng ban của Hội đồng nhân dân xã; bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm Chủ tịch Ủy ban nhân dân, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân và các Ủy viên Ủy ban nhân dân xã.
4. Quyết định dự toán thu ngân sách nhà nước trên địa bàn; dự toán thu, chi ngân sách xã; điều chỉnh dự toán ngân sách xã trong trường hợp cần thiết; phê chuẩn quyết toán ngân sách xã. Quyết định chủ trương đầu tư chương trình, dự án của xã trong phạm vi được phân quyền.
5. Giám sát việc tuân theo Hiến pháp và pháp luật ở địa phương, việc thực hiện nghị quyết của Hội đồng nhân dân xã; giám sát hoạt động của Thường trực Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân cùng cấp, Ban của Hội đồng nhân dân cấp mình; giám sát văn bản quy phạm pháp luật của Ủy ban nhân dân cùng cấp.
6. Lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm đối với người giữ chức vụ do Hội đồng nhân dân xã bầu theo quy định tại Điều 88 và Điều 89 của Luật này.
7. Bãi nhiệm đại biểu Hội đồng nhân dân xã và chấp nhận việc đại biểu Hội đồng nhân dân xã xin thôi làm nhiệm vụ đại biểu.
8. Bãi bỏ một phần hoặc toàn bộ văn bản trái pháp luật của Ủy ban nhân dân, Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã.
Ủy ban nhân dân xã gồm Chủ tịch, Phó Chủ tịch, Ủy viên phụ trách quân sự, Ủy viên phụ trách công an.
Ủy ban nhân dân xã loại I có không quá hai Phó Chủ tịch; xã loại II và loại III có một Phó Chủ tịch
1. Xây dựng, trình Hội đồng nhân dân xã quyết định các nội dung quy định tại các khoản 1, 2 và 4 Điều 33 của Luật này và tổ chức thực hiện các nghị quyết của Hội đồng nhân dân xã.
2. Tổ chức thực hiện ngân sách địa phương.
3. Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn do cơ quan nhà nước cấp trên phân cấp, ủy quyền cho Ủy ban nhân dân xã.
Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã là người đứng đầu Ủy ban nhân dân xã và có các nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
1. Lãnh đạo và điều hành công việc của Ủy ban nhân dân, các thành viên Ủy ban nhân dân xã;
2. Lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện các nhiệm vụ về tổ chức và bảo đảm việc thi hành Hiến pháp, pháp luật, các văn bản của cơ quan nhà nước cấp trên, của Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân xã; thực hiện các nhiệm vụ về quốc phòng, an ninh, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội, đấu tranh, phòng, chống tội phạm và các hành vi vi phạm pháp luật khác, phòng, chống quan liêu, tham nhũng; tổ chức thực hiện các biện pháp bảo vệ tài sản của cơ quan, tổ chức, bảo hộ tính mạng, tự do, danh dự, nhân phẩm, tài sản, các quyền và lợi ích hợp pháp khác của công dân; thực hiện các biện pháp quản lý dân cư trên địa bàn xã theo quy định của pháp luật;
3. Quản lý và tổ chức sử dụng có hiệu quả công sở, tài sản, phương tiện làm việc và ngân sách nhà nước được giao theo quy định của pháp luật;
4. Giải quyết khiếu nại, tố cáo, xử lý vi phạm pháp luật, tiếp công dân theo quy định của pháp luật;
5. Ủy quyền cho Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn trong phạm vi thẩm quyền của Chủ tịch Ủy ban nhân dân;
6. Chỉ đạo thực hiện các biện pháp bảo vệ môi trường, phòng, chống cháy, nổ; áp dụng các biện pháp để giải quyết các công việc đột xuất, khẩn cấp trong phòng, chống thiên tai, dịch bệnh, an ninh, trật tự, an toàn xã hội trên địa bàn xã theo quy định của pháp luật;
7. Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn do cơ quan nhà nước cấp trên phân cấp, ủy quyền.
RURAL LOCAL GOVERNMENT
Section 1: DUTIES, POWERS AND ORGANIZATIONAL STRUCTURE OF THE LOCAL GOVERNMENT OF THE PROVINCE
Article 16. Local government of the province
Local government of the province is the level of local government composed of the People's Council and the People’s Committee at the provincial level.
Article 17. Duties, powers of the local government of the province
1. Arrange and ensure the enforcement of the Constitution and legislation throughout a province.
2. Make a decision on issues in a province within their decentralized or delegated powers as stipulated by this Law and other law regulations.
3. Carry out duties and powers delegated by central State administrative agencies.
4. Examine and supervise organization and operation of local governments at administrative units within a province.
5. Assume responsibility to superior-level state organs for the result of implementation of duties and powers of the local government at the provincial level.
6. Cooperate with centrally and locally-governed state organs in enhancing economic connections between regions, and implement the regional planning and ensure the consistency in the national economy.
7. Decide and organize the implementation of measures to promote the People’s mastery, and mobilize social resources to serve the purpose of socio-economic construction and development, national defense and security maintenance throughout a province.
