Chương 1 Luật nuôi con nuôi 2010: Những quy định chung
Số hiệu: | 52/2010/QH12 | Loại văn bản: | Luật |
Nơi ban hành: | Quốc hội | Người ký: | Nguyễn Phú Trọng |
Ngày ban hành: | 17/06/2010 | Ngày hiệu lực: | 01/01/2011 |
Ngày công báo: | 23/09/2010 | Số công báo: | Từ số 562 đến số 563 |
Lĩnh vực: | Quyền dân sự | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
Luật này quy định nguyên tắc, điều kiện nuôi con nuôi; thẩm quyền, trình tự, thủ tục giải quyết việc nuôi con nuôi; quyền, nghĩa vụ của cha mẹ nuôi, con nuôi và cha mẹ đẻ; trách nhiệm của cơ quan, tổ chức trong việc nuôi con nuôi.
Việc nuôi con nuôi nhằm xác lập quan hệ cha, mẹ và con lâu dài, bền vững, vì lợi ích tốt nhất của người được nhận làm con nuôi, bảo đảm cho con nuôi được nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trong môi trường gia đình.
Trong Luật này, những từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Nuôi con nuôi là việc xác lập quan hệ cha, mẹ và con giữa người nhận con nuôi và người được nhận làm con nuôi.
2. Cha mẹ nuôi là người nhận con nuôi sau khi việc nuôi con nuôi được cơ quan nhà nước có thẩm quyền đăng ký.
3. Con nuôi là người được nhận làm con nuôi sau khi việc nuôi con nuôi được cơ quan nhà nước có thẩm quyền đăng ký.
4. Nuôi con nuôi trong nước là việc nuôi con nuôi giữa công dân Việt Nam với nhau thường trú ở Việt Nam.
5. Nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài là việc nuôi con nuôi giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài, giữa người nước ngoài với nhau thường trú ở Việt Nam, giữa công dân Việt Nam với nhau mà một bên định cư ở nước ngoài.
6. Trẻ em mồ côi là trẻ em mà cả cha mẹ đẻ đã chết hoặc một trong hai người đã chết và người kia không xác định được.
7. Trẻ em bị bỏ rơi là trẻ em không xác định được cha mẹ đẻ.
8. Gia đình gốc là gia đình của những người có quan hệ huyết thống.
9. Gia đình thay thế là gia đình nhận trẻ em làm con nuôi.
10. Cơ sở nuôi dưỡng là cơ sở bảo trợ xã hội, cơ sở trợ giúp trẻ em, cơ sở khác được thành lập theo pháp luật Việt Nam để nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em.
1. Khi giải quyết việc nuôi con nuôi, cần tôn trọng quyền của trẻ em được sống trong môi trường gia đình gốc.
2. Việc nuôi con nuôi phải bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của người được nhận làm con nuôi và người nhận con nuôi, tự nguyện, bình đẳng, không phân biệt nam nữ, không trái pháp luật và đạo đức xã hội.
3. Chỉ cho làm con nuôi người ở nước ngoài khi không thể tìm được gia đình thay thế ở trong nước.
1. Thứ tự ưu tiên lựa chọn gia đình thay thế được thực hiện quy định sau đây:
a) Cha dượng, mẹ kế, cô, cậu, dì, chú, bác ruột của người được nhận làm con nuôi;
b) Công dân Việt Nam thường trú ở trong nước;
c) Người nước ngoài thường trú ở Việt Nam;
d) Công dân Việt Nam định cư ở nước ngoài;
đ) Người nước ngoài thường trú ở nước ngoài.
2. Trường hợp có nhiều người cùng hàng ưu tiên xin nhận một người làm con nuôi thì xem xét, giải quyết cho người có điều kiện nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục con nuôi tốt nhất.
Nhà nước bảo hộ quyền nuôi con nuôi và quyền được nhận làm con nuôi theo quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan.
Nhà nước khuyến khích tổ chức, cá nhân hỗ trợ nhân đạo cho việc nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt. Việc hỗ trợ nhân đạo không được ảnh hưởng đến việc cho nhận con nuôi.
Chính phủ quy định việc tiếp nhận, quản lý, sử dụng hỗ trợ nhân đạo quy định tại điều này.
1. Trẻ em dưới 16 tuổi
2. Người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Được cha dượng, mẹ kế nhận làm con nuôi;
b) Được cô, cậu, dì, chú, bác ruột nhận làm con nuôi.
3. Một người chỉ được làm con nuôi của một người độc thân hoặc của cả hai người là vợ chồng.
4. Nhà nước khuyến khích việc nhận trẻ em mồ côi, trẻ em bị bỏ rơi, trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khác làm con nuôi.
1. Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là Ủy ban nhân dân cấp xã) nơi thường trú của người được giới thiệu làm con nuôi hoặc của người nhận con nuôi đăng ký việc nuôi con nuôi trong nước.
2. Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi chung là Ủy ban nhân dân cấp tỉnh) nơi thường trú của người được giới thiệu làm con nuôi quyết định việc nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài; Sở Tư pháp tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương đăng ký việc nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài.
3. Cơ quan đại diện nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ở nước ngoài đăng ký việc nuôi con nuôi của công dân Việt Nam tạm trú ở nước ngoài.
Tòa án nhân dân có thẩm quyền giải quyết yêu cầu chấm dứt việc nuôi con nuôi theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự.
1. Con nuôi có quyền được biết về nguồn gốc của mình. Không ai được cản trở con nuôi được biết về nguồn gốc của mình.
2. Nhà nước khuyến khích, tạo điều kiện cho con nuôi là người Việt Nam ở nước ngoài về thăm quê hương, đất nước.
1. Người nhận con nuôi phải nộp lệ phí đăng ký nuôi con nuôi.
2. Ngoài lệ phí đăng ký nuôi con nuôi quy định tại khoản 1 điều này, người nước ngoài không thường trú ở Việt Nam nhận con nuôi ở Việt Nam phải trả một khoản tiền để bù đắp một phần chi phí giải quyết nuôi con nuôi nước ngoài, bao gồm chi phí nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em từ khi được giới thiệu làm con nuôi đến khi hoàn thành thủ tục giao nhận con nuôi, xác minh nguồn gốc của người được giới thiệu làm con nuôi, giao nhận con nuôi và thù lao hợp lý cho nhân viên của cơ sở nuôi dưỡng.
3. Chính phủ quy định chi tiết thẩm quyền thu, mức thu, việc miễn, giảm, chế độ quản lý, sử dụng lệ phí đăng ký nuôi con nuôi, chi phí giải quyết nuôi con nuôi nước ngoài quy định tại khoản 1 và khoản 2 điều này.
4. Ngoài lệ phí đăng ký nuôi con nuôi, chi phí giải quyết nuôi con nuôi nước ngoài quy định tại khoản 1 và khoản 2 điều này, tổ chức, cá nhân có hoạt động liên quan đến nuôi con nuôi nước ngoài không được đặt ra bất kỳ khoản thu nào khác.
1. Lợi dụng việc nuôi con nuôi để trục lợi, bóc lột sức lao động, xâm hại tình dục; bắt cóc, mua bán trẻ em.
2. Giả mạo giấy tờ để giải quyết việc nuôi con nuôi.
3. Phân biệt đối xử giữa con đẻ và con nuôi.
4. Lợi dụng việc cho con nuôi để vi phạm pháp luật về dân số.
5. Lợi dụng việc làm con nuôi của thương binh, người có công với cách mạng, người thuộc dân tộc thiểu số để hưởng chế độ, chính sách ưu đãi của Nhà nước.
6. Ông, bà nhận cháu làm con nuôi hoặc anh, chị, em nhận nhau làm con nuôi.
7. Lợi dụng việc nuôi con nuôi để vi phạm pháp luật, phong tục tập quán, đạo đức, truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc.
Article 1. Scope of regulation
This Law provides the principles and conditions for adoption; competence, order and procedures for settling adoptions; rights and obligations of adoptive parents, adopted children and natural parents; and responsibilities of agencies and organizations in adoption.
Article 2. Purposes of adoption
Adoption aims to establish permanent parent and child relationships in the best interests of adopted persons, ensuring that adopted persons are nurtured, cared for and educated in the family environment.
Article 3. Interpretation of terms
In this Law. the terms below are construed as follows:
1. Adoption means the establishment of parent and child relationships between the adopting and adopted persons.
2. Adoptive parent means the person who adopts another after the adoption is registered by a competent state agency.
3. Adopted person means the person who is adopted after the adoption is registered by a competent state agency.
4. Domestic adoption means the adoption between Vietnamese citizens permanently residing in Vietnam.
5. Intercountry adoption means the adoption between a Vietnamese citizen and a foreigner, between foreigners permanently residing in Vietnam, and between Vietnamese citizens either of whom settles abroad.
6. Orphan means a child whose parents are dead or whose parent is dead while the other is unidentifiable.
7. Abandoned child means a child whose natural parents are unidentifiable.
8. Family of origin means the family of persons who have biological ties.
9. Substitute family means the family that adopts a child.
10. Nurturing center means a social relief establishment, a child support establishment or another establishment established under Vietnamese law to nurture, care for and educate children.
Article 4. Principles of settlement of adoptions
1. When settling adoptions, the right of children to live in the family of origin must be respected.
2. Adoption must ensure the legitimate rights and interests of adopted and adopting persons, free consent, equality, non-discrimination between male and female and non-violation of law and social ethics.
3. Adoption by a person living abroad is allowed only when no domestic substitute family can be found.
Article 5. Order of priority in the selection of substitute families
1. The order of priority in the selection of substitute families is as follows:
a/ Step father, step mother, natural aunt or uncle of the adopted person;
b/ Vietnamese citizens permanently residing in the country;
c/ Foreigners permanently residing in Vietnam;
d/ Vietnamese citizens settling abroad;
e/ Foreigners permanently residing abroad.
2. In case more than one person of the same priority rank seek to adopt a person, adoption shall be considered and settled for the person with the best nurturing, care and education conditions.
Article 6. Protection of the right to adopt and the right to be adopted
The State protects the right to adopt and the right to be adopted in accordance with this Law and relevant laws.
Article 7. Encouragement of humanitarian assistance for the care for children in disadvantaged circumstances
The State encourages organizations and individuals to provide humanitarian assistance for the nurture, care for and education of children in disadvantaged circumstances. Humanitarian assistance must not affect adoption.
The Government shall stipulate the receipt, management and use of humanitarian assistance referred to in this Article.
Article 8. Persons allowed to be adopted
1. Children under 16 years.
2. Persons aged between full 16 years and under 18 years falling into either of the following cases:
a/ To be adopted by the step father or step mother;
b/ To be adopted by a natural aunt or uncle.
3. A person may be adopted by only one single
person or two persons being husband and wife.
4. The State encourages adoption of orphans, abandoned children and children in other disadvantaged circumstances.
Article 9. Competence to register adoptions
1. People's Committees of communes, wards or townships (below collectively referred to as commune-level People's Committees) in which the persons introduced for adoption or adopting persons permanently reside are competent to register domestic adoptions.
2. People's Committees of provinces or centrally run cities (below collectively referred to as provincial-level People's Committees) in which the persons introduced for adoption permanently reside are competent to decide on intercountry adoptions: provincial-level Justice Departments are competent to register intercountry adoptions.
3. Overseas representative missions of the Socialist Republic of Vietnam are competent to register adoptions by Vietnamese citizens temporarily residing abroad.
Article 10. Competence to settle requests for termination of adoption
People's Courts are competent to settle requests for termination of adoption in accordance with the law on civil procedures.
Article 11. Assurance of the right to know one's origin
1. Adopted persons have the right to know their origin. Nobody is allowed to obstruct an adopted person from knowing his/her origin.
2. The State encourages and creates conditions for adopted persons being Vietnamese living abroad to visit their native places.
Article 12. Fee for adoption registration, expenses for settlement of intercountry adoptions
1. Adopting persons shall pay an adoption registration fee.
2. In addition to the adoption registration fee referred to in Clause 1 of this Article, a foreigner not permanently residing in Vietnam and seek to adopt a child in Vietnam shall pay a sum of money to partly offset expenses for settling intercountry adoptions, including expenses for nurturing, caring for and educating the child from the time of introduction for adoption to the time of completion of procedures for the child's delivery and receipt, verifying the origin of the introduced child, delivering and receiving the child and reasonable remuneration for the nurturing center's employees.
3. The Government shall specify the competence to collect the adoption registration fee. its rates and its exemption and reduction, management and use, and expenses for settling intercountry adoptions under Clauses 1 and 2 of this Article.
4. In addition to the adoption registration fee and expenses for settling intercountry adoptions referred to in Clauses 1 and 2 of this Article, organizations and individuals engaged in intercountry adoption activities may not impose any other charges.
1. Taking advantage of adoption for self-seeking purposes, exploiting the working capacity, sexually abusing, abducting or trafficking in children.
2. Forging papers for adoption settlement.
3. Discriminating between natural and adopted children.
4. Taking advantage of adoption to violate the population law.
5. Abusing the adoption by war invalids, persons with meritorious services to the revolution or ethnic minority persons to enjoy state incentives.
6. Grandparents adopting their grandchildren or siblings adopting one another.
7. Taking advantage of adoption to act against the law or fine national customs, practices, ethics or cultural traditions.
Văn bản liên quan
Cập nhật
Điều 7. Khuyến khích hỗ trợ nhân đạo cho việc chăm sóc trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt
Điều 9. Thẩm quyền đăng ký nuôi con nuôi
Điều 15. Trách nhiệm tìm gia đình thay thế cho trẻ em
Điều 22. Đăng ký việc nuôi con nuôi
Điều 28. Các trường hợp nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài
Điều 31. Hồ sơ của người nhận con nuôi
Điều 32. Hồ sơ của người được giới thiệu làm con nuôi nước ngoài
Điều 36. Trình tự giới thiệu trẻ em làm con nuôi
Điều 40. Công dân Việt Nam ở trong nước nhận trẻ em nước ngoài làm con nuôi
Điều 7. Khuyến khích hỗ trợ nhân đạo cho việc chăm sóc trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt
Điều 9. Thẩm quyền đăng ký nuôi con nuôi
Điều 12. Lệ phí đăng ký nuôi con nuôi, chi phí giải quyết nuôi con nuôi nước ngoài
Điều 15. Trách nhiệm tìm gia đình thay thế cho trẻ em
Điều 17. Hồ sơ của người nhận con nuôi
Điều 20. Kiểm tra hồ sơ, lấy ý kiến của những người liên quan
Điều 21. Sự đồng ý cho làm con nuôi
Điều 22. Đăng ký việc nuôi con nuôi
Điều 28. Các trường hợp nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài
Điều 30. Hợp pháp hóa lãnh sự giấy tờ, tài liệu
Điều 31. Hồ sơ của người nhận con nuôi
Điều 32. Hồ sơ của người được giới thiệu làm con nuôi nước ngoài
Điều 34. Trách nhiệm kiểm tra và chuyển hồ sơ của người nhận con nuôi
Điều 35. Căn cứ để giới thiệu trẻ em làm con nuôi
Điều 36. Trình tự giới thiệu trẻ em làm con nuôi
Điều 40. Công dân Việt Nam ở trong nước nhận trẻ em nước ngoài làm con nuôi
Điều 42. Nuôi con nuôi ở khu vực biên giới