Thông tư liên tịch 03/2016/TTLT-BTP-BNG-BCA-BLĐTBXH bảo vệ trẻ em làm con nuôi nước ngoài
Số hiệu: | 03/2016/TTLT-BTP-BNG-BCA-BLĐTBXH | Loại văn bản: | Thông tư liên tịch |
Nơi ban hành: | Bộ Công an, Bộ Ngoại giao, Bộ Tư pháp, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội | Người ký: | Bùi Văn Nam, Đào Hồng Lan, Nguyễn Khánh Ngọc, Vũ Hồng Nam |
Ngày ban hành: | 22/02/2016 | Ngày hiệu lực: | 06/04/2016 |
Ngày công báo: | 20/03/2016 | Số công báo: | Từ số 237 đến số 238 |
Lĩnh vực: | Văn hóa - Xã hội, Quyền dân sự | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Thông tư liên tịch 03/2016/TTLT-BTP-BNG-BCA-BLĐTBXH hướng dẫn việc theo dõi tình hình phát triển của trẻ em Việt Nam được cho làm con nuôi nước ngoài và bảo vệ trẻ em trong trường hợp cần thiết được ban hành ngày 22/02/2016.
I. Theo dõi tình hình phát triển của trẻ em Việt Nam được cho làm con nuôi nước ngoài
Việc thông báo tình hình phát triển của trẻ em được Thông tư liên tịch 03 quy định như sau:
1 Cha mẹ nuôi thông báo tình hình phát triển của con nuôi cho Bộ Tư pháp và Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài theo Luật nuôi con nuôi. Việc thông báo có thể qua đường bưu điện, fax hoặc scan gửi theo đường thư điện tử.
Theo Thông tư liên tịch số 03 năm 2016 BTP-BNG-BCA-BLĐTBXH, thông báo theo Biểu mẫu TP/CN-2014/CNNNg.07 tại Thông tư 24/2014/TT-BTP.
2. Cha mẹ nuôi có thể trực tiếp hoặc thông qua sự hỗ trợ của tổ chức con nuôi nước ngoài thông báo tình hình phát triển của trẻ em theo khoản 1.
3. Trường hợp cần có thông tin đột xuất về tình hình phát triển của trẻ em cụ thể được cho làm con nuôi nước ngoài, tổ chức con nuôi nước ngoài cung cấp thông tin theo yêu cầu của Bộ Tư pháp.
II. Bảo vệ trẻ em Việt Nam cho làm con nuôi nước ngoài trong trường hợp cần thiết
1. Trường hợp cần bảo vệ trẻ em theo quy định tại TTLT 03/2016/BTP-BNG-BCA-BLĐTBXH
Trẻ em Việt Nam được cho làm con nuôi nước ngoài cần được bảo vệ trong trường hợp trẻ em bị xâm hại, hành hạ, ngược đãi, bỏ mặc, lạm dụng, bóc lột sức lao động và các hành vi khác vi phạm quyền trẻ em.
2. Tiếp nhận và xác minh thông tin, phản ánh tình trạng trẻ em cần được bảo vệ
- Bộ Tư pháp và Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài có trách nhiệm tiếp nhận thông tin, phản ánh và thông báo cho nhau về việc trẻ em Việt Nam được cho làm con nuôi nước ngoài cần được bảo vệ trong trường hợp cần thiết tại Điều 11 Thông tư liên tịch số 03/2016/TTLT-BTP-BNG-BCA-BLĐTBXH này.
- Ngay sau khi nhận được thông tin, phản ánh, Bộ Tư pháp liên hệ với Cơ quan trung ương về nuôi con nuôi quốc tế của nước nhận, Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài liên hệ với cơ quan có thẩm quyền của nước sở tại đề nghị cung cấp thông tin xác thực về tình trạng cụ thể của trẻ em.
- Trường hợp đặc biệt, Bộ Tư pháp và cơ quan có thẩm quyền xác minh tại chỗ thông tin, phản ánh về tình trạng cụ thể của trẻ em Việt Nam được cho làm con nuôi nước ngoài cần thiết phải bảo vệ.
Thông tư liên tịch 03 có hiệu lực từ ngày 06/04/2016.
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
BỘ TƯ PHÁP - BỘ NGOẠI GIAO - BỘ CÔNG AN - BỘ LAO ĐỘNG-THƯƠNG BINH - VÀ XÃ HỘI |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 03/2016/TTLT-BTP-BNG-BCA-BLĐTBXH |
Hà Nội, ngày 22 tháng 02 năm 2016 |
HƯỚNG DẪN VIỆC THEO DÕI TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN CỦA TRẺ EM VIỆT NAM ĐƯỢC CHO LÀM CON NUÔI NƯỚC NGOÀI VÀ BẢO VỆ TRẺ EM TRONG TRƯỜNG HỢP CẦN THIẾT
Căn cứ Luật nuôi con nuôi ngày 17 tháng 6 năm 2010;
Căn cứ Nghị định số 19/2011/NĐ-CP ngày 21 tháng 3 năm 2011 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật nuôi con nuôi;
Căn cứ Nghị định số 22/2013/NĐ-CP ngày 13 tháng 3 năm 2013 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tư pháp;
Căn cứ Nghị định số 58/2013/NĐ-CP ngày 11 tháng 6 năm 2013 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Ngoại giao;
Căn cứ Nghị định số 106/2014/NĐ-CP ngày 17 tháng 11 năm 2014 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Công an;
Căn cứ Nghị định số 106/2012/NĐ-CP ngày 20 tháng 12 năm 2012 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội;
Bộ trưởng Bộ Tư pháp, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao, Bộ trưởng Bộ Công an, Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành Thông tư liên tịch hướng dẫn việc theo dõi tình hình phát triển của trẻ em Việt Nam được cho làm con nuôi nước ngoài và bảo vệ trẻ em trong trường hợp cần thiết.
Thông tư liên tịch này hướng dẫn việc theo dõi tình hình phát triển của trẻ em Việt Nam được cho làm con nuôi nước ngoài và bảo vệ trẻ em trong trường hợp cần thiết; quy định trách nhiệm của các tổ chức và cơ quan có thẩm quyền liên quan.
Thông tư liên tịch này áp dụng đối với:
1. Bộ Tư pháp, Bộ Ngoại giao, Bộ Công an, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Sở Tư pháp, Công an, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội các tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương, Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài.
2. Trẻ em được cho làm con nuôi nước ngoài, cha mẹ nuôi, cha mẹ đẻ và người giám hộ của trẻ em được cho làm con nuôi nước ngoài, cơ sở nuôi dưỡng nơi trẻ em cư trú trước khi được giải quyết cho làm con nuôi nước ngoài, tổ chức con nuôi nước ngoài được cấp phép hoạt động tại Việt Nam.
3. Những cơ quan, tổ chức khác có liên quan.
1. Giữ bí mật thông tin riêng tư của trẻ em.
2. Vì lợi ích tốt nhất của trẻ em.
3. Phù hợp với pháp luật Việt Nam, pháp luật nước nơi trẻ em cư trú và điều ước quốc tế mà Việt Nam và nước nơi trẻ em cư trú là thành viên.
1. Cha mẹ nuôi thông báo tình hình phát triển của con nuôi cho Bộ Tư pháp và Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài theo quy định của Luật nuôi con nuôi. Việc thông báo có thể được thực hiện qua đường bưu điện, fax hoặc scan gửi theo đường thư điện tử.
Thông báo được lập theo Biểu mẫu TP/CN-2014/CNNNg.07 được ban hành kèm theo Thông tư số 24/2014/TT-BTP ngày 29 tháng 12 năm 2014 của Bộ Tư pháp sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 12/2011/TT-BTP ngày 27 tháng 6 năm 2011 của Bộ Tư pháp về việc ban hành và hướng dẫn việc ghi chép, lưu trữ, sử dụng biểu mẫu nuôi con nuôi.
2. Cha mẹ nuôi có thể trực tiếp hoặc thông qua sự hỗ trợ của tổ chức con nuôi nước ngoài thông báo tình hình phát triển của trẻ em theo quy định tại khoản 1 Điều này.
3. Trường hợp cần có thông tin đột xuất về tình hình phát triển của trẻ em cụ thể được cho làm con nuôi nước ngoài, tổ chức con nuôi nước ngoài cung cấp thông tin theo yêu cầu của Bộ Tư pháp.
Căn cứ Quyết định cho trẻ em làm con nuôi nước ngoài và Biên bản giao nhận con nuôi, nếu thấy cha mẹ nuôi không thông báo tình hình phát triển của trẻ em theo định kỳ, Bộ Tư pháp yêu cầu các tổ chức con nuôi nước ngoài hoặc Cơ quan trung ương về nuôi con nuôi quốc tế của nước nhận đôn đốc cha mẹ nuôi thông báo tình hình phát triển của trẻ em.
