Thông tư 23/2015/TT-BLĐTBXH hướng dẫn thực hiện về tiền lương của Nghị định 05/2015/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số nội dung của Bộ luật Lao động do Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành
Số hiệu: | 23/2015/TT-BLĐTBXH | Loại văn bản: | Thông tư |
Nơi ban hành: | Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội | Người ký: | Phạm Minh Huân |
Ngày ban hành: | 23/06/2015 | Ngày hiệu lực: | 08/08/2015 |
Ngày công báo: | 17/08/2015 | Số công báo: | Từ số 929 đến số 930 |
Lĩnh vực: | Lao động - Tiền lương | Tình trạng: |
Hết hiệu lực
01/02/2021 |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Hướng dẫn cách tính tiền lương làm thêm giờ
Ngày 23/6/2015, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội ban hành Thông tư 23/2015/TT-BLĐTBXH hướng dẫn một số điều về tiền lương của Nghị định 05/2015/NĐ-CP . Theo đó:
Tiền lương làm thêm giờ = Tiền lương giờ thực trả của ngày làm việc bình thường hoặc Đơn giá tiền lương sản phẩm của ngày làm việc bình thường X Mức ít nhất 150% hoặc 200% hoặc 300% X Số giờ làm thêm hoặc Số sản phẩm làm thêm.
Mức 150% hoặc 200% hoặc 300% theo quy định tại Điều 97 Bộ luật Lao động 2012.
Ngoài nội dung trên, Thông tư 23/2015/TT-BLĐTBXH còn hướng dẫn cách tính tiền lương làm việc vào ban đêm, tiền lương làm thêm giờ vào ban đêm.
Thông tư 23/2015/TT-BLĐTBXH có hiệu lực kể từ ngày 08/8/2015 và các chế độ tại Thông tư này được thực hiện kể từ ngày 01/3/2015.
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
BỘ LAO ĐỘNG - THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 23/2015/TT-BLĐTBXH |
Hà Nội, ngày 23 tháng 06 năm 2015 |
HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN MỘT SỐ ĐIỀU VỀ TIỀN LƯƠNG CỦA NGHỊ ĐỊNH SỐ 05/2015/NĐ-CP NGÀY 12 THÁNG 01 NĂM 2015 CỦA CHÍNH PHỦ QUY ĐỊNH CHI TIẾT VÀ HƯỚNG DẪN THI HÀNH MỘT SỐ NỘI DUNG CỦA BỘ LUẬT LAO ĐỘNG
Căn cứ Nghị định số 106/2012/NĐ-CP ngày 20 tháng 12 năm 2012 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội;
Căn cứ Nghị định số 05/2015/NĐ-CP ngày 12 tháng 01 năm 2015 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số nội dung của Bộ luật Lao động;
Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Lao động - Tiền lương;
Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành Thông tư hướng dẫn thực hiện một số điều về tiền lương của Nghị định số 05/2015/NĐ-CP ngày 12 tháng 01 năm 2015 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số nội dung của Bộ luật Lao động.
Thông tư này hướng dẫn thực hiện một số điều về ti ền lương của Nghị định số 05/2015/NĐ-CP ngày 12 tháng 01 năm 2015 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số nội dung của Bộ luật Lao động (sau đây gọi tắt là Nghị định số 05/2015/NĐ-CP).
Người sử dụng lao động, người lao động, tổ chức đại diện tập thể lao động, cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan trực tiếp đến quan hệ lao động trong việc thực hiện một số quy định về tiền lương theo Nghị định số 05/2015/NĐ-CP.
Tiền lương theo quy định tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều 21 Nghị định số 05/2015/NĐ-CP được quy định cụ thể như sau:
1. Tiền lương ghi trong hợp đồng lao động do người lao động thỏa thuận với người sử dụng lao động để thực hiện công việc nhất định, bao gồm:
a) Mức lương theo công việc hoặc chức danh là mức lương trong thang lương, bảng lương do người sử dụng lao động xây dựng theo quy định tại Điều 93 của Bộ luật Lao động và Điều 7, Khoản 2 Điều 10 Nghị định số 49/2013/NĐ-CP ngày 14 tháng 5 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Bộ luật Lao động về tiền lương;
b) Phụ cấp lương là khoản tiền bù đắp các yếu tố về điều kiện lao động, tính chất phức tạp công việc, điều kiện sinh hoạt, mức độ thu hút lao động chưa được tính đến hoặc tính chưa đầy đủ trong mức lương theo công việc hoặc chức danh của thang lương, bảng lương, cụ thể:
- Bù đắp yếu tố điều kiện lao động, bao gồm công việc có yếu tố nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm.
- Bù đắp yếu tố tính chất phức tạp công việc, như công việc đòi hỏi thời gian đào tạo, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, trách nhiệm cao, có ảnh hưởng đến các công việc khác, yêu cầu về thâm niên và kinh nghiệm, kỹ năng làm việc, giao tiếp, sự phối hợp trong quá trình làm việc của người lao động.
- Bù đắp các yếu tố điều kiện sinh hoạt, như công việc thực hiện ở vùng xa xôi, hẻo lánh, có nhiều khó khăn và khí hậu khắc nghiệt, vùng có giá cả sinh hoạt đắt đỏ, khó khăn về nhà ở, công việc người lao động phải thường xuyên thay đổi địa điểm làm việc, nơi ở và các yếu tố khác làm cho điều kiện sinh hoạt của người lao động không thuận lợi khi thực hiện công việc.
- Bù đắp các yếu tố để thu hút lao động, như khuyến khích người lao động đến làm việc ở vùng kinh tế mới, thị trường mới mở; nghề, công việc kém hấp dẫn, cung ứng của thị trường lao động còn hạn chế; khuyến khích người lao động làm việc có năng suất lao động, chất lượng công việc cao hơn hoặc đáp ứng tiến độ công việc được giao.
c) Các khoản bổ sung khác là khoản tiền ngoài mức lương, phụ cấp lương và có liên quan đến thực hiện công việc hoặc chức danh trong hợp đồng lao động. Các khoản bổ sung khác không bao gồm: Tiền thưởng theo quy định tại Điều 103 của Bộ luật Lao động; tiền ăn giữa ca; các khoản hỗ trợ khi người lao động có thân nhân bị chết, người lao động có người thân kết hôn, sinh nhật của người lao động, trợ cấp cho người lao động gặp hoàn cảnh khó khăn khi bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp và các khoản hỗ trợ, trợ cấp khác không liên quan đến thực hiện công việc hoặc chức danh trong hợp đồng lao động.
2. Tiền lương trả cho người lao động được căn cứ theo tiền lương ghi trong hợp đồng lao động, năng suất lao động, khối lượng và chất lượng công việc mà người lao động đã thực hiện, bảo đảm mức lương trả cho người lao động làm công việc giản đơn nhất trong điều kiện lao động và thời giờ làm việc bình thường, hoàn thành định mức lao động hoặc công việc đã thỏa thuận (không bao gồm khoản tiền trả thêm khi người lao động làm thêm giờ, làm việc vào ban đêm) không được thấp hơn mức lương tối thiểu vùng do Chính phủ quy định.
Hình thức trả lương theo quy định tại Điều 22 Nghị định số 05/2015/NĐ-CP được hướng dẫn cụ thể như sau:
1. Tiền lương theo thời gian (theo tháng, theo tuần, theo ngày hoặc theo giờ) được trả cho người lao động hưởng lương theo thời gian, căn cứ vào thời gian làm việc thực tế theo tháng, tuần, ngày, giờ, cụ thể:
a) Tiền lương tháng được trả cho một tháng làm việc xác định trên cơ sở hợp đồng lao động;
b) Tiền lương tuần được trả cho một tuần làm việc xác định trên cơ sở tiền lương tháng nhân với 12 tháng và chia cho 52 tuần;
c) Tiền lương ngày được trả cho một ngày làm việc xác định trên cơ sở tiền lương tháng chia cho số ngày làm việc bình thường trong tháng (tính theo từng tháng dương lịch và bảo đảm cho người lao động được nghỉ tính bình quân 01 tháng ít nhất 04 ngày) theo quy định của pháp luật mà doanh nghiệp lựa chọn;
d) Tiền lương giờ được trả cho một giờ làm việc xác định trên cơ sở tiền lương ngày chia cho số giờ làm việc bình thường trong ngày theo quy định tại Điều 104 của Bộ luật Lao động.
2. Tiền lương theo sản phẩm được trả cho người lao động hưởng lương theo sản phẩm, căn cứ vào mức độ hoàn thành số lượng, chất lượng sản phẩm theo định mức lao động và đơn giá sản phẩm được giao.
3. Tiền lương khoán được trả cho người lao động hưởng lương khoán, căn cứ vào khối lượng, chất lượng công việc và thời gian phải hoàn thành.
Căn cứ các hình thức trả lương nêu trên, tính chất công việc và điều kiện sản xuất, kinh doanh, người sử dụng lao động lựa chọn hình thức trả lương bảo đảm tiền lương được trả gắn với kết quả công việc, khuyến khích người lao động nâng cao hiệu quả, năng suất lao động. Việc lựa chọn hoặc thay đổi hình thức trả lương phải thể hiện trong hợp đồng lao động và thỏa ước lao động tập thể.
Điều 5. Kỳ hạn trả lương đối với người hưởng lương tháng
Kỳ hạn trả lương đối với người hưởng lương tháng theo quy định tại Điều 23 Nghị định số 05/2015/NĐ-CP được quy định như sau:
1. Người lao động hưởng lương tháng được trả tháng một lần hoặc nửa tháng một lần và được trả ngay trong tháng mà người lao động làm việc.
2. Thời điểm trả lương do hai bên thỏa thuận và được ấn định vào một thời điểm cố định trong tháng.
Điều 6. Tiền lương làm thêm giờ
Trả lương khi người lao động làm thêm giờ theo quy định tại Khoản 1 Điều 25 Nghị định số 05/2015/NĐ-CP được quy định như sau:
1. Đối với người lao động hưởng lương theo thời gian, được trả lương làm thêm giờ khi làm việc ngoài thời giờ làm việc bình thường do người sử dụng lao động quy định theo Điều 104 của Bộ luật lao động và được tính như sau:
Tiền lương làm thêm giờ |
= |
Tiền lương giờ thực trả của ngày làm việc bình thường |
x |
Mức ít nhất 150% hoặc 200% hoặc 300% |
x |
Số giờ làm thêm |
Trong đó:
a) Tiền lương giờ thực trả của ngày làm việc bình thường được xác định trên cơ sở tiền lương thực trả theo công việc đang làm của tháng mà người lao động làm thêm giờ (trừ tiền lương làm thêm giờ, tiền lương trả thêm khi làm việc vào ban đêm) chia cho số giờ thực tế làm việc trong tháng (không kể số giờ làm thêm). Trường hợp trả lương theo ngày hoặc theo tuần, thì tiền lương giờ thực trả được xác định trên cơ sở tiền lương thực trả của ngày hoặc tuần làm việc đó (trừ tiền lương làm thêm giờ, tiền lương trả thêm khi làm việc vào ban đêm) chia cho số giờ thực tế làm việc trong ngày hoặc trong tuần (không kể số giờ làm thêm);
b) Mức ít nhất bằng 150% so với tiền lương giờ thực trả của ngày làm việc bình thường, áp dụng đối với giờ làm thêm vào ngày thường;
c) Mức ít nhất bằng 200% so với tiền lương giờ thực trả của ngày làm việc bình thường, áp dụng đối với giờ làm thêm vào ngày nghỉ hằng tuần;
d) Mức ít nhất bằng 300% so với tiền lương giờ thực trả của ngày làm việc bình thường, áp dụng đối với giờ làm thêm vào ngày nghỉ lễ, tết, ngày nghỉ có hưởng lương, chưa kể tiền lương của ngày nghỉ lễ, tết, ngày nghỉ có hưởng lương theo quy định của Bộ luật Lao động, đối với người lao động hưởng lương theo ngày.
Người lao động hưởng lương ngày là những người có tiền lương thỏa thuận ghi trong hợp đồng lao động theo ngày và chưa bao gồm tiền lương của ngày nghỉ lễ, tết, ngày nghỉ có hưởng lương theo quy định của Bộ luật Lao động.
2. Đối với người lao động hưởng lương theo sản phẩm, được trả lương làm thêm giờ khi người lao động và người sử dụng lao động thỏa thuận làm việc ngoài thời giờ làm việc bình thường để làm thêm số lượng, khối lượng sản phẩm, công việc ngoài số lượng, khối lượng sản phẩm, công việc theo định mức lao động đã thỏa thuận và được tính như sau:
Tiền lương làm thêm giờ |
= |
Đơn giá tiền lương sản phẩm của ngày làm việc bình thường |
x |
Mức ít nhất 150% hoặc 200% hoặc 300% |
x |
Số sản phẩm làm thêm |
Trong đó:
a) Mức ít nhất bằng 150% so với đơn giá tiền lương sản phẩm của ngày làm việc bình thường, áp dụng đối với sản phẩm làm thêm vào ngày thường;
b) Mức ít nhất bằng 200% so với đơn giá tiền lương sản phẩm của ngày làm việc bình thường, áp dụng đối với sản phẩm làm thêm vào ngày nghỉ hằng tuần;
c) Mức ít nhất bằng 300% so với đơn giá tiền lương sản phẩm của ngày làm việc bình thường, áp dụng đối với sản phẩm làm thêm vào ngày nghỉ lễ, tết, ngày nghỉ có hưởng lương.
Điều 7. Tiền lương làm việc vào ban đêm
Người lao động làm việc vào ban đêm theo quy định tại Khoản 3 Điều 25 Nghị định số 05/2015/NĐ-CP được trả tiền lương như sau:
1. Đối với người lao động hưởng lương theo thời gian, tiền lương làm việc vào ban đêm được tính như sau:
Tiền lương làm việc vào ban đêm |
= |
Tiền lương giờ thực trả của ngày làm việc bình thường |
+ |
Tiền lương giờ thực trả của ngày làm việc bình thường |
x |
Mức ít nhất 30% |
x |
Số giờ làm việc vào ban đêm |
Trong đó: Tiền lương giờ thực trả của ngày làm việc bình thường được xác định theo điểm a, Khoản 1 Điều 6 Thông tư này.
2. Đối với người lao động hưởng lương theo sản phẩm, tiền lương làm việc vào ban đêm được tính như sau:
Tiền lương làm việc vào ban đêm |
= |
Đơn giá tiền lương sản phẩm của ngày làm việc bình thường |
+ |
Đơn giá tiền lương sản phẩm của ngày làm việc bình thường |
x |
Mức ít nhất 30% |
x |
Số sản phẩm làm vào ban đêm |
Điều 8. Tiền lương làm thêm giờ vào ban đêm
Trả lương khi người lao động làm thêm giờ vào ban đêm theo quy định tại Khoản 4 Điều 25 Nghị định số 05/2015/NĐ-CP được quy định như sau:
1. Đối với người lao động hưởng lương theo thời gian, tiền lương làm thêm giờ vào ban đêm được tính như sau:
Tiền lương làm thêm giờ vào ban đêm |
= |
Tiền lương giờ thực trả của ngày làm việc bình thường |
x |
Mức ít nhất 150% hoặc 200% hoặc 300% |
+ |
Tiền lương giờ thực trả của ngày làm việc bình thường |
x |
Mức ít nhất 30% |
+ 20% x |
Tiền lương giờ vào ban ngày của ngày làm việc bình thường hoặc của ngày nghỉ hằng tuần hoặc của ngày nghỉ lễ, tết, ngày nghỉ có hưởng lương |
x |
Số giờ làm thêm vào ban đêm |
Trong đó:
a) Tiền lương giờ thực trả của ngày làm việc bình thường được xác định theo điểm a, Khoản 1 Điều 6 Thông tư này;
b) Tiền lương giờ vào ban ngày của ngày làm việc bình thường hoặc của ngày nghỉ hằng tuần hoặc của ngày nghỉ lễ, tết, ngày nghỉ có hưởng lương được xác định như sau:
- Tiền lương giờ vào ban ngày của ngày làm việc bình thường, được tính ít nhất bằng 100% so với tiền lương giờ thực trả của ngày làm việc bình thường đối với trường hợp người lao động không làm thêm giờ vào ban ngày của ngày đó (trước khi làm thêm giờ vào ban đêm); ít nhất bằng 150% so với tiền lương giờ thực trả của ngày làm việc bình thường đối với trường hợp người lao động có làm thêm giờ vào ban ngày của ngày đó (trước khi làm thêm giờ vào ban đêm).
- Tiền lương giờ vào ban ngày của ngày nghỉ hằng tuần, được tính ít nhất bằng 200% so với tiền lương giờ thực trả của ngày làm việc bình thường.
- Tiền lương giờ vào ban ngày của ngày nghỉ lễ, tết, ngày nghỉ có hưởng lương, được tính ít nhất bằng 300% so với tiền lương giờ thực trả của ngày làm việc bình thường.
2. Đối với người lao động hưởng lương theo sản phẩm, tiền lương làm thêm giờ vào ban đêm được tính như sau:
Tiền lương làm thêm giờ vào ban đêm |
= |
Đơn giá tiền lương sản phẩm của ngày làm việc bình thường |
x |
Mức ít nhất 150% hoặc 200% hoặc 300% |
+ |
Đơn giá tiền lương sản phẩm của ngày làm việc bình thường |
x |
Mức ít nhất 30% |
+ 20% x |
Đơn giá tiền lương sản phẩm vào ban ngày của ngày làm việc bình thường hoặc của ngày nghỉ hằng tuần hoặc của ngày nghỉ lễ, tết, ngày nghỉ có hưởng lương |
x |
Số sản phẩm làm thêm vào ban đêm |
Trong đó:
a) Đơn giá tiền lương sản phẩm vào ban ngày của ngày làm việc bình thường hoặc của ngày nghỉ hằng tuần hoặc của ngày nghỉ lễ, tết, ngày nghỉ có hưởng lương được xác định như sau:
- Đơn giá tiền lương sản phẩm vào ban ngày của ngày làm việc bình thường, được tính ít nhất bằng 100% so với đơn giá tiền lương sản phẩm của ngày làm việc bình thường đối với trường hợp người lao động không làm thêm giờ vào ban ngày của ngày đó (trước khi làm thêm giờ vào ban đêm); ít nhất bằng 150% so với đơn giá tiền lương sản phẩm của ngày làm việc bình thường đối với trường hợp người lao động có làm thêm giờ vào ban ngày của ngày đó (trước khi làm thêm giờ vào ban đêm);
- Đơn giá tiền lương sản phẩm vào ban ngày của ngày nghỉ hằng tuần, được tính ít nhất bằng 200% so với đơn giá sản phẩm của ngày làm việc bình thường.
- Đơn giá sản phẩm vào ban ngày của ngày nghỉ lễ, tết, ngày nghỉ có hưởng lương, được tính ít nhất bằng 300% so với đơn giá sản phẩm của ngày làm việc bình thường.
1. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 08 tháng 8 năm 2015.
2. Các chế độ tại Thông tư này được thực hiện kể từ ngày Nghị định số 05/2015/NĐ-CP ngày 12 tháng 01 năm 2015 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số nội dung của Bộ luật Lao động có hiệu lực thi hành.
3. Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có trách nhiệm chỉ đạo, đôn đốc, kiểm tra thực hiện các quy định tại Thông tư này.
Trong quá trình thực hiện nếu có vướng mắc, đề nghị cơ quan, đơn vị và doanh nghiệp phản ánh về Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội để hướng dẫn bổ sung kịp thời./.
Nơi nhận: |
KT. BỘ TRƯỞNG |
MINISTRY OF LABOR, WAR INVALIDS AND SOCIAL AFFAIRS |
SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM |
No. 23/2015/TT-BLĐTBXH |
Hanoi, June 23, 2015 |
GUIDELINES FOR SOME ARTICLES ON WAGES OF THE GOVERNMENT'S DECREE NO. 05/2015/NĐ-CP DATED JANUARY 12, 2015 ON GUIDELINES FOR SOME CONTENTS OF THE LABOR CODE
Pursuant to the Government's Decree No. 106/2012/NĐ-CP dated December 20, 2012, defining the functions, tasks, powers and organizational structure of the Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs;
Pursuant to the Government's Decree No. 05/2015/NĐ-CP dated January 12, 2015 on guidelines for some contents of the Labor Code;
At the request of Director of Employment – Wage Department
The Minister of Labor, War Invalids and Social Affairs promulgates a Circular to provide guidelines for some Articles on wages of the Government's Decree No. 05/2015/NĐ-CP dated January 12, 2015 on guidelines for some contents of the Labor Code.
This Circular provides for guidelines for some Articles on wages of the Government's Decree No. 05/2015/NĐ-CP dated January 12, 2015 on guidelines for some contents of the Labor Code (hereinafter referred to as Decree No. 05/2015/NĐ-CP).
Employers, employees, representative organizations of employee collectives, organizations and individuals directly involved in labor relation in implementation of some regulations on wages in Decree No. 05/2015/NĐ-CP.
Wages are prescribed in Clause 1 and Clause 2 Article 21 of Decree No. 05/2015/NĐ-CP and elaborated as follows:
1. The wage written in the employment contract is agreed between the employee and employer to for performance of certain tasks. Wages include:
a) The pay rate corresponding to the job or position according to the pay scale established by the employer in accordance with Article 93 of the Labor Code, Article 7, Clause 2 Article 10 of the Government's Decree No. 49/2013/NĐ-CP dated May 14, 2013 on guidelines for some Articles on wages of the Labor Code;
b) Allowances meant to make up for working conditions, work complications, living conditions, necessity of labor attraction that are not taken into account or not adequately included in the wage corresponding to the tasks or positions on the pay scale. To be specific:
- Making up for working conditions, including arduous, harmful, dangerous works, or particularly arduous, harmful, dangerous works.
- Making up for work complications such as works that require training, professional skills and knowledge, heavy responsibility, affecting other works, requiring long experience, working skills, communications skills, and cooperation.
- Making up for living conditions such as works in remote areas, disadvantaged areas with extreme climate, expensive areas with housing difficulties; works that require employees to frequently change the workplace, residence, and other factor that make the employees’ life inconvenient.
- Labor attraction such as encouraging workers to new economic areas, new markets; unattractive jobs that lack workers; encouraging workers with high productivity and work quality or able to meet work schedules.
c) Additional payments are amounts in addition to wage and allowances related to the job or position written in the employment contract. Additional payments do not include: bonus prescribed in Article 103 of the Labor Code; payment for mid-shift meals; assistance for employees upon death, marriage of their relatives, employees’ birthday parties, assistance for employees having difficulties from occupational accidents, occupational diseases, other assistance and allowance not related to the job or position written in the employment contract.
2. The wage paid to an employee depends on the wage written in the employment contract, productivity, work load, and work quality of the employee. The wage paid to the employee that does the simplest job in normal working conditions for normal working hours and completes the given workload or tasks (not including overtime pay or night work pay) must not falls below the region-based minimum pay rates prescribed by the government.
Methods of payment of wages are prescribed Article 22 of Decree No. 05/2015/NĐ-CP and elaborated as follows:
1. Time-based wages (monthly, weekly, daily, or hourly) are paid to employees for their actual working time by month, week, day, or hour. To be specific:
a) Monthly wage is paid for one working month based on the employment contract;
b) Weekly wage is paid for one working week, which equals (=) monthly wage multiplied by (x) 12 months and divided by (:) 52 weeks;
c) Daily wage is paid for one working day which equals (=) monthly wage divided by (:) number of working days in the month (depending on each month of the solar calendar and employees have averagely 04 days off in a month) under regulations of law as selected by the enterprise;
d) Hourly wage is paid for one working hour which equals (=) daily wage divided by (:) number of normal working hours in the day as prescribed in Article 104 of the Labor Code.
2. Piece rates are paid to employees who are paid by the piece (piece workers) according to the completion of work in terms of quantity and quality of products under the given norm and rate.
3. Fixed wage is paid to employees who agree to receive fixed wage according to the workload, work quality, and deadline for work completion.
Depending on the characteristics of work and business conditions, employers shall decide on the method of wage payment that ensure wage matches the work performance, encourage employees to improve work efficiency and performance. The selection or change of wage payment method must be written in employment contracts and collective bargaining agreement.
Article 5. Monthly wage payment term
Monthly wage payment term is prescribed in Article 23 of Decree No. 05/2015/NĐ-CP and elaborated as follows:
1. Monthly wage shall be paid once or twice a month within the month in which the employee works.
2. Both parties shall reach an agreement on a fixed time of wage payment in the month.
Overtime pay paid to employees who work overtime is prescribed in Clause 1 Article 25 of Decree No. 05/2015/NĐ-CP and elaborated as follows:
1. Every employee who receives time-based wage and works overtime in addition to the working time established by the employer shall receive overtime pay as prescribed in Article 104 of the Labor Code, which is calculated as follows:
Overtime pay |
= |
Actual hourly wage on a normal working day |
x |
At least 150% or 200% or 300% |
x |
Number of overtime hours |
Where:
a) Actual hourly wage on a normal working day equals (=) the actual wage for the current job of the month in which the employee works overtime (minus overtime pay and extra pay for night work) divided by (:) actual number of working hours in the month (exclusive of overtime hours). If the employee receives a daily or weekly wage, the overtime pay equals (=) the actual wage of that working day or week (minus overtime pay and extra pay for night work) divided by (:) actual number of working hours in the day or week (exclusive of overtime hours);
b) The overtime pay on a normal working day is at least 150% of actual hourly wage on a normal working day.
c) The overtime pay on a weekly day off is at least 200% of actual hourly wage on a normal working day.
d) The overtime pay on a public holiday or paid day off (exclusive of wages of public holidays and paid days off prescribed by the Labor Code) is at least 300% of actual hourly wage on a normal working day. This rate is applied to employees receiving daily wages.
Employees receiving daily wages are those whose wages are paid daily according to the employment contract and do not include wages of public holidays and paid days off prescribed by the Labor Code.
2. With regard to piece workers who receive overtime pay when the employees and the employer reach an agreement on overtime work in additional to normal working hours to increase the quantity of completed products or works in additional to the agreed workload, overtime pay is calculated as follows:
Overtime pay |
= |
Piece rate on a normal working day |
x |
At least 150% or 200% or 300% |
x |
Quantity of additional products |
Where:
b) The overtime pay for products done on a normal working day is at least 150% of piece rate on a normal working day.
b) The overtime pay for products done on a weekly day off is at least 200% of piece rate on a normal working day.
c) The overtime pay for products done on public holiday or paid day off is at least 300% of piece rate on a normal working day.
Employees working at night as prescribed in Clause 3 Article 25 of Decree No. 05/2015/NĐ-CP shall be paid as follows:
1. With regard to employees receiving time-based wages:
Pay for night work |
= |
Actual hourly wage on a normal working day |
+ |
Actual hourly wage on a normal working day |
x |
At least 30% |
x |
Number of night work hours |
Where: Actual hourly wage on a normal working day is determined in accordance with Point a Clause 1 Article 6 of this Circular.
2. With regard to piece workers:
Pay for night work |
= |
Piece rate on a normal working day |
+ |
Piece rate on a normal working day |
x |
At least 30% |
x |
Number of products completed at night |
Article 8. Pay for overtime night work
Employees working overtime at night as prescribed in Clause 4 Article 25 of Decree No. 05/2015/NĐ-CP shall be paid as follows:
1. With regard to employees receiving time-based wages shall be paid as follows:
Pay for overtime night work |
= |
Actual hourly wage on a normal working day |
x |
At least 150% or 200% or 300% |
+ |
Actual hourly wage on a normal working day |
x |
At least 30% |
+ 20% x |
Hourly wage during the day on a normal working day or weekly day off or public holiday or paid day off |
x |
Number of night work hours |
Where:
a) Actual hourly wage on a normal working day is determined in accordance with Point a Clause 1 Article 6 of this Circular;
b) Hourly wage during the day on a normal working day or weekly day off or public holiday or paid day off is determined as follows:
- Hourly wage during the day on a normal working day is at least 100% of hourly wage on a normal working day if the employee does not work overtime during the day on that day (before working overtime at night); at least 150% of hourly wage on a normal working day if the employee works overtime during the day on that day (before working overtime at night).
- Hourly wage during the day of a weekly day off is at least 200% of actual hourly wage on a normal working day.
- Hourly wage during the day of a public holiday or paid day off is at least 300% of actual hourly wage on a normal working day.
2. With regard to piece workers:
Pay for overtime night work |
= |
Piece rate on a normal working day |
x |
At least 150% or 200% or 300% |
+ |
Piece rate on a normal working day |
x |
At least 30% |
+ 20% x |
Piece rate during the day on a normal working day or weekly day off or public holiday or paid day off |
x |
Number of products done while working overtime at night |
Where:
a) Piece rate during the day on a normal working day or weekly day off or public holiday or paid day off is determined as follows:
- Piece rate during the day on a normal working day is at least 100% of piece rate on a normal working day if the employee does not work overtime during the day on that day (before working overtime at night); at least 150% of piece rate on a normal working day if the employee works overtime during the day on that day (before working overtime at night);
- Piece rate during the day of a weekly day off is at least 200% of that on a normal working day.
- Piece rate during the day of a public holiday or paid day off is at least 300% of that on a normal working day.
1. This Circular comes into force from August 08, 2015.
2. The regulations of this Circular are applied from the effective date of Decree No. 05/2015/NĐ-CP.
3. Ministers, Heads of ministerial agencies, Heads of Governmental agencies, Presidents of the People’s Committees of provinces are responsible for providing guidance, supervising, and inspecting the implementation of this Circular.
Difficulties that arise during the implementation of this Circular should be reported to the Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs for timely instructions./.
|
PP MINISTER |
Tình trạng hiệu lực: Hết hiệu lực