Article 18. Organizational structure of the province-level People’s Council
1. The province-level People’s Council shall be composed of delegates elected by voters residing in a province.
Total delegates of the province-level People’s Council shall be determined according to the following rules:
a) Mountainous and elevated provinces populated by less than five hundred thousand of inhabitants shall be allowed to elect 50 delegates; as for those populated by more than five hundred thousand of inhabitants, one delegate will be additionally elected for an increase by thirty thousand of inhabitants but the total number of delegates to be elected is restricted to eighty five delegates;
b) Provinces not mentioned in Point a of this Clause and populated by less than one million of inhabitants shall be allowed to elect fifty delegates; as for those populated by more than one million of inhabitants, one delegate will be additionally elected for an increase by fifty thousand of inhabitants but the total number of delegates to be elected is restricted to ninety five delegates.
2. The Standing Committee of the province-level People’s Council shall be composed of the Chairperson of the People’s Council, two Vice Chairpersons and members who hold the position as the Heads of committees of the People's Council and the Chief of the Office of the province-level People’s Council. The Chairperson of the province-level People’s Council may be the full-time delegate of the People’s Council; the Vice Chairperson of the province-level People’s Council may be the full-time delegate of the People’s Council.
3. The province-level People’s Council shall establish the Committee on Legislation, Economy – Budget, Culture – Society; as for ethnic minority provinces, the Committee on Ethnic Minority shall be established. The National Assembly Standing Committee shall regulate criteria and conditions for establishment of the Committee on Ethnic Minority stipulated in this Clause.
Each committee of the province-level People’s Council shall be composed of the Head and a maximum of two Vice Heads and Members. The number of members of Committees of the province-level People’s Council shall be decided by the People’s Council. The Head of the Committee of the province-level People’s Council may be the full-time delegate of the People’s Council; the Vice Head of the Committee of the province-level People’s Council may be the full-time delegate of the People’s Council.
4. Delegates of the province-level People’s Council elected from one or various electoral unit(s) shall constitute the Delegate Coalition of the People's Council. The number of the Delegate Coalitions of the People’s Council, the Coalition Leader and Vice Leader, shall be decided by the Standing Committee of the province-level People’s Council.
Article 19. Duties and powers of the provincial-level People’s Council
1. During the process of organizing and ensuring the implementation of the Constitution and legislation, the province-level People's Council shall perform its duties and exercise its powers as follows:
a) Promulgate the resolution on issues that fall within duties and powers of the province-level People’s Council;
b) Decide on measures to maintain social order and safety, and prevent and combat crimes and other law violations, and prevent and struggle against bureaucracy or corruption under its delegated authority; measures to secure assets owned by agencies or organizations, and protect human life, freedom, honor, dignity, property and other lawful rights and interests of civilians residing in the province;
c) Decide measures to perform duties and exercise powers decentralized by superior-level state organs; decide to decentralize duties and powers of province-level governments to district-level and commune-level local governments and inferior-level government agencies;
d) Abolish part or all of law-breaking documents issued by the province-level People’s Committee and the President of the province-level People’s Committee; abolish part or all of law-breaking documents issued by the district-level People’s Council;
dd) Dissolve the district-level People’s Council if this People's Council causes serious harm to the People's interests and request National Assembly Standing Committee to approve this dissolution; approve resolutions of the district-level People’s Council on dissolution of the commune-level People’s Council.
2. In the course of the government construction, the province-level People’s Council shall implement the following duties and powers:
a) Elect, discharge and dismiss the Chairperson of the People's Council, Vice Chairperson of the People's Council, Head, Vice Head of the Committee of the province-level People's Council, and Chief of the Office of the province-level People's Council, from office; elect, discharge and dismiss the President of the People’s Committee, Vice President of the People’s Committee, and members of the province-level People’s Committee, from office; elect, discharge and dismiss jurors of the province-level People’s Court from office;
b) Hold a vote on and cast its vote for confidence in present incumbents elected by the province-level People’s Council in accordance with regulations laid down in Article 88 and Article 89 enshrined in this Law;
c) Dismiss delegates of the province-level People’s Council from office and accept the resignation of delegates of the province-level People’s Council from office;
d) Issue a decision to establish or dissolve professional divisions of the province-level People's Committee;
dd) Grant a decision on the structure of civil servants working for divisions of the People's Council, the People's Committee and public administrative units of the all-level People's Committee within the province according to the permitted number of personnel approved by the Government; the number and level of allowances paid to part-time position holders working at communes, villages, residential quarters, and approve the total number of employees working for public administrative units that fall within the remit of province-level authorities in accordance with the Government’s regulations;
e) Make a decision to establish, dissolve, merge and split villages and residential quarters; choose or change names of villages, residential quarters, streets, alleys, squares and public structures at local areas in accordance with legal regulations.
3. In the economic, natural resource and environment sectors, the province-level People’s Council shall implement the following duties and powers:
a) Decide the long-term, midterm and annual socio-economic development plan in the province; decide the planning and proposal for development of industries and sectors in the province within their delegated powers;
b) Decide the plan of government revenues in the province; decide the plan of local government revenues and expenditures, and budget distribution according to the budget plan applied at their administrative level; adjust the plan of local government budget when necessary; approve the local government budget balance. Decide the investment plan, program or project in the province in accordance with legal regulations.
c) Decide issues relating to fee and charge in accordance with laws; the People’s contributions; application for domestic loan capital through issuance of local government bonds, municipal bonds, construction bonds and other forms of capital mobilization in accordance with legal regulations;
d) Decide specific plan and measures to encourage and mobilize economic sectors to get involved in providing public services throughout the provincial territory in accordance with legal regulations;
dd) Decide other measures to facilitate the socio-economic growth throughout the province in accordance with legal regulations;
e) Decide the construction and urban planning within their delegated powers in accordance with laws; the regional economic link between local governments at different levels which is appropriate for the current conditions and characteristics of provinces and ensures the consistency of the national economy;
g) Decide the planning for development of industrial, agricultural, forestry and fishery extension service organizations, and commercial, service, tourism and traffic network throughout the province in accordance with legal regulations;
h) Approve the planning and proposal for land use in the province before requesting the Government to grant its approval; decide measures to manage, use land, water and mineral resources, and source of income gained from sea, air and other natural resources as well as protect environment within their delegated powers.
4. In the field of education, training, science, technology, culture, information, sports and physical activities, the province-level People’s Council shall implement the following duties and powers:
a) Decide measures to develop the network of educational facilities and conditions to ensure educational and training operations within their delegated powers; decide educational and training service price to be applied at public educational and training establishments that fall within the remit of provincial authorities in accordance with laws;
b) Decide measures to encourage scientific research development, promote creative ideas, technical improvements and apply scientific or technological advances throughout the province;
c) Decide measures to enhance the development of culture, information, physical activities and sports; measures to protect and uphold the values of local cultural heritages; measures to assure activities pertaining to culture, information, advertising, press, publication, physical exercise and sports in the province within their delegated powers.
5. In the field of healthcare, labor and implementation of social policies, the province-level People’s Council shall implement the following duties and powers:
a) Decide measures to develop the network of healthcare establishments at provinces, districts and communes;
b) Decide the healthcare service price to be applied at state-owned healthcare establishments that fall within the remit of province-level authorities in accordance with laws;
c) Decide measures to protect, take care of the People's health; protect and look after mothers, children, the elderly, the disabled, the poor and homeless orphans and the underprivileged. Decide measures to prevent and control diseases and epidemics; measures to implement policies on the population and family planning in the province;
d) Decide measures to manage, use and develop human resources in the province; measures to generate employments, raise productivity, increase income and improve work conditions and assure the occupational safety and hygiene;
dd) Decide incentive policies for civil servants, public employees and laborers to work in the provinces which must be relevant to local government budget capacity and regulations laid down by superior-level state organs;
e) Decide measures to implement preferential policies for persons who performed meritorious services during the revolution; measures to implement social security and welfare policies, and measures to eradicate hunger and reduce poverty.
6. With respect to ethnic minority and religion affairs, the province-level People’s Council shall implement the following duties and powers:
a) Decide measures to implement ethnic minority policies, improve material and spiritual life, and raise intellectual standards of ethnic minorities, and ensure the racial equality and promote solidarity among people as well as support or mutual assistance amongst ethnic groups in the province;
b) Decide measures to implement religion policies within their delegated powers; measures to ensure the religious equality, belief and religious freedom within the province.
7. In the field of national defense, security, social order and safety assurance, the province-level People’s Council shall implement the following duties and powers:
a) Decide measures to assure performance of national defense and security duties in accordance with laws; uphold the political security, combat, prevent and control corruption, crimes and other violations against laws, and assure social order and safety in the province;
b) Decide plans and measures to develop local potential to build solid all-people national defence and people's security, and build a firm stronghold to meet all requirements during the peace and war time;
c) Decide plans and measures to build self-defense forces, militia, reserve forces, locally-governed communal police; decide plans and measures to connect economy with national defense and security, and shift local socio-economic activities from peacetime to wartime;
d) Decide measures to maintain the public order and traffic safety in the provincial territory.
8. The province-level People’s Council shall perform its duties and exercise its powers to supervise the compliance with the Constitution and legislation in the province, the implementation of its resolutions; supervise operations of the Standing Committee of the People’s Council, the People’s Committee, the People’s Court, the People’s Procuracy at the same level, Committees of the same-level People’s Council; supervise legislative documents provided by the People’s Committee and other instruments issued by the district-level People’s Council.
9. The province-level People's Council shall perform other duties and exercise other powers in accordance with laws.
Article 20. Organizational structure of the provincial-level People’s Committee
1. The People’s Committee shall be composed of the President, Vice Presidents and members.
The first-grade provincial People’s Committee shall be composed of a maximum of four Vice Presidents; the second- and third-grade provincial People’s Committee shall be composed of a maximum of three Vice Presidents.
The province-level People’s Committee’s members shall be composed of members who are heads of its professional divisions, those in charge of military affairs and those in charge of public security affairs.