1. Bộ Tư pháp tập hợp, theo dõi, tổng hợp và lưu trữ báo cáo nhằm phục vụ cho công tác theo dõi tình hình phát triển của trẻ em.
2. Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài lưu trữ báo cáo tình hình phát triển của trẻ em để bảo vệ trẻ em trong trường hợp cần thiết.
1. Hàng năm, căn cứ thông tin về tình hình phát triển của trẻ em do cha mẹ nuôi cung cấp và báo cáo tổng hợp tình hình phát triển của trẻ em do tổ chức con nuôi nước ngoài nộp, Bộ Tư pháp lập báo cáo đánh giá tình hình phát triển của trẻ em được cho làm con nuôi nước ngoài, gửi cho Bộ Ngoại giao, Bộ Công an, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Sở Tư pháp và Sở Lao động - Thương binh và Xã hội nơi đã giải quyết cho trẻ em làm con nuôi nước ngoài.
2. Nội dung báo cáo gồm số liệu trẻ em được cho làm con nuôi nước ngoài trong năm, tình trạng sức khỏe, thể chất, tinh thần, sự hòa nhập của con nuôi với cha mẹ nuôi, gia đình, cộng đồng và đề xuất các biện pháp tăng cường công tác theo dõi tình hình phát triển của trẻ em Việt Nam được cho làm con nuôi nước ngoài.
1. Căn cứ nội dung báo cáo đánh giá tình hình phát triển của trẻ em được cho làm con nuôi nước ngoài do Bộ Tư pháp gửi theo quy định tại khoản 1 Điều 7 Thông tư liên tịch này, Sở Tư pháp và Sở Lao động - Thương binh và Xã hội nơi đã giải quyết cho trẻ em làm con nuôi nước ngoài cung cấp thông tin về tình trạng sức khỏe, thể chất, tinh thần, sự hòa nhập của trẻ em khi có yêu cầu của cha mẹ đẻ, người giám hộ và cơ sở nuôi dưỡng nơi trẻ em cư trú trước khi được giải quyết cho làm con nuôi nước ngoài.
2. Việc cung cấp thông tin và sử dụng thông tin được cung cấp đảm bảo tuân thủ nguyên tắc quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 3 Thông tư liên tịch này.
1. Cha mẹ nuôi, con nuôi có nguyện vọng tìm hiểu thông tin về nguồn gốc của con nuôi có thể trực tiếp đến Bộ Tư pháp hoặc gửi đề nghị qua đường bưu điện, fax hoặc thư điện tử đến Bộ Tư pháp hoặc thông qua tổ chức con nuôi nước ngoài, hoặc Cơ quan trung ương về nuôi con nuôi quốc tế của nước nơi con nuôi thường trú.
2. Trường hợp có đủ thông tin về nguồn gốc của con nuôi, Bộ Tư pháp cung cấp thông tin theo đề nghị trong thời hạn 15 ngày.
3. Trường hợp cần có thêm thông tin thì Bộ Tư pháp yêu cầu Sở Tư pháp nơi đã giải quyết việc nuôi con nuôi nước ngoài xác minh, bổ sung thông tin trong thời hạn 15 ngày. Sau 15 ngày kể từ ngày nhận được kết quả xác minh của Sở Tư pháp, Bộ Tư pháp cung cấp thông tin theo yêu cầu.
Sau khi tiếp nhận Quyết định cho trẻ em Việt Nam làm con nuôi nước ngoài, Bộ Tư pháp gửi bản fax hoặc bản scan Quyết định theo đường thư điện tử cho Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài để theo dõi và thực hiện công tác bảo vệ trẻ em trong trường hợp cần thiết, đồng thời thông báo cho Bộ Ngoại giao để phối hợp.
Trẻ em Việt Nam được cho làm con nuôi nước ngoài cần được bảo vệ trong trường hợp trẻ em bị xâm hại, hành hạ, ngược đãi, bỏ mặc, lạm dụng, bóc lột sức lao động và những hành vi khác vi phạm quyền trẻ em.
1. Bộ Tư pháp và Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài có trách nhiệm tiếp nhận thông tin, phản ánh và thông báo cho nhau về việc trẻ em Việt Nam được cho làm con nuôi nước ngoài cần được bảo vệ trong trường hợp cần thiết được quy định tại Điều 11 Thông tư liên tịch này.
