Chương 4 Luật nuôi con nuôi 2010: Trách nhiệm của các cơ quan nhà nước về nuôi con nuôi
Số hiệu: | 52/2010/QH12 | Loại văn bản: | Luật |
Nơi ban hành: | Quốc hội | Người ký: | Nguyễn Phú Trọng |
Ngày ban hành: | 17/06/2010 | Ngày hiệu lực: | 01/01/2011 |
Ngày công báo: | 23/09/2010 | Số công báo: | Từ số 562 đến số 563 |
Lĩnh vực: | Quyền dân sự | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Nhận trẻ từ đủ 09 tuổi trở lên làm con nuôi phải được trẻ đồng ý
Đây là nội dung được Quốc hội ban hành tại Luật Nuôi con nuôi số 52/2010/QH12 ngày 17/06/2010.
Cụ thể, những đối tượng sau theo quy định của Luật này được nhận làm con nuôi: Trẻ em dưới 16 tuổi; Người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi được cha dượng, mẹ kế, cô, cậu, dì, chú, bác ruột nhận làm con nuôi. Bên cạnh đó, một người chỉ được làm con nuôi của một người độc thân hoặc của cả hai người là vợ chồng.
Việc nhận nuôi con nuôi phải được sự đồng ý của cha mẹ đẻ của người được nhận làm con nuôi; nếu cha đẻ hoặc mẹ đẻ đã chết, mất tích, mất năng lực hành vi dân sự hoặc không xác định được thì phải được sự đồng ý của người còn lại; nếu cả cha mẹ đẻ đều đã chết, mất tích, mất năng lực hành vi dân sự hoặc không xác định được thì phải được sự đồng ý của người giám hộ; trường hợp nhận trẻ em từ đủ 09 tuổi trở lên làm con nuôi thì còn phải được sự đồng ý của trẻ em đó.
Kể từ ngày giao nhận con nuôi, giữa cha mẹ nuôi và con nuôi có đầy đủ các quyền, nghĩa vụ của cha mẹ và con; cha mẹ đẻ không còn quyền, nghĩa vụ chăm sóc, nuôi dưỡng, cấp dưỡng, đại diện theo pháp luật, bồi thường thiệt hại, quản lý, định đoạt tài sản riêng đối với con đã cho làm con nuôi.
Luật có hiệu lực từ ngày 01/01/2011.
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
1. Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về nuôi con nuôi.
2. Bộ Tư pháp chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện quản lý nhà nước về nuôi con nuôi.
3. Bộ, cơ quan ngang bộ trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm phối hợp với Bộ Tư pháp thực hiện quản lý nhà nước về nuôi con nuôi.
4. Ủy ban nhân dân các cấp trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm thực hiện quản lý nhà nước về nuôi con nuôi tại địa phương.
1. Ban hành hoặc trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành văn bản quy phạm pháp luật về nuôi con nuôi.
2. Ban hành và tổ chức thực hiện thống nhất biểu mẫu giấy tờ, sổ sách về nuôi con nuôi; cấp, gia hạn, sửa đổi, thu hồi giấy phép hoạt động của tổ chức con nuôi nước ngoài tại Việt Nam.
3. Thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm pháp luật về nuôi con nuôi theo thẩm quyền.
4. Hợp tác quốc tế về nuôi con nuôi.
5. Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của Luật này.
1. Hướng dẫn, kiểm tra việc tiếp nhận trẻ em vào cơ sở nuôi dưỡng và cho trẻ em ở cơ sở nuôi dưỡng làm con nuôi, bảo đảm đúng đối tượng theo quy định của pháp luật.
2. Chỉ đạo, hướng dẫn ngành lao động, thương binh và xã hội trong việc quản lý, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục trẻ em, có biện pháp phòng ngừa tình trạng trẻ em bị bỏ rơi.
3. Kiểm tra, theo dõi việc tiếp nhận, quản lý và sử dụng các khoản hỗ trợ, tài trợ từ các tổ chức, cá nhân vì mục đích bảo vệ, chăm sóc trẻ em.
1. Chỉ đạo thực hiện các biện pháp phòng ngừa, phát hiện, điều tra, xử lý vi phạm pháp luật trong lĩnh vực nuôi con nuôi.
2. Hướng dẫn Công an tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương xác minh nguồn gốc của trẻ em bị bỏ rơi được cho làm con nuôi.
1. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm sau đây:
a) Quyết định việc nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài theo quy định của Luật này;
b) Tuyên truyền, phổ biến pháp luật về nuôi con nuôi tại địa phương;
c) Báo cáo Bộ Tư pháp về tình hình giải quyết việc nuôi con nuôi và thực hiện pháp luật về nuôi con nuôi tại địa phương;
d) Thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm pháp luật trong lĩnh vực nuôi con nuôi theo thẩm quyền.
2. Ủy ban nhân dân cấp huyện có trách nhiệm sau đây:
a) Giải quyết các việc hộ tịch liên quan đến nuôi con nuôi;
b) Tuyên truyền, phổ biến pháp luật về nuôi con nuôi tại địa phương;
c) Kiểm tra, theo dõi tình hình nuôi con nuôi ở địa phương; giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm pháp luật trong lĩnh vực nuôi con nuôi theo thẩm quyền;
d) Báo cáo Ủy ban nhân dân cấp tỉnh về tình hình giải quyết việc nuôi con nuôi và thực hiện pháp luật về nuôi con nuôi tại địa phương.
3. Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm sau đây:
a) Đăng ký, theo dõi việc nuôi con nuôi trong nước, ghi chú việc nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài;
b) Tuyên truyền, phổ biến pháp luật về nuôi con nuôi tại địa phương;
c) Giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm pháp luật trong lĩnh vực nuôi con nuôi theo thẩm quyền;
d) Báo cáo Ủy ban nhân dân cấp huyện về tình hình giải quyết việc nuôi con nuôi và thực hiện pháp luật về nuôi con nuôi tại địa phương.
RESPONSIBILITIES OF STATE AGENCIES FOR ADOPTION
Article 44. State management agencies in charge of adoption
1. The Government shall perform unified state management of adoption.
2. The Ministry of Justice shall take responsibility before the Government for performing the state management of adoption.
3. Ministries and ministerial-level agencies shall, within the scope of their respective tasks and powers, coordinate with the Ministry of Justice in performing the state management of adoption.
4. The People's Committees at all levels shall, within the scope of their respective tasks and powers, perform the state management of adoption in their focalities.
Article 45. Responsibilities of the Ministry of Justice
1. To promulgate, or submit to competent state agencies for promulgation, legal documents on adoption.
2. Issue and organize the uniform use of forms of papers and books on adoption; grant, extend, modify and revoke operation licenses of Vietnam-based foreign adoption organizations.
3. Inspect, examine and settle complaints and denunciations and handle violations of the law on adoption according to its competence
4. Undertake international cooperation on adoption.
5. Perform other tasks and powers under this Law.
Article 46. Responsibilities of the Ministry of Labor. War Invalids and Social Affairs
. To guide and examine the admission to children to nurturing centers and the placement of these children for adoption to ensure eligible subjects as defined by law.
2. To direct and guide the labor, war invalids and social affairs sector in managing, caring for, nurturing and educating children and taking measures to prevent the abandonment of children.
3. To examine and monitor the receipt, management and use of financial donations and aid from organizations and individuals for child protection and care purposes.
Article 47. Responsibilities of the Ministry of Public Security
1. To direct the implementation of measures to prevent, detect, investigate and handle violations in the adoption domain.
2. To guide provincial-level Police Departments in verifying the origin of abandoned children to be placed for adoption.
Article 48. Responsibilities of the Ministry of Foreign Affairs
1. To guide overseas-based Vietnamese representative missions to take necessary measures to protect adopted Vietnamese children in foreign countries.
2. To guide overseas-based Vietnamese representative missions to register adoptions under this Law.
Article 49. Responsibilities of People's Committees at all levels
1. Provincial-level People's Committee shall:
a/ Decide on intercountry adoptions under this Law;
b/ Disseminate and popularize the law on adoption in their localities;
c/ Report to the Ministry of Justice on the settlement of adoptions and the implementation of the law on adoption in their localities;
d/ Inspect, examine, and settle complaints and denunciations and handle violations of the law on adoption according to their competence.
2. District-level People's Committees shall;
a/ Settle civil status affairs related to adoption;
b/ Disseminate and popularize the law on adoption in their localities;
c/ Examine and monitor adoptions in their localities; and settle complaints and denunciations and handle violations of the law on adoption according to their competence;
d/ Report to provincial-level People's Committees on the settlement of adoptions and the implementation of the law on adoption in their localities.
3. Commune-level People's Committees shall:
a/ Register and monitor domestic adoptions and record intercountry adoptions;
b/ Disseminate and popularize the law on adoption in their localities;
c/ Settle complaints and denunciations and handle violations of the law on adoption according to their competence;
d/ Report to district-level People's Committees on the settlement of adoption and the implementation of the law on adoption in their localities.
Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực