Chương I Luật Quản lý ngoại thương 2017: Những quy định chung
Số hiệu: | 05/2017/QH14 | Loại văn bản: | Luật |
Nơi ban hành: | Quốc hội | Người ký: | Nguyễn Thị Kim Ngân |
Ngày ban hành: | 12/06/2017 | Ngày hiệu lực: | 01/01/2018 |
Ngày công báo: | 25/07/2017 | Số công báo: | Từ số 513 đến số 514 |
Lĩnh vực: | Thương mại | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Quy định mới về Giấy phép, điều kiện xuất khẩu, nhập khẩu
Luật Quản lý ngoại thương 2017 quy định việc quản lý theo giấy phép, theo điều kiện xuất khẩu, nhập khẩu như sau:
- Chỉ áp dụng biện pháp quản lý theo điều kiện trong các trường hợp cần thiết vì lý do trật tự, an toàn xã hội, đạo đức xã hội, sức khỏe cộng đồng, thuần phong mỹ tục, bảo vệ môi trường.
- Việc áp dụng biện pháp quản lý theo giấy phép, theo điều kiện phải bảo đảm công khai, minh bạch; tiết kiệm thời gian, chi phí của cơ quan quản lý nhà nước và của thương nhân.
- Trên cơ sở tuân thủ điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên.
- Chính phủ quy định:
+ Danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu theo giấy phép, theo điều kiện;
+ Phương thức, phạm vi quản lý của các Bộ, cơ quan ngang Bộ đối với hàng hóa thuộc Danh mục;
+ Trình tự, thủ tục cấp giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu.
- Bộ, cơ quan ngang Bộ có trách nhiệm công bố công khai Danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu theo giấy phép, theo điều kiện và công bố điều kiện xuất khẩu, nhập khẩu đối với hàng hóa thuộc Danh mục.
Luật Quản lý ngoại thương 2017 có hiệu lực từ ngày 01/01/2018.
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
Luật này quy định về biện pháp quản lý ngoại thương, phát triển hoạt động ngoại thương; giải quyết tranh chấp về áp dụng biện pháp quản lý ngoại thương.
1. Cơ quan quản lý nhà nước.
2. Thương nhân tham gia hoạt động ngoại thương.
3. Tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài khác có liên quan.
Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Hoạt động ngoại thương là hoạt động mua bán hàng hóa quốc tế được thực hiện dưới các hình thức xuất khẩu, nhập khẩu; tạm nhập, tái xuất; tạm xuất, tái nhập; chuyển khẩu; quá cảnh và các hoạt động khác có liên quan đến hoạt động mua bán hàng hóa quốc tế theo quy định của pháp luật và điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
2. Các biện pháp kỹ thuật là các biện pháp áp dụng với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu theo quy định của pháp luật về chất lượng sản phẩm, hàng hóa, tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật, an toàn thực phẩm, đo lường.
3. Các biện pháp kiểm dịch bao gồm các biện pháp kiểm dịch động vật và các sản phẩm từ động vật, kiểm dịch thực vật và kiểm dịch y tế biên giới theo quy định của pháp luật về bảo vệ và kiểm dịch thực vật, thú y, phòng, chống bệnh truyền nhiễm.
4. Khu vực hải quan riêng là khu vực địa lý xác định trên lãnh thổ Việt Nam được thành lập theo quy định của pháp luật Việt Nam và điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên; có quan hệ mua bán, trao đổi hàng hóa với phần lãnh thổ còn lại và nước ngoài là quan hệ xuất khẩu, nhập khẩu.
5. Thương nhân nước ngoài không có hiện diện tại Việt Nam là thương nhân nước ngoài không có hoạt động đầu tư, kinh doanh tại Việt Nam theo các hình thức được quy định trong pháp luật về đầu tư, thương mại, doanh nghiệp; không có văn phòng đại diện, chi nhánh tại Việt Nam theo quy định của pháp luật về thương mại, doanh nghiệp.
1. Nhà nước quản lý ngoại thương theo quy định của pháp luật Việt Nam và điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
2. Bảo đảm minh bạch, công khai, bình đẳng, đơn giản hóa thủ tục hành chính; bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của Nhà nước, thương nhân thuộc các thành phần kinh tế; thúc đẩy phát triển sản xuất trong nước và xuất khẩu, gắn với quản lý nhập khẩu.
3. Bảo đảm thực hiện đầy đủ các nguyên tắc đối xử tối huệ quốc, đối xử quốc gia trong hoạt động ngoại thương theo pháp luật Việt Nam và điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
1. Quyền tự do kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu đối với thương nhân Việt Nam không là tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài được thực hiện như sau:
a) Thương nhân được kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu và thực hiện các hoạt động khác có liên quan không phụ thuộc vào ngành, nghề đăng ký kinh doanh, trừ hàng hóa thuộc Danh mục hàng hóa cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu và hàng hóa tạm ngừng xuất khẩu, tạm ngừng nhập khẩu;
b) Thương nhân khi xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa theo giấy phép, theo điều kiện phải đáp ứng các yêu cầu về giấy phép, điều kiện;
c) Chi nhánh của thương nhân Việt Nam được thực hiện hoạt động ngoại thương theo ủy quyền của thương nhân.
2. Quyền tự do kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu đối với thương nhân Việt Nam là tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài, chi nhánh của thương nhân nước ngoài tại Việt Nam được thực hiện như sau:
a) Thực hiện quyền xuất khẩu, quyền nhập khẩu theo quy định của Luật này và điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
Bộ Công Thương công bố Danh mục hàng hóa, lộ trình thực hiện quyền xuất khẩu, quyền nhập khẩu theo quy định của điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên;
b) Thực hiện quyền xuất khẩu thông qua mua hàng hóa tại Việt Nam để xuất khẩu ra nước ngoài dưới hình thức đứng tên trên tờ khai hàng hóa xuất khẩu để thực hiện và chịu trách nhiệm về các thủ tục liên quan đến xuất khẩu. Quyền xuất khẩu không bao gồm quyền tổ chức mạng lưới mua gom hàng hóa tại Việt Nam để xuất khẩu;
c) Thực hiện quyền nhập khẩu hàng hóa từ nước ngoài vào Việt Nam để bán cho thương nhân có quyền phân phối hàng hóa đó tại Việt Nam dưới hình thức đứng tên trên tờ khai hàng hóa nhập khẩu để thực hiện và chịu trách nhiệm về các thủ tục liên quan đến nhập khẩu. Quyền nhập khẩu không bao gồm quyền tổ chức hoặc tham gia hệ thống phân phối hàng hóa tại Việt Nam.
3. Thương nhân nước ngoài không có hiện diện tại Việt Nam, tổ chức, cá nhân khác có liên quan thuộc các nước, vùng lãnh thổ (sau đây gọi chung là nước) là thành viên của Tổ chức Thương mại Thế giới và các nước có thỏa thuận song phương với Việt Nam có quyền xuất khẩu, quyền nhập khẩu theo quy định của pháp luật Việt Nam và điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
4. Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu phải được quy định, công bố chi tiết tương ứng với phân loại hàng hóa của Danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu Việt Nam theo quy định của pháp luật về hải quan.
5. Chính phủ quy định chi tiết điểm b, điểm c khoản 2 và khoản 3 Điều này.
1. Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về ngoại thương.
2. Bộ Công Thương là cơ quan đầu mối giúp Chính phủ thực hiện quản lý nhà nước về ngoại thương và có nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
a) Trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt, ban hành chiến lược, kế hoạch, chính sách quản lý, phát triển hoạt động ngoại thương, phát triển thị trường khu vực và thế giới, hội nhập kinh tế trong từng thời kỳ; quyết định việc thực hiện một số biện pháp quản lý theo quy định của Luật này;
b) Ban hành hoặc trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành văn bản quy phạm pháp luật về quản lý ngoại thương;
c) Hướng dẫn, phổ biến, tổ chức thực hiện, kiểm tra, đánh giá văn bản quy phạm pháp luật và các biện pháp quản lý ngoại thương theo quy định của pháp luật;
d) Cung cấp thông tin liên quan đến hoạt động ngoại thương và quản lý ngoại thương theo quy định của pháp luật về tiếp cận thông tin;
đ) Quản lý hoạt động của các tổ chức xúc tiến thương mại nước ngoài tại Việt Nam;
e) Chỉ đạo về nghiệp vụ đối với đại diện thương mại thuộc cơ quan đại diện nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ở nước ngoài (sau đây gọi là đại diện thương mại);
g) Giúp Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ trong tham gia đàm phán, ký kết, điều phối việc thực hiện điều ước quốc tế trong lĩnh vực ngoại thương; đàm phán mở cửa thị trường xuất khẩu, xử lý các rào cản đối với hàng hóa xuất khẩu trong phạm vi thẩm quyền và giám sát chung việc thực hiện điều ước quốc tế của các đối tác;
h) Tham mưu giúp Chính phủ trong việc tham gia giải quyết tranh chấp về áp dụng biện pháp quản lý ngoại thương;
i) Thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo, xử lý vi phạm pháp luật về quản lý ngoại thương theo thẩm quyền;
k) Thực hiện các biện pháp kỹ thuật thuộc phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định của pháp luật.
3. Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, có trách nhiệm sau đây:
a) Chủ trì, phối hợp đàm phán điều ước quốc tế và giám sát việc thực hiện cam kết của các đối tác, xử lý các rào cản đối với hàng hóa xuất khẩu trong phạm vi thẩm quyền; quản lý ngoại thương và phát triển hoạt động ngoại thương theo quy định của pháp luật; thực hiện chế độ báo cáo, chia sẻ thông tin liên quan đến hoạt động ngoại thương, quản lý ngoại thương;
b) Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với các cơ quan có liên quan xây dựng, trình cấp có thẩm quyền ban hành và hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện văn bản quy phạm pháp luật về thuế, phí, lệ phí đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu; phối hợp với Bộ, cơ quan ngang Bộ, tổ chức, cá nhân có liên quan trong việc xây dựng pháp luật, chính sách liên quan đến quản lý ngoại thương theo quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan; chỉ đạo cơ quan hải quan thực hiện việc kiểm tra, giám sát, thống kê hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu theo quy định của pháp luật về hải quan;
c) Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với Bộ, cơ quan ngang Bộ, tổ chức, cá nhân có liên quan trong việc đề xuất, xây dựng, tổ chức thực hiện biện pháp kiểm dịch động vật, thực vật, an toàn thực phẩm và các biện pháp phát triển hoạt động ngoại thương thuộc phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định của pháp luật;
d) Bộ Y tế chủ trì, phối hợp với Bộ, cơ quan ngang Bộ, tổ chức, cá nhân có liên quan trong việc đề xuất, xây dựng, tổ chức thực hiện biện pháp kiểm dịch y tế biên giới, an toàn thực phẩm và các biện pháp phát triển hoạt động ngoại thương thuộc phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định của pháp luật;
đ) Bộ Khoa học và Công nghệ chủ trì, phối hợp với Bộ, cơ quan ngang Bộ, tổ chức, cá nhân có liên quan trong việc đề xuất, xây dựng, tổ chức thực hiện biện pháp kỹ thuật thuộc phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định của pháp luật.
4. Chính quyền địa phương cấp tỉnh, trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, có trách nhiệm sau đây:
a) Thực hiện chức năng quản lý nhà nước về ngoại thương tại địa phương theo quy định của Luật này và phân cấp của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Bộ, cơ quan ngang Bộ;
b) Chủ trì, phối hợp với tổ chức, cá nhân có liên quan trong đề xuất các đề án, dự án phát triển hoạt động ngoại thương tại địa phương;
c) Chỉ đạo các cơ quan chuyên môn trực thuộc thanh tra, kiểm tra, xử lý các hành vi vi phạm pháp luật của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong quản lý nhà nước về ngoại thương tại địa phương;
d) Duy trì, cập nhật, cung cấp thông tin cho các hệ thống thông tin về quản lý xuất khẩu, nhập khẩu, xúc tiến thương mại;
đ) Thực hiện, chỉ đạo các cơ quan chuyên môn trực thuộc thực hiện chế độ báo cáo định kỳ, đột xuất phục vụ công tác quản lý nhà nước về ngoại thương tại địa phương.
1. Lợi dụng chức vụ, quyền hạn làm trái quy định của pháp luật về quản lý ngoại thương, cản trở hoạt động kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu hợp pháp, xâm phạm quyền tự do kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu của thương nhân quy định tại Điều 5 của Luật này.
2. Áp dụng biện pháp quản lý ngoại thương không đúng thẩm quyền; không đúng trình tự, thủ tục.
3. Tiết lộ thông tin bảo mật của thương nhân trái pháp luật.
4. Xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa bị cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu, tạm ngừng xuất khẩu, tạm ngừng nhập khẩu, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 10 và khoản 1 Điều 14 của Luật này; hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu theo giấy phép, theo điều kiện mà không có giấy phép, không đáp ứng đủ điều kiện; hàng hóa không đi qua đúng cửa khẩu quy định; hàng hóa không làm thủ tục hải quan hoặc có gian lận về số lượng, khối lượng, chủng loại, xuất xứ hàng hóa khi làm thủ tục hải quan; hàng hóa theo quy định của pháp luật phải có tem nhưng không dán tem.
5. Xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa mà vi phạm quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 5 của Luật này.
6. Gian lận, làm giả giấy tờ liên quan đến hoạt động quản lý ngoại thương.
This Law provides regulations on measures for the foreign trade management, the development of foreign trade activities and solutions for dealing with disputes related to the imposition of measures for the foreign trade management.
1. Regulatory authorities.
2. Traders engaging in foreign trade activities.
3. Other relevant domestic and foreign individuals and organizations.
For the purpose of this Law, the terms below shall be construed as follows:
1. ”foreign trade activities” means activities related to the international exchange of products in the forms of export and import; temporary importation; temporary exportation; merchanting trade; transit and other activities related to the international exchange of products in accordance with regulations of Vietnam law and international treaties to which the Socialist Republic of Vietnam is a signatory.
2. “technical measures” means measures imposed on exports and imports in accordance with regulations of law on the quality of goods and products, technical standards and regulations, food safety and measurement.
3. “quarantine measures” includes sanitary measures for animal and animal products and phytosanitary measures and border health quarantine measures in accordance with regulations of law on plant protection and phytosanitary, veterinary medicine and prevention and fighting of infections.
4. “customs-controlled area” means a geological area in the territory of Vietnam that is established in accordance with regulations of Vietnam law and international treaties to which the Socialist Republic of Vietnam is a signatory and the exchange of products between this area and the remaining territory of Vietnam or foreign countries are considered as import and export activities.
5. “foreign trader without presence in Vietnam” means a foreign trader who does not engage in investment and business activities in Vietnam according to the forms prescribed in law on investment, trade or enterprises and does not establish any representative office or branch in Vietnam in accordance with regulations of law on trade or enterprises.
Article 4. Principles of state administration related to the foreign trade
1. The State shall manage the foreign trade in accordance with regulations of Vietnam law and international treaties to which the Socialist Republic of Vietnam is a signatory.
2. Ensure the transparency, equality and simplification of administrative procedures; ensure legal rights and interests of the State and traders in economic sectors; promote the development of domestic production and export associated with the import management.
3. Ensure the compliance with Most Favored Nation Treatment (MFN) and National Treatment principles in foreign trade activities in accordance with regulations of Vietnam law and international treaties to which the Socialist Republic of Vietnam is a signatory.
Article 5. Freedoms to export and import
1. Freedoms to export or import of Vietnamese traders except for foreign-invested business entities are exercised as follows:
a) A trader may export, import and carry out other relevant activities without any dependence on its registered business lines except for the products included in the list of prohibited exports and imports and the list of suspended exports and imports;
b) A trader exporting or importing products that require a license or are subject to certain conditions shall fulfill the requirements for the license and conditions;
c) A branch of a Vietnamese trader shall carry on foreign trade activities according to the authorization of the trader.
2. Freedoms to export and import of Vietnamese traders that are foreign-invested business entities or branches of foreign traders in Vietnam shall be exercised as follows:
a) The right to export and right to import shall be exercised in accordance with regulations of this Law and international treaties to which the Socialist Republic of Vietnam is a signatory.
The Ministry of Industry and Trade shall publish the list of products and roadmap to exercise the right to export and right to import in accordance with regulations of international treaties to which the Socialist Republic of Vietnam is a signatory;
b) A trader buys products in Vietnam and exports them to foreign countries by making an export declaration to carry out and take responsibilities for procedures related to the export. Rights to export shall exclude the right to organize a system for collecting products in Vietnam to export;
c) The trader may import products from foreign countries to Vietnam and sell them to traders that have the rights to distribute such products in Vietnam by making an import declaration to carry out and take responsibilities for procedures related to the import. Rights to import shall exclude the right to organize or join the system for distributing products in Vietnam;
3. Foreign traders without presence in Vietnam and other relevant organizations and individuals of countries and territories (hereinafter referred to as “countries”) that are members of World Trade Organization (WTO) and countries signing bilateral agreements with Vietnam shall have the right to export and right to import in accordance with regulations of Vietnam law and international treaties to which the Socialist Republic of Vietnam is a signatory.
4. Exports and imports shall be defined and published corresponding to the classification of products prescribed in the list of Vietnamese exports and imports in accordance with regulations of law on customs.
5. The Government shall provide detailed guidance on Points b and c of Clause 2 and Clause 3 of this Article.
Article 6. Responsibility for the state administration related to the foreign trade.
1. The Government shall unify the state administration related to the foreign trade.
2. Ministry of Industry and Trade working as the focal point to assist the Government in the state administration related to the foreign trade shall have the following duties and powers:
a) Request the competent authority to approve and formulate the strategies, plans and programs for the management and development of the foreign trade, development of markets of the region and the world and economic integration in each period and decide certain administrative measures in accordance with regulations of this Law;
b) Promulgate or request the competent authority to promulgate legislative documents on foreign trade management.
c) Provide instruction on, popularize and organize the implementation, verification and assessment of legislative documents and measures for foreign trade management in accordance with regulation of law;
d) Provide the information related to foreign trade activities and the foreign trade management in accordance with regulations of law on access to information;
dd) Manage the operation of foreign trade promotion organizations in Vietnam;
e) Provide direction on professional duties to the trade representatives affiliated to overseas missions of the Socialist Republic of Vietnam (hereinafter referred to as “trade representative”);
g) Assist the Government and the Prime Minister in negotiating, signing and regulating the implementation of international treaties related to the foreign trade; negotiate for opening the export markets, handling barriers to the export within its power and supervising the implementation of international treaties of partners;
h) Provide the Government with the advice on dealing with disputes related to the imposition of measures for foreign trade management;
i) Inspect and deal with complaints and denunciations and take actions against violations related to foreign trade management within its power;
k) Implement technical measures within its duties and power in accordance with regulations of law.
3. Ministries and ministerial authorities, within their duties and power, shall have the following responsibility:
a) Ministries and ministerial authorities shall take charge and cooperate in negotiating international treaties and supervising the implementation of partners and removing barriers to the export within their power; manage the foreign trade and develop foreign trade activities in accordance with regulations of law, report and share the information related to foreign trade activities and foreign trade management;
b) The Ministry of Finance shall take charge and cooperate with relevant authorities in formulating and requesting the competent authority to promulgate legislative documents on tax and fees imposed on exports and imports, instruct and inspect the implementation thereof; cooperate with relevant Ministries, ministerial authorities, organizations and individuals in formulating policies related to the trade union management in accordance with regulations of this Law and other relevant regulations of law; direct the customs authority to inspect, supervise and count exports and imports in accordance with regulations on customs;
c) The Ministry of Agriculture and Rural Development shall take charge and cooperate with relevant Ministries, ministerial authorities and organizations and individuals in proposing, formulating and implementing sanitary or phytosanitary measures, measures for food safety and foreign trade development within it duties and power in accordance with regulations of law;
d) The Ministry of Health shall take charge and cooperate with relevant Ministries, ministerial authorities and organizations and individuals in proposing, formulating and implementing measures for health border quarantine, food safety and the development of foreign trade activities within it duties and power in accordance with regulations of law;
dd) The Ministry of Science and Technology shall take charge and cooperate with relevant Ministries, ministerial authorities and organizations and individuals in proposing, formulating and implementing technical measures within it duties and power in accordance with regulations of law;
4. The local government of each province, within its duties and power, shall:
a) Carry out the task of state administration related to the foreign trade in the province in accordance with regulations of this Law and the assignment of the Government, the Prime Minister, Ministries and ministerial authorities;
b) Take charge and cooperate with relevant organizations and individuals in proposing projects on the development of foreign trade activities in the province;
c) Direct its affiliated authorities to inspect and take action against violations of state administration related to the foreign trade in the province committed by authorities, organizations and individuals.
d) Maintain, update and provide information for information systems related to export and import management and trade promotion;
dd) Carry out or direct its affiliated authorities to carry out the regime for regular report or surprise report to serve tasks of the state administration related to the foreign trade in the province.
Article 7. Prohibited actions in the foreign trade management
1. Abuse the positions and powers to violate the regulations of law on foreign trade management, obstruct legal export and import activities and violate the rights to export and import of traders prescribed in Article 5 of this Law.
2. Fail to implement measures for foreign trade management within its power or under prescribed procedures.
3. Reveal the secret information of trader illegally.
4. Export or import prohibited or suspended exports and imports, except for the cases specified in Clause 2 Article 10 and Clause 1 Article 14 of this Law; fail to obtain the licenses or satisfy all conditions in cases of exports or imports requiring licenses or subject to certain conditions; fail to export or import products through the prescribed border checkpoints; fail to go through customs procedures or commit frauds in terms of quantity, volume, types or origin of products when going through customs procedures and fail to stamp products that must have stamps according to regulations of law.
5. Export and import products violating regulations in Clause 2 and Clause 3 Article 5 of this Law.
6. Cheat and counterfeit documents related to the foreign trade management.
Văn bản liên quan
Cập nhật
Điều 36. Quyết định phê duyệt kết quả thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường
Điều 67. Các biện pháp phòng vệ thương mại
Điều 68. Nguyên tắc áp dụng các biện pháp phòng vệ thương mại
Điều 69. Thiệt hại của ngành sản xuất trong nước
Điều 70. Trình tự, thủ tục điều tra vụ việc phòng vệ thương mại
Điều 72. Chống lẩn tránh biện pháp phòng vệ thương mại
Điều 74. Bên liên quan trong vụ việc điều tra
Điều 77. Biện pháp chống bán phá giá
Điều 79. Căn cứ tiến hành điều tra áp dụng biện pháp chống bán phá giá
Điều 80. Nội dung điều tra áp dụng biện pháp chống bán phá giá
Điều 81. Áp dụng biện pháp chống bán phá giá
Điều 82. Rà soát việc áp dụng biện pháp chống bán phá giá
Điều 87. Căn cứ tiến hành điều tra áp dụng biện pháp chống trợ cấp
Điều 88. Nội dung điều tra áp dụng biện pháp chống trợ cấp
Điều 89. Áp dụng biện pháp chống trợ cấp
Điều 90. Rà soát việc áp dụng biện pháp chống trợ cấp
Điều 93. Căn cứ tiến hành điều tra áp dụng biện pháp tự vệ
Điều 94. Nội dung điều tra áp dụng biện pháp tự vệ
Điều 110. Trình tự, thủ tục giải quyết tranh chấp do Chính phủ nước ngoài khởi kiện
Điều 111. Trình tự, thủ tục giải quyết tranh chấp do Chính phủ Việt Nam khởi kiện
Điều 5. Quyền tự do kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu
Điều 7. Các hành vi bị nghiêm cấm trong quản lý ngoại thương
Điều 14. Các trường hợp ngoại lệ
Điều 36. Giấy chứng nhận lưu hành tự do
Tiểu mục 1. TẠM NHẬP, TÁI XUẤT, TẠM XUẤT, TÁI NHẬP, CHUYỂN KHẨU
Điều 39. Kinh doanh tạm nhập, tái xuất
Điều 41. Các hình thức tạm nhập, tái xuất khác
Điều 42. Tạm xuất, tái nhập hàng hóa
Điều 44. Cho phép quá cảnh hàng hóa
Điều 48. Quản lý hoạt động đại lý mua bán hàng hóa cho thương nhân nước ngoài
Điều 49. Quản lý hoạt động thuê thương nhân nước ngoài làm đại lý mua bán hàng hóa tại nước ngoài
Điều 51. Quản lý hoạt động nhận gia công hàng hóa cho thương nhân nước ngoài
Điều 52. Quản lý hoạt động đặt gia công hàng hóa ở nước ngoài
Điều 54. Cơ chế điều hành hoạt động thương mại biên giới tại cửa khẩu biên giới trên đất liền
Điều 5. Quyền tự do kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu
Điều 6. Trách nhiệm quản lý nhà nước về ngoại thương
Điều 22. Thẩm quyền áp dụng biện pháp hạn ngạch thuế quan
Điều 28. Thẩm quyền áp dụng biện pháp chỉ định thương nhân xuất khẩu, nhập khẩu
Điều 31. Thẩm quyền áp dụng biện pháp quản lý theo giấy phép, theo điều kiện
Điều 36. Giấy chứng nhận lưu hành tự do