Chương V Luật Quản lý ngoại thương 2017: Biện pháp kiểm soát khẩn cấp trong hoạt động ngoại thương
Số hiệu: | 05/2017/QH14 | Loại văn bản: | Luật |
Nơi ban hành: | Quốc hội | Người ký: | Nguyễn Thị Kim Ngân |
Ngày ban hành: | 12/06/2017 | Ngày hiệu lực: | 01/01/2018 |
Ngày công báo: | 25/07/2017 | Số công báo: | Từ số 513 đến số 514 |
Lĩnh vực: | Thương mại | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Quy định mới về Giấy phép, điều kiện xuất khẩu, nhập khẩu
Luật Quản lý ngoại thương 2017 quy định việc quản lý theo giấy phép, theo điều kiện xuất khẩu, nhập khẩu như sau:
- Chỉ áp dụng biện pháp quản lý theo điều kiện trong các trường hợp cần thiết vì lý do trật tự, an toàn xã hội, đạo đức xã hội, sức khỏe cộng đồng, thuần phong mỹ tục, bảo vệ môi trường.
- Việc áp dụng biện pháp quản lý theo giấy phép, theo điều kiện phải bảo đảm công khai, minh bạch; tiết kiệm thời gian, chi phí của cơ quan quản lý nhà nước và của thương nhân.
- Trên cơ sở tuân thủ điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên.
- Chính phủ quy định:
+ Danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu theo giấy phép, theo điều kiện;
+ Phương thức, phạm vi quản lý của các Bộ, cơ quan ngang Bộ đối với hàng hóa thuộc Danh mục;
+ Trình tự, thủ tục cấp giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu.
- Bộ, cơ quan ngang Bộ có trách nhiệm công bố công khai Danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu theo giấy phép, theo điều kiện và công bố điều kiện xuất khẩu, nhập khẩu đối với hàng hóa thuộc Danh mục.
Luật Quản lý ngoại thương 2017 có hiệu lực từ ngày 01/01/2018.
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
1. Hàng hóa đến từ quốc gia, vùng lãnh thổ, khu vực địa lý xảy ra chiến tranh, tham gia chiến tranh, xung đột hoặc có nguy cơ xảy ra xung đột vũ trang trực tiếp hoặc gián tiếp ảnh hưởng đến an ninh, lợi ích quốc gia của Việt Nam.
2. Hàng hóa đến từ quốc gia, vùng lãnh thổ, khu vực địa lý xảy ra thiên tai, dịch bệnh, sự cố môi trường mà cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam có thông tin một cách công khai hoặc chứng minh được là có đe dọa nghiêm trọng đến sức khỏe của người tiêu dùng hàng hóa đó.
3. Hàng hóa đến từ quốc gia, vùng lãnh thổ, khu vực địa lý xảy ra sự cố, thiếu sót, sai sót kỹ thuật mà cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam có thông tin một cách công khai hoặc chứng minh được là có ảnh hưởng trực tiếp, nghiêm trọng đến an toàn, sức khỏe của người tiêu dùng hàng hóa đó.
4. Hàng hóa đến từ quốc gia, vùng lãnh thổ, khu vực địa lý gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường, sinh thái, đa dạng sinh học của Việt Nam mà cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam có thông tin một cách công khai hoặc có cơ sở khoa học chứng minh được sự ảnh hưởng đó.
5. Mất cân đối nghiêm trọng của cán cân thanh toán.
6. Các trường hợp đặc biệt nghiêm trọng khác theo quy định của pháp luật.
1. Biện pháp kiểm soát khẩn cấp chỉ được áp dụng trong các trường hợp quy định tại Điều 100 của Luật này.
2. Cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền quyết định việc áp dụng biện pháp hành chính phù hợp theo quy định tại Chương II của Luật này.
3. Cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền áp dụng biện pháp kiểm soát khẩn cấp phải đánh giá, lựa chọn biện pháp gây ít cản trở nhất cho hoạt động ngoại thương.
4. Biện pháp kiểm soát khẩn cấp được bãi bỏ khi không còn các trường hợp quy định tại Điều 100 của Luật này hoặc thông qua thương lượng, đàm phán.
1. Trước hoặc sau khi biện pháp kiểm soát khẩn cấp được ban hành, bãi bỏ, cơ quan có thẩm quyền áp dụng biện pháp kiểm soát khẩn cấp có trách nhiệm tham vấn các đối tác thương mại chịu ảnh hưởng trực tiếp phù hợp với quy định của điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
2. Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ có liên quan quy định chi tiết việc tham vấn trong trường hợp áp dụng biện pháp kiểm soát khẩn cấp.
URGENT CONTROL IN FOREIGN TRADE ACTIVITES
Section 100. Cases subject to urgent control measures
1. Products come from countries, territories, geographic areas which are in war, engage in wars or conflicts or are at risk of armed conflicts, which directly or indirectly affects the security and interests of Vietnam.
2. Products come from countries, territories or geographic areas affected by natural disaster, epidemics or environmental incidents which are publicly disclosed or proved to cause serious threats to the health of consumers of such products by the competent authority of Vietnam.
3. Products come from countries, territories or geographic areas and obtain technical incidents, shortcoming and errors which are publicly disclosed or proved to produce direct and serious effects on the health of consumers of such products by the competent authority of Vietnam.
4. Products come from countries, territories or geographic areas and cause serious effects on the environment, ecological environment and biodiversity of Vietnam and the competent authority of Vietnam have public information or scientific basis to prove these effects.
5. The balance of payment is imbalanced
6. Other especially serious cases prescribed by law.
Article 101. Principles of urgent control measures
1. The urgent control measure shall only be imposed in the cases prescribed in Article 100 of this Law.
2. The competent authority shall decide the imposition of administrative measures in accordance with regulations in Chapter II of this Law.
3. The competent authority that decides the imposition of urgent control measures shall select the least trade restrictive measure.
4. The urgent control measure shall be removed if the cases prescribed in Article 100 of this Law no longer exist or through a negotiation.
Article 102. Consultation in case of urgent control measures
1. Before and after the urgent control measure is issued or removed, the competent authority imposing such measures shall consult the commercial partners affected directly by the safeguards measures in accordance with regulations of international treaties to which the Socialist Republic of Vietnam is a signatory.
2. Relevant ministers and heads of ministerial authorities shall provide detailed regulations on the consultation in case of urgent control measures.
Văn bản liên quan
Cập nhật
Điều 36. Quyết định phê duyệt kết quả thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường
Điều 67. Các biện pháp phòng vệ thương mại
Điều 68. Nguyên tắc áp dụng các biện pháp phòng vệ thương mại
Điều 69. Thiệt hại của ngành sản xuất trong nước
Điều 70. Trình tự, thủ tục điều tra vụ việc phòng vệ thương mại
Điều 72. Chống lẩn tránh biện pháp phòng vệ thương mại
Điều 74. Bên liên quan trong vụ việc điều tra
Điều 77. Biện pháp chống bán phá giá
Điều 79. Căn cứ tiến hành điều tra áp dụng biện pháp chống bán phá giá
Điều 80. Nội dung điều tra áp dụng biện pháp chống bán phá giá
Điều 81. Áp dụng biện pháp chống bán phá giá
Điều 82. Rà soát việc áp dụng biện pháp chống bán phá giá
Điều 87. Căn cứ tiến hành điều tra áp dụng biện pháp chống trợ cấp
Điều 88. Nội dung điều tra áp dụng biện pháp chống trợ cấp
Điều 89. Áp dụng biện pháp chống trợ cấp
Điều 90. Rà soát việc áp dụng biện pháp chống trợ cấp
Điều 93. Căn cứ tiến hành điều tra áp dụng biện pháp tự vệ
Điều 94. Nội dung điều tra áp dụng biện pháp tự vệ
Điều 110. Trình tự, thủ tục giải quyết tranh chấp do Chính phủ nước ngoài khởi kiện
Điều 111. Trình tự, thủ tục giải quyết tranh chấp do Chính phủ Việt Nam khởi kiện
Điều 5. Quyền tự do kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu
Điều 7. Các hành vi bị nghiêm cấm trong quản lý ngoại thương
Điều 14. Các trường hợp ngoại lệ
Điều 36. Giấy chứng nhận lưu hành tự do
Tiểu mục 1. TẠM NHẬP, TÁI XUẤT, TẠM XUẤT, TÁI NHẬP, CHUYỂN KHẨU
Điều 39. Kinh doanh tạm nhập, tái xuất
Điều 41. Các hình thức tạm nhập, tái xuất khác
Điều 42. Tạm xuất, tái nhập hàng hóa
Điều 44. Cho phép quá cảnh hàng hóa
Điều 48. Quản lý hoạt động đại lý mua bán hàng hóa cho thương nhân nước ngoài
Điều 49. Quản lý hoạt động thuê thương nhân nước ngoài làm đại lý mua bán hàng hóa tại nước ngoài
Điều 51. Quản lý hoạt động nhận gia công hàng hóa cho thương nhân nước ngoài
Điều 52. Quản lý hoạt động đặt gia công hàng hóa ở nước ngoài
Điều 54. Cơ chế điều hành hoạt động thương mại biên giới tại cửa khẩu biên giới trên đất liền
Điều 5. Quyền tự do kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu
Điều 6. Trách nhiệm quản lý nhà nước về ngoại thương
Điều 22. Thẩm quyền áp dụng biện pháp hạn ngạch thuế quan
Điều 28. Thẩm quyền áp dụng biện pháp chỉ định thương nhân xuất khẩu, nhập khẩu
Điều 31. Thẩm quyền áp dụng biện pháp quản lý theo giấy phép, theo điều kiện
Điều 36. Giấy chứng nhận lưu hành tự do