Nghị định 54/2018/NĐ-CP về hướng dẫn việc lấy ý kiến cử tri về thành lập, giải thể, nhập, chia, điều chỉnh địa giới đơn vị hành chính
Số hiệu: | 54/2018/NĐ-CP | Loại văn bản: | Nghị định |
Nơi ban hành: | Chính phủ | Người ký: | Nguyễn Xuân Phúc |
Ngày ban hành: | 16/04/2018 | Ngày hiệu lực: | 16/04/2018 |
Ngày công báo: | 06/05/2018 | Số công báo: | Từ số 547 đến số 548 |
Lĩnh vực: | Bộ máy hành chính | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Mọi cử tri có quyền góp ý kiến điều chỉnh địa giới hành chính
Vừa qua, Chính phủ ban hành Nghị định 54/2018/NĐ-CP hướng dẫn việc lấy ý kiến cử tri về thành lập, giải thể, nhập, chia, điều chỉnh địa giới đơn vị hành chính. Theo đó:
- Mọi cử tri có quyền và nghĩa vụ tham gia khi cơ quan có thẩm quyền tổ chức lấy ý kiến cử tri;
- Mỗi cử tri có quyền thể hiện ý kiến đồng ý hoặc không đồng ý vào Phiếu lấy ý kiến;
- Mỗi cử tri phải tự mình viết Phiếu, không được nhờ người khác viết thay;
- Cử tri không biết chữ hoặc không biết tiếng Việt, cử tri là người khuyết tật không tự đánh dấu và ký tên vào Phiếu lấy ý kiến cử tri thì được nhờ người trong gia đình hoặc người thân viết hộ.
Cử tri ở đây được hiểu là:
- Công dân Việt Nam có đăng ký thường trú tại đơn vị hành chính cấp xã chịu ảnh hưởng trực tiếp của việc thành lập, giải thể, nhập, chia, điều chỉnh địa giới đơn vị hành chính.
- Đủ 18 tuổi trở lên; có đầy đủ năng lực hành vi dân sự tính đến ngày cơ quan có thẩm quyền quyết định tổ chức việc lấy ý kiến cử tri.
Nghị định 54/2018/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 16/4/2018.
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
CHÍNH PHỦ |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 54/2018/NĐ-CP |
Hà Nội, ngày 16 tháng 04 năm 2018 |
HƯỚNG DẪN VIỆC LẤY Ý KIẾN CỬ TRI VỀ THÀNH LẬP, GIẢI THỂ, NHẬP, CHIA, ĐIỀU CHỈNH ĐỊA GIỚI ĐƠN VỊ HÀNH CHÍNH
Căn cứ Luật tổ chức Chính phủ ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Nội vụ;
Chính phủ ban hành Nghị định hướng dẫn việc lấy ý kiến cử tri về thành lập, giải thể, nhập, chia, điều chỉnh địa giới đơn vị hành chính.
1. Phạm vi điều chỉnh: Nghị định này hướng dẫn việc lấy ý kiến cử tri về thành lập, giải thể, nhập, chia, điều chỉnh địa giới đơn vị hành chính quy định tại Khoản 2 Điều 131 Luật tổ chức chính quyền địa phương.
2. Đối tượng áp dụng: Các tổ chức, cá nhân có liên quan trực tiếp đến việc lấy ý kiến cử tri về thành lập, giải thể, nhập, chia, điều chỉnh địa giới đơn vị hành chính.
Trong Nghị định này, cử tri được hiểu là Công dân nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam có đăng ký thường trú tại đơn vị hành chính cấp xã chịu ảnh hưởng trực tiếp của việc thành lập, giải thể, nhập, chia, điều chỉnh địa giới đơn vị hành chính, đủ mười tám tuổi trở lên, có đầy đủ năng lực hành vi dân sự tính đến ngày cơ quan có thẩm quyền quyết định tổ chức việc lấy ý kiến cử tri.
1. Tuyên truyền, đưa thông tin sai lệch về nội dung, ý nghĩa của việc lấy ý kiến cử tri.
2. Dùng thủ đoạn lừa gạt, mua chuộc, cưỡng ép, cản trở làm cho cử tri không thực hiện hoặc thực hiện việc lấy ý kiến cử tri trái với mong muốn của mình.
3. Giả mạo giấy tờ, gian lận hoặc dùng thủ đoạn khác để làm sai lệch kết quả lấy ý kiến cử tri.
4. Lợi dụng việc lấy ý kiến cử tri để kích động, gây rối, xâm phạm an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của cơ quan nhà nước, tổ chức, cá nhân.
