Chương IV Luật Quản lý ngoại thương 2017: Biện pháp phòng vệ thương mại
Số hiệu: | 05/2017/QH14 | Loại văn bản: | Luật |
Nơi ban hành: | Quốc hội | Người ký: | Nguyễn Thị Kim Ngân |
Ngày ban hành: | 12/06/2017 | Ngày hiệu lực: | 01/01/2018 |
Ngày công báo: | 25/07/2017 | Số công báo: | Từ số 513 đến số 514 |
Lĩnh vực: | Thương mại | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Quy định mới về Giấy phép, điều kiện xuất khẩu, nhập khẩu
Luật Quản lý ngoại thương 2017 quy định việc quản lý theo giấy phép, theo điều kiện xuất khẩu, nhập khẩu như sau:
- Chỉ áp dụng biện pháp quản lý theo điều kiện trong các trường hợp cần thiết vì lý do trật tự, an toàn xã hội, đạo đức xã hội, sức khỏe cộng đồng, thuần phong mỹ tục, bảo vệ môi trường.
- Việc áp dụng biện pháp quản lý theo giấy phép, theo điều kiện phải bảo đảm công khai, minh bạch; tiết kiệm thời gian, chi phí của cơ quan quản lý nhà nước và của thương nhân.
- Trên cơ sở tuân thủ điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên.
- Chính phủ quy định:
+ Danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu theo giấy phép, theo điều kiện;
+ Phương thức, phạm vi quản lý của các Bộ, cơ quan ngang Bộ đối với hàng hóa thuộc Danh mục;
+ Trình tự, thủ tục cấp giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu.
- Bộ, cơ quan ngang Bộ có trách nhiệm công bố công khai Danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu theo giấy phép, theo điều kiện và công bố điều kiện xuất khẩu, nhập khẩu đối với hàng hóa thuộc Danh mục.
Luật Quản lý ngoại thương 2017 có hiệu lực từ ngày 01/01/2018.
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
1. Các biện pháp phòng vệ thương mại bao gồm biện pháp chống bán phá giá, biện pháp chống trợ cấp và biện pháp tự vệ do Bộ trưởng Bộ Công Thương quyết định áp dụng đối với hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam trong những trường hợp cụ thể.
2. Chính phủ quy định chi tiết cách xác định thiệt hại của ngành sản xuất trong nước; chống lẩn tránh biện pháp phòng vệ thương mại; căn cứ tiến hành, trình tự, thủ tục, thời hạn, nội dung, căn cứ chấm dứt điều tra vụ việc phòng vệ thương mại (sau đây gọi là điều tra); áp dụng, rà soát biện pháp phòng vệ thương mại; xác định trợ cấp và biện pháp chống trợ cấp; trách nhiệm phối hợp của các cơ quan liên quan trong quá trình điều tra; xử lý biện pháp phòng vệ thương mại áp dụng đối với hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam.
3. Bộ trưởng Bộ Công Thương quy định chi tiết về bên liên quan trong vụ việc điều tra, hoạt động cung cấp, thu thập thông tin, tài liệu và bảo mật thông tin, tài liệu; tiếng nói, chữ viết trong quá trình điều tra; quản lý nhập khẩu hàng hóa thuộc đối tượng điều tra, áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại; các trường hợp miễn trừ áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại.
1. Áp dụng trong phạm vi, mức độ cần thiết, hợp lý, có thời hạn nhằm bảo vệ, ngăn ngừa hoặc hạn chế thiệt hại của ngành sản xuất trong nước.
2. Chỉ được áp dụng sau khi đã tiến hành điều tra minh bạch, công bằng, phù hợp với quy định của pháp luật và phải dựa trên các kết luận điều tra.
3. Công bố công khai các quyết định về việc điều tra, áp dụng các biện pháp phòng vệ thương mại.
4. Không thu khoản chênh lệch về thuế nếu mức thuế phòng vệ thương mại chính thức cao hơn mức thuế phòng vệ thương mại tạm thời.
5. Hoàn lại khoản chênh lệnh về thuế nếu mức thuế phòng vệ thương mại chính thức thấp hơn mức thuế phòng vệ thương mại tạm thời.
6. Trường hợp Bộ trưởng Bộ Công Thương quyết định không áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại chính thức thì thuế phòng vệ thương mại tạm thời đã thu hoặc các khoản bảo đảm thanh toán thuế phòng vệ thương mại tạm thời phải được hoàn lại.
1. Ngành sản xuất trong nước là tập hợp các nhà sản xuất hàng hóa tương tự trong phạm vi lãnh thổ Việt Nam hoặc đại diện của họ chiếm tỷ lệ chủ yếu trong tổng sản lượng hàng hóa của ngành đó được sản xuất trong nước. Trong trường hợp nhà sản xuất trong nước trực tiếp nhập khẩu hàng hóa bị điều tra hoặc có mối quan hệ với các nhà xuất khẩu hoặc nhập khẩu hàng hóa bị điều tra thì nhà sản xuất này có thể không được xem là nhà sản xuất trong nước.
Hàng hóa tương tự là hàng hóa có tất cả các đặc tính giống với hàng hóa bị điều tra. Trong trường hợp không có hàng hóa nào như vậy thì hàng hóa tương tự là hàng hóa có nhiều đặc tính cơ bản giống với hàng hóa bị điều tra.
2. Thiệt hại của ngành sản xuất trong nước được xác định như sau:
a) Thiệt hại đáng kể của ngành sản xuất trong nước là tình trạng suy giảm đáng kể hoặc kìm hãm tăng trưởng hoạt động sản xuất kinh doanh của ngành sản xuất trong nước;
b) Đe dọa gây ra thiệt hại đáng kể của ngành sản xuất trong nước là khả năng trước mắt, rõ ràng và chứng minh được về nguy cơ gây thiệt hại đáng kể của ngành sản xuất trong nước;
c) Ngăn cản sự hình thành của ngành sản xuất trong nước là tình trạng dẫn đến khó khăn cho việc hình thành một ngành sản xuất trong nước;
d) Thiệt hại nghiêm trọng của ngành sản xuất trong nước là tình trạng suy giảm tổng thể hoạt động sản xuất, kinh doanh của ngành sản xuất trong nước;
đ) Đe dọa gây ra thiệt hại nghiêm trọng của ngành sản xuất trong nước là khả năng trước mắt, rõ ràng và chứng minh được về nguy cơ gây thiệt hại nghiêm trọng của ngành sản xuất trong nước.
1. Tổ chức, cá nhân đại diện cho ngành sản xuất trong nước có quyền nộp hồ sơ yêu cầu áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại trong trường hợp nhận thấy hàng hóa nhập khẩu bị bán phá giá, được trợ cấp hoặc nhập khẩu quá mức gây ra thiệt hại của ngành sản xuất trong nước.
2. Trong thời hạn 45 ngày kể từ ngày có thông báo hồ sơ hợp lệ, căn cứ vào kiến nghị của Cơ quan điều tra phòng vệ thương mại (sau đây gọi là Cơ quan điều tra), Bộ trưởng Bộ Công Thương quyết định việc điều tra hoặc không điều tra. Trường hợp đặc biệt, việc ban hành quyết định có thể được gia hạn một lần nhưng không quá 30 ngày.
3. Thời hạn điều tra được quy định như sau:
a) Việc điều tra để áp dụng biện pháp chống bán phá giá, chống trợ cấp được kết thúc trong thời gian 12 tháng kể từ ngày có quyết định điều tra. Trường hợp đặc biệt, Bộ trưởng Bộ Công Thương có quyền gia hạn thời gian điều tra nhưng tổng thời gian điều tra không quá 18 tháng;
b) Việc điều tra để áp dụng biện pháp tự vệ được kết thúc trong thời gian 09 tháng kể từ ngày có quyết định điều tra. Trường hợp đặc biệt, Bộ trưởng Bộ Công Thương có quyền gia hạn thời gian điều tra nhưng tổng thời gian điều tra không quá 12 tháng.
4. Việc tham vấn trong quá trình điều tra được thực hiện như sau:
a) Trong quá trình điều tra, các bên liên quan trong vụ việc điều tra được quyền trình bày bằng văn bản với Cơ quan điều tra các thông tin và ý kiến liên quan đến vụ việc điều tra;
b) Cơ quan điều tra có trách nhiệm tạo cơ hội tham vấn cho các bên liên quan khi có yêu cầu bằng văn bản theo quy định tại điểm a khoản này;
c) Trước khi công bố kết luận điều tra cuối cùng, Cơ quan điều tra có thể tổ chức tham vấn công khai nhằm tạo điều kiện cho các bên liên quan trình bày thông tin và ý kiến liên quan đến vụ việc điều tra.
5. Trách nhiệm thông báo được quy định như sau:
a) Chậm nhất là 15 ngày kể từ ngày Bộ trưởng Bộ Công Thương ra quyết định tiến hành điều tra chống bán phá giá, chống trợ cấp, Cơ quan điều tra có trách nhiệm thông báo cho Chính phủ của nước có tổ chức, cá nhân sản xuất, xuất khẩu có liên quan và các bên liên quan khác về việc tiến hành điều tra;
b) Cơ quan điều tra có trách nhiệm thông báo công khai kết luận điều tra sơ bộ, kết luận điều tra cuối cùng, chấp thuận cam kết cũng như việc chấm dứt điều tra tới các bên liên quan trong vụ việc điều tra;
c) Cơ quan điều tra thực hiện các nghĩa vụ thông báo khác theo quy định của điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
Bộ trưởng Bộ Công Thương quyết định chấm dứt điều tra trong các trường hợp sau đây:
1. Tổ chức, cá nhân có hồ sơ yêu cầu áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại tự nguyện rút hồ sơ;
2. Kết luận sơ bộ của Cơ quan điều tra xác định không có thiệt hại hoặc không đe dọa gây ra thiệt hại của ngành sản xuất trong nước hoặc không ngăn cản sự hình thành của ngành sản xuất trong nước;
3. Kết luận cuối cùng của Cơ quan điều tra có một trong các nội dung sau đây:
a) Hàng hóa bị điều tra nhập khẩu vào lãnh thổ Việt Nam không bị bán phá giá, không được trợ cấp hoặc không nhập khẩu quá mức;
b) Không có thiệt hại của ngành sản xuất trong nước quy định tại khoản 2 Ðiều 69 của Luật này;
c) Không có mối quan hệ nhân quả giữa việc nhập khẩu hàng hóa bị bán phá giá, được trợ cấp, nhập khẩu quá mức với thiệt hại, đe dọa gây ra thiệt hại của ngành sản xuất trong nước hoặc ngăn cản sự hình thành của ngành sản xuất trong nước;
4. Cơ quan điều tra đạt được thỏa thuận với cơ quan có thẩm quyền của nước có hàng hóa bị cáo buộc được trợ cấp nhập khẩu vào lãnh thổ Việt Nam về dỡ bỏ trợ cấp đối với hàng hóa nhập khẩu vào lãnh thổ Việt Nam.
1. Lẩn tránh biện pháp phòng vệ thương mại là hành vi nhằm trốn tránh một phần hoặc toàn bộ nghĩa vụ thực thi biện pháp phòng vệ thương mại đang có hiệu lực đối với hàng hóa thuộc đối tượng áp dụng biện pháp này khi nhập khẩu vào lãnh thổ Việt Nam.
2. Biện pháp phòng vệ thương mại đang được áp dụng có thể được mở rộng trong trường hợp Cơ quan điều tra xác định có hành vi lẩn tránh biện pháp phòng vệ thương mại.
3. Cơ quan điều tra có thể tiến hành điều tra hành vi lẩn tránh biện pháp phòng vệ thương mại căn cứ vào yêu cầu của đại diện ngành sản xuất trong nước hoặc các thông tin mà Cơ quan điều tra có được.
4. Căn cứ vào kết luận của Cơ quan điều tra, Bộ trưởng Bộ Công Thương ban hành quyết định việc áp dụng biện pháp chống lẩn tránh biện pháp phòng vệ thương mại đối với hàng hóa, cấu phần hàng hóa nhập khẩu từ các nước liên quan bị điều tra.
1. Cơ quan điều tra do Chính phủ thành lập thuộc cơ cấu tổ chức của Bộ Công Thương.
2. Cơ quan điều tra có nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
a) Tiếp nhận hồ sơ của tổ chức, cá nhân đề nghị điều tra áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại và thông báo hồ sơ hợp lệ hoặc yêu cầu tổ chức, cá nhân bổ sung hồ sơ, tài liệu;
b) Kiến nghị Bộ trưởng Bộ Công Thương ra quyết định điều tra hoặc không điều tra áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại;
c) Tổ chức điều tra áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại; điều tra hành vi lẩn tránh biện pháp phòng vệ thương mại;
d) Kiến nghị Bộ trưởng Bộ Công Thương ra quyết định áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại; áp dụng biện pháp chống lẩn tránh biện pháp phòng vệ thương mại; thay đổi biện pháp phòng vệ thương mại trên cơ sở kết luận điều tra và kết luận rà soát;
đ) Tiến hành rà soát biện pháp phòng vệ thương mại;
e) Kiến nghị Bộ trưởng Bộ Công Thương chấm dứt điều tra, chấm dứt áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại;
g) Chủ trì tham gia giải quyết tranh chấp tại các cơ chế song phương và đa phương trong việc điều tra áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại đối với hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam và hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam bị nước ngoài điều tra áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại;
h) Chủ trì hỗ trợ, ứng phó các vụ việc do nước ngoài điều tra, áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại đối với hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam;
i) Chủ trì xây dựng phương án và đàm phán bồi thường trong vụ việc điều tra áp dụng biện pháp tự vệ đối với hàng hóa nhập khẩu vào lãnh thổ Việt Nam;
k) Thanh tra, kiểm tra việc thực hiện biện pháp phòng vệ thương mại của các tổ chức, cá nhân liên quan đến việc điều tra và áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại;
l) Các nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của pháp luật.
3. Thủ trưởng Cơ quan điều tra do Bộ trưởng Bộ Công Thương bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức; có trách nhiệm tổ chức, chỉ đạo Cơ quan điều tra thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn quy định tại khoản 2 Điều này.
4. Bộ trưởng Bộ Công Thương quy định chi tiết về nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Cơ quan điều tra.
1. Bên liên quan trong vụ việc điều tra bao gồm:
a) Tổ chức, cá nhân ở nước ngoài sản xuất, xuất khẩu hàng hóa vào lãnh thổ Việt Nam bị điều tra;
b) Tổ chức, cá nhân nhập khẩu hàng hóa bị điều tra;
c) Hiệp hội nước ngoài có đa số thành viên là các tổ chức, cá nhân sản xuất, xuất khẩu hàng hóa bị điều tra;
d) Chính phủ và cơ quan có thẩm quyền của nước xuất khẩu hàng hóa bị điều tra;
đ) Tổ chức, cá nhân có hồ sơ yêu cầu áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại;
e) Tổ chức, cá nhân trong nước sản xuất hàng hóa tương tự;
g) Hiệp hội trong nước có đa số thành viên là các tổ chức, cá nhân sản xuất hàng hóa tương tự;
h) Tổ chức, cá nhân khác có quyền và lợi ích hợp pháp liên quan đến vụ việc điều tra hoặc có thể giúp ích cho quá trình điều tra hoặc tổ chức đại diện bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.
2. Tổ chức, cá nhân phải đăng ký và được Cơ quan điều tra chấp thuận để trở thành bên liên quan trong vụ việc điều tra.
3. Bên liên quan trong vụ việc điều tra được tiếp cận thông tin, tài liệu mà bên liên quan khác đã cung cấp cho Cơ quan điều tra, trừ thông tin, tài liệu quy định tại khoản 2 Điều 75 của Luật này.
1. Bên liên quan trong vụ việc điều tra có trách nhiệm cung cấp thông tin, tài liệu cần thiết theo yêu cầu của Cơ quan điều tra.
2. Trong quá trình điều tra, Cơ quan điều tra và những người có quyền tiếp cận thông tin, tài liệu liên quan đến vụ việc có trách nhiệm bảo mật thông tin, tài liệu theo yêu cầu của bên cung cấp thông tin, tài liệu.
3. Trong trường hợp cần thiết, Cơ quan điều tra có quyền tiến hành trưng cầu giám định hoặc kiểm tra, xác minh tính xác thực của thông tin, tài liệu do bên liên quan cung cấp hoặc thu thập thêm thông tin, tài liệu cần thiết để giải quyết vụ việc phòng vệ thương mại. Cơ quan điều tra có quyền tiến hành việc điều tra tại chỗ, bao gồm cả việc điều tra tại nước ngoài.
4. Trường hợp bên bị điều tra từ chối cho Cơ quan điều tra tiếp cận hoặc từ chối cung cấp thông tin, tài liệu có ảnh hưởng quan trọng đến việc điều tra, Cơ quan điều tra có quyền sử dụng thông tin, tài liệu do bên liên quan cung cấp, thông tin, tài liệu do Cơ quan điều tra tự thu thập hoặc thông tin, tài liệu sẵn có để đưa ra kết luận điều tra dựa trên những thông tin, tài liệu đó.
1. Khi thương nhân Việt Nam bị nước nhập khẩu điều tra, áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại, trên cơ sở đề nghị của hiệp hội ngành, nghề, thương nhân có liên quan, Bộ Công Thương chủ trì, phối hợp với Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền khác thực hiện các hoạt động trợ giúp sau đây cho thương nhân trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình:
a) Cung cấp thông tin liên quan đến vụ việc;
b) Trao đổi với nước nhập khẩu đang điều tra, áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại với hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam;
c) Khởi kiện nước nhập khẩu khi phát hiện có vi phạm điều ước quốc tế có liên quan mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên;
d) Các hoạt động trợ giúp khác theo quy định của pháp luật.
2. Trường hợp thương nhân Việt Nam bị nước nhập khẩu điều tra áp dụng biện pháp chống trợ cấp, Bộ Công Thương chủ trì, phối hợp với Bộ, cơ quan ngang Bộ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có liên quan xây dựng phương án để phối hợp với Cơ quan điều tra của nước ngoài theo quy định của điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
3. Trường hợp thương nhân Việt Nam bị nước nhập khẩu điều tra áp dụng biện pháp tự vệ, Bộ Công Thương chủ trì, phối hợp với Bộ, cơ quan ngang Bộ, tổ chức, cá nhân có liên quan xây dựng phương án yêu cầu bồi thường, trả đũa theo quy định của điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
1. Biện pháp chống bán phá giá đối với hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam (sau đây gọi là biện pháp chống bán phá giá) là biện pháp được áp dụng trong trường hợp hàng hóa được xác định bị bán phá giá khi nhập khẩu vào Việt Nam gây ra thiệt hại đáng kể hoặc đe dọa gây ra thiệt hại đáng kể của ngành sản xuất trong nước hoặc ngăn cản sự hình thành của ngành sản xuất trong nước.
2. Hàng hóa được xác định bị bán phá giá khi nhập khẩu vào Việt Nam với giá thấp hơn giá thông thường là giá có thể so sánh được của hàng hóa tương tự bán tại nước xuất khẩu hoặc tại một nước thứ ba trong các điều kiện thương mại thông thường hoặc mức giá mà Cơ quan điều tra xác định bằng phương pháp tự tính toán.
3. Các biện pháp chống bán phá giá bao gồm:
a) Áp dụng thuế chống bán phá giá;
b) Cam kết về các biện pháp loại trừ bán phá giá của tổ chức, cá nhân sản xuất, xuất khẩu hàng hóa bị yêu cầu áp dụng biện pháp chống bán phá giá với Cơ quan điều tra của Việt Nam hoặc với các nhà sản xuất trong nước nếu được Cơ quan điều tra chấp thuận.
1. Biện pháp chống bán phá giá được áp dụng đối với hàng hóa nhập khẩu khi có đủ các điều kiện sau đây:
a) Hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam bị bán phá giá với biên độ bán phá giá được xác định cụ thể, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này;
b) Ngành sản xuất trong nước bị thiệt hại đáng kể hoặc bị đe dọa gây ra thiệt hại đáng kể hoặc ngăn cản sự hình thành của ngành sản xuất trong nước;
c) Tồn tại mối quan hệ nhân quả giữa việc nhập khẩu hàng hóa bị bán phá giá quy định tại điểm a khoản này với thiệt hại của ngành sản xuất trong nước quy định tại điểm b khoản này.
2. Không áp dụng biện pháp chống bán phá giá đối với hàng hóa nhập khẩu có biên độ bán phá giá không vượt quá 2% giá xuất khẩu hàng hóa vào Việt Nam.
3. Trong trường hợp hàng hóa nhập khẩu có xuất xứ từ một nước có khối lượng hoặc số lượng không vượt quá 3% tổng khối lượng hoặc số lượng hàng hóa tương tự nhập khẩu vào Việt Nam và tổng khối lượng hoặc số lượng hàng hóa có xuất xứ từ các nước đáp ứng điều kiện trên không vượt quá 7% tổng khối lượng hoặc số lượng hàng hóa tương tự nhập khẩu vào Việt Nam thì các nước này được loại khỏi phạm vi áp dụng biện pháp chống bán phá giá.
1. Việc điều tra áp dụng biện pháp chống bán phá giá được thực hiện khi có hồ sơ yêu cầu áp dụng biện pháp chống bán phá giá của tổ chức, cá nhân đại diện cho ngành sản xuất trong nước.
2. Tổ chức, cá nhân nộp hồ sơ yêu cầu áp dụng biện pháp chống bán phá giá được coi là đại diện cho ngành sản xuất trong nước khi có đủ các điều kiện sau đây:
a) Tổng khối lượng hoặc số lượng hàng hóa tương tự được sản xuất của các nhà sản xuất trong nước nộp hồ sơ và các nhà sản xuất trong nước ủng hộ việc yêu cầu áp dụng biện pháp chống bán phá giá phải lớn hơn tổng khối lượng hoặc số lượng hàng hóa tương tự được sản xuất của các nhà sản xuất trong nước phản đối việc yêu cầu áp dụng biện pháp chống bán phá giá;
b) Tổng khối lượng hoặc số lượng hàng hóa tương tự được sản xuất của các nhà sản xuất trong nước nộp hồ sơ và các nhà sản xuất trong nước ủng hộ việc yêu cầu áp dụng biện pháp chống bán phá giá chiếm ít nhất 25% tổng khối lượng hoặc số lượng hàng hóa tương tự được sản xuất của ngành sản xuất trong nước.
3. Bộ trưởng Bộ Công Thương có trách nhiệm quyết định điều tra khi có bằng chứng rõ ràng về việc nhập khẩu hàng hóa bị bán phá giá gây ra thiệt hại đáng kể hoặc đe dọa gây ra thiệt hại đáng kể của ngành sản xuất trong nước hoặc ngăn cản sự hình thành của ngành sản xuất trong nước.
1. Xác định hàng hóa bị bán phá giá nhập khẩu vào Việt Nam và biên độ bán phá giá bao gồm:
c) Thực hiện việc so sánh công bằng giữa giá thông thường với giá xuất khẩu và xác định biên độ bán phá giá cụ thể của hàng hóa thuộc đối tượng điều tra cho từng tổ chức, cá nhân sản xuất, xuất khẩu hàng hóa bị điều tra (sau đây gọi là nhà sản xuất, xuất khẩu).
2. Xác định thiệt hại đáng kể hoặc đe dọa gây ra thiệt hại đáng kể của ngành sản xuất trong nước hoặc ngăn cản sự hình thành của ngành sản xuất trong nước.
3. Xác định mối quan hệ nhân quả giữa việc nhập khẩu hàng hóa bị bán phá giá với thiệt hại đáng kể hoặc đe dọa gây ra thiệt hại đáng kể của ngành sản xuất trong nước hoặc ngăn cản sự hình thành của ngành sản xuất trong nước.
4. Xác định tác động của biện pháp chống bán phá giá đối với kinh tế - xã hội.
1. Việc áp dụng thuế chống bán phá giá tạm thời do Bộ trưởng Bộ Công Thương quyết định căn cứ vào kết luận sơ bộ của Cơ quan điều tra. Mức thuế chống bán phá giá tạm thời không được vượt quá biên độ bán phá giá trong kết luận sơ bộ.
Thời hạn áp dụng thuế chống bán phá giá tạm thời là không quá 120 ngày kể từ ngày quyết định áp dụng thuế chống bán phá giá tạm thời có hiệu lực. Khi có yêu cầu của tổ chức, cá nhân xuất khẩu hàng hóa tương tự vào Việt Nam, Bộ trưởng Bộ Công Thương có thể gia hạn áp dụng thuế chống bán phá giá tạm thời nhưng không quá 60 ngày.
2. Việc áp dụng biện pháp cam kết được thực hiện như sau:
a) Sau khi có kết luận sơ bộ và trước khi kết thúc điều tra, nhà sản xuất, xuất khẩu hàng hóa bị điều tra có thể đưa ra cam kết với Cơ quan điều tra về việc tự nguyện điều chỉnh giá bán hoặc tự nguyện hạn chế khối lượng, số lượng hàng hóa bị điều tra xuất khẩu vào Việt Nam;
b) Cơ quan điều tra có thể chấp nhận, không chấp nhận hoặc đề nghị điều chỉnh nội dung cam kết trên cơ sở lấy ý kiến của tổ chức, cá nhân đại diện cho ngành sản xuất trong nước.
3. Việc áp dụng thuế chống bán phá giá được thực hiện như sau:
a) Trường hợp không đạt được cam kết quy định tại khoản 2 Điều này, sau khi kết thúc điều tra, Cơ quan điều tra công bố kết luận cuối cùng về các nội dung điều tra quy định tại Điều 80 của Luật này. Kết luận cuối cùng của Cơ quan điều tra và các căn cứ chính để ban hành kết luận cuối cùng phải được thông báo bằng phương thức thích hợp cho các bên liên quan trong vụ việc điều tra;
b) Căn cứ vào kết luận cuối cùng của Cơ quan điều tra, Bộ trưởng Bộ Công Thương ra quyết định áp dụng hay không áp dụng thuế chống bán phá giá;
c) Mức thuế chống bán phá giá không được vượt quá biên độ bán phá giá trong kết luận cuối cùng;
d) Thời hạn áp dụng thuế chống bán phá giá là không quá 05 năm kể từ ngày quyết định áp dụng thuế chống bán phá giá có hiệu lực, trừ trường hợp được gia hạn theo quy định tại khoản 2 Điều 82 của Luật này.
4. Việc áp dụng thuế chống bán phá giá có hiệu lực trở về trước được thực hiện như sau:
a) Trong trường hợp kết luận cuối cùng của Cơ quan điều tra xác định có thiệt hại đáng kể hoặc có đe dọa gây ra thiệt hại đáng kể của ngành sản xuất trong nước, Bộ trưởng Bộ Công Thương có thể quyết định áp dụng thuế chống bán phá giá có hiệu lực trở về trước;
b) Thuế chống bán phá giá được áp dụng có hiệu lực trở về trước đối với hàng hóa nhập khẩu trong thời hạn 90 ngày trước khi áp dụng thuế chống bán phá giá tạm thời nếu hàng hóa nhập khẩu được xác định bị bán phá giá; khối lượng hoặc số lượng hàng hóa bị bán phá giá nhập khẩu vào Việt Nam tăng nhanh đột biến trong giai đoạn từ khi tiến hành điều tra đến khi áp dụng thuế chống bán phá giá tạm thời và gây ra thiệt hại khó có khả năng khắc phục cho ngành sản xuất trong nước.
1. Việc rà soát theo đề nghị của bên liên quan trong vụ việc điều tra được thực hiện như sau:
a) Sau 01 năm kể từ ngày có quyết định áp dụng biện pháp chống bán phá giá, Bộ trưởng Bộ Công Thương có quyền quyết định rà soát việc áp dụng biện pháp chống bán phá giá theo đề nghị của một hoặc nhiều bên liên quan trong vụ việc điều tra và trên cơ sở xem xét các bằng chứng do bên đề nghị cung cấp;
b) Việc tiến hành các thủ tục liên quan đến quá trình rà soát không được gây cản trở việc áp dụng biện pháp chống bán phá giá đang có hiệu lực;
c) Thời hạn rà soát quy định tại khoản này là không quá 06 tháng kể từ ngày có quyết định rà soát, trong trường hợp cần thiết có thể gia hạn một lần nhưng không quá 03 tháng.
2. Việc rà soát cuối kỳ được thực hiện như sau:
a) 01 năm trước khi kết thúc thời hạn áp dụng biện pháp chống bán phá giá, Bộ trưởng Bộ Công Thương ra quyết định tiến hành rà soát cuối kỳ đối với việc áp dụng biện pháp chống bán phá giá;
b) Nội dung của việc rà soát nhằm xác định sự cần thiết, tính hợp lý và tác động kinh tế - xã hội của việc tiếp tục áp dụng biện pháp chống bán phá giá;
c) Căn cứ vào kết quả rà soát của Cơ quan điều tra, Bộ trưởng Bộ Công Thương ra quyết định gia hạn hoặc không gia hạn việc áp dụng biện pháp chống bán phá giá;
d) Thời hạn rà soát cuối kỳ là không quá 09 tháng kể từ ngày có quyết định rà soát, trong trường hợp cần thiết có thể gia hạn một lần nhưng không quá 03 tháng.
3. Việc rà soát đối với nhà sản xuất, xuất khẩu nước ngoài không bán hàng hóa bị điều tra vào lãnh thổ Việt Nam trong giai đoạn điều tra ban đầu nhưng sau đó xuất khẩu hàng hóa đó vào lãnh thổ Việt Nam (sau đây gọi là nhà xuất khẩu mới) được thực hiện như sau:
a) Nhà xuất khẩu mới có thể nộp hồ sơ yêu cầu Cơ quan điều tra tiến hành rà soát và xác định mức thuế chống bán phá giá riêng;
b) Căn cứ vào kết quả rà soát của Cơ quan điều tra, Bộ trưởng Bộ Công Thương ra quyết định áp dụng mức thuế chống bán phá giá riêng cho nhà xuất khẩu mới được rà soát;
c) Thời hạn rà soát đối với nhà xuất khẩu mới là không quá 03 tháng kể từ ngày có quyết định rà soát, trong trường hợp cần thiết có thể gia hạn 01 lần nhưng không quá 03 tháng.
4. Việc rà soát phạm vi hàng hóa bị áp dụng biện pháp chống bán phá giá được thực hiện như sau:
a) Các bên liên quan trong vụ việc điều tra có thể yêu cầu Cơ quan điều tra rà soát phạm vi hàng hóa bị áp dụng biện pháp chống bán phá giá;
b) Hồ sơ yêu cầu rà soát bao gồm các bằng chứng và thông tin chứng minh việc áp dụng biện pháp chống bán phá giá với toàn bộ hàng hóa bị áp dụng biện pháp chống bán phá giá là không phù hợp;
c) Căn cứ vào kết luận rà soát của Cơ quan điều tra, Bộ trưởng Bộ Công Thương quyết định việc điều chỉnh phạm vi hàng hóa thuộc đối tượng bị áp dụng biện pháp chống bán phá giá;
d) Thời hạn rà soát phạm vi hàng hóa bị áp dụng biện pháp chống bán phá giá là không quá 06 tháng kể từ ngày có quyết định rà soát, trong trường hợp cần thiết có thể gia hạn một lần nhưng không quá 03 tháng.
1. Biện pháp chống trợ cấp đối với hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam (sau đây gọi là biện pháp chống trợ cấp) là biện pháp được áp dụng trong trường hợp hàng hóa được trợ cấp khi nhập khẩu vào Việt Nam gây ra thiệt hại đáng kể hoặc đe dọa gây ra thiệt hại đáng kể của ngành sản xuất trong nước hoặc ngăn cản sự hình thành của ngành sản xuất trong nước.
2. Các biện pháp chống trợ cấp bao gồm:
a) Áp dụng thuế chống trợ cấp;
b) Cam kết của tổ chức, cá nhân hoặc của Chính phủ nước sản xuất, xuất khẩu với cơ quan nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam về việc tự nguyện chấm dứt trợ cấp, giảm mức trợ cấp, cam kết điều chỉnh giá xuất khẩu;
c) Các biện pháp chống trợ cấp khác.
Trợ cấp là sự đóng góp của Chính phủ hoặc bất kỳ tổ chức công nào ở quốc gia có hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam dưới các hình thức sau đây đem lại lợi ích cho tổ chức, cá nhân nhận trợ cấp:
1. Chính phủ thực tế chuyển vốn trực tiếp cho tổ chức, cá nhân hoặc nhận nợ trực tiếp cho tổ chức, cá nhân;
2. Chính phủ bỏ qua hoặc không thu các khoản thu mà tổ chức, cá nhân có nghĩa vụ phải nộp cho Chính phủ;
3. Chính phủ cung cấp cho tổ chức, cá nhân tài sản, hàng hóa hoặc dịch vụ không phải là cơ sở hạ tầng chung;
4. Chính phủ mua tài sản, hàng hóa hoặc dịch vụ của tổ chức, cá nhân với giá cao hơn giá thị trường;
5. Chính phủ bán tài sản, hàng hóa hoặc dịch vụ cho tổ chức, cá nhân với giá thấp hơn giá thị trường;
6. Chính phủ góp tiền vào một cơ chế tài trợ; ủy thác, giao hoặc chỉ đạo, yêu cầu tổ chức tư nhân thực hiện một hoặc một số hoạt động được quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4 và 5 của Điều này thông thường thuộc chức năng của Chính phủ và trong thực tế không khác với những hoạt động thông thường của Chính phủ;
7. Bất kỳ hình thức hỗ trợ về thu nhập hoặc giá;
8. Bất kỳ hình thức trợ cấp nào khác không thuộc quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4, 5, 6 và 7 của Điều này được xác định dựa trên nguyên tắc công bằng, hợp lý, không trái với điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
Các trợ cấp sau đây có thể bị áp dụng biện pháp chống trợ cấp, trừ trường hợp điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có quy định khác:
1. Trợ cấp dựa vào kết quả xuất khẩu;
2. Trợ cấp nhằm mục đích ưu tiên sử dụng hàng hóa sản xuất trong nước hơn hàng hóa nhập khẩu;
3. Các trợ cấp quy định tại Điều 84 của Luật này làm vô hiệu hoặc ảnh hưởng đến những quyền lợi mà Việt Nam trực tiếp hoặc gián tiếp được hưởng theo quy định của điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
1. Biện pháp chống trợ cấp được áp dụng đối với hàng hóa nhập khẩu khi có đủ các điều kiện sau đây:
a) Hàng hóa được xác định có trợ cấp theo quy định tại Điều 84 và Điều 85 của Luật này và mức trợ cấp được xác định cụ thể, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Ðiều này;
b) Ngành sản xuất trong nước bị thiệt hại đáng kể hoặc bị đe dọa gây ra thiệt hại đáng kể hoặc ngăn cản sự hình thành của ngành sản xuất trong nước;
c) Tồn tại mối quan hệ nhân quả giữa việc nhập khẩu hàng hóa được trợ cấp quy định tại điểm a khoản này với thiệt hại của ngành sản xuất trong nước quy định tại điểm b khoản này.
2. Không áp dụng biện pháp chống trợ cấp đối với nhà sản xuất, xuất khẩu ở các nước phát triển có mức trợ cấp không vượt quá 1% giá xuất khẩu hàng hóa vào Việt Nam, nhà sản xuất hoặc xuất khẩu ở các nước đang phát triển có mức trợ cấp không vượt quá 2% giá xuất khẩu hàng hóa vào Việt Nam và nhà sản xuất hoặc xuất khẩu ở các nước kém phát triển có mức trợ cấp không vượt quá 3% giá xuất khẩu hàng hóa vào Việt Nam.
3. Trong trường hợp hàng hóa nhập khẩu có xuất xứ từ một nước đang phát triển có khối lượng hoặc số lượng không vượt quá 4% tổng khối lượng hoặc số lượng hàng hóa tương tự nhập khẩu vào Việt Nam và tổng khối lượng hoặc số lượng hàng hóa có xuất xứ từ các nước đang phát triển đáp ứng điều kiện trên không vượt quá 9% tổng khối lượng hoặc số lượng hàng hóa tương tự nhập khẩu vào Việt Nam thì các nước này được loại khỏi phạm vi áp dụng biện pháp chống trợ cấp.
1. Việc điều tra áp dụng biện pháp chống trợ cấp được thực hiện khi có hồ sơ yêu cầu áp dụng biện pháp chống trợ cấp của tổ chức, cá nhân đại diện cho ngành sản xuất trong nước.
2. Tổ chức, cá nhân nộp hồ sơ yêu cầu áp dụng biện pháp chống trợ cấp được coi là đại diện cho ngành sản xuất trong nước khi có đủ các điều kiện sau đây:
a) Tổng khối lượng hoặc số lượng hàng hóa tương tự được sản xuất của các nhà sản xuất trong nước nộp hồ sơ và các nhà sản xuất trong nước ủng hộ việc yêu cầu áp dụng biện pháp chống trợ cấp phải lớn hơn tổng khối lượng hoặc số lượng hàng hóa tương tự được sản xuất của các nhà sản xuất trong nước phản đối việc yêu cầu áp dụng biện pháp chống trợ cấp;
b) Tổng khối lượng hoặc số lượng hàng hóa tương tự được sản xuất của các nhà sản xuất trong nước nộp hồ sơ và các nhà sản xuất trong nước ủng hộ việc yêu cầu áp dụng biện pháp chống trợ cấp chiếm ít nhất 25% tổng khối lượng hoặc số lượng hàng hóa tương tự được sản xuất của ngành sản xuất trong nước.
3. Bộ trưởng Bộ Công Thương có trách nhiệm quyết định điều tra khi có bằng chứng rõ ràng về việc nhập khẩu hàng hóa được trợ cấp gây ra thiệt hại đáng kể hoặc đe dọa gây ra thiệt hại đáng kể của ngành sản xuất trong nước hoặc ngăn cản sự hình thành của ngành sản xuất trong nước.
1. Xác định hàng hóa được trợ cấp nhập khẩu vào Việt Nam và mức trợ cấp bao gồm:
b) Xác định giá xuất khẩu;
c) Xác định mức trợ cấp cụ thể cho từng nhà sản xuất, nhà xuất khẩu nước ngoài.
2. Xác định thiệt hại đáng kể hoặc đe dọa gây ra thiệt hại đáng kể của ngành sản xuất trong nước hoặc ngăn cản sự hình thành của ngành sản xuất trong nước bao gồm:
a) Xác định khối lượng, số lượng hàng hóa nhập khẩu được trợ cấp và tác động lên giá của hàng hóa tương tự tại thị trường nội địa;
b) Xác định tác động của hàng hóa nhập khẩu được trợ cấp đối với ngành sản xuất trong nước.
3. Xác định mối quan hệ nhân quả giữa việc nhập khẩu hàng hóa được trợ cấp với thiệt hại đáng kể hoặc đe dọa gây ra thiệt hại đáng kể của ngành sản xuất trong nước hoặc ngăn cản sự hình thành của ngành sản xuất trong nước.
4. Xác định tác động của biện pháp chống trợ cấp đối với kinh tế - xã hội.
1. Việc áp dụng thuế chống trợ cấp tạm thời do Bộ trưởng Bộ Công Thương quyết định căn cứ vào kết luận sơ bộ của Cơ quan điều tra. Mức thuế chống trợ cấp tạm thời không được vượt quá mức trợ cấp trong kết luận sơ bộ.
Thời hạn áp dụng thuế chống trợ cấp tạm thời là không quá 120 ngày kể từ ngày quyết định áp dụng thuế chống trợ cấp tạm thời có hiệu lực. Bộ trưởng Bộ Công Thương có thể gia hạn áp dụng thuế chống trợ cấp tạm thời nhưng không quá 60 ngày.
2. Việc áp dụng biện pháp cam kết được thực hiện như sau:
a) Sau khi có kết luận sơ bộ và trước khi kết thúc điều tra, tổ chức, cá nhân sản xuất, xuất khẩu hàng hóa bị điều tra hoặc Chính phủ nước trợ cấp hàng hóa có thể đưa ra cam kết với Cơ quan điều tra về việc tự nguyện chấm dứt trợ cấp, giảm mức trợ cấp, cam kết điều chỉnh giá xuất khẩu hoặc áp dụng các biện pháp thích hợp khác;
b) Cơ quan điều tra có thể chấp nhận, không chấp nhận hoặc đề nghị điều chỉnh nội dung cam kết trên cơ sở lấy ý kiến của tổ chức, cá nhân đại diện cho ngành sản xuất trong nước.
3. Việc áp dụng thuế chống trợ cấp được thực hiện như sau:
a) Trường hợp không đạt được cam kết quy định tại khoản 2 Điều này, sau khi kết thúc điều tra, Cơ quan điều tra công bố kết luận cuối cùng về các nội dung điều tra quy định tại Điều 88 của Luật này. Kết luận cuối cùng của Cơ quan điều tra và các căn cứ chính để ban hành kết luận cuối cùng phải được thông báo bằng phương thức thích hợp cho các bên liên quan;
b) Căn cứ vào kết luận cuối cùng của Cơ quan điều tra, Bộ trưởng Bộ Công Thương ra quyết định áp dụng hay không áp dụng thuế chống trợ cấp;
c) Mức thuế chống trợ cấp không được vượt quá mức trợ cấp trong kết luận cuối cùng;
d) Thời hạn áp dụng thuế chống trợ cấp là không quá 05 năm kể từ ngày quyết định áp dụng thuế chống trợ cấp có hiệu lực, trừ trường hợp được gia hạn theo quy định tại khoản 2 Điều 90 của Luật này.
4. Việc áp dụng thuế chống trợ cấp có hiệu lực trở về trước được thực hiện như sau:
a) Trong trường hợp kết luận cuối cùng của Cơ quan điều tra xác định có thiệt hại đáng kể hoặc có đe dọa gây ra thiệt hại đáng kể của ngành sản xuất trong nước, Bộ trưởng Bộ Công Thương có thể quyết định áp dụng thuế chống trợ cấp có hiệu lực trở về trước;
b) Thuế chống trợ cấp được áp dụng có hiệu lực trở về trước đối với hàng hóa nhập khẩu trong thời hạn 90 ngày trước khi áp dụng thuế chống trợ cấp tạm thời nếu hàng hóa nhập khẩu được xác định có trợ cấp; khối lượng hoặc số lượng hàng hóa có trợ cấp nhập khẩu vào Việt Nam tăng nhanh đột biến trong giai đoạn từ khi tiến hành điều tra đến khi áp dụng thuế chống trợ cấp tạm thời và gây ra thiệt hại khó có khả năng khắc phục cho ngành sản xuất trong nước.
5. Việc áp dụng các biện pháp chống trợ cấp khác được thực hiện theo quy định của điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên hoặc theo nguyên tắc của pháp luật quốc tế.
1. Việc rà soát theo đề nghị của bên liên quan trong vụ việc điều tra được thực hiện như sau:
a) Sau 01 năm kể từ ngày có quyết định áp dụng biện pháp chống trợ cấp, Bộ trưởng Bộ Công Thương có quyền quyết định rà soát việc áp dụng biện pháp chống trợ cấp theo đề nghị của một hoặc nhiều bên liên quan trong vụ việc điều tra và trên cơ sở xem xét các bằng chứng do bên đề nghị cung cấp;
b) Việc tiến hành các thủ tục liên quan đến quá trình rà soát không được gây cản trở việc áp dụng biện pháp chống trợ cấp đang có hiệu lực;
c) Thời hạn rà soát quy định tại khoản này là không quá 06 tháng kể từ ngày có quyết định rà soát, trong trường hợp cần thiết có thể gia hạn một lần nhưng không quá 03 tháng.
2. Việc rà soát cuối kỳ được thực hiện như sau:
a) 01 năm trước khi kết thúc thời hạn áp dụng biện pháp chống trợ cấp, Bộ trưởng Bộ Công Thương ra quyết định tiến hành rà soát cuối kỳ đối với việc áp dụng biện pháp chống trợ cấp;
b) Nội dung của việc rà soát nhằm xác định sự cần thiết, tính hợp lý và tác động kinh tế - xã hội của việc tiếp tục áp dụng biện pháp chống trợ cấp;
c) Căn cứ vào kết quả rà soát của Cơ quan điều tra, Bộ trưởng Bộ Công Thương ra quyết định gia hạn hoặc không gia hạn việc áp dụng biện pháp chống trợ cấp;
d) Thời hạn rà soát cuối kỳ là không quá 09 tháng kể từ ngày có quyết định rà soát, trong trường hợp cần thiết có thể gia hạn một lần nhưng không quá 03 tháng.
3. Việc rà soát nhà xuất khẩu mới được thực hiện như sau:
a) Nhà xuất khẩu mới có thể nộp hồ sơ yêu cầu Cơ quan điều tra tiến hành rà soát và xác định mức thuế chống trợ cấp riêng;
b) Căn cứ vào kết quả rà soát của Cơ quan điều tra, Bộ trưởng Bộ Công Thương ra quyết định áp dụng mức thuế chống trợ cấp riêng cho nhà xuất khẩu mới được rà soát;
c) Thời hạn rà soát đối với nhà xuất khẩu mới là không quá 03 tháng kể từ ngày có quyết định rà soát, trong trường hợp cần thiết có thể gia hạn một lần nhưng không quá 03 tháng.
4. Việc rà soát phạm vi hàng hóa bị áp dụng biện pháp chống trợ cấp được thực hiện như sau:
a) Các bên liên quan trong vụ việc điều tra có thể yêu cầu Cơ quan điều tra rà soát phạm vi hàng hóa bị áp dụng biện pháp chống trợ cấp;
b) Hồ sơ yêu cầu rà soát bao gồm các bằng chứng và thông tin chứng minh việc áp dụng biện pháp chống trợ cấp với toàn bộ hàng hóa bị áp dụng biện pháp chống trợ cấp là không phù hợp;
c) Căn cứ vào kết luận rà soát của Cơ quan điều tra, Bộ trưởng Bộ Công Thương quyết định việc điều chỉnh phạm vi hàng hóa thuộc đối tượng bị áp dụng biện pháp chống trợ cấp;
d) Thời hạn rà soát phạm vi hàng hóa bị áp dụng biện pháp chống trợ cấp là không quá 06 tháng kể từ ngày có quyết định rà soát, trong trường hợp cần thiết có thể gia hạn một lần nhưng không quá 03 tháng.
5. Việc rà soát do thay đổi hoàn cảnh được thực hiện như sau:
a) Trong bất kỳ thời điểm nào sau khi thuế chống trợ cấp chính thức có hiệu lực, nếu một hoặc các bên liên quan trong vụ việc điều tra thấy xuất hiện hoàn cảnh mới làm thay đổi một cách đáng kể mức trợ cấp của hàng hóa bị áp dụng biện pháp chống trợ cấp chính thức, dẫn đến việc không còn trợ cấp hoặc mức trợ cấp không đáng kể hoặc không còn gây ra thiệt hại đáng kể hoặc không còn đe dọa gây ra thiệt hại đáng kể của ngành sản xuất trong nước hoặc không ngăn cản sự hình thành của ngành sản xuất trong nước thì bên liên quan đó có quyền đề nghị Cơ quan điều tra tiến hành rà soát do thay đổi hoàn cảnh;
b) Hồ sơ yêu cầu rà soát phải cung cấp được các bằng chứng và thông tin chứng minh việc áp dụng biện pháp chống trợ cấp là không còn phù hợp do hoàn cảnh thay đổi;
c) Căn cứ vào kết luận rà soát của Cơ quan điều tra, Bộ trưởng Bộ Công Thương quyết định việc điều chỉnh hoặc chấm dứt áp dụng biện pháp chống trợ cấp;
d) Thời hạn rà soát do thay đổi hoàn cảnh là không quá 09 tháng kể từ ngày có quyết định rà soát, trong trường hợp cần thiết có thể gia hạn một lần nhưng không quá 03 tháng.
1. Biện pháp tự vệ trong nhập khẩu hàng hóa nước ngoài vào Việt Nam (sau đây gọi là biện pháp tự vệ) là biện pháp được áp dụng trong trường hợp hàng hóa được nhập khẩu quá mức vào Việt Nam gây ra thiệt hại nghiêm trọng hoặc đe dọa gây ra thiệt hại nghiêm trọng của ngành sản xuất trong nước.
2. Các biện pháp tự vệ bao gồm:
a) Áp dụng thuế tự vệ;
b) Áp dụng hạn ngạch nhập khẩu;
c) Áp dụng hạn ngạch thuế quan;
d) Cấp giấy phép nhập khẩu;
đ) Các biện pháp tự vệ khác.
1. Các biện pháp tự vệ chỉ được áp dụng đối với hàng hóa nhập khẩu khi có đủ các điều kiện sau đây:
a) Nhập khẩu quá mức khi khối lượng hoặc số lượng hàng hóa nhập khẩu gia tăng một cách tuyệt đối hoặc tương đối so với khối lượng hoặc số lượng hàng hóa tương tự được sản xuất trong nước;
b) Ngành sản xuất trong nước bị thiệt hại nghiêm trọng hoặc bị đe dọa gây ra thiệt hại nghiêm trọng;
c) Việc gia tăng khối lượng hoặc số lượng hàng hóa nhập khẩu quy định tại điểm a khoản này là nguyên nhân chính gây ra thiệt hại nghiêm trọng hoặc đe dọa gây ra thiệt hại nghiêm trọng của ngành sản xuất trong nước.
2. Trong trường hợp hàng hóa nhập khẩu có xuất xứ từ một nước đang phát triển có khối lượng hoặc số lượng không vượt quá 3% tổng khối lượng hoặc số lượng hàng hóa tương tự nhập khẩu vào Việt Nam và tổng khối lượng hoặc số lượng hàng hóa có xuất xứ từ các nước đang phát triển đáp ứng điều kiện trên không vượt quá 9% tổng khối lượng hoặc số lượng hàng hóa tương tự nhập khẩu vào Việt Nam thì các nước này được loại khỏi phạm vi áp dụng biện pháp tự vệ.
1. Việc điều tra áp dụng biện pháp tự vệ được thực hiện khi có hồ sơ yêu cầu áp dụng biện pháp tự vệ của tổ chức, cá nhân trong nước sản xuất hàng hóa tương tự hoặc hàng hóa cạnh tranh trực tiếp là hàng hóa có khả năng được người mua chấp nhận thay thế cho hàng hóa thuộc phạm vi áp dụng các biện pháp tự vệ do ưu thế về giá và mục đích sử dụng.
2. Hồ sơ cung cấp bằng chứng rõ ràng về việc hàng hóa được nhập khẩu quá mức vào Việt Nam gây ra thiệt hại nghiêm trọng hoặc đe dọa gây ra thiệt hại nghiêm trọng của ngành sản xuất trong nước.
3. Bộ trưởng Bộ Công Thương có trách nhiệm quyết định điều tra khi có bằng chứng rõ ràng về việc hàng hóa được nhập khẩu quá mức vào Việt Nam gây ra thiệt hại nghiêm trọng hoặc đe dọa gây ra thiệt hại nghiêm trọng của ngành sản xuất trong nước.
1. Xác định hàng hóa được nhập khẩu quá mức vào Việt Nam và mức độ gia tăng của hàng hóa nhập khẩu.
2. Xác định thiệt hại nghiêm trọng hoặc đe dọa gây ra thiệt hại nghiêm trọng của ngành sản xuất trong nước.
3. Xác định mối quan hệ nhân quả giữa việc nhập khẩu hàng hóa quá mức quy định tại khoản 1 Điều này với thiệt hại của ngành sản xuất trong nước quy định tại khoản 2 Điều này.
1. Việc áp dụng biện pháp tự vệ tạm thời do Bộ trưởng Bộ Công Thương quyết định căn cứ vào kết luận sơ bộ của Cơ quan điều tra trước khi kết thúc điều tra, nếu xét thấy việc chậm thi hành biện pháp tự vệ gây ra thiệt hại nghiêm trọng hoặc đe dọa gây ra thiệt hại nghiêm trọng của ngành sản xuất trong nước và thiệt hại đó khó có thể khắc phục về sau.
Thời hạn áp dụng biện pháp tự vệ tạm thời là không quá 200 ngày kể từ ngày quyết định áp dụng biện pháp tự vệ tạm thời có hiệu lực.
2. Việc áp dụng biện pháp tự vệ chính thức được thực hiện như sau:
a) Sau khi kết thúc điều tra, Cơ quan điều tra công bố kết luận cuối cùng về các nội dung liên quan đến quá trình điều tra quy định tại Điều 94 của Luật này. Kết luận cuối cùng và các căn cứ chính để ban hành kết luận cuối cùng phải được thông báo bằng phương thức thích hợp cho các bên liên quan đến quá trình điều tra;
b) Căn cứ vào kết luận cuối cùng của Cơ quan điều tra, Bộ trưởng Bộ Công Thương ra quyết định áp dụng hay không áp dụng biện pháp tự vệ chính thức;
c) Thời hạn áp dụng biện pháp tự vệ, bao gồm cả thời gian áp dụng biện pháp tự vệ tạm thời là không quá 04 năm, trừ trường hợp được gia hạn theo quy định tại khoản 2 Điều 96 của Luật này;
d) Tổng thời gian áp dụng biện pháp tự vệ, bao gồm cả thời gian áp dụng biện pháp tự vệ tạm thời, biện pháp tự vệ chính thức và thời gian gia hạn là không quá 10 năm.
1. Việc rà soát giữa kỳ được thực hiện như sau:
a) Trong trường hợp thời gian áp dụng biện pháp tự vệ vượt quá 03 năm, Cơ quan điều tra phải tiến hành rà soát biện pháp tự vệ trước khi hết một nửa thời gian này để có kết luận về việc duy trì, chấm dứt hoặc giảm nhẹ mức độ áp dụng các biện pháp tự vệ;
b) Căn cứ vào kết quả rà soát của Cơ quan điều tra, Bộ trưởng Bộ Công Thương ra quyết định về việc duy trì, chấm dứt hoặc giảm nhẹ mức độ áp dụng biện pháp tự vệ;
c) Thời hạn rà soát giữa kỳ việc áp dụng biện pháp tự vệ là không quá 06 tháng kể từ ngày có quyết định rà soát, trong trường hợp cần thiết có thể gia hạn một lần nhưng không quá 03 tháng.
2. Việc rà soát cuối kỳ được thực hiện như sau:
a) Trước khi kết thúc thời hạn áp dụng biện pháp tự vệ, tổ chức, cá nhân trong nước sản xuất hàng hóa tương tự hoặc hàng hóa cạnh tranh trực tiếp muốn gia hạn áp dụng biện pháp tự vệ phải nộp hồ sơ yêu cầu gia hạn áp dụng biện pháp tự vệ. Hồ sơ yêu cầu gia hạn áp dụng biện pháp tự vệ bao gồm bằng chứng cho thấy ngành sản xuất trong nước đã thực hiện các biện pháp điều chỉnh cần thiết để nâng cao khả năng cạnh tranh và việc chấm dứt áp dụng biện pháp tự vệ sẽ gây ra thiệt hại nghiêm trọng hoặc đe dọa gây ra thiệt hại nghiêm trọng của ngành sản xuất trong nước;
b) Cơ quan điều tra có thể căn cứ theo yêu cầu gia hạn áp dụng biện pháp tự vệ quy định tại điểm a khoản này hoặc Cơ quan điều tra tự tiến hành rà soát cuối kỳ;
c) Căn cứ vào kết quả rà soát của Cơ quan điều tra, Bộ trưởng Bộ Công Thương ra quyết định về việc chấm dứt hoặc gia hạn áp dụng biện pháp tự vệ;
d) Mức độ áp dụng biện pháp tự vệ trong thời gian gia hạn không được cao hơn mức độ áp dụng trong thời gian ngay trước khi kết thúc thời hạn áp dụng biện pháp tự vệ trước đó;
đ) Thời hạn rà soát cuối kỳ là không quá 06 tháng kể từ ngày có quyết định rà soát, trong trường hợp cần thiết có thể gia hạn một lần nhưng không quá 06 tháng.
3. Việc rà soát phạm vi hàng hóa bị áp dụng biện pháp tự vệ được thực hiện như sau:
a) Các nhà nhập khẩu hàng hóa bị áp dụng biện pháp tự vệ có thể yêu cầu Cơ quan điều tra rà soát phạm vi hàng hóa bị áp dụng biện pháp tự vệ;
b) Hồ sơ yêu cầu rà soát phải cung cấp được các bằng chứng và thông tin chứng minh việc áp dụng biện pháp tự vệ đối với toàn bộ hàng hóa bị áp dụng biện pháp tự vệ là không phù hợp;
c) Căn cứ vào kết luận rà soát của Cơ quan điều tra, Bộ trưởng Bộ Công Thương quyết định việc điều chỉnh phạm vi hàng hóa bị áp dụng biện pháp tự vệ;
d) Thời hạn rà soát phạm vi hàng hóa bị áp dụng biện pháp tự vệ là không quá 06 tháng kể từ ngày có quyết định rà soát, trong trường hợp cần thiết có thể gia hạn một lần nhưng không quá 03 tháng.
1. Biện pháp tự vệ đã được áp dụng với một loại hàng hóa có thể được tái áp dụng đối với hàng hóa đó theo quy định sau đây:
a) Trường hợp biện pháp tự vệ đã được áp dụng từ 04 năm trở lên, bao gồm cả thời gian gia hạn (nếu có), thì chỉ được tái áp dụng sau khoảng thời gian bằng ít nhất một nửa thời gian áp dụng biện pháp tự vệ trước đó;
b) Trường hợp biện pháp tự vệ đã được áp dụng từ trên 180 ngày đến dưới 04 năm, bao gồm cả thời gian gia hạn (nếu có), thì chỉ được tái áp dụng sau ít nhất 02 năm kể từ khi chấm dứt biện pháp tự vệ trước đó;
c) Trường hợp biện pháp tự vệ đã được áp dụng từ 180 ngày trở xuống thì chỉ được tái áp dụng sau ít nhất 01 năm kể từ khi bắt đầu áp dụng biện pháp tự vệ trước đó với điều kiện biện pháp tự vệ trước đó không được áp dụng quá 02 lần trong vòng 05 năm trước ngày biện pháp tái áp dụng có hiệu lực.
2. Trình tự, thủ tục điều tra để tái áp dụng biện pháp tự vệ thực hiện theo trình tự, thủ tục điều tra áp dụng biện pháp tự vệ.
1. Việc bồi thường và mức độ bồi thường thiệt hại do áp dụng biện pháp tự vệ được thực hiện theo quy định của pháp luật Việt Nam, điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
2. Việc bồi thường và mức độ bồi thường thiệt hại được xác định trên cơ sở kết quả tham vấn giữa các bên liên quan.
3. Bộ Công Thương chủ trì, phối hợp với Bộ, cơ quan ngang Bộ có liên quan xây dựng phương án bồi thường trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt trước khi tiến hành tham vấn với bên bị thiệt hại do áp dụng biện pháp tự vệ.
1. Tự vệ đặc biệt là biện pháp tự vệ được Bộ trưởng Bộ Công Thương quyết định áp dụng trong trường hợp gia tăng quá mức hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam do kết quả của việc giảm thuế theo lộ trình của điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
2. Biện pháp tự vệ đặc biệt chỉ áp dụng đối với hàng hóa có xuất xứ từ các nước được xác định cụ thể, phù hợp với điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
3. Việc điều tra, áp dụng biện pháp tự vệ đặc biệt phải tuân thủ điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
1. Trade remedies include anti-dumping measure, countervailing measure and safeguard measure that are imposed on imports of Vietnam by the Minister of Industry and Trade in each specific case.
2. The Government shall provide detailed regulations on determining the injury to domestic industry; taking action against evasion of trade remedies; bases for the conduction, procedures, time limit, contents and bases for the termination of trade remedy investigation (hereinafter referred to as “investigation”); the imposition and review of trade remedies; determining subsidies and countervailing measures; the responsibility for cooperating of relevant authorities during the investigation and dealing with the trade remedies imposed on the Vietnamese exports.
3. The Minister of Industry and Trade shall provide detailed regulations on interested parties of investigated cases, the provision of information, documents and information security; language used during the investigation; the management of imports subject to the investigation, trade remedies and the exemption from trade remedies.
Article 68. Principles for the imposition of trade remedies
1. The trade remedies shall only be imposed within the reasonable scope and level for a certain period of time to protect domestic industry, prevent or limit the injury to it.
2. The trade remedies shall only be imposed after the investigation is carried out transparently and fairly in accordance with regulations of law and based on determinations of the investigation.
3. Decisions on the investigation and the imposition of trade remedies shall be published.
4. If the duty rate of an official trade remedy is higher than those of a provisional trade remedy, the difference of duty will not be collected.
5. If the duty rate of an official trade remedy is lower than those of the provisional trade remedy, the difference of duty will be returned.
6. If the Minister of Industry and Trade does not impose an official trade remedy, the duty of provisional trade remedy that has been collected or the amount for ensuring the payment of temporary trade remedy duties shall be returned.
Article 69. Injury to domestic industry
1. Domestic industry refers to the producers as a whole of the like products within the territory of Vietnam or those whose collective output of the like products constitutes a major proportion of domestic production of those products. If a domestic producer directly import a product under consideration or related to exporters or importers of product under consideration, this producer will not be considered as a domestic producer.
“like product” refers to a product alike in all aspects to the product under consideration, or, in the absence of such a product, another product which, though not alike in all respects, have characteristics closely resembling those of the product under consideration.
2. The injury to domestic industry shall be determined as follows:
a) Material injury to domestic industry means a material impairment in or the inhibition of the growth of production and business activities of domestic industry;
b) Threat of material injury to domestic industry means a situation in which the material injury to domestic industry is clearly imminent.
c) Material retardation of establishment of a domestic industry is a situation that creates difficulty in establishing a domestic industry;
d) Serious injury means a significant overall impairment in the position of a domestic industry;
dd) Threat of serious injury to domestic industry means a situation in which the serious injury to domestic industry is clearly imminent.
Article 70. Procedures for trade remedy investigations
1. An organizations or individual representing a domestic industry may submit a request for applying the trade remedy if it is found that the domestic industry is injured caused by dumping on imports, import subsidies or a surge in imports.
2. Within 45 days from the day on which the valid application is notified, the Minister of Industry and Trade shall decide whether the investigation is conducted according to the authority investigating trade remedies (hereinafter referred to as “investigating authority”). In some special cases, the time limit for the issuance of decision may receive a possible extension up to 30 days.
3. The time limit for the investigation is specified as follows:
a) Anti-dumping and countervailing investigations shall be completed in 12 months from the day on which the decision on investigation is issued. In some special cases, the Minister of Industry and Trade may extent the time limit for investigation but the total time limit shall be 18 months;
b) The safeguard investigation shall be completed in 09 months from the day on which the decision on investigation is issued. In some special cases, the Minister of Industry and Trade may extent the time limit for investigation but the total time limit shall be 12 months;
4. The consultation during the investigation shall be carried out as follows:
a) During the investigation, interested parties of the investigated case (hereinafter referred to as “interested party”) may send the investigating authority the information and opinions related to the cases in writing;
b) The inspecting authority shall give an opportunity to interested parties for the consultation in case of the written request as prescribed in Point a of this Clause;
c) Before the final determination of investigation is disclosed, the investigating authority can organize the public consultation in manner that interested parties can present information and opinions related to the case.
5. The responsibility for the notification is specified as follows:
a) Within 15 days from the day on which the Minister of Industry and Trade issues the decision on anti-dumping or countervailing investigation, the investigating authority shall notify the Governments of the countries of relevant producers and exporters and other interested parties of the investigation;
b) The investigating authority shall give a public notice of the preliminary determination and final determination of the investigation, the acceptance of price undertakings and the termination of the investigation to interested parties.
c) The investigating authority shall fulfill other notification obligations according to regulations of international treaties to which the Socialist Republic of Vietnam is a signatory;
Article 71. Termination of trade remedy investigations
The Minister of Industry and Trade shall decide to terminate the investigation in the following cases:
1. The applicant voluntarily withdraws the application;
2. The preliminary determination of the investigating authority shows that there is no injury or threat of injury to the domestic industry or material retardation of establishment of the domestic industry;
3. The final determination of the investigating authority obtains one of the following contents:
a) The product under consideration imported to Vietnam is not dumped, subsidized or imported excessively;
b) There is no injury to the domestic industry prescribed in Clause 2 of Article 69 of this Law;
c) There is no objective evidence of the existence of a causal link between the dumping on imports, import subsidies and the surge of imports and the injury or threat of injury to domestic industry or the material retardation of the establishment of the domestic industry;
4. The investigating authority reaches an agreement with the competent authority of the country which is accused of granting subsidies to its products imported to Vietnam on removing the abovementioned subsidies.
Article 72. Prevention of the evasion of trade remedies
1. Evasion of trade remedies means actions aiming to evade partial or total obligations to enforce the valid trade remedy imposed on products subject to these measures when being imported to Vietnam.
2. The trade remedy being imposed will be expanded if the investigating authority discovers the evasion of trade remedy.
3. The investigating authority can carry out the investigation into the evasion of trade remedy at the requests of representatives of domestic industry or the information which is collected by the investigating authority.
4. According to the determination of the investigating authority, the Minister of Industry and Trade shall issue a decision on prevention of the evasion of trade remedies applied to products or parts of products imported from relevant countries under consideration.
Article 73. Investigating authorities
1. The investigating authority is established by the Government and affiliated to the Ministry of Industry and Trade.
2. The investigating authority shall have the following responsibilities and powers:
a) Receive applications for trade remedy investigation from applicants and notify them of necessary addition to their applications;
b) Request the Minister of Industry and Trade to decide whether the trade remedy investigation is conducted;
c) Conduct the trade remedy investigation and the investigation into the evasion of trade remedy;
d) Request the Minister of Industry and Trade to decide to impose the trade remedies; impose the prevention of evasion of trade remedies and change the trade remedies according to determinations of the investigation and review;
dd) Conduct the review of trade remedies;
e) Request the Minister of Industry and Trade to terminate the investigation or withdraw the trade remedies;
g) Take charge of dealing with bilateral or multilateral disputes related to the trade remedy investigation into the imports of Vietnam and Vietnamese exports that are under the trade remedy investigation of the foreign country;
g) Take charge of dealing with bilateral or multilateral disputes related to the trade remedy investigation into the imports of Vietnam and Vietnamese exports that are under the trade remedy investigation of the foreign country;
i) Take charge of formulating measures and negotiate the compensation in the case of trade remedy investigation into the imports of Vietnam;
k) Inspect the implementation of trade remedies of organizations and individuals related to the investigation and imposition of trade remedies;
l) Other duties and powers in accordance with regulations of law.
3. The head of the investigating authority who is appointed and dismissed by the Minister of Industry and Trade shall organize and direct the investigating authority to fulfill the duties and exercise the powers prescribed in Clause 2 of this Article.
4. The Minister of Industry and Trade shall provide detailed regulations on the responsibilities, power and organizational structure of the investigating authority.
Article 74. Interested parties in investigation
1. Interested parties include:
a) Overseas organizations and individuals that produce and export products under consideration to Vietnam;
b) Importers of products under consideration;
c) Foreign associations whose majority of members are organizations and individuals producing and exporting products under consideration;
d) The Government and competent authorities of the exporting country of product under consideration;
dd) Organizations and individuals that submit the application for the trade remedies;
e) Domestic producers of like products;
g) Domestic associations whose majority of members are producers of like products;
h) Other organizations and individuals that obtain legal rights and interests related to the investigated cases or facilitate the investigation or representative organizations of protection of customer rights.
2. An organization or individual shall register and be approved by the investigating authority to become an interested party.
3. An interested party may use the information provided by the other interested parties, except for the information and documents prescribed in Clause 2 Article 75 of this Law.
Article 75. Provision and collection of information and documents and the security during the trade remedy investigation
1. Interested parties shall provide necessary information and documents at the request of the investigating authority.
2. During the investigation, the investigating authority and subjects that are entitled to use information and documents related to the case shall ensure the information security at the request of providers of information and documents.
3. The investigating authority may offer the assessment or verify the information and documents provided by interested parties or collect more necessary information and documents to deal with the trade remedy case. The investigating authority may conduct the site investigation including overseas investigation.
4. If the investigated subject prevent the investigating authority from accessing to information or refuse to provide information and documents that are important for the investigation, the investigating authority may use the information and documents provided by the interested parties, those collected by the investigating authority or existing information and documents to lead to the conclusion.
Article 76. Dealing with cases in which the Vietnamese exports are subject to trade remedy investigation
1. If a Vietnamese trader is subject to trade remedy investigation, at the request of the relevant association or trader, the Ministry of Industry and Trade will take charge and cooperate with Ministries, ministerial authorities and competent authorities in the provision of the following assistance for the trader within its duties and powers:
a) Provide the information related to the case;
b) Negotiate with the import country that is conducting the trade remedy investigation into Vietnamese exports;
c) Sue the import country for the violations of relevant international treaties to which the Socialist Republic of Vietnam is a signatory if any;
d) Provide other aids in accordance with regulations of law.
2. If a Vietnamese trader is subject to countervailing duty investigation of the import country, the Ministry of Industry and Trade will take charge and cooperate with Ministries, ministerial authorities and People’s Committee of the province in formulating the measure for the cooperation with the foreign investigating authority in accordance with regulations of international treaties to which the Socialist Republic of Vietnam is a signatory.
3. If a Vietnamese trader is subject to safeguard investigation of the import country, the Ministry of Industry and Trade will take charge and cooperate with relevant Ministries, ministerial and organizations and individuals in formulating the measure for requesting the compensation and taking retaliatory actions in accordance with regulations of international treaties to which the Socialist Republic of Vietnam is a signatory.
Section 2. ANTI-DUMPING MEASURES IMPOSED ON imports OF VIETNAM
Article 77. Anti-dumping measures
1. Anti-dumping measure imposed on imports of Vietnam (hereinafter referred to as “anti-dumping measure”) is a measure imposed on products that are dumped when being imported to Vietnam, which causes material injury or threaten to cause material injury to domestic industry or retard the establishment of the domestic industry.
2. A product that is determined as dumped if price of this product imported to Vietnam is less than the comparable price of its like products sold in the exporting country or third country under the common commercial conditions or the price that is self-calculated by the investigating authority.
3. Anti-dumping measures include:
a) Imposition of anti-dumping duty;
b) Undertakings to implement measures for removing the dumping carried out by organizations and individuals producing and exporting products subject to the anti-dumping measures with the investigating authority of Vietnam or domestic producers in case of the approval of the investigating authority.
Article 78. Conditions for the application of anti-dumping measures
1. Anti-dumping measures will be applied if all following conditions are satisfied:
a) Imports of Vietnam are dumped with specific dumping margins, except for the case prescribed in Clause 2 of this Law;
b) There is material injury or threat of material injury to the domestic industry or material retardation of establishment of the domestic industry;
c) There is the existence of a causal link between the dumping on imports and injury to the domestic industry prescribed in Point b of this Clause.
2. The anti-dumping measure shall not be imposed on a product whose dumping margin is not more than 2 % of its export price.
3. If the production of imports that originate in a country accounts for not more than 3% of the total production of their imports of like products to Vietnam and the total production of products that originate in countries satisfying the abovementioned conditions accounts for 7% or less of the total production of their imports of like products to Vietnam, these countries will be exempt from anti-dumping measures.
Article 79. Bases for conducting anti-dumping investigations
1. The anti-dumping investigation will be conducted if an organizations or individual representing the domestic industry submit an application for the anti-dumping measures.
2. The application shall be considered to have been made on behalf of the domestic industry if the following conditions are satisfied:
a) The total production of like products produced by the applicant(s) and domestic producers supporting the application is greater than those produced by domestic producers that object to the application;
b) The total production of like products produced by the applicant(s) and domestic producers supporting the application accounts for at least 25% of total production of like products produced by the domestic industry.
3. The Minister of Industry and Trade shall decide the investigation if there is obvious evidence that the import of dumped products causes the material injury or threat of material injury to the domestic industry or retard the establishment of the domestic industry;
Article 80. Contents of an anti-dumping investigation
1. Determine dumped products imported to Vietnam and the dumping margin, including:
a) Determine the comparable price;
b) Determine the prices of exports;
c) Make an equal comparison between the comparable price and the export price and determine the specific dumping margin of product under consideration for each organization or individual producing and exporting the products under consideration (hereinafter referred to as "producer and exporter).
2. Determine the material injury or threat of material injury to the domestic industry or the material retardation of establishment of the domestic industry;
3. Determine the causal link between the import of dumped products and the material injury or threat of material injury to the domestic industry or the material retardation of establishment of the domestic industry.
4. Determine impacts of anti-dumping measures on the economy and society.
Article 81. Imposition of anti-dumping measures
1. The imposition of provisional anti-dumping duty is decided by the Minister of Industry and Trade according to the preliminary determination provided by the investigating authority. The rate of provisional anti-dumping duty shall not exceed the dumping margin defined in the preliminary determination.
The provisional anti-dumping duty shall be imposed within 120 days from the days on which the decision on imposition of anti-dumping duty comes into force. In case of the request of an exporter of like products exported to Vietnam, the Minister of Industry and Trade will give an extension of provisional anti-dumping duty up to 60 days.
2. The price undertaking measure shall be imposed as follows:
a) After the preliminary determination is reached and before the investigation finishes, the producer and exporter of products under consideration can make an price undertaking with the investigating authority on voluntary adjustments to the sale price or voluntary restriction of the production of products under consideration exported to Vietnam;
b) The investigating authority can accept or refuse the price undertaking or request the adjustments to contents of the price undertaking based on opinions of the representative of the domestic industry.
3. The anti-dumping duty shall be imposed as follows:
a) If the price undertaking prescribed in Clause 2 of this Clause is not made, after the investigation finishes, the investigating authority will publish the final determination related to the contents of the investigation prescribed in Article 80 of this Law. The final determination provided by the investigating authority and main bases thereof shall be notified to relevant parties of the case via appropriate measures.
b) According to the final determination of the investigating authority, the Minister of Industry and Trade shall decide whether the anti-dumping duty is imposed;
c) The rate of the anti-dumping duty shall not exceed the dumping margin defined in the final determination;
d) The maximum duration of anti-dumping duty is 05 years from the day on which the decision on imposition of anti-dumping duty comes into force, unless it is extended as prescribed in Clause 2 Article 82 of this Law.
4. The retroactivity of the anti-dumping duty shall be specified as follows:
a) If the final determination of the investigating authority show that there is material injury or threat of material injury to the domestic industry, the Minister of Industry and Trade will make a decision on the retroactive imposition of the anti-dumping duty;
b) The anti-dumping duty will be imposed retroactively on imports within 90 days before the provisional anti-dumping duty is imposed if the imports are determined to be dumped and the volume or quantity of dumped products imported to Vietnam rise sharply in the period from the date of the investigation to the date of imposition of provisional anti-dumping duties causing the injury which is difficult to be repaired to the domestic industry.
Article 82. Review of the imposition of anti-dumping measures
1. The review upon the request of interested parties shall be carried out as follows:
a) After 1 year from the day on which the decision on imposition of anti-dumping measures is issued, the Minister of Industry and Trade may decide to review anti-dumping measures at the request of one or multiple interested parties and evidence provided by them;
b) Procedures for the review shall not obstruct the imposition of anti-dumping measures in force;
c) The time limit for the review is 06 months from the day on which the decision on review is issued, with a possible extension up to 3 months if necessary.
2. The final review shall be carried out as follows:
a) Within 1 year before the expiry date of anti-dumping measures, the Minister of Industry and Trade shall decide to carry out the final review of the imposition of anti-dumping measures;
b) The review aims to determine the necessity, reasonableness and socio-economic impacts of the continuity of imposition of anti-dumping measures;
c) According to the result of review provided by the investigating authority, the Minister of Industry and Trade shall decide whether to grant an extension of anti-dumping measures;
d) The time limit for the final review is 09 months from the day on which the decision on review is issued, with a possible extension up to 03 months if necessary.
3. The review applied to a foreign producer or exporter that do not export the products under consideration to Vietnam in the beginning of investigation but subsequently export such products to Vietnam (hereinafter referred to as “new exporter”) shall be carried out as follows:
a) The new exporter may submit an application to the investigating authority to request for the review and determination of the particular rate of the anti-dumping duty;
b) According to results of the review given by the investigating authority, the Minister of Industry and Trade shall decide to impose the particular rate of anti-dumping duty on the new exporter under review;
c) The time limit for the review applied to new exporters is 03 months from the day on which the decision on review is issued, with a possible extension up to 03 months if necessary.
4. The review of the scope of products subject to anti-dumping measures shall be carried out as follows:
Interested parties can request the investigating authority to review the scope of products subject to anti-dumping measures;
b) An application for the review shall include evidence and information proving that the imposition of anti-dumping measures on the entire products is not reasonable;
c) According to the determination of the review given by the investigating authority, the Minister of Industry and Trade shall decide the adjustments to the scope of products that are subject to the anti-dumping measures;
c) The time limit for the review of products subject to the anti-dumping measure is 06 months from the day on which the decision on review is issued, with a possible extension up to 03 months if necessary.
Section 3. COUNTERVAILING MEASURES IMPOSED ON IMPORTS OF VIETNAM
Article 83. Countervailing measures
1. Countervailing measure imposed on imports of Vietnam (hereinafter referred to as “countervailing measure”) is a measure imposed on products that are subsidized when being imported to Vietnam, which causes the material injury or threat of material injury to the domestic industry or retards the establishment of the domestic industry.
2. Countervailing measures include:
a) The imposition of countervailing duties
b) The undertakings between the producer or exporter or the Government thereof and the competent authority of Vietnam on the voluntary removal or reduction of subsidies or price undertakings;
c) Other countervailing measures.
Subsidy is a financial contribution by a government or any public body within the territory of a country whose products are imported to Vietnam via the following forms to benefit organizations and individuals receiving such subsidies:
1. A government practice involves a direct transfer of funds, potential direct transfers of funds or liabilities;
2. The government revenue that is otherwise due is foregone or not collected;
3. A government provides products or services other than general infrastructure, or purchases products;
4. A government buys products or services with the price higher than the market price;
5. A government sells products or services with the price lower than the market price;
6. A government makes payments to a funding mechanism, or entrusts or directs a private body to carry out one or multiple types of functions illustrated in Clauses 1, 2, 3, 4 and 5 of this Article which would normally be vested in the government and the practice, in no real sense, differs from practices normally followed by governments;
7. Any form of income or price support;
8. Any form of subsidies that is not mentioned in Clauses 1, 2, 3, 4, 5, 6 and 7 of this Article shall be determined according to the principle of fairness and reasonableness and not against international treaties to which the Socialist Republic of Vietnam is a signatory;
Article 85. Subsidies subject to countervailing measures
The following subsidies shall be subject to the countervailing measure, unless other regulations specified in international treaties to which the Socialist Republic of Vietnam is a signatory.
1. Subsidies upon the export performance;
2. Subsidies upon the use of domestic over imported products;
3. Subsidies prescribed in Article 84 of this Law which cause nullification or impairment of benefits accruing directly or indirectly to Vietnam in accordance with regulations of international treaties to which the Socialist Republic of Vietnam is a signatory.
Article 86. Conditions for the imposition of countervailing measures
1. A countervailing measure will be imposed on imports if all following conditions are satisfied:
a) Products are subsidized as prescribed in Articles 84 and 85 of this Law and the rate of subsidy is specific, except for the cases prescribed in Clause 2 of this Article;
b) There is material injury or threat of material injury to the domestic industry or the material retardation of establishment of the domestic industry;
c) There is the existence of a causal link between the import of subsidized products prescribed in Point a of this Clause and the injury to the domestic industry prescribed in Point b of this Clause.
2. The countervailing measure shall not imposed on producers or exporters of a developed country whose rate of subsidization is not more than 1% of the price of products exported to Vietnam, producers or exporters of a developing country whose rate of subsidization is not more than 2% of the export price and producers or exporter of a less-developed country whose rate of subsidization is not more than 3% of the export price.
3. If the production of imports originating in a developing country accounts for not more than 4% of total imports of like products to Vietnam and the total production of imports originating in developing countries and satisfying the abovementioned conditions accounts for not more than 9% of the total imports of like products to Vietnam, these countries will be exempt from the countervailing measures.
Article 87. Bases for conducting countervailing duty investigations
1. A countervailing duty investigation will be conducted if a representative of the domestic industry requests for the imposition of countervailing measures.
2. The application for the countervailing measures shall be considered to have been made on behalf of the domestic industry if the following conditions are satisfied:
a) The total production of like products produced by the applicant(s) and domestic producers supporting the application is greater than those produced by domestic producers that object to the application;
b) The total production of like products produced by the applicant(s) and domestic producers supporting the application accounts for at least 25% of total production of like products produced by the domestic industry.
3. The Minister of Industry and Trade shall decide the investigation if there is obvious evidence that the import of subsidized products causes the material injury or threat of material injury to the domestic industry or retards the establishment of the domestic industry.
Article 88. Contents of a countervailing duty investigation
1. Determine subsidized products imported to Vietnam and the rate of subsidization, including:
a) Determine the value of subsidy;
b) Determine the export price;
c) Determine the specific rate of subsidization imposed on each foreign producer or exporter.
2. Determine the material injury or threat of material injury to the domestic industry or the material retardation of establishment of the domestic industry, including:
a) Determine the production of subsidized imports and impacts on prices of like products in the domestic market;
b) Determine impacts of subsidized imports on the domestic industry.
3. Determine the causal link between the import of subsidized products and the material injury or threat of material injury to the domestic industry or the material retardation of establishment of the domestic industry.
4. Determine impacts of countervailing duties on the economy and society.
Article 89. Imposition of countervailing measures
1. The imposition of provisional countervailing duty is decided by the Minister of Industry and Trade according to the preliminary determination provided by the investigating authority. The rate of provisional countervailing duty shall not exceed the rate of subsidization defined in the preliminary determination.
The maximum duration of provisional countervailing duty is 120 days from the day on which the decision on imposition of provisional countervailing duty comes into force. The Minister of Industry and Trade may grant an extension of this measure up to 60 days.
2. The undertakings measure shall be imposed as follows:
a) After the preliminary determination is reached and before the investigation finishes, the producer or exporter of products under consideration or the Government subsidizing products can make an undertaking with the investigating authority on voluntary removal of subsidy, reduction of the rate of subsidization, adjustments to the prices of exports or imposition of other appropriate measures;
b) The investigating authority can accept, refuse the undertaking or request the adjustments to contents of the undertaking based on opinions of the representative of the domestic industry.
3. The countervailing duty shall be imposed as follows:
a) If the undertaking prescribed in Clause 2 of this Clause is not made, after the investigation finishes, the investigating authority will publish the final determination related to the contents of the investigation prescribed in Article 88 of this Law. The final determination of the investigating authority and main bases thereof shall be notified to interested parties via appropriate measures.
b) According to the final determination provided by the investigating authority, the Minister of Industry and Trade shall decide whether the countervailing duty is imposed;
c) The rate of countervailing duty shall not exceed the rate of subsidization defined in the final determination;
d) The maximum duration of countervailing duty is 05 years from the day on which the decision on imposition of countervailing duty comes into force, unless it is extended as prescribed in Clause 2 Article 90 of this Law.
4. Retroactivity of the countervailing duties
a) If the final determination provided by the investigating authority shows that there is material injury or threat of material injury to the domestic industry, the Minister of Industry and Trade will decide the retroactivity of countervailing duties;
b) Countervailing duties will be imposed retroactively on imports within 90 days prior to the date of imposition of provisional countervailing duties if the imports are determined to be subsidized and the volume or quantity of subsidized products imported to Vietnam rise sharply in the period from the date of the investigation to the date of imposition of provisional countervailing duties causing the injury which is difficult to be repaired to the domestic industry
5. Other countervailing measures shall be imposed in accordance with international treaties to which the Socialist Republic of Vietnam is a signatory or principles of international law.
Article 90. Review of countervailing measures
1. The review of countervailing measures at the request of an interested party shall be carried out as follows:
a) After 1 year from the day on which the decision on imposition of countervailing measures, the Minister of Industry and Trade may decide to review anti-dumping measures at the request of one or multiple interested parties of the case and evidence provide by them;
b) Procedures for the review shall not obstruct the imposition of countervailing measures;
c) The time limit for the review prescribed in this Clause is 6 months from the day on which the decision on review is issued, with a possible extension up to 3 months if necessary.
2. The final review shall be carried out as follows:
a) Within 1 year before the expiry date of anti-dumping measures, the Minister of Industry and Trade shall decide to carry out the final review of the imposition countervailing measures;
b) The review aims to determine the necessity and reasonableness and socio-economic impacts of the continued imposition of countervailing measures;
c) According to results of review provided by the investigating authority, the Minister of Industry and Trade shall decide whether to grant extension of countervailing measures;
d) The time limit for the final review is 9 months from the day on which the decision on review is issued, with a possible extension up to 3 months if necessary.
3. The review applied to new exporters shall be carried out as follows:
a) A new exporter may submit an application to the investigating authority to request the review and determination of particular rate of countervailing duty;
b) According to results of the review provided by the investigating authority, the Minister of Industry and Trade shall decide to impose a particular rate of countervailing duty on the new exporter under review;
c) The time limit for the review applied to the new exporter is 3 months from the day on which the decision on review is issued, with a possible extension up to 3 months if necessary.
4. The review of the scope of products subject to countervailing measures shall be carried out as follows:
a) Interested parties can request the investigating authority to review the scope of products subject to countervailing measures;
b) An application for the review shall include evidence and information proving that the imposition of countervailing measures on the entire products is not reasonable;
c) According to the determinations of review provided by the investigating authority, the Minister of Industry and Trade shall decide to make adjustments to the scope of products subject to countervailing measures;
d) The time limit for the review of the scope of products subject to countervailing measures is 6 months from the day on which the decision on review is issued, with a possible extension up to 3 months if necessary.
5. The review due to the change in situation shall be carried out as follows:
a) At any time after the official countervailing duty comes into force, if one or multiple interested parties finds that the new situation causes the significant change in the rate of subsidization of products subject to official countervailing measures, which leads to the removal of subsidies, material injury or threat of material injury to the domestic industry or the material retardation of establishment of the domestic industry or leads to the immaterial rate of subsidization, these interested parties may request the investigating authority to carry out the review due to changes in situation;
b) An application for the review shall include evidence and information proving that the imposition of countervailing measures is no longer reasonable due to the change in situation;
c) According to the determination of review provided by the investigating authority, the Minister of Industry and Trade shall decide to adjust or withdraw countervailing measures;
d) The time limit for the review due to changes in situation is 9 months from the day on which the decision on review is issued, with a possible extension up to 3 months if necessary.
Section 4. SAFEGUARDS IMPOSED ON FOREIGN PRODUCTS IMPORTED TO VIETNAM
Article 91. Safeguard measures
1. Safeguard measure imposed on foreign products imported to Vietnam (hereinafter referred to as “safeguard measure”) is measure imposed on increased imports of particular products to Vietnam, which causes the serious injury or threat of serious injury to the domestic industry.
2. Safeguard measures include:
a) Imposition of safeguard duties;
b) Imposition of import quotas;
c) Imposition of tariff-rate quotas;
d) Issuance of import license;
dd) Other safeguard measures.
Article 92. Conditions for the imposition of safeguard measures
1. A safeguard measure will be imposed on imports if all following conditions are satisfied:
a) There is an absolute increase or a relative increase in imports compared with domestic production of like products;
b) There is a serious injury or threat of serious injury to the domestic industry;
c) The increased production of imports prescribed in Point a of this Clause is the major cause of the serious injury or threat of serious injury to the domestic industry.
2. If the production of imports originating in a developing country accounts for not more than 3% of total imports of like products to Vietnam and the total production of products originating in developing countries and satisfying the abovementioned conditions accounts for than 9% of the total production of imports of like products to Vietnam, these countries will be exempt from the safeguard measures.
Article 93. Bases for conducting safeguard investigations
1. The safeguard investigation will be conducted if a domestic producer of like or directly competitive products (“directly competitive products” mean products that are able to be substituted for products subject to the safeguard measures by the buyer due to their advantages and use purposes) submits an application for the imposition of safeguard measures.
2. The application shall prove that the excessive import of products to Vietnam causes the serious injury or threat of serious injury to the domestic industry.
3. The Minister of Industry and Trade shall decide the investigation if there is clear evidence that the excessive import of products to Vietnam causes the serious injury or threat of serious injury to the domestic industry.
Article 94. Contents of a safeguard investigation
1. Determine the products that are imported excessively to Vietnam and the rate of the increase in imports.
2. Determine the serious injury or threat of serious injury to the domestic industry.
3. Determine the causal link between the excessive import of products prescribed in Clause 1 of this Article and the injury to the domestic industry prescribed in Clause 2 of this Article.
Article 95. Imposition of safeguard measures
1. The imposition of provisional safeguard measures shall be decided by the Minister of Industry and Trade according to the preliminary determination provided by the investigating authority if the delay in imposing safeguard measures causes the serious injury or threat of serious injury which is difficult to be repaired to the domestic industry.
The maximum duration of safeguard measure is 200 days from the day on which the decision on the imposition of safeguard measure comes into force.
2. An official safeguard measure shall be imposed as follows:
a) After the investigation finishes, the investigating authority shall publish the final determinations of contents related to the investigation prescribed in Article 94 of this Law. The final determination of the investigating authority and main bases thereof shall be notified to interested parties of the case via appropriate measures;
b) According to the final determination provided by the investigating authority, the Minister of Industry and Trade shall decide whether the official safeguard measure is imposed;
c) The maximum duration of safeguard measure including the duration of provisional safeguard measure is 04 years unless this duration is extended as prescribed in Clause 2 Article 96 of this Article;
d) The total duration of the safeguard measure including the duration of the provisional measure, the official measure and extension thereof shall not exceed 10 years.
Article 96. Review of safeguard measures
1. The mid-term review shall be carried out as follows:
a) If the duration of the safeguard measure exceeds 03 years, the investigating authority shall review the situation not later than the mid-term of the measure to decide whether to maintain, withdraw or increase the pace of liberalization of the safeguard measure;;
b) According to results of the review provided by the investigating authority, the Minister of Industry and Trade shall make a decision on maintenance, withdrawal or increase of the pace of liberalization of the safeguard measure;
c) The time limit for the mid-term review is 6 months from the day on which the decision on review is issued, with a possible extension up to 3 months if necessary.
2. The final review shall be carried out as follows:
a) Before the duration of a safeguard measure expires, domestic producers of like or directly competitive products that wish to extent the duration of the safeguard measure shall submit an application for the extension of the safeguard measure. An application for the extension of the safeguard measure shall obtain the evidence showing that the domestic industry has made necessary adjustments to raise its competitive capability and the withdrawal of the safeguard measure will cause the serious injury or threat of serious injury to the domestic industry;
b) The investigating authority can base on the request for the extension of the safeguard measure prescribed in Point a of this Clause or conduct a final review of the imposition of the measure;
c) According to results of the review provided by the investigating authority, the Minister of Industry and Trade shall make a decision on the withdrawal or extension of the safeguard measure;
d) The level of the safeguard measure in the extension thereof shall not be higher than those of the original safeguard measure immediately preceding the expiry date;
dd) The time limit for the final review is 06 months from the day on which the decision on review is issued, with a possible extension up to 06 months if necessary.
3. The review of the scope of products subject to a safeguard measure shall be carried out as follows:
a) Importers of products subject to the safeguard measure can request the investigating authority to review the scope of products subject to the safeguard measure;
b) An application for the review shall include evidence and information proving that the imposition of the safeguard measure on the entire products is not reasonable;
c) According to the determinations of review provided by the investigating authority, the Minister of Industry and Trade shall decide to make adjustments to the scope of products subject to the safeguard measure;
d) The time limit for the review of products subject to the safeguard measure is 6 months from the day on which the decision on review is issued, with a possible extension up to 3 months if necessary.
Article 97. Reapplication of safeguard measures
1. A safeguard measure that has been imposed on a type of products can be imposed again on these products. To be specific:
a) If the safeguard measure has been imposed for more than 04 years, including the extension thereof (if any), it will be only imposed again after a period of time equal to at least a half of duration of the original safeguard measure;
b) If the safeguard measure has been imposed from more than 180 days to less than 04 years, including the extension thereof (if any), it will be only imposed again after 02 years from the expiry date of the original safeguard measure;
c) If a new safeguard measure has a duration of 180 days or less, it may be applied so long as at least one year has elapsed since the date of introduction of the original safeguard measure and so long as such a safeguard measure has not been imposed on the same product more than twice in the five-year period before the day on which the reapplication of the safeguard measure comes into force.
2. Procedures for an investigation into the reapplication of a safeguard measure shall be the same as those for a safeguard investigation.
1. The compensation and compensation level for the imposition of a safeguard measure shall comply with regulations of Vietnam law and international treaties to which the Socialist Republic of Vietnam is a signatory.
2. The compensation and compensation level shall be determined according to results of the consultation of interested parties.
3. The Ministry of Industry and Trade shall take charge and cooperate with relevant Ministries and ministerial authorities in formulation a plan for the compensation and submit it to the Prime Minister for the approval before consulting victims of the imposition of the safeguard measure.
Article 99. Special safeguards
1. Special safeguard is a safeguard measure that is imposed by the Minister of Industry and Trade in the cases where the imports of Vietnam grow excessively as a result of the reduction of tax according to the regulations of international treaties to which the Socialist Republic of Vietnam is a signatory.
2. The special safeguard shall only be imposed on products that originate in specific countries in accordance with international treaties to which the Socialist Republic of Vietnam is a signatory.
3. The special safeguard investigation shall comply with international treaties to which the Socialist Republic of Vietnam is a signatory.
Văn bản liên quan
Cập nhật
Điều 36. Quyết định phê duyệt kết quả thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường
Điều 67. Các biện pháp phòng vệ thương mại
Điều 68. Nguyên tắc áp dụng các biện pháp phòng vệ thương mại
Điều 69. Thiệt hại của ngành sản xuất trong nước
Điều 70. Trình tự, thủ tục điều tra vụ việc phòng vệ thương mại
Điều 72. Chống lẩn tránh biện pháp phòng vệ thương mại
Điều 74. Bên liên quan trong vụ việc điều tra
Điều 77. Biện pháp chống bán phá giá
Điều 79. Căn cứ tiến hành điều tra áp dụng biện pháp chống bán phá giá
Điều 80. Nội dung điều tra áp dụng biện pháp chống bán phá giá
Điều 81. Áp dụng biện pháp chống bán phá giá
Điều 82. Rà soát việc áp dụng biện pháp chống bán phá giá
Điều 87. Căn cứ tiến hành điều tra áp dụng biện pháp chống trợ cấp
Điều 88. Nội dung điều tra áp dụng biện pháp chống trợ cấp
Điều 89. Áp dụng biện pháp chống trợ cấp
Điều 90. Rà soát việc áp dụng biện pháp chống trợ cấp
Điều 93. Căn cứ tiến hành điều tra áp dụng biện pháp tự vệ
Điều 94. Nội dung điều tra áp dụng biện pháp tự vệ
Điều 110. Trình tự, thủ tục giải quyết tranh chấp do Chính phủ nước ngoài khởi kiện
Điều 111. Trình tự, thủ tục giải quyết tranh chấp do Chính phủ Việt Nam khởi kiện
Điều 5. Quyền tự do kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu
Điều 7. Các hành vi bị nghiêm cấm trong quản lý ngoại thương
Điều 14. Các trường hợp ngoại lệ
Điều 36. Giấy chứng nhận lưu hành tự do
Tiểu mục 1. TẠM NHẬP, TÁI XUẤT, TẠM XUẤT, TÁI NHẬP, CHUYỂN KHẨU
Điều 39. Kinh doanh tạm nhập, tái xuất
Điều 41. Các hình thức tạm nhập, tái xuất khác
Điều 42. Tạm xuất, tái nhập hàng hóa
Điều 44. Cho phép quá cảnh hàng hóa
Điều 48. Quản lý hoạt động đại lý mua bán hàng hóa cho thương nhân nước ngoài
Điều 49. Quản lý hoạt động thuê thương nhân nước ngoài làm đại lý mua bán hàng hóa tại nước ngoài
Điều 51. Quản lý hoạt động nhận gia công hàng hóa cho thương nhân nước ngoài
Điều 52. Quản lý hoạt động đặt gia công hàng hóa ở nước ngoài
Điều 54. Cơ chế điều hành hoạt động thương mại biên giới tại cửa khẩu biên giới trên đất liền
Điều 5. Quyền tự do kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu
Điều 6. Trách nhiệm quản lý nhà nước về ngoại thương
Điều 22. Thẩm quyền áp dụng biện pháp hạn ngạch thuế quan
Điều 28. Thẩm quyền áp dụng biện pháp chỉ định thương nhân xuất khẩu, nhập khẩu
Điều 31. Thẩm quyền áp dụng biện pháp quản lý theo giấy phép, theo điều kiện
Điều 36. Giấy chứng nhận lưu hành tự do