2. Article 9. Professional affiliates of the province-level People’s Committee shall comprise departments and department-level agencies.
Article 21. Duties and powers of the provincial-level People’s Committee
1. Formulate and submit contents stipulated in Point a, b and c Clause 1, and Point d, dd and e Clause 2, and Clause 3, 4, 5, 6 and 7 Article 19 enshrined in this Law to the province-level People’s Council, and organize the implementation of resolutions issued by the province-level People’s Council.
2. Regulate the organizational structure, and duties and powers of professional affiliates of the province-level People’s Committee.
3. Execute the provincial budget, perform duties to socio-economic, industrial, construction, commerce, service, tourism, agriculture, forestry, fishery, traffic and irrigation system development; take measures to manage and use lands, forests, mountains, lakes, rivers, water and mineral resources, and sources of income gained from sea, air and other natural resources; take measures to prevent, control natural disasters, protect environment in the province within its delegated powers.
4. Develop and organize the implementation of provincial programs, projects and proposals for ethnic minority regions or areas faced with extremely difficult socio-economic conditions.
5. Implement measures to build the all-people national defence disposition in connection with the people’s security posture in the province; provide guidelines to execute the plan to build a firm stronghold in the province; organize classes or courses to train in national defence and security and military activities in the province; formulate and execute the fighting tactics of local soldiers, self-defence forces; build military reserve forces and mobilize forces to secure task fulfillment in accordance with laws; launch the movement of all-people national security protection in the province.
6. Perform duties to organization and guarantee of the enforcement of the Constitution and legislation, and government construction, administrative division, education, training, science, technology, culture, information, physical activities, sports, healthcare, labor, social policies, ethnic and religion affairs, national defence, security, social order and safety, justice administration, justice assistance as well as other duties, and exercise other powers in accordance with laws.
7. Carry out duties and powers decentralized and delegated by centrally-governed state organs.
8. Decentralize and delegate duties and powers of the provincial People’s Committee to the inferior-level People’s Committee and other agencies or organizations.
Article 22. Duties and powers of the President of the provincial People’s Committee
The President of the provincial People’s Committee is the Head of the provincial People’s Committee and has the following duties and powers:
1. Lead and direct tasks of the provincial People’s Committee and members of the provincial People’s Committee; take on the leadership over and direct professional divisions of the provincial People’s Committee;
2. Approve the result of election, discharge and dismissal from office of the President of the People’s Committee, the Vice President of the district-level People’s Committee; dispatch, suspend or dismiss the President of the People's Committee, and the Vice President of the district-level People's Committee, from office; Delegate powers to the President of the district-level People’s Committee in the event that there is a vacancy for the President of the district-level People's Committee in between two sessions of the district-level People's Council; request the district-level People’s Committee to suspend or dismiss the President of the People’s Committee, and the Vice President of the inferior-level People's Committee, from office when they fail to fulfill their assigned duties or commit any violation against laws; designate, discharge, dispatch, dismiss, reward and sanction civil servants and public employees that fall within his/her remit in accordance with laws;
3. Lead and direct the performance of duties to enforcement of the Constitution, laws and instruments issued by superior-level state organs, the provincial People's Council and the provincial People's Committee; perform duties to national defense and security, and maintain social order and safety, and prevent and combat crimes and other violations against laws, and prevent and struggle against bureaucracy or corruption; organize the implementation of measures to secure assets owned by agencies or organizations, and protect human life, freedom, honor, dignity, property and other lawful rights and interests of citizens; implement measures to manage inhabitants living in the province in accordance with legal regulations;
4. Lead and bear responsibility for operations of the state administrative system from the provincial to grassroots level, and ensure the consistency and transparency of the administrative system; direct reforms in the administrative, working and personnel structure which constitutes the local state administrative system;
5. Suspend the enforcement or abolish law-breaking instruments issued by professional affiliates of the provincial People’s Committee, the district-level People’s Committee and the Chairperson of the district-level People’s Council. Suspend the enforcement of law-breaking instruments issued by the district-level People’s Council, and send a report to the provincial People’s Committee to request the provincial People’s Council to allow abolishment of these instruments;
6. Cooperate with superior-level state organs located in the provinces in performance of duties and exercise of powers in accordance with legal regulations;
7. Direct the President of the district-level People's Committee; authorize the Vice Presidents of the provincial People's Committee or the Heads of professional affiliates of the provincial People's Committee to perform duties and exercise powers that fall within the remit of the President of the provincial People's Committee;
8. Manage and use working offices, assets and equipment and allocated government budget in an effective manner in the province as stipulated by laws;
9. Direct application of measures to protect environment, and prevent and control fire and explosion; provide directions on and apply measures to deal with unscheduled tasks and emergencies in preventing and responding to natural disasters, diseases and epidemics, and issues relating to social security, order and safety in the province as prescribed by laws;
10. Conduct inspection, examination and settlement of complaints, denunciations and violations against laws as well as hold receptions for citizens in accordance with legal regulations;
11. Carry out duties and powers decentralized and delegated by centrally-governed state organs.
Section 2: DUTIES, POWERS AND ORGANIZATIONAL STRUCTURE OF THE LOCAL GOVERNMENT OF THE RURAL DISTRICT
Article 23. Local government of the rural district
Local government of the rural district is the level of local government composed of the district-level People's Council and the district-level People’s Committee.