1. Mọi cử tri ở đơn vị hành chính cấp xã chịu ảnh hưởng trực tiếp của việc thành lập, giải thể, nhập, chia, điều chỉnh địa giới đơn vị hành chính đều được ghi tên vào danh sách cử tri và được phát phiếu lấy ý kiến cử tri.
2. Mỗi cử tri chỉ được ghi tên vào một danh sách cử tri ở nơi mình đăng ký thường trú.
3. Cử tri nếu là người đang bị tạm giam, tạm giữ, người đang chấp hành biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc được Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người đó đăng ký thường trú ghi tên vào danh sách cử tri để phát phiếu lấy ý kiến tại nơi người đó đang bị tạm giam, tạm giữ, nơi có cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc.
4. Cử tri nếu ở nước ngoài trở về Việt Nam trong khoảng thời gian từ sau khi danh sách cử tri do Ủy ban nhân dân cấp xã nơi đó lập đến trước thời điểm cơ quan có thẩm quyền quyết định việc tổ chức lấy ý kiến cử tri 24 giờ thì đến Ủy ban nhân dân cấp xã xuất trình hộ chiếu có ghi quốc tịch Việt Nam tại Ủy ban nhân dân cấp xã nơi mình đăng ký thường trú để được ghi tên vào danh sách cử tri và được phát phiếu lấy ý kiến cử tri.
5. Cử tri thay đổi nơi cư trú đến đơn vị hành chính khác sau khi danh sách đã được niêm yết, cử tri đã có tên trong danh sách mà trước hoặc thời điểm bắt đầu bỏ phiếu bị Tòa án tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự hoặc tuyên án phải chấp hành hình phạt tù hoặc bị tước quyền công dân thì xóa tên ra khỏi danh sách cử tri.
6. Danh sách cử tri được niêm yết trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày bắt đầu niêm yết danh sách đến ngày tổ chức phát phiếu lấy ý kiến cử tri.
1. Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm lập và niêm yết danh sách cử tri để phát phiếu lấy ý kiến cử tri trên địa bàn tại thời điểm tổ chức lấy ý kiến.
2. Khi kiểm tra danh sách cử tri, nếu phát hiện có sai sót thì trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày Ủy ban nhân dân cấp xã tổ chức phát phiếu lấy ý kiến cử tri, công dân có quyền khiếu nại với Ủy ban nhân dân cấp xã nơi lập danh sách cử tri. Ủy ban nhân dân cấp xã nơi lập danh sách cử tri phải ghi vào sổ những khiếu nại đó. Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được khiếu nại, Ủy ban nhân dân cấp xã phải giải quyết và thông báo cho người khiếu nại biết kết quả giải quyết.
3. Trường hợp người khiếu nại không đồng ý về kết quả giải quyết khiếu nại hoặc hết thời hạn giải quyết mà khiếu nại không được giải quyết thì có quyền khởi kiện tại Tòa án nhân dân theo quy định của pháp luật về tố tụng hành chính.
4. Đối với đơn vị hành chính cấp huyện không tổ chức đơn vị hành chính cấp xã, Ủy ban nhân dân cấp huyện có trách nhiệm lập, niêm yết danh sách cử tri và thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn khác của Ủy ban nhân dân cấp xã quy định tại Điều 131 Luật tổ chức chính quyền địa phương và Nghị định này.
1. Việc thông tin, tuyên truyền về lấy ý kiến cử tri nhằm cung cấp thông tin đầy đủ, đúng đắn cho cử tri trong việc thành lập, giải thể, nhập, chia, điều chỉnh địa giới đơn vị hành chính, để cử tri hiểu rõ ý nghĩa, nội dung của việc lấy ý kiến; quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm của cử tri; động viên, khuyến khích cử tri tham gia tích cực khi cơ quan có thẩm quyền tổ chức lấy ý kiến cử tri.
2. Việc thông tin, tuyên truyền về lấy ý kiến cử tri được tiến hành công khai, dân chủ, đúng pháp luật và bảo đảm trật tự, an toàn xã hội ở địa phương.
1. Sự cần thiết của việc thành lập, giải thể, nhập, chia, điều chỉnh địa giới đơn vị hành chính.
2. Phương án thành lập, giải thể, nhập, chia, điều chỉnh địa giới đơn vị hành chính.
3. Đối tượng, phạm vi tác động của vấn đề lấy ý kiến.
4. Thời gian tổ chức lấy ý kiến.
5. Quyền và nghĩa vụ của cử tri trong việc lấy ý kiến.
1. Tổ chức thông tin, tuyên truyền về việc lấy ý kiến trên các phương tiện thông tin đại chúng, hệ thống thông tin cơ sở ở địa phương theo quy định của pháp luật.