2. Ngay sau khi nhận được thông tin, phản ánh, Bộ Tư pháp liên hệ với Cơ quan trung ương về nuôi con nuôi quốc tế của nước nhận, Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài liên hệ với cơ quan có thẩm quyền của nước sở tại đề nghị cung cấp thông tin xác thực về tình trạng cụ thể của trẻ em.
3. Trường hợp đặc biệt, Bộ Tư pháp và cơ quan có thẩm quyền xác minh tại chỗ thông tin, phản ánh về tình trạng cụ thể của trẻ em Việt Nam được cho làm con nuôi nước ngoài cần thiết phải bảo vệ.
1. Sau khi nhận được thông báo của Bộ Tư pháp hoặc khi có thông tin xác thực về trường hợp trẻ em cần được bảo vệ, Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài tiến hành các biện pháp liên lạc, tiếp xúc, thăm hỏi và đề nghị cơ quan có thẩm quyền của nước sở tại thực hiện các biện pháp cần thiết để bảo vệ quyền lợi của trẻ em, phù hợp với pháp luật Việt Nam, pháp luật nước nhận và điều ước quốc tế mà Việt Nam và nước nhận là thành viên. Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài kịp thời thông báo tình hình cho Bộ Tư pháp.
2. Trên cơ sở thông tin có được theo khoản 1 Điều này, Bộ Tư pháp liên hệ với Cơ quan trung ương về nuôi con nuôi quốc tế của nước nhận để có biện pháp xử lý phù hợp, kể cả thu xếp biện pháp chăm sóc thay thế cho trẻ em, phù hợp với pháp luật Việt Nam, pháp luật nước nhận và điều ước quốc tế mà Việt Nam và nước nhận là thành viên.
1. Trường hợp mọi biện pháp chăm sóc thay thế cho trẻ em tại nước nhận đều không đảm bảo quyền và lợi ích của trẻ em, việc đưa trẻ em trở lại Việt Nam là biện pháp cuối cùng đảm bảo quyền và lợi ích tốt nhất của trẻ em, Bộ Tư pháp trao đổi và thống nhất với Cơ quan trung ương về nuôi con nuôi quốc tế của nước nhận về việc đưa trẻ em quay trở lại Việt Nam.
2. Khi thực hiện biện pháp đưa trẻ em quay trở lại Việt Nam theo quy định tại khoản 1 Điều này, Bộ Tư pháp phối hợp với Cơ quan trung ương về nuôi con nuôi quốc tế của nước nhận giải quyết các vấn đề pháp lý đảm bảo quyền và lợi ích chính đáng của trẻ em phù hợp với các quy định của pháp luật Việt Nam, pháp luật nước nhận và điều ước quốc tế mà Việt Nam và nước nhận là thành viên.
3. Bộ Công an tạo mọi điều kiện cần thiết cho trẻ em được cho làm con nuôi nước ngoài phải quay trở lại Việt Nam được đăng ký thường trú theo quy định của pháp luật.
4. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội chỉ đạo Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tiếp nhận lại trẻ em và tạo điều kiện để trẻ em Việt Nam được cho làm con nuôi nước ngoài phải quay trở lại Việt Nam được tiếp cận các dịch vụ bảo vệ, chăm sóc trẻ em.
Sở Lao động - Thương binh và Xã hội nơi trẻ em cư trú trước khi được giải quyết cho làm con nuôi nước ngoài tiếp nhận lại, bố trí việc chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ em tại cơ sở nuôi dưỡng ở địa phương.
1. Giao Cục Con nuôi chủ trì thực hiện việc theo dõi, kiểm tra tình hình phát triển của trẻ em được cho làm con nuôi nước ngoài và thực hiện các nhiệm vụ của Bộ Tư pháp được quy định trong Thông tư liên tịch này.
2. Hàng năm chủ trì tổng kết, đánh giá công tác theo dõi tình hình phát triển của trẻ em được cho làm con nuôi nước ngoài và bảo vệ trẻ em trong trường hợp cần thiết nhằm đưa ra các biện pháp tăng cường thực hiện công tác này.
3. Phối hợp với Bộ Ngoại giao trong các trường hợp cần phải bảo vệ trẻ em theo quy định tại Điều 11 Thông tư liên tịch này.
4. Phối hợp với Bộ Công an trong việc hỗ trợ đăng ký thường trú cho trẻ em làm con nuôi nước ngoài phải quay trở lại Việt Nam theo quy định tại khoản 3 Điều 14 Thông tư liên tịch này.
5. Phối hợp với Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội trong việc thực hiện nhiệm vụ quy định tại khoản 4 Điều 14 Thông tư liên tịch này.
6. Chỉ đạo Sở Tư pháp thực hiện những nhiệm vụ được giao trong Thông tư liên tịch này.
7. Yêu cầu các tổ chức con nuôi nước ngoài thực hiện nhiệm vụ được giao trong Thông tư liên tịch này.
1. Phối hợp với Bộ Tư pháp, chỉ đạo Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài thực hiện các biện pháp cần thiết để bảo vệ trẻ em được cho làm con nuôi nước ngoài.
2. Phối hợp với Bộ Tư pháp trong việc thực hiện nhiệm vụ quy định tại khoản 2 Điều 16 Thông tư liên tịch này nhằm đưa ra các biện pháp tăng cường công tác bảo vệ trẻ em Việt Nam được cho làm con nuôi nước ngoài.
1. Chỉ đạo các đơn vị chức năng của ngành mình ở Trung ương và địa phương thực hiện theo quy định của pháp luật trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ của ngành công an đối với trẻ em được cho làm con nuôi nước ngoài phải quay trở lại Việt Nam và bảo vệ trẻ em trong trường hợp cần thiết.
2. Thực hiện nhiệm vụ quy định tại khoản 3 Điều 14 của Thông tư liên tịch này.
3. Phối hợp với các Bộ, ngành liên quan thực hiện các nhiệm vụ theo quy định tại Thông tư liên tịch những nội dung thuộc chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của ngành công an.
1. Phối hợp với Bộ Tư pháp thực hiện các nhiệm vụ được quy định trong Thông tư liên tịch này.
2. Chỉ đạo Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tổ chức việc tiếp nhận lại, bố trí việc chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ em Việt Nam được cho làm con nuôi nước ngoài phải quay trở lại Việt Nam theo quy định tại Điều 15 Thông tư liên tịch này.
1. Tổ chức xác minh thông tin về nguồn gốc của con nuôi theo quy định tại khoản 3 Điều 9 Thông tư liên tịch này.
2. Phối hợp với Sở Lao động -Thương binh và Xã hội bố trí việc tiếp nhận lại, chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ em được cho làm con nuôi nước ngoài phải quay trở lại Việt Nam theo quy định tại Điều 15 Thông tư liên tịch này.
1. Thực hiện nhiệm vụ quy định trong Thông tư liên tịch này.
2. Kịp thời phản ánh thông tin, thông báo về các trường hợp trẻ em cần được bảo vệ và chủ động thực hiện các biện pháp bảo vệ cần thiết.
1. Thông tư liên tịch này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 06 tháng 04 năm 2016.
2. Trong quá trình thực hiện, nếu có khó khăn vướng mắc, các cơ quan có thẩm quyền, tổ chức và cá nhân phản ánh về Bộ Tư pháp để phối hợp với Bộ Ngoại giao, Bộ Công an, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội xem xét, giải quyết./.
KT. BỘ TRƯỞNG BỘ NGOẠI GIAO
|
KT. BỘ TRƯỞNG BỘ TƯ PHÁP |
KT. BỘ TRƯỞNG BỘ CÔNG AN |
KT. BỘ TRƯỞNG BỘ LAO ĐỘNG |
Nơi nhận:
- Thủ tướng Chính phủ và các Phó Thủ tướng (để báo cáo);
- Bộ trưởng BTP, BNG, BCA, BLĐTBXH (để báo cáo);
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
- Viện Kiểm sát nhân dân tối cao;
- Tòa án nhân dân tối cao;
- UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc TƯ;
- Sở Ngoại vụ, Sở Tư pháp, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội,
Công an các tỉnh, thành phố trực thuộc TƯ;
- Các Cơ quan đại diện của Việt Nam ở nước ngoài;
- Cục KTVBQPPL thuộc Bộ Tư pháp;
- Các Tổ chức CNNNg tại Việt Nam;
- Công báo, Cổng Thông tin điện tử Chính phủ;
- Cổng Thông tin điện tử BTP, BNG, BCA, BLĐTBXH;
- Lưu: VT BTP, BNG, BCA, BLĐTBXH.
