Chương VI Nghị định 05/2015/NĐ-CP hướng dẫn bộ luật lao động: Giải quyết tranh chấp lao động
Số hiệu: | 05/2015/NĐ-CP | Loại văn bản: | Nghị định |
Nơi ban hành: | Chính phủ | Người ký: | Nguyễn Tấn Dũng |
Ngày ban hành: | 12/01/2015 | Ngày hiệu lực: | 01/03/2015 |
Ngày công báo: | 30/01/2015 | Số công báo: | Từ số 171 đến số 172 |
Lĩnh vực: | Lao động - Tiền lương | Tình trạng: |
Hết hiệu lực
01/02/2021 |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Trả lương chậm từ 15 ngày trở lên phải trả thêm tiền lãi
Chính phủ đã ban hành Nghị định 05/2015/NĐ-CP hướng dẫn chi tiết một số nội dung của Bộ luật lao động 2012, trong đó có một số nội dung quan trọng về tiền lương, trợ cấp thôi việc, mất việc làm.
Theo đó, người sử dụng lao động trả lương chậm từ 15 ngày trở lên thì phải trả thêm một khoản tiền ít nhất bằng số tiền trả chậm nhân với lãi suất trần huy động tiền gửi có kỳ hạn 01 tháng do NHNN công bố tại thời điểm trả lương.
Bên cạnh đó, Nghị định cũng hướng dẫn về thời gian làm việc để tính trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm khi thời gian làm việc có tháng lẻ như sau:
- Thời gian làm việc từ đủ 01 tháng đến dưới 06 tháng được tính bằng 1/2 năm;
- Thời gian làm việc từ đủ 06 tháng trở lên được tính bằng 01 năm làm việc.
Nghị định 05 có hiệu lực từ ngày 01/3/2015 và thay thế Nghị định 196-CP năm 1994, 41-CP năm 1995, 93/2002/NĐ-CP, 33/2003/NĐ-CP, 11/2008/NĐ-CP.
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
1. Hội đồng trọng tài lao động tại Điều 199 của Bộ luật Lao động gồm các thành phần như sau:
a) Chủ tịch Hội đồng là người đứng đầu cơ quan quản lý nhà nước về lao động cấp tỉnh;
b) Thư ký Hội đồng;
c) Các thành viên Hội đồng là đại diện tổ chức công đoàn cấp tỉnh, tổ chức đại diện người sử dụng lao động cấp tỉnh.
2. Chủ tịch và các thành viên của Hội đồng làm việc theo chế độ kiêm nhiệm, nhiệm kỳ là 05 năm.
3. Thư ký Hội đồng thuộc biên chế của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội làm việc theo chế độ chuyên trách và được hưởng phụ cấp trách nhiệm tương đương với phụ cấp chức vụ của trưởng phòng thuộc Sở.
4. Chủ tịch Hội đồng trọng tài lao động quy định quy chế làm việc của Hội đồng.
Việc xử lý cuộc đình công không đúng trình tự, thủ tục tại Điều 222 của Bộ luật Lao động được quy định như sau:
1. Tuyên bố cuộc đình công không đúng trình tự, thủ tục của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh theo quy định sau đây:
a) Khi xét thấy việc tổ chức và lãnh đạo cuộc đình công xảy ra không tuân theo quy định tại Điều 212 và Điều 213 của Bộ luật Lao động, người sử dụng lao động thông báo ngay cho Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện và Liên đoàn Lao động huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh hoặc công đoàn khu công nghiệp, khu chế xuất, khu kinh tế, khu công nghệ cao nơi xảy ra cuộc đình công;
b) Ngay sau khi nhận được thông báo của người sử dụng lao động, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện chỉ đạo Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội phối hợp với Liên đoàn Lao động huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh hoặc công đoàn khu công nghiệp, khu chế xuất, khu kinh tế, khu công nghệ cao nơi xảy ra cuộc đình công kiểm tra sự việc. Trong thời hạn 24 giờ kể từ khi nhận được chỉ đạo, Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện kết quả kiểm tra;
c) Trường hợp cuộc đình công không đúng trình tự, thủ tục thì trong thời hạn 12 giờ, sau khi nhận được báo cáo của Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện có văn bản đề nghị Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định tuyên bố cuộc đình công vi phạm trình tự, thủ tục;
d) Trong thời hạn 12 giờ, sau khi nhận được đề nghị của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ban hành quyết định tuyên bố cuộc đình công vi phạm trình tự, thủ tục và thông báo ngay cho Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện.