Article 24. Duties, powers of the local government of the rural district
1. Arrange and ensure the enforcement of the Constitution and legislation throughout the district.
2. Make a decision on issues in the district within their decentralized or delegated powers as stipulated by this Law and other relevant legal regulations.
3. Carry out duties and powers delegated by superior-level State organs.
4. Examine and supervise organization and operation of local governments at the communal level.
5. Assume responsibility to provincial-level governments for the result of implementation of duties and powers of the local government at the district level.
6. Decide and organize the implementation of measures to promote the People’s mastery, and mobilize social resources to serve the purpose of socio-economic construction and development, national defense and security assurance throughout the district’s territory.
Article 25. Organizational structure of the district-level People’s Council
1. The district-level People’s Council shall be composed of delegates elected by civil electorate living in the district.
Total number of delegates of the district-level People’s Council shall be determined according to the following rules:
a) Mountainous, highland and island districts populated by less than forty thousand of inhabitants shall be allowed to elect thirty delegates; as for those populated by more than forty thousand of inhabitants, one delegate will be additionally elected for an increase by five thousand of inhabitants but the total number of delegates to be elected is restricted to forty delegates;
b) Districts not mentioned in Point a of this Clause and populated by less than eighty thousand of inhabitants shall be allowed to elect thirty delegates; as for those populated by more than eighty thousand of inhabitants, one delegate will be additionally elected for an increase by ten thousand of inhabitants but the total number of delegates to be elected is restricted to forty delegates;
c) The number of elected delegates of the People's Council governing the district comprising more than thirty communal-level administrative units shall be decided by the National Assembly Standing Committee as requested by the Standing Committee of the provincial-level People's Council, but shall be restricted to forty five delegates.
2. The Standing Committee of the district-level People’s Council shall be composed of the Chairperson, two Vice Chairpersons of the district-level People’s Council and members who hold the position as the Heads of committees of the district-level People's Council. The Chairperson of the district-level People’s Council may be the full-time delegate of the People’s Council; the Vice Chairperson of the district-level People’s Council may be the full-time delegate of the People’s Council.
3. The district-level People’s Council shall establish the Committee on Legislation, Economy – Society; as for ethnic minority districts, the Committee on Ethnic Minority should be established. The National Assembly Standing Committee shall regulate criteria and conditions for establishment of the Committee on Ethnic Minority stipulated in this Clause.
Each committee of the district-level People’s Council shall be composed of the Head and one Vice Head and Members. The number of members of Committees of the district-level People’s Council shall be decided by the district-level People’s Council. The Head of the Committee of the district-level People’s Council may be the full-time delegate of the People’s Council; the Vice Head of the Committee of the district-level People’s Council is the full-time delegate of the People’s Council.
4. Delegates of the district-level People’s Council elected from one or various electoral unit(s) shall constitute the Delegate Coalition of the People's Council. The number of the Delegate Coalitions of the People’s Council, the Coalition Leader and Vice Leader, shall be decided by the Standing Committee of the district-level People’s Council.
Article 26. Duties and powers of the district-level People’s Council
1. In the course of organization and assurance of the enforcement of the Constitution, laws and in the field of national defence, security and government construction, the district-level People’s Council shall implement the following duties and powers:
a) Promulgate the resolution on issues that fall within duties and powers of the district-level People’s Council;
b) Decide on measures to carry out duties to national defence and security; measures to maintain social order and safety, and prevent and combat crimes and other law violations, and prevent and struggle against bureaucracy or corruption under its delegated authority; measures to secure assets owned by agencies or organizations, and protect human life, freedom, honor, dignity, property and other lawful rights and interests of citizens residing in the district as prescribed by laws;
c) Decide measures to carry out duties and powers decentralized by superior-level state organs; decide to decentralize duties and powers of district-level governments to be implemented by inferior-level governments and state organs;
d) Elect, discharge and dismiss the Chairperson of the People's Council, Vice Chairperson of the People's Council, Head, Vice Head of the Committee of the district-level People's Council, from office; elect, discharge and dismiss the President of the People’s Committee, Vice President of the People’s Committee and members of the People’s Committee at the district level, from office; elect, discharge and dismiss jurors of the district-level People’s Court from office;
dd) Hold a vote on and cast its vote on confidence in office-holders elected by the People’s Council in accordance with regulations laid down in Article 88 and Article 89 enshrined in this Law;
e) Abolish part or all of law-breaking instruments issued by the People’s Committee and the President of the People’s Committee at the district level; abolish part or all of law-breaking instruments issued by the communal-level People’s Council;
g) Issue a decision to establish or dissolve professional affiliates of the district-level People's Committee;
h) Dissolve the communal-level People’s Council in the event that this People's Council causes serious harm to the People's interests and request the provincial-level People’s Council to grant its approval prior to commencement;
i) Dismiss delegates of the district-level People’s Council from office and accept the resignation of delegates of the district-level People’s Council from office.
2. In the economic, natural resource and environment sectors, the district-level People’s Council shall implement the following duties and powers:
a) Approve the midterm and annual plan for socio-economic development in the district, and the planning and proposal for land use in the district before submitting them to the provincial-level People's Committee for approval;
b) Decide the plan of government revenues in the district; decide the plan of local government revenues and expenditures, and budget distribution according to the budget plan of the district; adjust the local government budget plan when necessary; approve the local government budget balance. Decide the investment plan, program or project in the district in accordance with legal regulations;
c) Decide the plan for development of industries and sectors in the district within its delegated powers;
d) Decide on measures to manage and use lands, forests, mountains, rivers, lakes, water, underground resources and sources of income gained from sea and other natural resources; measures to protect and improve environment, and prevent, control and mitigate the consequence of natural disasters, hurricanes and floods that may happen in the district as stipulated by laws.
3. Decide on measures to develop nursery, elementary and secondary education system; measures to develop cultural, information, physical exercise and sports affairs; measures to protect and take care of the people’s health, and prevent and control diseases and epidemics, and implement policies on population, family planning; measures to multiply employments, and implement incentive policies for persons who performed meritorious services during the revolution, and policies on social security, hunger eradication and poverty reduction; measures to assure the implementation of policies on ethnic minorities and religion in the district as stipulated by laws.
4. Carry out its duties and powers to supervise the compliance with the Constitution and legislation in the district, the implementation of resolutions issued by the district-level People’s Council; supervise operations of the Standing Committee of the People’s Council, the People’s Committee, the People’s Court, the People’s Procuracy at the same level, and Committees of the same-level People’s Council; supervise legislative documents adopted by the same-level People’s Committee and other instruments issued by the communal-level People’s Council.
5. Carry out other duties and powers in accordance with laws.
Article 27. Organizational structure of the district-level People’s Committee
1. The district-level People’s Committee shall be composed of the President, Vice Presidents and members.
The first-grade district-level People’s Committee shall be composed of a maximum of three Vice Presidents; the second- and third-grade district-level People’s Committee shall be composed of a maximum of two Vice Presidents.
The district-level People’s Committee’s members shall be composed of members who are heads of its professional affiliates, those in charge of military affairs and those in charge of public security affairs.
2. Professional affiliates of the district-level People’s Committee shall comprise divisions and division-level agencies.
Article 28. Duties and powers of the district-level People’s Committee
1. Formulate and submit contents stipulated in Point a, b, c and g Clause 1, Clause 2 and Clause 3 Article 26 hereof to the district-level People’s Council, and organize the implementation of resolutions issued by the district-level People’s Council.
2. Regulate the organizational structure, and specific duties and powers of professional affiliates of the district-level People’s Committee.
3. Execute the budget of the district; perform duties to socio-economic, industrial, construction, commerce, service, tourism, agriculture, forestry, fishery, traffic and irrigation system development, and construction of rural residential points; manage and use lands, forests, mountains, lakes, rivers, water and mineral resources, and sources of income gained from sea and other natural resources; protect environment in the district as prescribed by laws.
4. Perform duties to organization and guarantee of the enforcement of the Constitution and legislation, and government construction, administrative division, education, training, science, technology, culture, information, physical activities, sports, healthcare, labor, social policies, ethnic and religion affairs, national defence, security, social order and safety, justice administration, justice assistance as well as other duties, and exercise other powers in accordance with laws.
5. Implement duties and powers decentralized and delegated by superior-level State organs.
6. Decentralize and delegate duties and powers of the district-level People’s Committee to be implemented by the communal-level People’s Committee and other agencies or organizations.
Article 29. Duties and powers of the President of the district-level People’s Committee
The President of the district-level People’s Committee is the Head of the district-level People’s Committee and has the following duties and powers:
1. Lead and direct tasks of the district-level People’s Committee and members of the district-level People’s Committee; take on the leadership over and direct professional affiliates of the district-level People’s Committee;
2. Approve the result of election, discharge and dismissal of the President of the People’s Committee, the Vice President of the communal-level People’s Committee; dispatch, suspend or dismiss the President of the People's Committee and the Vice President of the communal-level People's Committee from office; delegate powers to the President of the communal-level People’s Committee in the event that there is a vacancy for the President of the communal-level People's Committee in between two sessions of the communal-level People's Council; dispatch, dismiss, reward and sanction civil servants and public employees that fall within his/her remit in accordance with laws;
3. Lead and direct the performance of duties to enforcement of the Constitution, laws and instruments issued by superior-level state organs, the People's Council and the People's Committee at the district level; assure national defence and maintain social order and safety; secure assets owned by agencies or organizations, and protect human life, freedom, honor, dignity, property and other lawful rights and interests of citizens; implement measures to manage inhabitants living in the district;
4. Lead and bear responsibility for operations of the state administrative system from the district to grassroots level, and ensure the consistency and transparency of the administrative system; direct reforms in the administrative, working and personnel structure which constitutes the local state administrative system in the district;
5. Suspend the enforcement or abolish law-breaking instruments issued by professional affiliates of the district-level People’s Committee, the district-level People’s Committee and the President of the People’s Committee at the communal level. Suspend the enforcement of law-breaking instruments issued by the communal-level People’s Council, and send a report to the district-level People’s Committee to request the district-level People’s Council to allow abolishment of such instruments;
6. Direct the President of the communal-level People's Committee; authorize the Vice President of the district-level People's Committee or the Heads of professional affiliates of the district-level People's Committee to carry out duties and powers that fall within the remit of the President of the district-level People's Committee;
7. Manage and employ organized ways to use working offices, assets and equipment and allocated government budget in an effective manner in the district as stipulated by laws;
8. Conduct inspection, examination and settlement of complaints, denunciations and violations against laws as well as hold receptions for citizens in accordance with legal regulations;
9. Direct application of measures to protect environment, and prevent and control fire and explosion; provide directions on and apply measures to deal with unscheduled tasks and emergencies in preventing and responding to natural disasters, diseases and epidemics, and issues relating to social security, order and safety in the district as prescribed by laws;