THE MINISTRY OF JUSTICE-THE MINISTRY OF FOREIGN AFFAIRS-THE MINISTRY OF PUBLIC SECURITY-THE MINISTRY OF LABOR, WAR INVALIDS AND SOCIAL AFFAIRS |
THE SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM |
No. 03/2016/TTLT-BTP-BNG-BCA-BLDTBXH |
Hanoi, February 22, 2016 |
GUIDING THE SUPERVISION OF DEVELOPMENT SITUATION OF VIETNAMESE CHILDREN ADOPTED OVERSEAS AND PROTECTION OF CHILDREN IN NECESSARY CASES
Pursuant to the June 17, 2010 Adoption Law;
Pursuant to the Government’s Decree No. 19/2011/ND-CP of March 21, 2011, detailing a number of articles of the Adoption Law;
Pursuant to the Government’s Decree No. 22/2013/ND-CP of March 13, 2013, defining the functions, tasks, powers and organizational structure of the Ministry of Justice;
Pursuant to the Government's Decree No. 58/2013/ND-CP of June 11, 2013, defining the functions, tasks, powers and organizational structure of the Ministry of Foreign Affairs;
Pursuant to the Government’s Decree No. 106/2014/ND-CP of November 17, 2014, defining the functions, tasks, powers and organizational structure of the Ministry of Public Security;
Pursuant to the Government’s Decree No. 106/2012/ND-CP of December 20, 2012, defining the functions, tasks, powers and organizational structure of the Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs;
The Minister of Justice, the Minister of Foreign Affairs, the Minister of Public Security and the Minister of Labor, War Invalids and Social Affairs promulgate the Joint Circular guiding the supervision of development situation of Vietnamese children adopted overseas and protection of children in necessary cases.
Article 1. Scope of regulation
This Joint Circular guides the supervision of the development situation of Vietnamese children adopted overseas and protection of children in necessary cases; and prescribes responsibilities of related organizations and competent agencies.
Article 2. Subjects of application
This Joint Circular applies to:
1. The Ministry of Justice, the Ministry of Foreign Affairs, the Ministry of Public Security, the Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs, provincial-level Justice Departments, Public Security Departments and Labor, War Invalids and Social Affairs Departments, and overseas Vietnamese representative agencies.
2. Adopted children overseas and adoptive parents, natural parents and guardians of children adopted overseas, nurturing establishment where children live before they are adopted and foreign adoption organizations licensed to operate in Vietnam.
3. Other related agencies and organizations.
1. Keeping confidential private information of children.
2. For the best interests of children.
3. Compliance with Vietnam’s law, laws of countries where children reside and treaties to which Vietnam and countries of residence of children are contracting parties.
SUPERVISION OF DEVELOPMENT SITUATION OF VIETNAMESE CHILDREN ADOPTED OVERSEAS
Article 4. Notification of development situation of children
1. Adoptive parents shall notify by post, fax or email the development situation of their adopted children to the Ministry of Justice and overseas Vietnamese representative missions in accordance with the Adoption Law.
The notice shall be made according to form TP/CN-2014/CNNNg.07 promulgated together with the Justice Ministry’s Circular No. 24/2014/TT-BTP of December 29, 2014, amending and supplementing a number of articles of the Justice Ministry’s Circular No. 12/2011/TT-BTP of June 27, 2011, promulgating and guiding the record, storage and use of forms of adoption.
2. Adoptive parents may notify the development situation of children as prescribed in Clause 1 of this Article directly or with the assistance of foreign adoption organizations.
3. Foreign adoption organizations shall provide information on the development situation of a specific child adopted overseas whenever requested by the Ministry of Justice.
Article 5. Urging the notification of development situation of Vietnamese children adopted overseas
On the basis of the decision on intercountry adoption of a child and the record of handover and receipt of the child, if finding the adoptive parents fail to periodically notify the development situation of the child, the Ministry of Justice shall request the concerned foreign adoption organization or the central intercountry adoption agency of the country receiving the adopted child to urge the adoptive parents to notify the development situation of the child.
Article 6. Collection and preservation of reports on development situation of children
1. The Ministry of Justice shall collect, monitor, summarize and preserve reports to serve the supervision of development situation of children.
2. Overseas Vietnamese representative missions shall preserve reports on the development situation of children in order to protect children in necessary cases.
