Chương II Luật bảo vệ môi trường 2020: Bảo vệ các thành phần môi trường, di sản thiên nhiên
Số hiệu: | 05/2017/QH14 | Loại văn bản: | Luật |
Nơi ban hành: | Quốc hội | Người ký: | Nguyễn Thị Kim Ngân |
Ngày ban hành: | 12/06/2017 | Ngày hiệu lực: | 01/01/2018 |
Ngày công báo: | 25/07/2017 | Số công báo: | Từ số 513 đến số 514 |
Lĩnh vực: | Thương mại | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Quy định mới về Giấy phép, điều kiện xuất khẩu, nhập khẩu
Luật Quản lý ngoại thương 2017 quy định việc quản lý theo giấy phép, theo điều kiện xuất khẩu, nhập khẩu như sau:
- Chỉ áp dụng biện pháp quản lý theo điều kiện trong các trường hợp cần thiết vì lý do trật tự, an toàn xã hội, đạo đức xã hội, sức khỏe cộng đồng, thuần phong mỹ tục, bảo vệ môi trường.
- Việc áp dụng biện pháp quản lý theo giấy phép, theo điều kiện phải bảo đảm công khai, minh bạch; tiết kiệm thời gian, chi phí của cơ quan quản lý nhà nước và của thương nhân.
- Trên cơ sở tuân thủ điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên.
- Chính phủ quy định:
+ Danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu theo giấy phép, theo điều kiện;
+ Phương thức, phạm vi quản lý của các Bộ, cơ quan ngang Bộ đối với hàng hóa thuộc Danh mục;
+ Trình tự, thủ tục cấp giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu.
- Bộ, cơ quan ngang Bộ có trách nhiệm công bố công khai Danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu theo giấy phép, theo điều kiện và công bố điều kiện xuất khẩu, nhập khẩu đối với hàng hóa thuộc Danh mục.
Luật Quản lý ngoại thương 2017 có hiệu lực từ ngày 01/01/2018.
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
1. Chất lượng nước, trầm tích và môi trường thủy sinh của nguồn nước mặt phải được theo dõi, đánh giá; khả năng chịu tải của môi trường nước mặt phải được tính toán, xác định và công bố.
2. Nguồn thải vào môi trường nước mặt phải được quản lý phù hợp với mục đích sử dụng và khả năng chịu tải của môi trường nước mặt. Không phê duyệt kết quả thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường hoặc cấp giấy phép môi trường cho dự án đầu tư mới có hoạt động xả nước thải trực tiếp vào môi trường nước mặt không còn khả năng chịu tải theo công bố của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, trừ trường hợp chủ dự án đầu tư có phương án xử lý nước thải đạt quy chuẩn kỹ thuật môi trường về chất lượng nước mặt trước khi thải vào môi trường tiếp nhận hoặc có phương án tuần hoàn, tái sử dụng để không làm phát sinh thêm nước thải hoặc trường hợp dự án đầu tư xử lý ô nhiễm, cải tạo, phục hồi, cải thiện chất lượng môi trường khu vực bị ô nhiễm.
3. Bảo vệ môi trường nước sông phải trên cơ sở tiếp cận quản lý tổng hợp theo lưu vực, phải gắn liền với bảo tồn đa dạng sinh học, bảo vệ môi trường thủy sinh, quản lý hành lang bảo vệ nguồn nước, khai thác và sử dụng hợp lý nguồn nước.
1. Nội dung bảo vệ môi trường nước mặt bao gồm:
a) Thống kê, đánh giá, giảm thiểu và xử lý nước thải xả vào môi trường nước mặt;
b) Quan trắc, đánh giá chất lượng nước, trầm tích, môi trường thủy sinh của nguồn nước mặt và công khai thông tin phục vụ quản lý, khai thác và sử dụng nước mặt;
c) Điều tra, đánh giá khả năng chịu tải của môi trường nước mặt; công bố các khu vực môi trường nước mặt không còn khả năng chịu tải; đánh giá hạn ngạch xả nước thải vào môi trường nước mặt;
d) Xử lý ô nhiễm, cải tạo, phục hồi và cải thiện môi trường nước mặt bị ô nhiễm;
đ) Quan trắc, đánh giá chất lượng môi trường nước mặt, trầm tích sông liên quốc gia và chia sẻ thông tin phù hợp với quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường, pháp luật và thông lệ quốc tế.
2. Bộ Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm sau đây:
a) Hướng dẫn đánh giá khả năng chịu tải của môi trường nước mặt đối với sông, hồ; hướng dẫn đánh giá chất lượng môi trường nước mặt;
b) Tổ chức thực hiện đánh giá chất lượng môi trường nước mặt, trầm tích, khả năng chịu tải của môi trường nước mặt đối với sông, hồ liên tỉnh; tổ chức kiểm kê, đánh giá nguồn thải, mức độ ô nhiễm và tổ chức xử lý ô nhiễm sông, hồ liên tỉnh; xây dựng và trình Thủ tướng Chính phủ ban hành kế hoạch quản lý chất lượng môi trường nước mặt đối với sông, hồ liên tỉnh có vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội, bảo vệ môi trường;
c) Kiểm tra việc thực hiện kế hoạch quản lý chất lượng môi trường nước mặt đối với sông, hồ liên tỉnh và giải pháp phòng ngừa, giảm thiểu ô nhiễm môi trường nước, cải thiện chất lượng nước tại sông, hồ liên tỉnh.
3. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm sau đây:
a) Xác định các sông, hồ nội tỉnh và nguồn nước mặt khác trên địa bàn có vai trò quan trọng đối với phát triển kinh tế - xã hội, bảo vệ môi trường; xác định vùng bảo hộ vệ sinh khu vực lấy nước sinh hoạt, lập hành lang bảo vệ nguồn nước mặt trên địa bàn; xác định khu vực sinh thủy;
b) Công khai thông tin các nguồn thải vào môi trường nước mặt trên địa bàn; thu thập thông tin, dữ liệu về hiện trạng môi trường nước mặt, nguồn thải và tổng lượng thải vào môi trường nước mặt thuộc sông, hồ liên tỉnh trên địa bàn quản lý theo hướng dẫn của Bộ Tài nguyên và Môi trường; chỉ đạo tổ chức đánh giá thiệt hại do ô nhiễm và xử lý ô nhiễm môi trường nước mặt trên địa bàn theo quy định;
c) Tổ chức hoạt động phòng ngừa và kiểm soát các nguồn thải vào nguồn nước mặt trên địa bàn; thực hiện các giải pháp phòng ngừa, giảm thiểu ô nhiễm môi trường nước mặt, cải thiện chất lượng nước mặt trên địa bàn theo kế hoạch quản lý chất lượng môi trường nước mặt;
d) Tổ chức đánh giá chất lượng môi trường nước mặt, trầm tích, đánh giá khả năng chịu tải, hạn ngạch xả nước thải đối với nguồn nước mặt thuộc đối tượng quy định tại điểm a khoản này; công bố thông tin về môi trường nước mặt trên địa bàn không còn khả năng chịu tải;
đ) Ban hành, tổ chức thực hiện kế hoạch quản lý chất lượng môi trường nước mặt thuộc đối tượng quy định tại điểm a khoản này; tổ chức thực hiện kế hoạch quản lý chất lượng môi trường nước mặt đối với sông, hồ liên tỉnh trên địa bàn.
1. Kế hoạch quản lý chất lượng môi trường nước mặt đối với sông, hồ liên tỉnh phải phù hợp với Quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia. Kế hoạch quản lý chất lượng môi trường nước mặt đối với đối tượng quy định tại điểm a khoản 3 Điều 8 của Luật này phải phù hợp với Quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia, nội dung bảo vệ môi trường trong quy hoạch vùng, quy hoạch tỉnh.
2. Nội dung chính của kế hoạch quản lý chất lượng môi trường nước mặt bao gồm:
a) Đánh giá, dự báo xu hướng thay đổi chất lượng môi trường nước mặt; mục tiêu, chỉ tiêu của kế hoạch; xác định vùng bảo hộ vệ sinh khu vực lấy nước sinh hoạt, hành lang bảo vệ nguồn nước mặt; xác định khu vực sinh thủy;
b) Thực trạng phân bố các nguồn ô nhiễm điểm và nguồn ô nhiễm diện phát sinh chất ô nhiễm môi trường nước trong vùng tác động; nguy cơ ô nhiễm nước mặt xuyên biên giới;
c) Loại và tổng lượng chất ô nhiễm thải vào môi trường nước mặt;
d) Đánh giá khả năng chịu tải, phân vùng xả thải, hạn ngạch xả nước thải; xác định mục tiêu và lộ trình giảm xả thải vào môi trường nước mặt không còn khả năng chịu tải;
đ) Biện pháp phòng ngừa và giảm thiểu ô nhiễm môi trường nước mặt; giải pháp hợp tác, chia sẻ thông tin và quản lý ô nhiễm nước mặt xuyên biên giới;
e) Giải pháp bảo vệ, cải thiện chất lượng nước mặt;
g) Tổ chức thực hiện.
3. Kế hoạch quản lý chất lượng môi trường nước mặt được lập theo thời kỳ 05 năm.
4. Chính phủ quy định chi tiết nội dung, trình tự, thủ tục ban hành kế hoạch quản lý chất lượng môi trường nước mặt.
1. Các nguồn nước dưới đất phải được quan trắc, đánh giá để có biện pháp ứng phó kịp thời khi phát hiện có thông số môi trường vượt mức cho phép theo quy chuẩn kỹ thuật môi trường quốc gia hoặc có sự suy giảm mực nước theo quy định.
2. Hoạt động khoan thăm dò, khai thác nước dưới đất phải có biện pháp ngăn ngừa ô nhiễm môi trường nước dưới đất.
3. Cơ sở có sử dụng hóa chất độc hại, chất phóng xạ phải có biện pháp bảo đảm không rò rỉ, phát tán hóa chất độc hại, chất phóng xạ vào nguồn nước dưới đất.
4. Cơ sở, kho, bãi chứa, lưu giữ nguyên liệu, nhiên liệu, hóa chất, khu vực lưu giữ, xử lý chất thải phải được xây dựng bảo đảm an toàn kỹ thuật, không gây ô nhiễm môi trường nước dưới đất.
5. Cơ quan, tổ chức, cộng đồng dân cư, hộ gia đình và cá nhân gây ô nhiễm môi trường nước dưới đất có trách nhiệm xử lý ô nhiễm.
6. Việc bảo vệ môi trường nước dưới đất phải tuân thủ quy định của Luật này, pháp luật về tài nguyên nước và quy định khác của pháp luật có liên quan.
7. Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định chi tiết việc bảo vệ môi trường nước dưới đất.
8. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm bảo vệ môi trường nước dưới đất trên địa bàn theo quy định của pháp luật.
1. Các nguồn thải vào môi trường nước biển phải được điều tra, đánh giá và có biện pháp ngăn ngừa, giảm thiểu, kiểm soát chặt chẽ, xử lý đáp ứng yêu cầu về bảo vệ môi trường.
2. Vùng rủi ro ô nhiễm môi trường biển và hải đảo phải được đánh giá, xác định và công bố theo quy định của pháp luật về tài nguyên, môi trường biển và hải đảo.
3. Hoạt động khai thác nguồn lợi từ biển và hải đảo, hoạt động kinh tế - xã hội khác phải phù hợp với quy hoạch và đáp ứng yêu cầu về bảo vệ môi trường, phát triển bền vững.
4. Bảo vệ môi trường nước biển phải bảo đảm phối hợp chặt chẽ, hiệu quả giữa các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan; phối hợp giữa cơ quan nhà nước Việt Nam và cơ quan, tổ chức nước ngoài trong việc chia sẻ thông tin, đánh giá chất lượng môi trường nước biển và kiểm soát ô nhiễm môi trường biển xuyên biên giới.
5. Việc bảo vệ môi trường nước biển phải tuân thủ quy định của Luật này, pháp luật về tài nguyên, môi trường biển và hải đảo, quy định khác của pháp luật có liên quan.
1. Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có phát thải bụi, khí thải tác động xấu đến môi trường phải có trách nhiệm giảm thiểu và xử lý theo quy định của pháp luật.
2. Chất lượng môi trường không khí phải được quan trắc, giám sát thường xuyên, liên tục và công bố theo quy định của pháp luật.
3. Tình trạng ô nhiễm môi trường không khí phải được thông báo và cảnh báo kịp thời nhằm giảm thiểu tác động đến sức khỏe cộng đồng.
4. Các nguồn phát thải bụi, khí thải phải được quan trắc, đánh giá và kiểm soát theo quy định của pháp luật.
1. Kế hoạch quản lý chất lượng môi trường không khí gồm Kế hoạch quốc gia về quản lý chất lượng môi trường không khí và kế hoạch quản lý chất lượng môi trường không khí cấp tỉnh. Kế hoạch quốc gia về quản lý chất lượng môi trường không khí phải phù hợp với Quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia. Kế hoạch quản lý chất lượng môi trường không khí cấp tỉnh phải phù hợp với Kế hoạch quốc gia về quản lý chất lượng môi trường không khí, quy hoạch tỉnh, là căn cứ để tổ chức thực hiện và quản lý chất lượng môi trường không khí.
2. Thời hạn của Kế hoạch quốc gia về quản lý chất lượng môi trường không khí là 05 năm. Thời hạn của kế hoạch quản lý chất lượng môi trường không khí cấp tỉnh được xác định trên cơ sở phạm vi, mức độ ô nhiễm không khí, giải pháp quản lý, cải thiện và điều kiện, nguồn lực thực hiện của địa phương.
3. Nội dung chính của Kế hoạch quốc gia về quản lý chất lượng môi trường không khí bao gồm:
a) Đánh giá công tác quản lý, kiểm soát ô nhiễm không khí cấp quốc gia; nhận định các nguyên nhân chính gây ô nhiễm môi trường không khí;
b) Mục tiêu tổng thể và mục tiêu cụ thể;
c) Nhiệm vụ và giải pháp quản lý chất lượng môi trường không khí;
d) Chương trình, dự án ưu tiên để thực hiện nhiệm vụ và giải pháp; xây dựng quy chế phối hợp, biện pháp quản lý chất lượng môi trường không khí liên vùng, liên tỉnh;
đ) Tổ chức thực hiện.
4. Nội dung chính của kế hoạch quản lý chất lượng môi trường không khí cấp tỉnh bao gồm:
a) Đánh giá chất lượng môi trường không khí ở địa phương;
b) Đánh giá công tác quản lý chất lượng môi trường không khí; quan trắc môi trường không khí; xác định và đánh giá các nguồn phát thải khí thải chính; kiểm kê phát thải; mô hình hóa chất lượng môi trường không khí;
c) Phân tích, nhận định nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường không khí;
d) Đánh giá ảnh hưởng của ô nhiễm không khí đến sức khỏe cộng đồng;
đ) Mục tiêu và phạm vi quản lý chất lượng môi trường không khí;
e) Nhiệm vụ và giải pháp quản lý chất lượng môi trường không khí;
g) Tổ chức thực hiện.
5. Chính phủ quy định chi tiết nội dung, trình tự, thủ tục ban hành kế hoạch quản lý chất lượng môi trường không khí.
1. Thủ tướng Chính phủ ban hành và chỉ đạo thực hiện Kế hoạch quốc gia về quản lý chất lượng môi trường không khí; chỉ đạo thực hiện biện pháp khẩn cấp trong trường hợp chất lượng môi trường không khí bị ô nhiễm nghiêm trọng trên phạm vi liên tỉnh, liên vùng và xuyên biên giới.
2. Bộ Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm sau đây:
a) Xây dựng, trình Thủ tướng Chính phủ ban hành Kế hoạch quốc gia về quản lý chất lượng môi trường không khí và tổ chức thực hiện;
b) Hướng dẫn xây dựng kế hoạch quản lý chất lượng môi trường không khí cấp tỉnh, phương pháp đánh giá chất lượng môi trường không khí.
3. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm sau đây:
a) Ban hành và tổ chức thực hiện kế hoạch quản lý chất lượng môi trường không khí cấp tỉnh;
b) Đánh giá, theo dõi và công khai thông tin về chất lượng môi trường không khí; cảnh báo cho cộng đồng dân cư và triển khai biện pháp xử lý trong trường hợp chất lượng môi trường không khí bị ô nhiễm gây tác động đến sức khỏe cộng đồng;
c) Tổ chức thực hiện biện pháp khẩn cấp trong trường hợp chất lượng môi trường không khí bị ô nhiễm nghiêm trọng trên địa bàn.
1. Quy hoạch, kế hoạch, dự án và hoạt động có sử dụng đất phải xem xét tác động đến môi trường đất, có giải pháp phòng ngừa ô nhiễm, suy thoái môi trường, bảo vệ môi trường đất.
2. Cơ quan, tổ chức, cộng đồng dân cư, hộ gia đình và cá nhân sử dụng đất có trách nhiệm bảo vệ môi trường đất; xử lý, cải tạo và phục hồi môi trường đất đối với khu vực ô nhiễm môi trường đất do mình gây ra.
3. Nhà nước xử lý, cải tạo và phục hồi môi trường đất ở khu vực ô nhiễm môi trường đất do lịch sử để lại hoặc không xác định được tổ chức, cá nhân gây ô nhiễm.
1. Khu vực ô nhiễm môi trường đất là khu vực đất có chất ô nhiễm vượt mức cho phép theo quy chuẩn kỹ thuật môi trường, gây ảnh hưởng xấu đến môi trường và sức khỏe cộng đồng.
2. Khu vực ô nhiễm môi trường đất được phân loại theo tiêu chí nguồn gây ô nhiễm, khả năng lan truyền, đối tượng chịu tác động.
3. Khu vực ô nhiễm môi trường đất được phân loại theo mức độ ô nhiễm, gồm khu vực ô nhiễm, khu vực ô nhiễm nghiêm trọng và khu vực ô nhiễm đặc biệt nghiêm trọng.
1. Chất lượng môi trường đất phải được điều tra, đánh giá, phân loại và công khai thông tin theo quy định của pháp luật.
2. Khu vực đất có nguy cơ ô nhiễm phải được theo dõi và giám sát.
3. Khu vực ô nhiễm môi trường đất phải được điều tra, đánh giá, khoanh vùng, xử lý, cải tạo và phục hồi môi trường đất.
4. Vùng đất bị ô nhiễm dioxin có nguồn gốc từ chất diệt cỏ dùng trong chiến tranh, thuốc bảo vệ thực vật tồn lưu và chất độc hại khác phải được điều tra, đánh giá, khoanh vùng và xử lý bảo đảm yêu cầu về bảo vệ môi trường.
1. Điều tra, đánh giá, phân loại khu vực ô nhiễm môi trường đất, xác định nguyên nhân, phạm vi và mức độ ô nhiễm, xử lý, cải tạo và phục hồi môi trường đất.
2. Thực hiện biện pháp kiểm soát khu vực ô nhiễm môi trường đất gồm khoanh vùng, cảnh báo, không cho phép hoặc hạn chế hoạt động nhằm giảm thiểu tác động đến sức khỏe con người.
3. Lập, thực hiện phương án xử lý, cải tạo và phục hồi môi trường đất; ưu tiên xử lý các khu vực có mức độ ô nhiễm nghiêm trọng, ô nhiễm đặc biệt nghiêm trọng.
4. Quan trắc, đánh giá chất lượng môi trường đất sau xử lý, cải tạo và phục hồi môi trường đất.
1. Bộ Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm sau đây:
a) Quy định chi tiết tiêu chí xác định, phân loại khu vực ô nhiễm môi trường đất theo mức độ ô nhiễm;
b) Chủ trì, phối hợp với các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan có liên quan trong việc xây dựng và chỉ đạo thực hiện kế hoạch xử lý, cải tạo và phục hồi ô nhiễm môi trường đất đặc biệt nghiêm trọng thuộc trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 15 của Luật này; tổ chức điều tra, đánh giá và công khai thông tin về chất lượng môi trường đất;
c) Trình Thủ tướng Chính phủ ban hành kế hoạch xử lý, cải tạo và phục hồi khu vực ô nhiễm môi trường đất đặc biệt nghiêm trọng thuộc trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 15 của Luật này;
d) Tổng hợp danh mục các khu vực ô nhiễm môi trường đất; xây dựng, cập nhật vào hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu môi trường quốc gia và công bố thông tin về các khu vực ô nhiễm môi trường đất trên phạm vi cả nước.
2. Bộ Quốc phòng, Bộ Công an chủ trì, phối hợp với Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tổ chức thực hiện việc xử lý, cải tạo và phục hồi khu vực ô nhiễm môi trường đất quốc phòng, đất an ninh và khu vực khác theo quy định của pháp luật.
3. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm sau đây:
a) Thực hiện điều tra, đánh giá, xác định và khoanh vùng các khu vực có nguy cơ ô nhiễm môi trường đất, khu vực ô nhiễm môi trường đất trên địa bàn và xác định trách nhiệm của tổ chức, cá nhân gây ô nhiễm;
b) Xử lý khu vực ô nhiễm môi trường đất, khu vực ô nhiễm môi trường đất nghiêm trọng thuộc trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 15 của Luật này;
c) Báo cáo Bộ Tài nguyên và Môi trường về các khu vực có dấu hiệu ô nhiễm môi trường đất liên tỉnh, khu vực ô nhiễm môi trường đất đặc biệt nghiêm trọng;
d) Cập nhật thông tin về khu vực ô nhiễm môi trường đất trên địa bàn vào hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu môi trường theo quy định.
1. Di sản thiên nhiên bao gồm:
a) Vườn quốc gia, khu dự trữ thiên nhiên, khu bảo tồn loài - sinh cảnh, khu bảo vệ cảnh quan được xác lập theo quy định của pháp luật về đa dạng sinh học, lâm nghiệp và thủy sản; danh lam thắng cảnh được công nhận là di sản văn hóa được xác lập theo quy định của pháp luật về di sản văn hóa;
b) Di sản thiên nhiên được tổ chức quốc tế công nhận;
c) Di sản thiên nhiên khác được xác lập, công nhận theo quy định của Luật này.
2. Việc xác lập, công nhận di sản thiên nhiên thuộc điểm c khoản 1 Điều này căn cứ vào một trong các tiêu chí sau đây:
a) Có vẻ đẹp nổi bật, độc đáo hoặc hiếm gặp của thiên nhiên;
b) Có giá trị điển hình về quá trình tiến hóa sinh thái, sinh học hoặc nơi cư trú tự nhiên của loài nguy cấp, quý, hiếm, đặc hữu hoặc chứa đựng các hệ sinh thái đặc thù, đại diện cho một vùng sinh thái tự nhiên hoặc có giá trị đa dạng sinh học đặc biệt khác cần bảo tồn;
c) Có đặc điểm nổi bật, độc đáo về địa chất, địa mạo hoặc chứa đựng dấu tích vật chất về các giai đoạn phát triển của Trái Đất;
d) Có tầm quan trọng đặc biệt trong việc điều hòa khí hậu, bảo vệ nguồn nước, giữ cân bằng sinh thái, cung cấp các dịch vụ hệ sinh thái tự nhiên.
3. Chính phủ quy định chi tiết tiêu chí, trình tự, thủ tục và thẩm quyền xác lập, công nhận di sản thiên nhiên quy định tại điểm c khoản 1 Điều này; trình tự, thủ tục và thẩm quyền đề cử công nhận di sản thiên nhiên quy định tại điểm b khoản 1 Điều này.
1. Điều tra, đánh giá, quản lý và bảo vệ môi trường di sản thiên nhiên.
2. Bảo vệ môi trường di sản thiên nhiên là một nội dung của Quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia, quy hoạch vùng và quy hoạch tỉnh.
3. Cơ quan, tổ chức, cộng đồng dân cư, hộ gia đình và cá nhân có trách nhiệm bảo vệ di sản thiên nhiên. Tổ chức, cộng đồng dân cư, hộ gia đình và cá nhân tham gia quản lý, bảo vệ môi trường di sản thiên nhiên được hưởng quyền lợi từ chi trả dịch vụ hệ sinh thái tự nhiên theo quy định của pháp luật.
PROTECTION OF ENVIRONMENTAL COMPONENTS AND NATURAL HERITAGE SITES
Article 7. General regulations on surface water protection
1. Quality of surface water, sediments and aquatic environment must be monitored and evaluated; surface water carrying capacity must be calculated, determined and announced.
2. Sources of waste discharged into surface water must be managed in a manner that is appropriate to intended use and carrying capacity of surface water. Result of appraisal of the environmental impact assessment report shall not be approved for or environmental license shall not be issued to the new investment project that discharges wastewater directly into the surface water that has reached its carrying capacity as announced by a competent authority, except for the case in which the investment project owner has adopted a scheme to treat wastewater in accordance with technical regulation on environment regarding quality of surface water before discharging it into a water body or has adopted a circulation or recycling scheme in order not to generate more wastewater or the case where the project aims to deal with pollution and improve quality of the environment in a pollution area.
3. River water shall be protected by applying the principles of integrated river basin management and associated with biodiversity conservation, aquatic environment protection, management of water source protection corridors, and reasonable extraction and use of water.
Article 8. Surface water protection activities
1. Surface water protection shall focus on:
a) Statistically reporting, assessing, minimizing and treating wastewater discharged into surface water;
b) Monitoring and assessing quality of surface water, sediment and aquatic environment and publishing information in service of management, extraction and use of water surface;
c) Investigating and assessing carrying capacity of surface water; announcing areas where the surface water has reached its carrying capacity; assessing quotas for discharge of wastewater into the surface water;
d) Eliminating pollution, remediating and improving polluted surface water;
dd) Monitoring and assessing quality of surface water and sediments of international rivers and sharing information in accordance with regulations of law on environmental protection, law and international practice.
2. The Ministry of Natural Resources and Environment has the responsibility to:
a) provide guidance on assessing surface water carrying capacity of rivers and lakes; provide guidance on assessing surface water quality;
b) organize assessment of surface water and sediment quality, surface water carrying capacity of inter-provincial rivers and lakes; organize inventorying and assessment of waste sources and pollution level, and organize elimination of inter-provincial river and lake pollution; formulate and submit to the Government a surface water quality management plan for inter-provincial rivers and lakes that play a key role in socio-economic development and environmental protection;
c) inspect the implementation of the surface water quality management plan for inter-provincial rivers and lakes and measures to prevent and mitigate water pollution and improve water quality in inter-provincial rivers and lakes.
3. Provinical People’s Committees have the responsibility to:
a) determine provincial rivers and lakes and other surface water sources in areas that play important role in socio-economic development and environmental protection; determine domestic water safeguard zones and water source protection corridors within provinces; determine aquatic areas;
b) publish information about sources of waste discharged into the surface water within provinces; collect information and data on state of surface water, waste sources and total amount of waste discharged into surface water in inter-provincial rivers and lakes within provinces under the guidance of the Ministry of Natural Resources and Environment; direct organizations to assess damage caused by pollution and remediate surface water pollution within provinces as prescribed;
c) prevent and control sources of waste discharged into surface water sources within provinces; take measures to prevent and minimize surface water pollution, improve surface water quality within provinces according to the surface water quality management plan;
d) organize assessment of surface water and sediment quality, carrying capacity and quotas for discharge of wastewater with respect to the surface water sources mentioned in Point a of this Clause; publish information about areas where surface water has reached its carrying capacity;
dd) promulgate and organize the implementation of the plan for management of quality of surface water mentioned in Point a of this Clause; organize implementation of the surface water quality management plan for inter-provincial rivers and lakes within provinces.
Article 9. Surface water quality management plan
1. The surface water quality management plan for inter-provincial rivers and lakes must be conformable with the national environmental protection planning.
The surface water quality management plan for the water sources mentioned in Point a Clause 3 Article 8 of this Law must be conformable with the national environmental protection planning and environmental protection contents specified in the regional and provincial planning.
2. Contents of the surface water quality management plan include:
a) Assessing and predicting trends in changes in surface water quality; objectives and targets of the plan; determining domestic water safeguard zones and water source protection corridors; determining aquatic areas;
b) Current distribution of point source pollution, and non-point source pollution with pollutants released into the water in the affected area; risk of transboundary surface water pollution;
c) Types and total amount of pollutants discharged into the surface water;
d) Assessing carrying capacity, zoning and quotas for wastewater discharge; determining objectives and roadmap for reducing wastewater discharge into the surface water that has reached its carrying capacity;
dd) Measures to prevent and reduce surface water pollution; solutions for cooperation in, sharing of information and management of transboundary surface water pollution;
e) Solutions for protecting and improving surface water quality;
g) Organizing implementation.
3. The surface water quality management plan is formulated for 05-year periods.
4. The Government shall elaborate contents of, sequence and procedures for promulgating a surface water quality management plan.
Article 10. Groundwater protection
1. Sources of groundwater must be monitored and assessed so that measures are taken promptly if any environmental parameter is found exceeding the permissible level prescribed in a national technical regulation on environment or there is a reduction in the water level.
2. Groundwater protection measures must be taken upon carrying out groundwater exploration and extraction.
3. Establishments using toxic chemicals and radioactive substances must take measures to prevent leakage and release of toxic chemicals and radioactive substances into groundwater.
4. Establishments, warehouses and yards containing materials, raw materials and chemicals and areas for containing and treating waste must be constructed in such a manner that ensures technical safety and does not cause groundwater pollution.
5. Agencies, organizations, residential communities, households and individuals causing groundwater pollution shall remediate pollution.
6. The groundwater protection shall comply with regulations of this Law, law on water resources and other relevant regulations of law.
7. The Minister of Natural Resources and Environment shall elaborate groundwater protection.
8. People’s Committees of provinces shall protect groundwater within provinces as prescribed by law.
Article 11. Seawater protection
1. Sources of waste discharged into seawater must be investigated and assessed and subject to any measure to be taken to prevent, minimize, control and treat them to satisfy the environmental protection requirements.
2. Areas at risk of sea and island environment pollution must be assessed, identified and announced in accordance with regulations of law on natural resources and environment of sea and islands.
3. The extraction of resources from sea and islands and other socio-economic activities shall comply with the planning, and environmental protection and sustainable development requirements.
4. Upon seawater protection, it is required to ensure close and effective cooperation between relevant organizations and individuals; between Vietnam’s regulatory bodies and foreign bodies in sharing information, assessing seawater quality and controlling cross-border seawater pollution.
5. The seawater protection shall comply with regulations of this Law, law on natural resources and environment of sea and islands and other relevant regulations of law.
Article 12. General regulations on air protection
1. Entities and households involved in production, business operation and service provision and discharging dusts and exhaust gases resulting in adverse impacts on the environment have the responsibility to reduce the discharge and take remedial measures as prescribed by law.
2. Air quality must be monitored on a regular and continuous basis and announced as prescribed by law.
3. Air pollution must be notified and warned in a timely manner to minimize its impacts on community health.
4. Sources of dusts and exhaust gases must be monitored, assessed and controlled as prescribed by law.
Article 13. Air quality management plans
1. Air quality management plans include national air quality management plan and provincial air quality management plan. The national environment quality management plan must be conformable to the national environmental protection planning. The provincial air quality management plan must be conformable with the national air quality management plan and provincial planning, and serve as the basis for organizing implementation thereof and managing air quality.
2. The national environment quality management plan covers a period of 05 years. The period of a provincial air quality management plan shall be determined according to the extent and level of air pollution, management and improvement solutions, local conditions and resources for implementation.
3. Main contents of the national air quality management plan include:
a) Assessing management and control of air pollution at national level; identifying major causes of air pollution;
b) General and specific objectives;
c) Tasks and solutions for air quality management;
d) Prioritized programs and projects for implementation of tasks and solutions; formulating regulations on cooperation in and measures for managing quality of inter-regional and inter-provincial air;
dd) Organizing implementation.
4. Main contents of a provincial air quality management plan include:
a) Assessing quality of air in the province;
b) Assessing management of air quality; monitoring air; determining and assessing main sources of exhaust gases; emission inventory; air quality modeling;
c) Analyzing and identifying causes of air pollution;
d) Assessing impacts of air pollution on community health;
dd) Objectives and scope of air quality management;
e) Tasks and solutions for air quality management;
g) Organizing implementation.
5. The Government shall elaborate contents of, sequence and procedures for promulgating an air quality management plan.
Article 14. Responsibility for air quality management
1. The Prime Minister shall promulgate and provide instructions on implementation of the national air quality management plan; provide instructions on implementation of emergency measures in the case of inter-provincial, regional or cross-border serious air pollution.
2. The Ministry of Natural Resources and Environment shall:
a) formulate and submit to the Prime Minister the national air quality management plan and organize the implementation thereof;
b) provide guidance on formulating provincial air quality management plans and air quality assessment methods.
3. People’s Committees of provinces shall:
a) formulate and organize the implementation of provincial air quality management plans;
b) assess, monitor and publish information about air quality; warn residential communities of and take measures to remediate air pollution that impacts community health;
c) organize the implementation of emergency measures if serious air pollution occurs in their provinces.
4. The Government shall elaborate this Article.
Article 15. General regulations on soil protection
1. If land is used to implement a planning, plan, project or activity, it is required to consider its impacts on soil and take measures for environmental pollution or degradation prevention and control and soil protection.
2. Agencies, organizations, residential communities, households and individuals that use land have the responsibility to protect soil environment; improve and remediate soil environment if causing soil pollution.
3. The State shall improve and remediate soil environment in areas where soil pollution caused by a historic event occurs or in the case of failure to identify the entity causing pollution.
4. The Government shall elaborate soil protection.
Article 16. Classification of areas where soil pollution occurs
1. Area where soil pollution occurs (hereinafter referred to as “soil pollution area”) means an area in which pollutants exceed the permissible levels prescribed in a technical regulation on environment resulting in adverse impacts on the environment and community health.
2. Soil pollution areas shall be classified according to the following criteria: source of pollution, spreading capacity and affected entities.
3. The soil pollution areas classified according to the level of pollution include soil pollution area, serious soil pollution area and extremely serious soil pollution area.
Article 17. Soil quality management
1. Soil quality must be investigated, assessed, classified and made publicly available as prescribed by law.
2. Areas at risk of soil pollution must be monitored and supervised.
3. Soil pollution areas must be investigated, assessed, zoned, dealt with, renovated and improved.
4. Areas polluted by dioxins derived from herbicides used in war, residual agrochemicals and other hazardous substances must be investigated, assessed, zoned and dealt with in accordance with environmental protection requirements.
Article 18. Soil environment improvement and remediation
1. Investigate, assess and classify soil pollution areas, determine causes, extent and level of pollution, improve and remediate soil environment.
2. Take measures to control soil pollution areas, including zoning, issuing warnings, prohibiting or restricting activities to minimize impacts on human health.
3. Prepare and carry out schemes to improve and remediate soil environment; give priority to dealing with serious and extremely serious pollution areas.
4. Monitor and assess soil quality after improvement and remediation.
Article 19. Responsibility for soil protection
1. The Ministry of Natural Resources and Environment shall:
a) elaborate criteria for determining and classifying soil pollution areas according to level of pollution;
b) preside over and cooperate with other Ministries, ministerial agencies and agencies concerned in formulating and providing instructions on implementation of the plan to improve and remediate extremely serious soil pollution areas in the case specified in Clause 3 Article 15 of this Law; investigate, assess and make publicly available soil quality;
c) Submit to the Prime Minister a plan to improve and remediate extremely serious soil pollution areas in the case specified in Clause 3 Article 15 of this Law;
dd) consolidate lists of soil pollution areas; establish and update information about soil pollution areas nationwide to the national environmental information system and environmental database and publish such information.
2. The Ministry of National Defense and Ministry of Public Security shall preside over and cooperate with provincial People’s Committees in improving and remediating soil environment in the case of national defense and security land and in other areas as prescribed by law.
3. Provincial People’s Committees shall:
a) investigate, assess, determine and zone areas at risk of soil pollution areas and soil pollution areas within their provinces, and assign responsibilities to entities causing pollution;
b) remediate soil pollution areas and extremely serious soil pollution areas in the case specified in Clause 3 Article 15 of this Law;
c) report areas showing signs of inter-provincial soil pollution and extremely serious pollution areas to the Ministry of Natural Resources and Environment;
d) update information about soil pollution areas within their provinces to the environmental information system and database as prescribed.
Section 4. NATURAL HERITAGE SITE ENVIRONMENT PROTECTION
Article 20. Natural heritage sites
1. Natural heritage sites include:
a) National parks, nature reserves, habitat/species management areas, landscape protected areas established in accordance with the law on biodiversity, forestry and fisheries; landscapes recognized as cultural heritage established in accordance with the law on cultural heritage;
b) Natural heritage sites recognized by international organizations;
c) Other natural heritage sites established and recognized in accordance with this Law.
2. The establishment and recognition of natural heritage sites in Point c Clause 1 of this Article shall be based on any of the following criteria:
a) They are of outstanding, unique or exceptional natural beauty;
b) They provide excellent examples of ongoing ecological and biological evolutionary processes or furnishes habitats for endangered, precious, rare or endemic species or are sites of exceptional biodiversity or are of significance for biological diversity conservation;
c) They are outstanding examples representing major stages of earth's history, including the record of life or significant geomorphic or physiographic features;
d) They play a significantly important role in climate regulation, water protection, ecological balance and provision of ecosystem services.
3. The Government shall elaborate criteria, procedures and power for establishing and recognizing natural heritage sites in Point c Clause 1 of this Article; procedures and power for applying for recognition of natural heritage sites in Point b Clause 1 of this Article.
Article 21. Natural heritage site environment protection
1. Natural heritage site environment shall be investigated, assessed, managed and protected.
2. Natural heritage site environment protection is a content of the national environmental protection planning, regional planning and provincial planning.
3. Agencies, organizations, residential communities, households and individuals have the responsibility to protect natural heritage sites. Organizations, residential communities, households and individuals participating in managing natural heritage site environment are entitled to payments for ecosystem services as prescribed by law.
4. The Government shall elaborate Clause 1 of this Article.
Văn bản liên quan
Cập nhật
Điều 9. Kế hoạch quản lý chất lượng môi trường nước mặt
Điều 13. Kế hoạch quản lý chất lượng môi trường không khí
Điều 14. Trách nhiệm thực hiện quản lý chất lượng môi trường không khí
Điều 21. Nội dung bảo vệ môi trường di sản thiên nhiên
Điều 23. Quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia
Điều 24. Nội dung bảo vệ môi trường trong quy hoạch vùng, quy hoạch tỉnh
Điều 25. Đối tượng phải thực hiện đánh giá môi trường chiến lược
Điều 28. Tiêu chí về môi trường để phân loại dự án đầu tư
Điều 33. Tham vấn trong đánh giá tác động môi trường
Điều 43. Hồ sơ, trình tự, thủ tục cấp giấy phép môi trường
Điều 44. Cấp đổi, điều chỉnh, cấp lại, tước quyền sử dụng, thu hồi giấy phép môi trường
Điều 51. Bảo vệ môi trường đối với khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung
Điều 52. Bảo vệ môi trường đối với cụm công nghiệp
Điều 53. Bảo vệ môi trường đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ
Điều 54. Trách nhiệm tái chế của tổ chức, cá nhân sản xuất, nhập khẩu
Điều 55. Trách nhiệm thu gom, xử lý chất thải của tổ chức, cá nhân sản xuất, nhập khẩu
Điều 56. Bảo vệ môi trường làng nghề
Điều 59. Bảo vệ môi trường nơi công cộng
Điều 61. Bảo vệ môi trường trong sản xuất nông nghiệp
Điều 63. Bảo vệ môi trường trong mai táng, hỏa táng
Điều 65. Bảo vệ môi trường trong hoạt động giao thông vận tải
Điều 70. Bảo vệ môi trường trong nhập khẩu, tạm nhập, tái xuất, quá cảnh hàng hóa
Điều 71. Bảo vệ môi trường trong nhập khẩu phế liệu từ nước ngoài
Điều 105. Áp dụng kỹ thuật hiện có tốt nhất
Điều 110. Điều kiện hoạt động quan trắc môi trường
Điều 112. Quan trắc bụi, khí thải công nghiệp
Điều 114. Thông tin về môi trường
Điều 115. Hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu môi trường
Điều 116. Dịch vụ công trực tuyến về môi trường
Điều 121. Quy định chung về phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường
Điều 131. Trách nhiệm yêu cầu bồi thường thiệt hại và xác định thiệt hại về môi trường
Điều 132. Xác định thiệt hại do ô nhiễm, suy thoái môi trường
Điều 135. Giám định thiệt hại do suy giảm chức năng, tính hữu ích của môi trường
Điều 137. Ký quỹ bảo vệ môi trường
Điều 138. Chi trả dịch vụ hệ sinh thái tự nhiên
Điều 140. Bảo hiểm trách nhiệm bồi thường thiệt hại do sự cố môi trường
Điều 141. Ưu đãi, hỗ trợ về bảo vệ môi trường
Điều 143. Phát triển ngành công nghiệp môi trường
Điều 144. Phát triển dịch vụ môi trường
Điều 145. Sản phẩm, dịch vụ thân thiện môi trường
Điều 148. Nguồn lực cho bảo vệ môi trường
Điều 151. Quỹ bảo vệ môi trường
Điều 160. Kiểm tra, thanh tra về bảo vệ môi trường, kiểm toán trong lĩnh vực môi trường
Điều 167. Trách nhiệm quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường của Bộ, cơ quan ngang Bộ
Điều 171. Điều khoản chuyển tiếp
Điều 72. Yêu cầu về quản lý chất thải
Điều 78. Xử lý chất thải rắn sinh hoạt
Điều 79. Chi phí thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải rắn sinh hoạt
Điều 80. Xử lý ô nhiễm, cải tạo môi trường bãi chôn lấp chất thải rắn sinh hoạt
Điều 85. Trách nhiệm của chủ cơ sở thực hiện dịch vụ xử lý chất thải nguy hại
Điều 8. Hoạt động bảo vệ môi trường nước mặt
Điều 10. Bảo vệ môi trường nước dưới đất
Điều 19. Trách nhiệm bảo vệ môi trường đất
Điều 24. Nội dung bảo vệ môi trường trong quy hoạch vùng, quy hoạch tỉnh
Điều 27. Nội dung đánh giá môi trường chiến lược
Điều 32. Nội dung của báo cáo đánh giá tác động môi trường
Điều 34. Thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường
Điều 40. Nội dung giấy phép môi trường
Điều 115. Hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu môi trường
Điều 118. Báo cáo công tác bảo vệ môi trường
Điều 119. Báo cáo công tác bảo vệ môi trường trong hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ
Điều 120. Báo cáo hiện trạng môi trường
Điều 126. Phục hồi môi trường sau sự cố môi trường
Điều 148. Nguồn lực cho bảo vệ môi trường
Điều 72. Yêu cầu về quản lý chất thải
Điều 76. Điểm tập kết, trạm trung chuyển chất thải rắn sinh hoạt
Điều 78. Xử lý chất thải rắn sinh hoạt
Điều 79. Chi phí thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải rắn sinh hoạt
Điều 80. Xử lý ô nhiễm, cải tạo môi trường bãi chôn lấp chất thải rắn sinh hoạt
Điều 81. Phân loại, lưu giữ, vận chuyển chất thải rắn công nghiệp thông thường
Điều 83. Khai báo, phân loại, thu gom, lưu giữ, vận chuyển chất thải nguy hại