10. Implement duties and powers decentralized and delegated by superior-level State organs.
Section 3: DUTIES, POWERS AND ORGANIZATIONAL STRUCTURE OF THE LOCAL GOVERNMENT OF THE COMMUNE
Article 30. Local government of the commune
Local government of the commune is the level of local government composed of the communal-level People's Council and the communal-level People’s Committee.
Article 31. Duties and powers of the local government of the commune
1. Arrange and ensure the enforcement of the Constitution and legislation throughout the commune.
2. Make a decision on issues at the commune within their decentralized or delegated powers as stipulated by this Law and other relevant law regulations.
3. Implement duties and powers delegated by superior-level State organs.
4. Assume responsibility to district-level governments for the result of implementation of duties and powers of the local government at the communal level.
5. Decide and organize the implementation of measures to promote the People’s mastery, and mobilize social resources to serve the purpose of socio-economic construction and development, national defense and security assurance throughout the commune’s territory.
Article 32. Organizational structure of the communal-level People’s Council
1. The communal-level People’s Council shall be composed of the People’s Council’s delegates elected by civil electorate residing at the commune.
Total number of delegates of the communal-level People’s Council shall be determined according to the following rules:
a) Mountainous, highland and island communes populated by less than one thousand of inhabitants shall be allowed to elect fifteen delegates;
b) Mountainous, highland and island communes populated by more than one thousand of inhabitants shall be allowed to elect twenty delegates;
c) Mountainous, highland and island districts populated by more than two thousand of inhabitants shall be allowed to elect twenty five delegates; as for those populated by more than three thousand of inhabitants, one delegate will be additionally elected for an increase by one thousand of inhabitants but the total number of delegates to be elected is restricted to thirty five delegates;
d) Communes not mentioned in Point a, b and c of this Clause and populated by less than four thousand of inhabitants shall be allowed to elect twenty five delegates; as for those populated by more than four thousand of inhabitants, one delegate will be additionally elected for an increase by two thousand of inhabitants but the total number of delegates to be elected is restricted to thirty five delegates.
2. The Standing Committee of the commune-level People’s Council shall be composed of the Chairperson of the People’s Council, one Vice Chairperson of the People's Council. The Vice Chairperson of the communal-level People's Council is the full-time delegate of the People’s Council.
3. The district-level People’s Council shall establish the Committee on Legislation, Economy – Society. Each committee of the communal-level People’s Council shall be composed of the Head, one Vice Head and members. The number of members working for such committees of the communal-level People’s Council shall be determined by the communal-level People’s Council. The Head, Vice Head and members of committees of the communal-level People’s Council shall work under the dual office holding regime.
Article 33. Duties and powers of the communal-level People’s Council
1. Promulgate the resolution on issues that fall within duties and powers of the communal-level People’s Council.
2. Decide on measures to maintain social order and safety, and prevent and combat crimes and other law violations, and prevent and struggle against bureaucracy or corruption under its delegated authority; measures to secure assets owned by agencies or organizations, and protect human life, freedom, honor, dignity, property and other lawful rights and interests of citizens residing at the commune.
3. Elect, discharge and dismiss the Chairperson of the People's Council, Vice Chairperson of the People's Council, Head, Vice Head of the Committee of the People's Council at the communal level, from office; elect, discharge and dismiss the President of the People’s Committee, Vice President of the People’s Committee and members of the People’s Committee at the communal level, from office.
4. Decide the plan of government revenues at the commune; decide the plan of communal government revenues and expenditures; adjust the communal government budget plan when necessary; approve the communal government budget balance. Decide the investment plan, program or project of the commune within its delegated powers.
5. Supervise the compliance with the Constitution and legislation throughout the commune, the implementation of resolutions issued by the communal-level People’s Council; supervise operations of the Standing Committee of the People’s Council, the People’s Committee at the same level, and Committees of the same-level People’s Council; supervise legislative documents adopted by the same-level People’s Committee.