2. Phổ biến tại hội nghị cử tri do Ủy ban nhân dân cấp xã tổ chức và tại các cuộc họp thôn, làng, ấp, bản, buôn, bon, phum, sóc, tổ dân phố, khu phố, khối phố, khóm,... (sau đây gọi chung là thôn, tổ dân phố) trên địa bàn cấp xã.
1. Ủy ban nhân dân các cấp có trách nhiệm thực hiện thông tin, tuyên truyền về lấy ý kiến cử tri đối với việc thành lập, giải thể, nhập, chia, điều chỉnh địa giới đơn vị hành chính ở địa phương.
2. Các cơ quan báo chí ở địa phương có trách nhiệm tuyên truyền về lấy ý kiến cử tri, thông tin về việc tổ chức lấy ý kiến cử tri theo quy định của pháp luật, sự chỉ đạo của Chính phủ và Ủy ban nhân dân các cấp.
1. Phiếu lấy ý kiến cử tri đối với việc thành lập, giải thể, nhập, chia, điều chỉnh địa giới đơn vị hành chính các cấp được sử dụng thống nhất trong phạm vi cả nước.
2. Phiếu lấy ý kiến cử tri phải rõ ràng, dễ hiểu, rõ nghĩa và bảo đảm đầy đủ các nội dung theo Mẫu Phiếu lấy ý kiến cử tri quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này.
1. Đối với việc thành lập, giải thể, nhập, chia, điều chỉnh địa giới đơn vị hành chính cấp tỉnh
a) Sau khi xây dựng Đề án thành lập, giải thể, nhập, chia, điều chỉnh địa giới đơn vị hành chính, Bộ Nội vụ có văn bản kèm theo mẫu Phiếu lấy ý kiến, tài liệu lấy ý kiến gửi Ủy ban nhân dân cấp tỉnh để tổ chức việc lấy ý kiến cử tri trên địa bàn cấp tỉnh;
b) Trong thời gian tối đa 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản của Bộ Nội vụ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có văn bản kèm theo mẫu Phiếu lấy ý kiến, tài liệu lấy ý kiến gửi Ủy ban nhân dân cấp huyện để chỉ đạo, hướng dẫn Ủy ban nhân dân cấp xã tổ chức việc lấy ý kiến cử tri trên địa bàn cấp huyện;
c) Trong thời gian tối đa 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Ủy ban nhân dân cấp huyện có văn bản kèm theo mẫu Phiếu lấy ý kiến, tài liệu lấy ý kiến gửi Ủy ban nhân dân cấp xã để chỉ đạo, hướng dẫn Ủy ban nhân dân cấp xã tổ chức lấy ý kiến cử tri theo từng thôn, tổ dân phố;
d) Trong thời gian tối đa 60 ngày kể từ ngày nhận được văn bản của Ủy ban nhân dân cấp huyện, Ủy ban nhân cấp xã hoàn thành việc lấy ý kiến cử tri theo quy định của Luật tổ chức chính quyền địa phương và Nghị định này;
đ) Trong thời gian tối đa 05 ngày làm việc kể từ ngày hoàn thành việc lấy ý kiến cử tri, Ủy ban nhân cấp xã tổng hợp và lập báo cáo kết quả lấy ý kiến cử tri trên địa bàn gửi Hội đồng nhân dân cùng cấp và Ủy ban nhân dân cấp huyện.
Trong thời gian tối đa 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được báo cáo kết quả lấy ý kiến cử tri của Ủy ban nhân dân cấp dưới, Ủy ban nhân cấp tỉnh, cấp huyện tổng hợp và lập báo cáo kết quả lấy ý kiến cử tri trên địa bàn gửi cấp có thẩm quyền theo quy định của Luật tổ chức chính quyền địa phương và Nghị định này.
2. Đối với việc thành lập, giải thể, nhập, chia, điều chỉnh địa giới đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã
a) Sau khi xây dựng Đề án thành lập, giải thể, nhập, chia, điều chỉnh địa giới đơn vị hành chính, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có văn bản kèm theo mẫu Phiếu lấy ý kiến, tài liệu lấy ý kiến gửi Ủy ban nhân dân cấp huyện để chỉ đạo, hướng dẫn Ủy ban nhân dân cấp xã tổ chức việc lấy ý kiến cử tri trên địa bàn cấp huyện;
b) Trong thời gian tối đa 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Ủy ban nhân dân cấp huyện có văn bản kèm theo mẫu Phiếu lấy ý kiến, tài liệu lấy ý kiến gửi Ủy ban nhân dân cấp xã để chỉ đạo, hướng dẫn Ủy ban nhân dân cấp xã tổ chức lấy ý kiến cử tri theo từng thôn, tổ dân phố;
c) Trong thời gian tối đa 60 ngày kể từ ngày nhận được văn bản của Ủy ban nhân dân cấp huyện, Ủy ban nhân cấp xã tổ chức và hoàn thành việc lấy ý kiến cử tri theo quy định của Luật tổ chức chính quyền địa phương và Nghị định này;
d) Trong thời gian tối đa 05 ngày làm việc kể từ ngày hoàn thành việc lấy ý kiến cử tri, Ủy ban nhân cấp xã tổng hợp và lập báo cáo kết quả lấy ý kiến cử tri trên địa bàn gửi Hội đồng nhân dân cùng cấp và Ủy ban nhân dân cấp huyện.
Trong thời gian tối đa 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được báo cáo kết quả lấy ý kiến cử tri của Ủy ban nhân dân cấp dưới, Ủy ban nhân cấp tỉnh, cấp huyện tổng hợp và lập báo cáo kết quả lấy ý kiến cử tri trên địa bàn gửi cấp có thẩm quyền theo quy định của Luật tổ chức chính quyền địa phương và Nghị định này.
1. Tài liệu phục vụ việc lấy ý kiến bao gồm:
a) Đề án thành lập, giải thể, nhập, chia, điều chỉnh địa giới đơn vị hành chính;
b) Bản tóm tắt đề án, bao gồm các nội dung: Phương án thành lập, giải thể, nhập, chia, điều chỉnh địa giới đơn vị hành chính; đánh giá tóm tắt tiêu chuẩn của đơn vị hành chính (nếu có) và các Điều kiện của việc thành lập, giải thể, nhập, chia, điều chỉnh địa giới đơn vị hành chính; danh mục các văn bản chủ trương, định hướng của Đảng và Nhà nước.
2. Tài liệu phục vụ việc lấy ý kiến phải được đăng tải trên cổng thông tin điện tử hoặc trang thông tin điện tử của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện và cấp xã (nếu có); niêm yết tại trụ sở Ủy ban nhân dân cấp xã, các điểm sinh hoạt cộng đồng và được tuyên truyền, phổ biến trên các phương tiện thông tin đại chúng ở địa phương, tại các cuộc họp thôn, tổ dân phố trong thời gian tổ chức lấy ý kiến cử tri.
1. Mọi cử tri có quyền và nghĩa vụ tham gia khi cơ quan có thẩm quyền tổ chức lấy ý kiến cử tri.
2. Mỗi cử tri có quyền thể hiện ý kiến đồng ý hoặc không đồng ý vào Phiếu lấy ý kiến.
3. Cử tri phải tự mình viết và ký vào Phiếu lấy ý kiến, không được nhờ người khác viết thay, trừ trường hợp quy định tại Khoản 4 Điều này.
4. Trường hợp cử tri không biết chữ hoặc không biết tiếng Việt, cử tri là người khuyết tật không tự đánh dấu và ký tên vào Phiếu lấy ý kiến cử tri thì được nhờ người trong gia đình hoặc người thân viết hộ.
1. Trong thời gian tối đa 05 ngày làm việc kể từ ngày lập báo cáo kết quả lấy ý kiến cử tri theo quy định tại điểm đ Khoản 1 và điểm d Khoản 2 Điều 11 Nghị định này, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh gửi Báo cáo kết quả lấy ý kiến cử tri Đề án đến Cổng thông tin điện tử Chính phủ để đăng tải.
2. Trong thời gian tối đa 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Cổng thông tin điện tử Chính phủ có trách nhiệm đăng tải Báo cáo kết quả lấy ý kiến cử tri.
1. Khi phát hiện có sai sót về kết quả lấy ý kiến cử tri, công dân và tổ chức có quyền khiếu nại với Ủy ban nhân dân nơi lập báo cáo kết quả lấy ý kiến cử tri. Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được khiếu nại, Ủy ban nhân dân nơi đó phải giải quyết và thông báo cho người khiếu nại biết kết quả giải quyết.
2. Trường hợp phát hiện sai sót về kết quả lấy ý kiến cử tri do quá trình tổng hợp và lập báo cáo kết quả lấy ý kiến cử tri, Ủy ban nhân dân các cấp chỉnh sửa, hoàn thiện báo cáo kết quả lấy ý kiến cử tri gửi các cấp có thẩm quyền theo quy định của Luật tổ chức chính quyền địa phương và Nghị định này.
3. Trường hợp phát hiện sai sót về kết quả lấy ý kiến cử tri do Cổng thông tin điện tử Chính phủ đăng tải, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có văn bản gửi Cổng thông tin điện tử Chính phủ đề nghị đính chính. Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Cổng Thông tin điện tử Chính phủ có trách nhiệm đính chính kết quả lấy ý kiến cử tri.
4. Trường hợp người khiếu nại không đồng ý về kết quả giải quyết khiếu nại hoặc hết thời hạn giải quyết mà khiếu nại không được giải quyết thì có quyền khởi kiện tại Tòa án nhân dân theo quy định của pháp luật về tố tụng hành chính.
Kinh phí tổ chức lấy ý kiến cử tri Đề án thành lập, giải thể, nhập, chia, điều chỉnh địa giới đơn vị hành chính do ngân sách nhà nước bảo đảm theo phân cấp của pháp luật về ngân sách nhà nước.
Nghị định này có hiệu lực thi hành từ ngày ký ban hành.
1. Bộ Nội vụ có trách nhiệm giúp Chính phủ kiểm tra, hướng dẫn Ủy ban nhân dân các cấp trong việc lấy ý kiến cử tri đề án thành lập, giải thể, nhập, chia, điều chỉnh địa giới hành chính trong các trường hợp cụ thể.
2. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này./.
|
TM. CHÍNH PHỦ |
PHỤ LỤC
MẪU PHIẾU LẤY Ý KIẾN CỬ TRI
(Kèm theo Nghị định số 54/2018/NĐ-CP ngày 16 tháng 4 năm 2018 của Chính phủ)
(1)ỦY BAN NHÂN DÂN |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Xã (phường, thị trấn) …(2).., ngày … tháng … năm ….(3) |
PHIẾU LẤY Ý KIẾN CỬ TRI
Về việc thành lập (giải thể, nhập, chia, điều chỉnh địa giới) đơn vị hành chính …(4)…
Theo quy định của Luật tổ chức chính quyền địa phương và Nghị định số .../2018/NĐ-CP ngày... tháng... năm... của Chính phủ, sau khi Đề án thành lập (giải thể, nhập, chia, điều chỉnh địa giới) đơn vị hành chính...(5). được xây dựng, đề nghị cử tri cho ý kiến về việc ………… (4) …………
(Địa chỉ hộ gia đình ………………………………………………………………………………)
STT |
Họ và tên |
Thành lập (giải thể, nhập, chia, điều chỉnh địa giới) ĐVHC(6) |
Thành lập (giải thể, nhập, chia, điều chỉnh địa giới) ĐVHC...(6) (nếu có) |
Thành lập (giải thể nhập, chia, điều chỉnh địa giới) ĐVHC...(6) (nếu có) |
Ký tên |
|||
|
|
Đồng ý |
Không đồng ý |
Đồng ý |
Không đồng ý |
Đồng ý |
Không đồng ý |
|
1 |
Nguyễn Văn...(7) |
|
|
|
|
|
|
|
2 |
Nguyễn Thị...(7) |
|
|
|
|
|
|
|
Ý kiến khác (nếu có): ……………………………………………………………………
Lưu ý:
1. Phiếu dùng cho các cử tri trong một hộ gia đình.
2. Nếu đồng ý thì đánh dấu “x” vào ô đồng ý, nếu không đồng ý thì đánh dấu “x” vào ô không đồng ý, nếu không đánh dấu hoặc đánh dấu vào cả 02 ô không đồng ý và đồng ý là phiếu không hợp lệ đối với cử tri đó.
3. Đề án .(5). và bản tóm tắt đề án đã được đăng tải trên cổng (trang) thông tin điện tử của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện và niêm yết tại trụ sở Ủy ban nhân dân cấp xã./.
(1) Đóng dấu treo của Ủy ban nhân dân cấp xã;
(2) Tên của đơn vị hành chính cấp xã tổ chức lấy ý kiến cử tri;
(3) Ghi ngày, tháng, năm phát hành phiếu lấy ý kiến;
(4) Nội dung lấy ý kiến (ví dụ: điều chỉnh địa giới hành chính huyện... và thành lập thị trấn...);
(5) Tên đề án;
(6) Đơn vị hành chính được thành lập, nhập, chia, điều chỉnh địa giới đơn vị hành chính có liên quan trực tiếp đến đơn vị hành chính cấp xã tổ chức lấy ý kiến cử tri;
(7) Tên các cử tri trong cùng một hộ gia đình.
Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực