Nghị định 14/2018/NĐ-CP quy định chi tiết về hoạt động thương mại biên giới
Số hiệu: | 14/2018/NĐ-CP | Loại văn bản: | Nghị định |
Nơi ban hành: | Chính phủ | Người ký: | Nguyễn Xuân Phúc |
Ngày ban hành: | 23/01/2018 | Ngày hiệu lực: | 23/01/2018 |
Ngày công báo: | 08/02/2018 | Số công báo: | Từ số 361 đến số 362 |
Lĩnh vực: | Thương mại | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Cá nhân đăng ký kinh doanh được mua bán hàng hóa qua biên giới
Đó là nội dung mới nổi bật tại Nghị định 14/2018/NĐ-CP quy định chi tiết về hoạt động thương mại biên giới.
Theo đó, Nghị định 14 chỉ rõ thương nhân được thực hiện mua bán, trao đổi hàng hóa qua biên giới Trung Quốc, Lào, Campuchia bao gồm:
- Thương nhân Việt Nam: Doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh, cá nhân có đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật (theo quy định hiện hành thì cá nhân không thuộc đối tượng điều chỉnh).
- Thương nhân có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài, công ty và chi nhánh công ty nước ngoài tại Việt Nam thực hiện mua bán, trao đổi hàng hóa qua biên giới theo cam kết của Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên.
Ngoài ra, Nghị định 14 cũng có nhiều quy định mới so với quy định hiện hành; đơn cử như đã bỏ chế định về Ban chỉ đạo thương mại biên giới được quy định tại Chương VII Quyết định 52/2015/QĐ-TTg .
Xem thêm nội dung chi tiết tại Nghị định 14/2018/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 23/01/2018.
Văn bản tiếng việt
1. Nghị định này quy định chi tiết các hoạt động thương mại biên giới quy định tại Điều 53 và Điều 54 Luật Quản lý ngoại thương về hoạt động mua bán, trao đổi hàng hóa của thương nhân, cư dân biên giới; các hoạt động mua bán, trao đổi hàng hóa và các hoạt động liên quan đến mua bán, trao đổi hàng hóa quy định trong điều ước quốc tế giữa nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và các nước có chung biên giới.
2. Hoạt động tạm nhập, tái xuất, tạm xuất, tái nhập, chuyển khẩu và quá cảnh không thuộc phạm vi điều chỉnh của Nghị định này.
1. Thương nhân, các tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động thương mại biên giới.
2. Các cơ quan, tổ chức quản lý và điều hành hoạt động thương mại biên giới.
3. Các cơ quan, tổ chức, cá nhân khác có liên quan đến hoạt động thương mại biên giới.
Trong Nghị định này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Nước có chung biên giới là nước có chung đường biên giới đất liền với nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, bao gồm: Cộng hòa nhân dân Trung Hoa, Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào và Vương quốc Cam-pu-chia.
2. Cửa khẩu khác và nơi mở ra cho qua lại biên giới là cửa khẩu phụ, lối mở biên giới theo quy định của pháp luật về quản lý cửa khẩu biên giới đất liền.
3. Cư dân biên giới thuộc đối tượng áp dụng của Nghị định này bao gồm:
a) Công dân Việt Nam có hộ khẩu thường trú tại xã, phường, thị trấn hoặc khu vực địa giới hành chính tương đương có một phần địa giới hành chính trùng với đường biên giới quốc gia trên đất liền.
b) Người có giấy phép của cơ quan công an có thẩm quyền cho phép cư trú ở khu vực biên giới.
4. Chợ biên giới bao gồm chợ hoặc khu, điểm chợ biên giới, chợ cửa khẩu và chợ trong khu kinh tế cửa khẩu nằm trên địa bàn xã, phường, thị trấn hoặc khu vực hành chính tương đương có một phần địa giới hành chính trùng với biên giới quốc gia trên đất liền, đồng thời có hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, mua bán, trao đổi hàng hóa của thương nhân và cư dân biên giới.
5. Hoạt động mua bán, trao đổi hàng hóa qua biên giới của thương nhân là hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu theo quy định của pháp luật.
1. Hoạt động thương mại biên giới được thanh toán bằng ngoại tệ tự do chuyển đổi, đồng Việt Nam hoặc đồng tiền của nước có chung biên giới.
2. Phương thức thanh toán
a) Thanh toán qua ngân hàng.
b) Thanh toán bằng tiền mặt.
c) Thanh toán bù trừ giữa hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu với hàng hóa, dịch vụ nhập khẩu (phần chênh lệch thanh toán qua ngân hàng).
1. Thương nhân được thực hiện hoạt động mua bán, trao đổi hàng hóa qua biên giới là thương nhân Việt Nam, bao gồm: Doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh, cá nhân có đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật.
2. Thương nhân có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài, công ty và chi nhánh công ty nước ngoài tại Việt Nam được thực hiện hoạt động mua bán, trao đổi hàng hóa qua biên giới theo cam kết của các điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
1. Cửa khẩu biên giới thực hiện hoạt động mua bán, trao đổi hàng hóa qua biên giới của thương nhân thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều 54 Luật Quản lý ngoại thương.
2. Trường hợp hoạt động mua bán, trao đổi hàng hóa qua biên giới thực hiện qua cửa khẩu phụ, lối mở biên giới, Ủy ban nhân dân tỉnh biên giới quyết định, công bố Danh mục các cửa khẩu phụ, lối mở biên giới được phép thực hiện hoạt động mua bán, trao đổi hàng hóa sau khi trao đổi, thống nhất với các bộ, ngành liên quan về việc đảm bảo có đủ lực lượng kiểm tra, kiểm soát chuyên ngành, điều kiện cơ sở hạ tầng kỹ thuật phục vụ quản lý nhà nước.