Article 7. Assessment reports on development situation of children adopted overseas
1. On the basis of information on the development situation of children provided by adoptive parents and summary reports on the development situation of children submitted by foreign adoption organizations, the Ministry of Justice shall annually make and send an assessment report on the development situation of children adopted overseas to the Ministry of Foreign Affairs, the Ministry of Public Security, the Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs and provincial-level Justice Departments and Labor, War Invalids and Social Affairs Departments which have settled the intercountry adoption.
2. A report must contain statistics of children adopted overseas in the year, the status of health, physical strength and spirit of adopted children and their integration with adoptive parents, families and communities, and propose measures to increase the supervision of the development situation of Vietnamese children adopted overseas.
Article 8. Provision of information on development situation of children
1. On the basis of assessment reports on the development situation of children adopted overseas sent by the Ministry of Justice in accordance with Clause 1, Article 7 of this Joint Circular, provincial-level Justice Departments and Labor, War Invalids and Social Affairs Departments which have settled the intercountry adoption shall provide information on the health, physical strength, spirit and integration of children at the request of their natural parents, guardians or nurturing establishments where the children lived before their adoption.
2. The provision and use of provided information must adhere to the principles prescribed in Clauses 1 and 2, Article 3 of this Joint Circular.
Article 9. Support for adopted children to inquire into their origin
1. An adoptive parent or adopted child who wishes to inquire into information about the adopted child’s origin may go to the Ministry of Justice or send a request to the Ministry of Justice by post, fax or email or through a foreign adoption organization or the central intercountry adoption agency of the country where the adopted child resides.
2. When having full information on an adopted child’s origin, the Ministry of Justice shall provide information as requested within 15 days.
3. When needing more information, the Ministry of Justice shall request the provincial- level Justice Department which has settled the intercountry adoption to verify and supplement information within 15 days. Within 15 days after receiving the provincial-level Justice Departments verification results, the Ministry of Justice shall provide information as requested.
PROTECTION OF VIETNAMESE CHILDREN ADOPTED OVERSEAS IN NECESSARY CASES
Article 10. Notification of decisions on intercountry adoption of Vietnamese children
After receiving a decision on intercountry adoption of a Vietnamese child, the Ministry of Justice shall email a fax or scanned copy of this decision to the overseas Vietnamese representative mission for monitoring and protection of the child in necessary cases, and concurrently notify the Ministry of Foreign Affairs for coordination.
Article 11. Cases requiring protection of children
A Vietnamese child adopted overseas shall be protected when he/she is abused, maltreated, mistreated, neglected or taken advantage of or has his/her labor exploited or faces an infringement upon child rights.
Article 12. Receipt and verification of information and reports on children in need of protection
1. The Ministry of Justice and overseas Vietnamese representative missions shall receive information and reports on, and notify one another of, Vietnamese children adopted overseas in need of protection in the cases prescribed in Article 11 of this Joint Circular.
2. Upon receiving information or reports on a child, the Ministry of Justice shall contact the central intercountry adoption agency of the country of adoption and the overseas Vietnamese representative mission shall contact and request the competent agency of the host country to provide truthful information on the specific status of this child.
3. In a special case, the Ministry of Justice and competent agencies shall conduct field verification of information or reports on the specific status of a Vietnamese child adopted overseas who needs protection.
Article 13. Protection of children in necessary cases
1. After receiving the Ministry of Justice’s notice or when obtaining truthful information on a child in need of protection, the overseas Vietnamese representative mission shall contact, meet and visit the child and request a competent agency of the host country to take necessary measures to protect his/her interests in accordance with Vietnam’s law, the law of the country of adoption and the treaty to which Vietnam and the country of adoption are contracting parties. The overseas Vietnamese representative mission shall promptly notify the situation to the Ministry of Justice.
2. On the basis of the information acquired under Clause 1 of this Article, the Ministry of Justice shall contact the central intercountry adoption agency of the country of adoption for taking appropriate measures, including arranging substitute care, for the child in accordance with Vietnam’s law, the law of the country of adoption and the treaty to which Vietnam and the country of adoption are contracting parties.
Article 14. Settlement of return of children adopted overseas to Vietnam
1. In case all measures of substitute care for a child in the country of adoption have been taken but fail to guarantee the child’s rights and interests and bringing the child back to Vietnam is the last resort to best guarantee the child’s rights and interests, the Ministry of Justice shall discuss and reach agreement with the central intercountry adoption agency of the country of adoption to bring the child back to Vietnam.