2. Trong thời hạn 12 giờ, kể từ khi nhận được quyết định tuyên bố cuộc đình công vi phạm trình tự, thủ tục của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện chỉ đạo Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội chủ trì, phối hợp với Liên đoàn Lao động huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh hoặc công đoàn khu công nghiệp, khu chế xuất, khu kinh tế, khu công nghệ cao nơi xảy ra cuộc đình công, cơ quan, tổ chức có liên quan trực tiếp gặp gỡ người sử dụng lao động, Ban chấp hành công đoàn cơ sở hoặc công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở ở nơi chưa thành lập công đoàn cơ sở để nghe ý kiến và hỗ trợ các bên giải quyết.
3. Người tham gia cuộc đình công không đúng trình tự, thủ tục không được trả lương và các quyền lợi khác theo quy định của pháp luật trong thời gian tham gia đình công. Người lao động không tham gia đình công nhưng phải ngừng việc vì lý do đình công thì được trả lương ngừng việc theo quy định tại Khoản 2 Điều 98 của Bộ luật Lao động và các quyền lợi khác theo quy định của pháp luật về lao động.
Việc bồi thường thiệt hại trong trường hợp đình công bất hợp pháp tại Khoản 1 Điều 233 của Bộ luật Lao động quy định như sau:
1. Người sử dụng lao động xác định giá trị thiệt hại do cuộc đình công bất hợp pháp gây ra, bao gồm:
a) Thiệt hại về máy móc, thiết bị, nguyên, nhiên vật liệu, bán thành phẩm, thành phẩm hư hỏng sau khi trừ đi giá trị thu hồi do thanh lý, tái chế (nếu có);
b) Chi phí khắc phục hậu quả do đình công bất hợp pháp gây ra gồm: Vận hành máy móc thiết bị theo yêu cầu công nghệ; sửa chữa, thay thế máy móc, thiết bị bị hư hỏng; tái chế nguyên nhiên vật liệu, bán thành phẩm, thành phẩm bị hư hỏng; bảo quản nguyên, nhiên vật liệu, bán thành phẩm, thành phẩm trong thời gian diễn ra đình công; vệ sinh môi trường; bồi thường khách hàng hoặc phạt vi phạm hợp đồng do đình công xảy ra.
2. Người sử dụng lao động có văn bản yêu cầu tổ chức công đoàn lãnh đạo cuộc đình công bất hợp pháp bồi thường thiệt hại. Văn bản yêu cầu có một số nội dung chủ yếu sau:
a) Giá trị thiệt hại do đình công bất hợp pháp gây ra quy định tại Khoản 1 Điều này;
b) Giá trị yêu cầu bồi thường;
c) Thời hạn bồi thường.
3. Căn cứ vào nội dung văn bản yêu cầu bồi thường thiệt hại của người sử dụng lao động, đại diện tổ chức công đoàn trực tiếp lãnh đạo đình công có trách nhiệm thực hiện bồi thường thiệt hại theo quy định.
Trường hợp không đồng ý với giá trị thiệt hại, giá trị bồi thường, thời hạn bồi thường thiệt hại theo yêu cầu của người sử dụng lao động thì trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ khi nhận được văn bản yêu cầu, đại diện tổ chức công đoàn trực tiếp lãnh đạo đình công có văn bản đề nghị người sử dụng lao động tổ chức thương lượng các nội dung chưa đồng ý.
Sau khi thương lượng, nếu thống nhất, hai bên có trách nhiệm thực hiện các nội dung đã được thỏa thuận. Nếu không thống nhất thì một trong hai bên có quyền yêu cầu tòa án giải quyết theo quy định của pháp luật.
SETTLEMENT OF LABOR DISPUTES
Article 34. Labor arbitration council
1. Labor arbitration council in article 199 of the Labor Code shall include:
a) A chairperson who is the head of the state management agency of labor
b) A secretary
c) Members who are the representatives of the provincial-level trade union and the employers’ representative organization
2. The Chairman and members of the arbitration council shall hold part-time office with 05-year tenure.
3. The Secretary of the council shall be on the payroll of the Services of Labor, War Invalids and Social Affairs and work full time and be entitled to the responsibility allowance equivalent to the position-based allowance paid to the Head of the Department.
4. Chairperson of the labor arbitration council shall define working regulations of the council
Article 35. Handling of labor strikes that does not follow the regulatory procedures
Handling of strikes that does not follow the regulatory procedures in Article 222 of the Labor Code shall be prescribed as follows
1. Declaring that a strike violates the regulatory procedures permitted by the provincial People’s Committee shall be carried out as follows :
a) Whereas organizing and leading the strike do not comply with the provisions of Articles 212 and 213 of the Labor Code, the employer shall immediately gives notification to the Chairman of the district-level People's Committee and provincial Confederation of Labor or Trade Union of industrial zones, processing and exporting zones, economic zones, hi-tech zones at the places where the strike takes place;
b) Immediately after receiving the notice of the employer, the Chairman of the district People's Committee shall direct the Division of Labor - Invalids and Social Affairs in collaboration with the provincial Confederation of Labor or Trade Union of industrial zones, processing and exporting zones, economic zones, hi-tech zones at the place of the strike, within 24 hours after receiving the direction, The Division of Labor - Invalids and Social Affairs Committee Chairman shall report the Presidents of People’s Committees of districts on test results;
c) If the strike does not follow the prescribed procedures, within 12 hours after receiving the report of the Department of Labor - Invalids and Social Affairs, the Chairman of the district –level People's Committee shall request in writing the Chairman of the provincial People's Committee to make decision on declaring that the strike violates the prescribed procedures;
d) Within 12 hours after receiving the request of the Chairman of the district-level People's Committee, the Chairman of the provincial People's Committee shall issue a decision on declaring that the strike violates the prescribed procedures and immediately inform the Chairman of the district-level People's Committee.
2. Within 12 hours after receiving the decision to declare the strike violates the prescribed procedures of the Chairman of the provincial People's Committee, Chairman of the district-level People's Committee shall direct the Division of Labor - Invalids and Social Affairs to take charge and cooperate with the provincial Confederation of Labor or Trade Union of industrial zones, processing and exporting zones, economic zones, hi-tech zones at the place of the strike, involved agencies and organizations shall directly meet the employer, the Executive board of The primary trade unions or the Trade Union as the immediate superior to the grassroots level where the trade unions at grassroots level have not been established to get the opinions from and give support to parties for the purpose of strike settlement.
3. Participants in strikes that do not follow the prescribed procedures shall not be paid salary and other benefits under the provisions of the law in the time of participating in the strike. Employees who do not participate in the strike but have to stop working because of the strike shall be paid salary for such stop in accordance with clause 2 of Article 98 of the Labor Code and other benefits under the provisions of legislation on labor.
Article 36. Compensation for damage caused by illegal strikes
Compensation for damage in case of illegal strikes in clause 1 of Article 233 of the Labor Code shall be prescribed as follows:
1. The employer shall determine the value of the damage caused by the illegal strike, including:
a) Damage to machinery, equipment, raw materials, fuel, semi-finished products and finished products damaged after deducting the residual value due to liquidation and recycling (if any);
b) Remedial costs due to illegal strike including: Operation of machinery used to meet technology demand ; repair and replacement of damaged machinery and equipment ; recycling of damaged raw materials, fuel, semi-finished products and finished products; preservation of natural materials, fuel, semi-finished products, finished products during the strike; sanitation; customer compensation or handling of contract violations that arise from the strike.
2. The employer shall request in writing the trade union organization leading the illegal strike to pay damage. A written request shall have some main contents as follows:
a) Value of damage due to illegal strike specified in clause 1 of this Article;
b) The value of compensation claims;
c) The deadline for compensation
3. Based on the content of the written request for damage compensation from the employer, trade union representatives directly leading the strike shall compensate for damage as prescribed.
In case of disagreement with the value of damage, compensation value, compensation duration at the request of the employer, within 05 working days from receipt of the written request, the representative of the trade union directly leading the strike shall send a written request to the employer to negotiate the disagreed contents.
After negotiation, if agreement is reached, both parties shall have the responsibility to implement the agreed content. If disagreement arises, either of two parties shall in accordance with the law.
Văn bản liên quan
Cập nhật
Điều 4. Nội dung hợp đồng lao động
Điều 5. Sửa đổi thời hạn hợp đồng lao động bằng phụ lục hợp đồng lao động
Điều 7. Thông báo kết quả về việc làm thử
Điều 8. Tạm thời chuyển người lao động làm công việc khác
Điều 10. Nhận lại người lao động khi hết thời hạn tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động
Điều 11. Đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động của người lao động
Điều 12. Đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động của người sử dụng lao động
Điều 13. Thay đổi cơ cấu, công nghệ và lý do kinh tế
Điều 14. Trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm
Điều 16. Thương lượng tập thể định kỳ
Điều 18. Người ký kết thỏa ước lao động tập thể doanh nghiệp
Điều 20. Kiến nghị tuyên bố thỏa ước lao động tập thể vô hiệu
Điều 25. Tiền lương làm thêm giờ, làm việc vào ban đêm
Điều 27. Nội dung của nội quy lao động
Điều 30. Trình tự xử lý kỷ luật lao động
Điều 33. Khiếu nại về kỷ luật lao động, trách nhiệm vật chất
Điều 34. Hội đồng trọng tài lao động
Điều 35. Xử lý cuộc đình công không đúng trình tự, thủ tục
Điều 36. Bồi thường thiệt hại trong trường hợp đình công bất hợp pháp
Điều 76. Trình tự, thủ tục quyết định thành lập đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt
Điều 3. Người giao kết hợp đồng lao động
Điều 4. Nội dung hợp đồng lao động
Điều 6. Hợp đồng lao động với người lao động cao tuổi
Mục 3: SỬA ĐỔI, BỔ SUNG, CHẤM DỨT HỢP ĐỒNG LAO ĐỘNG
Điều 13. Thay đổi cơ cấu, công nghệ và lý do kinh tế
Điều 14. Trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm
Điều 28. Đăng ký nội quy lao động và hiệu lực của nội quy lao động
Điều 30. Trình tự xử lý kỷ luật lao động
Điều 31. Kỷ luật sa thải đối với người lao động tự ý bỏ việc
Điều 3. Người giao kết hợp đồng lao động
Điều 4. Nội dung hợp đồng lao động
Điều 6. Hợp đồng lao động với người lao động cao tuổi
Điều 13. Thay đổi cơ cấu, công nghệ và lý do kinh tế
Điều 14. Trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm
Điều 28. Đăng ký nội quy lao động và hiệu lực của nội quy lao động
Điều 29. Xử lý kỷ luật lao động đối với người lao động nuôi con nhỏ dưới 12 tháng tuổi
Điều 30. Trình tự xử lý kỷ luật lao động
Điều 31. Kỷ luật sa thải đối với người lao động tự ý bỏ việc