3. Bộ Công Thương chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét, cho phép thực hiện hoạt động mua bán, trao đổi hàng hóa qua các địa điểm khác không phải là cửa khẩu phụ, lối mở biên giới theo quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều này. Trên cơ sở ý kiến cho phép của Thủ tướng Chính phủ, Ủy ban nhân dân tỉnh biên giới thống nhất với các bộ, ngành liên quan về việc đảm bảo có đủ lực lượng kiểm tra, kiểm soát chuyên ngành, điều kiện cơ sở hạ tầng kỹ thuật phục vụ quản lý nhà nước.
1. Hàng hóa mua bán, trao đổi qua biên giới của thương nhân phải tuân thủ quy định của Luật Quản lý ngoại thương và các văn bản hướng dẫn chi tiết thi hành về hoạt động mua bán hàng hóa quốc tế.
2. Bộ Công Thương chủ trì, phối hợp với các bộ, cơ quan liên quan và Ủy ban nhân dân các tỉnh biên giới ban hành Danh mục hàng hóa được phép mua bán, trao đổi qua cửa khẩu phụ, lối mở biên giới của thương nhân trong từng thời kỳ.
Hàng hóa mua bán, trao đổi qua biên giới của thương nhân phải tuân thủ các quy định của pháp luật, điều ước quốc tế về kiểm dịch y tế; kiểm dịch động vật, thực vật, kiểm dịch thủy sản; kiểm tra chất lượng hàng hóa; kiểm tra về an toàn thực phẩm.
1. Hoạt động mua bán, trao đổi hàng hóa qua biên giới của thương nhân được thực hiện trên cơ sở thỏa thuận giữa thương nhân Việt Nam với thương nhân hoặc cá nhân của nước có chung biên giới bằng một trong các hình thức sau:
a) Hợp đồng bằng văn bản.
b) Trường hợp không xác lập hợp đồng bằng văn bản thì thương nhân phải lập bảng kê hàng hóa mua bán, trao đổi qua biên giới. Thương nhân Việt Nam ký tên, đóng dấu và tự chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính xác thực của bảng kê, có giá trị pháp lý tương đương hợp đồng.
2. Bảng kê mua bán, trao đổi hàng hóa qua biên giới của thương nhân quy định tại điểm b khoản 1 Điều này thực hiện theo mẫu quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này.
1. Thương nhân hoạt động mua bán, trao đổi hàng hóa qua biên giới phải thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ về thuế, phí, lệ phí theo quy định của pháp luật.
2. Hàng hóa mua bán, trao đổi qua biên giới được hưởng ưu đãi theo quy định của pháp luật và các điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
3. Hàng hóa xuất khẩu dưới hình thức mua bán, trao đổi hàng hóa qua biên giới của thương nhân quy định tại Nghị định này được hoàn thuế giá trị gia tăng theo quy định của pháp luật.
4. Thuế, phí và lệ phí trong hoạt động mua bán, trao đổi hàng hóa qua biên giới của thương nhân được thực hiện theo quy định của pháp luật.
1. Hàng hóa của cư dân biên giới là hàng hóa được sản xuất tại Việt Nam hoặc nước có chung biên giới do cư dân biên giới mua bán, trao đổi ở khu vực biên giới hai nước để phục vụ các nhu cầu sản xuất, tiêu dùng của cư dân biên giới.
2. Bộ Công Thương ban hành Danh mục hàng hóa mua bán, trao đổi của cư dân biên giới quy định tại khoản 1 Điều này.
1. Cư dân biên giới mua bán, trao đổi hàng hóa thuộc Danh mục hàng hóa mua bán, trao đổi của cư dân biên giới do Bộ Công Thương ban hành theo quy định tại khoản 2 Điều 12 Nghị định này được hưởng định mức miễn thuế theo quy định tại Phụ lục V Nghị định số 134/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 9 năm 2016 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu.
2. Phần giá trị hàng hóa vượt định mức quy định tại khoản 1 Điều này phải chịu thuế nhập khẩu và các loại thuế, phí khác (nếu có) theo quy định của pháp luật.
1. Hàng hóa trong định mức theo quy định tại khoản 1 Điều 13 Nghị định này nhưng cư dân biên giới không sử dụng cho sản xuất, tiêu dùng phải nộp thuế theo quy định của pháp luật.
2. Thương nhân được thực hiện mua gom hàng hóa quy định tại khoản 1 Điều này tại khu vực chợ biên giới và phải lập bảng kê mua gom hàng hóa.
3. Hàng hóa mua bán, trao đổi của cư dân biên giới quy định tại khoản 1 Điều này khi mua gom phải thực hiện kiểm dịch, kiểm tra về an toàn thực phẩm, kiểm tra chất lượng theo quy định tại Điều 8 Nghị định này.
4. Bộ Tài chính hướng dẫn, quy định việc thu thuế đối với hàng hóa trong định mức nhưng không sử dụng cho sản xuất, tiêu dùng của cư dân biên giới quy định tại khoản 1 Điều này.
1. Hàng hóa mua bán, trao đổi của cư dân biên giới không phải thực hiện kiểm dịch y tế, trừ trường hợp cơ quan Nhà nước có thẩm quyền thông báo có dịch bệnh truyền nhiễm, nguy cơ dịch bệnh truyền nhiễm xảy ra thì phải kiểm dịch y tế.
2. Hàng hóa thuộc diện phải kiểm dịch động vật, thực vật và kiểm dịch thủy sản do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền công bố trong từng thời kỳ phải được kiểm dịch theo quy định của pháp luật.
3. Hàng hóa mua bán, trao đổi của cư dân biên giới không phải kiểm tra, kiểm soát về chất lượng, an toàn thực phẩm, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 14 Nghị định này.
1. Thương nhân, cá nhân mang quốc tịch Việt Nam, có hộ khẩu thường trú tại khu vực biên giới hoặc có giấy phép của cơ quan công an có thẩm quyền cho cư trú ở khu vực biên giới.
2. Thương nhân, cá nhân mang quốc tịch của nước có chung biên giới, có một trong các giấy tờ có giá trị sử dụng như sau: Hộ chiếu, Giấy chứng minh thư biên giới, Thẻ Căn cước công dân (áp dụng đối với cư dân biên giới trên tuyến biên giới đất liền Việt Nam - Lào, Việt Nam - Cam-pu-chia), Giấy thông hành xuất nhập cảnh vùng biên giới, hoặc giấy tờ có giá trị xuất nhập cảnh khác được cấp theo quy định pháp luật của nước có chung biên giới; thương nhân, hộ kinh doanh, cá nhân có đăng ký kinh doanh của nước có chung biên giới đã được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh theo quy định pháp luật của nước có chung biên giới.
3. Thương nhân, hộ kinh doanh, cá nhân có đăng ký kinh doanh của nước có chung biên giới chỉ được phép mua bán, trao đổi hàng hóa tại chợ biên giới và phải thực hiện theo các quy định của pháp luật Việt Nam.
Hoạt động kinh doanh tại chợ biên giới thực hiện theo các quy định sau:
1. Nghị định số 02/2003/NĐ-CP ngày 14 tháng 01 năm 2003 của Chính phủ về phát triển và quản lý chợ, Nghị định số 114/2009/NĐ-CP ngày 23 tháng 12 năm 2009 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 02/2003/NĐ-CP ngày 14 tháng 01 năm 2003 của Chính phủ về phát triển, quản lý chợ và các văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan.
2. Các điều ước quốc tế giữa nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và các nước có chung biên giới.
1. Hàng hóa được mua bán, trao đổi tại chợ biên giới phải là hàng hóa được phép lưu thông trên thị trường Việt Nam theo các quy định của pháp luật.
2. Hàng hóa mua bán, trao đổi qua biên giới để kinh doanh tại chợ biên giới phải tuân thủ các quy định của Nghị định này.
1. Hàng hóa mua bán, trao đổi tại chợ biên giới thuộc đối tượng phải kiểm dịch y tế, kiểm dịch động vật, thực vật, thủy sản theo quy định của pháp luật về kiểm dịch y tế, kiểm dịch động vật, thực vật, thủy sản.
2. Hàng hóa mua bán, trao đổi tại chợ biên giới phải kiểm tra, kiểm soát về chất lượng, an toàn thực phẩm.
3. Khi hàng hóa được nhập khẩu từ nước có chung biên giới đưa vào chợ biên giới phải thực hiện kiểm dịch với cơ quan kiểm dịch tại cửa khẩu biên giới nơi hàng hóa nhập khẩu. Hàng hóa xuất khẩu từ chợ biên giới sang nước có chung biên giới thực hiện kiểm dịch theo quy định của pháp luật.
Thương nhân, tổ chức, hộ kinh doanh và cá nhân có đăng ký kinh doanh trong chợ biên giới phải tuân thủ quy định của pháp luật Việt Nam về thuế, phí, lệ phí: Thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế tiêu thụ đặc biệt, lệ phí môn bài và các loại thuế, phí khác (nếu có).
1. Chủ hàng hoặc người được chủ hàng ủy quyền, chủ phương tiện, người điều khiển phương tiện vận tải hàng hóa, nhân viên phục vụ trên xe, tàu, thuyền phải có một trong các loại giấy tờ có giá trị sử dụng như sau: Hộ chiếu, Giấy Chứng minh nhân dân, Thẻ Căn cước công dân (áp dụng đối với cư dân biên giới trên tuyến biên giới đất liền Việt Nam - Lào, Việt Nam - Cam-pu-chia), Giấy Thông hành xuất nhập cảnh vùng biên giới (Hộ chiếu thuyền viên đối với tàu, thuyền) hoặc các giấy tờ qua lại biên giới khác theo quy định của pháp luật Việt Nam.
Riêng người điều khiển phương tiện, ngoài giấy tờ quy định nêu trên còn phải có giấy phép điều khiển phương tiện phù hợp với loại phương tiện điều khiển.
2. Chủ phương tiện, người điều khiển phương tiện vận tải hàng hóa khi vào các địa điểm tại khu vực biên giới phải xuất trình hoặc nộp các giấy tờ theo quy định của pháp luật hiện hành.
3. Phương tiện, người điều khiển phương tiện vận tải hàng hóa và chủ thể kinh doanh của Việt Nam được đi qua các cửa khẩu, lối mở biên giới quy định tại Nghị định này để ra hoặc vào chợ biên giới của nước có chung biên giới, phải chịu sự kiểm tra, kiểm soát của các lực lượng quản lý chuyên ngành tại cửa khẩu, lối mở biên giới; trường hợp vào sâu nội địa nước có chung biên giới phải tiến hành thủ tục xuất cảnh, nhập cảnh cho người và phương tiện theo quy định của pháp luật Việt Nam và của nước có chung biên giới.
4. Việc quản lý phương tiện của Việt Nam xuất nhập cảnh qua biên giới để giao nhận hàng hóa ngay tại khu vực cửa khẩu, lối mở biên giới sau đó quay lại trong ngày và phương tiện vận tải của cá nhân, tổ chức ở khu vực biên giới thường xuyên qua lại biên giới thực hiện theo quy định pháp luật.
5. Người và phương tiện vận tải hàng hóa quy định tại Điều này có nhu cầu đi vào điểm chuyển tải hàng hóa được quy định tại Hiệp định vận tải giữa Chính phủ Việt Nam và các nước có chung biên giới để giao nhận hàng hóa thì phải thực hiện theo các quy định của Hiệp định, Nghị định thư và các văn bản thỏa thuận khác đã ký kết giữa nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và các nước có chung biên giới về xuất nhập cảnh và vận tải hàng hóa.
1. Công dân nước có chung biên giới là chủ hàng hoặc người được chủ hàng ủy quyền, chủ phương tiện, người điều khiển phương tiện và nhân viên phục vụ trên phương tiện vận tải hàng hóa của nước có chung biên giới được theo phương tiện vận tải hàng hóa đi qua các cửa khẩu, lối mở biên giới quy định tại Nghị định này để vào các điểm giao, nhận hàng hóa bằng Hộ chiếu, Hộ chiếu thuyền viên, Giấy Chứng minh nhân dân (áp dụng đối với cư dân biên giới trên tuyến biên giới đất liền Việt Nam - Lào, Việt Nam - Cam-pu-chia) hoặc Giấy Thông hành xuất nhập cảnh vùng biên giới do cơ quan có thẩm quyền của nước có chung biên giới cấp hoặc giấy tờ qua lại biên giới khác theo quy định hiện hành của pháp luật Việt Nam.
2. Phương tiện vận tải hàng hóa của nước có chung biên giới được qua các cửa khẩu biên giới theo quy định của Nghị định này để vào các điểm giao, nhận hàng hóa do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam quy định tại khu vực biên giới.
3. Phương tiện và công dân của nước có chung biên giới là người điều khiển phương tiện vận tải hàng hóa và chủ thể kinh doanh của nước có chung biên giới khi ra, vào chợ biên giới, chợ cửa khẩu và chợ trong Khu kinh tế cửa khẩu của Việt Nam để vận chuyển hàng hóa phải chịu sự kiểm tra, kiểm soát, kiểm dịch của các cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành tại cửa khẩu; khi có nhu cầu ra khỏi phạm vi chợ biên giới để vào trong nội địa Việt Nam thì phải thực hiện các thủ tục về xuất cảnh, nhập cảnh cho người và phương tiện theo quy định hiện hành của pháp luật Việt Nam.
4. Phương tiện của nước có chung biên giới vào khu vực cửa khẩu, lối mở biên giới của Việt Nam để giao nhận hàng hóa sau đó quay về nước ngay trong ngày và phương tiện vận tải của cá nhân, tổ chức ở khu vực biên giới thường xuyên qua lại khu vực biên giới trong ngày không phải kê khai tờ khai hải quan và nộp hồ sơ phương tiện nhưng phải chịu sự kiểm tra, kiểm soát, kiểm dịch của các cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành tại cửa khẩu.
5. Việc quản lý phương tiện của nước có chung biên giới vào khu vực cửa khẩu, lối mở biên giới của Việt Nam để giao nhận hàng hóa ngay tại khu vực cửa khẩu sau đó quay lại trong ngày và phương tiện vận tải của cá nhân, tổ chức ở khu vực biên giới thường xuyên qua lại biên giới thực hiện theo quy định của pháp luật Việt Nam.
6. Trường hợp người và phương tiện của nước có chung biên giới có nhu cầu đi vào các địa điểm khác ngoài khu vực cửa khẩu, lối mở biên giới để giao nhận hàng hóa thì phải thực hiện theo các quy định của Hiệp định, Nghị định thư và các văn bản thỏa thuận khác đã ký kết giữa nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và các nước có chung biên giới về xuất nhập cảnh và vận tải hàng hóa.
1. Chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành liên quan và Ủy ban nhân dân tỉnh biên giới hướng dẫn thực hiện Nghị định này.
2. Chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành liên quan để tham mưu cho Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ quản lý và điều hành hoạt động thương mại biên giới.
3. Phối hợp với các bộ, ngành liên quan và Ủy ban nhân dân tỉnh biên giới trong việc chỉ đạo, điều hành, hướng dẫn hoạt động thương mại biên giới theo chức năng, nhiệm vụ được giao.
4. Chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành liên quan và Ủy ban nhân dân tỉnh biên giới quy định việc thực hiện hoạt động thương mại biên giới đối với cửa khẩu phụ, lối mở biên giới.
5. Chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành liên quan và Ủy ban nhân dân tỉnh biên giới điều tiết hoạt động mua bán, trao đổi hàng hóa qua biên giới của thương nhân trong trường hợp ách tắc hoặc có khả năng ách tắc hàng hóa tại cửa khẩu, lối mở biên giới của các tỉnh biên giới, nguy cơ gây ô nhiễm môi trường, thiên tai, dịch bệnh và các trường hợp cần thiết khác.
6. Hợp tác, trao đổi, thỏa thuận với cơ quan có thẩm quyền của các nước có chung biên giới về cơ chế phối hợp trong quản lý hoạt động thương mại biên giới.
7. Tổng hợp, báo cáo cấp có thẩm quyền định kỳ hoặc đột xuất về hoạt động thương mại biên giới.
1. Bộ Quốc phòng chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành liên quan và Ủy ban nhân dân tỉnh biên giới chịu trách nhiệm thực hiện quản lý nhà nước tại các cửa khẩu biên giới trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ được giao theo quy định của pháp luật.
2. Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành liên quan và Ủy ban nhân dân tỉnh biên giới hướng dẫn thực hiện chính sách thuế, phí và lệ phí;, thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu; phối hợp với Bộ Quốc phòng đối với phương tiện xuất cảnh, nhập cảnh trong hoạt động thương mại biên giới.
3. Bộ Y tế chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành liên quan và Ủy ban nhân dân tỉnh biên giới quản lý, hướng dẫn thực hiện công tác kiểm dịch y tế biên giới, kiểm tra về an toàn thực phẩm theo quy định của pháp luật về an toàn thực phẩm trong hoạt động thương mại biên giới.
4. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối với các bộ, ngành liên quan và Ủy ban nhân dân tỉnh biên giới quản lý, hướng dẫn thực hiện công tác kiểm dịch động vật, thực vật, kiểm dịch thủy sản, về an toàn thực phẩm theo quy định của pháp luật về an toàn thực phẩm trong hoạt động thương mại biên giới.
5. Bộ Khoa học và Công nghệ chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành liên quan và Ủy ban nhân dân tỉnh biên giới quản lý, hướng dẫn thực hiện công tác kiểm tra về chất lượng hàng hóa trong hoạt động thương mại biên giới.
6. Bộ Giao thông vận tải chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành và Ủy ban nhân dân tỉnh có liên quan tạo điều kiện phát triển về hạ tầng giao thông phục vụ cho hoạt động thương mại biên giới; hướng dẫn thực hiện các điều ước quốc tế và các quy định có liên quan đối với phương tiện xuất nhập cảnh qua biên giới.
7. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành liên quan và Ủy ban nhân dân tỉnh biên giới quản lý, hướng dẫn về thanh toán trong hoạt động thương mại biên giới.
8. Bộ Công an theo chức năng, nhiệm vụ cùng với các bộ, ngành liên quan và Ủy ban nhân dân tỉnh biên giới thực hiện quản lý cư trú khu vực biên giới; phối hợp với các bộ, ngành liên quan và Ủy ban nhân dân tỉnh biên giới bảo vệ an ninh biên giới, giữ gìn trật tự, an toàn xã hội khu vực biên giới, quản lý xuất cảnh, nhập cảnh người, phương tiện trong hoạt động thương mại biên giới; tăng cường hợp tác quốc tế với cơ quan chức năng các nước trong đấu tranh, phòng, chống tội phạm, vi phạm pháp luật trong hoạt động thương mại biên giới.
9. Các bộ, ngành liên quan phối hợp với Bộ Công Thương để thống nhất hướng dẫn, chỉ đạo việc quản lý và điều hành hoạt động thương mại biên giới thuộc phạm vi trách nhiệm của mình.
1. Tổ chức quản lý, điều hành hoạt động thương mại tại cửa khẩu biên giới trên địa bàn theo quy định của pháp luật và Thủ tướng Chính phủ trong từng thời kỳ.
2. Thực hiện các chỉ đạo điều hành về hoạt động thương mại biên giới của Bộ Công Thương và các bộ, ngành có liên quan.
3. Chủ động xây dựng cơ chế, chính sách khuyến khích thương nhân thuộc mọi thành phần kinh tế đầu tư, phát triển các hoạt động hỗ trợ thương mại tại khu vực cửa khẩu.
4. Chỉ đạo các sở, ngành, cơ quan liên quan của tỉnh theo dõi sát tình hình hoạt động thương mại biên giới; định kỳ hàng tháng hoặc đột xuất báo cáo về Bộ Công Thương tình hình hoạt động thương mại biên giới trên địa bàn tỉnh.
5. Ban hành Danh mục cửa khẩu phụ, lối mở biên giới theo quy định tại khoản 2 Điều 6 Nghị định này.
6. Áp dụng các biện pháp xử lý ách tắc hàng hóa trên địa bàn tỉnh theo quy định tại khoản 2 Điều 54 Luật Quản lý ngoại thương.
1. Nghị định này có hiệu lực thi hành từ ngày 23 tháng 01 năm 2018.
2. Bãi bỏ Quyết định số 52/2015/QĐ-TTg ngày 20 tháng 10 năm 2015 của Thủ tướng Chính phủ về việc quản lý hoạt động thương mại biên giới với các nước có chung biên giới.
3. Các văn bản công bố cửa khẩu phụ, lối mở được phép thực hiện hoạt động thương mại biên giới của Ủy ban nhân dân tỉnh biên giới đã ban hành theo Quyết định số 52/2015/QĐ-TTg và các Thông tư ban hành theo Quyết định số 52/2015/QĐ-TTg trước khi Nghị định này có hiệu lực được tiếp tục thực hiện theo thời hạn hiệu lực được nêu trong văn bản đó.
4. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này./.
|
TM. CHÍNH PHỦ |
PHỤ LỤC
MẪU BẢNG KÊ MUA BÁN, TRAO ĐỔI HÀNG HÓA QUA BIÊN GIỚI CỦA THƯƠNG NHÂN
(Kèm theo Nghị định số 14/2018/NĐ-CP ngày 23 tháng 01 năm 2018 của Chính phủ)
TÊN THƯƠNG NHÂN |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
|
…, ngày … tháng … năm … |
BẢNG KÊ MUA BÁN, TRAO ĐỔI HÀNG HÓA QUA BIÊN GIỚI
Số: …/BK …
BÊN MUA/BÊN BÁN: (Tên thương nhân)
- Địa chỉ: ……………………………………………………………………………...........
- Điện thoại: ................................................... Fax:.........................................
- Mã số thuế: ...................................................................................................
- Số tài khoản: ................................................................................................
- Người đại diện:..............................................................................................
BÊN BÁN/BÊN MUA: (Tên thương nhân)
- Địa chỉ: .........................................................................................................
- Điện thoại: .................................................... Fax: ........................................
- Mã số thuế (nếu có): ......................................................................................
- Số tài khoản (nếu có): ...................................................................................
- Người đại diện: .............................................................................................
(Tên thương nhân) đã thỏa thuận về việc mua bán, trao đổi hàng hóa với đối tác (tên đối tác)... với các nội dung dưới đây:
1. Tên hàng, số lượng, giá cả
TT |
Tên hàng |
Số lượng |
Đơn giá |
Thành tiền |
|
|
|
|
|
|
Tổng cộng |
|
|
|
2. Phương thức giao nhận
Điều kiện giao hàng: ........................................................................................
- Địa điểm giao hàng: ......................................................................................
- Thời gian giao hàng: ......................................................................................
3. Thanh toán
- Phương thức thanh toán: ...............................................................................
- Đồng tiền thanh toán: ....................................................................................
- Thời hạn thanh toán: ......................................................................................
4. Quy cách, phẩm chất hàng hóa
.......................................................................................................................
5. Các nội dung khác
(Tên thương nhân) xin chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính xác thực của các nội dung giao dịch đã nêu tại Bảng kê này và cam kết thực hiện đúng các quy định pháp luật có liên quan./.
|
Đại diện theo pháp luật của thương nhân |
GOVERNMENT ------- |
SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM |
No. 14/2018/ND-CP |
Hanoi, January 23, 2018 |
Pursuant to the Law on Government Organization dated June 19, 2015;
Pursuant to the Law on Foreign trade management dated June 12, 2017;
At the request of the Minister of Industry and Trade;
The Government promulgates a Decree on border trade.
1. This Decree specifies border trade mentioned in Article 53 and Article 54 of the Law on Foreign trade management on trade of goods conducted by bordering traders or residents; trade of goods and other activities related thereto mentioned in international agreements between the Socialist Republic of Vietnam and neighboring countries.
2. This Decree does not deal with temporary import, temporary export and transit of goods.
1. Traders, organizations and individuals engaging in border trade.
2. Authorities and organizations managing and operating border trade.
3. Other authorities, organizations and individuals relevant to border trade.
For the purposes of this Decree, the terms below shall be construed as follows:
1. “bordering country” means a country that shares its land border with the Socialist Republic of Vietnam, such as: People’s Republic of China, Lao People’s Democratic Republic and Kingdom of Cambodia.
2. “other checkpoint and area border crossings" means auxiliary checkpoints or border crossings defined by regulations of law on management of land border checkpoints.
3. “border resident" means:
a) A Vietnamese citizen having a permanent residence in a commune whose administrative boundary overlaps the national land border.
b) A person having the permit to reside in a bordering area issued by a competent police authority.
4. “border market" means either a border market, a checkpoint market or a marketplace in a checkpoint economic zone located in a commune whose administrative boundary overlaps the national land border with import, export or trade in goods conducted by bordering traders or residents.
5. Cross-border trade conducted by traders is considered import and export of goods prescribed in regulations of law.
Article 4. Payment in border trade
1. Border trade shall be paid with convertible foreign currencies, VND or currencies of neighboring countries.
2. Payment methods:
a) Bank transfer.
b) Cash payment.
c) Netting (the difference shall be paid by bank transfer).
CROSS-BORDER TRADE IN GOODS BY TRADERS
Article 5. Traders conducting cross-border trade in goods
1. Traders eligible to conduct cross-border trade in goods shall be Vietnamese traders include enterprises, cooperatives, household businesses or individuals registering business legally.
2. Traders having direct foreign investment, foreign companies and branches thereof in Vietnam shall be entitled to conduct cross-border trade in goods in compliance with commitments of international agreements to which the Socialist Republic of Vietnam is a signatory.
Article 6. Border checkpoints where cross-border trade in goods by traders is permitted
1. Border checkpoints where traders conduct cross-border trade in goods shall comply with the provision of Clause 1 Article 54 of the Law on Foreign trade management.
2. If the border trade conducted through an auxiliary checkpoint or border crossing, the People’s Committee of the bordering province shall decide or publish the list of auxiliary checkpoints and border crossings where purchase, sale or exchange of goods is allowed after discussing and reaching an agreement with relevant ministries or industries on the inspectorate and facilities serving state management.
3. The Ministry of Industry and Trade shall take charge or cooperate with relevant authorities in requesting the Prime Minister to consider whether allowing purchase, sale or exchange of goods through locations other than auxiliary checkpoints or border crossings mentioned in Clause 1 and Clause 2 this Article. On the basis of the Prime Minister, the People’s Committee of the bordering province shall reach an agreement with relevant ministries or industries on the inspectorate and facilities serving state management.
Article 7. Goods traded by traders
1. The trader’s goods for sale or exchange across the border shall comply with the provisions of the Law on Foreign trade management and physical guidance specifying the implementation of international trade of goods.
2. The Ministry of Industry and Trade shall take charge or cooperate with relevant authorities and People’s Committees of bordering provinces in updating the list of goods traded through auxiliary checkpoints or border crossings.
Article 8. Quarantine and inspection of food safety, quality control of traders’ goods for sale or exchange across borders
The trader’s goods for sale or exchange across the border shall comply with regulations of law soft or international agreements on health quarantine; quarantine of plants, animals or aquatic products; quality control of goods; or inspection of food safety.
Article 9. Forms of agreement in border trade conducted by traders
1. The cross-border trade by traders shall be conducted on the basis of the agreement reached by and between Vietnamese trader and trader of the neighboring country in any of the following forms:
a) Written agreement.
b) A statement of goods traded across the border if a written agreement is not available. The statement shall bear the signature or seal of the Vietnamese trader, who is responsible for accuracy of the statement.
2. The statement of goods mentioned in Point b Clause 1 this Article shall be made according to the specimen provided in the Appendix attached hereto.
Article 10. Taxes, fees and charges
1. Traders conducting cross-border trade in goods shall pay taxes, fees and charges in full in accordance with regulations of law.
2. VAT on goods traded across the border shall receive incentives in compliance with regulations of law and international agreements to which the Socialist Republic of Vietnam is refundable.
3. The trader's exported goods for sale or exchange across the border mentioned herein shall have value-added tax (VAT) refunded.
4. Taxes, fees and charges for cross-border trade in goods conducted by traders shall comply with regulations of law.
CROSS-BORDER TRADE IN GOODS BY BORDER RESIDENTS
Article 11. Border checkpoints where border residents conducting cross-border trade in goods
Goods of border residents shall be traded through the checkpoints and border crossings specified in Article 6 herein.
Article 12. Goods traded by border residents
1. Goods of border residents are goods that are produced in Vietnam or the neighboring country and sold or exchanged by residents in the bordering area between the two countries to serve their life or production.
2. The Ministry of Industry and Trade shall issue the list of goods traded by border residents mentioned in Clause 1 this Article.
Article 13. Tax on goods traded by border residents
1. Border residents purchasing, selling or exchanging goods on the list of goods traded by border residents issued by the Ministry of Industry and Trade according to Clause 2 Article 12 herein shall apply the duty-free allowance specified in Appendix V of the Government’s Decree No. 134/2016/ND-CP.
2. The value of goods that exceeds the allowance mentioned in Clause 1 this Article shall incur import duty and other taxes or fees (if any).
Article 14. Management of wholesaling of goods by border residents
1. Goods that are within the allowance mentioned in Clause 1 Article 13 herein but not used for production or consumption by border residents shall be taxable.
2. Traders may purchase wholesale goods mentioned in Clause 1 this Article at border markets and shall make statements of goods purchased.
3. Wholesale goods traded by border residents mentioned in Clause 1 of this Article shall undergo quarantine or food safety and quality inspection in accordance with Article 8 of this Article.
4. The Ministry of Finance shall provide instructions and specify the collection of tax on goods within the allowance but not used for production or consumption by border residents mentioned in Clause 1 this Article.
Article 15. Quarantine and inspection of goods quality and food safety in border trade by border residents
1. Quarantine of goods traded by border residents is not mandatory, unless there is an infectious disease or risk thereof as informed by a competent state authority.
2. Goods on the lists of plants, animals and aquatic products that have to undergo quarantine published by competent state authorities in each period shall undergo quarantine.
3. Food safety and quality inspection of goods traded by border residents is not mandatory, except for the goods mentioned in Clause 3 Article 14 herein.
Article 16. Entities eligible to trade in goods at border markets
1. Vietnamese traders or individuals having permanent residence in bordering areas or permits for residing in bordering areas granted by competent police authorities.
2. Traders or individuals holding nationalities of neighboring countries and having one of the following valid documents: passport, border identity card or citizenship card (applied to border residents living in the land border routes of Vietnam – Laos or Vietnam – Cambodia), laissez-passer or other immigration documents granted in accordance with regulations of law of neighboring countries; traders, household businesses or individuals having business registration certificates granted by neighboring countries in accordance with regulations of law of neighboring countries.
3. Traders, household businesses or individuals having business registration certificates granted by neighboring countries may only trade in goods at border markets and shall comply with regulations of Vietnam law.
Article 17. Trade in goods at border markets
Trade in goods at border markets is regulated by the following documents:
1. The Government’s Decree No. 02/2003/ND-CP dated January 14, 2003 on development and management of markets, the Government’s Decree No. 114/2009/ND-CP dated December 23, 2009 on amendments to certain articles of the Decree No. 02/2003/ND-CP and other relevant legislative documents.
2. International agreements concluded by and between the Socialist Republic of Vietnam and neighboring countries.
Article 18. Goods traded at border markets
1. Goods traded at border markets shall be goods allowed to be sold in Vietnam according to regulations of law.
2. Goods traded at border markets shall comply with the provisions stated herein.
Article 19. Quarantine of goods traded at border markets
1. Goods traded at border markets shall undergo health quarantine; quarantine of plants, animals or aquatic products shall be quarantined in accordance with regulations of law thereon.
2. Goods traded at border markets shall undergo food safety and food quality inspection.
3. Goods imported from a neighboring country for sale at a border market shall undergo quarantine by a quarantine authority at the checkpoint of import. Goods exported from a border market to a bordering country shall undergo quarantine as prescribed by law.
Article 20. Taxes, fees and charges for goods traded at border markets
Traders, organizations, household businesses and individuals doing registered business at border markets shall conform to regulations of Vietnam law on taxes, fees and charges, such as: VAT, corporate income tax, excise tax, licensing fees and other taxes and fees (if any).
ENTRY AND EXIT OF PEOPLE AND VEHICLES IN BORDER TRADE
Article 21. Entry and exit of Vietnamese people and vehicles
1. Goods owners or persons authorized by goods owners, vehicle owners, vehicle operators, employees working on vehicles or vessels shall have one of the following valid documents: passport, identity card or citizenship card (applied to border residents living in land border routes of Vietnam - Laos or Vietnam - Cambodia), laissez-passer (seaman’s passport for vessels) or other related documents in accordance with regulations of Vietnam law.
Apart from the above-mentioned documents, vehicle operators shall have driving licenses appropriate for the type of vehicles they operate.
2. Vehicle owners and vehicle operators shall present or submit related documents when entering bordering areas.
3. Vietnamese vehicles, vehicles drivers and traders may go through border checkpoints or border crossing mentioned herein to enter/exit border markets of neighboring countries and are subject to inspection by competent authorities; follow entry/exit procedures for people and vehicles in compliance with regulations of law of Vietnam and neighboring countries if they enter inland areas of neighboring countries.
4. Vietnamese vehicles that cross the border to deliver goods at border checkpoints or border crossings and return within the day and vehicles that regularly cross the border shall be managed in accordance with regulations of law.
5. The vehicles and vehicle operators mentioned in this Article that wish to travel to transshipment points specified in transport conventions concluded by and between the Vietnam government and neighboring countries to ship goods shall comply with regulations of such conventions, protocols and other agreements concluded by and between the Socialist Republic of Vietnam and neighboring countries on immigration and transport of goods.
Article 22. Entry and exit of people and vehicles of neighboring countries
1. Citizens of neighboring countries that are goods owners or persons authorized by goods owners, vehicle owners, vehicle operators and employees serving on vehicles of neighboring countries shall be entitled to travel with vehicles transporting goods to pass by border checkpoints or border crossings specified herein and then enter transshipment points by presenting their passports, seaman's passports or identity cards (applied to border residents living in land border routes of Vietnam - Laos or Vietnam - Cambodia) or border laissez-passers granted by competent authorities of neighboring countries or other related documents.
2. Vehicles transporting goods of neighboring countries eligible to pass by border checkpoints mentioned herein to enter transshipment points shall be specified by competent authorities of Vietnam at bordering areas.
3. When entering/exiting border markets, checkpoint markets or markets in checkpoint economic zones of Vietnam to transport goods, vehicles and citizens of neighboring countries that are vehicle operators and traders thereof shall undergo inspection or quarantine by regulatory authorities at checkpoints; follow entry/exit procedures when they wish to enter inland areas of Vietnam.
4. Vehicles of neighboring countries that arrive at border checkpoints or border crossings of Vietnam to deliver goods and return to their countries within the day and vehicles of entities regularly crossing the border are not required to make customs declarations or submit documents on vehicles but shall undergo inspection and quarantine by regulatory authorities at checkpoints.
5. Vehicles of neighboring countries that arrive at border checkpoints or border crossings of Vietnam to ship goods at border checkpoints and return within a day and vehicles regularly crossing the border shall be managed in accordance with regulations of Vietnam law.
6. Citizens and vehicles of neighboring countries that wish to enter areas except other than border checkpoints or border crossings to ship goods shall comply with regulations of conventions, protocols and other agreements concluded by and between the Socialist Republic of Vietnam and neighboring countries on immigration and transport of goods.
Article 23. Responsibilities of the Ministry of Industry and Trade
1. Take charge or cooperate with relevant ministries, industries and People’s Committees of bordering provinces in providing guidelines for implementing this Decree.
2. Take charge or cooperate with relevant ministries and industries in advising the Government or the Prime Minister to manage and operate border trade.
3. Cooperate with relevant ministries, industries and People’s Committees of bordering provinces in directing, operating and providing guidelines for border trade within its competence.
4. Take charge or cooperate with relevant ministries, industries and People’s Committees of bordering provinces in conducting border trade at auxiliary checkpoints or border crossing.
5. Take charge or cooperate with relevant ministries, industries and People’s Committees of bordering provinces in regulating cross-border trade in goods conducted by traders in case of congestion or potential congestion of goods at checkpoints or border crossings of bordering provinces, risk of environmental pollution, natural disasters, epidemics and other necessary cases.
6. Cooperate, exchange or reach an agreement with competent authorities of neighboring countries on cooperation mechanism in management of border trade.
7. Consolidate or make periodic or ad-hoc reports on border trade and send them to competent authorities.
Article 24. Responsibilities of relevant ministries and industries
1. The Ministry of National Defense shall take charge or cooperate with relevant ministries, industries and People’s Committees of bordering provinces in carrying out state management at border checkpoints within its competence.
2. The Ministry of Finance shall take charge or cooperate with relevant ministries, industries and People’s Committees of bordering provinces in providing guidelines for implementing tax, fee and charge policies and customs procedures for imported/exported goods; cooperate with the Ministry of National Defense in managing vehicles arriving at or leaving bordering areas in border trade.
3. The Ministry of Health shall take charge or cooperate with relevant ministries, industries and People’s Committees of bordering provinces in managing or providing guidelines for carrying out health quarantine in bordering areas and inspection of food safety in accordance with regulations of law on food safety in border trade.
4. The Ministry of Agriculture and Rural Development shall take charge or cooperate with relevant ministries, industries and People’s Committees of bordering provinces in managing or providing guidelines for carrying out quarantine of plants, animals or aquatic products or food safety in accordance with regulations of law on food safety in border trade.
5. The Ministry of Science and Technology shall take charge or cooperate with relevant ministries, industries and People’s Committees of bordering provinces in managing or providing guidelines for carrying out inspection of goods quality in border trade.
6. The Ministry of Transport shall take charge or cooperate with relevant ministries, industries and People’s Committees of bordering provinces in facilitating transport infrastructure development serving border trade; providing guidelines for implementing international agreements and regulations related to vehicles arriving at or leaving bordering areas.
7. The State Bank of Vietnam shall take charge or cooperate with relevant ministries, industries and People’s Committees of bordering provinces in managing or providing guidelines for making payments in border trade.
8. The Ministry of Public Security within its competence shall cooperate with relevant ministries, industries and People’s Committees of bordering provinces in managing residence in bordering areas, ensuring bordering security, managing immigration and vehicles arriving at or leaving bordering areas in border trade; intensify international cooperation with law enforcement authorities of foreign countries in taking actions against and response to criminals committing violations of border trade.
9. Relevant ministries and authorities shall cooperate with the Ministry of Industry and Trade in ensuring consistency with guidelines and directing management and operation of border trade within their competence.
Article 25. Responsibilities of People’s Committees of bordering provinces
1. Manage and operate border trade at border checkpoints in accordance with regulations of law and the Prime Minister in each period.
2. Comply with operation directions on border trade given by the Ministry of Industry and Trade and relevant ministries or industries.
3. Actively develop mechanisms or policies to encourage traders of all types of ownership to invest and develop activities supporting trade at checkpoints.
4. Direct relevant departments, industries and authorities of provinces to closely monitor border trade; report border trade in their provinces to the Ministry of Industry and Trade on a periodic or ad hoc basis.
5. Publish the list of auxiliary checkpoints and border crossings mentioned in Clause 2 Article 6 herein.
6. Take actions against congestion of goods in their provinces in compliance with Clause 2 Article 54 of the Law on Foreign trade management.
1. This Decree comes into force from January 23, 2018.
2. The Decision No. 52/2015/QD-TTg dated October 20, 2015 by the Prime Minister on management of border trade with neighboring countries shall be superseded.
3. Documents publishing auxiliary checkpoints and border crossings where border trade is allowed issued by People’s Committees of bordering provinces in compliance with the Decision No. 52/2015/QD-TTg and Circulars issued under such Decision before the effective date of this Decree shall continue the effective periods mentioned in such documents.
4. Ministers, heads of ministerial and governmental authorities, chairpersons of People’s Committees of provinces/central-affiliated cities shall implement this Decree.
|
ON BEHALF OF THE GOVERMENT |