6. Hold a vote on and cast its vote on confidence in office-holders elected by the communal-level People’s Council in accordance with regulations laid down in Article 88 and Article 89 hereof.
7. Discharge delegates of the communal-level People’s Council from office and accept the resignation from office of delegates of the communal-level People’s Council.
8. Abolish part or all of law-breaking instruments issued by the People’s Committee and the President of the People’s Committee at the communal level.
Article 34. Organizational structure of the communal-level People’s Committee
The communal-level People’s Committee shall be composed of the President, Vice President and members charged with military affairs and those charged with public security affairs.
The first-grade communal-level People’s Committee shall be composed of a maximum of two Vice Presidents; The second- and third-grade communal-level People’s Committee shall have only one Vice President.
Article 35. Duties and powers of the communal-level People’s Committee
1. Formulate and submit contents stipulated in Clause 1, 2 and 4 Article 33 hereof to the communal-level People’s Council, and organize the implementation of resolutions issued by the communal-level People’s Council.
2. Organize the local budget execution.
3. Implement duties and powers decentralized and delegated by superior-level State organs.
Article 36. Duties and powers of the President of the communal People’s Committee
The President of the communal People’s Committee is the Head of the communal People’s Committee and has the following duties and powers:
1. Lead and direct tasks of the communal People’s Committee and members of the communal People’s Committee;
2. Lead and direct the performance of duties to enforcement of the Constitution, laws and instruments issued by superior-level state organs, the People's Council and the People's Committee at the communal level; perform duties to national defense and security, and maintain social order and safety, and prevent and combat crimes and other violations against laws, and prevent and struggle against bureaucracy or corruption; organize the implementation of measures to secure assets owned by agencies or organizations, and protect human life, freedom, honor, dignity, property and other lawful rights and interests of citizens; implement measures to manage inhabitants living at the commune in accordance with legal regulations;
3. Manage and employ organized ways to use working offices, assets and equipment and allocated government budget in an effective manner as stipulated by laws;
4. Settle complaints, denunciations and violations against laws as well as hold receptions for citizens in accordance with legal regulations;
5. Authorize the Vice President of the communal People’s Committee to carry out duties and powers that fall within the remit of the President of the People's Committee;
6. Direct implementation of measures to protect environment, and prevent and control fire and explosion; apply measures to deal with unscheduled tasks and emergencies in preventing and responding to natural disasters, diseases and epidemics, and issues relating to social security, order and safety at the commune as prescribed by laws;
7. Implement duties and powers decentralized and delegated by superior-level State organs.
Văn bản liên quan
Cập nhật
Điều 4. Tổ chức chính quyền địa phương ở các đơn vị hành chính
Điều 7. Tiêu chuẩn của đại biểu Hội đồng nhân dân
Điều 9. Cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân
Điều 11. Phân định thẩm quyền của chính quyền địa phương
Điều 12. Phân quyền cho chính quyền địa phương
Điều 13. Phân cấp cho chính quyền địa phương
Điều 14. Ủy quyền cho cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương
Điều 18. Cơ cấu tổ chức của Hội đồng nhân dân tỉnh
Điều 25. Cơ cấu tổ chức của Hội đồng nhân dân huyện
Điều 32. Cơ cấu tổ chức của Hội đồng nhân dân xã
Điều 33. Nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng nhân dân xã
Điều 34. Cơ cấu tổ chức của Ủy ban nhân dân xã
Điều 39. Cơ cấu tổ chức của Hội đồng nhân dân thành phố trực thuộc trung ương
Điều 44. Chính quyền địa phương ở quận
Điều 46. Cơ cấu tổ chức của Hội đồng nhân dân quận
Điều 58. Chính quyền địa phương ở phường
Điều 60. Cơ cấu tổ chức của Hội đồng nhân dân phường
Điều 61. Nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng nhân dân phường
Điều 62. Cơ cấu tổ chức của Ủy ban nhân dân phường
Điều 67. Cơ cấu tổ chức của Hội đồng nhân dân thị trấn
Điều 68. Nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng nhân dân thị trấn
Điều 69. Cơ cấu tổ chức của Ủy ban nhân dân thị trấn
Điều 72. Chính quyền địa phương ở hải đảo
Điều 75. Tổ chức chính quyền địa phương ở đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt
Điều 78. Kỳ họp Hội đồng nhân dân
Điều 80. Triệu tập kỳ họp Hội đồng nhân dân
Điều 83. Bầu các chức danh của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân
Điều 94. Trách nhiệm tiếp xúc cử tri của đại biểu Hội đồng nhân dân
Điều 97. Quyền kiến nghị của đại biểu Hội đồng nhân dân
Điều 101. Thôi làm nhiệm vụ đại biểu, tạm đình chỉ và mất quyền đại biểu Hội đồng nhân dân
Điều 113. Phiên họp Ủy ban nhân dân
Điều 114. Triệu tập phiên họp Ủy ban nhân dân
Điều 127. Bộ máy giúp việc của chính quyền địa phương
Điều 128. Nguyên tắc thành lập, giải thể, nhập, chia, điều chỉnh địa giới đơn vị hành chính