2. When bringing back a child to Vietnam as prescribed in Clause 1 of this Article, the Ministry of Justice shall coordinate with the central intercountry adoption agency of the country of adoption in settling legal issues to guarantee the child’s legitimate rights and interests in accordance with Vietnam’s law, the law of the country of adoption and the treaty to Vietnam and the country of adoption are contracting parties.
3. The Ministry of Public Security shall create all necessary conditions for children adopted overseas returning to Vietnam to register permanent residence in accordance with law.
4. The Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs shall direct provincial-level Labor, War Invalids and Social Affairs Departments to receive and create conditions for Vietnamese children adopted overseas returning to Vietnam to access child protection and care services.
Article 15. Receipt, care and nurturing of children adopted overseas returning to Vietnam
The provincial-level Labor, War Invalids and Social Affairs Department of the locality where a child resides before being adopted shall receive back and arrange the care for and nurturing of the child at a local nurturing establishment.
ORGANIZATION OF IMPLEMENTATION
Article 16. Responsibilities of the Ministry of Justice
1. To assign the Department of Adoption to take charge of monitoring and examining the development situation of children adopted overseas and perform the Ministry of Justice’s tasks prescribed in this Joint Circular.
2. To annually assume the prime responsibility for reviewing and assessing the supervision of the development situation of children adopted overseas and protection of children in necessary cases in order to work out measures to enhance this work.
3. To coordinate with the Ministry of Foreign Affairs in cases requiring protection of children prescribed in Article 11 of this Joint Circular.
4. To coordinate with the Ministry of Public Security in supporting the registration of permanent residence for children adopted overseas returning to Vietnam as prescribed in Clause 3, Article 14 of this Joint Circular.
5. To coordinate with the Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs in performing the tasks prescribed in Clause 4, Article 14 of this Joint Circular.
6. To direct provincial-level Justice Departments in performing the tasks assigned under this Joint Circular.
7. To request foreign adoption organizations to perform the tasks assigned under this Joint Circular.
Article 17. Responsibilities of the Ministry of Foreign Affairs
1. To Coordinate with the Ministry of Justice and direct overseas Vietnamese representative missions in taking necessary measures to protect children adopted overseas.
2. To coordinate with the Ministry of Justice in performing the tasks prescribed in Clause 2, Article 16 of this Joint Circular in order to work out measures to enhance the protection of Vietnamese children adopted overseas.
Article 18. Responsibilities of the Ministry of Public Security
1. To direct its specialized units at central and local levels in implementing within the functions and tasks of the public security sector regulations on children adopted overseas returning to Vietnam and protection of children in necessary cases.
2. To perform the task prescribed in Clause 3, Article 14 of this Joint Circular.
3. To coordinate with related ministries and sectors in performing the tasks prescribed in this Joint Circular regarding contents within the functions, tasks and powers of the public security sector.
Article 19. Responsibilities of the Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs
1. To coordinate with the Ministry of Justice in performing the tasks prescribed in this Joint Circular.
2. To direct provincial-level Labor, War Invalids and Social Affairs Departments in receiving and arranging the care for and nurturing of Vietnamese children adopted overseas returning to Vietnam as prescribed in Article 15 of this Joint Circular.
Article 20. Responsibilities of provincial-level Justice Departments
1. To verify information on the origin of adopted children in accordance with Clause 3, Article 9 of this Joint Circular.
2. To coordinate with provincial-level Labor, War Invalids and Social Affairs Departments in arranging the receipt, care for and nurturing of children adopted overseas returning to Vietnam as prescribed in Article 15 of this Joint Circular.
Article 21. Responsibilities of overseas Vietnamese representative missions
1. To perform the tasks prescribed in this Joint Circular.
2. To promptly provide and notify information on children in need of protection and proactively take necessary protection measures.
1. This Joint Circular takes effect on April 6, 2016.
2. Any problems arising in the course of implementation should be reported to the Ministry of Justice for consideration and settlement in coordination with the Ministry of Foreign Affairs, the Ministry of Public Security and the Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs.-
FOR THE MINISTER OF JUSTICE |
FOR THE MINISTER OF PUBLIC SECURITY
|
FOR THE MINISTER OF FOREIGN AFFAIRS |
FOR THE MINISTER OF LABOR, WAR INVALIDS AND SOCIAL AFFAIRS |
Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực